Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Thái Bình

Chính sách đầu tư làm cho cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, làm cho người dân tham gia tích cực hơn. Đầu tư về cơ sở hạ tầng, về giống, Hàng năm bố trí nguồn vốn cho địa phương thực hiện nhiệm vụ quy hoạch chi tiết vùng nuôi ngoài đê quốc gia. Trên cơ sở đó đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ đã phê duyệt với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Trước mắt, trong 2 năm 2009 – 2010 tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống đường điện cho vùng nuôi chuyển đổi xã Thái Đô, đầu tư mới cho hệ thống đường điện ở Thuỵ Xuân, Thuỵ Trường và cống ngập mặn, nước ngọt. Hoàn chỉnh hạng mục công trình cống mới xây thuộc vùng chuyển đôir 3 xã Nam Thịnh, Nam Cường, Nam Thắng để sớm phát huy hiệu quả. Lựa chọn địa điểm và có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu sản xuất giống thủy sản để kêu gọi các thành phần kinh tế phát triển sản xuất giống tại địa phương. - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: nguồn vốn từ ngân sách chủ yếu đầu tu vào những hạng mục cần vốn lớn, có tính chất chung: Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, hỗ trợ giá, đào tạo nguồn nhân lực. - Vốn địa phương: sử dụng cho những việc như hỗ trợ về giống, xây dựng những công trình ở cấp huyện, xã.

doc54 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GO - Chi phí trung gian: IC - Giá trị gia tăng: VA - Diện tích nuôi trồng: S - Sản lượng: Q - Giá bán: P Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: - Lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất: Pr/TC - Lợi nhuận trên tổng số công lao động: Pr/L - Lợi nhuận trên diện tích nuôi trồng: Pr/S - Giá trị gia tăng trên tổng chi phí sản xuất: VA/TC - Giá trị gia tăng trên tổng số công lao động: VA/L - Giá trị sản xuất trên tổng chi phí sản xuất: GO/TC - Giá trị sản xuất trên tổng số công lao động: GO/L - Giá trị sản xuất trên diện tích nuôi trồng: GO/S - Năng suất lao động = Q/L CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH *** I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là hành lang cận kề với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Bắc bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ giao thương giữa Hải Phòng, Quảng Ninh, nối dài tới các tỉnh duyên hải suốt dọc đất nước. Thái Bình là mảnh đất địa linh nhân kiệt với diện tích 1.542,24 km2 chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây Nam giáp Nam Định và Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng. Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông biển khép kín. Bờ biển Thái Bình chạy dài trên 50 km, là môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế biển và phát triển du lịch. Có 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: phía Bắc và Đông Bắc là sông Hoá, phía Bắc và Tây Bắc là sông Luộc, phía Tây và nam là hạ lưu của sông Hồng và sông Trà Lý với 5 của sông lớn Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Toàn tỉnh Thái Bình có 1 thành phố và 7 huyện trong đó có 284 xã, phường, thị trấn. 1.2. Đất đai Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, tươi tốt do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha. Tổng diện tích tự nhiên là 153596 ha. Tiềm năng về thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình. Thái Bình có 3 thuỷ vực khác nhau. Trong đó vùng nước mặn chiếm 17 km2 chủ yếu danh cho hoạt động khai thác các loại hải sản như cá Trích, cá Đé, tôm He… vùng nước lợ có khoảng 20705 ha hiện đang được khai thác để nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, ngao, vọp, rau câu…Bên cạnh đó, các cồn cát ven biển như cồn Vành, cồn Thủ, cồn Đen và vùng đất ngập mặn thích hợp trồng tập trung cây sú vẹt, bần. Hịên tại có gần 5000 ha rừng vừa giữ đất, chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên du lịch ven biển. Vùng nước ngọt với tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 9256 ha và các triền cỏ ven đê, ven sông và hệ thống kênh mương ao hồ rộng khắp là điều kiện để phát triển chăn nuôi. 1.3. Khí hậu Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mùa mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23 – 240C . Lượng mưa trung bình 1400 mm – 1800 mm. Độ ẩm trung bình vào khoảng 85 – 90 %. 1.4. Hải văn - Thuỷ triều: Chế độ thuỷ triều vùng biển và ven biển khá ổn định. Ngoài khơi là chế độ nhật triều, trong lộng là chế độ bán nhật triều không đồng đều. Hàng tháng có một số ngày thuỷ triều lên xuống 2 lần. - Độ mặn: vùng biển Thái Bình có độ mặn vừa phải từ 23 – 25 ‰, còn độ mặn trong nước ở các cửa lạch thì nhỏ hơn. 2. Tài nguyên thiên nhiên. 2.1. Đất đai và thổ nhưỡng Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, tươi tốt do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi góp phần làm lên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha. Tổng diện tích tự nhiên là 153596 ha. Trong đó diện tích cấy hàng năm 94187 ha; ao hồ đã đưa vào sử dụng 6018 ha. Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3 – 4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ đông khoảng 40000 ha. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình thích hợp cho các loại cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nhiệt đới, trồng hoa, trồng cây cảnh. 2.2. Tài nguyên nước Nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ven biển ở đây bao gồm nước mặn là chủ yếu do hệ thống các vùng ngập mặn ven bờ ở Tiền Hải và Thái Thụy. Đối với việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thì hệ thống sông, ngòi ở đây rất nhiều với hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình cung cấp nguồn nước quan trọng cho cả vùng. 2.3. Tài nguyên sinh vật - Nguồn lợi vùng biển Thái Bình với những loại hải sản rất đa dạng. Theo các kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu hải sản thì vùng biển Thái Bình có tới 218 loài cá biển, thuộc 87 họ. Trong đó có 45 loại có giá trị kinh tế, cá sống ven bờ có 115 loại chiếm khoảng 37,6%, nhóm cá nổi có 17 loại và nhóm cá đáy có 98 loại. Trữ lượng cá vào khoảng 67 ngàn tấn và khả năng khai thác ngoản 40 ngàn tấn. Trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 28 ngàn tấn và khả năng khai thác là 15 ngàn tấn, trữ lượng cá đáy khoảng 30 ngàn tấn và khả năng khai thác khoảng 16 ngàn tấn. Về tôm, biển Thái Bình có 15 loại thuộc 7 giống và 5 họ. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao và có sản lượng cao như loài tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng… Sản lượng nuôi trồng tôm là 2627 tấn trong đó tôm sú 1890 tấn. Về mực, vùng biển Thái Bình có nhiều loại sản lượng cao như: mực ống, mực nang, mực cơm. Cho đến nay, số lượng giống loài, họ mực chưa được điều tra đánh giá nhưng xét điều kiện tự nhiên khu vực và số liệu thống kê kết quả sản xuất hàng năm cho thấy trữ lượng mực vùng biển Thái Bình hàng năm 2200 – 2500 tấn và khả năng khai thác từ 1500 – 2000 tấn. Trong đó mực ống có trữ lượng lớn nhất với khả năng khai thác từ 250 – 300 tấn. - Nguồn lợi vùng nước mặn, lợ: Hải sản ưu thế trong vùng nước mặn, lợ ở Thái Bình là các loại tôm có giá trị kinh tế cao như: tôm he chiếm 25 – 30%, tôm rảo, tôm vàng… Sản lượng tôm tự nhiên được khai thác hàng năm đạt 20 tấn. Đặc biệt là con tôm sú với diện tích nuôi trồng lớn cho giá trị kinh tế cao với sản lượng 1463 tấn ( năm 2008). Bên cạnh tôm, các bãi ngao tự nhiên và các bãi ngao nhân tạo ở Tiền Hải và Thái Thuỵ được nhân dân khai thác và nuôi trồng mỗi năm khai thác hàng trăm tấn. Rong câu chỉ vàng mọc tự nhiên ở các vùng nước lợ và ven của sông Thái Thụy, Tiền Hải cũng được khai thác từ 2 – 3 tấn rong câu khô/năm. - Rừng ngập mặn: Trong khoảng thời gian 1976 – 1990 rừng ngập mặn khu vực bị tàn phá nặng nề và đi đến kiệt quệ. Từ năm 1990 trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, ý thức về môi trường của nhân dân được nâng lên, hệ sinh thái ngập mặn ở Thái Bình đang được hồi sinh và phát triển. Hiện nay Thái Bình có khoảng 500 ha rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở Cồn Đen, Cồn Vành huyện Tiền hải. 3. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1. Dân số, lao động Thái Bình với dân số trên 1,8 triều người, trong đó dân số nông thôn chiếm 94,2%, dân số thành thị chiếm 5,8%. Nguồn lao động trong độ tuổi lao động là 1,73 triệu người, trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ thương mại chiếm 8,7%. Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động đang ngày một nâng nên là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Bảng 1: Cơ cấu thành phần dân số ở Thái Bình (Đơn vị :1000 người) Chỉ tiêu dân số Năm 2006 Năm 2007 Dân số trung bình 1851 1868 - Chia theo giới tính + Nam 882,8 891,2 + Nữ 968,2 893 - Chia theo khu vực: + Thành thị 135,4 137,5 + Nông thôn 1715,6 1732,3 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình) Người dân Thái Bình vốn có truyền thống hiếu học, chăm chỉ cần cù lao động khả năng nắm bắt nhanh với khoa học kỹ thuật và nền kinh tế thị trường. Những người dân ven biển Thái Bình có truyền thống và kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản nhất là nuôi tôm, ngao. Do đó việc chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến gặp nhiều thuận lợi. Dân số Thái Bình phân bố chủ yếu ở nông thôn với công việc chủ yếu là nông nghiệp là chính. Tuy nhiên những năm gần đây xu hướng dân số thành thị tăng lên đáng kể. Bảng 2: Lao động sử dụng cho ngành thuỷ sản chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Tổng số lao động Người 76346 76823 Lao động đánh bắt Người 11596 11596 Lao động nuôi trồng Người 64750 65227 ( Nguồn Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình) Lao động nuôi trồng năm 2008 tăng 477 người và tăng 7,74 % so với năm 2007. Mặc dù, số lao động tăng nhưng vẫn thấp là do: nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn đang phát triển, vốn bỏ ra ban đầu lớn nên người dân chưa tham gia nhiều. Tỉnh đang có chủ trương, khuyến khích việc nuôi trồng bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về giống…Ở một số nơi người dân đang kết hợp trồng lúa với nuôi cá. 3.2. Cơ sở hạ tầng 3.2.1. Thuỷ lợi Hầu hết các công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp đã được xây dựng. Hệ thống kênh mương đã và đang được bê tông hoá. Nhờ có nguồn vốn cuả Nhà nước và hàng chục tỷ đồng vốn góp của nhân dân mà hàng chục chiếc cống và hành chục km đê bao đã được xây dựng. Đến nay toàn tỉnh đã có 50 km đê ngăn mặn. 3.2.2. Giao thông Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ ở Thái Bình phát triển sớm và nhanh so với cả nước. Toàn tỉnh có 5614 km đường ô tô, trong đó quốc lộ là 98 km, tỉnh lộ là 312 km, còn lại là đường giao thông nông thôn. Hệ thống đường bộ của Thái Bình được phân bổ hợp lý và từng bước được nâng cấp. Cầu Tân Đệ, Triều Dương, Quý Cao đã nối liền đường bộ với Nam Định và vùng tam giác tăng trưởng kinh tế. Thái Bình có cảng quốc gia Diêm Điền đã được đầu tư xây dựng giai đoạn 1 cho tàu 600 tấn ra vào làm hàng. Dự án giai đoạn 2 sẽ cho tàu 1000 tấn ra vào làm hàng. Ngoài ra còn có nhiều cảng sông tại thành phố và các huyện. 3.2.3. Hệ thống điện Thái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống. Toàn tỉnh đã có 100% số xã và 98% số hộ có điện sinh hoạt. Hệ thống điện lưới của tỉnh đã được nâng cấp. Đã xây dựng trạm biến áp 125 MVA cấp điện áp 220 KV cho các trạm 110 KV, 35 KV và mạng lưới điện rộng khắp đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh trong những năm tới. 3.3. Vốn Để đưa ngành thuỷ sản Thái Bình nói chung và tiểu ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của tỉnh thì vấn đề đặt ra cho các ngành, các cấp của tỉnh Thái Bình là phải quan tâm hơn nữa tới công tác xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, làm cho hệ thống này ngày càng được hiện đại và kiên cố hơn, nhất là hệ thống các trạm bơm, nguồn, hồ chứa và xử lý cấp nước, dẫn và thoát nước… Bên cạnh nguồn vốn tự huy động trong nhân dân đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ở Thái Bình. Trong thời gian qua nhờ nguồn vốn của Nhà nước đầu tư theo các chương trình mục tiêu và các dự án phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản vùng nước mặn, lợ khoảng 37 tỷ đồng. Tập trung nhất là vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng từ các chương trình 327,773 và chương trình 224 đối với nuôi trồng thuỷ sản mặt nước mặn, lợ.. Bảng 3: Vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản năm 2009 STT NỘI DUNG Vốn ngân sách (triệu đồng) A Vốn Trung Ương hỗ trợ 55200 1 Xây dựng hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản 18200 2 Chương trình giống thuỷ sản 2000 3 Vốn khu neo đậu tránh bão cho tàu 35000 B Vốn ngân sách tỉnh 6900 1 Vốn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư 1900 2 Vốn đối ứng khu neo đậu tránh bão cho tàu 6000 Tổng 62100 (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình) Trong năm 2009 nguồn vốn do Trung Ương hỗ trợ đầu cho ngành thuỷ sản là rất lớn, tổng số vốn đầu tư là 62100 triệu đồng trong đó vốn TƯ là 55200 triệu đồng, chiếm 88,9 % tổng số vốn đầu tư. Vốn TƯ đầu tư chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng. II. HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH 1. Đối tượng nuôi Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản rất phong phú cả ở nước mặn và nước ngọt. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng nuôi cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể về tự nhiên và kinh tế là một việc làm rất cần thiết. Phải lựa chọn đối tượng nuôi nào vừa mang lại vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa đảm bảo được phù hợp với điều kiện của vùng biển Thái Bình để cho con giống sinh trưởng và phát triển tốt vừa đảm bảo phù hợp với khả năng của các ngư dân. Chính vì vậy trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, không chỉ diện tích mặt nước mà cả xác định đối tượng nuôi cho phù hợp cũng không kém phần quan trọng. Trong những năm qua các đối tượng sử dụng và đưa vào nuôi ở Thái Bình chủ yếu là các đối tượng nuôi truyền thống như tôm sú, ngao, vọp và một số loại rong biển. Tuy nhiên tôm vẫn được ưu tiên phát triển và thực tế đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Bảng 4: Kết quả nuôi tôm, ngao ( 2006 – 2008) Danh mục Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 - Nuôi tôm sú Diện tích ha 3002 3665 3561 Năng suất kg/ha 436,04 452,36 472,3 Sản lượng Tấn 1309 1358 1682 - Nuôi ngao Diện tích ha 1081 1089 1089 Năng suất tấn/ha 17,0 18,26 25 Sản lượng Tấn 18377 19885 27225 (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình) Qua các năm diện tích nuôi tôm sú và ngao đều có xu hướng tăng lên. Như con tôm sú năm 2006 là 3002 ha nhưng đến năm 2008 là 3561 ha tăng 559 ha. Diện tích nuôi ngao tăng lên 8 ha so với năm 2006. Có thể nhận thấy qua các năm diện tích, sản lượng và năng suất đều tăng lên một cách đáng kể. 2. Hình thức nuôi Dựa vào đặc điểm sinh thái của từng vùng nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình được phân bố thành 2 vùng nuôi như sau: - Nhóm vùng I: Thuộc vùng đất, mặt nước ở khu vực của sông, bãi ngang ảnh hưởng trực tiếp của nước biển, ít ảnh hưởng của nguồn nước lục địa hoặc bị ảnh hưởng nhưng nhanh chóng trả lại đặc tính tự nhiên do tác động của biển. Nhóm vùng này có vị trí từ của biển ăn sâu vào lục địa khoảng từ 0 – 3 km: + Nước có độ mặn cao, thường đạt từ 15 - 20‰ chỉ chiếm khoảng 2 tháng trong năm. + PH của nước mang tính chất của nước biển, thường ổn định từ 5,1 – 6,7 + Sinh vật cư trú là những loài có nguồn gốc biển. - Nhóm vùng II: thuộc vùng đất và mặt nước nằm ở lưu vực của các con sông, nằm sâu vào trong lục địa khoảng từ 3 – 5km. Nguồn nước tự nhiên đã bị pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ lục địa: + Độ mặn biến động từ 10 - 20‰. + Thời gian độ mặn từ 10 - 15‰ chiếm khoảng 2 – 3 tháng trong năm. + Chất đáy cát bùn hoặc bùn cát, cấp hạt trung bình. + PH của nước mang nguồn gốc của nước biển và nước nội địa pha trộn nên kém ổn định, nhất là vào mùa mưa. + Sinh vật cư trú có nguồn gốc từ biển nhưng ưa độ mặn thấp. Vùng này đặc trưng bởi sự có mặt của các loài cây thuộc hệ rừng ngập mặn. Dựa vào giá trị kinh tế và đặc điểm sinh thái của đối tượng và đặc điểm của các vùng sinh thái mà trong thời gian qua, những người nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình đã có những cách lựa chọn phương thức nuôi phù hợp cho từng vùng. Bảng 5: Các đối tượng, phương thức, mùa vụ nuôi trồng thuỷ sản Vùng nuôi Đối tượng nuôi Phương thức nuôi Vụ nuôi Các loài thuộc giống tôm he BTC – TC Vụ 1(tháng 3- 8) I Tôm rảo, tôm vàng QCCT, BTC, TC Vụ 2(tháng 9 – 2 năm sau) Ngao, sò, hàu QCCT, QC, BTC Quanh năm Cá QCCT,BTC Quanh năm Rong biển QC, QCCT Quanh năm Các loài thuộc giống tôm he QCCT, BTC, TC Vụ 1 II Tôm rảo, tôm vàng, tôm sú QCCT, BTC Vụ 2 Cua biển QCCT, QC Vụ 1, vụ 2 Cá QCCT, BTC Quanh năm Chú thích: TC: nuôi thâm canh BTC: nuôi bán thâm canh QC: nuôi quảng canh QCCT: nuôi quảng canh cải tiến Trong những năm gần đây, người dân Thái Bình đã sử dụng diện tích nước mặn, lợ vào nuôi trồng thuỷ sản, chiếm một tỷ lệ tương đối lớn bằng 60% so với tiềm năng. Trong đó diện tích nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh chiếm 14,6%; quảng canh cải tiến chiếm 27,8%; quảng canh chiếm 58,2%. Công nghệ áp dụng chủ yếu phương pháp thay nước tích cực nên năng suất không ổn định. Một số ít hộ nuôi đã áp dụng công nghệ nuôi ít thay nước và nuôi trong hệ kín, đây cũng là phương pháp nuôi tiến bộ nhất hiện nay. Trong các vùng nuôi trồng thuỷ sản phân theo vùng sinh thái ở Thái Bình có 2 loại hình nuôi cụ thể như sau: * Nuôi trong đê cống: Vùng nuôi trong đê cống đã xuất hiện 3 phương thức nuôi là :Quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài giáp xác: tôm, cua, cá nước lợ trong ao đầm. Nuôi bán thâm canh đối với tôm sú và cá biển, ngao. Đối với tôm và ngao, loại hình nuôi trong đê cống gồm 2 phương thức nuôi chính là: quảng canh cải tiến và bán thâm canh: - Nuôi quảng canh cải tiến: năm 2005 có 467 ha: + Đầm có diện tích từ 1ha trở lên. + Nguồn giống tự nhiên và có thả bổ sung một số giống nhân tạo hoặc thu gom từ ngoài vào (đối với các đầm có diện tích lớn trên 10ha) hoặc thả đơn thuần giống nhân tạo hoặc giống thu gom. Mật độ giống dưới 9 con/m2 đối với tôm sú. + Có cho ăn thức ăn tự nhiên tổng hợp hoặc tự chế biến. + Năng suất đạt từ 200 – 450kg/ha kể cả sản phẩm tự nhiên - Nuôi bán thâm canh: năm 2007 là 90 ha. + Diện tích đầm nuôi từ 1 – 3 ha + Bờ và cống được xây dựng kiên cố + Có hệ thống ao xử lý + Có thiết bị sục khí hoặc quạt nước. * Nuôi bãi triều ngoài đê cống: đối tượng nuôi chủ yếu là sò, ngao. Ngao được bố trí nuôi ở các bãi có cấu trúc tầng mặt là cát bùn. Các loài sò được nuôi ở các bãi có cấu trúc tầng mặt là bùn cát. + Năng suất đạt từ 15 – 20 tấn/ha. + Đầu tư thấp, lãi suất cao. + Thời gian nuôi: mỗi chu kỳ từ 1 – 2 năm tuỳ thuộc vào cỡ giống ban đầu. 3. Tình hình dịch bệnh Vấn đề phòng và trị bệnh cho vật nuôi là một trong những vấn đề cần quan tâm đối với người nuôi trồng thuỷ sản. Theo kết quả điều tra của Chi cục BVTV thuỷ sản trong những năm trở lại đây một số vùng của tỉnh Thái Bình đã xảy ra dịch bệnh của tôm cục bộ. Dịch bệnh chủ yếu là MBV và đốm trắng WSSV. Dịch bệnh đã gây thiệt hại cho khoảng 4 – 5 triệu con tôm có kích thước dài 5 – 6 cm. Nhờ phát hiện sớm nên người nuôi cũng như các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo và có biện pháp xử lý kịp thời nên đã dập tắt được dịch bệnh trong toàn vùng. Tuy nhiên, năng suất nuôi trồng của tôm sú giảm (bảng 8 & 9). Ngoài ra tại địa bàn tỉnh tôm còn mắc một số bệnh khác đó là bệnh ký sinh trùng đường ruột, bệnh đầu vàng YHV, bệnh đen mang và một số bệnh khác. Nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh vẫn là do con giống đã mang mầm bệnh hoặc ốm yếu và một phần do môi trường: trong những năm trước đây, Thái Bình phải nhập tôm giống. Việc nhập tôm như vậy sẽ gặp phải vấn đề bất lợi đường vận chuyển xa, tôm dễ bị yếu. Môi trường về độ mặn, về khí hậu không thích hợp tôm dễ bị sốc. Việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Có những mẻ tôm bị còi cọc do chủ đầm nuôi không bám sát được trại tôm giống . Hơn nữa, ở một số vùng do không xử lý kỹ vùng nuôi trước khi thả giống xuống gặp những nơi nước lắng, đọng nên làm cho tôm, cá dễ bị mắc bệnh. 4. Diện tích nuôi trồng Đối với ngành thuỷ sản thì diện tích mặt nước là một yếu tố rất quan trọng để hiểu rõ hơn về vai trò của diện tích mặt nước, tìm hiểu sự biến động của diện tích mặt nước qua các năm. Bảng 6: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ (2004 – 2008) Năm Đơn vị Diện tích mặt nước So với năm 2004 (%) 2004 Ha 3709 2005 Ha 3709 100 2006 Ha 3723 100,38 2007 Ha 3745 100,97 2008 Ha 3760 101,38 ( Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình) Hiện nay diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh có xu hướng tăng nên qua các năm. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Có được kết quả như vậy là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất: một số hộ ngư dân đã chuyển thói quen đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên sang nuôi trồng thuỷ sản theo quy trình nhất định. Ngoài ra, một số diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp cũng được người dân ở đây chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy hiệu quả của việc nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn rất nhiều so với hiệu quả của việc khai thác, đánh bắt thuỷ sản tự nhiên và trồng lúa, làm muối. Thêm vào đó, đây là một nghề có thể làm giàu được, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho các ngư dân ở đây. Thứ hai: trong mấy năm trở lại đây Nhà nước đã chú trọng đầu tư vào Thái Biình nhiều dự án, chương trình nuôi trồng thuỷ sản để đánh thức tiềm năng, thế mạnh ở đây như: các dự án nuôi tôm sú, nuôi ngao,.. Bên cạnh đó, nhiều công ty tư nhân đã đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình kết hợp với kinh doanh du lịch. Bảng 7: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 – 2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 A Nuôi trồng mặn, lợ ha 4812 4813 1 Diện tích nuôi cá ha 50 110 2 Diện tích nuôi tôm ha 3665 3606 Trong đó diện tích tôm sú ha 3665 3561 3 Diện tích nuôi ngao ha 1089 1089 4 Diện tích ương nuôi thuỷ sản ha 8 8 B Nuôi nước ngọt ha 8216 8311 1 Diện tích nuôi cá ha 8105 8200 2 Diện tích nuôi tôm ha 55 55 3 Diện tích ương nuôi giống ha 56 66 (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình) Nhìn chung diện tích nuôi trồng thuỷ sản các loại có xu hướng không thay đổi. Tuy nhiên diện tích nuôi tôm, ngao, cá chiếm tỷ lệ lớn. Như năm 2008 tổng diện tích nuôi trồng là 13124 ha trong đó diện tích nuôi tôm 3661 ha, diện tích nuôi ngao là 1089 ha, diện tích cá 8310 ha. Có được kết quả trên là do: Thứ nhất: được sự quan tâm của Nhà nước và lãnh đạo Tỉnh, người dân nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất ươm tạo nhân giống Thái Bình được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách đất đai, chính sách cho vay vốn và hỗ trợ ngân sách…Do đó họ đã mạnh dạn đầy tư vốn vào phát triển nuôi tôm, ngao, chính vì vậy mà nghề nuôi tôm sú và ngao của tỉnh Thái Bình đã phát triển một bước đi khá dài về diện tích nuôi trồng, năng xuất và hiệu quả kinh tế. Thứ hai: Diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh cũng phát triển mạnh qua các năm là do Thái Bình có mật độ sông ngòi, ao, hồ dày đặc, con giống cũng dễ ương tạo, dễ nuôi, lượng đầu tư vốn thấp phù hợp với những hộ nghèo cho phát triển kinh tế nông thôn. Thứ ba: do có sự ưu đãi khuyến khích đầu tư các mô hình trang trại đang được nhân rộng trong toàn tỉnh với hàng nghìn trang trại có quy mô lớn mà hình thức nuôi trồng chủ yếu là đào ao thả cả, kết hợp với các loại cây con khác. 5. Năng suất, sản lượng nuôi trồng Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nuôi trồng là sản lượng nuôi trồng được. Xét sản lượng của 2 vùng: * Vùng ngoài đê quốc gia: vùng có diện tích tập trung lớn nhất tỉnh là 891 ha (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải), nhỏ nhất là 32 ha (xã Thuỵ Hà, huyện Thái Thuỵ), xã có diện tích tập trung tương đối lớn như: Thuỵ Trường 240 ha, Thái Đô 240 ha, Nam Hưng 162 ha….Diện tích đầm ao nuôi trong vùng có quy mô khác nhau, trung bình từ 5 – 8 ha, lớn nhất 71 ha (xã Nam Phú), một số ít đầm 1 ha. Vùng chuyển đổi: xã có vùng chuyển đổi từ sản xuất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là HTX Thái Đô 275 ha. Khác với khu vực ngoài đê quốc gia, quy mô ao nuôi trong các vùng chuyển đổi nhỏ, manh mún, trung bình từ 0,15 – 0,7 ha, ao nhỏ nhất diện tích 700 – 720 m2. Bảng 8: Kết quả nuôi trồng thuỷ sản ngoài đê quốc gia năm 2004 – 2008 Danh mục Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Năng suất kg/ha Tôm sú kg/ha 465,7 465 436,04 452,36 359,09 Tôm tự nhiên kg/ha 196,38 191,36 194,87 213,5 228,2 Thuỷ sản khác kg/ha 917,69 616,59 961,36 1013,6 1006,6 2. Sản lượng tấn 4722 3805 4780 5096 4775 Tôm sú tấn 1392 1390 1309 1358 1078 Tôm tự nhiên tấn 587 572 585 695 685 Thuỷ sản khác tấn 2743 1843 2886 3043 3012 (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình) Năng suất nuôi trồng nhìn chung có xu hướng tăng, không ổn định: tôm sú năm 2008 lại giảm 22,9% so với năm 2004. Tôm tự nhiên năm 2008 tăng 16,2% so với năm 2004, tăng 19,25% so với năm 2005. Vùng đầm ngoài đê quốc gia nuôi tổng hợp nhiều đối tượng. Những năm trước đây ngư dân chủ yếu tận dụng nguồn tôm cá tự nhiên vào đầm kết hợp với thả mật độ thấp với một số đối tượng nuôi như tôm Sú, cua Xanh, cá Rô phi đơn tính ở mức độ quảng canh cải tiến, rất ít hộ nuôi chuyên một đối tượng vì quy mô ao đầm nuôi quá lớn, ít có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất. Đồng thời khó khăn trong việc điều hành quản lý sản xuất. Năng suất tôm Sú không ổn định, có xu hướng giảm dần năm 2005 năng suất 460 kg/ha, năm 2008 là 359,09 kg/ha bằng 77,11 % năm 2004. Tuy nhiên tôm tự nhiên (Rảo, Vàng, Giát, Gai) năng suất lại có xu hướng tăng dần, năm 2004 là 196,38 kg/ha, năm 2008 đạt 228,2 kg/ha bằng 116,2 % so với năm 2004. Nguyên nhân có thể do nghề: te kích điện có tính huỷ diệt khai thác ven bờ đã có từng bước giảm dần, rừng ngập mặn được phục hồi. * Khu vực chuyển đổi: do điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật lên các hộ nuôi tôm sú chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến với mật độ thả tôm giống P15 dưới 10 con/m2 , một số hộ nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng tuy có kết song không ổn định. Bảng 9: Kết quả nuôi trồng thuỷ sản trong đê quốc gia năm 2004 – 2008 Danh mục Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Năng suất Kg/ha Tôm sú kg/ha 791,66 781,94 633,84 737,86 533,98 Cá, cua và thủy sản khác kg/ha 425 350 365 340 183 2.Sản lượng Tấn 708 669 559 617 585 Tôm su Tấn 570 563 457 532 385 Cá,cua và thủy sản khác Tấn 138 106 102 85 205 (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình) Qua các năm ta thấy năng suất tôm sú đạt từ 791,66 kg/ha/vụ, bình quân là 695,74 kg/ha, năm 2008 đạt 533,98 kg/ha thấp nhất trong 5 năm, bằng 67,54 % so với năm 2004, như xã Nam Cường, Nam Thịnh, Đông Hải, Thái Đô. Duy nhất chỉ có HTX Hải Châu – xã Đông Minh năng suất trung bình qua 5 năm đạt tương đối cao. 830 kg/ha/vụ, riêng năm 2008 năng suất đạt là 972 kg/ha/vụ. Năng suất cua, cá các loại giảm dần qua các năm từ 425 kg/ha/vụ năm 2004 xuống còn 340 kg/ha/vụ vào năm 2007 và đạt thấp nhất năm 2008 chỉ còn 183 kg/ha, bằng 43,05 % so với năm 2004. Tuy năng suất đang có xu thế giảm nhưng giá trị thực tế thu được đều tăng, từ 68,3 triệu đồng/ha/năm vào năm 2005 lên 90,4 triệu đồng/ha/năm năm 2008. Nguyên nhân là do giá bán sản phẩm thủy sản trên thị trường đều tăng hơn so với các năm trước. Nhận xét chung: - Qua 5 năm sản xuất năng suất nuôi trồng của tỉnh không ổn định và đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt năm 2008 năng suất trung bình vùng chuyển đổi và vùng ngoài đê quốc gia giảm nhiều so với năm 2004. - Tổng sản phẩm trong 5 năm đạt 26317 tấn. Trong đó sản phẩm tôm sú 9108 tấn chỉ chiếm 34,6 % tổng sản lượng, giá trị sản phẩm đạt 154198 triệu đồng chiếm 44,7 % tổng giá trị thu nhập. Các sản phẩm như cua, cá, rong câu…đạt 17205 tấn chiếm 65,4 tổng sản lượng, giá trị sản phẩm 191067 triệu đồng bằng 55,3 % tổng giá trị (theo giá cố định năm 1994), trong đó: + Vùng ngoài đê quốc gia: tổng sản lượng đạt 23188 tấn, chiếm 88,11 % tổng sản lượng, giá trị sản lượng đạt 258462 triệu đồng, bằng 74,8 % tổng giá trị. + Vùng chuyển đổi: tổng sản lượng 3129 tấn, chiếm 11,89 % tổng sản lượng, giá trị sản lượng đạt 86803 triệu đồng bằng 25,2 % tong giá trị. - Giá trị sản lượng thực tế thu hoạch trên 1 ha đối với các vùng sản xuất đạt được như sau: + Nuôi nước mặn: giá trị thực tế 1 ha nuôi ngao thịt đạt 86,86 triệu đồng năm 2004 tăng lên 137,1 triệu đồng năm 2007 và đạt mức cao 275 triệu đồng năm 2008. + Nuôi nước lợ: khu vực ngoài đê quốc gia giá trị thực tế 1 ha thu được từ 50 – 81 triệu đồng, trung bình đạt 62 triệu đồng. Khu vực chuyển đổi giá trị thực tế thu được từ 68 – 130 triệu đồng, mức trung bình khoảng 87 – 93 triệu đồng. Nhìn chung giá trị sản lượng trên 1 ha ở khu vực chuyển đổi cao hơn khu vực ngoài đê quốc gia nhưng có sự biến động lớn qua các năm do năng suất có xu hướng giảm dần, nhưng giá trị thực tế không có sự biến động lớn do giá bán sản phẩm thủy sản tăng lên so với các năm trước. 6. Hiệu quả nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Bình Bảng 10: Một số chỉ tiêu hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Giá trị sản suất / Tổng chi phí GO/TC 568/357=1,59 634/369 = 1,72 Giá trị sản suất / Lao động GO/ L Tỷ đồng/nghìn người 568/64,750 = 8,77 634/65,227 = 9,72 Giá trị sản suất / Diện tích GO/ S Tỷ đồng/ha 568/13028 = 0,044 634/13124 = 0,048 Giá trị gia tăng / Tổng chi phí VA/TC 376/357 = 1,053 384/369 = 1,04 Giá trị gia tăng / lao động VA/L Tỷ đồng/nghìn người 376/64,750 = 5,81 384/65,227 = 5,89 Giá trị gia tăng /diện tích VA/S Tỷ đồng/ha 376/13028 = 0,029 384/13124 = 0,029 Lợi nhuận / Tổng chi phí Pr/TC 211/357 = 0,59 265/369 = 0,72 Lợi nhuận / lao động Pr/L Tỷ đồng/nghìn người 211/64,570 = 3,26 265/65,227 = 4,06 Lợi nhuận/ diện tích Pr/S Tỷ đồng/ha 211/13028 = 0,0162 265/13124 = 0,02 (Nguồn: Tổng hợp qua các năm ) Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trong 2 năm: chỉ tiêu Pr/L tăng từ 3,26 lên 4,06, chỉ tiêu Pr/TC cũng tăng từ 0,59 lên 0,72 năm 2007 so với năm 2008. Tổng chi phí cũng tăng nhưng không tăng bằng nhịp độ tăng của lợi nhuận (tổng chí phí tăng 3,4 %, lợi nhuận tăng 25,59 %). Giá trị gia tăng trên diện tích, tổng chi phí, lao động gần như không đổi. Chỉ tiêu VA/TC còn giảm từ 1,053 năm 2007 xuống còn 1,04 năm 2008. Nguyên nhân là do mức tăng của tổng chi phí cao hơn mức tăng của giá trị gia tăng (năm 2007 so với 2008 thì mức tăng của tổng chi phí là 12 tỷ đồng, mức tăng giá trị gia tăng là 8 tỷ đồng). Các chỉ tiêu của giá trị sản xuất cũng tăng. Các chỉ tiêu mặc dù tăng lên trong 2 năm nay nhưng vẫn còn thấp. Nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đang trong giai đoạn phát triển, trong nhwngx năm tới các chỉ tiêu sẽ cao hơn. Tỉnh đang có những chính sách khuyến khích người dân nuôi trồng thuỷ sản ở nhưng nơi có tiềm năng, những nơi năng suất lúa thấp chuyển sang nuôi cá… III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Những tồn tại Bên cạnh những kết quả mà ngành thuỷ sản đã đạt được, còn những mặt hạn chế cần giải quyết: - Trong những năm qua, Nhà nước và ngành thuỷ sản của địa phương đã có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng trong sản xuất chưa phát huy được hiệu quả của đồng vốn, đặc biệt là việc trả nợ vốn vay của các chủ dự án chưa tốt, một số đầm nuôi trồng thuỷ sản còn nợ làm ảnh hưởng đến việc đầu tư tiếp theo của Nhà nước cho sự phát triển của ngành này. - Còn nhiều khu vực có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản chưa được khai thác sử dụng một cách hợp lý. - Phương thức nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh hiện ở dạng quảng canh cải tiến, chưa phát triển nhiều hình thức bán thâm canh và thâm canh nên năng suất đạt được chưa cao. - Môi trường vùng ven biển đang bị nhiễm bẩn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng năng suất nuôi trồng. - Chưa tập trung đầu tư quy hoạch để khai thác tốt tiềm năng kinh tế của vùng nuôi thủy sản mặn, lợ. Diện tích nuôi thủy sản lớn nhưng kết quả thu hoạch sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng diện tích (nhất là khu vực ngoài đê quốc gia). - Kết quả nuôi trồng thủy sản không ổn định qua các năm. Qua 5 năm từ năm 2004 – 2008 năng suất và hiệu quả nuôi tôm, cá, trong đó tôm sú - đối tượng nuôi chủ yếu nước lợ vùng ngoài đê quốc gia có xu hướng giảm đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của không ít hộ ngư dân nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ ở huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải thời gian qua. 2. Nguyên nhân - Ngành thủy sản chưa có quy hoạch, mà các đầm nuôi được xây dựng từ những năm 1989 nên cơ sở hạ tầng như đê bao ngoài, hệ thống kênh, mương, cống cấp nước, tiêu nước đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cho nuôi trồng thủy sản. Quy mô đầm nuôi không đồng đều diện tích rộng, trung bình từ 5 – 8 ha, lớn nhất là 71 ha. Hệ thống tưới tiêu thủy sản cho vùng nuôi chưa đồng bộ theo hướng cấp thoát nước tách biệt mà dùng chung. - Một trong những nguyên nhân quan trọng gây giảm năng suất nuôi trồng thủy sản là chất lượng con giống, đặc biệt đối với tôm sú ngày một suy giảm. Trong những năm gần đây theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phần lớn tôm sú sinh sản nhân tạo bị nhiễm vi rút MBV đã gây cho tôm còi cọc, chậm lớn gây tiêu hao nhiều thức ăn, thời gian nuôi kéo dài, tỷ lệ sống thấp. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật nuôi thủy sản còn hạn chế nhiều hộ thực hiện không đầy đủ hoặc không tốt từ các khâu: cải tạo ao đầm, quản lý môi trường trong quá trình nuôi. - Do mới chuyển đổi hình thức sản xuất từ cấy lúa, làm muối sang nuôi trồng thủy sản lên năng lực quản lý ở một số hợp tác xã vùng chuyển đổi còn hạn chế do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thủy sản. - Bằng các nguồn vốn khoa học, vốn khuyến ngư của tỉnh, trung ương các đề tài khoa học chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo cá bớp, cá vược, tôm sú, ngao… đã được triển khai thu được kết quả nhất định nhưng lượng giống các loài sản xuất còn ít chỉ chiếm 10 – 15% giống nuôi cho địa phương. Việc áp dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng hoá chất, kháng sinh trong nuôi trồng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cơ sở tiếp nhận triển khai trên diện rộng còn hạn chế. - Trong thời gian qua Nhà nước chưa qua tâm đầu tư cho vùng nuôi thủy sản ngoài đê quốc gia như nâng cấp bờ bao ngoài, xây dựng hệ thống thủy lợi, cống cấp tiêu nước đầu mối… Vùng chuyển đổi cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu điện phục vụ cho nuôi trồng, chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển con giống. - Do thời tiết, khí hậu có sự biến động lớn trong đó có những biến động bất lợi đến môi trường ao nuôi tôm, cá như nhiệt độ, độ mặn, lượng mưa gây cho tôm, cá bị sốc, dễ bị mắc bệnh gây thiệt hại tới năng suất và sản lượng tôm cá nuôi. - Chưa có cơ sở quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi thủy sản trong khi môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ sản xuất nông nghiệp, tảo độc từ nguồn nước biển. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỪ NĂM 2010 – 2015 I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 2010 - 2015 1. Phương hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015 Căn cứ vào kết quả thực hiện phát triển ngành thuỷ sản những năm vừa qua, ngành đã có những phương hướng cụ thể là: - Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các vùng nước, coi đây là hướng phát triển quan trọng nhất trong kinh tế thuỷ sản. Mở rộng diện tích nuôi thâm canh, cải tạo các vùng nuôi lớn bằng các giống giá trị cao, tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu. - Tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch chi tiết, cải tạo, nâng cấp hệ thống ao đầm nuôi theo hướng phát triển bền vững. - Xác định hợp lý bộ giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nuôi, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các hộ ngư dân nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tạo điều kiện để chuyển dần hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh có năng suất và giá trị sản lượng cao nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho ngư dân. - Phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thuỷ sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo phát triển bền vững. Gắn phát triển thuỷ sản kết hợp chặt chẽ với công tác phòng chống lụt bão. 2. Mục tiêu cơ bản Ngành nuôi trồng thuỷ sản đã đề ra một số mục tiêu đến năm 2015 cần đạt được là: - Diện tích nuôi trồng là 5023 ha, trong đó: Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: 3723 ha Nuôi ngao vùng triều: 1300 ha, có 350 ha ngao giống. - Sản lượng nuôi 37190 tấn trong đó: Tôm: 2940 tấn Ngao: 29750 tấn Thuỷ sản khác: 4500 tấn - Giá trị sản lượng (giá cố định) 244669 triệu đồng. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản Hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh còn chưa đạt yêu cầu. Vì thế làm cho năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản còn thấp. Để có thể cải tthiện được tình hình này, các chủ nuôi tích cực hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ đối với ngành kinh tế nói chung mà cả đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Cơ sở hạ tầng trong môi trường thuỷ sản bao gồm: các hệ thống đê, kè, các trạm bơm, hồ chứa và xử lý nước cấp, kênh dẫn và thoát nước…Hiện tại, ở Thái Bình cơ sở hạ tầng còn rất thô sơ, các hồ chứa và xử lý nước cấp hoạt động kém hiệu quả…Tất cả những vấn đề đó làm cho nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển không ổn định, năng suất thấp hơn so với các vùng khác. Vì vậy, trong thời gian tới Thái Bình cần đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Hướng chung để giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng là Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng xây dựng cơ sở cho những vùng quy hoạch. Nhà nước phải đảm nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng đó là đê bao, kè, cống, đường điện, đường giao thông, kênh cấp, kênh thoát,…. Những công trình đòi hỏi vốn lớn, mang tính chất công cộng. Người dân phải tự bỏ vốn, bỏ công để xây dựng nội đầm của mình: mương, cống, ao lắng, ao lọc, đầm, lán trại…Trong xây dựng cơ sở hạ tầng cần tránh dàn trải, đầu tư không tập trung dẫn tới pháp huy kém hiệu quả. Do nguồn vốn có hạn nên sau khi đã lựa chọn địa điểm đầu tư có lợi nhất thì cần tập trung dứt điểm. 2. Xác định đối tượng nuôi và hình thức nuôi Xác định đối tượng nuôi và hình thức nuôi là việc rất quan trọng. Đối tượng nuôi nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với vốn của mình. Chọn hình thức nuôi sao cho tận dụng được hết thức ăn tự nhiên. Đối với những vùng giàu thức ăn tự nhiên thì chọn hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh. - Đối với nuôi tôm sú: hướng dẫn ngư dân cải tạo ao đầm, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc thả tôm vụ xuân – hè. Khuyến cáo ngư dân thả với mật độ thích hợp, phù hợp với cơ sở hạ tầng của vùng nuôi, trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư của người dân. Sớm ban hành lịch thời vụ, phối hợp với 2 huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải và các xã ven biển để chỉ đạo việc thả giống theo chỉ đạo. Tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch bệnh trên diện rộng. - Nuôi ngao: phối hợp với huyện Thái Thuỵ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi ngao ở xã Thái Đô. Nuôi theo hình thức quảng canh là chủ yếu. - Nuôi nước ngọt: ở những vùng chuyển đổi tập trung tùy theo điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật của người dân để lựa chọn hình thức sản xuất cho phù hợp: cá – lúa, tôm – lúa, chuyên cá, VAC. Chỉ những chủ đầm, chủ hộ nuôi thủy sản có đủ trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư mới tổ nuôi theo hướng bán thâm canh và tiến tới thâm canh. Con ngao, tôm sú trong thời gian trước mắt vẫn được ngành thủy sản cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng xác định là đối tượng nuôi chủ yếu của các vùng nuôi thủy sản nước lợ trong và ngoài đê quốc gia, tôm sú do có lợi thế lớn nhanh, mùa vụ nuôi ngắn (100 – 120 ngày), giá cả sản phẩm tương đối cao, thị trường tiêu thụ rộng và tương đối ổn định. Ngoài đối tượng nuôi tôm sú, ngao vùng bãi triều, bổ sung tôm thẻ chân trắng nuôi ở những vùng có đủ các điều kiện và các đối tượng nuôi khác nhau phù hợp với đặc điểm từng vùng sinh thái như: cua xanh, cá vược, cá bớp, cá song, rô phi đơn tính… Cụ thể: vùng ngoài đê quốc gia nuôi rô phi lai xa, cua xanh, cá vược..; vùng chuyển đổi cần bổ sung nuôi 2 vụ cua xanh, cá vược, cá song, cá bớp, rô phi lai xa… Hình thức nuôi: trước mắt vẫn lấy hình thức nuôi quảng canh cải tiến ít thay nước là chính, phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở các vùng nuôi và trình độ quản lý sản xuất của ngư dân, tuy nhiên cần lưu ý mật độ thả giống tôm sú với khu vực ngoài đê chỉ nên 2 – 5 con/m2, khu vực chuyển đổi 5 – 7con/m2. Đồng thời cần áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh tôm sú một số vùng chuyển đổi và tiến hành quy hoạch ở một số vùng nuôi có điều kiện như: chất đất, độ mặn của nước sao cho phù hợp để nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao. 3. Phát triển khoa học công nghệ Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong ngành thủy sản, tiến bộ khoa học – công nghệ là một nhân tố quyết định sự phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá nghề cá. Tiến bộ khoa học công nghệ với tư cách là một yếu tố sản xuất trực tiếp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thuỷ sản về cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng quy mô về không gian và cường độ hoạt động. Vì vậy, hoạt động khuyến ngư đặc biệt quan trọng nhằm tăng hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất thuỷ sản. Khoa học công nghệ là yếu tố hang đầu cho năng suất và sản lượng cao. Nếu nắm bắt được khoa học công nghệ, kỹ thuật nuôi thì sẽ nâng cao sản lượng, năng suất nuôi trồng. Mục tiêu của giải pháp là đưa khoa học, kỹ thuật nuôi trồng đến với những người dân. Ở Thái Bình việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản là một việc làm rất cần thiết, là điều kiện để nâng cao năng xuất và sản lượng. Trong thời gian tới Thái Bình cần tập trung vào các giải pháp về khoa học công nghệ như sau: - Áp dụng những phương pháp nuôi tiên tiến nhất, hiện đại nhất, khoa học nhất mang lại hiệu quả cao nhất và bền vững nhất. Xác định thời vụ và khuyến cáo người dân chấp hành. Chỉ đạo dân nuôi thả mật độ hợp lý, từ thấp lên cao và không nên vượt quá 30 con/m2, công nghệ phù hợp là công nghệ nuôi ít thay nước, kết hợp với gây tảo sục khí… - Tổ chức đào tạo truyền đạt kỹ thuật cho người dân nuôi trồng thuỷ sản thông qua các lớp dài hạn, ngắn hạn, tập huấn, tham quan đầu bờ. Tuỳ theo mức độ mỗi hộ gia đình (nhất là hộ nuôi tôm) phải có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản thì mới vay vốn đầu tư. - Xây dựng các mô hình, tổng kết các mô hình, nhân rộng các mô hình, điển hình tốt trong nuôi trồng thuỷ sản tại địa bàn trong tỉnh, trong từng huyện, từng vùng và từng xã. Đã có điển hình, mô hình thì phải rút được những vấn đề về khoa học kỹ thuật cũng như vấn đề về tổ chức hoặc các vấn đề khác để có thể nhân rộng. - Tiếp tục triển khai các đề tài khoa học kỹ thuật phục vụ cho chương trình nuôi như: sinh sản tôn giống, bệnh tôm, cá rô phi đơn tính,… 4. Tăng cường công tác khuyến ngư Với chức năng, nhiệm vụ của mình, khuyến ngư là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn của sản xuất. Khuyến ngư giúp ngư dân phát triển nuôi trồng thủy sản. Công tác khuyến ngư có phát triển thì mới có điều kiện thúc đẩy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Những năm vừa qua công tác này được tỉnh đặc biệt quan tâm nên kết quả của các lớp tập huấn và số lượng người tham gia tập huấn kỹ thuật cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, mạng lưới khuyến ngư của xã chưa có, vì vậy nhiều hộ nuôi còn lung túng khi có bất thường xảy ra ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất. Trong những năm tới, để đưa ngành nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh phát triển thì yêu cầu đặt ra cho công tác khuyến ngư là: - Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi thuỷ sản mặn, lợ phù hợp với tình hình thực tế sản xuất cho nông ngư dân. Cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tỉnh, huyện xã, phối hợp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn ngư dân về cải tạo ao đầm, quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn, thuốc phòng, trị bệnh tôm cá và chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. - Khuyến ngư phải tổng kết được mô hình, điển hình từ đó nhân ra diện rộng. Khuyến ngư vừa nắm bắt được khoa học cơ bản chung, vừa nắm được mô hình, điển hình chung nuôi trồng thuỷ sản thế giới, trong nước, trong tỉnh đồng thời phải nắm được tình hình nuôi trồng thuỷ sản của từng huyện, từng vùng và từng đầm để khi có vấn đề phát sinh trong sản xuất liên quan đến kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản là có thể giải quyết được cho người nuôi. - Xây dựng mạng lưới khuyến ngư đồng bộ từ tỉnh, huyện đến cơ sở để thuận tiện cho việc theo dõi hướng dẫn ngư dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi trồng và sản xuất. - Tăng cường nguồn vốn cho công tác nghiên cứu khoa học về giống mới, công nghệ nuôi mới, các loại chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi theo hướng sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đạt được những yêu cầu đó thì đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải quan tâm hơn nữa tới công tác khuyến ngư của tỉnh. Phải củng cố lại công tác khuyến ngư từ cấp tỉnh đến các huyện, xã. Mỗi huyện, xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn cần thành lập Hội nuôi trồng thủy sản và có nội dung hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển. 5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường cũng phải chú trọng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, để có thể bán được sản phẩm của mình, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích thị trường. Những người nuôi trồng thuỷ sản cũng cần phải lưu ý. Họ cũng cần phải biết thị trường đang cần những sản phẩm gì để họ có kế hoạch nuôi thả. Nhưng việc nghiên cứu thị trường là việc rất khó đối với những người nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy các cơ quan chức trách cần phải nghiên cứu thị trường, phải đảm bảo thông tin thị trường đến được người nuôi trồng thủy sản. Phải dựa vào thị trường nhưng cũng cần lưu ý đền tiềm năng của mình để có những kế hoạch hợp lý. Trong khi điều tra, nghiên cứu thị trường đòi hỏi cần đầu tư để nâng cao hơn chất lượng dự báo thị trường kể cả dài hạn và ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Đồng thời, xúc tiến mở rộng thị trường sản phẩm ra nước ngoài bằng nhiều giải pháp thích hợp như giới thiệu sản phẩm, gây dựng uy tín, thương hiệu. 6. Công tác quy hoạch vùng nuôi Để hạn chế, khắc phục sự suy thoái của môi trường vùng nuôi thủy sản nước lợ trong tỉnh công tác quy hoạch, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi giữ vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết để đảm bảo cho sản xuất phát triển một cách bền vững, ổn định và có hiệu quả. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành đã được UBND tỉnh phê duyệt, cần thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng vùng. Cụ thể: - Với các khu vực ngoài đê quốc gia: trong khi chờ đợi có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, trước mắt các địa phương huy động mọi khả năng về lao động, tiền vốn để cải tạo công trình đã và đang bị xuống cấp như: tôn cao đê bao vùng, bờ ao, tu sửa cống đầu mối, nạo vét mương chính, các mương dẫn nước vào ao. Khi có quy hoạch việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng đầu tư. - Với khu vực chuyển đổi: hoàn chỉnh thi công một số hạn mục công trình đã có trong quy hoạch bao gồm: cống đầu mối, công trình điện, đường giao thông trong vùng nuôi ở một số xã Thái Đô, Thuỵ Xuân, Thuỵ Trường huyện Thái Thuỵ, xã Nam Cường, Nam Thắng, Đông Minh, Đông Hải huyện Tiền Hải để sớm phát huy có hiệu quả. Đồng thời điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình: mương, cống, hệ thống cấp nước ngọt để giảm độ mặn ở thời điểm cuối vụ tôm sú tạo môi trường thích hợp cho nuôi vụ 2 với các đối tượng cua, cá khác. - Để có ao nuôi phù hợp, các dịa phương vận động nhân dân dồn ghép các ao có diện tích nhỏ thành ao có diện tích lớn từ 0,3 – 0,5 ha và độ sâu 1,2 – 1,5 m đảm bảo giảm thiểu sự biến động của các yếu tố thị trường. 7. Tăng cường công tác dự báo khí hậu, thời tiết Công tác dự báo rất quan trọng đối với những ngư dân nuôi trồng thủy sản. Thời tiết khí hậu là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản. Khi biết được những diễn biến bất thường của thời tiết thì người dân sẽ có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro. Các cơ quan chức năng chuyên ngành từ tỉnh đến huyện phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan như: đài khí tượng thuỷ văn, cơ quan quản lý tiêu nước ven biển huyện Tiền Hải, Thái Thuỵ, thông báo kịp thời tình hình thời tiết, các sự cố môi trường nước…có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các vùng nuôi nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm luật bảo vệ tài nguyên môi trường. 8. Chính sách đầu tư Chính sách đầu tư làm cho cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, làm cho người dân tham gia tích cực hơn. Đầu tư về cơ sở hạ tầng, về giống,…Hàng năm bố trí nguồn vốn cho địa phương thực hiện nhiệm vụ quy hoạch chi tiết vùng nuôi ngoài đê quốc gia. Trên cơ sở đó đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ đã phê duyệt với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Trước mắt, trong 2 năm 2009 – 2010 tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống đường điện cho vùng nuôi chuyển đổi xã Thái Đô, đầu tư mới cho hệ thống đường điện ở Thuỵ Xuân, Thuỵ Trường và cống ngập mặn, nước ngọt. Hoàn chỉnh hạng mục công trình cống mới xây thuộc vùng chuyển đôir 3 xã Nam Thịnh, Nam Cường, Nam Thắng để sớm phát huy hiệu quả. Lựa chọn địa điểm và có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu sản xuất giống thủy sản để kêu gọi các thành phần kinh tế phát triển sản xuất giống tại địa phương. - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: nguồn vốn từ ngân sách chủ yếu đầu tu vào những hạng mục cần vốn lớn, có tính chất chung: Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, hỗ trợ giá, đào tạo nguồn nhân lực. - Vốn địa phương: sử dụng cho những việc như hỗ trợ về giống, xây dựng những công trình ở cấp huyện, xã. Kết luận Lợi ích của nuôi trồng thủy sản mang lại cho tỉnh Thái Bình không chỉ là lợi ích về mặt kinh tế, bên cạnh đó còn có những giá trị mang tính chất xã hội. Nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị cao hơn so với việc trồng lúa, làm muối, làm tăng tổng giá trị sản phẩm, đồng thời tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Tỉnh đầu tư cho ngành thủy sản làm cho cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, hệ thống thủy lợi) phát triển. Các ngành liên quan cũng phát triển theo: ngành chế biến thức ăn, dịch vụ,…Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, mở rộng cũng góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân. Mặc dù ngành nuôi trồng tỉnh Thái Bình vẫn chưa phải là chủ yếu, nhưng chính sách của nhà nước phát triển nuôi trồng, kết hợp trồng xen kẽ với trồng lúa, một số vùng còn chuyển từ trồng lúa, làm muối sang nuôi trồng thủy sản. Để khai thác hết tiềm năng của tỉnh cần phát triển nuôi trồng ở ven biển. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển đa dạng về loại hình, đối tượng nhưng hiệu quả nuôi trồng chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần có những chính sách đầu tư, khuyến khích ngư dân phát triển nuôi trồng thủy sản để ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21445.doc
Tài liệu liên quan