Trước tình hình lạm phát diễn biến phức tạp, giá cả nguyên vật liệu cũng có sự biến động mạnh, đồng nghĩa với việc công ty khó có thể lập dự toán chi phí, đưa ra định mức phù hợp với thực tế. Mặc dù Chính phủ đã có quyết định hướng dẫn các đơn vị thầu được phép điều chỉnh giá, nhưng giá thị trường ghi trên hóa đơn tại thời điểm mua nguyên vật liệu có thể chênh lệch nhiều với giá thị trường tại ngày thanh toán công trình, điều đó gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể hơn, tạo điều kiện cho các công ty xây dựng hoàn thành bàn giao công trình. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán, rà soát lại tình hình nợ đọng trong thanh toán, từ đó có biện pháp tích cực, cương quyết giúp các công ty có khả năng thu hồi được vốn, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các công ty. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống thanh tra Nhà nước, thanh tra ngành, địa phương nhằm tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, chống lãng phí, thất thoát vốn, xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân có sai phạm.
Tăng cường biện pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất, tỷ giá biến động trên thị trường
Trước tình hình lạm phát biến động phức tạp trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, kéo theo lãi suất vay vốn cũng biến động mạnh đã đẩy nhanh giá cả các mặt hàng như gas, xăng dầu, sắt thép tăng cao làm chi phí các công trình đang thi công bỗng bị đẩy lên cao hơn nhiều so với định mức. Bởi vậy, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố này, công ty cần ký hợp đồng giữ giá đối với các nhà cung cấp, trong hợp đồng cần ghi rõ việc tính đến yếu tố tăng giá, trượt giá trên thị trường trong thời gian thi công. Công ty cũng nên hạn chế vay vốn từ ngân hàng mà nên huy động từ các khoản phải trả nội bộ, các hình thức góp vốn liên doanh Đồng thời, công ty cũng nên tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế đảm bảo chất lượng, cân nhắc kỹ việc nhập khẩu vật liệu khi tỷ giá có xu hướng tăng lên. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách chính xác sự phát triển của công ty là chưa có chất lượng. Điều này, được thể hiện ở chỗ, những biến động về lợi nhuận của công ty là theo sự biến động của doanh thu, doanh thu có tăng thì mới có lợi nhuận và ngược lại.
87 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.956
150.458
32,25
( Nguồn số liệu : Phòng tài chính – kế toán )
Nhận xét : Tình hình doanh thu của công ty có sự biến động lớn qua các năm. Năm 2007, tổng doanh thu đạt được là 466.498 triệu đồng, giảm 9.772 triệu đồng so với năm 2006, về số tương đối giảm 2,05%, chủ yếu do giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù trong năm doanh thu HĐTC tăng 153 triệu đồng so với năm 2006, về số tương đối tăng mạnh là 49,67%. Việc tăng doanh thu HĐTC chủ yếu do công ty thu được lợi từ lãi tiền gửi, tiền cho vay, nhưng việc tăng của doanh thu tài chính vần không bù đắp được tốc độ giảm doanh thu bán hàng. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu là do trong năm công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt ( cụ thể về chi phí sẽ được trình bày ở mục sau ) và một phần do một số công trình dài ngày chưa đến hạn thanh toán. Do việc quản lý chi phí trong năm 2007 chưa tốt, đến năm 2008 công ty đã có những biện pháp cải thiện, khắc phục. Cùng với những công trình, hạng mục được xây dựng, trong năm 2008 tổng doanh thu đạt 616.956 triệu đồng, tăng 150.458 triệu đồng so với năm 2007, về số tương đối tăng cao là 32,25%. Điều này chứng tỏ hoạt động xây dựng của công ty đã tốt hơn nhiều so với năm trước. Đồng thời, doanh thu từ HĐTC cũng tăng lên đáng kể ( tăng 2.401 triệu đồng , mức tăng 520,8%) do công ty nhận được khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng lên, cho thấy năm 2008 công ty đã chú trọng hơn vào HĐTC, sử dụng tiền đầu tư có hiệu quả, đây là một thành công lớn của công ty. Thu nhập từ hoạt động khác trong năm tăng nhẹ ( tăng 2,98% ) do trích trước sữa chữa lớn TSCĐ, bảo hành sản phẩm nhưng không dùng đến, thu các khoản nợ khó đòi… Qua đây ta thấy tình hình doanh thu của công ty đã đạt được hiệu quả nhất định, góp phần tăng LN cho công ty, tạo vị thế vững chắc trên thị trường.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về hiệu quả kinh doanh, ta cũng cần xem xét tổng chi phí mà công ty bỏ ra trong hoạt động kinh doanh như thế nào và so sánh giữa tốc độ tăng chi phí so với tốc độ tăng doanh thu , để biết được chính xác khoản LN mà công ty thu được.
2.2.2. Tình hình về chi phí hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
Bảng 2.6. Bảng tổngTổng hợp chi phí giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch so với năm 2006
Năm 2008
Chênh lệch so với năm 2007
+/-
%
+/-
%
1. Chi phí hoạt động SXKD
452.553
444.177
-8.376
-1,85
591.804
147.627
33,24
* Các khoản giảm trừ doanh thu
742
3.229
2.487
335,2
275
-2.954
-91,48
* Giá vốn hàng bán
415.137
405.569
-9.568
-2,3
550.189
144.620
35,6
- Chi phí ng.liệu, vật liệu
273.484
272.936
-548
-0,2
377.848
104.912
38,43
- Chi phí nhân công
54.054
66.364
12.310
22,8
85.259
18.895
28,47
- Chi phí khấu hao TSCĐ
32.182
18.400
-13.782
-42,8
59.409
41.009
222,8
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
38.180
28.696
-9.484
-24,84
9.381
-19.315
-67,3
- Chi phí khác bằng tiền
17.237
19.173
1.936
11,23
18.292
-881
-4,59
* Chi phí bán hàng
10.369
10.854
485
4,7
11.719
865
7,97
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
26.305
24.525
-1.780
-6,77
29.621
5.096
20,78
2. Chi phí HĐTC
2.814
2.153
-661
-23,49
3.246
1.093
50,76
3. Chi phí khác
274
845
571
208,4
853
8
0,95
Tổng chi phí
455.641
447.175
-8.466
-1,86
595.903
148.728
33,26
( Nguồn số liệu : Báo cáo tài chính giai đoạn 2006 – 2008)
Qua bảng trên ta thấy tổng chi phí của công ty có sự biến động lớn. Năm 2007, tổng chi phí giảm 8.466 triệu đồng, mức giảm 1,86 % so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, tổng chi phí lại tăng cao ( tăng 148.728 triệu đồng so với năm 2007, về số tương đối tăng 33,26% ).
Cụ thể ta xem xét sự biến động của từng khoản mục qua các năm như sau : Năm 2007, chi phí hoạt động SXKD giảm đáng kể là 8.376 triệu đồng so với năm 2006, mức giảm 1,85%, một phần thể hiện công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.
Xem xét từng yếu tố ta thấy trong năm 2007, giá vốn hàng bán giảm mạnh là 9.568 triệu đồng, mức giảm 2,3%. Trong đó chi phí nguyên liệu, vật liệu giảm 548 triệu đồng, về số tương đối giảm 0,2%,nhưng chi phí nhân công lại tăng cao ( tăng 22,8% so với năm 2006). Điều này chứng tỏ trong năm giá cả nguyên vật liệu khá ổn định nhưng tình hình SXKD của công ty chưa được tốt, các hợp đồng xây dựng ký kết còn ít. Việc giảm giá vốn hàng vốn cũng làm cho chi phí khấu hao TSCĐ và máy thi công giảm mạnh là 13.782 triệu đồng, mức giảm 42,8 %, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điên thoại cũng tăng mạnh là 24,84% . Kế đến ta nhận thấy chi phí QLDN năm 2007 cũng giảm xuống 1.780 triệu đồng, về số tương đối giảm 6,77%. Việc giảm này chưa hẳn đã tốt vì một phần nói lên công ty chưa chú ý đến công tác đào tạo cán bộ trong công ty. Chi phí HĐTC cũng giảm mạnh là 661 triệu đồng, mức giảm 23,49%. Qua đó cho thấy năm 2007, việc SXKD của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Song đến năm 2008, tổng chi phí của công ty lại tăng khá mạnh, với mức tăng 33,26% ( tăng 148.728 triệu đồng so với năm 2007). Bên cạnh đó, diễn biến tình hình lạm phát phức tạp đã làm cho chi phí sản xuất tăng lên, kéo theo sự gia tăng chi phí bán hàng, chi phí QLDN. Lúc này thì sự gia tăng của chi phí QLDN là hợp lý ( tăng 20,78% ). Cũng trong năm 2008, các khoản giảm trừ doanh thu giảm mạnh là 91,48%, các chi phí như giá vốn hàng bán tăng 35,6% , chi phí bán hàng tăng 7,97%, chi phí QLDN tăng 20,78%, thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh , tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt hơn năm trước, làm chi phí vận chuyển, chi phí cho máy móc, nhân công tăng lên. Đồng thời trong năm, chi phí HĐTC cũng tăng đáng kể là 1.093 triệu đồng, mức tăng 50,76% so với năm 2007 do tình hình kinh doanh tăng mạnh, tỷ trọng nguồn vốn vay và nợ ngắn hạn cũng tăng lên làm chi phí trả lãi hàng năm tăng. Bởi vậy, sự gia tăng chi phí này cũng được xem là hợp lý, giúp quy mô sản xuất của công ty được mở rộng hơn.
2.2.3. Tình hình về lợi nhuận :
Bảng 2.7. Bảng so So sánh tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
TH
Tỷ lệ %
KH
Tỷ lệ %
+/-
%
1. LN bán hàng
18.480
21.323
20.446
21.736
106,3
413
1,94
- LN hàng quốc phòng
7.432
8.896
119,7
8.500
9.114
107,2
218
2,45
- LN hàng kinh tế
11.048
12.427
100,12
11.946
12.622
105,7
195
1,57
2. LN HĐTC
228
-1.690
26
-385
1.305
- Lãi tiền gửi
228
-1.690
26
-385
1.305
3. LN khác
16
-308
18
-300
8
Tổng LN trước thuế
18.724
19.323
103,2
20.490
21.053
102,75
1.730
8,95
( Nguồn : Bảng báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh )
Qua bảng trên ta nhận thấy , về cơ bản công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch LN đặt ra trong hai năm 2007 và 2008.
Trong năm 2008, tổng LN trước thuế công ty đạt được là 21.053 triệu đồng , tăng 1.730 triệu đồng, với mức tăng 8,95% so với năm 2007. Trong đó LN về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 413 triệu đồng, với mức tăng 1,94%. Qua hai năm 2007 và 2008 tuy LN HĐTC chưa hoàn thành kế hoạch, nhưng năm 2008, LN về HĐTC cũng tăng mạnh so với năm 2007, là 1.305 triệu đồng. Kế đến là LN hoạt động khác cũng tăng 8 triệu đồng, làm cho tổng LN tăng cao. Trong hai năm, LN HĐTC và LN hoạt động khác âm là do tình hình kinh tế chung còn nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao, công ty phải huy động vốn từ nguồn vay ngắn hạn nên lãi phải trả tăng cao. Tuy nhiên, công ty vẫn hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra, làm LN ngày càng tăng, góp phần ổn định đời sống người lao động, đóng góp nhiều hơn cho NSNN ( ngân sách nhà nước).
* Một số chỉ tiêu lợi nhuận :
* Tỷ suất LN/ VCSH : Chỉ tiêu này phản ánh với 100 đồng VCSH đem đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng LN sau thuế, nhằm thấy được hiệu quả sử dụng vốn của DN và phục vụ cho việc phân tích TCDN.
ROE = * 100
Bảng 2.8. Bảng Sso sánh chỉ tiêu tỷ suất LN/ VSCH qua các năm
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng LN trước thuế
18.014
20.629
19.323
21.053
Thuế TNDN hiện hành
4.460
5.146
5.410
5.911
LN sau thuế
13.554
15.483
13.913
15.142
VCSH
97.394
109.040
119.389
145.370
ROE
15%
12,2%
11,43%
( Nguồn số liệu : Báo cáo tài chính qua các năm )
Trong đó : VCSHbq =
Qua bảng 2.8 ta thấy tỷ suất LN VCSH giảm dần qua ba năm. Năm 2006, trong 100 đồng VCSH mà công ty bỏ ra thu được 15 đồng LN sau thuế. Năm 2007 giảm xuống còn 12,2 đồng và đến năm 2008, trong 100 đồng VCSH bỏ ra chỉ thu được 11,43 đồng LN.
Ta xem xét nguyên nhân dựa trên việc phân tích sau :
Áp dụng công thức Dupont :
ROE =
= * *
Hay : ROE = ttdt * Htts *
Xem xét nhân tố ảnh hưởng :
Năm 2007 : 12,2% = 2,98% * 1,18 * 3,47
Năm 2008 : 11,43% = 2,45% * 1,07 * 4,36
Như vậy, tỷ suất LN trên VCSH giảm do ảnh hưởng của các nhân tố sau ::
Tỷ suất LN sau thuế trên tổng doanh thu giảm, làm cho ROE giảm :
(2,45 – 2,98) * 1,18 * 3,47 = -2,17 đ
Hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm ROE giảm :
2,45% * ( 1,07 – 1,18 ) * 3,47 = - 0,93 đ
Cơ cấu nguồn vốn thay đổi làm ROE tăng :
2,45 % * 1,07 * ( 4,36 – 3,47 ) = 2,33 đ
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng ta có ROE giảm :
( -2,17) + ( -0,93) + 2,33 = - 0,77 đ
Qua đây ta thấy nguyên nhân tỷ suất LN trên VCSH giảm trong năm 2008 là do công ty chưa sử dụng hết công suất tối đa của máy móc thiết bị ( hiệu suất sử dụng tài sản giảm ) và trong năm việc quản lý chi phí sản xuất chưa tốt, tình hình kinh doanh còn đạt hiệu quả thấp làm LN trên doanh thu giảm.
* Tỷ suất LN giá thành : Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ bao nhiêu đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì thu về được bao nhiêu đồng LN, nhằm thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
Tsg = * 100
Bảng 2.9. Sự biến động tỷ suất LN giá thành qua các năm
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
LN sau thuế
15.483
13.913
15.142
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
451.811
440.948
591.529
Tỷ suất LN giá thành
3,43%
3,15%
2,56%
(Nguồn số liệu : Báo cáo tài chính của công ty qua các năm )
Bảng 2.9 chỉ ra tỷ suất LN trên giá thành của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều đó cho thấy hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ chưa được tốt. Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn .
* Tỷ suất LN tổng TS : Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng TS đưa vào SXKD sẽ đem lại bao nhiêu đồng LN – phản ánh khả năng sinh lời của tổng TS.
ROA = * 100
Bảng 2.10 : Sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất LN lợi nhụân tổng TS tài sản qua các năm
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
LN trước thuế
18.014
20.629
19.323
21.053
Tổng TS
280.961
360.115
432.233
724.398
ROA
6,43%
4,87%
3,64%
(Nguồn : Phòng tài chính – kế toán )
Trong đó : Tổng TSbq =
Theo bảng 2.10 ta thấy, trong 100 đồng TS đưa vào SXKD thì năm 2006 thu được 6,43 đồng LN trước thuế, năm 2007 giảm xuống còn 4,88 đồng, giảm 1,56 đồng so với năm 2007 ; Đến năm 2008, tiếp tục giảm xuống còn 3,64 đồng LN, giảm 1,23 đồng.
Ta xem xét nguyên nhân việc giảm tỷ suất LN này thông qua công thức Dupont như sau :
ROA =
= *
Hay : ROA = ttdt * Htts
Xem xét nhân tố ảnh hưởng :
Năm 2007 : 4,88% = 4,14% * 1,18
Năm 2008 : 3,64 % = 3,41% * 1,07
Như vậy, tỷ suất LN trên tổng TS giảm là do ảnh hưởng của hai nhân tố sau :
Tỷ suất LN trên doanh thu giảm làm ROA giảm :
( 3,41 – 4,14 ) * 1,18 = -0,86 đ
Hiệu suất sử dụng tổng TS giảm lảm ROA giảm :
3,41% * ( 1,07 – 1,18 ) = -0,37 đ
Tổng hợp ảnh hưởng ta có ROA giảm :
( -0,86 ) + ( -0,37 ) = -1,23 đ
Qua đây ta thấy nguyên nhân làm cho tỷ suất trên giảm do công ty chưa tận dụng tối đa công suất của TS, máy móc thiết bị xây dựng được sử dụng chưa hiệu quả. Đồng thời do việc quản lý chi phí chưa tốt làm LN trên doanh thu tạo ra còn thấp nên giá trị sinh lời còn hạn chế, công ty cần khắc phục trong những năm tới.
* Tỷ suất LN trên doanh thu (ROS) : Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thu được trong kỳ thì công ty thu được bao nhiêu đồng LN. Chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng sinh lợi hoạt động kinh doanh của công ty.
ROS = * 100
Bảng 2.11: Bảng soSo sánh tỷ suất suất LN lợi nhuận doanh thu qua các năm
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
LN sau thuế
15.483
13.913
15.142
Tổng doanh thu
476.270
466.498
616.956
ROS
3,25%
2,98%
2,45%
( Nguồn : Phòng tài chính – kế toán )
Từ bảng 2.11 chỉ ra tỷ suất LN trên doanh thu của công ty giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006, trong 100 đồng doanh thu tạo ra 3,25 đồng LN sau thuế, năm 2007 chỉ thu được 2,98 đồng, sang năm 2008 giảm xuống còn 2,45 đồng LN. Nguyên nhân là do năm 2008, tình hình lạm phát diễn biến tăng phức tạp làm giá cả nguyên vật liệu tăng cao, chi phí sản xuất lớn làm LN giảm xuống.
Năm 2007, LN sau thuế giảm 1.570 triệu đồng, mức giảm 10,14%. Đồng thời tổng doanh thu giảm 9.772 triệu đồng, mức giảm 2,05% làm cho tỷ suất LN giảm 0,27%, mức giảm 8,3%. Đến năm 2008, LN sau thuế tăng 1.229 triệu đồng, về số tương đối tăng 8,83%. Đồng thời doanh thu trong năm cũng tăng 150.458 triệu đồng, mức tăng 32,25%, nhưng tốc độ tăng của LN thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu nên tỷ suất LN vẫn giảm 0,44%. Công ty cần có biện pháp cải thiện tình hình kinh doanh tốt hơn trong những năm tới.
* Phân tích mức LN thu được từ hoạt động SXKD và các nhân tố ảnh hưởng :
Bảng 2.12 : Bảng tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tiền
Tiền
Chênh lệch so với 06
Tiền
Chênh lệch so với 07
%
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
475.524
465.500
-10.024
-2,1
613.541
148.041
31,8
Các khoản giảm trừ doanh thu
742
3.229
2.487
335,2
275
-2.954
-91,48
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
474.782
462.271
-12.511
-2,63
613.266
150.995
32,66
Giá vốn hàng bán
415.137
405.569
-9.568
-2,3
550.189
144.620
35,6
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
59.645
56.702
-2.943
-4,43
63.077
6.375
11,24
Doanh thu HĐTC
308
461
153
49,67
2.862
2.401
520,8
Chi phí tài chính
2.814
2.153
-661
-23,49
3.246
1.093
50,76
Chi phí bán hàng
10.369
10.854
485
4,7
11.719
865
7,97
Chi phí QLDN
26.305
24.525
-1.780
-6,77
29.621
5.096
20,78
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
20.465
19.631
-834
-4,08
21.353
1.722
8,77
Thu nhập khác
438
537
99
22.6
553
16
2,98
Chi phí khác
274
845
571
208,4
853
8
0,95
LN khác
164
-308
-472
-287,8
-300
8
-2,59
Tổng LN kế toán trước thuế
20.629
19.323
-1.306
-6,33
21.053
1.728
8,94
Thuế TNDN hiện hành
5.146
5.410
264
5,13
5.911
501
9,26
LN sau thuế TNDN
15.483
13.913
-1.570
-10,14
15.142
1.229
8,83
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm )
Qua bảng 2.11 ta thấy LN của công ty có sự biến động lớn. Năm 2006, đạt được 15.483 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 13.913 triệu đồng, mức giảm 10,14%, là do trong năm tình hình SXKD của công ty còn gặp nhiều khó khăn, doanh thu giảm, các khoản giảm trừ tăng, chi phí sản xuất tăng làm LN giảm. Sang đến năm 2008, LN lại tăng lên 15.142 triệu đồng, về số tương đối tăng 8,83%. Có được thành tích này là do trong năm 2008, công ty đã có biện pháp khắc phục, cải thiện tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực kinh doanh, làm doanh thu tăng 31,8%, các khoản giảm trừ doanh thu giảm mạnh là 91,48%. Tuy giá vốn hàng bán trong năm tăng 35,6% do tình hình giá cả nguyên vật liệu tăng cao nhưng LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6.375 triệu đồng, mức tăng 11,24%. Tuy chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN và chi phí khác đều tăng lên lần lượt là 50,76%; 7,97%; 20,78%; 0,95% nhưng do tình hình SXKD tăng lên, những chi phí này tăng là hoàn toàn hợp lý. Điều đó làm LN trong năm tăng lên, đạt 15.142 triệu đồng, mức tăng 8,83%. Công ty cần tiếp tục giữ vững tình hình tài chính và có biện pháp sản xuất nhằm làm tăng LN hơn nữa.
2.3. KẾT QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM
* Phân tích mức lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng :
Bảng 2.12 : Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tiền
Tiền
Chênh lệch so với 06
Tiền
Chênh lệch so với 07
%
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
475.524
465.500
-10.024
-2,1
613.541
148.041
31,8
Các khoản giảm trừ doanh thu
742
3.229
2.487
335,2
275
-2.954
-91,48
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
474.782
462.271
-12.511
-2,63
613.266
150.995
32,66
Giá vốn hàng bán
415.137
405.569
-9.568
-2,3
550.189
144.620
35,6
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
59.645
56.702
-2.943
-4,43
63.077
6.375
11,24
Doanh thu HĐTC
308
461
153
49,67
2.862
2.401
520,8
Chi phí tài chính
2.814
2.153
-661
-23,49
3.246
1.093
50,76
Chi phí bán hàng
10.369
10.854
485
4,7
11.719
865
7,97
Chi phí QLDN
26.305
24.525
-1.780
-6,77
29.621
5.096
20,78
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
20.465
19.631
-834
-4,08
21.353
1.722
8,77
Thu nhập khác
438
537
99
22.6
553
16
2,98
Chi phí khác
274
845
571
208,4
853
8
0,95
LN khác
164
-308
-472
-287,8
-300
8
-2,59
Tổng LN kế toán trước thuế
20.629
19.323
-1.306
-6,33
21.053
1.728
8,94
Thuế TNDN hiện hành
5.146
5.410
264
5,13
5.911
501
9,26
LN sau thuế TNDN
15.483
13.913
-1.570
-10,14
15.142
1.229
8,83
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm )
Qua bảng 2.11 ta thấy lợi nhuận của công ty có sự biến động lớn. Năm 2006, đạt được 15.483 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 13.913 triệu đồng, mức giảm 10,14%, là do trong năm tình hình SXKD của công ty còn gặp nhiều khó khăn, doanh thu giảm, các khoản giảm trừ tăng, chi phí sản xuất tăng làm LN giảm. Sang đến năm 2008, LN lại tăng lên 15.142 triệu đồng, về số tương đối tăng 8,83%. Có được thành tích này là do trong năm 2008, công ty đã có biện pháp khắc phục, cải thiện tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực kinh doanh, làm doanh thu tăng 31,8%, các khoản giảm trừ doanh thu giảm mạnh là 91,48%. Tuy giá vốn hàng bán trong năm tăng 35,6% do tình hình giá cả nguyên vật liệu tăng cao nhưng LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6.375 triệu đồng, mức tăng 11,24%. Tuy chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN và chi phí khác đều tăng lên lần lượt là 50,76%; 7,97%; 20,78%; 0,95% nhưng do tình hình SXKD tăng lên, những chi phí này tăng là hoàn toàn hợp lý. Điều đó làm LN trong năm tăng lên, đạt 15.142 triệu đồng, mức tăng 8,83%. Công ty cần tiếp tục giữ vững tình hình tài chính và có biện pháp sản xuất nhằm làm tăng LN hơn nữa.
2.3.1. Những thành tích đạt được trong kinh doanh
Mặc dù trong điều kiện khó khăn chung của cả nước nhưng với sự cố gắng vươn lên, công ty đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực hoạt động của mình, từng bước tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường kinh doanh.
Thứ nhất : về kết quả kinh doanh
Tổng doanh thu của công ty đang có xu hướng tăng lên ngày càng cao. Điều đó thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua khá hiệu quả, cùng với đó năng lực sản xuất tăng lên, quy mô sản xuất được mở rộng hơn, năm 2008 nhấp thêm nhiều máy móc bên nước ngoài như máy trộn bê tông. Tại các xưởng sản xuất có trang thiết bị cũng được nhập từ nước ngoài, thể hiện rõ nhất là tổng TS và nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2008 tăng 292.165 triệu đồng, mức tăng 67,59% so với năm 2007. Công ty có nhiều công trình được sự đánh giá cao của khách hàng và ngành xây dựng, đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện quản lý tiết kiệm chi phí hợp lý hơn. Các chi phí như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền hay khoản giảm trừ doanh thu đều giảm so với những năm trước. Điều này thể hiện công ty đã thực hiện phân công lao động một cách khoa học, giảm thiểu những chi phí không hợp lý, giúp LN của công ty tăng lên.
Từ những cố gắng trên dẫn đến LN của công ty cũng dần tăng lên. LN sau thuế năm 2008 đạt 15.142 triệu đồng, tăng 1.229 triệu đồng. Việc tăng LN phản ánh chất lượng kinh doanh, thể hiện khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai.
Thứ hai : Trong thời buổi bùng nổ khoa học kỹ thuật như hiện nay, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất là rất cần thiết, là biện pháp nhanh chóng làm tăng LN của công ty. Khoa học công nghệ sẽ là cơ hội góp phần nâng cao năng suất lao động. Các ứng dụng khoa học về máy móc, thiết bị được các cán bộ, nhân viên trong công ty áp dụng đúng lúc, đúng thời điểm nên người lao động nhanh chóng hiểu được cách hoạt động cũng như công dụng các loại máy mới nhập về để làm việc có năng suất và hiệu quả hơn trước. Người quản lý trực tiếp và luôn giám sát các công việc tại nơi làm việc nên tiến độ thi công công trình luôn được thực hiện và bàn giao đúng thời gian đã đề ra có khi còn hoàn thành trước kế hoạch.Về công tác quản lý nợ phải thu của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2008, công ty đã giảm được 25.308 triệu đồng nợ phải thu so với năm 2007, với mức giảm 30,34 %, điều đó giúp cho vốn của công ty quay vòng nhanh hơn. Công ty có điều kiện mua sắm them nhiều trang thiết bị hiện đại, đa dạng. Hiện nay công ty đang sở hữu 04 trạm trộn bê tông xi măng ( 75m3, 60m3) ; 29 máy phát điện; 28 chiếc máy lu rung và lu tĩnh và nhiều xe tải, máy móc hiện đại khác như máy cắt khe bê tông, máy đào, máy ủi, xe tải cẩu…
Thứ ba : Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên ngành về chuẩn mực kế toán và chế độ chính sách tài chính mới. Trong nhiều năm qua, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN, đóng góp nhiều vào phúc lợi xã hội như xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ trẻ em nhiễm chất độc màu da cam. Đồng thời, công ty luôn đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên ngày càng được nâng cao.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những thành quả mà công ty đạt được trong thời gian qua, còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục.
Thứ nhất : Tổng chi phí của công ty có xu hướng tăng lên. Trong đó chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ và máy thi công tăng cao. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát diễn biến phức tạp làm giá cả của chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là xi măng, sắt thép, gạch, xăng dầu… Bên cạnh đó, công ty phải mở rộng thị trường ở các vùng sâu vùng xa như tỉnh Lào Cai, Kiên Giang, Kon Tum… nên chi phí đi lại, giao dịch tăng cao, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai : Tốc độ tăng doanh thu, tăng LN còn thấp, các chỉ tiêu tỷ suất LN trên VCSH, tỷ suất LN lợi nhuận trên doanh thu ngày càng giảm. Nguyên nhân chính ở đây là do tốc độ tăng VCSH trong năm 2008 lớn hơn tốc độ tăng LN sau thuế. Đồng thời, việc đấu thầu và thắng thầu các công trình gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh khốc liệt với các tổng công ty lớn, đặc biệt là về giá dự thầu nên hiệu quả SXKD thấp hơn so với các năm về trước.
Thứ ba : Việc đầu tư đổi mới công nghệ được chú ý hơn nhưng vẫn còn chậm, trình độ công nghệ còn lạc hậu, năng lực cạnh tranh còn thấp. Nguyên nhân là do trình độ chuyên môn không đồng đều, công ty còn thiếu cán bộ kỹ sư chuyên ngành hàng không, thiếu thợ sữa chữa có tay nghề cao. Máy móc trang thiết bị phục vụ thi công còn thiếu so với nhu cầu sử dụng. Điều đó dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng vốn, hàng tồn kho tăng lên.
Về công tác quản lý nợ phải thu của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2008, công ty đã giảm được 25.308 triệu đồng nợ phải thu so với năm 2007, với mức giảm 30,34 %, điều đó giúp cho vốn của công ty quay vòng nhanh hơn, móc hiện đại khác như máy cắt khe bê tông, máy đào, máy ủi, xe tảcẩu… công ty phải thận trọng khi quyết định mua sắm, đổi mới dây chuyền công nghệ do ứng dụng khoa học công nghệ có tốc độ hao mòn vô hình rất lớn, nhanh chóng trở nên lạc hậu. Vì vậy, công ty phải xem xét kỹ các điều kiện, đặc điểm kinh doanh của mình để đầu tư đúng đắn
Các chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của công ty như chính sách về thuế, lãi suất, chính sách ưu đãi đầu tư, xuất nhập khẩu… Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý, ban hành quy chế quản lý tài chính, tác động trực tiếp đến định hướng hoạt động kinh doanh của các công ty, thúc đẩy sự phát triển của các công ty nếu như chúng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế nói chung. Ngược lại nếu các chính sách đó không phù hợp có thể kìm hãm sự phát triển của các công ty. Vì thế, đòi hỏi các công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin, nắm vững cơ chế quản lý của Nhà nước, qua đó tận dụng lợi thế của công ty mình nhằm giảm chi phí, tăng doanh thu cho công ty.
Đối với ngành xây dựng, sự cạnh tranh thể hiện rõ nhất là hoạt động đấu thầu. Để có thể thắng thầu công ty cần phải có uy tín, khả năng về tài chính, quy trình công nghệ và giá mà công ty đưa ra đấu thầu. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu hình thành nên một phần không nhỏ chi phí của công ty, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm hoàn thành. Khi giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động mạnh, tăng nhanh, ảnh hưởng lớn đến giá đầu ra của công trình có thể làm lợi nhuận của công ty giảm sút. Đây là một nhân tố khách quan mà các công ty không kiểm soát được. Vì vậy, công ty luôn phải chủ động linh hoạt tìm hiểu thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, xây dựng chiến lược cạnh tranh đúng đắn.
Hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Trong điều kiện hạn chế về vốn, nếu công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều thì việc duy trì SXKD là rất khó khăn, buộc công ty phải huy động vốn từ bên ngoài, trong đó có một phần lớn là vốn vay. Chính vì vậy, sự thay đổi lãi suất trên thị trường là vấn đề rất quan trọng, chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn vay là rất cao, công ty cần phải cân nhắc giữa chi phí phải trả với khoản lợi nhuận mà nó mang lại để có kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sao cho hợp lý và có hiệu quả.
Tóm lại, những hạn chế của công ty không mang tính chất nghiêm trọng, do ảnh hưởng nhiều của những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần kịp thời nắm bắt thông tin, tìm ra những giải pháp thiết thực, hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng LN trong những năm sau.
CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
3.1.1. Định hướng chung
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các đối tác. Hiện nay, tình hình công ty ngày càng ổn định và phát triển, được khách hàng tín nhiệm, uy tín thương hiệu trên thị trường xây dựng ngày càng được giữ vững. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, trong năm công ty ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, tạo công ăn việc làm cho hơn 3000 lao động. Nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của mình, góp phần bảo đảm cung cấp các sản phẩm dịch vụ thiết yếu cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, kế thừa những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng, trưởng thành, những thành tích và kinh nghiệm SXKD của công ty, công ty quyết định : Tiếp tục mạnh dạn đầu tư, áp dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến, tổ chức thi công nhiều công trình quy mô lớn có ý nghĩa chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công ty luôn chủ trương xây dựng tốt mối quan hệ với tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương nơi công ty đóng quân và công tác. Thực hiện nghiêm túc các quy định, chế độ bảo vệ quyền lợi của người lao động theo Bộ luật lao động và quy định của công đoàn cấp trên, đảm bảo 100% người lao động yên tâm công tác, tận tâm tận lực tập trung sản xuất đạt năng suất hiệu quả cao và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Giám đốc công ty cam kết về chất lượng : Không ngừng hoàn thiện và phát triển bền vững hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 nhằm đảm bảo xã hội có them sản phẩm xây dựng chất lượng tốt, hiệu quả đầu tư cao. Coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho người lao động đáp ứng được chiến lược phát triển của công ty.
3.1.2. Một số chỉ tiêu đặt ra trong những năm tới ( 2009 – 2011 )
Nhìn chung, trong những năm qua, công ty hoạt động SXKD có hiệu quả, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15%/năm. Trong thời gian tới, công ty đề ra mục tiêu thực hiện tốt những chỉ tiêu sau :
+ Năng lực sản xuất và tiêu thụ xi măng ( Nhãn hiệu xi măng quốc phòng X78 ), hiện nay đạt 94.000 tấn/năm. Công ty đề ra chỉ tiêu sang năm 2010 năng lực sản xuất và tiêu thụ đạt 100.000 tấn/năm.
+ Tổ chức thi công làm mới, sửa chữa nâng cấp hàng trăm công trình sân bay quân sự và hàng không dân dụng, hàng trăm công trình công nghiệp, giao thong vận tải có quy mô lớn ; Áp dụng công nghệ tiên tiến thi công như công nghệ dung búa rung thủy lực khoan phá bê tông thay cho công nghệ khoan phá nổ trước đây ; Công nghệ dùng thiết bị thổi hạt thoáng khô làm sạch khe bê tông thay cho quy trình cọ thủ công ; Công nghệ trải đầm bê tông nhựa nóng thế hệ mới, giảm được 2 – 3 xe lu so với dây chuyền công nghệ thong thường
…
+ Công ty đặt ra chỉ tiêu trong năm 2009 tổng doanh thu đạt 750.000 triệu đồng, góp phần tăng lợi nhuận trước thuế lên 22.500 triệu đồng, đồng thời tỷ lệ LN sau thuế trên doanh thu, LN sau thuế trên VCSH cũng tăng lên lần lượt là 4,5% ; 15%, góp phần nâng cao năng lực tài chính, mở rộng thị trường kinh doanh.
Bên cạnh những chỉ tiêu tài chính đặt ra, công ty luôn cố gắng xây dựng uy tín DN,công ty, tạo cơ sở vững chắc và khả năng tham gia đấu thầu, thắng thầu, giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng ngành nghề SXKD, tổ chức kinh doanh đúng pháp luật; Kết quả SXKD, tổng doanh thu, LN, thu nhập bình quân một tháng của người lao động không ngừng tăng lên, năm 2008 là 2.650.000 đ. Chỉ tiêu năm 2009 đạt 2.850.000 đ/người/tháng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM
Trên cơ sở lý luận về chỉ tiêu lợi nhuận, ta biết rằng Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Vậy nên để tăng lợi nhuận cho công ty, chúng ta cần tìm ra các biện pháp nhằm tăng doanh thu và giảm bớt các chi phí. Mặt khác, xuất phát từ một số những tồn tại hiện nay của công ty, em xin đưa ra một số giải pháp như sau :
3.2.1. Nhóm giải pháp góp phần tăng doanh thu
3.2.1.1. Đổi mới công nghệ phải phù hợp với năng lực và trình độ sản xuất
Đổi mới công nghệ là một yêu cầu hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế, kết hợp với việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm khai thác triệt để những điều kiện có lợi phục vụ SXKD. Cùng với tiến trình phát triển, công ty trong và ngoài nước với các kỹ thuật công nghệ hiện đại mang tính đột phá đã làm cho nhu cầu đổi mới công nghệ và đầu tư chiều sâu không chỉ ở trong lĩnh vực sản xuất, thi công mà cần chú trọng cả trong công tác quản lý. Việc áp dụng máy móc, thiết bị, công nghệ mới giúp năng suất lao động được tăng lên, đồng thời giúp nhà quản lý có thể cập nhật nhanh và chính xác thông tin ở trụ sở công ty và các điểm thi công, từ đó đưa ra quyết định quản lý kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của công ty
Với đặc thù riêng biệt, sản phẩm xây dựng không được phép có những công trình, hạng mục không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế dự toán. Hiện tại công ty xây dựng có lợi thế về đất đai, mặt bằng, kho xưởng, các lợi thế này phải được coi như một nguồn lực tài chính quan trọng và được sử dụng triệt để vào SXKD. Để nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải trang bị TSCĐ, quá trình tổ chức sản xuất đảm bảo đúng thiết kế, quy trình. Đồng thời, trong quá trình thi công phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp công ty tăng uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xây dựng, giúp cho việc đấu thầu, ký hợp đồng xây dựng dễ dàng hơn.
3.2.1.3. Lành mạnh hóa tình hình tài chính của công ty
Dựa trên BCTC, các nhà đầu tư có thể xem xét khả năng phát triển của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính. Nếu BCTC được đánh giá tốt, các khoản mục, chỉ tiêu trung thực, hợp lý sẽ thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư góp vốn nâng cao hoạt động SXKD. Trên BCTC được công bố nhất thiết phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán có uy tín sẽ làm cho nhà đầu tư tin tưởng hơn. Vì vậy, công ty luôn phải lập BCTC một cách chính xác, trung thực, đảm bảo tính lành mạnh của các báo cáo.
3.2.1.4. Luôn cố gắng hoàn thành đúng tiến độ thi công công trình
Do đặc thù của ngành xây dựng luôn phải thi công ngoài trời nên việc SXKD chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Việc xây dựng, hoàn thành bàn giao công trình để đưa vào sử dụng là nhiệm vụ rất quan trọng. Thực tế cho thấy nhiều công trình không hoàn thành theo đúng tiến độ thi công của nó, làm ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển vốn, hiệu quả kinh doanh. Vì thế, công ty cần đề ra kế hoạch sản xuất phù hợp, thường xuyên đánh giá mức độ hoàn thành công trình, đôn đốc người lao động. Đồng thời tính toán chi phí vận chuyển máy móc, nhân công hợp lý, tổ chức tốt việc thi công trong mọi điều kiện.
3.2.1.5. Quản lý các khoản nợ phải thu một cách hiệu quả
Nợ phải thu trong đầu tư xây dựng đang là một vấn đề bức xúc đối với các DN. Nợ phải thu từ phía khách hang quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm hiệu quả kinh doanh. Nhằm hạn chế các khoản nợ phải thu, công ty cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau :
+ Cần xây dựng chính sách tín dụng cụ thể, xác định rõ điều kiện về vốn, tình hình kinh doanh, tình hình lợi nhuận, trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Tùy vào mối quan hệ với khách hàng mà đưa ra hình thức tín dụng phù hợp. Đồng thời thực hiện trích lập các khoản dự phòng tài chính.
+ Thực hiện tốt chính sách thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ đến hạn và quá hạn cần linh hoạt và mềm dẻo. Ngược lại đối với những khoản phải thu khó đòi cần có những biện pháp cứng rắn hơn.
+ Hàng tháng công ty phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu, đối chiếu , phân tích, tổng hợp tình hình công nợ nhằm xử lý kịp thời các khoản nợ khó thu hồi, góp phần đẩy nhanh tốc độ vòng quay các khoản phải thu, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty.
3.2.1.6. Tăng cường các khoản phải thu
Hoạt động tăng cường các khoản phải thu nhằm mục đích khuyến khích khách hàng thanh toán sớm khi các hợp đồng thi công các công trình được hoàn tất. Biện pháp được đưa ra trong hoạt động này là qpá dụng biện pháp chiết khấu tiền mặt:
Chính sách giảm giá với hợp đồng được thanh toán sớm. Mục đích là để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm để được hưởng chênh lệch. Chính sách giảm giá cần phải được đảm bảo nguyên tắc cơ bản:
+ Đủ sức thu hút khách hàng.
+ Vẫn đảm bảo được lợi nhuận cần có của doanh nghiệp.
Đây là biện pháp kinh tees có tác dụng khuyến khích nhà đầu tư thanh toán càng nhanh, càng sớm càng tốt. Vì lượng vốn nợ đọng ở khâu này thường lớn nhất trong các khâu của chu kỳ sản xuất của công ty, lại phụ thuộc chủ yếu vào nhà đầu tư. Vì thế biện pháp này tỏ ra hữu hiệu và cần được quy định rõ ràng trong hợp đông.
3.2.1.7. Nhanh chóng hoàn tất các thủ tục thanh toán
Việc nhanh chóng hoàn tất các thủ tục thanh toán như: biên bản nhiệm thu, biên bản thay đổi thiết kế, khối lượng phát sinh, các phiếu thanh toán khối lượng,… Đẩy nhanh công tác nghiệm thu, bàn giao và hoàn chỉnh các thủ tục, biên bản bán hàng và thanh quyết toán các công trình. Vì đây là bwocs mà công ty cần chủ động để đẩy nhanh tốc độ thanh toán.
3.2.2. Các biện pháp góp phần tối thiểu hóa chi phí
3.2.2.1. Tăng cường công tác quản lý chi phí ( về nguyên vật liệu, nhân công…)
Đối với các công ty xây dựng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí. Việc quản lý tốt các chi phí này làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty cần xác định chính xác nhu cầu nguyên vật liệu từng công trình; tăng cường tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu mới đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, chi phí vận chuyển thấp, đồng thời gắn trách nhiệm quản lý vật liệu cho từng tổ đội sản xuất, tránh mất mát, hao hụt. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của công trình.
Như đã trình bày ở trên, lực lượng cán bộ quản lý nói chung và cans bộ quản lý tài chính nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhân tố con người cũng là nhân tố quyết định nhất. Vì thế công ty cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân được tự học, tự đào tạo và trau dồi kiến thức. Bên cạnh đó, công ty cần thường xuyên tổ chức công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý bằng cách mở các lớp đào tạo hoặc cử cán bộ đi bồi dưỡng thông tin từ bên ngoài, tiếp thu tri thức mới. Phương cham phát triển con người để phát triển công ty là cách thức đúng đắn để doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế hiện đại.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
TSCĐ là tài liệu lao động chủ yếu của công ty như máy móc, công cụ dụng cụ. Nó quyết định đến hiệu quả SXKD của mỗi công ty, đảm bảo sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh của công ty trên thương trường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, công ty cần biết tận dụng tối đa công suất hoạt động của các máy móc, thiết bị; Nắm chắc TSCĐ hiện có của công ty để lập kế hoạch sử dụng, đầu tư, khấu hao TSCĐ hàng năm. Đồng thời công ty cần phân loại rõ các loại tài sản, có chế độ bảo quản hợp lý, định kỳ kiểm tra, sửa chữa, cải tiến kỹ thuật. Ngoài ra, công ty cũng nên mua bảo hiểm TSCĐ, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phù hợp với điều kiện thi công của mình.
3.2.2.2. Tăng cường biện pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất, tỷ giá biến động trên thị trường
Trước tình hình lạm phát biến động phức tạp trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, kéo theo lãi suất vay vốn cũng biến động mạnh đã đẩy nhanh giá cả các mặt hàng như gas, xăng dầu, sắt thép tăng cao làm chi phí các công trình đang thi công bỗng bị đẩy lên cao hơn nhiều so với định mức. Bởi vậy, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố này, công ty cần ký hợp đồng giữ giá đối với các nhà cung cấp, trong hợp đồng cần ghi rõ việc tính đến yếu tố tăng giá, trượt giá trên thị trường trong thời gian thi công. Công ty cũng nên hạn chế vay vốn từ ngân hàng mà nên huy động từ các khoản phải trả nội bộ, các hình thức góp vốn liên doanh… Đồng thời, công ty cũng nên tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế đảm bảo chất lượng, cân nhắc kỹ việc nhập khẩu vật liệu khi tỷ giá có xu hướng tăng lên. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách chính xác sự phát triển của công ty là chưa có chất lượng. Điều này, được thể hiện ở chỗ, những biến động về lợi nhuận của công ty là theo sự biến động của doanh thu, doanh thu có tăng thì mới có lợi nhuận và ngược lại.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
TSCĐ là tài liệu lao động chủ yếu của công ty như máy móc, công cụ dụng cụ. Nó quyết định đến hiệu quả SXKD của mỗi công ty, đảm bảo sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh của công ty trên thương trường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, công ty cần biết tận dụng tối đa công suất hoạt động của các máy móc, thiết bị; Nắm chắc TSCĐ hiện có của công ty để lập kế hoạch sử dụng, đầu tư, khấu hao TSCĐ hàng năm. Đồng thời công ty cần phân loại rõ các loại tài sản, có chế độ bảo quản hợp lý, định kỳ kiểm tra, sửa chữa, cải tiến kỹ thuật. Ngoài ra, công ty cũng nên mua bảo hiểm TSCĐ, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phù hợp với điều kiện thi công của mình.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THUẬN LỢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Nhu cầu về xây dựng đang tăng cao ở nước ta kéo theo nhu cầu thi công những công trình nội thất tăng cao để phục vụ cho những công trình xây dựng đó. Đặc điểm này không chỉ thể hiện ở những công trình xây dựng có quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc giầm nó còn thể hiện ở những công trình dân dụng. Đặc biệt hiện nay nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân đang tăng cao, số lượng những ngôi nhà trung cư ngày càng nhiều. Sự tăng lên đó tỷ lệ thuận với sự tăng nhu cầu về không gian nội thất. Nền kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao nên phát sinh nhu cầu về thinh thần ( những cong trình nội thất là một trong những nhu cầu tinh thần của con người).
Nhà nước có vai trò quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế đất nước. Mọi sự thay đổi của các chính sách từ Chính phủ đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động SXKD của các công ty. Vì vậy, Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy công ty phát triển như :
+ Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch : Nhà nước cần đổi mới nội dung, phương pháp quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là đối với việc công khai thực hiện các dự án, đồng thời nâng cao tính pháp lý, gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn xây dựng và quy hoạch. Bên cạnh đó, thực trạng cho thấy quá trình để đưa một dự án từ quy hoạch sang thực hiện vẫn còn mất rất nhiều thời gian, thủ tục giấy tờ còn cồng kềnh, làm ảnh hưởng đến cơ hội của các nhà đầu tư. Bởi vậy, Chính phủ nên có biện pháp nhằm tối thiểu hóa các thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
+ Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý giá xây dựng cơ bản, chống thất thoát, lãng phí, nợ đọng vốn trong đầu tư :
Trước tình hình lạm phát diễn biến phức tạp, giá cả nguyên vật liệu cũng có sự biến động mạnh, đồng nghĩa với việc công ty khó có thể lập dự toán chi phí, đưa ra định mức phù hợp với thực tế. Mặc dù Chính phủ đã có quyết định hướng dẫn các đơn vị thầu được phép điều chỉnh giá, nhưng giá thị trường ghi trên hóa đơn tại thời điểm mua nguyên vật liệu có thể chênh lệch nhiều với giá thị trường tại ngày thanh toán công trình, điều đó gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể hơn, tạo điều kiện cho các công ty xây dựng hoàn thành bàn giao công trình. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán, rà soát lại tình hình nợ đọng trong thanh toán, từ đó có biện pháp tích cực, cương quyết giúp các công ty có khả năng thu hồi được vốn, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các công ty. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống thanh tra Nhà nước, thanh tra ngành, địa phương nhằm tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, chống lãng phí, thất thoát vốn, xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân có sai phạm.
Tăng cường biện pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất, tỷ giá biến động trên thị trường
Trước tình hình lạm phát biến động phức tạp trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, kéo theo lãi suất vay vốn cũng biến động mạnh đã đẩy nhanh giá cả các mặt hàng như gas, xăng dầu, sắt thép tăng cao làm chi phí các công trình đang thi công bỗng bị đẩy lên cao hơn nhiều so với định mức. Bởi vậy, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố này, công ty cần ký hợp đồng giữ giá đối với các nhà cung cấp, trong hợp đồng cần ghi rõ việc tính đến yếu tố tăng giá, trượt giá trên thị trường trong thời gian thi công. Công ty cũng nên hạn chế vay vốn từ ngân hàng mà nên huy động từ các khoản phải trả nội bộ, các hình thức góp vốn liên doanh… Đồng thời, công ty cũng nên tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế đảm bảo chất lượng, cân nhắc kỹ việc nhập khẩu vật liệu khi tỷ giá có xu hướng tăng lên. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách chính xác sự phát triển của công ty là chưa có chất lượng. Điều này, được thể hiện ở chỗ, những biến động về lợi nhuận của công ty là theo sự biến động của doanh thu, doanh thu có tăng thì mới có lợi nhuận và ngược lại.
3.3.2. Một số đề nghị đối với Bộ Quốc Phòng
Công ty có quy mô lớn nên đối tượng chủ yếu chủ yếu là các gói thầu lớn, vì vậy đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là các công ty cổ phần cùng hoạt động. Hiện nay số lượng các công ty này ngày càng nhiều theo những quy mô khác nhau, nên sự cạnh tranh trong ngành là khác gay gắt. Điều này đòi hỏi công ty phải tính toán giảm giá thành những công trình và nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty mới làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
Ngoài kết quả đã báo cáo ở trên, công ty còn có một khối lượng lớn giá trị các hợp đồng chuyển tiếp sang năm 2009, 2010. Cùng với sự phát triển của công ty, công ty đề nghị cơ quan cấp trên cho công ty số cán bộ có chuyên môn về sân bay được đào tạo từ các Học viện, nhà trường; Tiếp tục giúp công ty các thủ tục cần thiết liên quan đến vốn, tài sản, đầu tư tăng năng lực sản xuất trong việc tham gia đấu thầu. Đồng thời, công ty cần nâng cao và phát huy vai trò của công tác kế toán, giúp cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho nhà quản lý có cơ sở để diều hành hoạt động SXKD luôn đi đúng hướng, góp phần tăng LN cho công ty.
Chúng ta có thể thấy các công ty có quy mô lớn thường chiếm ưu thế hơn công ty nhỏ. Quy mô đó được thể hiện chủ yếu dựa trên tình hình tài chính của công ty. Một công ty có khả năng tài chính tốt sẽ tự chủ được trong hoạt động kinh doanh, có khả năng đương đầu với các loại rủi ro tốt hơn, đó cũng là thế mạnh của công ty khi tham gia cạnh tranh trên thị trường. Vì thế bất kỳ công ty nào cũng luôn muốn tối đa hóa LN, tái sản xuất mở rộng quy mô, đảm bảo tình hình tài chính của công ty ổn định, vững chắc.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công ty thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là giá vật liệu xây dựng gây ra lạm phát, chi phí đẩy lên cao trên phạm vi toàn công ty. Mặc dù vậy, Đảng ủy và Ban Giám Đốc công ty đã nỗ lực phấn đấu điều hành hoạt động SXKDsản xuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật, có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu pháp lệnh. Đây là tiền đề quan trọng tạo thêm sức mạnh cho những năm tới. Năm 2008, năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, lại là năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường , thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều. Công ty luôn chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, các chế độ, chính sách về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Thực hiện kê khai, quyết toán, nộp thuế kịp thời vào NSNNngân sách nhà nước.
Qua đề tài nghiên cứu em đã trình bày về thực trạng và giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây Dựng Việt Nam. Do thi công theo hợp đồng nên có thể cùng một thời điểmcó nhiều hợp đồng thi công khác nhau, nhưng cũng có thể trong một thời gian dài công ty không nhận được hợp dồng nào. Trong trường hợp một thời điểm công ty thi công nhiều công trình khác nhau thì đòi hỏi một lượng vốn lớn trong thi công, đến khi hoàn thành bàn giao công trình nhưng có thể phải một thời gian sau công ty mới được hoàn thành giá cả công trình lúc đó công ty mới tính đựoc lợi nhuận. những đặc điểm, nội dung và thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công Công tác xây dựng cơ bản có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù, phức tạp của ngành nên việc tổ chức quản lý, sử dụng vốn cũng như nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây Dựng Việt Nam không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bởi vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong nhà trường ; các cán bộ nhân viên của công ty, đặc biệt là các anh chị phòng Tài chính – Kế toán đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
DTT : Doanh thu thuần
HĐTC : Hoạt động tài chính
LN : Lợi nhuận
LNST : Lợi nhuận sau thuế
NSNN : Ngân sách Nhà nước
NV : Nguồn vốn
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TS : Tài sản
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
VCSH : Vốn chủ sở hữu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS Ngô Thế Chi – Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp – NXB tài chính (2008)
PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – Giáo trình tài chính doanh nghiệp – NXB tài chính (2007)
Nguyễn Văn Nam – Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – NXB tài chính (2002)
Luận văn ThS Cao Văn Kế - Học Viện Hậu Cần ( 2009) – “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNXD thuộc Bộ quốc phòng”.
Nguyễn Năng Phúc (1998) – Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của DN – NXB thống kê.
6. 6. Website: www.dddn.com.vn
PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào – Giáo trình tài chính doanh nghiệp – NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân (2007).
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản trị 18
Bảng 2.1. Tổng kết tài sản của công ty những năm gần đây 21
Biểu đồ 2.1 : Thay đổi trong cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2006 – 2008 22
Bảng 2.2 : Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu trong tổng tài sản 22
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006 – 2008 25
Biểu đồ 2.2. Thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006 – 2008 26
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2008 27
Biểu đồ 2.3. Kết quả kinh doanh của công ty 28
Bảng 2.5. Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2006 – 2008 29
Bảng 2.6. Tổng hợp chi phí giai đoạn 2006 – 2008 31
Bảng 2.7. So sánh tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 33
Bảng 2.8. So sánh chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu qua các năm 34
Bảng 2.9. Sự biến động tỷ suất lợi nhuận giá thành qua các năm 36
Bảng 2.10 : Sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhụân tổng tài sản qua các năm 36
Bảng 2.11: So sánh tỷ suất lợi nhuận doanh thu qua các năm 38
Bảng 2.12 : Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 39
1620242619202325272931323434Slợi nhuận36T36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26125.doc