Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa

Vấn đề nghèo đói tồn tại gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân nghèo nói riêng và cho nhân dân nói chung rất nhiều khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Việc hoạch định ra những chính sách, giải pháp nhằm Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề của riêng một cá nhân nào mà nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân, các tổ chức và các cấp lãnh đạo. Không riêng gì huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá mà ở bất cứ một địa phương nào thì Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo đang mang lại những hiệu quả nhất định. Nó góp phần nâng cao chất lượng đời sống trong cộng động nhân dân. Giai đoạn 2001-2005 đã kết thúc và những phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cho giai đoạn 2006-2010 đã được đặt ra. Chúng ra hi vọng với những thành tựu mới của đất nước, Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo ngày càng phát huy được những hiệu quả to lớn trong công cuộc xây dựng cuộc sống không nghèo đói ở cộng đồng nhân dân. Góp phần đưa đất nước lên những tầm cao mới về mức sống và về chất lượng cuộc sống và những tiêu chí khác về đời sống của người dân. Không ngừng nâng cao vai trò to lớn của truyền thống dân tộc Việt Nam,

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phân bón... đã làm tăng chi phí giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. hơn nữa đối vơí những người nghèo thì thường gắn liền với trình độ dân trí thấp do đó không thể tiếp cận được với thông tin hay tiếp thu kiến thức để làm ăn... từ những lý do đó mà nó đã tạo ra vòng luẩn quẩn “nghèo lại vẫn hoàn ngèo”. Có thể đối với huyện Vĩnh lộc là một huyện mới được chia tách từ Huyện Vĩnh Thạch ra do đó mà cơ sở hạ tầng thiết yếu vẫn đang còn yếu kém chưa đáp ứng được sự giao thương giữa các vùng với nhau nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao lưu hàng hoá với các vùng lân cận, có những nơi hàng hoá nông sản làm ra vẫn không bán được do điều kiện giao thông đi lại gặp khó khăn. Từ những lý do đó mà trong giai đoạn này tỷ lệ hội nghèo vẫn còn cao và số hộ thoát nghèo vẫn chưa tăng rõ rệt. Không thể phủ nhận nỗ lực của toàn thể nhân dân cũng như các cấp chính quyền trong huyện. Song có thể nói vẫn có nhiều khe hở trong cách thức thực hiện Chương trình quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Nếu những vấn trên được khắc phục thì hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo còn thể hiện rõ nét hơn rất nhiều. Bên cạnh đó thì sự phân bố về qui mô đói nghèo vẫn còn khá chênh lệnh giữa các vùng điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6 : Số hộ nghèo chia theo các xã STT Tên xã, thị trấn 31/12/2001 31/12/2005 Số hộ % Số hộ % Toàn huyện 3162 15.6 2.078 10,09 1 Vĩnh Quang 121 11,96 103 10,05 2 Vĩnh Yên 132 8,52 122 7,84 3 Vĩnh Long 217 11,28 209 11,08 4 Vĩnh Tiến 99 13,37 93 7,59 5 Vĩnh Hưng 157 9,08 148 13,07 6 Vĩnh Phúc 70 5,83 86 7,10 7 Vĩnh Thành 149 10,64 143 10,17 8 Thị trấn 23 3,62 18 2,79 9 Vĩnh Ninh 159 9,97 165 10,80 10 Vĩnh Khang 135 6,89 123 10,45 11 Vĩnh Hoà 170 11,63 167 10,20 12 Vĩnh Hùng 159 9,81 172 13.45 13 Vĩng Tân 94 11,66 72 8,70 14 Vĩnh Minh 81 6,92 75 6,30 15 Vĩnh Thịnh 280 14,74 267 13,95 16 Vĩnh An 121 14,72 115 13,60 (Nguồn số liệu tổng hợp báo cáo các xã) Toàn huyện vẫn còn có một số xã còn đặc biệt khó khăn như xã Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thịnh, nguyên nhân chính là do mức sống không đảm bảo, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông không thuận tiện vì cách núi sông ngăn ... Điều này đòi hỏi một sự cố gắng rất lớn của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện. Ngoài những xã trên thì các xã khác vấn đề nghèo đói cũng diễn biến khá phức tạp. Tuy nhiên để tìm hiểu nguyê n nhân tại sao một số xã lại có tỷ nghèo cao hơn so với các xã khác ta phân tích nguyên nhân tại sao lại như vậy. Đối với các xã như Vĩnh Long,Vĩnh Quang, Vĩnh hưng. thì đây là các xã thuộc diện vùng núi mà đại bộ phận dân cư ở các xã này đều là những hộ di cư sang vùng kinh tế mới thực hiện theo chủ chương chính sách của đảng và nhà nước. do đó mà các hộ này đã gặp khó khăn rất nhiều trong việc sản xuất, điều kiện sinh hoạt, cơ sở hạ tầng: Giao thông , thuỷ lợi đặc biệt là họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đất canh tác. Còn đói với các xã như Vĩnh An, Vĩnh thịnh thì đói với các xã này thì do địa hình là nằm ở vùng chiêm chũng cho nên đối với sản xuất nông nghiệp họ chỉ sản xuất được một vụ lúa, còn một vụ để đát không , mà thu nhập chính của các xã này chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hơn nữa các xã này lại nằm cách xa trung tâm khoảng gần 20km nên trình độ dân trí ở những xã này rất thấp do đó họ khó có thể tiếp cận với những cái mơí,hay những kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới... có thể nói rằng bắt nguồn từ những nguyên nhân trên mà tỷ lệ đói nghèo tại các xã trên có tỷ lệ nghèo cao hơn so với các xã khác. Nhìn một cách tổng thể thì sự chênh lệnh về qui mô nghèo đói giữa các xã trong huyện cũng không cao. 1.2 Giai đoạn 2006 – 2008 Việc phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới bắt đầu áp dụng vào giai đoạn 2006-2010. Như vậy để có thể thấy được tình trạng đói nghèo của huyện kể từ năm 2006 trở lại đây như thế nào và hiệu quả của chương trình xoá đói giảm nghèo có thực sự như thực tế hay không thì cần phân tích các số liệu từ năm 2006 trở lại đây. Qua tiêu chí đánh giá hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 trên ta thấy rằng, mức thu nhập để xác định hộ nghèo tăng từ năm 2000 đế năm 2005 rất đáng kể. Việc tiêu chí phân loại dựa vào mức thu nhập tăng là do đời sống nhân dân tăng lên, mức lương tối thiểu tăng nhanh qua các năm. Chính vì vậy, trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 143/2000/QĐ-TTg và Quyết định 170/2005/QĐ-TTg.Huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới được thống kê như bảng sau. Tuy nhiên việc phân loại này không có sự khác biệt về tính chất nghèo đói mà chỉ làm thay đổi quy mô, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện cũng như của các xã và thị trần trong huyện. Điều này làm thay đổi quan niệm Xoá đói giảm nghèo trước đây. Việc phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới giúp ta nhận rõ thực trạng đói nghèo của huyện khi so sánh với các huyện khác trong nước. Bảng 7:Tổng hợp hộ nghèo theo tiêu chí mới STT Tên xã, thị trấn 2006 2007 2008 Ghi chú Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Vĩnh Quang 373 35.59 265 25.3 226 21.56 2 Vĩnh Yên 600 40.47 255 17.1 240 15.4 3 Vĩnh Long 233 19.38 214 17.8 189 15.72 vùng 135 4 Vĩnh Tiến 995 9.5 744 37 607 30 5 Vĩnh Hưng 616 53 327 28.2 339 27.3 vùng 135 6 Vĩnh Phúc 268 21.77 269 20.9 231 18 7 Vĩnh Thành 346 25.4 304 21.16 242 17 8 Thị trấn 48 7.7 40 5.8 38 5.5 9 Vĩnh Ninh 366 23.98 322 20.35 306 19.36 10 Vĩnh Khang 394 47.7 333 40.3 315 38.1 11 Vĩnh Hoà 679 43.58 569 36.5 467 30 12 Vĩnh Hùng 664 38.3 620 35.7 575 33.2 vùng 135 13 Vĩng Tân 245 32.1 246 29.8 217 28. 14 Vĩnh Minh 307 27.63 163 14.3 153 13.27 15 Vĩnh Thịnh 451 23.64 16 21.45 405 20.5 vùng 135 16 Vĩnh An 314 37.2 270 32 239 28.3 vùng 135 17 Tổng 6899 32.5 5357 25.8 4789 23.8 (Nguồn số liệu tổng hợp báo cáo các xã) Dựa vào bảng trên ta thấy rằng khi áp dụng cách phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới thì tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế. Vì khi phân loại theo tiêu chí mới về các hộ và xã nghèo đòi hỏi cao hơn về mọi mặt so với tiêu chí cũ. Chính lí do đó làm cho tỷ lệ hộ nghèo cao hơn ở năm 2006 so với các năm trước đó. Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giảm nghèo theo tiêu chí mới(giai đoạn 2006-2010), tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cao (32.5%). Trong khi đó điều kiện về cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ ở hầu hết các địa phương. Bên cạnh đó ngành nghề phụ chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp, đại bộ phận người nghèo chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Không chỉ do phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới làm cho tỷ lệ hộ nghèo tăng lên, có thể nói một trong những lý do quan trọng nhất làm cho quy mô đói nghèo giai đoạn này tăng cao đó là ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 7 tháng 12/2005. Thiệt hại do bão gây ra không chỉ về tái sản mà còn cả về con người đã làm cho hộ nghèo lại càng nghèo hơn. Đặc biệt là 5 xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Khang, Vĩnh yên, Vĩnh Hùng, vĩnh tiến do 5 xã này có vị trí địa lý nằm dọc theo con sông mã và sông buởi chính vì vậy mà đã chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 7. Họ rơi vào cảnh mất mùa, thiếu đói, thiếu nhà ở triền miên, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sau đó huyện đã có những chính sách cứu đói và hỗ trợ về mọi mặt để nhân dân ổn định đời sống. Và vì vậy hiệu quả bước đầu của giai đoạn 2006-2010 của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo là một tiền đề quan trọng cho cả giai đoạn. Qua phân tích qui mô đói nnghèo trong giai đoạn vừa qua, Nhìn chung đối với huyện Vĩnh Lộc các hộ nghèo nằm ở tất cả các xã kể cả thị trấn, qui mô và tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao đặc biệt là khi nâng mức chuẩn nghèo mới lên. Tuy nhiên so với mặt bằng các xã khác thì có một số xã có nhiều hộ nghèo hơn và được xếp vào các xã nghèo nhất trong huyện. Những xã này chủ yếu là các xã thuộc vùng 135 và một số xã khác có điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội ... không thuận lợi cho đời sống của người dân và cho quá trình sản xuất. Việc các hộ nghèo phân bố không đồng đều là một trong những đặc điểm nổi bật của huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá, mặc dù chỉ có 16 xã, thị trấn tuy nhiên đói nghèo dường như tồn tại ở tất cả địa phương. Và đối với bất kỳ nơi nào vấn đề nghèo đói luôn luôn là vấn đề cấp thiết. Đối với mỗi xã, thị trấn việc áp dụng các hình thức Xoá đói giảm nghèo sao cho hiệu quả không đơn giản mà rất phức tạp. 1.3 Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và các cấp ủy đảng sự tham gia tích cực của các đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp và sự cố gắng vươn lên của chính bản thân người nghèo. Trong Giai đoạn vừa qua, toàn huyện trung bình đã giảm được 4.35% hộ nghèo, đạt 130% so với kế hoạch, giảm tỷ lệ đói nghèo từ 32.5 năm 2006 xuống còn 23.8% năm 2008. Đến hết năm 2008 toàn huyện còn 4789 hộ nghèo chiếm 23.8%. Qua phân loại cho thấy, đói nghèo do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do: Thiếu vốn, thiếu kinh nghệm sản xuất, thiếu việc làm, đông con, thiếu sức lao động; ngoài ra còn do yếu tố địa lý, rõ nét nhất là các xã miền núi, cơ sở hạ tầng yếu kém, phương thức sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp đã hạn chế xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Những năm qua UBND tỉnh và Huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp về xoá đói giảm nghèo, các cấp uỷ đảng chính quyền cùng các đoàn thể xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tham gia tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo vì vậy bình quân hàng năm tỷ lệ đói nghèo gảm 3%. Trên 50% người nghèo có nhu cầu vay vốn đều được vay. Song song với hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất là thực hiện đồng bộ các chính sách y tế giáo dục, miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, 100% người nghèo được mua bảo hiểm khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ gần 200 hộ nghèo chưa có nhà ở, xoá nhà tạm nhà rột tranh tre nứa lá... Đối với các xã miền núi đã tập trung ưu tiên đầu tư nguồn lực để phát triển kinh tế -xã hội. Nhờ đó nhiều công trình cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, trường học, trạm xá, thuỷ lợi, điện sinh hoạt được đầu tư xây dựng nền kinh tế – xã hội không ngừng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một cách rõ dệt. Từ thực tiễn xoá đói giảm nghèo những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả của Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc với các phong trào: "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo", "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình"; "Quỹ tình thương", "Quỹ ngày vì người nghèo", "Phong trào thanh niên lập nghiệp", "Phong trào nông dân sản xuất giỏi". Điển hình như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân đã thành lập được hàng chục ngàn tổ tiết kiệm vay vốn ở khắp các xã, phường, thôn, bản, huy động được hàng tỉ đồng cho các hội viên vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp họ thoát khỏi đói nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Tuy vậy, chương trình xoá đói giảm nghèo còn những tồn tại và hạn chế sau: tỷ lệ hộ nghèo qua các năm có xu hướng gảm nhưng tỷ lệ giảm còn chậm, số hộ thoát nghèo qua các năm chưa cao, đời sống một số bộ phận người dân còn gặp nhiêu khó khăn. Sự lồng ghép của một số chương trình chưa có tính lồng ghép đặc biệt là một số chương trình như: dân số - Kế hoạch hóa gia đình; chương trình nước sạch vệ sinh môi trường; chương trình sức khỏe cộng đồng; chương trình phổ cập giáo dục; chương trình xóa đói giảm nghèo. một số địa phương chưa chủ động xây dựng kế hoạch, quy hoạch khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế-xã hội. Một bộ phận người nghèo, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao còn nặng tư tưởng ỷ lại trông chờ vào cấp trên, vào Nhà nước, chưa phát huy tính chủ động tự lực tự cường để vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung toàn tỉnh. 2. cơ cấu thu chi của nông hộ nghèo 2.1. Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề và theo vùng Thu nhập của người nghèo luôn được đặt lên hàng đầu trong quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như địa phương. Chính vì vậy, tổng thu của hộ nghèo tại các vùng trong huyện không những cho thấy được sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng mà nó còn phản ánh chính xác thực trạng đói nghèo của huyện. Bảng 9 thống kê chi tiết thu nhập của các hộ nghèo. Bảng 8: Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo năm 2007 - theo ngành nghề (Tính bình quân trên hộ) ĐVT: 1000 đồng Ngành nghề Vùng Đồng bằng Vùng miền núi Bình quân Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng thu bình quân/hộ 11.278 100 10.471 100 10.456 100 1.Sản xuất nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi 9.890 7.457 2.433 87,7 75,4 24,6 8.241 6.032 2.209 78,7 73,2 26,8 7.631 5.593 2.038 72,9 73,3 26,7 2. Sản xuất lâm nghiệp 0 0 356 3,4 298 2,9 3. Ngành nghề, dịch vụ 428 3,8 303 2,9 394 3,8 4. Từ hoạt động khác 960 8,5 1.205 11,5 1.337 12,8 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng12/ 2007-Sở LĐTBXH) Qua bảng trên ta thấy, thu nhập của các hộ khá đa dạng và sự chênh lệch giữa các khoản thu là rõ ràng. Do sự khác nhau về địa lý cũng như là điều kiện kinh tế xã hội nên giữa vùng đồng bằng, vùng núi cũng có sự khác biệt về thu nhập của các hộ. Trên thực tế huyện có 5 xã thuộc diện miền núi 5 xã này đều có quy mô rộng và dân số đông nên cơ cấu thu nhập được phản ánh trên bảng só liệu cơ cấu khá rõ nét. Đối với các xã thuộc vùng đồng bằng, thu nhập Bình quân/năm là 11.278.000 đ , với các xã vùng núi là 10.471.000đ. Có sự chênh lệch về thu nhập bình quân/ năm của các vùng chủ yếu là do điều kiện kinh tế xã hội và trình độ dân trí. Ở các xã vùng đồng bằng thì thuận lợi hơn rất nhiều về môi trường sản xuất kinh doanh, thị trấn của huyện là trung tâm của khu vực đồng bằng. Khu vực này có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp (thu nhập là 9.890.000đ tương ứng với 87,7%) và các ngành nghề khác như công nhân viên chức, doanh nghiệp tư nhân…Bên cạnh đó ngành kinh doanh dịch vụ tuy mới mẻ nhưng cũng đem lại cho người dân thu nhập tương đối ổn định (thu nhập là 428.000đ tương ứng với 3,5%). Khu vực miền núi tuy mức thu nhập thấp hơn tuy nhiên cũng đảm bảo phần lớn đời sống nhân dân. Ở vùng miền núi mặc dù kém hơn về nông nghiệp nhưng họ có thêm thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp. Cơ cấu thu nhập nói chung không chênh lệch nhau nhiều giữa các ngành. Vùng núi nông nghiệp là 8.241.000đ (tương ứng 78,7%), lâm nghiệp là 356.000(tương ứng là 3.4%), từ ngành nghề dịch vụ là 301.000đ(tương ứng 2,9%), từ hoạt động khác là 1.250.000đ(tương ứng 11,5%). Có thể thấy rằng ở các xã thuộc diện vùng núi thu nhập từ nông nghiệp thấp là do cây trồng chủ yếu là cây ngắn ngày năng suất thấp. Tuy nhiên thu nhập từ các ngành nghề khác lại khá cao, điều này là do có các nhà đầu tư khai thác tiềm năng của thiên nhiên như rừng, khoáng sản…Nhờ đó tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Dựa vào bảng số liệu trên ta đánh giá được hiệu quả của các ngành nghề mà nhân dân trong huỵện đang duy trì. Từ đó, cho thấy những ngành như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ là phù hợp với người nghèo, giúp được họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Như vậy, đây sẽ là cơ sở để tăng hiệu quả của chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Và nó cũng là cơ sở cho những hoạch định phát triển kinh tế, phát triển con người của huyện trong thời gian sắp tới. 2.2. Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo theo ngành nghề Việc áp dụng những ngành nghề hiệu quả với người nghèo không những mạng lại thu nhập cao hơn cho họ mà còn giúp họ có cơ hội thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bảng 9 là số liệu thống kê cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo trong năm 2007 Bảng9: Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo năm 2007 Chỉ tiêu Đồng bằng Vùng miền núi Bình quân 1.Thu nhập BQ lao động/tháng (1000đ) 187,63 183,14 184,32 2.Thu nhập BQ khẩu/tháng (1000 đ) 76,90 72,44 70,74 3.Cơ cấu thu nhập (%) Thu từ trồng trọt Thu từ chăn nuôi Từ lâm nghiệp Từ nuôi trồng thuỷ sản Từ ngành nghề, dịch vụ Từ nguồn khác 100,00 61,80 22,00 0 15,10 8,90 15,30 100,00 53,90 21,40 4,00 0 5,20 10,00 100,00 48,70 20,70 4,50 15,10 6,10 11,03 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng12/ 2007-Phòng LĐTBXH) Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, đối với những huyện miền núi như huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá thì trong tổng thu nhập của nông hộ nghèo nói chung và của nhân dân trong huyện nói riêng chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Thu nhập bình quân lao động/tháng và thu nhập bình quân khẩu/tháng giữa 2 vùng không chênh lệch nhau đáng kể. Ở vùng vùng đồng bằng thu nhập bình quân lao động/tháng là 187,63 ngđ và thu nhập bình quân khẩu/tháng là 76,90 ngđ. Vùng núi có thấp hơn nhưng khoảng cách không xa lắm, thu nhập bình quân lao động/tháng là 183,14 ngđ và thu nhập bình quân khẩu /tháng là 72,44ngđ. Sự chênh lệch về thu nhập bình quân giữa các vùng không đáng kể làm cho thu nhập trung bình các nông hộ nghèo của toàn huyện cũng ở mức trung bình. Có thể thấy rằng khi có sự cân bằng về thu nhập của các vùng thì vấn đề đói nghèo vẫn chưa thể giải quyết được. Thực tế sự tương trợ lẫn nhau giữa các vùng trong công tác Xoá đói giảm nghèo là rất ít. Cũng dẽ hiểu vì sự khác biệt về điều kiện sống không chênh lệch nhau, điều đó làm cho các vùng được xem là như nhau. Trong thu nhập của người dân nghèo thì thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi là hai nguồn thu lớn nhất.Từ bảng trên ta có thể thấy rằng trong 100% thu nhập thì ở khu vực đồng bằng có tới 61,80% là từ trồng trọt và chăn nuôi. Ở khu vực miền núi cũng vậy (53,90%) và 30,60% tại khư vực vùng cao. Ngoài nguồn thu chủ yếu từ chăn nuôi và trồng trọt thì thu nhập từ các nguồn khác của người dân là không đáng kể. Có thể hiểu vấn đề này như sau: Thứ nhất là do từ những năm trước đây, nông nghiệp thuần tuý là ngành nghề nuôi sống người dân trong huyện nói chung và của nông họ nghèo nói riêng. Một số mô hình trồng trọt điển hình đang áp dụng đối với nông hộ nghèo đó là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dứa… và trồng cây lâu năm như cây ăn quả. Thực tế, trong những năm gần đây thu nhập từ các mô hình trên của người dân nghèo không ngừng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Điều quan trọng là với điều kiện tự nhiên của huyện thì ngành trồng trọt chắc chắn ngày sẽ càng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều khó khăn đối với người dân nghèo trong huyện đối với vấn đề phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như nguyên liệu mía, dứa…do họ .gặp phải khó khăn về nguồn vốn và phương thức thực hiện. Vấn đề đó đã làm cho thu nhập của người dân giảm sút phần nào. Thứ hai là do sản lượng ngành trồng trọt tăng nhanh, nó đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Việc kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt bước đầu đang mang lại hiệu quả cho công tác Xoá đói giảm nghèo của huyện trong những năm gần đây. Trong gần 2 năm trở lại đây, huyện đã liên tục triển khai mô hình “Nuôi cây gì và trồng cây gì”tới toàn thể nhân dân trong huyện đặc biệt là những nông hộ nghèo. Gắn với việc xây dựng các mô hình, huyện cũng đưa ra các chỉ đạo hướng dẫn tới người dân nghèo trong huyện. Nhờ đó thu nhập của người dân nghèo từ chăn nuôi cũng tăng lên đáng kể. Thứ ba là do thu nhập từ các ngành nghề khác không đem lại hiệu quả như là trồng trọt và chăn nuôi. Vấn đề thu nhập người dân nghèo tăng lên so với các năm trước là yếu tố thuận lợi cho công tác Xoá đói giảm nghèo của huyện. Tuy nhiên cơ cấu thu nhập giữa các ngành kinh tế lại có sự chênh lệch khá lơn trong tổng thu của nông hộ nghèo. Điều này gây ra sự thiếu hụt và lãng phí trong sản xuất kinh tế của người dân. Hiện tại huyện cũng đang tìm mọi cách khắc phục và cân đối lại thu nhập của nhân dân. Với những nỗ lực này trong những năm tiếp theo cơ cấu thu nhập của người nghèo sẽ cân đối hơn và hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo sẽ cao hơn đới với đời sống của nhân dân toàn huyện nói chung và của nông hộ nghèo nói riêng. 3.3.Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo. Thu nhập đã có dù ít hoặc nhiều, lựa chọn ngành nghề cũng có thể cân nhắc. Tuy nhiên, có một vấn đề mà không thể đánh giá một cách chính xác và cụ thể đó là vấn đề chi tiêu của hộ nghèo.Việc so sánh chi tiêu của các hộ trung bình, hộ khá, giầu với chi tiêu của hộ nghèo chỉ là tương đối. Mục đích chỉ để ta có thể dễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa các hộ. Thực tế sự chênh lệch có thể lớn hơn rất nhiều. Dưới đây là bảng cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo. Bảng 10: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo (năm 20007) Chỉ tiêu ĐVT Hộ đói, nghèo Hộ trung bình Hộ khá, giàu 1. Thu nhập BQ hộ /tháng 1.000đ 462,65 675,23 1.353,89 2. Chi tiêu BQ hộ/tháng 1.000đ 624,54 594,00 999,75 3. Chi tiêu BQ khẩu/tháng 1.000đ 95,50 110,00 215,00 4. Tích luỹ BQ hộ/tháng 1.000đ -161,92 81,23 354,14 5. Cơ cấu chi tiêu Chi cho ăn uống Chi cho sinh hoạt Chi cho giáo dục, văn hóa Chi cho y tế Chi khác % % % % % % 100,00 78,80 10,20 2,50 3,50 4,00 100,00 69,20 12,50 6,30 2,60 9,40 100,00 59,10 18,70 10,50 1,40 10,30 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng12/ 2007- phòng thống kê huyện) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, đối với người nghèo, thu nhập của họ chủ yếu chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu như ăn uống(78,80%), sinh hoạt hàng ngày(10.20%) và tiền khám chữa bệnh(4,50%). Điều này phản ánh thu nhập của họ chưa thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Một điều có thể thấy ngay trên bảng số liệu đó là mức tiết kiệm của người nghèo hàng tháng là không có, thậm chí là âm. Điều này đồng nghĩa với vấn đề đói và nợ của người nghèo. Việc chi tiêu chủ yếu là dành cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống đã làm cho cơ cấu chi tiêu cho giáo dục và văn hoá rất ít(chỉ có 2,50%). Do mức chi tiêu cho giáo dục và văn hoá quá thấp đã kéo theo nạn mù chữ và thất học đối với con em của hộ nghèo. Đây lại là nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói. Nhìn cơ cấu chi tiêu của các hộ trung bình, hộ khá và hộ giàu ta có thể thấy rõ sự thiếu hụt trong cuộc sống của người nghèo.Ổ hộ trung bình cũng có tới 6,30% chi tiêu cho giáo dục và ở hộ khá, hộ giàu là 10,50%. Trong khi đó chi tiêu cho ăn uống của các hộ này thấp hơn so với các hộ nghèo(hộ trung bình là 69,20% và ớ hộ khá, giàu là 59,10%). Nguyên nhân là do số lượng thành viên trong gia đình. Đối với các hộ nghèo, tình trạng đẻ nhiều lại rất phổ biến, do đó chi tiêu cho ăn uống cũng tốn kém hơn ở các nhóm hộ khác. Thực tế cho thấy, so với thu nhập của hộ trung bình và hộ khá, giàu thì thu nhập của hộ nghèo nhỏ hơn. Thu nhập của họ chỉ xoay quanh chi tiêu cho ăn uống và tiền khám chữa bệnh. Vì vậy những chi tiêu cho sinh hoạt và cho các hoạt động khác như vui chơi, giải trí…hầu như không đáng kể. Sự khác biệt rõ ràng so với các nhóm hộ khác. Do gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối chi tiêu đã làm ảnh hưởng đến vấn đề tiết kiệm của người nghèo. Họ không có tiết kiêm như những nhóm hộ khác. Mức tiết kiệm của nhóm người nghèo (-161,92%) thấp hơn rất nhiều so với nhóm hộ trung bình(81,23%) và 351,18% ở hộ khá, giàu. Đây cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo huyện. Làm sao để tiết kiệm trong hộ nghèo được nâng lên, có như vậy họ mới thoát được nghèo.Việc nghèo đói kéo dài liên miên không thể giải quyết nhanh chóng tuy nhiên có thể dựa vào cơ cấu chi tiêu của hộ nghèo để có những biện pháp hỗ trợ người nghèo trong cuộc sống hàng ngày của họ. Có như vậy mới có thể loại bớt phần nào khó khăn mà họ gặp phải. Đó cũng là động lực để họ có thể thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ trung bình và cao hơn nữa. 3. Nguyên nhân nghèo đói ở huyện Vĩnh Lộc Nghèo đói vẫn tồn tại ở những nước có nền kinh tế phát triển bền vững và phổ biến nhất là ở những nước có nền kinh tế kém phát triển. Việt nam cũng vậy, nghèo đói đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước. Có nhiều nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại. Qua phân tích thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện trên ta có thể thấy rõ một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đói nghèo ở huyện Vĩnh Lộc như sau: Nguyên nhân do điều kiện kinh tế- xã hội. - Vĩnh lộc - Thanh Hoá là huyện nữa miền núi nữa miền xuôi mới được thành lập, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn khó khăn. Diện tích đất chủ yếu là đồi núi, đặc biệt có 5 xã vùng 135, tỷ lệ hộ đói nghèo tương đối cao, trình độ dân trí của người dân thấp. Đất đai rất khó cho người dân thực hiện canh tác trong khi đó bản thân họ lại thiếu vốn sản xuất, kỷ thuật... - Khí hậu khắc nghiệt là đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của huyện. Hàng năm ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và ở Vĩnh Lộc nói riêng không năm nào là không có bão lũ, hạn hán, lốc xoáy, gió lào tràn sang... gây ra nhiều tổn thất nặng nề không chỉ về tài sản mà cả tính mạng con người. - Địa hình phức tạp còn ảnh hưởng đến việc phát triển giao thông liên xã, liên huyện. Việc đầu tư cho xây dựng các công trình giao thông khá tốn kém cả về thời gian và về vốn. Trong khi đó kinh phí của huyện có được không nhiều. Do cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ. Việc xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường là đúng đắn và cần thiết. Song với cơ chế mới, nhiều chính sách kinh tế- xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, trong đó chính sách đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn. Các chính sách xã hội và đầu tư phúc lợi xã hội không đựơc quan tâm, vấn đề giáo dục bị xuống cấp. Mặc dù cho đến nay đã và đang tiến hành giải quyết tuy nhiên chưa triệt để. Có thể nhận thấy rằng giá cả giữa 3 khu vực Nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ có sự chênh lệch lớn. Đây là yếu tố bất lợi cho người nông dân, nó gây ra không ít thiệt thòi cho nông dân và đặc biệt là cho người dân nghèo. Nguyên nhân chủ quan thuộc về người nghèo: - Đó là thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất, phong tục lạc hậu, gia đình đông con, thiếu sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất... -còn một lý do rất quan trọng nữa đó là do bản thân người nghèo không có ý thức vươn lên trong cuộc sống đang còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào cấp trên, nhà nước Có thể thấy rằng người dân nghèo đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nếu không có sự quan tâm đúng mức của các cấp thì vấn đề nghèo đói ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cứ như vậy thì nghèo đói vẫn không thể xoá hết trong những năm sắp tới. Kết luận: Qua phân tích, đánh giá ở trên. Nạn đói nghèo làm cho đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.Thực tế cho thấy khi người dân không có đủ điều kiện tối thiểu cho cuộc sống thì đời sống hàng ngày của họ vô cùng khó khăn. Họ chỉ có một mục đích duy nhất là duy trì cuộc sống ngoài ra không có mục đích nào khác. Như vậy, họ không quan tâm đến đời sống kinh tế xã hội xung quanh thay đổi như thế nào. Điều đó gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát của nền kinh tế địa phương nói riêng và của huyện và tỉnh nói chung. Từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng công tác Xoá đói giảm nghèo đói với huyện Vĩnh Lộc là rất quan trọng và thực sự cần thiết. Sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như toàn bộ đời sống của nhân dân trong huyện phụ thuộc vào hiệu quả của chương trình quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Nhìn chung, trong những năm vừa qua đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Điều này càng làm cho vai trò của Xoá đói giảm nghèo trong huyện quan trọng hơn về mọi mặt. Nhìn nhận thực tế những tổn thất mà nghèo đói gây ra đối với Việt nam nói chung và địa phương nói riêng, chúng ta có thể khẳng định tầm quan trọng của công tác Xoá đói giảm nghèo.Một quy luật tất yếu đó là khi vấn đề nghèo đói được giải quyết thì đời sống của nhân dân nói riêng và nền kinh tế nói chung đều tăng lên. Nếu như không còn nghèo đói thì xã hội sẽ bền vững phát triển. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HUYỆN VĨNH LỘC I.Mục tiêu xóa bỏ nghèo đói 1. Mục tiêu tổng quát Tạo chuyển biến mạnh mẽ và tăng tốc độ giảm nghèo cao hơn giai đoạn trước, kết quả giảm nghèo bền vững toàn diện hơn; tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo tự lực vượt lên đói nghèo và vươn lên khá và làm giàu, vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực; tạo cơ chế cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng; cải thiện từng bước điều kiện sống và sản xuất ở các vùng nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. 2. Chỉ tiêu xóa bỏ nghèo đói đến năm 2012 Toàn huyện phấn đấu đến hết năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo toàn Huyện : < 15% - khu vực miền núi < 20% - khu vực đồng bằng: < 12 % - khu vực đô thị: < 3% II. MỘt số giải pháp giảm nghèo của huyện Vĩnh Lộc 1. Nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 1.1Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho phù hợp Thực tiển đã chứng minh kinh tế thuần nông đem lại thu nhập thấp, dể gặp rủi ro và chậm thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với thực trạng sản xuất hiện nay của huyện thì sản xuất thuần nông vẫn đang còn phù hợp với các hộ trong huyện đặc biệt là các hộ nghèo. Chính vì vậy để tiến tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá định hướng xã hội cho hộ nghèo đói cần đi theo hướng sau: + Chuyển dịch các loại cây trồng mang tính chất thuần nông tự túc, tự cấp sang sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trước mắt cần giúp cho các hộ có kế hoạch sản xuất lương thực một cách hợp lý đồng thời phát triển cây trồng khác, đặc biệt là cây công nghiệp. Cụ thể cần giảm 50% các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế thấp( khoai lang, sắn ... ) sang trồng ngô lai, đậu tương, lạc và một số diện tích trồng sắn trước đây chuyển sang trồng cây ăn quả như na, vải, nhãn ... Vì sản phẩm cây này có thể sử dụng thay thế vào khẩu phần ăn hàng ngày, ngoài ra góp phần làm tăng thu nhập cho hộ nông dân. + Đối với ngành chăn nuôi: Thay thế phương pháp chăn nuôi theo kiểu tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như: gà tam hoàng, vịt siêu trứng, ngan... và những vật nuôi có giá trị kinh tế cao như ong, trâu, bò, dê... để đáp ứng nhu cầu trong huyện cũng như các vùng phụ cận + Kết hợp trồng trọt, chăn nuôi: Mô hình lúa - cá, lúa - vịt là những hướng đi mới đã được áp dụng ở một số xã vùng thấp như Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh...đem lại kết quả khả quan. Lúa sạch cỏ và được sục bùn kỹ cho năng suất cao hơn, ngoài ra thu nhập từ cá, vịt cũng là một nguồn thu đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.Mô hình này cần được nhân rộng tại những vùng trũng, chủ động được nước tưới, các chân ruộng trũng và có phương thức sản xuất quảng canh. Trong chương trình xoá đói giảm nghèo nên có sự kết hợp giữa các biện pháp hỗ trợ với các hoạt động của các tổ chức khuyến nông cho các hộ nghèo vay vốnvới lãi xuất ưu đãi, sau một năm sản xuất thu hồi cả vốn lẫn lãi. Ngoài ra cần áp dụng các phương pháp tiếp xúc cá nhân để trao đổi, mở các lớp tập huấn đúc rút kinh nghiệm làm ăn giỏi trong cộng đồng để phổ biến cho hộ nghèo học tập và làm theo, xây dựng các mô hình trình diễn về cây lúa, cây ngô, cây mía và dứa... để giúp nhân dân tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất và phần nào giúp nhân dân khắc phục được khó khăn, giải quyết lương thực tại chỗ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, khai thác tiềm lực lao động nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Huyện phải đặc biệt chú ý tới phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng nhằm khắc phục tình trạng vườn tạp, chuồng trống như hiện nay. Các công tác này phải được giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm và Công ty giống cây trồng, Công ty vật tư nông nghiệp thực hiện. + Khai thác sử dụng tiềm năng và thế mạnh của huyện Tiềm năng đất đai của huyện cũng như của mỗi hộ gia đình là rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, tiềm năng này vẫn chưa được tận dụng một cách triệt để. Toàn huyện còn tới 5.525,57 ha đất chưa sử dụng, đó là chưa kể 1.210,80 ha đất mặt nước (sông, ngòi...) hoàn toàn còn "bỏ trống". Để khai thác được hết tiềm năng đất đai của mình, các hộ nên chủ động thâm canh tăng vụ, chú trọng phát triển sản xuất cây vụ đông trên diện tích đất hạng 1, 2 và 3. Đối với đất vườn (hiện nay chủ yếu còn là vườn tạp) cần được bố trí lại các loại cây trồng, chú ý trồng những cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Song song với khai thác tiềm năng của đất, vấn đề chăm sóc, nâng cao độ phì cho đất cũng cần đặc biệt quan tâm, đảm bảo đất đai được sử dụng bền vững cả về số lượng và chất lượng. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng cây công nghiệp có giá trị như bạch đàn, keo, luồng... là những cây trồng phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu của Vĩnh Lộc. + Nguồn lực lao động: Giống như đất đai, lao động vừa là thế mạnh, vừa là hạn chế của huyện. Vĩnh Lộc có lực lượng lao động lớn, trẻ về tuổi đời, nhưng hạn chế về trình độ cũng như kỹ thuật. Để phát huy được tiềm năng này, các chủ hộ cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn khuyến nông, tự hoàn thiện kiến thức của mình thông qua các lớp học xoá mù, bổ túc văn hoá, qua đài, báo địa phương cũng như học hỏi kinh nghiệm của các hộ khá. Tạo điều kiện cho con em mình được tới trường, được trang bị kiến thức đầy đủ... đó chính là nền tảng để có một lực lượng lao động lớn về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Khai thác nguồn lực lao động không có nghĩa là toàn bộ nhân lực trong gia đình làm việc càng nhiều giờ càng tốt mà yêu cầu một sự phân bổ hợp lý lao động và công việc sao cho phù hợp với độ tuổi, giới tính, sức khoẻ... để đảm bảo mỗi lao động đạt được hiệu quả cao nhất. + Nguồn lực khác: Bên cạnh đất đai, lao động, Vĩnh Lộc còn rất nhiều nguồn lực khác mà bản thân các chủ hộ chưa ý thức được. Đó là điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, diện tích rừng lớn, nguồn nước dồi dào... những điều kiện lý tưởng để phát triển trang trại vườn rừng. - Xây dựng mô hình làng văn hoá, kết hợp với du lịch sinh thái Vĩnh Lộc có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vì huyện có nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc như Thành Nhà Hồ - kinh đô nước Đại Ngu, động Hồ Công, di chỉ Đa Bút( Vĩnh Hùng), động Kim Sơn ( Vĩnh An - Mới được phát hiện, hiện nay đang được đầu tư trùng tu tôn tạo hứa hẹn sẻ là 1 khu du lịch nổi tiếng trong tương lai). Nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá như hội đền Trần Khát Chân, lễ hôi Chùa Thông vào mùng 9 âm lịch hàng năm ... mặt khác dọc theo tuyến Quốc lộ 217 sẻ được đi thẳng lên khu du lịch Suối Cá ( Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ) trong tour du lịch Cẩm Thuỷ là - điểm du lịch thu hút đông đảo lượng khách trong nước, trong tỉnh. Do đó, việc kết hợp quy hoạch xây dựng làng văn hoá với du lịch sinh thái tuy là một hướng đi mới, song đó là hướng đi hứa hẹn đem lại kết quả khả quan 1.2. Quan lý và nâng cao khả năng tiếp cận vốn + Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của các chương trình, dự án giảm nghèo để đảm bảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả. Trước khi đưa vào triển khai trên diện rộng, các chương trình, dự án phải được thẩm định khách quan và chính xác. Việc thẩm định dự án phải được thực hiện nghiêm túc, vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của dự án sau khi triển khai. Bên cạnh đó, việc đánh giá và rút kinh nghiệm từ các chương trình cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng và phải được tiến hành không chỉ sau khi dự án đã hoàn thành mà cả trong khi dự án đang được triển khai. Chương trình, dự án nào có kết quả khả quan, có khả năng mở rộng, cần báo cáo với cấp trên hoặc các tổ chức tài trợ để có thể quyết định có nên mở rộng các pha tiếp theo hay không. Ngược lại, có thể hạn chế, thậm chí kết thúc sớm dự án để giải quyết những hậu quả xấu. Có hình thức đãi ngộ thích đáng cho những tập thể và cá nhân hoạt động tích cực và đạt thành tích xuất sắc. Đồng thời, kỷ luật nghiêm minh đối với sự bê trễ, thiếu trách nhiệm trong công tác điều hành dự án cũng như trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng... Tổ chức các lớp tập huấn kinh tế quản lý vốn cho các cán bộ đoàn thể như: Hội Phụ nữ, hội Nông dân tập thể, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... Tạo cơ hội và khuyến khích nhân dân góp ý kiến thẳng thắn, kịp thời cho lãnh đạo địa phương và các ngành. + Huy động vốn giảm nghèo từ nhiều nguồn khác nhau: Để đảm bảo đủ vốn cho chương trình xóa đói giảm nghèo, cần huy động tổng lực mọi nguồn: - Ngân sách Nhà nước cấp - Ngân sách địa phương - Tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân có thể tự tiết kiệm, tự đầu tư và đóng góp xây dựng nông thôn - Khuyến khích các hộ gia đình liên kết góp vốn, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, thuỷ sản theo hướng gắn kết các đơn vụ cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ bằng cách miễn toàn bộ tiền thuê đất, giảm tối đa những phiền phức trong thủ tục đăng ký thành lập... + Hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo: Thực tế trong những năm qua, việc tiếp cận với các hình thức tín dụng chính thức của các hộ nghèo còn bị hạn chế rất nhiều, đó chính là trở ngại cho việc phát triển sản xuất. Vì vậy, những cải tiến trong huy động tiết kiệm, phương thức vay vốn và cơ cấu lãi suất là rất cần thiết để tăng khả năng tiếp cận của các hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo với tín dụng. Cụ thể: Đa dạng hoá các hình thức tín dụng, nhận gửi và cho vay là một giải pháp quan trọng. Tín dụng cho vay ngắn hạn là hình thức tài trợ chủ yếu nhất của các Ngân hàng nông thôn và người cho vay phi chính thức. Quỹ tín dụng nông thôn là một kênh hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng địa phương, do đó cần nâng cao khả năng hoạt động theo hướng cải tiến: + Tự do hoá lãi suất và cho vay với thời hạn dài hơn. + Khuyến khích các tổ chức như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nông thôn... tham gia huy động tiết kiệm ở địa phương và cho vay. Ngân hàng NN & PTNT, ngân hàng người nghèo... cho hộ nghèo vay vừa mang tính kinh doanh, vừa mang tính hỗ trợ sản xuất với hình thức tín chấp. Mức vốn vay 2 đến 3 triệu, thời gian 3 năm hiện nay trên địa bàn huyện đã là hợp lý. Tuy nhiên, mức lãi suất 0,5%/ 1 tháng là lãi suất thấp, ưu đãi nhưng mặt trái của vấn đề có thể là lãi suất thấp do ưu đãi làm cho hộ nông dân không tận dụng được hết cơ hội của vốn, chi phí cơ hội giữa việc cho hộ nghèo vay và gửi Ngân hàng có sự chênh nhau khá rõ rệt, đồng vốn chưa được tận dụng hết khả năng. Đề nghị mức lãi suất 1%/tháng (tương đương với mức cho vay bình thường) nhưng với hình thức tín chấp đảm bảo hộ nghèo hình thành ý thức có vay có trả, tự tính toán, cân nhắc trước khi vay. Ngoài ra nó còn thúc đẩy hộ nghèo đưa vốn vào sản xuất để tránh tình trạng "vay vốn chết", khi vay về không sử dụng vào sản xuất. 1.3 Công tác khuyến nông Khuyến nông là công tác đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao đan trí, góp phần xây dưng và phát triển ông thôn mới. Hệ thống trung tâm khuyến nông cần thể hiện tính đa dạng, thuận tiện và phổ biến rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo chí, bản tin thôn, xóm, đặc biệt là đến được với vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống mạng lưới điện. Vấn đề khuyến nông cần tập trung vào các nội dung quan trọng như: - Nghiên cứu hệ thống đất canh tác để thiết lập quá trình sản xuất có hiệu quả với từng loại cây trồng khác nhau nhằm giúp nông dân lựa chọn - Triển khai các dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, tới từng thôn, xóm, bản - Chú trọng việc thành lập những câu lạc bộ khuyến nông theo quy mô thôn, bản để tiện đi lại sinh hoạt - Đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ khuyến nông là người dân tộc bản địa 2. Nhóm giải pháp cơ bản thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. 2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách -Cần nghiên cứu hoàn chỉnh chính sách cơ chế, chính sách liên quan đến nghèo đói, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo, xã nghèo nhằm tạo môi trường thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả - Lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình, dự án khác Lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình, dự án kinh tế xã hội khác là sự lồng ghép về mục tiêu, giải pháp và động lực sao cho các chương trình, dự án đó đạt hiệu quả cao nhất, giảm tối thiểu sự chồng chéo, cản trở trong triển khai thực hiện Sơ đồ 2: Lồng ghép các dự án,chương trình kinh tế - xã hội Chương trình xoá đói giảm nghèo Chương trình nước sạch và vệ sinh MT Chương trình sức khoẻ cộng đồng Chương trình phổ cập giáo dục - XMC Chương trình dân số - KHHGĐ Chương trình, dự án khác Mục tiêu xoá đói giảm nghèo 2.1.1. Chính sách hỗ trợ về kinh tế. Trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn giảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ Bảo hiểm Y tế, cấp thẻ/giấy chứng nhận khám chữa bệnh nhân đạo từ thiện... tăng cường mạng lưới y tế cơ sở. 2.1.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục. Nhằm đảm bảo cho con em các hộ nghèo đặc biệt là trẻ em gái có các điều kiện cần thiết trong học tập và sinh hoạt trong nhà trường giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miêng núi... 2.1.3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn Hỗ trợ gia đình dân tộc đặc biệt khó khăn nhằm ổn địn đời sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận phương thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững Các chính sách an sinh xã hội. Nhằm hỗ trợ xóa nhà dột nát, nhà ổ chuột, nhà tranh tre nứa lá, nhà xiêu vẹo, nhà ở nằm trong khu vực ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người dân nghèo. III. Kiến nghị 1 Đối với Nhà nước *.Về bộ máy cán bộ. Đây là giải pháp rất quan trọng quyết định đến thắng lợi trong tổ chức thực hiện chương trình. - Về tổ chức bộ máy: Kện toàn và thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo ở các địa phương đủ mạnh để tổ chức thực hiện chương trình. Phân công giúp đỡ hộ nghèo: Cần xác định hộ nghèo cần giúp đỡ, vận động hộ giàu, hộ khá, các đoàn thể giúp đỡ hộ nghèo. - Về cán bộ: Cần bố trí cán bộ chuyên trách làm xoá đói giảm nghèo: Cấp tỉnh : từ 3-5 người. Cấp huyện: Từ 1-2 người. Cấp xã : 1 người được hưởng phụ cấp từ ngân sách, đủ kiến thức tổ chức thực hiện chương trình *. Ngoài ra, cần tiếp tục tăng cường có thời hạn cán bộ tỉnh, huyện cho các xã để hướng dẫn, đào tạo cán bộ cho xã. 2. Kiến nghị đối với tỉnh Thanh hoá. Để có cơ sở và điều kiện thực hiện tốt chương trình mục tiêu Xoá đói giảm nghèo trong những năm tới Uỷ ban nhân dân huyện Như Thanh - Thanh Hoá cần: Đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh cho biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác Xoá đói giảm nghèo từ huyện đến xã, thị trấn. Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ Xoá đói giảm nghèo cho cán bộ từ huyện đến cơ sở, đồng thời quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo được theo học các lớp dài hạn để có nghiệp vụ chuyên môn làm công tác Xoá đói giảm nghèo. Bổ sung vốn đầu tư hàng năm cho chương trình mục tiêu Xoá đói giảm nghèo, như vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư nên tập trung, không nên dàn trải, phân bố rộng trên nhiều địa bàn. Bổ sung nguồn vốn vay 120( Vốn giải quyết việc làm) để mở rộng sản xuất, thu hút lao động, tăng thu nhập phát triển kinh tế Xoá đói giảm nghèo. Đầu tư ngân sách để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cách làm ăn cho người nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện chương trình mục tiêu Xoá đói giảm nghèo. KẾT LUẬN Vấn đề nghèo đói tồn tại gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân nghèo nói riêng và cho nhân dân nói chung rất nhiều khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Việc hoạch định ra những chính sách, giải pháp nhằm Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề của riêng một cá nhân nào mà nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân, các tổ chức và các cấp lãnh đạo. Không riêng gì huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá mà ở bất cứ một địa phương nào thì Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo đang mang lại những hiệu quả nhất định. Nó góp phần nâng cao chất lượng đời sống trong cộng động nhân dân. Giai đoạn 2001-2005 đã kết thúc và những phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cho giai đoạn 2006-2010 đã được đặt ra. Chúng ra hi vọng với những thành tựu mới của đất nước, Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo ngày càng phát huy được những hiệu quả to lớn trong công cuộc xây dựng cuộc sống không nghèo đói ở cộng đồng nhân dân. Góp phần đưa đất nước lên những tầm cao mới về mức sống và về chất lượng cuộc sống và những tiêu chí khác về đời sống của người dân. Không ngừng nâng cao vai trò to lớn của truyền thống dân tộc Việt Nam, Những kiến nghị trong chuyên đề thực tập này mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào quá trình thực hiện công tác Xoá đói giảm nghèo của huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá. Tuy nhiên với những hạn chế về phạm vi, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế chưa sấu sắc. Chuyên đề thực tập không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em hoàn thiện bài viết được hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công tác của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa và toàn thể các chú, các anh công tác tại phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Lộc đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn. Vĩnh Lộc , ngày 10 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Xuân Tư MỤC LỤC Trang Danh mục bảng biểu,tài liệu tham khảo Lời Mở Đầu 1 CHƯƠNG 1:ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO 3 I. Các khái niện liên quan đến đói nghèo 3 1. Khái niệm 3 1.1 Khái niệm về nghèo, đói 3 1.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế 4 1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam. 5 1.2 cách xác định chuẩn nghèo 5 1.2.1 Cách xác định chuẩn nghèo quốc tế 5 1.2.2. Cách xác định chuẩn nghèo đói của việt nam 6 1.3. Một số khái niệm liên quan. 7 II. Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo 8 1.Yếu tố khách quan. 9 2. Yếu tố chủ quan 11 III.Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo 12 1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo 12 2. Ảnh hưởng của đói nghèo nghèo đến phát triển kinh tế - xã hội 12 2.1. Ảnh hưởng của đói nghèo đến phát triển kinh tế 12 2.2. Ảnh hưởng của đói nghèo đến đời sống xã hội. 14 3. Ý nghĩa của vấn đề xoá đói giảm nghèo 15 IV. Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xoá đói giảm nghèo 16 1. Đường lối chính sách 16 2. M ột số chương trình xoá đói giảm nghèo triển khai ở nước ta 16 V. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và của các địa phương trong nước. 17 1. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới 17 2. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH LỘC -THANH HÓA 22 I. Đặc điểm chung của huyện vĩnh lộc Thanh Hóa 22 1, Điều kiện tự nhiên 22 1.1. Vị trí địa lý 22 1.2. Địa hình 22 1.3. Khí hậu thời tiết 23 1.4. Sông ngòi 23 1.5. Tài nguyên khoáng sản 24 2.Tình hình điều kiện sản xuất chung của huyện 24 2.1. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật 24 2.2 Tình hình sử dụng đất đai 26 2.3. Tình hình nhân khẩu, lao động 27 2.4 Tình hình vốn 30 II. Thực trạng đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa 32 1. Qui mô đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa 32 1.1 Giai đoạn 2001 – 2005 32 1.2 Giai đoạn 2006 – 2008 36 1.3 Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo 39 2. cơ cấu thu chi của nông hộ nghèo 40 2.1. Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề và theo vùng 40 2.2. Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo theo ngành nghề 42 3.3.Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo. 3. Nguyên nhân nghèo đói ở huyện Vĩnh Lộc 45 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HUYỆN VĨNH LỘC 50 I.Mục tiêu xóa bỏ nghèo đói 50 1. Mục tiêu tổng quát 50 2. Chỉ tiêu xóa bỏ nghèo đói đến năm 2012 50 II. MỘt số giải pháp giảm nghèo của huyện Vĩnh Lộc 50 1. Nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 50 1.1Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho phù hợp 50 1.2Quan lý và nâng cao khả năng tiếp cận vốn 53 1.3 Công tác khuyến nông 2. Nhóm giải pháp cơ bản thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. 56 2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 56 2.1.1. Chính sách hỗ trợ về kinh tế 57 2.1.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục 2.1.3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn 58 2.1.4 Các chính sách an sinh xã hội. 58 III. Kiến nghị 60 1 Đối với Nhà nước 59 2. Kiến nghị đối với tỉnh Thanh hoá 59 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Ảnh hưởng của nghèo đói đến đời sống xã hôi 12 Bảng1 : Cơ sở hạ tầng của huyện Vĩnh Lộc 22 B ảng2: Tình hình sử dụng đất đai tại các hộ điều tra 24 Bảng3: Tình hình sử dụng vốn tại các hộ điều tra năm 2007 28 Bảng4 : Nhu cầu vây vốn 30 Bảng 5 : Tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện qua các năm 32 Bảng 6 : Số hộ nghèo chia theo các xã 33 Bảng 7:Tổng hợp hộ nghèo theo tiêu chí mới 36 Bảng 8: Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo năm 2007 - theo ngành nghề 40 Bảng9: Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo 42 Bảng 10: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo 44 Sơ đồ 2: Lồng ghép các dự án,chương trình kinh tế - xã hội 58  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế Lao động - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Giáo trình Phân tích Lao động xã hội- - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 3.Tạp chí Lao động xã hội, năm 2004,2005,2006. 4. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo ở cấp xã. NXB Lao động 5.Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội: 2001Xã hội, Hà Nội: 2003. 6.Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo ở cấp thôn.BCĐ Xoá đói giảm nghèo tỉnh Thanh Hoá: 2004;2005. 7. Niên giám thống kê huyện Vĩnh Lộc-Thanh Hoá từ năm 2001 đến nay. 8. Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Lộc-Thanh Hoá 9. Số liệu thống kê, lưu trữ tại phòng Lao động TB&XH huyện Vĩnh Lộc-Thanh Hoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21473.doc
Tài liệu liên quan