- Tạo kênh thông tin nội bộ giữa các đơn vị chức năng và giữa các cấp về khía cạnh môi trường và quản lý môi trường. Nếu Công ty May Đức Giang cũng giao trách nhiệm cho phòng QA như đã giao cho họ trách nhiệm quản lý chất lượng thì hiệu quả công việc quản lý sẽ cao hơn. Vì với những kinh nghiệm đã có trong quản lý chất lượng phòng QA sẽ biết phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn. Hơn nữa khi giao trách nhiệm quản lý môi trường cho họ thì Công ty cũng sẽ tiết kiệm được chi phí và bộ máy quản lý lại không cồng kềnh. Kết hợp với việc đã có mạng nội bộ phòng QA sẽ tạo ra một trang Web về môi trường trong mạng nội bộ của Công ty để cho các phòng ban đơn vị chức năng trong Công ty khi cần thiết có thể khai thác để thu thập được thông tin.
- Nâng cao trình độ của các cán bộ xử lý thông tin, đầu tư tài chính để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị truy cập và xử lý thông tin trong doanh nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy mà việc thu thập thông tin của doanh nghiệp về lĩnh vực môi trường được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau.một trong những phương pháp thu thập thông tin nhanh nhất, chính xác nhất được các doanh nghiệp sử dụng đó là việc thu thập trên mạng thông tin toàn cầu. Hiện tại mạng thông tin của Công ty May Đức Giang chưa tham gia vào mạng toàn cầu, nên phần nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc cập nhật thông tin từ bên ngoài nhất là thông tin về môi trường. Nếu Công ty đầu tư kinh phí cho các bộ phận có liên quan đến việc thu thập thông tin về môi trường để trang bị cho các đơn vị, bộ phận này trang thiết bị truy cập và xử lý thông tin và tham gia vào mạng toàn cầu. Đồng thời Công ty có kế hoạch đào tạo cho các cán bộ khai thác và xử lý thông tin đó tuỳ theo trình độ và yêu cầu công việc đòi hỏi mà có thể đào tạo trực tiếp tại Công ty cũng có thể gửi đi đào tạo tại các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về công nghệ thông tin thì tin rằng việc thu thập và xử lý thông tin ở Công ty May Đức Giang sẽ rất dễ dàng và cập nhật giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 được thuận tiện.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tiêu chuẩn trong nước, các trung tâm thông tin đầu mối quốc gia và các doanh nghiệp khác để có thể tiếp cận với các thông tin được nhanh chóng.
63 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở Công ty May Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riêng của Giám đốc.
4- Nội dung quy định cụ thể
* Đối với lãnh đạo Xí nghiệp
4.1- Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc
- Giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Xí nghiệp theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, được cấp trên giao. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, cấp trên về mọi hoạt động của Xí nghiệp và vịệc thi hành mọi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ CNVC thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tuyên truyền, phổ biến, thực hiện tốt đường lối, chủ trưong, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, các quy định của Thành phố và Huyện Thanh Trì.
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau:
+ Quyết định, mục tiêu, phương hướng, kế hoạch sản xuất và các chủ trương lớn khác của Xí nghiệp.
+ Đánh giá công tác hàng năm trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Xí nghiệp.
+ Lãnh đạo, điếu hành công tác tài chính, công tác tổ chức cán bộ của Xí nghiệp.
+ Ký duyệt dự toán, quyết toán thu chi, kế hoạch sản xuất hàng năm của Xí nghiệp. Ký các hợp đồng kinh tế, các quyết định, các văn bản trình Thành phố, Huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện Thanh Trì.
+ Quyết định việc bổ nhiệm, bãi miễn Trưởng, phó các phòng, đội, tổ sản xuất trong Xí nghiệp.
+ Triệu tập, chủ trì các cuộc họp thường xuyên và đột xuất của Xí nghiệp.
+ Làm chủ tịch Hội đồng xét nâng lương, thi đua khen thưởng- kỷ luật của Xí nghiệp. Trưởng ban thực hiện quy chế dân chủ của Xí nghiệp.
+ Chỉ đạo tiếp dân, xem xét giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của dân và cán bộ công nhân viên Xí nghiệp.
4.2- Nhiệm vụ, quyền hạn của phó Giám đốc
- Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được giao.
- Phó Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Xí nghiệp, thay mặt Giám đốc trực tiếp giải quyết các công việc do mình phụ trách, đảm bảo thực hiện theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Thành phố Hà Nội, Huyện Thanh Trì cũng như mục tiêu phương hướng của Xí nghiệp.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thường kỳ công tác của mình với Giám đốc Xí nghiệp.
- Phó Giám đốc trực tiép phụ trách các lĩnh vực công tác sau:
+ Phụ trách bộ phận hành chính, bộ phận nước và công tác đời sống của Xí nghiệp.
+ Công tác thanh tra nhân dân.
+ Công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phương nơi Xí nghiệp đóng trụ sở.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
* Đối với các phòng, Đội chuyên môn:
4.3- Trưởng, phó các phòng, đội chuyên môn trong bộ máy Xí nghiệp giúp lãnh đạo Xí nghiệp công tác chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trưởng, phó các phòng, đội chuyên môn phải thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chức năng- nhiệm vụ được giao và chấp hành nội quy, quy chế, các quy định của Xí nghiệp.
Trưởng, phó các phòng, đội chuyên môn chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc Xí nghiệp và pháp luật về toàn bộ công việc do mình phụ trách theo chức năng - nhiệm vụ được giao.
4.4-Chức năng, nhiệm vụ phòng Tổ chức- Hành chính- Kế toán
4.4.1- Tổ chức- Hành chính.
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ. Xây dựng mô hình, cơ cấu tổ chức cán bộ, bố trí nhân lực phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức triển khai, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà Nước đối với người lao động: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, hưu trí,.........
- Tham mưu cho giấm đốc công tác cán bộ: tuyển dụng, sắp xếp,bổ nhiệm , đào tạo, bồi dưỡng, điều động thuyên chuyển cán bộ. Làm tốt công tác quản lý, bổ sung, nhận xét hồ sơ CBCNV.
- Thường trực hội đồng tuyển dụng, nâng bậc lương và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật CBCNV của Xí nghiệp.
- Tổ chức đón, tiếp khách đến làm việc với Xí nghiệp.
- Có nhiệm mua sắm trang thiết bị phục vụ bộ máy làm việc của Xí nghiệp.
- Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính. Thực hiện công tác Quản lý Môi trường - Đô thị của Xí nghiệp.
- Xây dựng lịch công tác lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường, ghi chép tổng hợp, thông bào nội dung và kết quả các cuộc họp do Giám đốc chủ trì.
- Thực hiện công tác thanh tra nhân dân, công tác bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự và an toàn lao động ở Xí nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.
4.4.2- Kế toán.
- Thực hiện tốt công tác tài chính theo đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước.
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính của Xí nghiệp, đảm bảo tài chính cho các hoạt động của Xí nghiệp.
- Lập và trình duyệt dự toán, quyết toán nguồn kinh phí được cấp và các nguồn kinh phí khác theo tháng, quý, năm với Giám đốc và cấp trên.
- Ghi chép phản ánh kịp thời chính xác hoạt động thu - chi và các hình thức thanh toán khác. Tổng hợp, lập báo cáo và phân tích tình hình hoạt động sản xuất để phục vụ cho việc kiểm tra tiến độ thực hiện kế haọch của Xí nghiệp.
- Hướng dẫn, đôn đốc, thu nhập đầy đủ kịp thời các chứng từ kế toán. Quản lý chứng từ kế toán, các văn bản giấy tờ liên quan đến công tác tài chính và lưu giữ hồ sơ chứng từ kế toán theo quy định.
- Theo dõi, quản lý TSCĐ của Xí nghiệp.
- Cùng với phòng Kế hoạch - Giám sát- Quản lý giao kế họach cho các đội, tổ sản xuất và bộ phận thu ngân của Xí nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.
4.5-Chức năng, nhiệm vụ phòng kế hoạch - giám sát - kỹ thuật
- Lập kế họach sản xuất tháng, quý, năm của Xí nghiệp theo chủ trương và định hướng phát triển của Xí nghiệp.
- Tham mưu cho Giám đốc các biện pháp tổ chức, điều hành sản xuất thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo VSMT trên địa bàn huyện.
- Tham mưu cho Giám đốc ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dịch vụ VSMT và tổ chức nghiệm thu kết quả sản xuất làm cơ sở cho thanh quyết toán các hợp động kinh tế.
- Tham gia tư vấn xây dựng một số dự án đầu tư, phát triển và quy trình công nghệ thuộc lĩnh vực sản xuất của Xí nghiệp.
- Xây dựng các định mức lao động snả xuất, dụng cụ lao động và bảo hộ lao động của Xí nghiệp.
- Thống kê, tổng hợp báo cáo thường xuyên, định kỳ về công tác kế hoạch sản xuất và các hoạt động điều phối sản xuất của Xí nghiệp; phát hiện các vấn đề phát sinh và đề xuất hướng giải quyết.
- Làm các thủ tục xin cấp phép cho các loại phương tiện hoạt động sản xuất của Xí nghiệp có lịch đièu xe, phân công lái xe một cách hợp lý có khoa học.
- Phối hợp các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của Xí nghiệp để thực hiện các chương trình phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp.
- Nghiên cứu tham mưu, đề xuất với Giám đốc về công tác giám sát việc thực hiện các quy định của Thành phố, Huyện và Xí nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, xác nhận khối lượng, chất lượng trong công việc duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện theo kế hoạch được giao.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ với các đội, tổ sản xuất. Kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động, an toàn giao thông trong khi làm việc.
- Theo dõi, đôn đốc trình thực hiện kế họach và làm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của Xí nghiệp.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất công tác quản lý kỹ thuật công nghệ môi trường: thu gom, vận chuyển, phân loại, xử lý rác, phế thải.
- Lập kế họach định mức vật tư, nhiên liệu hàng năm và cho từng kỳ kế hoạch. Xây dựng các quy chế quản lý vật tư, nhiên liệu như: mua sắm, cung ứng, bảo quản, cấp phát, thanh quyết toán vật tư, nhiên liệu.
- Quản lý kỹ thuật thiết bị chuyên dùng: Xe ô tô, xe gom rác. Có chương trình bảo dưỡng , sửa chữa lớn các thiết bị chuyên dùng.
- Phổ biến các thông tin KH-KT, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH- KT về lĩnh vực môi trường.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao.
4.6- Chức năng, nhiệm vụ của các tổ sản xuất:
- Triển khai kế hoạch, chi tiêu, định mức lao động của Xí nghiệp tới từng CNV trong tổ.
- Đảm bảo, duy trì tốt công tác vệ sinh môi trường (Thu gom rác sinh hoạt của nhân dân, rác phế thải trên đường phố và đưa rác, phế thải đến nơi quy định để ô tô vận chuyển) trên địa bàn được giao phụ trách.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.
- Nắm bắt được quy trình công nghệ mới về thu gom vận chuyển rác, phế thải kết hợp với công tác quét thu gom thủ công và vận chuyển của xe cơ giới.
- Nắm bắt kịp thời các phát sinh phế thải trên địa bàn tổ, các hư hỏng của xe gom rác để có biện pháp xử lý kịp thời, nếu vượt quá thẩm quyền và chức năng của mình phải báo cáo với lãnh đạo Xí nghiệp xin ý kiến chỉ đạo.
- Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo định kỳ; đề ra những biện pháp, kiến nghị và những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công việc được giao.
4.7. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận nước.
- Tham mưu cho Giám đốc về kế họach cung cấp nước sạch cho nhân dân và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện.
- Quản lý tài sản, trang thiết bị máy móc, hệ thống đường ống cấp nước Xí nghiệp giao cho.
- Lập kế họach và triển khai thường xuyên kế hoạch cung cấp nước đầy đủ cho khách hàng thuộc địa bàn phụ trách.
- Tổ chức việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, hệ thống van và hệ thống dường ống cấp nước; vệ sinh công nghiệp định kỳ đúng quy trình.
- Thực hiện các quy định chỉ tiêu, định mức của Xí nghiệp: Chỉ tiêu điện năng, hoá chất, các thông số kỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động khi vận hành máy.
- Nghiên cứu, đề xuất phương hướng phát triển hệ thống cấp nước khu vực, địa bàn phù hợp với nhiệm vụ.
- Tổ chức công tác sửa chữa, thông tắc các đường ống và hệ thống van (Theo chức năng, nhiệm vụ) để cung cấp nước đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức các dịch vụ sửa chữa, cải tạo, lắp đặt hệ thống đường ống và đồng hồ đo nước cho khách hàng (theo chức năng, nhiệm vụ).
- Tổ chức việc ngừng cung cấp nước cho khách hàng không thanh toán tiền theo quy định và kiểm tra xử lý các trường hợp đấu mắc nước trái phép trên địa bàn quản lý.
- Thực hiện việc kiểm soát 100% khách hàng về số lượng nước tiêu thụ và áp giá đúng mục đích sử dụng, có kế hoạch và biện pháp để giảm thất thoát, thất thu.
- Tổ chức học tập hướng dẫn, kèm kặp công nhân viên trong bộ phận để nâng cao nghiệp vụ tay nghề.
5. Quá trình hoạt động của Xí nghiệp.
5.1. Lĩnh vực hoạt động.
Là Xí nghiệp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện cùng với sự giúp đỡ của phòng ban, ngành đoàn thể của huyện, sở GTCC Hà Nội, Công ty Môi trường - Đô thị Hà Nội nên hàng ngày Xí nghiệp phải thu gom, vận chuyển rác và cung cấp nước sạch, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và Xí nghiệp được giao nhằm đảm bảo môi trường sống của người dân, và đô thị ngày càng xanh sạch hơn. Bởi vậy, để tránh tình trạng ô nhiễm Môi trường giữ cho môi trường trong lành để đảm bảo nhân dân sinh hoạt và sản xuất UBND Huyện phối hợp cùng công ty Môi trường Hà Nội đã lập ra Xí nghiệp Môi trường - Đô thị có nhiệm vụ cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân trong vùng, thu gom và vận chuyển rác trên toàn huyện: trong những năm vừa qua mặc dù Xí nghiệp Môi trường - Đô thị huyện Thanh Trì Hà Nội mới được thành lập nhưng đã đóng góp một số kết quả khá khả quan như sau: Khối lượng vận chuyển rác trung bình mỗi tháng = 2900 x 0,461 = 1206,4tấn.
Khối lượng cung cấp nước sạch trung bình mỗi tháng 41.600m3/tháng.
Trong năm 2001 một số chỉ tiêu chính đạt kết quả như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực tế
- Quét thu gom rác
5100ha
6.200ha
- Nhặt rác
4300km
5.000km
- Duy trì vệ sinh giải phân cách
3.700km
4.500km
- Tua vỉa
4.700km
5.500km
- Duy trì vệ sinh xóm ngõ
2.500km
2.500km
- Thu dọn đất phế thải
1.200tấn
1.500tấn
- Bốc rác lên xe
18.000m3
21.000m3
- Bơm cấp nước sạch
350.000m3
500.000m3
- Thu ngân sách
534,59trđ
763,7trđ
- Tăng trưởng năm 2001 là 14%
* Đã lập dự án trình UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định chuẩn bị đầu tư khu chôn lấp rác thải của huyện.
- Triển khai thực hiện hoàn chỉnh hệ thống cấp nước Văn Điển giai đoạn II và đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân.
- Triển khai thực hiện và hoàn thành dự án cấp nước sạch cho xã Tứ Hiệp.
* Ngoài những kết quả trên Xí nghiệp còn tổ chức thực hện một số việc như: Lập kế hoạch phối hợp cùng các ngành, đoàn thể của Huyện như LĐLĐ, Hội Phụ nữ, Ban Khoa học công nghệ môi trường, Trung tâm y tế huyện, đội Thanh tra GTCC, Sở GTCC Hà Nội đi kiểm tra và thực hiện phong trào "Vì môi trường trong sạch phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng". Kiểm tra việc thực hiện Quyết định 3093/QĐ - UB của Thành phố được 45 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn và qua các đợt kiểm tra của Thành phố về Vệ sinh Môi trường đều đánh giá tốt, Công đoàn Xí nghiệp đã triển khai thực hiện các đoạn đường tự quản.
Thực hiện chương trình Môi trường nước sạch rác thải, cây xanh của BCH Đảng bộ huyện. Xí nghiệp đã tổ chức triển khai thực hiện như:
+Tổ chức tuyên truyền thường xuyên cho nhân dân về việc đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường chung trên địa bàn tổ chức phát động tổng vệ sinh nơi làm việc và nơi ở vào chiều thứ 6, sáng Chủ nhật hàng tuần.
+ Tổ chức tập huấn cho tổ thu gom rác của các xã và công nhân Xí nghiệp về xử lý rác bằng chất dung dịch EM cho 95 người, thời gian 4 ngày.
+ Cùng các xã thành lập thêm được 4 tổ thu gom rác của xã đưa tổng số lên 24/24 xã có tổ thu gom rác.
+ Phối kết hợp với huyện đoàn Thanh Trì, đoàn Thanh niên khối dân vận, Công ty Khai thác nước ngầm I, Viện điều tra quy hoạch rừng, đoàn Thanh niên xã Vĩnh Quỳnh tổ chức thực hiện đề án đảm bảo vệ sinh môi trường xã Vĩnh Quỳnh. Tổng vệ sinh thu gom xử lý rác, phế thải tồn đọng trong các thôn xóm của xã và đã thu gom vận chuyển được 70 đống rác tồn đọng về bãi để xử lý.
5.2. Công tác đảm bảo đời sống.
Xí nghiệp luôn luôn quan tâm chăm lo đời sống cho công nhân, ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định, Xí nghiệp chi thêm bình quân 30.000 đồng/người/tháng trích từ tiền dịch vụ vệ sinh (từ tháng 1đến tháng 6).
Xí nghiệp cùng BCH công đoàn tổ chức tặng quà sinh nhật cho CBCNV với định mức 30.000đ/người, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, đóng BHXH, BHYT, cho 100% CBCNV; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như: trang bị thêm xe ô tô chuyên dùng, xe gom rác đẩy tay, đảm bảo đầy đủ kịp thời bảo hộ lao động, dụng cụ lao động cho công nhân. Xí nghiệp đã tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, chủ trương của BCH Công đoàn đề ra, đã trích tiền dịch vụ vệ sinh chi cho công nhân đi tập huấn, thăm hỏi Công đoàn ốm đau, trợ cấp đột xuất, gặp mặt chị em phụ nữ ngày 8/3 ngày 20/10, gặp mặt và tặng quà cho các cháu thiếu nhi ngày 1/6 và cháu có thành tích trong học tập với tổng số tiền là: 41 triệu đồng.
5.3. Tham gia hoạt động các phong trào.
Trong năm qua Xí nghiệp đã tổ chức phát động 4 đợt thi chào mừng cá ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại như ngày thành lập Đảng 3/2, chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Đại hội đại biểu Thành phố lần thứ XIII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, tháng vệ sinh môi trường của thành phố phát động.v.v... Trong các đợt phát động thi đua này Xí nghiệp đã tổ chức lao động ngoài giờ được 3.600 ngày công, giải phóng được 150 điểm rác tồn đọng. Tích cực tham gia hưởng ứng và tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động nếp sống văn minh gia đình văn hoá, phòng chống các tệ nạn Xí nghiệp, tham gia thi Công đoàn giỏi cấp huyện, thi tìm hiểu kiến thức pháp luật và gia đình được giải khuyến khích của Thành phố, tham giả giải chạy báo Hà Nội Mới, tìm hiểu về Đảng, tìm hiểu luật hình sự, tham gia tích cực phong trào xã hội từ thiện ủng hộ đồng bào bị thiên tai 2,8 triệu đồng, quỹ người nghèo 1,4 triệu đồng, quỹ nông dân nghèo phát triển sản xuất 1,4 triệu đồng, quỹ khuyến học 1,5 triệu đồng...
5.4. Công tác tổ chức xây dựng Xí nghiệp:
Thực hiện Nghị định số 71/1998/NĐ - CP ngày 18/9/1998 và Nghị định số 07/1999/NĐ - CP ngày 13/2/1999 của Chính phủ và kế hoạch số 13/KH - UB của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của huyện, Xí nghiệp đã rà soát và chỉnh lý lại 7 loại quy chế, quy ước thông qua các bộ phận, các tổ tham gia đóng góp ý kiến và triển khai thực hiện, qua thực hiện đã phát huy hiệu quả tốt. Do đó trong năm qua không có một đơn thư khiếu nại, tố cáo nào. Qua tổng kết 3 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Xí nghiệp được Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của Huyện tặng giấy khen.
Xí nghiệp luôn quan tâm xây dựng, phát triển Xí nghiệp vững mạnh toàn diện về tổ chức bộ máy, phát triển nhân lực tạo việc việc làm cho người lao động. Năm 2000: 119 người, năm 2001; 142 người. Xí nghiệp luôn chú trọng và tạo điều kiện cho CNV học tập nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay có 10 đồng chí đang theo học Đại học tại chức, 3 đồng chí học Trung cấp lý luận chính trị, 2 đồng chí học trung cấp Quản lý Nhà nước và Văn thư lưu trữ, 4 đồng chí học Trung cấp Cấp thoát nước.
Với những kết quả, thành tích đạt được trong năm qua, Chi bộ Xí nghiệp được Huyện uỷ công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh. Xí nghiệp được UBND Thành phố tặng cơ đơn vị xuất sắc, Công đoàn Xí nghiệp được Liên đoàn lao động Thành phố tặng cờ xuất sắc năm thứ 4, đoàn Thanh niên Xí nghiệp đạt đoàn cơ sở tiên tiến, 01 tổ sản xuất được UBND Thành phố tặng bằng khen, 78% CNV đạt danh hiệu lao động giỏi và 2 cá nhân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Huyện. Năm qua Công đoàn đã giới thiệu kết nạp được 1 đảng viên và 36 đoàn viên Công đoàn.
Phần III
Một số giải pháp để xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
I. Phương hướng công tác quản lý chất lượng của Công ty trong thời gian tới
Công ty May Đức Giang xác định sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật xu thế sản phẩm của ngành dệt may rất đa dạng, vòng đời sản phẩm được rút ngắn nhiều lần so với thời kỳ trước đây, khách hàng có xu hướng đặt mua các lô hàng với số lượng ngày càng nhỏ, mẫu mã phức tạp.Vì vậy vấn đề chất lượng sản phẩm hơn bao giờ hết phải được ưu tiên hàng đầu. Công ty đã và đang thực hiện một số biện pháp công tác quản lý chất lượng như:
- Thường xuyên cải tiến tổ chức quản lý theo hướng tinh gọn, có thể thích ứng với sự biến động của thị trường, có những kế hoạch cụ thể về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002: 1994. Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 ở xí nghiệp may 2 áp dụng thí điểm ở xí nghiệp may 8 và tiến tới sẽ áp dụng trong toàn Công ty.
- Được sự giúp đỡ và khuyến khích của bộ công nghiệp và đặc biệt là tổng Công ty dệt may cho Công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc về việc thực hiện các bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14001 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Hơn nữa khi mà cạnh tranh không chỉ còn bó buộc ở lĩnh vực chất lượng giá cả mà còn lan sang cả lĩnh vực khác như điều kiện nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm.Vì vậy từng bước trong thời gian tới Công ty May Đức Giang sẽ tiến tới xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 nhằm mục đích vừa đạt được hiệu quả quản lý tối ưu cho sản xuất vừa vượt qua các rào cản của thị trường.
- Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, lần lượt thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy móc thiết bị hiện đại tự động hoá cao nhằm giải phóng sức lao động, tạo môi trường làm việc trong sạch nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Từng bước hoàn thiện mạng vi tính trong toàn Công ty đáp ứng cho việc quản lý sản xuất, kiểm soát được chất lượng ngay từ khâu đầu.
II. Một số biện pháp để xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 ở Công ty May Đức Giang.
Tác dụng của ISO 14001 như phân tích ở trên là rất rõ và nó đóng một vai trò hết sức to lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới vì một tương lai phát triển bền vững. Nhưng để xây dựng được hệ thống quản lý môi trường ở Công ty May Đức Giang thì bên cạnh việc làm tốt vấn đề môi trường và quản lý môi trường như đã phân tích ở trên, trong thời gian tới Công ty May Đức Giang còn phải làm tốt vấn đề sau.
1. Làm tốt hệ thống xử lý nước thải ở khu vực sản xuất của Công ty.
1.1. Cơ sở phương pháp luận.
Vấn đề xử lý nước thải ở mỗi cơ sở tổ chức luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên vì chất lượng nước thải nhất là nước thải của các cơ sở, tổ chức tham gia vào các hoạt động sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường.Trong Công ty May Đức Giang nước thải của khu vực sản xuất trước khi đưa ra môi trường cũng đã được xử lý lắng trong bể theo sơ đồ ở phần II. Vì vậy xét về nguồn gốc phát sinh theo khía cạnh môi trường thì nước thải của Công ty May Đức Giang còn chứa nhiều chất tẩy rửa bề mặt và một số chất độc hại khác hình thành trong quá trình giặt mài và tẩy các sản phẩm.. Nếu nước thải của Công ty May Đức Giang khi xả vào nguồn nước sẽ có nguy cơ gây nhiễm bẩn và lan truyền các chất tẩy rửa độc hại vào trong môi trường. Hơn nữa Công ty May Đức Giang lại nằm trong khu vực dân cư đô thị đông người có hệ thống thoát nước chưa phù hợp. Mặt khác sắp tới Công ty sẽ vươn rộng ra các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU...Nên Công ty May Đức Giang sẽ phải đầu tư hơn nữa để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty. Vì vậy nước thải của Công ty sẽ có khả năng gây ô nhiễm cao trong môi trường.Việc thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải của Công ty là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của hệ thống ISO 14001. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá của Công ty xâm nhập sâu hơn nữa vào các thị trường xuất khẩu may mặc đầy tiềm năng.
1.2 Phương án công nghệ lựa chọn.
+ Cơ sở chọn phương án:
- Thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Công ty May Đức Giang phải phù hợp với mức nước thải của Công ty với công suất lớn nhất vào khoảng 20 m3 /ngày đêm.Yêu cầu nước thải sau xử lý phải đạt được tiêu chuẩn loại B ( TCVN 5945-1995).
Việc lựa chọn công nghệ và thiết bị phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kinh tế kỹ thuật và môi trường. Ngoài việc giảm vốn đầu tư xây dựng (Dựa trên hệ thống xử lý sẵn có của Công ty), phương án đưa ra phải hạn chế tối đa chi phí vận hành, không gây ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm.
+ Thực hiện phương án:
Từ những căn cứ nêu trên về việc lựa chọn phương án, trên cơ sở hiện trạng hệ thống xử lý nước thải cũ của trên cơ sở hiện trạng hệ thống xử lý nước thải cũ của Công ty. Phương án tối ưu để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho Công ty May Đức Giang phù hợp với tiêu chuẩn của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 qua các nội dung sau:
Lưới chắn rác
Làm thoáng
tầng 1
Tuyển nổi-đông keo tụ
Bể lắng Lamen
Thiết bị hấp thụ
Thiết bị xử lý bùn
Nước thải
Nguồn tiếp nhận
nguồn
tiếp
Đây là phương án xử lý nước thải bằng phương pháp lắng cơ học trước khi được xử lý bằng phương pháp hoá lý và hấp thụ theo phương pháp này, nước thải chảy qua lưới chắn rác, tiếp tục vào làm thoáng kết hợp lắng cấp 1. Sau đó nước được đưa sang bể tuyến nổi kết hợp đông keo tụ bằng cách cho thêm chất trợ keo tụ. Nước sau đó được dẫn đến bể lắng Lamen. Sau đó dẫn sang thiết bị hấp thụ bằng GAC trước khi xả ra môi trường bùn của quá trình xử lý được thu gom và xử lý trong thiết bị xử lý bùn. Bùn trong bể xử lý bùn được định kỳ tháo đi và đem chôn lấp. Nước trong đạt tiêu chuẩn sau xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận.
Tóm lại xử lý theo phương án này có thể tận dụng được ngay hệ thống bể có sẵn, do đó khối lượng xây dựng sẽ giảm và tiết kiệm chi phí của hệ thống xử lý chất thải. Mặt khác phương pháp này cũng khá đơn giản, có thể tự động hoá trong quá trình vận hành do vậy sẽ đảm bảo hiệu suất xử lý theo yêu cầu.
1.3. Chi phí dự kiến
Theo dự tính của hãng SEEN thì với hệ thống xử lý như vậy của Công ty May Đức Giang thì nhu cầu kinh phí đầu tư cho công trình được thể hiện qua bảng sau:
Bảng dự toán kinh phí sơ bộ (chưa kể thuế giá trị gia tăng)
TT
Tên công trình
Số lượng
Giá tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Lưới chắn rác
Bể làm thông kết hợp lắng 1
Bể tuyển nổi+đông keo tụ
Thùng trộn hoá chất
Bơm nước thải
Bơm bùn
Bể xử lý bùn
Bể lắp lamen
Thiết bị hấp phụ
Bộ điều khiển
Các đường ống van khoá
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
Bộ
2.000.000
12.000.000
3.000.000
5.000.000
12.000.000
10.000.000
10.000.000
18.000.000
20.000.000
7.000.000
10.000.000
Tổng cộng
124.000.000
1.4. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và môi trường của phương án:
Theo nhận định của các chuyên gia kỹ thuật của hãng SEEN nếu Công ty May Đức Giang xây dựng được hệ thống xử lý nước thải theo mô hình trên thì chất lượng nước thải sau khi xử lý của Công ty sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 về tiêu chuẩn cho phép của nước thải công nghiệp. Mà thực tế đã chứng minh ở hệ thống xử lý nước thải của Công ty Coats Phong Phú đã được Sở khoa học công nghệ môi trường thành phố Hà Nội kiểm nghiệm phân tích và cấp giấy chứng nhận là chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Như vậy khi phương án xử lý nước thải của Công ty May Đức Giang thực hiện được, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật thì Công ty sẽ đạt được các lợi ích sau:
- Về mặt xã hội: Do hạn chế được đến mức thấp nhất các chất tẩy rửa bề mặt và không còn các hoá chất kích thích trong quá trình giặt mài. Nên nước thải của Công ty sẽ không gây nên ô nhiễm môi trường trong và ngoài Công ty, từ đó tạo ra được uy tín của xã hội đối với Công ty và đây cũng là tiêu chuẩn giúp Công ty dễ dàng hơn trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho Công ty.
- Về mặt chi phí: Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ mà hằng năm Công ty phải bỏ ra là 50 triệu đồng trong đó gồm:
* 40 triệu đồng cho công việc nạo vét và xử lý nước thải kể cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
* 10 triệu đồng cho các cuộc kiểm tra trong năm của các đoàn thanh tra của Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hà Nội.
2. Cải tạo lại hệ thống xử lý khí thải ở xí nghiệp giặt mài cho phù hợp với các tiêu chuẩn trong ISO 14001
2.1. Cơ sở phương pháp luận
Hiện tại chất lượng không khí của Công ty May Đức Giang theo kết quả đánh giá của trung tâm y tế-Môi trường lao động công nghiệp đánh giá là tương đối tốt, chất lượng không khí của Công ty May Đức Giang bao gồm ánh sáng, tiếng ồn, bụi đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Mặc dù Công ty rất có ý thức trong việc xử lý hơi khí độc thải ra từ lò hơi đốt dầu FO như vậy xây dựng ống khói cao, ống khói có nón phát tán, cải tiến hệ thống đốt bằng việc thay đổi, điều chỉnh hệ thống kim phun dầu, nhưng theo cơ quan quản lý môi trường Mỹ với dầu FO có hàm lượng lưu huỳnh 3% khi cháy sẽ thải ra SO2, NO2, CO2 và bụi trong đó tỷ lệ SO2 là rất cao chiếm 55,2 g/kg. Mà theo tác giả HaZaves N.V SO2 là chất khí không màu và rất độc. Nó gây tác dụng kích thích đường hô hấp bằng cách SO2 hoà tàn vào các phân tử nước ở niêm mạc đường hô hấp tạo thành H2SO3 và H2SO4.SO3, khi ngầm vào máu các axit này gây tác dụng chung chỉ có thể : chúng gây tới loạn quá trình trao đổi chất, gây ức chế quá trình oxy ở não, gan, làm gây giảm hàm lượng vitamin B và C, kích thích cơ quan tạo máu, gây đột biến ở xương, làm tăng Hemoglobin gây nhiễm toàn máu. Vì vậy với việc chưa lắp đặt hệ thống khử bụi và hơi khí độc ở lò đốt của xí nghiệp giặt mài thấy rằng không đảm bảo được các tiêu chuẩn trong ISO 14001.
2.2. Phương pháp tiến hành:
Ngày nay 2 tiếng “hiệu quả” được mọi cá nhân, tổ chức quan tâm đến vì nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và tổ chức đó. Vì vậy khi chọn một phương án cho việc cải tạo lại hệ thống xử lý khi thải ở Công ty May Đức Giang ta cũng cần phải quan tâm đến việc hiệu quả của phương án đó như:
- Thiết kế xây dựng hệ thống xử lý khí thải xí nghiệp giặt mài của Công ty May Đức Giang phải phù hợp với công suất thiết kế của lò đốt dầu FO vào khoảng 100 lit dầu FO/giờ, yêu cầu khí thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5939- 1995).
- Việc lựa chọn phương án công nghệ bị phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật và môi trường. Ngoài việc giảm vốn đầu xây dựng lắp đặt (dựa trên hệ thống xử lý coi sẵn của Công ty), phương án đưa ra phải không gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn trong ISO 14001.
Trên cơ sở đó hệ thống xử lý khí thải của Công ty May Đức Giang có sơ đồ sau:
4
3
2
1
5
7
3
1
6
Trên đây là sơ đồ hệ thống thổi và hút
Quạt gió
Hệ thống xử lý hơi độc
Hệ thống lọc bụi
Miệng lấy gió
Miệng thổi
Đường ống dẫn
Miệng hút
Theo phương án này khí thải của lò đốt được quạt hút (1) hút từ miệng hút (7) qua đường ống dẫn (6) đưa vào thiết bị lọc bụi (3) tại đây bụi sẽ được giữ lại. Lúc này khí thải chỉ còn hơi độc sẽ đi qua thiết bị xử lý hơi độc (2) rồi qua quạt gió (1) đẩy vào đường ống dẫn (6) qua miệng thổi (5) ra ngoài.
2.3. Dự kiến chi phí
Để thực hiện được dự án trên theo viện Khoa học công nghệ và Môi trường (inest) của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội dự kiến nhu cầu kinh phí đầu tư cho dự án là
Bảng dự toán kinh phí sơ bộ (chưa kể thuế GTGT)
TT
Tên công trình
Số lượng
Giá tiền (tr.đ)
1
2
3
4
Filter Lọc bụi
Hệ thống xử lý nhiệt ẩm khử độc
Quạt gió
Hệ thống đường ống
1
1
2
bộ
42
68
24
18
Cộng
152
2.4. Hiệu quả dự kiến
Tác hại của khí thải do lò hơi đốt dầu FO theo các nhà khoa học là rất lớn. Nhưng theo các chuyên gia kỹ thuật của viện khoa học và công nghệ môi trường của trường ĐH Bách khoa Hà Nội với việc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải như trên thì chất lượng khí thải của Công ty May Đức Giang sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5939-1995) cho phép đối với khí thải công nghiệp.
Như vậy, với việc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải thì chất lượng môi trường không khí của Công ty May Đức Giang sẽ được đảm bảo và phù hợp với các yêu cầu của ISO 14001 về khí thải công nghiệp. Hơn nữa với việc đảm bảo chất lượng vệ sinh khí thải thì Công ty sẽ giảm được các chi phí kiểm tra, thanh tra của sở khoa học công nghệ môi trường thành phố Hà Nội. Từ đó giảm được giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời nâng cao được uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
3. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao nhận thức
3.1. Cơ sở lý luận thực tiễn:
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá đã chi phối nhiều hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và của các quốc gia nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường và thương mại. Đây là vấn đề còn mới và phức tạp, nên nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam về ISO 14000 và vai trò tích cực của nó trong vấn đề bảo vệ môi trường và hội nhập vào nên kinh tế thế giới còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, luật pháp về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ. Chính vì vậy, việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường này cần được triển khai một cách rộng rãi. Bởi vì, chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ của toàn thể CBCNV trong doanh nghiệp đối với những thách thức cơ hội tiềm ẩn của việc áp dụng một hệ thống quản lý nói chung và hệ thống quản lý môi trường nói riêng đối với việc phát triển và mở rộng thương mại quốc tế trong tương lai, khi đó việc đưa vào áp dụng tiêu chuẩn này mới có ý nghĩa và mang tính thiết thực.
ở Công ty may Đức Giang, bên cạnh đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất lượng của phòng QA là lực lượng hàng đầu quyết định đến sự thành công của Công ty trong việc triển khai xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Mặc dù lực lượng cán bộ này đều đã qua trình độ đại học, cũng như có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý chất lượng. Nhưng cách tiếp cận đối với hệ thống quản lý môi trường cũng như các đòi hỏi của nó là có khác so với hệ thống quản lý chất lượng. Hơn nữa, Công ty còn có một lực lượng đông đảo đội ngũ lao động, lực lượng này hầu như rất ít có cơ hội tiếp cận các thông tin về môi trường và hệ thống quản lý môi trường. Trọng khi đó việc thành hay bại khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường ở Công ty may Đức Giang lại phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ này, thông qua các kiến thức hiểu biết của họ về hệ thống quản lý môi trường, ý thức tuân thủ các quy trình trong hệ thống cũng như ý thức của họ trong việc tuân thủ các quy trình công nghệ...
Vì vậy, Công ty nên tổ chức chương trình đào tạo thích hợp với từng loại đối tượng nhằm nâng cao nhận thức chung của CBCNV trong Công ty. Qua đó nhanh chóng giúp Công ty xây dựng được hệ thống quản lý môi trường.
3.2. Phương pháp tiến hành:
Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, Công ty may Đức Giang cần phân ra thành các loại hình đào tạo khác nhau. Mỗi loại hình đào tạo sẽ thích ứng với một loại đối tượng và mục tiêu đào tạo thích hợp. Theo quan điểm của em thì Công ty nên có các hình thức đào tạo sau:
a. Đào tạo chuyên gia.
* Đối tượng đào tạo:
- Lãnh đạo cấp cao của Công ty
- Trưởng phòng QA.
* Mục đích đào tạo: Nhằm đào tạo ra các chuyên gia, những hạt nhân của Công ty trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
* Nội dung đào tạo:
- Đào tạo các chuyên gia đánh giá nội bộ.
- Đào tạo xây dựng các văn bản và tài liệu có liên quan đến hệ thống quản lý môi trường
- Đào tạo chương trình xây dựng hệ thống thông tin liên lạc về hệ thống quản lý môi trường cho mọi thành viên trong Công ty
- Đào tạo nâng cao nhận thức cho CBCNV trong Công ty về công tác bảo vệ môi trường và hệ thống quản lý môi trường
* Điều kiện thực hiện
Thời gian thực hiện cho loại hình đào tạo này theo trung tâm tư vấn QUACERT cho biết là 2 tuần. Vì vậy Công ty cần phải liên hệ với các trung tâm tư vấn về kế hoạch, thời gian, địa điểm để các trung tâm này nên kế hoạch đào tạo cho Công ty một cách hợp lý và khoa học. Từ đó Công ty có kế hoạch bố trí, sắp xếp thời gian nghỉ cho các cán bộ được đào tạo.
b. Đào tạo nhận thức.
* Đối tượng đào tạo: Là các CBCNV trong Công ty
* Mục đích đào tạo: Nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể CBCNV trong Công ty về hệ thống quản lý môi trường.
* Nội dung đào tạo.
- Lợi ích mà Công ty sẽ đạt được khi xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường.
- Trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cá nhân, bộ phận trong Công ty về việc bảo vệ và quản lý môi trường.
- Nội quy, quy chế làm việc, chế độ đãi ngộ của Công ty đối với người lao động.
- Quy chế an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp môi trường.
* Điều kiện thực hiện.
Để thực hiện được loại hình đào tạo này, các chuyên gia đã được đào tạo ở trên có thể phối hợp với các cán bộ tư vấn của các trung tâm tư vấn đào tạo tổ chức triển khai các lớp đào tạo tại Công ty. Nhưng do số lượng CBCNV trong Công ty là rất lớn, vì vậy Công ty cần chia ra thành từng lớp với số lượng học viên mỗi lớp từ 100- 150 người. Trong đó Công ty cần phải phân loại trình độ của CBCNV trong Công ty trong phù hợp với mỗi lớp thì kết quả đào tạo mới đạt kết quả cao. Cũng theo trung tâm QUACERT thời gian đào tạo cho mỗi lớp này là 2 ngày. Vì vậy, Công ty cần bố trí hợp lý thời gian và địa điểm đào tạo để kết quả đào tạo đạt kết quả cao và không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.3. Dự kiến chi phí.
Các chi phí đào tạo không chỉ bao gồm các chi phí về tiền tệ mà bao gồm cả các chi phí cơ hội. Nhưng việc định lượng các chi phí cơ hội là rất khó, vì vậy ta chỉ coi các chi phí đào tạo là các chi phí thực tế đã phát sinh như sau:
* Chi phí về học tập:
- Chi phí đào tạo chuyên gia : 8 triệu/người * 4 người = 32 triệu
- Chi phí thuê chuyên gia đào tạo : 1 triệu/ngày * 25 ngày = 25 triệu
* Chi phí khác:
- Tiền lương và chi phí khác cho chuyên gia đi học:
1,7 triệu /người * 4 người = 6,4 triệu
-Chi phí khác cho đào tạo nhận thức CBCNV:
30.000 đồng/người * 2721 người =81.630.000 đồng
Tổng chi phí thực hiện = 145,03(triệu đồng)
3.4. Hiệu quả của biện pháp:
Với biện pháp trên, CBCNV của Công ty sẽ được nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý môi trường và họ có cách nhìn toàn diện, tích cực hơn về hệ thống này. Mặt khác, trình độ của CBCNV trong Công ty ngày càng được chuyên sâu làm cho quá trình áp dụng hệ thống quản lý môi trường ở Công ty diễn ra được nhanh chóng. Giúp cho Công ty đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế cũng như trong nước.
4. Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và hệ thống thông tin
4.1. Cơ sở nhận thức
Hệ thống thông tin và khả năng tiếp cận thông tin đối với doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội trong thị trường cạnh tranh ngày một khắc nghiệt và nó góp phần tích cực vào quá trình thúc đẩy tiến trình áp dụng ISO 14000 vào các doanh nghiệp.
Trong tiêu chuẩn ISO 14001 thừa nhận các doanh nghiệp có nhu cầu thông tin nội bộ và đối ngoại về môi trường và hệ thống quản lý môi trường.. Trong đó thông tin nội bộ công khai là rất quan trọng đối với một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Thông tin này sẽ tạo ra động lực giúp đỡ các việc hoàn thiện cũng như tuân thủ tất cả các quy định môi trường phải áp dụng là yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn ISO 14001. Bên cạnh đó để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác về các quy định pháp luật về môi trường của họ thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần phải biết đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường của họ. Trong khi đó, hệ thống thông tin ở nước ta hiện nay mặc dù so với trước đã được phổ biến khá rộng rãi. Các phương tiện thông tin khá phong phú, hiện đại, phương pháp thu thập thông và cung cấp thông tin có nhiều tiến bộ. Song nhìn chung tính chất nhanh nhạy, kịp thời, chính xác đầy đủ hoàn thiện của hệ thống thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện thị trường và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Hiện nay tại Việt Nam có một khó khăn đối với các doanh nghiệp là do nguồn vốn có hạn, không đủ kinh phí để mua sắm thiết bị phục vụ công tác thông tin nói riêng và chi phí cho các hoạt động tiếp cận, thu thập xử lý thông tin nói chung, trình độ tri thức và năng lực thu thập xử lý thông tin còn hạn chế. Hơn nữa phí truy cập ở nước ta khá cao. Vì vậy đây sẽ là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
4.2. Biện pháp tiến hành
Cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, Công ty May Đức Giang rất cần thông tin một cách cập nhật, đầy đủ và chính xác. Vì vậy trong thời gian tới để khắc phục được những khó khăn trong việc truy cập và xử lý thông tin đặc biệt là những thông tin liên quan đến vấn đề môi trường và quản lý môi trường. Giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả của công tác truy cấp và xử lý thông tin, Công ty May Đức Giang cần phải tiến hành một số vấn đề sau:
- Thành lập bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý các thông tin về môi trường và hệ thống quản lý môi trường. Với việc đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trong việc xác định các yêu cầu pháp luật về môi trường, kết hợp với việc xác định các khía cạnh tác động tới môi trường ở các đơn vị bộ phận. Mặt khác, Công ty May Đức Giang đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 mà trung tâm là phòng ISO hay còn gọi là phòng QA. Vì vậy chỉ cần các công việc trên giao trách nhiệm quản lý chung cho phòng QA thì nghiễm nhiên Công ty May Đức Giang đã có được bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý các thông tin về môi trường và quản lý môi trường. Sau đó phòng QA sẽ tiến hành cung cấp thông tin đến người lao động và các bên liên quan thông qua các phương tiện thông tin khác nhau như qua báo đài, vô tuyến cũng như qua phương tiện thông tin trong Công ty.
- Tạo kênh thông tin nội bộ giữa các đơn vị chức năng và giữa các cấp về khía cạnh môi trường và quản lý môi trường. Nếu Công ty May Đức Giang cũng giao trách nhiệm cho phòng QA như đã giao cho họ trách nhiệm quản lý chất lượng thì hiệu quả công việc quản lý sẽ cao hơn. Vì với những kinh nghiệm đã có trong quản lý chất lượng phòng QA sẽ biết phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn. Hơn nữa khi giao trách nhiệm quản lý môi trường cho họ thì Công ty cũng sẽ tiết kiệm được chi phí và bộ máy quản lý lại không cồng kềnh. Kết hợp với việc đã có mạng nội bộ phòng QA sẽ tạo ra một trang Web về môi trường trong mạng nội bộ của Công ty để cho các phòng ban đơn vị chức năng trong Công ty khi cần thiết có thể khai thác để thu thập được thông tin.
- Nâng cao trình độ của các cán bộ xử lý thông tin, đầu tư tài chính để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị truy cập và xử lý thông tin trong doanh nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy mà việc thu thập thông tin của doanh nghiệp về lĩnh vực môi trường được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau.một trong những phương pháp thu thập thông tin nhanh nhất, chính xác nhất được các doanh nghiệp sử dụng đó là việc thu thập trên mạng thông tin toàn cầu. Hiện tại mạng thông tin của Công ty May Đức Giang chưa tham gia vào mạng toàn cầu, nên phần nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc cập nhật thông tin từ bên ngoài nhất là thông tin về môi trường. Nếu Công ty đầu tư kinh phí cho các bộ phận có liên quan đến việc thu thập thông tin về môi trường để trang bị cho các đơn vị, bộ phận này trang thiết bị truy cập và xử lý thông tin và tham gia vào mạng toàn cầu. Đồng thời Công ty có kế hoạch đào tạo cho các cán bộ khai thác và xử lý thông tin đó tuỳ theo trình độ và yêu cầu công việc đòi hỏi mà có thể đào tạo trực tiếp tại Công ty cũng có thể gửi đi đào tạo tại các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về công nghệ thông tin thì tin rằng việc thu thập và xử lý thông tin ở Công ty May Đức Giang sẽ rất dễ dàng và cập nhật giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 được thuận tiện.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tiêu chuẩn trong nước, các trung tâm thông tin đầu mối quốc gia và các doanh nghiệp khác để có thể tiếp cận với các thông tin được nhanh chóng.
5. Làm tốt công tác quản lý tài liệu
5.1. Cở sở của vấn đề
Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường là các tài liệu được thiết lập theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:
- Sổ tay môi trường
- Các quy trình của hệ thống quản lý môi trường
- Các hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị
- Kế hoạch môi trường
- Các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật
- Các biểu mẫu
- Và các tài liệu khác cần thiết cho việc vận hành hệ thống quản lý môi trường như các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn văn bản pháp quy về môi trường và các lĩnh vực liên quan.
Đối với các đơn vị, tổ chức đã và đang xây dựng hệ thống quản lý môi trường thì việc kiểm soát tài liệu là công việc hết sức quan trọng bởi vì mục đích của việc kiểm soát tài liệu là nhằm cung cấp một phương pháp thống nhất để kiểm soát có hệ thống việc biên soạn/ sửa đổi, xem xét, kiểm tra, phê duyệt, ban hành, phân phối, thu hồi, lưu giữ và huỷ bỏ các tài liệu, dữ liệu thuộc hệ thống quản lý môi trường của tổ chức. Đảm bảo rằng các tài liệu thích hợp đều sẵn có tại những vị trí cần thiết, sẵn sàng cung cấp cho các bộ phận cá nhân khi có nhu cầu sử dụng. Hơn nữa việc kiểm soát tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp tổ chức, đơn vị phân định được rõ trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận, cá nhân có liên quan đối với việc kiểm soát tài liệu của hệ thống quản lý môi trường, đảm bảo phù hợp với các yêu cầu tương ứng của tiêu chuẩn ISO 14001 và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
5.2. Phương pháp tiến hành
Để việc kiểm soát tài liệu của Công ty May Đức Giang được tốt, thì tài liệu cần phải được chia ra thành tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài. Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý môi trường đó phải thông qua sự quản lý của phòng chuyên trách như phòng QA cụ thể như sau:
* Đối với tài liệu nội bộ
Tài liệu nội bộ là tài liệu của hệ thống quản lý môi trường do Công ty ban hành bao gồm sổ tay môi trường, các quy trình, các hướng dẫn, các biểu mẫu, các chương trình quản lý môi trường....Để kiểm soát tài liệu nội bộ của Công ty May Đức Giang được tốt Công ty cần tiến hành theo các bước sau.
Bước 1: Xác định yêu cầu
Nhu cầu ban hành mới, sửa đổi, xin cấp hay khai thác từ cá nhân, đơn vị, phải được lập thành phiếu yêu cầu theo biểu mẫu chung, thống nhất trong đó chỉ rõ nội dung là đề nghị ban hành mới hay sửa đổi hay xin cấp lại hay khai thác và gửi cho phòng QA căn cứ vào đó thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Xem xét yêu cầu
Tuỳ theo các yêu cầu khác nhau về loại tài liệu đó mà Công ty nên có những cách xử lý khác nhau cụ thể:
- Với yêu cầu cấp tài liệu: phòng QA thực hiện việc in ấn/ sao chụp và phân phối tài liệu đến các đơn vị, bộ phận đã yêu cầu.
- Đối với tài liệu yêu cầu ban hành mới: phòng QA sẽ chuyển cho đại diện lãnh đạo về môi trường xem xét, nếu phù hợp thì chỉ định đơn vị có chức năng thích hợp biên soạn tài liệu và gửi phiếu yêu cầu tới đơn vị đó. Nếu xét thấy không phù hợp thì thông báo lại cho đơn vị đã yêu cầu.
- Nếu là yêu cầu sửa đổi: phòng QA gửi phiếu yêu cầu tới đơn vị đã soạn thảo phiên bản trước của tài liệu hoặc có chức năng tương đương trong trường hợp đã có sự thay đổi cơ cấu tổ chức (nếu đơn vị yêu cầu sửa đổi không phải là đơn vị đã soạn thảo tài liệu) để xem xét nội dung yêu cầu sửa đổi. Nếu xét thấy không phù hợp thì thông báo lại cho đơn vị đã yêu cầu.
Bước 3: Soạn thảo tài liệu
Người được chỉ định tiến hành soạn thảo tài liệu theo nội dung yêu cầu của tài liệu. Trong quá trình soạn thảo người được chỉ định soạn thảo đó cần phải tuân thủ các hướng dẫn, trình bày của tài liệu. Đồng thời trưởng đơn vị có trách nhiệm xem xét lại tài liệu đó trước khi gửi cho đại diện lãnh đạo về môi trường xin phê duyệt.
Bước 4: Phê duyệt tài liệu
Sau khi tài liệu đã được soạn thảo và gửi cho đại diện lãnh đạo về môi trường, đại diện lãnh đạo về môi trường xem xét để phê duyệt nội dung của tài liệu. Nếu là tài liệu sửa đổi thì trong quá trình phê duyệt cần tham khảo tài liệu đã được ban hành, nếu nội dung tài liệu đạt yêu cầu thì chuyển sang bước tiếp theo ngược lại nếu không đạt thì chuyển lại cho đơn vị soạn thảo để điều chỉnh lại nội dung.
Bước 5: Ban hành và phân phối tài liệu
Phòng QA áp mã tài liệu theo hướng dẫn đánh mã số tài liệu, cập nhật tài liệu vào danh mục tài liệu, phân phối đến các đơn vị sử dụng và yêu cầu các đơn vị loại bỏ các tài liệu đã lỗi thời.Trưởng đơn vị lưu giữ tài liệu phải có trách nhiệm quản lý tất cả tài liệu tại đơn vị mình.
* Đối với tài liệu bên ngoài
Trưởng các đơn vị xem xét nhu cầu sử dụng các tài liệu bên ngoài tại đơn vị mình và lập danh mục các tài liệu đó theo một biểu mẫu thống nhất sau đó gửi cho đại diện lãnh đạo về môi trường để xin phê duyệt. Sau khi tài liệu được đại diện lãnh đạo về môi trường phê duyệt thì các đơn vị có trách nhiệm quản lý tài liệu được sử dụng ở đơn vị mình. Trong quá trình sử dụng khi có nhu cầu cập nhật trưởng các đơn vị có trách nhiệm xem xét cập nhật danh mục tài liệu và trình cho đại diện lãnh đạo về môi trường phê duyệt bổ sung.
Đối với các văn bản pháp quy và các yêu cầu mà Công ty phải tuân thủ sau khi đã được cán bộ có thẩm quyền xem xét và đại diện lãnh đạo về môi trường phê duyệt, phòng QA có trách nhiệm phân công cán bộ sao chụp và phân phối tài liệu đến đơn vị sử dụng. Với các văn bản pháp quy mới ban hành mà nội dung không thay thế hoàn toàn mà chi bổ sung cho một hoặc một số các văn bản đã ban hành thì khi phân phối tài liệu mới phải đính kèm theo bản sao biểu mẫu cũ trong đó phân tích những điểm thay đổi liên quan đến văn bản đó. Khi phân phối văn bản tài liệu mới thì phải thu hồi ngay các văn bản, tài liệu cũ đã hết hiệu lực.
Kết luận
Trong những năm vừa qua, sau khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và đã đạt được tiến bộ về nhiều mặt với mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 là hoàn thành cơ bản trong cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đang cố gắng phát huy vai trò là thành viên Liên hợp Quốc, ASEAN, APEC và đang phấn đấu thực hiện tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới để sớm trở thành thành viên của WTO. Quá trình hội nhập đưa đến cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh đi kèm với những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đã đến lúc chúng ta cần phải đưa ngay ra những biện pháp để ngăn chặn những hành động gây ô nhiễm môi trường, chúng ta không thể coi trái đất là nhà máy xử lý khổng lồ với những khả năng vô hạn trong việc tiếp nhận và xử lý một cách có hiệu quả các chất ô nhiễm do con người tạo ra và những chất gây bởi các hiện tượng tự nhiên. Hơn nữa, khi kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng gia tăng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy, với đề tài nghiên cứu này, em mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao nhận thức cho Công ty cũng như đưa ra một số các biện pháp nhằm mục đích giúp Công ty xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 trong Công ty. Nhưng những ý kiến này vẫn còn mang nhiều những đánh giá chủ quan,vì vậy em rất mong được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng QA Công ty may Đức Giang để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo khoa QTKDCN&XD, các cán bộ phòng QA Công ty may Đức Giang đã giúp em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
ISO 14000-Những điều các nhà quản lý cần biết (Tom Tibor- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật)
ISO 14000 và việc thực hiện đối với các nhà xuất khẩu vào thị trường phát triển (Cục Môi trường tổ chức dịch vụ và xuất bản)
ISO 14000 và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Khoá đào tạo Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 ( Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
Xanh hoá công nghiệp: vai trò mới của các cộng đồng, thị trường và Chính phủ.
Tuyển tập các báo cáo tại Hội thảo Thương mại và Môi trường
Kỷ yếu diễn đàn các nhà quản lý về trách nhiệm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Quản lý môi trường và bộ tiêu chuẩn ISO 14000- Đề tài “áp dụng một số chương trình thử nghiệm về tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cho các doanh nghiệp” (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
Tạp chí bảo vệ môi trường
Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tạp chí công nghiệp
Tạp chí Khoa học công nghệ môi trường
Tạp chí thời báo kinh tế Sài Gòn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29746.doc