Việt Nam ta đang trong quá trình chuyển mình hội nhập cùng các nước trên thế giới, đánh dấu bằng sự kiện trở thành thành viên chính thức của WTO – Tổ chức thương mại quốc tế. Đây cũng mở ra cơ hội và tạo thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Công ty CP kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp chuyên doanh vật tư kim khí, để đáp ứng nhu cầu hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kì mới- thời kì kinh tế thị trường, yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một yêu cầu bắt buộc.
Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua công ty cũng đã quan tâm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, từng bước cải thiện công tác sản xuất kinh doanh, quản lí cân đối các nguồn lực của công ty để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. Kết quả là từ năm 2007 đến nay kết quả kinh doanh của Công ty đã có đạt con số vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên trong đó, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: vấn đề huy động vốn, đào tạo nhân lực, tìm kiếm thị trường Trong thời gian tới cần khắc phục để nhanh chóng hoàn thiện bươc chuẩn bị cho thời kì hội nhập kinh tế thế giới này.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kim khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính kế toán.
2.1.5.Thông tin thị trường của Công ty.
Các thông tin về thị trường mà công ty tổng hợp từ hai nguồn:
Do tổng công ty cung cấp các thông tin về thị trường mà công ty cần phải khai thác. Các thị trường này do tổng công ty nghiên cứu và phân chia thị trường cho các công ty trực thuộc tổng công ty. Các cán bộ của phòng kinh doanh kết hợp với nguồn thông tin thu thập từ các nguồn khác để xác định đâu thị trường trọng điểm của công ty, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho thị trường trọng điểm đó.
Từ các xí nghiệp kihn doanh trực thuộc công ty, trong quá trình kinh doanh các xí nghiệp tiếp xúc trực tiếp và tìm hiểu nhu cầu khách hàng, sau đó tổng hợp lại và gửi cho công ty.
Dựa trên thông tin tổng hợp từ hai nguồn thì công ty đã xác định được các thị trường trọng điểm của mình. Trên cơ sở này ban giám đốc tiến hành phân đoạn thị trường trọng điểm thành cá thị trường nhở hơn, để từ đó có những chính sách về sản phẩm, giá cả, xúc tiến thương mại cho phù hợp.
2.2.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.1.Tình hình sản xuất kinh doanh.
Do sự biến động của môi trường kinh doanh,đặc biệt là do xu hướng hội nhập kinh tế nên ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thép. Không chỉ có các doanh nghiệp trong ngành mà hiện còn có các doanh nghiệp ngoài ngành, các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nước ngoài cũng tham gia kinh doanh trên thị trường này. Chính vì vậy, trong những năm gần đây công ty đã gặp nhiều khó khăn trên thị trường. Để thấy được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta có theo dõi kết quả kinh doanh qua bảng sau:
Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005 – 2007.
Đơn vị: đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Doanh thu bán hàng
770.908.810.884
663.202.621.064
1.251.040.025.540
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
159.592.000
552.944.865
3.Doanh thu thuần
770.749.218.884
638.358.367.319
1.250.487.080.675
4.Giá vốn hàng bán
743.281.096.818
638.358.367.319
1.196.859.937.706
5.Lợi nhuận gộp
27.468.122.066
24.844.253.745
53.627.142.969
6.DT hoạt động tài chính
3.740.247.190
6.770.769.273
9.545.836.973
7.Chi phí hoạt động tài chính
15.012.480.902
15.239.939.039
15.366.486.274
Trong đó: chi phí lãi vay
13.930.300.730
13.389.477.310
8. Chi phí bán hàng
14.438.412.394
14.426.173.512
21.296.181.993
9.Chi phí quản lí doanh nghiệp
10.680.480.929
9.026.886.096
16.080.259.763
10.Lợi nhuận thu từ hoạt động SXKD
(8.923.004.969)
(7.077.975.629)
9.981.857.240
11.Thu nhập khác
587.143.464
572.358.227
957.411.417
12.Chi phí khác
1.132.707.319
4.460.496
429.853.376
13.Lợi nhuận khác
(545.563.855)
567.897.265
527.558.041
14.Tổng LN trước thuế
(9.468.568.824)
(6.510.078.364)
10.419.415.281
15.Thuế TN doanh nghiệp
0
0
0
16. Lợi nhuận sau thuế
(9.468.568.824)
(6.510.078.364)
14.409.415.281
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Qua bản báo cáo trên cho thấy trong 2 năm 2005 và 2006 công ty hoạt động không được hiệu quả, thực vậy năm 2005 công ty bị lỗ một khoản là 9.468.568.824 đồng trong khi những năm trước công ty làm ăn luôn có lãi ( như năm 2004 có lãi là 3.969.616.000 đồng. Nguyên nhân có thể là do năm 2005 công ty chuẩn bị thực hiện cổ phần hóa nên có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, mặt khác trong năm đó còn do ảnh hưởng bởi sự biến động phức tạp của giá thép trên thị trường thế giới làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc biệt là việc Công ty thực hiện mua nhiều lô hàng với mức giá cao trong khi bán ra với mức giá thấp hơn mức giá giá mua vào do sự sụt giá trên thị trường. Sang đầu năm 2006, mặc dù đã có những điều chỉnh chiến lược nhưng của ban lãnh đạo công ty về cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty nhưng Công ty vẫn lỗ một khoản là 3.891.709.152 đồng. Nguyên nhân là vào năm 2006, Công ty phải tiêu thụ nốt số lượng thép tồn kho của năm 2005 với mức giá vốn cao. Bên cạnh đó, nó còn gây ảnh hưởng đến đến việc thanh toán chậm tiền hàng dẫn đến chi phí sử dụng vốn của công ty tăng cao. Đến năm 2007, tình hình kinh doanh của công ty có nhiều chuyển biến theo hướng tăng lên. Tổng doanh thu của Công ty là 1.251 tỷ 909 triệu đồng đạt 120 % so với kế hoạch và tăng 86% so với năm 2006 (663.202.621.064 đồng). Lợi nhuận đạt 10,419 tỷ đồng đạt 102% so với kế hoạch năm (10,162 tỷ đồng). Qua những chỉ tiêu và con số ở từ năm 2005 -2007 cho thấy công ty đã không ngừng cải thiện công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu được những con số vượt kế hoạch đề ra.
Cụ thể:
Mức biến động của doanh thu được thể hiện qua biểu đồ như sau:
Hình 1. Biểu đồ biến động doanh thu qua các năm.
Qua biểu đồ ta thấy xu hướng biến động doanh thu của Công ty có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2005 sang 2006, tăng mạnh từ năm 2006 sang năm 2007.
2.2.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội là một đơn vị kinh doanh kim khí thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, trước đây công ty là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh kim khí đáp ứng một lượng lớn nhu cầu xã hội. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu thị trường về sản phẩm thép ngày càng tăng nên ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh trên thị trường thép. Không chỉ doanh nghiệp trong ngành mà hiện còn có các doanh nghiệp ngoài ngành cũng như các đơn vị liên doanh hợp tác với nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực này. Vì vậy doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Nó được thể hiện qua kết quả tiêu thụ sản phẩm kim khí của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
Bảng 6. Kết quả tiêu thụ sản phẩm kim khí qua các năm.
Đơn vị tính: Tấn
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng số bán
92.948
75.865
112.000
1.Thép lá
- Lá kiện cán nguội
- Lá kiện cán nóng
- Lá cuộn cán nguội
- Lá cuộn cán nóng
17.625
7.220
2.876
898
10.631
16.915
10.230
1.150
2.354
3.181
28.300
14.300
4.000
2. Thép tấm
14.031
16.818
25.500
3.Phôi thép
8.604
4.854
15.000
4.Các loại thép khác
- thép ống
- thép IUHL
6.365
6.365
2.070
2.070
3.400
5. Thép sản xuất trong nước
41.647
35.208
66.000
Nguồn: Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội.
Biểu đồ thể hiện kết quả tiêu thụ sản phẩm qua các năm của Công ty như sau:
Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm thép qua 3 năm 2005,2006,2007 ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm thép của Công ty có nhiều biến động song biến động theo xu hướng tăng về sản lượng tiêu thụ. Lượng thép tiêu thụ vào năm 2005 là 92.948 năm 2006 lại tiêu thụ với số lượng nhỏ hơn là 75.865 tấn, năm 2007 thì tăng số lượng tiêu thụ lên đáng kể. Điều này cũng minh chứng cho công ty trước sự ảnh hưởng của Cổ phần hóa doanh nghiệp và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2005 là năm đầu tiên Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội chuyển sang Cổ phần hóa, không còn sự bảo hộ của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh thép, mà trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Sang đến năm 2006, lượng thép tiêu thụ giảm hẳn so với năm 2005, nguyên nhân chính ở đây do biến động giá thép trên thị trường thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Đặc biệt, Trung Quốc là nhà cung cấp sản phẩm thép chủ yếu cho Công ty nói riêng và thị trường thép Việt Nam nói chung luôn gây biến động về giá. Sang năm 2007, lượng thép tiêu thụ của Công ty tăng hơn hai năm 2005, 2006, cho thấy hình thức sở hữu mới đã có hiệu quả và việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới đã đem lại cho doanh nghiệp thép những cơ hội đáng kể. Tiếp theo đó, trong những năm gần đây do sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng trong nước nên chúng ta dần chủ động được nguồn phôi thép để sản xuất song vẫn phải nhập khẩu một lượng khá lớn ( năm 2005 nhập khẩu 51.301 tấn, chiếm 55,2% lượng thép tiêu thụ; năm 2006 nhập khẩu 40.657 tấn chiếm 53,6 % lượng thép tiêu thụ; năm 2007 nhập khẩu 46.000 tấn chiếm 41,01%).
2.3.Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thuận lợi
Tổng kết 3 năm 2005, 2006, 2007, đây là những năm Công ty có nhiều sự kiện nổi bật. Năm 2005 công ty chinh thức chuyển thành công ty cổ phần, năm 2006 là năm đầu tiên triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10, đây là năm mở đầu giai đoạn mới, có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển doanh nghiệp phát triển ngành hàng trong đó Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội là một thành viên. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, mở ra cho doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội mới, đặc biệt trong vấn đề giao thương mà Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội cũng là Công ty nhập khẩu thép với số lượng đáng kể từ các nước thành viên trong đó chủ yếu là Trung Quốc.
Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định, nền kinh tế tăng trưởng, nguồn nhân lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ngày càng lớn, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước tăng so với năm 2005, tạo điều kiện kích cầu, ngành thép có cơ hội phát triển.
Khó khăn
Năm 2005 Công ty mới bắt đầu chuyển sang Cổ phần hóa, Công ty chưa có ngay được sự chuyển đổi cả về tâm lí và phương hướng, bản thân Công ty cũng lung túng trong việc tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp .
Nguồn cung cấp của Công ty CP kim khí Hà Nội phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu và thành phẩm nhập từ Trung Quôc, một quốc gia phát triển nóng về thép và có chính sách liên tục thay đổi giá nên giá trên thị trường thép Việt Nam thay đổi biên đọ liên tục và không dự báo chính xác thị trường được để tổ chức tốt nguồn hàng phcuj vụ kinh doanh.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm thép, trong đó có số lượng sản phẩm dùng phục vụ cho xây dựng trong nước rất đáng kể cho nên yếu tố thời tiết cũng có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty. Nếu thời tiết thuận lợi không mưa tiến độ xây dựng nhanh hơn dẫn dến việc tiêu thụ thép tôt hơn, nếu thời tiết mưa tiến độ xay dựng công trình trở nên chậm lại nhất là những tháng mưa nhiều, năm gặp hạn hán thì sản phẩm của Công ty tiêu thụ chậm đi. Do đó, Công ty cần quan tâm đên công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho hợp lí để đảm bảo sản lượng tiêu thụ hàng năm của Công ty luôn tăng tạo ra doanh thu lơn hơn.
Về mặt công tác quản lý nhân sự, vấn đề tiền lương trong công ty, chi phí quản lí của công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí làm tổng chi phí của Công ty tăng lên. Bộ máy quản lí còn cồng kềnh, song số người thực sự có năng lực và thích ứng với cơ chế hoạt động mới của công ty là chưa nhiều.
3. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.1. Các nhân tố bên ngoài.
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là một sự kiện đáng mừng cho các doanh nghiệp trong nước. Bởi sau khi kí kết gia nhập thì chúng ta sẽ được cắt giảm hàng rào thuế quan, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội giao thương với các doanh nghiệp trong và ngoài nước được dễ dàng hơn. Đặc biệt với Công ty CP kim khí Hà Nội, với nguồn cung cấp nguyên liệu thép chủ yếu là từ nước láng giềng Trung Quốc thì đây cũng là cơ hội giúp công ty giảm bớt chi phí nhập khẩu góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra sự kiện trên cũng tạo cho Công ty thêm những đối thủ cạnh tranh ngoài nước, đó là những đối thủ khá mạnh về kĩ thuật công nghệ, lao động tay nghề và chất lượng sản phẩm cao. Điều đó là một động lực thúc đẩy Công ty cố gắng hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh để theo kịp và cạnh tranh với các đối thủ khác cả về thị trường tiêu thụ và chất lượng sản phẩm.
Môi trường chính trị - xã hội trong nước ổn định trong nhiều năm qua cũng tạo ra nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước nhà bình quân tưng là 8 – 8,5 % / năm có xu hướng tăng dần theo từng năm.
3.1.2. Các nhân tố bên trong.
Nhân tố lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp tồn tại trong thời gian dài dưới cơ chế quản lí của Nhà nước do đó phong cách làm việc của họ chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lí này. Người lao động đã mất đần khả năng tự chủ trong hoạt động hoạt động kinh doanh, họ đã quen làm việc theo chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh từ trên xây dựng và đưa xuống. Chính việc đó làm cho người lao động trở nên kém năng động trong hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhân tố quản trị doanh nghiệp, do mới chuyển đổi mô hình hoạt động ( từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần) nhưng công ty không có ngay sự chuyển đổi cả về tâm lí lẫn phương hướng, bản thân công ty cũng lung túng trong việc tìm ra phương thức kinh doanh cho phù hợp trong những tháng đầu năm. Thời gian đầu năm 2006, Công ty phải tập trung cho việc ổn định về mặt tổ chức, triển khai sắp xếp, phân công công việc cho ban giám đốc, các phòng ban, bố trí người đảm nhận công việc đúng chức năng sở trường, xây dựng qui chế mới cho phù hợp với mô hình hoạt động của Công ty cổ phần. Công ty cũng đang dần hoàn thiện công tác quản lí nhân sự của mình theo đúng mô hình công ty Cổ phần nhăm nhanh chóng triển khai va hoàn thiện công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần nên không còn được sự đảm bảo của Nhà nước như trước kia nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong vay vốn, ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn hàng mới ( kể cả nhập khẩu và khai thác xã hội cũng như mua thép sản xuất trong nước) để hòa đồng tồn kho cũ có giá vốn cao.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay, Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của cả doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước. Với những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có lợi thế lớn về vốn là những tạo sức ép cho công ty. Đây chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng củng cố và hoàn thiện công tác hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình. Sự tự chủ trong các quyết định kinh doanh để tận dụng được các cơ hội kinh doanh trên thị trường.
Công ty đang dần đi theo hướng thu hẹp nhập khẩu, đi theo hướng mở rộng kinh doanh thép trong nước, đa dạng hóa kinh doanh,dịch vụ. Thực tế qua kiểm tra đánh giá kết quả kinh doanh thép sản xuất trong nước cho thấy nếu thực hiện bán thu tiền ngay, hạn chế thấp nhất bán trả chậm, duy trì mức tồn kho hợp lí và làm tots công tác quản lí bán hàng, thu tiền thì kinh doanh thép nội chắc chắn có hiệu quả.
3.2.Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội.
3.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Bảng 7: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
854.000
672.411
1.251.909
Chi phí đầu vào
859.000
677.548
1.242.745
Hiệu quả kinh doanh (H)
0,994
0,992
1,007
Nguồn: Công ty CP kim khí Hà Nội
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp cho biết một đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn cho biết hiệu quả kinh doanh càng cao. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp về tình hình kinh doanh của Công ty. Qua bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp, ta thấy năm 2007, hiệu quả kinh doanh đạt 1,007 lần, năm 2006 đạt 0,992 lần, năm 2005 đạt 0,994 lần. Cho thấy hiệu quả kinh doanh của toàn công ty năm 2007 là hiệu quả cao hơn cả, đạt hơn 100% ( 100,7%). Trong khi đó năm 2006, hiệu quả công ty còn thấp hơn năm 2005, mặc dù hai năm này công ty đều đạt mức lợi nhuận âm (doanh thu nhỏ hơn chi phí bỏ ra). Có thể nói, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều biến động nhất là trong những năm Công ty bắt đầu đi vào hoạt động theo hình thức Cổ phần hóa như ba năm 2005, 2006, 2007. Công ty gặp nhiều biến động như vậy một phần do trước khi vao Cổ phần hóa thì Công ty vẫn hoạt động dưới sự chỉ đạo của cấp trên là Nhà nước và Tổng công ty Thép Việt Nam cho nên khi hoạt động theo hình thức cổ phần đã đem lại cho Công ty nhiều trở ngại là vốn, thị trường và nguồn nhân lực chậm đổi mới do đã quen hoạt động dưới hình thức cũ. Mặt khác, công ty chủ yếu là chuyên doanh vật tư thép, trong năm 2005, 2006 thép thế giới có nhiều biến động về giá, đặc biệt Việt Nam ta phụ thuộc khá nhiều vào sự cung cấp thép của nước láng giềng Trung Quốc, nước này biến động khá nóng về thị trường thép. Trong năm 2005, chúng ta nhập một lượng thép giá cao của Trung Quốc, song không bán hết nên để lại một lượng tồn kho lớn vào năm 2006 (giá trị hàng tồn khoảng gần 115 tỷ đồng). Sự kiện này làm tăng chi phí tồn kho cho năm 2006, thêm vào đó lại phải bán thép giá rẻ hơn giá vốn, tăng chi phí bù lỗ. Do đó để đạt hiệu quả kinh doanh tổng hợp công ty phải tìm hiểu kĩ lưỡng xu hướng biến động của thép để lập kế hoạch tiêu thụ hợp lí, giảm thiểu chi phí và sự phụ thuộc nguồn cung cấp từ Trung Quốc.
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất.
Các yếu tố sủa dụng trong sản xuất là những yếu tố cấu thành nên chi phí và giá thành của sản phẩm, để chi phí sản xuất là nhỏ nhất, đưa ra mức giá tối ưu thì cần sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố sản xuất, đặc biệt ở Công ty là chủ yếu yếu tố : lao động, vốn, tài sản cố định,…
Bảng 8. Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh.
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng DT(TR)
770.908.810.884
672.411.000.000
1.251.909.000.000
Tổng VKD(VKD)
368.373.191.502
263.103.263.882
420.008.503.229
SVV = TR/VKD (lần)
2.0927
2.5556
2.9806
Nguồn: Công ty CP kim khí Hà Nội.
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì nó tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy khả năng sinh lời của vốn kinh doanh của Công ty là khá thấp nhưng có tăng dần theo các năm. Năm 2006 có dấu hiệu sử dụng vốn hiệu quả hơn gấp 16.7lần so với năm 2005, năm 2007 ta thấy hiệu quả hơn rất nhiều so với hai năm trước. Qua đó cho thấy dấu hiệu sử dụng vốn ngày càng hiệu quả của doanh nghiệp.
Bảng 9: Doanh lợi vốn tự có
Đơn vị: đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Lãi ròng
- 9.468.568.824
-6.510.078.364
10.419.415.281
2.Vốn tự có
113.642.753.904
104.264.050.231
115.000.000.000
3.D=(LR/VTC)* 100
-8,33%
-6,24%
9,06%
Nguồn: Công ty CP kim khí Hà Nội.
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn tự có của Doanh nghiệp đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh nó mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Qua bảng trên cho thay chỉ tiêu này giảm mạnh ở năm 2005 chỉ còn – 8,33% tức là cứ một đồng vốn đưa ra doanh nghiệp bị lỗ 0.083 đồng, như vậy hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp năm 2005 là rất thấp. Tuy nhiên sang đến năm 2006 đã cho thấy dấu hiệu phục hồi dần hiệu quả sử dụng vốn những vẫn ở mức là giảm dần lỗ trên một đồng. Nguyên nhân của việc này là do sự yếu kém trong công tác quản lí và sử dụng vốn của công ty. Sang đến năm 2007, chỉ tiêu này là 9,06% có thể nói là tăng hiệu quả sử dụng vốn lên một cách đáng kể so với năm 2005 và 2006. Con số này nói lên công ty đã làm ăn có lãi, tức một đồng vốn tự có bỏ ra công ty thu về 0.0906 đồng lợi nhuận.
Bảng 10. Doanh lợi doanh thu bán hàng.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Lãi ròng
- 9.468.568.824
-6.510.078.364
10.419.415.281
2.Doanh thu tiêu thụ
770.908.810.884
672.411.000.000
1.251.909.000.000
D=(LR/DTTT)*100
-1.23%
-0.967%
8.3%
Nguồn: Công ty CP kim khí Hà Nội
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên ta thấy năm 2007 là đạt kết quả tôt nhất, cứ một đồng doanh thu thì doanh nghiệp lãi 0.083 đồng, năm 2005 là năm công ty làm ăn kém hiệu quả hơn cả, cứ một đồng doanh thu công ty bị lỗ 0.0123 đồng. Năm 2006, công ty đã có chuyển biến song không lớn, một đồng doanh thu năm 2006 công ty bị lỗ 0.0967 đồng.Qua bảng ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty gấn đây đã có sự chuyển biến lớn, gây biến động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do hai năm 2005, 2006 đã có những biến động trên thị trường trong và ngoài nước liên quan đến ngành thép. Sự kém hiệu quả đó cho thấy công ty chưa có công tác quản lí tốt để chống lại những tác động mạnh đó. Nhưng công ty đã dần hoàn thiện cơ chế quản lí và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với mô hình hoạt động mới , mô hình công ty cổ phần hóa, và với thị trường trong và ngoài nước luôn luôn biến động và chưa hề có chiều hướng giảm. Qua đó công ty cần luôn xây dựng chi tiết bản kế hoạch tiêu thụ của mình để tránh tình trạng tồn kho một lượng hàng hóa lớn như những năm vừa qua làm cho chi phí doanh nghiệp tăng cao.
Bên cạnh yếu tố vốn, yếu tố lao động cũng là yếu tố quan trọng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 11. Năng suất lao động bình quân.
Đơn vị: triệu đồng / người
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng sản lượng
854.000
672.411
1.251.909
Số lao động năm
435
318
312
Năng suất lao động bình quân
1963
2114
4012
Nguồn : Công ty CP kim khí Hà Nội
Năng suất lao động bình quân năm phản ánh trong một kỳ, bình quân lao động của doanh nghiệp tạo ra được giá trị hàng hóa là bao nhiêu. Qua đó thấy được trình độ sử dụng lao động ưu việt chưa để doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh hợp lí. Qua bảng số liệu ta thấy số lượng lao động của Công ty có giảm dần theo các năm, giảm nhiều nhất là từ năm 2005 và sang năm 2006. Tuy nhiên doanh thu của Công ty thì tăng dần, làm cho chỉ tiêu năng suất lao động bình quân của Công ty tăng dần, năm 2005 là 1963 (triệu đồng/người), năm 2006 là 2114 (triệu đồng / người), năm 2007 là 4012( triệu đồng/người). Năng suất lao động năm 2007 tăng gần gấp đôi năm 2006 và năm 2005. Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của Công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao. Một phần lực lượng lao động của công ty đã dần thích ứng với tiến độ và môi trường làm việc mới, cũng đã cắt giảm phần nào số lao động thừa không đáp ứng được yêu cầu làm việc trong môi trường công ty đòi hỏi năng lực thật sự của con người.
3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội.
Chỉ tiêu mức nộp Ngân sách bình quân phản mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của lao động trong kì kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu này phản ánh về sự phát triển qui mô, chấp hành luật pháp của Công ty.
Vơi số lao động bình quân của 3 năm nghiên cứu: L= (438 + 318 +312)/ 3 = 356 ( người/năm)
Bảng 12. Chỉ tiêu nộp Ngân sách bình quân của Công ty.
Đơn vị: đồng/người/năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nộp NS
3.257.780.101
3.755.089.853
4812.957.320
Nộp NS bình quân
7.437.854
11.808.458
13.519.543
Nguồn: Công ty CP kim khí Hà Nội.
Qua số liệu về chỉ tiêu nộp Ngân sách qua các năm khác nhau thể hiện sự phát triển qui mô của Công ty qua các năm là khác nhau. Năm 2007, nộp NS bình quân của doanh nghiệp 13.519.543 (đồng/ người) cao hơn năm 2005 (7.437.854 người/năm) và năm 2006 (11.808.458 (đồng / người). dựa và con số của chỉ tiêu này ta thấy qui mô của doanh nghiệp đã tăng dần song biến động theo chiều hướng tăng. Chỉ tiêu này còn thể hiện sự đóng góp, chấp hành pháp luật của Công ty đối với Nhà nước.
Chỉ tiêu thu nhập bình quân của người lao động của Công ty qua các năm, chỉ tiêu này phản ánh mức sống của lao động trong Công ty.
Bảng 13. Thu nhập bình quân của lao động trong công ty.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số lao động
Người
497
314
312
Tiền lương
Đồng
10.416.721.119
4.339.254.683
9.078.331.353
BHXH
Đồng
77.771.845
85.942.158
59.028.708
Thu nhập khác
Đồng
1.741.687.230
1.354.685.518
1.442.251.000
Thu nhập bình quân
Đồng/người/tháng
2.371.353
1.549.863
2.825.751
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP kim khí Hà Nội
Qua bảng ta thấy tình hình thu nhập của người lao động của Công ty biến động, do số lao động có chiều hướng giảm đi. Song ta thấy thu nhập bình quân lao động của Công ty năm 2007 tăng đáng kể cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2007 đạt hiệu quả cao hơn nên mức sống của người lao động cũng tăng lên, năm 2006 là 1.549.863 đồng/người/tháng, năm 2005 là 2.371.353 đồng/người/tháng.
Về vấn đề đảm bảo đời sống cho người lao động, công ty luôn trích từ Quĩ lương ra tỷ lệ để đóng bảo hiểm cho người lao động, hay là những tiền thưởng cho người lao động nếu đạt năng suất cao. Trong đó, năm 2005 BHXH chiếm 0.64% quỹ lương, năm 2006 BHXH chiếm 1.47%, năm 2007 BHXH chiếm 0.55%.
3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.3.1.Thuận lợi.
Do đã từng là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thép nên sau khi cổ phần Công ty đã tận dụng được sẵn mạng lưới tiêu thụ do công ty cũ để lại. Mặc dù đã thực hiện cổ phần hóa nhưng vốn nhà nước tại công ty vẫn là chủ yếu, vì vậy công ty đã được nhiều sự ưu tiên trên thị trường và sản phẩm kinh doanh từ phía tổng công ty thép.
Sau khi cổ phần hầu như không thay đổi do đó công ty đã tận dụng được một lượng lớn lao độngcó kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thép. Do đó công ty có thể tận dụng được một cách tốt hơn các cơ hội kinh doanh trên thị trường.
Công ty có được hệ thống tài sản cố định gồm nhà cửa, vật kiến trúc, kho hàng bến bãi,hệ thống cửa hàng, phương tiện vận chuyển…khá đầy đủ. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty có tiềm lực phát triển mạnh trong tương lai.
Thông tin về giá, khối lượng xuất – nhập hàng của các đơn vị trong hiệp hội là khá cập nhật khiến cho sự phối hợp giữa các thành viên trong kênh trở lên hiệu quả trong việc tiêu thụ sản phẩm.
3.3.2.Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Đội ngũ lao động có chất lượng chưa đồng bộ , thiếu những cán bộ có trình độ quản lí tốt. Người lao động tỏ ra kém thích nghi với sự biến động của môi trường kinh doanh.
Mặc dù mạng lưới tiêu thụ của Công ty khá rộng, nhưng những cơ sở này lại hoạt động một cách kém hiệu quả, không tận dụng được các thế mạnh kinh doanh của đơn vị mình. Bên cạnh đó, Chưa có đội ngũ nghiên cứu thị trường nên chưa nắm bắt được các cơ hội kinh doanh
Việc xử lí điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chậm, không thích ứng kịp với sự biến động của môi trường kinh doanh. Thời gian ra quyết định tương đối dài.
Việc sử dụng vốn của Công ty thực sự chưa hiệu quả, để vốn ứ đọng quá nhiều, tôc độ luân chuyển vốn quá chậm làm cho chi phí sử dụng tăng cao. Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty CP kim khí Hà Nội nói riêng. Sự kiện này tạo cho doanh nghiệp những đối thủ cạnh tranh mới đặc biệt là về vốn.
3.3.Những nguyên nhân của tồn tại đó.
Nhân tố lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tồn tại trong thời gian dài dưới có chế quản lí của Nhà nước do đó phong cách làm việc của họ đã bị ảnh hưởng trực tiếp của cơ chế quản lí này. Người lao động đã mất dần khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh họ đã quen làm việc theo chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh từ trên xây dựng và đưa xuống. Chính điều đó làm cho người lao động trở nên kém năng động trong hoat động kinh doanh gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty còn thiếu những cán bộ quản lí kinh doanh giỏi để chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do phần lớn đội ngũ lao động vẫn còn giư nguyên sau cổ phần. Công tác tổ chức cán bộ, lao động còn nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy cồng kềnh, hiệu quả hoạt động của các xí nghiệp còn thấp. Lực lượng lao động quá động, phần lớn vẫn quen với cơ chế quản lí bao cấp chưa nhận thức để đổi mới khi chuyển sang công ty cổ phần. Trong đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa thực sự an tâm, gắn bó, tận tâm với công việc chung của xí nghiệp và của Công ty.
Về nhân tố quản trị doanh nghiệp, do mới chuyển đổi mô hình hoạt động (từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty Cổ phần) nhưng công ty không có ngay sự chuyển đổi cả về tâm lí lẫn phương hướng, bản thân công ty cũng lung túng trong tìm ra phương thức kinh doanh cho phù hợp. Năm 2006 công ty phải tập trung cho việc ổn định về mặt tổ chức, triển khai sắp xếp, phân công công việc trong ban giám đốc. Các phòng ban bố trí người đảm nhận công việc đúng chức năng sở trường, xây dựng qui chế mới cho phù hợp với mô hình hoạt động của Công ty Cổ phần và xây dựng xong kế hoạch năm 2008. Việc tổ chức hoạt động trong mô hình Công ty Cổ phần có nhiều bỡ ngỡ, lung túng ảnh hưởng tới việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần nên không còn được đảm bảo của Nhà nước như trước kia nữa nên công ty gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn, ảnh hưởng tới công tác tạo nguồn hàng mới (kể cả nhập khẩu và khai thác xã hội cũng như mua thép sản xuất trong nước) để hòa đồng tồn kho và cũ có giá vốn cao.
Do bất ổn thị trường thép thế giới kéo theo những biến động của thị trường thép trong nước, mà điển hình là sự bất ổn về giá thép và nguyên liệu thép. Công ty có lượng tồn kho cũ giá vốn cao năm 2005 có giá trị khoảng gần 115 tỷ đồng cộng với sức tiêu thụ chậm, gây lỗ lớn về giá và lãi vay khi tiêu thụ hết số tồn kho này. Chính nhân tố đó đã tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006, không có dấu hiệu giảm biến động vào năm 2007.
Nhà nước vẫn giữ số cổ phần lớn trong công ty nên hoạt động chủ yếu của Công ty chủ yếu do Nhà nước quyết định cả các kế hoạch kinh doanh do đó Công ty không có bộ phận chuyên trách thực hiện nghiên cứu thị trường mà chủ yếu vẫn do trên xây dựng và quyêt định.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN KIM KHÍ HÀ NỘI.
1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008.
- Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để đảm bảo hoạt động của Công ty ổn định, chuẩn bị các công việc cần thiết để phát hành thêm Cổ phiếu và đăng kí giao dịch qua trung tâm chứng khoán
- Công ty triển khai dự án sản xuất thép ống tại Hưng Yên trong điều kiện nội lực của Công ty hạn chế.
- Đảm bảo cho người lao động có thu nhập phù hợp với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tạo động lực mới trong kinh doanh, nâng cao chất lượng công việc, tiết kiệm đặc biệt quan tâm đên khâu giảm chi phí.
2.Mục tiêu
Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 15 – 20%, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách.
Phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn phục vụ dự án đầu tư và mở rộng kinh doanh; giảm tỷ lệ vốn Nhà nước xuống tối thiểu là 51% và tối đa là 65%, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2009.
Công ty cần bảo đảm tiến độ và chất lượng dự án sản xuất thép ống tại Hưng Yên.
Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức và lao động, phấn đấu năm 2008 giảm biên chế lao động khoảng 20%. Công ty cần quan tâm và nâng cao đời sống người lao động với mức thu nhập bình quân tăng khoảng 20% so với thực hiện năm 2007.
Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu:
Tổng lượng thép tiêu thụ là 135.000 tấn, tăng 17% so với thực hiện năm 2007.
Tổng doanh thu: 1.647 tỷ đồng, tăng 31% so thực hiện kế hoạch năm 2007.
Lợi nhuận : 11 tỷ đồng tăng 8% so với thực hiện kế hoạch năm 2007.
Tỷ lệ cổ tức : 8%
Nộp ngân sách : 18 tỷ, tăng 9% so với thực hiện năm 2007.
Nhu nhập bình quân của người lao động: 4.100.000 đồng/người/tháng, tăng 30% so với 2007.
Do đặc điểm hoạt động của Công ty chủ yếu là hoạt động chuyên doanh kim khí nên phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới là đi sâu và nghiên cứu thị trường nhằm tim hiểu nhu cầu tiêu thụ để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tiếp đó là sắp xếp và tổ chức đội ngũ lao động sao cho đáp ưng và phù hợp với nhu cầu của Công ty Cổ phần hóa.
Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế khoán kinh doanh và chỉ đạo các đơn vị thực hiện. khoán phải đi đôi với quản lý, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Công ty, Xí nghiệp và người lao động. Đặc biệt chú trọng nghiên cứu triển khai chế tài trong khoán kinh doanh để vừa đảm bảo kinh doanh hiệu quả vừa an toàn về vốn.
3.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội trong những năm tới.
3.1.Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng có lợi thế, chiếm thị phần lớn.
Trong những năm trước cổ phần, mặt hàng thép lá, thép hình và thép sản xuất trong nước là thế mạnh của Công ty nhưng thời gian gần đây nó đã bị giảm sút một cách đáng kể làm giảm doanh số bán hàng của công ty trong thời gian gần đây. Vì vậy công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kinh doanh các mặt hàng này.
Tổ chức liên doanh liên kết với cá nhà máy và đơn vị sản xuất thép thuộc hiệp hội hơn nữa để trở thành những đại lý cấp một cho các đơn vị này ở khu vực miền Bắc. Đặc biệt phải tiếp tục tham gia bán hàng tại phía Bắc cho nhà máy théo càn nguội Phú Mỹ theo hình thức đại lý cấp một. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc bán lẻ thép tại các cửa hàng của các xí nghiệp thành viên.
Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường thế giới và trong nước làm cơ sở cho việc chỉ đạo nguồn, tổ chức tiêu thụ và dự trữ tồn kho.
Đẩy mạnh cả hai nguồn kinh doanh hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, trong đó chú trọng nguồn hàng nhập khẩu tập trung để đáp ứng nhu cầu bán hàng của các đơn vị và tiêu thụ trực tiếp tại văn phòng công ty. Đối với thép nhập khẩu ngoài thị trường chính là Trung Quốc, cần khai thác thị trường khác để hạn chế dần sự ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc. Đối với thép sản xuất trong nước cần có kế hoạch ngay từ đầu đối với các Nhà máy trong nước để chủ động phối hợp mua bán.
Tìm hiểu và mở rộng thị trường.
Công ty để thực hiện giải pháp mở rộng thị trường thì cần tổ chức tôt công tác tiếp thị, nắm nhu cầu, tạo nguồn, nắm nhu càu trực tiếp của đơn vị sử dụng, xây dựng hệ thống khách hàng lành mạnh, tín nhiệm. Đẩy mạnh mua nhanh bán nhanh, tăng vòng quay vốn, cải tạo tồn kho tích cực để có khả năng điều tiết.
3.2. Tạo điều kiện để các đơn vị thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Thực hiện giao khoán cho các đơn vị thành viên.
Văn phòng Công ty sẽ không xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị thành viên nữa mà thực hiện giao khoán xuống từng đơn vị thành viên. Ban lãnh đạo căn cứ vào năng lực, tiềm năng phát triển của đơn vị mình để xây dựng các kế hoạch kinh doanh phát triển hợp lí nhằm hoàn thành được các chỉ tiêu trên giao cho. Do được nhận những quyền lợi và quyền hạn phù hợp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nó sẽ kích thích các thành viên của đơn vị làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao hơn. Lợi ích mà họ tạo ra họ sẽ được hưởng và nếu họ không hoàn thành họ sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đó, vì vậy sẽ khắc phục được tính ỷ lại không cần làm mà vẫn được hưởng như trước kia, và khắc phục được tình trạng người làm mà không được hưởng.
Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, Công ty cần chỉ đạo và tạo điều kiện cho một số đơn vị trực thuộc chuyển hướng hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, khai thác tốt hơn các điều kiện về vật chất kho bãi và lực lượng lao động sẵn có. Bên cạnh đó Công ty cần nghiên cứu mở rộng hoạt động tạo nguồn phôi liệu, vật tư để cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong ngành, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn kho bãi nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh chính của công ty. Nghiên cứu để có thể bán đấu giá một số kho, bãi nếu khai thác sử dụng không có hiệu quả để đưa vào vốn đầu tư,kinh doanh.
3.3.Tham gia đấu thầu cung cấp hàng cho các công trình lớn, trọng điểm để nâng cao doanh số bán.
Xây dựng chính sách giá cả phù hợp.
Thế mạnh của công ty trước cổ phần hóa là khả năng cung ứng hàng hóa các công trình lớn, tuy nhiên trong thời gian gần đây lượng thép cung ứng cho các công trình lớn là tương đối thấp do chúng ta không cạnh được với các doanh nghiệp khác trong ngành. Vì vậy để nâng cao doanh số bán hàng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì Ban lãnh đạo Công ty cần xây dựng chính sách giá cả phù hợp, chấn chỉnh công tác quản lí giá.
Quản lý hàng tồn kho
quản lý hàng tồn kho nhất là vào thời điểm tăng, giảm giá trong toàn Công ty để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong việc cung ứng vật tư cho các công trình lớn. Tch cực tham gia đấu thầu cung ứng thépcho các công trình trọng điểm để nâng cao doanh số tiêu thụ hơn nữa. Cần có chính sách khuyến khích trích thưởng cho các đơn vị thành viên khi tham gia đấu thầu cung ứng thép cho các công trình lớn mà thành công. Tuy nhiên cũng cần phải hạn chế tình trạng ứ đọng vốn, phải có qui định rõ ràng không cho phép nợ quá lâu, nếu vi phậm sẽ phaỉ chịu phạt.
3.4.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nghiệp vụ phục vụ chiến lược phát triển của Công ty, hoàn thiện có chế tiền lương.
Do nhu cầu phát triển của công ty trong giai đoạn mới đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ cao để đáp ứng được nhu cầu phát triển đó. Điển hình là lãnh đạo thủ trưởng ở các đơn vị xí nghiệp thành viên, kể từ khi thực hiện giao khoán ban lãnh đạo Công ty đã bố trí sắp xếp thay đổi một số vị trí lãnh đạo để đáp ứng được nhu cầu công ty giao cho.
Công ty cân khẩn trương nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống mạng lưới kinh doanh, những xí nghiệp, cửa hàng có qui mô nhỏ, doanh thu và hiệu quả thấp cần xem xét tổ chức lại (cả giải pháp giải thể, sáp nhập) cho phù hợp.
Các ban quản lý nhân sự chỉ đạo rà soát, phân loại chất lượng lao động tại các đơn vị, đối với những trường hợp thiếu ý thức tổ chức kỷ luật lao động, thiếu tận tâm với công việc cần kiên quyết xử lý nhằm tinh giảm biên chế lao động. Nghiên cứu cơ chế khuyến khích thuyên chuyển công tác đối với so lao động không thích ứng với cơ chế mới, khuyến khích người về hưu trước tuổi, chuyển một bộ phận lao động sang làm việc tại dự án Hưng Yên.Công ty cần tiến hành tuyển thêmđội ngũ lao động có năng lực ở những vị trí còn thiếu, còn yếu về chuyên môn nhằm đáp ứng chiến lược kinh doanh của Công ty cũng như đòi hỏi ngày càng cao của công việc trong thời kì đổi mới.
Nghiên cứu đổi mới cơ chế tiền lương và thu nhập trong toàn công ty. Công ty qui định mức lương cứng cho giám đốc các đơn vị, đồng thời khuyến khích thu nhập thêm cho Giám đốc từ phần lợi nhuận khoàn kinh doanh tại đơn vị.
3.5.Xây dựng phương án bán dần cổ phần Nhà nước tại Công ty.
Mặc dù đã chuyển sang cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ một lượng lớn cổ phần tại công ty, Nhà nước năm giữ tới 89% cổ phần tại công ty. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn do Nhà nước, cụ thể là do Tổng công ty thép Việt Nam chi phối. Công ty không thể chủ động đươcj trong hoạt động kinh doanh của mình, nên không thể phát huy được hết ưu thế của loại hình công ty Cổ phần.
3.6. Hoàn thiện công tác quản lí tài chính.
Tiếp tục mở rộng quan hệ với Ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh và đầu tư của Công ty.
Rà soát, xem xét lại hiệu quả sử dụng vốn và công nợ tại các đơn vị, cân đối lại nguồn vốn cho các đơn vị. Công ty cần chú trọng ưu tiên vốn cho các đơn vị không có nợ, chậm trả kéo dài, không phát sinh nợ khó đòi và phương án kinh doanh có hiệu quả cao.
Kiểm tra thường xuyên công tác quản lí thu hồi công nợ tại các đơn vị. Công ty cần hạn chế tối đa việc bán chậm trả; xây dựng cơ chế bán hàng tín chấp, qui định rõ tiêu chuẩn bán tín chap, điều kiện bán tín chấp,…nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro về vốn. Xây dựng qui chế tích quĩ dự phòng cho xử lí tổn thất rủi ro về vốn tại các đơn vị.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kiến nghị Tổng Công ty thép Việt Nam giải quyết một số tồn tại về tài chính trước cổ phần hóa.
4.Một số kiến nghị.
4.1. Một số kiến nghị với Tổng Công ty thép.
Thứ nhất, từ khi có kết luận của kiểm toán Nhà nước về công nợ khó đòi trước cổ phần hóa với tổng số nợ là 8,16 tỷ đồng ( trong đó chủ yếu là lãi chậm trả mà khách hàng không xác nhận nợ), Công ty đã tìm mọi biện pháp thu hồi, song đén nay mới chỉ thu hồi được 2,82 tỷ đồng, số còn lại 5,344 tỷ đồng rất khó thu được. Để đảm bảo tình hình tài chính công ty minh bạch – một trong những điều kiện để phát hành thêm cổ phiếu và đăng kí trên sàn chứng khoán, đề nghị Tổng công ty tcho phép Công ty điều chỉnh số lãi chậm trả 5,344 tỷ đồng không đủ điều kiện hạch toán trong bảng cân đối kế toán ra theo dõi ngoài bảng. Công ty vẫn có trách nhiệm đon đốc thu nợ, khi thu được sẽ chuyển về Công ty.
Thứ hai, Công ty đang phối hợp với Công ty Chứng khoán Hà Nội xây dựng phương án phát hành thêm cổ phiếu, giảm tỷ lệ vốn Nhà nước để trình Tổng Công ty. Đề nghị Tổng Công ty quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện để việc phát hành cổ phiếu của Công ty đạt hiệu quả.
Thứ ba, Công ty đang phối hợp cùng Công ty tư vấn thiết kế luyện kim xây dựng báo cáo khả thi về dự án sản xuất thép ống tại Hưng Yên. Đề nghị Tổng công ty quan tâm phê duyệt khi Công ty có báo cáo và tạo điều kiện hỗ trợ cao nhất để Công ty thực hiện dự án.
Thứ tư, đề nghị Tổng Công ty thép cho phép công ty liên doanh với các đối tác trong và ngoài ngành để có thể khai thác hiệu quả cơ sơ vật chất Công ty đang quản lí.
4.2. Một số kiến nghị với Nhà nước.
Một là Nhà nước lên có qui hoạch định hướng phát triển cho ngành sản xuất thép xây dựng, ống thép, tấm thép tôn mạ và biện pháp quản lý đầu tư để tránh đầu tư phát triển tràn lan.
Việt Nam nhập khẩu khoảng 70% lượng phôi thép để phục vụ sản xuất kinh doanh, chính vì vậy giá thép trong nước phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của giá thép trên thế giới, dặc biệt là thị trường Trung Quốc. Trong mấy năm vừa qua nhiều Công ty dự báo là giá phôi thép sẽ tăng nên lượng phôi dự trữ với số lượng lớn để tránh giá phôi tăng. Nhưng ngược lại từ cuối tháng 5 năm 2005 phôi thép lại rớt giá mạnh từ khoảng 385 $/tấn xuống còn khoảng 335 $/tấn. Nó đã kéo theo giá thép trong nước xuống, trong khi các nhà máy phải sản xuất với phôi thép giá cao nhập từ đầu năm và đã phỏi chịu lỗ nặng. Đây là một kinh nghiệm về việc đầu tư không hiệu quả của Công ty ngành thép của nước ta nói chung và Công ty Cổ phần kim khí nói riêng.
Hai là Nhà nước cần đưa ra các qui định về tiêu chuẩn thép. Trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường về sản phẩm thép tăng cao, đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua có sự biến động rất lớn về giá thép và nhiều lúc đẩy giá thép lên cao, đã kích thích cá nhân có khả năng cũng tham gia vào trong lĩnh vực này.Các cơ sở sản xuất sử dụng lò trung tần cỡ lớn nhập từ Trung Quốc và được áp dụng khá phổ biến, dễ truyền nghề từ miền Bắc vào miền Nam rất nhanh. Thép sản xuất ở các khu vực này giá rẻ, tuy nhiên chất lượng lại không tốt nhưng được các công trình dân dụng qui mô nhỏ chấp nhận, nên số lượng sản xuất và tiêu thụ loại thép này đã tăng lên đến 600.000 – 700.000 tấ/năm, điều này làm cho thị trường thép chính phẩm thêm khó khăn khi tiêu thụ vì chênh lệch giá tới hàng triệu lần trên một tấn. Đó là nguyên nhân gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép và còn gây ảnh hưởng tới độ an toàn của các công trình xây dựng. Vì vậy Nhà nước cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép trong nước.Nhà nước cần phải đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độtiêu chuẩn của mặt hàng thép trên thị trường, tránh tình trạng sản xuát theo mùa vụ như hiện nay của các đơn vị thép. Nhà nước cần lấy bài học về sự phát triển quá nóng của ngành công nghiệp thép Trung Quốc để làm bài học cho mình. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành thép trong nước để tránh tình trạng lãng phí thất thoát tại các đơn vị sản xuất thép như hiện nay.
Ba là Tổng công ty thép phải đẩy nhanh công tác cổ phần tại Công ty Cổ phần kim khí hơn nữa. Mặc dù đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội nhưng mọi hoạt động của Công ty vẫn do Nhà nước mà cụ thể là Tổng công ty thép chỉ đạo. Chính vì vạy công ty không thể chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời do nhà nước nắm giữ một lượng lớn cổ phần tại công ty trong khi đó những ưu tiên về điều kiện vay vốn bị giảm do đó công ty gặp khó khăn trong ván đề huy động vốn để kinh doanh. Do nhà nước nắm giữ lượng vốn lớn tại công ty nên công ty không thể tự quyết định phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng được, nên bị hạn chế trong vấn đề kinh doanh do bị hạn chế về vốn. Vì vậy Nhà nước phải đẩy nhanh hươn nữa quá trình cổ phần hóa tại công ty để công ty có thể tự chủ trong kinh doanh và phát huy được các ưu thế của loại hình công ty cổ phần.
Bốn là Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất phôi thép, tấm lá cán nóng, cán nguội,…Nhu cầu về mặt hàng thép xây dựng của nước ta trong những năm gần đây là rất lớn, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thị trường thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là 70% lượng phôi thép để phục vụ sản xuất thép là chúng ta phải nhập khẩu, chính vì vậy để có thể chủ động hơn trong kinh doanh thép, hạn chế rủi ro từ giá théo biến động trên thị trường thế giới nhà nước cần có biện pháp để giảm việc nhập khẩu phôi thép từ bên ngoài. Nhà nước cần phải chủ động được lượng phôi thép để phcuj vụ nhu cầu phát triển của đất nước, do vậy Nhà nước cần có chính sách khuyến khích cá doanh nghiệp đầu tư khai thác để sản xuất phôi thép nhằm chủ động được nguồn phôi thép, tránh tình trạng phải phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.
5. Điều kiện thực hiện các giải pháp.
Đối với giải pháp 1:
cập nhật thông tin về thị trường thép trong nước và thế giới thương xuyên để có cai nhìn chính xác về sự biền động giá và khối lượng nhằm cân đối việc tiêu thụ các mặt hàng thép để tăng doanh số.
có những chính sách liên kết hợp lí đảm bảo lợi ích với các nhà máy và đơn vị sản xuất thuộc hiệp hội
có hệ thống cửa hàng, đại lí phân phối đủ điều kiện để trở thành đại lí cấp một cho các đơn vị sản xuất thép.
Có đơn vị chuyên trách về thị trường chuyên về việc nghiên cứu, dự báo nguồn hàng, tiêu thụ và lượng dự trữ hợp lí. Thông tin thị trường phải thường xuyên.
Đối với giải pháp 2:
Công ty có chỉ tiêu tổng hợp về kinh doanh, tiêu thụ, kết quả cần đạt được đưa xuông các đơn vi thành viên
Đưa ra chính sách khuyến khích hoàn thành kế hoạch để ra, thưởng theo doanh thu.
Đối với giải pháp 3:
Có các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cao, phù hợp với các dự án xây dựng công trình lớn.
Cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị phù hợp để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
Xây đựng đội ngũ cán bộ chuyên tìm kiếm dự án xây dưng các công trình lớn. Đội ngũ cán bộ này phải đảm bảo kĩ năng soạn thảo hợp đồng, nhạy bén với thị trường thép.
Đối với giải pháp 4:
hệ số lượng tăng theo năng lực và kinh nghiệm cũng như những đóng góp của người lao động cho công ty;
Lập quĩ khen thưởng, phúc lợi và chế độ ưu đãi hợp lí cho lao động tạo đông lực trong công việc để hiệu quả sản xuất đạt mức cao nhất.
Lập quĩ cho các hoạt động nhằm đào tạo cán bộ nâng cao năng lực, kĩ năng chuyên môn của từng yêu cầu công việc cụ thể.
Đối với giải pháp 5:
công ty đảm bảo mức lợi nhuận tăng theo tưng năm, khuyên khich nhà đầu tư góp vốn.
đưa ra tỷ lệ vốn góp của Nhà nươc hợp li chỉ chiếm khoảng 30% ( hiện tại vẫn chiếm 89%).
Đối với giải pháp 6:
Cán bộ kế toán phải có trình độ chuyên môn nhất định, tận tụy, tỉ mỉ, chính xác, nhằm đảm bảo tính minh bạch trong công tác kế toán, cân đối các chỉ tiêu.
Trả lãi vay đúng qui định và chính xác, xây dựng uy tín với các Ngân hàng
KẾT LUẬN
Việt Nam ta đang trong quá trình chuyển mình hội nhập cùng các nước trên thế giới, đánh dấu bằng sự kiện trở thành thành viên chính thức của WTO – Tổ chức thương mại quốc tế. Đây cũng mở ra cơ hội và tạo thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Công ty CP kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp chuyên doanh vật tư kim khí, để đáp ứng nhu cầu hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kì mới- thời kì kinh tế thị trường, yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một yêu cầu bắt buộc.
Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua công ty cũng đã quan tâm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, từng bước cải thiện công tác sản xuất kinh doanh, quản lí…cân đối các nguồn lực của công ty để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. Kết quả là từ năm 2007 đến nay kết quả kinh doanh của Công ty đã có đạt con số vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên trong đó, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: vấn đề huy động vốn, đào tạo nhân lực, tìm kiếm thị trường…Trong thời gian tới cần khắc phục để nhanh chóng hoàn thiện bươc chuẩn bị cho thời kì hội nhập kinh tế thế giới này.
Trong thời gian thực tập ở Công ty, tôi đã được tiếp xúc với môi trường làm việc trong doanh nghiệp thực tế, bổ sung thêm những cái nhìn thực tế cho những kiến thức đã học trong Nhà trường.
Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn Cô giáo hướng dẫn ThS Đặng Thị Lệ Xuân và các Cô Chú hướng dẫn thực tập trong Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội đã giúp em hoàn thành đề tài!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh _ PGS.TS. Phạm Thị Gái_NXB Thống kê, Hà Nội.
Giáo trình Kế hoạch kinh doanh_ ThS. Bùi Đức Tuân_ Trường ĐHKTQD_NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
Giáo trình Marketing căn bản_ PGS.TS.Trần Minh Đạo_Trường ĐH KTQD_NXB Giáo dục.
Giáo trình tài chính doanh nghiệp( dùng cho ngoài ngành)_PGS.TS Lưu Thiên Hương_NXB lao động – xã hội 2003.
Quản trị chiến lược_ PGS.TS.Lê Văn TâmNXB Thống kê, 2000.
Các luận văn tốt nghiệp khóa 42,43,44,45 của các khoa QTKT,KTPT,QLKT.
Các báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005, năm 2006, năm 2007.
Các báo cao tài chính các năm 2005,2006,2007.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG.
Bảng
Tên bảng
Bảng 1
Cơ cấu lao động trong Công ty
Bảng 2
Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 3
Danh mục các mặt hàng thép kinh doanh
Bảng 4
Các loại tài sản cố định trong Công ty
Bảng 5
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005 – 2007
Bảng 6
Kết quả tiêu thụ sản phẩm kim khí qua các năm
Bảng 7
Hiệu quả hoạt động SXKD tổng hợp
Bảng 8
Số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Bảng 9
Doanh lợi vốn tự có
Bảng 10
Doanh lợi doanh thu bán hàng
Bảng 11
Năng suất lao động bình quân
Bảng 12
Chỉ tiêu nộp NS bình quân của Công ty
Bảng 13
Thu nhập bình quân của lao động trong Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12853.doc