Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên

Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt với tỉnh Lai Châu - nơi có khoảng 30/42 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Sản xuất chè của công ty chè Than Uyên liên tục tăng, trong 5 năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng công ty đang đứng trước thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các cơ sở chế biến, doanh nghiệp trồng chè và cung ứng chè trên địa bàn cũng như các công ty trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm nước giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây đã có sự đa dạng chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của thế giới.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gói, chi dụng cụ bán hàng, chi quảng cáo, chi vận chuyện, bốc dỡ, hoa hồng.. Những khoản chi phí này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận. Năm 2005 thì chi phí bán hàng của công ty chè Than Uyên đã tăng khá lớn so với năm 2004 với mức tăng một lượng là: 334.891.300-223.874.172 = 111.017.128 (đ) tương ứng tăng 150% + Chi phí quản lý doanh nghiệp thường là chi phí cố định, ít thay đổi theo quy mô kinh doanh. Nhưng năm 2005 so với năm 2004 thì chi phí quản lí doanh nghiệp đã tăng so với năm 2004, điều này cũng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí quản lí đã làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp một lượng là: 1.704.067.228 – 1.576.782.446 = 127.284.782 (đ) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ( đồng ) + Nhân tố làm tăng lợi nhuận: -Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ: 4.967.980.050 đ. - Các khoản giảm trừ : 9.352.400 đ Cộng : 4.967.980.050 + 9.352.400 = 4.977.322.450 đ. + Nhân tố làm giảm lợi nhuận (đ) Giá vốn hàng bán : -4.609.807.175 đ Doanh thu hoạt động tài chính : - 4.844.455 đ Chi phí hoạt động tài chính: - 127.861.796 đ Chi phí bán hàng : - 111.017.128 đ Chi phí quản lý doanh nghiệp: - 127.284.782 đ Cộng: -4.980.815.336đ Tổng hợp các nhân tố làm tăng giảm lợi nhuận: 4.977.322.450- 4.980.815.336 = -3.482.886 đ Qua phân tích trên chúng ta đã nhìn thấy giá vốn hàng bán của công ty chè Than Uyên còn khá cao nó bằng hơn 90% doanh thu bán hàng và dịch vụ của công ty. Vì vậy mà năm 2005 doanh thu bán hàng có tăng hơn năm 2004 là khoảng 4,9 tỉ đồng thì giá vốn hàng bán năm 2005 cũng tăng so với năm 2004 là khoảng hơn 4,6 tỉ đồng. Doanh nghiệp cần nâng cao năng suất trong hoạt động chế biến, tiết kiệm các chi phí để giá vốn hàng bán là nhỏ nhất để tăng hơn nữa lợi nhuận của công ty. Bảng 15. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên năm 2005-2006 (Đơn vị: đ) 2006 so với 2005 STT Công thức Chỉ tiêu Giá trị năm 2005 ( đ ) Giá trị năm 2006(đ) (+/-) % 1 Doanh thu bán hàng và dịnh vụ 27,636,015,850 30,901,676,600 3,265,660,750 112 2 Các khoản giảm trừ 3 (1-2) Doanh thu thuần 27,636,015,850 30,901,676,600 3,265,660,750 112 4 Giá vốn hàng bán 25,086,743,403 28,289,272,364 3,202,528,961 113 5 (3-4) Lợi nhuận gộp 2,549,272,447 2,612,404,236 63,131,789 102 6 Doanh thu hoạt động tài chính 13,559,851 21,301,969 7,742,118 157 7 Chi phí hoạt động tài chính 193,021,796 99,232,677 -93,789,119 51 8 Chi phí bán hàng 334,891,300 332,505,669 -2,385,631 99 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,704,067,228 1,851,113,536 147,046,308 109 10 (5+6-7-8-9) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 330,851,974 350,854,323 20,002,349 106 11 Doanh thu khác 43,745,042 18,165,581 -25,579,461 42 12 Chi phí khác 13,500,000 -13,500,000 0 13 (11-12) Lợi thuận khác 30,245,042 18,165,581 -12,079,461 60 14 (10+13) Lợi nhuận kế toán trước thuế 361,094,016 369,019,904 7,925,888 102 15 28% thu nhập Thuế thu nhập doanh nghiệp 101,107,200 103,325,600 2,218,400 102 16 Lợi nhuận sau thuế 259,989,816 265,694,304 5,704,488 102 Nguồn: Công ty chè Than Uyên. Qua bảng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên trong 2 năm 2005 và 2006 ta thấy tốc độ tăng doanh thu của năm 2006 (so với năm 2005) so với tốc độ tăng doanh thu của năm 2005 ( so với 2004) đã giảm từ 122% xuống còn 112 %. Trong 2 năm 2005, 2006 doanh nghiệp không phát sinh một khoản giảm trừ nào. Điều này làm tăng lợi nhuận xong khó có thể mà kích thích khách hàng trả tiền mua hàng một cách nhanh tróng. Năm 2006 hoạt động tài chính của công ty rất tốt doanh thu hoạt động tài chính tăng 157% trong khi đó chi phí hoạt động tài chính chỉ bằng 51% so với năm 2005. Tốc độ tăng chi phí trong bán hàng đã giảm xuống trong khi đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng hơn một chút so với tốc độ của năm 2005 so với năm 2004. Tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải được quan tâm để điều chỉnh hợp lý không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của công ty. 3.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên Qua việc tổng hợp bảng cân đối kế toán của công ty chè Than Uyên ở các năm ta có các bảng các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp và các yếu tố đầu vào bình quân của doanh nghiệp chè Than Uyên như sau: Bảng 16. Bảng tổng hợp các yếu tố đầu vào bình quân năm 2005, 2006. Đơn vị: đ Bình quân 2005 Bình quân 2006 Tài sản Tổng tài sản 7,779,606,717 16,653,063,207 Tài sản ngắn hạn 4,636,063,506 4,639,146,541 Tài sản dài hạn 3,143,543,211 12,013,916,667 Nguồn vốn Tổng nguồn vốn 7,774,606,717 16,653,063,207 Vốn của chủ sở hữu 4,252,789,484 12,401,185,176 Vốn vay 301,403,832 535,812,956 Chi phí Tổng chi phí 2,048,898,471 2,257,416,103 Chi phí bán hàng 279,382,736 333,698,485 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,640,424,837 1,777,590,382 Bảng 17. Bảng tổng hợp các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp năm 2005, 2006. Đơn vị: đ Các yếu tố đầu ra 2005 2006 Doanh thu thuần 27,636,015,850 30,901,676,600 Lợi nhuận gộp 2,549,272,447 2,612,404,236 Lợi nhuận thuần 330,245,042 350,845,323 Lợi nhuận kế toán trước thuế 361,097,016 369,019,904 Lợi nhuận kế toán sau thuế 269,989,816 256,694,304 3.2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản a. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản Bằng việc sử dụng các công thức đánh giá về hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở phần các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp cho 2 bảng ở trên ta có các bảng sau. Các chỉ tiêu được áp dụng lần lượt từ trên xuống theo các chỉ tiêu trong bảng tổng hợp các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp năm 2005, 2006. Bảng 18. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản năm 2005. 2005 Sức sản xuất Sức sinh lời Suất hao phí Tổng tài sản 3.5524 0.2815 0.3277 3.0517 0.0425 23.5571 0.0464 21.5444 0.0347 28.8144 Vào năm 2005 thì ta có sức sản xuất của tổng tài sản là 3,5524 tức là một đơn vị tổng tài sản có thể sinh ra được 3.5524 đơn vị doanh thu thuần. Sức sinh lời của tổng tài sản với lợi nhuận gộp là 0,3277 tức là một đồng thuộc tổng tài sản khi đưa vào kinh doanh thì sinh ra được 0,3277 đồng lợi nhuận. Tương tự ta có sức sinh lời của tổng tài sản so với lợi nhuận thuần, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận kế toán sau thuế lần lượt là 0,0425; 0,0464; 0,0347. Suất hao phí của tổng tài sản đối với doanh thu thuần là 0,2815 tức là để có một đơn vị doanh thu thuần doanh nghiệp cần phải có 0,2815 đơn vị tổng tài sản bình quân. Suất hao phí này khá thấp vậy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp là rất hiệu quả. Bảng 19. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản năm 2006. 2006 Sức sản xuất Sức sinh lời Suất hao phí Tổng tài sản 1.8556 0.5389 0.1569 6.3746 0.0211 47.4655 0.0222 45.1278 0.0154 64.8751 Ở năm 2006 ta thấy sức sản sản suất và sức sinh lời của một đơn vị tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp đã đều giảm đi một nửa. Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2006 là 1,8556 tức là một đơn vị tổng tài sản bình quân chỉ sinh ra được 1,8556 đơn vị doanh thu thuần. Sức sinh lời của tổng tài sản để tạo ra lợi nhuận thuần là 0,0211 tức là một đơn vị tổng tài sản bình quân chỉ tạo ra được 0,0211 đơn vị lợi nhuận thuần giảm hơn một nửa (chỉ đạt 49,6% so với năm 2005). Vậy năm 2006 thì doanh nghiệp đã sử dụng không hiệu quả tổng tài sản của mình trong việc phục vụ sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính của kết quả trên là vào đầu năm 2006 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá thì giá trị của doanh nghiệp đã được xác định lại phần tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp có giá trị hơn 12 tỉ đồng, điều này làm tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên là hơn 16 tỉ đồng. Trong khi đó thì các khoản doanh thu của doanh nghiệp có tăng nhưng mức tăng là không lớn, do vậy là các chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lời của tổng tài sản đã giảm đi một nửa và suất hao phí của tổng tài sản thì tăng lên gấp đôi. b. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Sau đây ta có bảng phân tích về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty chè Than Uyên trong 2 năm 2005, 2006. Qua bảng này ta có thể thấy được công ty chè Than Uyên có sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn của mình không và có thể biết được mức độ biến động của chỉ tiêu hiệu quả. Yếu tố đầu vào bình quân Yếu tố đầu ra Sức sản xuất Sức sinh lời Suất hao phí Tài sản ngắn hạn năm 2005 Doanh thu thuần 2005 6.9045 0.1678 Lợi nhuận gộp 2005 0.5499 1.8186 Lợi nhuận thuần 2005 0.0712 14.0383 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2005 0.0779 12.8388 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2005 0.0582 17.1713 Tài sản ngắn hạn năm 2006 Doanh thu thuần 2006 6.6611 0.1501 Lợi nhuận gộp 2006 0.5631 1.7758 Lợi nhuận thuần 2006 0.0756 13.2228 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2006 0.0795 12.5715 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2006 0.0553 18.0727 Gần như ngược hẳn với tình hình sử dụng tổng tài sản thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2006 so vơi năm 2005 có hiệu quả hơn. Chỉ có sức sản xuất của tài sản năm 2005 là cao hơn so với sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2006 nhưng mức chênh lệch là không lớn lắm. Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2005 trên doanh thu thuần là 6,9045, tức là một đơn vị tài sản ngắn hạn khi công ty đem vào kinh doanh thì có thể sinh ra được 6,9045 đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2006 là 6,6611 tức là một đơn vị tài sản ngắn hạn khi kinh doanh thì đã đem lại 6.6611 đơn vị doanh thu thuần. Tuy nhiên thì về các chỉ tiêu sức sinh lời và suất hao phí thì năm 2005 lại kém hiệu quả hơn so với năm 2006. Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn tính trên lợi nhuận thuần thì năm 2005 là 0,0712 tức là một đồng tài sản ngắn hạn đem vào kinh doanh đem lại 0,0712 đồng lợi nhuận thuần và với năm 2006 là 0,0756 tức là một đồng tài sản ngắn hạn đem vào kinh doanh thì đem lại 0,0756 đồng lợi nhuận thuần. Đối với suất hao phí, ta cũng thấy năm 2006 có suất hao phí tính trên các doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần thấp hơn năm 2005 nhưng điều này có nghĩa là vào năm 2006 thì ta đã tốn ít hơn tài sản ngắn hạn hơn để sinh ra một đơn vị doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần. c. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Bảng 20. Bảng tính hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn năm 2005, 2006 của công ty chè Than Uyên Yếu tố đầu vào bình quân Yếu tố đầu ra Sức sản xuất Sức sinh lợi Suất hao phí Tài sản dài hạn năm 2005 Doanh thu thuần 2005 8.7914 0.1137 Lợi nhuận gộp 2005 0.8110 1.2331 Lợi nhuận thuần 2005 0.1051 9.5188 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2005 0.1149 8.7055 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2005 0.0859 11.6432 Tài sản dài hạn năm 2006 Doanh thu thuần 2006 2.5722 0.3888 Lợi nhuận gộp 2006 0.2174 4.5988 Lợi nhuận thuần 2006 0.0292 34.2428 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2006 0.0307 32.5563 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2006 0.0214 46.8024 Qua bảng 20 ta thấy ngay vấn đề của hiệu quả sử dụng tổng tài sản năm 2006 thấp hơn hẳn so với năm 2005 là ở chỗ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của năm 2006 thấp hơn rất nhiều so với năm 2005. Sức sản xuất và sức sinh lợi của năm 2005 gấp hơn 4 lần so với năm 2006. Còn suất hao phí của năm 2006 cao hơn rất nhiều khoảng hơn 4 lần so với suất hao phí của năm 2005 tức là để có một đồng doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi thuận thuần…thì doanh nghiệp phải mất 4 đơn vị tài sản dài hạn trong khi đó thì ở năm 2005 doanh nghiệp chỉ mất có 1 đơn vị tài sản dài hạn. 3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn a. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn Bảng 21.Các chỉ tiêu hiệu quả của tổng nguồn vốn năm 2005, 2006 Yếu tố đầu vào bình quân Yếu tố đầu ra Sức sản xuất Sức sinh lời Suất hao phí Tổng nguồn vốn 2005 Doanh thu thuần 2005 3.5547 0.2813 Lợi nhuận gộp 2005 0.3279 3.0497 Lợi nhuận thuần 2005 0.0425 23.5419 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2005 0.0464 21.5305 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2005 0.0347 28.7959 Tổng nguồn vốn 2006 Doanh thu thuần 2006 1.8556 0.5389 Lợi nhuận gộp 2006 0.1569 6.3746 Lợi nhuận thuần 2006 0.0211 47.4655 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2006 0.0222 45.1278 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2006 0.0154 64.8751 Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn năm 2006 chỉ bằng một nửa so với hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn năm 2005. Sức sản xuất năm 2005 của tổng nguồn vốn là 3,5547 tức là một đồng vốn doanh nghiệp đầu tư thì đem lại 3,5547 đồng doanh thu thuần, trong khi đó thì năm 2006 sức sinh lời của nguồn vốn chỉ là 1,8556 tức là một đồng vốn đem vào đầu tư thì doanh nghiệp chỉ thu lại được có 1,8556 doanh thu thuần. Sức sản xuất của năm 2005 bằng 3,5547/1,8556 = 1,9156 lần. b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay Bảng 22. Hiệu quả sử dụng vốn vay Yếu tố đầu vào bình quân Yếu tố đầu ra Sức sản xuất Sức sinh lời Suất hao phí Vốn vay 2005 Doanh thu thuần 2005 91.6910 0.0109 Lợi nhuận gộp 2005 8.4580 0.1182 Lợi nhuận thuần 2005 1.0957 0.9127 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2005 1.1981 0.8347 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2005 0.8958 1.1164 Vốn vay 2006 Doanh thu thuần 2006 57.6725 0.0173 Lợi nhuận gộp 2006 4.8756 0.2051 Lợi nhuận thuần 2006 0.6548 1.5272 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2006 0.6887 1.4520 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2006 0.4791 2.0874 Hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty là rất lớn. Vào năm 2005 một đồng vốn vay có thể sinh ra được 91,691 đồng doanh thu thuần, 8,458 đồng lợi nhuận gộp, hơn 1 đồng lợi nhuận trước , hơn một đồng lợi nhuận thuần, gần một đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự thì năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn vay là khá cao,nhưng xét với năm 2005 thì nó cũng chỉ bằng nửa, một đồng vốn vay đã đem lại 57,6725 đồng doanh thu thuần, 4,8756 đồng lợi nhuận gộp, 0,6548 lợi nhuận thuần. Sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn vay cao hơn hẳn so với các nguồn lực khác của công ty là do lượng vốn mà công ty đi vay là không đáng kể so với quy mô của các nguồn vốn khác và nó cũng không nhiều lắm khi ta so sánh với các yếu tố đầu ra như doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, tổng giá trị sản xuất. Ví dụ như năm 2006 vốn đi vay của công ty là hơn 535 triệu đồng trong khi đó doanh thu thuần của công ty là 30.901 triệu đồng hay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là hơn 16.116 triệu đồng. 3.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí a. Hiệu quả sử dụng tổng chi phí Yếu tố đầu vào bình quân Yếu tố đầu ra Sức sản xuất Sức sinh lời Suất hao phí Tổng chi phí 2005 Doanh thu thuần 2005 12.3818 0.0741 Lợi nhuận gộp 2005 1.2442 0.8037 Lợi nhuận thuần 2005 0.1612 6.2042 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2005 0.1762 5.6741 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2005 0.1318 7.5888 Tổng chi phí 2006 Doanh thu thuần 2006 13.6890 0.0731 Lợi nhuận gộp 2006 1.1573 0.8641 Lợi nhuận thuần 2006 0.1554 6.4342 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2006 0.1635 6.1173 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2006 0.1137 8.7942 Trong phần sử dụng tổng chi phí, thì hiệu quả sử tổng chi phí của năm 2005 so với năm 2006 không chênh lệch nhau nhiều lắm, nhìn chung thì hiệu quả sử dụng tổng chi phí của năm trước gần bằng năm sau. Sức sản xuất của tổng chi phí năm 2005 theo tính trên doanh thua thuần là 12,3818, tức là tổng chi phí mất một đồng thì đem lại 12,3818 đồng doanh thu thuần. Tương tự với năm 2006 thì một đồng chi phí đem lại 13,689 đồng doanh thu thuần. b. Hiệu quả chi phí quản lý doanh nghiệp Yếu tố đầu vào bình quân Yếu tố đầu ra Sức sản xuất Sức sinh lời Suất hao phí Chi phí quản lý doanh nghiệp 2005 Doanh thu thuần 2005 16.8469 0.0594 Lợi nhuận gộp 2005 1.5540 0.6435 Lợi nhuận thuần 2005 0.2013 4.9673 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2005 0.2201 4.5429 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2005 0.1646 6.0759 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2006 Doanh thu thuần 2006 17.3840 0.0575 Lợi nhuận gộp 2006 1.4696 0.6804 Lợi nhuận thuần 2006 0.1974 5.0666 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2006 0.2076 4.8171 Lợi nhuận kế toán sau thuế 2006 0.1444 6.9249 Như ở phần 3.1. phân tích về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên đã phân tích, doanh thu thuần của năm 2005 có tốc độ tăng với năm 2004 là 122%, tốc độ tăng của chi phí quản lý là 108%. Vào năm 2006 thì tốc độ tăng của doanh thu thuần là 112% nhưng tốc độ tăng chi phí quản lý so với năm 2005 là 106%. Chính vì vậy mà sức sản xuất, sức sinh lời và suất hao phí của chi phí quản lý doanh nghiệp trong 2 năm không khác nhau nhiều lắm. 4. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên Qua phân tích tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty chè Than Uyên, ta thấy công ty đã đạt được những thành công đáng kể nhưng bên cạnh đó công ty còn có một số mặt còn tồn tại như sau: Giá vốn hàng bán quá cao. Giá vốn hàng bán chiếm tỉ lệ lớn trong doanh thu bán hàng và dịch vụ Năm 2004 2005 2006 Doanh thu bán hàng và dịnh vụ (đ) 22,668,035,800 27,636,015,850 30,901,676,600 Giá vốn hàng bán 20,476,936,228 25,086,743,403 28,289,272,364 Tỉ lệ % của giá vốn so với doanh thu (%) 90.33 90.78 91.55 Biểu đồ: Tỉ lệ phần trăm của giá vốn so với doanh thu: Giá vốn hàng bán được cấu thành từ các chi phí như: Chi phí lao động, chi phí nguyên liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển.. vì vậy để giảm giá vốn hàng bán thì phải có những biện pháp để nâng cao năng xuất, tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. b.Giá bán sản phẩm còn thấp Tuy có doanh thu lớn là do có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn còn giá bán sản phẩm là thấp vì vậy là lợi nhuận của công ty là chưa cao. Khối lượng chè búp khô Khối lượng (tấn) Đơn giá (1000 đ) KH TH KH TH Năm 2004 1400 1412,838 15,5 16,038 Năm 2005 1390 1584,259 17 17,444 Năm 2006 1600 1621,241 17,5 19,061 Nguyên nhân làm giá bán sản phẩm của công ty còn thấp là vì sản phẩm chủ yếu là sản phẩm sơ chế cho các công ty lớn khác, điều này làm giá trị gia tăng của sản phẩm của công ty chè Than Uyên không cao. Đã có một số sản phẩm của công ty trên thị trường nhưng mẫu mã chưa hấp dẫn người tiêu dùng, mức độ tinh chế còn thấp. c.Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn còn thấp Năm 2006 sau khi cổ phần hoá thì chênh lệch đánh giá lại tài sản là gần 8 tỉ đồng. Điều này làm hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của năm 2006 chỉ bằng 1/4 so với 2005. Yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp cần có những biện pháp sử dụng tốt hơn nguồn lực tài sản dài hạn của doanh nghiệp. PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 1.Tình hình tiêu thụ chè 1.1.Thị trường tiêu thụ trong nước Nhân dân ta có tập tục uống chè từ lâu đời, nhưng phần lớn trước đây là uống chè tươi (nấu trực tiếp từ lá cành chè). Trước đây một số người thuộc tầng lớp trên thường quen dùng “ Trà Tầu” là loại chè được chế biến từ Trung Quốc nhập vào. Vài ba thập kỷ nay khi ngành chè đã bắt đầu phát triển thì dân cư đô thị cũng như ở nông thôn dần quen với việc sử dụng sản phẩm chè chế biến. Hiện nay tiêu thụ chè trong nước rất đa dạng và phong phú. Chỉ tính riêng chè búp chế biến, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,26 kg/năm. Đây là một chỉ tiêu thấp so với các nước như: Anh (2,87 kg), Tuynidi (1,82kg), Srilanca (1,41 kg), ấn Độ (0,55 kg), Mỹ (0,45 kg), Trung Quốc (0,33 kg)... và thấp hơn cả mức bình quân đầu người một năm trên thế giới là 0,5 kg. Tổng mức tiêu thụ chè trong nước hiện nay vào khoảng 20 -25 nghìn tấn/năm. Tuỳ từng khu vực, lứa tuổi, điều kiện, kinh tế mà thị hiếu tiêu dùng chè khác nhau. Cụ thể: - Chè lá tươi pha trực tiếp: Đây là phong tục tập quán có từ lâu đời của nước ta. Được hầu hết người dân ở Bắc Trung Bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng ưa thích kể cả các dịp lễ tết, hiếu, hỉ. - Chè búp rời đã qua chế biến: Được sử dụng phổ biến nhất ở các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên việc sử dụng trà ở hai miền Nam và Bắc có khác nhau. Trong khi người Bắc coi trọng uống chè nóng và hương vị, màu sắc thì người miền Nam thường uống lạnh với đá dùng để giải khát và không coi trọng lắm về chất lượng. - Chè túi lọc: Trong những năm gần đây do nhịp sống khẩn trương nên chè túi lọc ngày càng được ưa chuộng nhất là ở khu vực đô thị. Tuy nhiên thị hiếu tiêu dùng chè túi lọc hiện nay chủ yếu là ngoại nhập: Lipton, Tetley. Chè túi lọc của Việt Nam chưa chiếm lĩnh được thị trường do còn quá ít, chất lượng và thương hiệu chưa hấp dẫn, hơn nữa người tiêu dùngViệt Nam có tâm lý thích dùng các thương hiệu nổi tiếng một phần do an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. Như vậy ở Việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hoá chất trên các sản phẩm chè. Về giá cả, giá cả chè trong những năm qua tương đối ổn định. Giá chè hương (chè Sen, chè Nhài) là 140 - 170 nghìn đồng/kg, chè xanh ngon là 70 -90 nghìn đồng/kg, chè xanh thường là 20 - 35 nghìn đồng/kg. Bảng 23: Giá chè xanh trong nước năm 2002 Đơn vị: 1000 đ/kg Phẩm cấp Tại nơi sản xuất Bán lẻ Loại đặc biệt 30 - 40 70 – 90 Loại bình thường 15 - 20 25 – 30 Loại xấu 3 - 4 6 – 8 Chè hương loại tốt 50 - 70 140 – 170 Nguồn: Điều tra thị trường Qua số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về giá cả chè. Một số chè xanh đặc sản như chè Tà Sùa (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái), chè nhập nội như Bát Tiên, Ô Long có giá khá cao, từ 100 - 200 nghìn đồng/kg. 1.2. Nhu cầu tiêu dùng chè ở một số nước và khu vực trên thế giới Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức lương thực thế giới (FAO), đến những năm cuối của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người trên thế giới là 0,5 kg. Các nước có mức tiêu dùng chè bình quân đầu người cao là Quata (3,2 kg), Ailen (3,09kg), Anh (2,07 kg)... các nước Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhưng dân số lại đông nên là nước tiêu thụ chè hàng năm rất lớn (ấn Độ 620 - 650 nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn). Các nước Anh, Nga, Nhật...là những nước mỗi năm tiêu dùng từ 100 đến 200 nghìn tấn. Về thị hiếu tiêu dùng chè, do tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu và sở thích tiêu dùng ở các nước và khu vực khác nhau về số lượng và các chủng loại chè. Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán có tập quán uống chè với đường và sữa nên rất coi trọng các các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng. Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở các nước này. Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm. Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán. Năm 2000 nước Anh nhập 157 nghìn tấn. Xuất khẩu chè vào Anh bao gồm Kênya chiếm 40 - 50%, ấn Độ 16 - 18%, Nam Phi 6 - 10%, Việt Nam khoảng 0,53%. Đức nhập trên 40 nghìn tấn/năm gồm cả chè đen và chè xanh, chủ yếu là chè cao cấp. Các nước xuất khẩu lớn vào Đức gồm Trung Quốc, ấn Độ mỗi nước khoảng 20%, Indonesia và Srilanca mỗi nước chiếm 12%. Việt Nam năm cao nhất đạt được 784 tấn (chiếm 3%). Pháp nhập trên dưới 20 nghìn tấn/năm gồm toàn bộ chè đã bao gói sẵn từ Trung Quốc 35%, Anh 20 - 25%, Srilanca 9 - 10%, Việt Nam năm 2000 xuất được 55 tấn (chiếm 0,27%). Các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha với nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm nhiều hơn đến chè đen được sản xuất theo quy trình OTD có màu sắc đỏ, hương vị nồng. Xuất khẩu vào thị trường Nga hiện nay chủ yếu là ấn Độ chiếm 71%, Srilanca chiếm 15%. Việt Nam hiện nay chỉ xuất sang Nga được trên 300 tấn, chiếm khoảng0,2%. Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn chỉ sau Anh và Nga (khoảng 170 nghìn tấn/năm). Xuất khẩu vào thị trường nay chủ yếu là Kenya 47 - 63%, Indonesia 11%, Srilanca 3,6%. Việt Nam năm 2000 xuất sang Pakistan được 5.132 tấn, chiếm 4,6% chủ yếu chè cấp trung và cấp thấp. Đây là thị trường có thể chấp nhận nhiều chủng loại chè khác nhau từ cấp cao đến cấp thấp, từ chè đen đến chè xanh cả sản xuất theo công nghệ OTD và CTC. Nhật Bản là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng cũng là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng. Năm 1999 nhập 54.834 tấn (trong đó 12.154 tấn chè xanh) chủ yếu từ trung Quốc, Đài Loan, Srilanca). Cùng năm này Việt Nam xuất được 980 tấn chè xanh và 78 tấn chè đen sang Nhật. Đây là thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. 1.3. Xu hướng tiêu dùng chè thế giới Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức lương thực thế giới (FAO), đến những năm cuối của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người trên thế giới là 0,5 kg. Các nước có mức tiêu dùng chè bình quân đầu người cao là Quata (3,2 kg), Ailen (3,09kg), Anh (2,07 kg)... các nước Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhưng dân số lại đông nên là nước tiêu thụ chè hàng năm rất lớn (ấn Độ 620 - 650 nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn). Các nước Anh, Nga, Nhật...là những nước mỗi năm tiêu dùng từ 100 đến 200 nghìn tấn. Về thị hiếu tiêu dùng chè, do tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu và sở thích tiêu dùng ở các nước và khu vực khác nhau về số lượng và các chủng loại chè. Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán có tập quán uống chè với đường và sữa nên rất coi trọng các các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng. Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở các nước này. Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm. Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán. Năm 2000 nước Anh nhập 157 nghìn tấn. Xuất khẩu chè vào Anh bao gồm Kênya chiếm 40 - 50%, ấn Độ 16 - 18%, Nam Phi 6 - 10%, Việt Nam khoảng 0,53%.Đức nhập trên 40 nghìn tấn/năm gồm cả chè đen và chè xanh, chủ yếu là chè cao cấp. Các nước xuất khẩu lớn vào Đức gồm Trung Quốc, ấn Độ mỗi nước khoảng 20%, Indonesia và Srilanca mỗi nước chiếm 12%. Việt Nam năm cao nhất đạt được 784 tấn (chiếm 3%).Pháp nhập trên dưới 20 nghìn tấn/năm gồm toàn bộ chè đã bao gói sẵn từ Trung Quốc 35%, Anh 20 - 25%, Srilanca 9 - 10%, Việt Nam năm 2000 xuất được 55 tấn (chiếm 0,27%). Các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha với nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm nhiều hơn đến chè đen được sản xuất theo quy trình OTD có màu sắc đỏ, hương vị nồng. Xuất khẩu vào thị trường Nga hiện nay chủ yếu là ấn Độ chiếm 71%, Srilanca chiếm 15%. Việt Nam hiện nay chỉ xuất sang Nga được trên 300 tấn, chiếm khoảng0,2%. Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn chỉ sau Anh và Nga (khoảng 170 nghìn tấn/năm). Xuất khẩu vào thị trường nay chủ yếu là Kenya 47 - 63%, Indonesia 11%, Srilanca 3,6%. Việt Nam năm 2000 xuất sang Pakistan được 5.132 tấn, chiếm 4,6% chủ yếu chè cấp trung và cấp thấp. Đây là thị trường có thể chấp nhận nhiều chủng loại chè khác nhau từ cấp cao đến cấp thấp, từ chè đen đến chè xanh cả sản xuất theo công nghệ OTD và CTC. Nhật Bản là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng cũng là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng. Năm 1999 nhập 54.834 tấn (trong đó 12.154 tấn chè xanh) chủ yếu từ trung Quốc, Đài Loan, Srilanca). Cùng năm này Việt Nam xuất được 980 tấn chè xanh và 78 tấn chè đen sang Nhật. Đây là thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. 2.Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010 2.1. Mục tiêu chung Về diện tích, trên cơ sở địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu có kế hoạch phục hồi và thâm canh 100.061 ha chè cũ, đồng thời tiếp tục trồng mới chủ yếu là ở các tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 7.439 ha vào năm 2005 và đưa tổng diện tích trồng chè cả nước lên 116.000 vào năm 2010, tăng 20 nghìn ha so với Tổng quan chè và tăng 16 nghìn ha so với hiện nay. Xây dựng các vườn chè chuyên canh tập trung thâm canh cao sản 24.300 ha, vườn chè đặc sản chất lượng cao 2.700 ha, kết hợp giữa thâm canh vườn chè hiện có với phát triển giống mới khoảng 25-30%, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở các vùng trồng chè đặc biệt là vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ. Về sản lượng, thâm canh để đạt mức sản lượng búp tươi là 534.000 tấn vào năm 2005 và 566.000 tấn vào năm 2010 và tăng năng suất để đạt mức doanh thu bình quân 15 triệu đồng/ha, mức cao 30 triệu đồng/ha. Về thị trường, những năm gần đây chúng ta đã thâm nhập vào được các thị trường lớn: Nga, Mỹ, Tây Âu... chúng ta cần tiếp tục giữ vững các thị trường này đồng thời mở rộng thêm các thị trường ở Châu á nhằm đưa sản lượng xuất khẩu của nước ta lên 90.000 tấn vào năm 2005 và 120.000 tấn vào năm 2010 với kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 130 và 220 triệu USD. Còn đối với thị trường trong nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã để tăng khả năng tiêu thụ ở thị trường trong nước lên mức 50.000 tấn vào năm 2010. Giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 500-550 nghìn lao động 2.2. Mục tiêu cụ thể Bảng 24: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè năm 2005 và 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Tổng diện tích chè cả nước Ha 107.500 116.000 Tỷ trọng chè giống mới % 15-20 25-30 Diện tích chè kinh doanh Ha 94.600 114.500 Năng suất bình quân Tấn/ha 6,3 6,7 Sản lượng búp tươi Tấn 534.000 766.000 Sản lượng chè khô Tấn 132.000 170.000 Sản lượng xuất khẩu Tấn 90.000 120.000 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 130 220 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 3.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty chè Than Uyên 3.1. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh Tỉnh quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã ban hành các chính sách khuến khích sản xuất chè, nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế. Song từ khi có quyết định 43/1999/TTg, các chính sách của nhà nước và các tỉnh về khuyến khích sản xuất chè được thực hiện một cách tích cực hơn. Lãnh đạo các cấp chính quyền và lãnh đạo các doanh nghiệp đã tổ chức rất nhiều đoàn tham quan, trao đổi, hoặc hỏi kinh nghiệm lẫn nhau... Tuy nhiên, để ngành chè tiếp tục phát triển ổn định, đạt năng suất, chất lượng cao thì Chính phủ cũng như lãnh đạo tỉnh cần tiếp tục đưa ra các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất chè. Cụ thể: a. Chính sách thuế Thuế nông nghiệp đang được thực hiện nộp 12% theo từng hạng mục đất để phát triển ngành chè, đề nghị Nhà nước miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích đất trồng mới ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (4-5 năm) và giảm tỷ lệ phải nộp (trong thời kỳ kinh doanh) xuống còn 6-8% vì chè chỉ phát triển ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, lại trồng trên địa hình dốc, hiểm trở. Đất khôi phục chè được miễn thuế 3-6 năm. Với các dự án trồng và chế biến chè xuất khẩu, thuế lợi tức nên áp dụng 100% kể từ khi kinh doanh (sau khi trồng mới 4 năm) và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo khi cây trồng chưa có năng suất cao và ổn định. b. Chính sách vốn Vốn đầu tư trong nước: UBND tỉnh cần có chính sách ưu đãi về lãi suất và tiền vay cho người trồng chè, trong đó danh mục là: cho người sản xuất chè, công nghiệp chế biến, trồng mới và cho vùng chè đặc sản. Vốn đầu tư trồng mới theo các dự án được duyệt vay trong thời hạn 15 năm, 7 năm đầu ân hạn, lãi suất bằng lãi suất vốn vay ưu đãi đầu tư theo kế hoạch. Người làm chè phải hoàn trả vốn và lãi trong 8 năm kể từ năm thứ 8 đến hết năm thứ 15. Các ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng người nghèo cho các hộ gia đình làm chè được vay vốn để đầu tư thâm canh vườn chè mức 4,5 triệu đồng/ha với lãi suất đặc biệt đối với người nghèo thông qua các hoá đơn chứng từ mua vật tư, phân bón... Hộ gia đình thế chấp bằng chính vườn chè của mình (có sự xác nhận của chính quyền địa phương); ngân hàng thu hồi vốn sau 18 tháng bằng tiền bán chè búp tươi qua các cơ sở chế biến hoặc chủ thầu nguyên liệu (chủ thầu do các hộ gia đình cử ra và có sự xác nhận của chính quyền địa phương). Các ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng cho người nghèo, cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm chè được vay vốn để phục hồi vườn chè với mức 12-15 triệu đồng/ha (để phục hồi trong 3 năm) với lãi suất ưu đãi người nghèo, thế chấp vốn vay bằng vườn chè (đối với hộ gia đình), các doanh nghiệp cho vay thông qua dự án. Thời hạn hoàn trả: 3 năm đầu ân hạn và trả trong 6 năm tiếp theo. Các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng và cải tạo nhà máy chế biến chè theo dự án được duyệt trong 10 năm, 3 năm đầu ân hạn, lãi suất bằng lãi suất vốn ưu đãi dầu tư theo kế hoạch nhà nước, doanh nghiệp hoàn trả vốn và lãi suất trong 7 năm kể từ năm thứ 4 đến năm thứ 10. Việc vay vốn để thâm canh, cải tạo vườn chè và trồng mới chè ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được áp dụng theo chính sách ở vùng đó. Với vùng chè ở trung du và miền núi, đề nghị Nhà nước có giải pháp kết hợp giữa phát triển chè với các chương trình định canh, định cư, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, di dân và kinh tế mới... c. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng Đề nghị UBND tỉnh quan tâm ưu tiên đầu tư chính sách hạ tầng cho các vùng chè tập trung, phần lớn đều thuộc các huyện Than Uyên, Tam Đường (Thị xã Lai Châu cũng có một diện tích trồng chè lớn nhưng hiện tại cơ sở hạ tầng đủ đảm bảo yêu cầu của ngành chè địa phương) đặc biệt trước hết là hệ thống điện, giao thông đi lại, đồng thời là hệ thống thông tin liên lạc, văn hoá xã hội như trường học, bệnh viên, trạm xá, chợ búa... d. Chính sách về chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông Tỉnh cần phải trả lương cho cán bộ khuyến nông trực tiếp chỉ đạo sản xuất chè (biên chế tại doanh nghiệp) từ khi trồng mới đến khi chè vào kinh doanh định mức khoán 50 ha chè cho cán bộ khuyến nông. Mức lương theo ngạch bậc công chức theo Nhà nước quy định, nếu công tác ở vùng cao thì được hưởng chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng cao. Cán bộ khuyến nông ngoài biên chế của doanh nghiệp, nếu địa bàn có nhu cầu sẽ được bố trí và hưởng lương theo chính sách đối với cán bộ khuyến nông của tỉnh. Tỉnh chịu trách nhiệm mở lớp đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất chè ở các địa bàn quy hoạch. 3.2. Giải pháp của công ty chè Than Uyên. 3.2.1.Giải pháp về khoa học công nghệ a. Giải pháp về giống chè Mục tiêu của ngành chè đến năm 2010 là sẽ có 25-30% chè giống mới bằng cành chất lượng cao.Theo viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp các giống chè cần được khảo nghiệm và bố trí trồng mới: - ở vùng chè đặc sản Mộc Châu-Sơn La (2000 ha), Than Uyên và Tam Đường-Lai Châu (700 ha) nên bố trí sản xuất chè có chất lượng cao và chè hữu cơ để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến hai vùng này chỉ trồng các giống thuần chủng đặc sản và giống chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp với giá bán 2.000-3.000 USD/tấn. Chè đen đặc sản với nguyên liệu trộn phối từ các giống: Shan Tuyết, Bát Tiên, Văn Xương và các giống mới của Ấn Độ. Chè xanh đặc sản nên sản xuất riêng rẽ hoặc trộn nguyên liệu của các giống Yabukita, ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn Xương và Bát Tuyên. Bằng cách này, Việt Nam sẽ có những sản phẩm chè đặc trưng trên thị trường quốc tế, có thể bán sản phẩm theo xuất xứ và tạo điều kiện nâng cao chất lượng chè vùng khác bằng cách đấu trộn giữa chè vùng cao và vùng thấp. Đến năm 2010, diện tích chè giống mới tổng số sẽ khoảng 32.000 ha, chiếm khoảng 27% tổng diện tích. Tuy nhiên khi bố trí trồng giống mới phòng nông nghiệp của công ty chè Than Uyên cần lưu ý đặc điểm sinh thái của một số giống như sau: giống Yabukita của Nhật Bản nên trồng vùng ẩm, độ cao dưới 700 m; giống Bát Tiên của Trung Quốc thích hợp với vùng đất ẩm và cao nhưng phát huy hiệu quả ở vùng trung du; các giống ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn Xương của Đài Loan có thể trồng đại trà nhưng thích hợp ở vùng đất cao. Thực hiện tốt việc bố trí trên thì công ty nâng cao được hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp của mình. b.Kỹ thuật canh tác Để nâng cao năng suất và chất lượng chè nguyên liệu thì ngoài giống, các biện pháp canh tác giữ vai trò quan trọng. Qua nghiên cứu, năng suất chè có thể nâng cao nếu khai thác được tiềm năng ở các khâu canh tác sau: Bảng 25: Tiềm năng năng suất các vườn chè. Chế độ canh tác Năng suất tăng (%) 1. Đối với các vùng chè hiện có - Trồng dặm và làm trẻ lại 40-70 - áp dụng đúng chu kỳ 20-30 - Bón phân đúng tỷ lệ 8-10 - Hái và tạo tán đứng 15-20 - Biện pháp quản lý dịch hại đúng 10-12 - Biện pháp tưới và giữ ẩm tốt 10-15 2. Đối với vườn chè trồng mới - Chọn giống năng suất cao 50-100 - Phương pháp và mật độ trồng thích hợp 15-20 - Chăm sóc chè kiến thiết cơ bản 30-50 - Quản lý cây bóng mát 25-40 - Quản lý dịch hại và cỏ dại 15-25 - Giữ đất và nước 20-35 Nguồn: Dự án phát triển chè và cây ăn quả Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, vì vậy công ty chè cần thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về cả ba khâu trên. Cụ thể: Trồng chè: Phải trồng dặm mỗi khi chè mất khoảng để đảm bảo mật độ đủ 18.000 cây/ha. chè trồng mới được trồng dặm ngay năm đầu sau trồng bằng giống dự phòng 10% và thực hiện liên tục trong thời gian kiến thiết cơ bản. Đốn chè: Phải đốn chè từ 2-4 năm/lần. Có 5 hình đốn chè: đốn tạo hình, đốn phớt, đốn lửng, đốn đau, đốn trẻ lại. Thời vụ đốn là từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1, những nơi có sương muối như Mộc Châu thì có thể đốn muộn hơn. Để nâng cao năng suất đốn với chè có mật độ cành lớn đều thì áp dụng đốn máy. Tưới nước cho chè: tưới nước cho chè là biện pháp sẽ làm tăng năng suất và chất lượng cho cây chè. Có nhiều hình thức tưới nước cho chè nhưng phương pháp tưới phun mưa là phương pháp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao. Có thể áp dụng hai mô hình tưới sau: - Tưới phun vòi rồng: sử dụng cho quy mô diện tích là 1 ha, dùng bơm nước 2 pha 250-750 W, bơm từ bể hoặc qua hệ thống ống dẫn nhựa hoặc cao su. Đầu ống lắp vòi tưới có người điều khiển di động tưới chè. Mô hình này tốn nhiều công suất, năng suất thấp nhưng vốn đầu tư thấp nên rất thích hợp với nhiều hộ nông dân. - Tưới phun mưa bằng hệ thống bán di động: Dùng bơm nước 2 pha 750-1500 W, bơm nước từ giếng hoặc bể chứa cung cấp cho hệ thống tưới cố định được chôn sâu 30-50 cm. Phần lắp vòi phun nhô cao 1-1,5 m, dưới đổ bê tông cố định. Hình thức này thích hợp ở các công ty chè và các trang trại nông dân. Phòng trừ sâu bệnh: sâu bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây chè, tuy nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây chè phải được thực hiện quản lý đúng quy trình. Bởi vì hiện tượng dư lượng thuốc sâu trên sản phẩm là một trở ngại lớn đối với tiêu thụ sản phẩm chè hiện nay cả ở trong nước và xuất khẩu. Những người trồng chè nên tiếp tục sử dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Đó là phương pháp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững trên cơ sở phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền, chọn giống và thuốc hoá học nhằm làm tăng năng suất và ít gây hại môi trường. Ngoài ra, cần tăng chu kỳ hái chè lên 4 tháng/1lần và cải tiến kỹ thuật hái chè. Trồng cây bóng mát theo mật độ 100 cây/ha, thực hiện nông-lâm kết hợp, trồng rừng, trồng cây chắn gió bên vành đai đồi chè để bảo vệ cho chè. Cải tạo đất trồng theo hướng tăng độ mùn và tơi xốp cho đất: thực hiện không bón phân vô cơ làm chai cứng đất, phải bón phân hữu cơ tổng hợp theo hướng cơ cấu đất, tổ chức các xưởng sản xuất phân hữu cơ vô sinh tổng hợp. Kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình ủ cỏ, ủ chè lá già quanh gốc để tăng độ mùn với đất. Đưa máy đốn, máy hái và các công cụ làm đất vào canh tác nông nghiệp tại các công ty chè, qua đó phổ biến rộng ra các hộ gia đình. d. Giải pháp về công nghệ chế biến Để đạt được các mục tiêu về sản lượng đầu ra các nhà máy chế biến cần đổi mới trang thiết bị, lắp đặt thêm dây chuyền mới và xây dựng các nhà máy chế biến.Các công nghệ nhập từ Liên Xô và Trung Quốc những năm 1957-1977 đã quá lỗi thời và lạc hậu cho chất lượng sản phẩm tốt làm giảm giá thành và uy tín chè Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc sửa chữa, nâng cấp hàng loạt các máy móc thiết bị cũ và xây lắp thêm các dây chuyền và nhà máy mới, ước tính chi phí là cao nhưng doanh nghiệp phải chủ động huy động từ nguồn của đơn vị, vốn vay của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, vốn liên doanh. Mạnh dạn đổi mới công nghệ thì công ty chè Than Uyên mới có được những sản phẩm tinh chế và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Có tinh chế thì giá trị gia tăng mới cao, thu được lượng lợi nhuận lớn hơn. Những hạng mục, thiết bị cần đầu tư là: bổ sung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá bộ phận ép máy vò, hiện đại hoá phòng lên men, trang bị hệ thống lên men liên tục và làm mát lá chè theo quy trình của Nhật Bản, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sương. Hiện đại hoá khâu hút bụi để bảo đảm vệ sinh, thay lò nhiệt đốt than bằng đốt dầu để tăng chất lượng sản phẩm chè. Xây dựng kho bảo quản để lưu giữ chè bán thành phẩm không bị tăng độ ẩm. 3.2.2.Giải pháp về thị trường a. Thị trường trong nước Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước ngày càng cao, theo đó chất lượng chè ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Xu hướng hiện nay đang có nhu cầu dùng các loại sản phẩm chè có chất lượng cao nhất là các chè đặc sản như chè Shan Tuyết, chè hữu cơ, chè hương và đặc biệt là nhu cầu chè đen cao cấp túi lọc. Vì vậy công ty chè cần tập trung vào loại mặt hàng này, nâng cao chất lượng hơn nữa, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các mặt hàng chè đen truyền thống đã có tiếng với người tiêu dùng thì cần tiếp tục duy trì chất lượng cao, cải tiến mẫu mã đẹp và giá cả chấp nhận được. Đi đôi với chế biến cần phải hình thành các tổ chức cung cấp sản phẩm cho các thị trường lớn ở đồng bằng. Thị trường nông thôn chiếm gần 80% dân số hầu như còn bỏ ngỏ vì thế cần có biện pháp khuyến khích tiêu dùng ở đây bằng các sản phẩm có chất lượng trung bình, giá cả hợp lý dặc biệt là các loại chè có ướp hương hoa phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người nông thôn. Một đặc điểm quan trọng khác của thị trường trong nước là số phụ nữ uống chè còn rất ít kể tại các đô thị, do đó cần có những nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng của bộ phận này để đẩy mạnh sản lượng trong nước. Chẳng hạn có thể tăng cường quảng cáo công dụng của chè: làm sảng khoái tiêu dùng, minh mẫn, trẻ lâu. Tiếp tục quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại trong nước. Đây là khâu yếu trong hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, hiệp hội chè Việt Nam có trung tâm xúc tiến thương mại ngành chè những do kinh phí hạn hẹp nên hoạt động chưa mạnh. Cần tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng những lợi ích của việc uống chè. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động văn hoá trà hấp dẫn mang tính văn hoá nghệ thuật như thiết lập các mạng lưới văn hoá trà, hội chợ trà. Tiếp cận với thương mại điện tử như mở các Website trên Internet để giới thiệu, quảng cáo và trao đổi tìm bạn hàng. b. Thị trường xuất khẩu Mục tiêu là tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Cần cố gắng xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ lớn và có độ ổn định cao đặc biệt là thị trường các nước Hồi giáo có thói quen tiêu thụ các sản phẩm nước uống có ga. Bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm chè có chất lượng cao, giá cả hợp lý cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thành thạo thị trường, mở các văn phòng đại diện và giới thiệu ở các nước và các vùng. Kinh nghiệm của các nước có giá bán cao cho họ thấy họ có thể dành 10-15% chi phí trong giá thành cho mục đích tiếp thị sản phẩm. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Mậu dịch chè thế giới, hiện nay có 8 công ty xuyên quốc gia đang chi phối phần lớn thị trường chè ở nhiều nước sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu chè. Các công ty này có cổ phần tại các công ty sản xuất chè ở nhiều nước sản xuất và xuất khẩu, làm trọn các khâu nhập khẩu, đấu trộn, đóng gói bao bì và tổ chức các kênh hoặc mạng lưới tiêu thụ bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng. Họ có thể cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào mơi thâm nhập vào thị trường mà họ đang hiện diện. Côn ty chè Than Uyên cần có đối sách thích hợp hoặc là liên doanh hợp tác với các công ty để học tập kinh nghiệm và có cơ hội tiếp cận thị trường nhanh hơn, xây dựng thị trường ổn định lâu dài và tranh thủ được khả năng tài chính để đổi mới công nghệ ngành chè, hoặc nhanh chóng phát triển những bạn hàng cũ, liên doanh với những nhà phân phối tiêu thụ hàng ở đó như vậy thị trường sẽ sớm ổn định và có thể đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở đấu trộn bao gói ngay tại các nước đó. Việc này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải giỏi, có bản lĩnh nghị lực, am hiểu thị trường sở tại để có thể cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia. Tận dụng vai trò của Hiệp hội khoa học và sản xuất chè Việt Nam trong việc hỗ trợ nghiệp vụ xuất khẩu, ổn định giá cả để tránh mua tranh, bán tranh. 3.2.3. Giải pháp về lao động Đồng thời với việc củng cố xây dựng một đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao, có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới, cần phải sử dụng tối đa lực lượng lao động hiện có để tham gia vào quá trình phát triển chung của công ty. Lai Châu hiện vẫn là một tỉnh nghèo, dư thừa lao động, phát triển ngành chè sẽ thực hiện được xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tăng thu nhập cho người nông dân và ổn định xã hội. Ngoài lực lượng lao động trồng chè còn có các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về chè, ngành chè nên có các kế hoạch đào tạo các khoá học về chăm sóc và bảo vệ chè. Các kỹ sư được các tỉnh cử đi học ở các trường Đại học phải có hợp đồng khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác. Mở các lớp bồi dưỡng các cán bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo nhà máy, các lớp bồi dưỡng này do các trường cán bộ quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông. Công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo. Mặt khác, để đảm bảo chiến lược phát triển ngành chè trong dài hạn, công ty chè Than Uyên cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đi học tập hoặc tu nghiệp ở các nước có ngành sản xuất và chế biến chè tiên tiến. Trong tỉnh Lai Châu vùng đất trồng chè không gặp phải sự cạnh tranh của bất kỳ loại cây nào vì cây chè là cây được trồng chính ở đây. Lai Châu cũng là một trong các tỉnh nghèo của đất nước nên việc có đất trồng chè sẽ tạo điều kiện đem lại thu nhập cho người dân ở đây. Dùng mọi biện pháp thu hút người lao động trồng chè nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở trong vùng, đồng thời cũng là bảo đảm vấn đề nguyên liệu cho công ty KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt với tỉnh Lai Châu - nơi có khoảng 30/42 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Sản xuất chè của công ty chè Than Uyên liên tục tăng, trong 5 năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng công ty đang đứng trước thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các cơ sở chế biến, doanh nghiệp trồng chè và cung ứng chè trên địa bàn cũng như các công ty trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm nước giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây đã có sự đa dạng chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của thế giới. Phương án quy hoạch chè đã xác định diện tích chè đến năm 2010 của Than Uyên là 500 ha chè cao sản. Để đạt được các mục tiêu trên thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật thâm canh và công nghệ chế biến thì chất lượng chè của chúng ta sẽ đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việt Nam đã gia nhập WTO đó là thách thức cũng như cơ hội lớn để công ty vươn lên phát triển ổn định và lâu dài. Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, với chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi, đề nghị Đảng và Nhà nước trong những năm tới cần quan tâm hơn nữa cho phát triển ngành chè, cũng như quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy Lai Châu và ngành chè của tỉnh bằng các biện pháp như : - Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. - Xây dựng các cơ sở hạ tầng cho miền núi trồng chè như đường giao thông, cầu cống, đường điện cao thế, trường học, bệnh viện... cho các huyện Tam Đường, huyện Than Uyên đặc biệt là các xã còn khó khăn của 2 huyện này để mở mang đời sống văn hoá, kinh tế cho đồng bào và cũng là để hấp dẫn đồng bào miền núi và thu hút đồng bào miền xuôi lên miền núi làm kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp.PGS.TS. Trần Quốc Khánh. NXB Thống Kê Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. PGS.TS.Phạm Thị Gái. NXB Thống Kê. Giáo trình Thống kê nông nghiệp. GS.TS.Phạm Ngọc Kiểm. NXB Lao động-xã hội. Niên giám thống kê 2006 tỉnh Lai Châu.Cục thống kê Lai Châu. Quyết định 66/2004/QĐ-UB, quyết định 75/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu. Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chè ở công ty chè Than Uyên-Lai Châu. Lê Bá Dân. Phương án cổ phần hoá công ty chè Than Uyên.Công ty chè Than Uyên. Luận án tiến sĩ. Phạm Thị Lý. Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên. Luận án thạc sĩ Trần Ngọc Anh .Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của tổng công ty chè Việt Nam. Luận án thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hường. Vấn đề xuất khẩu chè Việt Nam thời kì 1991-2001 thực trạng và giải pháp. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32103.doc
Tài liệu liên quan