Qua thời gian thực tập tại phòng Nội vụ LĐTB & XH huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Sau khi nghiên cứu vấn đề “ Thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ”. Em càng hiểu thêm, giá trị phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước đạt được phụ thuộc vào việc phân bố cũng như trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, để nguồn nhân lực phát huy hết khả năng thì chúng ta phải biết phân bố nguồn nhân lực đó, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay còn chậm phát triển và đang trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, phân bố hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có để phát triển kinh tế, lấy đó làm nguồn tài nguyên xã hội, của đất nước là vô cùng quan trọng.
Đối với một huyện thuần nông như huyện Tứ Kỳ, lao động trong độ tuổi chiếm 54,4% dân số và tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp. Thì việc phân bố nguồn nhân lực hợp lý có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, nó không chỉ áp dụng cho riêng Tứ Kỳ mà cho mọi nơi, nhất là những vùng kinh tế còn khó khăn.
53 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3718 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bố lao động hợp lý, trong các ngành, các lĩnh vực. Cụ thể là dịch chuyển cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng lao động trong các ngành sản xuất vật chất và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất. Đó là điều kiện vật chất khách quan để thay đổi cơ cấu phân bố nguồn nhân lực.
3.2. Phân bố lao động trong các ngành kinh tế.
Xu hướng biến đổi tiến bộ trên thế giới đã diễn ra như sau: tăng tỷ trọng các nguồn nhân lực, hoạt động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, giảm tỷ trọng các nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp. Đó là xu hướng tất yếu, khách quan của quá trình công nghiệp hóa. Nguyên nhân của sự biến đổi này có thể kể đến sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của các ngành công nghiệp, năng suất lao động trong công nghiệp tăng, sự đảm bảo dư thừa về lương thực thực phẩm của ngành nông nghiệp cho toàn xã hội.
Tuy nhiên, đối các nước chậm phát triển thì xu hướng trên còn đang nằm trong sự mong đợi. Thực trạng phân bố các nguồn nhân lực giữa hai ngành này ở Việt Nam có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 6: Cơ cấu Công – Nông nghiệp của nguồn nhân lực Việt Nam (%)
Ngành
2000
2005
Công nghiệp
14,75
11,55
Nông nghiệp
69,8
65,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Đó là một cơ cấu lạc hậu so với thế giới, vì còn đang chứa đựng quá nhiều nhân lực trong ngành nông nghiệp.Trong khi đó, nông nghiệp ngày càng eo hẹp về ruộng đất (tính theo đầu người) dẫn đến năng suất lao động không ngừng giảm (do tăng số người canh tác trên cùng 1 thửa ruộng ).
Các ngành công nghiệp sẽ thu hút và sử dụng ngày càng nhiều nhân lực, từ nông thôn chuyển sang quá trình công nghiệp hóa. Tỷ trọng các nguồn nhân lực phân bố trong ngành công nghiệp còn thấp (Việt Nam 15%).
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định phương hướng phát triển công nghiệp nước ta.
+ Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
+ Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Xây dựng có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng.
Ngành công nghiệp chế biến nước ta hiện nay đang thu hút khá nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang. Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp chế biến giữ một vị trí quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
3.3.Phân bố nguồn nhân lực giữa các lãnh thổ.
Việt Nam do điều kiện tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng, cũng như do nhu cầu phát triển thời kỳ mới, nguồn nhân lực được phân bố các vùng như sau:
Bảng 7: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo vùng (%)
Miền núi và trung du bắc bộ
16,52
Đồng bằng Bắc Bộ
20,29
Khu IV cũ
12,72
Duyên hải miền Trung
10,9
Tây Nguyên
3,90
Đông Nam Bộ
13,62
Đồng bằng sông Cửu Long
22,46
(Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2000)
Nước ta là nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa phát triển khá mạnh trong 5 năm trở lại đây, nhưng nhìn tổng thể vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, thể hiện ở 2 con số: lao đông nông thôn chiếm 70%, thành thị 26%.
Hai khu vực tập trung nguồn nhân lực nhiều nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, hai vùng này chiếm 42,75% tổng nguồn nhân lực nhưng diện tích chỉ chiếm 17% so với cả nước . Trong khi đó diện tích đất canh tác chỉ có hạn. Tại các vùng miền trung du miền núi tỷ lệ dân cư và nguồn nhân lực thấp, trong khi nguồn lực thiên nhiên có thể khai thác vẫn còn tiềm tàng.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước phải có những chính sách khuyến khích lao động làm việc ở các vùng trung du miền núi nhằm làm giảm bớt sực ép việc làm ở khu vực đồng bằng. Tận dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC HUYỆN TỨ KỲ
TỈNH HẢI DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2000-2007
I. Qúa trình hình thành và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
1. Quá trình hình thành và phát triển huyện Tứ Kỳ.
1.1. Quá trình hình thành.
Tên huyện Tứ Kỳ có từ trước đời Lý – Trần, thuộc châu Hạ Hồng, phủ Tân An; đến đời Nguyễn thuộc phủ Ninh Giang, rồi sau đó là phủ Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương. Khi cuộc kháng chiến lan đến Tứ Kỳ (1947-1954) để đảm bảo an toàn, cấp trên cho cơ quan huyện chuyển đi nhiều nơi trong huyện như: Quang Khải, Minh Đức, Tứ Xuyên….
Hòa bình lập lại (8-1945) huyện lỵ được chuyển về thôn La Tỉnh, xã Chí Minh (nay là huyện Tứ Kỳ). Ngày 26-1-1968 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504/NQ-TVQH về việc hợp nhất 2 tỉnh (Hưng Yên và Hải Dương) lấy tên là tỉnh Hải Hưng. Năm 1999, để tiện cho việc quản lý và phát triển, tỉnh Hải Hưng tách làm 2 tỉnh; Hải Dương và Hưng Yên. Huyện Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương.
1.2. Đặc điểm tự nhiên, vị trí lãnh thổ.
1.2.1.Vị trí lãnh thổ.
Huyện Tứ Kỳ nằm phía đông nam tỉnh Hải Dương; nằm dọc trục đường tỉnh lộ 191 nối đường quốc lộ 5 ( từ Hà Nội đi Hải Phòng ) với đường quốc lộ 10 (từ Hải Phòng đi Thái Bình). Trung tâm huyện lỵ ở 2050’ vĩ bắc, 10620’ kinh đông, cách thành phố Hải Dương 16km.
+ Phía bắc, đông bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà.
+ Phía tây, tây nam giáp huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang.
+ Phía nam, đông nam giáp huyện Thanh Hà và thành phố Hải Phòng, được ngăn cách bởi sông Thái Bình và sông Luộc.
+ Diện tích tự nhiên : 170,7 km(chiếm 10,2 diện tích toàn tỉnh)
+ Huyện chia thành 27 xã, thị trấn.
1.2.2. Khí hậu.
Nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3C, lượng mưa từ 1500mm - 1600mm, tập trung từ tháng 5- tháng 10(chiếm 80%). Độ ẩm bình quân hàng năm 85%, cao nhất vào tháng 3 – tháng 4(chiếm 89%), thấp nhất vào tháng 11 – tháng 12(chiếm 81%).
1.2.3. Địa hình, thủy văn.
+ Địa hình: đất trũng và không đồng đều, cao ở phía Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Đất được hình thành do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, địa hình tương đối bằng phằng, chủ yếu là đất pha cát, đất thịt nhẹ thích hợp với việc cấy lúa, trồng màu và nuôi thủy sản.
+ Thủy văn: có hơn 100km sông tự nhiên chảy qua địa phận huyện. Mức nước các sông thay đổi theo mùa, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, thấp nhất vào tháng 2. Hệ thống sông ngòi hàng năm cung cấp một lượng lớn phù sa cho cây trồng, nguồn nước cho phục vụ dân sinh.
1.2.4. Tài nguyên đất đai.
Tổng diện tích hành chính: 16.813,94 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 11.548,34 ha.
+ Đất chuyên dùng: 2.507,55 ha
+ Đất ở: 1.236,14 ha
+ Đất chưa sử dụng và sông: 1.521,91 ha
Diện tích nuôi trồng thủy sản: 1.044 ha
1.3. Đặc điểm về dân số lao động.
- Dân số toàn huyện tính đến năm 2006 là 170.370 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 0,86%. Là một huyện gồm có 27 xã, thị trấn.
- Nguồn nhân lực : dân số trong độ tuổi lao động là 92.593 người chiếm khoảng 54,48% dân số, thất nghiệp chiếm 5-7% dân số trong tuổi lao động.
- Chất lượng lao động còn thấp thể hiện ở tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp ( 7% có trình độ đại học và cao đẳng) trong khi cả nước bình quân là 16% nghành.
2. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế xã hội đến sự phân bố nguồn nhân lực.
Kinh tế của huyện được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng trưởng bình quân 9,5% năm (Nông nghiệp 54,0 %, công nghiệp xây dựng 17,0 %, dịch vụ thương mại 29,0 %). Giá trị tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người đến năm 2007 đạt: 4,7 triệu đồng/người/năm.
* Về sản xuất nông nghiệp:
- Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 918,2 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp : Trồng trọt 53,2%; chăn nuôi, thủy sản 36,2%; dịch vụ 10,6%.
- Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng 20.863 ha, đạt 97% kế hoạch, trong đó lúa lai là 2.137ha, lúa chất lượng 1.822 ha. Sản lượng lương thực quy ra thóc ước 94.775 tấn, giảm 6.586 tấn. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 51,9 triệu đồng.
- Chăn nuôi, thủy sản: nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển, diện tích, năng suất, sản lượng thủy sản tăng so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng gia súc, gia cầm giảm so cùng kỳ năm 2006.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, giá trị ước đạt 255,5 tỷ đồng, đạt 102% so kế hoạch, tăng 38% so 2006. Năm 2007 đã thu hút thêm 8 dự án với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng trên 400 tỷ đồng, một số dự án đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Sản xuất công nghiệp từng bước chuyển sang hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Các làng nghề truyền thống tiếp tục được củng cố, phát triển, tuy nhiên số lượng và chất lượng sản phẩm còn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế. Công tác quản lý điện nông thôn được tăng cường, toàn huyện hiện có 28 HTX dịch vụ điện, đã phục vụ tốt nhu cấu của tổ chức, cá nhân sử dụng điện. Năng lượng tiêu thụ ước khoảng 53,5 triệu KW, tăng 28%.
- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 213,5 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch, tăng 20,3% so 2006.
* Về giao thông:
- Vốn đầu tư giao thông đạt 11,7 tỷ đồng, trong năm đã xây dựng được 41 km đường các loại. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/ 2007/ NQ-CP của Chính phủ về thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Chỉ đạo các địa phương ra quân giải tỏa vi phạm hành lang, giao thông, trong đó tập trung xử lý vi phạm trên tuyến tỉnh lộ 391. Kết quả đã giải tỏa được 350 lều quán, mái che, mái vẩy, 400 bậc lên xuống… nằm trong hành lang giao thông. Tổ chức thực hiện nghiêm tháng an toàn giao thông và ra quân hưởng ứng việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra phổ biến nhất là các xã ven đường quốc lộ chính, song việc giải tỏa, xử lý vi phạm vẫn còn hạn chế. Tai nạn giao thông tăng cả về số vụ, số người chết.
* Công tác quản lý tài nguyên - môi trường:
Kết quả sử dụng đất 120,6/145,2ha, đạt 83,1%. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tăng cường; các xã, thị trấn đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, hạn chế tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Công tác quản lý môi trường được tăng cường, các doanh nghiệp thuê trên địa bàn đều phải cam kết bảo vệ môi trường.
* Hoạt động các ngành dịch vụ:
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 483,6 tỷ đồng, đạt 96,7% kế hoạch, tăng 11,6%. Dịch vụ vận tải hàng hóa đạt 28,2 triệu/tấn/km, tăng 2,5%; vận tải hành khách 7,3 triệu lượt hành khách/km, tăng 4,3%. Dịch vụ bưu chính viễn thông đạt bình quân 6,9 máy/100 dân, đạt 101,9 % kế hoạch. Việc nối mạng internet ngày càng phát triển, đặc biệt là ở các công sở.
* Hoạt động tài chính- ngân hàng:
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước tính đạt 24.483 triệu đồng, đạt 102% dự toán năm, tăng 21%. Một số sắc thuế thu đạt và vượt kế hoạch như : thuế môn bài, giá trị gia tăng, chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu khác ngân sách. Tổng chi ngân sách ước đạt 17.881 triệu đồng đạt 173% dự toán năm, tăng 21%. Công tác thu chi ngân sách đã cơ bản đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra, đảm bảo đúng chế độ quy định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện.
Hoạt động tín dụng - tiền tệ: tổng vốn huy động của ngân hàng NN&PTNT ước đạt 180 tỷ đồng, tăng 66,1%; tổng dư nợ cho vay 192 tỷ đồng, tăng 45,7%. Tổng vốn huy động của ngân hàng chính sách xã hội ước đạt 54,1 tỷ đồng, tăng 5,4%, tổng dư nợ cho vay là 54 tỷ đồng, tăng 9,1%. Tích cực triển khai cho sinh viên vay vốn để học đại học, cao đẳng, học nghề. Tổng nguồn vốn huy động của quỹ tín dụng nhân dân ước đạt 100 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay ước đạt 90 tỷ đồng. Các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hạ xuống còn 0,86%, 100% trạm y tế xã, thị trấn có mái bằng kiên cố và có thiết bị hoàn chỉnh ( hiện nay có 3/27 trạm y tế xã, thị trấn nhà mái bằng xuống cấp). Đời sống nhân dân trong huyện đã từng bước được cải thiện, mức sống của các tầng lớp dân cư được nâng lên từng bước, số hộ giàu và khá ngày càng tăng, nhu cầu về ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể thao của nhân dân được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Hộ có nhà ngói và cao tầng kiên cố đạt 95%, xấp xỉ 100% hộ sử dụng điện, 85% số hộ sử dụng nước đạt vệ sinh, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình được cải thiện. Có thể khẳng định đến năm 2005, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được nhân lên một cách rõ rệt.
Từ những đặc điểm kinh tế xã hội của huyện đạt được trong thời gian qua có ảnh hưởng đến sự phân bố nguồn nhân lực.
* Thuận lợi:
Là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất trũng, không đồng đều và được hình thành do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, chủ yếu là đất cát pha, đất thịt nhẹ thích hợp với việc cấy lúa, trồng mầu và nuôi trồng thủy sản.
Huyện Tứ Kỳ nằm về phía Đông Nam tỉnh Hải Dương; nằm dọc trục đường 191 nối đường quốc lộ 5 (từ Hà Nội đi Hải Phòng) với đường quốc lộ 10 (từ Hải Phòng đi Thái Bình). Với vị thế như vậy đã tạo điều kiện giao lưu kinh tế - thương mại, trao đổi hàng hóa.
Trong những năm gần đây từng bước cải tạo và nâng cấp đường giao thông nông thôn theo hướng mở rộng các đường huyện và xã đảm bảo cho xe vận tải ra vào vận chuyển hàng hóa, nông sản. Cải tạo và xây dựng 1044 phòng học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ và các trường mầm non kiên cố cao tầng..
Một số địa phương đã xây dựng được mô hình xóa đói giảm nghèo mới có hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần không nhỏ vào kết quả xóa đói giảm nghèo trong những năm qua như: An Thanh, Hà Kỳ, Hưng Đạo, Cộng Lạc, Tân Kỳ, Quang Khải, Minh Đức…
* Khó khăn:
Tiềm lực kinh tế của huyện còn nhỏ bé, xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, phát triển chưa thật bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của phát triển.
Do điều kiện kinh tế huyện phát triển còn chậm, trình độ sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, một số bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cho nên việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, các chính sách đối với người có công luôn thay đổi, các tệ nạn xã hội chưa thực sự đẩy lùi…dẫn đến việc phân bố lao động ở các xã, thị trấn chưa thực sự hợp lý với yêu cầu đặt ra.
II. Phân tích đánh giá thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
1. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực.
1.1. Dân số và lao động huyện.
Dân số quyết định quy mô nguồn nhân lực. Dân số càng cao thì nguồn lao động càng lớn. Diện tích đất canh tác bình quân là 0,051 ha/người. Đây là một huyện thuần nông mà diện tích đất canh tác bình quân một đầu người như vậy là thấp. Là một huyện có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tương đối cao 54.35%, do vậy nhu cầu giải quyết việc làm là rất lớn.
Số liệu điều tra liên ngành giữa phòng Nội vụ lao động thương binh & xã hội và Phòng Thống kê cho thấy dân số và lao động toàn huyện như sau:
Bảng 8: Tình hình dân số và lao động toàn huyện
Danh mục
Đơn vị
2004
2005
2006
Tổng số dân
Người
169.195
169.407
170.370
Số lao động trong độ tuổi lao động
Người
91.567
91.470
92.593
Số người hoạt động kinh tế trong độ tuổi
Người
85.567
86.470
87.593
Tỷ lệ số lao động thiếu việc làm
%
8,2
7,8
7,5
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm không đáng kể từ 8,2(năm 2004) xuống 6,7%(năm 2006). Số người tham gia hoạt động kinh tế năm 2006 tăng 2026 người so với năm 2004, tức là giảm tỷ trọng số người không tham gia hoạt động kinh tế. Do vậy, vấn đề phân bố nguồn nhân lực sao cho hợp lý để giải quyết số lao động dư thừa này.
Dân số huyện ngày một tăng kéo theo nguồn nhân lực tăng theo trong khi diện tích đất là cố định. Mặt khác, đây là một huyện hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp dẫn đến việc phân bố lao động ở lĩnh vực này khá đông, nguồn nhân lực tăng dẫn đến diện tích canh tác bình quân đầu người giảm, năng suất lao động giảm. Do vậy, thu nhập của người dân thấp theo, số lao động thiếu việc làm tăng lên, dẫn đến nền kinh tế trì trệ.
1.2. Phân bố nguồn nhân lực theo độ tuổi lao động huyện qua các năm.
Bảng 9: Cơ cấu độ tuổi lao động huyện năm 2004 và 2006
Tuổi
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2006
So sánh 2006/2004
+
-
%
15-19
Người
15.220
15.112
-108
- 0,71
20-34
Người
45.321
48.320
+ 2999
+ 6,61
35-49
Người
21.200
22.321
+ 1.121
+ 5,28
50-59
Người
8.781
6.840
- 1.941
- 22,2
(Nguồn:: UBDS và Kế hoạch hóa gia đình)
Qua bảng cho ta thấy lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2006 tăng so với năm 2004. Do vậy cần phân bố lao động sao cho phù hợp với đặc điểm về độ tuổi để khai thác có hiệu quả cao nguồn nhân lực hiện có của huyện.
- Lao động theo độ tuổi 15-19 là lực lượng lao động trẻ. Năm 2006 giảm 0,71% tương ứng giảm 108 người so với năm 2004. Lao động trong độ tuổi này là những học sinh, sinh viên đang đi học. Phần lớn lao động này chưa tham gia hoạt động xã hội mà chỉ giúp việc trong gia đình hoặc làm các nghành nghề đòi hỏi không cần trình độ tay nghề cao. Đây là lực lượng lao đông dự trữ.
- Nhóm tuổi từ 20-34, đây là lực lượng lao động chủ yếu của huyện, lực lượng này vừa có trình độ, lại có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học vào sản xuất. Năm 2006 tăng 6,61% tương ứng tăng 2999 người so với năm 2004. Vấn đề đặt ra là phân bố nguồn nhân lực này sao cho có hiệu quả nhất, bởi lực lượng này chiếm trên 50% tổng dân số.- Ở độ tuổi 35-49, tăng 5,28% tương ứng tăng 1121 người so với năm 2004. Đây là lực lượng lao động giàu kinh nghiệm để sản xuất, có thể tham gia vào các vị trí lao động chủ chốt, họ có thể đảm nhiệm các chức vụ quản lý của đơn vị.
- Ở nhóm tuổi 50-59, giảm 22,2% tương ứng giảm 1941 người. Đây là lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm nhưng họ gặp phải giới hạn của tuổi tác, sức khỏe. Do vậy, họ không đảm nhiệm được công việc nặng nhọc. Cần bố trí sao cho phù hợp.
1.3. Chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
Bảng 10: Trình độ văn hóa của lực lượng lao động
Trình độ văn hóa
2002
2007
Số người
Tỷ lệ%
Số người
Tỷ lệ%
Dân số trong độ tuổi lao động
90.000
100
92.593
100
Chưa tốt nghiệp cấp I
15.000
16,6
12.000
13,0
Tốt nghiệp cấp I + II
55.000
61,1
55.000
59,4
Tốt nghiệp cấp III
20.000
22,3
25.593
27,6
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
Bảng 11: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
2002
2007
Số người
Tỷ lệ%
Số người
Tỷ lệ%
Không có chuyên môn kỹ thuật
82.000
91,1
80.593
87,1
Có chuyên môn kỹ thuật:
8.000
8,9
12.000
12,9
- Đại học
600
0,6
900
0,9
- Cao đẳng, trung cấp
3.500
3,9
5.500
5,9
- Sơ cấp công nhân kỹ thuật
3.900
4,4
5.600
6,1
(Nguồn: Phòng Nội vụ lao động thương binh&xã hội)
Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp so với tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật.
1.4. Phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ.
Bảng 12: Phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ năm 2007
Phân theo xã, thị trấn
Diện tích (km)
Dân số trung bình (người)
Lao động (người)
Mật độ dân số (người/ km)
Thị trấn Tứ Kỳ
4,9
6.492
4.200
1.325
Xã Ngọc Sơn
5,5
7.470
5.500
1.358
Xã Kỳ Sơn
3, 0
3.287
2.500
1.096
Xã Đại Đồng
6,6
6.065
3.000
919
Xã Hưng Đạo
7,3
10.053
7.230
1.377
Xã Ngọc Kỳ
3,5
3.904
1.600
1.115
Xã Bình Lãng
4,6
5.162
3.000
1.122
Xã Tứ Xuyên
6,4
3.630
1.300
567
Xã Tái Sơn
3,5
3.528
2.900
1.008
Xã Quang Phục
6,8
6.581
3.600
968
Xã Đông Kỳ
3,6
3.170
2.100
881
Xã Tây Kỳ
4,5
4.189
2.000
931
Xã Dân Chủ
4,7
5.305
2.500
1.129
Xã Tân Kỳ
7,2
8.146
4.000
1.131
Xã Quang Khải
6,6
6.164
3.500
934
Xã Đại Hợp
4,4
6.500
3.600
1.477
Xã Quảng Nghiệp
3,6
4.160
2.300
1.156
Xã An Thanh
9,8
8.481
4.000
865
Xã Minh Đức
12,6
11.431
5.000
907
Xã Văn Tố
8,7
8.060
3.000
926
Xã Quang Trung
8,1
7.823
4.100
942
Xã Phượng Kỳ
4,8
4.541
2.500
940
Xã Cộng Lạc
5,7
4.633
2.300
813
Xã Tiên Động
7,1
7.106
3.100
1.001
Xã Nguyên Giáp
8,8
10.120
4.000
1.150
Xã Hà Kỳ
9,5
8.090
4.300
852
Xã Hà Thanh
8,9
6.306
2.212
709
Cả huyện
170,7
170.370
92.593
998
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
Qua bảng trên cho ta thấy mật độ dân số phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thị trấn và các vùng ven thị xã như: Ngọc Sơn, Kỳ Sơn…
Lực lượng lao động ở khu vực thị trấn chiếm 4,7%, trong khi đó lực lượng lao động ở các xã chiếm 95,3%. Dân số ở thị trấn chiếm 3,9 %, còn lại 96,1% dân số ở các xã.
Điều bất cập ở đây là lực lượng lao động ở các xã không ngừng tăng, trong khi ruộng đất canh tác thì có hạn, mà bản thân huyện chỉ là 1 huyện thuần nông, tập trung chủ yếu vào nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực này không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó khả năng thu hút nhiều lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao lại chưa phát triển hoặc chưa được chú trọng như: ngành thương mại, công nghiêp xây dựng,…
Sự phân bố nguồn nhân lực giữa các vùng không đồng đều dẫn đến lao động ở thị trấn chủ yếu là các bộ công nhân viên chức, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong khi đó lao động ở nông thôn số lượng đông nhưng chất lượng lao động thấp.
Huyện cần có chủ trương phân bố lại nguồn nhân lực giữa thị trấn và các xã nhằm giảm bớt sức ép về lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng lao động, khuyến khích lao động nông thôn tìm việc làm ở bên ngoài.
1.5. Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế.
Trước 1986, nước ta phát triển kinh tế theo hướng kế hoạch hóa tập trung. Sau năm 1986, nước ta chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường, dưới sự điều tiết của Nhà nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, huyện Tứ Kỳ cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Là một huyện thuần nông, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, phần lớn dân số sống dựa vào nghề nông, năm 2006 toàn huyện có 90.962 lao động, chiếm 54,35% dân số. Được phân bố trong các ngành như sau:
Bảng 13: Lao động trong các ngành kinh tế
Đơn vị tính: Người
Ngành
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
71.975
71.517
70.592
Công nghiệp và xây dựng
9.291
10.021
11.125
Dịch vụ
6.936
6.843
6.849
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
Nguồn lao động trong nông nghiệp qua các năm tăng giảm không đáng kể, chiếm một tỷ trọng lớn 77,8%, ngành dịch vụ giảm và chiếm tỷ trọng 7,5%. Chỉ có ngành công nghiệp tăng nhưng không đáng kể(tăng 2,1% năm 2006/2004).
Bảng 14: Lao động Nhà nước đang làm việc trong các ngành kinh tế
Đơn vị tính: Người
Ngành
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Công nghiệp và xây dựng
34
34
35
Dịch vụ
2.340
2.295
2.361
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
1.5.1. Tình hình phân bố lao động trong nông nghiệp.
Bảng 15: Lao động trong nông nghiệp và thủy sản
Ngành
2004
2005
2006
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Thủy sản
495
0,69
695
0,97
728
1,02
Nông nghiệp,Lâm nghiệp
71.480
99,31
70.822
99,03
69.874
98,98
Tổng số
71.975
100
71.517
100
70.592
100
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
Số lượng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 98,98% năm 2006 và có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, trong khi đó ngành thủy sản có xu hướng tăng nhưng chỉ chiếm khoảng 0,69% năm 2004, 0,97% năm 2005, 1,02% năm 2006.
1.5.2. Tình hình phân bố lao động trong công nghiệp.
Bảng 16: Lao động công nghiệp phân theo loại hình kinh tế, theo ngành
Đơn vị tính: Người
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Phân theo loại hình kinh tế
* Khu vực kinh tế Nhà nước
- Nhà nước
- Ngoài Nhà nước:
+ Tập thể
+ Cá thể
+ Tư nhân
* KV kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
9.134
8.804
330
9.861
8.698
1.163
10.934
9.720
1.214
Phân theo ngành công nghiệp
+ Công nghiệp khai thác
+ Công nghiệp chế biến
88
9.046
89
9.772
67
10.867
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
1.5.3. Tình hình phân bố lao động trong các ngành dịch vụ.
Bảng 17: Lao động làm trong các ngành dịch vụ
Đơn vị tính: Người
Loại hình
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Thương nghiệp, sửa chữa…
3.136
3.236
3.201
Khách sạn, nhà hàng
458
520
510
Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc
635
503
500
Tài chính, tín dụng
79
79
79
An ninh quốc phòng
673
676
710
Giáo dục và đào tạo
1.635
1.584
1.616
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
26
23
25
Hoạt động văn hóa thể thao
8
12
10
Hoạt động đảng
32
35
35
Hoạt động phục vụ công cộng
254
116
100
Tổng số
6.936
6.784
6.786
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
Qua bảng cho ta thấy, sự thay đổi nguồn nhân lực trong các ngành không đáng kể qua các năm. Những ngành mang lại lợi nhuận nhiều như thương nghiệp, khách sạn…thì chưa phát huy hết thế mạnh.
Các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân. Huyện có trên 2.200 hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại với khoảng 3000 lao động. Các hoạt động dich vụ giống cây trồng, vật nuôi khá sôi động, nhiều giống cây trồng có năng suất cao được đưa vào sản xuất làm tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
2. Thực trạng phân bố lao động ở huyện Tứ Kỳ.
Bảng 18: Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế năm 2006.
Ngành
Số lao động (người)
Tỷ lệ %
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
69.592
77,7
Công nghiệp và xây dựng
12.125
13,5
Dịch vụ
7.849
8,8
Tổng số
85.185
100
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)
Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế còn chưa hợp lý. Lực lượng lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ lệ rất lớn, trong khi đó diện tích đất canh tác thì có giới hạn dẫn đến việc sử dụng thời gian lao động không hiệu quả, năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người giảm.
Do vậy, huyện cần có những chính sách giải quyết việc làm phù hợp để việc phân bố lực lượng lao động đạt kết quả cao. Kết quả điều tra suy rộng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9% xuống còn 5-7%, thời gian sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp tăng từ 70% năm 2006 lên 73% năm 2007.
Số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2005 là 3.800 người so với năm 2004 tăng 700 người, tiêu biểu là các xã; Quang Khải, Minh Đức…
Năm 2006 tổng số lao động có việc làm là 4.200 người, được bố trí trong các ngành như sau:
Bảng 19: Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế
Ngành
Số lao động được bố trí
việc làm (người)
Tỷ lệ %
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
2.800
66,6
Công nghiệp và xây dựng
900
21,4
Dịch vụ
420
10,0
Quản lý Nhà nước, giáo dục Y tế
80
2,0
(Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTB &XH)
Theo điều tra điều tra 1/7/2007 của Phòng Nội vụ LĐTB&XH thì huyện có tỷ lệ thất nghiệp là 5-7%, tỷ lệ thời gian lao động là 70- 73% so với năm 2006 tăng 0,78%.
Năm 2007 số lao động được giải quyết việc làm là 5.767 người và được phân bố trong các ngành sau:
- Lao động Nhà nước : 80 người
- Lao động các xã : 3.800 người
+ Lao động nuôi trồng thủy sản: 2.200 người
+ Lao động mới trong huyện (do vay vốn xóa đói giảm nghèo): 900 người
+ Lao động được giải quyết trong quá trình vay vốn giải quyết việc làm là 700 người.
- Lao động ngoài huyện: 1.887 người.
Từ đó, cho ta thấy lao động được giải quyết việc làm trong năm chủ yếu vẫn là nông, lâm nghiệp, trong đó lao động nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ lớn nhất sau đó là lao động ngoài huyện.
3. Đánh giá tình hình phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ.
* Ưu điểm:
Trong mấy năm qua, do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải quyết được một bước yêu cầu về phân bố nguồn nhân lực, biểu hiện bằng việc làm và đời sống người lao động ngày một tăng, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Đối với lao động nông nghiệp ngày càng tăng tỷ lệ có việc làm, giảm thiểu tỷ lệ thiếu việc làm. Nhất là các xã có vùng đất chiêm trũng, đã khắc phục khó khăn bằng cách đưa mô hình vườn ao chuồng, đặc biệt là đã phát huy được thế mạnh nuôi trồng thủy sản như xã: Đông Kỳ, Tây Kỳ…
Những người có trình độ chuyên môn thì được sử dụng, những người không có chuyên môn cũng được sử dụng vào những công việc giản đơn.
Tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
* Nhược điểm:
Tuy nhiên, do dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh nên việc làm luôn là điều cấp thiết, đồng thời một số nhỏ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức sản xuất và bộ máy trong khu vực Nhà nước, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về… đang có nhu cầu bố trí việc làm, dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức bách hơn đồng nghĩa với việc phân bố lại nguồn lao động này cũng hết sức khó khăn.
Mặt khác, lao động đã có xu hướng chuyển sang khu vực ngoài Nhà nước nhưng nền kinh tế còn đang trong tình trạng thiếu quy hoạch, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, việc phân bố lao động còn tùy tiện, không đúng nghề, đúng việc gây ra lãng phí lớn.
Chất lượng lao động còn thấp, phân bố lao động giữa các vùng còn nhiều bất cập, cụ thể là lượng lao động tập trung quá nhiều ở khu vực thị trấn và các vùng ven thị xã như: Ngọc Sơn, Hưng Đạo…
Tình hình phân bố lao động chủ yếu tập trung chủ yếu trong ngành nông lâm nghiệp ở các xã của huyện. Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp còn rất thấp chỉ bằng khoảng 180/năm, còn lại là lãng phí. Tỷ lệ sử dụng thời gian trong nông nghiệp khoảng 70- 73%. Vì vậy, huyện cần tăng cường phát huy những chính sách, dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kéo nhiều dự án đầu tư nước ngoài để tạo thêm nhiều chỗ làm mới.
* Nguyên nhân:
- Việc thu hút và phân bố có hiệu quả nguồn nhân lực chưa cao.
- Những cơ chế và chính sách đã ban hành trong thời gian qua chưa thực sự được phát huy.
- Chất lượng nguồn lao động được quan tâm nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thiếu, giáo dục chưa phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn.
- Di dân vẫn trong tình trạng tự phát, dẫn đến các khu vực thị trấn, các xã ven đô dư thừa lao động.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG NHỮNG NĂM TỚI Ở HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG
I. Định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2010-2015 của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
1. Định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015 ở huyện Tứ Kỳ.
1.1. Mục tiêu tổng quát.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định tình hình nhân dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung cao cho lúa lai, lúa chất lượng cao đi đôi với việc sản xuất theo vùng; chuyển đối cơ câu cây trồng; xây dựng cánh đồng cho giá trị kinh tế cao; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là công tác cải cách hành chính trong việc giải quyết các công việc của các doanh nghiệp, doanh nhân trong đó coi trọng các ngành thu hút nhiều lao động và không gây ô nhiễm môi trường. Đấy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, làng văn hóa gắn với lành mạnh hóa việc cưới, việc tang, xây dựng làng an toàn, làng sức khỏe và xây dựng xã đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Đảng. Tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.
- Tăng trưởng kinh tế bình quân: 7% năm; trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp-xây dựng tăng 12%, dịch vụ-thương mại tăng 10%.
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 58%, công nghiệp-xây dựng 23%, dịch vụ -thương mại 19%.
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp: trồng trọt 68%, chăn nuôi thủy sản 32%.
- Bình quân lương thực đầu người: 692kg
- Thịt cá các loại bình quân: 63kg
- Tỷ lệ nhà xây kiên cố, bán kiên cố: 100%
- 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ, 100% số thôn có cán bộ y tế.
- Tỷ lệ tăng dân số: 0,85%
- Số máy điện thoại/100 dân: 2 máy
- Mỗi xã có ít nhất 1 làng văn hóa: 100% số thôn có quy ước.
- 30% số trường trung học và THCS đạt chuẩn quốc gia.
1.2. Mục tiêu cụ thể.
* Về nông nghiệp:
- Phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện có khoảng 2.000-2.500 ha đất được chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Chuyển 1.500 ha đất trũng không chủ động được tưới tiêu, cây lúa đạt hiệu quả thấp sang đào ao nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Chuyển 1.000 ha đất không cấy lúa chuyển sang trồng cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao.
- Mỗi xã, thị trấn xây dựng ít nhất được một cánh đồng và vượt mức 50triệu/ha/năm.
- Xây dựng ít nhất một vùng lúa năng suất cao ở các địa phương trong huyện và mở rộng vùng lúa nhân dân.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thực hiện chương trình sinh hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn để đạt 100% đàn bò lai sinh, trên 50% đàn lợn được nạc hóa, phát triển đàn lợn đạt 95.000 con. Phấn đấu sản lượng thịt các loại đạt 7.840 tấn.
* Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt trên 71 tỷ đồng. Mỗi năm giải quyết thêm cho 6000 -7.000 lao động.
- Sản xuất vật liệu xây dựng: khai thác cát, sản xuất vôi, xi măng…
- Hoàn thành các dự án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
- Ngành chế biến lương thực, thực phẩm: khuyến khích các cơ sở xay xát chế biến lương thực.
- Ngành thủ công mỹ nghệ: duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống như: thêu ren, đan nát…
- Ngành cơ khí: phấn đấu đạt 300 xưởng cơ khí.
* Về dịch vụ - thương mại:
- Chấn chỉnh và đổi cơ chế quản lý kinh doanh. Phát triển mạng lưới dịch vụ - thương mại, hình thức các tụ điểm kinh tế ở các xã, thị trấn; xây dựng, nâng cấp, quản lý tốt hơn hoạt động của các chợ nông thôn; mở rộng thị trường, hình thành mạng lưới thu mua của các thành phần kinh tế, nhằm tiêu thụ nông sản, giải quyết đầu ra, khuyến khích sản xuất phát triển, nhanh chóng khắc phục tình trạng thuần nông hiện nay.
2. Giải pháp.
- Tiếp tục thực hiện tốt 3 kết hợp trong phát triển kinh tế - xã hội và các đề án trên các lĩnh vực nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tăng cường các biện pháp chỉ đạo lúa lai, lúa chất lượng cao vào gieo cấy theo kế hoạch, tập trung cho công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật. Ban chỉ đạo của huyện, các nghành có liên quan phải thường xuyên bám sát địa bàn được phân công để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Tập trung xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao. Khai thác diện tích mặt nước để nuôi thủy sản; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các vùng nuôi thủy sản tập trung đã được quy hoạch, đồng thời có giải pháp tích cực để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đưa chăn nuôi thủy sản trở thành nghành sản xuất chính. Khôi phục, phát triển đàn gia súc, gia cầm đi đôi với công tác phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt phòng chống lũ lụt, bão, ứng và tìm kiếm cứu nạn.
- Tập trung phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phát triển các làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh thu hút vào các cụm công nghiệp. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả.
- Thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục trong thẩm định, phê duyệt dự án. Thu hút mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường, thường xuyên kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thu ngân sách Nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác thu, chi ngân sách. Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, mở rộng các nội dung thanh tra. Thực hiện tốt công tác về y tế, công tác phòng chống dịch bệnh, khám sức khỏe cho nhân dân. Tập trung xây dựng xã đạt chuẩn 10 quốc gia về y tế, xây dựng làng, gia đình sức khỏe. Đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa gắn liền với an toàn về an ninh trật tự. Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo.
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý về tôn giáo. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại, khiếu kiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự tránh tồn đọng.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức thi hành nhiệm vụ. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Ban chấp hành Trung ương Đảng và chương trình hành động của Ban chấp hành huyện khóa XXII về đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước; thực hiện áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam vào hoạt động các cơ quan Nhà nước. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
II. Chủ trương, phương hướng và biện pháp phân bố lao động giai đoạn 2010 – 2015.
1. Về chủ trương.
- Phân bố lao động hợp lý để giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người. Nhà nước tạo những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp và hỗ trợ một phần về tài chính để khuyến khích các tổ chức, các đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phần kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới.
- Người lao động được tự do hành nghề, lập hội nghề nghiệp, liên doanh, liên kết, hợp tác và tự do thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước bảo vệ và khuyến khích các chủ doanh nghiệp, kể cả chủ tư nhân, gia đình và mọi người làm giàu chính đáng, tạo được nhiều chỗ làm mới và thu hút được nhiều lao động.
- Phát huy mọi nguồn tiềm năng trong nước, khai thác đến mức tối đa tiềm năng trong dân (vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn…) đồng thời tranh thủ và phân bố có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các chương trình thu hút lao động làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp lớn đặc biệt là chương trình dãn dân làm kinh tế vườn trại.
2. Phương hướng.
* Phương hướng cơ bản là gắn việc phân bố lao động với nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước; kết hợp giữa giải quyết phân bố lao động giữa các xã với việc đưa lao động ra nước ngoài.
* Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề lao động cho xã hội để dòng di dân giữa các xã hợp lý.
* Hướng trọng điểm phân bố lao động là khuyến khích, thu hút các lực lượng lao động, kể cả lao động “ chất xám”, nhằm khai thác tiềm năng vùng đất chiêm trũng để ổn định đời sống, phát triển sản xuất hàng hóa; đồng thời tổ chức cho lao động dư thừa trong khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh đã tốt nghiệp các trường, lớp đào tạo thanh niên đã đến tuổi lao động, người đi lao động nước ngoài về vào việc phát triển sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống thị trấn, vùng đông dân, trong đó chú ý đúng mức phân bố lao động ở thị trấn và các vùng ven thành phố.
* Đổi mới cơ chế tổ chức và cơ chế hoạt động của các ngành nông, lâm nghiệp theo hướng giao đất cho người lao động; các ngành nông, lâm nghiệp tập trung làm các dịch vụ như: cung ứng vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức chế biến sản phẩm, tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm làm cho các ngành nông, lâm nghiệp quốc doanh trở thành trung tâm tổ chức lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa.
- Ủy ban nhân dân các xã cần tổ chức đánh giá tình hình sử dụng đất đai của từng ngành nông, lâm nghiệp, có kế hoach di dân đến sử dụng đất các vùng dân cư thưa.
* Tập trung thực hiện các Chương trình quốc gia về phân bố lao động trong kế hoạch 5 năm 2010-2015 và các năm tiếp theo, bao gồm:
- Chương trình phân bố lao động gắn với đất đai và tài nguyên huyện nhà hướng vào mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả cánh đồng cho giá trị cao, tiềm năng nuôi trồng thủy sản để phát triển việc làm trong các xã như sau:
+ Các xã đông dân ít đất (Minh Đức, Quang Khải,…) chủ yếu là phát triển hộ kinh tế gia đình, thu hút lao động vào thâm canh, nâng hệ số sử dụng đất lên trên 2 vòng năm, tận dụng các mảnh đất chiêm trũng, đất sình lầy cải tạo thành đất nông nghiệp để tạo thêm việc làm tại chỗ, phát triển chăn nuôi; phát triển ngành nghề ở nông thôn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sinh học để nuôi trồng thủy sản cho giá trị cao.
+ Các xã có nhiều có nhiều vùng đất bỏ hoang (xã An Thanh, xã Nguyên Giáp) cần đặc biệt quan tâm thông qua các dự án khai hoang, trồng cây di dân, nhanh chóng ổn định cuộc sống cho xã ít người.
+ Các xã có nhiều vùng đất chiêm trũng (xã Tây Kỳ, xã Tiên Động), huyện cần chủ động khuyến khích và tạo điều kiện thông qua các chính sách như: vay vốn ưu đãi, thuế…để người nông dân có vốn để phát huy thế mạnh đào ao nuôi trồng thủy sản,trồng cây ngắn ngày của huyện nhà.
+ Các xã ven đô (Kỳ Sơn, Ngọc Sơn, Hưng Đạo…) là nơi tập trung nhiều nhà máy và công ty, thông qua các chương trình phối hợp khai thác tiềm năng sẵn có của vùng. Huyện cần chỉ đạo và có phương hướng phân bố lao động vào khu vực này.
- Chương trình tổng thể phân bố lao động, đặc biệt là khu vực thị trấn huyện, khu công nghiệp tập trung, hướng vào giải quyết việc làm cho lao động dôi ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại lao động trong khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, lao động ở nước ngoài trở về, thanh niên mới đến tuổi lao động thông qua thực hiện các kế hoạch cụ thể sau:
+ Tiếp tục sắp xếp việc làm cho lao động giảm biên chế trong khu vực Nhà nước theo Quyết định 111/HĐBT, 176/HĐBT và 315/HĐBT.
+ Chương trình đào tạo, đào tạo lại và dạy nghề gắn với dịch vụ việc làm (giới thiệu, tư vấn, cung ứng lao động…) thông qua các dự án phát triển các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của tỉnh. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ ở một số xã và thị trấn. Từ đó, có thể điều chỉnh lao động giữa các xã, thị trấn và có phương hướng cụ thể cho người lao động hoạt động trong các lĩnh vực.
+ Chương trình phân bố lao động theo các dự án nhỏ linh hoạt ở các xã, thị trấn; khôi phục và phát triển nghề cổ truyền. Đây là thế mạnh của huyện cần được quan tâm đúng mức và có biện pháp cụ thể để phân bố nguồn lao động vào các làng nghề truyền thống một cách hợp lý.
+ Chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là địa bàn có thể lập khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, phát triển các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm trong nước thông qua gia công xuất khẩu, liên doanh, các dự án viện trợ (kể cả dự án viện trợ nhân đạo) cho mục đích phát triển gắn với chương trình phân bố nguồn lao động.
+ Chương trình kết hợp việc chữa bệnh, giáo dục với dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng tệ nạn xã hội, thông qua dự án phát triển của các trung tâm.
+ Chương trình phân bố lao động cho lao động nước ngoài trở về vào các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng vốn ngoại ngữ có được trong thời gian lao động, học tập ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục tìm và mở rộng thị trường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Biện pháp.
3.1. Biện pháp chung.
* Lập Quỹ quốc gia về phân bố và giải quyết việc làm từ các nguồn: Trích một tỷ lệ nhất định trong ngân sách Nhà nước; một phần từ nguồn thu do đưa lao động làm việc ở nước ngoài; từ sự tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước hoặc Chính phủ nước trong việc phân bố và định hướng cho người lao động.
Quỹ được sử dụng trên nguyên tắc bảo tồn và tăng lên; trước hết cho vay với lãi xuất nâng đỡ hoặc bảo tồn giá trị cho vay đối với hộ tư nhân, hộ gia đình cá nhân, doanh nghiệp tạo được chỗ làm việc mới hoặc thu hút thêm lao động trợ giúp cho các chương trình, dự án tạo việc làm mới.
* Xây dựng chương trình phân bố và định hướng cho người lao động gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, nội dung dự án đầu tư, hiệu quả kinh tế, các điều kiện thực hiện.
* Bổ sung và sửa đổi một số chính sách cụ thể khuyến khích các lĩnh vực, các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân tạo thêm chỗ làm mới, thu hút thêm lao động, trước hết là các chính sách định canh, định cư và di dân, xây dựng các vùng kinh tế-xã hội mới; phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn; phát triển kinh tế quy mô nhỏ và linh hoạt ở thành thị; chính sách tự do di chuyển lao động và hành nghề; chính sách và việc làm thích hợp đối với thương binh và người tàn tật; chính sách phát triển hình thức thanh niên xung phong làm kinh tế; hình thức hội, hiệp hội làm kinh tế; hình thức giáo dục cải tạo gắn với dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng tệ nạn xã hội; chính sách cho vay với lãi xuất nâng đỡ hoặc bảo tồn vốn, miễn giảm thuế đối với hộ mới kinh doanh, thời kỳ đầu v.v…
Ngoài hệ thống đào tạo, hướng nghiệp và dạy nghề chính quy cần mở rộng và phát triển các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm ở một số nghành nếu có thể, không thì phải phối kết hợp với Liên đoàn lao động cấp tỉnh.
3.2. Biện pháp cụ thể.
Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động ở tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế.
Phấn đấu tạo thêm việc làm cho 8.000 lao động trở lên, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn từ 80,1% năm 2007 lên 82% giai đoạn 2010-2015. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thị trấn từ 5,2% xuống còn 5,% giai đoạn 2010-2015. Xuất khẩu lao động 3.300 lao động.
Tiếp tục triển khai công tác cho vay vốn từ Quỹ quốc gia phân bố nguồn lao động, phấn đấu đạt 10 dự án với số tiền 9 tỷ đồng, thu hút 1.700 lao động. Không để vốn tồn đọng, giảm nợ đọng quá hạn xuống 2%. Hướng dẫn tốt các doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ luật lao động. Phối hợp các ngành giải quyết các vướng mắc dôi dư. Tập huấn cho tất cả các cán bộ lãnh đạo, cán bộ Lao động thương binh và xã hội của 27 xã, thị trấn, đặc biệt là công tác đào tạo lại cán bộ từ cấp xã .
Tập trung dạy nghề từ cấp xã để từ đó quản lý và định hướng cho người lao động thông qua việc phân bố lao động cho các doanh nghiệp đến đầu tư tuyển người thuận lợi, đặc biệt chú trọng dạy nghề phù hợp cho lao động lớn tuổi sau khi giao đất.
Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Đào tạo, đào tạo lại các cán bộ chủ chốt của cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên và có trình độ lý luận chính trị, có đủ trình độ lãnh đạo, điều hành quản lý nguồn nhân lực từ đó có những chính sách phân luồng nguồn nhân lực 1 cách hợp lý giữa các vùng.
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các trường dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề tư nhân, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện thực hiện dạy nghề cho nông dân sau khi giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị, phấn đấu dạy nghề cho 3.000 lao động.
Đặc điểm của lao động nông thôn là trình độ thấp, lao động tự do chiếm tỷ trọng cao. Việc cần thiết và quan trọng là nhanh chóng triển khai công tác xây dựng đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015. Triển khai thực hiện đề án phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện gắn với việc phân bố lao động vào các cụm, khu công nghiệp.
Đẩy mạnh sự phân công lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động bằng mọi biện pháp tăng nhanh tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Phát huy vai trò then chốt của khoa học, kỹ thuật công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn bằng việc ngày càng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, lao động chính trong gia đình có thể tham gia lao động vào các lĩnh vực kinh tế khác để tăng nguồn thu nhập, ngày càng ổn định đời sống nông thôn và giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại phòng Nội vụ LĐTB & XH huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Sau khi nghiên cứu vấn đề “ Thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ”. Em càng hiểu thêm, giá trị phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước đạt được phụ thuộc vào việc phân bố cũng như trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, để nguồn nhân lực phát huy hết khả năng thì chúng ta phải biết phân bố nguồn nhân lực đó, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay còn chậm phát triển và đang trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, phân bố hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có để phát triển kinh tế, lấy đó làm nguồn tài nguyên xã hội, của đất nước là vô cùng quan trọng.
Đối với một huyện thuần nông như huyện Tứ Kỳ, lao động trong độ tuổi chiếm 54,4% dân số và tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp. Thì việc phân bố nguồn nhân lực hợp lý có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, nó không chỉ áp dụng cho riêng Tứ Kỳ mà cho mọi nơi, nhất là những vùng kinh tế còn khó khăn.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên việc tìm hiểu và đề ra những phương hướng giải quyết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Xuân Cầu và Cán bộ Phòng Nội vụ LĐTB&XH huyện Tứ Kỳ đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Hải Dương, Ngày 14/04/2008.
Sinh viên thực hiện
Bùi Quang Hùng
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế lao động, chủ biên TS. Mai Quốc Chánh, PGS.TS Trần Xuân Cầu, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, NXB Lao động-Xã hội năm 2000.
2. Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ: Niên giám thống kê huyện năm 2004-2006.
3.Chương trình việc làm giai đoạn 2000-2007 của Sở Lao Động TB&XH tỉnh Hải Dương.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của nghành Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương.
5. Báo cáo tổng quan điều kiện tự nhiên-tình hình kinh tế- xã hội huyện Tứ Kỳ.
6. Báo cáo lao động việc làm của phòng Nội vụ lao động thương binh & xã hội huyện Tứ Kỳ 2004-2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12055.doc