Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong các doanh nghiệp hiện nay luôn tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là các khoản vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng và các khoản vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Hiện tượng chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp đang diễn ra phổ biến hiện nay, mà các khoản vốn này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy cần phải quản lý chặt chẽ các khoản này nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Tình trạng nợ đọng vốn ở khâu thanh toán là rất lớn và là vấn đề bức xúc hiện nay. Vấn đề thu hồi nợ là một vấn đề cấp bách bởi việc thu hồi nợ không chỉ giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu huy động vốn của công ty mà còn làm cho cơ cấu vốn lưu động trở nên hợp lý và tình hình tài chính được lành mạnh hơn. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Cần có các quy định rõ ràng về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng: phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, các điều khoản về tranh chấp trong khi thanh toán chậm hoặc thanh toán không đủ theo như đã ký kết. Với giải pháp này công ty sẽ ràng buộc khách hàng với trách nhiệm thanh toán.
- Công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm bằng việc sử dụng chiết khấu thanh toán cho người mua trước thời hạn hợp đồng.
- Phân loại từng đối tượng nợ và tổ chức riêng bộ phận chuyên trách làm công tác thu nợ.
- Đối với các khoản nợ khó đòi đã xoá, công ty cũng nên tiếp tục theo dõi và có biện pháp xử lý để giảm số vốn thất thoát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Đối với nợ phải thu của các đơn vị nội bộ, công ty nên triển khai công tác công nợ theo quy định của Nhà nước và thường xuyên tổ chức kiểm tra công nợ toàn ngành. Kiên quyết xử lý gắn với các trách nhiệm của giám đốc đơn vị như không bổ nhiệm, không xét khen thưởng lên lương với các đối tượng gây ra công nợ lớn thiếu trách nhiệm khắc phục.
Bên cạnh đó công ty cần tính toán để thanh toán nhanh các khoản nợ phải trả, không nên quá lạm dụng các khoản vốn này. Làm được tốt điều này việc thanh toán sẽ đảm bảo lợi ích của cả hai bên và uy tín của công ty từ đó sẽ nâng lên rất nhiều.
95 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tiêu thụ gạo trên thị trường nội địa của các đơn vị trực thuộc (2005 - 2007)
Đơn vị: kg
(trang sau)
Năm
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
(%)
2007/2006
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Hà Đông
29.880
44,97
38.431
49,25
47.258
50,97
28,618
22,968
Phú Tín
3.580
5,39
3.790
4,86
3.989
4,3
5,866
5,251
Thanh Hoà
7.740
11,65
8.160
10,46
9.531
10,28
5,426
16,801
Thạch Mỹ
7.500
11,29
7.780
9,97
7.946
8,57
3,733
2,134
Sơn Tây
9.840
14,81
11.228
14,39
13.676
14,75
14,106
21,803
Hoà Bình
4.205
6,33
4.350
5,57
4.490
4,84
3,448
3,218
Đan Hoài
3.697
5,56
4.289
5,5
5.827
6,28
16,013
35,859
Tổng công ty
66442
100
78028
100
92717
100
17,44
18,825
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Qua bảng trên, ta thấy rằng, sản lượng gạo tiêu thụ qua các năm ở các đơn vị đều tăng. Trong đó, lượng gạo tiêu thụ ở Hà Đông là nhiều nhất, chiếm 44,97% trong năm 2005; 49,25% trong năm 2006 và 50,97% trong năm 2007. Lượng gạo tiêu thụ ở các đơn vị khác chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số lượng gạo tiêu thụ trong toàn công ty. Đặc biệt, vẫn còn một số đơn vị có lượng tiêu thụ giảm như Phú Tín, Thanh Hoà, Thạch Mỹ, Hoà Bình. Tuy lượng gạo tiêu thụ giảm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, công ty vẫn cần có những biện pháp để cải thiện tình hình này, làm tăng lượng gạo tiêu thụ ở tất cả các đơn vị trong toàn công ty.
Tổng sản lượng gạo tiêu thụ ở công ty tăng tương đối rõ rệt: năm 2005 là 66.442 kg, năm 2006 là 78.028 và năm 2007 là 92.717. Nếu xét tương đối thì năm 2007 lượng tiêu thụ tăng 18,825% so với lượng tiêu thụ năm 2006, năm 2006 tăng 17,44% so với năm 2005. Như vậy, tình hình tiêu thụ gạo trên toàn công ty là tương đối tốt, cần phải phát huy hơn nữa để có thể khai thác tối đa thị trường tiêu thụ gạo trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Trong thời gian tới, công ty cần phải tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh lượng gạo tiêu thụ trên tất cả các đơn vị trực thuộc, không những thế phải hướng ra các thị trường lân cận, có như vậy mới mở rộng được hướng sản xuất kinh doanh và mới tăng uy tín trên thương trường.
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH.
2.3.1. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH.
Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao và vốn do các cổ đông đóng góp; nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán chế độ kiểm toán và các chế độ khác của Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của công ty.
Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình được quyền điều động tài sản thuộc vốn sở hữu Nhà nước từ các đơn vị thành viên theo nguyên tắc: sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại tài sản trong phạm vi công ty; không để xảy ra tổn thất; phương án điều động phải được Hội đồng quản trị phê duyệt, Tổng giám đốc quyết định; việc điều động thực hiện theo nguyên tắc tăng giảm vốn.
Với vai trò điều tiết thị trường lương thực ở khu vực tỉnh Hà Tây & một số tỉnh lân cận, công ty có thế đứng ra bảo lãnh cho một số đơn vị thành viên vay vốn tín dụng hoặc hỗ trợ một phần vốn lưu động bổ sung để các đơn vị thành viên thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Vốn ngân sách cấp sẽ được giao trực tiếp tới công ty, công ty sẽ tính toán cụ thể nhu cầu, yêu cầu phát triển và chiến lược phát triển để cấp phát vốn và có hướng đầu tư vốn thích hợp đối với từng đơn vị thành viên.
Các đơn vị thành viên tự hạch toán độc lập, tự cân đối lỗ lãi, tự nộp thuế thu nhập và tự tạo nguồn vốn vay của các ngân hàng.
Các đơn vị thành viên hạch toán bằng phương pháp báo sổ hàng tháng, quý. Công ty đứng ra cân đối bù trừ giữa các đơn vị thành viên và niên độ kế toán của văn phòng công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
2.3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH.
Nhìn vào biểu sau, ta có thể thấy khái quát tình hình tài chính của công ty trong ba năm 2004, 2005 và 2006.
Biểu 5: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
(trang sau)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
TT (%)
2007/2006
TT (%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
1. Tổng tài sản
150.806,8
100
191.149
100
232.402
100
26,75
21,58
1.1. Tài sản lưu động
123.933
52,66
164.043
46,4
203.997
87,78
32,38
24,36
1.1.1. Vốn bằng tiền
8.341
11.544
14.736
38,4
27,65
1.1.2. Tài sản lưu động khác
115.592
152.498
189.261
31,93
24,11
1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
26.873,8
47,34
27.106
53,6
28.405
12,22
0,86
4,79
2. Tổng nguồn vốn
53.644
100
58.896
100
63.048
100
9,75
7,05
2.1. Nợ phải trả
32.596
60,74
36.470
61,92
40.320
63,95
11,88
10,56
2.1.1. Nợ ngắn hạn
32.385
36.403
40.320
12,41
10,76
2.1.2. Nợ khác
211
67
- 68,25
- 100
2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu
21.068
39,26
22.426
38,08
22.728
36,05
6,45
1,35
2.2.1. Vốn ngân sách cấp
16.120
18.757
20.384
16,36
8,67
2.2.2. Vốn tự bổ sung
4.948
3.669
2.344
- 25,85
- 36,11
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản của công ty tăng dần: năm 2005 là 150.806,8 triệu đồng; năm 2006 là 191.149 triệu đồng và đến năm 2007 tổng tài sản của công ty đã tăng đến 232.402 triệu đồng. Tuy nhiên, lượng tăng này có xu hướng giảm dần: năm 2006 tăng 26,75% so với năm 2005; năm 2007 tăng 21,58% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng nhưng không đáng kể. Năm 2005 là 53.644 triệu đồng, năm 2006 là 58.896 triệu đồng, năm 2007 là 63.048 triệu đồng.
Năm 2007, nợ phải trả tăng lên khá nhiều tới 10,56% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ trong năm 2007 công ty tập trung vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên mức độ tăng như thế là quá cao cần phải điều chỉnh và công ty cần chú ý hơn tới việc thanh toán các khoản công nợ, sử dụng vốn của mình để mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản nợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1,35% trong đó vốn ngân sách cấp tăng 8,67% thì vốn tự bổ sung giảm 36,11%, năm 2006 vốn ngân sách cấp tăng 16,36% và vốn tự bổ sung giảm 25,85%. Như vậy công ty còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách, nên tự mình vận động để có thể đứng vững và theo kịp sự phát triển của dất nước.
Năm 2006 vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm 38,08% trong khi nợ phải trả chiếm 61,92%, năm 2007 tỷ lệ tương ứng là 36,05% và 63,95%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ và khả năng thanh toán của công ty là thấp. Vì vậy đã ảnh hưởng đến khả năng tăng lợi nhuận của công ty trong năm 2007. Công ty cần phải điều chỉnh lại sao cho phù hợp hơn và nên nâng cao khả năng tự chủ về tài chính của mình. Có như vậy công ty mới có thể dứng vững trên thương trường và đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường.
Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty, chúng ta cần phân tích một số chỉ tiêu sau:
Biểu 6: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ suất tài trợ
0,393
0,381
0,365
Hệ số nợ
0,263
0,222
0,189
Tỷ suất thanh toán hiện hành
3,827
4,506
5,238
Tỷ suất thanh toán tức thời
0,257
0,317
0,481
Tỷ suất đầu tư
0,178
0,142
0,119
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
(2005 - 2007)
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng:
Tỷ suất tài trợ của công ty năm 2005 đạt 0,393. Như vậy mức độ độc lập tài chính của công ty vẫn còn hạn chế, vốn chủ sở hữu vẫn còn nhỏ so với tổng số vốn của công ty. Năm 2006, tỷ suất tài trợ giảm đi còn 0,381, năm 2007 giảm xuống còn 0,365. Có thể nói rằng tình hình tài chính của công ty không khả quan lắm, số vốn chủ sở hữu có tăng lên nhưng không đáng kể so với sự tăng lên của các khoản nợ. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn vay trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.
Chính vì tỷ suât tài trợ tăng, các khoản công nợ tăng lên đã làm cho hệ số nợ của công ty giảm đi, năm 2005 là 0,263; năm 2006 là 0,222 và năm 2007 giảm xuống còn 0,189. Tuy hệ số nợ giảm đi nhưng sẽ vẫn gây khó khăn cho công ty trong thời gian tới nếu như công ty tiếp tục huy động tiền vay để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh.
Tuy hệ số nợ cao nhưng tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty lại tương đối khả quan. Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty không gặp nhiều khó khăn, tiền mặt và một số tài sản lưu động có khả năng chuyển đồi thành tiền đủ dể công ty thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ công ty luôn luôn cố gắng đảm bảo tình hình tài chính ổn định và chú trọng đến vấn đề nợ ngắn hạn của mình. Điều này là rất tốt, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty giữ được uy tín trong việc huy động tiền vay ngắn hạn từ ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ suất thanh toán tức thời lại chứng tỏ rằng khả năng thanh toán công nợ còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2005 tỷ suất thanh toán tức thời là 0,317; sang năm 2007 đã tăng lên là 0,481 tức là tăng trên 50%. Như vậy vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi các tài sản khác như dự trữ (tồn kho), các khoản phải thu lại chiếm tỷ ttrọng lớn. Do đó để thanh toán được công nợ, công ty phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm của mình, đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ phải thu để giảm bớt tỷ lệ vốn của công ty bị chiếm dụng và đáp ứng khả năng thanh toán ngay.
Tỷ suất đầu tư của công ty năm 2007 là 0,119; năm 2006 là 0,142; năm 2005 là 0,178. Nhìn chung tỷ suất này biến động không nhiều và giảm dần qua các năm phù hợp với hướng phát triển của công ty.
Với tình hình tài chính như vậy là phù hợp với thực tế phát triển theo chiều sâu của công ty hiện nay, song nó cũng thể hiện sự chưa tự chủ về mặt tài chính. Công ty nên tăng lượng vốn chủ sở hữu thông qua tăng vốn bổ sung từ đó giảm dần tỷ trọng nợ phải trả. Có như vậy tài chính của công ty mới độc lập và công ty mới đứng vững vàng trong điều kiện hội nhập hiện nay.
2.3.3. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY.
Phân tích cơ cấu tài sản của công ty cho ta xem xét từng loại tài sản chiếm trong tổng số vốn của công ty. Từ đó cho ta thấy sự biến động trong cơ cấu vốn đầu tư có ảnh hưởng đến tình hình tài chính, thấy được sự bất hợp lý trong việc đầu tư vốn để tiến tới một cơ cấu vốn tối ưu.
Biểu 7: Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Triệu
%
Triệu
%
Triệu
%
1.
Vốn lưu động
39.655
75,57
45.238
76,81
51.846
71,74
2.
Vốn cố định
12.819
24,43
16.658
23,19
20.419
28,56
3.
Tổng nguồn vốn
52.474
58.896
72.265
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
(2005 - 2007)
Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2005 chiếm 75,57%; năm 2006 chiếm 76,81%; năm 2007 chiếm 71,74%. Như vậy, qua các năm vốn lưu động đang tăng dần tỷ trọng thể hiện hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng, công ty đang ngày càng phát triển.
Trong khi đó, vốn cố định của công ty tương đối thấp và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2005 tỷ trọng vốn cố định của công ty là 24,43%; năm 2006 là 23,19%; năm 2007 là 28,56%. Cơ cấu tài sản như vậy là hợp lý đối với một công ty hoạt động trong ngành kinh doanh lương thực. Do vậy, trong thời gian tới công ty nên phát huy cơ cấu tài sản như thês này để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài nước.
2.3.4. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN KINH DOANH VÀ CƠ CẤU VỐN.
Một trong những thế mạnh mà các Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình có được so với các doanh nghiệp bên ngoài là được sở hữu một số lượng vốn đáng kể do ngân sách Nhà nước cấp cùng với việc được sử dụng các cơ sở hạ tầng như kho bãi, nhà làm việc với giá thuê rẻ.
Tổng vốn kinh doanh của công ty được huy động chủ yếu từ 2 nguồn là vốn huy động từ bên ngoài bao gồm các vốn vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng và của các tổ chức kinh tế khác; vốn huy động từ bên trong đơn vị bao gồm phần lớn vốn ngân sách cấp, vồn được bổ sung từ lợi nhuận của đơn vị, vốn khấu hao và các quỹ dự trữ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về cơ cấu vốn kinh doanh của công ty: trong những năm gần đây quy mô vốn của công ty ngày càng lớn và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vốn lưu động và vốn cố định bình quân các năm như sau:
Biểu 8: Tình hình vốn lưu động và vốn cố định bình quân của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
(tramg sau)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007 (ước tính)
Vốn lưu động
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn cố định
Đầu năm
8.008
9.001
10.204
8.420
12.412
6.826
Cuối năm
8.504
9.107
10.800
9.820
13.129
10.528
Vốn lưu động bình quân
8.256
10.502
12.864
Vốn cố định bình quân
9.054
9.120
9.246
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Biểu 9: Cơ cấu vốn kinh doanh (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007 (ước tính)
2006/2005 (%)
2007/2006 (%)
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Vốn lưu động bình quân
8.256
47,69
10.502
53,52
12.864
58,18
27,2
22,49
Vốn cố định bình quân
9.054
52,31
9.120
46,48
9.246
41,82
0,73
1,38
Vốn kinh doanh bình quân
17.310
100
19.622
100
22.110
100
13,36
12,68
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005 - 2007 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
2.3.5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH.
2.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn.
Trong chương I chúng ta đã biết rằng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp chúng ta có các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, sức sinh lợi vốn (hay doanh lợi vốn), suất hao phí vốn. Trên cơ sở báo cáo tài chính các năm 2005, 2006, 2007, chúng ta có thể tính được các chỉ tiêu đó trong bảng dưới đây:
Biểu 10: Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
1. Hiệu suất sử dụng vốn
5,17
6,56
7,91
1,27
1,21
2. Sức sinh lợi vốn
0,03
0,04
0,05
1,33
1,25
3. Suất hao phí vốn
0,19
0,15
0,14
0,79
0,93
Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Bảng trên cho thấy hiệu suất sử dụng của công ty đã tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2006 là 6,56 lần tăng 27% so với năm 2005, năm 2007 là 7,91 lần tăng 21% so với năm 2006.
Đồng thời, sức sinh lợi của vốn cũng tăng mặc dù còn thấp: năm 2005 là 0,03 lần, năm 2006 là 0,04 lần, năm 2007 là 0,05 lần.
Nhưng suất hao phí vốn đã giảm: năm 2005 là 0,19 lần, năm 2006 là 0,15 lần, năm 2007 là 0,14 lần. Do đó, năm 2006 đã giảm 21% so với năm 2005, năm 2007 giảm 7% so với năm 2006.
Qua đó ta thấy rằng, vốn của công ty càng ngày càng được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
2.3.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Tình hình sử dụng vốn cố định.
Biểu 11: Tình hình tăng giảm vốn cố định của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (năm 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm 2007
(ước tính)
Cuối năm 2007
(ước tính)
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Tài sản cố định
21.570
20.884
- 686
- 3,18
2. Đầu tư tài chính dài hạn
2.999
3.137
138
4,6
3. Chi phí XDCBDD
3.986
4.654
668
16,76
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
So với đầu năm 2007, tài sản cố định giảm 3,18% tức là giảm 686 triệu đồng. Điều này do trong năm 2007 công ty thanh lý, nhượng bán một số tài sản cố định không cần dùng, những thiết bị lạc hậu... đã làm giảm lượng tài sản cố định có trong công ty. Thay vào đó công ty đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại, trang bị thêm điều kiện sản xuất, nâng cao cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
Năm 2007 là năm mà công ty tập trung vào xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạo và mở rộng đầu tư cho các dự án vì vậy mà chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng rất nhanh, tốc độ tăng cao nhất từ trước tới nay: 16,76%. Điều này chứng tỏ Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất nhằm đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và nâng cao khả năng tự chủ cũng như sự lớn mạnh về bộ máy quản lý của công ty trong tương lai.
Nhìn chung tình hình sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2007 có chiều hướng tốt và mang tầm nhìn chiến lược với sự đầu tư lâu dài cho các dự án phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên tập trung đầu tư hơn nữa vào tài sản cố định để có sự phù hợp trong mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định.
Biểu 12: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
(ước tính)
1. Số vốn phải bảo toàn đầu năm
48.816
49.268
50.364
2. Số vốn phải bảo toàn cuối năm
49.121
50.213
51.328
3. Số vốn thực tế đã bảo toàn
49.268
50.364
51.482
4. Chênh lệch
147
151
154
5. Hệ số bảo toàn VCĐ
1,005 (lần)
1,003 (lần)
1,003 (lần)
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình không chỉ bảo toàn số vốn được giao mà còn phát triển hơn. Cả 3 năm 2005, 2006, 2007 lượng vốn cố định thực tế đã bảo toàn luôn cao hơn số vốn cố định phải bảo toàn cuối năm. Năm 2005 hệ số bảo toàn là 1,005 tức là số vốn cố định thực tế đã bảo toàn tăng 147 triệu đồng so với số vốn cố định phải bảo toàn, năm 2006 là 151 triệu đồng, năm 2007 là 154 triệu đồng. Tuy hệ số bảo toàn chưa cao nhưng đã thể hiện sự cố gắng tích cực của công ty trong việc bảo toàn và phát triển vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Biểu 13: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần Lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
(ước tính)
2006/2005 (%)
2007/2006 (%)
1. Doanh thu thuần
Triệu
58.100
81.502
122.714
40,28
50,57
2. Lợi nhuận ròng
Triệu
1.215
1.446
2.552
19,01
76,49
3. VCĐbq
Triệu
50.651
49.276
47.846
- 2,71
- 2,9
4. NG TSCĐbq
Triệu
26.413
21.760
17.016
- 17,62
- 21,8
5. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Lần
1,147
1,654
2,565
44,2
50,08
6. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Lần
2,2
3,745
7,212
70,23
92,58
7. Hàm lượng vốn cố định
Lần
0,872
0,605
0,39
- 30,62
- 35,54
8. Sức sinh lợi của vốn cố định
Lần
0,024
0,029
0,053
20,83
82,76
Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình năm 2005 là 1,147; năm 2006 là 1,654; năm 2007 là 2,565. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng dần qua các năm, năm 2006 tăng 44,2% so với năm 2005, năm 2007 tăng 50,08% so với năm 2006. Từ điều này ta có thể thấy rằng tình hình sử dụng vốn cố định của công ty là tương đối tốt và có hiệu quả. Việc tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng đầu tư vốn cố định của công ty. Công ty cần chú ý hơn và có biện pháp kịp thời tránh để phát huy hiệu suất sử dụng vốn cố định tốt như thế này trong các năm tiếp theo. Cùng với việc tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định là việc tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Mức tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định tương ứng với mức tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định. Điều này do công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định trong năm 2005.
Từ hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên thì chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định giảm đi, năm 2006 là 0,605 ứng với mức giảm là 30,62% so với năm 2005, năm 2007 là 0,39 ứng với mức giảm là 35,54% so với năm 2006. Điều này càng làm rõ nguyên nhân tăng đầu tư vốn cố định của công ty trong năm 2006 đã dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tăng. Như vậy, để có một đồng doanh thu, năm 2005 công ty phải bỏ ra 0,872 đồng vốn cố định trong khi năm 2006 bỏ ra 0,605 đồng, năm 2007 chỉ phải bỏ ra 0,39 đồng.
Mục tiêu của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là tăng lợi nhuận. Trên thực tế, sức sinh lợi của vốn cố định năm 2006 là 0,029 tăng 20,83% so với năm 2005. Công ty chỉ cần bỏ ra một đồng vốn cố định năm 2006 là đã thu được 0,029 đồng lợi nhuận trong khi năm 2005 chỉ thu được 0,024 đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2007 tăng 82,76% so với năm 2006. Có nghĩa là năm 2007 một đồng vốn cố định bỏ ra đem lại 0,053 đồng lợi nhuận. Điều này do lợi nhuận năm 2007 tăng 76,49% so với năm 2006 trong khi vốn cố định năm 2007 giảm 2,9% so với năm 2006. Chính nguyên nhân này đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận của công ty.
Qua việc phân tích một số các chỉ tiêu trên ta có thể nói rằng, trong năm 2006, công ty chú trọng nhiều vào đầu tư vốn cố định, mà đặc biệt là tài sản cố định nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Điều này công ty đã nhận thức được và thấy rõ sự biến động của vốn cố định trong 3 năm qua. Đây là một thực tế đều thấy ở mọi doanh nghiệp khi đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao hơn trong những năm tiếp theo và phù hợp, thích ứng với điều kiện của cơ chế thị trường.
2.3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Cơ cấu vốn lưu động.
Tính đến 31/12/2007, tổng vốn lưu động của công ty là 165.128 triệu đồng tăng 0,66% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cùng với việc tăng quy mô kinh doanh thì vốn lưu động cũng tăng lên rất nhanh.
Biểu 14: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
(trang sau)
Vốn lưu động
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
2006/2005
%
2007/2006
%
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
Số tiền
TT %
1. Vốn bằng tiền
8.341
5,09
11.544
7,04
14.719
8,91
38,4
27,5
2. Các khoản phải thu
88.855
54,2
81.726
49,82
74.697
45,24
- 8,02
- 8,6
3. Hàng tồn kho
45.115
27,52
58.848
35,87
72.537
43,93
30,44
23,26
4. Tài sản lưu động khác
21.550
13,15
11.925
7,27
2.300
1,39
- 44,66
- 80,71
5. Chi sự nghiệp
72
0,04
875
0,53
Cộng
163.933
100
164.043
100
165.128
100
0,067
0,66
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Nhìn vào biểu trên có thể thấy được nguyên nhân làm tăng vốn lưu động của công ty trong những năm qua.
Vốn bằng tiền năm 2006 tăng 38,4% so với năm 2005 thì năm 2007 vốn bằng tiền đã giảm đi còn 27,5%. Vốn bằng tiền của công ty giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động. Điều này đã gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ tức thời.
Các khoản phải thu trong năm 2005, 2006, 2007 đều chiếm tỷ trọng lớn khoảng 45% - 54%. Điều này chứng tỏ công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Các khoản phải thu tuy đã giảm dần nhưng lượng giảm chưa đáng kể: năm 2007 giảm 8,6%; năm 2006 giảm 8,02%. Nếu cứ để các khoản phải thu này cao như thế thì rủi ro mà công ty gặp phải sẽ rất lớn. Công ty nên có các biện pháp đòi nợ mạnh và nhanh để góp phần tăng vòng quay vốn, tránh được việc vốn tồn đọng lại ở các khoản phải thu quá nhiều. Như vậy việc bảo toàn vốn kinh doanh sẽ tốt hơn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ cao hơn.
Tuy công ty đã rất tích cực trong việc đổi mới phương thức mua bán song hàng tồn kho quá nhiều, chiếm trên 27% tổng vốn lưu động. Hàng tồn kho ngày một tăng lên làm cho vốn bị ứ đọng, hiệu quả kinh doanh thấp, vòng quay vốn giảm. Công ty cần tích cực hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến phương thức mua bán, cần phải thúc đẩy hoạt động kinh doanh mạnh hơn để giảm bớt hàng tồn kho và tăng lượng vốn bằng tiền cho công ty.
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty, chúng ta cần phân tích thêm tình hình vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
Biểu 15: Tình hình vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
(trang sau)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
(ước tính)
2006/2005
(%)
2007/2006
(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
I. Vốn bị chiếm dụng
88.855
100
81.726
100
74.658
100
- 8,02
- 8,65
1. Phải thu khách hàng
53.953
60,72
52.795
64,6
51.224
68,61
- 2,15
- 2,98
2. Trả trước người bán
17.931
20,18
12.463
15,25
7.006
9,38
- 30,49
- 43,79
3. VAT được khấu trừ
12.768
14,37
13.264
16,23
14.427
19,32
3,88
8,77
4. Phải thu nội bộ
2.239
2,52
1.365
1,67
597
0,8
- 39,035
- 56,26
5. Phải thu khác
1.964
2,21
1.839
2,25
1.404
1,88
- 6,36
- 23,65
II. Vốn chiếm dụng
32.384,376
100
36.403
100
40.579
100
12,41
11,47
1. Vay ngắn hạn
7.343
22,67
12.037
22,06
16.728
41,22
63,92
38,97
2. Phải trả người bán
6.579
20,315
5.004
13,75
3.568
8,79
- 23,94
- 28,7
3. Người mua trả trước
0,376
0,0012
1
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
461
1,42
509
1,4
542
1,34
10,41
6,48
5. Phải trả công nhân viên
502
1,55
1.128
3,1
1.754
4,32
124,7
55,5
6. Phải trả nội bộ
16.101
49,72
16.949
46,56
17.726
43,68
5,27
4,58
7. Phải trả, phải nộp khác
1.398
4,3238
776
2,13
260
0,64
- 44,5
- 66,49
III. Chênh lệch
56.470,624
45.323
34079
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 - 2006 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Qua biểu trên ta thấy rằng trong 3 năm vừa qua Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, tổ chức khác ngày càng cao nhưng lượng vốn bị chiếm dụng có xu hướng giảm dần.
Năm 2005 tổng vốn bị chiếm dụng là 88.855 triệu đồng; năm 2006 là 81.726 triệu đồng, giảm 8,02% so với năm 2005; năm 2007 là 74.658 triệu đồng, giảm 8,65% so với năm 2006. Trong khi đó tổng vốn chiếm dụng được năm 2007 là 40.579 triệu đồng tăng 11,47% so với năm 2006. Tốc độ tăng vốn chiếm dụng ngày càng cao song tổng lượng vốn chiếm dụng luôn nhỏ hơn tổng lượng vốn bị chiếm dụng. Điều này chứng tỏ các khoản vốn chiếm dụng không đủ để bù đắp lượng vốn bị chiếm dụng và chênh lệch này tương đối cao. Như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của công ty trong những năm tới đây.
Vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn dần. Như vậy công ty chiếm dụng vốn chủ yếu từ các tổ chức tín dụng, một phần từ các doanh nghiệp khác và một phần nhỏ từ trong nội bộ doanh nghiệp.
Đối với lượng vốn bị chiếm dụng, trong cơ cấu vốn bị chiếm dụng thì phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Năm 2005 phải thu khách hàng là 53.953 triệu đồng chiếm 60,72%; năm 2006 là 52.795 triệu đồng chiếm 64,6% giảm 2,15% so với năm 2005; năm 2007 là 51.224 triệu đồng chiếm 68,61% giảm 2,98% so với năm 2006. Điều này thể hiện, vốn bị chiếm dụng của công ty chủ yếu do khách hàng. Mặc dù đã có nhiều biện pháp đòi nợ mạnh và cải thiện đổi mới hình thức bán hàng song tình hình không có gì thay đổi, hình thức bán trả chậm đã làm cho lượng vốn bị chiếm dụng tăng nhanh. Trong thời gian tới công ty cần tập trung cải thiện hơn nữa để giảm lượng vốn bị chiếm dụng từ các đối tượng này.
Nhìn chung tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của công ty hiện nay là tất yếu với yêu cầu phát triển và thực tế mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Song công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng vốn bị chiếm dụng từ phía khách hàng. Cần đẩy mạnh hơn công tác thu hồi nợ và đổi mới phương thức bán hàng.
Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động.
Biểu 16: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
(ước tính)
1. Số vốn phải bảo toàn đầu năm
6.733
7.965
10.734
2. Số vốn phải bảo toàn cuối năm
7.935
10.691
15.125
3. Số vốn thực tế đã bảo toàn
7.965
10.734
15.185
4. Chênh lệch
30
43
60
5. Hệ số bảo toàn VLĐ
1,004 (lần)
1,004 (lần)
1,004 (lần)
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Số liệu phân tích bảo toàn vốn trong bảng trên cho thấy công ty đã có thành tích tốt trong việc bảo toàn vốn lưu động. Trong 3 năm, số vốn lưu động công ty đã bảo toàn luôn luôn cao hơn số vốn lưu động công ty phải bảo toàn. Năm 2005, số vốn lưu động bảo toàn đã tăng 30 triệu đồng so với số vốn lưu động phải bảo toàn, năm 2006 tăng 43 triệu đồng, năm 2007 số vốn đã bảo toàn lớn hơn số vồn phải bảo toàn là 60 triệu đồng. Như vậy, công ty luôn chú trọng đến công tác bảo toàn và phát triển vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Một trong những vấn đề quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả sử dụng vốn lưu động và những tồn tại trong việc quản lý vốn lưu động của công ty chúng ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
Biểu 17: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm 2005 - 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
(ước tính)
2006/2005 (%)
2007/2006 (%)
1. Doanh thu thuần
Triệu
58.100
81.502
122.714
40,3
50,56
2. Lợi nhuận ròng
Triệu
1.446
1.938
2.552
34
31,68
3. VLĐbq
Triệu
8.256
10.502
13.442
27,2
28
4. Vòng quay VLĐ
Vòng
7,04
7,76
9,13
10,22
17,65
5. Thời gian 1 vòng luân chuyển
Ngày
51
46
39
- 9,8
- 15,22
6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
Lần
0,142
0,129
0,1095
- 9,15
- 15,12
7. Sức sinh lời của VLĐ
Lần
0,175
0,1845
0,19
5,43
2,98
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Qua bảng số liệu ở bảng trên ta thấy rằng so với năm 2005 vốn lưu động bình quân năm 2006 là 10.502 triệu đồng, tăng 27,2%; năm 2007 vốn lưu động bình quân là 13.442 triệu đồng, tăng 28%; chứng tỏ công ty đang giảm dần lượng vốn lưu động bình quân vì do mới chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần nên gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc sử dụng nguồn vốn, công ty còn tập trung nhiều vào việc mở rộng kinh doanh. Số vòng quay của vốn lưu động biến động tương đối. Năm 2005, số vòng quay là 7,04 vòng; năm 2006 là 7,76 vòng; năm 2007 là 9,13 vòng. Số vòng quay của vốn lưu động tăng dần qua các năm nhưng tăng chậm. Cùng với việc tăng số vòng quay của vốn lưu động là việc giảm thời gian một vòng luân chuyển từ 46 ngày/1 vòng năm 2006 đến 39 ngày/1 vòng năm 2007. Như vậy trong 1 năm, vốn lưu động được quay vòng gần 8 lần. Với tốc độ quay vòng như vậy là tương đối nhanh và chưa phù hợp lắm với hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm tới công ty cần cố gắng giảm bớt vòng quay của vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2007 là 0,1095 giảm 15,12% so với năm 2006. Như vậy, để có một đồng vốn luân chuyển thì cần 0,1095 đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này giảm dần qua các năm 2005, 2006, 2007. Với mức chỉ tiêu trên có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa thực sự tốt vì có chiều hướng giảm dần chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày một giảm. Điều đó có thể do trong các năm này và cả trong những năm tới, công ty tập trung nhiều vào đầu tư mở rộng kinh doanh nên có ảnh hưởng một phần tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty làm giảm lợi nhuận từ vốn lưu động và làm giảm lợi nhuận nói chung của công ty. Như vậy, công tác sử dụng và quản lý vốn lưu động của công ty còn hạn chế và chưa cân đối. Do vậy, công ty cần chú ý để giảm mức độ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, không chỉ tăng quy mô kinh doanh mà còn tăng quy mô vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH
2.4.1. NHỮNG THÀNH CÔNG
- Khắc phục những khó khăn về vốn, về cơ sở vật chất, công ty và các đơn vị thành viên đã chủ động vay vốn ngắn hạn ngân hàng đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua hết số lương thực dư thừa trong dân, tổ chức mua bán lương thực bám sát với nhịp độ thu hoạch và nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Vì vậy, công ty đã thực hiện việc mua vào, bán ra khối lượng lương thực hàng hoá ngày một tăng, đã tổ chức lưu thông điều hoà lương thực từ nơi thừa đến nơi thiếu, đảm bảo ổn định thị trường, tăng cường xuất khẩu và thực hiện tốt các nhiệm vụ đột xuất của Nhà nước.
- Kinh doanh có lãi, công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn, lợi nhuận ngày một tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
- Về vấn đề quản lý nguồn vốn: từ khi chuyển thành công ty Cổ phần, lượng vốn do Nhà nước cấp cho công ty giảm dần, vì vậy, công ty phải đi vay vốn từ các Ngân hàng Thương mại hoặc Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, công ty luôn tìm ra những biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ chế sản xuất kinh doanh, đổi mới và đa dạng hoá phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cũng luôn tính toán lựa chọn các phương án kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo khả năng trả nợ, trả nợ đúng hạn, không để tình trạng nợ khê đọng, nợ quá hạn.
- Trong mỗi khâu của quá trình kinh doanh, công ty luôn tìm cách để tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhất là vốn lưu động.
2.4.2. NHỮNG HẠN CHẾ
- Do kinh doanh lương thực nội địa khó khăn, cạnh tranh gay gắt nên hiệu quả kinh tế đạt thấp và không đồng đều giữa các đơn vị thành viên.
- Tình hình quản lý vốn cố định của công ty còn nhiều yếu kém, vốn và tài sản cố định vừa thừa vừa thiếu.
- Công nợ phải thu, phải trả tuy đã dược theo dõi nhưng việc theo dõi đối chiếu không được thường xuyên nhất là vào dịp cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính và không phân loại công nợ để theo dõi quản lý và có biện pháp giải quyết.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH
3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH.
3.1.1. KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
Công ty sẽ làm việc với Cục quản lý vốn và tài sản của Bộ tài chính, cùng với các đơn vị thành viên và Cục quản lý vốn và tài sản địa phương, tiến hành kiểm kê đánh giá, phân loại tài sản cố định để đánh giá đúng năng lực thực tế tại mỗi đơn vị.
Để triển khai công việc trên cần tổ chức một hội đồng kiểm kê đánh giá mà các thành viên gồm: công ty, Cục tài chính doanh nghiệp và các Chi cục tại địa phương, các doanh nghiệp thành viên, các chuyên gia kỹ thuật thuộc các ngành xây dựng, cơ khí...
Dựa vào kết quả kiểm kê, đánh giá và phân loại tài sản cố định để đề xuất phương án cụ thể, kiến nghị các Bộ, Ngành và Chính phủ giải quyết. Các phương án có thể theo một số hướng sau:
- Đối với tài sản cố định đang dùng: Công ty hướng dẫn thống nhất các đơn vị thành viên mở thẻ tài sản để theo dõi từng tài sản bao gồm cả nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Hàng năm phải thống nhất phương pháp và tỷ lệ trích khấu hao theo quy định của Nhà nước để tránh tình trạng có đơn vị trích thừa, có đơn vị trích thiếu giá trị hao mòn tài sản. Đồng thời phải thực hiện kiểm kê theo quy định của Nhà nước để theo dõi và phản ánh chính xác sự tăng giảm của tài sản cả về số lượng và giá trị. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện đánh giá lại tài sản. Trên cơ sở đó xác định chính xác giá trị tài sản, phản ánh đúng năng lực tài sản cố định của từng doanh nghiệp thành viên và có phương pháp và mức khấu hao phù hợp.
- Đối với các diện tích đất đai nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc xây dựng trong vùng sâu hoặc nơi kẻo lánh sau khi nhượng bán, thanh lý thì giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng số đất đai đó.
3.1.2. XỬ LÝ TÀI SẢN CHỜ THANH LÝ NHẰM GIẢM TÌNH TRẠNG Ứ ĐỌNG VỐN, TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH.
Những tài sản này thuộc nguồn vốn ngân sách cấp nên công ty không có quyền chủ động trong việc thanh lý. Để tiến hành thanh lý nhanh những tài sản này công ty cần tiến hành các hoạt động như kiến nghị xin cấp trên cho thanh lý, đánh giá lại, đánh giá đúng giá trị thực của nó và tìm đối tác có nhu cầu mua lại các thiết bị, máy móc này. Việc tìm đối tác này là không khó, bởi trong thực tế cũng có rất nhiều những tổ chức, cá nhân có ít vốn và cần mua những loại tài sản này.
Các bước xin thanh lý tài sản cố định như sau:
- Công ty làm đơn trình lên cơ quan cấp chủ quản về việc đứng ra thanh lý tài sản cố định này. Sau 30 ngày có sự đồng ý của cấp trên thì mới tiến hành thanh lý.
- Trong thời gian chờ thanh lý, công ty cần sửa chữa, bảo dưỡng lại những tài sản này và tính toán các chi phí sửa chữa trình lên cấp trên để bổ sung kinh phí sửa chữa thiết bị.
- Để thanh lý được nhanh chóng thì công ty cùng cơ quan cấp chủ quản thảo luận để có quy định cụ thể về phần trăm để lại cho công ty một cách hợp lý dựa trên giá trị bản thanh lý tài sản cố định. Phần trăm để lại này không những bù đắp toàn bộ chi phí cho thanh lý mà còn cung cấp thêm vốn để đổi mới tài sản cố định, giảm nhu cầu vay vốn từ các nguồn khác.
- Sau khi được cấp trên cho phép thanh lý tài sản cố định này thì công ty sẽ tiến hành các hoạt động bán, có thể là dùng cách thức bán đấu giá.
- Sau khi xác định được đối tượng cần mua tài sản này, công ty cũng nên thảo luận trước với người mua một cách chi tiết, cụ thể về giá cả hay chủng loại.
Số tiền thu được từ hoạt động thanh lý sẽ giải quyết được tình trạng ứ đọng vốn cố định, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bên cạnh đó, số tiền này có thể phục vụ cho việc đầu tư đổi mới tài sản cố định nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG.
3.2.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG HỢP LÝ TRONG KINH DOANH.
Khác với vốn cố định, vốn lưu động luôn vận động và chuyển dịch không ngừng, vì vậy, việc xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý là việc làm cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào. Đối với Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình cũng vậy, xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho công ty có kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn lưu động phù hợp, kết hợp giữa mùa vụ thu hoạch với nhiệm vụ, chủ động trong kinh doanh, tránh tình trạng thiếu vốn kinh doanh, tránh để vốn ứ đọng, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn và có như vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Trong thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Phương pháp tính như sau:
Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch = ------------------------------------------------------
Số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch
Việc dự tính tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch có thể dựa vào tổng mức luân chuyển vốn của kỳ báo cáo có xét tới khả năng mở rộng quy mô kinh doanh trong năm kế hoạch. Tương tự, số vòng quay vốn năm kế hoạch có thể được xác định căn cứ vào số vòng quay vốn lưu động bình quân của các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc số vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo có xét tới khả năng tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất các đơn vị xác định nhu cầu vốn lưu động, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch huy động vốn. Mỗi nguồn vốn khác nhau có chi phí vốn khác nhau, do đó việc huy động nguồn vốn cho sản xuất phải được tính toán cụ thể để có chi phí thấp nhất, hạn chế tối đa những rủi ro và tạo ra một cơ cấu vốn linh hoạt. Đây là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
3.2.2. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG NỢ.
Trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty, các khoản phải thu chiếm trên 80% số tài sản lưu động, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm trên 90% số nợ phải trả, con số này lớn là do đặc điểm kinh doanh và tính chất hàng hoá của công ty. Tuy nhiên, công ty phải thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán, có như vậy mới góp phần tăng nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để thực hiện được điều này công ty phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thành viên mở sổ theo dõi, thường xuyên đối chiếu công nợ, có biện pháp thu hồi nợ, nhất là đối với các chủ vựa lúa gạo ở miền Nam, phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho số vốn ứng ra mua lúa gạo.
3.2.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỒN KHO DỰ TRỮ NHẰM LÀM TĂNG VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG.
Do đặc điểm của hàng hoá kinh doanh nên lượng hàng tồn kho dự trữ của công ty là nhiều, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của công ty. Nó khiến cho vốn bị ứ đọng, làm giảm số vòng quay của vốn lưu động, gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chính vì vậy, công ty cần phải có biện pháp nhằm tối thiểu hoá các chi phí lưu kho, đồng thời vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.
- Đối với hàng hoá tồn kho: Việc dự trữ hàng hoá cao là do công tác tiêu thụ của công ty chưa tốt, có thể là do các chính sách về thị trường, marketing chưa tốt. Do vậy, công ty nên chú trọng hơn nữa đến công tác marketing. Bên cạnh đó, công ty cũng nên cải tiến chính sách tài chính (chiết khấu hàng hoá, cho khách hàng mua trả chậm... ) để đẩy mạnh việc tiêu thụ, nhằm làm giảm hàng hoá tồn kho.
- Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: công ty nên hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của mình nhằm sản xuất kinh doanh một cách hợp lý hơn, giảm thiểu chi phí do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra.
3.2.4. ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ CÓ CHI PHÍ VỐN THẤP NHẤT.
Vì tỷ trọng vốn lưu động của công ty là rất lớn, trong đó chủ yếu lại là vốn vay ngắn hạn Ngân hàng, lãi vay ngân hàng chiếm 30% giá thành. Vì vậy, công ty cần tìm ra những nguồn vay có lãi suất thấp và vay từ nhiều nguồn khác nhau như vay cán bộ công nhân viên, cổ phần hoá, vay các đối tượng khác... Tất nhiên khi vay phải tính toán có hiệu quả để đảm bảo trả nợ, bên cạnh đó cần tăng cường trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc đi vay, sử dụng vốn vay. Việc xác định trách nhiệm cá nhân và tập thể phải gắn trách nhiệm hành chính với trách nhiệm vật chất.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC.
3.3.1. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN HỢP LÝ THEO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUY MÔ KINH DOANH.
Cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là xây dựng được một cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Để quy mô vốn hợp lý và phù hợp hơn thì trước mắt công ty cần phải tập trung đầu tư tài sản cố định song song với việc đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết khi quy mô kinh doanh của công ty tăng lên.
Khi đã xác định cơ cấu vốn tối ưu thì công ty cần phải xác định được nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn này. Nguồn tài trợ này có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần và tỷ trọng từng nguồn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn của công ty thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi ích của bản thân công ty. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định.
Công ty cần phải giảm mạnh tỷ trọng nợ phải trả đặc biệt là sau khi hoàn thành kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới đây phải giảm dần tỷ trọng này và tăng dần vốn chủ sở hữu của công ty để tình hình tài chính của công ty được khả quan hơn và có dấu hiệu tốt hơn trong khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản công nợ tức thời. Nếu công ty giảm bớt được số vốn vay thì công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụng vốn, từ đó làm tăng lợi nhuận. Để làm được điều này, công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng vì sự tồn đọng quá lên của bộ phận này chính là nguyên nhân khiến công ty phải vay nợ quá nhiều như vậy.
Khi giảm tỷ trọng nợ phải trả thì công ty phải tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Việc tăng vốn chủ sở hữu không chỉ giúp công ty giảm sức ép về nhu cầu vốn tăng lên mà còn thể hiện tính chủ động, ổn định trong việc tài trợ nhu cầu vốn của mình. Khi quy mô vốn kinh doanh tăng lên thì việc tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu là hợp lý. Để huy động nguồn vốn chủ sở hữu công ty có thể tăng cường huy động từ lợi nhuận để lại thông qua việc trích lập các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính hay tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ.
3.3.2. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Ngày nay, nguồn lực con người đang được thừa nhận là quan trọng và quyết định nhất trong các nguồn lực. Nó được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia cũng như trong chiến lược của mỗi công ty. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và công tác sử dụng vốn của công ty nói riêng.
Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ cùng sự cạnh tranh tàn khốc của cơ chế thị trường đòi hỏi các nhà quản lý phải có tư duy đúng, quán triệt cách làm việc mới thì mới đạt hiệu quả công việc cao. Vì thế, công ty cần có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng hợp lý để từng bước nâng cao trình độ người lao động.
3.3.3. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU HỒI NỢ, CẢI THIỆN TÌNH HÌNH THANH TOÁN TRONG CÔNG TY.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong các doanh nghiệp hiện nay luôn tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là các khoản vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng và các khoản vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Hiện tượng chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp đang diễn ra phổ biến hiện nay, mà các khoản vốn này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy cần phải quản lý chặt chẽ các khoản này nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Tình trạng nợ đọng vốn ở khâu thanh toán là rất lớn và là vấn đề bức xúc hiện nay. Vấn đề thu hồi nợ là một vấn đề cấp bách bởi việc thu hồi nợ không chỉ giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu huy động vốn của công ty mà còn làm cho cơ cấu vốn lưu động trở nên hợp lý và tình hình tài chính được lành mạnh hơn. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Cần có các quy định rõ ràng về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng: phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, các điều khoản về tranh chấp trong khi thanh toán chậm hoặc thanh toán không đủ theo như đã ký kết. Với giải pháp này công ty sẽ ràng buộc khách hàng với trách nhiệm thanh toán.
- Công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm bằng việc sử dụng chiết khấu thanh toán cho người mua trước thời hạn hợp đồng.
- Phân loại từng đối tượng nợ và tổ chức riêng bộ phận chuyên trách làm công tác thu nợ.
- Đối với các khoản nợ khó đòi đã xoá, công ty cũng nên tiếp tục theo dõi và có biện pháp xử lý để giảm số vốn thất thoát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Đối với nợ phải thu của các đơn vị nội bộ, công ty nên triển khai công tác công nợ theo quy định của Nhà nước và thường xuyên tổ chức kiểm tra công nợ toàn ngành. Kiên quyết xử lý gắn với các trách nhiệm của giám đốc đơn vị như không bổ nhiệm, không xét khen thưởng lên lương với các đối tượng gây ra công nợ lớn thiếu trách nhiệm khắc phục.
Bên cạnh đó công ty cần tính toán để thanh toán nhanh các khoản nợ phải trả, không nên quá lạm dụng các khoản vốn này. Làm được tốt điều này việc thanh toán sẽ đảm bảo lợi ích của cả hai bên và uy tín của công ty từ đó sẽ nâng lên rất nhiều.
3.3.4. TĂNG CƯỜNG LIÊN DOANH, LIÊN KẾT VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI.
Công ty có lợi thế về quỹ đất lại ở những vị trí thuận lợi nên cần tăng cường hơn nữa trong liên doanh liên kết và trong đầu tư dài hạn. Đặc biệt là chú ý tới liên doanh, liên kết chế biến gạo để có điều kiện về vốn và ứng dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng gạo chế biến, hạn chế hao hụt trong sản xuất.
Tuy nhiên để có những dự án liên doanh, liên kết có hiệu quả công ty phải có những cán bộ năng động có kinh nghiệm trong tính toán, kiểm tra luận chứng kỹ thuật của dự án và trong đàm phán với đối tác, tránh những dự án không hiệu quả.
Việc tăng cường liên doanh liên kết không chỉ giới hạn trong đầu tư góp vốn liên doanh mà nên triển khai ở nhiều khâu: từ việc liên kết với các viện nghiên cứu để tạo ra những giống lúa có chất lượng cao, từ việc đầu tư giống, phân bón, dịch vụ đầu vào cho sản xuất của người nông dân để có sản phẩm tốt, đến việc thu mua, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ, đặc biệt là khâu chế biến. Giải pháp này không những giúp cho công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng mở rộng tín dụng thương mại mà còn giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và góp phần hạn chế tín dụng nặng lãi ở nông thôn.
KẾT LUẬN
Trên đây là thực tế công tác tổ chức Tài chính - Kế toán - Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
Qua nghiên cứu, nhìn chung công tác sử dụng vốn của đơn vị tương đối tốt. Công tác sử dụng, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của công ty đã được ban Giám đốc quan tâm chú ý nhiều. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn vốn chưa được chú trọng lắm nên hầu như cơ cấu nguồn vốn ít có sự biến động. Đây là điểm hạn chế của công ty cần sớm khắc phục để có thể đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
Một lần nữa, em xin được cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của ban Giám đốc và các anh chị ở phòng Kinh doanh - Thị trường, phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình trong thời gian em thực tập tại quý công ty.
Em xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Thương mại - Khoa Thương Mại - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - PGS.TS. Đặng Đình Đào và PGS.TS. Hoàng Đức Thân.
2. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp Thương mại - TS. Nguyễn Thừa Lộc.
3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Năng Phúc - Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - TS Lưu Thị Hương.
5. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản.
6. Giáo trình Phân tích hoạt động Doanh nghiệp - Nguyễn Tấn Bình.
7. Bảo toàn và phát triển vốn - Nguyễn Công Nghiệp - NXB Thống Kê, 1992.
8. Lịch sử các học thuyết Kinh tế, PGS - PTS Mai Ngọc Cường - NXB Thống Kê, 1996.
9. Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
10. Một số luận văn của các khoá trước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11563.doc