- Từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ ngân hàng. Trước hết là cán bộ điều hành, cán bộ kiểm soát và cán bộ tín dụng, sao cho đủ năng lực trình độ đáp ứng theo kịp sự phát triển của nền kinh tế hội nhập như hiện nay .
- Tăng cường hiệu lực công tác thông tin về khách hàng, thông tin về rủi ro tín dung thống nhất trong toàn hệ thống .
- NHNo&PTNT Việt Nam khi ban hành văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ nên cụ thể rõ ràng từng điều khoản để giúp cán bộ tác nghiệp cũng như cán bộ kiểm toán có thể xem như cẩm nang để thực hiện.
- Tăng cường kiểm tra công tác tín dụng theo định kỳ, đột xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho cơ sở. nắm chắc thực trạng tài chính sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý khi khách hàng vi phạm.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác buộc ngân hàng phải đối đầu với rủi ro lãi suất cao hơn.
* Cách mạng trong công nghệ ngân hàng.
Lao động thủ công trong những năm 80 tại các ngân hàng Việt Nam đang được thay thế dần bằng hệ thống máy tính. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách đang được thực hiện trên máy. Ngân hàng đang mở rộng dịch vụ ngân hàng qua mạng, ngân hàng qua điện thoại. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ máy tính trên cán bộ công nhân viên ngân hàng gần như cao nhất tại Việt Nam. An toàn và sang trọng đang là đòi hỏi trong việc xây dựng mới các trụ sở ngân hàng. Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng đang thử nghiệm sử dụng máy tính rút tiền tự động tại các Siêu thị, công sở. Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải nối mạng với trung tâm tiền tệ quốc tế.
Công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ. Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng cạnh tranh, sáp nhập, chi phối lẫn nhau nhiều hơn. Việc giảm tương đối nhân công và tăng chi phí cố định là xu hướng trong hoạt động của ngân hàng dưới ảnh hưởng của công nghệ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. HUYỆN, MÙ CANG CHẢI. TỈNH, YÊN BÁI
2.1 Giới thiệu chung về chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái.
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
Mô hình tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm: Trụ sở chính, hệ thống các chi nhánh cấp 1, các chi nhánh cấp 2 cấp 3 trực thuộc chi nhánh cấp 1 và hệ thống các phòng giao dịch.
Trong đó chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Mù Cang Chải, tỉnh. Yên Bái là ngân hàng cấp 3 trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Yên Bái, có trụ sở tại. Tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, dù là một chi nhánh nhỏ nhưng đã có những bước tăng trưởng đáng kể cả về quy mô và chất lượng trong hoạt động.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức của NHNo & PTNT
Phòng tín dụng
P Giámđốc
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán ngân qũy
Phòng kế hoạch kinh doanh
Giám đốc
Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành chi nhánh Mù Cang Chải.
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mù Cang Chải là chi nhánh loại 3, là đơn vị trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái là chi nhánh được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp loại 1. Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo & PTNT Việt Nam.
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
2.2.1 Về hoạt động huy động vốn
+ Nguồn vốn tự huy động: 51.911 triệu đồng
- So với kế hoạch đạt: 103.8%
- So với năm 2007 tăng: 26% (+10.787 triệu đồng)
Trong đó: Tiền gửi dân cư: 13.677 triệu đồng
- So với kế hoạch đạt: 105.2%
- So với năm 2007 tăng: 63.6% (+5.317 triệu đồng)
- So với tổng nguồn chiếm: 26.1% tăng 6.1% so với năm 2007
+ Về công tác tín dụng
- Doanh số cho vay: 31.610 triệu đồng
So với năm 2007 tăng 63% (+ 12.217 triệu đồng)
- Doanh số thu nợ: 30.430 triệu đồng
So với năm 2007 tăng: 107% (+15.757 triệu đồng)
+ Tổng dư nợ cho vay các thành phần đơn vị kinh tế:17.244 triệu đồng
So với kế hoạt đạt: 90.8%
So với năm 2007 tăng:7.3% (+1.179 triệu đồng)
* Phần tính dư nợ:
+ Phần tính dư nợ theo thời gian và tính chất:
Dư nợ ngắn hạn: 6.924 triệu đồng chiếm 40.2%
Dư nợ cho vay trung hạn: 10.320 triệu đồng chiếm 59.8%
+ Phân tích dư nợ theo đối tượng khách hang:
- Dư nợ hộ SXKD: 5.732 triệu đồng chiếm 35.7% so với tổng DN.
- Dư nợ hộ vay đời sống, tiêu dung:9.373 triệu đồng chiếm 58.3% so với tổng DN.
- Dư nợ cho vay doanh nghiệp: 830 triệu đồng chiếm 06.0% so với tổng DN.
+ Phân tích dư nợ theo chất lượng dư nợ:
- Dư nợ trong hạn: 17.109 triệu đồng chiếm 99.22% so với tổng DN.
- Dư nợ quá hạn: 135 triệu đồng chime 0.78% so với tổng DN.
+ Phân tích dư nợ theo môt số tiêu chí khác:
- DN cho vay DA cải tạo chè được cấp bù lãi: 978 triệu đồng
- DN cho vay ưu đãi LS vùng II, III: 1.043 triệu đồng.
+ Công tác trích lập DPRR:
-Tổng số phải trích theo khách hang: 324 triệu đồng.
-Tổng số đã trích: 324 triệu đồng so với khách hàng đạt: 100% KH.
- Tổng số được thu hồi sau khi XLRR: 338 triệu đồng.
So với kế hoạch đạt: 135.2%
So với năm 2007 giảm: 645 triệu đồng
+ Chiết khấu trong kinh doanh:
- Lãi suất đầu vào:
Nguồn vốn huy động BQ: 44.541 triệu đồng.
So với năm 2007 tăng: 6.6% (+84 tỷ đồng)
Chi phí trả lãi kể cả dự chi: 1.875 triệu đồng(trong đó dự chi:319 triệu đồng)
Lãi suất đầu vào bình quân: % tháng. Tăng so với năm 2007 là:%
Lãi suất đầu ra:
Dư nợ bình quân:16.754 triệu đồng.
So với năm 2007 tăng.7% (+1.757 triệu đồng)
Lãi suất đầu ra bình quân: 1.24% tháng. Tăng so với năm 2007 là:0.05%
* Lãi suất chiết khấu bình quân một tháng tính cả dự thu, dự chi: +0.88% giảm so với năm 2006 là:0.01%.
công tác kho quỹ tiền tệ:
- Tổng thu tiền mặt qua quỹ: 228 tỷ đồng
So với cùng kỳ tăng: 60.6% (+86 tỷ đồng)
Trong đó: Thu tiền mặt trên địa bàn:94.4 tỷ đồng chiếm 41.4% so với tổng thu tiền mặt.
Thu từ NHNo tỉnh về: 133.6 tỷ đồng chiếm 58.9% so với tổng thu tiền mặt.
Tổng thu tiền mặt qua quỹ: 226 tỷ đồng
So với cùng kỳ tăng: 59.2% (+84 tỷ đồng)
Trong đó: Chi TGKBNN: 93 tỷ đồng chiếm 41.2% so với tổng thu tiền mặt.
- Tổng số tiền giả được phát hiện:
Số tờ: 18 tờ tăng 03 so với năm 2007
Số tiền: 2.850.000 đồng tăng 1.770.000 đồng so với năm 2007.
Đã được NHNo & PTNT cơ sở xử lý nộp về NHNo & PTNT tỉnhYên Bái theo đúng quy định của NH cấp trên.
- Phát hiện trả tiền thừa cho khách hang:
Số món: 10 món tăng 06 món do với năm 2007.
Số tiền: 20.610.000 đồng tăng 17.310.000 đồng so với năm 2007.
+ Công tác tổ chức nhân sự .
- Tổng số CBCNV có mặt đến 31/12/2008: 08 người.
Tăng so với năm 2007: 01 người.
Trong đó:
- Cán bộ có trình độ đại học: 03 người chiếm 37.5%.
-Cán bộ có trình độ trung cấp: 04 người chiếm 50%.
CBCNV là đảng viên: 04 người chiếm 50%
CBCNV là dân tộc ít người:03 người chiếm 37.5%
CBCNV là nữ: 03 người chiếm 37.5%.
Về hoạt động sử dụng vốn
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã thu được những kết quả bước đầu hết sức khả quan. Sau những khởi đầu chậm chạp với mục đích thăm dò thử nghiệm cho những hướng đi mới, từ năm 1998, nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển chiều sâu theo hướng CNH - HĐH, nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam nói chung, NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải nói riêng cần phải có những bước tiên phong trong quá trình đổi mới, đồng thời vừa phải khắc phục những tồn tại cũ, vừa phải vươn lên để đáp ứng được trước những đòi hỏi mới của nền kinh tế.
NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải đã bám sát định hướng nêu ra nhằm đạt được mục tiêu của mình: vừa tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo kế hoạch đã định, vừa đảm bảo thực hiện tốt nội dung công tác "chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng" với phương châm ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển; phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành có liên quan.
Công tác huy động vốn
Khả năng tài chính của một Ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn điều lệ, vốn vay, vốn tài trợ, vốn huy động song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động. Nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một Ngân hàng. Làm sao để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư đạt được hiệu quả cao là công việc được đặt lên làm đầu không chỉ đối với riêng bản thân NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải mà còn đối với bất kỳ một NHTM nào nếu như Ngân hàng đó muốn trụ vững được trên thị trường tài chính.
Trong những năm qua, xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn riêng mà công tác huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải gặp rất nhiều thuận lợi. Hơn nữa, nhờ sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và tất cả cán bộ công nhân viên nên NHNo&PTNT huyện Mù Cang Chải là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam về công tác huy động vốn. Với nguồn vốn huy động khá dồi dào, hàng năm NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải luôn điều chuyển về trung tâm một lượng vốn khá lớn để điều hoà cho các chi nhánh khác trong hệ thống có mức huy động vốn thấp hơn.
Đến cuối năm 2007, nguồn vốn của các chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải đều tăng trưởng khá. Hầu hết các cán bộ nhân viên đều nhận thức được công việc kinh doanh Ngân hàng, bao gồm cả kinh doanh nguồn vốn kinh doanh tín dụng. Các chi nhánh đã quan tâm tạo nguồn vốn kinh doanh với lãi suất hợp lý, đã tìm và huy động được nhiều doanh nghiệp, trường học….về mở tài khoản và gửi tiền nên nguồn vốn tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho công việc kinh doanh. Chính vì vậy mà Ngân hàng đã có nguồn huy động rất lớn.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn
Đơn vị: Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số dư
Tỷ trọng %
Số dư
Tỷ trọng %
Số dư
Tỷ
trọng %
Tổng nguồn
2047099
100
2588913
100
3044333
100
Biến động tăng giảm tổng nguồn
541814
20,5
455420
17,6
Trong đó:
1. Nguồn vốn dân cư
2. Tăng Giảm của Tổ Chức
Kinh Tế Xã Hội
3. Tăng Giảm của Tổ Chức
Tín Dụng
4. Tăng Giảm khác
1237049
508543
300248
1259
60,4
24,8
14,7
0,10
1675736
1595321
316173
1683
64,7
23
12,2
0,1
2381202
658951
478
3702
78,2
21,6
0,0
0,1
Nguồn: NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải
Nhìn vào bảng 2, ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tăng trưởng và ổn định trong những năm qua. Nếu như cuối năm 2006 tổng nguồn vốn đạt 2588913 triệu đồng, tăng 26,5% so với năm 2005 thì đến 31/12/2007 nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng có sự tăng trưởng là 17,6% so với năm 2006 tỷ trọng năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là do thời gian của tài chính tín dụng giảm 315695 triệu đồng. Nhưng nhìn chung qua các năm số dư đều tăng, đây cũng là một kết quả đáng mừng của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải vì từ giữa năm 2000 trở lại đây, sự cạnh tranh trong thị trường tiền tệ, tín dụng trên địa bàn tỉnh ngày càng trở nên gay gắt . Sự cạnh tranh đó không chỉ xảy ra giữa các Ngân hàng ngoài hệ thống mà còn giữa các Ngân hàng trong cùng hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam với nhau. Trên địa bàn Ninh Bình có rất nhiều Ngân hàng, chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng trong và ngoài nước cùng hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, đã làm cho thị trường tài chính, tiền tệ vốn đã sôi động từ các năm trước ngày càng trở nên phức tạp hơn. Các Ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động vốn và hạ lãi suất cho vay nhằm thu hút đến mức tối đa lượng khách hàng hiện có trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Đạt được kết quả huy động nguồn vốn hết sức sáng sủa này chứng tỏ rằng NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải rất có uy tín trên thị trường tiền tệ. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng đã luôn quán triệt và thực hiện linh hoạt các giải pháp huy động vốn của mình. Một mặt phát triển mối quan hệ với các khách hàng lớn trong nước như quỹ hỗ trợ, kho bạc, các tổ chức tín dụng…nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này; mặt khác NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tăng cường thực hiện tốt công tác thanh toán vốn qua mạng vi tính giữa các Ngân hàng trên địa bàn, các NHNo & PTNT trong cùng hệ thống, tạo điều kiện cho việc luân chuyển vốn nhanh và an toàn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng không ngừng hoàn thiện và mở rộng quan hệ đại lý thanh toán với trên 300 Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, làm tốt công tác mở L/C và thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Từ năm 2000 khi NHNo & PTNT Việt Nam cho phép mở dịch vụ đại lý thanh toán cho các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ra Việt Nam thì đây là hoạt động góp phần tích cực trong việc khơi tăng nguồn vốn và thâm nhập sâu hơn vào thị trường của Ngân hàng. Từ kết quả huy động được đã tạo điều kiện cho NHNo & PTNT Yên Khánh chủ động được nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của toàn ngành thông qua hoạt động điều chuyển vốn trong hệ thống.
Để có thể hiểu rõ hơn nữa về sự biến động này, chúng ta có thể xem xét tổng nguồn huy động theo thời gian.
Bảng2: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động khách hàng còn nợ
Thời gian
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số dư
Tỷ trọng %
Số dư
Tỷ trọng %
Số dư
Tỷ trọng %
1. Không kỳ hạn
139
73,5
130
84,4
28
100
2. Kỳ hạn dưới 12 tháng
5
1,0
4
2,6
0
0
3. Có khấu hao từ 12 tháng trở lên
45
25,5
20
13,0
0
0
Tổng
189
100
154
100
28
100
Từ bảng 3, ta thấy nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên qua các năm thì nguồn này cũng có sự thay đổi nhưng là không đáng kể. Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của năm 2006 có xu hướng giảm hơn với năm 2005 nhưng năm 2007 tỷ trọng của nguồn vốn này lại giảm từ 13% xuống 0%. Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng giảm dần theo từng năm.
Ngân hàng đã giải quyết được cơ cấu nguồn vốn khách hàng còn nợ kỳ hạn dưới 12 tháng. Năm 2005 số dư nợ của khách hàng có kỳ hạn dưới 12 tháng là 5, tỷ trọng 1% trong tổng nguồn. Năm 2006 giảm xuống còn 4 nhưng tỷ trọng tăng cao hơn so với tổng cơ cấu nguồn vốn là 2,6%. Sang năm 2007 hoàn toàn xóa được số dư nợ này của khách hàng. Nguồn có khấu hao từ 12 tháng trở lên cũng có xu hướng giảm dần, đến cuối năm 2007 tỷ lệ này đã giảm tỷ trọng xuống còn 0%. Nhìn chung 2 nguồn kỳ hạn dưới 12 tháng và nguồn có khấu hao từ 12 tháng trở lên đều có tỷ trọng là 0% trong tổng nguồn, điều này đã đạt được mục tiêu Ngân hàng đề ra là đến cuối năm 2007 hoàn toàn xóa bỏ được cơ cấu nguồn vốn khách hàng còn nợ. Một điều cũng đáng buồn mà NH chưa đạt được đó là số nợ không kỳ hạn chỉ giảm xuống chứ chưa hoàn toàn hết, NH không vì thế mà nản lòng, phải cố gắng hơn nữa để sang năm 2008 hoàn toàn xóa bỏ được cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động khách hàng còn nợ.
Bảng3: Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động
Đơn vị: Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số dư
Tỷ trọng (%)
Số dư
Tỷ trọng (%)
Số dư
Tỷ trọng (%)
Nguồn nội tệ
1883331
92
2361895
91,2
2740888
90
Nguồn ngoại tệ
163768
8
227018
8,8
303445
10
Tổng
2047099
100
2588913
100
3044333
100
Qua bảng 4 ta thấy nguồn nguồn ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn nó chiếm hơn 90% tổng nguồn. Năm 2005, nguồn nội tệ là 1883331 triệu đồng, chiếm 92% tỷ trọng, trong khi đó nguồn ngoại tệ là 163768 triệu đồng. N ăm 2006, nguồn nội tệ là 2361895 triệu đồng, trong khi đó nguồn ngoại tệ là 227018 triệu đồng. N ăm 2007, nguồn nội tệ là 2740888 triệu đồng, trong khi đó nguồn ngoại tệ là 303445 triệu đồng. nhìn chung, nguồn nội tệ có tỷ trọng ngày càng giảm dần theo các năm: Năm 2005 có tỷ trọng là 92%, năm 2006 là 91,2% và năm 2007 là 90%. Còn tỷ trọng của nguồn ngoại tệ có xu hướng tăng dần: Năm 2005 có tỷ trọng là 8%, năm 2006 là 8,8% và năm 2007 là 10%. Xu hướng phát triển này là rất tốt, tại vì khi nguồn nội tệ trong lưu thông giảm thì đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ giảm. Đây cũng là một thế mạnh mà các Ngân hàng khác trên địa bàn chưa làm được mà họ chỉ hoạt động 100% nguồn vốn nội tệ.
. Công tác sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn là 2 mặt của quá trình hoạt động tín dụng. Một NH hoạt động có hiệu quả là phải giải quyết tốt được 2 mặt này. Chúng ta đều biết rằng mục đích hoạt động chủ yếu của NH là "Đi vay để cho vay", điều này có nghĩa là NH sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và đem kinh doanh số vốn đó nhằm thu lợi nhuận. Chính vì vậy ta có thể nói rằng để sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của NH.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tiền tệ như hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển được thì các NHNo &PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT huyện Mù Cang Chải nói riêng buộc phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý. Dựa trên cơ sở nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT huyện Mù Cang Chải sẽ phải tiến hành nghiên cứu đánh giá sao cho công việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất vì đây là khâu tiếp nối của quá trình tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định sự thành bại của NH trên thương trường.
Như đã trình bày ở trên, xuất phát từ những lợi thế mà nhiều NHNo & PTNT khác trong hệ thống không có được đó là đóng trên một địa bàn có mật độ dân số cao với hàng loạt các doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh trên mọi lĩnh vực nên công tác huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải là khá thuận lợi. Còn trong hoạt động sử dụng vốn, ngoài việc NH thực hiện cho vay ra đối với nền kinh tế thì vốn của NH còn tham gia vào hoạt động điều chuyển vốn trong hệ thống NHNo & PTNT với một khối lượng khá lớn. Điều này chứng tỏ rằng mức độ tăng trưởng của hoạt động cho vay không tương xứng với tốc độ huy động vốn của NH. Đây là dấu hiệu chưa thật tốt trong hoạt động kinh doanh tín dụng, nó thể hiện thị trường cho vay của NH còn chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động sử dụng vốn ta sẽ lần lượt phân tích diễn biến tình hình dư nợ của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải qua bảng sau:
Bảng 4: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số dư
Tỷ trọng (%)
Số dư
Tỷ trọng (%)
Số dư
Tỷ trọng (%)
1. Cho vay Doanh Nghiệp Nhà Nước
225311
8,2
281231
7,9
320503
7,6
2. Cho vay Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh
335219
12,2
538715
15,2
780993
18,4
3. Cho vay hộ sản xuất
2170680
79
2711800
76,3
3107222
73,4
4. Hợp tác
16486
0,6
19695
0,6
25207
0,6
Tổng dư nợ
2747696
100
3551441
100
4233925
100
Biến động tăng giảm
8037445
29,3
68482
19,2
Nguồn: BCKQKD NHN0&PTNT huyện Mù Cang Chải 2006-2008
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng dư nợ của NHNo& PTNT huyện Mù Cang Chải có mức tăng trưởng ổn định và khá cao trong những năm qua. Nếu như trong năm 2005 doanh số cho vay chỉ đạt 274696 triệu đồng thì sang năm 2006 con số đã có bước nhảy vọt, đạt 355.44 triệu đồng, tăng 293%. Đến năm 2007 mức tăng trưởng dư nợ tuy có giảm so với năm 2006 chỉ đạt 192% , về số tuyệt đối đạt 4233925 triệu đồng song cũng vào hàng cao trong số các NH đóng trên địa bàn. Sở dĩ trong năm 2007 tổng dư nợ của NH không được cao là do tình trạng giảm phát (bắt đầu từ năm 1996) kéo dài với mức độ ngày càng mạnh. Điều này là một bất lợi lớn đối với nước ta bởi điều kiện đặc thù của nước ta là một nước kém phát triển với hơn 80% dân số ở nông thôn và làm nông nghiệp, nên thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Do đó sự sụt giảm giá hàng nông sản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng thu nhập của đại bộ phận dân cư, dẫn đến suy giảm tổng cầu. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế như vậy, việc đầu tư mở rộng sản xuất là một điều hết sức mạo hiểm. Chính vì vậy và các doanh nghiệp không dám vay nhiều để mở rộng kinh doanh.
Đứng trước tình hình này chính phủ đã thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư tăng sản xuất tiêu dùng. NHNo & PTNT với tư cách là cơ quan cao nhất quản lý về lĩnh vực tiền tệ tín dụng đã điều hành công cụ lãi suất theo cơ chế lãi xuất trần và điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát những diễn biến kinh tế vi mô, tình hình cung cầu trên thị trường tiền tệ và theo xu hướng nới lỏng tiền tệ, giảm trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế nhằm thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ về các giải pháp kích cầu. NHNo & PTNT Việt Nam đã 5 lần điều chỉnh trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các NHNo & PTNT từ 1,2% /tháng (đối với cho vay ngắn hạn) và 1,25%/tháng (đối với cho vay trung và dài hạn) xuống mức thống nhất một mức là 0,85% /tháng. Biện pháp này bước đầu đã có hiệu quả tức thì. Năm 2007 hệ thống NHNo & PTNT VN nói chung, NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải nói riêng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến vay vốn, trang thiết bị công nghệ nhằm mở rộng sản xuất.
Đối với khu vực ngoài quốc doanh, do công việc kinh doanh luôn gặp rủi ro lớn mà không có sự bảo trợ của Nhà nước nên NH thực hiện quản lý việc cho vay chặt chẽ hơn. Điều này lý giải tạo sao dư nợ cho vay ngoài quốc doanh luôn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu tổng dư nợ. Tuy nhiên điều này không có ý nghĩa là NH không quan tâm đến việc cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh hàng năm vẫn tăng trưởng cao. Điều này cũng lý giải một phần cho việc doanh số cho vay khu vực quốc doanh năm 2005 và 2007 tăng. Sở dĩ có hiện tượng như trên là vì đối với những thành phần kinh tế này NH đã chú trọng đầu tư theo món, cán bộ tín dụng đã tiếp cận kịp thời nắm bắt tình hình tài chính và kinh doanh của các doanh nghiệp đó và mạnh dạn đầu tư, cung ứng vốn góp phần đưa dư nợ ở khu vực này tăng lên qua các năm. Điều này thể hiện Ngân hàng luôn chú trọng đa dạng hoá nội dung cho vay nhằm khai thác triệt để nguồn vốn huy động được để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, để có thể khái quát được tình hình sử dụng vốn NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải ta có bảng sau đây:
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn tín dụng theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu VNĐ
Thời gian
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
1. Cho vay ngắn hạn
23369
38079
132258
164009
246832
2. Cho vay trung-dài hạn
43798
59829
168397
206983
287255
Tổng dư nợ
67167
97908
291655
370992
534087
Nguồn : NHNo&PTNT huyện Mù Cang Chải
Như vậy, qua các số liệu ở bảng 6, ta có thể nhìn thấy một cách tổng thể về tổng dư nợ của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải trong các năm 2003 - 2007. Dư nợ giảm so với năm 2007 có sự tăng trưởng đồng đều qua các năm. Nguồn vốn tín dụng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng từ năm 2003: 23369 triệu đồng, đến năm 2007: 246832 triệu đồng, đặc biệt tăng vượt trội vào năm 2004,2005: từ 38079 triệu đồng lên132258 triệu đồng, đó là do NH đã biết kết hợp nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhau như:
Phát hành thẻ ATM
Đầu tư vào chứng khóan
Tư vấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu..., tư vấn về mức lãi suất, thời gian phát hành, hoặc làm đại diện cho doanh nghiệp về các vần đề phát hành cổ phiếu, từ đó Ngân hàng sẽ thu hoa hồng.
Tổng dư nợ năm 2003 là 43798 triệu đồng, n ăm 2007 tăng lên 287255 triệu đồng. Ngân hàng đã vượt mục tiêu đề ra là 3%. Tổng dư nợ năm 2007 tăng so với năm 2004 gần 5,5 lần, làm tăng vòng quay của vốn lên 5,5 lần.
Tỷ lệ cho vay của NH ngày càng lớn, nhu cầu vay của người dân, các doanh nghiệp ngày càng cao. Do xã hội phát triển, để nước ta có thể hội nhập vào thế giới và đặc biệt là nước ta vừa mới ra nhập tổ chức WTO nên sự hội nhập vào thế giới là rất lớn nước ta muốn có thể hòa vào sự phát triển chung của thế giới thì người dân phải phát triển kinh tế. Chính vì thế hoạt động kinh doanh NH trong thời đại ngày nay rất cần thiết đối với nước ta và hoạt động này sẽ ngày càng phát triển.
Ngoài ra, NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải còn tham gia bảo lãnh cho các dự án vay vốn nước ngoài. Không chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh cho các dự án vay vốn thuộc các ngành kinh tế trọng điểm như công nghiệp…mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, gia công hàng xuất khẩu…tuy nhiên mức độ vẫn còn khá khiêm tốn.
Tình hình thu nợ
Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao nhất, song cũng tiềm ẩn những rủi ro cao, đặt biệt là trong hệ thống NHNo & PTNT. Đối với NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải do có đặc thù là cho vay vốn đối với mọi thành phần kinh tế nên việc thu nợ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố cả về chủ quan từ phía người xin vay lẫn khách quan do ngoại cảnh tác động. Bởi vậy, việc đôn đốc thu nợ được NH thực hiện thường xuyên song vẫn xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Đây là vấn đề làm đau đầu toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng bởi vì khi có nợ quá hạn xảy ra là đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm sút. Điều này sẽ đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chính bản thân NH vì vốn của Ngân hàng là vốn "đi vay để cho vay"
Bảng 6: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ
Đơn vị: Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
1. Tổng dư nợ
2747696
3551441
4233925
2. Nợ xấu
123646
49772
97380
3. Tỷ trọng (%)
4,5
1,4
2,3
Nguồn : NHN0&PTNT huyện Mù Cang Chải
Năm 2005 với con số tuyệt đối nợ xấu là 123646 triệu đồng, chiếm 4,5% trong tổng dư nợ. Xét về tỷ lệ thì mức nợ xấu là bình thường. Năm 2006 nợ xấu giảm xuống chỉ còn 1,4% trong tổng dư nợ và sang năm 2007, con số này là 2,3% trong đó khu vực kinh tế quốc doanh luôn có tỷ lệ nợ xấu là lớn nhất, đặc biệt là trong hai năm gần đây. Nguyên nhân chính là do nhiều doanh nghiệp Nhà nước không theo kịp sự đổi mới của nền kinh tế, vẫn luôn quen làm ăn theo kiểm bao cấp nên không có hiệu quả kinh tế, cộng với thói quen trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước như xin khoanh nợ, xóa nợ...nên dẫn đến phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung hiện nay thì rõ ràng rằng tỷ lệ nợ xấu của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải thuộc vào hàng thấp nhất trong số các Ngân hàng đóng trên địa bàn tỉnh và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ do NHNo & PTNT quy định là 5%. Điều này chứng tỏ rằng công tác thu nợ luôn đặt được đặt lên hàng đầu.
2.2.3 Về hoạt động cung cấp dịch vụ.
- Tín dụng:
Khách hàng vay vốn của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải bao gồm các pháp nhân và cá nhân Việt Nam như: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự, cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và các pháp nhân và cá nhân naứơc ngoài.
Đối tượng cho vay. NHNo &PTN sẵn sang đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư, tiêu dung, phục vụ đời sống, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm.
NHNo & PTNT cấp tín dụng dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng.
Phân theo thời hạn vay vốn:
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển Ngân hàng xem xét cho khách hàng vay theo các thể loại:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
Phân theo phương thức cho vay:
Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng. Ngân hàng thoả thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:
- Cho vay từng lần áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần.
- Cho vay theo hạng mức tín dụng áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổnh định.
- cho vay theo dự án đầu tư, khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, thời hạn vay khá dài, NHNo & PTNT sẽ đứng ra làm đầu mối dàn xếp, huy động các nguồn vốn từ nhiều định hướng tài chính khác nhau trong và ngoài nước để cùng đầu tư vào một hay nhiều dự án.
- Cho vay trả góp. Khách hàng vay vốn với thoả thuận sẽ hoàn trả gốc và lãi thành nhiều kỳ trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. NHNo&PTNT cam kết đảm bảo sẵn sang cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.
2.3 Đánh giá về sự phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
Năm 2008 nền kinh tế huyện tiếp tục có mức tăng trưởng cao 11.5%, tăng 1.22% so với năm 2007 đạt 100% kế hoạch, trong đó: Nhóm nông lâm nghiệp tăng 7.3%, nhóm công nghiệp xây dựng tăng 20.4%, nhóm dịch vụ thương mại tăng 19.5%. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực thể hiện tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 58%, nhóm công nghiệp xây dựng chiếm 15.5%, nhóm thương mại dịch vụ chiếm 26.5%. Tổng GDP đạt 152.8 tỷ đồng tăng 34.6 tỷ so với năm 2007. thu nhập bình quân đầu người đạt 3.2triệu đồng tăng 650 ngàn đồng so với năm 2007. Tuy vậy huyện Mù Cang Chải vẫn là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, tỷ lệ hộ đói nghèo theo tiêu chí mới còn ở mức cao 54.2%, sản xuất kinh doanh còn mang tính tự cấp, tự túc, manh mún, lạc hậu trình độ dân trí thấp trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Hmông chủ yếu cư trú trên các dẻo núi cao, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, các tuyến đường giao thông bị sạt lở liên tục về mùa mưa, địa bàn rộng, điều kiện thiên nhiên hết sức khắc nghịêt, đầu năm 2008 do ảnh hưởng rét đạm rét hại làm cho 1.609 con gia súc, hàng ngàn con gia cầm bị chết SXKD bị ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó thị trường nơi đây cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, giá cả nhiều mặt hàng tăng cao. Toàn huyện có 14/14 đơn vị hành chính xã, thị trấn thuộc vùng II,III đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó trong năm qua cơ chế điều hành của ngành có nhiều thay đổi nhất là biến động về lãi suất, biên chế cán bộ ít trong khi đó đơn vị vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh theo qui chế của ngành vừa phải đảm bảo phục vụ các nhiệm vị chính trị của địa phương từ các đặc đỉêm cơ bản đó có ảnh lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cơ sở.
Mặc dù vạy trong nhiều năm qua đặc biệt là năm 2008 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mù Cang Chải luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, giúp đỡ tận tình của Ban thường vụ Huyện uỷ, TT HDNH-UBND các ban ngành đoàn thể ở huyện, cấp uỷ chính quyền các xã, thị trấn huyện Mù Cang Chải. Đặc biệt là ban giám đốc các phòng chuyên đề NHNo & PTNT tỉnh Yên Bái, đã giành sự quan tâm đặc biệt tạo nhiều tiền đề và cơ hội để NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu vượt khó vươn lên thực hiện hoàn thành toàn diện các mục tiêu nhiệm vụ được cấp trên giao.
2.3.1 Những kết quả đạt được
Ngân hang cơ sở đã có nhiều cố gắng mở rộng mạng lưới, để duy trì đẩy mạnh công tác huy động vốn trên địa bàn.
Mở rộng vận dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động vốn trong các thành phần, đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội, đơn vị quốc phòng đóng trên địa bàn huyện.
Đặc biệt công tác huy động tiền gửi dân cư được NH cơ sở chú trọng nên đã có kết quả khả quan, với mức độ tăng trưởng khá.
Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ về công tác huy động vốn nhất là về cơ chế lãi suất.
Ngân hàng cơ sở đã đề ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức, đa dạng hoá tín dụng không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Tiến hành phân tích thực trạng dư nợ và tình hình kinh tế từng vùng, từng địa phương để tiến hành đầu tư vốn tín dụng một cách phù hợp có hiệu quả.
Bám sát các nghị định của chính phủ các thong tư lien ngành và các văn bản chỉ đạo của NHNO cấp trên để tổ chức điều tra, thẩm định, giải ngân cho vay đến hộ sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt, kịp thời hiệu quả, an toàn.
Ngân hàng cơ sở đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng, cấp uỷ chính quyền địa phương tiến hành xử lý, thu hồi nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ đến hạn một cách có hiệu lực, tích cực hạn chế nợ xấu phát sinh. Thể hiện trong năm 2008 ngân hàng cơ sở đã thực hiện đạt 100% kế hoạch trích lập RR đồng thời tiến hành tổ chức đôn đốc thu hồi nợ RR sau khi xử lý đạt: 123% kế hoạch NHNo tỉnh giao.
Hoạt động kế toán tài vụ được duy trì và chấn chỉnh một cách triệt để thực hiện quả lý, hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh, thu đúng, thu đủ, chính xác, tiết kiệm, quản lý chi phí hợp lý, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định, tăng quỹ thu nhập đảm bảo quỹ tiền lương cho CBCNV và lợi nhụân của ngành.
Tiến hành áp dụng nâng cao việc ứng dụng công nghệ khoa học vào hoạt động kinh doanh, phục vụ. Ngân hàng cơ sở đã triển khai thực hiện chương trình giao dịch trên hệ thống IPCAS đạt hiệu quả cao.
Công tác kho quỹ tiền tệ, điều chỉnh vốn chi trả cho khách hàng được tổ chức thực hiện theo đúng nguyên tác đảm bảo an toàn trong công tác kho quỹ do NH cấp trên quy định, trong năm qua không để xẩy ra một trường hợp nào mất an toàn xẩy ra.
Ngân hàng cơ sở trong năm qua đã tiếp nhận 01 đoàn thanh tra của chi nhánh NHNN tỉnh Yên Bái, chấp hành sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên đã tiến hành tự kiểm tra toàn bộ hoạt động của Ngân hàng cơ sở. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra đã tiến hành chứng chỉnh kịp thời những sai sót, tiêu cực trong quá trình thực hiện thực hiện nhiệm vụ kinh doanh phục vụ.
Hoạt động của các đoàn thể luôn luôn được NH cơ sở chú trọng quan tâm, vai trò lãnh đạo của cấp uỷ chi bộ được giữ vững, hoạt động của công đoàn, đoàn thanh niên không ngừng được củng cố, thông qua hoạt động của các đoàn thể dân chủ cơ sở được phát huy tốt đảm bảo tính dân chủ công khai, các đoàn viên hội viên có điều kịên phát huy tốt tài năng trí tuệ phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, phục vụ của cơ quan.
Công tác hành chính phục vụ và bảo vệ an toàn cơ quan được thực hiện tốt, cơ sở vật chất bước đầu được tu sửa khang trang sạch đẹp.
Các nhiệm vụ khác được cấp uỷ chính quyền địa phương và NH cấp trên giao trong năm qua được Ngân hàng cơ sở thực hiện tốt đẹp.
2.3.2 Một số hạn chế
Công tác tiếp cận thị trường, triển khai thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh nhất là mở rộng tăng dư nợ còn chậm, không đạt chỉ tiêu NH tỉnh giao dư nợ bình quân một CBCNV còn ở mức thấp.
Một số cán bộ tín dụng chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tìm kiếm thị trưòng để mở rộng dư nợ mà có tư tưởng, ngại khó ngại khổ, né tránh. Điệt biệt có một số cán bộ tín dụng còn cho vay theo kiểu rập khuôn, chưa năng động,chưa sang tạo áp dụng cho vay các hình thức linh hoạt theo cơ chế của ngành.
Về công tác điều hành quản lý, tuy đã đi vào bài bản có nhiều chuyển biến tích cực bài bản song đôi lúc còn lúng túng nhất là trong công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện cơ chế khoán chưa thực sự triệt để hiệu quả còn thấp.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức ở một số cán bộ còn hạn chế, hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp cần phải cố gắng nhiều hơn.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan.
Công tác mở rộng tín dụng còn chậm, không đạt chỉ tiêu Ngân hàng tỉnh giao.
Do số lượng khách hàng vay ít chủ yếu là vay để sản xuất nông lâm nghiệp nên khả năng trả nợ thấp gây khó khăn trong việc thu hồi vốn. số khách hàng vay sản xuất kinh doanh còn ít khó khăn trong việc mở rộng tín dụng trên địa bàn huyện.
Ý thức và trách nhiệm của một số cán bộ tín dụng chưa nêu cao tinh thần trong việc tìm kiếm thị trường để mở rộng dư nợ.
Công tác điều hành quản lý đôi lúc còn lung túng, nhất là trong công tác kiểm tra, tự kiểm tra.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. HUYỆN. MÙ CANG CHẢI. TỈNH. YÊN BÁI.
3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của Agribank là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế
Agribank kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn địng và phát triển bền vững.
Tập chung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ đề án tái cơ cấu lại NHNo & PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng NHNo & PTNT Việt Nam thành tập đoàn tài chính, chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời. Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực canh tranh, tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực canh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25 – 28%/năm, tổng dư nợ từ 20 – 25%/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tối đa chiếm 45% tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép, nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ, lợi nhuận tối thiểu tăng 10%.
Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo & PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, xây dựng thành lập tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện các đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo & PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, đề án cổ phần hoá NHNo & PTNT Việt Nam vào năm 2009.
Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng hai cấp quản lý, tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý các mô hình theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ.
Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả bền vững.
Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và marketting (gọi tắt là chiến lược 4 M) cụ thể hoá chiến lược đến năm 2010 và từng năm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010, xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo & PTNT Việt Nam đên năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu và nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội làm cho thương hiệu NHNo & PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế.
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
3.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng
Mở rộng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên.
Mở rộng hình thức đồng tài trợ đối với các dự án có nhu cầu vốn lớn và thời gian dài.
Thực hiện cơ cấu lại nợ nhằm phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mù Cang Chải với mục đích lành mạnh hoá chất lượng tín dụng, tận thu triệt để gốc và lãi những khoản nợ xấu.
- Khai thác và cung ứng kịp thời cho các nhu cầu thanh toán nhập khẩu của khách hàng. Tập trung ưu tiên những khách hàng có tiềm năng về dịch vụ sau khi vay.
- Triển khai quyết liệt việc khoán tiền lương triệt để đến đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng.
- Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp thường xuyên, định kỳ hoặc đột suất để phân hạng khách hàng và lựa chọn khách hàng để đầu tư tín dụng đúng hướng.
3.2.2 Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ.
Hoạt động huy động vốn.
- Triển khai đề án kinh doanh trên địa bàn huyện.
-Bám sát lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo cạnh tranh và có lợi cho kinh doanh theo chỉ đaọ của NHNo & PTNT.
- Mở rộng đa dạng hoá hình thức huy động vốn.
- chuẩn bị điều kiện và sẵn sang tiếp nhận các nguồn vốn từ các dự án nhận uỷ thác đầu tư nước ngoài.
- Chủ động tiếp cận và thu hút nguồn vốn rẻ thông qua các dự án.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo.
- Thực hiện chính sách ưu tiên đối với khách hàng có tiền gửi thanh toán.
- Tiếp cận và có chính sách khuyến khích thích hợp để vận động một số doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho cán bộ công nhân viên, nhất là các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn huyện và các huyện lân cận khác.
- Làm tốt công tác thanh toán, phục vụ khách hàng kịp thời, chính xác.
- Tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng cường thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ hoặc làm đại lý cho các tổ chức và cá nhân khác.
Hoạt động tín dụng.
- Mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dung đối với cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện cơ cấu lại nợ nhằm phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải với mục đích lành mạnh hoá chất lượng tín dụng, tận thi triệt để gốc và lãi nhữ khoản nợ xấu.
- Khai thác và cung ứng kịp thời ngoại tệ cho các nhu cầu thanh toán nhập khẩu của khách hàng. Tập trung ưu tiên những khách hàng có tiềm năng về dịch vụ sau khi vay.
- triển khai quýêt liệt việc khoán tiền lương triệt để đến đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng.
- Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất để phân hạng khách hàng và lựa chọn khách hàng để đầu tư tín dụng đúng hướng.
Hoạt động về lãi suất kinh doanh.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mù Cang Chải chưa thực hiện được mục tiêu chênh lệch lãi suất mà NHNo & PTNT đã đề ra vì môi trường cạnh tranh quyết liệt mà phải chấp nhận lãi suất bình quân trên địa bàn huyện, song để thu hút khách hàng NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải sẽ thực hiện áp dụng linh hoạt lãi suất cả về huy động vốn và cho vay tuỳ theo từng đối tượng khách hàng gửi vốn cũng như vay vốn.
- Tận thu lãi chưa thu của năm trước bằng cách giao chỉ tiêu khoán tiền lương cho cán bộ tín dụng.
- Phân hạng khách hàng đầy đủ, nghiêm túc theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Triển khai việc khoán triệt tư tưởng. Chất lượng tín dụng là sự nghiệp không chỉ của riêng chi nhánh mà là của toàn hệ thống, là lương tâm nghề nghiệp của cán bộ và là tiêu chuẩn đánh giá năng lực điều hành của người đứng đầu chi nhánh.
Hoạt động thanh toán quốc tế.
- Tăng cường cải tiến công nghệ và phục vụ khách hàng tốt hơn để thu hút các doanh nghịêp xuất khẩu.
- Mở rộng thêm cácdịch vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hoá dịch vụ, có chiến lượt ưu tiên đối với những khách hàng tiềm năng về dịch vụ thanh toán.
3.2.3 Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo chương trình công tác của ngân
hàng nông nghiệp Việt Nam và của chi nhánh. Kiên quyết sử lý kịp thời, nghiêm túc những sai phạm phát sinh trong quá trình kinh doanh.
3.2.4 Nâng cao trình độ công nghệ
- Năm 2009 tiếp tục đổi mới công nghệ thông tin ngân hàng theo độ trình của NHNo & PTNT chỉ đạo.
- Thường xuyên bồi dưỡng trình độ tin học cho cán bộ trong chi nhánh, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá kinh doanh ngân hàng.
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho tất cả cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái sẽ phối hợp với trung tâm đào tạo, trung tâm tin học và các trường Đại học để lựa chọn các nội dung cần thiết để đào tạo cán bộ.
- Kiện toàn và tăng cường cán bộ lãnh đạo từ chi nhánh đến các phòng giao dịch để đủ năng lực sử lý nghiệp vụ kinh doanh.
- Luân chuyển cán bộ theo quy định của nghị định 158/CP và hướng dẫn thực hiện nghị định này của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
3.2.6 Xây dựng chiến lược marketing dài hạn
3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước.
T¹o m«i trêng kinh tÕ æn ®Þnh ®Ó khuyÕn khÝch ®Çu t. Hoµn thiÖn vµ æn ®Þnh c¸c chÝnh s¸ch ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi trªn c¬ së ®ã t¹o m«i trêng kinh tÕ vµ ph¸p lý thuËn lîi cho c¸c ng©n hµng ho¹t ®éng kinh doanh cã hiÖu qu¶.
- T¹o lËp ®îc mét hµnh lang ph¸p lý thuËn lîi cho ng©n hµng ho¹t ®éng. Hoµn thiÖn c¸c v¨n b¶n vÒ luËt . Hµnh lang ph¸p lÝ nµy ®ñ m¹nh ®Ó trî gióp qu¸ tr×nh thanh lý c¸c tµi s¶n, c¸c kho¶n nî ®ãng b¨ng.
- Thùc hiÖn chÆt chÏ chÕ ®é kiÓm to¸n.
Ph¶i n©ng cao hiÖu qu¶ vµ tÝnh thùc tiÔn cña c«ng t¸c kiÓm to¸n trong nÒn kinh tÕ , v× ®©y lµ c¬ së cho viÖc ®¸nh gi¸ n¨ng lùc tµi chÝnh chÝnh x¸c cña doanh nghiÖp , tr¸nh gian lËn lõa ®¶o trong ho¹t ®éng kinh tÕ . ®iÒu nµy rÊt thuËn lîi cho nÒn kinh ttÕ nãi chung vµ thiÕt thùc víi ho¹t ®éng ng©n hµng nãi riªng , gióp ng©n hµng ®Çu t ®óng ®èi tîng , hiÖu qu¶ thùc sù . V× vÞ thÕ quan träng cña c«ng t¸c nµy nhµ níc cÇn qui ®Þnh chÕ ®é kiÓm to¸n b¾t buéc ®èi víi mäi lo¹i h×nh doanh nghiÖp .
3.3.2. §èi víi Ng©n hµng Nhµ níc.
- Ng©n hµng nhµ níc trung ¬ng lµ c¬ quan ®Çu n·o cña hÖ thèng ng©n hµng víi chøc n¨ng qu¶n lý nÒn kinh tÕ th«ng qua viÖc thùc thi chÝnh s¸ch tiÒn tÖ. Ng©n hµng nhµ níc trung ¬ng cÇn ban hµnh chØnh söa kÞp thêi víi t×nh h×nh thùc tÕ trong tõng giai ®o¹n ®Ó c¸c NHNo & PTNT ho¹t ®éng kinh doanh ®óng híng v× môc tiªu æn ®Þnh tiÒn tÖ, kiÓm so¸t l¹m ph¸t ®óng kÕ ho¹ch vµ ph¸t triÓn kinh tÕ bÒn v÷ng.
- Ng©n hµng nhµ níc thùc hiÖn tèt viÖc gi¸m s¸t tõ xa ®èi víi ho¹t ®éng cña NHNo & PTNT ®Ó cã biÖn ph¸p chØ ®¹o, ng¨n ngõa kÞp thêi nh÷ng rñi ro cã thÓ x¶y ra gióp c¸c NHTM ph¸t triÓn an toµn hiÖu qu¶ vµ bÒn v÷ng. N©ng cao chÊt lîng ho¹t ®éng cña trung t©m th«ng tin tÝn dông, thêng xuyªn th«ng tin “néi bé” vÒ c¸c th«ng tin kinh tÕ liªn quan ®Õn phßng ngõa rñi ro tÝn dông cho c¸c NHNo & PTNT, ®ång thêi cã gi¶i ph¸p h÷u hiÖu gióp cho c¸c NHNo & PTNT biÕt vÒ kh¸ch hµng ®ang quan hÖ tÝn dông víi tæ chøc tÝn dông nµo ®Ó tr¸nh cho vay chång chÐo, kh¸ch hµng bÞ lîi dông.
- T¨ng cêng hiÖu qu¶ ho¹t ®éng thanh tra gi¸m s¸t ®èi víi c¸c ng©n hµng th¬ng m¹i, ¸p dông nhiÒu biÖn ph¸p tõ thanh tra thêng xuyªn ®Õn thanh tra ®ét xuÊt, cã nh vËy míi ph¸t hiÖn kÞp thêi c¸c thiÕu sãt, sai ph¹m ®Ó chÊn chØnh xö lÝ kÞp thêi .
3.3.3. §èi víi NHNo&PTNT ViÖt Nam.
- Tõng bíc tiªu chuÈn ho¸ c¸n bé ng©n hµng. Tríc hÕt lµ c¸n bé ®iÒu hµnh, c¸n bé kiÓm so¸t vµ c¸n bé tÝn dông, sao cho ®ñ n¨ng lùc tr×nh ®é ®¸p øng theo kÞp sù ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ héi nhËp nh hiÖn nay .
- T¨ng cêng hiÖu lùc c«ng t¸c th«ng tin vÒ kh¸ch hµng, th«ng tin vÒ rñi ro tÝn dung thèng nhÊt trong toµn hÖ thèng .
- NHNo&PTNT ViÖt Nam khi ban hµnh v¨n b¶n híng dÉn c¸c nghiÖp vô nªn cô thÓ râ rµng tõng ®iÒu kho¶n ®Ó gióp c¸n bé t¸c nghiÖp còng nh c¸n bé kiÓm to¸n cã thÓ xem nh cÈm nang ®Ó thùc hiÖn.
- T¨ng cêng kiÓm tra c«ng t¸c tÝn dông theo ®Þnh kú, ®ét xuÊt nh»m th¸o gì nh÷ng khã kh¨n víng m¾c cho c¬ së. n¾m ch¾c thùc tr¹ng tµi chÝnh sö dông vèn vay ®Ó cã biÖn ph¸p xö lý khi kh¸ch hµng vi ph¹m.
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT tỉnh Yên Bái
Để tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải có thể vươn lên trong cơ chế cạnh tranh trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, kính đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
- Hỗ trợ tích cực về mọi mặt cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải, trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trong việc đào tạo và đào tạo lại các nghiệp vụ cho cán bộ của chi nhánh.
- Là chi nhánh có xuất phát điểm thấp, để đảm bảo kinh doanh và thu nhập đề nghị NHNo & PTNT Việt Nam, khi giao chỉ tiêu kế hoạch cho chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải không giao chung như giao chỉ tiêu cho toàn hệ thống NHNo & PTNT.
KẾT LUẬN
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ luôn giữ vững mục tiêu là vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng.
Qua bài viết ta có thể hiểu thêm về chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái về: Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, bộ máy làm việc của chi nhánh, và việc nghiên cứu Phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua một số hoạt động như: Hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, kế toán, ngân quỹ... kết hợp với đánh giá xem xét tình hình kinh tế địa phương nơi chi nhánh đặt trụ sở ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Qua đó có thể thấy bên cạnh những thành công trong hoạt động kinh doanh của mình đạt được một số chỉ tiêu như: Chỉ tiêu về huy động vốn, chênh lệch thu chi chưa lương, thu dịch vụ, hệ số lương, thì còn một số chỉ tiêu chưa đạt được như: Chỉ tiêu dư nợ, thị phần tín dụng chưa được mở rộng, kết quả kinh doanh còn nhiều hạn chế, tình hình nợ xấu vẫn tiếp tục tăng, trình độ cán bộ, nhân viên của ngân hàng còn yếu kém, vấn đề hội nhập kinh tế thế giới vẫn chưa được quan tâm đúng mức... Vì vậy cần phải có những giải pháp phát huy những cái mạnh đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Để làm được điều này thì bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải, đề ra những giải pháp tổng thể, hiệu quả mang tính triệt để để khắc phục khó khăn thì bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ rất lớn của toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam và ngân hàng nhà nước Việt Nam, kết hợp với những chủ trương chính sách của nhà nước cùng với các cam kết hội nhập kinh tế thế giới, để làm sao đưa hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mù Cang Chải nói riêng ngày một phát triển đi lên, giữ vị trí chủ chốt ngân hàng thương mại hàng đầu trong nước và khu vực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình ngân hàng thương mại (PGS.TS: Phan Thị Thu Hà – khoa ngân hàng tài chính, Trường ĐH KTQD) nhà xuất bản ĐH KTQD.
Website: http:// www.Agribank.com.vn
Website: http:// www.Vbard.com.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn 43
Bảng2: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động khách hàng còn nợ 45
Bảng3: Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động 46
Bảng 4: Dư nợ theo thành phần kinh tế 48
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn tín dụng theo kỳ hạn 50
Bảng 6: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ 52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21831.doc