Nhằm phục vụ cho việc tốt nghiệp của mình, cùng với mong muốn tìm hiểu, đóng góp ý kiến cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành hàng thủ công mỹ nghệ, em đã có một khoảng thời gian thực tế tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai. Sau khi được công ty cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình, em đã tổng hợp, tiến hành phân tích và đưa ra một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu của công ty thông qua luận văn “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai”. Luận văn thể hiện 3 vấn đề sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu và ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Nêu lên những hiểu biết, những vốn kiến thức nhất định của bản thân về xuất khẩu, ý nghĩa cũng như các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực này và một số vấn đề quan trọng của thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai: Từ các số liệu của công ty cung cấp, em đã hệ thống hóa lại và tiến hành những nghiệp vụ phân tích dựa trên nền tảng kiến thức đã được học tại trường Đại học để nhận thấy những yếu tố nội lực của công ty Mai, những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, thị trường xuất khẩu mà công ty này đang hoạt động, đồng thời cũng thấy được những vấn đề mà công ty gặp phải, cần được giải quyết.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai.
84 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty hàng thủ công Việt Nam Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thủ công mỹ nghệ của 6 nước (Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia và Myanmar) đã được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tiến hành như sau:
“Trước hết nói về chất lượng thì hàng TCMN Việt Nam có thể được coi là tốt, song người mua thực sự không đánh giá được một cách chính xác "Hàng VN tốt là do đâu", trong khi đó họ có thể chỉ rõ: "Hàng Trung Quốc tốt vì chất lượng được cải tiến liên tục và có kiểm tra kỹ càng ngay tại chỗ". Hàng thủ công Malaysia được đánh giá cao về nguyên liệu, bắt mắt, còn hàng của Indonesia được "kính nể" nhờ có bảo hành nếu như bị gãy, vỡ hoặc hỏng hóc.
Về giá, Trung Quốc đưa ra mức giá cạnh tranh nhất, tiếp theo là Việt Nam. Đây có thể được coi là một lợi thế của Việt Nam nhờ vào nguồn nguyên liệu và lao động khá dồi dào.
Một vấn đề không kém phần quan trọng để chiếm lĩnh thị trường đó là khâu thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới. Trong số 6 nước được đem ra so sánh thì hàng mỹ nghệ VN được coi là kém cạnh tranh nhất về mặt này. Khách mua nhấn mạnh đến phong cách sáng tạo của các nhà thiết kế, theo đó các nhà sản xuất Việt Nam cần chú trọng hơn đến việc kết hợp giữa chủ đề truyền thống và chủ đề hiện đại, giữa các chất liệu khác nhau.
Dường như về mặt thiết kế, hàng Việt Nam chiếm ưu thế ở thị trường Nhật Bản, nơi người tiêu dùng thích những đường nét đơn giản và hiện đại. Trong số 6 nước được điều tra, TCMN của Philippines được coi là có nhiều sáng tạo nhất về mặt thiết kế. Có thể đây chính là ưu thế khiến cho các nhà kinh doanh Philippines luôn mạnh dạn đặt giá “cắt cổ" đối với mặt hàng của họ và vì thế dưới con mắt khách hàng toàn cầu họ được coi là những người “thích làm giàu nhanh".”
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước
Thủ công mỹ nghệ là ngành hàng có truyền thống lâu đời và đuợc XK từ khá sớm cùng với các chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý hiện cả nước có trên 1000 doanh nghiệp tham gia hoạt động XK, điều đó đã làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Ngày nay, đối thủ cạnh tranh được phân làm 3 loại: cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh tiềm ẩn và cạnh tranh bằng sản phẩm thay thế. Bằng các nghiệp vụ và khả năng nhận biết thị trường, hiện công ty Mai nhận diện các đối thủ của mình như sau:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía tổ chức Fair Trade, song công ty Mai cũng phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các công ty xuất khẩu hàng TCMN khác, cả trong lẫn ngoài nước.
1. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Vietnam.
Địa chỉ: 2A Phạm Sư Mạnh - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84.4) 38266576
Website:
Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh xuất nhập khẩu (trực tiếp, uỷ thác) hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu, nội thất, dệt may, hàng da, sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, thêu ren, các hàng hóa tiêu dùng
Sản phẩm: Các sản phẩm TCMN từ mây tre, bàng, lục bình, đá, sơn mài
Khả năng: Hiện Artexport có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Có 150 nhân viên chuyên nghiệp đang làm việc tại đây, con số cao gấp nhiều lần so với Mai.
Thị trường xuất khẩu: Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Italia
Chính sách xuất khẩu: Theo thông tin mà công ty Mai tìm hiểu được, trong thời gian tới, Artexport sẽ vẫn duy trì vị thế xuất khẩu tại các thị trường truyền thống, đồng thời cũng sẽ thâm nhập thị trường và bắt đầu khai thác thị trường Mỹ.
Như vậy, với những gì nắm được có thể khẳng định rằng Artexport chính là đối thủ trực tiếp lớn nhất của Mai. Sức mạnh tái chính, hoạt động lâu năm, đội ngũ nhân viên đông đảo, chuyên nghiệp là những lợi thế của công ty này. Trong thời gian tới, việc Artexport mở rộng thị trường hoạt động sẽ là mối đe doạ thực sự đến với Mai. Trong một vài năm trở lại đây, doanh thu xuất khẩu của Artexport luôn đạt khoảng 10 triệu USD. Vì vậy, khả năng Mai không thể cạnh tranh được với đối thủ này là khá lớn và đứng trước nguy cơ bị mất thị trường ngay tại những khu vực quen thuộc. Lợi thế của Mai ở đây là việc nhận được sự hỗ trợ từ phía Fair trade và giá cả sản phẩm khá hợp lý, do đó sự khó khăn cũng phần nào được giảm bớt. Tuy nhiên, ngay từ lúc này, Mai nên có một kế hoạch cụ thể vừa để hoàn thiện mình vừa là tìm ra biện pháp ứng phó với các đối thủ trực tiếp trong tương lai, đặc biệt là từ phía Artexport.
Hình 2.10: Một số sản phẩm TCMN tiêu biểu của Artexport
(Nguồn: www.artexport.com.vn)
2. CTY TNHH TM DV MẠNH THỦY
Số 98B Lê Quang Định, P.14, Q. Bình Thạnh
ĐT : (08).33841434
Email: info@manhthuy.com
Chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm túi xách thêu, kết cườm, các sản phẩm giỏ, vật trang trí trên chất liệu buông, lác, cói.. Sản phẩm của công ty Mạnh Thủy đã tham gia thị trường hàng thủ công Việt Nam và XK nhiều năm. Giá sản phẩm của Mạnh Thủy khá cạnh tranh, thường từ 82,000đ đến 200,000đ.
Một số mặt hàng của Mạnh Thủy trên thị trường như sau:
Hình 2.11: Các sản phẩm TCMN của Công ty Mạnh Thủy
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh và tiếp thị - công ty Mai)
Mai nhận thấy, sản phẩm của Artexport, là sản phẩm cao cấp, giá cao và chất lượng, mẫu mã tốt. Sản phẩm của Mạnh Thủy thì đa dạng và giá rẻ. Các sản phẩm làm tay được người nước ngòai ưa chuộng bởi tính công phu, tỉ mỉ của nó, giá trị căn bản của những sản phẩm này là sức lao động của người thợ tạo ra chúng. Vì vậy Mai tham gia thị trường XK sẽ chọn vào phân khúc giá phải chăng và mẫu mã đẹp, độc đáo, chất lượng khá tốt. Bên cạnh đó, Mai sẽ nhấn mạnh vào tính nhân văn của sản phẩm: sản phẩm của Thương Mại Công Bằng, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Dưới đây là bảng so sánh giá cả giữa Mai và một số công ty hiện đang là đối thủ của Mai trên thị trường:
Bảng 2.12: Bảng giá so sánh một sản phẩm giỏ xách của Mai với các đối thủ
Tên Công ty
Giá bán (VNĐ)
ARTEXPORT
100,000 – 600,000
CTY MẠNH THỦY
82,000 – 200,000
CTY HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI
50,000 – 200,000
(Nguồn: Bộ phận Marketing công ty Mai)
Giá cao
MẠNH THỦY
Công ty khác
Mẫu mã mới
ARTEXPORT
Mẫu mã cũ
MAI
Hình 2.12: Định vị công ty Mai với các đối thủ trên thị trường
2.5.2.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Không chỉ phải đối mặt với các đối thủ trực tiếp, theo sự phát triển của thị trường, công ty Mai còn vấp phải sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước có xu hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới, hay những công ty muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trùng với các sản phẩm chủ yếu của Mai. Sự ra đời của các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mới cũng là một vấn đề cần phải được quan tâm khi thị trường nguyên vật liệu, lao động bị chia sẻ. Đối mặt với những thách thức đó, Mai cần phải biết phân tích thị trường một cách chính xác, xác định những đối thủ tiềm ẩn của mình, đánh giá đúng năng lực của họ nhằm đưa ra những phương án cạnh tranh hợp lý. Qua quá trình tìm hiểu và thống kê, công ty Mai nhận biết một số đối tiềm ẩn sau:
Công ty Cổ phần sản xuất và xuất khẩu mỹ nghệ Việt Hà
Địa chỉ: 200 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 84-04-39923565
Website: www.hadicomex.com
Công ty Việt Hà chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất từ đá, sơn mài. Trong thời gian qua, công ty này còn tích cực nghiên cứu thị trường các sản phẩm mây tre hay đồ gốm sứ. Các sản phẩm của Việt Hà rất đẹp về màu sắc và thấy được kỹ thuật tay nghề cao của nguời nghệ nhân làm ra chúng.
Công ty cổ phần mỹ thuật gốm Việt
Địa chỉ: 451/15 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM.
Điện thoại: (08)35108890
Website: www.Gomviet.net
Trước đây, công ty này chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình ở thị trường trong nước, song hiện nay, theo xu hướng phát triển chung, công ty Gốm Việt cũng đang tích cức đẩy mạnh các hình thức xuất khẩu của mình ra thị trường quốc tế trong đó tập trung vào Nhật Bản và Châu Âu.
Hình 2.13: Một số sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các sản phẩm thay thế
Với diễn biến của thị trường như ngày nay, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể được thay thế bằng những sản phẩm tương tự. Các măt hàng TCMN của công ty Mai cũng nằm trong số đó. Không những chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ, những sản phẩm thay thế như các sản phẩm từ nhựa, sản phẩm công nghiệp cũng là mối đe dọa cho những mặt hàng của công ty. Trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực Tp.HCM tồn tại rất nhiều những công ty sản xuất mặt hàng nhựa, thủy tinh như công ty Cổ phần Văn Hóa Tân Bình, Công ty Thủy tinh và gốm sứ xây dựng Về mặt cơ bản, mỗi sản phẩm đều có một thị trường riêng nhưng khi tình hình kinh tế thị trường thay đổi, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền chọn lựa giữa các sản phẩm thay thế. Vì vậy, Công ty Mai cần hết sức lưu ý đến điều này và có các biện pháp đối phó kịp thời.
Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp
Yếu tố vốn
Vốn là yếu tố quan trọng bậc nhất với các doanh nghiệp, song đối với công ty Mai đây không phải là vấn đề ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Mặc dù cũng giống như các doanh nghiệp của Việt Nam khác gặp khó khăn khi tìm nguồn vốn từ ngân hàng, song công ty Mai lại nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía các đối tác Fair Trade, kể cả việc vay vốn. Chính vì vậy, năm 2009, doanh thu của công ty bị sụt giảm nhưng ở mức khả quan so với mặt bằng chung của xã hội.
Bảng 2.13: Tỷ lệ đầu tư vốn của Fair Trade cho Mai trong 2 năm 2008 và 2009
Năm
2008 (%)
2009 (%)
Nguồn vốn từ Fair Trade
14.5
16.8
Nguồn vốn khác
85.5
83.2
Tổng cộng:
100
100
(Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Mai)
Về mức độ ảnh hưởng của VCSH, trong năm 2008, công ty Mai đã đầu tư thêm 3.5 tỷ đồng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhờ vậy, doanh thu của công ty đã có mức tăng trưởng rất ngoạn mục, từ con số hơn 7 tỷ đồng năm 2007 lên hơn 13 tỷ đồng trong năm 2008.
Bảng 2.14:Ảnh hưởng của vốn đầu tư chủ sở hữu đến Doanh thu
Năm
2007 (VND)
2008 (VND)
Vốn đầu tư chủ sở hữu
500,000,000
4,000,000,000
Doanh thu xuất khẩu
7,408,275,787
13,171,597,310
(Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Mai)
Sang năm 2009, do tác động từ kinh tế toàn cầu, Mai không nâng mức đầu tư VCSH, kết quả là DTXK giảm hơn 1 tỷ đồng và một phần là do ành hưởng bởi nền kinh tế nói chung.
Yếu tố nhân sự
Xét một cách công bằng, đội ngũ nhân viên của Mai chưa thật sự chất lượng. Mặc dù số lao động có trình độ Đại Học trong công ty chiếm hơn 50%, song những người này chưa nhạy bén và linh hoạt trong công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm mà vẫn phải nhờ đến sự hỗ trợ từ phía Fair Trade. Cụ thể là:
- Năm 2009, công tác tiếp thị của phòng Kinh Doanh và Tiếp Thị chưa mang lại hiệu quả cao khiến DTXK của công ty bị sụt giảm hơn 1 tỷ đồng. Có thể nguyên nhân là do cuộc suy thoái kinh tế song có thể thấy nhân viên công ty chưa nỗ lực hết sức mình để giành thị trường.
- Thị trường của công ty vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực châu Âu, trong khi đó, ngoài Mỹ, các thị trường tại các châu lục khác vẫn chưa đem về nguồn doanh thu dồi dào cho công ty.
Chính từ những điều đó, kim ngạch cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty Mai chưa thật sự phản ánh hết những tiềm năng và lợi thế mà công ty này đang có. Trong thời gian ngắn trở lại đây, công ty Mai cũng đang xúc tiến việc đào tạo lại và tuyển dụng nguồn nhân viên mới với chất lượng tốt hơn.
Vấn đề nhà xưởng, kho bãi
Dù không trực tiếp sản xuất song công ty Mai nhập khá nhiều các sản phẩm từ các nhóm sản xuất địa phương để XK. Do đó, vấn đề kho bãi là một vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến HĐXK của công ty. Trước năm 2008, công ty Mai thuê nhà xưởng trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, gần với trụ sở của mình. Hàng hóa từ các cơ sở sản xuất đều được tập kết tại đây, kiểm tra, đóng gói trước khi XK.Tuy nhiên, nhận thấy địa điểm này không thuận lợi giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng xe container đến cảng, năm 2008, công ty Mai đã quyết định đầu tư xây dựng một nhà kho chứa hàng rộng hơn 1000m2 tại khu vực ngã tư An Sương, thuộc quận 12, Tp. HCM.
Với diện tích đất có sẵn từ năm 2005, việc xây dựng nhà kho hiện tại chỉ tốn một khoản chi phí hơn 1 tỷ đồng nhưng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn đối với công ty:
-Thứ nhất: Công ty sẽ tiết kiệm được số tiền rất lớn từ việc thuê kho bãi. Với kho hàng thuê trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, mỗi năm công ty Mai phải trả 168 triệu đồng, và như vậy số tiền đi thuê 6 năm sẽ bằng tiền xây dựng, sau khoảng thời gian này, công ty Mai sẽ không phải trả một khoản phí nào nữa.
Hình 2.14: Kho hàng tại An Sương của công ty Mai
-Thứ hai: Hàng hóa khi được cất trữ tại kho mới xây dựng này sẽ đảm bảo an toàn với điều kiện bảo quản tốt nhất do 3 bảo vệ của công ty trông coi ngày đêm, thuận lợi về thời gian cũng như việc đóng gói, kiểm tra hàng hóa.
-Thứ ba: Các đối tác của công ty khi đến làm việc cũng cảm thấy an tâm và tin tưởng vào hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng sản phẩm.
Đây là một quyết định đầu tư sáng suốt của ban giám đốc công ty, tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung đặc biệt là trong lĩnh vực XK. Trong thời gian sắp tới, với sự phát triển như hiện nay, công ty Mai chắc chắn sẽ còn cải thiện, nâng cấp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu đặt ra và đem lại hiệu quả cao hơn trong HĐXK.
Nhận dịnh chung về tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Mai
Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Mai
Những kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua dù tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động, nhưng bằng sự nổ lực của bản thân, công ty Mai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình:
Doanh thu xuất khẩu của công ty tăng trưởng vượt bật trong một vài năm gần đây. Từ con số 4 tỷ đồng năm 2006, đã vượt lên 7 tỷ trong năm 2007 và 13 tỷ trong năm 2008, con số này chỉ giảm sút không đáng kể trong năm 2009 với hơn 12 tỷ đồng. Đây được xem là thành công lớn nhất của công ty trong vấn đề đẩy mạnh XK tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và góp một phần đáng kể trong ngân sách nhà nước.
Về mặt đường lối chính sách của công ty: Công ty đã thành công trong việc xây dựng đường lối phát triển đúng đắn, các chính sách phù hợp với định hướng ban đầu. Ngày nay, công ty Mai vẫn không ngừng mở rộng các CSSX của mình đồng thời hỗ trợ các cơ sở sản xuất này có cơ hội và điều kiện tốt hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Cũng nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi và ngày một phát triển, thu về lợi nhuận ngày một cao hơn trước. Công ty Mai lại sử dụng một phần lợi nhuận này cho hoạt động xã hội của mình thông qua việc cho vay vốn không tính lãi đối với các cơ sở sản xuất hay tham gia các hoạt động từ thiện.
Hệ thống cơ sở hạ tầng công ty khá hoàn chỉnh. Ngoài trụ sở chính và Showroom trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, công ty còn cho xây dựng hệ thống kho bãi tại khu vực An Sương với diện tích trên 1000m2 đủ sức cho nhu cầu về cất trữ hàng hóa và nguyên vật liệu của công ty. Điều này còn cho phép công ty thuận lợi hơn trong việc vận chuyển hàng hóa tới cảng và giảm bớt một phần chi phí đáng kể từ việc thuê kho bãi trong những năm gần đây.
Về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm: nhìn chung so với các mặt hàng TCMN của Việt Nam thì các mặt hàng của Mai khá đa dạng về mẫu mã cũng như chất liệu sản phẩm. Điều này đã được khẳng định qua việc gian hàng của Mai thường tỏ ra nổi trội trong các lần tham gia Hội chợ triễn lãm và nhận được sự quan tâm của đông đảo các khách hàng quốc tế. Bộ phận thiết kế của công ty làm việc khá hiệu quả khi cho ra đời các mẫu thiết kế vừa mang tính truyền thống vừa mang tính độc đáo của công ty, không những có thể giới thiệu ra thị trường các mẫu mã của mình mà công ty còn có khả năng thỏa mãn các yêu cầu thiết kế của khách hàng một cách tốt nhất.
Về chất lượng sản phẩm: Hiện nay công ty Mai có bộ phận KCS với nhiệm vụ đảm bảo chất lượng các mặt hàng sản xuất tại công ty cũng như tại các CSSX, thông qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt chính vì vậy các sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo chất lượng trước khi XK và được sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Theo báo cáo của Ban giám đốc công ty cũng chỉ ra rằng các sản phẩm được làm từ mây tre và lục bình của công ty có tuổi thọ trung bình cao hơn từ một đến hai năm so với các sản phẩm cùng loại của một số đối thủ cạnh tranh khác.
Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những tích cực đã đạt được trong hoạt động kinh doanh của mình công ty Mai vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế qua các mặt sau đây:
Về mặt nhân sự: Đội ngũ nhân viên của công ty hiện nay được đánh giá là không đồng bộ. Ở một vài vị trí, nhân viên còn thiếu kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt, tại bộ phận xuất hàng của công ty thiếu những nhân viên thật sự nắm vững các nghiệp vụ ngoại thương về việc vận chuyển hàng hóa, thủ tục XK hay giao hàng lên tàu đều đó đôi khi tạo ra những bất lợi cho công ty khi tiến hành XK gây thiệt hại và lãng phí các nguồn lực của công ty.
Tình hình nguyên liệu sản xuất: Đối với ngành hàng TCMN, nguyên liệu để sản xuất chủ yếu được khai thác từ trong nước. Tuy vậy, trong một vài năm trở lại đây, do tình trạng phá rừng, ô nhiễm môi trường và tốc độ đô thị hóa nông thôn khiến cho nguồn nguyên liệu này ngày một khan hiếm. Theo số liệu của Hiệp hội TCMN Việt Nam: “Hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng trên 50% nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp”. Chính vì vậy, công ty Mai cũng như các công ty trong ngành TCMN khác phải sử dụng nguyên liệu NK từ nước ngoài với giá cao làm cho giá thành sản phẩm có xu hướng tăng trong vài năm gần đây. Chính điều này đã phần nào gây ra khó khăn làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Các vấn đề đối với môi trường: Do đặc thù của ngành TCMN, các CSSX của Mai đang hàng ngày thải ra môi trường nhiều chất và khí thải độc hại như: khí lưu huỳnh, phẩm màu, chất tẩy rửa Mặc dù nhận được yêu cầu cũng như sự hỗ trợ từ tổ chức Fair Trade, tuy nhiên, do quy mô sản xuất ngày một mở rộng, mặt khác ý thức chấp hành của các CSSX là chưa cao nên hiện nay những chất độc hại này vẫn được thải ra ngoài với mức độ ngày một nhiều đe dọa môi trường sống của người dân trong khu vực.
Về các hình thức xuất khẩu: Từ khi bắt đầu hoạt động XK của mình tới nay công ty Mai chỉ áp dụng duy nhất một hình thức XK đó là xuất khẩu trực tiếp, bên cạnh những ưu điểm của hình thức XK này như: trao đổi trực tiếp với đối tác nước ngoài, dễ dàng thâm nhập thị trường, chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng hóa, không phải thông qua một tổ chức trung gian nào, tiết kiệm được một khoản lớn chi phíNhưng điều này cũng gây lãng phí các nguồn lực và giảm đi phần nào doanh số của công ty, bởi hiện nay, một số công ty TCMN nước ngoài có xu hướng đặt hàng các công ty Việt Nam gia công sản phẩm cho họ nhằm tránh giá nhân công cao tại nước mình hay những công ty trong nước không tìm được nguồn cung sản phẩm. Hiện cả nước có rất nhiều công ty TCMN hoạt động theo hình thức gia công như : Công ty TCMN xuất khẩu Vĩnh Thịnh, Công ty TNHH chế biến gỗ An An, Công ty TCMN Thúy Côngđiều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn nguồn lao động dồi dào ở Việt Nam và cũng đóng góp một phần vào DTXK cho công ty và cả nước.
Hơn thế nữa, với tình hình kinh tế không mấy sáng sủa như hai năm vừa qua, việc công ty Mai không có hình thức xuất khẩu Uỷ thác sẽ gây khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng trực tiếp cũng như tiến hành XK hàng hóa.
Nhận định về môi trường xuất khẩu của công ty Mai
Cơ hội
Cùng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, thị trường hàng TCMN đang đứng trước cơ hội lớn để vươn ra toàn thế giới. Những cơ hội đó được kể đến như sau:
Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống với mục đích lôi kéo lao động về nông thôn nhằm tạo ra sự cân bằng trong xã hội. Hiện cả nước có trên 200 làng nghề TCMN và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Ngành nghề TCMN sẽ nhận được sự quan tâm của xã hội nhiều hơn và trở thành một trong những ngành XK chủ yếu của Việt Nam với KNXK dự kiến năm 2010 là 1.5 tỷ Đôla, cùng với đó là các chính sách ưu ái về thuế, hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TCMN. Bên cạnh đó thì nhu cầu của thế giới về mặt hàng này cũng ngày càng cao. Các sản phẩm như bình hoa, túi xách, các vật dụng trang tríđặc biệt được ưa chuộng tại châu Âu. Trên đây là những điều kiện thuận lợi cho công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình.
Ngoài ra công ty mai còn là một trong những thành viên đầu tiên của hiệp hội Thương mại công bằng thế giới (WFTO), do đó dù trong hoàn cảnh khó khăn Mai vẫn nhận được sự hỗ trợ của tổ chức này từ nguồn vốn đầu vào cho tới đầu ra cho sản phẩm. Đây là một cơ hội lớn mà các đối thủ khác của Mai không có được.
Hiện nay, số lao động nhàn rỗi trong khu vực nông thôn của Việt Nam còn khá lớn. Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam: “ Hiện có khoảng 73.9% lao động được huy động tại chính các làng nghề số còn lại là từ các địa phương lân cận”. Từ đây, công ty Mai có thể dễ dàng tận dụng nguồn lao động thời vụ này cho những đơn hàng với số lượng lớn đòi hỏi thời gian có hạn.
Những thách thức
Bên cạnh những cơ hội mà thị trường mang lại Mai cũng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn cả trong nước lẫn quốc tế. Những thách thức đó là:
Đầu tiên phải kể đến tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới. Mặc dù đã ra khỏi tình trạng suy thoái năm 2009, song tăng trưởng kinh tế của các nước nhìn chung là rất ì ạch. Sáu tháng đầu năm 2010, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng khoảng 2%, trong khi của Nhật là 0.4%, Anh là 1.7%, Ngay cả một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam cũng chỉ dừng lại ở mức 6%. Chính vì vậy mà việc tăng trưởng cho ngành TCMN sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Khi mà thế giới quan tâm nhiều hơn đến TCMN thì cũng có nhiều công ty TCMN ra đời tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các đối thủ trong ngành. Trong thời gian qua và cả trong tương lai, công ty Mai còn chịu sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn và của những sản phẩm thay thế như thủy tinh, nhựa
Tại Việt Nam, tình trạng thiếu điện gây ra những hậu quả tai hại cho nền kinh tế. Chính vì vậy mà việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ không thể hoàn thành đơn hàng đúng hẹn hoặc thiếu số lượng hàng hóa sẽ gây mất lòng tin nơi khách hàng
Đa số lao động làm việc trong ngành TCMN là những lao động thời vụ, họ tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi để làm công việc này kiếm thêm thu nhập, vì vậy mà không đảm bảo được sự ổn định cho việc sản xuất. Họ sẵn sàng từ bỏ công việc thủ công để tìm đến với những công việc có thu nhập cao hơn khi có cơ hội. Số lao động yêu nghề và có ý thức giữ gìn ngành nghề truyền thống còn lại ở Việt Nam khá ít. Đó cũng là một khó khăn trong việc mở rộng thị trường và khai thác mặt hàng đầy tiềm năng này.
Nguồn nguyên liệu trong nước ngày một cạn kiệt khi chính phủ chưa có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển các vùng nguyên liệu dẫn đến việc công ty Mai nói riêng và các doanh nghiệp TCMN nói chung phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguyên liệu và phải sử dụng nguyên liệu NK từ nước ngoài với giá khá cao. Các nước cung cấp nguyên liệu cho Việt Nam gồm Trung Quốc, Indonexia, Myanmar, Lào, Campuchia đây đồng thời cũng là những nước xuất khẩu hàng TCMN vì vậy việc NK nguyên liệu sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Mai cũng như các doanh nghiệp Việt Nam so với các đối thủ trên thế giới.
Những cơ hội và thách thức mà môi trường đem tới cho công ty Mai và những vấn đề thuộc nội lực của công ty được thể hiện qua ma trận SWOT sau đây:
MA TRẬN SWOT:
O: NHỮNG CƠ HỘI
Chính sách phát triển làng nghề và hỗ trợ các doanh nghiệp TCMN của chính phủ.
Nhu cầu TCMN của thế giới có xu hướng tăng.
Được sự giúp đỡ từ phía Fair Trade.
Có nguồn lao động dồi dào từ nông thôn.
T:NHỮNG THÁCH THỨC
Thiếu nguyên vật liệu trong nước để sản xuất.
Lực lượng lao động thiếu ổn định.
Tình hình khó khăn của kinh tế thế giới.
Tình hình thiếu điện sản xuất ở Việt Nam.
Sự cạnh tranh trong ngành ngày một cao.
S: NHỮNG ĐIỂM MẠNH
Công ty có đường lối, chính sách đúng đắn.
Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.
Chất lượng sản phẩm tốt.
Kiểu dáng, mẫu mã đa dạng hợp thời.
CÁC CHIẾN LƯỢC SO:
1 - 1,3 Tận dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế và xã hội của công ty.
3,4 - 2,3. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm hơn nữa nhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình.
CÁC CHIẾN LƯỢC ST:
3,4 - 3,5. Giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường và phát huy hơn nữa ưu thế về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
2 - 4. Có các phương án đảm bảo nguồn cung cấp điện và sử dụng điện hợp lý.
W: NHỮNG ĐIỂM YẾU
Hình thức xuất khẩu chưa đa dạng.
Việc sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường.
Giá thành đầu vào cao
Đội ngũ nhân viên chưa thật sự chuyên nghiệp.
CÁC CHIẾN LƯỢC WO:
3 - 1. Đề xuất với chính phủ có các biện pháp đảm bảo nguồn nguyên vật liệu trong nước phục vụ sản xuất.
4 - 3. Thông qua tổ chức Fair Trade đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
1 - 1,3. Cải tạo các cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
CÁC CHIẾN LƯỢC WT:
1 - 3. Phải đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu.
3 - 1. Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá cả hợp lý.
4 - 5. Không sử dụng những lao động kém chất lượng không đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty trong tình hình kinh tế hiện đại.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai
Giải pháp nghiên cứu và mở rộng thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên trong HĐXK, thực hiện tốt bước này sẽ là tiền đề giúp công ty Mai triển khai các bước tiếp theo một cách hiệu quả. Chính vì vậy công ty cần chủ động kiểm soát việc nghiên cứu và mở rộng thị trường sao cho phù hợp với chính sách và định hướng của công ty, thể hiện qua các mặt dưới đây:
Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu:
Trong thời gian tới công ty Mai nên tiếp tục chú trọng vào việc XK các mặt hàng chủ lực như mây tre và gốm sứ vì đây là hai mặt hàng truyền thống đem lại giá trị thặng dư cao và có sẵn nguồn nguyên liệu trong nước.
Bên cạnh đó, theo xu hướng thị trường hiện nay tại các nước phát triển, khách hàng của Mai rất ưa chuộng các sản phẩm được làm từ chất liệu dễ phân huỷ, không độc hại cho môi trường như: lục bình, bang buông, giấy báo, xơ dừa, dây chuốitrong thời gian tới, công ty một mặt cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm được làm từ những chất liệu trên mặt khác tăng cường công tác tìm kiếm thêm những nguồn chất liệu mới không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Hiện nay, các sản phẩm của Mai được khách hàng ưa chuộng nhiều nhất là các sản phẩm trang trí, giỏ xách, bình hoa, sọt rác, sản phẩm từ vải thổ cẩm, tranh sơn màitrong đó sản phẩm trang trí và giỏ xách được làm từ những chất liệu khác nhau với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đẹp đã được khách hàng đánh giá rất cao bằng chứng là các đơn đặt hàng về các sản phẩm này liên tục tăng trong thời gian gần đây. Vì vậy, các mặt hàng này cần được chú trọng nhiều hơn về mẫu mã cũng như chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn.
Giá cả sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Do phân khúc thị trường mà công ty hướng đến là ở cấp trung bình giá cả cạnh tranh. Điều đó đã thật sự đúng đắn khi doanh số công ty tăng cao trong năm 2008 đạt 171.95% so với năm 2007 và giảm nhẹ trong năm 2009 do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, do mức sống của người dân ngày một cao, nhu cầu về sản phẩm cũng thay đổi: xu hướng tiêu dùng những sản phẩm đắt tiền, chất lượng cao ngày càng phổ biến. Từ thị hiếu chung của người tiêu dùng, công ty nên cần có những chiến lược mới trong phân khúc thị trường của mình chẳng hạn như: vẫn giữ thị trường cũ bên cạnh đó công ty nên thâm nhập phân khúc thị trường cao hơn bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Kể từ khi bắt đầu hoạt động trong hoạt động XK, thị trường chủ yếu của công ty Mai là thị trường EU. Trong thời gian tới, với tình hình kinh tế thế giới như hiện nay, công ty Mai nên đẩy mạnh hơn nữa HĐXK của mình vào thị trường này, bởi đây là thị trường khá dễ chịu, nhu cầu về hàng TCMN vẫn còn khá cao. Theo thông tin từ Bộ công thương: “Thị trường EU có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng TCMN. Trong những năm qua, thị trường EU đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD và Việt Nam cũng chiếm được khoảng 5.4% kim ngạch nhập khẩu trong số đó”. EU là thị trường nhiều hứa hẹn của hàng TCMN Việt Nam. Hơn nữa, khi XK sang thị trường EU, giá cả các sản phẩm thường cao hơn các thị trường khác vì vậy mà đem lại doanh thu lớn hơn cho công ty.
Về thị trường Mỹ, đây là thị trường cần được đặc biệt quan tâm bởi khả năng tiêu thụ hàng hóa lớn cũng như tính đa dạng khi XK vào đây. Bên cạnh đó việc tiếp tục thăm dò và mở rộng thị trường ra các nước châu Đại Dương và một vài nước Bắc Mỹ như Canada, Mehicocũng là điều cần thiết.
Hiện nay, công ty Mai không có thị trường tại khu vực châu Á mặc dù đây là thị trường ưa thích của các doanh nghiệp TCMN của Việt Nam, nhất là thị trường Nhật Bản. Mai nhận thấy việc XK vào thị trường châu Á tuy gặp thuận lợi về mặt địa lý và tương đồng về nét văn hóa song lại không đem lại giá trị thặng dư cao và chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác nên Mai không mở rộng thị trường tại đây. Điều này có thể coi là đúng đắn trong chiến lược phát triển của công ty và Mai cũng không nên tìm cách thâm nhập thị trường này một cách vội vàng.
Lựa chọn khách hàng: Trong quan hệ buôn bán nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu, việc lựa chọn khách hàng là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Đối với công ty Mai, ngoài những khách hàng thân tín thuộc khối Fair Trade, trong công tác nghiên cứu tìm kiếm khách hàng mới công ty cần dựa trên những tiêu chí sau:
Uy tín và khả năng hợp tác lâu dài của đối tác trước và sau khi làm việc với công ty.
Quy mô tài chính và lĩnh vực nghành nghề của công ty đó.
Tiềm lực phát triển trong tương lai.
Tìm hiểu về bản sắc văn hoá dân tộc, tình hình kinh tế chính trị và mức độ rủi ro khi hợp tác với công ty.
Đa dạng hóa các sản phẩm
Các loại sản phẩm XK hiện nay của Mai khá đa dạng với các chất liệu như: mây tre, gốm sứ, lục bình, bàng buông, xơ dừa, giấy báođây là những loại vật liệu có sẵn trong tự nhiên và thường được nhập từ trong nước. Tuy nhiên với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay, công ty Mai một mặt nên duy trì việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này nhưng mặt khác cũng cần nổ lực tìm kiếm thêm những nguồn nguyên liệu mới nhằm làm đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Những nguyên liệu đó có thể vẫn có trong tự nhiên nhưng chưa được khai thác như nhánh cây, trái cây khô hoặc các nguyên liệu nhân tạo như nhựa hay sợi tổng hợp
Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm
Về mặt chất lượng sản phẩm:
Các khách hàng tại Mỹ và châu Úc được đánh giá là dễ tính trong tiêu dùng trong khi người châu Âu khá dễ chịu trong cách làm ăn nhưng như vậy không có nghĩa là họ dễ dãi khi lựa chọn sản phẩm. Họ rất dễ bị ấn tượng sau khi sử dụng sản phẩm lần đầu tiên và việc họ có tiếp tục quay lại hay không còn tùy thuộc vào chất lượng của sản phẩm đó. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ công ty Mai cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm từ nền tảng khá tốt ban đầu để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. Để làm được điều này công ty cần tác động đến các yếu tố như:
Yêu cầu gắt gao về nguyên phụ liệu cho sản xuất: đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và màu sắc cho sản phẩm.
Bồi dưỡng tay nghề cho thợ viên tại các cơ sở địa phương.
Thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất tại cơ sở để kịp thời loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, không đúng quy cách nhằm khắc phục sai sót một cách kịp thời.
Nâng cao nghiệp vụ và trách nhiệm của bộ phận KCS tại công ty.
Về công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm:
Đây không chỉ là điểm yếu của công ty Mai mà còn là của đa số các doanh nghiệp TCMN Việt Nam. Hiện công ty chỉ có một nhân viên chuyên về công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm. Điều này chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu ngày một cao của khách hàng. Trong thời gian tới, công ty Mai nên xây dựng một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp có trình độ tay nghề, khả năng sáng tạo và thẫm mỹ cao nắm bắt được những thông tin mới nhất về xu hướng thị trường do phòng kinh doanh và tiếp thị cung cấp để kịp thời đưa ra những mẫu mã thiết kế mới nhất và hợp thời nhất. Không chỉ riêng đội ngũ thiết kế mà toàn thể nhân viên trong công ty cần được trang bị môi trường làm việc tốt để có thể phát huy hết khả năng và đem lại hiệu quả làm việc cao nhất cho công ty.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu
Nguồn lực con người được xem là yếu tố quan trọng nhất để đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung. Công ty Mai hiện nay thiếu những cán bộ thật sự am hiểu thị trường quốc tế, thiếu những nhà thiết kế giỏi, thiếu các nhân viên Marketing chuyên nghiệp. Do vậy, công ty cần phải ngay lập tức đầu tư vào nguồn nhân lực một cách đầy đủ và hợp lý bằng con đường đào tạo và phát triển thì mới có thể phát huy được lợi thế của mình cũng như tìm ra những phương cách hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy hàng hóa vào thị trường thế giới.
-Về mặt ngắn hạn: Công ty có thể tuyển dụng những nhân viên được đào tạo từ các chuyên ngành kinh doanh quốc tế, Marketing giỏi ngoại ngữ, nắm vững các nghiệp vụ ngoại thương để bổ sung vào đội ngũ còn thiếu của mình. Bên cạnh đó công ty có thể tự mình nâng cao chất lượng cho nhân viên thông qua các khóa đào tạo tại công ty với sự hướng dẫn của các chuyên gia đến từ khối Fair Trade hoặc gửi nhân viên đi đào tạo thêm tại các cơ quan ngoại thương như: chi nhánh hiệp hội hàng TCMN hay cục xúc tiến thương mại thành phố.
-Về mặt lâu dài: công ty Mai có thể kết hợp với các trường Đại học như đại học Ngoại thương, khoa Quản trị kinh doanh trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM, đại học Mỹ Thuật, đại học Kiến Trúcnhằm đào tạo sinh viên có các kỹ năng cơ bản cho công việc trong tương lai và với mục đích là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của công ty.
Ngoài các biện pháp kể trên, công ty công ty cần có các chính sách lương thưởng hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động nhằm thu hút và giữ chân những người có năng lực.
Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng
Với chính sách và sự đầu tư đúng đắn trong những năm trở lại đây, công ty Mai đã không ngừng mở rộng thêm các CSSX tại địa phương. Đến hết năm 2009, Mai đã có 21 cơ sở sản xuất trên khắp cả nước cung cấp đầy đủ những mặt hàng xuất khẩu của công ty. Để công tác thu mua, tập hợp sản phẩm từ các nhóm sản xuất đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, Mai có thể triển khai một số biện pháp sau:
Tạo mối quan hệ tin tưởng, gắn kết với các nhóm sản xuất thông qua việc hỗ trợ nhiều hơn nữa về nguồn vốn, nguồn hàng cũng như đầu ra cho sản phẩm.
Công ty cũng cần phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở về thời hạn cũng như công tác làm hàng tại các cơ sở nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng và chất lượng sản phẩm làm ra.
Ngoài ra, hàng tháng công ty nên có các đoàn kiểm tra đến các CSSX để đánh giá tình hình hoạt động ở đây cũng như hướng dẫn cho các thợ viên về một số kỹ năng trong công việc.
Đối với những người phụ trách từng cơ sở, công ty cần tạo mối quan hệ liên kết và giúp đỡ lẫn nhau bằng việc tổ chức các buổi gặp gỡ hàng quý, hàng năm để báo cáo tình hình hoạt động và trao đổi kinh ngiệm sản xuất trong kinh doanh.
Giải pháp về hình thức và phương thức xuất khẩu
Việc duy trì hình thức xuất khẩu trực tiếp trong nhiều năm vừa qua cũng là một thuận lợi cho công ty vì giúp công ty tăng tỷ xuất lợi nhuận và xây dựng được thương hiệu. Tuy vậy, do những diễn biến của nền kinh tế trong và ngoài nước cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công ty Mai nên áp dụng thêm hình thức xuất khẩu ủy thác nhằm tận dụng tối đa về mặt thời gian, các thủ tục xuất khẩu, cũng như việc tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua các nhà môi giới trong tình hình kinh tế khó khăn không tìm được khách hàng trực tiếp.
Bên cạnh đó, phương thức thanh toán cũng là một phần rất quan trọng, do các khách hàng hiện nay của công ty Mai đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, có sự tin tưởng với nhau nên Mai áp dụng hình thức thanh toán chuyển tiền, thông qua ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Điều đáng mừng là trên 10 năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu với các khách hàng thân tín của mình, việc thanh toán tiền hàng của công ty luôn gặp thụân lợi. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển của mình, Mai luôn chủ động tìm kiếm, tạo mối quan hệ với các khách hàng mới, chính vì vậy ngoài phương thức chuyển tiền công ty nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm đảm bảo lợi ích của công ty.
Về mặt phương thức xuất khẩu, hiện nay công ty Mai thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu theo điều kiện giá FOB. Tuy nhiên, khi đã nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên và cơ sở hạ tầng được đảm bảo thì công ty nên đàm phán với phía các đối tác giao dịch theo phương thức giá CIF. Nếu thực hiện tốt phương thức giao dịch mới này có thể góp phần làm thay đổi cán cân thương mại khắc phục tình trạng nhập siêu của Việt Nam hiện nay do thu thêm được ngoại tệ từ công tác thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Không chỉ riêng các doanh nghiệp xuất khẩu mà các hãng tàu và công ty bảo hiểm trong nước cũng nhờ đó hoạt động kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và thu về ngoại tệ nhiều hơn cho quốc gia.
Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước
Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, bến bãi
-Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp XNK. Cũng giống như yếu tố chính trị pháp luật, đây là yếu tố mà doanh nghiệp không thể tác động mà chịu sự chi phối của nó.
Hình 3.1: Ùn tắc giao thông tại Việt Nam
-Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam đã lạc hậu và xuống cấp, không theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn cũng như cảng biển còn sơ sài, đây là vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách. Việt Nam mới chỉ đang trong quá trình xây dựng cảng biển nước sâu đầu tiên là cảng Tân Cảng - Cái Mép, vì vậy các hoạt động ngoại thương trước giờ đều phải trung chuyển qua một quốc gia thứ ba chủ yếu là Singapore. Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty Mai phải chịu thiệt thòi về chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng khiến giá thành sản phẩm tăng cao giảm khả năng cạnh tranh. Chính vì những điều đó xin được kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc nâng cấp, sửa chữa đường sá giao thông, nhất là các con đường nội thành, đường dẫn ra cảng, phải đồng thời cho xây dựng thêm các cảng biển nước sâu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XNK thuận lợi trong việt vận chuyển hàng hóa.
Chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
Kể từ đại hội 6 của Đảng năm 1986, đường lối phát triển của Việt Nam đã thay đổi theo hướng hội nhập với thế giới và lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Trong những năm vừa qua, với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, ngành XK của Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể khi hàng hóa XK có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới với doanh thu hàng tỷ Đô la mỗi năm. Tuy nhiên việc XK cũng gặp nhiều khó khăn do tác động từ tình hình thị trường trên thế giới, biến động của tình hình trong nước cũng như trong nội bộ các doanh nghiệp. Để XK của Việt Nam nói chung, của công ty Mai nói riêng đạt được những mục tiêu đề ra đó là giảm bớt nhập siêu, thu về ngoại tệ cho ngân sách nhà nước thì công ty Mai rất cần sự hỗ trợ lớn hơn từ phía nhà nước, cụ thể như sau: Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp XK về mặt thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm cho các doanh nghiệp về mặt thòi gian cũng như chi phí trong quá trình làm thủ tục.
Các doanh nghiệp XK nên được ưu đãi về mặt thuế quan, cụ thể là được miễn thuế XK và giảm thuế NK nguyên vật liệu.
Chính sách điều hành tỷ giá của chính phủ nên theo cơ chế linh hoạt nhằm giúp các doanh nghiệp XK dễ dàng hơn trong việc mua bán trao đổi hàng hóa với khách hàng.
Nhà nước giúp các doanh nghiệp đào tạo những nhân viên có năng lực và trình độ trong lĩnh vực ngoại thương, kinh doanh, cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin một cách kịp thời và đầy đủ góp phần nâng cao hiệu quả HĐXK của doanh nghiệp.
Chính sách hỗ trợ sản xuất ngành hàng Thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam
Ngành TCMN được xem là truyền thống của Việt Nam với nguồn lao động dồi dào và nguồn nguyên liệu tự có trong nước khá lớn. Tuy vậy, ngành nghề này đang ngày càng mai một do thu nhập của người lao động thấp và không ổn định, điều kiện làm việc không thật sự thuận lợi. Để có thể đạt được mục tiêu đưa ngành TCMN trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với KNXK năm 2010 là 1.5 tỷ USD, nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ cho người lao động làm việc trong ngành này như: mở các làng nghề TCMN, có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho các thợ viên. Cao hơn nữa là xây dựng các công ty, xí nghiệp chuyên về sản xuất hàng TCMN với dây chuyền làm việc theo hướng chuyên môn hóa, giúp công nhân có thu nhập ổn định, từng bước biến việc sản xuất TCMN thành một công việc chính thức thay vì chỉ là một công việc được tận dụng vào những thời gian rảnh rỗi hiện nay.
Kiến nghị về nguồn nguyên liệu sản xuất
Mặt hàng TCMN được sản xuất chủ yếu từ các nguyên liệu trong nước nhưng một vài năm trở lại đây do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, dẫn đến cháy rừng, lũ lụt ở nhiều nơi, diện tích đất nông, lâm nghiệp bị thu hẹp nhường chỗ cho các công ty, nhà máy đã khiến cho nguồn cung nguyên vật liệu bị giảm sút nghiêm trọng. Điều đó gây khó khăn trong sản xuất cho các doanh nghiệp TCMN Việt Nam. Gần đây, công ty Mai cũng đã phải NK một số nguyên vật liệu từ nước ngoài với giá cao hơn trong nước. Để khắc phục tình trạng này cần kiến nghị với nhà nước một số giải pháp sau:
-Xây dựng, quy hoạch các khu vực trồng cây đặc biệt là các loại cây nguyên liệu đang có xu hướng cạn kiệt như: mây, tre, lục bình, bàng, buông, udu, cói và phải có các biện pháp bảo vệ các khu vực này.
-Trước đó, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá cả hợp lý từ thị trường quốc tế, đảm bảo cho quá trình sản xuất trong nước diễn ra một cách liên tục.
Các vấn đề về vốn
Đối với các doanh nghiệp hiện nay khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì vốn là nguồn lực còn hạn chế. Do đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn được dễ dàng và có nhiều ưu đãi thông qua các chính sách cụ thể sau:
-Phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng để đảm bảo nguồn cung vốn dồi dào và thuận lợi.
-Có các ưu đãi hơn nữa cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu tương tự như gói kích cầu 200 nghìn tỷ đồng vào năm 2009.
-Thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp nhằm mở rộng quy mô hoạt động của ngành TCMN.
-Hiện nay, các quy định về vay vốn còn khá chặt chẽ như: tỷ lệ thế chấp, ký các loại quỹ tại ngân hàngnhà nước nên nới lỏng các quy định này nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn. Bên cạnh đó cũng tạo ra kênh huy động vốn qua chứng khoán một cách an toàn nhằm khuyến khích người dân đầu tư một cách trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Vấn đề trả lương người lao động
Với đặc thù của nền kinh tế vật giá leo thang như hiện nay, mức lương cơ bản nhà nước quy định mà các doanh nghiệp phải trả cho người lao động ở Việt Nam hiện nay còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Người lao động nói chung, nhất là những công nhân sản xuất sẽ rất chật vật với đồng lương của mình. Đặc biệt là trong ngành TCMN thu nhập mà người lao động nhận được lại càng ít hơn. Chính vì vậy trong thời gian tới rất mong các cơ quan nhà nước điều chỉnh lại chính sách về tiền lương cũng như sự quan tâm, chính sách đãi ngộ mà người lao động được hưởng, giúp họ có thể ổn định cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển của công ty công ty nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung.
Trên đây là một số ý kiến mang tính chủ quan của bản thân em, xuất phát từ thực tế môi trường hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty hàng thủ công Việt Nam Mai, nhằm đóng góp một chút trong những nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty cũng như về những chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Tuy vậy, do kiến chuyên môn chưa thực sự vững vàng, kiến thức xã hội còn hạn chế, những ý kiến trên còn sơ sài, chưa thực sự sâu sắc. Hy vọng rằng trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có những chính sách linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành, có các thay đổi tích cực hơn trong thủ tục xuất khẩu nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp nói chung và công ty Mai nói riêng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty Mai cũng phải không ngừng nỗ lực thay đổi theo hướng tích cực mới có thể thành công trên thương trường quốc tế, thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước, góp phần làm giảm nhập siêu cũng như giải quyết bài toán lao động dư thừa của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nhằm phục vụ cho việc tốt nghiệp của mình, cùng với mong muốn tìm hiểu, đóng góp ý kiến cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành hàng thủ công mỹ nghệ, em đã có một khoảng thời gian thực tế tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai. Sau khi được công ty cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình, em đã tổng hợp, tiến hành phân tích và đưa ra một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu của công ty thông qua luận văn “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai”. Luận văn thể hiện 3 vấn đề sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu và ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Nêu lên những hiểu biết, những vốn kiến thức nhất định của bản thân về xuất khẩu, ý nghĩa cũng như các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực này và một số vấn đề quan trọng của thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai: Từ các số liệu của công ty cung cấp, em đã hệ thống hóa lại và tiến hành những nghiệp vụ phân tích dựa trên nền tảng kiến thức đã được học tại trường Đại học để nhận thấy những yếu tố nội lực của công ty Mai, những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, thị trường xuất khẩu mà công ty này đang hoạt động, đồng thời cũng thấy được những vấn đề mà công ty gặp phải, cần được giải quyết.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai.
Khoảng thời gian thực tập tại công ty là không nhiều song cũng đủ để giúp em nhận ra môi trường làm việc khá chuyên nghiệp của công ty Mai dù chỉ là một công ty TNHH với quy mô khá nhỏ nhưng các chính sách của công ty được quán triệt và thực hiện một cách nhất quán từ trên xuống đã giúp cho công ty luôn vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất và bùng nổ ở những thời điểm thuận lợi. Đây thực sự là nơi lý tưởng cho những ai muốn tích lũy kinh nghiệm cũng như khẳng định năng lực của bản thân mình. Tuy vậy, trong công ty cũng còn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết, như yếu tố về vốn, đội ngũ nhân viên,..Ngoài ra, sự tác động từ bên ngoài đặc biệt là các chính sách của Chính phủ, diễn biến của nền kinh tế, sự đe doạ từ phía các đối thủ, các nhà cung ứngkhiến cho tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty cũng bị ảnh hưởng. Công ty Mai nên tận dụng tốt những cơ hội đến với mình và đề ra các phương án đối phó với những sự thay đổi của thị trường để không bị bất ngờ và thiếu sự cạnh tranh với các đối thủ khác. Em cũng tin rằng, nếu biết đồng lòng, đoàn kết, trong tương lai không xa, công ty Mai sẽ vươn lên mạnh mẽ, trở thành một doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có uy tín và có tiếng nói nhất định trên thị trường quốc tế.
Cuối cùng, xin được kính chúc các thầy cô của trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM, cán bộ nhân viên của công ty Mai luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và may mắn để thành công trong công việc cũng như dìu dắt, chỉ bảo thế hệ đi sau chúng em được nhiều hơn, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một cường quốc xuất khẩu của thế giới và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS. Trần Hữu Dũng (2007). Nghiệp Vụ Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu. Nhà xuất bản Thống Kê.
TS. Nguyễn Thị Liên Diệp (2008). Giáo trình Quản Trị Học. Nhà xuất bản Giáo Dục
Phạm Văn Minh (2009). Giáo trình kinh tế vi mô. Nhà xuất bản Thống Kê.
GS.TS. Võ Thanh Thu (2006). Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2005). Giáo trình Kỹ Thuật Ngoại Thương. Nhà xuất bản Thống Kê.
Các Website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho thi sao vang-106401376.doc
- ho thi sao vang-106401376.pdf