Đất nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo con đường đổi mới. Sự đổi mới ấy không thể tách rời sự phát triển an sinh xã hội của đất nước mà BHXH Việt Nam là hệ thống quản lý thực hiện. Gánh vác trọng trách của Đảng và Nhà nước trên vai BHXH Việt Nam giao mang chính sách của Đảng, của Nhà nước đến với cán bộ công chức quân nhận và mọi người lao động trên cả nước. Nhận thức rõ ý nghĩa của nhiệm vụ rất vinh quang đó, cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được, chắc chắn BHXH Việt Nam sẽ phát triển bền vững để cùng góp phần vào mục tiêu mà cả dân tộc đang phấn đấu đó là: “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ VĂN MINH”.
64 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005 – 2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ nguồn NSNN bao gồm:
- Chi thường xuyên hàng tháng cho các chế độ:
+ Lương hưu (hưu quân đội, công nhân viên chức)
+ Trợ cấp mất sức lao động
+ Trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là trợ cấp 91)
+ Trợ cấp công nhân cao su
+ Trợ cấp TNLĐ - BNN
+ Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ - BNN
+ Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuôi dưỡng)
- Chi trả một lần cho các trường hợp:
+ Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết
+ Trợ cấp mai táng phí khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, trợ cấp công nhân cao su và TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết
- Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ - BNN
- Lệ phí chi trả
b. Chi trả từ nguồn quỹ BHXH bao gồm:
* Quỹ TNLĐ – BNN:
+ Trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng
+ Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ – BNN hàng tháng
+ Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ – BNN và khi chết do TNLĐ – BNN
+ Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị
TNLĐ – BNN
+ Lệ phí chi trả
* Quỹ hưu trí tử tuất:
- Các chế độ BHXH hàng tháng:
+ Lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức)
+ Trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính Phủ (gọi là trợ cấp cán bộ xã)
+ Trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng).
- Các chế độ BHXH một lần:
+ Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 Luật BHXH
+ BHXH một lần theo khoản 1 Điều 55 Luật BHXH
+ Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc, người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết
+ Trợ cấp mai táng phí khi người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã, người hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc, người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thòi gian đóng BHXH bị chết.
- Lệ phí chi trả.
3. Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn:
3.1. Cơ sở chi trả các chế độ BHXH dài hạn:
Trong thời gian 3 năm (2005 – 2007) BHXH Việt Nam đã áp dụng 2 văn bản pháp quy quy định về quản lý, chi trả các chế độ BHXH dài hạn là:
+ Quyết định số 1184/QĐ-BHXH-BC ngày 26/9/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt nam, có hiệu lực thi hành từ 2004-2006.
+ Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ năm 2007 đến nay.
Theo Nghị định số 43/CP của Chính phủ ngày 22/6/1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995, trong các văn bản này quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau:
- Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó, 10% để chi trả cho chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN
- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động
- Các nguồn khác.
Lúc này, quỹ BHXH Việt Nam đã thực sự trở thành một quỹ tài chính riêng, được hạch toán độc lập, không phụ thuộc vào NSNN và được Nhà nước bảo hộ; có thể đảm bảo cho việc thực hiện chính sách BHXH của quốc gia.
Theo đó, nguồn kinh phí sử dụng để chi trả các chế độ BHXH dài hạn được lấy từ 2 nguồn sau: nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH, khác với các chế độ BHXH ngắn hạn chỉ được chi trả từ một nguồn duy nhất là quỹ BHXH.
Sau khi Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được phân ra như sau:
- Tất cả các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH dài hạn trước ngày Điều lệ BHXH có hiệu lực thi hành (01/01/1995) đều do NSNN chi trả.
- Còn tất cả các đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn từ sau ngày Điều lệ BHXH có hiệu lực thi hành (01/01/1995) sẽ do quỹ BHXH chi trả.
Hiện nay, quỹ BHXH bao gồm 3 quỹ thành phần là: Quỹ ốm đau và thai sản, Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất, được hạch toán, cân đối thu - chi độc lập với nhau.
Theo Điều 41 Mục 1 Nghị Định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ quy định rõ nguồn hình thành quỹ và quỹ thành phần. Sử dụng quỹ BHXH thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo Luật định và phục thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH. Về nguyên tắc, có thu mới có chi, thu trước chi sau. Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong phạm vi có nguồn thu. Thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó. Theo đó, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được lấy từ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Quỹ hưu trí, tử tuất.
Để đảm bảo cân đối quỹ lâu dài, làm cơ sở chi trả các chế độ BHXH dài hạn, bên cạnh việc xác định mức đóng - mức hưởng các chế độ BHXH dài hạn hợp lý, việc thực hiện đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH dài hạn là hết sức cần thiết và yêu cầu hiệu quả.
3.2. Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn:
3.2.1. Quy trình chi trả:
Để đảm bảo công tác chi trả trợ cấp các chế độ BHXH dài hạn cho đối tượng đầy đủ, kịp thời, an toàn và chính xác, BHXH Việt Nam đã tổ chức một bộ máy chi trả các chế độ BHXH dài hạn hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, quá trình chi trả các chế độ BHXH dài hạn cũng được phân cấp rõ ràng và được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và thống nhất trên toàn quốc.
Hiện nay, căn cứ vào Quy định ban hành kèm theo Quyết định 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đang tiến hành chi trả các chế độ BHXH dài hạn theo quy trình phân cấp thực hiện chi trả các chế độ BHXH, cụ thể:
a. Đối với BHXH tỉnh:
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý;
- Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ - BNN) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH.
b. Đối với BHXH huyện:
- Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ - BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền;
- Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn;
- Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi…).
* Quy trình chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng:
Ng.hµng cung øng
dÞch vô
§.d chi tr¶ x·
Phßng C§CS
Bhxh huyÖn
(6c)
§èi tîng hëng
Phßng CNTT
Phßng KHTC
(6a)
(6b)
(7)
(8)
(9)
(1a)
(1b)
(1c)
(2)
(5)
(4)
(3)
(4)
(1a) Chuyển C72a- HD (hoặc C72c- HD), C72b- HD, 2-CBH, 11-CBH, 12-CBH, 13-CBH, 16-CBH, danh sách đối tượng hết hạn hưởng, tuất đủ 15 tuổi trở lên, thẻ ATM.
(1b) Chuyển 2-CBH, 3a-CBH, 3b-CBH, 5-CBH, C72c-HD, 16-CBH
(1c) Chuyển dữ liệu chi
(2) Cấp tiền chi BHXH
(3) Chuyển C72a-HD (C72c-HD), C72b-HD, tạm ứng kinh phí C73-HD
(4) Tổ chức chi trả
(5) Quyết toán kinh phí C74-HD, tiền đối tượng chưa nhận
(6a) Đối tượng hưởng mới, từ tỉnh khác nộp 17-CBH
(6b) Nộp 20-CBH, giấy xác nhận của nhà trường
(6c) Nộp 17-CBH, 19-CBH, 20-CBH, 21-CBH, giấy xác nhận của nhà trường
(7) Nộp 9a-CBH, 20-CBH, giấy xác nhận của nhà trường
(8) Nộp 8a-CBH, 9b-CBH, 10-CBH, đăng ký tổ chi trả, xác nhận của nhà trường, số tài khoản ATM
(9) Cấp C77-HD cho đối tượng di chuyển trong tỉnh (chuyển ngoại tỉnh), 14a,b-CBH.
(Hệ thống chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế độ BHXH - Phụ lục 1)
- Trách nhiệm cúa BHXH tỉnh:
+ Phòng Chế độ chính sách (CĐCS) lập và in danh sách chi trả gồm 3 mẫu (C72a-HD, C72b-HD, C72c-HD); lập các mẫu 2-CBH, 3a,b-CBH, 5-CBH và 11-12-13-CBH.
+ Chuyển 11-12-13-CBH cho BHXH huyện.
+ Đối tượng chưa xác định được tổ chi trả đưa vào tổ trung gian, điều chỉnh vào tháng tiếp theo.
+ Giải quyết các trường hợp (nếu có nhu cầu):
(1) Đối tượng hưởng mới, tỉnh khác chuyển đến có tháng chưa nhận
(2) Đối tượng đã ra khỏi danh sách chi trả nhưng còn tiền chế độ BHXH (16-CBH), chi trả cho đối tượng (1).
- Trách nhiệm của BHXH huyện:
+ Giải quyết, theo dõi, thông báo, chi trả cho đối tượng, tạm dừng in danh sách chi trả (đối tượng > 6 tháng không nhận tiền, thiếu chữ ký).
Chi trả truy lĩnh nếu có yêu cầu được nhận tiền
Báo tăng (10-CBH)
+ Trong tháng, chi trả cho đối tượng chưa nhận tiền trên danh sách chi trả trước khi lập 8a-CBH (nếu đối tượng có yêu cầu)
+ Tổ chức cấp tiền thông qua ngân hàng loại 3, hoặc thuê phương tiện vận chuyển tiền mặt đến xã, cụm xã.
+ Đầu năm và tại thời điểm ký hợp đồng sao mẫu số C72a-HD, hàng tháng sao mẫu số 11-CBH, 12-CBH, 13-CBH chuyển đại diện chi trả xã (chi qua tài khoản thẻ ATM và cán bộ BHXH chi trực tiếp)
+ Xác nhận chữ ký của đối tượng hưởng nhận qua ATM do địa phương khác quản lý chi trả (21-CBH)
* Quy trình chi trả chế độ BHXH một lần:
Phßng KHTC
Phßng C§CS
BHXH huyÖn
Đối tượng hưởng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(1) Chuyển 21A-HSB, 21B-HSB, quyết định hưởng chế độ BHXH một lần
(2) Chuyển 21A-HSB, 21B-HSB, quyết định hưởng chế độ BHXH một lần, 22-CBH
(3) Cấp kinh phí
(4) Chi trả cho đối tượng
(5) Chi trả trợ cấp một lần, tạm ứng trợ cấp mai táng
- BHXH huyện chi trả trợ cấp một lần cho người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH
- Bổ sung hình thức chi trả qua tài khoản cá nhân: đối tượng phải có giấy đề nghị (22-CBH) có xác nhận của cơ quan quản lý
- Cuối năm sao kê danh sách đối tượng chưa nhận trợ cấp một lần.
3.2.2. Quản lý chi trả
3.2.2.1. Về phương thức chi trả
Hiện tại BHXH các tỉnh, thành phố tổ chức chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho người hưởng chế độ theo 3 phương thức chủ yếu sau: thông qua đại diện chi trả xã, phường, thị trấn (gọi chung là chi qua đại diện chi trả); cán bộ BHXH trực tiếp chi trả (chi trực tiếp); thông qua ngân hàng cung ứng dịch vụ chi qua tài khoản thẻ ATM (chi qua thẻ ATM).
Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố tại thời điểm tháng 06/2007 tình hình sử dụng các phương thức chi trả trong cả nước như sau:
+ Chi qua đại diện chi trả thực hiện ở 59,9% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) cho 70,9% số người hưởng chế độ (chiếm 70,4% số tiền chi trả). Như vậy, đây vẫn là phương thức chủ yếu được áp dụng chi trả trong cả nước.
+ Chi trực tiếp qua thực hiện ở 39,1% số xã, cho 28,4% số người hưởng chế độ (chiếm 28,7% số tiền chi trả), thực hiện chủ yếu ở các phường, xã, thị trấn có nhiều người hưởng chế độ.
+ Chi qua thẻ ATM thực hiện ở 1,1% số xã, cho 0,7% số người hưởng chế độ (chiếm 1,0% số tiền chi trả), là phương thức mới triển khai từ giữa năm 2006 cho những nơi có đủ điều kiện thực hiện.
Bảng 2.1: Tình hình chi trảBHXH dài hạn ở Việt Nam theo phương thức chi trả
Phương thức chi trả
Số đơn vị thực hiện
Số đối tượng hưởng
Số chi
Số lượng (xã, phường)
Tỷ lệ %
Số người
Tỷ lệ %
Số tiền (trđ)
Tỷ lệ %
Chi trực tiếp
4.313
39,1
594.455
28,4
692.702
28,7
Chi qua ĐDCT xã
6610
59,9
1.843.673
0,7
23.290
1,0
Chi qua thẻ ATM
117
1,1
15.578
0,7
23.290
1,0
Cộng
11.040
100,0
2.093.706
100,0
2.415.411
100,0
Nguồn: Báo cáo BHXH các tỉnh, thành phố
( Chi qua tài khoản thẻ ATM đã thực hiên ở 117 xã, phường trên tổng số 10.935 xã, phường toàn quốc; trong đó có 12 phường thực hiện phương thức chi qua TK thẻ ATM, 105 105 phường kết hợp với các phương thức khác)
- Phân loại theo số lượng phương thức chi trả các BHXH tỉnh, thành phố sử dụng:
+ 10 tỉnh, thành phố thực hiện kết hợp cả 3 phương thức chi trả (TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu).
+ 46 tỉnh, thành phố thực hiện kết hợp 2 phương thức: chi trực tiếp và chi qua đại diện chi trả.
+ 5 tỉnh thực hiện 1 phương thức chi trực tiếp (Bình Thuận, Phú Yên, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Đắk Nông).
+ 3 tỉnh thực hiện một phương thức chi trả qua đại diện chi trả (Hưng Yên, Bình Dương, Hậu Giang).
Nhìn chung BHXH các tỉnh, thành phố đã căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện cụ thể trên địa bàn để lựa chọn phương thức chi phù hợp. Bên cạnh việc kế thừa các phương thức đang thực hiện, một số BHXH tỉnh, thành phố đã có quyết tâm cao để điều chỉnh chuyển đổi phương thúc chi trả, thực tế cho thấy đây là việc làm gặp nhiều khó khăn.
Mỗi phương thức chi trả có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể những ưu, nhược điểm của những phương thức chi trả đang áp dụng như sau:
a. Phương thức chi trả thông qua đại diện chi trả xã
Ở phương thức này, BHXH huyện ký hợp đồng với Ủy ban nhân dân xã để cử người làm đại diện chi trả thực hiện chi trả trực tiếp cho người hưởng chế độ. Tại thời điểm tháng 06/2007 trong cả nước có 7.402 đại diện chi trả xã với 17.398 tổ chi trả bình quân 1 tháng 1 đại diện chi trả xã chi trả 200 đối tượng, với số tiền 230 triệu đồng.
- Ưu điểm: Trong cùng một thời điểm, việc chi trả được tiến hành ở nhiều xã, phường, thị trấn; đại diện chi trả xã là người hiểu biết kỹ địa bàn nên quản lý, theo dõi đối tượng giảm kịp thời; không phải sử dụng biên chế của cơ quan BHXH để thực hiện công tác chi trả; có sự phối hợp chỉ đạo và tạo điều kiện thường xuyên trong công tác quản lý, chi trả của chính quyền cấp xã; hình thành mạng lưới chi trả rộng khắp trên cả nước.
- Nhược điểm: Khó khăn trong việc đảm bảo an toàn tiền mặt ở khâu vận chuyển và bảo quản số chưa chi hết trong ngày; về điều kiện đảm bảo trách nhiệm vật chất của đại diện chi trả trong hợp đồng chi trả; dễ phát sinh việc “ký thay, nhận hộ” không đúng quy định; ở địa bàn đông người hưởng chế độ có hiện tượng “quá tải” phải chờ đợi lâu, ngược lại vùng sâu, vùng xa có số chi nhỏ, khoảng cách xa… khó trong tổ chức thực hiện. Mặt khác, ngân hàng cần phải chuẩn bị một lượng tiền mặt lớn đưa vào lưu thông trong thời gian ngắn.
Trong quá trình thực hiện, ở một số xã có số người hưởng chế độ đông, số chi lớn đã hình thành các tổ chi trả (Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Quảng Bình…). Thực chất, đó là việc hình thành các điểm chi trả nhỏ, đảm bảo việc chi trả nhanh thuận tiện cho người hưởng chế độ, hạn chế tồn quỹ tiền mặt. Tuy vậy, có nhược điểm là ràng buộc về pháp lý chưa được xác định đầy đủ, sẽ khó giải quyết nếu xảy ra tranh chấp; dễ phát sinh khoản thu “phí thù lao” từ người hưởng chế độ.
Một số nội dung cần phải chấn chỉnh, khắc phục trong tổ chức chi trả theo phương thức này là: chủ quan, thiếu biện pháp cụ thể, thiếu kiểm tra trong công tác đảm bảo an toàn tiền mặt; ký thay, nhận hộ không có giấy ủy quyền; hiện tượng “quá tải” làm cho người nhận chế độ phải đợi quá lâu tại các điểm chi trả; ký hợp đồng lao động làm công tác chi trả để giải quyết việc làm cho con, em trên địa bàn.
b. Phương thức cán bộ BHXH trực tiếp chi trả
Thực hiện phương thức chi trả trực tiếp, BHXH cử cán bộ công chức thực hiện việc chi trả cho người hưởng không qua khâu trung gian. Tại thời điểm tháng 6/2007 có 2.928 cán bộ BHXH tham gia chi trả trực tiếp tại 4.313 xã, bình quân mỗi tháng 1 cán bộ BHXH đảm nhận chi trả 203 đối tượng với số tiền 237 triệu đồng.
Phương thức chi trả này có ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: Bảo đảm được an toàn tiền mặt do thực hiện hoàn ứng trong ngày; hạn chế trường hợp ký thay, nhận hộ không có giấy ủy quyền; chấp hành chế độ báo cáo kịp thời và đầy đủ; thông qua chi trả cán bộ BHXH nắm được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng hưởng, truyền đạt và giải đáp những thắc mắc kịp thời.
- Nhược điểm: Không tiến hành đồng thời việc chi trả ở các xã, phường trong cùng một thời điểm; ảnh hưởng đến quỹ thời gian thực hiện công việc chuyên môn và giao dịch tại cơ quan BHXH, phát sinh trách nhiệm vật chất cho cán bộ công chức BHXH; khó khăn về phương tiện đi lại và an toàn trong vận chuyển tiền mặt; đối tượng phải đến lĩnh tiền đúng thời gian quy định. Ngoài ra còn một số hạn chế khác: Bố trí địa điểm chi trả, thông báo lịch chi trả, quan hệ phối hợp với chính quyền cơ sở…
Hiện tại có một số tỉnh sử dụng kết hợp phương thức chi qua đại diện chi trả với chi trực tiếp luân phiên (thực hiện chi trực tiếp lần lượt ở các điểm chi qua đại diện chi trả mỗi năm một lần) để đồng thời trực tiếp kiểm tra, tiếp xúc với người hưởng chế độ (Ninh Bình, Quảng Bình…)
Những nội dung cần chấn chỉnh khi sử dụng phương thức này: Lấy tăng thu nhập cho cán bộ công chức là mục tiêu chính khi lựa chọn phương thức chi này, huy động quá nhiều cán bộ công chức làm đình trệ hoạt động giao dịch, công tác nghiệp vụ; không phân định cụ thể trách nhiệm, thể chế bằng văn bản khi giao nhiệm vụ cho cán bộ công chức; chấp hành nguyên tăc quản lý tiền mặt trong cơ quan BHXH; hiện tượng cán bộ BHXH không trực tiếp chi trả mà chỉ “trực tiếp” giao tiền qua “người đại diện”.
c. Phương thức chi trả thông qua ngân hàng cung cấp dịch vụ chi qua tài khoản thẻ ATM
Cơ quan BHXH huyện ký hợp đồng với ngân hàng cung cấp dịch vụ chi trả qua tài khoản thẻ ATM cho từng người hưởng chế độ. Đây là phương thức mới, số lượng các tỉnh, thành phố triển khai chưa nhiều. Đến tháng 11/2007 cả nước có 11 tỉnh, thành phố thực hiện chi trả qua thẻ ATM ở tại 129 xã cho 22.061 người hưởng chế độ với số tiền 32.691 triệu đồng/ tháng, thông qua hệ thống các ngân hàng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đông Á, Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình chi BHXH qua tài khoản thẻ ATM
(có tại thời điểm tháng 11/2007)
TT
BHXH tỉnh, thành phố
Số xã, phường
Đối tượng hưởng
Số tiền (trđ)
Chi qua Ngân hàng
1
Hà Nội
22
3.225
5.444
NN&PTNT
2
TP. Hồ Chí Minh
60
9.412
14.970
NN&PTNT, Đông Á
3
An Giang
2
163
259
Đông Á
4
Bà Rịa –Vũng Tàu
1
36
55
NN&PTNT
5
Đà Nẵng
2
255
407
Đầu tư và Phát triển
6
Đắc Lắc
5
1.400
1.307
NN&PTNT, Đông Á
7
Hải Phòng
29
5.388
7.352
NN&PTNT, Đầu tư và Phát triển, Đông Á
8
Lạng Sơn
2
269
410
NN&PTNT, Đầu tư và Phát triển
9
Nghệ An
2
1.478
2.035
Ngoại thương
10
Ninh Thuận
3
322
457
Đầu tư và Phát triển
11
Tiền Giang
1
113
175
Đông Á
Tổng
129
22.061
32.691
Số thẻ theo ngân hàng:
+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) 11.874
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 2.051
+ Ngân hàng Đông Á 6.658
+ Ngân hàng Ngoại thương 1.478
Nguồn: Báo cáo của các BHXH tỉnh, thành phố
- Ưu điểm: Người hưởng chế độ không phải tập trung nhận tiền tại điểm chi trả và cũng không phụ thuộc vào ngày chi trả như 2 phương thức nêu trên, thuận tiện trong việc cất giữ và thanh toán bằng điện tử…; khắc phục được yếu tố mất an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả.
- Nhược điểm: Chỉ triển khai được ở những nơi có máy rút tiền tự động, với điều kiện hiện nay chưa thể triển khai ở diện rộng; việc quản lý đối tượng hưởng khó khăn hơn phương thức chi bằng tiền măt; người già yếu, cao tuổi có khó khăn khi sử dụng thẻ ATM.
Chi qua thẻ ATM là phương thức mới có nhiều ưu điểm, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đặc biệt, phù hợp với chủ trương hạn chế thanh toán bằng tiền mặt của Chính phủ hiện nay. Đây sẽ là phương thức phát triển nhanh theo lộ trình triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
BHXH Việt Nam đã có chủ trương triển khai từ năm 2006 nhưng hiện nay chưa áp dụng được trên diện rộng, nguyên nhân chủ yếu là:
- Việc đầu tư trang bị máy rút tiền tự động của các ngân hàng còn hạn chế, chưa có sự kết nối, liên thông giữa các loại thẻ, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Đây là nguyên nhân chủ yếu.
- Tập quán dùng tiền mặt và có cả sự thích ứng với phương thức chi “truyền thống” từ người hưởng chế độ và người làm đại diện chi trả.
3.2.2.2. Về đảm bảo an toàn tiền mặt
Đảm bảo an toàn tiền mặt là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu trong công tác chi trả. Thời gian qua, BHXH các cấp đã có nhiều nỗ lực, tìm các biện pháp đảm bảo an toàn tiền mặt. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề bất cập, thực tế một số nơi đã xảy ra mất tiền (Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh…), việc giải quyết hậu quả hết sức phức tạp. Với điều kiện hiện có, ngành BHXH phải đối mặt với khó khăn trong đảm bảo an toàn tiền mặt ở khâu vận chuyển và cả tồn quỹ cho số lượng tiền mặt lớn, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Bình quân cả nước mỗi xã, phường thực hiện chi trả dài hạn số tiền là 218 triệu đồng, tuy nhiên ở các địa phương có sự chênh lệch rất lớn (bình quân cao nhất 1,6 tỷ đồng/phường, xã và thấp nhất 31 triệu đồng/ xã); mặt khác điều kiện khoảng cách, địa hình, cơ sở hạ tầng giao thông, tình hình an ninh trật tự xã hội… cũng không giống nhau.
Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tiền mặt mà BHXH các tỉnh, thành phố đã áp dụng đó là:
- Trong khâu vận chuyển:
+ Sử dụng ô tô làm phương tiện vận chuyển tiền mặt phục vụ chi trả. Có 37 tỉnh, thành phố trong cả nước đã áp dụng biện pháp này, trong đó một số tỉnh, thành phố đã áp dụng từ khá lâu, có sự phối hợp của ngân hàng trong bố trí xe chuyên dùng như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải Dương, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Tiền Giang, Vĩnh Phúc… Còn 27 tỉnh chưa đưa vào áp dụng hoặc chỉ mới áp dụng trên diện hẹp.
+ Đại diện chi trả nhận tiền tại ngân hàng loại 3. Với phương thức này, rút ngắn khoảng cách vận chuyển tiền mặt cho đại diện chi trả, giảm chi phí vận chuyển (tiền thuê ô tô), tạo được sự chủ động cho đại diện chi trả. Tuy vậy, nếu chỉ áp dụng riêng giải pháp này thì một số xã vẫn còn có khoảng cách đáng kể; những nơi mạng lưới ngân hàng loại 3 chưa phát triển thì không thể áp dụng ở diện rộng. Hiện nay đã có 2 nơi thực hiện có hiệu quả là BHXH tỉnh Hà Tây (thực hiện từ năm 2002) và BHXH TP.Hải Dương.
+ Tổ chức phối hợp với lực lượng công an bảo vệ. Có 22 BHXH tỉnh, thành phố đã áp dụng (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Dương, Cao Bằn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Tây Ninh, Thanh Hóa, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái).
+ Bố trí các xã liền nhau được nhận tiền cùng một lúc nhằm hỗ trợ lẫn nhau trên đường vận chuyển về điểm chi trả; có công an xã áp tải tiền mặt; không để cả 2 cán bộ nhận tiền đi cùng một xe máy (đề phòng tai nạn giao thông xảy ra).
- Trong khâu giao nhận và bảo quản số tiền chưa chi trả:
+ Thực hiện giao nhận tiền “tay ba” ngay tại ngân hàng (gồm: ngân hàng, đại diện chi trả và cơ quan BHXH). Có 6 tỉnh, thành phố đã thực hiện là: Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Tây, Hưng Yên.
+ Ủy ban nhân dân xã, phường bố trí lực lượng bảo vệ trong thời gian chi trả.
+ Chi trả ngay trong ngày, không để lượng tiền mặt lớn tồn quỹ qua đêm với các biện pháp cụ thể: Tại những địa bàn xã có đông đối tượng hưởng, lượng tiền chi trả lớn thì tổ chức tạm ứng cho đại diện chi trả xã làm 2 đến 3 lần theo định mức trong một đợt chi trả để hạn chế số dư cuối ngày (Nghệ An, Bình Dương, Ninh Bình, Đà Nẵng…) tổ chức thêm bàn chi trả tại mỗi điểm chi trả hoặc tổ chức trên điểm chi trả; định mức tồn quỹ tiền mặt hàng ngày cho BHXH huyện (Bình Định, Lào Cai, Tuyên Quang…); phối hợp với ngân hàng bố trí cho đại diện chi trả nhận tiền vào đầu giờ buổi sáng để kịp chi trả trong ngày.
+ Tăng cường lực lượng bảo vệ trong thời gian còn số lượng tiền mặt tồn quỹ nhiều tại cơ quan BHXH.
Ngoài các biện pháp nêu trên, một số biện pháp khác cũng được BHXH tỉnh, huyện thực hiện: Xây dựng cụ thể tiêu chuẩn người làm đại diện chi trả, trong đó có điều kiện có thế chấp tài sản… theo yêu cầu nội dung của một hợp đồng kinh tế; tổ chức đôn đốc, kiểm tra vào cuối ngày chi trả; trang bị công cụ bảo vệ; thực hiện kiểm đếm tiền trước cho từng người nhận (theo từng phong bì cho từng người)… Đặc biệt, ở TP. Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho chính quyền cấp phường, xã. Đây là một hướng giải quyết có ý nghĩa lâu dài.
Như vậy, trong điều kiện cho phép có rất nhiều biện pháp được các BHXH tỉnh, huyện huy động, tìm tòi đưa vào áp dụng nhằm đảm bảo an toàn tiền mặt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không có biện pháp nào có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối, tùy vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương để vận dụng đồng thời một số các biện pháp phù hợp.
Những hạn chế trong công tác đảm bảo an toàn tiền mặt cần được khắc phục đó là:
- Một số nơi còn có biểu hiện sự chủ quan, thiếu quan tâm thường xuyên, thiếu kiểm tra kịp thời, chủ động có biện pháp ngăn chặn phòng ngừa.
- Điều kiện đảm bảo trách nhiệm vật chất đối với hợp đồng chi qua đại diện chi trả chưa đầy đủ.
- Chưa có giải pháp hữu hiệu cho việc chi trả ở vùng sâu, vùng xa. Ở đó, đa số các đối tượng hưởng ít, số tiền chi nhỏ nhưng khoảng cách đi lại xa, địa hình phức tạp…
- Chấp hành nguyên tắc quản lý tiền mặt có những lúc tại một số nơi chưa nghiêm.
3.2.2.3. Về phân bố và sử dụng lệ phí chi
Trên cơ sở quy định của BHXH Việt Nam, căn cứ điều kiện thực tế, BHXH tỉnh đã phân bố cụ thể lệ phí chi cho từng BHXH quận, huyện. Trong quá trình xây dựng đã có đầu tư phân tích, xem xét đến yếu tố quy mô và độ phức tạp của địa bàn để có sự cân đối, điều tiết mức thù lao đảm bảo công bằng, phù hợp nhằm khuyến khích mọi người hoàn thành nhiệm vụ.
Phân tích số liệu theo báo cáo 3 năm ( 2005 – 2007) của BHXH các tỉnh, thành phố cho thấy cơ cấu sử dụng lệ phí chi trong cả nước như sau:
- Chi thù lao người trực tiếp chi trả chiếm tỷ lệ binh quân 60% tổng số lệ phí chi được trích.
- Chi cho vận chuyển, bảo vệ tiền mặt chiếm tỷ lệ binh quân gần 4% tổng số lệ phí chi được trích.
- Chi cho tổng kết, khen thưởng tỷ lệ bình quân trong khoảng 5% - 6% tổng số lệ phí chi được trích.
- Chi cho các nội dung quản lý đối tượng, phục vụ chi trả chiếm tỷ lệ bình quân trong khoảng 26% - 28,5% tổng số lệ phí chi được trích.
Như vây, lệ phí chi trong thời gian qua sử dụng chủ yếu vào chi thù lao cho cán bộ chi trả.
Hạn chế trong công tác này:
- Một số BHXH tỉnh chậm điều chỉnh lại lệ phí chi trên địa bàn để phù hợp theo quy định của BHXH Việt Nam (văn bản số 3491/BHXH-BC ngày 23/09/2005);
- Chưa áp dụng đầy đủ biện pháp vận chuyển tiền mặt bằng ô tô nên tỷ lệ trong cơ cấu chi còn thấp;
- Một số nơi chưa có cơ cấu đầy đủ chi phí cho công tác quản lý đối tượng hưởng;
- Xuất hiện một số yếu tố chưa hợp lý trong phân bổ chung cũng như giữa các đơn vị của một tỉnh;
- Cơ cấu tỷ lệ sử dụng trong từng đơn vị ở một số nội dung có sự bất hợp lý nhưng chậm phát hiện, hoặc được phát hiện nhưng chỉ đạo xử lý thiếu cụ thể, có nhiều nơi còn né tránh trong việc điều chỉnh lại tỷ lệ thù lao cho các đại diện chi trả… BHXH các cấp cần phải có sự xem xét, tính toán điều chỉnh kịp thời, hợp lý trong phân bổ, sử dụng lệ phí chi.
3.2.2.4. Về công tác quản lý đối tượng
Quản lý người hưởng chế độ là công việc quan trọng trong công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn nhằm đảm bảo thực hiện phương châm chi “đúng”. Theo đó, người làm công tác chi trả có trách nhiệm theo sát mọi biến động tăng, giảm hàng tháng theo từng loại chế độ ở từng địa bàn.
Nhìn chung, công tác người hưởng chế độ trong cả nước thực hiện ngày càng tốt hơn. BHXH các tỉnh, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện, một số tỉnh đã kịp thời chấn chỉnh nghiêm túc các sai sót được phát hiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc quản lý người hưởng chế độ hết hạn hưởng, từ trần, đối tượng tạm dừng chi trả theo quy định vẫn còn những bất cập. Qua số liệu báo cáo giảm người hưởng chế độ 6 tháng đầu năm 2007 của BHXH các tỉnh, thành phố cho thấy: Tuy giảm được số trường hợp chậm cắt giảm kéo dài, nhưng thực tế việc cắt giảm vẫn chưa kịp thời và còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Có trên 40 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hơn 10% trong tổng số người hưởng chế độ giảm còn cắt giảm chậm trễ, bình quân mỗi trường hợp giảm chậm 2 tháng, cắt giảm chậm nhiều tháng tập trung ở đối tượng hưởng tuất hàng tháng (bình quân trên 6 tháng). Cá biệt, có nơi tình trạng cắt giảm chậm xảy ra trên diện rộng được phát hiện nhưng chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Mặc dù có 88% số tiền giảm chậm đã được thu hồi, nhưng phải xác định đây là một nội dung cần được chấn chỉnh.
Về nguyên nhân, ngoài việc quy định mốc thời gian báo giảm quá xa thời điểm lập danh sách chi trả dài hạn, thiếu cơ chế cụ thể về phối hợp với chính quyền cấp phường, xã thì việc chưa quan tâm đúng mức, thiếu biện pháp xử lý kiên quyết, thiếu kiểm tra để sớm phát hiện chấn chỉnh, phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng và đầy đủ tính pháp lý, nghĩa vụ chưa đi đôi với quyền lợi, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm vật chất khi để xảy ra cắt chậm… vẫn là nguyên nhân chủ yếu và thuộc về chủ quan của công tác quản lý.
3.2.2.5. Về vai trò chỉ đạo, quản lý và phối hợp thực hiện
a. Hệ thống BHXH các cấp
Nhìn chung hệ thống BHXH các cấp đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành có liên quan trong việc tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị số 15/CT của Bộ Chính trị và các chỉ thị của cấp ủy về sự tăng cường sự lãnh đạo thực hiện công tác BHXH trên địa bàn.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, BHXH các tỉnh, thành phố đã có nhiều sáng tạo, tìm tòi nhằm khắc phục hạn chế phát sinh; tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành có liên quan trên địa bàn; xây dựng được mạng lưới đại diện chi trả rộng khắp hoạt động nề nếp; động viên được đội ngũ cán bộ công chức hăng hái phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, đã ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn, thực hiện kiểm tra, giám sát việc chi trả; tổ chức nề nếp việc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác chi trả.
Những hạn chế:
- Một số nơi còn chưa quan tâm đúng mức và toàn diện các mặt của công tác chi trả các chế độ dài hạn.
- Công tác chỉ đạo thiếu cụ thể, các giải pháp đưa ra mang nặng tính định hướng.
- Thiếu kiểm tra thường xuyên, vì vậy chậm nắm bắt dược diễn biến cụ thể ở từng địa bàn để phát hiện kịp thời và uốn nắn những lệch lạc cũng như vướng mắc từ cơ sở.
- Chế độ thông tin, báo cáo chưa kịp thời, đầy đủ và có nề nếp.
b. Cấp ủy, chính quyền các cấp và các đơn vị có liên quan
Nhìn chung cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là Ủy ban nhân dân xã, phường đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan BHXH thực hiện tốt công tác chi trả tại địa bàn như: Ban hành văn bản chỉ đạo việc phối hợp thực hiện chi trả; giới thiệu, lựa chọn cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, phường kiêm nhiệm hoặc cán bộ hưu trí là những người có phẩm chất đạo đức tốt, được đối tượng hưởng tín nhiệm, có điều kiện, trách nhiệm và nhiệt tình làm đại diện chi trả xã; bố trí địa điểm, két sắt; lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn trong vận chuyển tiền mặt và chi trả (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hải Phòng, Đà Nẵng…). Tuy nhiên, cũng có nơi còn chưa thực sự quan tâm, nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa công tác chi trả trong quan hệ chính trị - xã hội trên địa bàn. Từ đó, chưa tạo điều kiện cho đại diện chi trả xã thực hiện nhiệm vụ. Một số đại diện chi trả xã do ủy ban nhân dân xã giới thiệu tuổi cao, năng lực hạn chế, làm kiêm nhiệm nhiều việc, nên hiệu quả công việc chưa cao, quản lý đối tượng chưa chặt chẽ.
Đa số ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo đảm đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí và cung ứng đủ lượng tiền mặt cho kỳ chi trả hàng tháng. Ở một số địa bàn ngân hàng đã tạo điều kiện bố trí xe chuyên dùng chở tiền phục vụ chi trả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngân hàng không chuẩn bị được lượng tiền chi trả theo lịch cố định, cấp tiền cho cơ quan BHXH vào buổi chiều, cơ cấu các loại tiền, nhất là những loại tiền có mệnh giá nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu chi trả.
3.3. Kết quả công tác quản lý chi trả:
Chi trả các chế độ BHXH dài hạn có vị trí quan trọng trong công tác chi BHXH. Mặc dù, kết cấu tỷ trọng có xu hướng giảm, nhưng số chi các chế độ BHXH dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (bằng 83%) trong tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH và gia tăng nhanh qua từng năm.
Trong 3 năm, toàn Ngành tiếp tục quán triệt và đảm bảo phương châm “chi đúng, đủ và kịp thời” cho người hưởng chế độ. Nhìn chung BHXH các tỉnh, thành phố đã có nhiều nỗ lực, tìm kiếm các giải pháp cải tiến để thực hiện tốt mục tiêu trên. Cụ thể kết quả thực hiện công tác chi BHXH dài hạn như sau:
- Số chi BHXH:
Trong 3 năm (2005-2007), hệ thống BHXH trong cả nước thực hiện chi trả với số tiền hơn 72,6 ngìn tỷ đồng cho hơn 2,1 triệu người hưởng các chế độ BHXH dài hạn. Trong đó, từ nguồn NSNN gần 45 nghìn tỷ đồng cho hơn 1,4 triệu người; từ nguồn Quỹ BHXH hơn 21,4 nghìn tỷ đồng cho gần 0,7 triệu người. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Tình hình chi trả các chế độ BHXH dài hạn (2005 – 2007)
TT
Nội dung
Nguồn Ngân sách Nhà nước
Nguồn Quỹ BHXH
Tổng cộng
Số lượng
% so với năm trước
Số lượng
% so với năm trước
Số lượng
% so với năm trước
1
Đối tượng (người)
2005
1.484.401
98,5
482.358
125,8
1.966.759
104
2006
1.461.833
98,5
596.350
123,6
2.058.183
104,6
2007
1.444.697
98,8
679.001
113,9
2.123.698
103,2
2
Số chi (triệu đồng)
2005
11.480.055
117,4
4.184.797
149,3
15.664.852
124,5
2006
14.864.851
129,5
6.983.494
166,9
21.848.345
139,5
2007
18.624.930
125,3
0.298.254
147,5
28.923.184
132,4
Nguồn: Báo cáo quyết toán của BHXH các tỉnh, thành phố
Bảng 2.4: Bình quân chi BHXH dài hạn một người một tháng
STT
Mức chi bình quân/ người/ tháng (đồng)
2005
2006
2007
1
Lương hưu
806.673
1.069.722
1.374.746
2
Các loại trợ cấp BHXH
282.962
363.616
458.984
3
Bình quân chung
663.734
884.613
1.138.170
- Xu hướng phát triển:
+ Số tiền chi BHXH:
Tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH tăng nhanh qua các năm. Tốc độ gia tăng bình quân hàng năm từ năm 1995 đến năm 2007 là 19,89%. Trong đó, số tiền chi từ nguồn NSNN tăng bình quân 14,49%/ năm, nguồn Quỹ BHXH tăng bình quân 41,79%/ năm.
Tính riêng trong 3 năm (2005-2007), bình quân mỗi năm số tiền chi trả các chế độ BHXH dài hạn tăng 32,13%. Trong đó, số chi từ nguồn NSNN tăng 23,78%, từ nguồn Quỹ BHXH tăng 47,11%. Số chi các chế độ BHXH dài hạn của năm 2007 lớn gần gấp đôi so với năm 2005 (lớn hơn 13.415 tỷ đồng).
+ Số người hưởng các chế độ BHXH dài hạn:
Tổng số người hưởng các chế độ BHXH dài hạn (gọi tắt là người hưởng chế độ) có xu hướng tăng, bình quân hàng năm từ năm 1995 đến năm 2007 tăng 1,66%. Trong đó, số người hưởng chế độ từ nguồn NSNN giảm, bình quân giảm hàng năm là 1,73%; số người hưởng chế độ từ nguồn Quỹ BHXH tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm trở lại đây, bình quân hàng năm số người hưởng chế độ từ nguồn Quỹ BHXH tăng 37,39%.
Trong 3 năm (2005-2007), bình quân mỗi năm số người hưởng chế độ tính chung cho cả 2 nguồn tăng 4,39%. Riêng số người hưởng chế độ từ nguồn NSNN giảm 1,74%, từ nguồn Quỹ BHXH tăng 25,45%. Số người hưởng chế độ của năm 2007 tăng so với năm 2005 là 156.939 người.
Qua số liệu trên cho thấy, tổng số tiền chi trả và số người hưởng chế độ đều tăng và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Nếu tính tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho mỗi cán bộ công chức ngành BHXH phải đảm nhận thì năm 2005 là 1,2 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007 là 2,2 tỷ đồng. Trong điều kiện hiện có của ngành đây thực sự là một nhiệm vụ hết sức năng nề.
3.4. Đánh giá chung về công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn
Trong 3 năm qua ( 2005-2007), công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn tiếp tục thực hiện có nề nếp, phát huy được những thành quả trong 10 năm hình thành và phát triển của ngành; ngày càng hoàn thiện và không ngừng cải tiến, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, phục vụ ngày càng tốt hơn người hưởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế đất nước.
Trước yêu cầu đổi mới của Ngành, công tác chi trả các chê độ BHXH dài hạn đã có những chuyển biến quan trọng trong thực hiện chủ trương đa dạng hóa về phương thức chi trả (chi qua thẻ ATM), đơn giản hóa về thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết (cải tiến quy trình, thủ tục chi trả), chuyển đổi phong các làm việc… tạo được những tiền đề cơ bản cho tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
Có được những kết quả trên, trước hết đó là sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ những người làm công tác chi trả, sự chỉ đạo và đầu tư mọi mặt của ngành BHXH, sự phối hợp có hiệu quả và đầy trách nhiệm của các Ban, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp phường xã.
Tuy nhiên, trong công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn cũng còn một số hạn chế cần được sớm khắc phục. Những hạn chế chủ yếu đó là:
- Thiếu an toàn tiền mặt trong quá trình tổ chức chi trả, thực tế một số nơi đã xảy ra mất tiền mặt trong quá trình vận chuyển cũng như tồn quỹ tại đại diện chi trả và cả ở cơ quan BHXH;
- Việc cắt giảm người được hưởng chế độ chết, hết hạn hưởng còn chậm trễ…
Những hạn chế đó do nguyên nhân khách quan và cả chủ quan:
-Về khách quan: Xuất phát từ tính chất đặc thù của công tác chi trả các chế độ BHXH; khối lượng công việc gia tăng nhanh chóng như đã phân tích ở trên.
- Về chủ quan: Do thiếu sự quan tâm kiểm tra, nắm bắt để xử lý kịp thời; các biện pháp đề ra thiếu cụ thể; chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng… Một số nơi còn có biểu hiện của sự chủ quan, hoặc giao “khoán” cho cấp dưới.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở VIỆT NAM
1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chi trả:
1.1. Thuận lợi:
- Hệ thống BHXH luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và sự phối hợp có hiệu quả của các Ban, ngành chức năng liên quan từ Trung ương đến địa phương.
- Tổng kết 10 năm thành lập Ngành (1995-2005) đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện; Đội ngũ làm công tác chi trả trưởng thành, đặc biệt mạng lưới đại diện chi trả ở các phường, xã, thị trấn nhiệt tình đáp ứng được nhu cầu công việc.
- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chi trả đã tạo những thuận lợi cơ bản trong tổ chức thực hiện ở BHXH các tỉnh, thành phố.
1.2. Khó khăn:
- Các chính sách về BHXH và lĩnh vực liên quan được thay bổ sung, thay đổi có nhiều lần làm phát sinh thêm một khối lượng công việc lớn cần giải quyết.
- Đối tượng thụ hưởng, số chi tăng nhanh, vượt xa tốc độ tăng biên chế cán bộ công chức tạo nên áp lực cho đội ngũ làm công tác chi trả.
- Chi trả các chế độ BHXH dài hạn có tính đặc thù (về đối tượng phục vụ, địa bàn thực hiện, phương tiện, yêu cầu an toàn tiền mặt…) chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khách quan.
2. Giải pháp áp dụng trong công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở Việt Nam
2.1. Đặc điểm tình hình
Trong thời gian tiếp theo, công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn tiếp tục tổ chức thực hiện trong bối cảnh: Luật BHXH đã được ban hành; Đề án thanh toán không dùng tiền mặt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết đinh số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ) đang xúc tiến triển khai; Chế độ kế toán và quy chế tài chính cho ngành BHXH thực hiện theo quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ Tài chính, theo đó một số quy trình thực hiện, biểu mẫu sổ sách được thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới. Đồng thời, theo lộ trình cải cách tiền lương, từ năm 2008 sẽ thay đổi mức lương tối thiểu chung. Năm 2008 và những năm tiếp theo BHXH Việt Nam đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi tác phong phục vụ trong toàn ngành… Những nội dung trên có tác động chi phối quan trọng đến việc triển khai công tác chi trả các chế độ BHXH trong cả nước.
2.2. Phương hướng tổ chức thực hiện trong năm 2008 và các năm tiếp theo
* Phương hướng chung:
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các phương thức chi trả hiện có theo hướng phát huy, nhân rộng các mô hình và giải pháp thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tiền mặt; Chấn chỉnh công tác quản lý đối tượng hưởng; Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác chi trả; Hướng tới mở rộng phương thức chi trả qua tài khoản thẻ ATM theo lộ trình triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt đã được Chính phủ phê duyệt… nhằm mục tiêu phục vụ ngày càng tốt hơn người hưởng các chế độ BHXH.
* Những nội dung chủ yếu cần tiếp tục tập trung giải quyết trong thời gian tới là:
- Đảm bảo an toàn tiền mặt trong các công đoạn: vận chuyển, bảo quản số tiền chưa chi trả hết trong ngày;
- Chấn chỉnh việc cắt giảm chậm khi người hưởng chế độ chết, hết hạn hưởng, thuộc đối tượng tạm dừng chi trả;
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình, cải cách thủ tục, biểu mẫu và phong cách phục vụ theo đúng yêu cầu cải cách hành chính của Ngành;
- Soát xét lại các phương thức chi trả đang áp dụng để có điều chỉnh thích hợp;
- Phân bổ và sử dụng hợp lý lệ phí chi trả;
- Củng cố hệ thống đại diện chi trả và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác chi trả.
2.3. Một số giải pháp chủ yếu
2.3.1. Đối với BHXH Việt Nam
- Kịp thời bổ sung, sửa đổi quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH đáp ứng yêu cầu thực tiễn và cải cách hành chính của Ngành;
- Sửa đổi quy định về lệ phí chi đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn tiền mặt, tăng cường công tác quản lý đối tượng hưởng, khắc phục những hạn chế trong thời gian qua;
- Xây dựng nội dung, tổ chức tập huấn cho BHXH các tỉnh, thành phố về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác chi trả các chế độ BHXH;
- Nghiên cứu sớm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chi trả trong toàn ngành (nối mạng, xây dựng trang web, chế độ thông tin báo cáo…).
2.3.2. Đối với BHXH các tỉnh, thành phố
- Tăng cường sự phối hợp chỉ đạo, quản lý cấp ủy, chính quyền các cấp trong tổ chức chi trả, quản lý đối tượng hưởng; tiếp tục thực hiện chỉ thị 15-CT/TW ngày 26/05/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH;
- Tổ chức rà soát lại việc áp dụng các phương thức chi trả (phạm vi, sự phù hợp) để có chỉ đạo điều chỉnh phù hợp cho từng địa bàn;
- Xây dựng quy định bảo quản, vận chuyển tiền mặt phục vụ chi trả; chế độ trách nhiệm vật chất; định mức lưu quỹ tiền mặt phù hợp với điều kiện của địa phương; trên cơ sở quy định của BHXH Việt Nam, tiến hành xây dựng phương án phân bổ lệ phí chi có căn cứ khoa học cho từng địa bàn quận, huyện phù hợp với các phương thức chi áp dụng;
- Soát xét việc thực hiện công khai hóa thủ tục, quy trình thực hiện trên địa bàn; tập hợp các vướng mắc nghiệp vụ kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng những hiểu biết, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ làm công tác chi trả, trước hết cho đội ngũ đại diện chi trả xã;
- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện công tác chi trả của BHXH các quận, huyện; đúc kết phổ biến kinh nghiệm; xử lý kịp thời và cụ thể các vướng mắc phát sinh; kỷ luật nghiêm minh với những hiện tượng tiêu cực lạm dụng quỹ BHXH, phiền hà sách nhiễu đối tượng; nhanh chóng chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính quan liêu sang phục vụ đối tượng hưởng;
- Đầu tư trang bị phương tiện, điều kiện làm việc và kỹ năng sử dụng vi tính cho cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý đối tượng và chi trả.
2.3.3. Đối với BHXH huyện
- Tăng cường sự phối hợp với chính quyền xã, thôn trong tổ chức chi trả (bố trí địa điểm, thông báo lịch chi trả, đảm bảo an ninh, an toàn tiền mặt…).
- Rà soát lại các nội dung tổ chức chi trả (lựa chọn phương thức chi, tính pháp lý, các điều kiện đảm bảo trong các hợp đồng chi trả, an toàn tiền mặt. quản lý đối tượng…) để có điều chỉnh và áp dụng các biện pháp thích hợp.
- Củng cố lại mạng lưới đại diện chi trả xã, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân xã, phường để lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, ưu tiên những người có điều kiện đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 318 Bộ luật dân sự); Thực hiện sơ tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời nhưng linh hoạt trong hình thức tổ chức, thiết thực trong nội dung.
- Xây dựng kế hoạch chi trả một cách cụ thể, khoa học (kế hoạch nhận tiền mặt: số lượng, thời gian và chủng loại, lịch chi trả…) có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng.
- Xây dựng các phương án đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển và tổ chức chi trả. Có các biện pháp giải phóng tiền mặt nhanh, hạn chế việc tồn quỹ không để xảy ra mất an toàn trong chi trả:
+ Trong khâu vận chuyển tiền mặt: Tổ chức cấp tiền cho đại diện chi trả xã qua ngân hàng loại 3; sử dụng phương tiện ôtô vận chuyển, đối với xã vùng sâu, vùng xa có thể chuyển tiền thông qua hệ thống bưu điện xã…
+ Trong khâu chi trả: Xây dựng định mức số tiền tạm ứng cho mỗi ngày chi trả; tăng số bàn chi trả tại mỗi điểm chi trả hoặc mở thêm điểm chi trả nhằm hạn chế số tiền mặt lưu quỹ và tình trạng người nhận chờ lâu tại điểm chi trả.
- Thực hiện cải cách hành chính trong công tác chi trả, công khai quy trình, thủ tục hồ sơ, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng cán bộ, từng đơn vị.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác chi trả, đối tượng hưởng, tồn quỹ tiền mặt tại các đại diện chi trả xã. Thực hiện ký cam kết trong việc cắt giảm kịp thời đối với các đại diện chi trả và Ủy ban nhân dân xã, phường. Quy định trách nhiệm vật chất đối với trường hợp chi trả cho các đối tượng đã chết, không đủ điều kiện hưởng.
3. Kiến nghị
3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước
- Khẩn trương ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn luật BHXH thật đồng bộ (các Nghị định, quyết định, nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thông tư, quyết định của các Bộ, Ngành) để tránh chồng chéo, trùng lặp và cụ thể hóa cho việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát.
- Đề nghị các Bộ, Ngành có liên quan ban hành những quy định xử phạt hành chính đối với những người được giao làm công tác quản lý chi trả không thực hiện việc báo cắt giảm hoặc báo giảm chậm. Toàn bộ số tiền hưởng sai được thu hồi vào một tài khoản để khen thưởng động viên, khuyến khích những người phát hiện ra những đối tượng hưởng sai.
- Tăng cường sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan quản lý sự nghiệp BHXH trước đây như Sở Lao Động & Thương binh xã hội để giải quyết dứt điểm những tồn đọng cũ, tiến hành sửa sai theo kết luận Thanh tra liên ngành, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh xã hội đối với các trường hợp giả mạo hồ sơ, khai man tuổi đời và khai man thời gian công tác; giải quyết đơn thư tố cáo khiếu nại…
- Sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan bảo vệ pháp luật để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chính sách chế độ, uốn nắn, xử lý kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện chế độ chính sách BHXH, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm tạo được lòng tin của nhân dân, của người lao động.
- Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm tra Pháp chế và Phòng Kiểm tra để tiến tới xây dựng hệ thống thanh tra Ngành từ Trung ương đến địa phương.
3.2. Đối với các tổ chức chính trị, xã hội
Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, BHXH Việt Nam cần có sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo thường xuyên của các tổ chức chính trị, xã hội có liên quan như:
- Sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan hữu quan, các ngành chức năng trong việc tổ chức tuyên truyền giải thích chính sách chế độ BHXH, động viên khuyến khích người lao động và các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế hiểu đầy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động trong việc thực hiện các chế độ BHXH.
- Sự giúp đỡ, tạo điều kiện về tiền mặt của hệ thống kho bạc từ Trung ương đến các huyện thị.
- Sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền để giúp cho người lao động và những người hưởng chế độ BHXH nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH.
- Tăng cường phối hợp và giám sát mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung và hệ thống cơ quan BHXH nói riêng trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn kể từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật đến việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ quản lý chi BHXH.
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, xã hội có chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị cấp dưới tích cực hưởng ứng, vận động các thành viên của tổ chức mình vừa tham gia BHXH vừa phối hợp và giám sát hoạt động quản lý chi BHXH của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn hành chính.
KẾT LUẬN
Chi trả trợ cấp BHXH dài hạn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan BHXH. Việc chi trả trợ cấp BHXH có kịp thời, đầy đủ và chính xác cho đối tượng hưởng BHXH hay không? Có đáp ứng được nhu cầu phục vụ ngày càng cao của đối tượng hưởng BHXH hay không? Có phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị hay không… là những vấn đề luôn được các cấp các ngành và những người hưởng BHXH quan tâm. Vì vậy, đề tài đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho hợp lý và có hiệu quả.
Những thành tích đạt được của BHXH Việt Nam là đáng tự hào, song chúng ta cũng nhận thấy trong hơn 10 năm qua việc quản lý chi trả BHXH cho đối tượng vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục, đòi hỏi sự cố gắng của mỗi tập thể, mỗi cá nhân trong toàn hệ thống.
Đất nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo con đường đổi mới. Sự đổi mới ấy không thể tách rời sự phát triển an sinh xã hội của đất nước mà BHXH Việt Nam là hệ thống quản lý thực hiện. Gánh vác trọng trách của Đảng và Nhà nước trên vai BHXH Việt Nam giao mang chính sách của Đảng, của Nhà nước đến với cán bộ công chức quân nhận và mọi người lao động trên cả nước. Nhận thức rõ ý nghĩa của nhiệm vụ rất vinh quang đó, cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được, chắc chắn BHXH Việt Nam sẽ phát triển bền vững để cùng góp phần vào mục tiêu mà cả dân tộc đang phấn đấu đó là: “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ VĂN MINH”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33122.doc