Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010

Đối với các cơ sở chế biến: Tỉnh giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị chủ trì cùng sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tưâySở Khoa học công nghệ, Sở Thương mại du lịch tiến hành rà soát kiểm tra tất cả các đơn vị chế biến chè trên địa bàn từng huyện. Nếu cơ sở nào không đáp ứng yêu cầu theo quyết định số 4747 của Bộ Nông gnhiệp và phát triển nông thôn về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ phải đóng cửa sản xuất.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97 6.546 454 107,45 454 107,45 1998 7.159 613 109,36 1067 117,51 1999 7.698,5 539,5 107,53 1606,5 126,37 2000 7.879 180,5 102,34 1787 129,33 2001 8.853 974 112,36 2761 145,32 2002 9.612 759 108,57 3520 157,78 2003 10.012 400 104,16 3920 164,35 2004 10.137 125 101,25 4045 166,4 2005 10.280 143 101,41 4188 168,74 Tổng 84168,5 4188 TB 8416,85 465,33 105,98 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Nhận xét : Trong giai đoạn 1996 - 2005 diện tích gieo trồng, và diện tích cho sản phẩm đều tăng dần qua các năm. Trung bình diện tích gieo trồng tăng 570 ha/năm với tốc độ trung bình là 106,19% tức là mỗi năm tăng trung bình là 6,19%. Tương ứng là diện tích chè kinh doanh cũng tăng mỗi năm là 5,98% tức là tăng 465,33 ha/năm. Đến năm 2005 diện tích gieo trồng chè và diện tích chè kinh doanh đều tăng, cụ thể diện tích gieo trồng chè tăng 5.130,2 ha ( tăng 71,66% ) so với năm 1996. Diện tích chè cho sản phẩm tăng 4.188 ha ( tăng 68,74%) so với năm 1996. Như vậy, trong 10 năm từ 1996 - 2005, diện tích trồng chè của Yên Bái tăng thêm 5130 ha, tức tăng 71,66 % so với diện tích chè có từ trước đến năm 1996. Đây là mức độ trồng chè khá. Tuy nhiên, mức độ tăng của các thời gian khác nhau cũng khác nhau, 5 năm từ 1996 đến 2000, thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XIV, chè trồng mới đạt cao nhất, tăng 44,96% ( tức là tăng 3219 ha). 5 năm sau từ 2001 đến 2005, tốc độ tăng có chậm lại, chỉ tăng 18,42% ( tức tăng 1.911ha). Trước năm 1996, toàn tỉnh có 9 huyện, thành phố trồng chè, trong đó, chỉ có 3 huyện có diện tích chè tập trung trên 1000 ha trở lên là Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình. Từ năm 1996 đến 2000, chè của Yên Bái phát triển mạnh trồng chè vùng cao (với giống chè Shan), ở huyện Mù Cang Chải, đưa diện tích chè vùng cao (riêng Mù Cang Chải lên đến 1490 ha (năm 2000) và 1688 ha (năm 2004) Trong các năm 2002, 2003, 2004, tỉnh chủ trương cải tạo lại giống chè cũ đã trồng 30, 40 năm bị thoái hoá, già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, bằng giống chè nhập nội LDP1 và LDP2. Kế hoạch trồng chè mới hàng năm chỉ đạt 500 ha trong đó cả trồng mới chè và trồng cải tạo chè cũ. Tuy nhiên những năm này, do thời tiết khô hanh, do chính sách chưa cụ thể, do nhập giống chè khó khăn nên tốc độ trồng chè chậm lại, không đạt kế hoạch, có năm bị giảm đi ( như năm 2004). Gần đây, chủ trương của tỉnh là không trồng quảng canh ồ ạt, chú ý đến chất lượng chè và thâm canh, giữ tổng diện tích chè 13.000 ha. Cùng với sự tăng lên của diện tích chè trồng mới hàng năm, diện tích chè cho sản phẩm ( diện tích chè kinh doanh) cũng không ngừng tăng lên trong 10 năm trở lại đây. Hết năm 2005, tỉnh Yên Bái đã có 10280 ha chè kinh doanh, tăng so với năm 1996 là 68,74% ( tức tăng 4.188 ha) bình quân hàng năm tăng 5,98% (tức tăng 465,33 ha). Năm có tốc độ tăng chậm nhất là năm 2004 (chỉ tăng có 1,25%, tương đương với 125ha so với năm 2003) Qua dãy số thời gian và tính tốc độ phát triển ( liên hoàn và định gốc), tốc độ phát triển diện tích như vậy là khá, tạo ra những vùng chuyên canh chè của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng về đất đai và hiệu quả của cây chè, thì ngành chè Yên Bái chưa phải là đầu tầu kéo nền kinh tế của tỉnh đi lên. Đồ thị biểu hiện diện tích gieo trồng và diện tích kinh doanh chè giai đoạn 1996-2005 b) Năng suất: Bảng 9: Tình hình biến động năng suất chè trong giai đoạn 1996-2005 Chỉ tiêu Năm Năng suất (tạ/ha) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tạ/ha) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (tạ/ha) Tốc độ phát triển định gốc (%) 1996 35,3 - - - - 1997 45,8 10,5 129,75 10,5 129,75 1998 46,7 0,9 101,97 11,4 132,94 1999 48 1,3 102,78 12,7 135,97 2000 50,7 2,7 105,63 15,4 143,62 2001 50,8 0,1 100,97 15,5 143,91 2002 54,1 3,3 106,5 18,8 153,26 2003 49,95 -4,15 92,33 14,65 141,5 2004 54,3 4,35 108,71 19 153,82 2005 58,8 4,5 108,29 23,5 166,57 Trung Bình 50,61 2,61 105,83 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Nhận xét: Qua bảng trên ta có thể thấy tốc độ tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 10 năm từ năm 1996 đến 2005 là 5,83% và có lượng tăng trung bình là 2,16 tạ/ha. Năng suất năm 2005 đạt 58,8 tạ/ha tăng 66,57% và tăng hơn 23,5 tạ/ ha so vơi năm 1996. Trong 10 năm, năng suất chè tăng từ 35,3 tạ/ha lên 58,8 tạ/ha. Nói chung hàng năm, năm sau năng suất lại nhích lên một ít, với một lượng không đều nhau. Từ năm 1997, năng suất tăng tới 29,75 %, còn các năm khác có mức tăng dưới 10%, thấp nhất là năm 2001, chỉ tăng 0,97%. Thậm chí, năm 2003 lại giảm 7,67% (tức giảm 4,15 tạ/ha). Những năm gần đây, do còn nhiều diện tích chè già cỗi, nên năng suất có xu hướng tăng chậm lại. Sau 5 năm, từ năm 1996 đến 2000 năng suất chè đã tăng 14,5 tạ/ha; Từ 2001 đến 2005 năng suất chè chỉ tăng được 8,1 tạ/ha ( bằng 52,6% mức tăng của 5 năm trước). Trong đó chè vùng cao có năng suất quá thấp, năm 2003 năng suất chè toàn tỉnh bình quân 49,9 tạ/ha, bên cạnh năng suất chè vùng thấp đạt 45,3 tạ/ha (Trấn Yên); 57,3 tạ/ha ( Yên Bình); 62,8 tạ/ha (Văn Chấn), thì chè vùng cao chỉ đạt 1,2 tạ/ha ( Mù Cang Chải) hoặc 0,6 tạ/ha (Trạm Tấu). Đến năm 2004, năng suất chè khá hơn, vùng thấp đạt 58 - 66 tạ/ha thì vùng cao Trạm Tấu đạt 13 tạ/ha; Mù Cang Chải đạt 0,9tạ/ha Đồ thị biểu hiện năng suất chè qua các năm từ 1996-2005 c) Sản lượng: Qua năng suất và diện tích ta có bảng sau Bảng sô 10: Tình hình biến động sản lượng chè giai đoạn 1996-2005 Chỉ tiêu Năm Sản lượng (tấn) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tấn) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (tấn) Tốc độ phát triển định gốc (%) 1996 21.500 - - - - 1997 30.000 8.500 139,53 8.500 139,53 1998 35.000 5.000 116,67 13.500 162,79 1999 37.000 2.000 105,71 15.500 172,09 2000 40.000 3.000 108,11 18.500 186,04 2001 45.000 5.000 112,5 23.500 209,3 2002 52.005 7.005 115,57 30.505 241,88 2003 50.006 -1.999 96,16 28.506 232,59 2004 55.037 5.031 110,06 33.537 255,99 2005 60.446 5.409 109,83 38.946 281,14 Tổng 425994 TB 42599,4 4327,33 112,17 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Nhận xét : Trong giai đoạn này, do năng suất tăng không đều nên sản lượng chè thu hoạch tăng mạnh nhưng không tăng đều qua các năm. Sản lượng chè thu hoạch năm 2005 bằng 281,14% so với năm 1996, tức tăng 181,14% ( tăng 38946 tấn) Sản lượng chè tăng cao nhất là năm 1997 do đạt năng suất cao, sản lượng trong năm này đạt 30.000 tấn, tăng so với năm 1996 là 8.500 tấn, với tốc độ phát triển là 139,53%; tiếp theo là năm 2002 có tốc độ phát triển 115,57% ( tăng 7.005 tấn) so với năm 2001. Nhưng năm 2003 ngay sau đó, sản lượng chè trong năm này giảm gần 2.000 tấn so với năm 2002. Qua theo dõi chỉ tiêu tốc độ phát triển thì thấy: trong 10 năm, từ 1996 đến 2005, phần lớn các năm đều có tốc độ tăng khá, từ 10% trở lên như các năm 1997; 1998; 2001; 2002; 2004;2005. Còn lại tốc độ tăng dưới 10%, riêng năm 2003, như đã nói ở phần trên do năng suất giảm mạnh, nên sản lượng cũng giảm 3,84% ( giảm gần 2000 tấn) Nói chung cả diện tích, năng suất, sản lượng chè của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn nghiên cứu đều tăng cho dù không tăng đều. Giai đoạn 1996 - 2002 cả diện tích, năng suất sản lượng đều tăng ổn định. Những năm đầu của thời kì, dù đã được khuyến khích nhưng người dân vẫn còn chưa tập trung, chưa đầu tư chăm sóc để cho năng suất chè tăng cao. Cho nên có thể thấy rằng các năm 96, 97 ,98... diện tích gieo trồng chè tăng lên nhưng năng suất dù tăng nhưng không mang lại nhiều hiệu quả. Rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho năng suất, sản lượng chè của Yên Bái không đạt hiệu quả cao: Do thời tiết ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, diện tích chè cho sản phẩm, làm cho vụ chè trong những năm này mất mùa. Kĩ thuật hái chè, sản xuất chè còn thủ công, lạc hậu...Nhiều công ty chè được lập ra nhưng hoạt động không hiệu quả; nhà nước chưa tập trung, đầu tư cho ngành chè. Từ năm 1996 đến năm 2005 , dù năng suất sản lượng tăng nhưng chưa thật sự làm hài lòng người dân và những người trực tiếp quản lý, sản xuất chè của tỉnh Yên Bái. Khả năng phát triển của ngành chè Yên Bái còn rất nhiều cho nên, Ngành chè Yên Bái vẫn cần tới sự quan tâm, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư của nhà nước để vực dậy, phát triển ngành chè Yên Bái , để tạo nên một thương hiệu chè Yên Bái trên khắp toàn quốc và quốc tế. Đồ thị biểu hiện sản lượng chè thu hoạch tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 1996-2005 Đồ thị chung về tốc độ phát triển liên hoàn về diện tích, năng suất, sản lượng 3. Hiện trạng giống chè Yên Bái 3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè Năm 1999 tỉnh đã nhập giống mới từ Trung Quốc về theo chương trình của Bộ Nông nhiệp và phát triển nông thôn và trồng để nhân giống gốc, đến nay đã có 8 ha giống chè nhập nội để sản xuất giống giâm cành cho sản xuất đại trà. Việc nhân giống và tổ chức gieo ươm giống đã đạt kết quả khá .sử dụng biện pháp giâm cành và hình thành hệ thống vườn ươm được quản lý cấp chứng chỉ chất lượng, đạt tiêu chuẩn mới được xuất vườn. Hàng năm đã sản xuất từ 5 đến 13 triệu bầu giống, hom giống đã được lấy từ các vườn giống gốc đã được cấp có thẩm quyền công nhận.Từ đó đã giúp cho người nông dân có giống mới đảm bảo chất lượng tốt, bền vững. Tuy nhiên việc trồng thay thế diện tích chè cũ bằng giống mới còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. 3.2. Chất lượng các giống chè Yên Bái Chè vùng thấp: giống chè vùng thấp chủ yếu là giống chè Trung du, giống chè PH1, còn lại một tỷ lệ nhỏ là các giống chè LDP và một số giống chè Trung Quốc nhập nội ( Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên, Phúc Văn Tiên..). Chè vùng cao: chủ yếu là giống chè San Tuyết, và khoảng 10% diện tích là chè Trung du được trồng từ những năm1972 Bảng 11: Cơ cấu giống chè hiện có STT Giống chè diện tích (ha) % trong tổng số 1 Chẻ Trung du 8.161 66,4 2 Chè Shan vùng cao 2.751 22,4 3 Chè lai LDP 880 7,2 4 Chè nhập nội 448 3,6 5 chè PH1…… 50 0,4 *Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp - Cục thống kê tỉnh Yên Bái 3.3. Chất lượng các vườn chè Hiện nay toàn tỉnh có 12.289,6 ha chè, trong đó chè kinh doanh là 10.280 ha chiếm 83,64% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơ bản và phục hồi là 2.009,6 ha chiếm 16,35%. Kỹ thuật làm đất chưa đảm bảo, thiếu đầu tư phân bón lót, thiếu cây che bóng, nói chung chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn. Một số diện tích còn trồng phân tán, thiếu tập trung. Chè vùng cao trồng theo chương trình Định canh định cư và 661 với mật độ 3.000 cây/ha đầu tư bằng nguồn vốn định canh định cư và 661 còn kém về chất lượng, diện tích chè xấu chiếm tỷ lệ cao (theo số liệu điều tra diện tích chè xấu chiếm đến 72% trong tổng số diện tích chè đã trồng ) . 3.4. Về đầu tư chăm sóc thâm canh: Việc đầu tư chăm sóc chăm sóc thâm canh chè hiện có rất bị hạn chế ,hầu hết là bóc mầu đất, việc bổ xung phân bón thâm canh còn quá ít, thậm chí có nhiều hộ nông dân chỉ thu hái, không chăm sóc, nhất là những năm giá chè xuống thấp. Do đó năng suất sản lượng chè búp tươi thấp. Việc thu hái, vận chuyển sản phẩm chè búp tươi về các cơ sở chế biến còn quá tuỳ tiện, chất lượng chè búp thấp gây khó khăn cho chế biến, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm sau chế biến. Sản phẩm chè chế biến kém chất lượng, giá bán thấp làm cho sản phẩm chè không cạnh tranh được trên thị trường, việc chuyển hướng từ sản xuất chè đen truyền thống sang sản xuất chè xanh, hoặc chè đen chất lượng cao còn rất chậm, sản phẩm chè đơn điệu, hiệu quả không cao. III. Thực trạng chế biến và tiêu thụ chè 1. Thực trạng chế biến Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè. Nó vừa là một thị trường tiêu thụ chè búp tươi vừa làm tăng giá trị của sản phẩm, tạo nhiều mặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ. a) Quy mô, số lượng các cơ sở chế biến Đến nay công nghiệp chế biến chè ở Yên Bái đã có những bước phát triển đáng kể. Đến năm 2005 trên địa bàn toàn tỉnh có 55 đơn vị gồm 76 cơ sở chế biến và tiêu thụ chè ( không kể bom quay tay) với tổng công suất chế biến 636 tấn búp tươi nguyên liệu trong 1 ngày. Trong đó phân theo huyện thị thành phố: + Huyện Văn Chấn có 38 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến 324 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Trấn Yên có 14 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 121 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Yên Bình có 8 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 72 tấn chè búp tươi/ngày + Thành phố Yên Bái có 10 xưởng chế biến với tổng công xuất chế biến từ 93 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Văn Yên có một xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 2 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Lục Yên có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 8 tấn chè búp tươi/ngày + Thị xã Nghĩa Lộ có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 8 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Trạm Tấu có một xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 3 tấn chè búp tươi/ngày + Huyện Mù Cang Chải có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 5 tấn chè búp tươi/ngày Như vậy, tất cả các cơ sở chế biến đều là các cơ sở chế biến vừa và nhỏ ( công suất dưới 30 tấn búp tươi/ngày) Ngoài các cơ sở chế biến chè thủ công tinh xảo để tạo sản phẩm đặc sản giá trị cao, còn có các cơ sở chế biến chè đen có quy mô nhỏ không đủ các điều kiện đảm bảo yêu cầu công nghệ. Do vậy sản phẩm biểu hiện chất lượng thấp như chua, thiu, khê, khét, lẫn nhiều tạp chất... vấn đề đặt ra là hạn chế các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, chỉ nên xây dựng các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vận chuyển nguyên liệu khó khăn. b) Các loại hình doanh nghiệp: Tỉnh chủ trương xã hội hoá ngành chè ,tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triến sản xuất. Đến nay có đủ các loại hình doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh chè + Thuộc quản lý của ngành chè trung ương : 6 doanh nghiệp + Doanh nghiệp tỉnh: 5 doanh nghiệp + Công ty trách nhiệm hữu hạn: 20 doanh nghiệp + Hợp tác xã hộ sản suất 22 doanh nghiệp + Doanh nghiệp nước ngoài: 2 doanh nghiệp c) Thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị chế biến chè ở Yên Bái Trong những năm qua một số địa phương bùng nổ việc phát triển các cơ sở chế biến vừa và nhỏ dưới nhiều hình thức với thiết bị chế biến thô sơ, thiếu nhà xưởng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , không có vùng nguyên liệu chủ động , thiết bị chế biến chè lạc hậu, cũ . Tổng công suất máy móc đã gần gấp đôi nhu cầu tính về sản lượng chè búp tươi trên địa bàn, cá biệt có những vùng công suất máy gấp ba lần so với sản lượng chè búp tươi hiện có. 2. Thị trường tiêu thụ chè Yên Bái: Trong 5 năm qua từ 2001-2005, tổng sản lượng chè búp tươi được tiêu thụ qua các cơ sở chế biến chè trên địa bàn toàn tỉnh là 263.000 tấn. Sản phẩm đã chế biến và tiêu thụ hết. Sản phẩm chè sản xuất ra cơ bản được tiêu thụ hết trong năm, cá biệt cónăm phải tồn kho sang năm sau mới tiêu thụ hết. Nguồn tiêu thụ chủ yếu thông qua tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA) có một tỷ lệ không lớn được xuất khẩu trực tiếp tập trung ở công ty chè Văn Hưng. Sản phẩm chè được tiêu thụ hết nhưng giá bán bình quân thấp, giá bán chè đen bình quân khoảng 13.000-14.000 đồng/kg; giá bán chè xanh bình quân 15.000 đồng/kg, do đó tổng doanh thu tiêu thụ không lớn, thu nộp ngân sách thấp. Bảng 12: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè qua các năm 2001-2005 TT Hạng mục ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 1 Sản lượng chè búp tươi Nghìn tấn 45 53 50 55 60 263 2 Sản lượng chè chế biến - Chè đen - Chè xanh Nghìn tấn N. tấn N.tấn 10,5 10 0,5 11,8 11 0,8 9,3 8,1 1,2 11,8 10,7 1,1 13,5 11 2,5 56,9 50,8 6,1 3 Sản phẩm đã tiêu thụ Nghìn tấn 10,5 11,8 7,6 13,5 13,5 56,9 4 Doanh thu Tỷ đồng 145 135 73 161 170 684 5 Nộp ngân sách Tỷ đồng 6,5 6,0 4,7 7,5 12,0 36,7 *Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Thương mại - Cục thống kê tỉnh Yên Bái IV. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè Bảng 13: Hiệu quả sản xuất chè búp tươi Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số Văn Chấn Trấn Yên Yên Bình 1. Số đơn vị điều tra Hộ 100 50 30 20 2.Diện tích cho SP/DT gieo trồng Ha 54,29 28,48 18,02 7,79 3.Sản lượng sản phẩm thu hoạch Tấn 384,4 225,8 110,4 48,2 4.NS/DT cho SP/DT gieo trồng Ta/ha 70,8 79,28 61,26 61,87 5.Tổng thu 1000đ 742.566 438.457 201.844 102.265 6.Tổng chi phí sản xuất 1000đ 491.388 316.910 134.444 40.034 7. Giá thành SX 1kg chè búp tươi đ/kg 1.275 1.403 1.217 807,4 8.Giá bán bình quân 1kg chè búp tươi trên địa bàn đ/kg 1.929 1.929 1.929 1.929 Lợi nhuận 1 kg chè búp tươi đ/kg 654 526 712 121,6 *Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp - Cục thống kê tỉnh Yên Bái Kết quả trên cho thấy, sản xuất chè búp tươi ở tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất cây chè của Tỉnh đạt khá (70,8 ta/ha). lợi nhuận của người sản xuất Chè thu được là 654 đồng/kg chè búp tươi. Qua điều tra hiệu quả sản xuất chè búp tươi của tỉnh Yên Bái cho thấy, việc đầu tư, phát triển diện tích chè của Tỉnh Yên Bái là hướng đi đúng. Cây chè đã góp phần nâng cao đời sống , xoá đói giảm ngèo cho nhân dân Tỉnh Yên Bái; là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Song việc phát triển cây chè vẫn còn nhiều khó khăn: Diện tích chè cho sản phẩm nhìn chung đã già cỗi ( chủ yếu là diện tích cho sản phẩm từ 20-30 năm nay trở lên). Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè không ổn định, chất lượng chè chưa đảm bảo,..Vì vậy tỉnh cần có biện pháp đẩy mạnh phát triển cây chè như: Cái tạo chè già cỗi bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao, cho các hộ gia đình vay vốn để đầu tư phát triển cây chè, tìm thị trường ổn định để nhân dân yên tâm sản xuất chè. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua ngành sản xuất chè Yên Bái đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần tạo ra thành tựu kinh tế chung của tỉnh giai đoạn 2005-2006. Với kết quả đạt được này đã làm cơ sở, tiền đề thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất ngành chè 2006-2010. Những bước tiến trên thể hiện trên tất cả các phương diện sau: Trong vòng 5 năm từ 2000-2005 diện tích chè đã tăng thêm 2.000 ha, năng suất chè tăng 4,2 tạ, sản lượng chè búp tươi tăng 20.000 tấn, sản lượng chè thương phẩm năm 2005 đạt 13.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với năm 2000. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè đạt kết quả khá, cải thiện phần nào chất lượng giống chè Yên Bái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sản phẩm sản xuất ra cơ bản đã được tiêu thụ hết. Chè búp tươi của nông dân đã được các cơ sở thu mua và chế biến hết, chè khô chế biến cũng đã được tiêu thụ hết. Thu nhập của người làm chè cũng từng bước ổn định. 2. Về tồn tại thiếu sót: Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại thiếu sót đòi hỏi ngành chè Yên Bái phải tập trung giải quyết, khắc phục: Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chất lượng các vườn chè chưa cao, diện tích chè xấu chiếm tỷ lệ cao. Hoạt động đầu tư, chăm sóc, thâm canh còn rất hạn chế Thiết bị và công nghệ chế biến cũ kĩ, lạc hậu. Thị trường tiêu thụ chè đã qua chế biến chủ yếu thông qua Tổng công ty chè Việt Nam, chưa thể xuất khẩu trực tiếp được. Từ những lý do trên dẫn đến sản phẩm chè chế biến kém chất lượng, chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng .Cùng với những yếu kém trong xúc tiến thương mại làm cho giá bán chè thấp, thu nhập của người sản xuất chè không đảm bảo. Nguyên nhân của tình trạng trên: Tư tưởng của người dân chưa chuyển mạnh trong việc thay thế diện tích chè già cỗi bằng giống mới, kể cả các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần. Giống chè mới cũng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của phát triển chè theo yêu cầu chuyển đổi vì phải nhập giống gốc thì mới có cành, hom giống. Vốn đầu tư cho phát triển chè thiếu, mức đầu tư cho một ha chè lớn, lãi xuất vay phát triển chè cao nên chưa thu hút người trồng chè xoá bỏ diện tích chè cũ để trồng lại bằng giống mới. Giá chè trên thị trường lúc lên, lúc xuống thiếu ổn định, do đó người làm chè chưa đầu tư đẩy mạnh vốn để thâm canh cây chè. Gắn bó giữa cơ sở chế biến với người sản xuất nguyên liệu chè còn thiếu tính chung thuỷ và chặt chẽ làm cho việc sản xuất, thu mua nguyên liệu chế biến còn có những vấn đề khó khăn. Nhiều doanh nghiệp chè thua lỗ, không có vốn để đầu tư quay lại cho sản xuất nông nghiệp và thiếu năng động trong đầu tư thay đổi thiết bị và bố trí lại sản xuất công nghiệp CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM I. Quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010 1. Những căn cứ để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 1.1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên Đặc điểm tự nhiên của Yên Bái rất thích hợp với việc phát triển sản xuất chè. Đây là căn cứ quan trọng để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam. Theo quy trình kỹ thuật trồng chè thì điều kiện sinh thái của cây chè như sau: Về khí hậu, nhiềt độ trung bình hàng năm là 18-25 độ C, độ ẩm trung bình của không khí > 80%, lượng mưa trung bình hàng năm > 1.200 mm. Về đất đai, đất tầng canh tác > 50 cm, độ PH từ 0,4 đến 0,6, độ dốc bình quân < 25. Yên Bái là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm, mưa nhiều - nhiệt độ trung bình mùa lạnh 15oC đến 20oC, mùa nóng 25 oC đến 29 oC. Độ ẩm không khí 80 đến 87%. Lượng mưa hàng năm từ 1.400 đến 2.200 mm. Gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Do địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao nên có nhiều kiểu khí hậu. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm hai loại đất: Đất địa thành do các nham thạch phong hoá tại chỗ và đất thuỷ thành và bán thuỷ thành do bồi tụ mà có. Các loại đất này rất thích hợp với việc phát triển cây chè. 1.2. Căn cứ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được của ngành chè Về giống chè, hiện nay đã có một số giống chè khẳng định được năng suất, chất lượng như giống Shan Tuyết chọn lọc, PH1, LDP1... Riêng giống LPD2 năm 2002 đã được các tỉnh sản xuất trên 100 triệu bầu, đủ trồng mới cho trên 5 nghìn ha. Các giống nhập nội đã đưa vào sản xuất đại trà ở các tỉnh phía Bắc (như giống chè của Nhật Bản, các giống Bát Tiên, Kim Tuyên,...). Đây là những giống chè cho năng suất cao và chất lượng tốt. Về quy trình kỹ thuật, một số quy trình công nghệ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành như tiêu chuẩn hom chè, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè. Về công nghệ chế biến, ta đã có một số quy trình công nghệ chế biến chè đen của Ấn Độ, chế biến chè xanh theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc cho chất lượng sản phẩm cao. Một số thiết bị đã được sản xuất trong nớc. Hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè đã và đang được ngành chè khẩn trương thực hiện. Như vậy, căn cứ vào trình độ khoa học công nghệ sản xuất chè của ngành chè nước ta hiện nay mà Nhà nước đã đề ra các mục tiêu phát triển chè trong thời gian tới sao cho phù hợp với trình độ phát triển của ngành. 1.3. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng chè Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng chè ngày càng tăng. Thị trường trong nước bình quân tiêu thụ khoảng 0,32 kg/người/năm. Theo dự báo của ngành chè, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở nước ta sẽ tăng từ 4% đến 6% mỗi năm. Như vậy tổng mức tiêu thụ vào năm 2010 là 45- 50 nghìn tấn. Với thị trường nước ngoài, nhu cầu chè thế giới cũng ngày càng tăng. Theo Hội đồng chè thế giới, nhu cầu tiêu dùng chè thế giới tăng 3% trong giai đoạn 2001- 2005. Ngoài ra theo đánh giá của tổ chức FAO, đến năm 2010 tổng sản lượng sản xuất chè sẽ tăng khoảng 2,8 % và nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng 2,2- 2,8%. 2. Các quan điểm phát triển sản xuất chè Phát triển chè trên cơ sở đi vào chiều sâu, lấy chất lượng , giá trị và hiệu quả kinh tế là chính . Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh chè , đưa sản phẩm chè trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tăng được sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển ngành chè phải bền vững, theo quy hoạch , gắn với thị trường ; gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu ; thực hiện liên kết tốt giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa người sản xuất nguyên liệu với doanh nghiệp chế biến. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, bảo đảm lợi ích cho người sản xuất nguyên liệu, cơ sở chế biến và lợi ích Nhà nước. 3. Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010 3.1. Mục tiêu chung - Tạo thành vùng sản xuất chè tập trung quy mô lớn có tính sản xuất hàng hoá cao, gắn với chế biến để tạo khối lượng sản pẩm lớn, chất lượng tốt phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Tăng thu nhập cho người làm chè từ nay đến 2010-2015 gấp 1,5 đến 2 lần so với hiện nay, tăng tích luỹ cho nông dân. - Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nền nông nghiệp bền vững, từng bước hình thành những thị tấn, thị tứ trong vùng quy hoạch phát triển chè. 3.2. Mục tiêu cụ thể Khai thác có hiệu quả diện tích chè hiện có, đồng thời tích cực, chủ động thay thế diện tích chè năng suât thấp, chất lượng thấp bằng giống chè chất lượng cao, phấn đấu đưa năng suất chè lên gấp 2 lần hiện nay. ổn định diện tích chè toàn tỉnh đến năm 2010 là 13.000 ha, trong đó diện tích chè xanh chiếm khoảng 30-32%. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 18.000 - 20.000 tấn chè thành phẩm, trong đó chè xanh là 6.000 tấn. Tập trung đổi mới thiết bị chế biến lạc hậu bằng thiết bị tiên tiến và xác định là khâu đột phá trong quá trình nâng cao chất lượng chè. Phán đấu đến năm 2010 có ít nhất 50% số cơ sở chế biến chè có công nghệ, thiết bị tiên tiến, trong đó ưu tiên đổi mới thiết bị các cơ sở chế biến chè xanh. Từng bước đa dạng hoá sản phẩm chè, chuyển dần từ chế biến sản phẩm chè thô sang chế biến chè tinh và hướng tới xuất khẩu trực tiếp để nâng cao giá trị sản phẩm chè. Tập trung xây dựng được từ 2 sản phẩm chè trở lên có thương hiệu trên thị trường. Phấn đấu xuất khẩu trực tiếp 50% sản lượng chè sản xuất ra. Khảo sát thị trường và làm tốt công tác dự báo thị trường tiêu thụ chè cho các thành phần kinh tế; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng và ổn định được thị trường xuất khẩu chè; đồng thời tăng cường thị trường tiêu thụ chè trong nước. II. Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè Yên Bái từ nay đến năm 2010 1. Giải pháp về quy hoạch phát triển chè Trong thời gian qua ngành chè Yên Bái đã có những bước phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu đều tăng nhanh. Nhưng bên cạnh đó còn có những vấn đề bất cập trong công tác trồng, chế biến, tiêu thụ chè đòi hỏi phải tổ chức, sắp xếp lại sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển dài hạn của ngành. 1.1. Quy hoạch đất trồng chè Dựa vào đường lối, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010 cũng như vấn đề phát triển khách quan của ngành chè tỉnh Yên Bái. Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra bản quy hoạch đất trồng chè đến năm 2010 như sau: Bảng 14: Quy hoạch đất trồng chè tại các địa phương đến năm 2010 TT Huyện,thị Tổng số (ha) Trong đó (ha) Trồng mới Thay thế Tổng cộng 2.230 710 1.520 -Chè xanh 1.640 710 930 -Chè đen 590 590 1 Mù Cang chải 50 50 -Chè xanh 50 50 2 Trạm Tấu 50 50 -Chè xanh 50 50 3 Văn Chấn 950 450 500 -Chè xanh 750 450 200 -Chè đen 200 200 4 Trấn Yên 440 440 -Chè xanh 300 300 -Chè đen 140 140 5 Văn Yên 160 160 -Chè xanh 160 160 6 Lục Yên 260 260 -Chè xanh 260 260 7 Yên Bình 250 250 -Chè xanh 250 250 8 TP. Yên Bái 70 70 70 -Chè xanh 70 70 70 Nguồn: Đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010-UBND tỉnh Yên Bái Bảng 15: Tiến độ trồng mới và thay thế chè giai đoạn 2006- 2010 Đơn vị tính: ha TT Huyện, TP Tổng DT cần TM, trồng TT Trong đó chia ra các năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng 2.230 535 655 600 220 220 I) Chè xanh 1.640 485 605 550 A. Vùng cao 550 130 220 200 1 Trạm Tấu 50 10 20 20 2 Mù Cang Chải 50 20 20 10 3 Văn Chấn 450 100 180 170 B. Vùng thấp 1.090 355 385 350 1 Văn Chấn 300 100 100 100 2 Trấn Yên 300 100 100 100 3 Văn Yên 160 45 55 60 4 Lục Yên 260 80 100 80 5 TP. Yên Bái 70 30 30 10 II) Chè đen 590 50 50 50 220 220 1 Văn Chấn 100 100 2 Trấn Yên 70 70 3 Yên Bình 250 50 50 50 50 50 Nguồn: Đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010-UBND tỉnh Yên Bái 1.2. Quy hoạch các cơ sở chế biến - Từ việc bố trí sử dụng đất trồng chè của tỉnh , qua đánh giá thực trạng các cơ sở chế biến chè có thể thiết lập mạng lới các cơ sở chế biến gần các vùng trồng chè để thuận lợi cho việc vận chuyển thu mua nguyên liệu. - Để nhanh chóng nâng cao sản lượng chè xuất khẩu cần mở rộng cải tạo, thay thế các thiết bị và bổ sung các thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến. Sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt, đa dạng về chủng loại đẹp về hình thức, có bao gói bền đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng. - Cần từng bước chuyển dần từ chè xanh sang chè đen ở các cơ sơ thuộc tỉnh quản lý, cần đa dạng hoá sản phẩm theo thị trường khu vực. - Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng chè chặt chẽ, để giữ uy tín cho thương trường. Bảng 16: Dụ kiến bố trí mạng lưới cơ sở chế biến ở các huyện, thành phố giai đoạn 2006-2010 Đơn vị công suất: tấn búp tưoi/ngày TT Huyện, TP CB chè xanh CB chè đen Tổng số cơ sở chế biên Cơ sở C. suất Cơ sở C.suất 1 Trấn Yên 2 10-20 9 100-145 11 2 Yên Bình 5 70-95 5 3 Văn Chấn 9 43-61 10 145-180 19 -Vùng thấp 5 19-31 10 145-180 15 -Vùng cao 4 24-30 4 4 Lục Yên 1 15-20 5 Văn Yên 2 8-10 1 12-15 3 6 M.C.Chải 2 7-10 2 7 Trạm Tấu 2 10-16 2 8 TP. Yên Bái 1 5-10 2 20-30 3 Tổng cộng 19 102-152 27 343-460 46 Nguồn: Đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010-UBND tỉnh Yên Bái - Ngoài ra , tỉnh bố trí 15 cơ sở chế biến chè xanh vùng cao cho hộ và nhóm hộ tại ba huyện ( Trạm Tấu, Mù Cang Trải và một số xã vùng cao Văn Chấn ) Như vậy trong những năm tới cần tập trung đầu tư xây dựng thêm, nâng cấp một số cơ sở chế biến như sau: * Đầu tư xây dựng mới cơ sở chế biến chè xanh: + Nhà máy chế biến chè xanh thuộc khu vực Sài Lương-Nậm Búng-Văn Chấn với tổng công suất chế biến là 10 tấn chè búp tươi/ngày. Khu vực này sẽ phát triển 200-250 ha chè giống mới. + Nhà máy chế biến chè xanh thuộc khu vực lâm trường Văn Chấn với tổng công suất chế biến 10 tấn chè búp tươi/ngày. Khu vực này đã có 200 ha chè Shan mật độ cao, dự kiến sẽ phát triển 150-200 ha chè. + Nhà máy chế biến chè xanh thuộc khu vực lâm trường Trạm Tấu với tổng công suất chế biến 3-5 tấn chè búp tươi/ngày. Khu vực này sẽ phát triển 50 ha chè Shan mật độ cao và chè hiện có khu vực lân cận. * Củng cố nâng cấp các cơ sở chế biến chè đã có nằm trong dự kiến quy hoạch là 43 cơ sở. Trong đó 16 cơ sở chế biến chè xanh, 27 cơ sở chế biến chè đen. Trong những năm trước mắt cần tạp trung nâng cấp một số cơ sở chế biến chè: Công ty cổ phần chè Văn Hưng: Công suất chế biến 58 – 80 tấn búp tươi/ngày (trong đó công nghệ CTC là 20 tấn búp tươingày); Công ty cổ phần chè Minh Thịnh: Công suất chế biến 40-50 tấn búp tươi/ngày; Công ty cổ phần chè Trần Phú: Công suất chế biến 42-50 tấn búp tươi/ngày; Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ: Công suất chế biến 32-37 tấn búp tươi/ngày. 2. Giải pháp về vốn Theo tính toán tổng hợp từ nay đến năm 2010, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè của Yên Bái là 232,2 tỷ đồng. Bảng 17: Tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành chè từ nay đến năm 2010. Đơn vị tính: Tỷ đồng Hạng mục Tổng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng nhu cầu vốn đầu tư. 232,2 40,8 66,5 76,2 32 16,2 1.Vốn ngân sách hỗ trợ 22,2 5 6,6 6,4 2,0 2,2 - Hỗ trợ tiền giống 8,5 -Hỗ trợ cải tạo diện tích chè già cỗi 3,04 -Hỗ trợ KSTK và công tác khuyến nông 0,92 -Hỗ trợ tuyên truyền mô hình 0,5 -Hỗ trợ xây dựng vườn ươm 0,1 -Hỗ trợ lãi xuất phát triển vùng chè mới 5,93 -Hỗ trợ đầu tư đào tạo CN kỹ thuật chế biến 0,3 -Hỗ trợ xúc tiến thương mại 0,5 -Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng 2,1 -Hỗ trợ công tác chỉ đạo 0,25 2-Vốn tín dụng 210 36 60 70 30 14 2.1-Vốn vay dài hạn 210 -Đầu tư trồng, chăm sóc chè thời kỳ KTCB 100 -Đầu tư nâng cấp thiết bị, đổi mới C.nghệ SX 60 -Nâng cấp đường nội bộ khu chè 50 2.2-Vốn tín dụng ngắn hạn (không tính vào tổng đầu tư) 37 Nguồn: đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010-UBND tỉnh Yên Bái Ngoài ra mỗi năm nhu cầu vay vốn tín dụng ngắn hạn để chăm sóc thâm canh chè khoảng 37 tỷ đồng cho 7.400 ha được thu hồi sau khi thu hoạch. Các nguồn vốn đầu tư cần được huy động: - Vốn đầu tư ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền giống, tiền phá bỏ diện tích chè già cỗi và tiền hỗ trợ công tác khảo sát thiết kế, công tác khuyến nông, dịch vụ và phủ lãi suất sau đầu tư, thiết bị chế biến nhỏ, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ tìm kiếm thị trường xuất khẩu chè. - Các huyện, thành phố căn cứ vào việc cân đối nguồn ngân sách và mục tiêu phát triển chè trên địa bàn huyện, có thể trích từ nguồn ngân sách huyện chi phí cho các hoạt động như : Hỗ trợ thêm tiền giống, tập huấn kỹ thuật, để có điều kiện triển khai tốt dự án trên địa bàn. - Khuyến khích người dân phát huy vốn tự có để đầu tư vào việc phát triển sản xuất chè đưa năng suất và chất lượng sản phẩm cao. - Vốn tín dụng : Các doanh nghiệp, các hộ nông dân và hộ trang trại trực tiếp sử dụng vốn vay của Ngân Hàng Châu á( ADB) và các ngân hàng Đầu tư phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo kế hoạch hàng năm được tỉnh phê duyệt. 3. Giải pháp về khoa học công nghệ 3.1. Giải pháp về giống chè * Cơ cấu giống chè địmh hình đến năm 2010 Trong tổng số 13.000 ha đến năm 2010, dự kiến bố trí cơ cấu giống chè và phân vùng như sau: - Vùng chè đen: 7.978 ha , chiếm 61% diện tích (chủ yếu vẫn là giống chè trung du, sau đó là PH1 và chè lai LDP). Trong đó trồng thay thế bằng giống mới 1.500 ha, diện tích còn lại tập trung bảo vệ chăm sóc tốt, cho hiệu quả cao. - Vùng chè xanh: 5.022 ha, chiếm 39 % diện tích (chủ yếu là giống chè Shan và giống chè nhập nội) * Đối với vùng tập trung sản xuất chè đen: Chủ yếu vẫn là giống chè Trung du hiện có và giống chè PH1. Trồng cải tạo thay thế diện tích chè già cỗi có năng suất dưới 4 tấn/ha, bằng bộ giống chè lai LDP, giống chè Phú Bền để đến năm 2010 đạt khoảng 20% diện tích chè sản xuất chè đen bằng giống mới. Trong đó có trên 900 ha,trồng lại 590-600 ha. * Vùng sản xuất chè xanh(cả trồng thay thế và trồng mới): Sử dụng giống chè Shan giâm cành và giống chè nhập nội chất lượng cao: Trong đó: +Vùng cao (Mù Cang Trải, Trạm Tấu, Văn Chấn):Sử dụng giống chè Shan tuyết và một số diện tích trồng bằng giống nhập nội. +Vùng thấp: Sử dụng giống nhập nội( khu vực Lục Yên và phía bắc huyện Văn Chấn sử dụng chủ yếu giống chè Kim Tuyên, Thuý Ngọc. Khu vực Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, vùng thấp Văn Chấn và thành phố Yên Bái sử dụng giống chủ yếu là Bát Tiên, Phúc Vân tiên, Keo Am Tích). Phấn đấu đến năm 2010 diện tích chè giống mới Trung Quốc, Đài Loan sẽ đạt 1.170 ha chiếm 81,43% diện tích chè xanh tập trung. 3.2. Kỹ thuật canh tác - Để nâng cao năng suất và chất lượng chè nguyên liệu thì ngoài giống, các biện pháp canh tác giữ vai trò quan trọng. Qua nghiên cứu, năng suất chè có thể nâng cao nếu khai thác được tiềm năng ở các khâu canh tác sau: Bảng 18: Tiềm năng năng suất các vườn chè Chế độ canh tác Năng suất tăng (%) 1. Đối với các vùng chè hiện có - Trồng dặm và làm trẻ lại 40-70 - Áp dông ®óng chu kú 20-30 - Bãn ph©n ®óng tû lÖ 8-10 - H¸i vµ t¹o t¸n ®øng 15-20 - BiÖn ph¸p qu¶n lý dÞch h¹i ®óng 10-12 - BiÖn ph¸p t­íi vµ gi÷ Èm tèt 10-15 2. §èi víi v­ên chÌ trång míi - Chän gièng n¨ng suÊt cao 50-100 - Ph­¬ng ph¸p vµ mËt ®é trång thÝch hîp 15-20 - Ch¨m sãc chÌ kiÕn thiÕt c¬ b¶n 30-50 - Qu¶n lý c©y bãng m¸t 25-40 - Qu¶n lý dÞch h¹i vµ cá d¹i 15-25 - Gi÷ ®Êt vµ n­íc 20-35 *Nguån: Dù ¸n ph¸t triÓn chÌ vµ c©y ¨n qu¶ - HiÖn nay, Bé N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ®· ban hµnh quy tr×nh kü thuËt trång, ch¨m sãc vµ thu ho¹ch chÌ, v× vËy c¸c vïng trång chÌ cÇn thùc hiÖn nghiªm ngÆt c¸c quy tr×nh kü thuËt vÒ c¶ ba kh©u trªn. Cô thÓ: +Trång chÌ: Ph¶i trång dÆm mçi khi chÌ mÊt kho¶ng ®Ó ®¶m b¶o mËt ®é ®ñ 18.000 c©y/ha. Chè trồng mới được trồng dặm ngay năm đầu sau trồng bằng giống dự phòng 10% và thực hiện liên tục trong thời gian kiến thiết cơ bản. +Đốn chè: Phải đốn chè từ 2-4 năm/lần. Có 5 hình đốn chè: đốn tạo hình, đốn phớt, đốn lửng, đốn đau, đốn trẻ lại. Thời vụ đốn là từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1, những nơi có sương muối như Mộc Châu thì có thể đốn muộn hơn. Để nâng cao năng suất đốn với chè có mật độ cành lớn đều thì áp dụng đốn máy. - Tập trung chăm sóc thâm canh diện tích chè kinh doanh, chỉ đạo hướng dẫn thu hái chè búp tươi nguyên liệu đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế bién. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt để chương tình quản lý dịch hại tổng hợp. - Xây dựng những bể nước lớn trên đỉnh đồi chè và hệ thống tưới ở những nơi có điều kiện để phục vụ việc tưới chè, đặc biệt là trong thời kỳ nắng hạn, khô hanh vụ đông. - Xây dựng các mô hình cải tạo thay thế chè bằng giống chè nhập nội chất lượng cao kết hợp với chăn nuôi bò bán công nghiệp để sử dụng nguồn phân hữu cơ tại chỗ cung cấp cho việc trồng chè đảm bảo quy trình kỹ thuật. Về sản xuất cây giống : thực hiện quy trình mới tiên tiên để cây con khỏe phát triển nhanh khi trồng trên đồi chè. Kiên quyết sử dụng kỹ thuật giâm cành để sản xuất cây chè giống , tiếp nhận giống ở các vườn giống có chất lượng tốt , và đã được cấp chứng chỉ chất lượng. -Về mật độ trồng chè : Cơ bản thực hiện mật độ cũ 16-18 ngàn cây/ha. Đồng thời áp dụng trồng mật độ cao hơn từ 20-25 ngàn cây/ha. -Về trồng cải tạo thay thế những đồi chè năng suất thấp :Thực hiện bằng biện pháp đánh gốc bốc trà, phá bỏ hoàn toàn chè cũ, trồng mới luân phiên để đến năm 2010 là thay thế song diện tích cả đồi chè cần thay thế( Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ có hướng dẫn chi tiết). 3.3. Giải pháp về chế biến Năm 2005 trên địa bàn toàn tỉnh có 55 đơnvị gồm 76 cơ sở chế biến và tiêu thụ chè với tổng công suất chế biến 550-720 tấn búp tươi nguyên liệu/ngày. Như phân tích đánh giá ở trên thì chưa phù hợp với sản xuất. Do đó về vấn đề chế biến trong giai đoạn 2006-2010 cần thực hiện như sau: - Đổi mới từng phần và đổi mới toàn bộ công nghệ chế biến của một số doang nghiệp theo hướng công nghệ CTC chè đen chất lượng cao hơn hoặc các thiết bị chế biến lưỡng hệ ( vừa chế biến chè xanh, vừa chế biến chè đen). - Các cơ sở chế biến chè xanh quy mô vừa hay nhỏ đều phải dùng công nghệ tiên tiến chủ yếu là của Đài Loan để sản xuất ra được mặt hàng có chất lượng cao từ 50-500 ngàn đồng/kg. - Các doanh nghiệp chế biến kinh doanh chè cần phải thu mua nguyên liệu chè búp tươi đúng yên cầu ( 1 tôm 2, 3 lá non) bằng biện pháp giá mua hợp lý cho nông dân. Kiên quyết sử lý hành chính những cơ sở chế biến thu mua búp chè không đảm bảo chất lượng. - Trước mắt trong giai đoạn 2006-2010, tập trung nâng cấp công nghệ thiết bị chế biến của 4 doang nghiệp trọng tâm: +Công ty cổ phần chè Văn Hưng +Công ty cổ phần chè Minh Thịnh + Công ty cổ phần chè Trần Phú +Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ Và xây dựng mới 3 cơ sở chế biến chè xanh công xuất 8-10 tấn chè búp tươi/ngày (một thuộc doanh nghiệp Trường Hữu-Sài Lương-Văn Chấn , một thuộc lâm trường Văn Chấn – xã Nậm Búng – Văn Chấn ). - Tất cả các cơ sở chế biến chè nằm trong nội thành – Thành phố Yên Bái đều phải chuyển sang địa điểm khác, hoặc chuyển hướng kinh doanh khác. - Trong giai đoạn 2006-2010, tất cả các cơ sở chế biến chè đều phải tuân thủ nghiêm ngặt trong chế biến chè theo Quyế định số 4747/QD-BNN-KHCN ngày 31/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành chè. Nếu cơ sở nào không đáp ứng được quy định trên nhất thiết không được tổ chức sản xuất. 4. Giải pháp về thị trường 4.1 Dự báo tình hình sản xuất thị trường chè trong những năm tới: Dự báo trong những năm tới thị trường xuất khẩu và nội tiêu đối với sản phẩm chè, nhất là chè xanh và các loại chè khác tiếp tục được mở rộng. Khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các khu vực mậu dịch tự do và WTO; sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách thức như: vấn đề về chất lượng sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu quốc tế , WTO không đòi hỏi thuế xuống thấp giống như các khu vực mậu dịch tự do mà động chạm đến tất cả các chính sách liên quan đến nông nghiệp từ các chính sách hỗ trợ sản xuất đến trợ cấp xuất nhập khẩu, thuế, phi thuế...nước ta sẽ phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp với quy định của WTO. Ngoài ra theo đánh giá của tổ chức FAO, đến năm 2010 tổng sản lượng sản xuất chè sẽ tăng 2,8% và nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng 2,2-2,8%. Trong đó xu hướng sản phẩm chè xanh tăng chủ yếu ở các nước Đông Nam á và Mỹ; còn lại sản phẩm chủ lực vẫn là chè đen ở các thị trường PaKisTan, Nga và các nước Đông Âu. Thị trường trong nước: Theo tính toán của hiệp hội chè Việt Nam, mức tiêu thụ chè của cả nước trong thời gian tới khoảng 45-50 ngàn tấn vào năm 2010, tăng 4-5%/năm. Sản phẩm chủ lực vẫn là chè xanh thường, chè đen đặc sản và một phần chè đen tinh chế. 4.2 Giải pháp : Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở ban ngành liên quan cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm bạn hàng và dần từng bước để có thị trường ổn định. Quyết tâm xuất khẩu trực tiếp sản phẩm chè , tránh không phải tiêu thụ qua trung gian. Để đạt được mục tiêu trên ngành chè Yên Bái phải kết hợp giải quyết các vấn đề sau: Nâng cao chất lượng từ khâu nguyên liệu đầu vào đến công nghiệp chế biến. Phát triển sản xuất chè đi vào chiều sâu như tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm chè Suối Giàng, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình thâm canh sản xuất.Đây được xem là điều kiện cần cho sự phát triển của ngành chè Yên Bái. Thực hiện tốt khâu này xem như đã đạt được 50% sự thành công trong sản xuất kinh doanh chè. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho sở Kế Hoạch và Đầu Tư cùng với hiệp hội các doanh nghiệp chè Yên Bái tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm chè Yên Bái tới thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Từng bước xây dựng thương hiệu chè. Trước mắt : trong năm 2006, 2007 cần thiết phải đăng ký thương hiệu chè đặc sản Xuối Giàng, và các sản phẩm chè xanh vùng cao cũng như tham gia vào thương hiệu chè Việt. 5. Giải pháp về chính sách 1.Phát triển vùng nguyên liệu: a) Đối với diện tích đầu tư chăm sóc , thâm canh để tăng năng suất: - Hỗ trợ công tác khuyến nông để tổ chức xây dựng các mô hình thâm canh và phát triển thành đại trà với mức: + Từ 100-200 triệu đồng/năm được giao cho các huyện tổ chức thực hiện. + Đầu tư cơ sở hạ tầng: Đường thuỷ lợi vào vùng chè ( Trình bày ở phần đầu tư cơ sở hạ tầng ). b) Đối với diện tích trồng mới, trồng thay thế diện tích chè cũ năng suất thấp: - Hỗ trợ 2 triệu đồng/ha đối với việc phá bỏ diện tích chè cũ để thay thế bằng các giống chè lDP và chè nhập nội, chè Shan giâm cành tập trung. - Hỗ trợ tiền giống chè: + Hỗ trợ 4 triệu đồng/ha đối với diện tích trồng bằng giống chè LDP , giống nhập nội thuộc nhóm: Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch, PT95 (trồng mật độ 2,2 vạn cây/ha) và giống chè Shan giâm cành( trồng mật độ 1,6-1,8 vạn câyha). + Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với diện tích trồng bằng giống nhập nội chất lượng cao như Kim tuyên, Thuý Ngọc, Ô Long Thanh Tâm (trồng mật độ 2,5 vạn cây/ha). c) Hỗ trợ cho đơn vị tổ chức chỉ đạo thực hiện việc khảo sát thiết kế, công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật và dịch vụ cho trồng chè với mức 1,5 triệu đồng/ha. d) Hỗ trợ phủ lãi xuất trồng mới chè (Lâm trường Púng Luông, lâm trường TRạm Tấu, lâm trường Văn Chấn, lâm trường Lục Yên), thời hạn 36 tháng( thời kỳ chè kiến thiết cơ bản) với mức hỗ trợ lãi xuất 9,72 triệu đồng/ha/36 tháng. e) Hỗ trợ vườn ươm cho hai đơn vị: 100 triệu đồng (cho 2 vườn ươm tập trung). 2) Hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao tay nghề công nhân chế biến : - Hỗ trợ thiết bị chế biến nhỏ quy mô hộ gia đình, nhóm hộ ở vùng cao xâu, xa, Mức hỗ trợ 15 triệu đồng/thiết bị. - Hỗ trợ cho 10 lớp đào tạo công nhân kỹ thuật chế biến chè chất lượng cao tại các cơ sở (bình quân 30 triệu đồng/lớp/3tháng). 3) Hỗ trợ xúc tiến thương mại: - Hỗ trợ quảng bá sản phẩm mới cho ngành chè trong 3 năm đầu, mỗi năm 100 triệu đồng. - Được thưởng xuất khẩu trực tiếp theo quy định chung của tỉnh. 4) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè: - Nhà nước đầu tư làm những đường trục lớn qua các vùng chè( ngân sách tập trung qua giao thông). - Hỗ trự xây dựng đường nội bộ vùng chè( các xã, các nông trường chè) theo cơ chế: Nhà nước hỗ trợ 30%( cơ chế 30 -70). - Đầu tư xây dựng thuỷ lợi tập trung bằng nguồn vốn ngân sách để phục vụ tưới chè theo các dự án chi tiết cụ thể được phê duyệt cho từng vùng, coi đó là công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển cây công nghiệp tập trung không thu hồi vốn như các công trình thuỷ lợi khác. 5) Dành 1 phần kinh phí hỗ trợ cho Ban chỉ đạo các huyện và tỉnh để làm công tác chỉ đạo đầu tư phát triển chè. 6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ngành chè Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức và quản lý con người. Do đó hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cấp thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Yên Bái. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả kinh doanh cao, tạo uy tín trên thị trường, là cơ sở mở rộng và phát triển ngành chè. Về tổ chức: Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Hiệp hội chè tỉnh, thành lập Ban chỉ đạo phát triển chè của tỉnh do đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, Ngành Nông nghiệp là cơ quan thường trục có sự tham gia của các ngành liên quan để chỉ đạo thực hiên. Kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển chè các huyện do đồng chí Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện làm trưởng ban, có sự tham gia của các phòng ban chuyên môn liên quan. Ban chỉ đạo huyện xem xét việc thành lập ban chỉ đạo dự án các xã để đôn đốc, chỉ đạo thực hiện. Các công ty chè và đơn vị tổ chức sản xuất chè nhất thiết phải làm chủ đầu tư cho cơ sở chè của mình và có trách nhiệm đầu tư cả vùng nguyên ơ sở chế biến chè. Về quản lý chỉ đạo: Trên cơ sở '' NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ " về phát triển, nâng cao chất luợng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2010", Các huyện, thành phố và các đơn vị xây dựng các tiểu dự án để thực hiên, đặc biệt vùng sản xuất chè xanh tập trung ở các xã giao nhiệm vụ cho các huyện phải quy hoạch rõ , chi tiết, cụ thể. Các dự án ưu tiên chủ yếu là các doanh nghiệp làm chủ dự án, do đó các doanh nghiệp phải gương mẫu thực hiện và làm nòng cốt trong nhiệm vụ đổi mới giống chè, đổi mới công nghệ và xúc tiến thương mại. Tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm giống chè để đảm bảo có đủ giống chè phục vụ kế hoạch trồng mới cải tạo thay thế chè từng địa phương trên phạm vi toàn tỉnh. Đối với các cơ sở chế biến: Tỉnh giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị chủ trì cùng sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tưâySở Khoa học công nghệ, Sở Thương mại du lịch tiến hành rà soát kiểm tra tất cả các đơn vị chế biến chè trên địa bàn từng huyện. Nếu cơ sở nào không đáp ứng yêu cầu theo quyết định số 4747 của Bộ Nông gnhiệp và phát triển nông thôn về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ phải đóng cửa sản xuất. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chè là cây công gnhiệp dài ngày có vai trò, vị trí chiến lược trong nền kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái. Hàng năm ngành chè tạo ra một giá trị sản xuất 90,669 tỷ đồng chiếm 9,87 % tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Sản xuất chè còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường sống, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm xói mòn....góp phần cân bằng môi trường sinh thái. Sản xuất chè thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp mà trước tiên là công nghiệp chế biến, là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn ở Yên Bái. Trong những năm gần đây sản xuất chè liên tục phát triển cả về diện tích, năng suất sản lượng, tiêu thụ. Song bên cạnh đó ngành chè Yên Bái vẫn còn có nhiều tồn tại, thiếu sót. Cuối năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO , đây là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với ngành sản xuất chè Yên Bái. Vì vậy vấn đề đổi mới trong cách thức sản xuất kinh doanh chè là vấn đề sống còn của ngành chè. Đứng trước những thời cơ và thách thức trên ngành chè Yên Bái cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trên và xem đây là điều kiện kiên quyết cho sự phát triển của ngành sản xuất chè Yên Bái. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái các năm từ 1996-2005 - Cục Thống kê tỉnh Yên Bái –NXB thống kê 2- Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp, thống kê Công nghiệp, thống kê Thương mại các năm từ 2001- 2005 - Cục thống kê tỉnh Yên Bái 3 - '' NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ " về phát triển, nâng cao chất luợng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2010" 4. Đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010- Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái. 5. Dự án phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001). 6. Giáo trình QTKD Nông Nghiệp - Khoa Kinh Tế Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Đại học Kinh Tế Quốc Dân- Hà Nội 7. Giáo trình Kinh Tế Nông Nghiệp- Khoa Kinh Tế Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Đại học Kinh Tế Quốc Dân- Hà Nội 8. Giáo trình Kinh Tế Lâm Nghiệp- Khoa Kinh Tế Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Đại học Kinh Tế Quốc Dân- Hà Nội 9. Giáo trình Chính Sách Nông Nghiệp - Khoa Kinh Tế Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Đại học Kinh Tế Quốc Dân- Hà Nội MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32108.doc
Tài liệu liên quan