Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, nền kinh tế đất nước sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững .Chính sách , pháp luật có nhiều thay đổi cho phù hợp với các quy định của WTO . Từ đó đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam . Các đối tượng này sẽ tạo ra sức cạnh tranh rất lớn đối các doanh nghiệp trong nước do họ có tiềm lực về vốn , công nghệ và trình độ quản lý. Để tạo tồn tại và cạnh tranh được, các doanh nghiệp trong nước phải có những thay đổi về mặt tổ chức, quản lý cũng như cần một lượng vốn đủ mạnh để đầu tư phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh. Để có được nguồn vốn đủ lớn các doanh nghiệp phải huy động trên thị trường chứng khoán hoặc vay từ ngân hàng.Đây vừa là cơ hội nhưng vừa là thách thức đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung và đối với Ngân hàng Hàng Hải nói riêng . Cơ hội từ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhưng thác thức ở chỗ cho vay và thu hồi vốn như thế nào cho hiệu quả
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện hành.
MSB có thể được Ngân hàng nhà nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2.7.Cho thuê tài chính
MSB được hoạt động cho thuê tài chính thông qua Công ty cho thuê tài chính của MSB.
2.2.8.Tài khoản tiền gửi
MSB mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước ( Sở giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh,thành phố ) nơi MSB đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Các chi nhánh MSB mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh,thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh.
MSB mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
MSB được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng khác trong nước theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
2.2.9.Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
MSB thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ sau đây :
Cung ứng các phương tiện thanh toán;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước;
Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo sự cho phép của Ngân hàng nhà nước;
Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
MSB Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước;Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.
2.2.10.Các hoạt động khác
Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn,mua cổ phần của Doanh nghiệp và của các Tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
Góp vốn với Tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập Tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt nam theo quy định của chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt nam.
Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trương quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.
Được quyền uỷ thác,nhận uỷ thác,làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của MSB,kể cả việc quản lý tài sản,vốn Đầu tư của Tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác và đại lý.
Cung ứng dịch vụ bảo hiêm;được thành lập Công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Cung ứng dịch vụ :
- Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc các Công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Bảo quản hiện vật quý và các giấy tờ có giá,cho thuê tủ két,nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thành lập Công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan tới hoạt động Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
MSB không trực tiếp kinh doanh bất đống sản.
3.Kết quả hoạt động
Những năm qua hoạt động của hệ thống Ngân hàng diễn ra trong bối cả Ngân hàng nền Kinh tế Việt nam phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao,tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) đạt hơn 8%.Tuy nhiên,chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh;cùng với diễn biến tăng giá hàng hoá,vật tư, ảnh hưởng của bão lụt,khô hạn kéo dài,dịch cúm gia cầm đã tạo sức ép đối với nền Kinh tế và áp lực trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Các Ngân hàng thương mại Việt nam hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, đặc biệt một số Ngân hàng thương mại cổ phần liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh,tăng vốn điều lệ, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới để thu hút khách hàng,tăng cường công tác tuyên truyền để quảng bá và khẳng định thương hiệu của mình.
Trong điều kiện như trên,các hoạt động của MSB những năm vừa qua tiếp tục được ổn định,phát triển đạt mức tăng trưởng cao,quy mô và mạng lưới hoạt động được mở rộng;Kết quả kinh doanh đạt khá cùng với việc thu hồi một số khoản nợ tồn đọng cũ đã góp phần làm cho tình hình tài chính lành mạnh,cổ đông được chia cổ tức,thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện.
Duy trì,tiếp tục phát triển các khách hàng là Doanh nghiệp thuộc nghành hàng hải,hàng không,bưu chính viễn thông,bảo hiểm,… Đồng thời đã mở rộng đến các đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ,cá nhân,và xử lý cơ bản các khoản nợ tồn đọng từ những năm trước.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính : VND
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
I.thu từ lãi
93.993.507.578
117.590.872.751
225.950.302.201
1.Thu lãi cho vay
85.693.298.296
103.597.164.051
185.322.573.864
2.Thu lãi tiền gửi
7.528.114.075
12.387.979.813
36.179.612.329
3.Thu lãi góp vồn mua cổ phần
735.610.000
764.978.323
645.000.000
4.Thu khác về hoạt động tín dụng
36.485.207
840.750.564
3.803.116.008
II.Chi trả lãi
45.942.283.323
56.799.037.643
111.748.377.726
1.Chi trả lãi tiền gửi
39.379.819.660
56.797.038.748
109.673.909.972
2.Chi trả lãi tiền đi vay
6.562.463.663
1.998.895
2.074.467.754
III.Thu nhập lãi ròng
48.051.224.255
60.791.835.108
114.201.924.475
IV.Thu ngoài lãi
20.114.518.110
23.091.683.095
52.025.584.691
1.Thu phí dịch vụ thanh toán
11.587.542.848
13.727.115.776
15.203.786.850
2.Thu phí dịch vụ ngân quỹ
992.0700
538.092
7.304.580
3.Lãi từ kinh doanh ngoại hối
và chuyển đổi ngoại tệ
4.356.405.015
4.221.412.092
2.136.618.256
4.Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý
505.037.607
329.375.174
260.496.443
5.Thu từ các dịch vụ khác
564.260.692
331.775.239
1.067.414.351
6.Các khoản thu nhập bất thường
3.091.351.248
4.481.466.722
32.736.242.229
7.Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
-
-
608.569.982
8.Thu từ tham gia thị trường tiền tệ
-
-
5.152.000
V.Chi phí ngoài lãi
68.165.742.365
83.883.518.203
121.252.820.194
1.Chi về hoạt động huy động vốn
1.348.837
847.900
106.872.640
2.Chi về phí dịch vụ thanh toán
và ngân quỹ
2.088.458.220
2.593.048.928
3.193.956.592
3.Chi về hoạt động khác
161.158.131
8.227.470
58.182.034
4.Chi nộp thuế
1.558.412.581
1.598.051.741
2.446.840.091
5.Chi nộp các khoản phí và lệ phí
324.459.425
195.946.677
241.932.946
6.Chi phí cho nhân viên
14.844.949.930
16.826.342.542
22.216.846.622
7.Chi hoạt động quản lý và công cụ
9.059.482.918
10.727.593.928
15.213.228.212
8.Chi phí khấu hao tài sản cố định
3.542.444.480
3.601.205.003
8.851.237.359
9.Chi khác về tài sản
2.095.883.240
4.485.735.911
10.747.472.728
10.Chi phí dự phòng nợ khó đòi
32.061.142.920
42.783.497.779
56.681.058.137
11.Chi nộp bảo hiểm tiền gửi
217.991.000
351.110.382
681.979.873
12.Chi bất thường khác
2.210.010.683
771.909.942
813.212.960
VI.Thu nhập ngoài lãi ròng
(48.051.224.255)
(60.791.835.108)
(69.227.235.503)
VII.Thu nhập trước thuế
44.974.688.972
VIII.Thuế thu nhập Doanh nghiệp
12.405.592.912
IX.Thu nhập sau thuế
32.569.096.060
(Theo nguồn số liệu Phòng Kế toán-Tài chính Ngân hàng Hàng Hải)
3.1.Những kết quả đạt được
3.1.1. Đảm bảo sự phát triển bền vững
- Củng cố mạng lưới khách hàng :
Kết thúc năm 2006 tổng số khách hàng của toàn hệ thống đã tăng lên đáng kể ( năm 2006 so với 2005 : 35,7% ).những đối tượng khách hàng lớn trong lĩnh vực huy động vốn,sử dụng vốn thuộc các nghành hàng hải,bưu điện,viễn thông,xuất nhập khẩu thuỷ sản,sản xuất thép,khai thác than vẫn được MSB duy trì. Đây hầu hết là những khách hàng truyền thống của MSB từ nhiều năm nay.mặc dù khả năng phục vụ của Ngân hàng đối với những đối tượng khách hàng này còn hạn chế,song ghi nhận những nỗ lực vươn lên của MSB,họ vẫn ưu tiên duy trì các giao dịch với Ngân hàng hàng hải.
- Cải thiện chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh :
Tỉ lệ tài sản sinh lời của MSB cũng được tăng lên đáng kể do tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. đặc biệt chênh lệch thu chi năm 2006 trước trích lập dự phòng tăng 2,37 lần so với 2005.chỉ số hoạt động luôn đảm bảo theo quy định của Ngân hàng nhà nước.tính đến thời điểm cuối năm 2006,tỷ lệ khả năng chi trả của Ngân hàng đạt 1,04 lần ( quy định tối thiểu là 1 lần );tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 9,31% ( quy định tối thiểu là 8% );tỷ lệ nợ quá hạn là 1,66% ( quy định tối đa là 5% ).về kết quả kinh doanh chênh lệch thu chi trước trích lập dự phòng rủi ro năm 2006 so với 2005 là 237,9%.cổ tức đạt 11%/năm và sau 5 năm chưa có lợi nhuận nay MSB đã có lợi nhuận để thực hiện phân phối theo quy định của pháp luật. đây thực sự là một nỗ lực vượt bậc của MSB sau một thời kỳ khó khăn.
- Tiếp tục chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và tiền lương:
Tính đến cuối năm 2006 toàn hệ thống MSB đã có tổng số 483 lao động.trong đó,trình độ đại học chiếm tỷ trọng 74% trong tổng số cán bộ công nhân viên;trình độ trên đại học chiếm 2%;trình độ khác là 24%.trong năm 2006 toàn hệ thống đã tuyển dụng được 128 lao động mới đa số có chất lượng và trình độ cao.bên cạnh đó ,Ngân hàng cũng Tổ chức được nhiều khoá đào tạo ngắn ngày cho cán bộ nhân viên MSB dưới nhiều hình thức như gửi tham gia các khoá đào tạo do các chuyên gia về Ngân hàng đào tạo và Tổ chức tự đào tạo.Về công tác tiền lương trong các năm qua,trên toàn hệ thống Ngân hàng Hàng Hải đã có những cải thiện đáng kể.riêng quỹ lương năm 2006 được Hội đồng Quản trị phê duyệt bằng 133,1% so với 2005 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên MSB tăng 17,3%.
3.1.2.Cải thiện chất lượng các hoạt động nghiệp vụ
- Bâng cao hiệu quả hoạt động cấp tín dụng :
Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống tính đến năm 2006 đạt 97% so với kế hoạch và bằng 140,3% so với dư nợ cho vay cùng kỳ năm trước.chất lượng tín dụng đã được nâng lên một bước đáng kể. Điều này thể hiện ở tỷ lệ và số dư nợ xấu đều giảm so với các năm trước tại thời điểm cuối năm 2006,tổng dư nợ xấu của MSB chỉ còn băng 63,25% so với cùng thời điểm năm trước.tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là 1,66%.Trong các năm qua mặc dù lãi suất cho vay trên thị trường đã tăng cao nhưng với lãi suất đầu vào thấp nên lãi suất cho vay khách hàng của MSB vẫn có khả năng cạnh tranh cao.
- Đẩy manh hoạt động Đầu tư tổng số các khoản Đầu tư trong năm 2006 tăng 7,2 lần so với năm 2005.trong đó bao gồm :
+ Đầu tư góp vốn mua cổ phần của 3 Doanh nghiệp ( Công ty cổ phần nhựa Đà nẵng,Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà rồng và Công ty vận tải biển Hải âu )
+ Đầu tư vào thị trường có giá với tổng số dư đầu tư tăng 9,41 lần so với năm 2005.việc đầu tư vào giấy tờ có giá đã mang lại lợi nhuận ổn định cho MSB đồng thời là công cụ để chuyển đổi thành tiền mặt khi nhu cầu thanh khoản không cao.
+ MSB đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt nguồn kinh phí 18 tỷ đồng cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu.
- Tạo bước phát triển mới trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng :
Trong năm 2006 thu từ nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng của MSB bằng 183,2% so với năm 2005 toàn hệ thống chấp hành đúng quy định của MSB và của Ngân hàng nhà nước trong hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh.
3.1.3.Cơ bản xử lý nợ tồn đọng
Đây là một thành công đáng ghi nhận của MSB,chuyển từ giai đoạn khắc phục tồn tại ổn định năng lực tài chính để bước sang thời kỳ mới.Trong những năm qua MSB đã thực hiện trích lập đủ dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng nhà nước.trên thực tế Ngân hàng đã sử dụng khoảng 74% tổng số tiền đã trích lập để xử lý rủi ro được một số khoản nợ xấu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,khẳng định cố gắng của MSB vượt lên thoát khỏi tình trạng nợ tồn đọng kéo dài trong một số năm trước.
3.1.4.Tăng cường hoạt động nguồn vốn với khách hàng Doanh nghiệp và giao dịch liên Ngân hàng.
- Trong những năm qua toàn hệ thống đã thu được nhiều kết quả khả quan trong công tác huy động vốn :
Điều đáng chú ý là tốc độ tăng nguồn vốn huy động của MSB đạt cao hơn so với mặt bằng chung của toàn hệ thống ngân hàng.trong đó,các Doanh nghiệp thuộc ngành Bưu chính - Viễn thông và hàng hải vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động của MSB.
- Tăng cường hiệu quả của hoạt động giao dịch liên ngân hàng :
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng Việt nam tăng trưởng lớn doanh số đạt hơn 24.000 tỷ đồng và có số dư đến 1258,2 tỷ đồng.trong bối cảnh đó,ngoài việc đảm bảo dự trữ thanh khoản,việc kinh doanh trong lĩnh vực này mang lại thu nhập ổn định cho MSB.
3.1.5.Tiếp tục củng cố và Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin
Năm 2005,2006 là 2 năm MSB hoạt động hoàn toàn trên phần mềm tin học mới. Đây là phần mềm đa tiện ích hiện đại nên đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.tuy nhiên trên thực tế việc ứng dụng các tiện ích của phần mềm tin học này chưa được khai thác triệt để.Năm 2006 cũng là năm đánh dấu thành công của MSB trong việc chuyển hệ thống tin học từ hải phòng lên hà nội một cách an toàn.
3.1.6.Mở rộng và sắp xếp lại mạng lưới giao dịch
Trong những năm qua Ngân hàng Hàng Hải đã tiến hành chuyển đổi,khai trương và đưa vào hoạt động thành công nhiều chi nhánh như : Chi nhánh Hải Phòng,Chi nhánh Sài Gòn,Chi nhánh Hồng Bàng,Chi nhánh Nha Trang,Nam Sài Gòn,Bãi Cháy,Tân Bình,Ngô Quyền,Phòng giao dịch số 1 tại Nha Trang. Đặc biệt đã từ lâu ban lãnh đạo MSB đã thấy được tầm quan trọng của việc chuyển trụ sở chính về thủ đô hà nội trung tâm chính trị,kinh tế,văn hóa của cả nước.Sau quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo về cơ sở vật chất cũng như sắp xếp lại đội ngũ nhân sự,Hội sở của Ngân hàng Hàng Hải đã được di chuyển về địa chỉ 44 Nguyễn Du-Hà Nội một cách thành công.Cho đến nay các hoạt động của Hội sở dần đi vào ổn định,bước đầu tạo đà cho một quá trình phát triển mới đầy triển vọng của MSB.
3.2.Bảng cân đối kế toán của 3 năm gần đây :
Đơn vị tính : VND
Tài sản
2004
2005
2006
Tiền gửi và chứng từ có giá
32.216.577.856
36.571.384.380
45.495.014.813
Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước
83.951.295.650
85.164.499.858
152.869.636.988
Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng
trong nước và nước ngoài
284.096.441.556
801.224.033.895
1.347.773.428.148
Cho vay các Tổ chức tín dụng khác
173.708.480.000
Cho vay các Tổ chức tín dụng khác
173.708.480.000
Trừ dự phòng nợ khó đòi
Cho vay các Tổ chức Kinh tế
à cá nhân trong nước
1.140.639.512.472
1.660.019.733.279
2.316.692.559.700
Cho vay các Tổ chức Kinh tế
và cá nhân trong nước
1.146.099.280.203
1.661.668.675.140
2.332.738.652.902
Trừ dự phòng nợ khó đòi
(5459..767.731)
(1.648.941.862)
(16.046.093.202)
Các khoản Đầu tư
7.456.100.000
26.499.500.000
193.165.000.000
Tài sản
41.778.647.449
37.301.026.692
74.267.851.731
Tài sản cố định hữu hình
31.990.629.434
27.220.353.828
33.362.703.501
Nguyên giá
49.726.411.502
43.972.327.255
53.943.031.416
Hao mòn luỹ kế
(17.735.782.068)
(16.751.973.427)
(20.580.327.915)
Tài sản cố định vô hình
9.637.758.485
9.733.442.152
40.266.637.081
Nguyên giá
10.506.588.010
10.734.947.053
45.783.675.478
Hao mòn luỹ kế
(832829525)
(1001504901)
(5.517.038.397)
Tài sản khác
114.259.530
347.230.712
638.511.149
Tài sản có khác
47.452.848.108
53.855.748.503
74.559.533.264
Các khoản phải thu
34.879.530.280
46.889.290.704
12.514.397.458
Các khoản lãi cộng dồn thu
3.799.598.223
6.965.149.596
17.528.862.917
Tài sản có khác
8.773.719.605
1.308.203
44.516.272.889
Tổng cộng tài sản
1.637.591.423.091
2.700.6359.26607
4.378.531.504.644
(Theo nguồn số liệu Phòng Kế toán Ngân hàng Hàng Hải)
Nguồn vốn
2004
2005
2006
Tiền gửi của các Tổ chức
tín dụng khác
59.266.371.630
353.522.830.492
576.370.345.163
Vay Ngân hàng nhà nước
và các Tổ chức tín dụng khác
16.067.063.120
30.754.837.177
28.323.146.300
Vay Ngân hàng nhà nước
16.067.063.120
30.754.837.177
28.323.146.300
Vay các Tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi của các Tổ chức
Kinh tế và dân cư
1.349.224.043.803
2.015.102.659.034
3.333.608.424.461
Vốn tài trợ và uỷ thác
Đầu tư
4.544.471.480
338.352.120
Tài sản nợ khác
75.319.510.700
87.988.285.428
194.736.564.974
Các khoản phải trả
57.646.562.886
72.031.222.145
121.532.023.490
Các khoản lãi cộng
dồn dự trả
8.985.227.564
14.812.565.094
29.241.686.230
Tài sản nợ khác
8.687.720.250
1.144.498.189
43.962.855.254
Vốn và các quỹ
133169962358
212.928.962.356
245.493.023.746
Vốn điều lệ của
Tổ chức tín dụng
109.917.108.552
200.607.108.552
200.607.108.552
Vốn điều lệ
10.9310.000.000
200.000.000.000
200.000.000.000
Vốn khác
607.108.552
607.108.552
607.108.552
Quỹ của Tổ chức tín dụng
23.252.853.806
12.316.819.134
12.316.819.134
Lãi/Lỗ kỳ trước
Lãi/Lỗ năm nay
32.569.096.060
Tổng cộng nguồn vốn
1.637.591.423.091
2.700.635.926.607
4.378.531.504.644
(Theo nguồn số liệu Phòng Kế toán Ngân hàng Hàng Hải)
3.3.Những hạn chế và nguyên nhân
Nói chung , trong những năm qua ngân hàng hàng hải đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,tuy nhiên cũng có không ít những hạn chế.
- Ngân hàng Hàng Hải được thành lập và hoạt động ngoài nghiệp vụ cho vay và nhận gửi thì nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán quốc tế cũng được coi là một trong những hoạt động chính của MSB. Tuy vậy,trong những ngày đầu hoạt động,đây được coi là thế mạnh nhưng những năm gần đây nghiệp vụ này không được chú trọng và phát huy một cách đúng mực.Với ngành Hàng hải là một khách hàng chủ yếu thì việc bảo lãnh thanh toán quốc tế là rất thuận lợi cho Ngân hàng nhưng không được Ngân hàng khai thác.
- Là một Ngân hàng có thời gian hoạt động từ lâu nhưng tốc độ tăng vốn điều lệ là tương đối chậm(15 năm hoạt động vốn điều lệ tăng từ 40 tỷ đồng lên đến 320 tỷ đồng tính đến ngày 28/04/2006),và còn kém so với các ngân hàng khác.
- Trong 15 năm hoạt động Ngân hàng chưa chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm quảng bá hình ảnh của mình.Có thể nói Ngân hàng hàng hải chưa được mọi người biết đến nhiều đặc biệt là các đối tượng dân chúng.do đó Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cũng như cho vay đối với những đối tượng này.
- Ngân hàng cũng chưa chú trọng mở rộng thị trường ở các tỉnh lẻ thông qua các chi nhánh mà chỉ tập trung ở thủ đô hà nội và các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Đà Nẵng…Điều này làm cho Ngân hàng mất đi một lượng khách hàng tương đối lớn. Đặc biệt là ở những tỉnh đang đầu tư phát triển mạnh và những tỉnh có đông dân cư .
- Phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với tiềm năng phát triển trong tương lai;chưa có sự liên kết,hợp tác với các trường đại học chuyên nghành nhằm phục vụ cho chất lượng tuyển dụng nhân sự .
- Trong khi các ngân hàng khác đã phát triển hệ thống ATM rộng khắp thì đến nay Ngân hàng Hàng Hải mới bắt đầu xây dựng hệ thống này. Đây sẽ là hạn chế khi không thể huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư.
Những hạn chế trên được xuất phát từ những nguyên nhân cũng như khách quan.
-Về mặt khách quan trong những năm qua tình hình thế giới có nhiều biến động :Cục Dự trữ liên bang mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất,giá dầu thế giới cũng biến động bất thường,tình hình chính trị chiến tranh trên thế giới diễn ra phức tạp…Đây là lý do làm cho việc xuất khẩu của các Doanh nghiệp bị hạn chế dẫn tới việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và cho vay đối với các Doanh nghiệp của Ngân hàng diễn ra không thuận lợi.mặt khác các vụ kiện phá giá :cá Ba Sa và tôm ở thị trường mỹ,bật lửa ga và giày ở thị trường EU…cũng tạo ra những tác động tương tự đối với ngân hàng ,chính sách pháp luật chưa được hoàn thiện và liên tục thay đổi làm ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh và phát triển của Ngân hàng.Ngoài ra trong những năm qua dịch cúm gia cầm và thiên tai lũ lụt liên tục xảy ra làm cho hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến việc cho vay cũng như huy động vốn đối với Ngân hàng
-Về mặt chủ quan, đội ngũ giám đốc và quản lý Ngân hàng còn có những hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý.Số lượng có chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều.trong đó một bộ phận chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý,còn thiếu kiển thức kinh tế,xã hội và kỹ năng quản trị trong Ngân hàng và đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế,từ đó dẫn đến khuynh hướng phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm,thiếu tầm nhìn chiến lược,thiếu kiến thức trên các phương diện :quản lý tổ chức,phát triển thương hiệu,chiến lược cạnh tranh,sử dụng máy tính và công nghệ thông tin
II. Thực trạng thực hiện bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ở ngân hàng TMCP Hàng hải.
1.Tình hình thực hiện 1 năm trước khi có Quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006 .
Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân năm2006.
Đơn vị:VND
Chỉ tiêu
Nợ trong hạn
%
Nợ quá hạn
%
Tổng
Cho vay ngắn hạn
948860831586
98.92
10356659816
1.08
959217491402
Cho vay trung hạn
397780067983
99.45
2204333797
0.55
399984401780
cho vay dài hạn
156764194514
100.00
0
0.00
156764194514
Chiết khấu,cầm cốgiấy tờ có giá
38050385254
100.00
0
0.00
38050385254
Cho vay không có tài sản thế chấp
58927094835
99.35
383258964
0.65
59310353799
Nợ chờ xử lý khác
0.00
48341848391
100.00
48341848391
Tổng
1600382574172
96.31
61286100932
3.69
1661668675104
(Theo nguồn số liệu Phòng Kiểm soát nội bộ Ngân hàng Hàng Hải)
Năm 2005 dư nợ có bảo đảm theo phương thức thế chấp chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (chiếm 91.2315% ).Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 57.7262,cho vay trung hạn chiếm 24.0712,cho vay dài hạn chiếm 9.43414 trong tổng số cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân.Tài sản thế chấp chủ yếu vẫn là Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ( chủ yếu là nhà ở ).khách hàng loại này là cá nhân,hộ gia đình hoặc hộ kinh doanh,doanh nghiệp nhỏ sử dụng mặt bằng kinh doanh của mình để vay vốn.Ngoài ra tài sản thế chấp là hàng hóa và phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, máy móc cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tài sản thế chấp.Các đối tượng sử dụng loại tài sản thế chấp này là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Khi thế chấp tài sản ngân hàng TMCP Hàng hải yêu cầu khách hàng cung cấp đủ các loại giấy tờ có lien quan đến tài sản dung để thế chấp,đồng thời hai bên ký hộ đồng thế chấp tài sản.Trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc đối tượng mà pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu thì khách hàng phải trao bản gốc giấy đăng ký cho ngân hàng.Ngân hàng TMCP Hàng hải tuyệt đối không nhận các loại tài sản mà pháp luật không cho phép sử dụng để thế chấp.
Về việc xử lý tài sản thế chấp thì ngân hàng TMCP Hàng hải thực hiện theo quy định của pháp luật và theo các hướng dẫn của ban giám đốc của ngân hàng.Việc xử lý này được ngân hàng giao cho phòng tín dụng thực hiện.Trong trừong hợp có tranh chap xảy ra,ngân hàng sẽ vận dụng các quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng,hợp tình hợp lý cho cả hai bên tránh phải đưa nhau ra tòa .Ngân hàng Hàng hải luôn ưu tiên phương án giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng,hòa giải.Chính vì thế mà trong năm 2005 số vụ tranh chấp trong công tác bảo đmr tiền vay nói chung và thế chấp tài sản nói riêng là tương đối ít. Cụ thể trong năm 2005 số vụ phải ra tòa là 17vụ trong toàn hàng trên tổng số 2025 hợp đồng thế chấp chiếm 0.839%.Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta thấy tình trạng nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong dư nợ cho vay có thế chấp tài sản. Cụ thể cho vay ngắn hạn chiếm 1.08%, cho vay trung hạn chiếm 0.55%,cho vay dài hạn không có trường hợp nợ quá hạn.
1.1.Những thuận lợi,khó khăn trong thực hiện.
1.1.1. Thuận lợi.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập nền kinh tế thế giới,tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn. Đó là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng kinh doanh cho vay vốn. Bên cạnh đố các chính sách của nhà nước về lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực thế chấp nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật và cơ chế cho vay có đảm bảo của ngân hàng trong những năm trước đến năm 2005 đã có những nghị định thông tư liên tịch, cũng như hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước về cho vay bằng thế chấp. Về phía ngân hàng TMCP Hàng Hải cũng đã có hướng dẫn cụ thể thông qua quyết định sô 585/TGĐ s -6 ngày 28 / 05 /2001 của Tổng giám đốc hướng dẫn về một số vấn đề đảm bảo tiền vay trong hoạt động cấp tín dụng. Hội đồng quản trị đã có chính sách tuyển dụng cán bộ cũng như xem xét mức lương phù hợp tạo điều kiện thu hút nguồn lao động.
1.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nói trên ngân hàng cũng đã và đang gặp những khó khăn trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản cũng như việc xử lý kiểm soát tài sản thế chấp. Cụ thể trong quá trình kí kết hợp đồng thế chấp cán bộ tín dụng thường lúng túng trong việc soạn thảo thêm những điều kiện hợp đồng không thuộc những điều khoản bắt buộc. Việc áp dụng luật chưa được chính xác hoặc lúng túng khi có sự khác nhau trong quy định của các văn bản pháp luật. Việc sử lý tài sản thế chấp cũng là việc rất khó khăn đối với ngân hàng. Khi buộc phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn, cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian để thẩm định lại, để hoàn thiện thủ tục xử lý tài sản. Do đó việc nguồn vốn của ngân hàng bị khách hàng chiếm dụng là rất nhiều.
1.2 Những nguyên nhân
Khó khăn trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng thế chấp là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Trong đó có những yếu tố khách quan và chủ quan của ngân hàng. Ở đây chỉ nêu nên những nguyên chủ yếu tác động trực tiếp tới hoạt động cho vay và nhận thế chấp của ngân hàng.
Chính sách Nhà nước thiếu đồng bộ việc quy định của luật và nghị định có sự trái ngược nhau hoặc không có sự thống nhất
Việc hướng dẫn luật của chính phủ ngân hàng Nhà nứơc và các bộ ngành liên qua còn chưa thực sự chính xác và lập thời. Có khi còn có sự khác nhau trong việc hướng dẫn cùng một đạo luật.
Ngân hàng chưa có một quy chế về bảo đảm tiền vay và thế chấp tài sản cụ thể mà chỉ dừng lại ở hướng dẫn của tổng giám đốc do đó nó chưa có một cơ chế cụ thể dẫn tới việc ký kết khác nhau giữa các chi nhánh từ đó gây khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ
Ngân hàng chưa chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng và cán bộ toàn ngân hàng nói chung.
2. Tình hình thực hiện và kí kết hợp đồng thế chấp kể từ khi có quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006
2.1. Những tiến bộ trong áp dụng thực hiện
Năm 2006 dư nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp vẫn ở mức cao chiếm 97,35 % tổng dư nợ cho vay đạt mức 2.325.337.979.929 đồng. Trong đó vay ngắn hạn chiếm 66,74 % tổng dư nợ cho vay đạt mức cho vay 1.594.155.516.231 đồng. Cho vay trung hạn chiếm 21,71% đạt mức cho vay 51.860.058.493 đồng. Vay dài hạn chiếm 7,10 % đạt mức cho vay 169.654.248.107 đồng. Như vậy mức bảo đảm bằng thế chấp năm 2006 ( 2325337979929 đồng) cao hơn rất nhiều 2005 (151596608896 đồng) có thế nói như vậy quy định bảo đảm bằng thế chấp năm 2006 ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kí kết và thực hiện hợp đồng thế chấp, nó tạo hàng lang thông thoáng cho cán bộ tín dụng tạo điều kiện để cán bộ tín dụng áp dụng một cách dễ dàng và minh bạch. Chính vì vậy tổng dư nợ cho vay năm 2006 cũng đã tăng lên đáng kể so với năm 2005 cụ thể năm 2005 đạt 1661668675104 đồng năm 2006 tăng lên đạt mức 2388603545201 đồng. Trong năm 2006 thì tài sản thế chấp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chủ yếu vẫn là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, do sự ra đời của quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản năm 2006 với những quy định cụ thể vể các loại tài sản được thế chấp và tài sản hạn chế thế chấp và tài sản không được thế chấp, thì tài sản thế chấp năm 2006 phong phú hơn nhiều quyền sử đất tài sản gắn liền với đất, phương tiện giao thông vận tải, dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị thì đối tượng được thế chấp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải năm nay còn có tài sản thế chấp được hình thành từ tiền vay, đặc biệt là hình thức cho vay mua nhà đất, xe ôtô … Và dùng luôn tài sản ấy để thế chấp để bảo đảm cho khoản tiền vay. Do quy định chặt chẽ của quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp của ngân hàng nên công việc giám sát tài sản bảo đảm tiền cũng được thực hiện một cách nghiêm túc thương xuyên hơn. Trách nhiệm được giao cụ thể cho từng cán bộ nên thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiếp cũng được nâng cao đáng kể.
Việc sử lý tài sản thế chấp cũng đã đươc cải thiện. Nợ quá hạn của toàn bộ dư nợ cho vay là 5,7 %. Trong đó quá nợ ngắn hạn chiếm 76,03%, quá nợ dài hạn chiếm 0,29 % và quá nợ trung hạn chiếm 16,58%. Một điều đáng nói là số vụ việc phải ra tòa để giải quyết tranh chấp thấp hơn (15 vụ) trong 2935 hợp đồng thế chấp tài sản và hơn một nửa số đó là các vụ việc tồn đọng từ các năm trước. Thêm vào đó chỉ có một vụ việc vẫn chưa giải quyết được. Mặc dù nợ quá hạn là còn cao nhưng hầu hết các dư nợ cho vay vấn nằm trong kiểm soát của ngân hàng. Một số trong đó đã giải quyết với khách hàng theo phương án cho gia hạn hợp đồng hoặc cho vay lãi tiếp theo dạng trả lãi suất quá hạn.
Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân năm 2006
ĐƠN VỊ:VND
Chỉ tiêu
Nợ trong hạn
%
Nợ quá hạn
%
Tổng
Cho vay ngắn hạn
1489811296589
93.45
104344219642
6.55
1594155516231
Cho vay trung hạn
495841027918
95.61
22759556675
4.39
518600584593
Cho vay dài hạn
169614232458
99.98
40015649
0.02
169654248107
Chiết khấu,cầm cố giấy tờ có giá
42927630998
100.00
0
0.00
42927630998
Cho vay không cótài sản thế chấp
53166525563
84.04
10099039709
15.96
63265565272
Tổng
2251360713526
94.25
137242831675
5.75
2388603545201
2.2. Những vướng mắc tồn đọng
Trong năm qua Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp. Tuy vây, vẫn còn không ít tồn tại vướng mắc cần phải giải quyết.
* Cơ sở pháp lý còn thiếu đồng bộ
+ Theo điều 12 nghị đinh 178 về việc giữ tài sản và giấy tờ cầm cố cố thế chấp thì nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu, tổ chức tín dụng giữ bản chính chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trong thực tế nghị định và thông tư không hướng dẫn cụ thể những tài sản nào phải đăng ký sở hữu và cơ quan nào có chức năng chứng nhận quyền sở hữu đó.
+ Theo điểm 7.2 mục của thông ty 06 về thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng thì khi doanh nghiệp Nhà nước có thế chấp cầm cố tài sản là dây chuyền công nghệ chính thì phả có văn bản đồng ý của cơ quan quyết định thành lâp doanh nghiệp đó. Trong quá trình thực hiện ngân hàng khống xác định được dây chuyền công nghệ chính theo quy định của pháp luật là dây chuyền nào.
+ Điều 8 nghị định 08/2000/ NĐ – CP về đăng ký giao dịch bảo đảm có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này nhưng trên thực tế những cơ quan này vẫn chưa được thành lập ở các chi nhánh vì lý do chưa có hướng dẫn cụ thể.
+ Vấn đề xử lý tài sản thế chấp theo điểm 3 điều 4 nghị đinh 108 và điểm 4 mục 3 thông tư 06 có quy định: sau khi xử lý tài sản thế chấp nếu khách hàng vay hoặc bên thứ 3 vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay hoặc bên thứ 3 có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Đây là một quy định không có ý nghĩa đối với ngân hàng và khách hàng. Bởi vì đây là một quy định mang tính chất chung chung không có tính bắt buộc thực hiện khi mà không có những quy định về trách nhiệm nếu không thực hiện. Do đó trong quá trình thực hiện khách hàng vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng cũng không có phương án xử lý .
+ Quy định về phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản thì giữa nghị định 178/ 1999/ NĐ – CP , thông tu 06/2000/ TT – NHNH và bộ Luật Dân sự năm 2005 có sự khác nhau cơ bản dẫn tới việc lúng túng khi ngân hàng nhận tài sản để thế chấp.
* Về phía ngân hàng TMCP Hàng Hải
Mặc dù đã có quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp nhưng do còn mới chưa đượ kiểm nghiệm thực tế nên trong quá trình thực hiện các cán bộ tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng TMCP Hàng Hải vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể hơn về nghị định này. Sự phối hợp giữa các phòng ban cùng với phòng tín dụng là chưa cao làm cho hiệu quả thực hiện còn thấp. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở những đợt tập huấn ngắn ngày mà chưa có những khóa học dài hạn do đó cán bộ tín dụng chưa có được thời gian tiếp thu hiệu quả và chưa có sự đồng bộ áp dụng giữa các chi nhánh trong toàn hàng. Sự kiểm tra, giám sát của trung tâm điều hành và ban giám đốc đối với công tác nhận thế chấp cũng như sự kiểm tra giám sát của ngân hàng đối với tài sản thế chấp đã tạo lên những rủi ro nhận thế chấp.
Phần III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
I: Về phía Nhà nước
Để công tác nhận thế chấp trong hệ thống ngân hàng được triển khai một cách dễ dàng và có hiệu quả , các cơ quan nhà nước có chức năng cần có sự quản lý đồng bộ tránh tình trạng trồng chéo, quy định trái ngược nhau.
Đối với nội dung của hợp đồng bảo đảm thì theo điều 11 nghị định 165/1999/NĐ – CP quy định : hợp đồng thế chấp phải có nội dung chủ yếu sau:
+ Nghĩa vụ được bảo đảm
+ Mô tả tài sản bảo đảm
+ Giá trị của tài sản cầm cố thế chấp nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Bên giữ tài sản thế chấp.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên .
+ Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp
+ Các thỏa thuận khác
Trong khi đó tại điều 401 bộ Luật Dân sự 2005 có quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà trên đây đã nêu, thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều này gây ra sự bất cập trong thực hiện. Bởi vì, nếu như vậy một giao dịch về thế chấp mà thiếu một trong những điều khoản trên thì hợp đồng coi như không được giao kết tức là hợp đồng đó bị gọi là vô hiệu. Trong lức có những hợp đồng thế chấp chỉ cần các điều khoản trên mà không cần điều khỏan các thỏa thuận khác là đủ. Để hợp đồng được tinh gọn thì thông thường khi soạn thảo hợp đồng thì ngân hàng chỉ đưa vào những điều khoản cở bản trên còn không đưa điều khoản, các thỏa thuận khác. Như vậy, hơp đồng vẫn bị vô hiệu . Trong trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ và không cho ngân hàng xử lý tài sản thế chấp vì vin vào lý do không có điều khoản các thỏa thuận khác thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng. Do đó, chính phủ cần có sửa đổi điều khỏan này tránh trường hợp khách hàng có thế bắt bẻ đối với ngân hàng.
Trong điều 223 của luật Thương mại có quy định khi các bên vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền phạt bên vi phạm nhưng mức phạt không quá 8% giá trị hợp đồng. Với mức phạt này là quá nhẹ trong một số trường hợp thì việc thực hiện hợp đồng sẽ bị thiệt hại lớn hơn khoản bị phạt nên bên vi phạm vẫn cố tình không thực hiện. Do đó, cần có quy định mức phạt cao hơn nhằm tạo tính bắt buộc đối với hợp đồng.
2. Về phía ngân hàng TMCP Hàng Hải
2.1. Phương hướng mục tiêu và giải pháp của Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong những năm tới
Với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO từ tháng 1/2007 , cùng với việc tổng thống Mỹ đã kí quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với VIệt Nam (NPTR) nên kinh tế Việt Nam đã từng bước tháo bỏ được những rào cản về cả đối ngoại cũng như đối nội. Điều này sẽ tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong những năm tới đặc biệ là về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là điều kiện tốt để cho ngân hàng phát triển việc cho vay vốn. Nhận thấy đây là thời cơ tốt đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Hàng Hải nói riêng. Do đó trong những năm tới ngân hàng Hàng Hải có những mục tiêu cơ bản:
Đơn vị Tỉ đồng
Chỉ tiêu
TH 2005
TH 2006
KH 2007
Tăng/ giảm (%)
1. Tổng tài sản
4378
8522
11500
35
2. Huy động thị trương I
3333
4096
5375
31
3. Dư nợ cho vay
2332
2888
5341
85
4. Đâu tư tài chính
1521
5375
4813
8
5. Tổng chi phí hoạt động
80
79
132
66
6. Số lượng điểm giao dịch
16
20
32
-
7. Số lương nhân viên
487
600
900
-
8. Chi phí tiền lương
19
29
49
-
9. Lợi nhuận trước thuế
45
107
180
-
10. Vốn điều lệ
200
700
1000
-
Để đạt được những mục tiêu trên ngân hàng đã có những giải pháp phát triển kinh doanh sau:
* Cơ cấu tổ chức và xây dựng chiến lược
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức đã được hội đồng quản trị thông qua theo định hướng đẩy mạnh phát triển khách hàng trên cơ sở quản trị rủi ro hiệu quả.
- Phân định rõ chức năng của các khối tăng cường sự hỗ trợ trực tiếp từ trung tâm điều hành đối với các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống, Tiếp tục phân quyền giao trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân.
- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro đối với các hoạt động. Tách bạch chức năng kinh doanh và chức năng quản trị rủi ro từ cơ sở. Nghiên cứu triển khai các chức năng về quản trị rủi ro nguồn vốn ( ALCO) rủi ro hoạt động … Triển khai các quy định của ngân hàng nhà nước về kiểm tra kiểm soát rủi ro.
- Để đảm bảo việc triển khai phù hợp với các chuẩn mực quốc tế sẽ đồng thời thuê tư vấn phân tích cơ cấu tổ chức hiện tại của ngân hàng nhằm đưa ra các đề xuất về cơ cấu tổ chức của một ngân hàng hiện đại phù hợp với chiến lược. Tư vấn xác định chiến lược kinh doanh.
* Phát triển nguồn nhân lực
- Với kế hoạch phát triển mạng lưới tới năm 1010 khoảng 100 điểm giao dịch, nguồn nhân lực phải đi trước một bước để tạo ra phát triển cho các năm tiếp theo, nguồn nhân lực đươc ra tăng chủ yếu phục vụ khối kinh doanh tín dụng, phát triển thẻ và công nghệ thông tin.
- Trong quá trình hội nhập quốc tế và sự mở rộng mạng lưới của tất cả các ngân hàng thương mại, cơ chế tuyển dụng và trả lương phải được điều chỉnh trên cơ sở linh hoạt và tạo ra sự chủ động cao độ cho các cấp điều hành để tuyển dụng được những cán bộ quản lý giỏi chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như duy trì và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Tiếp tục đổi mới hoạt động đào tạo. Xây dựng bộ mẫu chuẩn và cơ bản của bản mô tả công việc đối với tất cả các vị trí. Thực hiện đánh giá kết quả theo từng đơn vị kinh doanh, cá nhân để có cơ chế khuyến khích làm việc theo hiệu quả.
* Đẩy mạnh phát triển kinh doanh
- Định hướng khách hàng:
+ Xây dựng danh mục các khách hàng lớn và phát triển toàn diện quan hệ với khách hàng
+ Mở rộng sự tiếp cận về tín dụng và dịch vụ ngân hàng tới mọi đối tượng khách hàng.
+ Mở rộng đối tượng khách hàng là cá nhân có thu nhập cao ổn định và kinh doanh cá thể.
Các giải pháp kinh doanh:
+ Tăng quy mô tổng tài sản từ 40 – 45% theo lộ trình phát triển 2006 – 2010 của MSB. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tín dụng với tốc độ tăng trưởng 70 – 80 %. Đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh trên cơ sở khuyến khích tất cả cán bộ tập trung cho bán hàng. Nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong việc tạo ra doanh thu, quản lý rủi ro, quản lý chi phí, quản lý con người. Tiếp tục đổi mới quy trình nghiệp vụ.
+ Tăng cường và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư với tốc độ tăng trưởng 70 -75 % so với năm 2006 nhằm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu đầu tư tín dụng thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm ( TK).
* Quản trị rủi ro tín dụng: Tăng cường hiệu quả bộ máy và các công cụ quản lý rủi ro tín dụng, bảo đảm phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, tăng cường vai trò của trung tâm trong việc đôn đốc kiểm soát kế hoạch thu hồi nợ, đồng thời phải tư vấn và hổ trợ cho các đơn vị kinh doanh về các biện pháp xử lý nợ.
2.2. Một số kiến nghị về công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản tại ngân hàng CPTM Hàng Hải.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại ngân hàng Hàng Hải, nhận thấy ngân hàng đã có những thay đổi trong cơ chế chính sách về chiến lược hoạt động kinh doanh nói chung cũng như công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những tồn tại vướng mắc cần giải quyết để nâng cao sức cạnh tranh. Bằng kiến thức được học tại trường Kinh tế Quốc dân và trong thời gian thực tập, xin được đưa ra một số kiến nghị của bản thân đối với ngân hàng với mong muốn góp phần cùng ngân hàng giải quyết phần nào những khó khăn trong công tác thực hiện.
- Sau khi đã xây dưng thành công quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản ngân hàng cần có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhằm tránh những cách hiểu khác nhau trong hệ thống và giữa các cán bộ tín dụng với nhau. Đồng thời hàng năm cần có những khóa đào tạo tập huấn ngắn hạn về quy định này cho các cán bộ tín dụng, thẩm định.
- Để nâng cao hiệu quả trong công tác cho vay có thế chấp tài sản, ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng nhân sự một cách chuyên nghiệp thông qua việc thuê các chuyên gia tuyển dụng hoặc thông qua sự giới thiệu của các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín. Để có được những cán bộ tín dụng, thẩm định có trình độ và năng lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như công tác cho vay có thế chấp tài sản ngân hàng cần có các mối quan hệ với các trường đại học chuyên nghành ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cần có quy chế tiền lương hợp lý cũng như các khoản phụ cấp có tình khuyến khich cho các cán bộ tín dụng, thẩm định khi đi công tác xa nhằm tạo sức cạnh tranh trong công tác thu hút nguồn nhân lực.
- Để hợp đồng thế chấp có hiệu lực đảm bảo được tính chất bảo đảm tiền vốn của tài sản ngân hàng cần có những phòng ban chuyên trách về thẩm định từng loại tài cụ thể. Khi ký kết hợp đồng thế chấp cần phải cử các cán bộ của các phòng ban này cùng tham gia để xác định hạn mức tín dụng an toàn. Đặc biệt, để hợp đồng thế chấp là cơ sở có tính pháp lý cao khi xảy ra tranh chấp thì khi ký kêt hợp đồng cũng cần có thêm các cán bộ có trình độ pháp luật tham gia như cán bộ của phòng pháp chế. Trong những trường hợp cần thiết ngân hàng nên có sự liên kế với các cơ qua hữu quan như các cơ quan hành chính địa phương, cơ quan toàn án, kiểm toán …
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với tài sản thế chấp. Nếu cần ngân hàng nên thuê các cơ quan hữu quan giám sát quản lý tài sản thay ngân hàng. Trong những trường hợp tài sản ở những nơi xa đơn vị kinh doanh ngân hàng cần phải có những biện pháp thích hợp để giám sát tài sản đó. Đồng thời tăng cường sự kiểm tra giám sát của ban điều hành đối với cán bộ công tác trong lĩnh vực này.
- Không dừng lại ở những đợt tập huấn, ngân hàng cần có chính sách đào tạo dài hạn. Những cán bộ trẻ tuổi có năng lực cần tạo điều kiện cũng như kinh phí để họ có cơ hội được học tập tích lũy kiến thức. Đặc biệt nên có chính sách đưa những cán bộ ưu tú ra nước ngoài học tập trình độ cũng như kiến thức kinh nghiệm của các ngân hàng có uy tín trên thế giới. Ngoài ra cũng nên cho cán bộ của mình giao lưu học tập kinh nghiệm với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng. Chính sách này có ưu điểm khuyến khích các cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng cũng như tất cả các cán bộ trong ngân hàng trong việc thi đua công tác.
- Ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ của ngân hàng thế giới (WB). Đặc biệt, tranh thủ các khóa đào tạo cán bộ tín dụng ngân hàng do WB tổ chức trong nước. Bên cạnh đó trong những trường hợp khó khăn ngân hàng cũng nên có sự tham khảo ý kiến của ngân hàng nhà nứơc cũng như các cơ quan hữu quan.
KẾT LUẬN
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, nền kinh tế đất nước sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững .Chính sách , pháp luật có nhiều thay đổi cho phù hợp với các quy định của WTO . Từ đó đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam . Các đối tượng này sẽ tạo ra sức cạnh tranh rất lớn đối các doanh nghiệp trong nước do họ có tiềm lực về vốn , công nghệ và trình độ quản lý. Để tạo tồn tại và cạnh tranh được, các doanh nghiệp trong nước phải có những thay đổi về mặt tổ chức, quản lý cũng như cần một lượng vốn đủ mạnh để đầu tư phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh. Để có được nguồn vốn đủ lớn các doanh nghiệp phải huy động trên thị trường chứng khoán hoặc vay từ ngân hàng.Đây vừa là cơ hội nhưng vừa là thách thức đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung và đối với Ngân hàng Hàng Hải nói riêng . Cơ hội từ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhưng thác thức ở chỗ cho vay và thu hồi vốn như thế nào cho hiệu quả . Vì vậy nghiên cứu đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong công tác tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải sẽ tạo điều kiện tiếp xúc tìm hiểu và rút ra được nhiều bài học bổ ích.Đề tài sẽ là một cuốn cẩm nang nhỏ góp phần mang lại một phần kiến thức trong hành trang bước vào con đường kinh doanh dù bạn là nhà kinh doanh cần vốn hay bạn là cán bộ ngân hàng .
Do kiến thức về cơ sở lý luận còn hạn chế, thời gian thực tập còn chưa được dài. Số liệu thu thập còn chưa được đầy đủ. Vì vậy dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót,hạn chế. Do rấy cần được sự đóng góp ý kiến của tất cả mọi người.Đặc biệt là sự góp ý của các thầy cô và cán bộ trong Ngân hàng Hàng Hải chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Qua đây xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Hoàng Xuân Trường và toàn thể cán bộ NHTMCP hàng hải đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ hoàn thành đề tài.
MỤC LỤC
KẾT LUẬNLời mở đầu 1
Lời mở đầu 1
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN BẢO ĐẢM TIỀN VAY BĂNG THẾ CHẤP. 3
I.Lý luận chung về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp.....................................3
1.Khái niệm,vai trò và Nội dung của quy chế bảo đảm tiền vay.............3
1.1.Khái niệm và vai trò bảo đảm tiền vay..........................................3
1.1.1.Khái niệm bảo đảm tiền vay 3
1.1.2.Vai trò của bảo đảm tiền vay 4
1.1.3.Phân loại bảo đảm tiền vay 5
1.2.Nội dung của bảo đảm tiền vay.......................................................6
1.2.1.Những quy định chung 6
1.2.2.Tài sản bảo đảm tiền vay 8
1.2.3.Thẩm định tài sản bảo đảm 9
1.2.4.Hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay 9
1.2.5.Quản lý hồ sơ và tài sản bảo đảm 9
2. Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp..........................................................11
2.1. Bản chất của thế chấp tài sản........................................................11
2.2. Chủ thể trong quan hệ bảo đảm tiền vay bằng thế chấp...............12
2.3. Đối tượng của quan hệ thế chấp...................................................13
II. Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng thế chấp..........27
1. Giao kết hợp đồng thế chấp................................................................27
1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng thế chấp .......................................27
1.2. Trình tự giao kết...........................................................................27
1.2.2. Hồ sơ giao kết 28
1.2.3. Thẩm định hồ sơ giao kết 29
2. Thực hiện hợp đồng thế chấp..............................................................30
2.1. Nguyên tắc thực hiện....................................................................30
2.2. Quy trình thực hiện ......................................................................31
3. Giải quyết tranh chấp..........................................................................32
3.1. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng....................32
3.2. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải ............................32
3.3. Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc toà án 33
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI. 34
I.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hằng hải. 34
1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.....................................34
1.1.2.Năm 1996 35
1.1.3.Năm 2001 35
1.1.4.Năm 2005 36
1.1.5.Năm 2006 36
2.Cơ cấu tổ chức của MSB. 37
2.1.Tổ chức bộ máy và cơ cấu quản lý................................................37
2.2.Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh..............................................39
2.2.1.Thực hiện huy động vốn. 39
2.2.2.Thực hiện hoạt động tín dụng. 40
2.2.3.Thực hiện các hình thức cho vay. 40
2.2.4.Xét duyệt cho vay,kiểm tra và xử lý. 40
2.2.5.Bảo lãnh 41
2.2.6.Chiết khấu,tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác 41
2.2.7.Cho thuê tài chính 41
2.2.8.Tài khoản tiền gửi 42
2.2.9.Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 42
2.2.10.Các hoạt động khác 42
3.Kết quả hoạt động 43
(Theo nguồn số liệu Phòng Kế toán-Tài chính Ngân hàng Hàng Hải)46
3.1.Những kết quả đạt được................................................................46
3.1.1. Đảm bảo sự phát triển bền vững 46
3.1.2.Cải thiện chất lượng các hoạt động nghiệp vụ 47
3.1.3.Cơ bản xử lý nợ tồn đọng 48
3.1.4.Tăng cường hoạt động nguồn vốn với khách hàng Doanh nghiệp và giao dịch liên Ngân hàng. 49
3.1.5.Tiếp tục củng cố và Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin 49
3.1.6.Mở rộng và sắp xếp lại mạng lưới giao dịch 49
3.2.Bảng cân đối kế toán của 3 năm gần đây .....................................50
3.3.Những hạn chế và nguyên nhân....................................................52
II. Thực trạng thực hiện bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ở ngân hàng TMCP Hàng hải. ....................................................................................................55
1.Tình hình thực hiện 1 năm trước khi có Quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006 .........................................................................................55
Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân năm2006...................................55
1.1.Những thuận lợi,khó khăn trong thực hiện....................................56
1.1.1. Thuận lợi. 56
1.1.2. Khó khăn 57
1.2 Những nguyên nhân .....................................................................57
2. Tình hình thực hiện và kí kết hợp đồng thế chấp kể từ khi có quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006......................................................58
2.1. Những tiến bộ trong áp dụng thực hiện .......................................58
2.2. Những vướng mắc tồn đọng.........................................................60
Phần III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 63
I: Về phía Nhà nước....................................................................................63
2. Về phía ngân hàng TMCP Hàng Hải..................................................64
2.1. Phương hướng mục tiêu và giải pháp của Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong những năm tới.....................................................................64
2.2. Một số kiến nghị về công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản tại ngân hàng CPTM Hàng Hải........................67
KẾT LUẬN......................................................................................................70-*
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32036.doc