Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội giai đoạn hiện nay tại BHXH quận Thanh XuânMỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 3
I. Tổng quan về BHXH 3
1. Sự cần thiết khách quan của BHXH 3
2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH 4
3. Đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH. 7
3.1. Đối tượng của BHXH. 7
3.2. Chức năng của BHXH. 7
3.3. Tính chất của BHXH. 8
4. Các nguyên tắc của BHXH. 8
5. Quỹ BHXH và hệ thống các chế độ trong BHXH. 10
5.1. Quỹ BHXH. 10
5. 2. Hệ thống các chế độ trong BHXH. 11
6. Hệ thống tổ chức quản lý BHXH. 12
II. Một số vấn đề về công tác thu BHXH 13
1. Vai trò của công tác thu BHXH . 13
2. Cơ sở pháp lý thực hiện thu BHXH . 14
2.1. Các văn bản pháp luật quy định chính sách BHXH . 14
2.2. Cơ sở pháp lý thực hiện thu BHXH 15
3. Các nhân tố tác động đến quản lý thu BHXH. 16
3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước. 16
3.2. Phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội. 17
3.3. Phụ thuộc vào công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH. 18
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN THANH XUÂN 19
I. Giới thiện chung về cơ quan BHXH quận Thanh Xuân. 19
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển quận Thanh Xuân. 19
2. Sự ra đời và phát triển của BHXH quận Thanh Xuân. 21
3. Hệ thống tổ chức bộ máy. 22
3.1.Về đội ngũ cán bộ. 22
3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy. 22
4. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan BHXH quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 24
4.1 Chức năng . 24
4.2: Nhiệm vụ. 25
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH quận Thanh Xuân. 26
6. Những thuận lợi, khó khăn của BHXH quận Thanh Xuân. 26
6.1. Thuận lợi. 26
6.2. Khó khăn. 27
7. Đối tượng tham gia BHXH thuộc phạm vi quản lý của BHXH quận Thanh Xuân 27
7.1. Đối tượng thu và mức thu BHXH. 27
7.2. Tình hình các đơn vị tham gia BHXH thuộc phạm vi quản lý của BHXH quận Thanh Xuân. 29
8. Công tác chi trả chế độ BHXH ở quận Thanh Xuân. 32
9. Công tác cấp phát sổ BHXH ở BHXH quận Thanh Xuân. 34
10. Công tác thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện chính sách BHXH ở quận Thanh xuân. 37
II. Thực trạng về công tác quản lý thu BHXH ở quận Thanh Xuân 39
1. Công tác thu BHXH ở quận Thanh Xuân. 39
2. Phương thức thu BHXH ở quận Thanh Xuân 44
3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý thu BHXH ở BHXH quận Thanh Xuân 44
3.1. Thuận lợi. 44
3.2. Khó khăn. 45
4. Phân cấp quản lý thu BHXH ở BHXH quận Thanh Xuân. 45
5. Công tác lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH quận Thanh Xuân. 46
6. Về tài khoản thu và chuyển tiền thu BHXH . 47
6.1. Về tài khoản thu. 47
6.2. Chuyển tiền thu BHXH . 48
7. Công tác lập và gửi báo cáo kết quả thu BHXH 48
7.1. Báo cáo nhanh 48
7.2. Báo cáo quý, năm. 49
8. Nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý thu BHXH ở quận Thanh Xuân chưa đạt kết quả cao và biện pháp khắc phục. 50
8.1. Nguyên nhân chủ quan. 50
8.2. Nguyên nhân khách quan 51
8.3. Giải pháp khắc phục. 52
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở QUẬN THANH XUÂN 54
1. Phương hướng và nhiệm vụ của BHXH quận Thanh Xuân năm 2003 54
2. Dự báo về số thu BHXH tại quận Thanh Xuân. 55
3. Một số giải pháp nhằm tăng cương công tác quản lý thu BHXH ở BHXH quận Thanh Xuân. 56
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
MỤC LỤC 64
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội giai đoạn hiện nay tại bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đóng BHXH .
8. Công tác chi trả chế độ BHXH ở quận Thanh Xuân.
Có thể nói rằng công tác chi trả BHXH là kết quả của quá trình thực hiện chính sách BHXH, là khâu cuối cùng của công tác giải quyết chính sách BHXH liên quan đến người lao động bị suy giảm sức lao động: chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi đã hoàn thành nghĩa vụ.
So với các quận khác trong thành phố Hà Nội quận Thanh Xuân có số lượng đối tượng hưởng chế độ BHXH tương đối lớn, do đó trách nhiệm của BHXH quận Thanh Xuân là phải thực hiện công tác chi trả cho các đối tượng phaỉ đảm bảo kịp thời, chính xác, công bằng góp phần ổn định đời sống cho người lao động.
Trong năm 2002 quận Thanh Xuân đã thực hiện chi trả 104,47 tỷ đồng cho các đối tượng hưởng chính sách BHXH, trong đó NSNN đảm bảo 56,64 tỷ đồng và quỹ BHXH đảm bảo 47,83 tỷ đồng. Công tác chi trả cụ thể như sau:
*/ Chế độ TNLĐ - BNN.
Tính hết ngày 32/12/2002 toàn quận có 678 người hưởng chế độ TNLĐ - BNN với tổng số tiền chi từ NSNN và quỹ BHXH là 0,91 tỷ đồng. Số đối tượng này được hưởng trợ cấp cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ mất sức lao động
Bảng3: Mức suy giảm khả năng lao động.
Mức độ suy giảm khả năng lao động
TRợ cấp hàng tháng
31% - 40%
0,4 tháng tiền lương tối thiểu
41% - 50%
0,6 tháng tiền lương tối thiểu
51% - 60%
0,8 tháng tiền lương tối thiểu
61% - 70%
1,0 tháng tiền lương tối thiểu
71% - 80%
1,2 tháng tiền lương tối thiểu
81% - 90%
1,4 tháng tiền lương tối thiểu
91% - 100%
1,6 tháng tiền lương tối thiểu
BHXH quận Thanh Xuân chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ MSLĐ - BNN thông qua ban chi trả của UBND các phường. Nhìn chung đời sống của họ và gia đình tương đối ổn định.
*/ Chế độ hưu trí.
Tính đến hết ngày 31/12/2002 toàn quận có 20.987 người hưởng chế độ hưu trí với tổng số tiền chi từ NSNN và quỹ BHXH là 97,47 tỷ đồng, đa số họ là đủ tuổi. BHXH quận Thanh Xuân không trực tiếp chi trả lương hưu tại cơ quan mà thông qua ban chi trả của UBND các phường. Nhìn chung đời sống của người về hưu tương đối ổn định.
*/ Chế độ tử tuất.
Tính đến hết ngày 31/12/2002 tổng số người bị chết trên toàn quận là 897 người với số tiền chi trả trích từ NSNN và quỹ BHXH cho thân nhân của họ là 1,75 tỷ đồng thông qua ban chi trả UBND các phường .
*/ Chế độ thai sản.
Tính đến hết ngày 31/12/2002 toàn quận có 1078 lao động nữ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản, với tổng số tiền trợ cấp trích từ NSNN và quỹ BHXH là 0,89 tỷ đồng
*/Chế độ trợ cấp ốm đau.
Tính đến hết ngày 31/12/2002 toàn quận có 13.456 người hưởng chế độ trợ cấp ốm đau với tổng số tiền chi trả là 3,5 tỷ đồng trích từ NSNN và quỹ BHXH .
Để đảm bảo chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH và đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên của hệ thống BHXH, quỹ BHXH được Chính phủ giao cho cơ quan BHXH quản lý. BHXH quận Thanh Xuân tổ chức thu BHXH của các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận hàng tháng là 20% trong đó của người sử dụng lao động là 15% tổng quỹ lương và của người lao dộng là 5% lương đưa vào quỹ BHXH và nhận phần tiền của NSNN chuyển sang để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH trước ngày 01/01/1995, vừa thực hiện chi trả cho các đối tượng hượng trợ cấp ngắn hạn và dài hạnh sau ngày 01/01/1995. Việc làm tốt công tác chi trả BHXH không ngoài mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nhất là các đối tượng sống bằng lương hưu trợ cấp của Nhà nước.
9. Công tác cấp phát sổ BHXH ở BHXH quận Thanh Xuân.
Sổ BHXH dùng để ghi nhận quá trình làm việc có đóng BHXH, là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH của người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật. Nó là cơ sở pháp lý nhằm xác lập mối quan hệ về BHXH giữa ba bên: Người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan BHXH. Chính vì thế sổ BHXH được thống nhất trong cả nước theo quy định chung về quản lý hồ sơ tài liệu. Sổ BHXH được BHXH Việt Nam thống nhất in ấn phát hành và tổ chức cấp cho người lao động tham gia BHXH theo quy định. Sổ BHXH ghi nhận kết quả đóng BHXH của mỗi người trước và sau ngày cấp sổ làm căn cứ cho việc thực hiện chế độ BHXH. Sổ BHXH được cấp trên cơ sở tờ khai để theo dõi và tiếp tục ghi chép kết quả đóng BHXH. Trên thực tế đối tượng cấp sổ BHXH được quy định theo quyết định sổ 2352/1999/QĐ - BHXH ngày 15/07/1999 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam bao gồm:
- Cán bộ, công chức, người lao động được quy định tại điều III Điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ.
- Cán bộ xã phường hưởng sinh hoạt phí được quy định tại điểm 1,2,3,4,5 điều III nghị định số 09/CP ngày 23/01/1998/của Chính phủ .
- Người lao động Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại điều I, điều III nghị định số 07/CP ngày 20/ 01/1995 của Chính phủ.
Trình tự cấp sổ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thuộc phạm vi quản lý của BHXH quận Thanh Xuân như sau:
+/ Người sử dụng lao động lập hai bảng danh sách đề nghị cấp sổ BHXH theo mẫu số 02/SBHXH gửi tới cho cơ quan BHXH quận Thanh Xuân .
+/ Bộ phận thu BHXH quận Thanh Xuân tiếp tục nhận danh sách đề nghị cấp sổ BHXH của người sử dụng lao động đối chiếu với danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH hàng tháng của người sử dụng lao động để xác định danh sách lao động được cấp sổ BHXH, đồng thời hướng dẫn người sử dụng lao động phương pháp tiến hành lập và xét duyệt tờ khai cấp sổ BHXH theo mẫu số 01/SBHXH.
+/ Người lao động kê khai 3 bản tờ khai cấp sổ BHXH, người sử dụng lao động căn cứ vào hồ sơ lý lịch và quá trình tham gia BHXH của người lao động để đối chiếu xác nhận, ghi rõ họ tên và đóng dấu lên chỗ quy dịnh tại tờ khai cấp sổ BHXH .
+/ Cán bộ thu BHXH quận Thanh Xuân tiến hành thẩm định, ký duyệt tờ khai cấp sổ BHXH của người lao động, sau đó ghi số sổ BHXH vào tờ khai cấp sổ BHXH đã duyệt và danh sách đề nghị cấp sổ BHXH. Căn cứ vào số sổ BHXH đã duyệt ghi trên tờ khai cấp sổ BHXH, danh sách cấp cho người sử dụng lao động. Sổ BHXH đã được ghi số sổ BHXH.
Người sử dụng lao động căn cứ vào danh sách tờ khai cấp sổ BHXH của người lao động đã được cơ quan BHXH quận Thanh Xuân xét duyệt, tiến hành ghi trên sổ BHXH, ký, ghi rõ họ tên.
Người lao động sau khi kiểm tra các nội dung ghi trên sổ BHXH, ký và ghi rõ họ tên.
Cơ quan BHXH quận Thanh Xuân sau khi đối chiếu với tời khai của người lao động, đóng dấu vào nơi quy định trên sổ BHXH và sau đó trả lại cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động quản lý sổ BHXH. Cơ quan BHXH quận Thanh Xuân không trực tiếp quản lý sổ BHXH của người lao động .
Với những quy định trên hiện nay BHXH quận Thanh Xuân đang quản lý các đối tượng sau:
+/ Số lao động làm việc trong khối hành chính sự nghiệp (HCSN) bao gồm:
- HCSNTW là 40 đơn vị với 5158 người.
- HCSNTP là 5 đơn vị với 258 người.
- HCSNQ là 72 đơn vị với 1394 người.
+/ Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) gồm:
- DNTW là 107 đơn vị với 21714 người.
- DNTP là 15 đơn vị với 6186 người.
+/ Số lao động lầm việc trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh(DNNQD) bao gồm 68 đơn vị với 1660 người.
Như vậy hiện nay BHXH quận Thanh Xuân có 307 đơn vị với 36.307 người tham gia BHXH. Đối tượng thuộc diện cấp phát sổ BHXH là những cán bộ công chức Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên, khối xã phường thị trấn. Công tác triển khai thực hiện cấp sổ BHXH cho các đối tượng lao động qua các năm đạt kết quả như sau:
Bảng 4:Số đối tượng được cấp sổ BHXH giai đoạn 1999 - 2002
Khối DN
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số LĐ
Sổ BHXH được cấp
Số LĐ
Sổ BHXH được cấp
Số LĐ
Sổ BHXH được cấp
Số LĐ
Sổ BHXH được cấp
DNNN
DNTP
DNNQD
HCTW
HCTP
HCQ
09
15569
4943
498
5031
215
112334
13780
1299
200
1805
100
1067
0
17414
5010
557
4735
209
1279
34
15706
1331
327
3028
198
113
0
19200
5888
961
5002
227
1325
34
17489
5305
701
4837
221
1091
0
21714
6186
1660
5158
258
1394
34
19678
5986
1576
4879
257
1234
0
Tổng
27413
18251
29241
20703
32637
29644
36404
33610
(Nguồn BHXH quận Thanh Xuân )
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động đăng ký cấp sổ BHXH ban đầu đã hoàn chỉnh. Số lao động còn lại chưa được cấp sổ nguyên nhân chủ yếu do hồ sơ không đầy đủ, số lao động tuyển dụng mới, số còn lại nhiều nhất là cán bộ xã phường, thị trấn theo nghị định số 09/CP/1998 của Chính phủ.
BHXH quận Thanh Xuân không trực tiếp quản lý sổ BHXH của người lao động mà giao cho chủsử dụng lao động quản lý. Cơ quan BHXH quận Thanh Xuân chỉ quản lý sổ BHXH khi người lao động thôi việc đóng BHXH để giải quyết chế độ trợ cấp một lần, lương hưu, hoặc tử tuất. Trong thời gian người sử dụng lao động quản lý sổ BHXH cơ quan BHXH quận Thanh Xuân luôn kiểm tra thường xuyên và đột xuất tình hình quản lý sổ BHXH, đối chiếu với tình hình và kết quả thu nộp BHXH nhằm giải quyết, chấn chỉnh kịp thời các sai sót. Trong quá trình kiểm tra BHXH quận Thanh Xuân đã phát hiện nhiều đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động cố tình làm sai trong công tác quản lý sổ BHXH như: Sổ BHXH có vết tẩy xoá, sai về ghi, xác nhận không đúng với thực tế. Trong năm 2002 BHXH quận Thanh Xuân đã lập biên bản xử lý 2 DNNQD đã làm sai quy định về quản lý sổ BHXH .
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được BHXH quận Thanh Xuân vẫn còn có những vướng mắc trong quá trình xét duyệt tờ khai cấp sổ BHXH cho người lao động như: Do một số dơn vị sử dụng lao động quản lý hồ sơ lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ dẫn đến hồ sơ bị thất lạc hoặc bị mất nhưng chưa bổ xung kịp thời. Để giải quyết được vấn đề này mặc dù BHXH quận Thanh Xuân đã kiến nghị lên BHXH Việt Nam và đã được BHXH Việt Nam có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng trong công tác quản lý hồ sơ song một số đơn vị cố tình làm sai quy định, chủ sử dụng lao động xác định qua loa, thiếu khách quan trung thực, tính hợp pháp chưa cao, chưa làm theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Vì vậy hồ sơ phải trả lại rất nhiều, gây khó khăn cho công tác cấp sổ BHXH .
10. Công tác thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện chính sách BHXH ở quận Thanh xuân.
Trong những năm qua BHXH quận Thanh Xuân cũng như Liên đoàn lao động quận đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra kiểm tra thực hiện chế độ BHXH của các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn quận để phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước, vi phạm quyền lợi của người lao động trong công tác quản lý để từ đó có những uốn nắn kịp thời. Qua các đợt kiểm tra của BHXH quận Thanh Xuân tại các doanh nghiệp cho thấy nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm như: Tỷ lệ các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH xã hội còn lớn, tình trạng thiếu, nợ đọng tiền đóng BHXH của một số doanh nghiệp còn tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn quỹ BHXH. Nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH nhiều năm hoặc có đóng thì thấp hơn theo quy định của điều lệ BHXH ... Thông quy công tác thanh tra, kiểm tra tại các dơn vị doanh nghiệp đã phát hiện ra được nhiều thiếu sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện chính sách đồng thời tập hợp được nhiều kiến nghị của người lao động và các địa phương để bổ xung vào điều lệ BHXH đã ban hành.
Ngoài ra để thực hiện tốt nhiệm vụ BHXH trên địa bàn, trong những năm qua BHXH quận Thanh Xuân luôn coi trọng yếu tố con người. Xác định đây là vấn đề quyết định đến sự phát triển của mình nên BHXH quận Thanh Xuân luôn chủ động kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức, thường xuyên chăm lo đến đời sống của cán bộ công chức tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ .
Hơn 5 năm hoạt động với những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế chính trị quận nhà, BHXH Thanh Xuân đã được tặng bằng khen của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội . Nhờ có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp Đảng uỷ, chính quyền các ngành trong thành phố Hà Nội và sự phấn đấu nỗ lực của từng cán bộ công nhân viên chức trong ngành, quận BHXH Thanh Xuân đã và đang tạo dựng được một niềm tin lớn đối với đối tượng và người lao động trong quận. Lấy mục tiêu phục vụ đối tượng và người lao động là trên hết, BHXH quận Thanh Xuân đã đầu tư có chiều sâu và hiệu quả trong công tác cán bộ và sử dụng cán bộ, xây dựng nội bộ đoàn kết thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ. Sự nghiệp phát triển của ngành BHXH đang mở ra một tương lai rộng lớn, song cũng không ít khó khăn thách thức đang đặt ra trước mắt đặc biệt là trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá ... Trong những năm tới BHXH quận Thanh Xuân phải đề ra được kế hoạch phát triển cho phù hợp với tinh thần chỉ đạo của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố Hà Nội để từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách BHXH, để ngày càng phục vụ tốt hơn đối tượng và người tham gia BHXH trên địa bàn quận.
II. Thực trạng về công tác quản lý thu BHXH ở quận Thanh Xuân
1. Công tác thu BHXH ở quận Thanh Xuân.
Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và lãnh đạo chính sách BHXH cũng đổi mới thích ứng. Điềuđó được thể rõ trong Bộ luật lao động và Điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12 CP ngày 26/ 01/ 1995 của Chính phủ với nội dung cơ bản của sự đổi mới như sau:
*/ BHXH dựa trên nguyên tắc có đóng mới có hưởng.
*/ Thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước và thành lập cơ quan chuyên trách về BHXH .
Trên cơ sở nguyên tắc có đóng mới có hưởng các chế độ BHXH đã đặc ra yêu cầu rất quyết định đối với công tác thu BHXH vì nếu không thu được phí BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động khi quỹ BHXH hoạt động hạch toán độc lập để giảm bớt gánh nặng bao cấp của ngân sách Nhà nước.
Thấm nhuần nguyên tắc trên ngay từ đầu mới thành lập BHXH quận Thanh Xuân đã rất coi trọng công tác thu, công tác này luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Nhờ vậy hơn 5 năm hoạt động (1997-2003) BHXH quận Thanh Xuân đã đạt được những thành tích cao trong công tác thu BHXH .
Bảng 5: Số thu BHXH của quận Thanh Xuân thời kỳ 1999 - 2002
( đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số thu BHXH
23,8
31,7
43,5
47,83
Số chi BHXH
58,05
77,75
97,94
104,47
( Nguồn BHXH quận Thanh Xuân )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số thu năm sau cao hơn năn trước.Điều
đó nói lên rằng BHXH đã được người sử dụng lao động và người lao động
nhận thức rõ ràng đúng đắn hơn, làm tăng nguồn thu BHXH .
Bảng 6: NSNN cấp bù cho BHXH quận Thanh Xuân 1999 – 2002
( Đơn vị tính: tỷ đồng )
Năm
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số thu
BHXH
23,8
31,7
43,5
47,83
Số chi
BHXH
58,05
77,75
97,94
104,47
NSNN
cấp bù
24,25
46,05
54,44
56,64
Tỷ lệ NSNN cấp bù (%)
105,069
45,268
25,149
118,419
( Nguồn BHXH quận Thanh xuân )
Trong thời kỳ 1999 – 2002 tổng thu BHXH quận Thanh Xuân không đủ để chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH bình quân hằng năm Nhà nước cấp bù là 45,345 tỷ đồng tương ứng với 123,476%.
Bảng 7: Biến động liên hoàn tổng thu BHXH thời kỳ 1999 – 2002
Chỉ tiêu
Năm
Số thu
BHXH
Biến động
Si (tỷ đồng)
Ti (%)
Ai (%)
1999
23,8
_
_
_
2000
31,7
7,9
1,33
0,33
2001
43,5
11,8
1,37
0,37
2002
47,83
4,33
1,09
0,09
Tổng
146,83
24,03
3,79
0,79
( Nguồn BHXQ Thanh Xuân )
Nếu so với năm 1999 thì số thu các năm của BHXH quận Thanh Xuân tăng lên gấp nhiều lần, trong 4 năm (1999 – 2002 ) tổng số thu đạt 146,83 tỷ đồng, riêng năm 2002 số thu đạt 47,83 tỷ đồng tăng 1,09% so với năm 2001.
Để đạt được thành tích trên BHXH Thanh Xuân đã tích cực rà soát tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia BHXH đối với những người sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia. Đồng thời đôn đốc kiểm tra đối chiếu tuyên truyền để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền BHXH phát sinh theo quỹ lương hàng tháng hàng năm.
Bên cạnh đó là công tác truy thu nợ động ngăn chặn không để công nợ phát sinh thêm, nhất là cố gắng tối đa hạn chế hiện tượng chây ỳ, nợ động lưu cữ chồng chất không còn khả năng thanh toán. Chỉ tiêu thu BHXH năm 2003 của BHXH quận Thanh Xuân là 80,5 tỷ đồng.
Để đạt được chỉ tiêu này BHXH quận Thanh Xuân đã trực tiếp phân công cán bộ hướng dẫn các đơn vị cơ quan lập danh sách lao động và tiền lương trên cơ sở tiền lương tối thiểu để đối chiếu với kết quả đóng BHXH, xác định thời gian và mức đóng làm cơ sở cho việc thực hiện BHXH. Bên cạnh đó phòng quản lý thu BHXH rà soát lại kết quả đóng BHXH cùng cơ quan đơn vị từ đó lên danh sách các đơn vị cơ quan còn nợ đọng hoặc đóng chậm, phân loại theo thời gian đóng 3 thánh, 6 tháng, 9 tháng trở lên để thông báo cho từng cơ quan đơn vị biết.
Cùng với công tác thu các công tác khác cũng được đẩy mạnh như đối chiếu tờ khai và hồ sơ gốc để thực hiện công tác cấp sổ BHXH, đảm bảo sổ BHXH làm cơ sở pháp lý để thực hiện các chế độ BHXH. Việc giải quyết quyền lợi về BHXH cũng được BHXH quận Thanh Xuân thực hiện công khai dân chủ. Bên cạnh đó BHXH quận Thanh Xuân còn đẩy mạnh việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp trên cơ sở phối hợp với các ngành các cấp, chính quyền sở tại phấn đấu thu đúng thu đủ và kịp thời .
Cũng như công tác thu BHXH ở khu vực hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước, công tác thu BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh cũng được BHXH quận Thanh Xuân coi trọng.
Xác định công tác thu BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là công việc mới và khó nhưng không thể không làm. cho nên hơn 5 năm qua BHXH quận Thanh Xuân đã không ngừng vận động các đơn vị lao động ở khu vực tham gia BHXH, thực hiện tốt các biện pháp để chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho người lao động, giải quyết các vướng mắc về chế độ BHXH cho người lao động. Vì thế số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) tham gia BHXH không ngừng tăng lên.
Bảng 8:Số DNNQD tham gia BHXH giai đoạn 1999 - 2002
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Số DNNQD
14
21
32
68
Số lao động
(người)
489
557
691
1660
Số thu BHXH
(tỷ đồng)
0,85
1,01
1,33
1,74
(nguồn BHXH quận Thanh Xuân)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, các DNNQD tham gia đóng BHXH cho người lao động có sự chuyển biến lớn qua các năm. Nếu như năm 1999 có 14 DNNQD tham gia đóng BHXH cho người lao động với số thu mới chỉ đạt 0,85 tỷ đồng thì đến năm 2002 con số DNNQD tham gia đóng BHXH cho người lao động lên đến 68 DN với số tiền thu BHXH là 1,74 tỷ đồng.
Sở dĩ số DNNQD và số thu BHXH tăng lên nhanh như vậy là do hầu hết các DNNQD mấy năm gần đây công việc làm ăn tương đối ổn định, thu nhập của người lao động cũng tăng lên... vì thế họ tham gia BHXH với ý thức chấp hành tốt. Nhưng bên cạnh đó số DNNQD trên địa bàn quận chưa tham gia BHXH cho người lao động hay tham gia với ý thức chấp hành chưa cao còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, lao động chủ yếu là thuê mướn, thu nhập không ổn định ... nên họ tìm mọi cách để né tránh không tham gia BHXH.
Đứng trước tình trạng đó quan BHXH quận Thanh Xuân đã áp dụng nhiều biện pháp như : đôn đốc thu, cử cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở để thực hiện việc chi trả, cấp sổ BHXH. Tuy nhiên làm thế nào để thu BHXH khu vực ngoài quốc doanh đạt kết cao, tạo sự công bằng bình đẳng cho người lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế là vấn đề đặt ra không ít khó khăn cấp bách cho BHXH quận Thanh Xuân trong giai đoạn hiện nay.
2. Phương thức thu BHXH ở quận Thanh Xuân
Trong những năm qua BHXH quận Thanh Xuân luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình đặc biệt là trong công tác thu BHXH . Chính vì thế về phương thức thu BHXH thì BHXH thực hiện theo quy định chung của Chính phủ ban hành cho BHXH Việt Nam là thu qua ngân hàng nên BHXH quận Thanh Xuân không trực tiếp thu BHXH của các đối tượng tham gia mà hàng tháng, hàng quý cán bộ thu BHXH quận căn cứ vào danh sách của các đơn vị nộp BHXH do BHXH thành phố Hà Nội gửi xuống đối chiếu với danh sách các đơn vị đóng trên địa bàn quận thông qua đại diện của cơ quan. Hàng tuần cán bộ thu thường xuyên xuống cơ sở làm nhiệm đối chiếu ngày nghỉ ... từ đó đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp đóng BHXH đặc biệt là các DNNQD.
Trên cơ sở đó BHXH quận Thanh Xuân phối hợp cùng các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn lập phiếu thu. Sau khi lập xong số tiền đó được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng. BHXH quận không trực tiếp thu tiền BHXH của các đối tượng tham gia BHXH mà theo phương thức thu qua ngân hàng. Toàn bộ số tiền mà BHXH quận Thanh Xuân thu trên tài khoản chuyên thu sẽ được chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH thành phố Hà Nội sau đó lại được chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam .
3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý thu BHXH ở BHXH quận Thanh Xuân
3.1. Thuận lợi.
BHXH quận thanh Xuân được tiếp nhận và kế thừa những kỹ năng công tác BHXH của đội ngũ công nhân viên chức từ hai ngành LĐTBXH và Liên đoàn lao động quận chuyển sang. Vì vậy từ những ngày đầu mới thành lập BHXH quận Thanh Xuân đã kịp thời có những kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của mình .
BHXH quận Thanh Xuân thường xuyên nhận được sự chỉ đạo kịp thời phù hợp từ BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội và các sở ban ngành trong quận.
BHXH quận Thanh Xuân có quan hệ với các cơ quan BHXH quận huyện khác trong thành phố. đây là điều kiện thuận lợi để hoàn thiện hơn nữa trong hoạt động BHXH ở quận Thanh Xuân.
3.2. Khó khăn.
Trong những năm qua hoạt động của BHXH quận Thanh Xuân đã đạt được nhiều thành tích trong công tác thu BHXH song cũng gặp không ít khó khăn.
Bước sang thời kỳ đổi mới khó khăn lớn nhất trong những năm đầu là sự chuyển biến nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc tham gia BHXH. Cơ chế mới dựa trên nguyên tắc có đóng, có hưởng vì vậy triển khai các mặt trong công tác BHXH gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong công tác thu. Số lượng trình độ chuyên môn của một số cán bộ viên chức trong nghành chưa đáp ứng được cho hoạt động BHXH trong thời kỳ mới với một số lượng công việc lớn trong việc triển khai thu BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động.
Tình hình kinh tế của quận trong thời gian qua có nhiều chuyển biến, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cuả các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH cho người lao động
4. Phân cấp quản lý thu BHXH ở BHXH quận Thanh Xuân.
Theo quy định về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm theo quýet định 2902/1999/QĐ - BHXH ngày 23/11/1999 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thì BHXH quận Thanh Xuân được BHXH thành phố Hà Nội phân cấp thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn quận.
- Các đơn vị do quận trưct tiếp quản lý.
- Các xã phường thị trấn.
- Các đơn vị ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Các đơn vị khác do BHXH thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ.
Trên cơ sở phân cấp của BHXH thành phố Hà Nội, hiện nay BHXH quận Thanh Xuân đang chụi trách nhiệm quản lý thu BHXH của các đơn vị HCSN, DNNN, DNNQD, khối xã phường, khối văn hoá giáo dục với tổng số 317 đơn vị. BHXH quận Thanh Xuân không phân cấp quản lý thu BHXH của các đơn vị SDLĐ cho từng người riêng lẻ mà trên cơ sở phân cấp của BHXH thành phố Hà Nội.
BHXH quận Thanh Xuân giao toàn bộ công việc cho bộ phận thu chụi trách nhiệm chung dưới sự chỉ đạo trực tiếp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Mỗi cán bộ trong ngành được phân cấp chuyên quản lý thu theo khối và không có tính chất cố định cho mỗi người, mà cán bộ thuộc bộ phận thu theo khối có trách nhiệm thay nhau giải quyết công việc chung.
Riêng đối với các DNNQD việc phân cấp quản lý thu theo khối sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định rõ đối tượng thu, trên cơ sở đó cán bộ phụ trách thu sẽ lập danh sách lao động của từng đơn vị, cùng với tổng quỹ lương hàng tháng của người lao động sau đó cán bộ thu rà soát, phân loại số lượng đơn vị đóng trên địa bàn từng phường trong quận.Trên cơ sở đó có kết quả thu nộp của các năm trước thì xây dựng biện pháp và kế hoạch thu sát với tình hình thực tế.
5. Công tác lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH quận Thanh Xuân.
Theo quy định về quản lý thu BHXH thuộc BHXH Việt Nam thì hàng năm BHXH quận Thanh Xuân căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH quận quản lý gửi lên trước ngày 10/10 hàng năm. Trên cơ sở đó BHXH quận Thanh Xuân thực hiện kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc, nắm bắt tình hình thu nộp BHXH theo tháng, quý, năm của các đơn vị sau đó lập kế hoạch thu cho năm sau gửi cho BHXH thành phố Hà nội trước ngày 20/10. Mục đích của công tác lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH là nhằm xây dựng tổng mức thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quận.
Trên thực tế do đặc thù của các DNNQD thường có biến động trong quả trình sử dụng lao động do chủ yếu là thuê mướn và làm hợp đồng song thực tế nhiều chủ DNNQD chưa thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng nên gây khó khăn cho việc xác định tiền lương làm cơ sở đóng BHXH. Nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên 10 lao động nhưng khi kê khai lao động để đóng BHXH thì giấu bớt để trốn đóng BHXH .Thực tế công tác lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH là căn cứ vào danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động và công tác thu BHXH của các đơn vị đến thời điểm lập kế hoạch, cho nên khi BHXH quận Thanh Xuân tiến hành kiểm tra, đối chiếu danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH tại các đơn vị với danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH do đơn vị gửi lên thì kết quả cho thấy nhiều doanh nghiệp kê khai lao động và quỹ lương trích nộp BHXH là sai so với thực tế. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến công tác lập và xét duyệt kế hoạch thu. Mặt khác khi đơn vị lập danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH thì thường để mức lương cũ, không điều chỉnh theo mức lương mới cho người lao động cho nên tổng quỹ lương đóng BHXH thường thấp không phù hợp với thực tế.
Chính vì vậy làm thế nào để thiết lập được kế hoạch thu BHXH sát với tình hình thực tế của đơn vị đây là vấn đề đặt ra không ít khó khăn cho BHXH quận Thanh Xuân .
6. Về tài khoản thu và chuyển tiền thu BHXH .
6.1. Về tài khoản thu.
BHXH quận Thanh Xuân thu BHXH bằng hình thức chuyển tài khoản nhưng không trực tiếp mở tài khoản chuyên thu, mà tuỳ theo điều kiện thực tế ở địa phương Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội quyết định mở tài khoản chuyên thu được thực hiện: Một tài khoản ở ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mmột tài khoản ở kho bạc Nhà nước. Đơn vị nào có tài khoản mở tại ngân hàng thì nộp tiền thu BHXH tại tài khoản chuyên thu của BHXH mở tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Còn đơn vị nào có tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước thì nộp tiền thub tại tài khoản chuyên thu của BHXH mở tại kho bạc Nhà nước.
6.2. Chuyển tiền thu BHXH .
Hàng tháng sau khi nhận tiền nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động qua tài khoản chuyên thu, BHXH quận Thanh Xuân chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH thành phố Hà Nội hai kỳ vào ngày 10 và ngày 25. Kết thúc thời gian làm việc trong ngày cuối cùng của năm BHXH quân Thanh xuân phải chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH có trên tài khoản chuyên thu BHXH của mình về BHXH thành phố Hà Nội.
Song trên thực tế việc chuyển tiền thu BHXH có trên tài khoản chuyên thu của quận về tài khoản chuyên thu BHXH thành phố Hà Nội thường chậm hơn theo quy định bởi các đơn vị sử dụng lao động trongvquá trình sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn, do đó việc thanh toán tiền lương cho người lao động thường chậm trễ.
Mặt khác các DNNQD thường kê khai số lao động để nộp BHXH thấp hơn số lao động thực tế, thậm chí nhiều chủ sử dụng lao động cố tình né tránh việc thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động...cùng với đó là việc nợ đọng BHXH kéo dài. Điều đó dẫn đến việc chuyển tiền thu BHXH của quận Thanh Xuân về tài khoản chuyên thu BHXH thành phố Hà Nội thường bị chậm trễ. Đây là một trong những khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ BHXH của quận Thanh Xuân.
7. Công tác lập và gửi báo cáo kết quả thu BHXH
7.1. Báo cáo nhanh
BHXH quận Thanh Xuân báo cáo nhanh tình hình thực hiện thu BHXH trên địa bàn quận hàng thánh theo mẫu soó 6/BCT nhằm mục đích giúp BHXH thành phố Hà Nội nắm tiến độ thu nộp BHXH của quận để từ đó có phương hướng giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Thời gian lấy số liệu báo cáo tính hết ngày 10, 20, 30, 31 hàng tháng .
- Thời gian lập định kỳ từ ngày 01 đến ngày 10, từ ngày 11 đến hết ngày 20, từ ngày 21 đến cuối tháng . Sau khi lập xong BHXH quân Thanh Xuân gửi lên cho BHXH thành phố Hà Nội 12, 22 và ngày 02 tháng sau. Việc lập và gửi báo cáo kết quả thu BHXH được căn cứ vào sổ theo dõi chi tiết, tổng hợp số đã thu, đã nộp BHXH và đã chứng nộp.
7.2. Báo cáo quý, năm.
BHXH quận Thanh Xuân báo cáo tình hình thu trên địa bàn quận theo quý với mẫu số 07/BTC nhằm mục đích phản ánh tình hình thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH quận Thanh Xuân quản lý.
Thời điểm lấy số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến ngày cuối tháng, cuối quý nếu là báo cáo quý và từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 nếu là báo cáo năm.
Thời gian gửi báo cáo năm. BHXH quân Thanh Xuân báo cáo theo mẫu số 07/BTC gửi cho BHXH thành phố Hà Nội trước ngày 15 tháng đầu quý sau nếu là báo cáo quý và trước ngày 20/ 01 năm sau nếu là báo cáo năm.
Công tác lập báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH theo mẫu số 07/BTC do BHXH quận lập đối với đơn vị sử dụng lao động do BHXH quận trực tiếp quản lý và gửi cho BHXH thành phố Hà Nội. Chính vì thế đòi hỏi cán bộ thuộc bộ phận thu BHXH phải thường xuyên bám sát cơ sở, đối chiếu, đôn đốc nắm bắt tình hình nộp BHXH theo từng tháng, quý của các đơn vị cơ sở. Cụ thể là chuyển từ quản lý các cơ sở theo địa bàn sang quản lý theo khối đảm bảo sát sao và chặt chẽ hơn.
Trên cớ sở đó lập và nắm chắc báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo thường xuyên của BHXH thành phố Hà Nội đối với từng đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các DNNQD do sản xuất kinh doanh không ổn định cố tình dây dưa nộp chậm. Đây là vấn đề đặt ra không ít khó khăn cho đội ngũ cán bộ viên chức làm nghiệp vụ thu BHXH nói riêng và của cơ quan BHXH quận Thanh Xuân nói chung.
8. Nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý thu BHXH ở quận Thanh Xuân chưa đạt kết quả cao và biện pháp khắc phục.
8.1. Nguyên nhân chủ quan.
*/ Về phía chủ doanh nghiệp.
Do người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động theo quy định. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa có quy định về cơ chế quản lý rõ ràng và không có biện pháp ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện đóng BHXH cho người lao động và còn lỏng lẻo trong quá trình quản lý và sử dụng lao động dẫn đến tình trạng có đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký sử dụng lao động hay khi sử dụng lao động không có hợp đồng cụ thể, không đảm bảo các quy định của luật lao động.
Do đó cơ quan BHXH không có cơ sở xác định hình thức hợp đồng lao động để khai thác lao động thuộc diện BHXH bắt buộc. Một số doanh nghiệp tuy có tên song hoạt động không ổn định, không thường xuyên. Mặt khác nhiều doanh nghiệp chưa nghiêm túc trong việc thực hiện luật lao động và điều lệ BHXH bắt buộc ban hành kèm theo nghị định 12/CP của Chính phủ. Tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên khá phổ biến làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thu BHXH các DNNQD ở BHXH quận Thanh Xuân không đạt hiệu quả.
Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp hợp đồng với lao động theo thời vụ hoặc theo công trình khoán gọn, một số doanh nghiệp hoạt động mang tính chất gia đình tự thu tự chi có việc thì làm không có việc thì nghỉ. Nói tóm lại đa số các DNNQD trong quận chưa có tổ chức Công đoàn do đó chưa có đại diện hợp pháp bảo vệ quyền lợi của người lao động.
*/ Về phía người lao động.
Hầu hết người lao động trong các DNNQD chưa biết và chưa hiểu hết về BHXH họ nghĩ rằng chỉ có cán bộ công chức Nhà nước mới phải tham gia BHXH. Mặt khác trong điều kiện hiện nay nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tìm được việc làm là khó, nếu mất việc làm thì đời sống của người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nếu đòi hỏi thì sợ mất việc hay bị cắt xén tiền lương... do đó họ không giám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình.
*/. Về phía cơ quan BHXH.
Do BHXH quận Thanh Xuân mới thành lập nên việc tập trung chỉ đạo và khảo sát điều tra nắm bắt tình hình của các DNNQD chưa đạt hiệu quả, chưa đầu tư cho công tác tuyên chuyền chính sách BHXH. Do đó mặc dù quận đã tiến hành nhiều lần mở hội nghị triển khai thực hiện chế độ BHXH cho người lao động ở các DNNQD, song chưa thu hút được các đơn vị sử dụng lao động.
Mặt khác cơ quan BHXH chưa chủ động phối hợp với các ban ngành có liên quan, việc tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và ủng hộ của các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương chưa thường xuyên, chưa cụ thể. BHXH quận Thanh Xuân còn phụ thuộc vào cơ chế tài chính của ngành, không có nguồn tài chính phục vụ cho công tác khai thác BHXH đối với loại hình này do đó không khuyến khích được sự tham gia BHXH của các DNNQD.
8.2. Nguyên nhân khách quan
Trong thời gian qua bên cạnh những thuận lợi góp phần không nhỏ vào công tác quản lý thu BHXH đạt kết quả cao thì cũng có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng làm giảm nguồn thu BHXH như: Do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được ... do đó số đơn vị đóng chậm BHXH đến hai quý chiếm đến 30%, thường xuyên có 20 - 30 đơn vị nợ trên 100 triệu đồng gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu BHXH.
Mặt khác nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, bởi vậy mà một số doanh nghiệp chưa thích ứng với điều kiện mới, làm ăn thua lỗ và phụ thuộc vào việc thanh toán của đối tác nước ngoài dẫn đến thu nhập của người lao động thấp, không ổn định, việc thanh toán tiền lương cho người lao động thường xuyên bị chậm, không đúng. Các doanh nghiệp cơ khí, gia công cơ khí tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp xây dựng giao thông tuy không thiếu việc làm song quá trình bàn giao công trình và thanh quyết toán gặp nhiều khó khăn nên khả năng đóng BHXH của các doanh nghiệp là thấp. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu BHXH các DNNQD.
Trên đây là những nguyên nhân khác quan, chủ quan dẫn tới công tác thu BHXH của các DNNQD ở BHXH quận Thanh Xuân không đạt kết quả so với tổng số thu cần khai thác.
8.3. Giải pháp khắc phục.
Để giải quyết được những khó khăn trên BHXH quận Thanh Xuân đã có có những biện pháp hợp lý và kịp thời mà trước hết là:
- Trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH: Xác định đây là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kế hoạch thu, chi BHXH hiện và tương lai, nên BHXH quận Thanh Xuân đã quản lý đối tượng tham gia BHXH một cách chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình tăng giảm đối tượng do chuyển đi chuyển đến hay chết để đảm bảo công tác thu chi được kịp thời
- Về công tác cấp sổ BHXH: BHXH quận Thanh Xuân đã tiến hành giải quyết tình trạng tồn đọng về thủ tục hồ sơ, thường xuyên kiểm tra số lao động trong các doanh nghiệp sản xuất phối hợp với các cấp, các ngành trong quận để công tác BHXH được triển khai thuận lợi nhanh chóng đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
- Về công tác thu quỹ BHXH: BHXH quận Thanh Xuân đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nhanh chóng đưa vào quỹ BHXH đối với các cá nhân tổ chức doanh nghiệp cố tình dây dưa hoặc cố tình trốn tránh không đóng hoặc đóng chậm BHXH.
- Công tác chi trả BHXH: Đối với các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN BHXH quận Thanh Xuân đã kết hợp giữa hai bên giám định y tế và cơ quan BHXH để đảm bảo sự công bằng, giải quyết nhanh đúng chế độ chính sách đối với người lao động, để họ yên tâm công tác tin tưởng vào ngành BHXH.
Bên cạnh đó BHXH quận Thanh Xuân còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH bằng nhiều hình thức như: Đài phát thanh, tờ rơi... cho người lao động, tổ chức cho các cán bộ Công đoàn cơ sở doanh nghiệp.
Như vậy ngay từ ngày đầu mới thành lập BHXH quận Thanh Xuân đã sớm hoà nhập vào hệ thống BHXH của cả nước và đã tạo nên một niềm tin vững chắc đối với người lao động trong quận. Hàng năng thu về cho quỹ BHXH trên chục tỷ đồng ,góp phần phát triển kinh tế xã hội trong quận nói riêng và xã` hội nói chung
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở QUẬN THANH XUÂN
1. Phương hướng và nhiệm vụ của BHXH quận Thanh Xuân năm 2003
Cho đến nay BHXH quận Thanh Xuân đã trở thành một đơn vị không thể thiếu được trên địa bàn quận, đã mang lại cho người dân trong quận sự tin tưởng và thu hút được một lực lượng lao động tham gia BHXH. Trong thời gian tới BHXH quận Thanh Xuân sẽ luôn thực hiện tốt nhiệm vụ để khỏi phụ lòng những người đã tin tưởng. Nhiệm vụ đặt ra cho BHXH quận Thanh xuân năm 2003 như sau:
*/ Trong công tác thu BHXH :
Căn cứ vào thông báo số 118 ngày 08/03/2003 của BHXH thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu thu BHXH cho BHXH quận Thanh Xuân là 80,5 tỷ đồng. Đây là chỉ tiêu quá cao so với mức thực tế khó có khả năng hoàn thành song BHXH quận Thanh Xuân xác định đây là chỉ tiêu mang tính phân lệnh do cấp trên giao, vì vậy BHXH quận Thanh Xuân đã tổ chức thực hiện với sự nỗ lực cao nhất. Trong quá trình thực hiện khi cần thiết BHXH quận Thanh Xuân đề nghị cấp trên điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế. Trước mắt từng đồng chí phụ trách khối đôn đốc các đơn vị ngoài quốc doanh có số lao động trong quy định chưa tham gia đóng BHXH đưa vào thu, phấn đấu đến mức cao nhất.
*/ Nhiệm vụ chi BHXH:
Tổ chức xét duyệt chi trả các chế độ BHXH kịp thời, chính xác, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi lương hưu, cấp BHXH thường xuyên, đảm bảo an toàn chính xác kịp thời hoàn thành công tác lập phiếu trung gian cho 6 tháng đầu năm 2003.
*/ Làm tốt việc tiếp nhận việc chuyển đi, chuyển đến, các thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho các đối tượng một cách nhanh chóng chính xác.
Thực hiện việc sắp xếp hồ sơ quản lý bổ xung theo hướng dẫn của BHXH thành phố Hà Nội đảm báo chỉ tiêu dễ thấy.
*/ Phối hợp với cơ sở đối chiếu tờ khai cấp sổ BHXH và hoàn thiện hồ sơ để BHXH cấp sổ BHXH.
*/ Phấn đấu xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, trong sạch.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên BHXH quận Thanh Xuân phải tiếp tục tự hoàn thiện mình, nâng cao uy tín chất lượng. Bên cạnh đó BHXH quận Thanh Xuân phải luôn đổi mới phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế phát triển sẽ thu hút nhiều lao động và thu nhập của người lao động được nâng cao điều đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội và tăng thu cho quỹ vì thế BHXH quận Thanh Xuân phải làm thế nào để thu hút được sự tham gia BHXH của các DNNQD có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
2. Dự báo về số thu BHXH tại quận Thanh Xuân.
Căn cứ để dự báo:
- Mức lương làm căn cứ đóng BHXH bình quân một người lao động.
- Tỷ lệ đóng BHXH, tổng thu của người sử dụng lao động và người lao động.
- Số người tham gia BHXH.
Bảng 9: Dự báo về số thu BHXH giai đoạn đến 2010
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2003
2005
2010
Số thu BHXH
80,5
246,7
948,8
(Nguồn BHXH quận Thanh Xuân)
Như vậy nếu theo dự báo thì đến năm 2005 thì số thu BHXH của quận Thanh Xuân là 166,7 tỷ đồng và năm 2010 số thu BHXH là 276,8 tỷ đồng. Điều này dự báo số thu BHXH sẽ tiến triển tốt và khẳng định luật BHXH đời là một tất yếu khách quan, tạo nền móng vững chắc cho hoạt động tồn tại của BHXH.
3. Một số giải pháp nhằm tăng cương công tác quản lý thu BHXH ở BHXH quận Thanh Xuân.
Về mặt quản lý Nhà nước.
1.1. Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Trong thực tế mọi hoạt động kinh tế xã hội đều cần đến sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.Hoạt động BHXH luôn cần đến sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước vì mục tiêu của ngành là mục tiêu phục vụ con người vì lợi ích của người lao động mục tiêu đó suy cho cùng chính là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để cho ngành phát triển đúng định hướng đã đề ra.
1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Xã hội ngày càng phát triển thì các hoạt động kinh tế xã hội càn có sự đảm bảo pháp lý. Trong đó mỗi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta cần phải tăng cường tính pháp lý của các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ thu nộp BHXH của các doanh nghiệp cụ thể là:
Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành luật BHXH trong đó chú ý đến các hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp, đơn vị không đóng, đóng chậm, nợ đọng BHXH.
Sắp xếp rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy đã ban hành trong lĩnh vực BHXH để sửa đổi, bổ xung cho phù với đIều kiện kinh tế hiện nay.
Ban hành các văn bản pháp quy mới để thực hiện loại hình BHXH, tạo cơ chế chính sách BHXH phù hợp với cơ chế đổi mới của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho người lao động ở tất cả các thành phần kinh tế tham gia BHXH. Nhà nước tạo mọi điều kiện phát triển và tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho BHXH ngày càng phát triển.
Đối với quỹ BHXH nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ đảm bảo quỹ BHXH chi trả cho các chế độ BHXH, có như vậy mới đảm bảo cho quỹ BHXH tồn tại và phát triển, đồng thời ổn định đời sống cho người lao động và ổn định xã hội.
Về mặt quản lý sự nghiệp BHXH.
2.1. Về đối tượng tham gia và đối tượng được hưởng.
- Luật lao động ra đời (1994) đã có hẳn một chương về BHXH. Chương này đã cụ thể hoá rất chi tiết về đối tượng tham gia và được hưởng, mức đóng góp, thời gian đống góp.
- Nghị định 12CP và 19/CP về BHXH (1995) ra đời hớng dẫn việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động .
Theo 3 văb bản nói trên đối tượng tham gia BHXH đã tăng lên, các đơn vị sử dụng lao động ngày một đa dạng phong phú điều đó nói lên tiềm năng của BHXH còn rất nhiều, cơ cấu các loại đối tượng tham gia cũng có những sự thay đổi rõ nét. Đối tượng được hưởng chế độ BHXH cũng được quản lý chặt chẽ bằng sổ BHXH. Vì thế BHXH quận Thanh Xuân cần phải xác định rõ đối tượng thu BHXH, phải xác định tiềm năng thu BHXH của khối DNNQD. Trong những năm tới việc tập trung khai thác nguồn thu BHXH ở khu vực này là rất quan trọng, không chỉ góp phần hoàn thành chỉ tiêu thu mà quan trọng hơn là góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Nắm chắc chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước và quy định quản lý của ngành để tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng chính quyền thành phố Hà Nội sự giúp đỡ của các ngành liên quan, đặc biệt là phải gắn kết chặt chẽ mối quan hệ ba bên (người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH ). Tạo sự phối hợp đồng bộ kịp thời trong việc thu nộp và giải quyết chế độ BHXH. Thực hiện đúng điều lệ BHXH cùng với các văn bản quy định về quản lý thu chi BHXH.
2.2. Về quản lý số thu BHXH.
Trên cơ sở xác định và quản lý chặt chẽ số đối tượng phải thu BHXH cơ quan BHXH quận Thanh Xuân phải quản lý số tiền thu được theo đúng chế độ thống kê và kế toán hiện hành của Nhà nước đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp.Hằng năm cơ quan BHXH quận Thanh Xuân phải lập kế hoạch thu một cách chặt chẽ, sát với thực tế và trình lên cấp trên xét duyệt. Đối với các đối tượng nợ đọng số tiền đóng BHXH thì BHXH quận Thanh Xuân phải báo cáo lên cấp trên và có biện pháp truy thu. Nếu số nợ đọng kéo dài thì BHXH quận Thanh Xuân có thể làm việc trược tiếp với các cấp lãnh đạo chính quyền để động viên đưa ra các biện pháp mạnh nhằm truy thu tiền BHXH.
2.3. Trong công tác chi trả các chế độ BHXH.
BHXH quận Thanh Xuân phải quản lý chặt chẽ đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH trên địa bàn quận cơ sở lập danh sách từng tháng các đói tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên:
Đối tượng được hưởng trợ cấp một lần. BHXH quận Thanh Xuân dựa vào danh sách các đối tượng được hưởng do cơ quan, đơn vị doanh nghiệp báo cáo lên để thực hiện chi trả.
Đối với những trường hợp người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần, chủ sử dụng lao động phải báo cáo và cơ quan BHXH quận Thanh Xuân phải kiểm tra lại xem số đối tượng này được hưởng một lần có tính đến tiền lương đang làm trước khi chết hay không.
Đối với những trường hợp đối tượng được trợ cấp thường xuyên thì BHXH quận Thanh Xuân phải lập kế hoạch chi để cơ quan BHXH cấp trên xét duyệt.
Đối với những trường hợp chi trả một lần BHXH quận Thanh Xuân cùng với các chủ sử dụng lao động ỏ chức chi trả theo đúng nguyên tắc tài chính của cơ quan doanh nghiệp cũng như của BHXH. Số tiền chi trả phải được hạch toán riêng theo các chế độ.
Tổ chức xét duyệt và chi trả các chế độ BHXH kịp thời đầy đủ đến tận tay từng đối tượng được hưởng.
Tăng cường phối hợp với các cấp uỷ Đảng chính quyền thành phố Hà Nội trong việc thanh tra, kiểm tra sử phạt những trường hợp vi phạm về luật lao động, Điều lệ BHXH có các biện pháp ràng buộc các đơn vị sử dụng lao động né tránh không tham gia BHXH.
Xét duyệt và thực hiện đúng chế độ, chính sách BHXH tạo nên sự công bằng giữa những người tham gia BHXH, đảm bảo có đóng góp thì mới có hưởng thụ, tăng cường kiểm tra tránh hiện tượng tiêu cực thất thoát nguồn quỹ.
2.4. Công tác thông tin tuyên truyền.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền dưới nhiều hình thức đặc biệt mỗi cán bộ chuyên quản phải thực sự là một tuyên truyền viên. Bên cạnh đó phảI tổ chức điều tra thống kê tổng hợp nắm chắc số liệu về đối tượng tham gia BHXH, xem xét giải quyết các vướng mắc của đối tượng một cách thoả đáng về chế độ BHXH.
2.5.Trong công tác cán bộ.
Khi sát nhập BHYT vào BHXH thì BHXH quận Thanh Xuân phải nhanh chóng hoàn thiện khâu tổ chức mà trước hết là tổ chức cán bộ. Giữ vững đoàn kết thống nhất trong nội bộ cán bộ trong cơ quan đề cao trách nhiệm tinh thần trách nhiệm của ngành, kiện toàn tổ chức sắp xếp công nhân viên một cách hợp lý, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ viên chức có đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.6. Việc quản lý sổ BHXH.
BHXH quận Thanh Xuân phải thực hiện đúng đầy đủ các quy định của tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và BHXH thành phố Hà Nội.
- BHXH quận Thanh Xuân cần đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nghiệp vụ, từng bước hoàn thiện và truy cập thông tin trên mạng nhanh chóng chính xác về quá trình đóng BHXH của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Tổ chức thống kê tổng hợp nắm chắc đối tượng tham gia BHXH xác định được những vấn đề còn vướng mắc, có những biện pháp sử lý kịp thời.
Sự nghiệp phát triển của nghành BHXH đã và đang mở ra một tương lai rộng lớn, song cũng không ít khó khăn thách thức đang đặt ra trước mắt, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá- hiên đại hoá. Trong những năm tới BHXH quận Thanh Xuân phải đề ra được kế hoạch phát triển cho phù hợp với tinh thần chỉ đạo của BHXH Việt Nam và thành phố Hà Nội, từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách BHXH để phục vụ tốt hơn đối tượng và người lao động tham gia BHXH trong quận.
KẾT LUẬN
Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội của một nước. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay BHXH đang trở thành nhu cầu cấp bách và đòi hỏi khách quan của người lao động. BHXH là phương tiện để bảo vệ che chở người lao động khỏi ảnh hưởng trực tiếp của những hạn chế trong cơ chế kinh tế mới và là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội.
Các Mác đã nói: “Người hạnh phúc nhất là người đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Tham gia BHXH là biện pháp giúp cho người được bảo hiểm tự lo cho mình. Tự bảo vệ mình tốt nhất, hạn chế đến mức thấp nhất sự phụ thuộc vào các chính sách xã hội, tránh được những khó khăn đột xuất về tài chính. Mặt khác, không may gặp rủi ro, hoạn nạn, góp phần hỗ trợ các chính sách xã hội và Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn chung của xã hội, tạo tình cảm ” lá lành đùm lá rách“ khơi dậy truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.
Thời kỳ đổi mới với những kết quả quan trọng trên mặt trận kinh tế đã tạo tiền đề vững chắc cho những đổi mới tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Nhằm đảm bảo chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người lao động trước những rủi ro: ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghỉ hưu...BHXH đã nhanh chóng trở thành lĩnh vực quan trọng hàng đầu của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.
Bảo hiểm quận thanh Xuân từ khi thành lập đến nay luôn quán triệt phương trâm phục vụ đối tượng tham gia BHXH là cách tốt nhất để phát triển và là phương trâm hành động của mình, đồng thời không ngừng cải tiến các quy trình, thủ tục, nghiêm túc trong kỹ thuật nghiệp vụ đã giúp cơ quan BHXH quận Thanh Xuân đảm bảo đúng và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, góp phần đắc lực phục sự phát triển ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn toàn quận nhà.
Trong những quy trình mà BHXH quận Thanh Xuân coi trọng thì công tác quản lý thu BHXH được đánh giá là công tác hàng đầu bởi có thu đúng thu đủ thu kịp thời thì mới chi đúng chi đủ 5 chế độ cho người lao động. Ngoài ra công tác quản lý thu BHXH còn có vai trò quan trọng việc góp phần hình thành đảm bảo sự phát triển tăng trưởng quỹ. Để BHXH quận Thanh Xuân hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt hơn nhu cầu về bảo hiểm em đã nghiên cứu đề tài: “Công tác quản lý thu BHXH giai đoạn hiện nay, thực trang và giải pháp “.
Trong thời gian thực tập ở cơ quan BHXH quận Thanh Xuân, vì thời gian thực tập chưa dài nên cũng chưa phản ánh hết những mặt mạnh của BHXH quận cũng như những hạn chế, vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý thu. Bài viết này cũng chỉ đưa ra những ý kiến và đề xuất nhằn giúp BHXH quận Thanh Xuân có thêm tài liêụ tham khảo nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách BHXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bảo hiểm- nhà xuất bản thống kê năm 2000
2. Giáo trình Luật lao động- nhà xuất bản giáo dục năm 1997
3. Các định chế hướng dẫn kinh doanh bảo hiểm- nhà xuất bản thống kê năm 1998
4. Điều lệ BHXH( ban hành kèm theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ
5. Giáo trình thanh tra Nhà nước về bảo hiểm- nhà xuất bản thống kê năm 2000
6. Giáo trình quản lý tài chính doanh nghiệp bảo hiểm- nhà xuất bản thống kê năm 2000
7. Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh - nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 1999
8. Tạp chí BHXH các số năm 2003
9. Hỏi đáp về chế độ BHXH
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBH1022.doc