Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường của mình, có thể tồn tại và phát triển, cũng có thể là thất bại dẫn đến phá sản. Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thành công là phảI không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tức là doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại đầu vào và đầu ra. Và đó cũng là mục tiêu cơ bản đòi hỏi các nhà quản lý quan tâm và theo đuổi.
Đối với Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV, được hình thành từ năm 1986 đến nay. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mặc dù là khoảng thời gian chưa dài, song được sự quan tâm của Bộ và Tổng Công ty Than, cán bộ công nhân viên đã phát huy được truyền thống của công nhân mỏ,đoàn kết nhất trị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Công ty, ra sức xây dựng Công ty ngày càng phát triển vững mạnh góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành than trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong hoạt động thương mại đối với vật tư, thiết bị phục vụ cho việc khai thác Than Hầm lò còn có những vướng mắc, khó khăn cần khắc phục. Do đó trong thời gian tới, Công ty cần sử dụng đồng bộ các giải pháp, tăng cường hơn nữa sự nỗ lực của toàn thể Công ty nhằm hạn chế những điểm yếu, phát huy các điểm mạnh của mình để xứng đáng với những thành tích đã đạt được.
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý trong thương mại đầu vào ( vật tu thiết bị ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp được thể hiên thông qua bảng số liệu sau:
Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
1 - Doanh thu
Doanh thu hàng xk
Các khoản giảm trừ
Triết khấu thương mại
Hàng bị trả lại
Thuế TTĐB, thuế XK
*Doanh thu thuần.
2 - Giá vốn hàng bán
Chi phí công nhân trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
3 - Lợi nhuận gộp
4 - Doanh thu hoạt động tài chính.
5 - Chi phí hoạt động tài chính
Lãi vay
Hoạt động tài chính khác
6 - Chi phí bán hàng
7 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
8 - Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
9 - Thu nhập khác
10 - chi phí khác
11 - Lợi nhuận khác
12 - Tổng lợi nhuận trước thuế
13 - Điều chỉnh của kiểm toán NN
14 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
15 - Lợi nhuận sau thuế
709.474.427.064
650.356.100
76.336.940
574.019.160
708.824.070.964
662.188.011.667
46.636.059.297
4.206.518.828
14.467.949.456
27.518.617.361
10.214.142.041
( 1.358.130.733 )
4.213.437.446
2.733.368.595
1.480.068.851
121.938.118
18.864.389
32.983.593
70.090.136
969.859.678.456
6.250.000
6.250.000
969.853.428.456
883.401.680.587
86.451.747.869
2.445.022.835
16.604.945.135
14.915.338.740
1.689.606.359
47.689.947.174
23.687.852.638
914.025.757
3.412.358.717
2.735.692.663
676.666.054
1.590.691.811
0
445.393.707
1.145.298.104
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhìn vào bảng số liệu của 2 năm trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của năm 2004 tăng rõ rệt so với năm 2003. Nếu doanh thu năm 2003 là 709.747.427.064 đồng thì năm 2004 là 969.859.678.456 đồng tăng 36,65% . Trong đó doanh thu thuần tăng 36,83%, mặt khác lợi nhuận gộp năm 2003 là 46.636.059.297 năm 204 là 86.483.747.689 tăng 85,735%. Và lợi nhuận sau thuế năm 2003 là 70.090.136, năm 2004 là 1.145.289.104, tăng hơn 16 lần. Trong khi đó, các chi phí có sự tăng những với số lượng rất ít, một mặt do sự mở rộng quy mô, hơn nữa với sự tăng vọt của doah thu và lợi nhuân thì tăng chi phí như vậy là không đáng kể. Điều đo cho tháy năm 2004 Công ty kinh doanh có hiêu quả so với năm 2003.
Ngoài ra có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu khái quát sau.
*Bảng: Một số đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2002 đến 2005.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1 - Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1.1 - Bố trí cơ cấu tài sản
TSCĐ/ Tổng TS
TSLĐ/ Tổng TS
1.2 - Cơ cấu nguồn vốn
Nợ PT/ Tổng nguồn vốn
VCSH/ Tổng nguồn vốn
2 - Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
3 - Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất LN trước thuế/ Doanh thu
Tỷ suất LN trước thuế/ Tổng TS
%
%
%
%
lần
lần
lần
%
%
%
10,51
89,49
93,36
6,64
1,07
1,02
0,07
0,08
0,11
15,50
84,50
86,88
13,12
1,15
1,12
0,15
0,23
0,47
9,2
90,8
94,4
5,6
1,06
0,99
0,07
0,16
0,42
9,36
91,64
90,66
9,34
1,02
0,91
0,04
0,11
0,38
Qua bảng số liệu ta thấy ràng tài sản cố định có xu hướng giảm dần qua các năm 2004, 2005 so với năm 2003, tài sản lưu động tăng dần lên tương ứng. Điều đó thể hiện trong quy mô của Công ty đã tăng lên vì hoạt động được mở rộng. Trong đó năm 2005 so với năm 2003 thì tài sản lưu động tăng len 6,64% và tỷ lệ TSLĐ/TSCĐ là 91,64/87.36. Khi tỷ lệ tăng lên có nghĩa là công ty đang hoạt động tốt. Đối với các Công ty thương mại thì cần phải giảm tài sản cố định vì TSCĐ làm tăng số vốn bị ứ đọng. Vốn lưu động bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng hoá... khi vốn lưu động tăng lên có thể hiểu là lượng hang mua vào tăng lên, lượng tiền mặt tăng lên ( điều này giúp cho tăng vòng quay của vốn ) hay các khoản thu tăng lên... Tóm lại là có thể khẳng định doanh thu sẽ tăng lên, là tín hiệu khả quan đối với doanh nghiệp.
Đối với chỉ tiêu thứ 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Ta thấy rằng ty lệ nợ phải trả cao hơn rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ không vô lý khi nhìn vào khả năng trả nợ của Công ty. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty tương đối cao. Các khoản nợ được đảm bảo dù nợ là nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2005 là 0.11%, nếu đánh giá vè tương đối thì con số 0.11% không phải là lớn nhưng cũng không nhỏ. Nhưng nếu đánh giá về mặt tuyệt đối thì lợi nhuận công ty trong năm 2005 là tương đối cao.
4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2006.
Kết quả đạt được nam 2006 thể hiên trong bảng sau:
( Số liệu so sánh: Kế hoạch Đại hội cổ đông và kế hoạch TVN giao )
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
KHTVN giao
KH ĐHCĐ giao
Thực hiện
1 - Nộp ngân sách
Nộp NS
Các khoản trích nộp TVN
2 - Các chỉ tiêu hiện vật
Vận tải
DV bốc xúc, vận chuyển
Kinh doanh than
Trong đó: Bao tiêu than
Than nguyên khai thác
Quặng Mn tiêu thụ
3 - Các chỉ tiêu giá trị
A. Tổng doanh thu
Kinh doanh than
Vật tư thiết bị
Tr. đó:
Tiêu thụ xe ôtô lắp ráp
KD vật tư thiết bị nội địa
KD XNK
DV bốc xúc vận chuyển
Khai thác Mn
Kinh doanh khác
B. Tổng giá trị sản xuất
KD than
Vật tư thiết bị
Tr. đó:
Tiêu thụ xe ôtô lắp ráp
KD vật tư thiết bị nội địa
KD XNK
DV bốc xúc vận chuyển
Khai thác Mn
Kinh doanh bất động sản
Kinh doanh khác
C. Tổng chi phí.
D. Kết quả SXKD
Tr.đ
-
%
Tấn
M3
Tấn
-
-
-
Tr.đ
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
49.762
250.00
4000.000
1.440.000
200.000
1.250.000
1.000.000
600.000
575.000
255.000
60.000
88.809
384.000
38.000
35.400
15.000
60.000
50.600
20.15
180.500
3.500
49.398
260.000
5.000.000
150.000
200.000
1.120.000
6.500
1.300.000
122.485
1.095.000
695.000
230.000
170.000
52.500
7.150
123.000
430.000
18.973
36.125
17.000
9.200
9.550
52.500
7.150
30.34
12.500
126.798
20.450
88.964
428.627
3.983.819
1.887.594
221.157
1.260.000
3.125
1.110.289
429.337
652.482
226.412
120.405
306.665
73.116
3.706
98.606
644.719
50.604
35.738
34.433
7.337
18.289
73.116
3.706
30.28
52.979
210.587
28.601
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhìn chung mặc dù có những khó khăn trong bước đầu thực hiện chuyển đổi hoạt động của Công ty theo hình thức mới nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2006 của Công ty đã đạt kết quả đáng kể, tổng doanh thu là 1.110.289 triệu đồng, đạt 87% kế hoạch ĐHCĐ, đạt 112% kế hoạch TVN giao, tổng giá trị sản xuất là 644.719 triệu đồng, đạt 166% kế hoạch ĐHCĐ, đạt 117% kế hoạch TVN giao, kết quả sản xuất kinh doanh lãi 28,601 tỷ đồng đạt 162% kế hoạch ĐHCĐ, đạt 160% kế hoạch TVN giao.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 của Công ty tuy còn một số lĩnh vực chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch như mong muốn nhưng đã đạt được những chỉ tiêu chủ yếu: sản xuất kinh doanh theo cơ chế điều hành sát thực đã phát huy được hiệu quả kinh tế, đảm bảo nguyên tắc sản xuất kinh doanh có lãi.
5. Đánh giá chung.
5.1 Những thành tựu đạt được.
Hoạt động của Công ty nói chung, kể từ khi thành lập đên nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong những năm đầu, khi Công ty còn là Công ty phục vụ đời sống, Công ty đã cung cấp được hàng trăm tấn gạo, bột mì, mì chính, đường phục vụ bữa ăn công nghiệp của công nhân. Đặc biệt là công tác phục vụ đời sống công nhân mỏ một cách khoa học, tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng. Đến giai đoạn Công ty đổi tên thành Công ty Dịch vụ tồng hợp ngành năng lượng, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này đã có những kết quả vượt bậc và đạt hiệu quả kinh tế cao, làm tăng thêm nguồn vốn lưu động, đầu tư thêm thiết bị vận tải sông biển, thu nhập và đời sống của người lao động được nâng lên cao.
Bước sang giai đoạn Công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp, kết quả sản xuất kinh doanh đã có sự biến đổi, quy mô kinh doanh được mở rộng hơn, chức năng kinh doanh được bổ xung, tăng vốn lưu động và tài sản ... Kết thúc năm 1997 Công ty đã có lãi 300 triệu đồng, kể từ năm 1998 Tổng Công ty Than Việt Nam phát triển ngành than theo hướng " kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than ", mở rộng điều kiện sản xuất kinh doanh thích hợp với cơ chế thị trường là cơ bản thuận lợi đẻ Công ty phát triển. Cũng trong giai đoạn này Công ty đã đạt được định hướng đề ra là chuyển dịch cơ cấu từ kinh doanh thương mại là chính nay chuyển sang lấy sản xuất làm nền tảng với giá trị tổ chức sản xuất chiếm 65% đển 70% giá trị sản xuất toàn Công ty, tạo thế phát triển lâu dài. Tiếp đến giai đoạn là Công ty Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ, Công ty đã tạo điều kiện triển khai tham gia các dự án xây dựng các tỉnh như: Dự án khu đô thị Vĩnh Thái thuộc thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà với tổng diện tích 241 ha, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ, được triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, khu đô thị Gia Lai, kinh tế mở Chu lai Quảng Nam ... Bước vào năm 2004 Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp theo Quyết định của Bộ Công nghiệp. Và cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2006 tổng doanh thu là 1.110.289 triệu đồng, đạt 87% kế hoạch Đại hội cổ đông, đạt 112% kế hoạch TVN giao, kết quả sản xuất kinh doanh lãi 28.601 tỷ đồng đạt 162% kế hoạch Đại hội cổ đông, đạt 160% kế hoạch TVN giao. Đặc biệt, thu nhập và đời sống của người lao động được nâng cao, thu nhập bình quân đạt 5.769 ng.đ/ng, và vượt chỉ tiêu của Đại hội cổ đông và kế hoạch của TVN giao.
5.2 Những tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại.
Khách quan mà nói, bất kỳ công ty nào trong những buổi đầu hoạt động cũng đều gặp không ít những khó khăn. Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV cũng vậy, những tồn tại chưa khắc phục được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:
Cơ chế quản lý của Công ty tuy được đổi mới song chưa đồng bộ và chưa thật nhất quán gây trở ngại và khó khăn cho việc triển khai các kế hoạch kinh doanh.
Trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều gây khó khăn trong công tác tổ chức kinh doanh.
Khâu tạo nguồn thu mua vẫn còn nhiều hạn chế do sự biến động không ngừng của thị trường. Do đó, giá của vật tư, thiết bị cung cấp cho việc khai thác Than cũng chưa được ổn định.
Chính sách về thị trường của Nhà nước vẫn chưa chưa chặt chẽ để tạo được điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại, cụ thể là Công ty có hoạt động hiệu quả.
Từ những năm đầu thành lập, kết quả mặc dù hoàn thành kế hoạch được giao, nhưng kết quả vẫn không cao. Đó cũng xuất phát từ việc do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ công nhân viên không đủ, và vẫn phụ thuộc vào những quy định, chỉ thị của Nhà nước.
Là một công ty Nhà nước chuyển sang hình thức cổ phần hoá chưa lâu nên khả năng thích nghi của công ty với thị trường chưa cao. Vẫn còn những ảnh hưởng từ cơ chế cũ mà chưa khắc phục triệt để. Cụ thể về ý thức kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường chưa được xem trọng, ở một số khâu vẫn còn tình trạng trì trệ như thời kinh tế kế hoạch.
Tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa cao. Họ chưa nhận thức được mức độ cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường nên chưa thấy được mức độ quan trọng và trách nhiệm trong công việc. Vấn đề giờ giấc còn chưa cải thiện được, vẫn còn tình trạng đi muộn về sớm.
Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty còn tồn tại những vướng mắc và khó khăn đòi hỏi cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh, phát triển và có chỗ đứng trên thị trường.
II. KHÁI QUÁT VỀ VẬT TƯ, THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO VIỆC KINH DOANH KHAI THÁC THAN HẦM LÒ.
Việc khai thác than cần rất nhiều vật tư, thiết bị, đây là những yếu tố, phương tiện để có thể khai thác được than. Tuy nhiên, than có rât nhiều loại và tuỳ từng loại than khác nhau mà cũng có những vật tư, thiết bị chủ yếu để có thể sử dụng và khai thác than một cách có hiệu quả. Mặt khác quy trình công nghệ khai thác cũng là khâu trọng yếu để quyết định đến những loại vật tư, thiết bị khác nhau phục vụ cho quá trình khai thác than. Đối với than hầm lò, quy trình công nghệ có thể hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp.
Theo nghĩa rộng thì đó sẽ là tập hợp các quá trình mở vỉa và chuẩn bị ruộng than, quá trình khấu than trong các gương khai thác, quá trình vận chuyển than lên mặt đất và các vấn đề khác như sàng chuyển than, thông gió mỏ, thoát nước, cung cấp vật liệ, máy móc thiết bị và năng lượng, các quá trình công nghệ trên mặt bằng công nghiệp và v.v…
Theo nghĩa hẹp thì đó chỉ là tập hợp các công việc chuẩn bị và khai thác, cần được thực hiên trong một khu khai thác.
Hơn nữa, có rất nhiều phương pháp khai thác than khác nhau như: Thủ côn, cơ khí, thuỷ lực, khoan nổ mìn … Điều đó ảnh hưởng tới việc quyết định tời việc sử dụng các loại vật tư, thiết bị nào? Nếu than lộ thiên nằm ở gần bề mặt đất thì than than hầm lò nằm sâu trong lòng đất, đòi hỏi quy trình công nghệ, công đoạn khai thác phức tạp hơn. Để có thể tiến hành khai thác được than hầm lò, người ta có thể sử dụng một số loại vật tư, thiết bị chủ yếu sau: Thép chống lò, cáp điện phòng nổ, máng cào, cột chống thuỷ lực, ray trượt và các thiết bị hầm lò khác ( bơm, quạt chuyên dụng …) Quá trình khai thác than hầm lò có được hiệu quả hay không có một yếu tố quyết định là phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên, và kịp thời các loại vật tư thiết bị. Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.
III. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO (VẬT TƯ, THIẾT BỊ) CHO VIỆC KINH DOANH KHAI THÁC THAN HẦM LÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ - TKV
Để đảm bảo cho việc khai than hầm lò ở Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV cung cấp một số loại vật tư, thiết bị cho ngành Than, tức là nhiệm vụ bảo đảm, cung ứng một phần các vật tư, thiết bị để phục vụ cho quá trình khai thác than, trong đó có than hầm lò. Việc cung ứng những vật tư thiết bị này đều do kế hoạch mà Tổng Công ty than giao cho hoặc nhờ tham gia đấu thầu mà có được. Vì vậy một yêu cầu cần đặt ra đối với Công ty là phải đảm bảo hoạt động thương mại đầu vào đối với vật tư, thiết bị sao cho hiểu quả để có thể đạt được những mục tiêu, kế hoạch đẫ đề ra nhằm cung cấp một cách thường xuyên, kịp thời cả về số lượng và chất lượng cho việc khai thác than hầm lò của ngành Than. Chỉ tiêu để đánh giá hoạt động thương mại đầu vào của Công ty đối với các loại vật tư, thiết bị này thông qua mức độ phần trăm hoàn thành kế hoạch hay số lượng vật tư, thiết bị mà Tổng Công ty cung ứng so với kế hoạch đã giao. Vì giá mua vào của Tổng Công ty than đều nằm trong kế hoạch và được ấn định trước. Công ty sẽ được hưởng các phí dịch vụ cung ứng tương ứng.
Sau đây là sồ liệu về số lượng của một số loại vật tư, thiết bị chủ yếu mà Công ty đã nhập về và cung ứng cho ngành than trong thời gian vừa qua.
*Năm 2006* (nguồn: Phòng kinh doanh )
Tên hàng
Đơn vị
Kế hoạch
Thực nhập
Mức độ hoàn thành kế hoạch (%)
1. Thép chồng lò các loại.
+SVP17
+SVP22
+SVP27
2. Máng cào
+ Máng cào SGD 320/170B
+ Máng cào SGD 420/30N
3. Attomat phòng nổ ĐW 83-350
4. Thép ray các loại.
+ P15
+ P18
+ P22
+ P30
5. Bơm các loại
+ Bơm 630-90
+ Bơm chìm
+ Bơm hơi
+ Bơm nước D200/90
6. Attomat phòng nổ (DW 83-350)
Tấn
Tấn
Tấn
Bộ
Bộ
Cái
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Cái
2000
2000
1200
550
500
400
115
509.06
1500
120
100
-
100
100
350
1986.94
2218.60
1635.42
600
500
300
117.59
516.33
1625.45
131.11
110
10
100
220
400
98.3
110.4
110.5
1096.6
100
100
112.2
100
108.97
105.6
100
-
100
200
114.6
Nhìn vào bảng số liệu và kế hoạch mà Tổng Công ty than đã giao cho năm 2005. Đây là tên một số loại vật tư, thiết bị mà Công ty đã cung ứng cho các mỏ than để khai thác hầm lò. Còn các vật tư, thiết bị khác với các số lượng khác thì do Công ty khác đảm nhiệm. Nói chung Công ty đều hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Nhiều loại vật tư, thiết bị vượt được mức kế hoạch đã đề ra. Cụ thể là loại thép chống lò SVP27 hoàn thành được 110.5% kế hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất, SVP22 là 110.4% … trong đó mức độ hoàn thành thấp nhất cũng đạt 98,3% ( thép chống lò loại SVP17). Đây là những dấu hiệu khả quan trong hoạt động thương mại đầu vào của Tổng Công ty than giao cho là một cụ thể, được thể hiện bằng những kết quả khả quan. Tuy có thể nói số lượng theo kế hoạch nhập của Tổng Công ty than giao cho là một cụ thể nhất định, nhưng việc nhập khẩu vật tư, thiết bị thường được tính theo lô hàng, theo số lượng cụ thể là chiếc, hoặc cái, điều dẫn đên việc chênh lệch giữa kế hoạch và thực nhập ( giải thích cho việc thép chống lò SVP17 chỉ đạt 98.3% ). Nhưng điều đó không phải là do Công ty mua hàng với khối lượng lớn và được hưởng với giá rẻ hơn. Một mặt, Tổng Công ty có thể nhập hết số lượng dự trữ chờ kế hoạch được giao tiếp theo, hoặc nhượng lại cho các Công ty khác cũng được giao kế hoạch vật tư, thiết bị cùng loại. Với những lo hàng với giá rẻ khi mua với số lượng lớn Công ty nhập về, mặc dù thừa so với kế hoạch nhưng đây là biện pháp nhằm giảm các chi phí vận chuyên khi mà các phượng tiên vận tải lớn nhưng chỉ vân chuyển khối lượng hàng nhỏ. Sau khi cung ứng về các mỏ theo kế hoạch, Công ty tổ chức dự trữ để đến kỳ sau giao tiếp cho Tổng Công ty, điều dó sẽ làm giảm được giá thành, cũng như các chi phí lưu thông mà Công ty phải chịu đồng thời tăng được hiệu qua kinh doanh.
*Năm 2007*
Tên hàng
Đơn vị tính
Kế hoạch
Thực nhập
Mức độ hoàn thành kế hoạch (%)
1. Máng cào
+ Xích máng cào SGB420/22
+ Rulô đuôi máng cào SGB420/22
+ Cầu máng cào SGB420/22
+ Máng cào SGD 320/17B
+ Máng cào trọn bộ SGB620/40T
2. Bơm nước
+ Bơm chìm
+ Đầu bơm nước ly tâm 260-90
+ Đầu bơm nước ly tâm 280-61
+ Đầu bơm nước ly tâm 180-74
+ Đầu bơm nước ly tâm 230-79
3. Thép ray
+ Thép ray P15
+ Thép ray P18
+ Thép ray P24
+ Thép ray P30
+ Thép ray P43
Mét
Cái
Cái
Bộ
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
400
9050
200
100
-
10
100
50
-
-
200
1800
295
-
400
100
50
300
100
1
10
100
50
3
2069
239.64
1812.52
295.95
51.35
100
111.1
100
150
100
-
100
100
100
-
-
119.82
100.69
100.32
-
Nguồn: Phòng kinh doanh.
Bước sang năm 2006, đây là thời điểm Công ty bước vào cổ phần hoá, mặc dù tỷ lệ cổ phần của nhà nước vẫn chiếm 57% nhưng lúc này Công ty đã phát huy được tính tự chủ của mình để vươn ra các lĩnh vực khác để kinh doanh, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Điều đó được chứng minh bởi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được trong năm. Tuy nhiên với riêng vấn đề cung ứng vật tư, thiết bị cho khai thác than hầm lò lại có những đặc trưng riêng. Ngành than là lĩnh vực quan trọng, do Nhà nước nắm giữ và khai thác. Cho nên việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho khai thác than vẫn do Nhà nước giao kế hoạch, song Tổng Công ty mở rộng thêm cho các doanh nghiệp khác ngoài ngành, nếu có khả năng tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng, giá rẻ để có thể cạnh tranh lẫn nhau, tạo tính hiệu quả cho việc khai thác than bằng hình thức đấu thầu. Do đó nhiệm vụ cung ứng vật tư, thiết bị còn có các doanh nghiệp khác có khả năng và thăng thầu chẳng hạn nhu: Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TVN, Công ty TNHH TICO ... chính việc đó làm ổn định các nguồn hang cung cấp cho việc khai thác than. Tuy nhiên ở thời gian này, mặc dù Công ty mới cổ phần hoá được trong thời gian ngắn nhưng đã thể hiện được khả năng cạnh tranh của mình. Nhìn vào bảng số liệu và mức độ phần trăm hoàn thành kế hoạch của Công ty, ta thấy Công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch được phân bổ, một số loại vật tư, thiết bị như bơm chìm, đầu bơm nước ly tâm 230 – 70, thép ray P15, do không có kế hoạch phân bổ nên số lượng này vẫn được dự trữ trong kho, chờ kế hoạch được giao khác, hoặc có thể nhượng bán lịa cho cac Công ty khác có chỉ tiêu.
Đây là những kết quả rất khả quan mà Công ty có được, cũng bởi lẽ từ khi tiến hanh cổ phần hoá, Công ty đã chủ động hơn trong việc thiết lập các một quan hệ, tìm kiếm thông tin về nguồn hàng ở trong và ngoài nước. Nhưng với điều kiện trong nước chưa có đủ khả năng sản xuất ra các vật tư, thiết bị khai thác than, nhất là than hầm lò bởi đây là loại than mà quá trình khai thác rất phức tạp thì việc cần thiết phải tìm kiếm các nguồn hàng ở nước ngoài là rất khó khăn, do cách trở về mặt địa lý, văn hoá, chính trị xã hội.
Vì tính đặc thù của loại vật tu, thiết bị này chỉ cung cấp cho việc khai thác than và do Nhà nước quản lý. Nên thực trạng của hoạt động thương mại đầu vào của Công ty chí có thể so sánh với mức kế hoạch được giao, việc phân tích sẽ rất khó khăn.
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO ( VẬT TƯ THIẾT BỊ ) CHO VIỆC KINH DOANH KHAI THÁC THAN HẦM LÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ - TKV.
I. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Mục tiêu.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong năm 2007 và chỉ tiêu hướng dẫn kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của Tập đoàn Than Việt Nam tại thông báo số 1268/ CV – KHZ ngày 2512/2007. Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 trình Hội đồng Quản trị và Đại hội Cổ động với những chỉ tiêu chủ yếu sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch trình ĐHCĐ 2007
Kế hoạch điều hành
1. Nộp Ngân sách và TVN
Nộp ngân sách
Trích nộp TVN
2. Các chỉ tiêu hiện vật
Vận tải
Dịch vụ bốc xúc vận chuyển
Kinh doanh than
Than nguyên khai thác
Quặng Mn tiêu thụ
3. Các chỉ tiêu giá trị
Tổng doanh thu
Kinh doanh than
Vật tư thiết bị
Dịch vụ bốc xúc
Tr. đồng
%
Tấn
M3
Tấn
-
-
Tr. đồng
-
-
-
-
42.792
250.000
400
4.500.000
1.000.000
3000.000
6.500
1.116.500
510.000
1.350.000
523.000
646.000
60.000
430.000
450.000
5.000.000
1.150.000
350.000
68.000
1.301.500
600.000
1.964.000
687.000
930.000
Nguồn: Phòng kinh doanh
2. Các biện pháp tổ chức và phương hướng nhiệm vụ điều hành kế hoạch năm 2008.
Tăng cường công tác điều hành kế hoạch trên cơ sở phát huy thành tích đã đạt được trong năm 2007, các đơn vị và toàn công Công ty phấn đấu vượt từ 5 đến 15 % kế hoạch năm 2008.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của các đơn vị phải đạt 100% lợi nhuận sau khi giao chính thực và điều chỉnh kế hoạch năm 2008.
Bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Đảm bảo ổn định thu nhập của người lao động. Thực hiên đúng đơn giá tiền lương được giao trên cơ sở cân đối lợi nhuận và giá trị sản xuất tự làm.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được nă 2007. Các đơn vi cần có biện pháp săp xếp tổ chức sản xuất hợp lý hơn, tăng cường hiệu quả công tác, mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn hàng để công tác mua sắm phụ tùng có tính cạnh tranh cao, hiệu quả, đúng luật nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Cụ thể các đơn vị cần thực hiên tốt các nội dung sau:
Thực hiện nghiêm chỉnh các cơ chế điều hành của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Trên cơ sở phân giao thị trường cũng như ngành hàng kinh doanh yêu cầu các đơn vị tập trung bám sát tăng doanh số bán so với năm 2007.
Về công tác xuất nhập khẩu, đấu thầu, Công ty sẽ đứng ra làm mối giao dịch, ký kết hợp động sau đó trên cơ sở lợi thế của các đơn vị Công ty để uỷ quyền phân giao cho các đơn vị thực hiện.
Các mặt hàng chiến lược quan trọng đã được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phân giao như: Xe Kat, thép lò, thép ray, phụ tùng xe Kraz, Kamaz, cáp điện …
Tuyệt đối không cho các đơn vị cá nhân bên ngoài nhờ tư cách pháp nhân để bán hàng vào các đơn vị sản xuất.
Nghiêm cấm việc mua hàng trả trước và những việc thực hiện hợp đồng trước mới uỷ quyền sau.
Tập chung làm trong nghành là chính nếu làm ngoài thì phải có phương án để tránh rủi ro về tài chính và phải được Giám đốc phê duyệt đồng ý và chỉ đạo.
Thực hiên nghiêm chỉnh quy trình báo cáo kinh doanh theo đúng quy định của Công ty, chỉ được thực hiên ký kết hợp đồng khi đã được Công ty cấp trên uỷ quyền và phê duyệt.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO (VẬT TƯ THIẾT BỊ) CHO VIỆC KINH DOANH KHAI THÁC THAN HẦM LÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ - TKV
1. Phát triển và bảo đảm việc tạo nguồn mua hàng.
Mặc dù việc tạo nguồn mua hàng của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV vẫn hiệu quả. Nhưng trước tình hình biến động không ngừng của thị trường, đặc biệt là việc bất ổn về kinh tế chính trị ở các quốc gia trên thế giới dẫn đến sự bất ổn định trong nền kinh tế của đất nước, vấn đề lạm phát ảnh hưởng nhất là chi phí và giá cả. Điều đo tác động đến hoạt động thương mại đầu vào của doanh nghiệp, và tính hiệu hiêu quả của việc kinh doanh. Một vấn đề đặt ra là phải đa dạng các hình thực thua mua, tạo nguồn hàng hoá, qua các biện pháp sau:
1.1 Tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua.
Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV là một doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. Do đó nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất của doanh nghiệp là bảo đảm cung ứng vật tư thiết bị cho sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay Công ty cùng một số Công ty khác đang làm nhiệm vụ trong việc cung ứng vật tư, thiết bị cho việc khai thác than hầm lò. Muốn thực hiên được nhiệm vụ cơ bản đó Công ty phải tổ chức tôt công tác tạo nguồn. Các loại vật tư, thiết bị mà Công ty cung ứng cho ngành than để tiến hành khai thác than hầm lò chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, bởi điều kiện trong nưứoc chưa có khả năng thực hiện việc sản xuất các loại vật tư, thiết bị đó. Chăng hạn nhu các vật tư, thiết bị như: Xích màng vào các loại, thép ray các loại, sắt thép chống lò các loại... Ngoại phụ kiện mà Tổng Công ty đã tổ chức sản xuất, lắp ráp được. Những loại vật tư, thiết bị đó được nhập khẩu chủ yếu từ bên Trung Quốc của các Công ty như: Nhà máy thép A Thành Vũ Hàn, tập đoàn Gang thép Vỹnh Dương, Hà Bắc, Công ty TNHH Tây Lam, Hắc Long Giang ... Ngoài ra Công ty còn nhập của các Công ty Dress ( trụ sở ở các nơi như: Moscow, Mỹ, Kiev …), Công ty V – TRACHOLDINGS Ltd ( Islands ) …
Vấn đề dặt ra cho Công ty trong việc tạo nguồn vật tư, thiết bị là tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý phải phù hợp với các đặc điểm điều kiện của nguồn hàng ( xa hay gần? ), điều kiên kinh doanh là vấn đề rất quan trọng để các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho việc khai thác than hầm lò được mua và cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng, chất lượng và thời gian cần, giao hàng. Vì Công ty chủ yếu nhập khẩu nên mạng lưới thu mua đều thông qua vận chuyển hàng hoá về các cảng Hải Phòng là chủ yếu ( theo đường biển ). Nên Công ty cần mở rộng việc nhập khẩu vật tư, thiết bị qua một số cảng khác như cảng CáI Lân ( Quang Ninh ), hoặc vận chuyển theo đường bộ ( nếu số lượng ít ) ở cửa khẩu Móng Cái, Hà Khẩu, Tân Thanh ( Trung Quốc ) … để đề phòng những trục trặc khi hàng hoá về cảng.
Đối với những nguồn hàng hoá phân tán, Công ty cần tổ chức các kho chứa hàng, hiện nay Công ty đang có hai kho hàng tại Hải Phòng, điều đó sẽ gây khó khăn khi nhập khẩu với số lượng lớn, hoặc nhỏ bé lẻ tẻ khi cần tập trung hàng lại. Như vậy việc tạo thêm các kho chứa hàng không chỉ ở cảng Hải Phòng là rất cần thiết, đồng thời mở rộng hơn ra các cảng khác khi mà nhu cầu của Tổng Công ty than tăng lên.
Mặt khác cũng cấn chủ ý đến việc tổ chức vận chuyện khi nhu cầu về kế hoạch của Tổng Công ty than cần nhiều trong thời gian ngắn. Vật tư, thiết bị có thể chuyển thẳng về các mỏ than khi hàng về tới cảng. Do đó tổ chức vận chuyên là vấn đề rất quan trọng. Ngoài việc huy động các Công ty vận tải khác, đồng thời thiết lập các mối quan hệ, nắm bắt thông tin để có được những chi phí thấp nhất.
Bạn hàng của Công ty hiện nây là doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, do đó ngoài việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thì Công ty cũng cần bố trí mạng lưới giao dịch, mua bán hợp lý. Đối với các nguồn hàng trong nước có thể sản xuất được, Công ty cần thiết lập các kho, hoặc đại lý thu mua ở các thành phố lớn, gần các trung tâm công nghiệp để dễ dàng trong công việc vận chuyển và thu mua ổn định nguồn hàng với giá rẻ và chất lượng đảm bảo. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, có thể nhập khẩu trực tiếp hoặc qua trung gian, đồng thời nâng cao uy tín, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài.
1.2 Sử dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động khai thác, tạo nguồn hàng.
Để khuyến khích hoạt động tạo nguồn và thu mua được đúng theo yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời gian và địa điểm giao nhận…Công ty cần áp dụng các biện pháp kinh tế để khưyến khích bộ phận thu mua bằng các hình thức nhu khoán theo doanh số mua hàng, bán nhanh thì có thưởng, phân bố lợi nhuận hợp llý giữa người sản xuất ( đơn vị nguồn hàng ) và Công ty. Các biện pháp kích thích cá nhân làm công tác thu mua được hàng chất lượng tốt, mua nhiều bán được nhanh và giá cả phải chăng, hao hụt thấp… Hiện tại trong việc tạo nguồn, thu mua của Công ty vẫn do phòng chức năng đảm nhiệm, do đó ngoài việc sử dụng các biện pháp kinh tế đối với bộ phận này cũng nên áp dụng với các bộ phận khác như phòng Kinh doanh than, phòng Đầu tư dự án… để hỗ trợ nhau nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
1.3 Đầu tư, liên doanh liên kết giúp đỡ các đơn vị nguồn hàng.
Đây là biện pháp rất quan trọng trong công tác tạo nguồn, thu mua. Việc đầu tư như vậy mang lại hiệu quả mang tính lâu dài, nhằm đảm bảo sự ổn định của nguồn hàng và đơn giản được các hình thức thu mua cho Công ty.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh có địa điểm làm việc, nhưng người sản xuất thường thiếu vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, Công ty có thể nghiên cứu khả năng sản xuất, khai thác bằng liên doanh liên kết hoặc ứng trước vật tư, thiết bị, máy móc, vốn để bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn hàng đều đặn để đưa vào kinh doanh. Hiện nay việc sản xuất vật tư, thiết bị cho việc khai thác than hầm lò ở nước ngoài có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, do đó Công ty có thể chủ động tìm đối tác để liên kết, liên doanh bằng việc tổ chức các địa điểm để xây dựng các cơ sở sản xuất ở gần các mỏ than, đào tạo thu hút thêm lao động địa phương, hoặc bao tiêu sản phẩm. Vì lý do trữ lượng than của nươc ta vẫn còn rất nhiều, ngoài việc sản xuất thiết bị, vật tư, các công ty liên doanh, liên kết với nước ngoài có thể sản xuất các mặt hàng khác để cung cấ cho các lĩnh vực khác, hoặc xuất khẩu đi các nước khác. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Công ty thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nó phụ thuộc vạo tiềm năng của thị trường, vào các chính sách, luật pháp ... của Nhà nước.
Mặt khác các Công ty cũng có thể nhận làm đại lý độc quyền cho các Công ty nước ngoài trên thị trường Việt Nam, để phân phối sản phẩm cho họ. Làm như vậy một mặt Công ty tạo thêm được nguồn hàng, mặt khác có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tạo uy tín và phát triển làm ăn lâu dài.
1.4 Tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các nguồn hàng về doanh nghiệp.
Thông tin trong cơ chế thị trường ngày nay đóng vai trò rất quan trọng, bởi tính chuyên môn hoá cao, do đó việc thu nhập thông tin trở nên đa dạng và thiết thực hơn. Nó giúp Công ty có được những cơ hội kinh doanh để tận dụng ưu thế của mình. Chính vì vậy Công ty cần phải tổ chức tốt hệ thống thông tin kinh tế từ các nguồn hàng về doanh nghiệp. Thông tin có thể thu thập từ sách báo, internet hoặc cử các đại diện nhiêu nơi hợp tác chọn cộng tác viên, hoặc có thể bằng các quan hệ thường xuyên với các đơn vị nguồn hàng như Nhà máy gang thép A Thành Vũ Hán, Công ty TNHH thép Tây Lam, Hắc Long Giang ... khi mà họ thiều hàng hoặc chưa kịp sản xuất.
2. Đa dạng hoá các hính thức tạo nguồn thu mua.
Trong hoạt động thương mại đầu vào của Công ty hiện nay chủ yếu mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước và thông qua hệ thống thanh toán T&T, L/C. Vật tư thiết bị được vận chuyển thẳng đến cảng đã định trước mà Công ty chỉ việc tiếp nhận. Do đó nguồn hàng và hình thức thu mua vẫn chưa được đa dạng. Công ty có thể tổ chức mạng lưới thu mua tại nước của các bạn hàng, thu gom hàng hoá và tổ chức vận chuyển về Việt Nam. Công ty sẽ chủ động hơn trong việc cung ứng hàng hoá cho Tổng Công ty than, tìm kiếm được những nguồn hàng đảm bảo, chất lượng. Ngoài ra Công ty cũng có thể mua hàng lại của các Công ty khác với giá rẻ hơn khi mà họ không có khả năng tiêu thụ, hoặc không có được kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị mà Tổng Công ty giao cho. Vì kế hoạch của việc sử dụng vật tư, thiết bị cho việc khai thác than hầm lò hàng tháng, hàng năm là có giới hạn nhất định, trên thị trường hàng hoá này hiên nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp cho ngành than như: Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TVN, Công ty TNHH TICO, Công ty TNHH thiết bị nặng MICO, Công ty Mạnh Đức ... đây đều là những doanh nghiệp thương mại, tất yếu cũng phải có dự trữ vật tư, thiết bị. Do đó, việc cung ứng cho ngành than không thể kịp thời, hoặc dự trữ quá nhiều sẽ tồn đọng hàng hoá. Việc mua lại với giá rẻ trong điều kiện Công ty có khả năng tiêu thụ sẽ là lơij thề để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty cũng có thể mua hàng hoá qua các trung gian, các nhà môi giới ở trong nước và nước ngoài, với những loại mà Tổng Công ty giao cho là khan hiếm hoặc khó có khả năng thu mua. Mặc dù vậy, vì Công ty là doanh nghiệp thương mại, mua bán vật tư thiết bị dùng cho khai thác than hầm lò đều do kế hoạch của Tổng Công ty hoặc do đấu thầu mà có, kể cả về giá bán và số lượng. Do đó hình thức bán ký gửi cho các doanh nghiệp khác không thật sự phù hợp, bởi hệ thộng dự trữ kho của Công ty không nhiều, hơn nữa sẽ tốn rất nhiều chi phí để bảo quản hàng hoá.
Ngoài ra, trong tương lai nếu Công ty có nguồn vốn dồi dào, hoặc có nguồn nguyên liệu có thể tự sản xuất khai thác một số vật tư, thiết bị để phục vụ cho việc khai thác than hầm lò. Nếu đầu tư vào sản xuất thì Công ty sẽ có nguồn hàng vững chắc, vừa đảm bảo được lợi ích của người sản xuất vừa đảm bảo lợi ích của quá trình kinh doanh.
3. Giảm chi phí lưu thông.
Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí lưu thông là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí lưu thông thục chất là chi phí lao động xã hội cần thiết bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi bán. Nó là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá được trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Nó giống như chỉ tiêu giá thánh sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất doanh nghiệp tìm mọi cách hạ thấp giá thành thì trong lĩnh vực hoạt động thương mại đầu vào cũng tìm mọi cách giảm chi phí lưu thông. Chính vì lẽ đó việc giảm chi phí lưu thông đối với Công ty hiện nay là rất quan trọng, nó làm tăng hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của Công ty. Như đã nói việc cung ứng vật tư, thiết bị cho khai thác than hầm lò đều do kế hoạch, hoặc do đấu thầu mà Tổng Công ty than tổ chức, giá cả do Tổng Công ty ấn định. Công ty thu được lợi nhuận từ việc chênh lệch giá mua vào và hưởng các phí dịch vụ. Do đó Công ty muốn tănng lợi nhuận thì cần giảm chi phí lưu thông bằng cách:
Giảm chi phí vận tải bốc dỡ: Lựa chọn đúng phương tiện vận tải vừa nhanh, rẻ phù hợp với tình chất và đặc điểm của từng loại vật tư, thiết bị, hàng hoá và rút được ngắn thời gian và quãng đuờng vận chuyển, kết hợp chặt chẽ giữa mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ, phân bố hợp lý mạng lưới ở các cảng Hải Phòng, Cái Lân hoặc các cửa khẩu Móng Cái, Tân Thanh … tạo cho hàng hoá có đường vận chuyển hợp lý và ngắn nhất, tổ chức tốt công tác bốc dỡ ở hai đầu tuyến vận chuyển, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị vận tải. Trong quá trình vận chuyển hàng hoá phải chú ý bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hàng hoá.
Giảm chi phí bảo quản, tức khâu dự trữ phải hợp lý và có hiệu quả. Không dự trữ quá nhiều hoặc quá ít, chủ động trong việc nắm bắt những thông tin kế hoạch mà Tổng Công ty đã định để có biện pháp dự trữ hợp lý. Nên tổ chức tốt các công tác làm ăn với đối tác và các bạn hàng để có thể nhập hàng về một cách chắc chắn và đúng thời gian, từ đó chuẩn bị các phương tiện vận chuyển để hàng hoá đưa ngay về các mỏ than theo kế hoạch. Điều đó sẽ làm cho chi phí bảo quản, lưu kho giảm xuống thấp nhất. Công ty cần tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá vận chuyển, tăng cường quản lý và sử dụng tốt các tài sản trong quá trình kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản hàng hoá, không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật cán bộ, công nhân làm công tác kho.
Giảm chi phí hao hụt vật tư, thiết bị: Đặc điểm của các loại vật tư, thiết bị sử dụng trong khai thác than hầm lò là có sự hao hụt rất ít, chủ yếu là các sản phẩm được làm từ sắt thép như: thép ray, thép cột chống lò… cho nên chúng chỉ chịu được các tác động hoá học của môI trường, một số khác như: quạt, attomat … thì có khả năng bị va đập mạnh dễ hang hóc. Điều đó cũng ít nhiều làm hao hụt hàng hoá. Để giảm hao hụt có thể sử dụng đồng bộ các biện pháp sau: Kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng vật tư, thiết bị khi nhập kho, có sự phân loại hàng hoá và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu.
Tóm lai.: Để thực hiên mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, Công ty cần hết sức tiết kiệm chi phí lưu thông, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, chi phí hao hụt hàng hoá, chi phí nhiên liệu, điện nước …
4. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
4.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV là một doanh nghiệp thương mại thuần tuý nên số lượng vốn cố định không nhiều nhưng Công ty cũng cần chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vì hiệu quả sử dụng vốn cố định gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh, cho nên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định mới làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thí mới đạt hiệu quả cao trong thương mại đầu vào một cách toàn diện hơn.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV:
Khai thác triệt để diện tích kho ma Công ty có, nếu Công ty sử dụng không hết thì nên cho thuê, cho thầu, tránh tình trạng để trống không làm gì với kho bãi.
Các loại TSCĐ cũ, hư hang, không phù hợp thì phảI có kế hoạch thah lý, sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời.
Công ty cần sữa chữa, xây dựng mới hệ thống kho, bãi, đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo quản hàng hoá nhằm tránh hao hụt, hư hỏng hàng hoá trong quá trình lưu kho.
Công ty cần tạo lập cho mình một năng lực vận tảI nhất định nhằm phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hoá, tránh tình trạng thụ động, phụ thuộc vào các đơn vị cho thuê phương tiện.
Nếu phải đầu tư, mua sắm TSCĐ có giá trị lớn phục vụ cho hoạt động thương mại đầu vào thì nên tính toán, cân nhắc tính hiệu quả khi dự án đi vạo hoạt động thực tế.
Xây dựng các định mức chi phí khấu hao TSCĐ hợp lý và phải có kế hoạch, biện pháp tính khấu hao sao cho phù hợp với từng loại TSCĐ và tình hình thực tế của Công ty.
4.2 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại là số tiền ứng trước về tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đặc điểm của tài sản lưu động là vận động không ngừng, luôn luôn thay đổi hình thái, giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị hàng hoá và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Giữa vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ, vì vốn lưu động là yếu tố vật chất trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, nó quyêt định đên việc nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại đầu vào. Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiêu quả sử dụng vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp.
Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao hơn Công ty cần áp dụng đồng bộ một số biện pháp sau:
Thường xuyên nắm bắt thị trường, tiến hành kiểm tra định kỳ về hàng hoá của các đơn vị kinh doanh. Có làm được nhu vậy Công ty mới giảI phóng được vốn ứ đọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngoài việc lập kế hoạch đáp lại nhu cầu cần thiết tối thiểu cho quy mô kinh doanh Công ty còn phải dự kiến lượng hàng hoá dự trữ thêm và lượng hàng hoá dự trữ có tính chất thời vụ.
Trong quá trình kinh doanh Công ty cần đặc biệt chú ý để tận dụng các khoản nợ phải trả nhưng chưa đến kỳ thanh toán, các khoản phải nộp nhưng chưa đến hạn nộp như các khoản tiền lương chưa đến kỳ trả, bảo hiểm xã hội chưa đến hạn nộp, tiền khấu hao TSCĐ chưa sử dụng, các loại quỹ của Công ty chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối … tạm thời sử dụng đến các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.
Phải đảm bảo sự cân bằng giữa khả năng tiền tệ của Công ty và nhu cầu sử dụng vốn bằng tiền trong từng thời kỳ ngắn hạn như quý, tháng, tuần, thậm chí là từng ngày, có như vậy mới đảm bảo hoạt động của Công ty được liên tục.
Công ty cần đặc biệt chú ý đén vấn đề công nợ, nhất là công nợ dây dưa kéo dài do khách hàng chiếm dụng.
Số vốn bị chiếm dụng này là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt vốn, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Để giảm công nợ, thu hồi vốn nhanh, Công ty cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ đối với khách hàng về khả năng thanh toán, cần có sự quan tâm chỉ đạo và thường xuyên để kiểm tra công nợ. Đồng thời quy định chế độ khen thưởng rỏ ràng nhằm khuyến khích các cán bộ làm tốt công tác thanh toán công nợ, song cũng cấn xử lý nghiêm minh về kinh tế đối với những ai cố tình vi pham chế độ quản lý công nợ.
5. Hoàn thiện khâu thanh toán.
Khâu thanh toán là khấu cuối cùng trong quá trình trao đổi mua bán hàng hoá. Nó thể hiện kết quả hoạt động của Công ty. Trong hoạt động thương mại đầu vào, việc thanh toán giữa Công ty với bạn hàng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Đó là uy tín, xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên. Trong quá trình trao đổi mua – bán hàng hoá Công ty nhận hàng và trả tiền còn bên kia giao hàng hoá và nhận tiền. Hiện nay, đối với hàng hoá vật tư, thiết bị Công ty chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài về, việc kinh doanh và thanh toán chủ yếu là theo phương thức T&T và L/C. Hai hình thức này trở nên phổ biến và phù hợp với các doanh nghiệp trong nước khi làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài và có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên hiên nay cũng có rất nhiều các hình thức thanh toán mà Công ty có thể áp dụng, một mặt cần phải hoàn thiện hơn hai hệ thống thanh toán này bằng cách nâng cao thêm uy tín của mình với ngân hàng, địa chỉ tài khoản phải rõ ràng, khi mở L/C phải chính xác. Mặt khác với đặc điểm, điều kiện và tiềm lực của Công ty. Cụ thể như sau:
Thanh toán bằng tiền mặt; Đây là hình thức thanh toán tương đối phổ biến, đặc biệt trong thời kỳ trước và với nhũng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Việc thanh toán diễn ra không được nhanh chóng, tuy nhiên do tâm lý của những người làm kinh doanh nhất là trong cơ chế thị trường ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt tạo ra sự vững chắc, và ổn định lâu dài. Tuy nhiên chu ký sản xuất kinh doanh càng ngày càng được các doanh nghiệp rút ngắn, hơn nữa quá trình mua – bán diễn ra nhanh chóng nên việc thanh toán bằng tiền mặt cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Hơn nữa các doanh nghiệp trong nước sản xuất, hoặc lắp ráp được các vật tư, thiết bị sử dụng trong khai thác than hầm lò là rất ít. Việc thanh toán bằng tiền mặt chỉ phù hợp trong trường hợp khối lượng hàng hoa nhỏ, điều kiện địa lý thuận tiện.
Thanh toán không dùng tiền mặt: Hiện nay, Công ty đang sử dụng hình thực chủ yếu là thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng, đây là việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và chính xác và phù hợp với đặc điểm kinh doanh ngày nay. Do đó Công ty phải sử dụng cách thức thanh toán này hiệu quả hơn nữa, nhất là trong việc đảm bảo các điều kiện của ngân hàng. Đối với việc sử dụng hệ thống tài khoản hiện nay, Công ty còn có thể áp dụng thêm các hình thực thanh toán như: Thanh toán bằng thẻ thanh toán, ngân phiếu thanh toán, cổ phiếu…
6. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ làm nhiệm vụ hoạt động thương mại đầu vào của Công ty.
Trong các cơ sở tổ chức mọi người hoạt động với những vai trò khác nhâu và bản thân họ cũng khác nhau: họ có những nhu cầu, quan điểm, tham vọng, năng lực và trình độ hiểu biết khác nhau. Nếu các nhà quản lý không hiểu được tính phức tạp và cá tính con người, sẽ đánh giá không đúng trình độ, năng lực của người lao động và áp dụng sai lệch hệ thống tổ chức quản lý. Từ đó có thể dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp do chưa tận dụng hết tiềm lực cán bộ. Căn cứ vào thực trạng bộ máy và cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ hiên nay Công ty cần thực hiện:
Cần phân loại đội ngũ cán bộ công nhân viên theo nhiều tiêu thức khác nhau như độ tuổi, theo trình độ làm việc, thâm niên, theo năng lực thực hiện công việc để có thể có biện pháp bố trí sắp xếp, sử dụng hợp lý.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho từng loại cán bộ dưới nhiều hình thức như cho đi học nâng cao, tổ chức các lớp học về ngoạ ngữ, tin học, pháp luật, ngiệp vụ tại Công ty để người lao động có điều kiện nâng cao trình độ.
Cần có chính sách khen thưởng kịp thời khi người lao động có sáng kiến làm tang lợi nhuận phát triển Công ty và xử lý đúng mức khi không hoàn thành nhiệm vụ.
Sắp xếp lại bộ máy quản lý sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của Công ty. Tạo ra sự thống nhất giữa các phòng ban chức năng, việc thống nhất để có thể có được một kết quả kinh doanh cao nhất.
Tổ chức tuyển dụng thêm lao động có trình độ chuyên môn, sức sáng tạo trong hoạt động thương mại đầu vào làm trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn để đội ngũ cán bộ công nhân viên có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm khắc phục những hạn chế, những nhược điểm nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu vào của Công ty.
III. Một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ Thương mại.
1.Hoàn thiện cơ chế chính sách.
Mục đích là nhằm tạo ra một môI trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại làm ăn đúng luật và khuyến khích việc trao đổi mua – bán hàng hoá giữa doanh nghiệp thương mại với các doanh nghiệp sản xuất vật tư thiết vị và các hàng hoá khác.
Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hoặc liên doanh liên kết vào Việt Nam để sản xuất những mặt hàng này.
Có chế độ khuyến khích đối với các doanh nghiệp sản xuất vật tư thiết bị, để đảm bảo được việc khai thác Than hầm ló được diễn ra hiệu quả.
Cải tiến hệ thống pháp luật, chính sách, nhất là trong việc ban hành các quy chế đấu thầu không để các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để làm ăn phạm pháp, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn đúng luật.
Trợ giúp thông tin, kỹ thhuật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường ngoài nước và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.
2. Chính sách về thị trường.
Để chủ động trong hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hoá và đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, chính phủ cần quan tam, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới nhằm mở rộng và phát triển thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại kinh doanh. Đồng thời quan tâm nghiên cứu nắm bắt các thông tin một cách cập nhật và thường xuyên để các doanh nghiệp thương mại trong nước có điều kiện hiểu rõ hơn các chính sách, pháp luật …. thị trường nước ngoài.
3. Hoàn thiện hệ thống thanh toán.
Ngân hàng Nhà nước cùng các Ngân hàng thương mại quốc doanh cần nhanh chóng thiết lập hệ thống thanh toán tự động, liên kết mạng thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng với nhau và giữa các Ngân hàng thương mại với khách hang trong cả nước.
Ngân hàng Nhà nước cần cho phép khuyến khích các Ngân hàng thương mại được cải tiến công tác thanh toán, kỹ thuật và trình độ công nghệ theo định hướng chung của Ngân hàng Nhà nước để có thời gian thanh toán nhanh chóng, an toàn, chính xác và tiện lợi. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian thanh toán, đảm bảo an toàn trong quá trính kinh doanh.
Ngoài ra xin đề nghị Tổng Công ty than có những cơ chế ưu đãi hơn nữa với Công ty trong việc phân bổ kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò.
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường của mình, có thể tồn tại và phát triển, cũng có thể là thất bại dẫn đến phá sản. Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thành công là phảI không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tức là doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại đầu vào và đầu ra. Và đó cũng là mục tiêu cơ bản đòi hỏi các nhà quản lý quan tâm và theo đuổi.
Đối với Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV, được hình thành từ năm 1986 đến nay. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mặc dù là khoảng thời gian chưa dài, song được sự quan tâm của Bộ và Tổng Công ty Than, cán bộ công nhân viên đã phát huy được truyền thống của công nhân mỏ,đoàn kết nhất trị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Công ty, ra sức xây dựng Công ty ngày càng phát triển vững mạnh góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành than trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong hoạt động thương mại đối với vật tư, thiết bị phục vụ cho việc khai thác Than Hầm lò còn có những vướng mắc, khó khăn cần khắc phục. Do đó trong thời gian tới, Công ty cần sử dụng đồng bộ các giải pháp, tăng cường hơn nữa sự nỗ lực của toàn thể Công ty nhằm hạn chế những điểm yếu, phát huy các điểm mạnh của mình để xứng đáng với những thành tích đã đạt được.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian khảo sát thực tế không được nhiều nên những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Em mong được sự giúp đỡ góp ý của thầy cô giáo, bạn bè để hoàn thành tốt hơn.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình khoa học quản lý 1, 2. Chủ biên: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà - Pgs.ts Nguyễn thị Ngọc Huyền.
Giáo trình kinh tế thương mại 2006 – Chủ biên: PGS.TS Đặng Đình Đào – TS: Trần Văn Bão
Xuất khẩu 5 tháng: Thực trang và nguyên nhân – TS Lý Minh Khải – Tap Chí Thương mại – tháng ra 4 kỳ số 22 năm 2007.
webside:
webside: ông ty CP Đầu tư, thương mại, dịch vụ - TKV (ITASCO) - Anh cả ngành Than Khoáng sản - Cộng đồng Chứng khoán Vietstock.htm
webside:
webside:
webside:
webside: Thuong_mai_va_Dich_vu - ITASCO2.htm
webside: Tập_đoàn_Công_nghiệp_Than.htm
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12347.doc