Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về thiết bị toàn bộ và kỹ thuật là rất lớn. Tuy nhiên sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên giải pháp nhập khẩu là tất yếu khách quan. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thì yêu cầu đặt ra là không được nhập khẩu một cách tràn lan, bừa bãi mà phải nhập khẩu một cách trọn lọc và hiệu quả. Trên thực tế, để nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật toàn bộ là điều không hề đơn giản, đòi hỏi sự cố gắng của Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu.
Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport là một trong số ít các công ty nhập khẩu máy móc thiết bị hoạt động một cách hiệu quả. Là một công ty đầu nghành và duy nhất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trong giai đoạn trước đổi mới. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng với ý chí kiên cường vượt khó cùng với những kinh nghiệm đạt được trong gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty vẫn không ngừng cố gắng vươn lên, đổi mới, hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới. Hiện nay, Công ty đang trong quá trình cổ phần hóa và sau cổ phần hóa Công ty sẽ hoạt động như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của lãnh đạo và cán bộ Công ty.
65 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật TechnoImport Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oảng 1% để tăng tính cạnh tranh cho Công ty.
2.2.1.7 Thực hiện hợp đồng
Sau khi cả hợp đồng nội và hợp đồng ngoại được ký kết, Công ty yêu cầu bên ủy thác nhập khẩu chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản của Công ty tại Ngân hàng để Công ty tiến hành các thủ tục ký quỹ, ký cược mở L/C (thông thường mức ký quỹ tại Ngân hàng mở L/C là 10% giá trị hợp đồng ngoại. Sau khi tiến hành các bước mở L/C và nhận được thông báo mở L/C cho phía đối tác nước ngoài, Công ty báo cho phía nước ngoài chuẩn bị hàng hóa, giao hàng như quy định trong L/C. Khi hàng và chứng từ của người bán nước ngoài đã về, Công ty tiến hành nhận chứng từ đi mở tờ khai Hải quan, đồng thời chỉ thị cho Ngân hàng mở L/C ký hậu vận đơn thanh toán cho phía đối tác nước ngoài và yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh nhận hàng cho Công ty. Sau khi làm xong thủ tục Hải quan, nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và VAT cho lô hàng nhập khẩu, Công ty tiến hành nhận hàng và giao ngay cho bên ủy thác nhập khẩu trong nước sau khi đã phát hóa đơn bán hàng cho họ. Thông thường mức giá trong hóa đơn bán hàng trong nước bao gồm giá CIF, các chi phí lưu kho, bốc xếp, phí làm thủ tục Hải quan, lãi suất Ngân hàng cho phần vốn vay để nhập khẩu lô hàng, phí ủy thác, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho lô hàng nhập khẩu.
Khi khách hàng nội địa đã thanh toán hết cho Công ty các khoản mục trên, Công ty sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng với Ngân hàng, sau đó thanh lý hợp đồng với khách hàng nội địa. Cuối cùng, Công ty hạch toán hợp đồng ủy thác nhập khẩu, tính ra số lãi thu được, trình lên Tổng giám đốc, phòng Kế toán tài chính để làm hồ sơ lưu.
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty trong 4 năm gần đây
Trước những năm 90, Technoimport là doanh nghiệp độc quyền trong nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Là một doanh nghiệp nhà nước, với ưu thế độc quyền chỉ có Technoimport mới được phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ, Công ty đã nhập khẩu hơn 500 công trình thiết bị toàn bộ trong phạm vi cả nước. Ngày nay, mặc dù có sự biến động lớn về kinh tế, tiền tệ, đổi mới về cơ chế quản lý, phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, mất đi ưu thế độc quyền, song Technoimport đã đứng vững và kinh doanh có hiệu quả. Thành tích đó được thể hiện trong bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trong 4 năm: năm 2004, năm 2005, năm 2006 và năm 2007.
Bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ (đơn vị VNĐ)
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng tài sản
153.037.661.567
150.392.896.354
160.501.425.531
171.079.245.609
Tổng nợ phải trả
120.740.439.175
117.226.236.474
127.262.565.608
138.013.266.512
Vốn lưu động
28.427.573.249
28.782.777.575
29.140.336.117
29.986.365.914
Doanh thu
170.510.633.842
152.711.768.773
156.234.460.616
168.315.980.634
Lợi nhuận trước thuế
808.657.500
1.635.404.382
460.277.837
1.092.359.982
Lợi nhuận sau thuế
624.233.400
1.165.141.584
331.400.043
786.499.187
(Nguồn: phòng Kế hoạch tài chính)
Theo bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên thì doanh thu trong 4 năm không có sự thay đổi lớn, tuy năm 2005 có giảm đi 17.798.865.100đ so với năm 2004 nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 540.908.184đ. Đến năm 2006 thì doanh thu cao hơn so với năm 2005 gần 4 tỷ nhưng lợi nhuận lại giảm 883.741.541đ. Năm 2007, tình hình tài sản của Công ty khá ổn định, các chỉ tiêu tăng trưởng đều trong 3 năm. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế tăng 137,32% tương ứng với 455.099.144đ so với năm 2006. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2007 Công ty đã có chuyển biến tích cực trong đổi mới phương thức kinh doanh, chuyển từ nhập khẩu ủy thác sang nhập khẩu tự doanh với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu. Và trong nội bộ Công ty có sự chênh lệch khá cao giữa các phòng kinh doanh và các chi nhánh trong Công ty, chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh có doanh thu cao nhất Công ty, tiếp theo là trung tâm xuất nhập khẩu lao động và hợp tác quốc tế, sau đó là phòng xuất nhập khẩu 5 và đến các chi nhánh, phòng ban khác.
Tình hình xuất nhập khẩu trong 4 năm 2004 – 2007 (đơn vị USD)
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Xuất khẩu (thực hiện)
5.741.821
5.454.073
6.835.917
7.593.740
Nhập khẩu (thực hiện)
142.600.207
101.982.538
123.887.116
135.382.606
Xuất nhập khẩu (thực hiện)
148.342.029
107.436.611
130.723.033
142.976.346
Xuất nhập khẩu (kế hoạch)
102.023.403
97.433.749
111.300.000
135.980.000
(Nguồn: phòng Kế hoạch tài chính)
Hình 2.1: Biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu
Trong cả 4 năm: năm 2004, năm 2005, năm 2006 và năm 2007 Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước cấp. Đặc biệt trong năm 2007 doanh nghiệp đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch cho việc Cổ phần hoá vào năm 2008 tới đây. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức 145,4% tương ứng đạt 148.342.029 USSD, tăng 45,4% so với mức kế hoạch, tương ứng tăng 46.318.626. Năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 110% tương ứng đạt 107.438.112 USD cũng vượt mức kế hoạch đề ra, tăng 10% tương ứng tăng 9.944.362 USD, tuy không tăng bằng năm 2004 nhưng lợi nhuận lại nhiều hơn chứng tỏ trong năm 2005 Công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm 2004. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 117,5% tương ứng đạt 130.723.033 USD tăng so với kế hoạch đặt ra 17,5% tương ứng tăng 19.423.033 USD, tổng kim ngạch tăng nhưng lợi nhuận lại giảm sút so với năm 2005. Đến năm 2007 kim nghạch xuất nhập khẩu thực hiện vượt mức 5,14% so với kế hoạch và tăng 9,37 % so với năm 2006.
Cũng qua những số liệu, có thể dễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, vượt trội so với xuất khẩu trong tương quan xuất nhập khẩu của Công ty, chiếm 96,1%; 94,9%; 94,8%; 94,7% lần lượt các năm 2004, 2005, 2006, 2007 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Trong đó chủ yếu là kết quả của hoạt động nhập khẩu uỷ thác cho thấy thế mạnh cũng như hoạt động chủ lực của Công ty. Tuy xuất khẩu có phần khiêm tốn hơn nhiều so với nhập khẩu, song kim ngạch xuất khẩu đang tăng dần lên một cách rõ rệt, điều này khẳng định phương hướng của Công ty trong tương lai là tăng cường hoạt động xuất khẩu theo hướng tích cực hơn
2.2.3 Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu
2.2.3.1 Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu
Tuy không phải là hoạt động chủ lực của Công ty nhưng mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú như máy móc thiết bị, khoáng sản, lâm sản được nhà nước cho phép, rau quả, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp tiêu dùng, cao su, các sản phẩm bằng cao su, các sản phẩm chứa cao su, nông sản, nông sản đã chế biến, tơ tằm, sợi các loại. Trong đó cơ cấu hàng xuất khẩu như sau:
- Cao su: 60%
- Bao PP : 10 %
- Quần áo 9%
- Lao động 4%
- Các mặt hàng và dịch vụ thương mại khác: 17%
(Bao gồm: hành sấy, tiêu đen, ống hút, mây tre, than gáo dừa, gốm sứ mỹ nghệ …)
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu hàng xuất khẩu
Khu vực xuất khẩu chính của Công ty là các thị trường: Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp, Úc, Thái lan, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Cambodia, Đài Loan, Philipine, Ba Lan…
2.2.3.2 Cơ cấu mặt hàng và thị trường nhập khẩu
Về vấn đề thị trường, đặc biệt thị trường nhập khẩu luôn là vấn đề nan giải, bức xúc đòi hỏi phải tập trung giải quyết.Trước khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty chỉ có quan hệ chủ yếu với các nước Liên xô cũ và các nước Đông Âu . Sau khi Liên Xô cũ và một loạt các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, Công ty đã có nhiều cố gắng và bước đầu đạt được một số thành công trong việc mở rộng và thâm nhập thị trường, đến nay Công ty đã có quan hệ với 68 nước trên thế giới và hàng trăm khách hàng.
Là một Công ty được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ chính là nhập khẩu các thiết bị toàn bộ và kỹ thuật nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện đại hoá đất nước, do đó hoạt động nhập khẩu và đặc biệt là hoạt động nhập khẩu uỷ thác đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Cơ cấu hàng nhập khẩu
- Các công trình và dây chuyền thiết bị toàn bộ: 65%
- Máy móc, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải: 21%
- Nguyên vật liệu: 13%
- Hàng tiêu dùng: 1%
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu hàng nhập khẩu
Thiết bị toàn bộ là nhóm hàng chủ yếu của Công ty, với doanh số luôn chiếm vị trí cao nhất, 65,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, nó thể hiện rõ nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho Công ty trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Với bề dầy kinh nghiệm, Công ty rất thận trọng trong việc nhập khẩu các thiết bị, dây chuyền, tránh nhập những công nghệ lạc hậu, lỗi thời.
Nhóm mặt hàng chủ lực thứ hai là thiết bị lẻ, máy móc phụ tùng (chiếm 21,5%) và nguyên liệu sản xuất (chiếm 12,5% ) mà Công ty nhập khẩu cho các nhà máy, xí nghiệp trong cả nước, hầu hết là theo các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác. Kinh doanh các mặt hàng này theo hình thức uỷ thác có ưu điểm là không mất vốn mà vẫn thu được lợi nhuận, bên cạnh đó thị trường lại được mở rộng thêm.
Khu vực nhập khẩu chính của Công ty là: Pháp, Đức, Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Mỹ, CH.Séc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Italia, Úc, Singapore, Tây Ban Nha, Indonesia, Trung Quốc, Anh, Ucraina, Nga, Ai-Xơ-Len, Thụy Điện, Đài loan, Malaysia, Áo, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Nauy, Slovakia, Mexico, Hungarie, Canada, Thụy Sĩ, Philippine, Brasil… Sau đây là bảng kim nghạch nhập khẩu theo thị trường một số nước của Công ty từ năm 2004 đến năm 2006
Kim nghạch nhập khẩu theo thị trường (đv: USD)
Tên nước
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
CH Pháp
66.486.707
60.510.087
64.006.251
Nhật Bản
19.145.060
5.392.821
11.881.218
Singapore
13.878.084
1.514.486
6.514.359
Hàn Quốc
6.134.145
2.844.510
6.010.847
Trung Quốc
5.081.795
2.157.159
5.482.352
Thái Lan
2.667.888
1.143.425
2.911.140
Hà Lan
5.795.742
78.690
2.861.481
Ấn Độ
2.582.003
1.548.009
2.606.970
CHLB Nga
3.901.149
5.198.025
2.149.346
Italia
1.666.775
722.343
1.470.125
Mỹ
2.183.979
2.851.934
1.336.457
CHLB Đức
2.691.336
5.942.898
1.231.595
Anh
832.882
487.969
835.338
Đan Mạch
351.276
184.641
643.597
Hong Kong
247.416
426.214
301.344
Malaysia
333.480
466.645
301.353
Vương Quốc Bỉ
252.325
3.674.964
164.055
CH Séc
257.563
495.895
226.314
Phần Lan
122.832
644.430
124.440
Thụy Điển
44.122
341.473
31.170
Các nước khác
7.804.713
5.646.285
12.669.069
(Nguồn: phòng Kế hoạch tài chính)
Qua bảng kim nghạch nhập khẩu trên, ta thấy: Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty từ năm 2004 đến năm 2006 vẫn duy trì được tốc độ tăng và tăng vượt mức kế hoạch đã đặt ra.
Ngoài xất khẩu và nhập khẩu, Công ty còn cung cấp dịch vụ tư vấn và đầu tư thương mại như soạn thảo hồ sơ mời thầu, xét thầu và soạn thảo – đàm phán – ký kết hợp đồng thương mại. Một số các dự án mà Công ty đã tham gia tư vấn như nhà máy nước Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoà Bình, Lào Cai, Vũng Tàu, Sơn La, Sơn Tây; nhà máy xi măng Hoàng Mai, Tam Điệp; nhà máy đường Kiên Giang, Minh Hải…
2.2.4 Kết quả hoạt động nhập khẩu uỷ thác của Công ty trong những năm gần đây
Trong cơ chế thị trường, công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đã góp phần không nhỏ trong việc nhập khẩu phục vụ các công trình Đảng và Nhà nước đề ra, nhập khẩu ủy thác các công trình thiết bị toàn bộ, các dây chuyền công nghệ máy móc, đầu tư chiều sâu, cải tạo và mở rộng các nhà máy hiện có để phục vụ sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu cùng với ngồn vốn tự có, vốn vay tư nhân, vốn vay của các tổ chức tín dụng quốc tế thông qua các hiệp định cấp Chính phủ hoặc thỏa thuận quốc tế, bằng các nguồn vốn không hoàn lại của nước ngoài.
Bảng kim nghạch nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác (đv: USD)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
NK
75981137
105913941
101842071
127312800
136478588
136566801
142600207
101982538
123887116
135382606
NK ủy thác
59842698
89970774
83971578
109808558
126308096
98558505
121893081
79733057
119733557
120513937
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu ủy thác năm 2007 – phòng Kế hoạch tài chính)
Hình2.4: Biểu đồ so sánh kim nghạch nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác
Trong những năm đầu cơ chế thị trường, Công ty đứng trước nhiều khó khăn do nhu cầu thiết bị toàn bộ, vốn là mặt hàng nhập khẩu ủy thác chính của công ty giảm mạnh, nhiều hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do sự biến động về chính trị ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.
Năm 1989, kim nghạch nhập khẩu nói chung và kim nghạch nhập khẩu ủy thác nói riêng của Công ty giảm xuống so với thời kỳ 1985 đến 1988 do thời kỳ này Nhà nước không còn cấp vốn nữa. Thời kỳ này cũng chính là lúc công ty chuyển mạnh và rõ rệt sang chế độ hạch toán kinh doanh, phát huy tính chủ động và độc lập kinh doanh để kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của cơ chế thị trường.
Từ năm 1998 đến năm 2002 kim nghạch nhập khẩu ủy thác của Công ty tăng dần lên một cách rõ rệt và đạt đỉnh cao vào năm 2002 với 126.308.096 USD chiếm tới 92,55% kim nghạch nhập khẩu của Công ty. Tuy nhiên trong 2 năm: năm 2003 và năm 2005 kim nghạch nhập khẩu tủy thác của Công ty đã giảm xuống do một vài yếu tố trong và ngoài nước. Tuy nhiên quy mô và tốc độ chưa phải là thước đo hiệu quả nhất với hoạt động nhập khẩu ủy thác của Công ty. Chúng ta cần nghiên cứu số liệu nhập khẩu ủy thác trong những năm gần đây của Công ty giữa chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện để phân tích sâu hơn vấn đề này.
Kim nghạch nhập khẩu ủy thác của Công ty năm 2004 – năm 2007
Năm
2004
2005
2006
2007
Kế hoạch
105.000.000
75.000.000
106.500.000
114.000.000
Thực hiện
121.893.081
79.733.057
119.733.557
120.513.937
(Nguồn: phòng Kế hoạch tài chính. Đv: USD)
Hình2.5 Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu ủy thác kế hoạch và thực hiện
Bảng so sánh kết quả nhập khẩu ủy thác giữa thực hiện và kế hoạch của Công ty cho thấy quy mô nhập khẩu ủy thác của Công ty tuy không tăng trưởng đều song xét về hiệu quả nhập khẩu ủy thác thì Công ty vẫn đạt vượt kế hoạch chỉ tiêu đặt ra. Tuy năm 2005 kim nghạch nhập khẩu ủy thác giảm mạnh so với năm giảm mạnh so với năm 2004 là 34,6% tương ứng 42.160.024 USD. Sang năm 2006, kim nghạch nhập khẩu ủy thác của Công ty đạt 119733557 USD chiếm 96,65% kim nghạch nhập khẩu.Những năm này, Công ty đều vượt mức kế hoạch đề ra và thu được lợi nhuận đáng kể xây dựng Công ty, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, góp phần tăng Ngân sách Nhà nước. Con số thực hiện năm 2004, năm 2005, năm 2006 và năm 2007 vượt so với kế hoạch đặt ra lần lượt là: 106,3%; 116,1%; 112,4% và 105,7%. Đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng đối với hoạt động nhập khẩu ủy thác của Công ty khi mà tính chất cạnh tranh gay gắt của thị trường và những thử thách khách quan khác đang là bài toán hóc búa đối với Công ty để tìm ra một phương hướng cho việc tìm ra một phương hướng cho việc duy trì hiệu quả của hoạt động nhập khẩu ủy thác vốn là thế mạnh của Công ty.
2.3 Nhận xét chung về hoạt động nhập khẩu uỷ thác thiết bị toàn bộ của công ty công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport.
Những thành tựu đã đạt được
Trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh, giai đoạn 1959 – 1989 công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đã nhập khẩu hơn 500 công trình thiết bị toàn bộ trong phạm vi cả nước, trong số đó nhiều công trình trọng điểm có tầm quan trọng lâu dài đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Và trong giai đoạn từ 1990 đến nay, Công ty đã nhập khẩu gần 200 công trình thiết bị máy móc, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước thông qua việc nhập khẩu hàng loạt các công trình thiết bị toàn bộ như: Các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế, mỏ than, nhà máy cơ khí chế tạo, các nhà máy luyện cán thép, nhà máy xi măng, nhà máy phân bón, nhà máy hoá chất, nhà máy sợi, nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy in, công trình thuỷ lợi, y tế, bưu chính viễn thông, các trường đại học, bảo tàng, cung văn hoá, và rất nhiều hạng mục công trình phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với các ngành, địa phương và chủ đầu tư trong cả nước.
Với những thành tích và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đã vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1963, Huân chương lao động hạng nhì năm 1984, hai lần được nhận huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và năm 1997. Ngoài ra công ty còn được Chính phủ tặng cờ thi đua “Là đơn vị dẫn đầu ngành thương mại” liên tục trong những năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, và cờ thi đua của Bộ Thương mại về thành tích trong 10 năm đổi mới, bằng khen của Tổng cục an ninh, bằng khen của UBND thành phố Hà nội. Sau gần 50 năm hoạt động, Công ty đã thu được những thành quả rất đáng khích lệ, trong đó đáng quý nhất là uy tín, kinh nghiệm và những mối quan hệ trong lĩnh vực nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ.
2.3.2 Những khó khăn trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác TBTB của công ty
2.3.2.1 Khó khăn trong việc phát triển thị trường trong nước
Với chức năng nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các doanh nghiệp trong nước, hoạt động của Công ty chủ yếu là nhập khẩu uỷ thác, và các hợp đồng có được chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước tự tìm đến hoặc do Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) giới thiệu. Các hoạt động tìm kiếm khách hàng của Công ty còn chưa phong phú, chưa hiệu quả. Do vậy, việc nắm bắt thông tin, tìm kiếm phát triển thị trường là một khâu quan trọng đảm bảo sự phát triển của Công ty trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay. Hiện nay Công ty còn chưa mạnh dạn phát triển thị trường, khách hàng của công ty chủ yếu vẫn là khách đã có quan hệ làm ăn lâu dài, còn khách hàng mới hầu như rất ít
Mặt khác, Công ty chỉ chú trọng phát triển hợp đồng đối với các doanh nghiệp nhà nước, các công ty trực thuộc, các Bộ ngành liên quan. Còn một bộ phận lớn các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân thì việc liên hệ tạo dựng uy tín của Công ty dường như không có. Mà trên thị trường hiện nay chính những doanh nghiệp tư nhân mới là những người năng động, biết khai thác tối đa mọi nguồn lực để phát triển, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp này rất cao, do vậy việc bỏ ngỏ một thị trường tiềm năng như vậy là rất lãng phí. Đây là vấn đề đòi hỏi Công ty phải có giải pháp khắc phục ngay trong thời gian tới.
2.3.2.2 Khó khăn trong việc tận dụng tối đa các nguồn lực
Thứ nhất là quản lý nguồn nhân lực chưa hiệu quả
Technoimport là một công ty chuyên nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trong gần 50 năm qua. Việc thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu máy móc thiết bị đã trở lên quá quen thuộc với các cán bộ của Công ty. Hơn nữa đội ngũ cán bộ của Công ty phần lớn đã được đào tạo qua trường Đại học Ngoại Thương, việc nắm bắt thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật rất hiệu quả. Vấn đề đối với ban lãnh đạo Công ty phải có biện pháp quản lý đội ngũ cán bộ trên, đảm bảo phát huy tối đa nguồn nhân lực của Công ty. Nhân lực chính là thế mạnh của Công ty so với các công ty khác kinh doanh trong ngành. Tuy vậy việc quản lý phát huy tối đa nguồn nhân lực của công ty còn chưa tốt. Cụ thể việc quản lý đội ngũ cán bộ của Công ty vẫn còn theo cách quản lý cũ, theo mức doanh thu nhập khẩu trong một năm. Cách quản lý này đã kiềm chế sự phát huy năng lực của từng cá nhân, vì ở mức chung chung nên chỉ cần đạt đủ doanh số các cá nhân sẽ không cố gắng phát huy thêm các hợp đồng mới cho Công ty. Ngược lại những cán bộ mới vào công ty lại khó có thể đáp ứng đủ doanh thu mà Công ty đề ra. Mặt khác chính sách tiền lương của Công ty khó có thể thu hút được cán bộ trẻ, giỏi nghiệp vụ vào Công ty. Trong thời gian tới, nhất là chuẩn bị cho cổ phần hoá, Công ty cần phải đổi mới phương pháp quản lý trong tương lai gần.
Thứ hai là việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh chưa tối ưu
Là một doanh nghiệp thương mại nên nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy, công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì sẽ nâng cao hiệu quả của Công ty. Tuy nhiên việc sử dụng vốn lưu động còn nhiều hạn chế, không chỉ do việc quản lý còn chưa hiệu quả, Công ty còn chưa sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Trong quản lý Công ty, nguồn vốn lưu động chưa phân bố về các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu nên nguồn vốn lưu động trong Công ty bị chia nhỏ đến 7 lần. Nguồn vốn này tuy lớn nhưng khi bị chia nhỏ ra như vậy thì không thể đảm bảo trả nợ cho các hợp đồng nhập khẩu vì vậy các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ có giá trị lớn, Công ty phải thường xuyên vay vốn ngân hàng. Mặt khác, thời gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường rất dài nên mức lãi suất phải trả ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí kinh doanh. Nếu nguồn vốn lưu động của công ty được quản lý tập trung thì việc vay nợ ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều, điều này sẽ giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn lưu động, Công ty còn phải phát huy hiệu quả nguồn vốn cố định. Trong công ty, nguồn vốn cố định chiếm 20% trong nguồn vốn kinh doanh, một tỷ lệ hợp lý đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đơn thuần. Nguồn vốn cố định bao gồm giá trị văn phòng, phương tiện thông tin liên lạc, việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định cũng là vấn đề đặt ra đối với công ty. Hiện nay thiết bị văn phòng vẫn còn sử dụng một cách không hợp lý, Có những thiết bị dư thừa như điện thoại nhưng cũng có những thiết bị còn thiếu như máy tính (Có phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ có 2 máy tính/6 cán bộ mà việc sử dụng máy tính là rất cần thiết cho nhu cầu kinh doanh). Tóm lại việc quản lý tốt nguồn vốn của Công ty là rất cần thiết, góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
2.3.2.3 Nhược điểm do chính sách, quy định, quản lý của nhà nước
Hiện nay, chính sách quy định của nhà nước chưa thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước phát triển. Các bộ ngành có liên quan chưa có sự thống nhất với nhau trong việc chỉ đạo quản lý hoạt động nhập khẩu của Technoimport. Chính sách ngoại thương của nhà nước hướng mạnh về xuất khẩu nên chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động nhập khẩu, việc thực hiện ưu đãi lãi suất, thuế nhập khẩu, các thủ tục hải quan đối với thiết bị nhập khẩu còn gây khó khăn cho hoạt động của công ty.
Hơn nữa, việc xin phép, làm thủ tục đánh giá kiểm duyệt phương án kinh doanh nhập khẩu đối với công ty còn chồng chéo, gây mất nhiều thời gian cấp phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Đôi khi làm mất cơ hội kinh doanh của công ty đối với đối tác nước ngoài. Bởi vì thiết bị toàn bộ là một mặt hàng nhạy cảm, nhanh chóng lỗi thời, giá trị của hợp đồng lớn với mức giá biến động cao. Nếu không tận dụng được thời cơ nhập khẩu sẽ làm giảm tính hiệu quả của thiết bị nhập về, điều này đòi hỏi dự án nhập khẩu của Công ty phải được nhanh chóng cấp phép.
Hiện nay, hoạt động của Công ty cũng đang gặp khó khăn do bị cưỡng chế hải quan. Do tranh chấp về giá tính thuế nhập khẩu ô tô cũ theo GATT giữa chi nhánh công ty tại Hải Phòng và Tổng cục hải quan, sự việc đã lên tới thanh tra chính phủ và mặc dù Technoimport khẳng định mình không làm sai nhưng cuộc tranh luận vẫn chưa kết thúc. Cơ quan điều tra vẫn chưa có kết luận chính xác mặc dù dự kiến ban đầu là đầu tháng 12 năm 2007 sẽ có kết luận chính thức, song đến thời điểm này doanh nghiệp chỉ nhận được câu trả lời là đang trong quá trình điều tra. Và trong khi đợi kết luận chính thức thì doanh nghiệp vẫn đang bị cưỡng chế hải quan, với thời hạn giải toả cưỡng chế là một tháng. Sự việc trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kinh doanh mặt hàng ô tô nhập khẩu cũng như các mặt hàng khác vì bị cưỡng chế thuế, có thể bị phá sản. Thực tế hiện nay doanh nghiệp gần như chỉ hoạt động cầm chừng, cả Công ty chờ một văn bản giải toả cưỡng chế của hải quan. Tình hình ngày càng trở lên nghiêm trọng khi Hải quan không thông quan cho những lô hàng đã cập cảng, Công ty buộc phải tìm cách khác để đảm bảo thực hiện hợp đồng đối với doanh nghiệp trong nước như làm thủ tục chuyển chủ sở hữu lô hàng sang một nhà nhập khẩu uỷ thác khác, chấp nhận bồi thường cho khách …Đã có rất nhiều khách hàng quen thuộc ngần ngại khi tiếp tục ký hợp đồng với Công ty, nguy cơ mất khách hàng và gia tăng chi phí đang tạo áp lực lớn đối với lãnh đạo và đội ngũ cán bộ Công ty. Đặc biệt việc mất uy tín đối với các đối tác mới là tổn thất to lớn nhất.
Tóm lại, còn rất nhiều hạn chế và khó khăn đối với công ty trong thời điểm hiện nay. Việc phát triển Công ty phải dựa trên việc khắc phục những hạn chế, giải quyết những mặt yếu kém tồn đọng. Có như vậy Technoimport mới thực sự là nơi đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong công cuộc hiện đại hoá dây chuyền thiết bị của mình.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ỦY THÁC TBTB CỦA CÔNG TY XNK THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT TECHNOIMPORT
Mục tiêu phương hướng kinh doanh của Công ty
Phát huy truyền thống và kinh nghiệm sau gần 50 năm hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, Technoimport đang từng bước thay đổi để phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Mục tiêu của công ty là cần giải quyết hai vấn đề cơ bản con người và công nghệ. Phát huy truyền thống đoàn kết, đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, chuyên môn nghiệp vụ cao kết hợp với việc nghiên cứu thị trường đáp ứng nhu cầu của các bạn hàng là cơ sở phát triển thị trường vủa công ty, thông qua đó tự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường liên doanh liên kết với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để thương mại luôn là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Technoimport đặc biệt chú trọng việc tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế thị trường định hướng của nhà nước thuộc các trọng điểm kinh tế như chế biến nông sản sau thu hoạch xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu nông nghiệp cho sản phẩm nông nghiệp; Chương trình phát triển những nghành kinh tế mũi nhọn, hiện đại hoá hệ thống giao dịch, y tế , chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhằm phục vụ công nông ngư nghiệp, chú ý vào phát triển kinh tế xã hội, văn hoá của nhân dân thông qua việc nhập khẩu hợp lý, tăng cường năng lực của từng đơn vị, từng địa phương, thực hiện và hoàn thành kế hoạch nhà nước, góp phần xứng đán vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cụ thể Công ty sẽ tiến hành hoạt động theo các mặt sau:
Nhập khẩu tự doanh và nhập khẩu uỷ thác các công trình thiết bị toàn bộ, các dây truyền công nghệ, máy móc, thiết bị lẻ, nguyên nhiên liệu… phục vụ sản xuất, xây dựng, đầu tư chiều sâu, mở rộng và hiện đại hoá các công trình kinh tế văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng và các loại hàng hoá khác phục vụ tiêu dùng
Xuất khẩu trực tiếp các hàng hoá do công ty đầu tư sản xuất và liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế khác tạo ra. Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ và các hàng hoá khác theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Thực hiện các hoạt động tư vấn thương mại bao gồm: Việc tìm kiếm các đối tác đầu tư, cung cấp thông tin, tính toán hiệu quả kinh tế của các công trình và các luận chứng kinh tế, xác định nguồn vốn đầu tư và giá cả thiết bị nguyên vật lệu, soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu và đầu tư.
Thực hiện việc liên doanh liên kết trực tiếp với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước để phát triển và mở rộng phạm vi kinh doanh, tổ chức mạng lưới kinh doanh có hiệu quả
Phân cấp thanh toán cho các đơn vị cơ sở, các phòng xuất nhập khẩu, thực hiện hạch toán tổng hợp toàn công ty để đảm bảo điều hoà vốn, điều hoà kế hoạch, chỉ đạo xuyên suốt nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả co nhất.
Theo như kế hoạch, Technoimport sẽ được cổ phần hoá vào năm nay (năm 2008). Do vậy cơ chế hạch toán của công ty sẽ thay đổi phù hợp với công ty cổ phần và luật doanh nghiệp. Công ty sẽ không còn các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu nữa. Công ty đang dần dần chuyển đổi cơ chế quản lý theo xu hướng cổ phần hóa. Trong thời gian gần đây lãnh đạo công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đã đưa ra phương án cổ phần hóa và đã bắt đầu bắt tay vào thực hiện kế hoạch cổ phần hóa.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu uỷ thác thiết bị toàn bộ ở Công ty công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport
3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp
3.2.1.1 Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
3.2.1.1.1 Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Đối với doanh nhiệp nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ nói chung và công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport nói riêng cần phải qui định rõ ràng về điều khoản thanh toán vì nguồn vốn ngân sách nhà nước rót xống thường không theo kịp tiến độ của chủ đầu tư. Khi nhà nước nợ vốn chủ đầu tư thì nhà đầu tư sẽ khó có thể thanh toán đúng thời hạn như thoả thuận trong hợp đồng. Vì vậy nhà nhập khẩu uỷ thác cần có những giải pháp để chủ động nguồn vốn của mình trong trường hợp chủ đầu tư thanh toán chậm.
Để tạo nguồn vốn và quản lý nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ cần:
Thứ nhất: Tìm mọi biện pháp tạo nguồn vốn như: thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, từ các hoạt động kinh doanh, vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác.
Thứ hai: Tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn và có biện pháp cứng rắn đối với các khoản nợ quá hạn.
Thứ ba: Thường xuyên đánh giá hiệu quả một cách hợp lý và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ tư: Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn lưu động bằng cách: tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, lựa chọn mặt hàng và phương thức thanh toán phù hợp.
Thứ năm: Thiết lập mạng lưới bán hàng trong nước một cách hiệu quả
Cuối cùng: Chú ý tới việc giám định, kiểm tra chất lượng, các thông số kỹ thuật và nhiều thông tin khác về mặt hàng nhập khẩu. Giảm tối đa chi phí không cần thiết để tiết kiệm vốn
3.2.1.1.2 Tăng cường công tác đào tạo cán bộ
Do đặc trưng nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ có liên quan tới rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi đội ngũ cán bộ của công ty phải có kiến thức sâu rộng trong mọi lĩnh vực. Nhưng trên thực tế hầu hết cán bộ trong Công ty chỉ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ ngoại thương. Mặt khác, độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty là 45 tuổi vì vậy các kỹ năng tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thêm cho nhân viên của Công ty. Trang bị thêm các kiến thức về marketing, phổ biến các kiến thức liên quan đến pháp luật, tập quán thương mại quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công nhân viên. Có chính sách tuyển dụng mới đối với cán bộ trẻ, tạo đội ngũ kế cận cho lớp cán bộ hiện nay. Hiện nay tỷ lệ cán bộ trẻ còn rất nhỏ, nếu không có đội ngũ cán bộ trẻ kế cận tại thời điểm này thì sẽ là rất lãng phí những kinh nghiệm mà các cán bộ lâu năm có thể truyền lại.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport không tránh khỏi những yếu kém chung của doanh nghiệp nhà nước. Một trong các yếu kém đó là yếu kém trong công tác quản lý lao động. Công ty cần phải có biện pháp thưởng phạt rõ ràng và hiệu quả. Trong phương án cổ phần hóa, Công ty đang có kế hoạch cho nghỉ một loạt các cán bộ chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả, trong khi chưa đưa vào đội ngũ cán bộ trẻ để kế cận. Như vậy là rất lãng phí những kinh nghiệm mà các cán bộ lâu năm đã có được và muốn truyền dạy lại cho lớp thế hệ trẻ trong khi các thế hệ trẻ có nhiệt tình và năng nổ nhưng kinh nghiệm để nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ lại chưa có nhiều. Công ty nên tiếp nhận cán bộ trẻ ngay từ thời điểm này bởi nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ là một nghiệp vụ khó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nhanh nhạy và giàu kinh nghiệm mới có thể hoàn thành tốt nghiệp vụ này.
Công ty phải có chế độ tiền lương và thưởng hợp lý để khuyến khích người lao động. Hiện nay Công ty vẫn trả lương theo cấp bậc và số năm công tác, chi phí tiền lương của doanh nghiệp là khá cao do đội ngũ cán bộ công ty có thời gian công tác khá dài. Tuy nhiên cách trả lương như vậy là không hợp lý vì hầu như đội ngũ cán bộ lớn lớn tuổi này mang lại hợp đồng cho Công ty không nhiều mà họ lại được nhận mức lương cao hơn các cán bộ trẻ năng động mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty. Ngoài lương Công ty còn có chế độ thưởng, mức thưởng khoảng 13% lợi nhuận của mỗi hợp đồng mà lợi nhuận của hợp đồng ủy thác thiết bị toàn bộ thường không cao, có hợp đồng kéo dài cả nửa năm với giá trị cả triệu đô mà lợi nhuận thu được về cho công ty chỉ khoảng 2.300.000 đ và mức thưởng khoảng 299.000đ. Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu ủy thác không cao nên công ty có xu hướng chuyển từ nhập khẩu ủy thác sang nhập khẩu tự doanh.
3.2.1.2 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng
Đối với công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport công việc trọng điểm là nghiên cứu thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài. Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài đôi khi còn quan trọng hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ khoa học công nghệ, giá cả lắp đặt, vận hành và bảo hành. Hơn nữa việc tìm hiểu thu thập thông tin thường rất khó khăn. Do vậy Công ty cần đầu tư đổi mới công tác nghiên cứu thị trường, cách thức nghiên cứu thị trường, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có trình độ, kiến thức và phương pháp tư duy tốt để phân tích đánh giá, tổng hợp và đưa ra dự báo vể thị trường một cách chính xác.
Về công tác nghiên cứu thị trường quốc tế:
Thứ nhất là: Nắm vững pháp luật, tập quán thương mại quốc tế cũng như tình hình kinh tế chính trị của nước đó, tìm ra ưu điểm của các mặt hàng cần nhập khẩu được sản xuất tại đây
Thứ hai là: Nghiên cứu mặt hàng có thể nhập khẩu về mặt giá cả, mẫu mã, chất lượng, chính sách xuất nhập khẩu về mặt hàng đó, các lệnh phong toả, trợ giá của chính phủ đối với mặt hàng này
Thứ ba là: Hình thành mạng lưới kinh doanh, văn phòng đại diện, thông tin liên lạc của công ty ở các thị trường nhập khẩu trọng điểm
Thứ tư là: Nghiên cứu cước phí vận tải, bảo hiểm sao cho lựa chọn được điều kiện có lợi nhất
Về công tác nghiên cứu thị trường trong nước
Thứ nhất là: Nghiên cứu nhu cầu nhập khẩu mặt hàng của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng của việc nhập khẩu thiết bị đối với nền kinh tế
Thứ hai là: Nghiên cứu chính sách trợ giúp nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thủ tục giám định, kiểm định của các cơ quan chức năng có liên quan
Thứ ba là: Sản phẩm đầu ra của thiết bị toàn bộ, phản ứng của thị trường trước sản phẩm này
Thứ tư là: Nghiên cứu tình hình giá cả, quy luật cung cầu, chính sách của nhà nước
Thứ năm là: Chính sách buôn bán, thuế suất và chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với tổ chức sử dụng thiết bị toàn bộ
Thứ sáu là: Tình hình chi phí kinh doanh để xây dựng cho mình phương thức và mặt hàng nhập khẩu tối ưu
Từ việc xác định thị trường và nhu cầu thị trường, Công ty phải xác định mặt hàng cần nhập, số lượng, chất lượng và thị trường nhập khẩu. Để lựa chọn một cách tối ưu ta phải chú ý tới chính sách Marketing, chính sách giá cả, sản phẩm…Đối với mặt hàng thiết bị toàn bộ cần xác định chắc chắn thị trường tiêu thụ và thường chỉ nhập theo đơn đặt hàng vì chúng là những hàng hoá có giá trị lớn.
Thực hiện hoạt động thương mại điện tử và hải quan điện tử
Đối với Công ty, thương mại điện tử có những lợi ích sau đây: Thương mại điện tử mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu, Công ty sẽ dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được nhiều khách hàng, lựa chọn được nhà cung ứng tốt nhất và xác định được đối tác kinh doanh phù hợp nhất. Thương mại điện tử làm giảm chi phí thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin. Thương mại điện tử làm giảm chi phí viễn thông trong quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ. Thương mại điện tử cũng góp phần cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đơn giản hóa quá trình kinh doanh, rút ngắn chu kỳ và thời gian giao nhận hàng hóa, tăng năng suất, loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn, giảm chi phí vận tải, tăng tính linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp và rất nhiều lợi ích khác. Hoạt động nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ là hoạt động cần tìm hiểu thị trường nhiều, giao dịch đàm phán nhiều mà phí ủy thác thu được lại không cao nên để thu được nhiều lợi nhuận thì Công ty phải tiết kiệm chi phí giao dịch đàm phán… Đo vậy Công ty cần nhanh chóng áp dụng thương mại điện tử một cách sâu rộng chứ không phải chỉ là những ứng dụng giản đơn của thương mại điện tử.
Hiện nay ở nước ta cũng đang từng bước xây dựng hệ thống hải quan hiện đại. Mô hình hải quan điện tử đã được đưa vào thử nghiệm và trong quá trình thử nghiệm thì hải quan điện tử đã chứng minh được tính ưu việt của mình, khắc phục được những nhược điểm của hải quan truyền thống như: tiết kiệm được chi phí cho cả phía hải quan cũng như phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tránh được tình trạng gian lận trong kê khai, giảm bớt được khối lượng công việc cho bên hải quan, một số cán bộ hải quan biến chất cũng khó có thể gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp hơn. ..Tuy nhiên hải quan điện tử mới chỉ được thử nghiệm ở một phạm vi nhỏ các doanh nghiệp cũng như các chi cục hải quan. Sau quá trình thử nghiệm và hoàn thiện mô hình hải quan điện tử, Nhà nước cần tích cực, sớm triển khai hình thức này rộng rãi trên phạm vi cả nước. Hiện nay, Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport vẫn chưa áp dụng khai hải quan điện tử, trong khi một trong những nội dung quan trọng của hoạt động nhập khẩu ủy thác là hoàn thành thủ tục Hải quan. Nguyên nhân của tình trạng này là ở chỗ nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Công ty còn hạn chế. Do hạn chế của tuổi tác, hầu hết cán bộ nhân viên đều ngại thay đổi và lúng túng với cách làm mới. Lãnh đạo Công ty cần sớm áp dụng mô hình hải quan điện tử để giảm thiểu khối lượng công việc và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
3.2.1.4 Tạo lập uy tín, nâng cao hình ảnh và mở rộng thị trường kinh doanh
Với gần 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ, công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đã có vị trí đáng kể trên thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Là doanh nghiệp đầu tiên được Nhà nước giao cho nhiệm vụ nhập về cho đất nước nước những công trình thiết bị toàn bộ phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa, Technoimport đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho. Tuy nhiên hiện nay uy tín của công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Công ty đang bị Hải quan cưỡng chế, buộc tội trốn thuế. Công ty cần giải quyết dứt điểm tình trạng này, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng trong và ngoài nước. Các cán bộ kinh doanh cần tính toán kỹ lưỡng sao cho hàng về được giải tỏa cưỡng chế ngay không mất thời gian, chi phí lưu kho lưu bãi và đúng thời hạn như đã thỏa thuận với khách hàng. Đồng thời có các biện pháp củng cố lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, bằng mọi giá không được thất tín với khách hàng.
Hiện nay thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ của công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport còn rất hạn chế. Doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở những khách hàng và bạn hàng lâu năm của Công ty mà chưa tích cực chủ động tìm kiếm bạn hàng mới. Các khách hàng nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ của Technoimport chủ yếu là do Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương Mại) giới thiệu. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các đơn vị, ban nghành, công ty Nhà nước. Đối tượng khách hàng này có ưu điểm là giá trị của hợp đồng thường lớn, tuy nhiên các thủ tục nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn Ngân sách Nhà nước lai khá phức tạp. Công ty đã bỏ mất một phân đoạn thị trường mà hiện nay rất phát triển, đó là các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp cổ phần chiếm một số lượng không nhỏ trong các thành phần kinh tế hiện nay. Công ty cần thay đổi lại chính sách thị trường, chú trọng hơn đến thị trường các doanh gnhiệp vừa và nhỏ đang có nhu cầu đổi mới công nghệ. Công ty cần có chính sách khuyến khích cán bộ kinh doanh của Công ty tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng. Đây là một hướng đi đúng đắn mà lãnh đạo Công ty cần chú ý, quan tâm, tránh tình trạng phụ thuộc vào sự giới thiệu của các Bộ Công Thương.
3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước
3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật
Thủ tục hành chính phiền hà là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Muốn có hiệu quả cao trong kinh doanh, nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ hoạt động hiệu quả nhà nước phải đơn giản hoá các thủ tục nhập khẩu.
Nhà nước cần chỉ đạo những cơ quan chức năng có sự phối hợp chặt ché trong việc quản lý nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn ngân sách nhà nước. Theo quy định hiện hành thì Bộ Công Thương có trách nhiệm phê duyệt các dự án thiết bị toàn bộ theo thẩm quyền của mình. Tổng cục hải quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát hàng nhập khẩu, thu thuế nhập khẩu… Mặc dù hiện nay có những cải cách đáng kể trong thủ tục hải quan như: doanh nghiệp tự khai và tính thuế, thực hiện thí điểm hải quan điện tử…Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động vẫn còn gây phiền hà đối với doanh nghiệp như một số cán bộ hải quan bị biến chất gây ra những tiêu cực làm mất lòng tin của doanh nghiệp.
Theo như qui định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng vốn Ngân sách Nhà nước, Bộ Công Thương phải trả lời về việc có cho phép thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ hay không. Do vậy Bộ Công Thương cần nâng cao trình độ của các cán bộ trong việc xem xét, phê duyệt các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Chỉ có những cán bộ có trình độ chuyên môn cao mới nắm rõ việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ đó có lợi hay không trong một thời gian ngắn như vậy. Bộ cũng nên phân công rõ từng cán bộ phụ trách về một lĩnh vực cụ thể để các chuyên viên của Bộ nắm rõ hơn về lĩnh vực mình phụ trách và để các doanh nghiệp tiện liên hệ.
Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý và các chế độ quản lý hiện đại để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị toàn bộ hoạt động hiệu quả trong môi trường đó. Đồng thời có chính sách về xuất nhập khẩu nhất quán ổn định để các hoạt động của nhà nhập khẩu ổn định, không bị sáo trộn và giữ được chữ tín đối với bạn hàng. Tham gia sâu hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ đó công khai và minh bạch công tác quản lý. Nhà nước cần có nhiều cải cách trong biện pháp quản lý vốn ngân sách nhà nước, chống tham ô, lãng phí trong quá trình sử dụng vốn. Những tiêu cực xảy ra trong quá trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ phần lớn là do chính sách và cơ chế quản lý chưa còn nhiều yếu kém, thêm vào đó là chế độ tiền lương chưa thoả đáng. Cần xây dựng lại chính sách tiền lương và quản lý lao động một cách hiện đại và hiệu quả để thu hút được đội ngũ lao động trẻ giỏi nghiệp vụ.
3.2.2.2 Giải quyết dứt điểm tình trạng tranh cãi kéo dài giữa Hải Quan và Công ty
Vấn đề tranh cãi kéo dài từ tháng 12/2004 cho đến nay giữa Hải quan và công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport hiện nay vẫn chưa giải quyết được. Sau thời điểm 1/10/2004, Việt Nam chính thức bãi bỏ bảng giá tính thuế tối thiểu, áp dụng Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Trong khuôn khổ xác định giá tính thuế, Việt Nam hiện có rất nhiều văn bản, cùng một lô hàng nếu áp dụng theo luật Hải quan và Luật xuất nhập khẩu hoặc theo các quy định hội nhập của WTO thì giá tính thuế lại khác nhau. Theo các quy định để vào WTO, giá trị giao dịch là giá trị hàng đầu để tính thuế, trong khi đó luật Hải quan và Luật xuất nhập khẩu dẫn tới sự không thống nhất về thuế trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, sức ép từ thu ngân sách lớn đối với ngành Thuế và Hải quan, hệ thống pháp luật của WTO quá phức tạp và mới lạ đối với Việt Nam. Các doanh nghiệp và cả cơ quan Nhà nước đều cần nghiên cứu kỹ mới có thể áp dụng thống nhất. Ví dụ khi doanh nghiệp nhập khẩu xe từ châu Âu, nhưng chính tại châu Âu các đại lý cấp 1, 2 và 3 lại có đến 3 giá xe khác nhau. Nếu Hải quan áp giá theo một đại lý nào hoặc lấy giá trên internet đều chưa thể khẳng định đó là giá chuẩn. Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đang ở trong tình trạng bị mất uy tín, không thể tiếp tục kinh doanh mặt hàng ô tô nhập khẩu và cũng không thể kinh doanh các mặt hàng khác vì bị cưỡng chế thuế, có thể đi tới phá sản. Công ty đã phải từ chối rất nhiều hợp đồng và mất một số lượng không nhỏ khách hàng do bị cưỡng chế hải quan và cả Công ty hàng tháng phải chờ đợi một văn bản giải tỏa cưỡng chế của cơ quan Hải quan. Việc áp thuế theo GATT tại Việt Nam hoàn toàn mới, những bước làm việc của Hải quan có thể chưa hoàn toàn phù hợp và còn phải điều chỉnh nữa cho quen với môi trường hội nhập. Hiện nay, khi tiến hành làm thủ tục Hải quan để tiếp nhận hàng hoá, Công ty nhận thấy: Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách thủ tục Hải quan nhưng thực tế cách thức làm việc của các cán bộ Hải quan còn nhiều bất cập. Vì thế để tránh phiền hà rắc rối, Công ty cần chuẩn bị kỹ lưỡng các loại chứng từ, giấy tờ cần thiết để xuất trình với Hải quan như: hợp đồng ngoại, hợp đồng uỷ thác, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và cần tăng cường quan hệ đối với cán bộ Hải quan. Vụ việc tranh cãi kéo dài và đã được đưa đến cơ quan điều tra nhưng hiện nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết mặc dù thời hạn điều tra là cuối tháng 12 năm 2007. Các cơ quan Nhà nước cần giải quyết dứt điểm tình trạng tranh cãi kéo dài trong nhiều năm giữa công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport và Hải quan. Xây dựng mô hình hải quan hiện đại và từng bước hài hòa mối quan hệ Hải quan – Doanh nghiệp.
Phát triển hệ thống ngân hàng và hoạt động cho vay
Nhà nước cũng cần có hướng chỉ đạo để ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại có thể đứng ra bảo lãnh cho nhà nhập khẩu vay những khoản tiền từ các hãng sản xuất nước ngoài dưới dạng trả chậm với mức lãi suất ưu đãi. Phát triển hệ thống tài chính ngân hàng đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất nhập khẩu. Có một số ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là Eximbank, Techcombank, VIBbank… Hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với các Ngân hàng, không có hệ thống ngân hàng phát triển thì không thể thực hiện được một cách nhanh chóng và đúng các điều khoản về thanh toán trong hợp đồng. Và hệ thống ngân hàng không phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu không thể phát triển được. Với cách thức quản lý ngoại tệ như hiện nay của nước ta thì hoạt động xuất nhập khẩu bắt buộc phải thông qua hệ thống ngân hàng. Những năm gần đây do có chính sách phát triển mà hàng loạt các ngân hàng đã được ra đời, hoạt động tích cực và góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên ngành ngân hàng tài chính cũng đang đứng trước một nguy cơ hiện tại là thiếu nhân lực và sắp tới Chính Phủ sẽ mở cửa nhiều hơn, các ngân hàng nước ngoài sẽ vào Việt Nam nhiều hơn và đặt các ngân hàng của Việt Nam trước sự cạnh tranh khốc liệt. Đến lúc đó, người được lợi sẽ là các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Ngay từ bây giờ hệ thống ngân hàng của Việt Nam nên chuẩn bị sẵn sàng cho sự cạnh tranh sắp tới.
Kết luận
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về thiết bị toàn bộ và kỹ thuật là rất lớn. Tuy nhiên sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên giải pháp nhập khẩu là tất yếu khách quan. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thì yêu cầu đặt ra là không được nhập khẩu một cách tràn lan, bừa bãi mà phải nhập khẩu một cách trọn lọc và hiệu quả. Trên thực tế, để nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật toàn bộ là điều không hề đơn giản, đòi hỏi sự cố gắng của Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu.
Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport là một trong số ít các công ty nhập khẩu máy móc thiết bị hoạt động một cách hiệu quả. Là một công ty đầu nghành và duy nhất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trong giai đoạn trước đổi mới. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng với ý chí kiên cường vượt khó cùng với những kinh nghiệm đạt được trong gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty vẫn không ngừng cố gắng vươn lên, đổi mới, hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới. Hiện nay, Công ty đang trong quá trình cổ phần hóa và sau cổ phần hóa Công ty sẽ hoạt động như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của lãnh đạo và cán bộ Công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Chu (chủ biên), Nguyễn Hoàng Ánh, Trần Văn Hòe, Nguyễn Khắc Thân, Đỗ Đức Bình, Bùi Huy Nhượng, Nguyễn Thừa Lạng (2003), Giáo trình Kinh doanh Thương mại quốc tế, Khoa Thương mại, Trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội.
2. Trần Văn Hòe (2007), Giáo trình Thương mại điện tử, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Nguyễn Duy Bột, Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Văn Hòe (1997), Giáo trình Marketing Thương mại quốc tế, Hà nội
4. Website:
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ ………………..........................30
Bảng 2. Tình hình xuất nhập khẩu trong 4 năm 2004 – 2007……………….31
Bảng 3. Kim nghạch nhập khẩu theo thị trường …………………………….36
Bảng 4. Kim nghạch nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác ……………………..38
Bảng 5. Kim nghạch nhập khẩu ủy thác của Công ty năm 2004 –2007…….40
Hình 2.1 Biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu…………………………………32
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu hàng xuất khẩu ……………………………………34
Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu hàng nhập khẩu ………………………………..…35
Hình 2.4 Biểu đồ so sánh kim nghạch nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác…....39
Hình 2.5 Biểu đồ kim nghạch nhập khẩu ủy thác kế hoạch và thực hiện…...40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11475.doc