- Diện tích đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất nông nghiệp là không có giới hạn. Chính vì vậy để gia tăng diện tích đất sản xuất rau an toàn cũng như tăng năng suất rau an toàn thì biện pháp hiệu quả nhất là đầu tư thâm canh. Sau đây là một vài giải pháp nhằm thực hiện thâm canh có hiệu quả:
+ Hình thành trung tâm giống rau an toàn, nhân giống theo phương pháp khoa học đồng thời cần hướng dẫn cho các gia đình có kinh nghiệm tham gia vào việc sản xuất giống rau an toàn, nhân giống theo phương pháp khoa học, sau đó nhân ra diện rộng.
+ Có thể sản xuất rau an toàn bằng các phương pháp mới như sản xuất rau an toàn bằng phương pháp kỹ thuật thủy canh, trồng rau trong điều kiện có thiết bị che chắn, trồng rau trong điều kiện ngoài đồng. Để thực hiện các phương pháp sản xuất này có hiệu quả cần phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, đóng gói.
+ Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn, cần tập trung đưa các kỹ thuật hiện đại vào các khâu như bảo quản, bao bì, đóng gói sản phẩm rau an toàn, thiết kế nhãn hiệu và gắn nhãn hiệu, phiếu bảo hành cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn.
3.2.3.6. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn
Để mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn, trước hết phải lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Chính vì vậy cần phải thực hiện những giải pháp cần thiết sau đây:
- Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau tới những người tiêu dùng tập thể và các gia đình. Ngoài việc thiết lập thêm các điểm bán rau an toàn cố định của mình, người trồng rau trước mắt nên mở rộng đối tượng cung ứng tới các nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Ngoài ra người trồng rau an toàn có thể tăng cường tiếp thị và bán rau an toàn trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân thuộc các cơ quan trên. Để nâng đỡ nghề trồng rau an toàn như một xu hướng tiến bộ trong sản xuất và tiêu dùng và mới hình thành, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp cần có thái độ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng rau an toàn tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Củng cố mạng lưới bán rau an toàn qua siêu thị, cửa hàng hoặc quầy hàng chuyên doanh rau quả. Đây là mạng lưới bán rau an toàn bấy lâu nay được tin cậy hơn cả, cần tiếp tục duy trì và mở rộng.
- Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn qua các tiểu thương bán lẻ: thực tế đã tồn tại (chưa phổ biến) mạng lưới bán lẻ rau an toàn bao gồm các tiểu thương có vị trí kinh doanh ổn định (chỗ ngồi ổn định ở chợ, ở góc phố, tiểu khu dân cư.), có được niềm tin của người tiêu dùng do kinh doanh trung thực, thẳng thắn (rau nào tiền đó). Củng cố và mở rộng mạng lưới này là một phương hướng cần quan tâm do tính khả thi cao và là giải pháp đảm bảo độ bao phủ rộng khắp của hệ thống phân phối rau an toàn trong thời gian trước mắt.
- Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu rau an toàn. Thương hiệu rau an toàn có thể là thương hiệu của nhà sản xuất (người trồng rau) hoặc thương hiệu của nhà phân phối (siêu thị, cửa hàng chuyên doanh.).
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và trong năm 2007 tiếp tục tăng lên 8.513 ha, gấp 42,56 lần năm 2001, tăng 4% so với năm 2006. Điều đó cho thấy có bước tiến lớn trong quá trình sản xuất rau an toàn ở TP Hồ Chí Minh. Tổng diện tích canh tác rau an toàn trên địa bàn thành phố hiện nay thuộc 97 xã, phường là 2781,36 ha, diện tích chuyển đổi từ cây trồng khác sang rau là 405,61 ha. Thẩm định vùng có đủ điều kiện sản xuất rau an toàn năm 2007 là 95,5 ha, nâng tổng diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đến nay là 2.030 ha.
Năng suất sản xuất rau an toàn không ổn định qua các năm từ 2001 – 2007, năm 2001 năng suất sản xuất rau an toàn là 18,4 tấn/ha, sau đó tăng lên 21,3 tấn/ha năm 2002, sau đó giảm dần, năm 2004 năng suất chỉ còn đạt 18,8 tấn/ha. Cho đến nay năng suất sản xuất rau an toàn đang dần ổn định đạt 22 tấn/ ha, cao hơn 35% so với năng suất sản xuất rau an toàn ở Hà Nội do điều kiện sản xuất thuận lợi hơn.
Sản lượng rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2001 sản lượng rau an toàn chỉ là 3.680 tấn, đến nưm 2007 sản lượng rau an toàn đã đạt 187.386 tấn, gấp 50,92 lần so với năm 2001, tăng 4% so với năm 2006. Trong 3 năm gần đây, từ năm 2005 đến năm 2007, sản lượng rau an toàn tương đối ổn định, nhưng thực tế lượng rau an toàn hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân tại Thành phố mà phải nhập rau từ các tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt), Tiền Giang, Long An…
Hình 2.8: Các loại rau trồng trong nhà lưới
Thành phố cùng các tỉnh lân cận đã xây dựng và thực hiện dự án: “Tăng cường mối liên kết – tiêu thụ rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận”. Đến nay đã hoàn thành kế hoạch và đăng ký thực hiện tiểu dự án mô hình sản xuất rau an toàn có chứng nhận sản phẩm gồm 9 tỉnh là: Tiền Giang, Long An, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và Tây Ninh. Mỗi tỉnh một mô hình với quy mô diện tích 5 ha, riêng tỉnh Tiền Giang xây dựng mô hình 9 ha và Đồng Nai xây dựng mô hình 6,3 ha. Các tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình theo kế hoạch đã xây dựng. Diện tích gieo trồng rau nói chung và rau an toàn nói riêng trong năm 2006 tăng so với 2005 là kết quả thực hiện các giải pháp đồng bộ của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Kết cấu hạ tầng phục vụ ngành trồng rau cũng được tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Thành phố có 526 nhà lưới với diện tích 85,8 ha, tập trung ở các xã Tân Phú Trung thuộc huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì thuộc huyện Hóc Môn đã cho hiệu quả sản xuất cao, sản phẩm an toàn.
2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn
Chất lượng rau an toàn hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Qua điều tra sơ bộ của Chi cục bảo vệ thực vật TP Hồ Chí Minh về đánh giá dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả qua các năm như sau:
Biểu 2.8: Đánh giá dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả
Năm
Số mẫu đã kiểm tra xét nghiệm
Tỷ lệ số mẫu có mức dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép(%)
2002
1.060
9,71
2003
2.386
3,60
2004
3.107
1,19
2005
4.631
1,29
2006
5.713
1,17
2007
3.604
1,43
Nguồn: Chi cục bảo vệ thực vật TP Hồ Chí Minh
Từ năm 2002 đến năm 2007, hàng năm Thành phố đều tổ chức lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả (kể cả sản phẩm cây ăn quả). Các mẫu được lấy ở vùng sản xuất, chợ đầu mối và cơ sở chế biến. Rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép chủ yếu tập trung ở nhóm cây ăn lá ngắn ngày. Năm 2002 tỷ lệ số mẫu có mức dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép có tỷ lệ rất cao 9,71% ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, điều đó làm người tiêu dùng rất nghi ngại trong việc sử dụng sản phẩm rau an toàn. Đến năm 2006, tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 1,13% đến năm 2007 là 1,43%. Tỷ lệ số mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu qua kiểm tra có giảm hơn so với năm 2002 nhưng so với năm 2006, tỷ lệ đó vẫn đang có xu hướng tăng. Chi phí kiểm tra chất lượng rau an toàn khá tốn kém, nên trên thực tế lượng rau an toàn được kiểm tra chất lượng còn quá ít. Tỷ lệ rau thiếu an toàn qua kiểm tra tuy đã giảm nhưng tỷ lệ đó cho thấy sản phẩm rau không đảm bảo an toàn hiện nay vẫn còn gây hại nhiều cho sức khỏe người tiêu dùng.
Kết quả đó chưa làm người tiêu dùng yên tâm được trước thực trạng phức tạp của quá trình sản xuất rau không đảm bảo chất lượng. Chất lượng của rau an toàn được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy người sản xuất cũng như các cấp chính quyền cần có những biện pháp hợp lý để đảm bảo rau an toàn với chất lượng cao. Rau an toàn hiện nay với tỷ lệ số mẫu thuốc có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, vẫn có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng, là vấn đề khiến người tiêu dùng lo ngại. Người tiêu dùng chắc chắn sẽ không bỏ ra số tiền lớn hơn để mua sản phẩm rau an toàn mà cũng không đảm bảo an toàn.
Rau an toàn có chất lượng cao hơn hẳn so với rau thường do quy trình kỹ thuật tiến bộ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nhưng thực tế vì lợi nhuận nên người sản xuất đã không theo quy trình sản xuất quy định và có sự lẫn lộn giữa rau an toàn và rau thường nên uy tín chất lượng rau an toàn không còn được đảm bảo.
Bên cạnh đó lượng rau bị nhiễm bẩn do môi trường canh tác lại đang diễn ra hết sức phức tạp. Theo khảo sát của nhóm cán bộ Phân viện Bảo hộ lao động TP Hồ Chí Minh trên 25 mẫu rau ngẫu nhiên lấy trên thị trường và điểm trồng rau trên địa bàn thành phố cho thấy, hàm lượng chì trong rau thủy sinh vẫn là vấn đề đáng báo động. Khảo sát cho thấy, 16/25 mẫu rau, chủ yếu là rau thủy sinh (rau muống, rau nhút, rau ngổ…) được kiểm nghiệm có hàm lượng chì vượt quá mức cho phép từ 0,17 đến 1,32 mg. Hiện nay, vùng rau bị ô nhiễm ở TP Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 115 ha. Trong đó có nhiều vùng đã bị cấm canh tác, nhưng vì lợi nhuận và việc chuyển đổi cây trồng ở những vùng này diễn ra chậm nên người dân vẫn trồng rau.
Rất nhiều vấn đề khó khăn có thể thấy như là quy hoạch không rõ ràng, phân công quản lý không chặt chẽ, quy định không rõ ràng và thiếu tính khả thi… Chính những vấn đề này về phía các cơ quan chức năng đã khiến cho người tiêu dùng không yên tâm, người sản xuất không tiêu thụ được sản phẩm quay về sản xuất theo lối cũ. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải có sự quản lý chặt chẽ về rau an toàn, giúp người sản xuất có cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng rau của mình trên thị trường. Và bên cạnh đó người sản xuất phải lo giữ uy tín, thương hiệu của mình.
Để chất lượng rau an toàn được đảm bảo hơn, cần sự vào cuộc hơn nữa của các cấp chính quyền cũng như ý thức của người dân tham gia sản xuất. Chất lượng rau an toàn có đảm bảo thì lượng tiêu dùng mới ngày càng tăng được, và theo đó lợi nhuận của người dân sản xuất rau an toàn cũng mới có thể tăng thêm.
2.2.1.3. Tiêu thụ rau an toàn
Sản xuất rau an toàn hiện nay đang có mối lo lớn về đầu ra cho. Người tiêu dùng đang lo lắng cho sức khỏe nhưng do có sự lẫn lộn giữa rau an toàn và rau không an toàn nên chưa yên tâm mua rau an toàn.
Mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau hiện tại ở TP Hồ Chí Minh được thể hiện ở hình 2.9
Hình 2.9: Kênh phân phối rau tại Thành phố Hồ Chí Minh
Người trồng rau(Hộ nông dân,HTX, trạm,trại)
Người bán
Cửa hàng, siêu thị
Người tiêu dùng cá nhân (Hộ Gia đình)
Người tiêu dùng tập thể (Nhà máy chế biến, khách sạn, nhà trẻ, nhà ăn tập thể…)
1.Qua chợ bán lẻ + Giao trực tiếp theo hợp đồng
2. Chợ bán buôn hoặc giao trực tiếp
3. Giao theo hợp đồng
Người thu gom
Người bán buôn
Người bán lẻ nhỏ
4
Tại các tỉnh phía Bắc, rau được phân phối và tiêu thụ chủ yếu theo cách thức của kênh 1, kênh 2 và kênh 3. Tại các tỉnh phía Nam, cả 4 kênh đều được áp dụng phổ biến. Trong kênh 4, khâu người bán buôn có thể bao gồm hai khâu phụ là người bán buôn lớn và người bán buôn nhỏ. Do phân phối và tiêu thụ qua nhiều khâu, chi phí lưu thông trong kênh này rất lớn, chỉ riêng hao hụt khối lượng rau có thể chiếm tới 30%. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nhiều loại rau khá phân tán, lại phải cung ứng cho thành phố lớn như T.P Hồ Chí Minh và các địa bàn trải rộng như các tỉnh miền Tây, một kênh phân phối như vậy trong nhiều trường hợp là cần thiết. Nhìn chung, mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau về cơ bản thích hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và tập quán sản xuất, tiêu dùng của nước ta. Tuy nhiên, từ khi ngành sản xuất rau an toàn hình thành, khối rau an toàn được hoà nhập vào khối rau thông thường, qua 4 kênh phân phối đến tay người tiêu dùng. Sản xuất rau an toàn luôn đòi hỏi chi phí cao hơn, nên phải bán được giá cao hơn mới bù đắp chi phí và có lãi. Một bộ phận đáng kể người tiêu dùng (người có thu nhập trung bình trở lên) sẵn sàng trả giá cao hợp lý nếu họ có đủ cơ sở tin tưởng rằng sản phẩm họ mua là rau an toàn. Trong thực tế, một khối lượng nhất định rau an toàn tiêu thụ qua quan hệ mua bán trực tiếp giữa người trồng rau với các nhà máy chế biến, siêu thị, cửa hàng rau quả, các khách sạn, các nhà trẻ... và các gia đình. Do có sự đảm bảo và tin cậy lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng, bộ phận rau an toàn tiêu thụ theo kênh này thu được giá cao cần thiết. Tuy nhiên, một phần đáng kể rau an toàn còn lại phải tiêu thụ theo các kênh như rau thông thường. Và rau an toàn và rau thường lại khó phân biệt bằng mắt thường nên gây khó khăn cho việc tiêu thụ.
Về vấn đề tiêu thụ rau an toàn ở TP Hồ Chí Minh, rau các loại nhập về các chợ tại Thành phố trung bình mỗi ngày là 3.500-3.800 tấn, trong đó rau ăn lá 2.100-2.300 tấn, rau ăn củ quả từ 1.400-1.500 tấn. Hiện nay trên địa bàn Thành phố đã thành lập được 17 tổ hợp tác và 7 hợp tác xã sản xuất rau an toàn, tập trung chủ yếu ở các huyện Củ Chi (4 HTX), Bình Chánh (2 HTX) và Hóc Môn (1 HTX). Các hợp tác xã sản xuất rau an toàn hiện đang thực hiện các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các siêu thị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố như: Siêu thị Metro, Coopmart, Xí nghiệp xuất khẩu rau quả VISSAN và các xí nghiệp, trường học, nhà trẻ… Từ tháng 11 năm 2005 nhiều doanh nghiệp đã ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn Thành phố. Một số hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau an toàn mới được hình thành đã giải quyết được vấn đề tiêu thụ cho các xã viên và nông hộ sản xuất rau an toàn, tạo thuận lợi cho việc thu hút các nông hộ tham gia vào chuỗi liên kết, hợp tác. Nông dân sản xuất đã nhận thức được sự cần thiết của việc liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.
Tuy nhiên, cho đến nay, sự liên kết giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và chính quyền các cấp cũng chưa thật sự hài hòa để mang lại hiệu quả cao. Có khi các siêu thị, doanh nghiệp không có đủ lượng rau để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của ngưởi dân, trong khi các hợp tác xã rau an toàn sản xuất rau an toàn lại không biết bán sản phẩm của mình cho ai. Nghịch lý đó đã làm giảm hiệu quả trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Giá bán rau an toàn trên thị trường thường cao hơn nhiều so với rau thường, từ 30 – 80 %. Giá bán tại các cửa hàng, siêu thị thường cao hơn nhiều so với giá bán tại nơi sản xuất (chỉ cao 10 – 20 % so với giá rau thường), do nhiều nguyên nhân như: chi phí vận chuyển, phân phối cao, chi phí bao gói, sơ chế sản phẩm, chi phí thuê cửa hàng, cửa hiệu…
Biểu 2.9: Giá rau an toàn và rau thường tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2008
Đơn vị: đ/kg
Mặt hàng
Chủng giống
Rau an toàn
Rau thường
Chênh lệch (đ/kg)
Rau an toàn cao hơn so với rau thường (%)
Xà Lách
Xà lách búp
6.500
5.000
1.500
30%
Xà lách lụa
7.000
4.500
2.500
56%
Rau cải
cải ngọt
3.000
2.000
1.500
75%
cải bẹ xanh
4.000
2.500
2.000
80%
Dưa Leo
Dưa leo
5.000
3.000
2.000
67%
Khổ Qua
6.000
4.500
1.500
33%
Nguồn: ICARD
Giá rau tại TP Hồ Chí Minh thường thấp hơn so với Hà Nội do điều kiện tự nhiên ưu ái hơn. Nhưng khoảng cách giữa giá rau an toàn và rau thường không khác với khu vực Hà Nội là mấy.
Sản xuất rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ so áp dụng những mô hình sản xuất và quản lý rau an toàn mới. Là thành quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản xuất rau an toàn. Chi phí bảo vệ thực vật đã giảm rõ rệt, (bình quân chi phí của vụ mùa năm 2005 là 1.137.900 đồng/ha - chiếm 6,3%, giảm so với vụ mùa 2004 là 11,5%), hiệu quả sản xuất của người nông dân ngày càng được nâng cao. Hiện nay, thu nhập bình quân của nông dân trồng RAT ở thành phố đạt từ 60 đến 100 triệu đồng/ha/năm, một số vùng áp dụng mô hình sản xuất RAT trong nhà lưới còn đạt thu nhập bình quân từ 150 đến 180 triệu đồng/ha/năm. Cơ hội để mở rộng diện tích RAT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn rất lớn.
2.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
2.3.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân
Sản lượng rau an toàn qua các năm ngày càng tăng do nhu cầu tiêu dùng và khả năng sản xuất ngày càng gia tăng. Đã xuất hiện các thương hiệu rau an toàn trên thị trường như: Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ… Sản phẩm rau an toàn dần đi vào cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng.Vấn đề đầu tư kết cấu hạ tầng đã và đang được từng bước quan tâm, hệ thống nhà lưới, nhà kính đã được đầu tư để nâng cao chất lượng và sản lượng rau an toàn. Kim ngạch xuất khẩu rau ở Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng trong những năm tới.
Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đóng góp một phần quan trọng vào thành tựu của đất nước nói chung, lĩnh vực sản xuất rau an toàn nói riêng. Nhìn chung, những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đã tác động tích cực đến ngành nông nghiệp, trong đó có ngành hàng rau quả và tạo nên những bước biến đổi lớn. Có thể sơ bộ đánh giá những thành tựu đạt được đối với một số chính sách như sau:Chính sách về đất đai có tác động lớn đến giải phóng sức sản xuất đồng thời phát huy quyền làm chủ trong phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người sản xuất đầu tư phát triển lâu dài, phát huy hiệu quả sử dụng đất đai; thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế sinh thái từng vùng, từng bước hình thành các vùng sản xuất rau và cây ăn quả tập trung.Các Hợp tác xã được chuyển đổi hình thức theo Luật HTX mới, tập trung chủ yếu vào vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Từ khi có Luật Doanh nghiệp, môi trường sản xuất, kinh doanh rộng mở, thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp ngành rau quả được cạnh tranh bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh, chủ động tìm tòi nghiên cứu để nâng cao uy tín và chất lượng hàng hoá.
Nghị quyết 09 của Chính phủ đã đề ra phương hướng phát triển lâu dài và tích cực đối với kinh tế đất nước, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp; tạo bước chuyển dịch lớn lao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, sản xuất từng bước được điều chỉnh định hướng thị trường, tăng nhanh nguồn hàng chất lượng cao cho xuất khẩu. Nhiều địa phương đã chuyển đổi diện tích những loại cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất rau, quả, hình thành được những vùng chuyên canh lớn với những loại rau quả đặc sản như: vùng rau Vân Nội (Hà Nội), vùng rau, hoa Đà Lạt (Lâm Đồng)…
Việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tìm tòi nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu…Nhờ có chính sách khuyến khích của Nhà nước, hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, ngành rau quả nói riêng đã đạt được kết quả khả quan, hỗ trợ tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhất là công nghệ sinh học đã đạt được những tiến bộ bước đầu trong việc tuyển chọn, lai tạo một số giống cây ăn quả, rau, đậu có chất lượng và năng suất cao, chuyển giao quy trình sản xuất các loại giống sạch bệnh... Việc thực hiện Chương trình Giống trong những năm qua đã tạo nên sự chuyển biến cơ bản trong việc tổ chức, quản lý, chọn tạo, nhân giống và sản xuất giống. Việc ban hành Pháp lệnh giống cây trồng đã tạo sơ sở pháp lý để tăng cường hiệu quả quản lý giống. Hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức thanh tra, kiểm tra giống đã được củng cố, tăng cường hơn trước. Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi; 40% các tỉnh, thành đã thực hiện cơ giới hoá khâu sấy, bảo quản và đóng gói hạt giống... Từ năm 2000 đến nay, nhiều loại giống được chọn tạo, đưa tỷ lệ áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp lên khoảng 30% đối với cây ăn quả và 50% đối với rau, góp phần tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất.
Hoạt động khuyến nông ngày càng đa dạng và phong phú, bám sát các chương trình nông nghiệp trọng điểm, góp phần tích cực trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nâng cao các kỹ năng về sản xuất và nhu cầu thị trường cho bà con nông dân; tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể xã hội, cơ quan nghiên cứu, phương tiện thông tin đại chúng, các doanh nghiệp, hiệp hội... với người sản xuất, trên cơ sở đó từng bước hoàn thiện nội dung, phương pháp và chính sách khuyến nông. Chính phủ chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, đã mở ra hướng đi đúng đắn, từng bước làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; thực sự gắn kết được 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp), tạo thêm nguồn lực để phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo hướng thị trường, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Một số doanh nghiệp đã triển khai thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; bước đầu đã gắn được trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng, gắn giữa sản xuất và chế biến, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Đối với ngành hàng rau, quả, mô hình này đã tạo được kết quả khá khả quan. Hầu hết các loại nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến đều được thực hiện thông qua hợp đồng với các hình thức phù hợp với từng chủng loại, từng thời vụ, từng địa phương. Một số doanh nghiệp tư nhân và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng tích cực tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ rau, hoa cao cấp với các hộ sản xuất.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Những tồn tại trong sản xuất rau an toàn hiện nay là rất nhiều, đấy là thách thức lớn đối với sản xuất rau an toàn Việt Nam. Những tồn tại đó là:
- Diện tích trồng rau an toàn còn thấp, qua nghiên cứu thực trạng trên có thể thấy diện tích trồng rau an toàn hiện nay còn thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai về rau an toàn.
- Bố trí đất sản xuất rau an toàn còn manh mún, đây là thực trạng vốn có của sản xuất nông nghiệp. Sản xuất rau an toàn có quy hoạch, tập trung mới có thể thu được hiệu quả cao và có thể ứng dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ một cách dễ dàng. Khó khăn lớn hiện nay của sản xuất rau an toàn là sản xuất manh mún, khó quản lý, gây nên không đảm bảo chất lượng rau an toàn. Vấn đề quy hoạch tập trung đất sản xuất rau an toàn hiện nay vẫn là vấn đề nan giải.
- Quy trình sản xuất chưa đồng nhất giữa các địa phương. Mỗi địa phương đều có một cách thức sản xuất riêng nên khó quản lý được chất lượng rau an toàn và sản lượng rau cũng chưa cao. Chưa có sự chỉ đạo thống nhất giữa các địa phương, các ngành nên sản xuất rau an toàn chưa mang tính chất đồng bộ. Đồng thời còn thiếu tính liên kết giữa các địa phương để đảm bảo vừa thuận lợi trong sản xuất lại vừa thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm.
- Nhận thức của nông dân còn chưa rõ ràng. Nông dân còn chưa nhận thức rõ được lợi, hại của sản xuất rau an toàn không đảm bảo chất lượng, phun thuốc không hợp lý. Thậm chí vì lợi nhuận người ta còn không ngần ngại sử dụng những loại thuốc độc hại, thuốc cấm trong danh mục bảo vệ thực vật. Người dân còn gây lẫn lộn giữa rau an toàn và rau không an toàn mà không hiểu được đã đánh mất uy tín của chính sản phẩm của mình.
- Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích. Lợi nhuận người sản xuất thu được từ sản xuất rau an toàn không cao hơn mấy so với rau không an toàn (giá rau an toàn người sản xuất bán được chỉ cao hơn khaỏng 20% so với rau không an toàn),chính vì vậy người dân không mặn mà gì với sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó lại thiếu cơ chế chính sách khuyến khích nên người dân càng không có ý định tham gia sản xuất rau an toàn, sản lượng rau sẽ không đủ đáp ứng và tình trạng lẫn lộn rau an toàn với rau không an toàn lại càng nan giải.
- Thiếu các doanh nghiệp tham gia. Đã xó một số doanh nghiệp tham gia và qua trình sản xuất kinh doanh rau an toàn nhưng các doanh nghiệp hiện nay còn ngại ngùng khi tham gia vào lĩnh vực nhiều rủi ro này. Điều đó làm cho hệ thống phân phối và tiêu thụ lại càng thêm bế tắc, không có người đứng ra làm trung gian, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Tiêu thụ rau an toàn vì thế đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
- Hơn nữa, thiên tai lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho sản xuất, cơ sở hạ tầng cho sản xuất lại thấp kém.
Vấn đề mấu chốt dẫn tới hiệu quả thấp của sản xuất rau an toàn là mặc dù đã triển khai nhiều năm nhưng cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương thức phân định rau an toàn với rau thông thường trên thị trường. Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định và quản lý chất lượng rau gặp nhiều khó khăn và không thực tế do rau quả là mặt hàng thực phẩm tươi sống, hư hỏng nhanh, được kinh doanh với khối lượng lớn, trên địa bàn rộng với nhiều người tham gia kinh doanh. Đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan không bảo đảm độ tin cậy. Xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các phương pháp phòng thí nghiệm đòi hỏi thời gian dài (2- 3 ngày) và chi phí quá lớn (1,5-3 triệu đồng/mẫu xét nghiệm), không phù hợp với tính chất mặt hàng. Trong khi chưa kiểm soát được chất lượng rau, thì ngay cả một quy trình sản xuất rau an toàn thống nhất trên phạm vi cả nước vẫn chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Về phân công tổ chức, trước những nảy sinh phức tạp của vấn đề an toàn thực phẩm, tháng 1/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc họp hội nghị toàn quốc để bàn về bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo đó, 11 cơ quan chức năng Nhà nước chịu trách nhiệm về từng khâu như sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách, chế biến thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương… và trên bàn ăn là Bộ Y tế. Theo đánh giá của các chuyên gia thì việc phân công như vậy làm cho ranh giới mỗi khâu không rõ rang, có khâu nhiều cơ quan chịu trách nhiệm, nhưng có khâu lại không có ai chịu trách nhiệm chính.
Bên cạnh đó việc quản lý quy trình sản xuất rau an toàn và chất lượng rau an toàn bị buông lỏng, không kiểm soát được khiến người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng. Chính vì chưa có một quy trình thống nhất và cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu thụ rau an toàn nên không thu hút được các doanh nghiệp và người nông dân hưởng ứng.
Bên cạnh những tồn tại đó, thách thức đối với sản xuất rau an toàn ở Việt Nam hiện nay là khả năng cạnh tranh còn kém so với các nước khác trên thế giới. Các công ty cung ứng giống rau với chất lượng tốt của nước ngoài chiếm thị phần khá cao tại Việt Nam làm xói mòn quỹ gen giống địa phương và gây tâm lý thích sử dụng giống rau nhập nội của nông dân. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến các giống quý hiện nay thích hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam, và có thể gây thoái hóa giống.
Tập quán canh tác cũ chậm thay đổi, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún làm giảm khả năng cạnh tranh các sản phẩm rau an toàn với các nước trong khu vực. Các nước trong khu vực hiện nay đang là các nước xuất khẩu rau quả lớn sang các nước lớn trên thế giới, với công nghệ áp dụng hiện đại, sản xuất có quy mô nên sản lượng cao và chất lượng thường đảm bảo. Việt Nam với xuất phát điểm thấp, nền nông nghiệp đi lên từ chiến tranh, chính vì vậy tập quán canh tác cũ lạc hậu bên cạnh đó tư tưởng còn cổ hủ nên thường chậm thay đổi. Điều đó làm kìm nén sự phát triển của sản xuất rau an toàn hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển
sản xuất rau an toàn ở Việt Nam đến 2020
3.1. Phương hướng phát triển sản xuất rau an toàn trong những năm tới
Cơ hội hiện nay mở ra cho rau an toàn hiện nay là Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, với các điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có thể xuất khẩu rau quả sang các nước khác trên thế giới. Gia nhập WTO là cơ hội để giảm thuế xuất khẩu rau, tăng khả năng cạnh tranh tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Sản xuất rau an toàn nói riêng cũng như rau, hoa, quả nói chung ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn có khả năng xâm nhập vào thị trường thế giới. Việt Nam có ưu thế cơ bản là có nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới, thời tiết khá thuận lợi cho gieo trồng, chính vì vậy có thể gieo trồng quanh năm, với các chủng loại phong phú. Đặc biệt, các giống rau nhiệt đới sẽ càng có điều kiện để xuất khẩu sang các nước EU.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn định và ngày càng tăng. Thị trường rau an toàn trong nước ngày càng tăng nhanh do đời sống người dân càng ngày càng được nâng cao. Vấn đề sức khỏe dần được đưa lên làm vấn đề quan tâm hàng đầu. Nhìn chung, nhu cầu về rau an toàn càng ngày càng gia tăng, đặc biệt nếu rau an toàn đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng sử dụng rau an toàn. Dân số thế giới ngày càng gia tăng, nhu cầu về rau cũng theo đó mà gia tăng thêm. Đó là cơ hội lớn cho sản xuất rau an toàn phát triển. Sản xuất rau an toàn hiện nay ở Việt Nam phải có những giải pháp phát triển hợp lý để có thể nắm bắt được cơ hội này.
Trong những năm tới phương hướng phát triển sản xuất rau an toàn đã được xác định trong “Quy hoạch phát triển rau quả đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể là:
- Tiếp tục chương trình phát triển rau quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
- Tập trung phát triển các loại cây, rau có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, cần chú trọng đến thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật…
- Sản xuất rau phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu ngay tại thi trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2010 – 2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.
Định hướng quy hoạch theo Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ (Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, đến năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha; diện tích rau đến năm 2010 đạt 700 ngàn ha, đến năm 2020 khoảng 750 ngàn ha; giữ quy mô diện tích hồ tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là 50 ngàn ha); trong đó, đến năm 2010: diện tích rau sẽ là 700 ngàn ha; sản lượng: 14 triệu tấn. Trong đó: rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100 ngàn ha.
Về kim ngạch xuất khẩu: Phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả các loại đạt đạt 760 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm. Trong đó, đến năm 2010: Kim ngạch xuất khẩu rau (200 ngàn tấn): 155 triệu USD
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn
3.2.1. Các giải pháp về quản lý Nhà nước
3.2.1.1. Tổ chức và quản lý đồng bộ
Cần thống nhất quy trình tổ chức sản xuất rau an toàn trên phạm vi cả nước. Thống nhất quy trình sản xuất là cơ sở để khuyến khích người dân đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn hiện nay. Có thống nhất được tổ chức thì mới có thể sản xuất đồng bộ, đúng quy trình kỹ thuật và đạt hiệu quả cao. Đồng thời Nhà nước cũng cần xác nhận kết quả sản xuất của một tổ chức (hoặc cá nhân) thực hiện theo kỹ thuật sản xuất rau an toàn đã đạt chất lượng theo quy định, giúp người sản xuất có cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng rau của mình trên thị trường.
Các cơ quan chức năng cần tham gia vào vấn đề quy hoạch sản xuất rau an toàn, có quy hoạch thành những vùng tập trung mới quản lý và tổ chức được. Quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn là vấn đề hết sức quan trọng để có thể sản xuất có quy mô nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất rau an toàn. Có như thế mới có thể gia tăng được hiệu quả của sản xuất rau an toàn. Để thực hiện quy hoạch có hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Xác định vùng trồng theo từng đối tượng, chủng loại rau an toàn của từng tiểu vùng.
+ Tìm hiểu các yếu tố đất đai, thời tiết, khí hậu, lượng mưa hàng năm ở từng vùng làm cơ sở cho lựa chọn chủng loại rau an toàn phù hợp.
+ Tiến hành phân bố cải tạo vườn, ruộng hiệu quả kinh tế thấp thành đất trồng rau an toàn có hiệu quả kinh tế cao.
+ Chuyển đổi đất bồi bãi, đất chưa sử dụng không có hiệu quả sang trồng rau an toàn tập trung.
+ Xây dựng các vùng rau an toàn đẹp, tiên tiến điển hình, có chất lượng, cần gắn hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
3.2.1.2. Về cơ chế chính sách
- Nhanh chóng có những văn bản có tính chất pháp lý, những hướng dẫn cụ thể, thiết thực sát với thực tế về các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, đặc biệt là ra đời sớm “quy định chung về GAP trong sản xuất rau an toàn ở Việt Nam (Việt GAP)”.
- Cần có cơ chế phù hợp trong việc quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn các cấp, kể cả cấp cơ sở, nhằm giúp cho nông dân chủ động trong việc đầu tư sản xuất.
- Cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ban đầu (hỗ trợ nhà lưới, hệ thống điện, hệ thống tưới…) một cách cơ bản nhằm giúp cho nông dân giảm bớt một phần khó khăn. Cần có các công tác đào tạo, tập huấn các quy trình sản xuất rau an toàn cho người dân. Cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để phục vụ sản xuất rau an toàn.
- Cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ các chương trình sản xuất, ứng dụng những sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào việc phòng trừ bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
- Cần có những giải pháp thiết thực nhằm liên kết giữa nhà kinh doanh với nông dân ngày càng chặt chẽ và bền vững. Hiện có rất ít doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh tiêu thụ rau an toàn. Bà con nông dân thường tự sản xuất, tự tiêu thụ, các khâu này mang tính chất tự phát và đầu ra thường không ổn định. Đối với các doanh nghiệp thì tiền thuê cửa hàng cao, chi phí thuê người giám định, chi phí bảo quản lớn…khiến giá rau an toàn cao hơn hẳn, khó cạnh tranh với rau thường. Cần có các chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh rau an toàn. Các doanh nghiệp hiện nay còn lo sợ đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này.
- Đồng thời cũng cần có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn cho sản xuất rau an toàn. Huy động nguồn vốn tự có của người dân để phát triển sản xuất rau an toàn, hỗ trợ vốn cho hoạt động đào tạo tập huấn kỹ thuật, tài liệu, tham quan, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Có chính sách vay vốn, lãi xuất ưu đãi đối với người sản xuất rau an toàn tùy theo nhu cầu vay vốn: Cho vay ngắn hạn để mua vật tư, chi phí trồng rau an toàn như hạt giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất…; Cho vay trung hạn chi phí để mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ bản đồng ruộng để gieo trồng rau an toàn, đầu tư vào làm nhà lưới, máy bơm nước, hệ thống tưới tiêu; cho vay dài hạn đối với hộ còn khó khăn để phát triển sản xuất… Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức để tạo vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn.
3.2.1.3.Về kiểm tra chất lượng rau an toàn
Hiện nay quản lý và kiểm tra chất lượng rau an toàn ở Việt Nam còn rất lỏng lẻo, làm cho người tiêu dùng không an tâm về chất lượng rau an toàn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn hiện nay cần quan tâm hơn nữa về vấn đề quản lý và kiểm tra chất lượng.
Giải pháp sản xuất rau an toàn theo hướng GAP (Good Agricultural Practices) đang từng bước được phổ biến hiện nay và cần được áp dụng rộng rãi hơn nữa để đảm bảo rau an toàn và chất lượng cao.
Cần thống nhất phương pháp nhanh kiểm tra chất lượng rau an toàn để mọi thành phần đều áp dụng được, tự kiểm tra, giám sát…Cần học hỏi kinh nghiệm kiểm tra chất lượng rau an toàn ở các nước để có thể tiến hành kiểm tra chất lượng rau an toàn đơn giản và ít tốn kém hơn.
Các cấp chính quyền, đoàn thể cần có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ về rau an toàn và có hệ thống kiểm tra chất lượng đồng bộ để người tiêu dùng an tâm về chất lượng rau an toàn cũng như tạo thuận lợi cho những người sản xuất rau an toàn tạo dựng được uy tín cho mình.
Cần có sự kiểm tra chất lượng rau an toàn thường xuyên, kịp thời để phát hiện các trường hợp rau không đảm bảo chất lượng. Đồng thời cần có sự quản lý đồng bộ để tránh tình trạng lẫn lộn giữa rau an toàn và rau thường gây mất niềm tin đối với người tiêu dùng.
Có sự xác nhận cụ thể đối với từng chủng loại rau đảm bảo an toàn để giữ uy tín cho người sản xuất, là cơ sở để người sản xuất an tâm tham gia phát triển sản xuất rau an toàn.
3.2.1.3. Về giải pháp kỹ thuật
- Hoàn thiện quy trình sản xuất an toàn cho từng loại rau một cách cụ thể.
- Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao đến nông dân một cách rộng khắp (kể cả tập huấn phổ cập hay đào tạo theo suốt chu kỳ sống của từng loại rau), đặc biệt là huấn luyện kỹ cho nông dân trong việc bảo quản, sử dụng các sản phẩm nông dược theo nguyên tắc 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian, hướng tới sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ…
- Xây dựng, hướng dẫn và phát triển nhân rộng vùng chuyên canh rau an toàn, ít hay không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nhằm tăng chất lượng sản phẩm, chống suy thoái môi trường.
- Tăng cường khuyến khích người nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng trọt mới, mở rộng việc áp dụng chương trình IPM trên rau, quản lý thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất rau.
- Tăng cường lịch giám sát đồng ruộng theo định kỹ, thường xuyên thu thập mẫu, phân tích nhanh, kiểm tra kết quả nhằm có hướng điều chỉnh kịp thời trong sản xuất.
- Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân các công đoạn từ thu hoạch, thu mua, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đến khâu tiêu thụ theo đúng yêu cầu đặt ra.
3.2.2. Các giải pháp về những người sản xuất và các doanh nghiệp trong ngành hàng
3.2.2.1. Cần tổ chức sản xuất có quy mô, cần có các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Nông dân trồng rau cần phải được tổ chức thành tổ, Câu lạc bộ hay Hợp tác xã, với các tổ chức này nông dân có thể tự quản, với sự đảm bảo về thương hiệu, uy tín đối với khách hàng. Chất lượng rau an toàn sẽ được đảm bảo. Các hình thức tổ tự quản để quản lý sản xuất ngay trên đồng ruộng và có thể cả trong quá trình vận chuyển, bán hàng.
Cần có sự quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn thành các cơ sở sản xuất rau an toàn có quy mô rộng lớn để sản xuất có hiệu quả, có thể ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trên diện rộng và tránh được sự lây nhiễm sâu bệnh ở các ruộng rau không an toàn bên cạnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, thu gom, xây dựng nhãn hiệu đối với rau an toàn.
Cần có sự liên kết “4 nhà” để tạo thuận lợi cho sản xuất và lưu thng phân phối rau an toàn. Cần có sự liên kết hài hòa gữa nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và chính quyền các cấp để mang lại hiệu quả cao. Người sản xuất có thể cung ứng rau an toàn trực tiếp cho doanh nghiệp kinh doanh sẽ tránh được tình trạng bị ép giá đối với người sản xuất và tình trạng thiếu sản phẩm của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần có sự liên kết giữa các tỉnh lân cận nhau để đảm bảo phân phối hài hòa và hiệu quả.
Các doanh nghiệp cần tham gia vào lĩnh vực cung ứng rau, với sự giám định, kiểm tra chất lượng rõ ràng để đảm bảo uy tín và thu được lợi nhuận cao từ sản xuất rau an toàn. Với sự liên kết với các doanh nghiệp thì người sản xuất rau an toàn có thể yên tâm về uy tín và nhãn hiệu của mình khi được cung ứng trên thị trường. Người sản xuất rau an toàn sẽ cố gắng giữ uy tín và an tâm sản xuất.
3.2.2.2. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn
Sản xuất rau an toàn hiện nay với cơ sở hạ tầng còn thấp kém, vốn đầu tư ít, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn cần chú ý đến vần đề cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư. Các doanh nghiệp và người sản xuất cần có sự đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng mới có thể phát triển đồng bộ và có hiệu quả trong sản xuất rau an toàn.
Cần xây dựng hệ thống quy trình bảo quản chế biến, sơ chế rau an toàn để hạn chế hao phí sản phẩm do dập nát, hư thối sau thu hoạch. Hệ thống bảo quản, sơ chế, bao gói nếu được diễn ra ngay tại nơi sản xuất sẽ đảm bảo được chất lượng hàng hóa và hạn chế được sự lẫn lộn giữa rau thường và rau an toàn.
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cần chú trọng công tác thủy lợi, hệ thống giao thông thuận tiện cho sản xuất, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, khuyến khích sử dụng điện thoại cá nhân, máy tính có kết nối Internet giúp người trồng rau nắm bắt được thông tin cần thiết, kịp thời để có những quyết định đúng đắn trong các quyết định sản xuất kinh doanh rau an toàn. Đồng thời cần đầu tư vào các hệ thống cơ sở vật chất cơ sở như giao thông, điện, y tế, trường học và hệ thống chợ, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh rau an toàn.
Cần huy động vốn tự có trong nhân dân cũng như vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất rau an toàn đầy tiềm năng này. Hiện có rất ít doanh nghiệp tham gia vào quy trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, cần thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp cũng như sự đầu tư vốn của các doanh nghiệp vào phát triển sản xuất kinh doanh rau an toàn.
3.2.2.3. Tăng cường nghiên cứu về giống và bảo tồn giống rau an toàn
Cần có biện pháp bảo tồn quỹ gen, chống thoái hóa gen, cần đầu tư cho hoạt động nghiên cứu lai tạo giống và bảo tồn quỹ gen phong phú của nước ta hiện nay.
Cần nghiên cứu công nghệ sinh học để tuyển chọn, lai tạo một số giống cây ăn quả, rau, đậu có chất lượng và năng suất cao, chuyển giao quy trình sản xuất các loại giống sạch bệnh...
Nghiên cứu để đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Tạo ra nguồn giống phong phú để tận dụng ưu thế sản xuất rau phong phú, quanh năm của nước ta.
Bên cạnh đó, cần có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn một cách có hiệu quả để chống xói mòn quỹ gen, thoái hóa giống do tâm lý thích sử dụng giống rau nhập nội của nông dân..
3.2.2.4. Tổ chức sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật
- Khuyến khích sử dụng nhà lưới và áp dụng các quy trinh sản cuất rau an toàn mới đảm bảo chất lượng rau an toàn và cho năng xuất cao như: trồng rau thủy sinh, trồng rau theo phương pháp sinh học…
- Khuyến khích người dân tích cực tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo ngắn và dài hạn của các cơ quan chức năng nhằm trang bị kiến thức, thay đổi tư duy hướng đến vì sức khỏe cộng đồng, chống ô nhiễm môi trường.
- Cần đề cao cảnh giác và trung thực trong quá trình sản xuất bằng số liệu cụ thể thông qua các biểu mẫu theo dõi, nhật ký đồng ruộng… mà các cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn, để đảm bảo tính pháp lý có sẵn khi đến nơi mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được.
- Thực hiện tốt 5 điều cấm trong chuỗi sản xuất đến cung ứng là:
+ Cấm sử dụng phân tươi và nước giải trên rau.
+ Cấm sử dụng nguồn nước bẩn đã cấm theo quy định trên rau
+ Cấm lạm dụng phân hóa học, đặc biệt phân đạm không vượt quá ngưỡng 200kgN/ha
+ Cấm lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, hạn chế tiến đến không dùng thuốc có độ độc cao.
+ Cấm sử dụng hóa chất trong công nghiệp (phân, thuốc, chất kích thích sinh trưởng…) trong vòng 10 ngày trước khi thu hoạch sản phẩm.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng:
+ Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử cụng trên rau ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
+ Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.
+ Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.
+ Đúng thời gian: sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho tưng loại thuốc, từng loại rau.
- Thực hiện sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản kịp thời ngay sau thu hoạch. Để đảm bảo chất lượng rau an toàn, rau không bị dập nát, hư thối và có bao bì nhãn mác rõ ràng.
3.2.2.5. Mở rộng diện tích, tăng năng suất sản xuất rau an toàn
- Hiện nay diện tích và sản lượng rau an toàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, chính vì vậy cần đẩy mạnh tham gia sản xuất rau an toàn, mở rộng diện tích, dần dần thay thế rau thường bằng rau an toàn trong tương lai để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống cho con người.
- Diện tích đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất nông nghiệp là không có giới hạn. Chính vì vậy để gia tăng diện tích đất sản xuất rau an toàn cũng như tăng năng suất rau an toàn thì biện pháp hiệu quả nhất là đầu tư thâm canh. Sau đây là một vài giải pháp nhằm thực hiện thâm canh có hiệu quả:
+ Hình thành trung tâm giống rau an toàn, nhân giống theo phương pháp khoa học đồng thời cần hướng dẫn cho các gia đình có kinh nghiệm tham gia vào việc sản xuất giống rau an toàn, nhân giống theo phương pháp khoa học, sau đó nhân ra diện rộng.
+ Có thể sản xuất rau an toàn bằng các phương pháp mới như sản xuất rau an toàn bằng phương pháp kỹ thuật thủy canh, trồng rau trong điều kiện có thiết bị che chắn, trồng rau trong điều kiện ngoài đồng. Để thực hiện các phương pháp sản xuất này có hiệu quả cần phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, đóng gói.
+ Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn, cần tập trung đưa các kỹ thuật hiện đại vào các khâu như bảo quản, bao bì, đóng gói sản phẩm rau an toàn, thiết kế nhãn hiệu và gắn nhãn hiệu, phiếu bảo hành cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn.
3.2.3.6. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn
Để mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn, trước hết phải lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Chính vì vậy cần phải thực hiện những giải pháp cần thiết sau đây:
- Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau tới những người tiêu dùng tập thể và các gia đình. Ngoài việc thiết lập thêm các điểm bán rau an toàn cố định của mình, người trồng rau trước mắt nên mở rộng đối tượng cung ứng tới các nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp… Ngoài ra người trồng rau an toàn có thể tăng cường tiếp thị và bán rau an toàn trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân thuộc các cơ quan trên. Để nâng đỡ nghề trồng rau an toàn như một xu hướng tiến bộ trong sản xuất và tiêu dùng và mới hình thành, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp cần có thái độ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng rau an toàn tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Củng cố mạng lưới bán rau an toàn qua siêu thị, cửa hàng hoặc quầy hàng chuyên doanh rau quả. Đây là mạng lưới bán rau an toàn bấy lâu nay được tin cậy hơn cả, cần tiếp tục duy trì và mở rộng.
- Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn qua các tiểu thương bán lẻ: thực tế đã tồn tại (chưa phổ biến) mạng lưới bán lẻ rau an toàn bao gồm các tiểu thương có vị trí kinh doanh ổn định (chỗ ngồi ổn định ở chợ, ở góc phố, tiểu khu dân cư...), có được niềm tin của người tiêu dùng do kinh doanh trung thực, thẳng thắn (rau nào tiền đó). Củng cố và mở rộng mạng lưới này là một phương hướng cần quan tâm do tính khả thi cao và là giải pháp đảm bảo độ bao phủ rộng khắp của hệ thống phân phối rau an toàn trong thời gian trước mắt.
- Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu rau an toàn. Thương hiệu rau an toàn có thể là thương hiệu của nhà sản xuất (người trồng rau) hoặc thương hiệu của nhà phân phối (siêu thị, cửa hàng chuyên doanh...).
Kết luận
Rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên hàng ngày của con người, đặc biệt là đối với những dân tộc Châu Á trong đó có Việt Nam. Ông cha ta ngày xưa có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc” đã thể hiện tầm quan trọng của rau trong cuộc sống đói kém lương thực. Trong điều kiện hiện nay, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, và vấn đề sức khỏe đang được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, rau an toàn là một sản phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống hiện nay cũng như trong tương lai.
Qua bài viết này em cũng chỉ đưa ra được một số thực trạng cũng như tồn tại và nêu ra một số giải pháp trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Đây chỉ là một ý kiến nhỏ trong vô vàn nghiên cứu khác về rau an toàn.
Bài viết của em còn rất nhiều thiếu sót do trình độ có hạn. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cũng như các cô chú anh chị trong Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Thái Thị Bun My
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí diễn đàn khoa học và công nghệ - Rau an toàn thực trạng và giải pháp – Trung tâm Khuyến nông quốc gia lần 19/2007
2. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình rau an toàn 2007 và kế hoạc 2008 – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh
3. Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn”
4. Quyết định số 03/2006/QD-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Phát triển rau – hoa – quả công nghệ cao ở Việt Nam – Vietsciences Nguyễn Quốc Vọng – Tạp chí Hoạt động Khoa học 2008
6. Giáo trình kinh tế nông nghiệp – NXB Kinh tế quốc dân 2006
7. Giáo trình Quản trị Kinh doanh nông nghiệp, NXB Lao động- Xã hội Hà Nội-2005
8. Giáo trình Kinh tế Nông thôn, NXB Thống kê-2002
9. Giáo trình Phân tích Chính sách nông nghiệp nông thôn, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân-2007
10. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
11. Tạp chí Kinh tế và Phát triển
12. Tạp chí Hoạt động khoa học
13. Website Tổng cục thống kê
14. Website Rau – Hoa – Quả Việt Nam
15. Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
16.
17.
18.
Phụ lục 1: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một số sản phẩm rau tươi (mg/kg) (Theo quyết định số 867/1998/QĐ – BYT của Bộ Y tế)
STT
Tên rau
(mg/kg)
1
dBBă Bắp cải
≤ 500
2
Su hào
≤ 500
3
Suplơ
≤ 500
4
Cải củ
≤ 500
5
Xà lách
≤ 1.500
6
Đậu ăn quả
≤ 200
7
Cà chua
≤ 150
8
Cà tím
≤ 400
9
Dưa hấu
≤ 60
10
Dưa bở
≤ 90
11
Dưa chuột
≤ 150
12
Khoai tây
≤ 250
13
Hành tây
≤ 80
14
Hành lá
≤ 400
15
Bầu bí
≤ 400
16
Ngô rau
≤ 300
17
Cà rốt
≤ 250
18
Măng tây
≤ 200
19
Tỏi
≤ 500
20
Ớt ngọt
≤ 200
21
Ớt cây
≤ 400
22
Rau gia vị
≤ 600
Phụ lục 2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong sản phẩm rau tươi (Theo Quyết định số 867/1998/QĐ – BYT của Bộ Y tế)
STT
Tên nguyên tố và độc tố
Mức giới hạn (mg/kg)
1
Asen (As)
≤ 0.2
2
Chì (Pb)
≤ 0.5 – 1.0
3
Thủy ngân (Hg)
≤ 0.005
4
Đồng (Cu)
≤ 5.0
5
Cadimi (Cd)
≤ 0.02
6
Kẽm (Zn)
≤ 10.0
7
Bo (B)
≤ 1.8
8
Thiếc (Sn)
≤ 1.00
9
Antimon
≤ 0.05
10
Patulin (Độc tố)
≤ 0.005
11
Aflattõin (Độc tố)
≤ 150
Phụ lục 3: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản phẩm rau tươi (Theo Quyết định số 867/1998/ QĐ – BYT của Bộ Y tế)
STT
Vi sinh vật
Mức cho phép (CFU/g)
1
Samonella (trong 25g rau)
0/25g
2
Coliforms
10/g
3
Staphylococcus aureus
Giới hạn bởi GAP
4
Escherichia coli
Giới hạn bởi GAP
5
Clostridium perfringgens
Giới hạn bởi GAP
Phụ lục 4: Mức giới hạn tối đa cho phép (MRLs) của một số thuốc bảo vệ thực tập trên rau tươi (≤ mg/kg)
STT
Loại rau
Tên hoạt chất Common names
Theo ASEAN
Theo Codex
1. Bắp cải
1
Abamectin
0.02
2
Acephate
2.0
3
Alachlor
0.20
4
Carbaryl
5.0
5
Chlorfluazuron
2.0
6
Chlorothalonil
1.0
7
Cypermethrin
1.0
8
Diafenthiuron
2.0
9
Dimethoate
2.0
10
Fenvalerate
3.0
11
Fipronil
0.03
12
Indoxacarb
2.0
13
Flusulfamide
0.05
14
Metalaxyl
0.5
15
Permetherin
5.0
16
Spinosad
1.0
17
Streptomycin sulfate
18
Trichlrfon
0.5
19
Triadimefon
0.5
2. Súp lơ
20
Chlorothalonil
1.0
21
Fenvalerate
2.0
22
Metalaxyl
0.5
23
Permetherin
0.5
24
Rotenone
0.2
3. Rau cải
25
Abamectin
0.02
26
Acephate
1.0
27
Carbendazim
4.0
28
Chlorothalonil
1.0
29
Deltamethrin
0.5
30
Fenvalerrate
2.0
31
Flusulfamide
0.05
32
Metolachlor
0.2
33
Metalaxyl
2.0
34
Permethrin
5.0
35
Rotenone
0.2
4. Xà lách
36
Acephate
5.0
37
Permethrin
2.0
38
Rotenone
0.2
5. Cà chua
39
Abamectin
0.02
40
Benomyl
0.5
41
Cyromazin
0.5
42
Carbaryl
5.0
43
Chlorothalonil
5.0
44
Carbendazim
1.0
45
Dimethoate
1.0
46
Fenvalerrate
1.0
47
Metalaxyl
0.5
48
Permethrin
1.0
49
Cypermethrin
0.5
0.5
6. Khoai tây
50
Carbendazim
3.0
51
Chlorothalonil
0.2
52
Fenitrothion
0.05
53
Metalaxyl
0.05
54
Methidation
0.02
55
Permethrin
0.05
56
Rotenone
0.2
7. Đậu ăn quả
57
Carbendazim
1.0
58
Chlorothalonil
5.0
59
Rotenone
0.2
8. Dưa chuột
60
Carbendazim
5.0
61
Chlorothalonil
0.5
62
Fipronil
0.01
63
Metalaxyl
0.5
64
Rotenone
0.2
65
Cypermethrin
0.2
0.2
9. Hành
66
Chlorothalonil
0.5
67
Metalaxyl
2.0
68
Cypermethrin
0.1
0.1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11945.doc