+ Do quy mô về đất đai của các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu thường là rất lớn. Do Vậy để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình đặt ra đề nghị chính phủ tăng mức đầu tư hàng năm cho các xã đặc biệt khó khăn cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng xã, để chương trình thực hiện có hiệu quả hơn rút ngắt thời gian thực hiện chương trình.
+ Các chủ dự án và ban quản lý dự án cần điều tra giám sát các nhà thầu để đảm bảo về quy mô, chất lượng công trình cũng như thời gian hoàn thành và cùng nhau tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện.
+ Cần xúc tiến công tác thẩm định phê duyệt dự án kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn để có cơ sở đầu tư, xác định các công trình thiết thực ưu tiên đầu tư.
+ Cần tiếp tục nâng cao năng lực quan lý của các bộ các cấp, đặc biệt là đội ngũ các bộ xã. Tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực xuống giúp các xã thực hiện chương trình.
+ Vùng đặc biệt khó khăn cần được chính phủ, các cấp các ngành quan tâm hơn nữa về đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội an ninh quốc phòng.
+ Nhân dân trong vùng cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của các chương trình phát triển kinh tế – xã hội để chương trình 135 phát huy hết hiệu quả
101 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước phục vụ sản xuất cho 248ha, với tổng số vốn đầu tư cho thuỷ lợi: 4676,3 triệu đồng chiếm 32,23% tổng số vốn đầu tư của chương trình 135 trong 4 năm qua
+Nước sinh hoạt: Huyện Điện Biên Đông đã đầu tư924,8 triệu đồng cho việc xây dựng các công trình cung cấp nước sạch cho đồng bào sinh sống trong các xã thuộc chương trình 135, thực hiện xây dựng được 10 công trình, cung cấp nước sạch cho 8416 người.
+Trường học:Huyện đã đầu tư 1609 triệu đồng cho xây dưng 3 công trình về trường học và thực hiện được1420m2 xây dựng
+Phòng khám đa khoa: Trong 4 năm qua huyện Điện Biên Đông bằng nguồn vốn của chương trình 135 đã xây dựng 1 công trình phòng khám đa khoa vơi 253m2 và số vốn đầu tư là 310 triệu đồng.
Trong 4 năm qua huyện Điện Biên Đông chủ yếu đầu tư nguồn vốn của chương trình 135 cho xây dựng giao thông (48,15%) ngoài ra huyện còn đầu tư cho thuỷ lợi với số vốn lớn nhằm thúc đẩy sản xuất, số vốn còn lại đầu tư cho các công trình khác.
1.2. Kết quả thực hiện dự án đào tạo cán bộ
Đối tượng của dự án đào tạo cán bộ xã nghèo thuộc chương trình 135 bao gồm: Cán bộ cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND xã lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, già làng, trưởng bản. Nội dung đào tạo bao gồm: Học tập các văn bản có liên quan của TW, hướng dẫn thực hiên chương trình 135, hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ và công khai, các văn bản của UBND tỉnh về quản lý đầu tư trong các xã thuộc chương trình 135, chương trình khai hoang 10 nghìn ha ruộng bậc thang, chương trình phát triển KT-XH các xã vùng cao đặc biệt khó khăn; tổ chức thăm quan các mô hình điển hình của các tỉnh bạn về sản xuất, tổ chức tốt việc huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135.
*Kết quả thực hiện 4 năm 1999-2002
+Số xã được đào tạo cán bộ: 120 xã
+Số lượt người được đào tạo: 27300 người
Trong đó: -Cán bộ cấp uỷ Đảng 932 người
-Cán bộ HĐND 1600 người
-Cán bộ UBND 3427 người
-Cán bộ đoàn thể quần chúng 4281 người
-Già làng, trưởng bản 12976 người
-Cán bộ kế cận 3404 người
-Cán bộ huyện 200 người
-Cán bộ huyện tăng cường về xã 480 người
Chi phí cho đào tạo cán bộ xã đặc biệt khó khăn trong 4 năm qua của tỉnh Lai Châu là: 1,9 tỷ đồng. Được thể hiện qua biểu sau :
Biểu 3 : kết quả thực hiện vốn đầu tư Dự án
Đào tạo cán bộ CT 135 từ 1999-2002
Đơn vị vốn : Triệu đồng
STT
Danh mục
Số xã
Số
Lớp
Kế hoạch giao
Thực hiện
K.lượng
(Người)
Vốn
(Tr.đ)
K.lượng
(Người)
Vốn
(Tr.đ)
Tổng số
187
27.300
2.060
27.300
1.899,963
I
Năm 2000
102
1.030
839
1
Kinh phí đào tạo
-Mở lớp tại huyện
9
1.856
1.856
-Mở lớp tại xã
118
6.270
6.270
2
Kinh phí thăm quan HT
140
140
II
Năm 2001
120
515
478,387
1
Kinh phí đào tạo
-Mở lớp tại xã
60
15.670
15.670
2
Kinh phí thăm quan HT
140
140
III
Năm 2002
120
515
582,576
1
Kính phi đào tạo
-Mở lớp tại xã
55
3.064
3.064
2
Kinh phí tham quan HT
160
160
Nguồn : Ban chỉ đạo chương trình 135 tỉnh Lai Châu.
1.3. Kết quả thực hiện dự án xây dựng trung tâm cụm xã
Kết quả thực hiện dự án xây dựng trung tâm cụm xã trong 6 năm từ năm 1997 – 2002 của tỉnh Lai Châu như sau:
+ Số công trình thực hiện : 42 công trình
+ Tổng số vốn thực hiện là 43,733 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Quy hoạch 13 công trình, 200 ha, vốn đầu tư 0,629 tỷ đồng.
+ Cải tạo mặt bằng: 3 công trình, 15 ha, vốn đầu tư 1,314 tỷ đồng.
+ Phòng khám đa khoa: 8 công trình, 3790 m2 vốn đầu tư 7,827 tỷ đồng.
+ Chợ: 2 công trình, vốn đầu tư 0,392 tỷ đồng.
+ Giao thông nội cụm: 4 công trình 10 Km, vốn đầu tư 6,261 tỷ đồng.
+ Nước sinh hoạt: 7 công trình, phục vụ 6000 người, vốn đầu tư 2,388 tỷ đồng.
+ Trường học: 13 công trình, 8400 m2, vốn đầu tư 14,853 tỷ đồng.
+ Trạm truyền hình: 2 công trình, 110 m2, vốn đầu tư 1,078 tỷ đồng.
+ Trạm khuyến nông, khuyến lâm: 3 công trình 180 m2, vốn đầu tư 0,298 tỷ đồng.
+ Nhà văn hoá: 1 công trình, vốn đầu tư 0,115 tỷ đồng.
+ Nhà quản lý: 2 công trình, vốn đầu tư 2,231 tỷ đồng.
+ Cầu treo: 1 công trình, 200m, vốn đầu tư 0,515 tỷ đồng.
+ Điện sinh hoạt: 2 công trình, vốn đầu tư 5,550 tỷ đồng.
+ Công trình khác: 1 công trình, vốn đầu tư 0,282 tỷ đồng.
1.4. Kết quả thực hiện dự án bố trí, sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết.
Nhiệm vụ của công tác bố trí, sắp xếp lại dân cư bao gồm: Di dân ra biên giới, di dân kinh tế mới, ổn định dân di cư tự do, ổn định và sắp xếp lại dân cư ở các xã 135.
*Kết quả thực hiện 4 năm 1999 – 2002.
Tổng vốn đầu tư: 16,60 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Đã thực hiện 3293 hộ, 18.134 nhân khẩu, 8232 lao động, kinh phí 5,59 tỷ đồng.
Gồm: + Di dân các dự án định canh định cư 166 hộ.
+ Di dân kinh tế mới 847 hộ.
+ ổn định dân di cư tự do 1.690 hộ.
+ Tiếp nhận và trao trả dân di cư tự do 118 hộ.
+Di dân biên giới 157 hộ.
+ Sắp xếp lại dân cư các xã 135 là 315 hộ.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trường học 17 công trình, trạm xá 1 công trình, thuỷ lợi 2 công trình, Đường liên bản 145 Km, vốn 81,9 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ sản xuất và đời sống: 0,73 tỷ đồng.
+ Quy hoạch ổn định và sắp xếp lại dân cư 120 xã: 0,47 tỷ đồng.
1.5. Kết quả thực hiện dự án hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông khuyến lâm.
Nội dung hướng dẫn: Thông qua tài liệu hướng dẫn và các hội nghị, cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Hướng dẫn bà con nông dân ở các xã 135, những kiến thức cơ bản về kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi những loại cây con giống mới cho năng suất sản luợng cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu tại địa phương.
Tổng vốn đầu tư cho dự án hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông khuyến lâm các năm qua là: 1,68 tỷ đồng, tổng sống người được tập huấn kỹ thuật 4546 người, trong đó gồm: tập huấn về kỹ thuật trồng trọt có 3596 người tham gia, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi 500 người tham gia, tập huấn về kỹ thuật thuỷ sản có 450 người tham gia. Số mô hình trình diễn: 17 gồm các mô hình lúa lai 284 ha, 705 hộ tham gia. Ngô lai 70 ha, 755 hộ tham gia, Đậu tương 47 ha, 176 hộ tham gia, Lúa tạp giao 4ha, lạc 5 ha, 50 hộ tham gia. Lúa nguyên chủng 35,2 ha, 455 hộ tham gia. Ngô nguyên chủng 10 ha, 170 hộ tham gia, Khoai tây 37 ha, 1057 hộ tham gia, Trồng cam mận 400 cây 50 hộ tham gia, nuôi dê, cá, gà lương phượng, ngan lai 24.370 con, 610 hộ tham gia, nuôi ong 150 đàn, 100 hộ tham gia, chè dâm cành 3 ha, 120 hộ tham gia, trồng vải thiều 5 ha, 50 hộ tham gia.
Biểu 5: kết quả thực hiện vốn đầu tư Dự án Khuyến nông khuyến lâm Chương trình 135 (2000-2002)
Đơn vị vốn : Triệu đồng
TT
Danh mục
ĐVT
Số hộ
Kế hoạch
Thực hiện
K.lượng
Vốn
K.lượng
Vốn
Tổng số
1712,517
1.684,879
1
Tập huấn kỹ thuật
Hộ
4546
180,467
4546
180,467
2
Hội nghị đầu bờ
Hộ
6253
174,392
6253
165,36
3
Chi phí quản lý
Hộ
91,099
91,099
4
Đầu tư mô hình
Hộ
6253
1256,96
Trong đó:
-Lúa lai
Ha
705
284
164,725
284
164,725
- Ngô lai
Ha
755
69,73
217,086
69,73
217,086
-Đậu tương
Ha
376
46,74
106,745
46,74
99,295
-Lúa tạp giao
Ha
50
4
13,229
4
13,229
-Cây lạc
Ha
90
4,61
16,215
4,61
16,215
-Lúa nguyên chủng
Ha
455
35,25
83,077
35,25
82,087
-Ngô thuần chủng
Ha
170
10
27,253
10
17,172
-Khoai tây
Ha
1057
36,93
278,915
36,93
278,915
-Trồng cam, chanh, mận
Cây
50
400
23,0
400
23,0
-Trồng thoả quả
Cây
293
61
75,752
61
75,752
-Nuôi gà Lương Phượng
Con
300
6000
66,0
6000
66,0
Nuôi ngan pháp
Con
140
2580
44,614
2510
44,614
-Nuôi cá
Con
150
15450
40,14
15450
40,14
-Nuôi dê
Con
20
40
14,714
40
14,714
-Nuôi Ong
Đàn
100
150
12,6
150
12,6
-Chè dâm cành
Ha
120
3
47,455
3
47,455
-Trồng Vải thiều
Ha
50
5
25,352
5
25,352
5
Cước vận chuyển
9,5987
9,5987
Nguồn : Ban chỉ đạo chương trình 135 tỉnh Lai Châu
1.6. Phân công các ngành giúp huyện.
UBND tỉnh đã phân công cán ngành, các đoàn thể quần chúng của tỉnh giúp các huyện trong quả trình thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1999 – 2005 cụ thể như sau:
1, Huyện Tủa Chùa: Sở tài chính vật giá, hội nông dân tập thể.
2, Huyện Mường Tè: Sở giao thông vận tải, đoàn thanh niên tỉnh.
3, Huyện Tuần Giáo: Hội cựu chiến binh.
4, Huyện Điện Biên Đông: Sở kế hoạch đầu tư, hội phụ nữ.
5, Huyện Mường Lay: Sở lao động thương binh và xã hội.
6, Huyện Sìn Hồ: Sở xây dựng, mặt trận tổ quốc.
7, Huyện Phong Thổ: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nhiệm vụ của các ngành đoàn thể quần chúng là phối hợp với các huyện triển khai chương trình 135 đạt hiệu quả, xúc tiến mạnh mẽ công tác xoá đói giảm nghèo, làm công tác khuyến nông, khuyến lâm và xây dựng mô hình điểm.
Thực hiện sự phân công của UBND tỉnh, các ngành đoàn thể quần chúng những năm đầu thực hiện chương trình 135, đã đồng loạt triển khai nhiệm vụ của mình tới các huyện, cùng UBND, ban quản lý dự án các huyện, quán triệt các văn bản của chính phủ, các bộ và UBND tỉnh với các phòng ban chức năng, các đoàn thể quần chúng cả huyện và đặc biệt tới các bộ xã bản, tham mưu cho UBND huyện trong việc thành lập ban quản lý dự án, ban giám sát xã, công tác cử cán bộ huyện tăng cường về xã, nắm bắt và kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc của huyện trong quả trình tổ chức thực hiện, trong cơ chế chính sách đầu tư với ban chỉ đạo chương trình 135 của tỉnh bàn biện phát tháo gỡ.
2. Kết quả và hiệu quả thực hiện chương trình 135 trên địa bàn xã Mường Luân - Huyện Điện Biên Đông.
Xã Mường Luân - Huyện Điện Biên Đông là một xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 của chính phủ, xã Mường Luân bao gồm 16 bản với 474 hộ và 3725 người. Trong 2 năm qua từ năm 2001 – 2002 xã Mường Luân đã thực hiện được 4 công trình thuộc thuộc chương trình 135. 3 công trình (trong đó gồm Phòng khám đa khoa là lồng ghép giữa dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và dự án trung tâm cụm xã) là thụôc dự án trung tâm cụm xã với tổng số vốn đầu tư chương trình 135 trong 2 năm qua là: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 1183,38 triệu đồng được phân bổ qua các năm như sau năm 2001: 789 triệu đồng, năm 2002:385, 38 triệu đồng, dự án xây dựng trung tâm cụm xã: 2787,93 triệu đồng còn đang tiếp tục được đầu tư và được hoàn chỉnh trong các năm tới.
+Về giao thông: trong 2 năm 2001 và 2002 xã Mường Luân- Huyện Điện Biên Đông đã thực hiện được một công trình giao thông đó là cầu treo Mường Luân với chiều dài 102m với tổng vốn đầu tư là: 693,38 triệu đồng chiếm 58,59% tổng vốn đầu tư của chương trình 135 trong 2 năm qua, trong đó năm 2001 thực hiện 488 triệu đồng, năm 2002 thực hiện được 205,38 triệu đồng.
+ Về thủy lợi:Trong 2002 vừa qua xã Mường Luân đã thực hiện đầu tư 1 công trình thủy lợi là thủy lợi Bản Na Hát với công trình thủy lợi này đã cung cấp nước phục vụ sản xuất cho 20 ha với tổng số vốn đầu tư cho thủy lợi bản Na Hát là 100 triệu đồng chiếm 8,45% tổng số vốn đầu tư của chương trình 135 cho xã Mường Luân trong 2 năm qua.
+ Nước sinh họat: Trong năm 2002 vừa qua xã Mường Luân đã đầu tư 80 triệu đồng cho việc xây dựng công trình nước sinh họat Bản Nà Sản, công trình nước sinh họat bản Nà Sản cung cấp nước sinh họat cho 150 người.
+ Trường học: Xã Mường Luân đã đầu tư 1961,85 triệu đồng cho xây dựng trường học với quy mô 627m2. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của dự án trung tâm cụm xã.
+ Phòng khám đa khoa: Phòng khám đa khoa xã Mường Luân được xây dựng trong 2 năm với quy mô 472m2, tổng vốn đầu tư 911,16 triệu đồng là nguồn vốn lồng ghép của 2 dự án; xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng trung tâm cụm xã thuộc chương trình 135. Ngòai ra xã Mường Luân còn xây dựng được 1 phòng khám với tổng số vốn đầu tư 224,94 triệu đồng, nguồn vốn này thuộc dự án xây dựng trung tâm cụm xã.
Biểu 6: Kết quả thực hiện chương trình 135 ở xã mường luân huyện điện biên đông - lai châu năm 2001 – 2002
Đơn vị tính vốn : triệu đồng
STT
Danh mục
ĐVT
KL
Dự toán duyệt
Giá trị khối lượng đã hoàn thành
Tổng số
2001
2002
A
Dự án xây dựng CSHT
1
Cầu treo Mường Luân
m
102
770
693,38
488
205,38
2
Phòng khám đa khoa
m2
472
310
310
310
3
Thuỷ lợi bản Na Hát
Ha
20
746
100
100
4
Nước sinh hoạt bản Nà Sản
Người
150
120
80
80
B
Dự án trung tâm cụm xã
1
Trường học TTCXGĐ2
m2
627
2000
1961,85
2
Phòng khám đa khoa
m2
427
1000
601,16
3
SC trường+phòng khám
224,92
Nguồn : Ban quản lý dự án chương trình 135 huyện Điện Biên Đông
Qua 2 năm thực hiện chương trình 135 đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn cho đồng bào dân tộc sinh sống tại xã Mường Luân – Huyện Điện Biên Đông.
Về hiệu quả kinh tế: Về cơ bản trong 2 năm qua số hộ nghèo của xã Mường Luân giảm từ 45 – 37% (tiêu chí xét hộ đói nghèo cũ), xây dựng được 1 cây cầu treo tạo điều kiện đi lại cho nhân dân giữa bản với bản, giữa bản với xã thuận lợi hơn trước rất nhiều, nâng cao năng lực tưới tiêu cho 20 ha, số người được hưởng đầu tư nước sạch tăng lên…
Hiệu quả xã hội: Thực hiện chương trình 135, củng cố được khối đòan kết trong xã, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tăng 627m2 trường học quy mô cấp III,IV. Đã nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu trường thiếu lớp, góp phần tích cực trong việc tăng tỷ lệ các cháu đến tuổi đi học được đến lứp học, giảm bớt khó khăn trong việc khám và điều trị những bệnh thông thường cho đồng bào các dân tộc vùng cao và vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn.
3. Hiệu quả thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Thực hiện quyết định 135/1998/QĐ - TTg ngày 31/7/1998 của thủ tướng chính phủ về phát triển kinh tế xã hội các xã vùng sâu vùng xa, Ban chỉ đạo chương trình 135 của tỉnh đã cử cán bộ xuống cùng cấp ủy, chính quyền địa phương khảo sát thực tế, xây dựng phương án phát triển kinh tế văn hóa xã hội đến ăm 2010.
Qua 4 năm thực hiện chương trình 135 đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn cho nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu.
* Về hiệu quả xã hội:
Thực hiện chương trình 135 đã củng cố khối đòan kết dân tộc lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. đồng bào dân tộc thấy thiết tha và quý trọng hơn với những công trình được xây dựng trên quê hương, làng bản mình. Vì đây là tấm lòng thơm thảo của nhân dân cả nước, đồng bào, chiến sĩ đang sống, chiến đấu, lao động sản xuất trên quê hương Lai Châu đã chắt chiu ủng hộ.
Quy chế mở rộng dân chủ công khai được vận hành tương đối đồng bộ, nhân dân ở các xã bản được tham gia bàn bạc từ bước quy hoặch tổng thể, lập kế họach hàng năm, đến kiểm tra giám sát chất lượng nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
Theo đánh giá chung của UBND các huyện, với việc thực hiện các dự án thành phần của chương trình 135 và việc lồng ghép các chương trình dự án khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Mục tiêu đến năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được từ 4 – 5% hộ nghèo.
Tăng 63.000m2 trường học quy mô cấp III,IV, nhà bán vĩnh cửu, trang bị thêm gần 800 bộ bàn ghế cho giáo viên và học sinh. Đã nhanh chóng khắc phục được tình trạng thiếu trường, góp phần tích cực tăng tỷ lệ các cháu đến tuổi đi học được đến lớp học từ 15 – 25% so với năm 1998 do vậy mục tiêu đến năm 2005 thu hút 70% trẻ em trong độ tuổi đi học được đi học.
Giảm bớt khó khăn trong việc khó khăn và điều trị những bệnh thông thường cho đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn.
Qua quá trình đầu tư liên tục nhiều năm 18 dự án định canh định cư nhân dân ở những xã này đã định cư ổn định, không còn hiện tượng di dịch cư tự do, tích cực khai hoang tăng diện tích lúa nước, bước đầu đã biết sử dụng các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, tăng vụ gieo trồng, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Công tác đào tạo cán bộ các xã nghèo với những nội dung thiết thực. Trình độ của đội ngũ các bộ xã đến các già làng trưởng bản được nâng lên rõ rệt họ đã hiểu thêm về chính sách đặc biệt của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, về chương trình 135. Đặc biệt qua việc đi thăm các điển hình tiên tiến của các tỉnh, huyện, xã bạn và phát triển kinh tế hộ gia đình giỏi, về tổ chức huy động được nhiều người tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi nhiều nếp suy nghĩ lạc hậu trước đây.
Thực hiện công tác di dân những năm qua đã ổn định, sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết trong các xã 135 tương đối hợp lý hơn nhanh chóng ổn định gần 2000 hộ dân di cư tự do với các xã của huyện Mường Lay, Huyện Mường Tè, tạo điều kiện thuận lợi ổn định đời sống và sản xuất, giữ vững an ninh chính trị trật tự an tòan xã hội.
* Về hiệu quả kinh tế của chương trình.
Tăng chiều dài các tuyến đường giao thông liên xã, liên bản lên trên 790 Km (trong đó 10 km đường nội cụm, 137 km đường gioa thông nông thôn lọai B, 643 km giao thông dân sinh) kiên cố hóa các công trình thoát nước1834m, làm mới 127 cây cầu trên một số tuyến đường, giải quyết được 12 tuyến đường đến trung tâm cụm xã mà trước năm 1999 ô tô chưa đến được, tại các huyện Tủa Chùa, Mường Lay, Phong Thổ, Sìn Hồ tạo điều kiện đi lại cho nhân dân giữa các bản với bản, giữa bản với xã thuận lợi hơn trước rất nhiều do vậy mục tiêu đến ăm 2005 có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh cho xe thô sơ và người đi bộ đến các trung tâm cụm xã là cơ sở thiết thực, những năm qua ngòai nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn vốn chương trình 500 bản của tỉnh cho mở đường giao thông. Nguồn vốn chương trình 135 cũng đã dành 30% cho phát triển giao thông.
Nâng cao năng lực tưới tiêu cho 2200 ha ruộng nước, số người được hưởng đầu tư nước sạch tăng trên 66000 người, điện lưới quốc gia đã đến được 2 xã vùng cao.
4 trung tâm cụm xã đã cơ bản hòan thành và đưa vào sử dụng các công trình như: trường học, trạm xá, phòng khám đa khoa, đường nội cụm, nuớc sinh họat, trạm khuyến nông khuyến lâm, trạm truyền hình…Đã thực sự phát huy hiệu quả, là cánh tay vươn dài của tỉnh, huyện tới các xã đặc biệt khó khăn, có trung tâm cụm xã nhân dân trong xã được hưởng các dịch vụ văn hóa, dịch vụ về đời sống, khoa học kỹ thuật tốt hơn, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết cho đồng bào dân tộc.
Thông qua các mô hình trình diễn của dự án khuyến nông khuyến lâm đã giúp cho hàng nghìn hộ nông dân nắm bắt kỹ thuật sản xuất cây con theo các biện pháp khoa học kỹ thuật mới, tăng năng suất cây trồng vật nuôi khẳng định việc nuôi trồng tại địa phương là có thu họach, có năng suất cao.
4. Những tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
+ Mục tiêu xã có công trình, dân có việc làm và có thu nhập, thực hiện được rất ít. Việc huy động và hình thức tổ chức cho nhân dân tham gia làm những công việc thủ công ít được các xã quan tâm, đại đa số các chủ đầu tư đều phải thuê các doanh nghiệp thi công phần lớn khối lượng công việc. Tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước vẫn còn.
+ Ban giám sát xã chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của công tác giám sát, do trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, phương pháp thực hiện giám sát chưa cụ thể.
+ Công tác khảo sát thiết kế tiến hành còn chậm, đặc biệt đối với công trình thủy lợi, nước sinhh họat và các công trình có mức đầu tư trên 1 tỷ đồng. Lực lượng cán bộ ở các huyện chưa đủ mạnh để đảm đương công việc: thẩm định kỹ thuật, giám sát thi công.
+ Tiến độ thi công các công trình và tốc độ giải ngân còn chậm, nhất là các hạng mục thuộc TTCX. Chất lượng 1 số công trình thực sự chưa đảm bảo.
+ Việc thực hiện đồng bộ các dự án thành phần của chương trình còn chậm được triển khai, trong đó đặc biệt là các dự án phát triển sản xuất, dự án bố trí sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết. Công tác đào tạo cán bộ xã nghèo về quy mô chưa được mở rộng, nội dung đào tạo còn hạn chế vì chưa có giáo trình cụ thể, thiếu cán bộ có nhiều kinh nghiệm truyền đạt, kinh phí ít.
+ Sự giúp đỡ của các ngành, các đòan thể quần chúng trong hai năm đầu 1999 – 2000 là thiết thực. Song, sự giúp dỡ đó không được duy trì một cách thường xuyên, chưa có nội dung thích hợp, trách nhiệm với huyện chưa cao. Do vậy chưa bổ sung sức mạnh về sức người và nghiệp vụ chuyên môn cho huyện, chưa đào tạo ra được mô hình huyện, xã điển hình về thực hiện an toàn các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình135 đề ra.
+ Một số cán bộ huyện tăng cường, ở một số xã chưa làm hết trách nhiệm trong công tác giám sát chất lượng công trình, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chưa tích cực tham mưu cho UBND xã vận động nhân dân làm những phần việc thủ công. Trong suốt 3 năm cán bộ tăng cường về xã chưa giúp được xã nào nâng cao trình độ, đủ khả năng làm chủ đầu tư.
+ Ban dự án các huyện chưa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thống kê hàng quý, năm, công tác luân chuyển hồ sơ kế họach, hồ sơ công trình, hồ sơ thanh quyết tóan. Đặc biệt đến nay vẫn còn hai huyện chưa thanh quyết tóan vốn đầu tư năm 1999 là Sìn Hồ, Điện Biên Đông.
* Nguyên nhân của những tồn tại:
+ Hai năm đầu, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, một số chính sách khi áp dụng trên thực tế còn nhiều điểm chưa phù hợp như: chi phí cho công tác khảo sát thiết kế, kinh phí họat động cho ban giám sát xã, chi phí thẩm định, thanh quyết toán, hướng dẫn thực hiện trình tự đầu tư xây dựng cơ bản các công trình thuộc chương trình 135, nhiều lần sửa đổi bổ sung. Dẫn đến thực hiện ở các cơ sở gặp nhiều lúng túng.
+ Tổ chức các phòng ban ở các huyện có nhiều thay đổi, do có sự chia tách huyện, sát nhập các phòng chứ năng.
+ Lực lượng cán bộ kỹ thuật về xây dựng, giao thông, thủy lợi, nông lâm nghiệp ở các huyện rất thiếu. Do vậy cán bộ được phân công tăng cường về xã rất ít người có trình độ kỹ thuật, mâu thuẫn với việc cán bộ tăng cường chủ yếu làm công tác hướng dẫn kỹ thuật, giám sát kỹ thuật.
Chương III
Phương hướng và những giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh lai châu
I. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn.
Căn cứ vào thực trạng, điều kiện kinh tế xã hội của các xã đặc biệt khó khăn phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của các xã đặc biệt khó khăn đến năm 2010 sau:
1. Phương hướng.
Quy họach bố trí dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh họat của đồng bào các bản ở những nơi có điều kiện nhất là những xã vùng cao biên giới tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định ổn định đời sống và sản xuất.
Đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên đưa vào sử dụng nguồn lao động tại chỗ tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá.
Phát triển hạ tầng nông thôn phù hợp với quy họach sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống giao thông, nước sinh họat hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ.
Quy hoạch và đưa vào xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.
Đào tạo cán bộ xã bản, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
2. Mục tiêu.
Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các các xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để đưa khu vực này thóat khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trận tự an tòan xã hội, an ninh quốc phòng.
2.1. Mục tiêu cụ thể.
* Mục tiêu kinh tế:
Phát huy thế mạnh của vùng là nghề rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất nông lâm sản hàng hoá.
Đưa điện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng sản suất nông nghiệp năm 2005 đưa: 34212 ha năm. Năm 2010: 75390 ha.
Nâng diện tích lúa ruộng lên, đến năm 2010 phấn đấu có 20000 ha lúa mùa và 8320 ha lúa chiêm.
Trồng mới 1580 ha cây ăn quả và diện tích đất có rừng đạt 740.982 ha vào năm 2005 và 970.982 ha vào năm 2010, đạt độ che phủ 45%.diện tích tự nhiên.
Nâng cao quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình bình quân mỗi hộ nuôi từ 2 – 3 con trâu, 2 con lợn, 20 – 30 con gia cầm.
* Mục tiêu xã hội.
Trên cơ sở phát triển sản xuất nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo sẽ giải quyết việc làm lâu dài cho trên 1 vạn lao động trong vùng tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nhằm:
+ Có đường ô tô đến trung tâm các xã và trung tâm một số vùng sản xuất tập chung, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa.
+ Giải quyết được nhu cầu nước tưới cho sản xuất, đặc biệt là phục vụ cho thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích lúa nước.
+ Giải quyết được nhu cầu nước sinh họat cho những vùng đặc biệt khó khăn về nước sinh họat.
+ Có đủ cơ sở trường học và giáo viên để thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường.
+ Mở rộng mạng lưới thông tin đảm bảo hơn 80% dân số trong khu vực được xem truyền hình.
+ Giảm tốc độ tăng dân số từ 3,06% năm 1998 còn 2% năm 2010.
* Mục tiêu môi trường.
Đầu tư 52.500 ha rừng, khoang nuôi, bảo vệ tái sinh rừng đầu nguồn sông Đà, nâng diện tích rừng tự nhiên từ 263.150 ha năm 1998 lên 498.674 ha rừng năm 2005, hạn chế sói mòn sạt lở đất. Đặc biệt là hiện tượng thiếu nước vào mùa khô, hạn chế sử dụng lan tràn thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ.
* Mục tiêu an ninh quốc phòng.
Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, song song với việc củng cố quốc phòng, ổn định các vùng dân cư giáp biên, sửa chữa và làm mới đường tuần tra, cơ sở hạ tầng đồn biên phòng và xây dựng mới các trạm tuần tra.
Thành lập các trung đội dân quân để kết hợp với lực lượng biên phòng thực hiện các nội dung của chương trình phát triển kinh tế xã hội và tăng cường an ninh quốc phòng trong tình hình mới nâng cao ý thức cách mạng, ngăn chặn họat động xâm phạm biên giới quốc gia.
II. Những giải pháp chủ yếu.
Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình của Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu, tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Chương trình được đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng; tạo ra những chuyển biến bước đầu về kinh tế- xã hội với phong trào quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng thôn xã, bản làng. ở những xã đặc biệt khó khăn, số lượng các hộ đói nghèo giảm nhanh; đồng bào các dân tộc đã có sự hồ hởi, phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 cũng cho thấy những mặt còn tồn tại. Và sau đây là một số giải pháp nhằm khắc phục để công tác triển khai, thực hiện Chương trình 135 của tỉnh đạt hiệu quả cao.
1. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn:
1.1. Tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và cụ thể hoá cơ chế chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng áp dụng đối với Chương trình 135:
+ Quy định quy trình tiến hành việc lựa chọn công trình hạ tầng tại xã với sự tham gia của cộng đồng.
+ Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác giám sát chất lượng xây dựng các công trình với sự tham gia của nhân dân trong xã.
+ Hướng dẫn nội dung hoạt động và tổ chức của Ban quản lý dự án ở xã và huyện.
+ Quy định cụ thể về việc thực hiện công tác nhiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135.
+ Hướng dẫn việc vận dụng các quy định trong quản lý đấu thầu đối với các trường hợp xã tự thực hiện hoặc chỉ định thầu.
+ Sửa đổi, bổ sung một số định mức chi phí xây dựng…
1.2. Tăng cường việc phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng cho cấp huyện, xã phù hợp với tính chất của dự án và điều kiện cụ thể của từng xã:
Mở rộng việc phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng hiện nay là xu hướng đã được xác định trong Nghị quyết 05/2002/NQ-CP. Xu hướng này sẽ được tiếp tục cụ thể hoá trong Chương trình sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quy chế đấu thầu. Do vậy, việc đẩy mạnh phân cấp trong Quản lý đầu tư và xây dựng đối với Chương trình 135 tới đây là phù hợp với xu hướng này.
Việc phân cấp trong quản lý sẽ được hướng vào việc tăng thêm quyền chủ động cho cấp huyện, xã trong việc phê duyệt dự án và quyết định đầu tư. Sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý sẽ đi liền với việc giảm bớt các thủ tục hành chính trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
1.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật thông tin đối với đội ngũ cán bộ cơ sở về các kiến thức, kỹ năng thực hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chương trình 135 là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tại các thôn xã, bản làng. Do vậy, đi cùng với quá trình đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng là việc thường xuyên đào tạo, cập nhập các kiến thức, kỹ năng và thông tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Quá trình đào tạo này có trể được thực hiện theo hai giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: đào tạo cho cáp bộ cấp tỉnh và huyện tham gia chương trình 135 về những kiến thức và kỹ năng trong quản lý chương trình.
+ Giai đoạt thứ hai: Trên có sở thực hiện của giai đoạn thứ nhất, đội ngũ cán bộ của tỉnh và huyện sẽ tiếp tục hưỡng dẫn cho cấp xã các nội dung cần phải đào tạo.
Việc thường xuyên cung cấp các tài liệu, văn bản quản lý có liên quan cho cấp huyện và cấp xã cũng là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện công tác đào tạo.
1.4. Xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình 135 ở các cấp trong tỉnh:
Phải có sự quan tâm thích đáng đối với công tác thanh tra, kiểm tra
các hoạt động đầu tư và xây dựng thuộc phạm vi chương trình 135 cần sớm ban hành cơ chế hoạt động cho công tác thanh tra kiểm tra theo định kỳ và thường xuyên ở cấp tỉnh, huyện, xã.
Về tổ chức và hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra nên có sự phối hợp giữa các cơ quan, các ngành liên quan.
Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra cần chú trọng vào một số vấn đề như quản lý hành chính dự án, chất lượng xây dựng công trình, việc chấp hành trình tự và các thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng.
1.5. Kết hợp việc quản lý khai thác sử dụng với công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình xây dựng:
Cần có quy định cụ thể về quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng đối với công trình hạ tầng được xây dựng trong phạm vi Chương trình 135. Trên cơ sở đó làm rõ trách nhiệm trong quản lý sử dụng công trình của Chính quyền địa phương, của người dân được hưởng lợi từ công trình.
Việc huy động các nguồn vốn cho công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các công trình hạ tầng cũng cần được nêu trong các đề án cụ thể tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của huyện, xã và tính chất sử dụng của công trình. Các nguồn vốn này có thể do người dân đóng góp, có thể thông qua việc thu phí sử dụng công trình (đối với công trình có khả năng thu phí) hoặc được bố trí trong ngân sách của tỉnh, huyện,xã.
2. Phát huy nội lực, huy đông nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế- xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn:
Hỗ trợ đầu tư các xã thuộc chương trình 135 là trách nhiệm nghĩa vụ và tình cảm của nhân dân cả tỉnh, ủng hộ và giúp đỡ các xã vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế xã hội, huy động nhiều nguồn lực cho chương trình, coi đây là một trong những nhiệm vụ của các cấp các ngành đối với những huyện có điều kiện phát triển, phải huy động sức mạnh của cả huyện hỗ trợ đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn của huyện mình.
Huy động nguồn lực từ xã hội tham gia xây dựng công trình chủ yếu là sức lao động của nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động. Tham gia lao động để có việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân đồng thời gắn kết trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm của nhân dân địa phương với quá trình đầu tư xây dựng công trình.
Chọn một số công trình cho dân tự làm, cán bộ nghiệp vụ của huyện hướng dẫn giúp đỡ.
Thực hiện dân chủ công khai xuyên suốt quá trình đầu tư xây dựng ở xã: công khai mức vốn đầu tư của Nhà nước cho nhân dân biết, nhân dân trong xã chủ động bàn bạc về việc đóng góp tham gia xây dựng các công trình của xã.
Vận hành Chương trình đúng nguyên tác sẽ khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, quản lý công trình và tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi nổi nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở các xã ĐBKK đây chính là mục tiêu cần hướng tới của Chương trình.
3. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn.
Chương trình 135 là một Chương trình phát triển kinh tế xã hội tổng hợp, Chương trình không chỉ có xây dựng cơ sở hạ tầng, các cấp các ngành còn phải chỉ đạo Nghị quyết khoá X, kỳ họp thứ 6 về việc phối hợp, lồng ghép các Chương trình, dự án khác với chương trình 135 trên địa bàn các xã ĐBKK, xã biên giới để thực hiện Nghị quyết khóa X. Để làm được như vậy tỉnh phải làm một số công việc sau:
- Tập trung nguồn vốn của Chương trình, dự án khác lồng ghép với Chương trình 135 để xây dựng một cách đồng bộ hệ thống công trình trung tâm thị xã, những công trình lớn, công trình có quy mô liên xã.
-Lồng ghép các nhiệm vụ của chương trình để có thể đạt được mục tiêu đề ra: Quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất, xây dựng trung tâm thị xã và đào tạo cán bộ để phát huy hiệu quả tổng hợp của chương trình.
- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng gắn liền với việc mở rộng diện tích, xây dựng các vùng chuyên canh lúa, ngô, đậu tương, cây công nghiệp, cây ăn quả và gắn chặt với công tác ổn định sắp xếp lại dân cư.
Lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn nhằm phát huy hiệu quả đầu tư tránh trường hợp đầu tư trùng lặp trên cùng một xã.
4. áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ
Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, giải quyết vấn đề tư tưởng và bồi dưỡng kiến thức về khoa học công nghệ cho nhân dân. Xây dựng các trung tâm khuyến nông.
Coi khoa học công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu và là trọng điểm của đầu tư. Nhưng trước hết phải tập trung vào những khâu quan trọng như: Giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao chất lượng tốt, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, phòng chống dịch bệnh, chế biến và bảo quản nông sản.
- Lựa chọn và ứng dụng những công nghệ tiên tiến, phù hợp đã qua thực nghiệm vào sản xuất.
- ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến vào sản xuất để tăng giá trị hàng hoá.
- Xây dựng các trung tâm khuyến nông và làm tốt công tác này để kịp thời phổ biến các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn học tập, vận dụng vào sản xuất kinh doanh.
Coi trọng công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ, thông tin kinh tế cho đồng bào một cách thường xuyên.
Có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý đi làm nhiệm vụ ở các xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn
5. Vận dụng cơ chế chính sách vào địa bàn các xã đặc biệt khó khăn:
Phải soạn thảo và ban hành cụ thể các cơ chế quản lý, chính sách đầu tư phát triển, trọng tâm là các chính sách sau:
- Chính sách đất đai: Thực hiện giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với công tác định canh, định cư phát triển vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất, ổn định đời sống.
Điều chỉnh quỹ đất địa phương để giúp hộ nông dân nghèo thiếu đất, vận động hộ nông dân nghèo thiếu đất di chuyển định cư ở vùng đất mới, hỗ trợ vật liệu sản xuất để tạo việc làm cho người nghèo.
- Chính sách đầu tư, tín dụng:
+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Nơi nào có thể làm thuỷ lợi để phát triển cây lúa nước thì đầu tư xây dựng các công trình thủ lợi. ở những vùng cao có thể phát triển trồng lúa nương và phát triển ruộng bậc thang hay mô hình canh tác trên đất dốc.
+ Thực hiện chính sách cấp phát miễn phí hay trợ giá, trợ cước cho vùng đặc biệt khó khăn: Đối với các hàng hoá như: muối iốt, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, sách vở quần áo học sinh, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón …
Thực hiện đồng bộ chính sách chợ giá trợ cước với chính sách trợ giá trợ cước mua và với tiêu thụ hàng hoá cho đồng bào các dân tộc trong vùng
+ Khuyến khích thành lập các tổ nhóm liên gia, liên trạch để giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống và sử dụng có hiệu quả các nguồn tín dụng trong nông thôn.
+ Cho vay vốn với điều kiện ưu đãi từ nguồn tín dụng của ngân hàn phục vụ người nghèo, quỹ xoá đói giảm nghèo các chương trình xoá đói giảm nghèo.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực:
+ Đầu tư kinh phí để đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã, bản, làng, phum, soóc để nâng cao tổ chức chỉ đạo, quản lý sản xuất, quản lý hành chính và việc sử dụng đúng mục đích các nguồn tín dụng để phát triển kinh tế xã hội các xã đăc biệt khó khăn.
+ Phát sách giáo khoa, văn phòng phẩm miễn phí cho các học sinh vùng đặc biệt khó khăn.
+ Các xã thuộc phạm vi chương trình 135 phải chọn những người dân làm kinh tế giỏi, cán bộ có năng lực đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về công tác khuyến nông.
+ Hỗ trợ kinh phí để mở lớp dậy nghề cho con em đồng bào dân tộc để khai thác tiềm năng nguồn lực tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho đồng bào.
- Chính sách thuế:
+ Các hoạt động kinh doanh nông lâm sản và hàng hoá phục vụ đời sống, sinh hoạt của đồng bào các xã đặc biệt khó khăn được ưu tiên thuế doanh thu và thuế lợi tức: được giảm 50% thuế doanh thu phải nộp trong thời gian 4 năm kể từ tháng có doanh thu đầu tiên đối với những thương nhân có đăng ký kinh doanh; được miễn giảm thuế lợi tức trong thời gian 4 năm kể từ khi có lợi nhuận và được giảm 50% thuế lợi tức trong 7 năm tiếp theo nếu sử dụng lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm thuế lợi tức trong hai năm tiếp theo nữa.
6. Phân công chỉ đạo chương trình 135:
- ở cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban chỉ đạo cần thường xuyên nắm bắt quyết định của cơ quan thường trực Chương trình và bắt buộc cán bộ ở các huyện, xã báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện Chương trình theo tháng, quý, năm để Ban chỉ đạo Chương trình kịp thời uốn nắn và đưa ra những giải pháp để tạo điều kiện cho chương trình đạt kết quả cao.
- Các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện phải thường xuyên đi kiểm tra trên điạ bàn Chương trình để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ chương trình.
- Ban giám sát xã phải thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương tham gia đóng góp xây dựng công trình bằng chính sức lao động của mình. Đồng thời Ban chỉ đạo Chương trình phải công khai các nguồn vốn đầu tư cho dân biết, thực hiện kiểm toán định kỳ đối với các công trình.
Tạo điều kiện cho các xã để các xã có thể có đủ điều kiện làm chủ đầu tư các công trình của xã. Xã lập ban quản lý chương trình và thực hiện theo kế hoạch đề ra.
7. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp xã.
Trong bối cảnh hiện nay, chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã cần được thể chế hoá phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Điều đó đòi hỏi chính quyền các cấp xã đi vào chức năng quản lý hành chính – kinh tế, không can thiệp vào chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, đồng thời lại phải tăng cường nhiệm vụ quản lý hành chính trên lĩnh vực kinh tế, quản lý văn hoá xã hội, phát triển lành mạnh trong sạch.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội thì nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là kiện toàn bộ máy quản lý hành chính các cấp xã với nội dung sau:
+ Kiện toàn cơ chế vận hành hành chính. Bộ máy quản lý hành chính cấp xã là một “ hệ thống con”, bao gồm nhiều chức năng. Ngoài ra hiện còn đặt các trạm trường tại xã. có hiện tượng các trạm trường tại xã nhưng không thuộc phạm vi lãnh đạo của xã, xã không quản lý. Trong trường hợp này huyện chỉ quản lý người mà không quản lý tài sản của nhà nước, do vậy huyện có thể cho xã quản lý.
+ Đối với cơ quan đảng và chính quyền ở xã cần có sự phân định nhiệm vụ rõ dàng gĩưa công tác đảng với công tác chính quyền, thực hiện chế độ kiêm nhiệm.
+Đảm bảo quyền làm chủ của dân đồng thời xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ đảng, bảo vệ an ninh xã hội.
Xã tăng cường kinh phí và cải thiện phương tiện hoạt động cho mặt trận tổ quốc xã.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay đang đòi hỏi đảng, nhà nước ta cần sớm hoàn chỉnh những quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ chụ thể của bộ máy chính quyền cấp xã. Nhưng sẽ không thể tăng cường sức mạnh của chính quyền cấp xã nếu không chú trọng đến cán bộ cấp xã, bản. trong thời gian tới nhiệm vụ là phải đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chung về chính trị, về lãnh đạo, về quản lý hành chính – kinh tế – xã hội cho các bộ xã, bản kiên quyết giảm tỷ lệ các cán bộ chưa đào tạo vào bộ máy quản lý. Đảng nhà nước phải có chế độ điều chỉnh các chính sách chế độ phù hợp với từng vùng. Cụ thể là nên thực hiện chính sách mềm hoá đối với chế độ trợ cấp, phụ cấp cho cán bộ xã ngoài mức trợ cấp cố định của nhà nước ngoài ra cán bộ xã có thể được hưởng thêm khoản phù lao do địa phương chi trả (theo 1 tỷ lệ nhất định) trên cơ sở tính toán khả năng thu chi của từng xã.
Nhìn chung bộ máy chính quyền ở cấp xã và đội ngũ cán bộ ở xã là một khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống chính trị nông thôn nói chung và nông thôn vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Củng cố và kiện toàn được đội ngũ cán bộ xã. bản mới có thể tăng cường khả năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. góp phần phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lai Châu phát triển nhanh chóng.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lai Châu là một vấn đề bức xúc hiện nay để giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc phòng, đảm bảo công cuộc đổi mới thắng lợi trong phạm vi tòan tỉnh trong mọi lĩnh vực của đời sống. Có thể nói không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội thì sẽ không chủ động giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, dân chủ, an ninh chính trị…
Trong quá trình thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh đã thu được các thành tựu đáng kể, các công trình đã phát huy tốt hiệu quả phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào sinh sống trong các xã đặc biện khó khăn của tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình 135 còn nhiều hạn chế hiệu quả đầu tư chưa cao mục tiêu xã có công trình, dân có việc làm và có thu nhập, thực hiện được rất ít. Việc huy động và hình thức tổ chức cho nhân dân tham gia chưa được các xã quan tâm, ngoài ra khi các công trình hoàn thành thì do năng lực và trình độ dân trí đồng bào còn nhiều hạn chế nên nhiều công trình đầu tư xong không có hiệu quả, không có người quản lý, vận hành. Đặc biệt một số công trình giao thông do kinh phí hạn hẹp nên mới đầu tư chủ yếu ở phần nền, phần công trình thóat nước trên tuyến là tạm, kinh phí duy tu bảo dưỡng không có, do vậy mùa mưa là đường không sử dụng được do sạt lở, mất cống thóat nước…làm ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của công trình.
Để thực hiện có hiệu quả hơn chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn Tỉnh Lai Châu trong thời gian tới, bản luận văn đã đề xuất phương hướng, mục tiêu cùng 7 giải pháp và nhóm giải pháp đồng bộ. Những giải pháp và nhóm giải pháp đề xuất dựa trên việc phân tích về mặt lý luận và nghiên cứu toàn diện các mặt thành công và chưa thành công trong thực tiễn thực hiện chương trình trong những năm qua. Vì vậy các xã đặc biệt khó khăn cần phải tổng kết thực tiễn một cách toàn diện đầy đủ, mặt khác cần tiếp tục tìm tòi thêm những chính sách phù hợp mới có thể tạo ra động lực phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn.
2. Kiến nghị.
+ Do quy mô về đất đai của các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu thường là rất lớn. Do Vậy để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình đặt ra đề nghị chính phủ tăng mức đầu tư hàng năm cho các xã đặc biệt khó khăn cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng xã, để chương trình thực hiện có hiệu quả hơn rút ngắt thời gian thực hiện chương trình.
+ Các chủ dự án và ban quản lý dự án cần điều tra giám sát các nhà thầu để đảm bảo về quy mô, chất lượng công trình cũng như thời gian hoàn thành và cùng nhau tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện.
+ Cần xúc tiến công tác thẩm định phê duyệt dự án kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn để có cơ sở đầu tư, xác định các công trình thiết thực ưu tiên đầu tư.
+ Cần tiếp tục nâng cao năng lực quan lý của các bộ các cấp, đặc biệt là đội ngũ các bộ xã. Tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực xuống giúp các xã thực hiện chương trình.
+ Vùng đặc biệt khó khăn cần được chính phủ, các cấp các ngành quan tâm hơn nữa về đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội an ninh quốc phòng.
+ Nhân dân trong vùng cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của các chương trình phát triển kinh tế – xã hội để chương trình 135 phát huy hết hiệu quả
Tài liệu tham khảo
1. Văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình 135 phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa tập I,II – ủy ban dân tộc miền núi.
2. Tạp chí chương trình 135 số 3,5, 8,10,11/2001 – 2002.
3. Niên giám thống kế tỉnh Lai Châu 2001.
4. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình 135 trong 4 năm qua – UBND tỉnh Lai Châu.
5. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình 135 của huyện Điện Biên Đông.
6. Quy họach xây dựng cơ sở hạ tầng 120 xã của tỉnh Lai Châu – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lai Châu.
7. Báo cáo thực hiện chương trình 135 trên tòan quốc năm 2001. ủy ban dân tộc miền núi.
8. Tài liệu trao đổi kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 trên tòan quốc – ủy ban dân tộc miền núi.
Mục lục
Trang
Phụ lục 1: kết quả thực hiện kế hoạch chương trình 135 bốn năm 1999-2002 tỉnh lai châu
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Đơn vị vốn: Triệu đồng
Số
TT
Tên
Huyện
Số xã
Hạng mục
Đơn
vị tính
khối
lượng
Số
công
trình
KH giao
Thực hiện
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
tổng
số
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Tổng số
120
527
41665
40800
72568
56732,6
172653,5
40495,8
16232,4
64963,4
50996,5
I
Tuần Giáo
12
45
2821
2800
6081
5384,6
15810,9
2821,8
1519
5496,5
5973,6
Giao thông
Km/m/cái
57,2/455/31
17
1605,9
1,442,00
2.610,00
993,4
5.881,50
1.605,90
749
2375,8
1150,8
Thuỷ lợi
Ha
0
0
0
0
Nước sinh hoạt
Người
4448
7
409,8
588
531
700,9
1.407,10
410,6
191,9
804,6
Trường học
M2
7131
21
805,3
770
2.940,0
3.609,30
8.522,30
805,3
770
2928,8
4018,2
II
Phong Thổ
25
120
8.464,00
8400
16079
11331,2
39560
8337
2321,3
14747,5
11331,2
Giao thông
Km/m/cái
57,3/478/0
17
1586,9
1625
5321
1531
9286,5
1586,9
1187,8
4.980,80
1531
Thuỷ lợi
Ha
804
20
1283,4
2905
3.579,0
3999,6
8531,5
1.257,10
3274,8
3999,6
Nước sinh hoạt
Người
4279
22
359,2
2684
2.199,0
1281,9
3659,1
338,2
2039,3
1281,9
Trường học
M2
13605
61
5234,5
1186
4.980,0
4518,7
15259,6
5.154,80
1133,5
4452,6
4518,7
III
Tủa Chùa
10
50
3627
3600
4970
4036,4
14487,5
3.581,70
2630,3
4906,8
3368,7
Giao thông
Km/m/cái
40,03/0/0
4
985,9
1440
2463
4453,2
989,5
1.004
2.463
Thuỷ lợi
Ha
205
11
1073,8
400
1024
1391,7
3373,5
1054,5
280
1009,4
1029,6
Nước sinh hoạt
Người
7639
20
367,5
800
768
1259,2
2729,7
359,8
378,2
723,9
1258,8
Trường học
M2
3919,695bộ
15
1199,8
960
715
1385,5
3931,1
1181,5
959,1
710,2
1080,3
số
TT
Tên
Huyện
số
xã
Hạng mục
Đơn
vị tính
khối
lượng
Số
công
trình
KH giao
Thực hiện
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Tổng
số
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
IV
Sìn Hồ
20
79
8.357,0
8.000,0
11.703,0
9.333,20
32.523,80
7.929,60
4296,3
10825,1
9472,8
Giao thông
Km/m/cái
108.4/309/33
17
2.549,0
2.435
5.156
3,283
11.534,60
2/356,80
988,1
4835,5
3354,2
Thuỷ lợi
Ha
307
8
1.641,0
1.433
2.359
1.246
5.363,00
1636,9
2282
1444,1
Nước sinh hoạt
Người
13.584
19
1.794,0
1.132
897
3,554,50
1635,7
1034
884,8
Trường học
m2
11261
35
2.373,0
4.122
3.056
3.907
12.071,7
2300,2
3308,2
2673,6
3789,7
V
Mường Lay
14
62
4.282,7
4.000,0
8.825,0
5.706,40
20.016,60
4193,6
775,3
8701,3
6346,4
Giao thông
Km/m/ cái
19,6/140/37
5
817,1
800
860
742,3
2737,4
803,3
375,3
816,5
742,5
Thuỷ lợi
Ha
16
1600,7
1200
2775
2882,8
7791,5
1527,1
2741,6
3522,8
Nước sinh hoạt
Người
27
1044,5
1200
1267
700
2991,7
1043
1248,7
700
Trường học
m2
13
820,4
400
3002
1370,2
5563,9
820,2
400
2973,5
1370,2
ĐIên sinh hoạt
Km
8.2
1
400
921
11,1
932,1
921
11,1
VI
Mường Tè
17
73
6448
6400
12860
11415
21271,3
6155,1
340
8962,5
4714,7
Giao thông
Km/m/ cái
127,6/80/0
9
821
405
834
1000
2737,6
821
736,6
1180
Thuỷ lợi
Ha
307
22
2015,4
2548
5706
2600
8056,2
1897,2
320,2
3698,8
2140
Nước sinh hoạt
Người
7922
14
1111
645
1093
397
1706,7
1009,4
570,3
127
Trường học
m2
6527
27
2500,6
2802
5227
2603
7631,8
2427,5
19,8
3956,8
1227,7
Trạm xá
m2
98
1
200
40
40
VII
Điên Biên
12
52
4038,3
4000
5515
5042,7
18399
4017,8
3282
5272,4
5823,8
Giao thông
Km/m/ cái
72,27/165/0
15
2259,3
1299
1109
795
5198,2
2256,8
1054,5
1091,9
795
Thuỷ lợi
Ha
69
3
500
637
1476,1
1978,4
0,0
602,4
1376
Nước sinh hoạt
Người
1944
2
410,7
395,8
395,8
Trường học
m2
11123
32
1368,3
2201
3769
2771,6
10826,6
1365,2
2230,5
3578,1
3652,8
VIII
ĐB Đông
10
46
3627
3600
6535
4483,1
14505,4
3423,2
1065,2
6051,7
3956,3
Giao thông
Km/m/ cái
112,9/207/26
20
2751,1
2164
2907
1141,6
6985,3
2547,4
810
2631,3
996,6
Thuỷ lợi
Ha
248
12
323,6
1090
2266
2465
4676,3
323,5
255,2
1935,4
2162,2
Số
Tên
Số
Hạng mục
Đơn
Khối
Số
KH giao
Thực hiện
TT
Huyện
xã
vị tính
lượng
công
Năm
Năm
Năm
Năm
tổng
Năm
Năm
Năm
Năm
trình
1999
2000
2001
2002
số
1999
2000
2001
2002
Nước sinh hoạt
Người
8416
10
552,3
286
60
171,5
924,8
552,3
171,5
Trường học
m2
1420
3
992
705
1609
0,0
974
635
P.Khám đa khoa
m2
253
1
60
310
310
310
Tổng vốn kế hoạch giao: 178.465 tr.đ
Tổng số công trình được đầu t : 527 CT
Tổng số vốn thực hiện : 172.652,7 tr.đ
Trong đó :
Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình 135 Tỉnh Lai Châu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37082.doc