Vùng đồng bằng, ven biển, hướng phát triển kinh tế trang trại vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và con nuôi; tăng cường thân canh, sản xuất kinh doanh tổng hợp trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch nông nghiệp, phong trào đổi điền, dồn thửa, tích tụ đất đai nhằm phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng, tiểu vùng. Chú trọng phát triển các trang trại công nghệ cao về rau, hoa, quả sạch chất lượng cao, thực phẩm an toàng để cung cấp cho tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng 10%. Có thể nói, những thành quả trên chứng tỏ mô hình kinh tế trang trại đã thực hiện khá tốt đường lối chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.
Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng lao động, đất đai, huy động vốn đầu tư trong dân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung…
Đây cũng chính là mô hình tạo nên nhiều nhân tố mới ở nông thôn, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền nông thôn mới văn minh hiện đại.
II.3.2. Những mặt còn thiếu sót.
Các chỉ tiêu đạt dược của kinh tế trang trại ỏ tỉnh Thanh Hóa còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước; tiềm năng đất nông, lâm nghiệp, mặt nước còn nhiều nhưng chưa được khai thác triệt để vào mục tiêu phát triển kinh tế trang trại, quy mô trang trại còn nhỏ. Số hộ làm kinh tế trang trại còn ít ( số hộ làm kinh tế trang trại mới chiếm 0,57% số hộ nông dân ), đặc biệt ở các huyện miền núi số trang trại chăn nuôi rất ít, trong khi đó chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của vùng này.
Điều dễ nhận thấy là hiện nay ở nhiều huyện kinh tế trang trại phát triển khá mạnh song hầu hết là tự phát, không có quy hoạch cũng như còn khá lúng túng về kế hoạch sản xuất. Ngay ở những nơi có quy hoạch phát triển KTTT vẫn chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Vì thế ở đó vẫn không phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư với KTTT. Sự liên kết giữa trang trại với thông tin thị trường, thông tin liên lạc lại càng lỏng lẻo. Nổi cộm nhất vẫn là việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại còn chậm.Nhu cầu sử dụng và tích tụ đất của trang trại ngày càng tăng nhưng vẫn còn nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tình trạng sang nhượng, mua bán đất trái pháp luật đã làm tăng số hộ không còn đất, tăng số hộ đói nghèo.
Mặt khác, lại có không ít chủ trang trại có hàng trăm nghìn ha đất nhưng không có khả năng quản lý và đầu tư nên hiệu quả KTTT thấp. Cùng với những khó khăn trên, vấn đề đất đai, vốn, nhân lực và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng còn nhiều bức xúc. Phần lớn chủ trang trại yếu kém về chuyên môn kiến thức khoa học - kỹ thuật và ứng dụng công nghệ sản xuất mới, dẫn đến chất lượng sản xuất kinh doanh trang trại còn thấp và bấp bênh. Hầu hết sản phẩm của trang trại còn dưới dạng thô, khó tiêu thụ. Đó là chưa kể số lượng lớn sản phẩm làm ra bị ứ đọng vì thiếu sự gắn kết, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sản xuất của trang trại mới phát triển theo chièu rộng, chưa đủ điều kiện đầu tư theo chiều sâu. Nhiều trang trại còn nặng về quảng canh, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp và chưa đồng đều giữa các vùng. Một số trang trại vẫn ở tình trạng giữ đất để khai thác hoa lợi tự nhiên, chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao. Không ít trang trại do hình thành tự phát nên tùy tiện trong bố trí sản xuất, chưa theo quy hoạch chung của tỉnh, của huyện. Các trang trại chủ yếu hạt động độc lập, chưa đẩy mạnh hợp tác, thiếu sự liên doanh, liên kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau và tỏ chức sản xuất chưa khoa học.
Chính sách giao đất, thuê đất, đấu thàu và nhận khoán đất ở mỗi địa phương, nông lâm trường còn khác nhau về thủ tục, thời gian và mức thu. Tình hình cấp giấy chững nhận kinh tế trang trại mới được 48%; cấp giấy CNQSD đất còn bất cập, đạt tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng dược yêu cầu phát triển. Các trang trại đấu thầu, thuê đất ở các xã, nhận khoán đất của nông, lâm trường đa số chưa được cấp giấy CNQSD đất, tạo tâm lí không yen tâm đầu tư hoặc chưa đủ điều kiện để chủ trang trại vay vốn. Việc tổ chức sơ kết đánh giá hàng năm về tình hình phát triển kinh tế trang trại chưa thường xuyên và không đồng đều ở các địa phương.
II.3.3. Nguyên nhân.
Mặc dù tỉnh Thanh Hóa có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nhưng khó khan cũng không ít, đôi khi nhiều yếu tó vừa là thuận lợi nhưng cũng đồng thời là lực cản cho quá trình phát triển kinh tế trang trại. Như diện tích rộng lớn 11.000 km2, dân số đông 3,76 triệu người, nguồn lực lao động dồi dào, sản phảm đa dạng phong phú cho phép phát triển nhiều loại hình trang trại. Còn khó khăn đó là diện tích rộng lứn nhưng lại khá phức tạp bao gồm các huyện miền núi, các huyện đồng bằng và các huyện ven biển. Nhièu huỵên xa trung tâm, đường xá giao thông chưa phát triển, thông tin liên lạc khó khăn dẫn đến gây cản trở việc hình thành các trang trại. Rồi dân số đông dẫn đến mật độ diện tích/đầu người thấp. Vì thế không có nhiều đất đai để chủ trang trại tích tụ tập trung đất đảm bảo đủ điều kiện sản xuất và đáp ứng tiêu chí của nhà nước. Sản phẩm từ tự nhiên phong phú, đa dạng nhưng nhiều huyện có đặc điểm tự nhiên giống nhau dẫn đến huyện nào cũng có thế mạnh như nhau, nên khó có thể đẩy mạnh phát triển một loại hình trang trại cụ thể nào. Đây là sự lãng phí rất lớn về tiềm năng và nguồn lực vì như thế giữa các huyện có sự trồng chéo, cạnh tranh về thị trường của nhau.
Kể từ khi thực hiện Nghi quyết 07 – NQ/TU của tỉnh và Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP của Chính Phủ kinh tế trang trại đạt được nhiều kết quả khả quan song trên thực tế vẫn còn một số thiếu chính sách chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, thiếu đồng bộ, phát sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn, khó khăn mới chậm được giải quyết, ảnh hưởng và hạn chế sự phát triển kinh tế trang trại. Đây cũng là nguyên nhân nhân chính làm cho kinh tế trang trại chưa thật sự trở thành động lực kinh tế ở nông thôn.
Các chính sách đã có vấn đề mà việc thực thi ban hành chính sách ở tỉnh Thanh Hóa cũng còn nhiều bất cập.Như Nhà nước đã có chính sách cấp giấy chững nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại tuy nhiên theo thống kê năm 2003 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành trên toàn quốc. Thì ở tỉnh Thanh Hóa có tới 50% trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dựng đất, đây là một con số khiến nhiều người bất ngờ. Hay trong chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, cũng là đầu tư phát triển, nhiều doanh nghiệp đến từ nơi xa được “ trải chiếu hoa, rải thảm đỏ ” thì người nông dân làm trang trại lại phải toát mồ hôi khi mua đất, thuê đất. Cũng là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh mà người nông dan làm trang trại vẫn khát khao đứng ngoài nhìn cánh cổng của luật khuyến khích đầu tư.
Đã vậy, nhiều huỵên vẫn cho rằng hiện nay còn quá thiếu các chính sách khuyến khích khuyến khích chủ trang trại tích tụ đất, sử dụng đất đai vượt hạn điền để mở rộng và pát triển trang trại nhất là ở những nơi khó khăn, nơi đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa. Mặt khác, ở một số nơi tình trạng sang nhượng, tích tụ đất trái pháp luật đã làm tăng số hộ không đất dẫn tới sự đói nghèo. Cũng có nhiều trường hợp, một số chủ trang trại mướn đất, thuê đất của các chủ sử dụng đất khác hoặc nhận đất khoán của nông, lâm ngư trường nhưng hiện tại họ không được hưởng quyền của người thuê đất hoặc nhận khoán đất mà pháp luật quy định. Chính vì vậy, các chủ trang trại chưa thật sự yên tâm khi bỏ vốn đầu tư vào việc phát triển trang trại.
Việc vay vốn để mở rộng làm ăn cũng không dễ, so với các thành phần kinh tế khác hay các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ không nhận được nhận được sự công bằng và ư đãi trong vay vốn ngân hàng nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại. Chính vì thế một bức xúc được xem như cốt lõi nhất hiện nay đó là vấn đề vay vốn. Đây là điều bế tắc nhất mà cho đến nay các trang trại đang gặp phải. Đã vậy, nhiều chủ trang trại "hộ khẩu một nơi, trại một nơi" nên theo quy chế của ngân hàng thì không được vay tiền ở nơi mà đang có trang trại còn quay về nơi đăng ký hộ khẩu thì ngân hàng lại cho rằng chương trình thực hiện không nằm trong địa bàn và nhất định không duyệt. Chính vì vậy, theo như nhiều chủ trang trại nhận xét thì việc các trang trại được vay vốn vẫn còn là chuyện dài... nhiều tập.
Điều mà các chủ trang trại bức xúc hơn cả đó là chuyện đầu ra cho các sản phẩm. Ông Bùi Tiến Dũng, chủ một trang trại ở xã Cẩm Yên Huyện Cẩm Thủy cho biết, ông đã làm trang trại gần 10 năm nhưng cũng bấy nhiêu năm, gia đình ông đã phải "tự bơi" trên thương trường. Nhiều chủ trang trại nhận định rằng, cho đến nay, sản phẩm của trang trại tiêu thụ qua trung gian mà cụ thể là thương lái chiếm tỷ lệ từ 70-95% trong tổng số sản phẩm trang trại thu họach được. Còn định hướng cho việc sản xuất cây, con gì ở trang trại thì nhiều hộ phải nhờ chính... thương lái họ mách bảo. Ngược lại, "dấu ấn" của các cơ quan chuyên môn, các đơn vị nhà nước thì gần như các trang trại chẳng "nhờ vả" được gì .
Về phía trách nhiệm của tỉnh và địa phương trong phát triển kinh tế trang trại đó là chưa có quy hoạch cụ thể cũng như kế hoạch sản xuất rõ ràng. Ngay cả ở 1 số huyện trọng điểm có quy hoạc phát triển kinh tế trang trại thì lại chưa gắn với quy hoạch phát triẻn kinh tế, xã hội chung của địa phương. Vì thế ở những huyện này vẫn không phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, các chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư với kinh tế trang trại. Một số chính sách của Nhà nước ban hành xuống không được thực hiện tốt như các chính sách về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, rồi thực hiện khuyến khích đầu tư, cho vay vốn đối với các chủ trang trại cũng là nguyên nhân khiến các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa phát triển chưa đi vào chiều sâu.
Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; công tác triển khai, tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ và nhất quán; các điều kiện để kinh tế trrang trại phát triển còn khó khăn. Cơ chế chính sách phát triển kinh tế trang trại của nhà nước, của tỉnh đã ban hành, nhưng các ngành chức năng tham mưu thiếu tích cực, các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ. Vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện mỗi nơi làm một kiểu, không thống nhất, khó xử lí. Đa số các trang trại đều chưa được hưởng lợi từ các chính sách này ( loại trừ trang trại nuôi trồng thủy sản tập trung ).
Quản lí Nhà nước về kinh tế tập thể và kinh tế trang trại chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; cán bộ kiêm nhiẹm là chủ yếu ( cấp tỉnh 01 người, cấp huyện 35 người, trong đó: chuyên trách theo dõi HTX và trang trại là 13 người, kiêm nhiệm 22 người ). Nhiều huyện chưa bố trí được cán bộ theo dõi nên chưa thực hiện đúng chức năng quản lí Nhà nước đối với kinh tế trang trại.
Rồi năng lực quản lí, chuyên môn ở một số chính quyền địa phương ( nhất là ở các huyện miền núi ) yếu kém nên việc hỗ trợ, định hướng thực thi các chính sách của Nhà nước đối với kinh tế trang trại không đạt hiệu quả cao. Thậm chí nhiều nơi chính quyền còn cản trở quá trình phát triển kinh tế trang trại do nạn tham những, tệ quan liêu, hạch sách dân. Rồi chuyện huyện nào cũng muốn phát triển 1 số loại hình trang trại nhất định, tập trung đầu tư ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ nên dẫn đến tình trạng kinh tế trang trại không được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, còn 1 số loại hình kinh tế trang trại được đầu tư phát triển lại phải cạnh tranh với các trang trại của huyện khác.
Là một tỉnh còn nghèo, dân số đông, nhiều huyện miền núi trong đó 4 huyện nằm trong danh sách địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn:
Huyện Cẩm Thủy
Huyện Như Thanh
Huyện Ngọc Lạc
Huyện Thạch Thành
Và có tới 7 huyện bị liệt vào địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn:
Huyện Quan Hóa
Huyện Bá Thước
Huyện Thường Xuân
Huyện Lang Chánh
Huyện Quan Sơn
Huyện Mường Lát
Huyện Như Xuân
Đó là lí do khiến cho nguồn lực ở Thanh Hóa vốn đã thấp nay lại phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề bức xúc khác như việc làm, tệ nạn xã hội, phát triển kinh tế ở các huyện khó khăn nên kinh tế trang trại chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết về vốn, lao động, chính sách từ chính quyền địa phương.
Ngoài ra do thiếu gắn kết, hỗ trợ từ các thành phần kinh tế liên quan hay hỗ trợ từ các nhà khoa học, từ ngành công nghiệp chế biến cũng là những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến kết quả phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa.
Từ phía bản thân chủ trang trại: phần lớn các chủ trang trại yếu kém về khả năng quản lí, đầu tư, chuyên môn kiến thức khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ sản xuất mới, dẫn đến chất lượng sản xuất kinh doanh trang trại còn thấp và bấp bênh. Hầu hết sản phẩm của trang trại còn dưới dạng thô, khó tiêu thụ. Đó là chưa kể số lượng lớn sản phẩm làm ra bị ứ đọng vì thiếu sự gắn kết, đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự liên kết giữa trang trại với thông tin thị trường, thông tin liên lạc lại càng lỏng lẻo. Đầu ra của trang trại lại phó mặc cho các thương lái khi sản phẩm của trang trại tiêu thụ qua thương lái chiếm tỉ lệ 70 – 95 % trong tổng số sản phẩm mà trang trại thu hoạch được. Còn định hướng cho việc sản xuất cây, con gì ở trang trại thì nhiều hộ phải nhờ chính… thương lái mách bảo.
Tóm lại những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển trang trại ở tỉnh Thanh Hóa cả về số lượng và chất lượng.
CHƯƠNG III
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
Ở TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2010
III.1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA NÔNG NGHIỆP THANH HÓA.
- Tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp ( theo giá cố định 1994 ): 5,31%.
- Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp đạt 40% trở lên.
- Sản lượng lương thực hàng năm ổn định từ 1,5 triệu tấn trở lên.
- Độ che phủ rừng đạt 49% trở lên.
- Giá trị sản phẩm thu được/1 ha canh tác đạt 30 triệu đồng trở lên.
- Hàng hoá nông sản xuất khẩu đạt 60 triệu $.
- Có trên 90% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
III.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TRANG TRẠI.
III.2.1. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình trang trại trong tỉnh kết hợp
đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch hợp lí.
Hiện nay ở Thanh Hóa chủ yếu gồm các loại hình trang trại sau: trang trại trồng cây hàng năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kinh danh tổng hợp với tỉ lệ như sau:
Tổng số: 3.384 (đơn vị: trang trại ) số liệu năm 2006.
Trang trại trồng cây hàng năm: 1.337
Trang trại trồng cây lâu năm : 187
Trang trại chăn nuôi : 714
Trang trại nuôi trồng thủy sản: 550
Trang trại lâm nghiệp : 352
Trang trại tổng hợp : 244
Với điều kiện tự nhiên, đặc trưng của tỉnh gồm 27 huyện thị xã phân thành 3 khu vực lớn đó là: các huyện đồng bằng, các huyện miền núi và các huyện ven biển. Cộng thêm khí hậu nhiệt đới gió mà, đây là thuận lợi rất lớn cho tỉnh Thanh Hóa thực hiện đa dạng hóa các loại hình trang trại ứng với từng vùng riêng biệt. Thực hiện được việc này không chỉ đảm bảo trang trại phát triển về số lượng mà chất lượng hay hiệu quả trang trại cũng rất khả quan vì điều này mang lại ưu thế cạnh tranh riêng cho từng khu vực có ưu thế khác nhau tránh đan xen, trồng chéo, cạnh tranh thị trường của nhau.
Trong mục tiêu đa dạng hóa các loại hình trang trại cũng cần đạt đượrc mục tiêu cân đối giữa các loại hình trang trại. Tránh tình trạng tập phát triển quá nhiều loại hình trang trại trồng cây hàng năm như hiện nay ( chiếm 30% tổng số trang trại ) mà bỏ qua các loại hình trang trại khác. Điều này nhằm đảm bảo số lượng hàng hóa tạo ra giữa các loại hình trang trại cân đối cung cầu trên thị trường giữa các chủ trang trại và người tiêu dùng. Tránh tình trạng có mặt hàng thì thừa và có mặt hàng thì thiếu mà tình trạng phổ biến mà chúng ta thường thấy đó là cảnh được mùa thì mất giá, còn được giá thì mất mùa của bà con nông dân và chủ trang trại trong những năm vừa qua.
Cùng với việc đa dạng hóa các loại hình trang trại cungc cần tập trung chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, giảm tỷ trọng trang trại trồng cây hàng năm. Đây là xu hướng phát triển chung của trang trại cả nước. Trong tỷ lệ trang trại ở Thanh Hóa ta cũng thấy được xu hướng này tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao vì số trang trại trồng cây hàng năm vân chiếm ty lệ cao ( 30% ). Việc nhà nước khuyến khích các vùng miền chuyển dịch theo xu hướng này là do các ưu điểm sau:
Thứ 1: loại hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi có đầ ra ổn định, đặc biệt là ngành thủy sản là 1 trong nhóm 8 mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất trong nông nghiệp những năm gần đây.
Thứ 2: giá trị kinh tế từ 2 loại hình trang trại này là rất cao, nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản có doanh thu hàng năm trên 1 tỉ đồng.
Thứ 3: đây là 2 loại hình trang trại buộc người sản xuất kinh doanh phải đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuất vào sản xuất nên ítchịu ảnh hưởng tiêu cực từ tụ nhiên. Giúp đảm bảo hiệu quả sản xuất, người chủ trang trại yên tâm làm ăn.
Chính và những lí do đó mà ngành nuôi trồng thủy sản còn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn chỉ sau cây lúa. Riêng đối với tỉnh Thanh Hóa có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dó là: nhiều huyện ven biển và diện tích đồng bằng lớn. Vì vậy mục tiêu của phát triển trang trại Thanh Hóa có mục tieu tập trung đầu tư trọng điểm vào loại hình trang trại thủy sản và chăn nuôi.
III.2.2. Phát triển trang trại theo hướng tập trung hóa và chuyên môn hóa.
Việc phát triển trang trại là hướng đi đúng của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên kết quả đó đạt được cần phải có hướng đi đúng trong con đường phát triển. Mô hình trang trại tập trung hóa cộng chuyên môn hóa qua thực tế và lí luận đã cho chúng ta thấy rất rõ những trang trại có quy mô lớn, được đầu tư bài bản cùng với sự hỗ trợ tích cực từ chín quyền cộng công ngiệp chế biến ngay từ đầu cho kết quả rất khả quan: như các trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tích tụ, tập trung lớn về đất đai, lao động, vốn nên có số trang trại chiếm 50% tổng số trang trại trong cả nước 1 con số rất ấn tượng.
Còn mô hình trang trại chuyên môn hóa ở đây được hiểu là những trang trại chuyên sản xuất hoặc tạo ra 1 loại sản phẩm nhất định hay cũng có thể được hiểu những vùng có điều kiện tự nhiên tương tự nhau sẽ tập rung sản xuất 1 loại hàng hóa nhất định nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh cho từng vùng. Đối với tỉnh Thanh Hóa có thể hướng các trang trại chuyên môn hóa theo vùng như sau:
Các huyện ven biển: tập trung phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản.
Các huyện đồng bằng: phát triển trang trại chăn nuôi và trồng trọt.
Các huyện miền núi: phát triển các trang trại lâm nghiệp.
Hiệu quả của mô hình này có thể thấy rất rõ ở đồng bằng sông Cửu Long có số trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tới 78% trong tông số trang trại nuôi trồng thủy sản trong cả nước.
Từ những hiệu quả mà hướng phát triển kinh tế trang trại tập trung hóa và chuyên môn hóa mang lại tỉnh Thanh Hóa cần đặt mục tiêu riêng cho hướng phát triển này. Nhất là trong điều kiện tỉnh Thanh Hóa lúc này các trang trại chủ yếu đều có quy mô nhỏ và vừa, sản xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, phát triển trồng chéo giữa các huyện, không có sự kết hựp trong phát triển kinh tế trang trại.
III.2.3. Nâng cao kết hợp giữa kinh tế trang trại cới ngành công nghiệp chế biến.
Hiệu quả từ việc kết hợp với ngành công nghiệp chế biến vào quá trình sản xuất kinh doanh trang trại là điều không cần bàn cãi, bởi chủ trang trại nào cũng biết làm như thế sẽ tăng giá trị sản phẩm hàng hóa của mình, giảm giá thành, đáp ứng được nhu cầu thị trường … Tuy nhiên mục tiêu này cũng khó thực hiện bởi quy mô các trang trại là nhỏ và vừa, khối lượng sản phẩm làm ra không nhiều sẽ rất khó đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, mà có muốn đầu tư các chủ trang trại cũng không đủ kinh phí để áp dụng. Vì vậy để mục tiêu này hoàn thành cần có sự kết hợp chặt chẽ với ngành công nghiệp chế biến, cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương.
III.2.4. Đảm bảo cân đối giữa các vùng miền.
Trong quá trình phát triển trang trại trong giai đoạn vừa qua 2001 – 2005 ở tỉnh Thanh Hóa có xu hướng mất cân đối giữa các vùng miền. Nhất là giữa các huyện miền núi và các huyện vùng sâu vùng xa so với các huyện đồng bằng. Cụ thể đó là do có điều kiện tự thiên thuận lợi, có sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, ngoài ra chủ trang trại có kiến thức, chuyên môn, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có sự tích lũy vốn … Vì thế ở những huyện đồng bằng có số lượng trang trại nhiều, chiếm đa số các trang trại trong tỉnh. Còn đối với các huyện vùng núi, ven biển cũng có những đặc trưng riêng để phát triển trang trại tuy nhiên lại gặp phải những khó khăn khác như cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, không được sự quan tâm cần thiết của chính quyền địa phương, bản thân các chủ trang trại cũng thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu vốn nên ở những địa phương này trang trại chưa thực sự phát triển.
Như huyện miền núi Cẩm Thủy có nhiều tiềm năng đất đai, tài nguyên thiên nhiên nhiên phong phú đa dạng. Diện tích tự nhiên của huyện là 43.445 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8.726 ha, diện tích núi đá chiếm 6.614 ha. Rừng Cẩm Thủy có nhiều loại gỗ quí như: Lim, Lát, Chò Chỉ … có một số mỏ khoáng sản trữ lượng ít nhưng dẽ kai thác để làm vật liệu xây dựng. Nhưng ở đây mới chỉ có 85 trang trại với tổng diện tích đang sử dụng và quản lí là 918,6 ha. Trong đó đất lâm nghiệp là 858,6 ha, đát nông nghiệp là 43,2 ha, đất mặt hồ là 16,8 ha. tổng số lao động tham gia kinh tế trang trại là 581 người, mức thu nhập trung bình 1 trang trại là 30 triệu đồng năm 2002. Những số liệu đó cho thấy tất cả đều ở duới mức tiêu chí trang trại chủa nhà nước cũng như mức trung bình của tỉnh.
Từ vấn đề mất cân đối trong giai đoạn 2001 – 2005 mà mục tiêu không thể thiếu của kinh tế trang trại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010 đó là: đảm bảo cân đối giữa các vùng miền. Thậm chí ở những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn cần được đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát triển từ các cấp chính quyền cũng như chung sức cải thiện tình hình của các chủ trang trại và các thành phần kinh tế khác.
III.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA.
III.3.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho
kinh tế trang trại
III.3.1.1. Đối với tiêu chí trang trại.
Mặc dù Nhà nước đã đưa ra các tiêu chí trang trại đối với cả nước song vẫn còn 1 số tồn tại cản trở sự phát triển hiệu quả của lĩnh vực này. Đó là sự bất cập trong việc áp dụng các tiêu chí xác định trang trại trong thực tế. Không ít hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản có đầy đủ những đặc trưng của sản xuất trang trại nhưng không được coi là kinh tế trang trại. Để khuyến khích và phát triển kinh tế trang trại Nhà nước cần xem xét lại các tiêu chí này để bổ sung những hộ nông dân bị bỏ sót này.
Có những hộ đáp ứng được tiêu chí về quy mô sản xuất, nhưng chưa có doanh thu, nên lại không đạt tiêu chí về giá trị sản lượng. Song có những hộ ở những vùng sản xuất có diện tích bình quân đất trên đầu người không đủ điều kiện để mở rộng sản xuất, nhưng sản xuất ổn định, nên chỉ đạt tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ mà không đáp ứng được tiêu chí về quy mô sản xuất. Thực tế này khiến nhiều địa phương còn lúng túng khi thống kê về tình hình kinh tế trang trại lại vừa hạn chế khả năng hỗ trợ của các chính sách đối với kinh tế trang trại.
Vì vậy, cần quy định một tiêu chí có tính đặc trưng nhất đối với kinh tế trang trại làm tiêu chí chính (do Trung ương ban hành). Ngoài ra, có thể có thêm tiêu chí phụ do UBND cấp tỉnh ban hành dựa vào tình hình thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương để xác định kinh tế trang trại song cần có cơ chế giám sát, quản lý.
Đến nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp hoặc thu hồi chứng nhận kinh tế trang trại cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất đáp ứng tiêu chí trang trại. Do vậy, các chủ trang trại chưa được cơ quan nào xác nhận trang trại của họ đạt tiêu chí quy định và để hưởng các chính sách ưu đãi kinh tế trang trại về đất đai, vốn đầu tư, tín dụng.
Vì vậy giải pháp trong thời gian tới cần lập ra 1 phòng ban có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp và thu hồi chứng nhận kinh tế trang trại cho hộ gia đình. Có như vậy người nông dân mới yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh.
III.3.1.2. Chính sách đất đai.
Đất đai đóng vai trò đặc biệt trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp: vì đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong quá trnhf sản xuất, cho dù sản xuất kinh doanh dưới hình thức nào thì vẫn cần đến đất đai. Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên đất đai là một trong các vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Cụ thể trong các chính sách về đất đai nhà nước đã ban hành rất rõ trong đó các quyền hạn, trách nhiệm, đối tượng sử dụng đất đai cho mục đích trang trại:
Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 85/1999/NĐ-CP, ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.
Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được ủy ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, có vốn đầu tư để phát triển trang trại, được ủy ban nhân dân xã sở tại cho thuê đất.
Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại, thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê, hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết này, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Tuy nhiên sau khi chính sách đi vào hoạt động ( 1999 ) đến nay bộc lộ nhiều thiếu sót cần được giải quyết đó là:
Thứ 1: 1 số vấn đề quan điểm cần và chính sách phải tiếp tục làm rõ như: việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất để làm kinh tế trang trại. Hiện nay còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định, lâu dài nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. Vì thế việc cần làm trong thời gian tới nhanh chóng giảm số trang trại chưa được giao đất, thuê đất, ổn định lâu dài. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả hoạt động từ kinh tế trang trại.
Thứ 2: còn có những hạn chế trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về trình độ của 1 số chủ trang trại và người lao động vì vậy Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần trình lên Chính Phủ sửa đổi, bổ sung chính sách đối với kinh tế trang trại. Bộ cũng cần đề nghị Chính Phủ bổ sung Điều 2, Nghị định số 51/1999 NĐ – CP hướng dẫn thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước để kinh tế trang trại được miễn toàn bộ tiền thuê đất đối với diện tích trang trại sử dụng vượt hạn điền ở vùng đất trống, đồi núi trọc; đề nghị Chính Phủ chỉ đạo tổng cục địa chính và các ngành liên quan nhanh chóng hoàn thành việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại.
Thứ 3: về hạn điền, tích tụ và tập trung đất đai là quá trnhf tất nhiên của nền kinh tế thị trường, là kết quả chủ yếu của quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có nhiều nơi dất xấu hoang hóa nhưng vẫn có chủ trang trại khai hóa thì nhà nước cần khuyến khích bằng cách: cho chủ trang trại nào có khả năng mở rộng khai hoang sản xuất tới đâu chứng nhận quyền sử dụng đất tới đó mà không quy định mức hạn điền. Nhưng ở những vùng đất đang sử dụng hiện nay cần phải có mức hạn điền, néu không việc tích tập trung đất đai sẽ đưa đến nững hậu quả tiêu cực.
Thứ 4: vấn đề cấp thiết của việc hình thành kinh tế tran trại là cần công bố vùng quy hoạch kinh tế trang trại, cơ chế sản xuất, khu chế biến kèm theo. Cần phải công bố quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất có nhu cầu cho thuê thì phải công khai cho các chủ trang trại được biết. Ngoài ra chủ trang trại vừa mất tiền thuê đất vượt hạn điền, lại còn phải nộp thuế. Vì vậy nên Nhà nước không nên thu tiền thuê đất để tạo điều kiện cho các chủ trang trại có vốn đầu tư phát triển và về lâu daì phải gia tăng mức hạn điền cho phù hợp với quy mô sản xuất hàng hóa của các trang trại.
Tóm lại Nhà nước cần tién hành khẩn trương quy hoạch vùng kinh tế trang trại trọng điểm, kết hợp với kinh doanh nông nghiệp. Mặt khác chính sách đất đai đối với kinh tế trang trại phải tạo được sự quan tâm đầu tư lâu dài với quy mô thích ứng bảo đảm cho kinh tế trang trại và sản xuất nông nghiệp tập trung theo sản xuất hàng hóa.
III.3.1.3. Chính sách thị trường.
Thị trường đóng vai trò rấy quan trọng đối với sự sống còn của mỗi trang trại. Vì đây chính là đầu ra, nguồn thu nhập của trang trại. Chỉ cần hàng hóa sản xuất ra mà không bán được hay bán không được giá đều ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của trang trại. Tuy nhiên đến giờ phút này, điều mà các chủ trang trại vẫn thườg xuyên âu lo và mong muốn muốn sự quan tâm hơn của Đảng và Nhà nước chính là việc tiêu thụ nông sản. Dù đã có hẳn một chỉ thị 80 của Chính phủ liên kết "4 nhà" để giúp nhà nông. Vậy mà vẫn có những trang trại làm ăn đã 10 năm nay nhưng họ vẫn phải "tự bơi" trên thương trường. Sản phẩm của trang trại tiêu thụ qua trung gian mà cụ thể là thương lái chiếm tỷ lệ từ 70-95% trong tổng số sản phẩm trang trại thu hoạch được. Còn định hướng cho việc sản xuất cây, con gì ở trang trại thì nhiều hộ phải nhờ chính … thương lái mách bảo. Đây là 1 khó khăn không nhỏ đối với các chủ trang trại vì họ vốn yếu trong khâu nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh kém, nay lại phải trông chờ hoàn toàn sự sống nơi thương lái. Nên mới có cảnh được giá thì thương lái ăn, còn mất giá thì hộ nông dân và chủ trang trại phải chịu.
Vì thế vấn đề cần làm trong thời gian tới ở tỉnh Thanh hóa nhằm ổn định thị trường đầu ra cho các chủ trang trại bằng các giải pháp:
Thứ 1: Bộ Thương Mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Có như vậy các chủ trang trại mới biết mình nên sản xuất cái gì, bán cho thị trường nào. Đây là vấn dề liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên để đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành có liên quan. Nhất là Bộ Thương Mại nơi nắm những thông tin thị trường sẽ là nơi quyết định chủ trang trại nên nuôi con gì, trồng cây gì.
Thứ 2: Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh, hướng dẫn việc kí kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Đây là vấn đề lớn và khá phức tạp mà chỉ có Nhà nước mới đủ khả năng thực hiện nhấ là trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ có Nhà nước mới đủ vốn để đầu tư trong thời gian dài mà không nhằm mục đích sinh lời. Đồng thời Nhà nước cũng cần phải khuyế khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hóa của trang trại và nông dân trên địa bàn. Công nghiệp chế biến có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế trang trại vì đây là yếu tố giúp gia tăng giá trị nông sản, giảm chi phí cho nhà sản xuất … Vì vậy rất cần được kết hợp với kinh tế trang trại. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn nên nếu chỉ mình Nhà nước thực hiện là không thể. Mà cần có sự chung vai gánh sức của các thành phần kinh tế khác. Đảm bảo sự linh hoạt, đa dạng trong phát triển công nghiệp chế biến vào kinh tế trang trại.
Thứ 3: 1 vấn đề tồn tại khá bất cập đó là kinh tế trang trại là nơi tạo ra giá trị hàng hóa lớn tuy nhiên lại thiếu nơi để giao dịch, mua bán; ngược lại người tiêu dùng có nhu cầu nhưng lại không biết mua ở đâu. Chính vì vậy giải pháp cho vấn đề này là nhà nước cần khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản vật tư nông nghiệp. Có như vậy các chủ trang trại sản xuất ra hàng hóa mới biết mnhf nên mang đến đâu để bán còn người tiêu dùng cũng biết mình nên đến đâu để mua hàng. Ngoài ra các hàng hóa của kinh tế trang trại đều không có thương hiệu được định giá khá thấp và thường mang tính vùng hoặc mang tính quốc gia khi xuất khẩu ra nước ngoài không được đánh gia cao. Muốn cải thiện được vấn đề này Nhà nước cần tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội trợ triển lãm trong và ngoài nước.
Thứ 4: các chủ trang trại thường phàn nàn mình phải tự bơi trên thương trường khi hầu như ít nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ các thành phàn kinh tế liên quan hoặc của các cơ sở chế biến. Vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần phải đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nong sản thuộc các thành phần kinh tế đặc biệt là giữa các doanh nghiệp nhà nước, với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.
Thứ 5: để tăng tính tự chủ, năng động của các chủ trang trại Nhà nước cần tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua thu gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.
Thứ 6: Về thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất của trang trại (giống, kỹ thuật, vốn...), Nhà nước điều tiết giá, trong trường hợp cần thiết, có thể trợ giá nhập khẩu đối với các loại vật tư sản xuất của trang trại. Về tiêu thụ sản phẩm, cần khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các chủ trang trại theo Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp thường hay gặp rủi ro do thiên nhiên, vì vậy cần khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ, bảo hiểm rủi ro về giá nông sản cho chủ trang trại, theo nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện, cùng có lợi. Làm tốt việc cung cấp thông tin thị trường, giúp các chủ trang trại định hướng sản xuất theo thị trường. Khuyến khích các trang trại hợp tác và liên kết nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Nhà nước tạo điều kiện để chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làm ra và các sản phẩm thu mua trong vùng. Cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại.
III.3.1.4. Chính sách tín dụng.
Một bức xúc được xem như cốt lõi nhất hiện nay đó là vấn đề vay vốn. Đây là điều bế tắc nhất mà cho đến nay các trang trại đang gặp phải. vấn đề ở đây là so với các thành phần kinh tế khác hay các dự án đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ thường được ưu tiên hơn trong vay vốn. Đã vậy có tình trạng chủ trang trại “ hộ khẩu 1 nơi, trại 1 nơi ” nên theo quy chế quản lí ngân hàng thì không thể vay vốn ở nơi đang có trang trại, còn quay về nơi dăng kí hộ khẩu cũng không xong. Rối tình trạng các thủ tục vay vốn, thế chấp còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà không thuận tiện cho chủ trang trại tiếp cận. Vì thế giải pháp về chính sách tín dụng như sau:
Thứ 1: căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đạc biệt khó khăn. Nhà nước và chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần có sự ưu đãi nhất định về vay vốn đối với những vùng này như hạ lãi suất, thời hạn vay vốn dài hơn, số lượng cũng nhiều hơn mà không cần thế chấp.
Thứ 2: trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng của các ngân hàng Thương mại, Quốc doanh. Việc vay vốn phải được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về "Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn", chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
Thứ 3: các chủ trang trại đều có nhu cầu cao về vốn tuy nhiên việc họ có tiếp nhận được nguồn vốn của các ngân hàng hay không lại là vấn đề nan giải. Bởi tình trạng không mặn mà cho vay cuả các ngan hàng, cũng như việc cơ chế cho vay phức tạp, thủ tục rườm rà cũng gây cho các chủ trang trại gặp khó khăn trong tiếp cận. Vì thế giải pháp ở đây là Nhà nước cũng như chính quyền tỉnh Thanh Hóa có chính sách quy định các ngân hàng dành 1 khoản vốn nhất định cho kinh tế trang trại, đặc biệt là đối với các ngân hàng Nhà nước. Đối với các trang trại làm ăn có triển vọng cũng cần được ưu tiên trong vay vốn nư miễn thủ tục thế chấp vì đây là những trang trại có khả năng hoàn vốn cao.
III.3.1.5. Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường.
Trong những năm vừa qua kinh tế trang trại phát triển được với tốc đọ cao là nhờ khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào trong sản xuất. Chính vì vậy sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại ngày càng nâng cao. Tuy nhiên số trang trại ứng dụng khoa học công nghệ vào trong trang trại của mình vẫn chưa nhiều, hoặc chưa đầu tư công nghệ cao. Tình trạng các chủ trang trại phải tự lo giống cây trồng, vật nuôi là khá phổ biến, dẫn đến năng suất không cao, săn lượng hàng năm cũng không ổn định.
Vấn đề này chỉ có Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với chính quyền tỉnh Thanh Hóa cùng nhau giải quyết quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống ( chăn nuôi, thủy sản ) hoặc hỗ trợ 1 số trang trại có điều kiẹn sản xuất giống để bảo đảm đủ giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và hộ nông dân trong vùng. Có như vậy vấn đề mới được giải quyết triệt để.
Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến trang trại vì vậy cũng cần có sự tham gia đóng góp của trang trại. Nhà nước và chính quyền tỉnh nên khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ người khoa học, liên kết với cơ sở khoa học, đào taọ, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng. Khi có sự tham gia của trang trại vào quá trình liên kết thì mới thiết thực, khả năng thành công cao vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới thu nhập của chủ trang trại.
Một điều đáng lưu ý hơn cả đó là ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề bức xúc khó giải quyết của nhiều trang trại, nhất là các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên như hiện nay đó là nhận thức không đầy đủ của các chủ trang trại cũng như việc phát triển KTTT ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch. Đặc biệt hơn cả, ở nhiều vùng nuôi tôm, do mạng lưới thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch nên việc nuôi trồng đã gây ô nhiễm môi trường nước, phân tán dịch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, một số nơi rừng đã bị phá kiệt quệ để phát triển KTTT. Vì thế giải pháp cho vấn đề náy là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với tỉnh Thanh Hóa có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình thủy lợi để tạo nguồn nước cho phát triển sản xuất. Ngoài ra chủ trang trại cũng cần tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong trang trại. Các chủ trang trại xây dựng các công trình thủy lợi, sử dụng nước mặt, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy hoạch không phải nộp thuế tài nguyên nước.
III.3.1.6. Chính sách lao động.
Cả người lao động và chủ trang trại đều rất cần có nhau. Nếu như chủ trang trại cần người lao động để lao động sản xuất kinh doanh thì người lao động cần chủ trang trại để tìm việc làm, tạo thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên thực tế mối quan hệ này vẫn chưa thực sự ổn thỏa. Khi chủ trang trại chưa tạo ra nhiều việc làm, trả công chưa xứng đáng với sức lao động mà người lao động bỏ ra, nhiều công việc cũng không đúng chuyên môn. Còn người lao động thì hầu hết xuất thân từ nông dân chưa qua đào tạo nên chỉ đáp ứng được những công việc thô sơ, giảm đơn. Chính vì thế mới có tình trạng lao động nông thôn dư thừa nhiều nhưng chủ trang trại cần nhiều lao động chất lượng cao thì lại không có. Giải pháp cho những vấn đề này là:
Thứ 1: Nhà nước và tỉnh cần khuyến khích tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động hộ nông dân không đất, thiếu đất, hộ nghèo thiéu việc làm. Đây là những hộ khó khăn cần được ưu tiên tạo việc làm trước. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thỏa thuận với người lao động theo quy định của pháp luật. Tránh tình trạng chủ trang trại trả công dưới mức quy định hay không đúng với giá trị sức lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ cho lao động theo từng loại nghề và có trách nhiệm đối với người lao động khi có rủi do, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động. Có như vậy người lao động mới yen tam làm việc và cống hiến cho chủ trang trại.
Thứ 2: đối với địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ; thu hút các lao động ở khu vực đông dân cư đến phát triển sản xuất. Vì ở những vùng đặc biệt khó khăn tình trạng lao đọng thất nghiệp nhiều, chủ trang trại cũng như các hộ nông dân cũng không có đủ vốn để sản xuất kinh doanh. Vì vậy chỉ cần tạo điều kiện cấp vốn cho các cơ sở sản xuất phát triển kinh doanh, dẫn đến nhièu việc làm hơn được tạo ra. Không những thế điều này còn góp phần giảm Các tệ nạn xã hội ở nông thôn do thất nghiệp, rồi tình trạng di dân ra thành thị cũng sẽ giảm.
Thứ 3: những người nông dân hầu hết không có nghề nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật yếu kém nên không đáp ứng được yêu cầu cong việc của chủ trang trại. Dẫn đến lãng phí sức lao động trong nông thôn. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi có sự tham gia của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương có kế hoạch hỗ trợ, đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại cũng như lao động việc làm bằng nhiều hình thức: tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. Về lâu dài bàn với chủ trang trại xem cần những lao động trình độ như thế nào để mở các trường dạy nghề hoặc khóa đào tạo nghề trong ngắn hạn cho người lao động.
Tóm lại: làm tốt những chính sách và giải pháp nêu trên là thiết thực làm cho kinh tế trang trại phát triển ổn định, bền vững, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
III.3.2. Giải pháp ở tầm vi mô.
III.3.2.1. Phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà nước với chính quyền tỉnh, huyện, xã.
Để trang trại phát triển các chủ trang trại cần biết tiêu chí chuẩn về trang trại của Nhà nước có như vậy họ mới biết mình nên phát triển như thế nào, cần bao nhiêu đất, bao nhiêu vốn, bao nhiêu lao động để được công nhận là kinh tế trang trại và được hưởng các quyền ưu tiên. Vì vậy cần có sự công bố rõ ràng các tiêu chí quy định của Nhà nước cho người dân được biết. Không những thế chính quyền địa phương cùng với nhà nước nên nghiên cứu xem trong phát triển trang trại thì 1 trang trại cần bao nhiêu đất, cần bao nhiêu vốn, bao nhiêu lao động tối thiểu để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Đối với những huyện khó khăn và đặc biệt khó khăn có thể đưa ra các tiêu chí khác hoặc hỗ trợ trong các tiêu chí còn thiếu để đảm bảo chr trang trại được hưởng quyền lợi ưu tiên từ Nhà nước.
Vấn đề bộ máy chính quyền cũng khá quan trọng. Vì thực tế bộ máy chính quyền tỉnh Thanh Hóa được đánh giá vẫn còn tệ quan liêu, nạn tham những, chính quyền địa phương yếu kém. Vì thế trước tiên cần cải thiện tính minh bạch, thông thoáng của bộ máy chính quyền nhất là ở cấp xã. Phải phân cấp quyền thực thi pháp luật , chính sách, vì các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương, nhất là cơ quan kế hoạch đầu tư tài chính trực tiếp xét duyệt các dự án đầu tư giao đất và tài trợ … nhưng không có cơ quan nào quản lý kiểm tra mọi việc. Cho nên dẫn đến tình trạng không cấp đất kịp thời cho các chủ trang trại.
Trong các chính sách của Nhà về đất đai, vốn, lao động, tín dụng mang tính định hướng, mở đường cho kinh tế trang trại phát triển. Tuy nhiên người thực hiện các chính sách đó là chính quyền địa phương. Vì vậy ứng với từng chính sách cụ thể chính quyền tỉnh Thanh hóa cần nghiên cứu, xem xét thực hiện nghiêm túc, phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan chức năng của Nhà nước để làm sao giúp các kinh tế trang trại phát triển tốt nhất. Tránh tình trạng trên bảo dưới không nghe như hiện nay.
Rồi vấn đề năng lực quản lí, chuyên môn của các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa cũng cần phải xem xét. Nhất là ở các huyện miền núi, bộ máy chính quyền chủ yếu là người dân tộc chỉ mới học qua các khóa ngắn ngày về chuyên môn nên năng lực quản lí, chuyên môn yếu kém. Dẫn đến điều hành công việc yếu kém, không thực hiện yêu cầu của cấp trên. Vì thế trong thời gian tới phải chú ý đến những cán bộ ở cấp chính quyền xã vùng miền núi. Có kế hoạch nâng cao trình độ cho họ hoặc cử các cán bộ chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm xuống giúp đỡ địa phương.
III.3.2.2. Đối với chủ trang trại.
Đánh giá chung với các chủ trang trại ở tỉnh Thanh Hóa đó là phần lớn các chủ trang trại yếu kém về chuyên môn, kiến thức khoa học - kỹ thuật và ứng dụng công nghệ sản xuất mới, dẫn đến chất lượng sản xuất kinh doanh còn thấp và bấp bênh. Rồi khả năng quản lý và đầu tư cũng khá kém. Đây là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng các trang trại ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn vừa qua vì cho dù các chính sách của Nhà nước có tố, định hướng đúng đến đâu; các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa có thực hiện tốt, phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan chức năng của Nhà nước đến đâu thì cuối cùng đối tượng tác động vẫn là kinh tế trang trại. Vì thế nếu chủ trang trại không thực hiện tốt những hướng dẫn đó hoặc không có khả năng thực hiện thì cuối cùng tình hình vẫn không được cải thiện là bao.
Chính vì vậy tỉnh và Nhà nước phải có chính sách tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức của chủ trang trại để có thể tiếp thu được khoa học công nghệ mới 1 cách dễ dàng và đúng cách. Không chỉ nâng cao trình độ của các chủ trang trại mà còn phải tổ chức công tác khuyến nông giới thiệu khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại áp dụng. Công tác này cần phải tổ chức thường xuyên và định kỳ hơn nữa, với nội dung đa dạng chất lượng bảo đảm; cán bộ khuyến nông cần phải nâng cao năng lực quản lí, mời các chuyên gia giỏi về chuyển giao kỹ thuạt cho các chủ trang trại.
KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy, phát triển kinh tế trang trại là bước đi đúng để góp phần đưa nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, cải thiện bộ mặt nông thôn, mở ra hướng làm ăn mới cho người nông dân … Đóng vai trò nòng cốt để phát huy nội lực khai thác triệt để các tiềm năng để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện, cả cây ngắn ngày, dài ngày, lâm nghiệp, chăn nuôi, khai thác nước mặn, lợ và nguồn lực dồi dào trong nông thôn.
Đối với vùng trung du, miền núi: phát triển nhanh các loại hình kinh tế trang trại kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc và tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản; khai thác tốt những lợi thế, tiềm năng của vùng; ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện lấy ngắn nuôi dài; sản xuất với chế biến; hình thành các trang trại trồng cây công nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ trang trại với doanh nghiệp chế biến, địa phương và nhà nước.
Vùng đồng bằng, ven biển, hướng phát triển kinh tế trang trại vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và con nuôi; tăng cường thân canh, sản xuất kinh doanh tổng hợp trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch nông nghiệp, phong trào đổi điền, dồn thửa, tích tụ đất đai nhằm phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng, tiểu vùng. Chú trọng phát triển các trang trại công nghệ cao về rau, hoa, quả sạch chất lượng cao, thực phẩm an toàng để cung cấp cho tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu.
Có như vậy kinh tế trang trại mới phát triển bền vững và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế nông nghiệp.
Giáo trình Kinh tế nông thôn.
Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp.
Báo cáo Tình hình phát triển trang trại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2006 của phòng hợp tác xã, Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa.
Báo cáo: Kết quả thực hiện Nghị quyết 07 – NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy ( khó XIV ) về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
Báo: Thời báo kinh tế ( tháng 11,12/2006 ).
Trang điện tử: www.vneconomic.com.
www.tintucvietnam.com.vn
www.vietnamnet.vn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “ phân tích hiệu quả của việc hình thành kinh tế trang trại.” của Trần Thị Dung Lớp KTNN 44.
Môc lôc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32112.doc