Lời mở đầu
Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, đại diện cho thanh niên Việt Nam. Trung ương Đoàn tổ chức các hoạt động cho thanh niên, nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về tư tưởng, chính trị. Trung ương Đoàn cũng là cánh tay đắc lực của Đảng cộng sản Việt Nam, là tổ chức tập trung những thanh niên ưu tú mong muốn được tham gia, đứng vào hàng ngũ của Đảng, tích cực tham gia xây dựng nhà nước Việt Nam giàu mạnh. Xác định được vị trí quan trọng của mình. Bằng các chương trình dự án của mình,Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phát huy tích cực vai trò mà Đảng và Nhà nýớc tin tưởng giao phó.
Là thanh niên cùng với điều kiện em được thực tập, được nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình hoạt động, đầu tư cho các dự án của Trung ương Đoàn. Em quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho các dự án ở Trung ương Đoàn”.
Em xin chân thành cám ơn các anh chị trong ban Thanh niên xung phong – Trung ương Đoàn đã hướng dẫn em làm chuyên đề này. Em xin chân thành cám õn cô giáo hướng dẫn Trần Mai Hương đã tận tình hướng dẫn em. Em xin chân thành cám ơn.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TWĐ: 3
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TWĐ: 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của TW Đoàn: 3
2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của TW Đoàn: 6
2.1. Nguyên tắc và chức năng hoạt động: 6
2.2. Nhiệm vụ của cơ quan TW Đoàn: 6
2.3.Tổ chức bộ máy của cơ quan TW Đoàn gồm có: 7
3. Đặc điểm đặc trưng của TWĐ: 7
II.TÌNH HÌNH THAM GIA VÀO DỰ ÁN CỦA TWĐ: 7
1. Xu hướng đầu tư của TWĐ (quy mô và số lượng dự án tham gia): 7
1.1.Chương trình mục tiêu, chương trình đầu mối: 8
1.1.1. Khái niệm: 8
1.1.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa chương trình và dự án: 8
1.2. Hình thức đầu tư: 10
2. Vốn và nguồn vốn đầu tư của TWĐ: 12
3. Phương pháp lập dự án tại TWĐ: 19
4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư của TWĐ: 21
5. Công tác thẩm định dự án ở TWĐ: 23
5.1. Nội dung thẩm định của dự án: 23
5.2. Phương pháp thẩm định: 24
5.3. Tổ chức thực hiện: 25
6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án của TWĐ: 25
6.1. Khái niệm và sự cần thiết phải xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư: 25
6.2. Các mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá: 26
6.2.1. Mục tiêu: 26
6.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá: 27
6.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô: 28
6.3.1. Giá trị gia tăng thuần túy kí hiệu là NVA (Net value added). 28
6.3.2. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư: 29
6.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án của TWĐ đạt được: 32
6.4.1. Ban Thanh niên xung phong: 32
6.4.2. Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên: 37
6.4.3. Ban thanh niên nông thôn: 42
7.Vấn đề chuyển giao công nghệ: 47
8. Phân tích rủi ro: 47
9. Công tác đấu thầu: 48
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO THANH NIÊN: 50
I. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN: 50
1. Thuận lợi: 50
2. Khó khăn: 51
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TWĐ GIAI ĐOẠN 2007-2010
III. GIẢI PHÁP: 54
1.Giải pháp về chính sách vĩ mô: 54
2. Giải pháp về nguồn nhân lực tham gia dự án: 55
3. Chính sách về tiền tệ, vốn và nguồn vốn: 56
4. Giải pháp cụ thể của TWĐ: 57
KẾT LUẬN
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho các dự án ở Trung ương Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả của nguồn vốn đầu tư để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư sau này một cách có hiệu quả.
5. Công tác thẩm định dự án ở TWĐ:
Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả tính khả thi của dự án và ra quyết định dự án có được thực hiện hay không phải có một quá trình xem xét kiểm tra, đánh giá một cách độc lập và tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình đó gọi là thẩm định dự án. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định tuỳ theo tính chất của công cuộc đầu tư và chủ thể có thẩm quyền thẩm định, song đứng trên góc độ tổng quát có thể định nghĩa như sau:
5.1. Nội dung thẩm định của dự án:
- Thẩm định thiết kế bản vẽ kỹ thuật có tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với luật pháp quy định hay không.
- Thẩm định tính pháp lý của các bên tham gia đầu tư.
- Thẩm định giải pháp khắc phục sự cố (nếu có)
Đặc biệt là do dự án của TWĐ chủ yếu mang tính chất chính trị xã hội nên khi tiến hành thẩm định dự án thì không chú trọng đến hiệu quả kinh tế của các dự án mà chủ yếu quan tâm tới hiệu quả mục tiêu xã hội. Vì mục tiêu đầu tư của các dự án đầu tư cho thanh niên của TWĐ chủ yếu là mục tiêu chính trị xã hội, không phải là mục tiêu kinh tế lợi nhuận. Hay nói cách khác các dự án đầu tư của TWĐ là các dự án đầu tư phi lợi nhuận. Mặt khác, hiệu quả chính trị xã hội thì không thể lượng hoá chính xác và cụ thể được nên công tác thẩm định cũng gạp nhiều khó khăn.
5.2. Phương pháp thẩm định:
Thuê các tổ chức tư vấn thẩm định các chỉ tiêu thông số của dự án, và tự thẩm định lại bằng cách tổ chức các buổi thảo luận tham khảo ý kiến của các cơ quan ban ngành và địa phương có liên quan tới dự án, lấy ý kiến bằng văn bản.
Tiêu chuẩn để lựa chọn tổ chức tư vấn thực hiện thẩm định dự án dựa vào bản báo cáo năng lực tài chính và năng lực kỹ thuật của các tổ chức thẩm định để lựa chọn tổ chức thẩm định dự án. Chủ yếu là thuê các Sở chuyên ngành tại địa phương nơi có dự án thực hiện. Phải có sự ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của đơn vị thẩm định dự án.
5.3. Tổ chức thực hiện:
Thẩm định kiểm tra theo ngành và theo địa phương. Tức là cơ quan chuyên ngành thẩm định theo chuyên môn về mặt kỹ thuật, cơ quan chính quyền địa phương thì thẩm định cho ý kiến bằng văn bản đối với các nội dung xã hội tại địa phương.
6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án của TWĐ:
6.1. Khái niệm và sự cần thiết phải xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư phải được xem xét từ hai góc độ, người đầu tư và nền kinh tế.
Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều, nhưng quy tụ lại là lợi nhuận. Khẳ năng sinh lợi của các dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế và xã hội. Do đó, trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế - xã hôi của đầu tư, xem xét những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai tròquyết định để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư .
Lợi ích (hiệu quả) kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế - xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế - xã hội đã phải bỏ bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh ..., hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ.
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật Chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa.
6.2. Các mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá:
6.2.1. Mục tiêu:
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng kế hoạch phát triển của mình, tuy mức độ và cách thức can thiệp của nhà nước vào quá trình lập và thực hiện kế hoạch có khác nhau. Ở một số nước, Nhà nước chỉ xây dựng các kế hoạch định hướng. Ở một số nước khác, Nhà nước trực tiếp ấn định các chỉ tiêu kế hoạch.
Dù là trong điều kiện kế hoạch định hướng hay kế hoạch mệnh lệnh, khi xem xét lợi ích kinh tế - xã hội do dự án đem lại đều phải xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Nói cách khác phải xem xét việc thực hiện dự án có đóng góp gì cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân (dự án có sản xuấtloại sản phẩm thuộc diện ưu tiên của kế hoạch hay không? dự án có phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm thuộc diện ưu tiên hay không?).
Tiếp đến là xem xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua một hệ thống chỉ tiêu định lượng như: mức đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế, số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án…
6.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá:
Đối với mọi quốc gia mục tiêu chủ yếu của mọi nền sản xuất xã hội là tối đa hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường được thực hiện qua các chính sách và kế hoạch phát triển kinh t ế - xã hội của mỗi nước. Các kế hoạch dài hạn đề ra phương hướng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên). Các kế hoạch trung hạn nêu lên các bước đi tương đối cụ thể trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Các kế hoạch hay chương trình kinh tế ngắn hạn được đưa ra nhằm điều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng như bổ sung các khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ở các nước đang phát triển, các mục tiêu chủ yếu được đề cập trong kế hoạch phát triển dài hạn được đo lường bằng các tiêu chuẩn sau:
- Nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội.
- Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước thừa lao động thiếu việc làm.
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu , hạn chế nhâph khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia này.
- Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là: Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được phát hiện; Nâng cáo năng suất người lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế; Phát triển các ngành công nghệ chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúcđẩy phát triển các ngành nghề khác; Phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyênđể phát triển kinh tế.
6.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô:
6.3.1. Giá trị gia tăng thuần túy kí hiệu là NVA (Net value added).
Phương pháp xác định:
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư. NVA là mưc chênh lệch giữa giá trị đầu ravà giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau:
NVA = O – (MI + Iv)
Trong đó :
NVA – Giá trị gia tăng thuần tuý do đầu tư đem lại
O (Output) – Giá trị đầu ra của dự án
IM (Material input) – Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng, nhiên liệu, giao thông, bảo dưỡng…).
Iv - Vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị…
Giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) có thể được tính cho từng năm hoặc cho cả đời dự án. Để tính cho từng năm công thức tính như sau:
NVA = O – (MI + Iv)
Trong đó:
NVAi - Giá trị gia tăng thuần tuý năm i của dự án
Oi - Giá trị đầu ra của dự án
Di - Khấu hao năm i
Tính cho cả đời dự án theo công thức sau:
= - Iv0
Trong đó:
Iv0: giá trị vốn đầu tư đã quy chuyển về đầu thời kỳ phan tích.
Nếu tính NVA bình quân năm ho cả một thời kỳ:
= :n
6.3.2. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư:
Số lao động có việc làm:
Ở đây bao gồm cả số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang xem xét.
Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện dự án như sau:
+ Xác định số lao động cần thiết cho dự ánđang xem xét tại năm hoạt động bình thường của đời dự án.
+ Xác định số lao động cần thiết ho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cả về đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làmgián tiếp nhờ thực hiện dự án đang xem xét.
+ Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là tổng lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án.
Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản phẩm của dự án mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong đự án, có thể có một số là người nước ngoài. Do dó, số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm lao động trực tiếp và lao đọng gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao độngbị mất việc ở các cơ sở có lien quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án.
Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư:
Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư, cũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp cảu dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ). Tiếp đó tính các chỉ tiêu sau đây.
+ Số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp (Id)
Id =
Trong đó:
LT – Toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp
IVT - Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới.
LT = Ld + Lind
IVT = Ivd + Iind
Lind - Số lao động có việc làm gián tiếp
Ivind - Số vốn đầu tư gián tiếp
6.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án của TWĐ đạt được:
Phương pháp đánh giá kết quả của dự án chủ yếu là thông qua các buổi sơ kết tổng kết, thông qua các bản báo cáo của cơ quan trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Và trong thời gian thực hiện dự án sẽ có các buổi đi kiểm tra thực tế tại nơi dự án được thực hiện. Cuối mỗi kỳ đều có các buổi họp tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra, kiểm tra tính trung thực, chính xác của các bản báo cáo. Để đánh giá được hiệu quả xã hội của các dự án đầu tư cho thanh niên là rất khó. Vì hiệu quả kinh tế xã hội là chỉ số khó thống kê được và khi đã thống kê thì cũng không chính xác như thống kê chỉ tiêu tài chính. Do đó, thống kê chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội chỉ mang tính chất tương đối. Ta đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư của TWĐ theo từng ban của TWĐ quản lý:
6.4.1. Ban Thanh niên xung phong:
a. Dự án thí diểm xây dựng 4 làng thanh niên lập nghiệp và các khu kinh tế thanh niên, dự án nuôi trồng phát triển thuỷ sản
Hiệu quả về kinh tế: Cụ thể như sau:
Về đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất: Trong 5 năm, 4 làng TNLN dọc đường Hồ Chí Minh đã thực hiện tổng vốn đầu tư là 97 triệuđồng/1 hộ (đạt 67% dự toán được phê duyệt); trong đó vốn NSTW 50.271 triệu đồng = 94.4%, vốn địa phương 2.900 triệu đồng = 5,6%, ngoài ra vốn tự có và vốn vay của hộ gia đình là 18.122 triệu đồng, bình quân mỗi hộ gia đình đầu tư từ 30 – 40 triệu đồng, đặc biệt có hộ đã đầu tư 150 triệu đồng; xây dựng được 28.2 km đường giao thông, 49,4 km đường dây cao hạ thế, 6 trạm biến áp, 8 đập, 7 cầu tràn, 248 giếng nước sạch, 4 sân vận động, 4 vườn ươm giống cây, 362 ngôi nhà mái ngói, khai hoang 550ha. Nhìn chung, các công trình có quy mô nhỏ nhưng thiết thực, được xây dựng đảm bảo chất lượng, không vượt tổng dự toán, sớm đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của các hộ gia đình trẻ, tạo được diện mạo mới và thể hiện được đường lối CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
Bảng 5: bảng hiệu quả kinh tế của dự án làng TNLN biên giới Ia Amơr - huyện Chư Prông - tỉnh Gia Lai.
STT
loại SP
ĐV
KLSP
Đơn giá
Thành tiền (1.000đ)
tỷ trọng (%)
I
Nông nghiệp
7.146.300
92,24
1
trồng trọt
5.032.500
64,96
2
chăn nuôi
2.113.800
24,73
II
Lâm nghiệp
Ha
1.950
50
97.050
1,25
III
Tiểu thủ công nghiệp
người
30
9.600
288.000
3,72
IV
Dịch vụ
người
18
12.000
216.000
2,79
tổng giá trị SP
7.747.350
100
(Nguồn : dự án làng TNLN biên giới Ia Mơr huyện Chư Prông – Gia Lai)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: hiệu quả kinh tế của dự án chỉ gần 7 tỷ đồng, trong khi tổng vốn đầu tư cho dự án là gần 28 tỷ đồng.
Theo chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) của toàn bộ dự án, ta tính được chỉ tiêu NVA của dự án làng TNLN biên giới Ia Mơr huyện Chư Prông – Gia Lai như sau:
NVA = O – (MI + Iv)
Trong đó: O = 7 tỷ VNĐ
MI + Iv = 28 tỷ VNĐ
Ta có: NVA = 7 – 28 hay NVA = -21 tỷ VNĐ
Tổng vốn đầu tư: 53.171 triệu đồng
Giá trị đầu ra của dự án hay tổng thu nhập của dự án: đạt gần 34260 triệu đồng.
NVA của toàn bộ các dự án làng TNLN thực hiện là:
NVA = 34260 – 53171 = -18911
Rõ ràng nếu xét về chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) do dự án đem lại thì chủ đầu tư (tỉnh đoàn) sẽ không thực hiện đầu tư. Vậy lí do đầu tư của dự án là gì, có phải là hiệu quả xã hội mà dự án mang lại?
Về Mô hình kinh tế: Mỗi làng thanh niên lập nghiệp là một mô hình kinh tế Nông – Lâm kết hợp, phát triển theo hướng sản xuất nông lâm nghiệp chuyên canh có giá trị kinh tế cao. Trong đó kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản; Ban quản lý dự án là tổ chức thực hiện nhiệm vụ đầu tư và dịch vụ định hướng quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, hướng dẫn KH – KT, tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình. Đối với kinh tế hộ gia đình đã thực hiện giải pháp lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày, nhận trồng chăm sóc và bảo vệ rừng để có thu nhập trước mắt, sớm ổn định đời sống tạo tiền đề cho phát triển cây con có giá trị kinh tế cao. Đến nay, bốn làng TNLN dọc đường Hồ Chí Minh đã trồng, khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ 8.352ha rừng (Trồng mới 2.141ha, khoanh nuôi 1.240ha, chăm sóc 2.141ha và bảo vệ 4.971ha) đạt tỷ lệ che phủ rừng từ 35 – 45 %; trồng 520ha cây ăn quả đặc sản, 639 ha cây công nghiệp có giá trị kinh tế, sản xuất được 3,5 triệu giống cây lâm nghiệp và 20 vạn giống cây ăn quả; chăn nuôi 1.464 trâu bò, 2.256 con lợn dê, 10.590 gia cầm, 16,5ha nuôi trồng thuỷ sản; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 2.400 lượt người. Tổng thu nhập của 4 làng TNLN đến nay đạt khoảng 8,7 tỷ đồng/năm, bình quân thu nhập 1 hộ đạt 15,7 triệu đồng/năm; trong tổng số 545 hộ gia đình nghèo có 60% hộ trung bình, 40% họ khá và giàu, không có hộ nghèo, thu nhập bình quân 1 lao động từ 700.000 – 1.100.000 đồng/tháng, hộ thu nhập cao nhất 200 – 250 triệu đồng/năm.
Bảng 6: Tổng hợp kết quả sản xuất của toàn bộ các dự án làng TNLN do ban TNXP thực hiện
dự án
Chăn nuôi (con)
thuỷ sản (ha)
trồng trọt (ha)
dịch vụ (hộ)
Thu nhập bình quân (tr. đ/lđ/năm)
Nhà ngói (cái)
Xe máy (cái)
Tivi (cái)
Trâu bò
lợn dê
Gia cầm
Cây ăn quả
Cây công nghiệp
Lâm nghiệp
Làng sông Rộ, Nghệ An Làng
400
300
4000
7
140
245
361
3
18
97
130
25
Làng Phúc trạch, Hà Tĩnh
400
850
2150
4
150
107
282
7
15
157
45
85
Làng An Mã, Quảng Bình
363
436
2780
5
180
57
1200
10
14,5
68
48
80
Làng A Sờ, Quảng Nam
301
670
1660
0,5
50
230
44,5
8
15
40
70
45
cộng
1464
2256
10590
16,5
520
639
1887,5
28
15,62
362
293
235
Bảng 7: Tổng hợp kết quả thu hút lao động và giải quyết việc làm:
Dự án
Lao động thường xuyên
số hộ
số nhân khẩu
Dân tộc
đảng viên
Đoàn viên
Thanh niên
bộ đội xuất ngũ
trẻ em dưới 15 tuổi
Trình độ văn hoá chuyên môn
PT
TC
ĐH
Làng sông Rộ, Nghệ An Làng
260
150
470
0
16
180
23
20
210
210
8
7
Làng Phúc trạch, Hà Tĩnh
260
157
340
0
25
236
4
30
104
80
2
5
Làng An Mã, Quảng Bình
240
120
298
0
7
95
17
58
48
4
4
Làng A Sờ, Quảng Nam
300
118
357
49
2
14
17
5
62
12
8
0
cộng
1060
545
1465
49
50
525
44
72
434
350
22
16
Hiệu quả về xã hội: (Bảng 7)
Từ chỗ ban đầu là vùng hoang hoá, không có cơ sở hạ tầng, dân cư, nay đã có điện, đường, trường, trạm, hồ đập thuỷ lợi, giếng nước sạch, nhà văn hoá, sân thể thao. Đời sống vật chất và tinh thần của các hộ gia đình trẻ ngày càng ổn định và phát triển, có 60% hộ trung bình, 40% hộ khá và giàu, không có hộ nghèo, thu nhập bình quân 1 lao động từ: 0,7–1,1 triệu đồng/tháng, hộ có thu nhập cao nhất 200-250 triệu đồng/năm; không có hộ gia đình bỏ về quê cũ, không có hộ sinh con thứ 3, không có người mắc tệ nạn xã hội; các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội cũng được củng cố xây dựng.
Các mô hình Làng TNLN, khu kinh tế TNXP, Khu nuôi trồng thuỷ sản TNXP… ngày càng khẳng định vai trò xung kích của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Trong dịp tổng kết 7 năm thực hiện dự án nuôi trồng 5 triệu ha rừng, TWĐ đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tặng bằng khen. Sau khi đi kiểm tra các làng TNLN dọc đường Hồ Chí Minh, Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã có báo cáo Chính phủ đánh giá cao tính hiệu quả và ý nghĩa của mô hình lang TNLn. Từ những thành công trên, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép TW Đoàn lập “Đề án xây dựng các làng TNLN dọc đường Hồ Chí Minh và biên giới giai đoạn 2006-2010.
Công tác xây dựng tổ chức chính trị cơ sở được chú trọng, hầu hết các làng TNLN đã trở thành đơn vị hành chính cấp thôn – làng, thành lập tổ chức cơ sở Đảng với 50 đảng viên, chi đoàn và chi hội thanh niên với 525 đoàn viên. Hầu hết các làng TNLN đã tổ chức tốt và phát huy được vai trò nòng cốt trong các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị - trật tự xã hội, văn hoá, thể thao, xã hội và công tác Đoàn, phong trào thanh niên của địa phương.
Dự án làng TNLN đã tạo công ăn việc làm cho ngườidân, tầng lớp thanh niên vung đồng bào khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Từ đó tạo thêm thu nhập cho thanh niên, hộ gia đình trẻ, giúp họ có việc làm thu nhập ổn định, ổn định đời sống.
Nhìn vào bảng trên ta thấy: với tổng vốn đầu tư của tất cả các dự án làng TNLN đường Hồ Chí Minh là gần 53 tỷ VNĐ, tạo thêm thu nhập cho người dân vùng dự án (lợi ích về mặt kinh tế). Ngoài ra dự án còn tạo ra các lợi ích xã hội khác lớn hơn và không định lượng một cách chính xác được.
Với tổng vốn đầu tư cho dự án là gần 53 tỷ VNĐ, tạo thêm được gần 1100 việc làm (chính xác là 1060 việc làm cho người lao động). Ta tính được chỉ số số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư như sau:
Id =
Trong đó:
Ld = 1100 (số lao động trực tiếp của các dự án đang xem xét)
Ivd = 53000 (triệu VNĐ) (số vốn đầu tư của các dự án đang xem xét)
Nên ta có: Id = 0,02 (việc làm/1 triệu VNĐ vốn đầu tư)
Ta thấy: với tỷ lệ số lao động có việc làm trong một đơn vị vốn đầu tư là quá nhỏ (nếu so với các dự án vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận). Nhìn vào chỉ tiêu trên thì hoạt động của dự án là không hiệu quả. Vậy tại sao, các dự án loại này vẫn được thực hiện, và theo xu hướng tăng vốn đầu tư thì các dự án loại này còn được mở rộng quy mô, mô hình hoạt động?
Trên thực tế khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án đầu tư, cần phải có sự so sánh đánh giá các chỉ tiêu với những dự án tương tự (phải được xem xét trên cùng một góc độ). Không thể so sánh các chỉ tiêu hiệu quả của dự án mang tính xã hội (dự án phi lợi nhuận) với những dự án tài chính (dự án kinh doanh hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận)
Do đó: nếu so sánh các chỉ tiêu của dự án với các chỉ tiêu của các dự án tương tự, thì dự án được đánh giá là có hiệu quả.
Có một điều rõ ràng là: khi tính các chỉ tiêu hiệu quả, với cùng một khối lượng tổng vốn đầu tư, nhưng lại tạo ra nhiều loại hiệu quả khác nhau. Khi tính các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau đó ta thấy tử số của chỉ tiêu là các giá trị hiệu quả khác nhau không tổng hợp được, trong khi mẫu số thì dùng chung (ví cùng được tạo ra từ tổng vốn đầu tư). Và như thế, sẽ không có một cách nhìn rõ ràng và tổng quan về hiệu quả do dự án đem lại. Kết quả là cần phải xem xét đành giá hiệu quả của dự án bằng cách so sánh với các dự án tương tự. Đây là lý do chính giải thích tại sao các dự án làng TNLN đường Hồ Chí Minh lại được đầu tư mở rộng ở các địa phương khác trong thời gian tới.
b..Dự án xây dựng đảo thanh niên Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ:
Từ chỗ ban đầu là các đảo hoang sơ, nay đã trở nên hình hài của các đơn vị hành chính cấp huyện với hàng trăm hộ gia đình trẻ; xây dựng nhiều công trình thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh như: xây dựng một trạm điện sức gió KVA, đóng mới tàu cao ốc Bạch Long, xây dựng công viên tuổi trẻ Sông Hồng, Nhà văn hoá thanh niên… Từ những kết quả trên, Thủ tướng CHính phủ đã cho phép Đoàn thanh niên nghiên cứu mở rộng xây dựng trạm điện gió ra một số đảo khác như đảo Thổ Chu (Kiên Giang), Cù Lao Cham (Quảng Ngãi), Cồn Cỏ (Quảng Trị) và nâng cấp đảo Cồn Cỏ lên thành huyên đảo Cồn Cỏ.
c.Dự án xây dựng 395 cầu nông thôn mới thay thế cầu khỉ ở 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long:
Từ thành công của dự án thí điểm, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép mở rộng triển khai dự án xây dựng 1000 cầu ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
d.Dự án xây dựng các cung đường TNXP thuộc dự án đường Hồ Chí Minh lịch sử:
Bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, và an toàn. Kết quả đã giành được cờ thi đua khá nhất của ban chỉ đạo thi đua “ 4 Nhất “ và được Thủ tướng tặng huân chương lao động hạng ba.
e. Tại dự án thuỷ điện Sơn La, Tổng đội Vạn Xuân đã tham gia giai đoạn đầu xây dựng một số điểm tái định cư tại Tân Lập - Sơn La.
Hiện nay liên kết với Hàn Quốc trồng thử nghiệm cây ngân hạnh nhằm thực hiện việc chuyển đổi cây trồng tại vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La.
f. Các tổng đội TNXP Trường Sơn, Tổng đội TNXP Quảng Nam đã nhận thi công một số trường lớp hoc vùng sâu vùng xa thuộc chương trình kiên cố hoá trường lớp học…
Nói chung các dự án do ban TNXP – TWĐ thực hiện đều mang lại hiệu quả tích cực. Các dự án do ban TNXP thực hiện đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên vùng xâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc miền núi. Từ đó thu hút được tầng lớp thanh niên tại địa phương tập hợp thành tổ chức đoàn thể, tạo được lòng tin cho thanh niên vào tổ chức Đoàn.
6.4.2. Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên:
Trung tâm thực hiện ba chương trình dự án trọng điểm: dự án tập huấn nâng cao năng lực cán bộ đoàn, bồi dưỡng cán bộ xoá đói giảm nghèo; dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2006; Chương trình liên tịch giữa TWĐ và ngân hàng chính sách xã hội về việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
a. Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ xoá đói giảm nghèo:
Sau 6 năm tham gia thực hiện Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2006, Đã đào tạo tập huấn được hàng ngàn đoàn viên thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo trên toàn quốc.
Bảng 8: Kết quả đạt được của dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ xoá đói giảm nghèo của trung tâm hỗ trợ thanh niên giai đoạn 2001 - 2006
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lớp
6
7
10
6
7
7
Tổng số cán bộ được tập huấn
320
450
590
420
550
500
Cấp tỉnh huyện
60
80
90
50
50
50
Cấp xã, thôn bản
260
370
500
370
500
450
Kinh phí thực hiện (triệu đồng)
252
253
304
205
307
270
NSTW
250
250
300
200
300
265
Hỗ trợ khác
2
3
4
5
7
5
Chi phí bình quân/lớp (triệu/lớp)
42
36,14
30,4
34,17
43,86
38,57
Chi phí bình quân/cán bộ (triệu/cán bộ)
0,79
0,56
0,52
0,49
0,56
0,54
Tác động của dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo đối với tiến trình và kết quả giảm nghèo ở địa phương:
- Thanh niên tham gia tích cực, sau khi được tập huấn đã nắm bắt được các nội dung chính của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2006 để từ đó áp dụng trong công tác ở đơn vị và tham gia vào các hoạt động, các chương trình dự án tại địa phương đặc biệt là quản lý các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, dự án khuyến nông, khuyến lâm, xoá đói giảm nghèo góp phần nâng cao hiệu quả, chống lãng phí.
- Sau khi được tập huấn ngoài việc nắm bắt được các nội dung cảu chương trình mục tiêu quốc gia, các học viên còn có thêm kinh nghiệm, phương pháp đoàn kết tập hợp thanh niên trong tình hình mới.
- Quá trình đào tạo tập huấn ngoài những nội dung chính của tài liệu mà chương trình cung cấp theo quy định, các lớp tập huấn còn tổ chức cho các học viên được tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo của các ban, ngành như: ngành Nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội, khuyến nông,khuyến lâm... để họ cung cấp những kiến thức khoa học kỹ thuật, tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi góp phần đẩy mạnh kết quả việc thực hiện công cuộc giảm nghèo ở địa phương.
- Đánh giá kết quả thực hiện dự án đào tạo , bồi dưỡng cán bộ XĐGN giai đoạn 2001-2006 :
b. Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn thông qua xây dựng mô hình thanh niên xoá đói giảm nghèo:
Nội dung cụ thể của dự án là:
- Cung cấp kiến thức giúp các hộ nghèo biết cách làm ăn trên cơ sở cây trồng vật nuôi phù hợp với địa phương, phù hợp với trình độ thâm canh cũng như trình độ tiếp thu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua tập huấn, xây dựng mô hình.
- Hỗ trợ vốn, kỹ thuật cần thiết giúp cac hộ nghèo thực hiện được các mô hình điểm, chú trọng xây dựng các mô hình trồng cây lương thực thực phẩm, cây ngắn ngày kết hợp với việc trồng cây dài ngày với các giống tôt mang lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực giúp cho công tác tuyên truyền, nhân rộng cho các hộ khác trong xã, khu vực.
- Cung cấp sách, tài liệu kỹ thuật xây dựng, câu lạc bộ khuyến nông thanh niên tạo điều kiện cho thanh niên làm công tác khuyến nông, khuyến lâm
Thông qua các hoạt động hướng dẫn cách làm ăn đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn đổi mới, xoá các tệ nạn xã hội, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nâng cao vai trò của tổ chức Đảng và thanh niên trong công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới với việc xây dựng củng cố tổ chức đoàn, hội, đội vững mạnh
Từ năm 2001-2006 TWĐ đã tổ chức triển khai thực hiện dự án tại các tỉnh (theo bảng). Mỗi tỉnh được chọn 1-2 xã để thực hiện mô hình. Các xã này có nhiều điểm có thể đại diện cho các vùng núi, trung du hiện còn khó khăn, chưa có dự án tương tự nào triển khai; dân tộc phần đông là dân tộc thiểu số, dân trí thấp song có ý thức vươn lên thoát nghèo, đặc biệt có xã là xã kinh tế mới, thành phần dân cư đa dạng phức tạp. Về tổ chức Đảng, đoàn thể hoạt động trung bình khá. Làm tốt các mô hình này sẽ có tác dụng tốt, rút được nhiều kinh nghiệm để nhân diện cho các xã khác.
Bảng 9: Kết quả đạt được của dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn thông qua xây dựng mô hình thanh niên xoá đói giảm nghèo:
Năm
Tỉnh
Mô hình
Số người được đào tạo tập huấn
Số tờ rơi, sách khoa học kỹ thuật được cung cấp
2001
Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc
3
450
1200
2002
Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thái Nghuyên
4
600
4500
2003
Bắc Cạn, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Yên Bái
6
900
10000
2004
Cao Bằng, Bắc Giang, Hoà Bình, Điện Biên, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang
7
1400
12000
2005
Lai Châu, Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Bắc Ninh, Hà Tây, Quảng Bình
6
1200
14000
2006
Lai Châu, Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Bắc Ninh
6
1200
14000
Với mục tiêu: Thông qua các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp các hộ nghèo (trước hết là hộ thanh niên nghèo) tại các xã biết cách làm ăn để tự vươn lên thoát nghèo,.
c. Chương trình liên tịch giữa TWĐ và NHCSXH vvề việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác:
Đến hết năm 2006: có 181.000 hộ được vay vốn, với 12977 tổ tiết kiệm vay vốn đang hoạt động, với tổng dư nợ trong toàn hệ thống 934.399 tỷ đồng.
Nguồn vốn vay chủ yếu được đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ. Toàn bộ vốn vay được sử dụng đúng mục đích, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo. Các mô hình điểm triển khai có hiệu quả, có tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đoàn đối với đoàn viên thanh niên cũng như chính quyền và nhân dân địa phương trong việc hỗ trợ vay, quản lý và sử dụng vốn vay hiệu quả.
Kết quả về mặt xã hội: Chương trình đã được các cấp bộ Đoàn tích cực tham gia thực hiện, coi đây là một nội dung trong chương trình công tác hàng năm của đoàn thanh niên. Tạo điều kiện giúp thanh niên nghèo tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ưu đãi của nhà nước để thoát nghèo. Công tác nghiệp vụ cho vay cũng như lông ghép chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn cách làm ăn... có tác dụng tích cực giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Nhìn chung: các dự án do trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên thực hiện chủ yếu tập trung vào hướng dẫn chuyển giao công nghệ phương thức thực hiện các dự án xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ một phần kinh phí cho thanh niên dịa phương thực hiện thí điểm các dự án. Nên đánh giá hiệu quả của trung tâm là rất khó khăn, khó xác định cụ thể được hiệu quả của dự án. Xét trên góc độ nhất định thì dự án đã đạt được những hiệu quả nhất định.
6.4.3. Ban thanh niên nông thôn:
Do đặc thù của ban thanh niên nông thôn là thực hiện các dự án hỗ trợ tạo việ làm cho thanh niên nông thôn, nên các dự án của ban thanh niên nông thôn không tính đến hiệu quả kinh tế mà chỉ tính đến hiệu quả xã hội (tạo thêm bao nhiêu việc làm cho thanh niên nông thôn).
Tính đến hết năm 2006, ban thanh niên nông thôn đã thực hiện cho vay được 695 dự án hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 46.300 triệu đồng (46.313,562 triệu đồng), tạo thêm được 6100 chỗ làm.
Bảng 10: Kết quả thực hiện cho vay giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2006
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng
Số dự án
246
257
208
190
250
165
1.316
Số vốn (triệu đồng)
12.460
14.270
15.460
12.690
18.000
10.820
83.700
Số lao động thu hút
5650
5610
5830
2200
3000
1.570
23.860
Ta tính chỉ số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp.
Id =
Trong đó:
Ld = 23860 (lao động)
Ivd = 83700 (triệu VNĐ)
Nên ta có: Id = 0,28 (việc làm/1 triệu VNĐ vốn đầu tư)
Ta thấy, so sánh giữa chỉ số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp (Id) của các dự án hỗ trợ việc làm của ban thanh niên nông thôn, với các dự án làng TNLN đường Hồ Chí Minh. Thì, chỉ số Id của các dự án do ban thanh niên nông thôn thực hiện cao gấp 14 lần, chứng tỏ các dự án của ban thanh niên nông thôn phát huy được hiệu quả tạo việc làm hơn. Lý do được đưa ra là vì, các dự án của ban thanh niên nông thôn chỉ có 1 mục tiêu đầu tư là tạo việc làm cho thanh niên nông thôn (theo chương trình quốc gia về việc làm); trong khi dự án của ban thanh niên xung phong lại có nhiều mục tiêu hơn: mục tiêu tạo việc làm, mục tiêu tăng thu nhập cho thanh niên vùng xâu vùng xa (xoá đói giảm nghèo), mục tiêu lâu dài hơn là tạo môi trường phát triển cân bằng giữa các vùng (xây dựng hệ thống giao thông, điện, đường, trường, trạm…).
Với những mục tiêu khác nhau, khi tính các chỉ số hiệu quả của dự án sẽ khác nhau. Cần phải xác định được đâu là mục tiêu chính trong các mục tiêu đầu tư để tập trung vốn vào hoạt động đó.
Hiệu quả xã hội: hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn; trực tiếp tạo việc làm cho thanh niên vùng xâu, vùng xa, vùng khó khăn; thu hút được nhiều tầng lớp thanh niên tham gia vào các tổ chức sinh hoạt đoàn thể; gián tiếp làm giảm các tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm, trộm cắp tài sản, cướp của giết người…
6.4.4. Ban thanh niên công nhân – đô thị:
Ban thanh niên công nhân – đô thị chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn, triển khai các dự án thuộc lĩnh vực tạo việc làm, hường nghiệp cho thanh niên là công nhân vùng đô thị thành phố. Kết quả đạt được trong giai đoạn 2001 -2006 cụ the như sau:
Bảng 11: Kết quả hoạt động 6 năm 2001 – 2006 của ban
thanh niên công nhân – đô thị.
năm
Tư vấn (người)
dạy nghề (người)
giới thiệu & cung ứng
tổng số có việc làm ổn định
tổng số
Tư vấn việc làm
Tư vấn nghề
tổng số
Có việc làm
tổng số
Có việc làm
2001
50320
35410
15110
21000
15600 (74,28%)
35320
20140 (57,02%)
35740
2002
70210
45410
25030
31180
18050 (59,9%)
43390
29460 (67,9%)
47510
2003
94730
56370
31580
39180
20570 (52,5%)
54680
40160 (73,4%)
60730
2004
94420
60830
38060
35680
19790 (55,45%)
49820
31400 (60,02%)
51190
2005
126550
82850
37250
38940
21350 (54,8%)
72850
45310 (61,49%)
66660
2006
136430
91870
44570
41840
29880 (71,4%)
75770
55690 (73,49%)
85570
tổng
572660
372740
176490
207820
125240
331830
222160
347400
Ngoài kết quả cụ thể trên, các mô hình hoạt động của các trung tâm DNTN,GTVLTN, đã thu được một số hiệu quả Kinh tế - xã hội sau: đạt được cả về tư tưởng – chính trị - tổ chức cụ thể như sau:
Đã xác định và khẳng định đây là công cụ, phương tiện hữu hiệu để đoàn kết tập hợp thanh niên trong những năm vừa qua và ngày càng khẳng định rõ đây là phương thức hoạt động của tổ chức đoàn, hội trong việc đoàn kết, tập hợp thu hút và giáo dục thanh niên trong giai đoạn tới vì Vấn đề việc làm, nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên là nguyện vọng chính đáng của thanh niên, việc làm đó đã mang tính toàn cầu. Chính vì vậy là tổ chức đại diện, chăm lo lợi ích chính đáng cho thế hệ trẻ thì việc xây dựng, phát triển bền vững hệ thống các trung tâm DNTN, GTVLTN là nhu cầu tất yếu, khách quan, sự cần thiết cho tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Phát triển có hiệu quả của các trung tâm này đã góp phần tích cực vào việc:
- Tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên: Chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc làm, học nghề, các chính sách pháp luật liên quan.
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ, giáo viên năng động, sáng tạo, nhiệt tình có trách nhiệm, có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn sâu qua thực tế (kỹ năng nói, tư vấn, hướng dẫn, giải đáp, tuyên truyền…). Không những phát huy được phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác thanh nận mà còn tích luỹ được những kinh nghiệm quí báu trong công tác dân vận.
- Đã, đang và ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, là địa chỉ đáng tin cậy của người lao động nói chung và lao động trẻ nói riêng trong thị trường lao động.
- Góp phần đáng kể vào việc giảm tính trạng thất nghiệp trong xã hội, thiếu việc làm cho thanh niên, góp phần tích cực vào việc phát huy nguồn lực tại chỗ, giải quyết việc làm tại chỗ, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần đáng kể vào ý thức trách nhiệm cộng đồng. Hạn chế các tệ nạn xã hội.
- Góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ, nâng cao thu nhập và thu nhập ổn định cho lao động trẻ.
7.Vấn đề chuyển giao công nghệ:
Bất kỳ dự án nào của TWĐ cũng đều sử dụng công nghệ kỹ thuật. Tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng, quy mô của dự án mà sử dụng công nghệ kỹ thuật cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Với đặc thù của các dự án cho thanh niên là các dự án di dân tới vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn. Với lực lượng đầu vào là thanh niên học sinh thôi học, bộ đội xuát ngũ… trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp. Nên để các dự án của TWĐ được thực hiện hiệu quả thì bắt buộc TW Đoàn phải là cơ quan đầu mối chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ cho lực lượng tham gia dự án - lực lượng thanh niên.
Hình thức chủ yếu là TW Đoàn phối hợp với các ngành chuyên môn chuyển giao công nghệ kỹ thuật nằng cách : mở các lớp tập huấn trực tiếp hướng dẫn thanh niên tham gia dự án sử dụng công nghệ kỹ thuật vào hoạt động của dự án, phát huy tối đa hiệu quả của dự án; hoặc chuyển giao công nghệ kỹ thuật bằng cách hỗ trợ cho thanh niên các đầu sách kỹ thuật liên quan tới dự án, lực lượng thanh niên với bản chất thông minh nhanh nhẹn sẽ tiếp thu khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả, đáp ứng nhu yêu cầu sản xuất.
8. Phân tích rủi ro:
Rủi ro của dự án do TW Đoàn thực hiện là rủi ro do hai nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan là do thay đổi kế hoạch đầu tư ( sự thay đổi chương trình đầu tư, thay đổi mục tiêu đầu tư tầm quốc gia), hoặc thay đổi thây đổi quy hoạch đầu tư ở địa phương (thay đổi mục đích sử dụng đất của dự án, hoặc thay đổi hạng mục ưu tiên đầu tư …). Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do sự thay đổi của thời tiết khí hậu (đối với các dự án trồng trọt cây nông lâm nghiệp, hoặc các dự án nuôi tròng thuỷ hải sản…)
Phương pháp chủ yếu phân tích rủi ro của dự án là phương pháp thống kê. Từng địa phương sẽ tự thống kê tổn thất do xảy ra rủi ro. Sau đó báo cáo cho cơ quan chủ quản là TW Đoàn tổng hợp tổn thất.
Biện pháp khắc phục và hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra là ban quản lý dự án tiến hành mua các loại bảo hiểm phù hợp với từng loại dự án. Khi rủi ro xảy ra, tổn thất của dự án sẽ được công ty bảo hiểm chi trả.
9. Công tác đấu thầu:
Cơ quan TW Đoàn và ban quản lý dự án sẽ trực tiếp tiến hành tổ chức đấu thầu công khai hoặc hạn chế tuỳ thuộc vào quy mô vốn của dự án và tuân theo luật đấu thầu của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Các dự án đầu tư của TWĐ – TWĐ chủ yếu với mục đích di dân tới vùng kinh tế mới, vùng kinh tế khó khăn. Theo xu hướng đó, định hướng dân cư trong những năm tới của TWĐ là di dân tới vùng biên giới, hải đảo vùng khó khăn.
Cụ thể: Giữ vững và phát triển mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp theo hộ gia đình; Nâng cao chất lượng bảo vệ rừng phòng hộ, tiếp tục trồng rừng phủ xanh đồi trọc; Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh trong Nông nghiệp cả về trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi; Hình thành vùng cây công nghiệp thêo định hướng của từng địa phương; Giữ vững trật tự an ninh trong tổng đội và trong vùng, không để tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn; Xây dựng và phát triển tốt mối đoàn kết với chính quyền địa phương; Tranh thủ các nguồn vốn chương trình, nhằm đẩy nhanh tính hiệu quả của các chương trình dự án; Tạo dựng mối đoàn kết nội bộ, phát huy sức mạn tổng hợp của các cán bộ đội viên trong từng đơn vị…
CHƯƠNG II:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO THANH NIÊN:
I. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:
1. Thuận lợi:
Các dự án do TWĐ thực hiện đều là các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp bộ, ngành, đoàn thể và đoàn viên thanh niên trong toàn quốc. Do được sự ủng hộ của nhiều địa phương nên dự án được tổ chức thực hiện nhanh chóng, theo sự hướng dẫn của TWĐ.
Dự án đào tạo đã cho đoàn viên thanh niên thấy việc cần thiết của chương trình mục tiêu quốc gia. Việc các dự án được triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho đoàn viên thanh niên, tăng thêm thu nhập cho đoàn viên thanh niên. Các đoàn viên thanh niên cũng thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong dự án.
Mục tiêu của dự án là thông qua hiệu quả về mặt tài chính: xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho đoàn viên vùng dự án… đạt được hiệu quả to lớn về mặt tư tưởng văn hoá chính trị: lôi kéo được thanh niên tham gia vào tổ chức đoàn hội đội, tin tưởng vào Đoàn, Đảng, Nhà nước. Tư tưởng chính trị vững vàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo sự lãnh đạo của đảng và nhà nước… Đó là mục tiêu lớn nhất của các dự án đầu tư cho thanh niên, cũng thể hiện hiệu quả về mặt xã hội của các dự án đầu tư cho thanh niên.
2. Khó khăn:
- Trình độ văn hoá cũng như sự nhận thức, tiếp thu KHKT của nhân dân cũng như các xã của thanh niên các xã nghèo đều rất thấp. Hầu hết các thanh niên có trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật lại đi làm ở nơi khác (lên thành phố lập nghiệp), chỉ có một số ít thanh niên có trình độ ở lại địa phương lập nghiệp. Do đó, thiếu trầm trọng nguồn nhân lực là thanh niên có trình độ để trực tiếp tham gia vào dự án. Những cán bộ hiện đang công tác ở địa phương một phần đã lớn tuổi, một phần có tư tưởng bảo thủ, trình độ văn hoá thấp (hết lớp 12). Đây là vấn đề hết sức khó khăn, cần có những biện pháp cụ thể để thu hút nguồn nhân lực trẻ (thanh niên) có trình độ về địa phương tham gia thực hiện dự án.
- Hầu hết các xã nghèo đều lúng túng (đặc biệt là thanh niên) chưa xác định được cơ cấu cây trồng, chưa xác định được hướng đi chính, cây con chính. Bởi vì để xác định được hướng đi chính, cần phải tìm hiểu xem tính chất điều kiện tự nhiên ở địa phương có dự án như thế nào, có thể thích hợp với loại cây, con gì. Để làm được điều này không thể chỉ nhìn mà biết được, mà cần phải có máy móc kỹ thuật xác định điều kiện tự nhiên khí hậu ở địa phương đó. Nhiệm vụ này thuộc về thanh niên ở các phòng nông nghiệp.
- Tư tưởng chờ đợi, ỷ lại còn khá phổ biến. Do tính chất lao động Việt Nam là: hoạt động các nhân thì rất tốt nhưng hoạt động theo nhóm rất kém hiệu quả. Mà nguyên nhân chính là tư tưởng chờ đợi, ỷ lại của các thành viên trong nhóm. Người lao động không có tinh thần trách nhiệm, tính tự giác thấp nên khi hoạt động theo nhóm là rất kém.
- Cơ sở hạ tầng của các xã vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.
- Mô hình làm điểm còn rất hiệu quả nhưng không có nguồn ngân sách để mở rộng mô hình.
- Thủ tục hành chính còn rắc rối, phiền hà. Sự phối hợp giữa các bộ chuyên môn với TWĐ và sự phối hợp giữa các ban chức năng của TWĐ còn rất chậm. Dẫn đến tình trạng có những khoảng thời gian không có việc, cán bộ nhàn rỗi (thường vào đầu tháng). Lại có những khoảng thời gian công việc được dồn lại (thường là vào cuối tháng) gây khó khăn cho cán bộ chuyên trách.
- Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ nhà nước đều có tư tưởng thực hiện đến đâu rút kinh nghiệm đến đó, mà không ý thức được mỗi một lần rút kinh nghiệm là một lần lãng phí, lãng phí nguồn lực thực hiện dự án. Đây chính là điểm yếu phổ biến và lớn nhất.
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TWĐ GIAI ĐOẠN 2007-2010:
Dự kiến trong các năm tới với mục tiêu huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả, TWĐ không ngừng đưa ra các dự án đấu tư hiệu quả mang tính xã hội cao như các dự án cho các hộ nghèo vay vốn với lãi suất phù hợp, cùng các chính sách hướng dẫn bà con đầu tư vào các lĩnh vực thích hợp với từng vùng, từng mặt hàng ... nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các hộ dân.
Do đó, mục tiêu trong các năm tới là thu hút vốn từ các nguồn vốn , mà chủ yếu là từ ngân sách nhà nước.
-Tăng cường hỗ trợ cho thanh niên thực hiện các dự án hướng dẫn chuyển giao công nghệ tới các địa phương.
-Tăng tính hiệu quả với các dự án xoá đói giảm nghèo.
-Hỗ trợ kinh phí cho các thanh niên địa phương thực hiện dự án.
-Giải quyết việc làm cho các thanh niên ở địa phương, góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp tại các vùng nông thôn hiện nay, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ, nâng cao thu nhập và tiến tới thu nhập ổn định cho nguồn lao động này.
-Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong việc xây dựng và vận hành hiệu quả các dự án.
Chính từ những mục tiêu và định hướng trên mà TWĐ đã có kế hoạch chi cho hoạt động đầu tư trong giai đoạn 2007-2010 như sau:
STT
Chi tiêu
Chi NSNN giai đoạn 2007-2010
2007
2008
2009
2010
Tổng số
I
Chi ĐTPT
93.000
108.000
104.750
103.850
486.727
a
Chi ĐT XDCB
92.000
107.000
104.000
130.100
481.627
1
Ngành thuỷ lợi
12.000
13.000
14.000
10.000
61.000
2
Ngành giao thông
12.000
12.000
15.000
15.000
65.500
3
Ngành công cộng
13.000
15.000
15.000
15.000
71.000
4
Ngành thuỷ sản
21.000
21.000
25.000
25.000
112.800
5
Chương trình biển đông và hải đảo
34.000
46.000
35.000
3.810
171.327
b
Chi XDCB khác
1.000
1.000
750
750
5.100
1
Quy hoạch
600
2
Chuẩn bị ĐT
1.000
1.000
750
750
4.500
II
Chi chương trình mục tiêu quốc gia
26.000
26.200
25.000
24.000
123.210
1
Chương trình xoá đói giảm nghèo
14.000
15.000
15.000
14.000
70.000
2
Chương trình 135
4.000
3.200
3.000
3.000
17.000
3
Chương trình 661
8.000
8.000
7.000
7.000
36.210
Tổng dự toán chi NSNN
119.000
134.200
129.750
127.850
609.937
III. GIẢI PHÁP:
1.Giải pháp về chính sách vĩ mô:
- Chính sách thuế: Nhà nước cần phải có chính sách ưu đãi cụ thể, hướng dẫn cụ thể bằng văn bản về thuế đối với các dự án của thanh niên
+ Miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các dự án cần nhập khẩu thiết bị máy móc của nước ngoài
+ Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp do thanh niên quản lý mà mục tiêu hoạt động là mục tiêu xã hội (giải quyết việc làm, tạo việc làm cho thanh niên; doanh nghiệp trung tâm dạy nghề...)
- Chính sách ưu đãi đầu tư: nhằm thu hút các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào dự án cho thanh niên. Từ đó, giảm nhu cầu vốn ngân sách.
- Chính sách về đất đai: Nhà nước, Tỉnh và địa phương cần có chủ trương quy hoạch tổng thể vùng kinh tế trong dài hạn. Vì các dự án do TWĐ thực hiện chủ yếu mang tính chất xã hội, chính trị nên thời gian thực hiện dự án thường kéo dài. Nếu địa phương không có quy hoạch tổng thể trong dài hạn, trong thời gian thực hiện dự án mà quy hoạch thay đổi thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả của dự án, gây lãng phí vốn đầu tư.
- Cần phải có một chính sách cụ thể, quy định rõ ràng thủ tục thực hiện đầu tư. Quy định này cần đảm bảo sự thống nhất giữa các ban ngành, cơ quan, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện một công việc cụ thể.
2. Giải pháp về nguồn nhân lực tham gia dự án:
- Đối với thanh niên tham gia dự án: Cần phải có chương trình đào tạo cụ thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia dự án. Cụ thể: cần tích cực mở các lớp dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên; mở lớp tập huấn về tư tưởng cho thanh niên; mở lớp đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ trực tiếp tham gia dự án (nâng cao trình độ từ khâu lập báo cáo nghiên cứu đầu tư, lập dự án đầu tư, cán bộ thẩm định, cán bộ thực hiện dự án, cán bộ giám sát kiểm tra đánh giá dự án....)
- Đối với chính quyền địa phương: cần có chính sách cụ thể thu hút thanh niên có trình độ khoa học kỹ thuật về địa phương. Cụ thể: cần có chính sách cho cán bộ thanh niên làm dự án sau khi dự án kết thúc thì chính quyền địa phương phải phân công công việc cho những thanh niên đã tham gia dự án vào những vị trí phù hợp theo trình độ năng lực chuyên môn.
- Đối với ban quản lý dự án: cần có chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về công tác thực hiện dự án theo các giai đoạn của dự án như: chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý dự án trong đầu tư, đánh giá hiệu quả kết quả đạt được của dự án. Cần có biện pháp xây dựng tư duy “khắc phục sai lầm, rút kinh nghiệm” là một hính thức lãng phí trong nhóm cán bộ thực hiện dự án. Để nhóm cán bộ thực hiện dự án có suy nghĩ không được phép lãng phí trong đầu tư bằng cách không cho phép sai lầm để khắc phục sai lầm, rut kinh nghiệm cho dự án tiếp theo. Có như thế mới phát huy được tối đa hiệu quả của dự án.
3. Chính sách về tiền tệ, vốn và nguồn vốn:
Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể rõ ràng phương thức sử dụng và giải ngân vốn một cách thống nhất giữa các bộ ngành, tránh tình trạng mâu thuẫn về quy định giữa Chính phủ, lãnh đạo bộ ban ngành có liên quan.
Cần tăng cường vốn ngân sách cho các dự án của thanh niên để nhân rộng mô hình dự án thí điểm, phát huy hiệu quả của dự án.
Cần có biện pháp hướng dẫn, kích thích thanh niên ở địa phương vùng dự án có thể sử dụng mô hình của dự án nhưng không phải sử dụng nguồn vốn của dự án mà sử dụng vốn của chính thanh niên địa phương. Khi đó, TWĐ vừa có thể nhân rộng mô hình dự án lại vừa không phải trợ cấp vốn đầu tư cho dự án. Các dự án của TWĐ đã tạo ra hiệu quả rất lớn gọi là hiệu quả “lan toả” của dự án, đó mới là hiệu quả thực sự mà dự án cần hướng tới.
4. Giải pháp cụ thể của TWĐ:
TWĐ cần có chương trình đào tạo cán bộ thanh niên thực hiện dự án, để cán bộ thanh niên thực hiện dự án có thể nắm vững nghiệp vụ đầu tư, thực hiện dự án đầu tư. Bằng cách cử cán bộ thanh niên tham gia các khoá học về hoạt động đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư. Cần có chính sách tuyển dụng những thanh niên vững về nghiệp vụ đầu tư, chính những thanh niên này sẽ là lực lượng nòng cốt tham gia vào việc thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư.
Kết luận:
Từ thực tế hoạt động của Trung ương Đoàn, ta thấy các dự án của Trung ương Đoàn tập trung chủ yếu vào việc xoá đói giảm, tạo công ăn việc làm cho thanh niên, qua đó nâng cao nhận thức, giác ngộ thanh niên theo lý tưởng Đảng và Nhà nýớc ta đã đề ra. Thông qua các kết quả cụ thể đã đạt được, rõ ràng các dự án của Trung ương Đoàn đã đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định. Ngoài những hiệu quả cụ thể mà bài viết đã đề cập đến, còn có những hiệu quả không xác định ðýợc, khó xác định, cũng có những hiệu quả kinh tế - xã hội mà nội dung bài viết của em chưa đề cập đến được do sõ xuất. Tuy nhiên, em mong nội dung bài viết của em đã phần nào làm rõ tình hình thực tế của các dự án đầu tư cho thanh niên mà Trung ương Đoàn đã thực hiện đầu tư.
Em xin chân thành cám ơn.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – TS Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu tư
2. Quy chế về tổ chức và hoạt động của cõ quan Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Ban TNXP, Báo cáo tổng kết đầu tư giai đoạn 2001 – 2006.
4. Ban TNNT, Báo cáo tổng kết đầu tư giai đoạn 2001 – 2006.
5. Ban TNCN – ĐT, báo cáo tổng kết đầu tư giai đoạn 2001 – 2006.
6. Trung tâm hỗ trợ TNNT, báo cáo tổng kết đầu tư giai đoạn 2001 – 2006.
7. Website “Đoanthanhniên. Org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT23.docx