Muốn tồn tại và phát triển được trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Tại công ty xây dựng số 15- chi nhánh Hà Nội thì việc nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn là mục tiêu của chi nhánh. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ nâng cao mức doanh thu, mức lợi nhuận đạt được trên tổng số vốn lưu động, đồng thời làm tăng cường uy tín cho chi nhánh trên thị trường.
51 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại công ty xây dựng số 15- Tổng công ty xây dựng Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc cho thuê và sẵn nhân công thì doanh nghiệp sẽ hạ được chi phí do giảm được vận chuyển, giảm xây dựng công trình phụ tạm thời nhờ đó thu được nhiều lợi nhuận.
Sản xuất kinh doanh xây dựng là một đặc thù của sản xuất nghiệp chế tạo. Sản xuất kinh doanh diễn ra qua các quá trình xây dựng, các quy trình này rất phức tạp và khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn các nghành khác. Nó đòi hỏi những kiến thức kỹ thuật chuyên nghành kết hợp với kiến thức kinh tế để tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, với chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty đã xây dựng cho mình một mô hình hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả nhất trong việc đầu tư triển khai những dự án mới cũng như việc thực hiện các dự án của tổng công ty.
3. Khái quát tình hình hoạt động của công ty
Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh của CT trong 2 năm 2004 và 2005.
ĐV: 1000 đồng
TT
chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
CL 2005/2004
Tuyệt đối
TL %
1
Doanh thu thuần
37.675.070
40.778.143
3.103.070
8,2
2
Giá vốn hàng bán
31.909.665
34.740.938
2.831.273
9,0
3
Lãi gộp
5.765.405
6.037.205
271.800
4,7
4
Tổng chi phí hoạt động
3.927.143
4.010.159
83.016
2,1
5
Lợi nhuận từ HĐKD
1.838.262
2.027.046
188.784
10,3
6
Lợi nhuận từ HĐ ĐTTC
313.836
331.405
17.569
5,5
7
Lợi nhuận từ HĐBT
-407.765
52.110
459.875
112,8
8
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.741.333
2.410.561
669.228
38,4
9
Thuế thu nhập
473.833
602.640
128.807
27,2
10
Lợi nhuận sau thuế
1.250.749
1.807.920
557.171
44,5
11
Thực hiện với NSNN
1.015.394
1.450.273
434.875
42,8
12
Tỷ suất lợi nhuận
3,3
4,4
1,1
33
13
Tỷ suất LN/giá vốn
4
5,2
1,2
30
14
Thu nhập BQĐN/ tháng
770
835
65
8,4
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2004-2005
Qua thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 15 chi nhánh Hà Nội trong 2 năm 2004 và 2005, được phản ánh ở bảng trên ta thấy.
So với năm 2004 doanh thu của chi nhánh năm 2005 tăng lên về số tuyệt đối là 3.103.073.000đ, tương ứng với tỷ lệ 8,2% có được kết quả này là do:
Năm 2005 chi nhánh đã tập chung đổi mới, mua sắm máy móc, thiết bị nhăm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng trong năm.
Do sự phát triển sôi động của thị trường xây dựng trong năm 2005 đã có tác động lớn đến chi nhánh, quan hệ làm ăn của chi nhánh được mở rộng, số lượng các hợp đồng được ký kết nhiều hơn, nhiều công trình, hạng mục công trình được hoàn thành, bàn giao , quyết toán.
+ Tình hình chi phí:
Giá thành sản xuất năm 2005 tăng so với năm 2004 với số tuyệt đối là 2.831.273.000đ, tương ứng với tỷ lệ 9,2 % trong khi doanh thu chỉ tăng với tốc độ 8,2%, nguyên nhân của vấn đề này là do giá nguyên vật liệu đầu vào năm 2005 tăng. Thực tế thị trường nguyên vật liệu xây dựng trong nước đã phát triển, nhưng do sự phát triển quá sôi động của thị trường xây dựng nên đã đẩy giá nguyên vật liệu lên cao, có nhiều mặt hàng nguyên vật liệu giá đã tăng tới 20% so với năm 2004. Để khắc phục vấn đề này, chi nhánh nên mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng để tìm được nguồn cung ứng đầu vào ổn định, giá cả hợp lý giúp quy trình xây dựng được ổn định, không gián đoạn và hạ được giá thành công trình.
+ Tình hình lợi nhuận:
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng so với năm 2004 là 669.228.000đ tương ứng với tỷ lệ 38,4%, có thể nói đây là một kết quả rất tốt của chi nhánh, mặc dù tỷ lệ tăng doanh thu chỉ có 8,2% và tỷ lệ tăng lãi gộp cũng chỉ có 4,7% nhưng tổng lợi nhuận trước thuế lại tăng cao, có được kết quả này là do:
Năm 2005 chi nhánh đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 vào trong khâu quản lý thi công, thống nhất một phương thức quản lý từ trên xuống dưới, đồng thời phòng kinh tế kỹ thuật đã áp dụng nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong xây lắp, góp phần hoàn thành các công trình đúng tiến độ, giảm được các chi phí phát sinh ngoài định mức, vượt định mức. Đặc biệt chi nhánh đã giảm được các chi phí bất thường ( do phá đi làm lại, sai thiết kế...) làm tăng thu nhập bất thường từ âm 407.765.000đ lên dương 52.110.000đ. Đây là kết quả của khâu quản lý tốt trong xây lắp góp phần đưa lợi nhuận của chi nhánh tăng cao trong năm 2005.
+ Tình hình đóng góp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước:
Do mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nên năm 2005 chi nhánh thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước được cao hơn năm 2004 tăng 42,8% tương ứng với số tuyệt đối 434.875.000đ.
+ Tình hình thu nhập của người lao động:
Cùng với sự mở rộng của hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhánh đã đảm bảo được lợi ĩch thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động được ngang bằng với nhiều doanh nghiệp lớn trong cùng ngành. Vì vậy năm 2005 thu nhập bình quân đầu người tăng 85.000đ trên người, trên tháng. kết quả này không chỉ đảm bảo mức sống vật chất cho cán bộ công nhân viên mà còn khích lệ tinh thần làm việc của họ, tạo động lực cho sự phát triển chung của toàn chi nhánh.
Chương II: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư tại công ty xây dựng số 15
Vốn và nguồn vốn đầu tư của công ty
Công ty xây dựng số 15 thuộc tổng công ty xây dựng Hà nội, là một TCT thuộc bộ xây dựng thời gian đầu vốn của công ty chủ yếu là vốn do nhà nước tài trợ, vốn ODA của các chính phủ nước ngoài cho vay nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng… Sau nhiều năm hoạt động và kinh doanh, mở rộng kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau lượng vốn của công ty đã tăng lên rất nhanh và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư.
Bảng nguồn vốn của công ty năm 2005
TT
Nguồn vốn
Số lượng
Tỷ lệ%
1
Nợ phải trả
39.668.916
85
Nợ ngắn hạn
18.865.362
40
Nợ dài hạn
19.234.702
41
Nợ khác
1.559.852
4
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
7.000.397
15
3
Tổng vốn
46.669.313
100
Theo báo cáo tài chính công ty năm 2005
Một lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng, một lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn tồn đọng mà không một doanh nghiệp nào có đủ khả năng để đáp ứng, chính vì vậy ngoài sử dụng vốn do nhà nước tài trợ công ty còn huy động vốn thông qua hệ thống các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng ngoài quốc doanh như: VIBBank, Ngân hàng đầu tư phát triển..
Trước khi xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động, ta cần phải nghiên cứu kết cấu vốn của chi nhánh biến động qua các năm. Từ đó biết được tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số vốn và sự biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.
Cơ cấu vốn của công ty trong 2 năm 2004-2005
Bảng 2: Kết cấu vốn của công ty năm 2004-2005
ĐVT : 1000đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
TL%
Số tiền
TL%
1
Tổng vốn chung
44.033.167
100
46.669.313
100
2
Vốn chủ sở hữu
5.278.891
12
7.000.397
15
3
Vốn vay
38.754.276
88
39.668.916
85
4
Doanh thu
37.675.070
40.778.143
Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2004-2005
2. Thực trạng Sử dụng vốn đầu tư của công ty.
Trong thời gian qua, CT đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Với phương trâm tích cực chủ động trong công việc, phát huy cao độ nội lực và tiềm năng sẵn có, đồng thời được sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương, CT đã có điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được những kết quả đáng kể.
Bảng: Tình hình đầu tư của công ty năm 2002- 2005:
ĐV:1000đồng
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng VĐT
4.771.587
100
6.252.584
100
9.879.675
100
11.003.211
100
1.ĐT thiết bị xe máy
679.951
14.25
692.056
11,07
823.546
8,34
976.284
8,87
2.ĐT công trình XLCN
1.679.598
35,2
2.328.146
37,23
3.596.202
36,4
3.978.542
36,16
3.ĐT công trình XLDD
1.316.958
27,6
1.957.482
31,31
3.210.894
32,5
3.572.846
32,47
4.ĐTTL và GT
640.347
13,42
789.043
12,62
1.146.042
11,6
1.343.079
12,21
5.ĐTvào HĐVT
407.494
8,54
421.654
6,74
1.012.248
10,24
1.026.634
9,33
6. ĐT phát triển nguồn nhân lực
47.239
0.99
64.203
1,03
90.743
.92
105.826
.96
Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2002- 2005
Công ty thực hiện nhiệm vụ tiếp thị tổng lực để tìm kiếm công trình, sản phẩm mới và tiêu thụ sản phẩm theo phương châm: hiệu quả, trực tiếp, trọng điểm, phát huy được năng lực sở trường của công ty, tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để tạo thêm sức mạnh, tránh đối đầu không cần thiết, tích cực tham gia các hiệp hội, ngành nghề trong nước và ngoài nước.
Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng xây dựng và phát triển nguồn lực con người mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ mới, lao động với năng suet, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, thông qua việc tuyển dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời cũng thực hiện tốt công tác đời sống, làm việc và các phong trào thi đua, công tác xã hội nhằm xây dựng một thế hệ công nhân có trí thức, đời sống vật chất ổn định, đời sống văn hoá tinh thần phong phú.
Để thấy rõ hơn về tình đầu tư của CTxây dựng số 15, chúng ta đi sâu vào một số lĩnh vực:
2.1. Đầu tư vào hạ tầng và nhà ở
Đây là lĩnh vực được CT quan tâm chú trọng đầu tư để nâng cao uy tín, chiếm lĩnh thị trường, đồng thời giải quyết được việc làm, đời sống, nhu cầu về nhà ở cho cán bộ công nhân viên của công ty, cũng như cho xã hội
Bảng số liệu kinh doanh nhà, hạ tầng của công ty
ĐV: 1000đồng
TT
chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1
Tổng vốn đầu tư
4.771.587
6.252.584
9.879.675
11.003.211
2
Tổng GTSXKD
22.995.376
28.103.546
32.709.856
34.402.612
3
Giá trị KD nhà, hạ tầng
462.475
586.730
704.128
1.351.846
Có thể thấy lĩnh vực kinh doanh nhà và hạ tầng là một lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, từ năm 2002 đến nay mỗi năm giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng có sự đóng góp không nhỏ, đặc biệt là các năm 2004, năm 2005.
2.2. Đầu tư nâng cao năng lực và công nghệ thi công lắp ráp
Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ, khối lượng thi công các công trình, công ty đã tính toán nhu cầu xe máy, thiết bị và cân đối với thiết bị hiện có, xác định nhu cầu đầu tư mới nhằm nâng cao năng lực xe máy thiết bị và đổi mới công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp tại các công trình
Bảng: tỷ trọng đầu tư vào thiết bị
ĐV: 1000đồng
TT
chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1
Tổng vốn đầu tư
4.771.587
6.252.584
9.879.675
11.003.211
2
Đầu tư vào thiết bị
858.886
1.156.728
2.213.047
2.915851
3
Tỷ lệ %
18
18,5
22,4
26,5
4
Giá trị sản xuất kinh doanh XL
6.853.724
8.730.215
11.708.624
15.648.297
Tỷ trọng đầu tư vào thiết bị tăng dần trong các năm, điều đó cho thấy công ty luôn chú ý mua sắm máy móc, thiết bị mới nhằm nâng cao năng suet lao động.
Giá trị kinh doanh XL cũng ngày một tăng, các năm 2002- 2005 đều vượt mức kế hoạch và đều tăng so với năm trước.
2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Lao động là nguồn nhân lực để tạo ra của cải vật chất, không một cơ sở sản xuất nào lại không cần đến lao động vì họ là yếu tố quyết định đến quản trị sản xuất kinh doanh. Có nhà quản trị đã nói: Nhân lực là nguồn nhân lực của mọi nguồn nhân lực.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, một lĩnh vực đòi hỏi nhiều về thể lực nên lực lượng lao động trong công ty chủ yếu là nam giới. Trong chiến lược phát triển lâu dài công ty đã chú trọng phát triển theo chiều sâu, để từng bước chuẩn bị cho chiến lược này trước hết công ty quan tâm đến phát triển yếu tố con người. Công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng lao động như cử một số cán bộ trẻ đi học, ngoài ra công ty còn phát động phong trào thi đua trong quá trình sản xuất để khuyến khích người lao động hăng say hơn với công việc để từ đó nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của công ty. Tuy nhiên giải quyết lao động dôi dư luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội nói chung và của công ty nói riêng, nhất là trong điều kiên việc làm thì có hạn mà lao động thì quá nhiều. Điều này đòi hỏi công ty cần quan tâm hơn nữa, cần có chiến lược lâu dài nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong công ty.
Bảng cơ cấu nhân lực công ty
Số công nhân viên
%
ĐH và trên ĐH
36
13,33
Dưới ĐH
432
86,67
Tổng
270
100
Hàng năm công ty trích lợi nhuận để phục vụ cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở bảng sau:
Bảng vốn đầu tư vào nguồn nhân lực
ĐV: 1000đồng
TT
chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1
Tổng vốn đầu tư
4.771.587
6.252.584
9.879.675
11.003.211
2
Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực
47.239
59.472
90.743
105.826
3
TL%
0,99
0,91
0,92
0,96
Qua bảng số liệu cho thấy thực trạng đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực của công ty ngày càng được chú trọng, biểu hiện qua lượng vốn đầu tăng từ các năm 2002 đến 2005. Với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, để cạnh tranh, mở rộng, hoạt động với hiệu quả cao thì nhân tố nguồn lực đang đóng một vai trò rất quan trọng trong công ty.
Bảng tỷ trọng đầu tư/ TGTSXKD
ĐV: 1000đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
Tổng giá trị đầu tư
4.771.587
6.252.584
9.879.675
11.003.211
Tổng GTSXKD
22.995.376
28.103.546
32.709.856
34.402.612
Tỷ trọng đầu tư/ TGTSXKD
20,75
22.25
30,2
32
Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2002- 2005
Chỉ tiêu tỷ trọng đầu tư trên tổng giá trị sản xuất kinh doanh khá cao, phán ánh cơ cấu giá trị đầu tư trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh là tương đối cao. Tuy nhiên không đồng đều qua các năm: năm 2002 là 20,75%; năm 2003 là 22,25%; năm 2004:30,2%; năm 2005: 32%. Tăng dần và đạt cao nhất vào năm 2005 với 32%
Nhìn chung, mức tăng trưởng hàng năm cao, bình quân 30- 40%/ năm (riêng năm 2003, tổng giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện là 28103546 nghìn đồng, đạt 108% kế hoạch năm và bằng 122% so với năm 2002. hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có tích luỹ phát triển.
3. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty trong 2 năm 2004 và 2005.
Trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, đạt được hiệu quả kinh doanh là một vấn đề hết sức phức tạp, nhưng mục tiêu cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới đó là kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để một đồng vốn doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh phải mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời cao nhất.
Song là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trên thị trường; trong những năm qua với sự cố găng nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh đã đạt được những thành tích nhất định cụ thể là:
3.1 Những kết quả đạt được
- Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh ngày càng được mở rộng thể hiện ở việc gia tăng về cả giá trị lẫn tỷ trọng tổng tài sản, nguồn vốn doanh thu và lợi nhuận. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hoạt động, sự định hướng đúng đắn trong quá trình kinh doanh của chi nhánh.
- Chi nhánh đã thành công trong việc huy động vốn, mặc dù vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn
- Cơ cấu vốn của chi nhánh là tương đối hợp lý, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm, vốn cố định chiếm một tỷ trọng nhỏ và xu hướng giảm dần.
Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của CT trong 2 năm 2004 và 2005.
ĐV: 1000 đồng
TT
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng GTSX
32.709.856
34.402.612
2
Doanh thu thuần
37.675.070
40.778.143
3
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.741.333
2.410.561
4
Thuế thu nhập
473.833
602.640
5
Lợi nhuận sau thuế
1.250.749
1.807.920
6
Thực hiện với NSNN
1.015.394
1.450.273
7
Tỷ suất lợi nhuận
3,3
4,4
8
Tỷ suất LN/giá vốn
4
5,2
9
Thu nhập BQĐN/ tháng
770
835
- Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của chi nhánh liên tục được cải thiện qua các năm. Ngoài ra trong những năm trở lại đây chi nhánh liên tục làm ăn có lãi, hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch và luôn là ngọn cờ đầu trong công ty xây dựng số 15. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh của chi nhánh chưa theo kịp tốc độ huy động và sử dụng tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh, song sự mở rộng vẫn đem lại sự tăng trưởng trong doanh thu cũng như lợi nhuận cho chi nhánh, điều đó được thể hiện ở việc tăng doanh thu trong năm 2005 với số tuyệt đối là 3.103.073.000 đ. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước tăng 434.875.000đ. Đời sống của cán bộ công nhân được nâng cao, uy tín của chi nhánh không ngừng được mở rộng trên thị trường.
Bên cạnh những ưu điểm trên công tác quản lý và sử dụng vốn tại chi nhánh vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.
3.2 Những vấn đề tồn tại
- Việc đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh chưa thực sự tốt.
- Thực trạng công tác quản lý và phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở chi nhánh còn nhiều bất cập, do thực hiện giao khoán các nguồn lực được giao trực tiếp cho các đội trưởng tự chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu, thuê nhân công, giám sát thi công, trong khi các đội lại không có nhân viên kế toán và bộ phận quản lý công trường do chi nhánh bổ nhiệm. Do vậy không ai dám chắc rằng sẽ không có những gian lận, khai khống, sử dụng vốn sai mục đích... Còn các nhà quản trị tài chính lại chưa tiến hành kiểm tra giám sát một cách thường xuyên liên tục đươc.
- Việc quản lý và sử dụng vốn còn nhiều vướng mắc
- Thủ tục thanh quyết toán, lập hồ sơ và thấm định công trình vì phần lớn các công trình mà chi nhánh thi công đều có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp nên các bản nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán đều có giám sát, kiểm tra thấm định của các cơ quan cấp vốn cho chủ đầu tư, nên khi gặp sự không thống nhất giữa các cơ quan này thì việc thanh quyết toán sẽ bị đình lại cho đến khi có sự thống nhất của các cơ quan này thì việc thanh toán mới được tiếp tục.
- Hiện nay việc giao khoán các công trình cho các tổ đội xây dựng còn mang tính chất “chia phần”, phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực trong khâu giao và nhận thầu.
Tóm lại, công tác tổ chức sử dụng vốn tại chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định đặc biệt trong bối cảnh hiện nay càng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho chi nhánh hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn đầu tiên của thiên niên kỷ mới. Tuy nhiên để đạt được điều đó chi nhánh cần từng bước tháo gỡ tất cả những khó khăn vướng mắc trên, đặc biệt trong khâu huy động ,quản lý, sử dụng vốn và tạo được niềm tin, động lực trong lao động cho cán bộ công nhân viên, cũng như uy tín với khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng của chi nhánh.
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại công ty xây dựng số 15- tổng công ty xây dựng hà nội
1.Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
1.1.Mục tiêu
Nhận thức rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn thách thức của đất nước, của ngành và củng tổng công ty, căn cứ vào mục tiêu chiến lược 10 năm 2001- 2010 của Đảng, tổng công ty xây dựng Hà nội định hướng phát triển 10 năm (2001- 2010) là: Đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển TCT xây dựng Hà nội trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư phát triển đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm theo xu hướng: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để giữ vững là một trong những nhà thầu xây dựng tại Việt nam, có khả năng làm tổng thầu các công trính lớn ở trong nứơc và ngoài nước, tăng cường liên doanh liên kết với các đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước để tạo sự phát triển nhảy vọt về năng lực tư vấn xây dựng. Khẩn trương nghiên cứu đầu tư phát triển nhanh một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, tạo sự tăng trưởng đột biến. Phát triển nhanh sản phẩm đô thị và khu công nghiệp, sản phẩm lao động xuất khẩu. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường , giảm bớt các khoản phải thu, phải trả nhằm nâng cao lợi nhuận của chi nhánh. Cụ thể trong giai đoạn 2004-2006 chi nhánh dự kiến phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm từ 12-15% so với năm trước, lợi nhuận tăng 15-20% mỗi năm.
Chỉ tiêu cụ thể của chi nhánh năm 2006 như sau:
Doanh thu: dự kiến doanh thu đạt 44 tỷ đồng.
Lợi nhuận: dự kiến lợi nhuận đạt 2,3 tỷ đồng
Nộp ngân sách: dự kiến nộp ngân sách 2,2 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân đầu người: 1,1 triệu/ người/ tháng.
Các năm tiếp theo chi nhánh tiếp tục khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh, tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển bền vững.
1.2.Định hướng
Để đạt được các mục tiêu đề ra, định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới đó là:
Về thị trường: Chi nhánh tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm và tham gia đấu thầu các công trình và hạng mục công trình của mọi thành phần đầu tư, tập trung khai thác những thị trường hiện tại như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng.... tiếp cận những thị trường tiềm năng như Hà Tây, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang....
Về sản xuất: cơ cấu sản xuất xây lắp chiếm 85% giá trị sản xuất kinh doanh, trong đó xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng chiếm 75% giá trị xây lắp, xây dựng các công trình giao thông, cấp thoát nước, trạm biến áp chiếm 25% giá trị xây lắp.
Thương mại- Dịch vụ: chiếm 15% giá trị sản xuất kinh doanh, trong đó kinh doanh nguyên vật liệu phục vụ ngành xây dựng chiếm 60% giá trị thương mại dịch vụ,doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm 40% giá trị thương mại- dịch vụ.
Về nguồn nhân lực: chi nhánh tiến hành đào tạo, nâng cao trìn độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng công trình. Thêm vào đó chi nhánh chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp sự năng nổ, nhiệt tình sáng tạo của tuổi trẻ với kinh nghiệm của các thế hệ đi trước nhằm tạo ra động lực mới cho sự phát triển bền vững của chi nhánh.
Về quản lý các nguồn lực tài chính: với phương châm đáp ứng đủ cho nhu cầu, tự chủ cao trong quản lý, tiết kiệm trong sử dụng, góp phần sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của chi nhánh.
Ngoài ra chi nhánh cũng đang nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực kinh doanh nhà ở chung cư cao tầng một lĩnh vực mới mẻ đầy hứa hẹn.
2.Một số giải pháp
Trong những năm qua, quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Đạt được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng trong công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, song bên cạnh những thành tích đã đạt đựơc, chi nhánh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở thực trạng của chi nhánh tôi xin mạnh rạn đề xuất một số giải pháp đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh như sau:
2.1.Tăng cường công tác quản trị
Hiện nay ở chi nhánh, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động chủ yếu được thực hiện ở các tổ đội xây lắp, vì phần lớn các công trình, hạng mục công trình đều được giao khoán trực tiếp cho các tổ đội thi công. Đối với các nhà quản trị việc đánh giá và phân tích công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động còn chưa được coi trọng, để quản lý chặt chẽ hơn nữa, hàng năm chi nhánh nên tiến hành phân tích đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc phân tích đánh giá nên được phân tích thông qua các khoản mục cấu thành nên vốn lưu động qua đó sẽ biết được tỷ trọng của từng loại, mức đóng góp của từng loại vào doanh thu, vào lợi nhuận.... từ đó xác định được nguyên nhân của sự biến động và đưa ra các quyết định quản lý để phát huy hoặc hạn chế những ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đạt được lợi ích tốt nhất cho chi nhánh trong kỳ tiếp theo. Hơn nữa, thực hiện tốt các chức năng này, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường.
2.2. Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính
Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng.... mỗi đối tượng quân tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.
Phân tích tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp,công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết tình hình hoạt động tài chính phù hợp.
Thực tế hiện nay, tại chi nhánh Hà Nội công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng, chẳng hạn như chi nhánh chưa dự đoán các dòng tiền ra vào doanh nghiệp, chưa phân tích các chỉ tiêu một cách đầy đủ, cụ thể... việc phân tích tài chính chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của ban giám đốc chi nhánh lãnh đạo công ty. Do vây, các nhà quản trị tài chính cần phải tiến hành phân tích và đánh giá tình hình tài chính theo định kỳ hoặc thường xuyên, chứ không nên chỉ thực hiện khi có yêu cầu của ban lãnh đạo hoặc trước khi lập báo cáo tài chính năm. Điều này sẽ giúp lãnh đạo thấy được khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp mình từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời, không ngừng nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường.
Hơn nữa, phân tích hoạt động tài chính là một công việc không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà còn tốn rất nhiều công sức. Do vậy, để nâng cao chất lượng phân tích tài chính chi nhánh nên thường xuyên đào tạo và tuyển chọn cán bộ tài chính có năng lực, nhiệt tình trong công việc nhằm trang bị những kiến thức vững vàng trong kinh doanh cho họ. Đồng thời, lãnh đạo chi nhánh cũng phải quan tâm đến điều kiện sống và làm việc của đội ngũ này,động viên kịp thời thoả đáng.
2.3.Kế hoạch hoá nguồn vốn
Vốn là yếu tố quan trọng nhất, nó không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp.
Vậy để đảm bảo cho việc sử dụng vốn đạt hiệu qủa cao thì khi lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn chi nhánh cần quan tâm, chú ý một số vấn đề sau:
- Chi nhánh cần xác định chính xác nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên, cần thiết, tối thiểu tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến hoạt đồng sản xuất kinh doanh của chi nhánh, đồng thời bảo đảm vốn huy động được quyền kiểm soát.
động thực của mình, số vốn thừa ( thiếu) từ đó có biện pháp huy động đủ số vốn thiếu hoặc đầu tư số vốn thừa hợp lý từ đó giảm thấp nhất chi phí chi phí sử dụng vốn lưu động, mặt khác có thể đưa số vốn thừa vào sử dụng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Mỗi khoản vốn cần có định hướng sử dụng hợp lý.
- Căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của chi nhánh. Trong thực tế, chi nhánh có thể phát sinh những nghiệp vụ gây thừa vốn hoặc thiếu vốn, do đó chi nhánh cần chủ động cung úng kịp thời, sử dụng vốn thừa hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả.
Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước kết hợp với dự tính tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong kỳ tới và những dự đoán về nhu- Sau khi xác định nhu cầu vốn lưu động, chi nhánh cần xác định số vốn lưu cầu của thị trường.
2.4. Quản lý và sử dụng các khoản mục của nguồn vốn lưu động
Vốn lưu động của chi nhánh bao gồm vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán,vốn vật tư hàng hoá và vốn lưu động khác, chi nhánh cần quản lý hữu hiệu hơn đối với các khoản mục này.
2.4.1 Quản lý và sử dụng vốn bằng tiền
Trong công tác quản lý vốn bằng tiền ở chi nhánh, chi nhánh vẫn chưa lập kế hoạch tiền mặt, đây chính là hạn chế cơ bản trong việc xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lý. Vì vậy xác định mức tồn quỹ tối thiểu và lập kế hoạch tiền mặt là rất cần thiết đối với chi nhánh. Chi nhánh cần phải lập bảng thu chi ngân quỹ và so sánh thu và chi bằng tiền mặt để tìm nguồn tài trợ nếu thâm hụt ngân quỹ, hoặc đầu tư ngắn hạn nếu dư thừa ngân quỹ, trong đó có tính đến số dư bằng tiền đầu kỳ và cuối kỳ tối ưu. chứ không nên chỉ gửi các khoản tiền dư thừa vào ngân hàng như hiện nay vì tỷ lệ sinh lời của nó rất thấp gây ra sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn bằng tiền tại chi nhánh.
2.4.2 Quản lý vốn trong thanh toán
Quản lý tốt vốn trong thanh toán sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, làm tăng doanh thu và lợi nhuộn cho chi nhánh. Đồng thời, điều này còn tạo uy tín và thế đứng vững vàng cho chi nhánh trên thị trường trên cơ sở thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng, hạn chế khoản vốn bị chiếm dụng đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, việc quản lý các khoản phải thu, phải trả cũng cần đảm bảo sao cho phù hợp với lợi ích giữa các bên với nhau.
Để thúc đẩy tốc độ thu hồi công nợ, chi nhánh cần chú ý đến các vấn đề sau:
* Tìm hiểu rõ thực trạng nguồn vốn của các công trình mà chi nhánh đang thi công.
Tại chi nhánh Hà Nội cũng như nhiều công ty xây dựng khác, các công trình có nguồn vốn đầu tư khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công và quá trình thanh quyết toán khác nhau.
Đối với các công trình có vốn ngân sách nhà nước cấp thì quá trình thanh quyết toán phải chờ kết qủa thẩm định giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao của các cơ quan có thẩm quyền, sau đó quá trình thanh toán còn có thể bị chậm chễ do chờ chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước hay các bộ ngành....
Theo kinh nghiệm thực tế thi công qua các năm tại chi nhánh Hà Nội, thì thường các công trình có nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được thanh toán nhanh nhất, sau đó là các công trình do ngân sách nhà nước cấp phục vụ sử dụng kinh doanh, chậm chễ nhất là các công trình có vốn từ ngân sách nhà nước dành cho phúc lợi dân sinh. Việc tìm hiểu nguồn gốc nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà chi nhánh trúng thầu như trên sẽ giúp cho chi nhánh đề ra được phương án thi công phù hợp, phương án huy động vốn cho việc khởi đầu thi công cũng như kế hoạch thu hồi vốn sau này.
* Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán
Hồ sơ quyết toán là cơ sở đầu tiên trong quá trình thu hồi vốn của công ty xây dựng, nên dù có cần qua thẩm định hay không thì ngay từ bước khởi đầu này chi nhánh cũng cần thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán với chủ đầu tư.
Đối với những công trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì ngoài việc hoàn thiện hồ sơ quyết toán thì chi nhánh còn nên thống nhất với chủ đầu tư về cơ quan thẩm định công trình, tránh tình trạng sau khi thi công và hoàn thiện hồ sơ quyết toán song chi nhánh xin thẩm định tại một cơ quan còn chủ đầu tư lại xin thẩm định tại một cơ quan khác...Ngoài ra chi nhánh còn có thể lựa chọn phương án thống nhất với chủ đầu tư thẩm định từng hạng mục công trình, làm đến đâu kiểm tra tới đó tránh tình trạng phá đi làm lại.
* Nhất quán chính sách thu hồi công nợ
Việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, nhất là đối với các khoản quá hạn chưa được phân tích, đánh giá một cách chính xác. Việc lập dự phòng chưa dựa trên cơ sở phân độ rủi ro dự tính số liệu chi tiết phản ánh trên cơ sở kế toán chưa chính xác.
2.5 Tăng cường quản lý và sử dụng hàng lưu kho
Khoản mục này nhìn chung được chi nhánh quản lý tương đối tốt. Song cũng còn mốt số vấn đề cần giải quyết như sau:
Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành xây lắp nên chi nhánh cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, để tăng cường tính kiểm tra,giám đốc vật tư, phòng kế toán chi nhánh cần bố trí nhân viên thường xuyên theo dõi chi phí vật tư tại các đội công trình, phòng kinh tế kỹ thuật cần bố trí cán bộ quản lý có kinh nghiệm về tổ chức, giám sát thi công tại công trường hỗ trợ các đội trưởng về kỹ thuật, quản lý xây lắp và lập kế hoạch thi công.
Trong thi công đôi khi chính chi nhánh phải ngừng thi công do phải chờ chỉnh sửa thiết kế, để có thể phần nào khắc phục thiệt hại trong trường hợp này, trước khi thi công chi nhánh cần yêu cầu chủ đầu tư khảo sát thiết kế kỹ thuật kỹ lưỡng. Bên cạnh đó chi nhánh cần đưa ra những điều khoản cam kết thảo thuận cụ thể về trách nhiệm vật chất đối với việc làm chậm tiến độ thi công, lấy đó làm căn cứ yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường đối với những tổn thất do ngừng thi công gây ra.
Đối với sản phẩm kinh doanh dở dang: các công trình, hạnh mục công trình sau khi đã khởi công xây dựng chi nhánh nên tập trung nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tốc độ thi công, phấn đấu bàn giao cho chủ đầu tư đúng và trước thời hạn của hợp đồng. Với những công trình đã hoàn thành, chi nhánh cần đẩy mạnh khâu xúc tiến thẩm định để sớm được bàn giao cho chủ đầu tư. Tránh tình trạng công trình đã hoàn thành mà chưa được thẩm định bàn giao, làm ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản, lãng phí nhân công, vật tư.
2.6. Quản lý chi phí phát sinh và thiết bị trong sản xuất
Chúng ta đều hiểu rằng tình trạng lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề bức xúc đối với nhà nước. Hiện nay con số đó vào khoảng 15-25% thậm chí còn có thể lên tới 30% hoặc hơn nữa. thực trạng này đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào tổng kết, đánh giá một cách tương đối chính xác mức độ thất thoát này. Tình trạng lãng phí, thất thoát này do cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan gây ra.
Đối với chi nhánh, khi phát sinh các khoản lãng phí, thất thoát này thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về các đội thi công đã không tổ chức giám sát chặt chẽ, khi phát sinh lại không lập biên bản hoặc có lập thì không chi tiêt đầy đủ nhằm xác định khối lượng phá đi làm lại để từ đó cắn cứ xác định nguyên nhân là do thay đổi thiết kế hay do chủ quan cua người thực hiện gây nên mà có biện pháp bồi thường hoặc tăng chi phí hoạt động.
Đối với các khoản thiệt hại do khách quan gây ra như mưa, bão... làm hư hại công trình, tạm ngưng thi công, hỏng hóc máy móc, nguyên vật liệu...thì chi nhánh cần có biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các khoản thiệt hại.
Tóm lại, để khắc phục được các khoản chi phí phát sinh và thiệt hại trong sản xuất, chi nhánh cần tăng cường công tác quản lý và biện pháp phòng ngừa vì nó là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.
2.7. Hoàn thiện công tác giao khoán
Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh, một số đặc điểm nổi bật hiện nay trong phương thức quản lý của các doanh nghiệp xây lắp là thực hiện khoán sản phẩm xây lắp. Trong kinh doanh xây lắp công trình, hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa, những năm gần đây các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng hình thức khoán sản phẩm. Đây là một hình thức quản lý hợp lý tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm.
Phương thức khoán sản phẩm trong xây lắp công trình tạo điều kiện gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với chất lượng tiến độ thi công, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Mặt khác xác định rõ trách nhiệm vật chất trong công tác xây lắp đối với từng tổ đội và cá nhân người lao động, trên cơ sở đó phát huy tính chủ động sáng tạo và khai thác tiềm năng sẵn có của đơn vị thi công về mọi mặt.
Hiện nay trong kinh doanh xây lắp công trình có nhiều hình thức khoán khác nhau, nhưng chủ yếu tập chung vào hai hình thức sau:
Hình thức khoán gọn công trình
Hình thức khoán theo khoản mục chi phí.
Với chi nhánh Hà Nội, như đã trình bày ở những phần trước. Hiện nay, hàng năm việc giam khoán thường mang tính chất “chia Phần”, phương thức đấu thầu chưa áp dụng rộng rãi dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực trong khâu giao và nhận thầu. Xuất phát từ thực trạng này Tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng quy chế giao khoán khoa học hợp lý, để vừa đẩy mạnh tiến độ thi công công trình với chất lượng tốt, vừa đảm bảo giải quyết hợp lý các mối quan hệ về lợi ích kinh tế.
Thứ nhất: việc giao khoán sản phẩm xây lắp, phải dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa các bên giao nhận khoán, giữa công ty và đội sản xuất thi công. Khi ký hợp đông giao nhận khoán phải xem xét kỹ các điều khoản ghi trong hợp đồng, dự toán chi phí công trình, phương án thi công, thời gian khởi công và hoàn thành.... Dự toán công trình phải lập theo đúng quy định đã được Bộ xây dựng ban hành.
Thứ hai: Khi cần thiết có thể tiến hành điều chỉnh hợp đồng, việc điều chỉnh hợp đồng phải căn cứ vào bản điều chỉnh dự toán, bản điều chỉnh dự toán phải được lập trên cơ sở có xác nhận của một ban điều tra thực thế.
Thứ ba: về phân phối thu nhập, vấn đề phân phối thu nhập là vấn đề trọng tâm trong việc xác định các điều khoản giao nhận khoán công trình xây lắp. Đồng thời là vấn đề then chốt trong việc giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các bên giao nhận khoán. các mối quan hệ về phân phối thu nhập có thể giải quyết theo các phương thức sau:
Thuế thu nhập doạn nghiệp do chi nhánh nộp.
Lợi tức phải bao gồm cả đơn vị nhận khoán.
Doanh thu đơn vị nhận khoán là giá khoán được thanh toán.
Cuối niên đội kế toán chi nhánh có thể quyết toán và phân phối trở lại cho các tổ đội một phần lãi định mức, lãi ngoài kế hoạch, phần còn lại dùng để trích lập các quỹ , nộp ngân sách, nộp cấp trên (nếu có).
Thứ tư: về trách nhiệm, việc xác định quy chế khoán phải dựa trên cơ sở phân tích rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên giao nhận khoán, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ các bên, tránh tình trạng “khoán trắng” hơn nữa chi nhánh cần phải có trách nhiệm giám sát tình hình thi công để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình.
Thứ năm: phương pháp xác định giá khoán, trên cơ sở giá dự toán công trình, chi nhánh phải xây dựng giá giao khoán công trình cho các tổ đội. Về nguyên tắc giá dự toán công trình phải lớn hơn giá giao khoán.
Như vậy, việc xây dựng quy chế khoán và xác đinh giá khoán ở chi nhánh là vấn đề cần được nghiên cứu, nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý thi công và giao nhận khoán tại chi nhánh hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
2.8. Cắt bỏ những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
Giải pháp này sẽ chọn ra và loại bỏ kinh doanh những sản phẩm, loại hình kinh doanh có hiệu quả thấp, đòi hỏi nguồn tài chính lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp của chi nhánh. Như vậy chúng ta sẽ cắt giảm doanh thu, và do đó giảm nhu cầu về vốn, kéo xuống mức thấp. Thực hiện giải pháp này, công ty phải hy sinh một phần doanh thu để đảm bảo khả năng an toàn về tài chính và tăng sức cạnh tranh do giữ lại những sản phẩm có thế mạnh cho mình. Tất nhiên đây không phải là một quyết định dễ dàng do diễn ra sự mâu thuẫn về mở rộng kinh doanh và đảm bảo cơ cấu nguồn vốn, cũng như việc thực hiện đòi hỏi nhiều việc phải lảm
2.9 Giải pháp nhân sự
Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Xây dựng và làm tốt công tác quy hoặch, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt vừa đáp ứng nhiệm vụ lâu dài của công ty.
Công ty vừa kết hợp giữa đào tạo mới, đào tạo lại, vừa tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của công ty.
Kết hợp việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp với đào tạo trình độ chính trị và trình độ ngoại ngữ.
Tập huấn cán bộ quản lý theo mô hình tổ chức quản lý mới, có chương trình học tập cho từng cấp quản lý.
Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có kỷ luật cao nhất là các nghề theo chuyên ngành mạnh của công ty.
Thường xuyên quan tâm gìn giữ và phát huy đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề tạo cho họ điều kiện học tập, rèn luyện, gắn bó họ bằng lợi ích trong cuộc sống và gắn bó bằng truyền thống của công ty.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: tất cả các kỹ sư, cử nhân cán bộ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật về nhận công tác Công ty sẽ thực hiện chế độ đóng bảo hiểm xã hội ngay sau khi kỹ kết hợp đồng lao động.
Chế độ kèm cặp nâng cao tay nghề: Công ty có chế độ đặc biệt quan tâm đối với đội ngũ kỹ sư, cử nhân, công nhân kỹ thuật mới vào nhận công tác tại công ty. Công ty đã tổ chức cho cán bộ, kỹ sư, công nhân có đầy đủ kinh nghiệm và tay nghề bậc cao kèm cặp đội ngũ mới vào.
Thực trạng đầu tư cho nguồn nhân lực của CT cũng còn nhiều hạn chế, để khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, CT cần chú trọng: Phải xác định rõ đối tượng đào tạo và nâng cao tay nghề, việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân được tiến hành ngay tại chỗ.
Cạnh tranh chịu sự tác động của nhiều nhân tố nhưng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quyết định nhất. Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với cơ cấu sản xuât, khả năng cạnh tranh, hoạt động khoa học công nghệ quản lý đầu tư quyết định tốc độ tăng trưởng và phát triển của công ty. Con người có vị trí quan trọng trong mọi quá trình sản xuất là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua hoạt động của con người mà các khâu của quá trình quản lý chiến lược được thực hiện có chất lượng cao. Nếu một CT có đội ngũ nhân sự giỏi trình độ tay nghề cao thì CT sẽ có chiến lược cạnh tranh phù hợp, có khả năng phản ứng nhanh trước sự biến động không ngừng của thị trường qua đó khẳng định vị thế của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của CT nào cũng được thể hiện qua năng lực nhân sự. Bởi vậy phải đánh giá được thực trạng về số lương, chất lượng và cơ cấu các loại lao động hiện có trong công ty. Đối với cán bộ quản lý cần chú trọng khả năng thích ứng với các yêu cầu của cơ chế quản lý mới. Bên cạnh đó cần xem xét khả năng phát triển nguồn nhân lực trong tương lai, phải có kế hoặch đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực qua đó nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tại công ty, mỗi nhân viên có trách nhiệm với chính sự phát triển của họ, tuy nhiên về phía CT sẽ cố gắng khuyến khích và tạo điều kiện để họ có thể làm việc với những người giám sát để tạo nên những kế hoạch phát triển cá nhân. Cùng với những người giám sát, các nhân viên sẽ xác định những cơ hội phát triển, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trong tương lai, đồng thời xác định những kiến thức và kỹ năng để họ cần để đạt được kế hoạch cá nhân đã đề ra và đóng góp vào sự thành công chung của toàn công ty. Để trợ giúp các nhân viên hoàn thành kế hoạch này, ban lãnh đạo sẽ cung cấp những thông tin phản hồi có liên quan đến việc đánh giá kết quả thực hiện, khả năng lãnh đạo, các cơ hội phát triển, các thành công và cơ hội đổi mới của mỗi nhân viên qua các lần đánh giá công việc được tổ chức 6 tháng một lần.
Con người là trung tâm của mọi hoạt động, nhất là trong sản xuất. Máy móc dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được con người, nhất là trong quản lý con người đóng vai trò cốt yếu, chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của công ty. Nắm rõ được vấn đề công ty đã nhanh chóng thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân với cá nhân và giữa các nhóm làm việc với nhau, ban lãnh đạo công ty đã và sẽ ngày càng cố gắng tập trung vào việc đưa ra những lợi ích nhóm, chẳng hạn chính sách thưởng khuyến khích bán hàng dựa trên doanh số mục tiêu đề ra cho cả phòng kinh doanh. Lợi ích này sẽ đem lại sự hợp tác và cộng tác không chỉ giữa các nhân viên bán hàng mà còn giữa các nhân viên bán hàng với nhân viên thuộc các bộ phận khác trong công ty.
Ngoài những giải pháp trên, công ty có thể tiến hành một số biện pháp như:
Công ty phải luôn tự đánh giá về khả năng, nguồn lực của mình, phải biết phát huy hết năng lực của cán bộ công nhân viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi người trong công việc, luôn gắn quyền lợi của mỗi cá nhân với lợi ích tập thể, quy định rõ ràng chế độ khen thưởng, kỷ luật.
Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các kế hoạch của công ty nhằm đạt tới mục tiêu chung.
Tóm lại, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sử dụng vốn lưu động của công ty còn tồn tại nhiều điểm cần khắc phục, khai thác triệt để những thuận lợi nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sử dụng vốn của công ty. Để các biện pháp nêu trên thực sự tác động mạnh mẽ cần thiết phải thực hiện các phương pháp này đồng bộ, thống nhất, nếu chỉ sử dụng đơn lẻ một biện pháp sẽ không giải quyết đựơc những khó khăn của công ty.
3. Một số kiến nghị với nhà nước và cơ quan cấp trên
Công ty xây dựng số 15- chi nhánh Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định của trọng tài kinh tế Hà Nội và hội đồng quản trị công ty xây dựng số 15, với chức năng chủ yếu là xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp. Trong thời gian qua, chi nhánh đã gặt hái được nhiều thành công góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình phát triển vẫn còn một số khó khăn tồn tại mà chi nhánh cần được giải quyết để chi nhánh ngày càng phát triển hơn, đạt được những thành công trong tương lai. Để làm được điều đó, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân chi nhánh cũng cần sự giúp đỡ cua nhà nước và cơ quan cấp trên để hỗ trợ và tạo điều kiện cho chi nhánh trong những năm tới cụ thể là:
3.1 Kiến nghị với nhà nước
Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, thông qua các chính sách pháp luật và các biện pháp kinh tế. Nhà nước tạo môi trường hành lang cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kih tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế của nhà nước đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, thị trường xây dựng của Việt Nam hiện nay đang hình thành một cách tự phát, các doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết rõ về thị trường xây dựng và cách vận hành nó. Thị trường hoạt động thiếu công bằng: hối lộ để thắng thầu, bán thầu rồi tìm cách nâng giá quyết toán.... Do vậy nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo của mình bằng cách:
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nghiên cứu điều chỉnh bổ sung và ban hành mới hệ thống văn bản pháp quy gồm: luật xây dựng, các pháp lệnh liên quan đến xây dựng, các chế độ chính sách về giá cả, tài chính, chính sách thuế, tín dụng, chính sách hỗ trợ đầu tư, xây dựng thị trường đấu thầu bình đẳng, tăng cường công tác kiểm tra, hoàn thiện phương thức đầu tư xây dựng cơ bản, cải cách thủ tục, phân cấp rõ ràng trong việc thực hiện dự án đầu tư.
Công tác giải phóng mặt bằng gây ứ đọng vốn, nhân lực, ách tắc trong khâu đền bù, một số công trình vừa xây dựng vưa giải phóng mặt bằng gây chậm tiến độ dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp hoặc lỗ, do vậy công tác giải phóng mặt bằng cần phải tiến hành trước khi mời thầu.
Bên cạnh đó chi nhánh cần có sự hỗ trợ của nhà nước về vốn vay với lãi suất ưu đãi, điều này sẽ đảm bảo chi nhánh luôn chủ động về vốn, mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất tạo đà phát triển bền vững trước khi nước ta ra nhập các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu.
Giảm bớt một số thủ tục trong quá trình thẩm định, bàn giao, thanh quyết toán công trình, cần quy định những cơ quan chuyên trách về việc kiểm tra, thẩm định công trình, với mỗi công trình chỉ cần một cơ quan kiểm tra.
3.2 Kiến nghị với công ty xây dựng số 15
- Công ty cần phân định rõ ràng và hợp lý quyền hạn, nghĩa vụ đối với đơn vị cấp dưới, việc phân công nhiệm vụ phải dựa trên chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của chi nhánh, điều hoà vốn một cách hợp lý.
- Công ty nên để chi nhánh tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn và đầu tư tài sản, liên doanh, liên kết.
- Đối với những dự án lớn do công ty giao, công ty cần có chính sách hỗ trợ về vốn, nguồn nhân lực, để chi nhánh chủ động trong thi công.
- Tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ chi nhánh trong việc mở rộng thị trường trong nước, đồng thời tổ chức săp xếp lại chi nhánh cho phù hợp với tình hình chung của đất nước trong quá trình phát triển, để có thể thực hiện được theo đúng định hướng phát triển của chi nhánh vươn lên trở thành doanh nghiệp có vị thế vững mạnh trên thị trường.
- Với tổng công ty: tổng công ty nên thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm về xây dựng các chỉ tiêu chung cho công ty và ngành để các đơn vị thành viên có mốc để so sánh từ đó có thể đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho từng đơn vị cụ thể.
Kết luận
Muốn tồn tại và phát triển được trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Tại công ty xây dựng số 15- chi nhánh Hà Nội thì việc nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn là mục tiêu của chi nhánh. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ nâng cao mức doanh thu, mức lợi nhuận đạt được trên tổng số vốn lưu động, đồng thời làm tăng cường uy tín cho chi nhánh trên thị trường.
Tài liệu tham khảo
1. Báo đầu tư ngày 21/02/2004.
2. Báo cáo tài chính của công ty xây dựng số 15 trong các năm 2002- 2005
3. Giáo trình địa lý kinh tế- Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Giáo trình Kinh tế đầu tư- Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Giáo trình kinh tế các ngành sản xuất vật chất- Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Giáo trình Lập và Quản lý dự án đầu tư- Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Nghị định 52/CP ngày 08/7/1999 về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
8. Quản trị tài chính doanh nghiệp- Nguyễn Hải San- Nhà xuất bản Trẻ.
9. Tạp chí kinh tế và dự báo số 7/1996.
10. Tạp chí xây dựng ngày 16/3/2004.
11. Thời báo kinh tế Việt nam số 29 ngày 08/3/2004.
12. Thời báo tài chính Việt nam ngày 03/3/2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32812.doc