Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây có nhiều kết quả khả quan nhưng cũng không ít mặt hạn chế. Nguyên nhân từ các yếu tố chủ quan, bên trong của tỉnh cũng như các yếu tố khách quan không thể tránh khỏi khi bước vào quá trình hội nhập.
Những kết quả đạt được cho thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự tăng trưởng kinh tế, mặt khác cho thấy các doanh nghiệp này đã đầu tư đúng hướng vào sản xuất kinh doanh và thể hiện đúng đắn của công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp của địa phương. Thái Bình cùng với lợi thế so sánh thuận lợi cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của chiến lược phát triển của nghành Thương mại Dịch vụ để có sự quan tâm đầu tư công sức và tài chính hợp lý nhằm tạo nên bước đột phá dựa trên một hệ thống, các biện pháp, các chiến lược thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Hy vọng trong các giai đoạn tiếp theo, Thái Bình với hệ thống quản lý Nhà nước hoàn chỉnh, cơ chế chính sách thông thoáng, tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao, cơ sở hạ tầng và nguồn lực đảm bảo sẽ là tiền đề quan trọng để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mạnh dạn, tin tưởng triển khai các dự án đầu tư có hiêu quả trên địa bàn nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình phân tích về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình em chia thành hai giai đoạn như sau:
1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2005.
Trong 5 năm 2001 – 2005 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Thái Bình đạt 11.416 tỷ đồng, vượt 906 tỷ đồng so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra và gấp 2,61 lần giai đoạn 1996 – 2000. Trong 5 năm Thái Bình đã thu hút 36 dự án đăng ký đầu tư vốn FDI với tổng vốn đầu tư 47,310 triệu USD, các dự án đi vào sản xuất - kinh doanh giải quyết việc làm cho hơn 41 nghìn lao động.
So với nhiều tỉnh thành phố khác những con số trên quả thực còn rất khiêm tốn, song với Thái Bình đó là kết quả của những nỗ lực đáng ghi nhận. Các dự án đầu tư nhanh chóng được triển khai đã đem lại tác động tích cực: cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ.
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2005
S TT
Năm
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Bình quân
Năm
1
Số dự án đăng ký
Dự án
1
3
7
11
14
7,2
2
Vốn đăng ký
Triệu USD
0,213
4,585
9,226
13,805
19,481
9,462
3
Vốn thực hiện
Triệu USD
4,515
2,083
2,020
4,024
4,66
3,46
4
Quy mô vốn thực hiện bình quân 1 dự án
Triệu USD
0,47
0,47
0,47
0,47
0,47
0,47
5
Vốn thực hiện * 100%
Vốn đăng ký
%
2.119,7
45,43
21,894
29,148
23,92
448,02
6
So sánh
a, So sánh định gốc
- Vốn đăng ký
- Vốn thực hiện
b, So sánh liên hoàn
- Vốn đăng ký
- Vốn thực hiện
%
-
-
-
-
2.152,5
46,135
2.152,5
46,135
4.331,4
44,739
201,2
96,975
6.481,2
89,125
149,63
199,20
9.146,09
103,211
141,15
115,8
-
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình
Biểu đồ 2.4. Vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm
từ 2001 đến 2005 tại tỉnh Thái Bình
Vốn đầu tư đăng ký có xu hướng tăng trong giai đoạn 2001-2005. Sở dĩ có sự tăng nhanh về vốn đăng ký đầu tư là do có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của môi trường đầu tư. Với cơ sở hạ tầng được cải thiện, một số chính sách khuyến khích đầu tư tại tỉnh được ban hành, công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai. Tỉnh Thái Bình đã bước đầu tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, đồng bộ, cởi mở, có sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Biểu đồ 2.4 đã thể hiện rõ % thực hiện vốn đầu tư qua các năm 2001 đến 2005. Mặc dù năm 2001 có vốn thực hiện dự án FDI cao nhất với 2.119,7% so với tổng vốn đăng ký nhưng do năm đó vốn đăng ký còn rất khiêm tốn 0,213 triệu USD. Năm 2005 là năm có số vốn đăng ký và vốn thực hiện lớn nhất trong giai đoạn này. Số lượng vốn đăng ký tăng lên liên tục từ năm 2001 đến năm 2005 tuy nhiên vốn thực hiện thi lai không như vậy. Nhìn trên biểu đồ ta thấy vốn thực hiện tăng cao trong năm 2001 sau đó năm 2002 và năm 2003 lại có xu hướng giảm, sang năm 2004 thì đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với số vốn đăng ký, năm 2005 là năm mà vốn thực hiện cao nhất song cũng chỉ được 4,66 triệu USD. Điều này có thể được lý giải bởi vốn thực hiện các năm trước còn chưa thực hiện chuyển cho các năm sau, việc đưa các dự án FDI đi vào hoạt động và giải ngân vẫn chưa đạt kết quả tôt. Còn nhiều yếu tố tác động đến khả năng triển khai dự án, chính những điều này dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài có tâm lý e ngại khi đầu tư vào tỉnh.
1.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2008.
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói chung và tỉnh thái Bình nói riêng đã có những đổi thay rõ rệt. Số lượng dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh Thái Bình tăng lên nhanh chóng, đã xuất hiện nhiều dự án mới có quy mô lớn.
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thái Bình năm 2006 đến năm 2008.
STT
Năm
Đơn vị
2006
2007
2008
Bình quân
Năm
1
Số dự án đăng ký đầu tư
Dự án
21
11
12
14,67
2
Vốn đăng ký
Triệu USD
63,5
84,307
104
83,93
3
Vốn thực hiện
Triệu USD
6,18
21,37
48,4
25,31
4
Quy mô vốn thực hiện bình quân 1 dự án
Triệu USD
1,726
1,726
1,726
1,726
5
Vốn thực hiện * 100%
Vốn đăng ký
%
9,73
25,34
46,54
27,2
6
So sánh
a, So sánh định gốc
- Vốn đăng ký
- Vốn thực hiện
b, So sánh liên hoàn
- Vốn đăng ký
- Vốn thực hiện
%
-
-
-
-
132,75
345,8
132,75
345,8
163,78
783,17
123,34
226,5
-
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình
Biểu đồ 2.5. Vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm từ 2006 đến 2008 tại tỉnh Thái Bình.
Qua biểu đồ ta thấy tổng vốn đầu tư tăng từ năm 2006 đến 2008, năm 2006 là năm có số lượng vốn đăng ký đầu tư rất lớn 63.5 triệu USD tăng gấp 3,25 lần so với năm 2005. Năm 2008 là năm co tổng vốn đăng ký lớn nhất 104 triệu USD, đây là con số rất có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Tuy nhiên năm 2006 khối lượng vốn thực hiện vẫn còn rất khiêm tốn 6,18 triệu USD tương ứng với 9,73%. Năm 2007 và năm 2008 vốn thực hiện đã tăng lên đáng kể, nhất là năm 2008 vốn thực hiện là 48,4 triệu USD tăng 2,26 lần so với năm 2007. Sự khởi sắc của bức tranh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong những năm qua thể hiện rõ nét nhất qua công tác đơn giản thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và công tác kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động đầu tư.
2. Tình hình triển khai đầu tư các dự án có vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình.
2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Thái Bình bước đầu đã có nhiều khởi sắc, nhiều doanh nghiệp FDI đã có đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh.
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 – 2005 tuy không có số liệu cụ thể nhưng có thể tổng kết như sau: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là thực phẩm nông sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 94,3% kim nghạch xuất khẩu của tỉnh. Thị phần xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Biểu đồ 2.6. Doanh thu và xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến năm 2008 tại tỉnh Thái Bình.
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình
Biểu đồ 2.6 ta thấy doanh thu tăng dần qua các năm, doanh thu năm 2008 đạt cao nhất 50,39 triệu USD, tăng 2,37 lần so với năm 2007. Các dự án đầu tư mới chỉ khai thác ở lĩnh vực sơ chế, gia công là chính, còn những dự án có quy mô lớn và hàm lượng công nghệ cao gần như không thu hút được nhiều. Một số dự án vẫn áp dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ dưới tầm, chưa có doanh nghiệp nào mà hiệu quả kinh tế xã hội của nó mang lại có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh. Về xuất khẩu, năm 2006 có 9 đơn vị tham gia xuất khẩu với tổng giá trị ước đạt 36,5 triệu USD ( chiếm 29% tổng kim nghạch xuất khẩu toàn tỉnh ). Năm 2007 xuất khẩu giảm so với năm 2006 tuy nhiên khối lượng không lớn, nguyên nhân chính là do lũ lụt và dịch bệnh. Năm 2008 giá trị xuất khẩu đạt 69,27 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Thực tế những năm gần đây kim nghạch xuất khẩu hang hóa của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, do tỉnh có những nghị quyết, chương trình hành động cùng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư nên đã đánh thức được những mặt hàng có thế mạnh cạnh tranh và khắc phục những khó khăn tồn tại.
2.2. Các dự án không có khả năng triển khai và tạm ngừng hoạt động.
Năm 2008 toàn tỉnh Thái Bình vẫn có 6 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 23,586 triệu USD bị thu hồi, chấm dứt hoạt động. Nguyên nhân do chậm triển khai so với tiến độ, không thống nhất được phương án kinh doanh với đối tác hoặc doanh nghiệp không có năng lực tài chính để đầu tư dự án như: Cty TNHH sản xuất răng hàm giả Nam Thái, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Thái Bình Dương, Cty TNHH Công nghiệp Big Bird,…
Bảng 2.4. Tình hình thu hồi/chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh/thành phố.
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008
TT
Số GCNĐT/
GPĐT
Ngày cấp
Tên dự án
Vốn đầu tư ( USD)
Số QĐ thu hồi/chấm dứt
Ngày quyết định
Nguyên nhân thu hồi/chấm dứt hoạt động
1
82021000001
20/9/2006
Cty TNHH sản xuất răng hàm giả Nam Thái/Dự án sản xuất răng hàm giả Nam Thái
36.000
2247/QĐ-UBND
11/8/2008
Chậm triển khai so với tiến độ
2
81022000016
13/4/2007
Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Thái Bình Dương/Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa
18.000.000
2248/QĐ- UBND
11/8/2008
Chậm triển khai so với tiến độ
3
Số 01/GP-KCNTB
24/3/2006
Cty TNHH Công nghiệp Big Bird
850.000
09/ QĐ- BQLKCN
13/6/2008
Do doanh nghiệp không có năng lực tài chính để đầu tư dự án
4
Số 03/GP- KCNTB
30/6/2006
Cty TNHH Woei Sung Đài Loan tại Việt Nam
1.750.000
10/QĐ- BQLKCN
01/7/2008
Do doanh nghiệp không có năng lực tài chính để đầu tư dự án
5
082023000007
28/6/2007
Cty TNHH Đá Marble Shin
1.300.000
08/QĐ- BQLKCN
13/6/2008
Do doanh nghiệp không có năng lực tài chính để đầu tư dự án
6
082022000024
18/2/2008
Cty TNHH kim loại Thái Bình
1.650.000
14/QĐ- BQLKCN
10/92008
Do doanh nghiệp không thống nhất được phương án kinh doanh với đối tác
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình
Với những số liệu trên cho thấy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Thái bình có tăng lên song vẫn gặp phải một số vướng mắc cơ bản như vốn đầu tư đăng ký nhỏ giọt, phân tán, khi được cấp phép rồi thì không đủ điều kiện triển khai hoặc triển khai chậm dẫn đến việc ngừng hoạt động thu hồi giấy phép đầu tư. Qua đó thấy được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư cũng như việc đánh giá khả năng tài chính của đối tác nước ngoài. Những điều này phải được tiến hành song song, có trách nhiệm có như vậy mới đảm bảo được kết quả từ công sức và nguồn lực đầu tư cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, vốn FDI đóng vai trò quan trọng là tác nhân bên ngoài của quá trình phát triển.
3. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế.
Bảng 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế
từ năm 2001 - 2008
TT
Ngành
Dự án
Tổng vốn đăng ký ( USD )
Số lượng
%
Giá trị
%
1
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
10
12,34
11.235.674
3,64
2
Khai khoáng
5
6,17
15.648.635
5,07
3
Công nghiệp chế biến, chế tạo
29
35,8
152.385.859
49,38
4
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
1
1,23
1.306.783
0,43
5
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước, rác thải
1
1,23
5.302.084
1,72
6
Xây dựng
15
18,51
23.068.407
7,47
7
Bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
2
2,46
5.614.506
1,82
8
Vận tải kho bãi
1
1,23
3.407.812
1,15
9
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
2
2,46
563.357
0,18
10
Thông tin và truyền thông
11
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
4
4,94
7.145.638
2,31
12
Hoạt động kinh doanh bất động sản
5
6,17
73.555.000
23,83
13
Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ
1
1,23
1.235.731
0,4
14
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
15
Giáo dục và đào tạo
16
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
2
2,46
3.546.724
1,15
17
Nghệ thuậtvui chơi và giải trí
3
3,70
4.562.745
1,45
18
Hoạt động dịch vụ khác
19
Hoạt động làm thuê trong hộ gia đình
Tổng số
81
100%
308.579.000
100%
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình
Nhìn chung từ năm 2001 – 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Thái Bình chủ yếu tấp trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 29 dự án chiếm 35,8% tổng số dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 152,38 triệu USD chiếm 49,38% tổng vốn đăng ký, xây dựng chiếm 15 dự án chiếm 18,51% tổng số dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 23,068 triệu USD chiếm 7,47% tổng vốn dăng ký, khai khoáng với 5 dự án chiếm 6,17% tổng số dự án, tổng vốn đăng ký đạt 15,65 triệu USD chiếm 5,07% tổng vốn đăng ký. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 10 dự án chiếm 12,34% tổng số dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11,235 triệu USD chiếm 3,64% tổng vốn đăng ký đầu tư vào tỉnh. Các ngành dịch vụ với 22 dự án chiếm 27,21% tổng số dự án FDI, tổng vốn đăng ký đầu tư là 102,8 triệu USD chiếm 33,44% tổng vốn đăng ký đầu tư. Nhìn chung quy mô vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tương đối thấp so với các ngành khác, thái bình với dân số trên 90% làm trong ngành nông nghiệp mà tỷ trọng vốn đầu tư FDI vào tỉnh cho ngành này lại thấp nhất do các nhà đầu tư nước ngoài không chú trong đầu tư vào nông nghiệp vì lợi nhuận không cao. Ngành công nghiệp và xây dựng có quy mô vốn đầu tư lớn nhất sau đó đến ngành dịch vụ. Tỉnh Thái Bình những năm qua đã đầu tư tương đối lớn vào cơ sở hạ tầng điều này giúp các nhà đầu tư nước ngoài thuận tiện hơn trong việc đầu tư vào tỉnh. Là tỉnh đồng bằng ven biển rất thuận tiện cho phát triển du lịch, sản xuất cũng như giao lưu hàng hóa với các tỉnh và quốc tế nhưng tỉnh vẫn chưa phát huy hết những lợi thế của mình, chưa cân đối được nguồn lực tạo tiền đề cho sự phát triển.
4. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tư.
Bảng 2.6: Tình hình thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 2006 – 2008.
TT
Hình thức đầu tư
Dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký ( USD )
Số lượng
%
Giá trị
%
1
100% vốn nước ngoài
44
99,6%
253.566.391
99,6%
2
Liên doanh
1
0,4%
688.000
0,4%
3
BOT, BT, BTO
4
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tổng số
45
100%
254.254.391
100%
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình
Nhìn chung các dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thái Bình chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 253,566 triệu USD chiếm 99,6% còn lại là hình thức liên doanh. Các doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động hầu hết phát huy được hiệu quả, có thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần tích cực vào kim nghạch xuất khẩu toàn tỉnh. Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài điển hình như: Công ty Ivorry, Lan Lan, Poong Shin Vina, TAV… Các dự án còn lại đang làm thủ tục sau cấp phép, triển khai xây dựng nhà xưởng, chuẩn bị đi vào sản xuất.
5. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư.
Bảng 2.7: Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 2006 – 2008.
TT
Đối tác
Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký ( USD)
Số lượng
%
Giá trị
%
1
Đài Loan
28
62,2
150.462.506
60,96
2
Đức
1
3,57
620.000
0,25
3
Hồng Kông
1
3,57
29.118.415
11,8
4
Hàn Quốc
10
22,3
13.157.500
5,33
5
Mỹ
1
3,57
8.000.000
3,24
6
Nhật Bản
1
3,57
1.800.000
0,73
7
Trung Quốc
3
6,67
43.688.000
17,7
Tổng số
45
100%
246.810.421
100%
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình
Trong số 7 quốc gia và vung lãnh thổ đầu tư tại Thái Bình thì Đài Loan luôn có số vốn đầu tư cao nhất trên 150 triệu USD, chiếm 60,9% tổng vốn đăng ký, Trung Quốc đứng thứ 2 với số vốn đăng ký 43,688 triệu USD chiếm 17,7%, Hồng Kông đứng thứ 3 với 29,118 triệu USD chiếm 11,8%. Trong thời gian tới Thái Bình cần quảng bá hình ảnh và tiềm năng phát triển của tỉnh cho bạn bè quốc tế biết đến để thu hút thêm vốn FDI của các nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Phát huy những tiềm năng và lợi thế của tỉnh, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước đã và đang đầu tư vào vào tỉnh Thái Bình.
III. Kết quả của việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Thái Bình và một số nhận xét đánh giá chung.
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ khi có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Thái Bình.
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, năm 2008 tổng sản phẩm GDP ước đạt 7.935 tỷ đồng ( giá cố định 1994), tăng 11,2% so với năm 2007. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 2.059 tỷ đồng, tăng 24,52%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.376 tỷ đồng, tăng 3,33%; giá trị sản xuất khu vực dịch vụ đạt 2.499 tỷ đồng, tăng 12,85%. Cơ cấu GDP ( giá thực tế) của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 53,7% ( năm 2000) xuống 38,95%; công nghiệp và xây dựng tăng tương ứng từ 14,75% lên 26,85%, dịch vụ tăng từ 31,55 lên 34,20%.
Biểu 2.7. Cơ cấu kinh tế năm 2008
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình
Như vậy, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2008 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, các nghành dịch vụ và kim nghạch xuất khẩu tăng khá, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất công nghiệp. Các dự án đầu tư vào tỉnh nói chung và vào các KCN của tỉnh nói riêng tăng mạnh cả về số lượng và qui mô. Vụ lúa mùa 2008 là vụ có năng suất cao nhất từ trước tới nay. Sản lượng lương thực tiếp tục đạt trên 1 triệu tấn. Kinh tế trang trại, một số mô hình thủy sản và chăn nuôi tập trung bước đầu cho hiệu quả cao. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, xã hội có tiến bộ. Đề án đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa được triển khai thực hiện có hiệu quả và đang đi vào cuộc sống. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác cải cách hành chính có tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao.
2. Một vài nhận xét và đánh giá chung
2.1 Mặt đạt được
Tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng đồng bộ nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tỉnh cũng đã quy hoạch và xây dựng các KCN, CCN tập trung. Lĩnh vực ngành nghề của các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư ngoài khu công nghiệp vẫn còn đơn điệu, tuy nhiên cũng được mở rộng hơn trước.
Quy mô dự án ngày một tăng cao hơn trước, đã xuất hiện hình thức đầu tư vào lĩnh vực Thương mại Dịch vụ, chế biến thủy hải sản, sản xuất đèn chiếu sáng. Một số có quy mô vốn lớn như Công ty cổ phần khai thác hữu hạn khu công nghiệp 13,5 triệu USD, Công ty TNHH TAV 13,2 triệu USD, Trung tâm dịch vụ và thương mại Đài Loan 5 triệu USD, Công ty CP HH chính xác Âu Lực 4,9 triệu USD. Các dự án đã đi vào hoạt động, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu vì vậy nên khối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có đóng góp vào việc tăng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Ngoài ra các doanh nghiệp này còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách địa phương, giải quyết trên 41 ngàn lao động.
Nguyên nhân đạt được :
- Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi: UBND tỉnh đã tiến hành xây dựng và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đầu tư trên địa bàn, ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình.
- Công tác đơn giản thủ tục hành chính trong khâu cấp giấy chứng nhận đầu tư đã được thực hiện tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Quy trình cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo đúng luật đầu tư.
- Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư. Thường xuyên theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư, giải quyết kịp thời khó khăn và vướng mắc cho doanh nghiệp.
2.2 Mặt hạn chế
- Các dự án đầu tư mới chỉ khai thác ở lĩnh vực sơ chế, gia công là chính, còn các dự án có quy mô lớn và hàm lượng công nghệ cao gần như không thu hút được nhiều. Một số dự án vẫn áp dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ dưới tầm, chưa có doanh nghiệp nào mà hiệu quả kinh tế xã hội của nó mang lại có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt là khả năng đóng góp vào ngân sách. Các dự án mới chỉ tập trung giải quyết lao động thủ công như dự án sản xuất hàng may mặc, dệt, hàng mây tre đan.
- Dự án đầu tư lĩnh vực thương mại còn chậm so với tiến độ; trung tâm thương mại Đài Loan đã cấp giấy chứng nhận đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa đi vào xây dựng, dự án đầu tư xây dựng trung tâm Thương mại Thiên Trường Plaza hiện tại vẫn chưa nhận đất.
Nguyên nhân của hạn chế
- Một số hướng dẫn trong các văn bản luật, dưới luật chưa rõ gây nên những quan niệm khác nhau, đôi khi làm mất thời gian cho các nhà đầu tư trong các thủ tục giải quyết đất, ưu đãi đầu tư.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho cán bộ quản lý còn hạn chế.
- Việc giải phóng mặt bằng, phát triển cơ sở hạ tầng thu hút các nhà đầu tư được tỉnh tập trung chỉ đạo tuy đã được cải thiện hơn so với trước đây nhưng vẫn còn có khó khăn làm chậm tiến độ thời gian thi công công trình cho các doanh nghiệp.
- Công tác xúc tiến đầu tư đã được quan tâm nhưng chưa đạt yêu cầu và chưa theo đúng kế hoạch đặt ra.
Chương III:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI BÌNH.
I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 - 2020.
1. Quan điểm về thu hút vốn FDI
1.1. Xác định FDI là bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước.
Thái Bình cũng như nhiều tỉnh thành phố khác của cả nước luôn coi trọng FDI và coi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một thành phần quan trọng cấu thành nên cơ cấu đầu tư của tỉnh. Thực tế qua nhiều năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm trên 20% tổng vốn đâu tư phát triển của tỉnh và là nguồn bổ sung quan trọng cho sự thiếu hụt của nguồn vốn đầu tư trong nước. Nguồn vốn FDI chảy vào tỉnh như luồn gió mới, làm khởi sắc bộ mặt kinh tế của tỉnh.
Các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhiều lao động, mặt bằng tiền lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước, quy mô sản xuất lớn và đóng góp cao cho ngân sách nhà nước. Ngoài việc bổ sung về mặt số lượng, nguồn vốn FDI còn giúp cải thiện các nguồn vốn trong nước về mặt chất lượng. Thông qua quá trình sản xuất, các doanh nghiệp FDI giúp tỉnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cạnh tranh bình đẳng do đó giúp các doanh nghiệp trong nước cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình. Do có nhiều tác động tích cực như vậy nên FDI là nguồn vốn bổ sung không thể thiếu trong các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình. Song nguồn vốn FDI cũng có tính chất hai mặt. Vì vậy quá trình thu hút FDI tỉnh Thái Bình luôn cân nhắc và điều chỉnh nguồn vốn này sao cho hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của nó.
1.2. Đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài.
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh thì việc đa dạng hóa các đối tác là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất. Càng có nhiều đối tác thiết lập quan hệ với tỉnh thì tỉnh càng có cơ hội lựa chọn cho mình những đối tác phù hợp nhất. Bên cạnh đó tỉnh có thêm nhiều kinh nghiệm quản lý, công nghệ kỹ thuật của các nước bạn cũng như mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.
Thực tế ở tỉnh Thái Bình, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh có cơ cấu theo đối tác rất mất cân đối. Đài Loan là đối tác chủ yếu của tỉnh chiếm đa số dự án cũng như lượng vốn đầu tư: Tính đến năm 2008 Đài Loan có số vốn đầu tư cao nhất trên 150 triệu USD, chiếm 60,9% tổng vốn đăng ký. Thái Bình cũng phần nào chiếm được cảm tình của quốc gia này, song nếu chỉ phụ thuộc vào một đối tác Đài Loan thì tỉnh sẽ phải gánh chụi nhiều rủi ro, đặc biệt là trong trường hợp kinh tế nước bạn bất ổn hay rơi vào khủng hoảng. Vì vậy đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài là một quan điểm cơ bản của tỉnh trong thời gian tới.
1.3. Thu hút FDI đi kèm ổn định chính trị - xã hội.
Vốn FDI là nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, song do đặc thù là nó phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài nên cũng tiềm ẩn nhiều sự bất ổn, các doanh nghiệp FDI có nguy cơ gây ra những bất ổn chính trị - xã hội ở địa phương. Nêú nguồn vốn FDI có tỷ trọng lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư thì nguồn vốn FDI sẽ chi phối các nguồn vốn khác và kinh tế của địa phướng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn này. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI thường có khả năng công nghệ và vốn vượt trội so với doanh nghiệp trong nước và có nguy cơ chèn ép lấn át khu vực kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp FDI cũng sử dụng nhiều lao động và có kỷ luật làm việc nghiêm ngặt. Việc các doanh nghiệp này không tuân thủ luật lao động có thể làm thiệt hại cho người lao động, gây tình trạng khiếu kiện, đình công, tạo ra sự bất ổn với toàn xã hội. Đầu tư nước ngoài mà không được chọn lọc cũng sẽ gây ra các thảm họa về môi trường bởi các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng địa phương làm nơi thải ra các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Do đó thu hút FDI cũng cần song song với quá trình cân nhắc sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế nhanh chóng và sự ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sống.
2. Định hướng thu hút FDI của tỉnh trong thời gian tới.
Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, viễn thông, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò động lực của các địa bàn đó.Chuyển dần từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu trong nước có sẵn và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt như hội nhập thị trường quốc tế và khu vực.
Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm bắt công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
3. Mục tiêu thu hút vốn FDI từ nay đến năm 2020.
3.1. Mục tiêu chung
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tránh tụt hậu, quyết tâm xây dựng Thái Bình thành một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm sau các thành phố trực thuộc trung ương của cả nước. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch với các nước về trình độ phát triển và mức sống dân cư, trong đó tiêu biểu nhất là thu hẹp mức chênh lệch GDP/người của tỉnh so với mức trung bình của cả nước và tiến tới vượt mức trung bình của cả nước về chỉ tiêu này. Phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh tụt hậu để đến năm 2020 đạt GDP/người gấp 7 lần so với năm 2000. Nguồn lực con người được phát huy, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế được tăng cường, vị thế của tỉnh được nâng lên cho xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước
Thu hút tối đa mọi nguồn lực nhằm mục tiêu CNH-HĐH đến năm 2020. Tỉnh phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH -HĐH để tới năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh, tỉnh cần thu hút có hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
3.2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2009-2020, theo “ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020” thì lượng FDI cần thiết là 22,5% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và vào khoảng 27,34 nghìn tỷ đồng tương đương với 1.708,5 triệu USD, bình quân 1 năm là 122 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó Thái Bình đã xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020. Trong số các nghành và lĩnh vực mời gọi đầu tư, thứ tự ưu tiên như sau:
Sản xuất chế biến hàng xuất khẩu
Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, viễn thông
Đầu tư vào lĩnh vực thu hút nhiều lao động
Khai thác và chế biến khoáng sản
Khai thác các tiềm năng du lịch
Đầu tư kinh doanh bất động sản
II. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình.
1. Một số giải pháp chung
1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.
Tỉnh cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, có định hướng. Quy hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thống nhất hợp lý tập trung không dàn trải vì như vậy hiệu quả đầu tư sẽ không cao công trình chậm hoàn thành khó đưa vào sử dụng. Không nên phân đều đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện thị mà phải căn cúa theo quy hoạch phát triển kinh tế của từng huyện thị. Nên phát triển các nghành dịch vụ như: Thông tin liên lạc, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, điện nước, các điểm vui chơi, khách sạn…đảm bảo các yêu cầu của nhà đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư.
Tỉnh phải tăng cường và nâng cao chất lượng việc quy hoạch các khu, cum công nghiệp, hoàn thiện và cụ thể hóa các quy hoạch liên quan, rà soát và quy hoạch quỹ đất danh cho nhà đầu tư nước ngoài. Huy động nguồn lực để tạo mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu đất, KCN, CCN, khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn xây dựng và kinh doanh hạ tầng để giảm vốn đầu tư của ngân sách.
1.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh.
Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp chính quyền cơ sở đều phải thống nhất trong đánh giá vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ phải xác định rõ rang rằng khi phát triển được thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa xét đến tầm ảnh hưởng cho toàn bộ nền kinh tế mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước, cụ thể là trong tỉnh, cũng trở nên năng động hơn, hội nhập, thích nghi hơn với bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay. Muốn nhận thức được sâu cần cần có sự phối hợp giữa tất cả các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, nhân dân trên địa bàn để làm sao tạo nên một không khí hòa đồng dễ chụi tôn trọng lẫn nhau giữa hai phía tạo sự yên tâm và thoải mái cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Giải pháp đầu tiên cần thiết nhất hiện nay là phải trang bị cho lãnh đạo và nhân dân trên địa bàn những nhậ thức đúng đắn về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chính thức thừa nhận khu vực này như một thành phần hưu cơ trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Do vậy, khu vực kinh tế này cũng cần được đối xử bình đẳng như các khu vực khác. Các hoạt động cụ thể để làm được điều này là:
- Thường xuyên tổ chức gặp mặt các lãnh đạo các cơ quan quản lý chính quyền để quán triệt cụ thể những quan điểm của tỉnh về vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó ngững người lãnh đạo này làm hạt nhân đầu tầu gương mẫu trong cách nhìn nhận doanh nghiệp FDI để cấp dưới noi theo.
- Theo định kỳ, cần tổ chức các buổi hội thảo đánh giá hiệu quả những đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế của cả tỉnh, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và vị trí của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế địa phương tránh những phiền hà sách nhiễu.
- Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, cũng cần có những chế tài mạnh xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu quan lieu hách dịch, những hành vi phá hoại phi lý của những cá nhân lãnh đạo hoặc nhóm công dân đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tạo tâm lý không an tâm trong nhà đầu tư.
2. Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào tỉnh Thái Bình
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình xác định từ nay đến năm 2020, các cấp phải chủ động và tập trung khai thác mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển với tốc độ cao trong thời kỳ kinh tế thế giới đang chững lại. Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Thái Bình sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau:
Một là, Tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích đầu tư theo quyết định 01/2007/QĐ-UB và mở rộng khuyến khích đầu tư sang lĩnh vực du lich, thương mại đối với dự án trọng điểm, có quy mô lớn(>100 triệu USD). Đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tham gia công tác xúc tiến đầu tư, theo ngành lĩnh vực và địa bàn. Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tư, tăng cường hoạt động thong tin, quảng bá, phát hành các ấn phẩm giới thiệu về hình ảnh của tỉnh, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội và thu hút đầu tư của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng internet. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và đối tác nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư nước ngoài.
Hai là, tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư. Chú trọng các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, thu hút nhiều lao động và các dự án có trình độ công nghệ cao. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án hoạt động hiệu quả, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp giấy phép đẩu tư. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đề xuất biện pháp hữu hiệu giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Tăng cường thực hiện cơ chế ”một cửa” theo Quyết định 68/QĐ-UBND đảm bảo công khai minh bạch tạo thuận lợi nhanh chóng trong việc giải quyết thủ tục đầu tư.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ xung cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh cho phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Lập kế hoạch hàng năm về công tác xúc tiến đầu tư, trong đó xác định rõ mặt mạnh, mặt yếu nhằm hướng các dự án đầu tư khai thác thế mạnh của tỉnh, tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp, chú trong các dự án có công nghệ cao, các dự án thuộc lĩnh vực điện tử, cơ khí tự động hóa, các dự án khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có.
Năm là, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo dạy nghê, các trung tâm đào tạo của tỉnh.
Tăng cường mối liên hệ giữa nhà đầu tư và các trường dạy nghề nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề và được sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng mất cân bằng giữa việc đào tạo và sử dụng lao động. Trong những năm tới, nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật chất lượng cao phục vụ trong lĩnh vực điện tử, cơ khí tự động hóa, … đáp ứng cho các dự án ngày càng nhiều. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cần tập trung đầu tư thực hiện tốt quy hoạch đào tạo, dạy nghề đã được UBND tỉnh ban hành năm 2004. Trước mắt, tập trung đào tạo công nhân phục vụ cho dự án LED.
Những dự án sử dụng nhiều lao động (may mặc) nên hướng các nhà đầu tư về cụm công nghiệp các huyện như Thai Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương…, không nên tập trung ở thành phố tránh tình trạng lao động bị hạn chế bởi vấn đề nhà ở và dịch vụ sinh hoạt.
Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác thu hút, xúc tiến đầu tư. Mỗi cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư cần cập nhật thông tin về các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào tỉnh (giá thuê đất và các chế độ ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp), phương án đền bù giải phóng mặt bằng và các loại phí tiện ích khác(điện, nước…) để cung cấp cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, còn chăm sóc lâu dài sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư đang hoạt động để các nhà đầu tư đang hoạt động có thể tiếp tục hoạt động, nâng cấp mở rộng sản xuất và đối thoại định kỳ với họ.
Sáu là, phát triển một số khu công nghiệp tập trung dọc theo cách tuyến đường giao thông chính như Gia Lễ, Nga Ba Đọ, Đồng Tu, Thanh Nê và các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện như Phú Sơn-Hưng Hà, Quỳnh Côi-Quỳnh Phụ, Trà Bôi-Thái Thụy, Tam Quang-Vữ Thư, Nam Thịnh-Tiền Hải, Vũ Quý-Kiến Xương.
Bảy là, hình thành một số hoạt động dịch vụ mới và nâng cấp các hoạt đông dịch vụ hiện có nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Xây dựng trung tâm xúc tiến đầu tư, tư vấn đầu tư, nâng cấp mạng thông tin viễn thông quốc tế và các hoạt động ngân hàng, hải quan để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục xây dựng hình ảnh tỉnh Thái Bình thông qua việc xây dựng Website và tiến tới xây dựng công thông tin giao tiếp điện tử trên mạng Internet với nhà đầu tư nhằm kip thời phổ biến, giới thiệu các thông tin tiềm năng đầu tư, dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong thời đại thông tin, nếu đã có địa chỉ của các tập đoàn kinh tế lớn thì phải gửi các thông tin đến địa chỉ email và luôn tìm cách quan hệ với họ.
III. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở một số nước, địa phương và bài học kinh nghiệm tu hút vốn FDI cho tỉnh Thái Bình.
1. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc, Singapore, Thái lan và bài học kinh nghiệm thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Bình.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) có vai trò then chốt để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Theo nhiều cuộc khảo sát, các quốc gia Trung Quốc, Singapo, Thái Lan là các quốc gia thu hút vốn FDI đứng đầu khu vực Châu Á..
- Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc
Trung Quốc coi FDI là nguồn vốn rất quan trọng để phát triển kinh tế vì vậy FDI vào Trung Quốc đã tăng với tốc độ kỷ lục từ 4,4 tỷ USD lên đến 72 tỷ USD năm 2005. Và đưa Trung Quốc trở thành 1 trong những nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI.
Kinh nghiệm trong thu hút vốn FDI của Trung Quốc:
+ Sự hiểu rõ tầm quan trong của nguồn vốn FDI đối với việc phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương và sự nỗ lực trong cải tiến hệ thống chính sách. Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ( các mức thuế được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, công nghệ, vùng lãnh thổ, lĩnh vực đầu tư…mà áp dụng các thuế suất mức miễn giảm thuế khác nhau ).
+ Mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế theo quy hoạch đã được xây dựng. Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường, không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Cùng với chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính phủ Trung Quốc cũng có những chính sách kiểm soát mạnh mẽ nhằm đảm bảo các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hóa dân tộc và tài nguyên môi trường.
+ Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, kết hợp có hiệu quả việc sử dụng vốn FDI với các nguồn vốn tín dụng huy động trong và ngoài nước. Tìm kiếm các nguồn tín dụng từ bên ngoài với các điều kiện vay có lợi nhất và sử dụng một phần đáng kể vốn từ nguồn vay này cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Đồng thời từng bước hạn chế dần việc vay nợ nước ngoài, cố gắng tăng nhanh huy động vốn từ các nguồn trong nước và FDI.
+ Thực hiện nguyên tắc tự do hóa trong đầu tư. Với chính sách này, chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa. Vì vậy mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do lành mạnh.
+ Có chính sách thỏa đáng để mở rộng việc thu hút các nhà đầu tư người HOA từ nước ngoài chuyển vốn về đầu tư tại Trung Quốc. Mở rộng địa bàn hoạt động, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, sử dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, đa dạng hóa các hình thức và chủ đầu tư.
- Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Singapore
Singapore là nước sớm mở cửa hầu hết các nghành kinh tế để thu hút vốn FDI: “ FDI đã trở thành một trong những phương tiện đưa nền kinh tế Singapore phát triển lên trình độ cao của của một nền kinh tế CNH ”.
Kinh nghiệm trong thu hút FDI của Singapore:
+ Chính phủ ít khống chế số lĩnh vực đầu tư đối với các dự án có vốn FDI. Trong đó, các ngành thu hút mạnh là: thăm dò, khai thác và chế biến dầu mỏ; chế tạo máy, sửa chữa và đóng mới tầu biển; vận tải, liên lạc, thương mại đặc biệt là dịch vụ tài chính và buôn bán quốc tế.
+ Hình thành một thị trường đa dạng đồng bộ tự do hóa.
+ Thực hiện chính sách hạn chế việc vay vốn của các dự án đầu tư.
+ Chính phủ dự kiến trước và đưa ra bảng phân loại các xí nghiệp các ngành sản xuất cần gọi vốn đầu tư và đi cùng với nó là các chế độ ưu đãi cụ thể về miễn thuế lợi nhuận, thuế nhập khẩu, tự do chuyển lợi nhuận về nước, đào tạo lao động…
- Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Thái Lan
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế Thái Lan. Khi đánh giá vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan, có học giả đã cho rằng “ Nếu như không có nguồn FDI to lớn trong 20 năm qua, Thái Lan không thể xây dựng một nên kinh tế vững mạnh như hiện nay ”.
Năm 2004 Thái Lan đã thu hút vốn FDI trên 510 tỷ Bath, dịch vụ và cơ sở hạ tầng là 2 khu vực thu hút phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan với tổng vốn đầu tư đạt hơn 150 tỷ Bath, tiếp đến là ngành hóa chất, giấy, chất dẻo và sản phẩm hóa dầu với hơn 120 tỷ Bath. Sau đó là khu vực điện tử và thiết bị điện.
Kinh nghiệm trong việc thu hút vốn FDI của Thái Lan:
+ Chính phủ Thái Lan khuyến khích mạnh các nguồn vốn trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự tăng lên nhanh chóng của các dự án FDI.
+ Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn ngắn và trung hạn.
+ Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên vật liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được…
+ Đơn giản hóa thủ tục đầu tư: Thủ tục đầu tư đều là thủ tục một cửa đơn giản với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ở Thái Lan có Luật xúc tiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào và nghành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư.
2. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của thành phố Hồ Chí Minh
Có thể nói đến nay thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đứng đầu cả nước trong việc thu hút được nhiều dự án.
Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của thành phố Hồ Chí Minh
+ Thành phố thực hiện công khai các thủ tục hành chính, thiết lập hệ thống đối thoại giữa doanh nghiệp – chính quyền trực tiếp 1 năm\1 lần thường kỳ trên website.
+ Để thúc đẩy công tác phối hợp giữa các ngành trong việc giải quyết vướng mắc, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện dự án. UBND thành phố cử 1 đồng chí phó chủ tịch UBND phụ trách đầu tư nước ngoài sẽ tổ chức họp các Sở, ngành , quận, huyện 2 lần\tuần để giải quyết các vấn đề còn nhiều bất cập.
+ Ưu đãi về miễm giảm, chậm nộp tiền thuê đất
+ Về vay vốn: Thành phố có quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho vay tín dụng trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi thấp cho doanh nghiệp.
+ Thành phố chú trọng đào tạo nghề cho người lao động và có nhiều chương trình xúc tiến đầu tư
3. Bài học về thu hút vốn FDI cho tỉnh Thái Bình:
Với những kinh nghiệm về thu hút vốn FDI của Trung Quốc, Singapore, Thái Lan ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
+ Cần có sự thống nhất về nhận thức và chiến lược cũng như chính sách thu hút đầu tư hợp lý. Chính phủ cần phải quy hoạch rõ ràng và cân đối giữa phát triển sản xuất với xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Có chính sách thỏa đáng để mở rộng việc thu hút các nhà đầu tư người Việt ở nước ngoài chuyển vốn về đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
+ Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn kết hợp các nguồn vốn tín dụng trong và ngoài nước với nguồn vốn FDI, hạn chế vay nợ nước ngoài. Nhà nước khuyến khích các nguồn vốn trong nước cùng tham gia đâu tư với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Việt Nam vẫn chưa thực sự mở cửa hoàn toàn để các nhà đầu tư nước ngoài tự do đầu tư vào. Việt Nam vẫn còn khống chế số lĩnh vực đầu tư đối với dự án có vốn FDI, điều này cần cải thiện dần dần.
+ Quan tâm đến đào tạo cán bộ làm việc để có thể chủ động và đáp ứng được yêu cầu trong môi trường đầu tư hiện nay.
IV. Một số kiến nghị
1. Với Nhà nước.
Tỉnh Thái Bình kiến nghị Chính phủ, Bộ KHĐT cần thực hiện một số giải pháp sau để góp phần thúc đẩy quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI của tỉnh Thái Bình nói riêng và các địa phương khác nói chung một cách hiệu quả hơn.
- Quan tâm đầu tư hơn nữa cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình. Đề nghị Bộ KHĐT giúp tỉnh Thái Bình xúc tiến đầu tư một số dự án có quy mô lớn theo kịp tiến trình hội nhập WTO, đề nghị Trung ương thăm dò, khai thác nguồn khí mỏ khí đốt ở Tiền Hải nhằm thu hút các dự án đầu tư sử dụng nguồn khí đốt này.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước. Tiếp tục thực hiện cơ chế “ một cửa ” đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
- Hoàn thiện hơn nữa cơ chế chính sách pháp luật về đầu tư. Việt Nam cần có các cơ chế tạo thuận lợi và thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư so với khu vực sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cần pải được cải cách sửa đổi nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư.
- Đề nghị các Bộ ngành khẩn trương ban hành thông tư hướng dẫn liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài sau khi có Nghị định của Chính phủ nhằm tạo điều kiện kịp thời, đồng bộ trong việc áp dụng Luật, Nghị định và Thông tư.
- Nhà nước cần có các cơ chế hỗ trợ cho tỉnh trong hoạt động xúc tiến đầu tư như cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài, giúp nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với địa phương và tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để tỉnh có thể quảng bá hình ảnh của tỉnh tới các nhà đầu tư nước ngoài.
2. Với tỉnh Thái Bình
- Quy định rõ và phân công phân cấp cụ thể trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, các huyện, xã phường trong việc thu hút đầu tư quản lý doanh nghiệp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả của các cơ quan quản lý trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan đến hoạt động đầu tư.
- Tiếp tục tập trung một đầu mối thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đồng thời thực hiện tốt cơ chế “ một cửa ” công khai minh bạch các nội dung thành lập doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- Đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều kiện rất quan trọng trong việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Thái Bình. Vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải được thực hiện thường xuyên liên tục và cần được bổ sung hoàn thiện không ngừng sao cho phù hợp với thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tiếp tục xây dựng các quy hoạch, định hướng và đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm sản xuất kinh doanh tại tỉnh. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế.
- Luôn coi nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đòi hỏi phải được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác.
KẾT LUẬN
Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây có nhiều kết quả khả quan nhưng cũng không ít mặt hạn chế. Nguyên nhân từ các yếu tố chủ quan, bên trong của tỉnh cũng như các yếu tố khách quan không thể tránh khỏi khi bước vào quá trình hội nhập.
Những kết quả đạt được cho thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự tăng trưởng kinh tế, mặt khác cho thấy các doanh nghiệp này đã đầu tư đúng hướng vào sản xuất kinh doanh và thể hiện đúng đắn của công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp của địa phương. Thái Bình cùng với lợi thế so sánh thuận lợi cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của chiến lược phát triển của nghành Thương mại Dịch vụ để có sự quan tâm đầu tư công sức và tài chính hợp lý nhằm tạo nên bước đột phá dựa trên một hệ thống, các biện pháp, các chiến lược thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Hy vọng trong các giai đoạn tiếp theo, Thái Bình với hệ thống quản lý Nhà nước hoàn chỉnh, cơ chế chính sách thông thoáng, tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao, cơ sở hạ tầng và nguồn lực đảm bảo sẽ là tiền đề quan trọng để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mạnh dạn, tin tưởng triển khai các dự án đầu tư có hiêu quả trên địa bàn nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
Tài liệu tham khảo
I. Sách:
1. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2000)
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - NXB Thống kê 1997
3. Giáo trình đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
4. Giáo trình kinh tế đầu tư - ĐHKTQD
II. Tạp chí:
1. Tạp chí Thương mại - Số 15/1997, số 23/1998
2. Thời báo kinh tế Việt Nam - 2006, 2007, 2008
3. Kinh tế và dự báo - Số 6/2008, 10/2008
III. Website:
1. Website Tổng cục thống kê ( )
2. Website Cục đầu tư nước ngoài ( www.fia.mpi.gov.vn)
IV. Các tài liệu báo cáo của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21902.doc