Đội ngũ giảng viên luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân các trường đại học mà còn đối với toàn xã hội. Công tác quản lý giảng viên vì thế cần phải được quan tâm đúng mức. Sử dụng giờ định mức chính là một công cụ quản lý rất hiệu quả song không phải lúc nào nó cũng được coi trọng. Thời gian gần đây, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như một số trường đại học khác đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng và áp dụng một mức giờ chuẩn mới cho giảng viên thay thế cho mức cũ, lạc hậu trước kia. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm cải thiện công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân” của sinh viên Nguyễn Phúc Thọ như chính tên gọi của nó đã đạt được một số kết quả: trình bày được một số cơ sở lý luận của chiuyên đề, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện công tác này.
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải giải pháp cải thiện công tác định mức giờ chuẩn tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo mới được quy đổi ra giờ chuẩn. Điểm này cũng khác so với quy định trước kia của Bộ. Quy định trước kia còn tính đổi các công việc: Hướng dẫn thực tập, chấm bài, phụ đạo ngoài giờ, đọc và nhận xét chuyên đề và rất nhiều công việc khác ra giờ chuẩn. ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các nội dụng này đều được thanh toán trực tiếp bằng tiền. Với cách tính như trên, thực tế thực hiện giờ chuẩn của giảng viên nhìn chung sẽ không cao. Điều này không ảnh hưởng gì nhiều đến nhóm giảng viên có mức thực hiện giờ chuẩn cao, song đối với nhóm giảng viên có mức thực hiện giờ chuẩn thấp thì họ sẽ không có khả năng vượt mức. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ không được hưởng lương II do nhà trường chi trả. Cũng cần phải lưu ý là mức thực hiện giờ chuẩn của giảng viên cao, thấp không thể do họ quyết định hoàn toàn mà còn rất nhiều nhân tố khách quan khác chi phối. Việc tính đổi các khâu công tác trên sẽ giảm bớt tác động của các yếu tố khách quan này. Quyền lợi của giảng viên vì thế mà bị ảnh hưởng. Chúng ta sẽ thấy rõ điểm bất cập này khi đi sâu phân tích thực tế thực hiện giờ chuẩn của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Giờ định mức theo quy định này ở từng chỉ tiêu đều cao hơn trước. Quy định cũ có 5 mức tương ứng với 5 ngạch giảng viên là: 310, 209, 280, 220, 110 (giờ chuẩn /năm) tương ứng với quy định tạm thời này là: 500, 490, 460, 400, 285 (giờ chuẩn /năm). Tất cả các mức đều cao hơn và bằng 1.6, 1.7 lần mức cũ. Ta chỉ có thể đánh giá chính xác mức độ cao thấp của các mức này khi phân tích khả năng thực hiện không đạt, đạt và vượt mức như thế nào.
Giảng viên tập sự (trong 24 tháng) không áp dụng mức giờ chuẩn nghĩa vụ để tập trung vào công tác chuẩn bị bài giảng, dự giờ… cũng là một điểm khác so với quy định trứơc kia của Bộ. Theo quy định cũ, giảng viên tập sự cũng phải thực hiện nghĩa vụ 110 giờ chuẩn/ năm. Quy định như vậy xem ra có vẻ hợp lý, giúp giảng viên tập sự có thời gian tập trung vào việc chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết trước khi trở thành giảng viên giảng dạy chính thức. Song việc không áp dụng một giờ định mức nào cho giảng viên tập sự trong suốt 2 năm liệu có phải là tốt không. Bộ môn nên bố trí giờ giảng cho họ từ năm thứ hai trở đi.
2.2 Tham khảo một số quy định về mức giờ chuẩn cho giảng viên của một số trường đại học khác
Học viện Ngân hàng là một đơn vị có quy định về mức giờ chuẩn cho giảng viên khá chi tiết và hệ thống. Đáng kể đến là quy định về mức giảm giờ định mức cho giảng viên kiêm nhiệm các công tác quản lý và định mức giảng dạy cho giảng viên:
Biểu 9 Mức giảm giờ định mức cho giảng viên kiêm nhiệm Đơn vị: giờ chuẩn
TT
Hạng mục công việc
Mức giảm
định mức
(% ĐMGC)
Định mức của GV kiêm nhiệm
I
Chức vụ chính quyền:
Giám đốc
40
Phó giám đốc phụ trách đào tạo
60
Các giảng viên kiêm nhiệm ở các bộ phận khác
60
Trưởng khoa, bộ môn
20
Phó trưởng khoa, bộ môn
15
Chánh thanh tra giáo dục
25
Phó tránh thanh tra giáo dục
20
Trưởng bộ môn trong khoa
0
II
Chức vụ đoàn thể
Bí thư Đảng uỷ
50
Chủ tịch công đoàn
20
Bí thư đoàn TNCS HCM học viện
20
III
Các công việc khác
Trợ lý giáo vụ khoa
20
đi học cao học, NCS
đi học CH, NCS tập trung
đi học NCS không tập trung
đi học cao học không tập trung
100
60
50
Giám đốc ngân hàng thực hành
20
Giảng viên chủ nhiệm lớp (nếu là giảng viên kiêm nhiệm)
chuyên tu, tại chức
chính quy, tập trung
10
15
IV
Các ưu tiên khác
16.
Giảng viên nữ cóc con dưới 36 tháng
10
Nguồn: qui định về chế độ công tác cho giảng viên học viện ngân hàng
Qui định này có cách sắp xếp hạng mục công việc rất hay, có khả năng phân biệt được các nhóm công việc chứ không chỉ liệt kê dàn trải như Quyết định 1712/ QĐ - BĐH và THCN. Hơn nữa nó còn bổ sung thêm rất nhiều hạng mục công việc mới: giám đốc, phó giám đốc phụ trách đào tạo, các giảng viên kiêm nhiệm ở các bộ phận khác cho phù hợp với tình hình thực tế. Các công việc này không quy định mức giảm mà quy định mức cụ thể (40, 60, 60 giờ chuẩn /năm), thấp hơn so với phần lớn các công việc khác là do yêu cầu thực tế của các vị trí này. Bên cạnh đó, quy định về việc tính đổi các môn học khác nhau và các công tác khác nhau ra giờ chuẩn của HVNH được thiết kế khá chi tiết. Họ đưa nhiều khâu công tác để tính đổi hơn so với qui định của Bộ (hầu hết tất cả các khâu công tác). Đó là các khâu: hướng dẫn thực hành; chủ trì các buổi cemina, phụ đạo ở lớp; hướng dẫn viết khoá luận tốt nghiệp; coi thi hết môn; chấm thi; …và rất nhiều những nội dung khác. Điều này thì không được hay lắm, một số khâu công việc không thường xuyên có thể thanh toán ngay bằng tiền để không mất tính chất khuyến khích và tính toán đỡ phức tạp. Mức giờ chuẩn quy định cụ thể cho từng ngạch giảng viên của HVNH vẫn sử dụng quy định cũ của Bộ, chưa có điều chỉnh.
Trường đại học dân lập quản lý kinh doanh Hà Nội cũng có một quy định rất đầy đủ về chế độ làm việc, chế độ công tác phí, chế độ nghỉ ngơi, chế độ nghỉ về việc riêng, chế độ thai sản, trợ cấp thất nghiệp cho giảng viên, trong đó có quy định về mức giờ chuẩn cho giảng viên. Điều này xuất phát từ đặc điểm của một trường dân lập – các giảng viên đều là giảng viên hợp đồng, công tác quản lý giảng viên vì thế rất được quan tâm. Nói riêng về quy định giờ mức cho giảng viên thì quy định chỉ xây dựng mức cho giảng viên cơ hữu và giảng viên tập sự, các chức vụ quản lý khác không có mức giảm cụ thể mà chỉ nêu: nếu xét thấy các đối tượng này có đủ năng lực đảm nhiệm một số công việc giảng dạy thì có thể giao thêm một số công việc giảng dạy. Các cán bộ quản lý ở đây thường tập trung vào chuyên môn quản lý mà không kiêm nhiệm nhiều. Điều này thì trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như nhiều trường đại học khác không thể so sánh được bởi mỗi trường có đặc điểm riêng. Nguồn thu từ học phí của sinh viên trường này rất cao, có khả năng chi trả cho việc đó.
Mức quy định cho giảng viên cơ hữu trường này là 300 tiết/năm. mức này chưa thể kết luận chính xác về mức độ hợp lý của nó đối với trường đại học dân lập quản lý kinh doanh vì chưa có các tài liệu liên quan. Song nếu xét một cách tương đối thì mức 300 tiết/ năm là khá hợp lý, cao hơn so với quy định trước kia của Bộ và thấp hơn so với quy định tạm thời của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Tình hình thực hiện giờ chuẩn của giảng viên theo các đơn vị qua các năm
Theo báo cáo thực hiện giờ giảng của các bộ môn, phòng HC – TH trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổng hợp và công bố bảng báo cáo tổng hợp. Nếu như ta chia mức thực hiện giờ giảng cuả giảng viên ra làm 3 mức:
+ mức thực hiện giờ chuẩn dưới 430 giờ chuẩn /năm
+ mức thực hiện giờ chuẩn từ 430 đến dưới 860 giờ chuẩn/ năm
+ mức thực hiện giờ chuẩn từ 860 giờ chuẩn /năm trở lên
thì ta có thể xếp các bộ môn vào 3 nhóm sau:
1) Nhóm các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn cao
Biểu 10 Nhóm các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn cao Đơn vị: giờ chuẩn/năm
TT
Bộ môn
Số GV
Số giờ chuẩn bình quân
Giờ chuẩn BQ trung bình trong 3 năm
Tăng giảm so với giờ chuẩn nghĩa vụ
2001-2002
2002-2003
2003-2004
Tuyệt đối
Tương đối
BM Kế toán
21
1100
1300
1550
1317
887
206.28
BM TKêKTXH
12
1132
1328
1400
1287
857
199.3
BM PTHĐKD
8
950
1100
1300
1117
687
159.76
BM Kiểm toán
11
842
1100
1250
1064
634
147.44
BM TCDN
8
800
900
1000
900
470
109.3
BM Tiếng Anh
33
780
822
1075
892
462
107.44
BM Tin học KT
18
900
880
880
887
457
106.28
Tổng số
111
6503
7429
8454
7467
4454
Nguồn: báo cáo thực hiện giờ chuẩn của giảng viên các bộ môn 2) Nhóm các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn trung bình
Biểu 11 Các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn trung bình Đơn vị:giờ chuẩn/năm
TT
Bộ môn
Số GV
Số giờ chuẩn bình quân
Giờ chuẩn BQ trung bình trong 3 năm
Tăng giảm so với giờ chuẩn nghĩa vụ
2001-2002
2002-2003
2003-2004
Tuyệt đối
Tương đối
BM KT công cộng
9
763
780
760
768
338
78.6
BM XHH
6
745
752
756
751
321
74.65
BM KT Phát triển
9
722.4
722.4
745.4
747
317
73.72
BM TTCNTTQL và KT
3
700
750
750
733
303
70.46
BM Lịch sử KT
10
700
650
700
683
253
58.84
BM Bộ môn dân số PT
6
600
600
600
600
170
39.53
BM Vi mô
20
585
610
590
595
165
38.37
BM Vĩ mô
18
571
587
590
595
165
38.37
BM Pháp luật KT
23
530
556
600
562
132
30.7
BM Kinh tế QT
8
530
550
600
560
130
30.23
BM QTKD CN
18
467
500
503
490
60
13.95
BM KTNN và PTNT
8
450
500
500
483
53
12.32
BM KDQT
9
500
460
460
473
43
10
BM KTCN
11
450
490
470
470
40
9.3
BM KT địa chính
5
360
500
540
467
37
8.6
BM Bảo hiểm
11
425
450
480
452
22
5.1
Tổng số
174
9097.4
9456.4
9643.4
9432
2549
Nguồn: báo cáo thực hiện giờ chuẩn của giảng viên các bộ môn
3) Nhóm các giảng viên có mức thực hiện giờ chuẩn thấp
Biểu 12 Các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn thấp Đơ n vị: giờ chuẩn /năm
TT
Bộ môn
Số GV
Số giờ chuẩn bình quân
Giờ chuẩn BQ trung bình trong 3 năm
Tăng giảm so với giờ chuẩn nghĩa vụ
2001-2002
2002-2003
2003-2004
BM QTKD TH
7
428
372
485
428
-3
BM Triết
13
418
418
418
418
-12
BM KTĐT
12
400
400
400
400
-30
BM Marketing
18
385
380
400
388
-42
BM Lịch sử Đảng
6
300
300
500
367
-63
BM KD BĐS
4
0
530
550
360
-70
BM KTNNL
6
375
316
283
325
-105
BM KT và KDTM
15
350
300
300
317
-113
BM KDKS
8
282
320
0
301
-129
BM CNXHKH
5
300
300
500
367
-167
BM QTNL
12
300
300
300
300
-130
BM TMQT
14
300
250
200
250
-180
BM KTDL
14
0
334
372
235
-195
BM Tiếng Pháp
3
220
205
230
218
-212
BM QTCL
7
140
140
124
135
-295
BM Quảng cáo
6
50
60
116
75.3
-354.7
Tổng số
150
4247
4924
5177
4887.3
Nguồn: báo cáo thực hiện giờ chuẩn của giảng viên các bộ môn
Trong đó, mức giờ chuẩn nghĩa vụ được lấy làm căn cứ tính khả năng hoàn thành mức lẽ ra phải được tính theo công thức:
Mức giờ chuẩn nghĩa vụ BQ = (1), trong đó:
Mi : giờ chuẩn nghĩa vụ cho nhóm giảng viên có hệ số lương được xếp vào mức i
Xi : tổng số giảng viên có hệ số lương được xếp vào mức i
Sau khi đã tính toán cho một số bộ môn điển hình, ta có thể tạm lấy mức 430 (giờ chuẩn /năm) làm căn cứ để phân tích vì không có điều kiện để tính toán cụ thể cho tất cả các bộ môn.
Nằm trong danh sách 1 gồm có 7 bộ môn với tổng số giảng viên là 111 người chiếm 22.52 % so với tổng số giảng viên được thống kê, tổng số giờ gìơ chuẩn bình quân trung bình trong 3 năm là 7467, chiếm đến 34.3 % so với tổng số. Đây là nhóm các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn cao từ 860 trở lên, vì thế tất cả các bộ môn đều đạt vượt mức giờ chuẩn nghĩa vụ với mức vượt cao. Đứng đầu danh sách này là bộ môn kế toán với mức thực hiện giờ chuẩn bình quân trung bình trong 3 năm là 1317 (giờ chuẩn /năm), vượt so với mức nghĩa vụ về số tuyệt đối là 887 (giờ chuẩn/năm) tương đương với số vượt tương đối là 206.3 %. Một số bộ môn khác như TK KTXH, PT HĐKD, kiểm toán có mức thực hiện tương đương và chúng ta sẽ được thấy là cao hơn rất nhiều so với nhiều bộ môn xếp vào danh sách 2 và 3. Đứng cuối trong danh sách này là bộ môn tin học kinh tế cũng thực hiện vượt mức đến 106,3%.
Danh sách 2 gồm những bộ môn có mức thực hiện giờ giảng từ 430 đến dưới 800 (giờ chuẩn/năm). Danh sách này gồm có 16 bộ môn với tổng số giảng viên là 174 chiếm 40% so với tổng số, tổng số giờ giảng thực hiện bình quân trung bình trong 3 năm là 9432 (giờ chuẩn/năm) chiếm 43,3%. Mức thực hiện 430 – 800 được coi là đạt và vượt mức tuy nhiên số các bộ môn này không chiếm đa số. Tổng hợp cả hai danh sách 2 và 3 ta có tất cả 23 bộ môn thực hiện đạt và vượt mức với tổng số 285 giảng viên, chiếm 65.51 %. Đây là một tỷ lệ thấp bởi một trong những yêu cầu của mức là phải đảm bảo cho đa số lao động đạt và vượt mức nhất là khi trường Đại học Kinh tế Quốc dân tính lương II cho giảng viên theo nguyên tắc vượt giờ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập của giảng viên (được phân tích cụ thể ở phần sau).
Còn lại danh sách 3 gồm những bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn dưới 430 (giờ chuẩn/năm). Danh sách này gồm có 16 bộ môn với tổng số 150 giảng viên, chiếm 34.49 trên tổng số giảng viên được thống kê nhưng có tổng mức thực hiện giờ chuẩn bình quân trung bình trong 3 năm chỉ là 4887.3 (giờ chuẩn/năm), chiếm một tỷ trọng khiêm tốn so với tổng số (22.43 %). Các bộ môn này đều không đạt mức nghĩa vụ. Trong đó đứng đầu danh sách là bộ môn Marketing cũng chỉ có mức thực hiện giờ chuẩn là 388 (giờ chuẩn/năm), còn lại đại đa số là có mức thực hiện giờ chuẩn trên 300 (giờ chuẩn/năm). Cá biệt có một số bộ môn có một số bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn rất thấp như bộ môn quảng cáo (75.3), bộ môn KT và QLĐT (22.3). Tuy nhiên đây là những bộ môn mới, các giảng viên giảng bộ môn này cũng giảng ở các bộ môn khác nữa. Đáng nói đến phải là các giảng viên ở các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn chưa đạt mức nhưng họ không tham gia giảng ở các bộ môn khác.
Điều gì quyết định đến mức thực hiện giờ chuẩn cao thấp của các bộ môn. Sau đây là một số nguyên nhân chủ quan, khách quan chủ yếu:
Các yếu tố khách quan
ă Khung chương trình đào tạo
Khung chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân được xây dựng theo từng nhóm ngành khác nhau. Theo tài liệu “giới thiệu về các chuyên ngành đào tạo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân” ta thấy ở khối kiến thức giáo dục đại cương với các môn như: Triết học Mác Lênin, KTCT, CNXH, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếng Anh cơ bản, Tin học đại cương, toán cao cấp… thì ở tất cả các nhóm ngành đều học và có số đơn vị học trình tương đương nhau (khoảng 52 đv học trình). Khối kiến thức chuyên ngành được quy định ở các nhóm ngành khác nhau là không giống nhau. Song có một số bộ môn như KT vĩ mô, vi mô tuy có số đơn vị học trình thấp nhưng hầu như ngành nào cũng đào tạo. Bộ môn Kế toán có mặt trong rất nhiều ngành như QTKD, NH – TC, Hệ thống TTKT và kế toán. Tất nhiên là số lượng giảng viên sẽ được đảm bảo cho phù hợp với nhu cầu song số lượng giảng viên không phải là dễ điều chỉnh nhất là khi nhu cầu này là quá cao. Trong khi đó một số bộ môn khác lại không được bố trí nhiều giờ giảng do khung chương trình đào tạo quy định. Đây chỉ là một trong những yếu tố tác động đến mức thực hiện giờ chuẩn của giảng viên song không phải là nhân tố quyết định, còn có rất nhiều nhân tố khác tác động đến mức thực hiện này.
ă Số lượng và cơ cấu sinh viên
Số lượng sinh viên toàn trường nói chung hay số lượng sinh viên trong từng khoa nói riêng tăng lên hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến mức thực hiện giờ chuẩn của giảng viên. Sự ảnh hưởng này thể hiện chỗ:
+ Số lượng sinh viên tăng lên khiến giảng viên phải đảm nhiệm giảng dạy nhiều hơn
+ Quy mô lớp tăng lên thì mức thực hiện giờ chuẩn của giảng viên cũng tăng lên tương ứng theo công thức quy đổi giờ chuẩn cho giảng viên.
Số lượng sinh viên tăng lên bao hàm tất cả các hệ, trong đó việc mở rộng quy mô đào tạo tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn tại các khu vực ngoại thành Hà Nội đã phải đảm trách nhiều giờ giảng lại càng có mức thực hiện giờ chuẩn cao hơn theo tỷ lệ quy đổi 1giờ = 1.2 giờ chuẩn. Bên cạnh đó, cơ cấu sinh viên theo từng khoa cũng ảnh hưởng đến mức thực hiện giờ chuẩn của từng bộ môn. chúng ta lấy ví dụ với hệ chính quy, theo thống kê số lượng sinh viên chính quy học kỳ I năm học 2004-2005 của phòng CTCT và QLSV thì một số khoa có số lượng sinh viên đông như: ngân hàng tài chính (584 sinh viên ), kế toán (394 sinh viên ), QTKD (362 sinh viên ), lao động và dân số (252 sinh viên )…Một số khoa khác có số lượng sinh viên ít như: thống kê (53 sinh viên ), công nghệ thông tin (66 sinh viên ), luật kinh tế (69 sinh viên )…, chỉ bằng 1/10 số lượng sinh viên của các khoa trên. Đó cũng là một trong những lý do khiến một số bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn của cao trong khi một số khác lại không cao.
ă Sự phân công giảng dạy
Trong từng bộ môn, các giảng viên được phân công giảng dạy dựa vào một số tiêu chí: ngạch giảng viên, học hàm, học vị, thâm niên công tác hay các chức vụ kiêm nhiệm mà giảng viên đó đảm nhiệm…vì thế không phải giảng viên nào muốn giảng nhiều lên hay ít đi là được đáp ứng ngay, việc phân công giảng dạy phải được dựa trên các yếu tố khách quan trên.
Yếu tố chủ quan
ă Yếu tố chủ quan đầu tiên có tính chất gần gũi với yếu tố “sự phân công giảng dạy” ở trên. Tính chủ quan ở đây thể hiện ở chỗ ngạch giảng viên, học hàm, học vị, các chức vụ kiêm nhiệm mà mỗi giảng viên đạt được là do chính giảng viên ấy quyết định.
ă Một số yếu tố chủ quan khác như tình trạng sức khoẻ, nghỉ chế độ, tuổi tác…cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến mức thực hiện giờ chuẩn cho giảng viên.
Việc phân các nhân tố trên ra thành nhóm các nhân tố chủ quan, khách quan nhiều khi cũng là mang tính tương đối. Một số nhân tố khi xét ở khía cạnh này thì được coi là nhân tố khách quan, khi xét ở khía cạnh khác thì lại được coi là nhân tố chủ quan. Việc tìm hiểu nguyên nhân của tình hình thực hiện giờ chuẩn trên của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhằm giúp chúng ta hiểu được bản chất của những con số trên trước khi đưa ra những phán quyết và giải pháp cải thiện tình hình.
3.2 Sử dụng giờ định mức cho việc trả lương cho giảng viên và tuyển dụng giảng viên hợp đồng
Như đã đề cập, trước khi có một văn bản chính thức về vấn đề này thì giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn được hưởng lương II tính theo 100 % giờ giảng. Tuy nhiên cùng với việc trường đang xúc tiến xây dựng và áp dụng một quy chế mới thì chúng ta tạm thời tính toán lương tăng thêm cho giảng viên theo dự thảo quy chế thu chi nội bộ lần 6 và so sánh để thấy sự khác biệt.
Do điều kiện hạn chế nên tác giả chỉ lấy một số bộ môn làm ví dụ để phân tích và so sánh: bộ môn thống kê KTXH trong nhóm các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn từ 860 (giờ chuẩn /năm) trở lên; bộ môn pháp luật kinh tế trong nhóm bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn từ 460 đến dưới 860 (giờ chuẩn /năm), bộ môn KT đầu tư trong nhóm các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn dưới 460 (giờ chuẩn/năm).
Biểu 13 Sử dụng giờ định mức để tính lương cho giảng viên Đơn vị: nghìn đồng
TT
Bộ môn
Giờ chuẩn nghĩa vụ BQ
Giờ chuẩn BQ
Lương II BQ (1)
Lương II BQ (2)
Vượt giờ tuệt đối
Vượt giờ tương đối
Tiền lương
1
BM TK KTXH
1321
470
26420
851
181
14467
2
BM Luật KT
600
444
12000
156
35
3276
3
BM KT đầu tư
400
467
8000
-67
0
0
Nguồn: Phòng HC –TH
Trong đó, lương bình quân (1) là khoản tiền lương II của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân trước khi có quy chế thay thế. Khoản này được tính như sau:
Lương II BQ (1) =Giờ chuẩn nghĩa vụ BQ * 20 (nghìn đồng)
Lương II theo dự thảo quy chế thu chi nội bộ lần 6, được tính cho số vượt giờ như sau: + vượt từ 1 % đến 50 % định mức giờ chuẩn nghĩa vụ: 21 (nghìn đồng/giờ chuẩn).
+ Vượt từ 51 % đến 100 % định mức giờ chuẩn nghĩa vụ: 19 (nghìn đồng/giờ chuẩn).
+ Vượt từ 101 % định mức giờ chuẩn nghĩa vụ trở lên: 17 (nghìn đồng/giờ chuẩn).
Định mức giảng viên nghĩa vụ bình quân (M1) được tính theo công thức (1), theo đó ta có:
M1TKê = (giờ chuẩn /năm)
M1luật kt =(giờ chuẩn /năm)
M1KT đầu tư =(giờ chuẩn /năm)
Như vậy, khoản lương II của cả 3 bộ môn đại diện trên đều bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể là bộ môn TK KTXH và bộ môn luật kinh tế lương II (2) chỉ bằng 57.8 % so với lương II (1). Còn bộ môn kinh tế đầu tư nói riêng cũng như các bộ môn không đạt mức giờ chuẩn nói chung thì giảng viên thậm chí còn không nhận được một đồng lương II nào. Trong quy chế trả lương của trường, bên cạnh khoản lương chính (lương I) tính theo đúng ngạch, bậc, phụ cấp còn có khoản lương so nhà trường chi trả (lương II). Khoản lương này có thể quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì thế lương II có khả năng tạo động lực cho giảng viên hơn là lương I. Nếu như mức áp dụng quá cao như dự thảo quy chế thu chi nội bộ lần 6 thì sẽ làm giảm động lực của giảng viên. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là văn bản quy định chính thức. Việc xây dựng một khung mức giờ chuẩn mới cho giảng viên vẫn đang được tiến hành, trường nên chú ý đến điểm này khi đưa ra một khung mức mới hợp lý, không gây biến động nhiều đối với thu nhập, tâm lý, động lực của giảng viên. Muốn vậy, trường cần lưu ý đến khả năng đạt và vượt mức đối một nhóm gồm đại đa số các bộ môn trong trường có mức thực hiện giờ chuẩn thấp (chỉ từ 250 đến 350 giờ chuẩn /năm).
Ngoài việc tính lương II cho giảng viên thì giờ định mức còn được dùng làm căn cứ tính toán số lượng giảng viên hợp đồng cần tuyển thêm đáp ứng nhu cầu đào tạo.
Biểu 13 Bảng tổng hợp về nhu cầu nhân sự các khoa, bộ môn năm 2004
TT
Khoa, bộ môn
Số GV
Tổng số giờ chuẩn bình quân trong 1 năm
Tổng số giảng viên cần có theo ĐM 500 giờ
Số giảng viên thiếu
Đề nghị nhà trường tuyển
1
K. kế toán
BM kế toán
BM kiểm toán
BM PT HĐKD
41
21
12
8
27657
12768
8936
98
56
24
18
57
35
12
10
13
4
4
4
2
K. ngoại ngữ KT
BM tiếng Pháp
BM tiếng Anh
TT ngoại ngữ
44
3
33
8
654
29436
2400
66
2
59
5
26
26
6-8
6-8
3
K.toán kinh tế
BM Toán KT
BM toán cơ bản
40
23
12
22130
7662
61
45
16
26
22
4
7
3
3
1
Tổng số
218
35
Nguồn: phòng TCCB
Trong đó:
+Tổng số giờ chuẩn bình quân trong một năm = tổng số giảng viên * giờ chuẩn bình quân trung bình trong 3 năm.
+ Tổng số giảng viên cần có theo định mức 500 giờ = tổng số giờ chuẩn bình quân trong một năm/ 500.
+ Số giảng viên thiếu = tổng số giảng viên đã có - tổng số giảng viên cần có
Dựa vào số giảng viên tính toán đó để phòng TCCB đề nghị nhà trường tuyển trong năm tới. Số lượng giảng viên đề nghị tuyển này không nhất thiết là bằng số lượng tính toán được mà đó chỉ là con số ước lượng tương đối dựa vào kinh nghiệm của cán bộ làm công tác này. Hơn nữa, việc tuyển thêm giảng viên hợp đồng không phải là một việc đơn giản. Nó còn chịu chi phối của rất nhiều nhân tố khác mà người cán bộ phòng TCCB phải nắm rõ và ước lượng được. Thường thì số lượng tính toán được lớn hơn số lượng đề nghị tuyển bởi giảng viên vẫn có thể giảng quá 500 (giờ chuẩn /năm) để tiết kiệm một số chi phí khác. Kể cả mức lấy để tính toán là mức 500, cao nhất trong khung mức của giảng viên.
Chương III: Một số giải pháp nhằm cải tiến công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
I. Giải pháp nhằm cải tiến quá trình xây dựng mức
Điều quan trọng của việc xây dựng mức là phải lựa chọn được phương pháp xây dựng thích hợp và tiến hành xây dựng như thế nào.
1. Lựa chọn phương pháp xây dựng mức
Không giống như công nhân sản xuất, không thể xây dựng mức cho công tác giảng dạy của giảng viên bằng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ bước công việc. Chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp sau để xây dựng mức giờ chuẩn cho giảng viên.
ăPhương pháp thống kê kinh nghiệm:
Đây thực chất là phương pháp kết hợp của hai phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm.
Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu thống kê về mức thực hiện giờ chuẩn của giảng viên ở thời kỳ trước.
Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được của cán bộ định mức.
Định mức theo thống kê kinh nghiệm là phương pháp định mức dựa trên số liệu thống kê về mức thực hiện giờ chuẩn của giảng viên kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ định mức.
Trình tự xây dựng bằng phương pháp này như sau:
Thống kê tình hình thực hiện giờ chuẩn của giảng viên.
Tính lượng thực hiện giờ chuẩn trung bình của các bộ môn, khoa và của toàn trường.
Kết hợp lượng giờ chuẩn trung bình với kinh nghiệm sản xuất của bản thân cán bộ định mức để đưa ra mức hợp lý.
Đây là phương pháp khá đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong một thời gian ngắn. Trong một chừng mực nào đó, nó lại có khả năng vận dụng kinhnghiệm của các cán bộ định mức. Tuy nhiên phương pháp này đã bỏ qua tác động của các yếu tố khách quan. Hơn nữa việc tính lượng giảng dạy trung bình dễ phạm phải lỗi bình quân chủ nghĩa. Thực tế là một số khoa có lượng thực hiện công tác giảng dạy rất cao (kế toán, NH-TC, TK…) trong khi một số bộ môn khác lại có khối lượng thực hiện công tác giảng dạy rất thấp (tiếng Pháp, KD Khách sạn, KT & KD Thương mại…). Điều này như đã phân tích phần nhiều là do các yếu tố khách quan. Nếu mức giờ chuẩn nếu được xây dựng dựa vào mức trung bình này sẽ không hợp lý. Chúng ta vẫn có thể áp dụng phương pháp này trong trường hợp điều chỉnh mức khi các yếu tố khách quan biến động không lớn lắm. Chúng ta có thể hạn chế bớt nhược điểm của phương pháp này bằng một số biện pháp sau:
Phải chấn chỉnh một bước biểu mẫu thống kê. Số liệu thống kê phải đồng chất (tức là những đối tượng thống kê phải cùng một bộ môn, cùng một chức danh, cùng điều kiện giảng dạy …). Để hạn chế bớt tác động của yếu tố ngẫu nhiên thì phải thống kê càng nhiều càng tốt (thống kê nhiều người, nhiều ngày, nhiều năm). Đồng thời coi trọng phân tích, so sánh các số liệu thống kê.
Phải chọn những người thực sự có kinh nghiệm đối với công tác giảng dạy
Kết hợp với việc phân tích các yếu tố khách quan tác động tới việc thực hiện mức giờ chuẩn của giảng viên.
ă Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp xây dựng mức trong đó các chuyên gia (gồm những giảng viên có thâm niên, có học vị, học hàm, học vị cao, có uy tín…; những người am hiểu về công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên – cán bộ phòng TCCB, lãnh đạo các khoa, bộ môn). Các chuyên gia được mời dự các cuộc họp thảo luận về những công việc cần tìm hiểu. Số lượng các cuộc họp thảo luận không thể quy định trước mà còn tuỳ thuộc vào diễn tiến của công việc và các kết quả đạt được. Kết quả cuối cùng của các cuộc họp là các quyết định chính thức. Người ta có thể sử dụng một trong các phương pháp ra quyết định nhóm sau:
Hình thức ra quyết định nhóm phổ biến nhất là phương pháp tương tác trực diện, tuy nhiên các nhóm này thường gây áp lực để buộc các thành viên nhóm tuân thủ quan điểm chung. Phát triển tư duy, kỹ thuật nhóm danh nghĩa và hội họp điện tử, là những phương pháp ra quyết định nhóm tốt nhất có thể áp dụng vì chúng hạn chế tới mức tối đa nhược điểm của phương pháp tương tác trực diện.
* Phát triển tư duy: phương pháp này được thực hiện trên cơ sở áp dụng một quá trình tạo ý tưởng, quá trình khuyến khích cá nhân nêu ra ý kiến của mình về khả năng lựa chọn hoặc giải quyết vấn đề, bất kể khả năng đó là tốt hay không tốt. Trong một phiên họp sử dụng phương pháp này, 5 đến 10 người ngồi quanh một chiếc bàn. lãnh đạo nhóm nêu vấn đề một cách rõ ràng sao cho tất cả những người tham gia đều hiểu. Trong một khoảng thời gian cho trước các thành viên nêu ra càng nhiều khả năng lựa chọn càng tốt. Không ai được phép phê phán và tất cả khả năng lựa chọn được ghi lại rồi sau đó bàn luận và phân tích.
Tuy nhiên, phát triển tư duy chỉ đơn thuần là một quá trình tạo ra các ý tưởng. Hai phương pháp sau mới thực sự cho các nhà quản lý những giải pháp cụ thể.
*Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa. Nhóm danh nghĩa hạn chế việc bàn luận và giao tiếp giữa các cá nhân trong quá trình ra quyết định. Các thành viên trong nhóm đều có mặt tại cuộc họp nhưng mọi hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa bao gồm những bước sau đây:
+ Các cá nhân gặp nhau với tư cách là thành viên của một nhóm nhưng trước khi có bất kỳ sự bàn luận nào, mỗi thành viên đều phải độc lập viết ra những ý tưởng của mình về vấn đề cần giải quyết.
+ Tiếp theo giai đoạn yên lặng này mỗi thành viên nêu ra ý kiến của mình và các ý kiến đó sẽ được ghi chép lại. Việc thảo luận chỉ được bắt đầu khi không ai còn ý kiến nào khác.
+ Nhóm tiến hành thảo luận và đánh giá các ý tưởng được nêu ra.
+ Mỗi thành viên trong nhóm xếp hạng các ý kiến một cách yên lặng và độc lập. Quyết định cuối cùng được xác định bởi ý kiến có thứ hạng cao nhất. Lợi thế chủ yếu của kỹ thuật này là ở chỗ nó cho phép nhóm gặp nhau một cách chính thức nhưng lại không hạn chế tư duy độc lập của các thành viên.
* Phương pháp hội họp điện tử. Đây là phương pháp mới nhất trong việc ra quyết định, là sự kết hợp giữa phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa với công nghệ tin học.
Những người tham gia ngồi trước máy tính đã nối mạng. Vấn đề được nêu ra cho tất cả mọi người và họ đánh câu trả lời của mình lên màn hình máy tính. Những bình luận cá nhân, tổng số phiếu bầu… được phóng lên một màn hình to trong phòng. Lợi thế chủ yếu của hội họp điện tử là khả năng giấu tên, tính trung thực và tốc độ. Những người tham gia có thể giấu tên khi đánh bất kỳ thông điệp nào mà họ muốn, và thông điệp được chiếu lên màn hình cho tất cả mọi người xem khi người tham gia gõ vào bàn phím. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, loại trừ tối đa việc tán gẫu, tránh tình trạng lạc đề và cho phép những người tham gia đồng thời đưa ra ý kiến của mình.
ă Sử dụng phiếu điều tra (bảng hỏi)
Phiếu điều tra là công cụ cơ bản trong thu thập thông tin, là một tập hợp các câu hỏi được sắp xếp có hệ thống trên cơ sở cá nguyên tắc tâm lý và logic, nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Tuy nhiên các thông tin thu được từ bảng hỏi chỉ là sự thể hiện bên ngoài của các giả thuyết đã nêu ở quá trình nghiên cứu.
Để phục vụ cho quá trình xây dựng mức thì người điều tra sẽ thu thập thông tin từ đối tượng chính ở đây là giảng viên.
Việc thiết kế nội dung của phiếu điều tra là một công việc đòi hỏi trí tuệ, sự tinh tế và hiểu biết sâu vấn đề nghiên cứu. Khi xây dựng bảng hỏi cần lưu ý mức giờ chuẩn luôn là vấn đề nhạy cảm đối với giảng viên, các câu hỏi đưa ra phải thật khéo léo mới mong thu được kết quả mong muốn.
Người ta thường sử dụng kết hợp các loại câu hỏi đóng, mở và câu hỏi kết hợp.
Bố cục của bảng hỏi thường có 3 phần:
+ Phần mở đầu bap gồm tên bảng hỏi, tên cơ quan của nghiên cứu, lời giới thiệu nêu rõ mục đích nghiên cứu, các giải thích và hướng dẫn trả lời.
+ Phần nội dung gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin cho mục đích. Cần sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự cái chung đặt trước, cái riêng đặt sau, đơn giản đặt trước, phức tạp đặt sau, tổng quát đặt trước, phức tạp đặt sau…ngoài ra nên có các câu hỏi kiểnm tra xem có gì mâu thuẫn không.
+ Phần kết luận: một vài câu hỏi để kết thúc. Thường là những câu hỏi về thông tin của đối tượng điều tra.
Trình bày câu hỏi nên sáng sủa, rõ ràng. Công việc cuối cùng là tổng hợp kết quả điều tra bằng các phương pháp khác nhau.
ă Phân tích chế độ công tác của giảng viên
Đây là phương pháp định mức dựa trên cơ sở phân tích chế độ công tác của giảng viên, cụ thể là phân tích các nhiệm vụ của giảng viên. Thứ tự thực hiện phương pháp trên như sau:
Liệt kê tất cả các nhiệm vụ của giảng viên
Nhóm riêng các nhiệm vụ thuộc công tác giảng dạy, các nhiệm vụ khác.
Phân tích từng nhiệm vụ, ước lượng thời gian cần thiết cho từng nhiệm vụ.Tổng hợp lại và tính tỷ trọng thời gian cần thiết cho từng nhóm nhiệm vụ.
Căn cứ vào tỷ trọng ấy và tổng thời làm việc quy định cho giảng viên trong một năm để tính ra mức giờ chuẩn cần thiết cho giảng viên thực hiện công tác giảng dạy.
Việc phân tích này được tiến hành theo từng ngạch giảng viên bởi mỗi ngạch giảng viên lại có nhiệm vụ công tác riêng. Phương pháp này có ưu điểm là nó thể hiện được thực tế chế độ công tác của giảng viên. Tuy nhiên việc xác định thời gian cho từng nhiệm vụ cụ thể là hơi khó, chỉ có thể ước lượng một cách tương đối. Hơn nữa, phương pháp này chưa tính tới ảnh hưởng của các nhân tố khách quan của công tác giảng dạy.
ă Phương pháp xây dựng mức bằng cách điều chỉnh mức cũ
Đối với trường Đại học Kinh tế Quốc dân mức cũ ở đây là mức theo quy định của Bộ GD&ĐT. Mức đó hiện nay không còn phù hợp nữa. Trường có thể lấy mức cũ rồi điều chỉnh nó theo hướng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của giảng viên.
- Các nhân tố làm tăng giờ định mức so với quy định:
+ áp dụng các phương tiện hiện đại trong việc tìm kiếm thông tin chuẩn bị bài giảng
+ áp dụng các phương pháp giảng dạy mới
+ Giảng một môn học cho nhiều lớp trong nhiều kỳ hoặc một năm học
- Các nhân tố làm giảm giờ định mức:
+ Yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo
+ Dành nhiều thời gian hơn cho giảng viên tham gia vào các hoạt động NCKH, tư vấn, thâm nhập vào thực tiễn, học tập nâng cao trình độ…
Phương pháp này tỏ ra khá đơn giản, song cái khó ở đây là làm thế nào để xác định được mức ảnh hưởng của các nhân tố trên bằng con số tương đối hay tuyệt đối. Bên cạnh đó, phương pháp này còn không hiệu quả trong việc loại bỏ những lạc hậu từ trong kết cấu của mức trước kia. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp này trong trường hợp mà chương trình giảng dạy, nội dung công tác của giảng viên không có thay đổi nhiều.
Thực tế người ta thường sử dụng kết hợp các phương pháp trên. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nên phân tích, đánh giá để nắm bắt đúng hiện trạng: mức cũ lạc hậu ở điểm nào, đã có những thay đổi gì ảnh hưởng trực tiếp đến mức đó để lựa chọn phương pháp xây dựng mức cho phù hợp.
2. Tiến hành xây dựng mức
Để tiến hành xây dựng mức thì trước tiên trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần thành lập một bộ phận đảm trách nhiệm vụ này. Bộ phận này có thể bao gồm 1 lãnh đạo cấp cao, cán bộ phòng TCCB, các giảng viên có kinh nghiệm và một số lãnh đạo cấp trung gian liên quan…Việc xây dựng phải được tiến hành khẩn trương nếu không sẽ bị các nhân tố khách quan ảnh hưởng và làm cho kết quả cuối cùng không còn được chính xác.
II. Giải pháp nhằm cải tiến việc quản lý mức
Hiệu quả của công tác định mức giờ chuẩn không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng các mức giờ chuẩn hợp lý, mà còn phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý mức của nhà trường; tức là, đưa các mức xây dựng áp dụng kịp thời vào thực tế giảng dạy, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các mức, định kỳ xem lại và điều chỉnh mức.
Xây dựng mức là việc tốn nhiều công sức, nhưng không phải có các mức xây dựng xong là đưa chót lọt, kịp thời vào giảng dạy, nếu như các mức chưa đủ sức thuyết phục, nếu như giảng viên chưa được chuẩn bị, chưa sẵn sàng chấp nhận, chưa có nhận thức đầy đủ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, chưa được tạo đủ điều kiện để thực hiện mức… Vì vậy việc đưa kịp thời các mức vào trong giảng dạy là một bước thang của xây dựng mức giờ chuẩn.
ăĐưa mức vào áp dụng
Không chỉ là việc quyết định ban hành mức mà phải có các cuộc họp phổ biến, giải thích, phân tích, báo trước cho giảng viên rõ về các mức áp dụng, thu thập, nghiên cứu những ý kiến phản ứng của giảng viên để hoàn thiện mức trước khi ban hành. Các mức ban hành, áp dụng vào thực tế giảng dạy phải có sự thống nhất giữa ban giám hiệu với công đoàn trường.
Khi quyết định ban hành mức giờ chuẩn, hiệu trưởng và cán bộ định mức cần tạo điều kiện để giảng viên có thể thực hiện được mức và vượt mức. Nếu là những mức mới, thường người ta để mức ở dạng tạm thời trong thời hạn nào đó để giảng viên quen dần với mức mới. Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu giảng viên không hoàn thành và vượt mức hoặc mức hoàn thành thấp so với khi thực hiện mức cũ thì có thể bù lương bằng hoặc hơn mức thu nhập cũ.
Trong thời gian mức tạm thời, nếu giảng viên vẫn chưa quen với mức mới, chưa hoàn thành được và vượt mức, trường có thể kéo dài thêm thời gian tạm thời của mức cho đến khi hoàn thành và vượt mức. Hoặc ngược lại chưa đến hạn tạm thời, nhưng giảng viên đã hoàn thành và vượt mức, thu nhập không bị biến động nhiều so với trước thì chuyển mức tạm thời sang mức chính thức và sử dụng mức này để tính trả lương cho giảng viên.
ă Phân tích tình hình thực hiện mức giờ chuẩn cho giảng viên
Hoạt động đào tạo không phải là một hoạt động có nhiều biến động song cũng không phải là bất biến. Chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, quy mô đào tạo, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo thay đổi theo thời gian. Phân tích tình hình thực hiện mức giờ chuẩn nhằm kiểm tra sự chính xác của mức; phát hiện những mức sai, lạc hậu; phân tích khả năng thực hiện của từng giảng viên, từng bộ môn, từng khoa và toàn trường; phát hiện những tồn tại trong công tác định mức, đề ra biện pháp khắc phục. Phân tích tình hình thực hiện mức được tiến hành theo từng công việc, từng giảng viên, từng bộ môn, từng khoa, và toàn trường.
ăXem lại và điều chỉnh mức
Các mức dù được xây dựng hợp lý, có căn cứ khoa học nhưng trong quá trình thực hiện có thể có thay đổi trong chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, trình độ của giảng viên được nâng cao…, các mức sai, mức lạc hậu xuất hiện, kìm hãm tăng chất lượng giảng dạy, dẫn đến những sai sót, thiếu công bằng trong đánh giá thi đua khen thưởng và trả lương cho giảng viên.
Vì vậy việc đánh giá định kỳ, thường xuyên xem lại mức và điều chỉnh mức cũng là một nội dung không thể thiếu của định mức giờ chuẩn cho giảng viên.
Việc xem xét định mức phải được đặt ra theo kế hoạch và thực hiện định kỳ, có thể thực hiện thường xuyên hơn trong giai đoạn đầu áp dụng, sau có thể giãn thời gian định kỳ ra.
Cần có cơ chế kích thích thoả đáng để động viên giảng viên giảng dạy với mức có chất lượng cao.
III Nhóm các giải pháp khác
1. Kết hợp quản lý theo giờ định mức với các biện pháp quản lý khác
Quản lý theo định mức có những ưu điểm nhất định trong trong việc quản lý giảng viên song cách quản lý này chưa thực sự đi vào chiều sâu chất lượng, chỉ dừng lại ở cách quản lý số lượng công việc. Để tăng cường ưu điểm của cách quản lý bằng mức giờ chuẩn, khắc phục yếu điểm của nó thì trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và vẫn nênt iếp tục củng cố tăng cường kết hợp với các biện pháp quản lý khác.
1.1. Quản lý theo kế hoạch
Mặc dù có định mức nhưng trong mỗi công việc của các nhiệm vụ phân công cần phải được thể hiện theo kế hoạch cả năm, từng học kỳ, từng tháng. Kế hoạch của từng cá nhân cần phải thể hiện rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện và sản phẩm đạt được. Kế hoạch cần phải được thông qua trong tổ bộ môn, toàn khoa để mọi người đều biết và có sự quan tâm chia sẻ với nhau trách nhiệm cũng như hỗ trợ, giúp đỡ nhau. Để làm được điều đó, yêu cầu trường, khoa, tổ bộ môn phải xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ ngay từ đầu năm học, để giảng viên dựa vào đó xây dựng kế hoạch cá nhân.
Quản lý theo kế hoạch vừa thể hiện sự đề cao, tôn trọng tính chủ động của giảng viên vừa thể hiện sự quản lý nghiêm của cán bộ quản lý. Đây là hình thức nên làm thường xuyên, đi vào nề nếp. Tuy nhiên, trong bản kế hoạch cá nhân cũng phải cho phép có phần linh động ở một tỷ lệ nhất định vì trong thực tế, do nhiều lý do (cả chủ quan lẫn khách quan) chi phối, việc thực hiện kế hoạch không phải lúc nào cũng theo đúng tiến độ đề ra.
1.2. Quản lý dựa vào thi đua: cần phải coi thi đua là một công cụ quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng, hiệu quả hoạt động của giảng viên.
Trên thực tế hầu hết ở nhiều trường hiện nay, cộng tác thi đua nặng về hình thức, chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển chung và của từng cá nhân. Một mặt bắt nguồn từ sự bình chọn thiếu định lượng khách quan, chưa bình đúng người xứng đáng với danh hiệu; mặt khác các phần thưởng cả về tinh thần lẫn vật chất đều chưa kích thích được ham muốn thi đua. Nhiều người làm việc để khỏi bị “nhắc nhở, quở trách” tức là khỏi bị tổn thương đến lòng tự trọng hơn là để được khen thưởng. Trong quá trình tìm các biện pháp để thi đua thực sự trở thành động lực phát triển, có thể định lượng hoá các tiêu chí thi đua. Ví dụ: tuỳ theo từng danh hiệu mà đề ra số tiết vượt giờ trong năm, số lượng đề tài NCKH cấp Bộ, trường; số bài báo được đăng; số giáo trình, số bài giảng đã viết… các định mức này có thể dựa vào một số tiêu chuẩn ở Luật giáo dục và Nghị định 538 của Chính phủ về chức danh GV, GVCC, GVC; cũng như dựa vào thực tế của ngành và trường để đề ra. Dựa vào số lượng cụ thể các cá nhân đã đạt được, dựa trên các khoảng chia cụ thể về số lượng để đưa các cá nhân đạt tiêu chuẩn thi đua vào các khung thi đua. Điều đó góp phần làm giảm hẳn sự thiếu công bằng trong thi đua. Nếu làm được theo hướng đó thì tiến tới bỏ hình thức bầu rất cảm tính như hiện nay.
Chú trọng ở mức độ thích hợp việc quản lý hành chính:
Họp cơ quan, đơn vị, trao đổi chuyên môn, dự giờ, thông qua bài giảng, giáo trình kiểm tra thường kỳ tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động,… là những việc làm cần thiết nhằm nhắc nhở, động viên khuyến khích giảng viên làm việc tốt và thu hút sự đóng góp khả năng của từng cá nhân vào các hoạt động chung của tập thể. Cần phối hợp cả hoạt động theo định kỳ lẫn đột xuất, những công việc đó làm cho người giảng viên thấy được rằng tính độc lập, tự chủ, năng động của mình rất được tôn trọng, đề cao nhưng luôn luôn chịu sự quản lý của cấp trên và sự giám sát, hỗ trợ của đồng nghiệp. Tự do của mỗi người đều được tạo điều kiện nhưng nằm trong khuôn khổ hoạt động chung của cơ quan.
Quản lý theo kinh tế:
Kinh tế là một công cụ quản lý hữu hiệu xét trên phạm vi chung cho tất cả mọi ngành. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý của nhiều giảng viên, kinh tế là cần thiết nhưng cao hơn là danh dự, nên khi sử dụng công cụ này cần lưu ý mặt tinh thần của nó. Chẳng hạn, giảng viên nếu chỉ được “cho không”, “biếu không” tiền thì có thể ở họ xuất hiện ý nghĩa bị xúc phạm, hoặc sự từ chối. Nhưng nếu giao việc cho họ và trả tiền công xứng đáng thì họ sẽ vui vẻ, hài lòng và thấy đó là sự trả công có ý nghĩa.
2.Thiết kế hệ thống phân tích công việc của giảng viên
Quy định về chế độ công tác của giảng viên hiện nay trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn đang áp dụng là Quyết định số 1712/QĐ - BĐH ngày 18/12/1978 của Bộ trưởng Bộ ĐH và THCN về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học. Đây là quy định áp dụng chung cho tất cả các trường đại học. Trong khi đó mỗi trường lại có những đặc điểm riêng về chức năng, nhiệm vụ, cá nội dung họat động, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo… Quy định chung của Bộ chưa thể đáp ứng yêu cầu về mức độ cụ thể, chi tiết và sát thực. Trong phạm vi trường thì từng khoa, từng bộ môn lại có những đặc trưng riêng. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nên thiết kế cho mình các bảng phân tích công việc để không những phục vụ cho hoạt động định mức mà còn là một công cụ quản lý hữu hiệu trong hầu hết các hoạt động: hoạch định lao động, tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển. Riêng đối với công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên thì các bảng phân tích công việc là cơ sở để xây dựng mức giờ chuẩn. các bảng phân tích này nên được cụ thể, chi tiết ở từng bộ môn và do chính bộ môn đó thiết kế. Phòng TCCB trường Đại học Kinh tế Quốc dân là người hướng dẫn, thiết kế mẫu phiếu chung, thống nhất và lưu giữ, quản lý các bản này. một bản phân tích công việc của giảng viên phải chỉ ra được các nội dung:
+Giảng viên phải thực hiện những công tác gì?
+Thời gian hoàn tất công việc?
+Giảng viên thực hiện công việc đó như thế nào?
+Để thực hiện công việc đó đòi hỏi giảng viên phải có những tiêu chuẩn nào?
Một bản phân tích công việc được thiết kế cuối cùng phải có 3 bản chính:
1) Bản mô tả công việc
bản mô tả công việc là một văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ,trách nhiệm, điều kiện làm việc của giảng viên và những vấn đề có liên quan đến công việc giảng dạy.
Bản mô tả công việc bao gồm 3 nội dung chính:
Phần xác định công việc: tên công việc (giảng viên ), tên bộ môn, chức danh lãnh đạo trực tiếp…
Phần tóm tắt các nhiệm vụ thuộc công việc: là phần tường thuật, viết một cách tóm tắt và chính xác về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc. Phần này bao gồm các câu mô tả chính xác, nêu rõ giảng viên phải làm gì, thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào.
Các điều kiện làm việc: bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, thời gian làm việc, các chế độ khác và các điều kiện khác có liên quan.
Bản mô tả công việc nên ngắn gọn súc tích, và nên sử dụng các động từ hành động có tính quan sát để mô tả từng hoạt động cụ thể của nghĩa vụ chính.
Bản yêu cầu công việc đối với giảng viên
Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện chỉ nên bao gồm các yêu cầu về chuyên môn có liên quan rõ ràng với việc thực hiện công việc ở mức có thể chấp nhân được. Không nên có những yêu cầu quá cao mà không cần thiết để thực hiện công việc, đặc biệt là những yêu cầu về đào tạo không cần thiết, hoặc thể hiện sự phân biệt đối xử đối với giảng viên (giới tính, dân tộc…). Các yêu cầu của công việc đối với giảng viên có thể được viết riêng thành một văn bản, cũng có thể được viết gộp trong một văn bản cùng với phần mô tả công việc.
bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện công là một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc.
ở các tổ chức khác nhau, tiêu chuẩn thực hiện công việc có thể được thể hiện dưới các dạng khác nhau. Tuy nhiên, nên cố gắng sử dụng các khả năng định lượng càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp không thể dùng các tiêu chuẩn định lượng để đánh giá thực hiện công việc, có thể dùng các câu định tính để thể hiện tiêu chuẩn cần đạt được. Tiêu chuẩn thực hiện công việc có thể được coi là sự mở rộng của bản mô tả công việc. Ưu điểm của các tiêu chuẩn thực hiện công việc được diễn đạt viết so với các tiêu chuẩn bằng miệng là ở chỗ nó giúp cho tổ chức có thể kiểm soát được sự phát triển của mình đồng thời đó chính là một phương tiện thuận lợi cho trao đổi và tái hiện thông tin giữa người lao động và người quản lý.
3.Xây dựng hệ thống đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của giảng viên
Đánh giá giảng viên (ĐGGV) là sự đo lường mức độ, chất lượng việc thực hiện các nhiệm vụ của người giảng viên, những tiêu chuẩn nhà giáo được quy định trong luật giáo dục và các văn bản pháp quy của Nhà nước. Qua đánh giá chính xác, ta có những thông tin về năng lực, phẩm chất và hiệu suất làm việc của mỗi giảng viên để các cấp quản lý có thể làm tốt công tác sử dụng cán bộ, tổ chức và đánh giá thi đua…Đối với công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên thì ĐGGV là một công cụ hữu ích trong việc quản lý mức giờ chuẩn. thông qua việc đánh giá mà thực chất là đo lường mức độ thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên thì các cán bộ quản lý mức cũng có thể nắm được thông tin về mức hiện tại có còn phù hợp hay không, phù hợp đến mức nào. Muốn vậy hệ thống ĐGGV phải có được các tiêu chí đánh giá thật chất lượng, tiến hành đánh giá chính xác và thường xuyên.
Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên : Việc xây dựng phải dựa theo mục đích đánh giá của chủ đánh giá, chứ bản thân việc đánh giá không có mục đích tự thân. Hiện nay xu thế mới trên thế giới trong việc ĐGGV là dựa vào bộ chuẩn nghề nghiệp giảng viên. chúng ta có thể tham khảo 4 tiêu chí đánh giá đã được áp dụng ở các trường THPT nước ta hiện nay: trình độ nghiệp vụ, thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả của giảng dạy giáo dục, công tác khác. mỗi tiêu chí được xếp theo 4 loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Để có căn cứ xếp loại người ta sử dụng thang điểm 20. Chẳng hạn, để đánh giá nghiệp vụ, người ta dự và phân tích đánh giá giờ giảng của giảng viên theo bốn lĩnh vực: nội dung, phương pháp, tổ chức và kết quả. Năng lực đầu tiên cần phải được đánh giá là năng lực cụ thể hoá mục tiêu đào tạo cho phù hợp với nội dung bài giảng, phù hợp với đối tượng của mình. Sau đó là năng lực biết tổ chức hoạt động dạy học để đạt mục tiêu ( bằng những phương tiện, phương pháp cụ thể phù hợp.
Tiến hành đánh giá giảng viên : nhiệm vụ của đánh giá là phải chỉ ra được các năng lực phẩm chất cảu người giảng viên so với các tiêu chuẩn đề ra theo các tiêu chí đã xây dựng. Việc đánh giá giảng viên thông qua các buổi họp là rất hợp lý vì trong giờ lên lớp giảng viên thể hiện khá đầy đủ năng lực, phẩm chất của mình. Để có thể ĐGGV phải tiến hành theo dõi quan sát trong thời gian dài, thường xuyên tránh phạm phải những lỗi ảnh hưởng của hành vi gần nhất, bình quân chủ nghĩa trong đánh giá. Có thể thu thập thông tin về sự thực hiện công việc của giảng viên thông qua sinh viên. Đây sẽ là một nguồn thông tin rất đáng tin cậy bổ sung cho các tiêu chí đánh giá trên.
Kết luận
Đội ngũ giảng viên luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân các trường đại học mà còn đối với toàn xã hội. Công tác quản lý giảng viên vì thế cần phải được quan tâm đúng mức. Sử dụng giờ định mức chính là một công cụ quản lý rất hiệu quả song không phải lúc nào nó cũng được coi trọng. Thời gian gần đây, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như một số trường đại học khác đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng và áp dụng một mức giờ chuẩn mới cho giảng viên thay thế cho mức cũ, lạc hậu trước kia. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm cải thiện công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân” của sinh viên Nguyễn Phúc Thọ như chính tên gọi của nó đã đạt được một số kết quả: trình bày được một số cơ sở lý luận của chiuyên đề, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện công tác này. Cũng thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề này, sinh viên Nguyễn Phúc Thọ cũng đã xây dựng được vốn hiểu biết nhất định về vấn đề này. bên cạnh một số kết quả đạt được đó, chuyên đề này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do kiến thức chuyên môn còn chưa sâu, rộng, thời gian thực tập và viết chuyên đề có hạn, khả năng thu thập, xử lý thông tin chưa tốt. Đó là lý do khiến cho một số nội dung nghiên cứu tác giả chưa thể phân tích sâu, rộng và hệ thống, một số ý kiến còn mang tính chủ quan, chưa sát thực. Song nếu có điều kiện, tác giả nhất định sẽ nghiên cứu sâu hơn và nâng chuyên đề này lên thành luận văn tốt nghiệp.
Danh mục tài liệu tham khảo
ấn phẩm Đại học Kinh tế Quốc dân 45 năm tự hào - 2001
Các quy định về chế độ công tác của giảng viên HVNH, đại học quản lý kinh doanh, đại học thương mại
Dự thảo quy chế thu chi nội bộ lần 6 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân – 2005
Giáo trình hành vi tổ chức, TS Bùi Anh Tuấn, NXB Thống kê, 2003
Giáo trình Quản trị nhân lực, TS Nguyễn Ngọc Quân và Th.S Nguyễn Vân Điềm
Giáo trình tâm lý xã hội học lao động, Th.S Lương Văn úc và TS Phạm Thuý Hương
Kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, Nguyễn Đức Chính
Quyết định số 1712/ QĐ - BĐH ngày 18/12/1978 của Bộ ĐH và THCN
Tạp chí giáo dục, số 101 - T 11/2004, số 69 – T10/2003
Tri thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH, Nguyễn Văn Sơn, NXB Chính trị quốc gia, 2002
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34204.doc