Chuyên đề Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

Trên đây là tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô thời gian qua. Với xu thế hội nhập như hiện nay nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua tàu đóng mới trong nước hoặc tàu qua sử dụng từ nước ngoài. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm thân tàu đối với các công ty bảo hiểm. BHDK Đông Đô cần phải hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu đểtheo kịp dược nhu cầu bảo hiểm của thị trường và đạt được chỉ tiêu của Công ty cũng như của Tổng công ty đề ra. Làm thế nào để việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao đó chính là điều mà Công ty đang quan tâm. Trong những năm tiếp theo cùng với sự phát triển của nghành bảo hiểm hàng hải, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự đầu tư, tập trung trẻ hoá đội tàu biển, sự hỗ trợ theo sát của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty BHDK Việt Nam sẽ mở ra cho Công ty BHDK Đông Đô nhiều thuận lợi trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Hy vọng rằng BHDK Đông Đô sẽ ngày càng thành công trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu.

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã xác định chiến lược phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đúng đắn, đó là: - Bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức và điều hành tốt công việc kinh doanh, có ý chí và nhiệt huyết vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. - Phát triển nguồn nhân lực sẵn có thông qua tự đào tạo bằng việc khuyến khích toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong công ty chia sẻ kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo. Năm 2007 PVI đã tổ chức và thu hút được hàng chục khoá đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ của mình, thu hút được hàng chục chán bộ có trình độ và giàu kinh nghiệm về với Công ty. f. Xây dựng bản sắc văn hoá công ty và thương hiệu Thương hiệu công ty có sức mạnh và các giá trị không thể thay thế đối với dịch vụ bảo hiểm của mình. Linh hồn thương hiệu thoát thai từ bản sắc văn hoá công ty. Năm 2006 Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên PVI đã nỗ lực phát huy và xây dựng văn hoá Công ty trên nguyên tắc đoàn kết để phát huy sức mạnh tổng thể của cả đơn vị, khuyến khích việc chia sẻ các giá trị, đặc biệt là giá trị tinh thần, kinh nghiệm sáng tạo và kiến thức của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, xây dựng quan điểm và thái độ làm việc của mỗi cán bộ theo các định hướng hội nhập, phát triển theo hướng vào chất lượng dịch vụ và khách hàng, đưa văn hoá Công ty vào mỗi sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho thị trường để tạo nên sự khác biệt ưu thế cho dịch vụ bảo hiểm của PVI. Với kết quả đạt được như trên, tên tuổi và vị thế của BHDK trên thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng được khẳng định : Bảng 4: Thị phần của các doanh nghiệp Bảo hiểm trong các nghiệp vụ Bảo hiểm Doanh nghiệp BH hàng hóa vận chuyển BH xe cơ giới BH thân tàu và TNDS chủ tàu BH trách nhiệm chung BH TS và TH BH mọi rủi ro TS & cháy nổ BH XDLĐ BH dầu khí Các nghiệp vụ khác ACE INA 0.01 0.43% 0.02 0.06 Bảo Long 5.14 3.07 0.58 1.32 0.93 1.20 1.54 0.00 Bảo Minh 18.25 19.98 16.14 21.10 14.83 22.75 49.93 Bảo Ngân 0.75 0.14 0.005 0.72 0.39 0.49 0.26 0.88 Bảo Nông 0.66 0.14 0.10 0.08 0.28 0.58 PVInsurance 15.84 9.28 34.01 10.88 38.44 29.78 43.01 96.05 3.75 Bảo Việt 27.29 33.01 31.03 35.96 18.42 18.10 23.83 3.95 22.30 BIC 1.43 1.58 0.95 0.39 3.20 0.85 4.71 10.34 AAA 0.71 2.97 0.66 0.26 1.46 0.73 1.14 6.03 BH liên hiệp 5.69 0.19 1.39 3.82 6.79 2.98 Groupama 0.32 0.05 0.12 LIBERTY MIC PJICO 11.73 19.23 12.54 9.31 3.79 4.31 6.12 PTI 3.54 5.28 1.54 4.75 1.18 3.47 2.39 Bảo Tín QBE 0.13 0.03 0.00 5.78 0.59 0.42 1.25 0.37 Samsung Vina 1.14 0.07 0.10 2.26 2.02 4.49 0.91 Toàn Cầu 0.34 0.99 1.77 0.14 3.55 4.85 5.37 VIA 4.49 0.53 0.35 2.87 2.00 3.55 1.83 Viễn Đông 1.92 3.51 0.47 2.06 0.38 3.10 ( Nguồn : Số liệu tổng kết của công ty BHDK VN ) Nhận xét: Với ví trí trên thị trường bảo hiểm như hiện nay công ty đã có một tiềm lực lớn đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hoàn toàn chủ động trong phối hợp triển khai dịch vụ, mở rộng thị trường mục tiêu theo chiến lược đã đề ra. 2.1.2. Khái quát về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô 2.1.2.1. Tình hình chung Năm 2007 là năm đầu tiên hoạt động của PVI Đông Đô, với sự nỗ lực phấn đấu của tập đoàn CBNV và cùng sự quan tâm, hỗ trợ của các ban trên công ty PVI Đông Đô đã hoàn thành hơn 76,33% kế hoạch và tạo được tiền đề vững chắc cho năm 2008. a. Thời cơ - Hà Nội là thị trường giàu tiềm năng, tập trung các tập đoàn, các công ty, công ty lớn, nhiều khu công nghiệp, có thể khai thác ở tất cả các nghiệp vụ. - Việt Nam gia nhập WTO là nhân tố gia tăng đầu tư, gia tăng lượng hàng hóa XNK. - Thương hiệu của PVI gắn liền với Petro Vietnam là một thương hiệu mạnh. Sự phát triển mạnh mẽ của PVI trong năm 2006, 2007 đã tạo đà cho sự phát triển của PVI Đông Đô và các đơn vị thành viên. - Sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công ty, sự hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả của các Ban trên công ty là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của PVI Đông Đô. - Đội ngũ của PVI Đông Đô ban đầu có những CBNV đã có kinh nghiệm. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng và quý giá cho sự phát triển của công ty. b. Thách thức - Đây là thị trường cạnh tranh quyết liệt với sự tham gia của tất cả các đối thủ, về tất cả mọi mặt : quan hệ, điều kiện điều khoản, tỷ lệ phí,… Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập các công ty BH nước ngoài sẽ được dỡ bỏ những rào cản trước đây, được cạnh tranh sòng phẳng với các công ty BH của Việt Nam. - Nhu cầu bảo hiểm gia tăng, đồng thời với yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao đòi hỏi chúng ta phải phục vụ tốt hơn, phải đưa ra nhiều sản phẩm mới, phù hợp với sự phát triển của nhu cầu bảo hiểm. - Sự tăng trưởng mang tính đột phá yêu cầu tập thể lãnh đạo và CBNV trong công ty phải hết sức nỗ lực, năng động và sang tạo thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. c. Kết quả kinh doanh Doanh thu : 15.266.062.364 VNĐ Phí thực thu : 13.443.760.752 VNĐ Bồi thường : 799.832.352 VNĐ 2.1.2.2. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh a. Đánh giá về công tác khai thác Các nghiệp vụ chính, có doanh thu lớn đã được triển khai là nghiệp vụ xe cơ giới, xây lắp và BH tàu. Nghiệp vụ xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của công ty, chiếm 55,74%. Bước đầu thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thông qua hệ thống ngân hàng của VIB, VP Bank, HD Bank, GP Bank,… các salon, gara và hệ thống đại lý bán lẻ,… Nghiệp vụ xây lắp đã được chú trọng, đội ngũ cán bộ làm dự án tăng cường và đã đạt được những kết quả khá ấn tượng như: Xây dựng được mối quan hệ với các ban quản lý dự án 1, 5, 9 của Bộ GTVT, BQL đầu tư và xây dựng thủy lợi 9- Bộ NN & PTNT, BQL KCN Cao Hòa Lạc, DA nhà máy Xi măng Điện Biên, DA khu phức hợp khách sạn, văn phòng cho thuê Crowne Plaza tại Nha Trang,… Công tác khai thác tàu đã được các phòng ban quan tâm và bước đầu đã có những tín hiệu tốt thông qua việc BH cho các tàu Speedy Falcon, Hearty Falcon của công ty VTB Falcon, Vinafco 25 của công ty VTB Vinafco trong năm 2007 và kết quả đàm phán với các công ty CPVTB Vinashin, Viconship Sài Gòn sẽ đem lại những kết quả trong năm 2008. Các kênh phân phối chính đã được thiết lập là các ngân hàng, các salon, gara, một số kho bạc các quận, huyện và hệ thống đại lý bán lẻ. * Một số tồn tại : - Các nghiệp vụ BH cháy, trách nhiệm, tư vấn thiết kế chưa phát triển mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng thị trường. - Mảng BH tàu thủy nội địa và con người rất yếu. - Chưa có nhiếu khách hàng là các công ty lớn của Nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp từ NSNN, các doanh nghiệp có uy tín, các doanh nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài,… - Chưa thâm nhập được vào hệ thống các Trạm đăng kiểm, ngoại trừ Trạm đăng kiểm 2907D tại Đông Anh cũng như hệ thống các cơ quan thuế tại các quận huyện. - Mạng lưới đại lý bán lẻ đã được xây dựng nhưng chưa rộng khắp về địa bàn và chưa nhiều về số lượng. b. Đánh giá về công tác phát triển thị trường - Công ty luôn quan tâm tới việc phát triển, mở rộng địa bàn. Trong năm 2007 được sự đồng ý của lãnh đạo công ty, 3 văn phòng khu vực tại Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đông Anh đã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả, VPKV Ba Đình đã đi vào hoạt động cuối tháng 12/2007. Và tiếp tục VPKV Gia Lâm sẽ đi vào hoạt động vào trung tuần tháng 01/2008 để có thể mở rộng địa bàn, tiếp cận khách hàng tại các ngân hàng, khu công nghiệp Sài Đồng, Đài Tư. - Công tác tuyên truyền, quảng cáo cũng được Công ty chú trọng bằng nhiều biện pháp, ngoài việc xác định chất lượng dịch vụ là hàng đầu như tặng dù che mưa nắng cho các điểm trông giữ xe, tặng áo mưa, túi đựng giấy tờ xe, gửi thư cảm ơn cho khách hàng,… c. Đánh giá về công tác hành chính kế toán Công tác này bước đầu đã phục vụ được yêu cầu của sản xuất kinh doanh, dần dần đi vào nề nếp, tuy nhiên do việc thay đổi đến 3 cán bộ cán bộ phụ trách và cán bộ đều lần đầu tiên làm kế toán BH nên còn một số tồn tại cần phải khắc phục như việc cập nhật sổ kế toán chưa kịp thời, thanh toán tiền bồi thường cho khách hàng và quyết toán cho CBNV còn chậm trễ,… d. Đánh giá về công tác giám định – bồi thường Do việc giám định – bồi thường (GĐ – BT) chủ yếu thuộc về nghiệp vụ xe cơ giới nên bộ phận GĐ – BT trong năm 2007 nằm trong phòng Xe cơ giới con người và quản lý đại lý (XCG,CN&QLĐL). Và do giai đoạn đầu nên cán bộ làm công tác GĐ – BT cũng phải đi khai thác nên chưa tập trung tuyệt đối, sự phối hợp giữa các phòng chưa nhịp nhàng nên vẫn còn để xảy ra việc giải quyết bồi thường chậm trễ cho khách hàng, thanh toán chậm cho đối tác, … e. Đánh giá về chất lượng cán bộ Đến hết năm 2007, công ty có 24 CBNV có HĐLĐ từ 1 năm trở lên, 8 cán bộ thời vụ, 6 cán bộ thử việc. Đa số cán bộ nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc và một số đạt được kết quả cao, nhưng về nghiệp vụ cần phải học tập rất nhiều. Điểm yếu nhất của CBNV, kể cả một số cán bộ phụ trách phòng là không biết xây dựng kế hoạch, lung túng trong phương pháp, và chưa quyết liệt, thiếu tính hiệu quả trong khai thác. Và một điểm yếu nữa là các cán bộ chưa xây dựng được cách thức làm việc theo nhóm, tính hỗ trợ đồng nghiệp chưa cao. 2.2. Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam trong thời gian qua 2.2.1. Đặc điểm Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng trong nhiều năm trở lại đây trên tất cả mọi mặt: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, các ngành kinh tế đều có chỉ số tăng trưởng hoàn thành hay vượt mức so với kế hoạch đề ra, kéo theo sự tăng trưởng về mức sống, văn hóa, du lịch,... điều đó đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành bảo hiểm. Tuy nhiên trong những năm gần đây cũng có nhiều khó khăn cho nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng. Đó là sự biến đổi bất thường và khắc nghiệt của thời tiết như bão lũ liên miên tàn phá vùng duyên hải phía Bắc và miền Trung, thời tiết đột ngột rét đậm rét hại ở vùng cao gây hiện tượng băng tuyết phá hủy cây cối hoa màu và giết chết hàng loạt vật nuôi; dịch cúm gia cầm H5N1, tai nạn giao thông đường bộ tuy có giảm về số vụ nhưng thiệt hại về người và tài sản gia tăng, tai nạn đường thuỷ, tàu biển, tàu sông, tàu cá tăng nhanh. Chỉ số giá cả tăng 8,4%, giá vàng tăng 50%, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, các ngân hàng Thương mại tiếp tục gia tăng lãi suất cùng với các chương trình khuyến mãi rầm rộ. Các văn bản pháp quy hướng dẫn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo an toàn và sinh lời cao chậm được ban hành. Những thuận lợi và khó khăn trên đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm vừa qua Các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Bảo hiểm thân tàu có doanh thu phí tăng khoảng 20% do đội tàu biển Việt Nam đã được bổ sung thêm rất nhiều tàu mua từ nước ngoài và đóng mới trong nước. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh trên thị trường vẫn tiếp tục diễn ra khá gay gắt, biểu hiện ở tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho các rủi ro thân tàu vẫn tiếp tục giảm. Chất lượng khai thác bảo hiểm cũng có xu hướng giảm sút. Nhiều công ty vì chạy theo doanh thu đã chưa quan tâm đúng mức chất lượng rủi ro được bảo hiểm, trong khi đó điều kiện điều khoản đưa ra lại rất cạnh tranh, tỷ lệ phí và mức khấu trừ thấp. Về tình hình tổn thất, tổn thất thân tàu tiếp tục diễn biến xấu trong nhiều năm liên tiếp. Chỉ tính riêng các tổn thất lớn tổng số tiền bồi thường cũng đã lên tới gần 6 triệu USD, xấp xỉ bằng số thu của nghiệp vụ này trong năm. 2.2.2. Tình hình tham bảo hiểm thân tàu của đội tàu 2.2.2.1. Tình hình đội tàu Hệ thống tổ chức đăng ký tàu biển và thuyền viên tại Việt Nam bao gồm : Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên Trung ương đặt tại Cục Hàng hải Việt Nam và các Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực. Hiện nay có 3 cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực thực hiện chức năng đăng ký tàu biển, đó là : Hải Phòng , Đà Nẵng, Sài Gòn. * Số tàu đăng ký : Bảng 5: Tình hình đội tàu biển Việt Nam hiện nay Khu vực đăng ký Số tàu Tổng dung tích (GT) Tổng trọng tải (DWT) Tỷ lệ % DWT KV Hải Phòng 427 1028487.207 1635537.980 39.056 KV Đà Nẵng 224 411951.032 595467.041 14.220 KV Sài Gòn 449 1304092.818 1956656.756 46.724 1100 2744530.850 4187661.777 100.00 ( Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam ) * Loại tàu biển : Bảng 6: Các loại tàu biển Việt Nam Loại tàu Số lượng Tổng dung tích (GT) Tổng trọng tải (DWT) Tỷ lệ % DWT Tàu dầu 145 921571.654 1624588.134 38.790 Tàu Container 43 350258.121 418829.752 10.010 Tàu chở khách 47 77646.768 24044.427 0.570 Tàu hàng khô 576 1033640.657 1739308.083 41.530 Tàu công vụ 18 1213.251 217.872 0.005 Tàu chở gas, khí hóa lỏng 11 22214.504 21637.000 0.517 Tàu chở hóa chất 9 9247.517 17266.950 0.412 Tàu chở hàng rời 20 191143.314 225030.977 5.373 Tàu lai kéo 74 13325.410 6987.342 0.167 Tàu thể thao 6 9105.019 14295.000 0.342 Tàu chở khách và hàng 31 5192.501 2624.100 0.067 Khác 120 109972.134 92832.140 2.217 Tổng số 1100 2744530.850 4187661.777 100.000 ( Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam ) Nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua đóng tàu mới trong nước hoặc từ nước ngoài. Quyết định số 149/2003/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt Nam * Quan điểm phát triển đội tàu biển: - Phát triển vận tải biển với tốc độ nhanh và đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường biển của nền kinh tế quốc dân với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển trong khu vực và trên thế giới; thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước và góp phần củng cố an ninh, quốc phòng. - Phát triển vận tải biển đồng bộ với phát triển các ngành vận tải liên quan mật thiết như : vận tải đường biển, vận tải đường sông, vận tải đường sắt,…tạo điều kiện phát triển các phương thức vận tải tiên tiến ( vận tải đa phương thức ) để tạo nên một hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn. - Phát triển vận tải biển đồng bộ với việc đầu tư phát triển phương tiện vận tải và gắn với phát triển ngành cơ khí giao thông, trong đó chú trọng phát triển mạnh ngành công nghiệp đóng tàu biển. - Phát triển đội tàu theo hướng hiện đại hóa, trẻ hóa, kết hợp một cách hợp lý giữa đa dạng hóa với chuyên môn hóa; phát triển mạnh đội tàu chuyên dụng. - Phát triển mạnh nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, sĩ quan thuyền viên để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh, mở rộng hoạt động dịch vụ hàng hải và xuất khẩu thuyền viên. *Mục tiêu phát triển : - Phát triển đội tàu biển đến năm 2010 có tổng trọng tải đạt 4.445.000 DWT và định hướng đến năm 2020 đạt 7.100.000 DWT; Từng bước trẻ hóa đội tàu đến năm 2010 đạt độ tuổi bình quân 16 tuổi và định hướng năm 2020 đạt 14 tuổi; đưa năng suất phương tiện vận tải bình quân đến năm 2010 đạt 16,7 T/DWT và định hướng đến năm 2020 đạt 20,2 T/DWT ; chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng, đặc biệt là tàu container và tàu dầu. - Từng bước nâng cao tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2010 là 25%, định hướng đến năm 2020 là 35%; tỷ lệ đảm nhận hàng hóa vận tải biển nội địa đạt 100%; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải bằng đường biển. Mục tiêu phát triển đội tàu biển như trên sẽ là cơ hội để bảo hiểm tàu phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 2.2.2.2. Tình hình kinh doanh bảo hiểm thân tàu Kể từ khi thị trường được mở cho đến nay đã có 4 công ty bảo hiểm khai thác bảo hiểm thân tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu. Do nghiệp vụ này đòi hỏi số đông và kinh nghiệm trong khai thác, xử lý tổn thất,…nên các công ty bảo hiểm mới ra đời sau này không mấy quan tâm hoặc chưa xin giấy phép kinh doanh nghiệp vụ này. Hiện tại 4 công ty này vẫn chiếm gần 98% thị trường bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam: Bảo Việt chiếm 35,11%, BHDK chiếm 33,67%, PJICO chiếm 16,5% và Bảo Minh chiếm 12,51%. Bảng 7: Doanh thu phí BH gốc của toàn bộ thị trường về nghiệp vụ BH thân tàu Đơn vị : Trđ Năm 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 114,628 128,713 155,798 202,258 ( Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ) Do có ít công ty bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực này nên gần đây việc bắt tay, đồng bảo hiểm hoặc san sẻ dịch vụ theo hình thức tái bảo hiểm đã nhiều hơn. Việc làm này đã phần nào giảm được mức độ cạnh tranh trong thị trường. Mặc dù vậy, mức độ cạnh tranh trong bảo hiểm thân tàu cũng không kém phần quyết liệt so với các nghiệp vụ khác. Hầu hết các tàu mới mua về hoặc được đóng mới trong nước đều yêu cầu các nhà tham gia bảo hiểm đấu thầu. Một mặt nào đó, đầu thầu sẽ làm cho dịch vụ của chúng ta hoàn thiện hơn. Mặt khác, để có được dịch vụ, có được khách hàng tiềm năng việc hạ phí, áp dụng mức miễn thường thấp diễn ra thường xuyên, đặc biệt là trong đầu thầu phí đối với các tàu vừa mua từ nước ngoài về. Có những dịch vụ tỷ lệ phí áp dụng đặc biệt thấp, thấp hơn cả phí tái bảo hiểm do các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài yêu cầu. Từ đó dẫn đến việc tỷ lệ phí trung bình liên tục giảm qua các năm. Chính vì vậy tổng phí bảo hiểm toàn thị trường không tăng tương xứng với tốc độ tăng số tiền bảo hiểm. Một mặt do một số tàu tham gia bảo hiểm ngắn hạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tỷ lệ phí áp dụng ở một số tàu đặc biệt thấp. Với đội tàu biển Việt Nam hiện nay và khả năng đóng tàu mới cũng như sữa chữa và đóng tàu, nếu như chúng ta bảo hiểm với mức phí hợp lý, tính toán đến nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn cả là mức độ rủi ro mà các nhà bảo hiểm phải gánh chịu thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm này chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều so với những gì đã diễn ra trong những năm vừa qua. 2.2.3. Tình hình tổn thất và bồi thường Tình hình tổn thất trong khoảng gần chục năm trở lại đây có chiều hướng xấu đi. Tỷ lệ bồi thường rất cao, thường là trên dưới 50%. Bảng 8: Tình hình tổn thất và bồi thường của toàn bộ thị trường về nghiệp vụ BH thân tàu Năm Doanh thu ( Trđ ) Bồi thường ( Trđ ) Tỷ lệ bồi thường ( % ) 2004 114,628 53,082 46,31 2005 128,713 82,733 64,28 2006 155,798 83,453 53,57 2007 202,258 84,361 41,71 ( Nguồn : Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ) Các vụ tổn thất lớn liên tục xảy ra do mắc cạn, chìm, đắm, đâm va. Điển hình như vụ tàu “Trang An” bị chìm năm 2000, bồi thường 1,2 triệu $, tàu “Lục Nam” bị chìm năm 2001, bồi thường hơn 1 triệu $. Cháy máy tàu “Phú Xuân” năm 2002, bồi thường 3,32 triệu $. Tàu “ViHan 05” bị mắc cạn tại Nhật ngày 30/8/2004, bồi thường toàn bộ ước tính 2,6 triệu $. Vụ đắm tàu Sea Bê tại Trung Quốc ngày 1/5/2005 cũng gây thiệt hại 2 triệu $. Vụ đâm va của tàu Mimosa với tàu Trinity ngày 12/5/2005 gây đắm tàu Mimosa, thiệt hại phần bồi thường thân tàu là 2 triệu $. Mắc cạn tàu Long Xuyên ở Hàn Quốc ngày 6/9/2006 phải bồi thường 640.000$; ... Thị trường bảo hiểm quốc tế đang có xu hướng xem xét kỹ lưỡng hơn khi nhận tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm hàng hải Việt Nam, trong đó có bảo hiểm thân tàu do kết quả kinh doanh không tốt. Nếu việc giảm phí vẫn tiếp tục diễn ra và tình hình tổn thất không được cải thiện thêm ở một vài năm tới, khi đó các công ty bảo hiểm sẽ khó có thể mua tái bảo hiểm bảo vệ ở thị trường tiềm năng có uy tín. Trước tình hình trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc cần bắt tay với nhau nhiều hơn để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi kết quả kinh doanh nghiệp vụ này đã quá xấu trong nhiều năm, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.3. Thực tế triển khai bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô giai đoạn gần đây 2.3.1. Quy tắc bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô Công ty hiện đang áp dụng 2 quy tắc chính về bảo hiểm thân tàu, các quy tắc này đã được đăng ký với Bộ Tài chính: - Quy tắc bảo hiểm thân tàu và TNDS của chủ tàu đối với tàu thuyền hoạt động trên sông, hồ vùng nội thuỷ trong lãnh hải Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành ngày 09/01/1992, kèm theo quyết định số 09/TC/QĐ/BH. - Quy tắc ITC (Hull) 1.10.1983 và 1.11.1995 (Hull) của Hiệp hội bảo hiểm London. 2.3.2. Công tác khai thác bảo hiểm thân tàu 2.3.2.1. Quy trình khai thác a. Các bước khai thác - Bước 1: Nhận thông tin từ khách hàng CBKT có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhằm nắm bắt thông tin về khách hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về các sản phẩm của công ty nhằm giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khác hàng. Kịp thời nắm bắt những thay đổi và biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hoặc đề xuất thay đổi các điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm cho phù hợp. - Bước 2: Phân tích thông tin, tìm hiểu, đánh giá rủi ro. Thông qua các số liệu thống kê và thực tiễn hoạt động của khách hàng, cán bộ khai thác tham mưu cho lãnh đạo về khả năng triển khai dịch vụ, chích sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro. - Bước 3: Tiến hành đàm phán, chào phí Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp, báo cáo đánh giá rủi ro, các số liệu thống kê và chính sách khách hàng của Công ty, Phòng KD/CN xác định và chào tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp với đối tượng được bảo hiểm và các qui định liên quan của công ty. - Bước 4: Chuẩn bị hợp đồng (nếu có) Khi khách hàng chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, cán bộ khai thác đề nghị họ gửi giấy yêu cầu bảo hiểm chính thức bằng văn bản cho BHDK, có ký tên và đóng dấu cơ quan được gửi đến trực tiếp hay bằng đường bưu điện hoặc bằng Fax. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bằng chứng và là cơ sở pháp lý thể hiện ý chí của khách hàng về việc đồng ý tham gia bảo hiểm và là một bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm. Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, cán bộ khai thác chuẩn bị hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm. - Bước 5: Ký hợp đồng/ giấy chứng nhận bảo hiểm. - Bước 6: Đóng dấu, chuyển hợp đồng, giấy chứng nhận BH, lưu hồ sơ. - Bước 7: Theo dõi thanh toán phí BH/ Quản lý đơn/ hợp đồng bảo hiểm. Phòng kế toán có trách nhiệm viết hoá đơn thu phí bảo hiểm theo nội dung hợp đồng/ thông báo thu phí bảo hiểm. b. Hồ sơ khai thác bảo hiểm thân tàu thuỷ. Các tài liệu trong một bộ hồ sơ khai thác bảo hiểm thân tàu thuỷ bao gồm: - Thư chào phí bảo hiểm. - Bản câu hỏi đánh giá rủi ro. - Giấy yêu cầu bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm (nếu có). - Giấy chứng nhận bảo hiểm và các sửa đổi bổ sung. - Các giấy tờ pháp lý liên quan đến đối tượng được bảo hiểm - Giấy yêu cầu giám định điều kiện. - Biên bản giám định điều kiện của công ty bảo hiểm dầu khí, của các hội P&I hoặc biên bản giám định của công ty giám định thuê ngoài (nếu có). - Các tài liệu khác có liên quan. 2.3.2.2. Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu Công ty BHDK có lợi thế là khai thác được được các khách hàng lớn trong ngành như PTSC, VSP,PVTrans…Đây là các đội tàu chủ lực tham gia bảo hiểm trọn gói tại công ty. Ngoài ra công ty cũng tiến hành khai thác các khách hàng tiềm năng ngoài ngành, mở rộng thị trường hoạt động, tạo dựng vị thế của công ty trên thị trường bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. Bảng 9: Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu tại Công ty BHDK (2004 - 2007) Đơn vị: Trđ STT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1 Doanh thu phí Trđ 38.973 45.049 54.529 68.767 2 Số tàu khai thác Chiếc 114 280 490 592 3 Tốc độ tăng trưởng DT phí % - 115,59 121,04 126,11 4 Tốc độ tăng số tàu khai thác % - 245,61 175,00 120,80 (Nguồn: số liệu tổng kết của công ty BHDK VN ) Qua bảng số liệu trên cho thấy: trong giai đoạn 2004-2007 tình hình khai thác bảo hiểm thân tàu không ngừng tăng lên, điều đó đựơc biểu hiện ở việc số lượng tàu khai thác, phí bảo hiểm gốc đều tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng DT phí đều đạt trên 100% - Đây là một con số tăng trưởng rất cao, có được kết quả này là do BHDK đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên dẫn đầu thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung cũng như bảo hiểm thân tàu nói riêng. Xét về thị phần BHDK cũng tăng mạnh, nếu như năm 2004 thị phần của công ty là 19,88% thì năm 2007 đã đạt tới 34%. Công ty BHDK cũng như Phòng Bảo hiểm hàng hải đã tích cực bám sát khách hàng và đã dành được dịch vụ bảo hiểm thân tàu cho các tàu Vinafco, Cửu Long Gas, Phong Lan, và đặc biệt là tàu FPSO của PTSC.Kết quả này đạt được là do sự nỗ lực của các cán bộ khai thác đã khai thác triệt để các khách hàng lớn trong ngành như PTSC, VSP, PVTrans…đồng thời mở rộng khai thác khách hàng tiềm năng ngoài ngành. BHDK đã từng bước mở rộng quan hệ với các công ty lớn trong nước, ký kết được nhiều hợp đồng bảo hiểm lớn. Với tình hình khai thác bảo hiểm thân tàu ở Tổng công ty BHDK như vậy thì tình hình khai thác bảo hiểm thân tàu ở Công ty BHDK Đông Đô như sau: Chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 13/6/2007 Công ty BHDK Đông Đô đã có nhiều nỗ lực vượt bậc trong hoạt động khai thác.Khai thác là bước đầu tiên của việc triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm, do đó có thực hiện tốt công tác này mới đem lại hiệu quả cho việc kinh doanh bảo hiểm. Với 6 tháng hoạt động đến cuối năm 2007 Công ty đã khai thác thành công được 14 con tàu với 13 HĐBH TNDS chủ tàu, 6 HĐBH Tai nạn thuyền viên và 3 HĐBH Thân tàu, tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với các công ty kinh doanh tàu như VINAFCO, Công ty TNHH Thương mại Phước Trung,Công ty Cổ phần cầu 14, Công ty TNHH TMDV & XNK Thiện Toàn – đây là một kết quả chưa cao nhưng khá khả quan cho 6 tháng đầu hoạt động của Công ty. Ba HĐBH thân tàu bao gồm: + HĐBH thân tàu với tàu VINAFCO 25 của Công ty Cổ phần VINAFCO, thu được phí bảo hiểm là 448 trđ. + HĐBH thân tàu với tàu Anh Vũ thu được phí bảo hiểm là 560 trđ. + HĐBH thân tàu với tàu Thiện Toàn 36 ALCII của Công ty TNHH TMDV & XNK Thiện Toàn thu được phí bảo hiểm là 287 trđ. Kết quả đạt được như trên hứa hẹn một sự phát triển nhanh chóng trong thời gian hoạt động tới của Công ty. 2.3.3. Công tác giám định 2.3.3.1 Việc chỉ định công ty giám định Khi nhận được thông báo tổn thất của khách hàng, cán bộ giải quyết khiếu nại kiểm tra các thông tin (thời hạn bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, mức khấu trừ, khách hàng đã thanh toán phí bảo hiểm hay chưa…), trong trường hợp ước tính tổn thất vượt mức quy định tự giám định hoặc tổn thất phức tạp, nguyên nhân chưa rõ ràng, xem xét trình Giám đốc phê duyệt việc chỉ định công ty Giám định độc lập. Công ty giám định độc lập phải đạt các tiêu chuẩn sau: - Có tư cách pháp nhân, có đăng ký chức năng kinh doanh đáp ứng được nhu cầu công việc. - Đáp ứng được các đòi hỏi về chuyên môn kỹ thuật. Đảm bảo việc giám định nhanh chóng chính xác. - Giám định viên có tinh thần và thái độ phục vụ tốt đối với các bên liên quan, đặc biệt là đối với Người được bảo hiểm. - Chứng thư giám định có chất lượng tốt khách quan, trung thực và được phát hành nhanh chóng. Phí giám định hợp lý. - Một số công ty giám định đuợc chọn để ký hợp đồng giám định còn phải đảm bảo việc sẵn sàng phục vụ giám định 24/24 giờ/ngày. Trưởng phòng giám định bồi thường công ty và giám đốc các chi nhánh được phép chủ động chỉ định các công ty giám định. Việc lựa chọn chỉ định công ty giám định độc lập cần tuân thủ các bước sau - Xem xét tính chất và đặc tính kỹ thuật của đối tượng được bảo hiểm cũng như độ phức tạp của sự cố để lựa chọn công ty giám định độc lập có chuyên môn kỹ thuật phù hợp. - Tham chiếu điều khoản quy định về chỉ định giám định của đơn bảo hiểm hoặc ý kiến của các nhà đứng đầu TBH (nếu có). - Tham chiếu “ Quy định về giám định bồi thường” của công ty. - Lập tờ trình chỉ định công ty giám định độc lập. - Nội dung tờ trình bao gồm: ● Các thông tin chính về đơn bảo hiểm (số đơn, thời hạn, tình hình thanh toán phí bảo hiểm…). ● Tóm tắt về sự cố, mức độ tổn thất. ● Cơ sở lựa chọn công ty giám định. ● Đề nghị lãnh đạo công ty phê duyệt chỉ định công ty giám định độc lập. 2.3.3.2 Quy trình lựa chọn các công ty giám định Quy trình lựa chọn các công ty giám định được thể hiện qua sơ đồ sau: Bảng 11: Kết quả công tác giám định bảo hiểm thân tàu của Tổng công ty BHDK VN giai đoạn 2004-2007. Đơn vị: Trđ STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1 Doanh thu phí 38.973 45.049 54.529 68.767 3 Chi phí giám định 95,19 187,38 104,86 106,53 (Nguồn: Số liệu tổng kết của công ty BHDK ) Qua số liệu bảng trên cho thấy chi phí giám định của Tổng công ty BHDK trong bảo hiểm thân tàu có sự khác nhau qua các năm. Năm 2004 chi phí cho công tác giám định là 95,19 triệu đồng thì đến năm 2005 chi phí cho công tác này đã lên tới 187,38 triệu đồng do xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn, phức tạp công ty phải thuê các công ty giám định bên ngoài để tiến hành giám định tổn thất, nên chi phí giám định ở năm này đạt mức cao nhất. Năm 2006, 2007 chi phí này ổn định ở mức 104,86 và 106,53 triệu đồng. Còn tại công ty BHDK Đông Đô trong thời gian 6 tháng hoạt động với 3 HĐBH thân tàu khai thác được chưa xảy ra tổn thất gì nên chưa mất chi phí giám định. 2.3.4. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất Đề phòng và hạn chế tổn thất là một việc làm hết sức cần thiết đối với một công ty bảo hiểm. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất mà thực hiện tốt thì tổn thất mới ít xảy ra, giảm được mức độ trầm trọng của các tổn thất tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm và các chủ tàu tham gia bảo hiểm. Công tác này không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội rất lớn. Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất sẽ tạo niềm tin của khách hàng đối với công ty bảo hiểm và hơn thế nữa là góp phần bảo đảm an toàn cho xã hội. Thấy được tầm quan trọng của công tác đề phòng hạn chế tổn thất, BHDK Đông Đô ngay từ khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu đã quan tâm chú trọng tới công tác này. Với 3 HĐBH thân tàu khai thác được Công ty đã chi gần 3 trđ cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất ( chiếm 0,15 – 0,16% doanh thu phí ). Sau đây là số liệu về chi đề phòng hạn chế tổn thất của Tổng công ty BHDK Việt Nam trong nghiệp vụ BH thân tàu: Bảng 12: Kết quả chi đề phòng hạn chế tổn thất BH thân tàu của Tổng công ty BHDK giai đoạn 2001-2005 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1 Doanh thu phí Trđ 38.973 45.049 54.529 68.767 2 Số tàu khai thác Chiếc 114 280 490 592 3 Chi đề phòng hạn chế TT Trđ 58,46 70,28 87,25 112,09 4 Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế TT/ DT phí % 0,15 0,156 0,16 0,163 (Nguồn: Số liệu tổng kết của công ty BHDK ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chi phí chi cho đề phòng hạn chế tổn thất ngày càng tăng là do máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, tinh vi thì việc kiểm tra đề phòng hạn chế lại càng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các nhà bảo hiểm phải đầu tư vào khâu này nhiều hơn cả về nhân lực cũng như trang thiết bị mới tiên tiến để kiểm tra. 2.3.5. Công tác giải quyết bồi thường 2.3.5.1. Quy trình giải quyết bồi thường Quy trình giải quyết bồi thường được thể hiện trong sơ đồ sau: 2.3.5.2 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm thân tàu Vì các HĐBH thân tàu khai thác được trong thời gian qua của Công ty BHDK Đông Đô chưa xảy ra tổn thất nào nên Công ty chưa mất chi phí bồi thường tổn thất, đây là một điều đáng mừng cho thấy công ty đã thực hiện tốt quy trình đành giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất. Còn tại tổng công ty BHDK Việt Nam trong những năm gần đây các vụ tổn thất lớn đã được giải quyết dứt điểm như: giải quyết bồi thường vụ chìm tàu Mimosa với số tiền 2 triệu USD, vụ FPSO Ba Vì- monobuoy (6,8 tỉ đồng), cháy mũi khoang tàu Ba Vì (5,6) tỉ đồng, hỏng trụ giàn khoan tàu Phong Lan…Ngoài ra BHDK cũng đã giải quyết nhanh chóng thoả đáng, đúng luật một số vụ tổn thất lớn của khách hàng ngoài ngành như: Tàu Long Xuyên mắc cạn tại Pohang Hàn Quốc (10,4 tỉ), bồi thường chìm tàu Bạch Đằng Giang (10 tỉ đồng), sự cố máy chính tàu Apollo Pacific tại Singapore (3 tỉ đồng), bồi thường tổn thất tàu Long An của Vitranschatr (2,4 tỉ đồng), Sự cố tàu An giang 06 mắc cạn tại cảng Đà Nẵng,… Bảng 14: Tình hình chi bồi thường BH thân tàu của Tổng công ty BHDK VN giai đoạn 2004 – 2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1 Doanh thu phí Trđ 38.973 45.049 54.529 68.767 2 Bồi thường Trđ 8.795 29.281 10.935 13.750 3 Tỷ lệ bồi thường/ DT % 22,57 64,79 20,05 19,95 (Nguồn: Số liệu tổng kết của công ty BHDK ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung tỷ lệ bồi thường khá cao, điều đó chứng tỏ tình hình tai nạn gây tổn thất tàu là rất thường xuyên. Năm 2005 là năm Tổng công ty phải bồi thường tổn thất nhiều nhất, do trong năm 2005 xảy ra một số tổn thất lớn như: Tổn thất tàu Sao mai 92 đâm va với giàn CTP, chìm tàu Mimosa, tổn thất tàu Monobuoy FSO Ba Vì, sự cố máy phát điện tàu VNSapphire, chìm tàu Bạch Đằng Giang. CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI CÔNG TY BHDK ĐÔNG ĐÔ 3.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ BH thân tàu 3.1.1. Thuận lợi - Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, các ngành kinh tế đều có chỉ số tăng trưởng hoàn thành hay vượt mức so với kế hoạch đề ra, đầu tư trong nước phát triển mạnh, nhiều dự án, công trình trọng điểm quốc gia được triển khai. Đặc biệt ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, nhiều dự án đóng tàu lớn đã được kí kết với các đối tác nước ngoài. Đây là những tác nhân quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. - Hoạt động dầu khí vẫn duy trì phát triển ở mức cao, đặc biệt là công tác thăm dò và phát triển mỏ. Bên cạnh đó Công ty luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và các ban của Tổng Công ty, sự ủng hộ mạnh mẽ của các đơn vị trong ngành, các nhà thầu dầu khí và đây đã thực sự trở thành lợi thế kinh doanh của Công ty. - Toàn thể CBNV Công ty nỗ lực cao trong khai thác dịch vụ, chiếm lĩnh thị trường, cơ chế kinh doanh hợp lý tạo điều kiện cho các Chi nhánh phát triển, tăng nhanh năng suất lao động, đời sống của người lao động được ổn định ở mức cao, nâng cao sức cạnh tranh và sẵn sàng Hội nhập quốc tế. - Vị thế của Tổng công ty BHDK Việt Nam trên thị trường BH trong nước và quốc tế ngày càng đựơc nâng cao sau những phát triển vượt bậc. Trong đó mối quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, các nhà môi giới và tái bảo hiểm trên thị trường nhìn nhận BHDK là công ty bảo hiểm công nghiệp hàng đầu Việt Nam và luôn muốn đặt quan hệ hợp tác lâu dài. Là công ty con của Tổng công ty BHDK Việt Nam, công ty BHDK Đông Đô chắc chắn cũng được hưởng sự tin cậy đó. - Đội ngũ cán bộ nhân viên đã và đang được đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn cao. Sự tận tâm và nhiệt huyết với công việc của tất cả các cán bộ công nhân viên dưới sự lãnh đạo và quan tâm của ban lãnh đạo công ty. - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 - Việc phối hợp xử lý công việc giữa các phòng ban và các chi nhánh trong công ty ngày càng chặt chẽ. Tinh thần đoàn kết nội bộ ngày càng cao. 3.1.2. Khó khăn - Thị trường bảo hiểm Việt nam nói chung và thị trường bảo hiểm thân tàu nói riêng tiếp tục có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm, kể cả sự cạnh tranh không lành mạnh, giành giật khách hàng truyền thống của nhau bằng mọi cách, làm mất ổn định hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ tới việc tái tục các Hợp đồng tái bảo hiểm cố định. - Việc đào tạo, phát triển cán bộ, công tác quản lý chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh doanh, tạo sức ép công việc rất lớn lên toàn thể CBNV. - Ngành dầu khí trong các năm qua đã xảy ra một số vụ việc tiêu cực làm giảm không khí hào hứng, ảnh hưởng không nhỏ đến không khí làm việc chung của ngành Dầu khí và Công ty BHDK. 3.2. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 3.2.1. Mục tiêu : - Khắc phục được những khó khăn hạn chế, từng bước lớn mạnh góp phần vào sự phát triển chung của BHDK Việt Nam. - Mở rộng địa bàn,hoạt động có hiệu quả để có thể thâm nhập vào các công trình dự án lớn. - Phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm tương xứng với tiềm năng thị trường. 3.2.2. Định hướng chiến lược trong năm 2008 : 3.2.2.1. Kế hoạch doanh thu : Theo kế hoạch của tổng công ty và trên cơ sở tiềm năng của thị trường, đội ngũ CBNV và ĐL, PVI Đông Đô phấn đấu đạt kế hoạch doanh thu 72 tỷ, trong đó tạm thời giao cho các phòng như sau : - Phòng Tài sản – Kỹ thuật : 14,6 tỷ đ - Phòng Xe cơ giới – con người : 19,0 tỷ đ - Phòng Hàng Hải : 17,0 tỷ đ - P.KDKV Hoàng Mai : 7,5 tỷ đ - P.KDKV Thanh Xuân : 7,6 tỷ đ - P.KDKV Đông Anh : 5,0 tỷ đ - P.KDKV Ba Đình : 4,5 tỷ đ - P.KDKV huyện Gia Lâm : 4,0 tỷ đ Tổng cộng : 72,00 tỷ đ 3.2.2.2. Kế hoạch phát triển nhân lực và mạng lưới : - Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Tổng công ty giao cho, việc bổ sung nhân lực cho các bộ phận là rất quan trọng. Vì vậy PVI Đông Đô dự kiến sẽ trình Tổng công ty kế hoạch nhân sự, nâng tổng số CBNV lên 72 người vào cuối năm 2008. Đầu năm Quý I Quý II Quý III Quý IV BQ cả năm 24 40 52 64 72 57 - Trong quá trình hoạt động, nếu nghiệp vụ nào phát triển mạnh hoặc có điều kiện để phát triển thì công ty sẽ đề nghị thành lập các phòng mới. Đồng thời cũng xin đăng ký với Tổng công ty trong quý II /2008 sẽ thành lập P.KDKV Thanh Trì và trong quý III/2008 thành lập P.KDKV huyện Từ Liêm,… 3.2.2.3. Kế hoạch phát triển hệ thống đại lý : - Giao nhiệm vụ cho P.XCG,CN và QLĐL xây dựng chương trình phát triển mạng lưới đại lý tổng thể và bền vững. Phấn đấu đến hết năm 2008, cả công ty có ít nhất 300 ĐL bán lẻ hoạt động có hiệu quả. Chỉ tiêu cụ thể giao cho các phòng như sau : XCG : 75; Hoàng Mai : 50 ; Thanh Xuân : 50 ; Đông Anh : 50 ; Gia Lâm : 35 ; Ba Đình : 40. - Tạo điều kiện tối đa cho ĐLCN phát triển ĐL bán lẻ, khách hàng. Tạo sự gắn kết giữa ĐLCN với công ty lâu dài và hướng tới là nguồn bổ sung nhân lực cho sự phát triển của công ty trong tương lai. 3.2.2.4. Định hướng khác : - Xây dựng hệ thống bán hàng theo định hướng của lãnh đạo Tổng công ty làm 2 mảng rõ rệt : mảng bán buôn và bán lẻ. Mảng bán buôn tập trung vào một số Tổng công ty, công ty lớn, BQLDA trên địa bàn được phân công. Đối với mảng bán lẻ tập trung vào xe cơ giới, xe máy, BH cháy, hàng hóa,… Tập trung phát triển BH trọn gói hộ gia đình, BH trách nhiệm. - Phát triển mạnh các nghiệp vụ BH con người mức thu nhập cao, BH xuất khẩu lao động, BH du lịch nước ngoài, BH trách nhiệm người sử dụng lao động,… - Củng cố và thiết lập mối quan hệ khăng khít với các Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính,… - Tiếp tục thâm nhập vào các khu chế xuất, khu công nghiệp đóng tren địa bàn như KCN Nội Bài, Quang Minh, Sóc Sơn, Đài Tư,…và mở rộng ra các địa bàn lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,… - Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới ĐL, TĐL thông qua các showroom, gara, cây xăng, ĐL điện thoại, Điểm rửa xe,…để phát triển BH xe cơ giới, xe gắn máy. Gắn trách nhiệm phát triển ĐL với tất cả các CBNV. 3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh BH thân tàu tại Công ty BHDK Đông Đô 3.3.1. Kiến nghị đối với công ty 3.3.1.1. Công tác khai thác - Giữ vững và tạo điều kiện kinh doanh ổn định đối với các dịch vụ trong ngành, thu xếp tốt các chương trình tái tục bảo hiểm. - Đối với các dịch vụ bảo hiểm thân tàu của Ngành, cán bộ khai thác phải chấp hành đúng quy định của công ty là chào giá cho các đơn vị trong ngành thấp hơn hoặc bằng giá trị thị trường, thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, không để cho khách hàng phải phàn nàn nhằm đảm bảo uy tín cho công ty. - Để triển khai các dịch vụ ngoài ngành, cần tích cực mở rộng quan hệ với các công ty lớn, tìm cách xâm nhập và mở rộng thị trường. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tận dụng thế mạnh thương hiệu và sự hỗ trợ của Ptrovietnam và của BHDK Việt Nam để khai thác, quảng bá sản phẩm bảo hiểm thân tàu của công ty, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường một cách có bài bản. - Tập trung vào việc phát triển hệ thống phân phối sản phẩm; mở rộng địa bàn, đồng thời tạo điều kiện, cơ chế và môi trường tốt cho các văn phòng khu vực khai thác. - Thông qua các văn phòng khu vực, công ty có thể tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ phía khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm thân tàu, từ đó có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp. - Hoàn thiện khâu tổ chức khai thác, phân công địa bàn tránh tình trạng chồng chéo, cạnh tranh nội bộ; có cơ chế thích hợp nhằm tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh khu vực trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tránh sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống. Từ đó giữ các khách hàng lâu dài cho mình, tạo niềm tin cho khách hàng. - Trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, việc đưa ra mức phí hợp lý đặc biệt quan trọng đối với cả người mua và công ty. Khách hàng thường lựa chọn công ty bảo hiểm mà mình tham gia thông qua phí bảo hiểm. Do đó việc đưa ra mức phí hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút đựơc khách hàng. Rủi ro trong bảo hiểm thân tàu phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết nên khi xác định phí bảo hiểm, Công ty cần phải lưu ý đến tính mùa vụ. Vào những thời điểm thiên nhiên có những biến động lớn thì mức độ rủi ro cũng tăng theo, tổn thất xảy ra thường xuyên hơn, nên phí bảo hiểm cao hơn. Ngoài ra phí bảo hiểm cũng cần phải linh hoạt, có thể xem xét giảm phí ở từng trường hợp cụ thể. 3.3.1.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất Việc đề phòng và hạn chế tổn thất là rất quan trọng và cần thiết đối với một công ty bảo hiểm. Có làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất mới làm giảm bớt đựơc số vụ tổn thất cũng như mức độ thiệt hại khi tổn thất xảy ra. Vì vậy công tác này càng phải đặt lên hàng đầu, nó sẽ tác động mạnh đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Cũng như bảo hiểm nói chung, công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong bảo hiểm thân tàu cần phải được sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của cả công ty bảo hiểm cũng như của các chủ tàu. Trong những năm vừa qua, thị trường kinh doanh bảo hiểm thân tàu gặp nhiều khó khăn, số vụ tổn thất về tàu tăng cả về số lượng lẫn mức độ thiệt hại, là một công ty mới được thành lập BHDK Đông Đô có lợi thế là của người đi sau.Công ty nên thống kê tình hình tổn thất, rút ra nhận xét tổn thất hay rơi vào loại tàu nào, nguyên nhân nào là chủ yếu... Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Hướng dẫn, thúc đẩy các chủ tàu tuân thủ tốt các quy định đề phòng hạn chế tổn thất, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng của công tác này cũng như vai trò của họ trong công tác này, vì chủ tàu là người trực tiếp thực hiện việc đề phòng, hạn chế tổn thất. 3.3.1.3. Công tác giám định - Nâng cao trình độ cho các giám định viên. Tuy được sự trợ giúp tích cực của Tổng công ty BHDK Việt Nam nhưng vì mới thành lập nên đội ngũ giám định của công ty vẫn thiều những người có kinh nghiệm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Với tốc độ phát triển như hiện nay, hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm ngày càng tinh vi. Do đó việc nâng cao kỹ thuật giám định cho các giám định viên cũng như đào tạo thêm đội ngũ giám định viên là hết sức cần thiết, đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, việc tiến hành giám định tổn thất cho con tàu khi bị đâm va, mắc cạn... là điều không dễ dàng. Công ty nên mở các khoá đào tạo ngắn hạn để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho giám định viên, trang bị cho họ những kĩ năng cần thiết để thao tác các công việc giám định một cách thuần thục, nhuần nhuyễn. Ngoài ra công ty phải cập nhật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác giám định ở trên thế giới để cho các giám định viên của công ty nghiên cứu, tham khảo, học hỏi. - Cung cấp các phương tiện giám định. Công ty cũng cần phải đầu tư vào việc mua sắm các trang thiết bị, phuơng tiện giám định hiện đại, đầy đủ để cung cấp cho các giám định viên sử dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng tiện nghi tạo điều kiện tốt nhất để giám định viên công tác đạt hiệu quả cao. 3.3.1.4 Công tác bồi thường Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khách hàng thường đánh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm thông qua khâu bồi thường, bồi thường có đựoc tiến hành một cách nhanh chóng chính xác, hiệu quả sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. Chính điều này sẽ nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Muốn vậy Công ty nên: - Đơn giản hoá các thủ tục trong quá trình xét giải quyết khiếu nại, bồi thường. - Công tác giám định bồi thường cần phải triển khai bài bản hơn và thông suốt từ công ty tới các chi nhánh. - Công ty nên mở rộng hơn nữa những mối quan hệ với các xí nghiệp sữa chữa và đóng tàu để đáp ứng yêu cầu sữa chữa nhanh chóng cho các con tàu khi có tổn thất xảy ra. 3.3.1.5 .Tổ chức cán bộ Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, công ty cần phải đặc biệt chú trọng tới việc phảt triển nguồn lực con người. Việc đào tạo cần phải được tiến hành một cách có hệ thống, có tính chất lâu dài. Phải có phương thức và hình thức đào tạo hợp lý thì mới có hiệu quả cao. Trình độ chuyên sâu về kiến thức kinh doanh, bảo hiểm, ngoại ngữ, các kỹ thuật có liên quan cần được nâng cao hơn nữa. Tăng tính chủ động trong công việc của các chuyên viên, nâng cao trách nhiệm, sự chuyên tâm trong công việc cũng như trau dồi nghiệp vụ, Ngoài ra công ty có thể cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo khảo sát ở nước ngoài trong thời gian ngắn để nâng cao kiến thức tích luỹ kinh nghiệm hoặc có thể mời các chuyên gia của các tổ chức bảo hiểm lớn có uy tín sang Việt Nam giảng dạy, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũng như tổ chức các cuộc hội thảo về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Bên cạnh đó cũng cần phải đánh giá và sử dụng cán bộ một cách chính xác và hợp lý. Việc đào tạo và đề bạt phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty vì nó quyết định tới hoạt động của công ty. Việc đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng cán bộ một cách hợp lý nhằm phát huy được khả năng của mỗi cán bộ, tạo cho họ động lực mạnh mẽ, sẵn sàng cống hiến toàn bộ sức lực, tài trí trong công việc. 3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng ty Dầu khí - Tổng công ty giúp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lãnh đạo các cơ sở để phù hợp với tốc độ tăng trưởng Công ty theo xu thế hội nhập quốc tế. - Lãnh đạo Tổng công ty, các phòng ban chuyên môn trên cơ sở luật kinh doanh bảo hiểm, tạo lợi thế kinh doanh và chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch 3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước - Trong quá trình hội nhập sẽ có rất nhiều các công ty, tập đoàn bảo hiểm mạnh của nước ngoài sẽ đổ xô vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm. Để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài, Nhà nước cần phải đảm bảo sự phát triển năng động cầu thị trường bảo hiểm. Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, theo dõi giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty. - Ban hành biểu thuế phù hợp với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu để tạo ra thị trường toàn diện và đầy đủ. - Ban hành các văn bản luật để hoàn thiện hệ thống luật kinh doanh bảo hiểm. Đảm bảo việc kinh doanh bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật. - Tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi nhằm trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệp của các công ty bảo hiểm nước ngoài. - Nhà nước cần quan tâm xem xét để các doanh nghiệp bảo hiểm phải được bình đẳng trong kinh doanh. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây là tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô thời gian qua. Với xu thế hội nhập như hiện nay nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua tàu đóng mới trong nước hoặc tàu qua sử dụng từ nước ngoài. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm thân tàu đối với các công ty bảo hiểm. BHDK Đông Đô cần phải hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu đểtheo kịp dược nhu cầu bảo hiểm của thị trường và đạt được chỉ tiêu của Công ty cũng như của Tổng công ty đề ra. Làm thế nào để việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao đó chính là điều mà Công ty đang quan tâm. Trong những năm tiếp theo cùng với sự phát triển của nghành bảo hiểm hàng hải, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự đầu tư, tập trung trẻ hoá đội tàu biển, sự hỗ trợ theo sát của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty BHDK Việt Nam sẽ mở ra cho Công ty BHDK Đông Đô nhiều thuận lợi trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Hy vọng rằng BHDK Đông Đô sẽ ngày càng thành công trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Chính và các anh chị phòng Hàng hải - Công ty BHDK Đông Đô đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. MỤC LỤC Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình bảo hiểm Chủ biên Ts- Nguyễn Văn Định. 2. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm. Chủ biên Ts- Nguyễn Văn Định. 3.Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4. Các tài liệu do Phòng bảo hiểm Hàng hải – BHDK cung cấp. 5. Tạp chí bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam tháng 1/2007. 6. Tạp chí bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam tháng 12/2004. 7. Thông tin thị trường bảo hiểm tháng 01/2004, tháng 8/2007. 8. Tạp chí Giao thông vận tải số 1-2-3-5-6-9/2006,2/2004. 9. Các tài liệu về đội tàu của Cục Hàng hải Việt Nam. 10. Các trang web: google.com, baohiem.pro.com, cucdangkiem.com. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DNBH : Doanh nghiệp Bảo hiểm NĐBH : Người được Bảo hiểm TTTB : Tổn thất toàn bộ TTBP : Tổn thất bộ phận TTC : Tổn thất chung TTR : Tổn thất riêng NSNN : Ngân sách Nhà nước GTBH : Giá trị Bảo hiểm STBH : Số tiền Bảo hiểm GTVT : Giao thông vận tải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28467.doc
Tài liệu liên quan