Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH tại BHXH thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá

BHXH Việt Nam từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Với bản chất của mình, BHXH có ý nghĩa quan trọng và liên quan tực tiếp đến việc chăm lo đời sống cho NLĐ và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuổi già cũng như sự ổn định trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, chính vì vậy, từ khi dược thành lập đến nay, sau một con đường dài phát triển, mặc dù gặp gặp nhiều khó khăn nhưng BHXH Việt Nam đã thực hiên tốt chính sách BHXH, tạo được niềm tin cho mọi tầng lớp NLĐ trong xã hội. Trong cơ chế hiện nay, nhiệm vụ trung tâm và quan trọng trong việc tổ chức hoạt động BHXH là khai thác tốt các đối tượng thuộc diện tham gia các loại hình BHXH; quản lý tốt nguồn thu BHXH, BHXH Thị xã Sầm Sơn là BHXH cấp huyện, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH Tỉnh Thanh Hoá, là đơn vị thực hiện thu trực tiếp từ NLĐ, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch được giao, luôn bám sát các văn bản pháp quy, thực hiện đúng các chế độ chính sách và các nguyên tắc trong quản lý tài chính của Nhà nước. Trong thời gian tới, ngoài việc phải phát huy được những thành tựu đạt được, cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn cần phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn và tồn tại trên đây. Với kết cấu 3 chương, chuyên đề đã nêu lên những vấn đề cơ bản trong tình hình thực hiện công tác thu của cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn và bản thân cơ quan; tiến hành phân tích thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn Thị xã và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH của Thị xã Sầm Sơn. Hi vọng rằng, với những ý kiến đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần trong việc cung cấp những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác thu BHXH trong thời gian tới.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH tại BHXH thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh Hoá đã được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ – TCCB ngày 15/06/1995. Trên cơ sở đó, BHXH Thị xã Sầm Sơn cũng được thành lập theo Quyết định số 138/QĐ – TCCB ngày 15/06/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Như vậy, sau gần 14 năm đi vào hoạt động BHXH Thị xã Sầm Sơn đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo lợi ích cho cán bộ, công nhân, viên chức nói riêng và cho sự phát triển toàn diện của Thị xã nói chung. Chính vì vậy, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn là lá cờ đầu trong toàn tỉnh về việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ. BHXH Thị xã Sầm Sơn là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thanh Hoá đặt tại Thị xã Sầm Sơn, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức, thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn thị xã theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH Thị xã Sầm Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND Thị xã Sầm Sơn. BHXH Thị xã Sầm Sơn có nhiệm vu, quyền hạn chủ yếu sau đây: -Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế họạch phát triển BHXH Thị xã dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt -Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH,BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. -Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp. -Tổ chức thu các khỏan đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp. -Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. -Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định. -Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp. -Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT. -Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phường thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ chính sách BHXH,BHYT ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh. -Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật. -Tổ chức thực hiện chương trình, kế họach cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH, BHXH theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH Thị xã. -Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân tham gia BHXH. -Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội ở thị xã, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. -Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT. -Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đòan yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. BHXH Thị xã Sầm Sơn có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá: BHXH Tỉnh Giám đốc BHXH Thị xã PGĐ BHXH Thị xã Bộ phận phụ trách kế toán Bộ phân thu - chi Bộ phận giám định y tế BHXH Thị xã Sầm Sơn gồm 8 cán bộ, có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: -Giám đốc BHXH Thị xã Sầm Sơn: (Do Ông Trương Tiến Thuận phụ trách ) phụ trách chung và chỉ đạo các lĩnh vực công tác BHXH gồm: tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, công tác công nghệ thông tin, công tác chế độ BHXH , công tác giám định BHYT, công tác kiểm tra, quản lý hồ sơ. -Phó giám đốc BHXH Thị xã Sầm Sơn: (Do Ông Lương Sỹ Trấn phụ trách) giúp Giám đốc chỉ đạo các lĩnh vực công tác gồm: công tác thu BHXH, BHYT, công tác cấp sổ, thẻ, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, lập báo cáo tháng, quý, năm. -Bộ phận phụ trách kế toán: (Do Bà Lê Thị Năm làm kế toán trưởng ) giúp giám đốc công tác quản lý kế hoạch tài chính, tổng hợp kết quả thực hiện thu – chi tại BHXH Thị xã Sầm sơn, lập báo cáo tháng, quý, năm. -Bộ phận thu – chi: + Bà Nguyễn Thị Hường: Cán bộ giúp Giám đốc tổng hợp chi phí ốm đau, thai sản, công tác thấm định, xét duyệt chế độ BHXH, quản lý hồ sơ, lập báo cáo tháng, quý, năm. + Ông Đỗ Xuân Toản: Kế toán thu giúp Giám đốc quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, công tác thu BHYT người nghèo, BHYT khác, tổng hợp báo cáo thu hàng tháng, quý, năm. + Bà Nguyễn Thị Liễu: Kế toán thu giúp Giám đốc quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, công tác thu BHYT học sinh, sinh viên, thủ quỹ, hành chính, tổng hợp cấp phát thẻ BHYT cho học sinh, sinh viên, tổng hợp báo cáo hàng tháng, quý, năm. -Bộ phận giám định y tế: + Bà Lê Thị Cúc: Bác sỹ giám định, thường trực tại 4 cơ sở KCB, giúp Giám đốc kiểm tra, giám sát. + Bà Nguyễn Thị Hạnh: Kế toán giúp Giám đốc tổng hợp công tác chi phí KCB tại 4 cơ sở, công tác khai thác thu BHYT tự nguyện nhân dân và cấp thẻ BHYT, lập báo cáo tháng, quý, năm. Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối, định hướng phát triển của ngành để từ đó đề ra chính sách hợp lý, do vậy, trong thời gian qua, hoạt động của BHXH Thị xã Sầm Sơn nói chung và đối với công tác thu BHXH nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công không nhỏ. Công tác thu BHXH được BHXH Thị xã Sầm Sơn xác định là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ quan trọng nhất có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn ngành ngay từ ngày đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn như: Lực lượng thực hiện công tác quản lý thu còn khá mỏng, trình độ chuyên môn còn chưa cao; thu nhập của NLĐ còn thấp nên hạn chế khả năng tham gia các loại hình BHXH... Khắc phục những khó khăn nói trên, BHXH Thị xã Sầm Sơn vẫn cố gắng hoàn thành tốt những chỉ tiêu mà BHXH tỉnh Thanh Hoá đã giao. Vì vậy, BHXH Thị xã Sầm Sơn đã đạt được nhiều chỉ tiêu về thu BHXH: mức thu tăng nhanh qua các năm với năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 số thu BHXH của Thị xã là 4.687.579.861 đồng thì đến hết năm 2008 con số này đã tăng lên 13.636.661.079 đồng (tăng gấp gần 3 lần). Tổng số thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn đến hết năm 2008 đạt 43.748.692.555 đồng. Ngoài ra, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch thu mà BHXH tỉnh giao, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trong những năm gần đây luôn đạt ở mức 100%, có những năm còn vượt kế hoạch, như năm 2004 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 107,24%, năm 2006 tỷ lệ hoàn thành là 110,90%, năm 2008 là 100,09%. Bên cạnh những thành tích đạt được trong công thu, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn thực hiện tốt công tác chi trả cho các đối tượng theo như quy định: đúng đủ, nhanh chóng và kịp thời; chính vì vậy, BHXH Thị xã Sầm sơn ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với NLĐ và với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã trong những năm qua và trong cả thời gian sắp tới. 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 2.2.1. Cơ sở thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn: - Ngay từ khi Luật BHXH có hiệu lực (ngày 01/01/2007), BHXH Việt Nam đã chủ động nghiên cứu Luật và các văn bản hướng dẫn Luật để đề xuất, tham mưu các văn bản hướng dẫn về công tác thu BHXH, cấp sổ BHXH, thu BHYT và những nội dung tại Quyết định số 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/2007 thay thế Quyết định 722/QĐ – BHXH quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc cơ bản đã thực hiện cải cách hành chính theo chỉ đạo của ngành và Chính phủ, đảm bảo phù hợp với những quy định của Luật BHXH. - Căn cứ vào các Thông tư hướng dẫn các quy định, quyết định của các cơ quan chức năng có liên quan hoặc cơ quan BHXH cấp trên ban hành: +BHXH tỉnh Thanh Hoá đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Chỉ thị 11 CT/TU ngày 12/03/2007 và Chủ tịch UBND tỉnh có Chỉ thị 15/CT – UBND ngày 08/06/2007 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, tạo ra bước phát triển vững chắc cho sự nghiệp BHXH ở địa phương. +Thông tư số 30/2007/TT – BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động Thương binh & xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. +Quyết định 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. +Quyết định số 1333/QĐ – BHXH ngày 21/12/2008 của BHXH Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Quyết định 902/QĐ – BHXH. +Thông tư 23/2008/TTLT – BLĐTBXH –BTC – NHNN ngày 18/02/2008 của Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước - Bộ Lao động Thương binh & xã hội về việc hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Trên đây là một số trong rất nhiều các văn bản pháp quy của các bộ ngành liên quan nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện BHXH, là cơ sở cho hoạt động của các đơn vị BHXH trong đó có BHXH Thị xã Sầm Sơn 2.2.2. Quy trình thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn: Bước 1: Nắm đối tượng: Bước này BHXH Thị xã Sầm Sơn cần xác định đối tượng phải nộp BHXH. - Có hai đối tượng phải nộp BHXH là: NSDLĐ và NLĐ - Phương pháp nắm đối tượng: Có hai phương pháp nắm đối tượng là phương pháp chủ động và phương pháp thụ động: + Phương pháp chủ động: là dựa vào luật lệ, tiêu chuẩn của các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ tham gia bắt buộc. Tổ chức điều tra nắm tình hình, biết trước về đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, chủ động mời họ đến đăng ký nộp BHXH. Nếu họ không tới thì tìm cách tác động để họ thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH cho NLĐ. + Phương thức thụ động: là chờ NLĐ đến đăng ký nộp BHXH. Nắm số đối tượng và số người tham gia BHXH chỉ khi họ tự đến đăng ký nộp BHXH. - Muốn chủ động nắm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể thu thập thông tin qua các cơ quan sau: + Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở chủ quản nơi cấp giấy phép thành lập các đơn vị, doanh nghiệp; + Chi cục thuế tỉnh, nơi cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký nộp thuế; + Cấp Uỷ, UBND tỉnh, thành phố, huyện nơi quản lý hành chính tại địa phương; + Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; + Bưu điện: Hầu hết các đơn vị hiện nay muốn hoạt động đều phải có điện thoại. Bước 2: Lập kế hoạch thu: Hiện nay, kế hoạch thu được lập theo 2 bước: + Bước 1: Lập và giao sổ kiểm tra + Bước 2: Điều chỉnh kế hoạchvà giao chính thức Muốn lập được kế hoạch phải nắm được: -Số lao động tham gia; - Mức lương của từng NLĐ và mức lương bình quân của đơn vị; - Mức thu từng đối tượng ; - Tỷ lệ tăng lương tự nhiên; - Khả năng tăng giảm lao động và thu hồi nợ BHXH. Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH: -Thu nhận tiền: + Thu bằng chuyển khoản; + Thu bằng tiền mặt. -Thời điểm thu tiền: + Đối với các doanh nghiệp, cơ quan HCSN: phải nộp hàng tháng vào kỳ phát lương cuối cùng trong tháng; + Đối với người Việt Nam làm việc ở nước nước ngoài: đóng BHXH 6 tháng 1 lần. -Chuyển tiền thu BHXH lên cấp trên: + Mỗi tháng chuyển 3 lần vào các ngày 10, 20 và cuối tháng + Định kỳ 15 ngày 1 lần BHXH Việt Nam phải chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH vào tài khoản tiền gửi quỹ BHXH mở tại Kho bạc Nhà nước. -Xác định số thu nộp và công nợ BHXH: + Cùng đơn vị sử dụng lao động định kỳ mỗi quý một lần lập bảng đối chiếu nộp BHXH, xác định số phải nộp, đã nộp và số còn nợ. + Cuối mỗi quỹ, BHXH cấp trên kiểm tra số liệu thu nộp đối với BHXH cấp dưới. -Báo cáo kết quả thu nộp: Lập báo cáo kết quả thu nộp theo biểu mẫu nộp cho BHXH tỉnh vào các ngày 12, 22 và ngày 2 của tháng liền kề. Bước 4: Xác nhận số thu (nộp) đối với NLĐ: Căn cứ số tiền BHXH đã thu của các đơn vị sử dụng lao động sau khi đẫ đối chiếu, tiến hành: - Ghi sổ BHXH cho từng NLĐ khi có biến động về tiền lương, phụ cấp và giải quyết chế độ (đối với NLĐ đã có sổ BHXH); - Ghi giấy xác nhận đã nộp BHXH cho NLĐ chưa có sổ BHXH khi họ di chuyển đi nơi làm việc khác. 2.2.3. Kết quả thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá: Ngay từ ngày đầu mới thành lập, BHXH Thị xã Sầm Sơn với sự chỉ đạo sát sao của BHXH Tỉnh Thanh Hoá luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình hoạt động là thực hiện thu BHXH. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn ngành BHXH. Nhìn chung, công tác thu BHXH của Thị xã Sầm Sơn trong 5 năm gần đây (2004 – 2008) đã đạt được những kết qủa tương đối tốt. Kết quả thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn được thể hiện trong các bảng số liệu dưới đây: Bảng 1: Tình hình thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn (2004 – 2008) Chỉ tiêu Năm Số thu BHXH ( đồng ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (đồng ) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) 2004 4.687.579.861 … … 2005 6.942.265.545 2.254.685.684 48,10 2006 8.494.948.610 1.552.683.065 22,36 2007 9.996.237.460 1.501.288.850 17,67 2008 13.636.661.079 3.640.423.610 36,42 (Nguồn:Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm sơn từ 2004-2008) Qua bảng số liệu trên, số thu BHXH từ năm 2004 đến hết năm 2008 của BHXH Thị xã Sầm Sơn liên tục tăng với số thu năm sau cao hơn năm trước. Tính đến hết ngày 31/12/2008, số tiền thu BHXH đạt được là 13.636.661.079, tăng 36,42% so với năm 2007 (số thu nói trên bao gồm cả số thu của các đối tượng đóng BHYT 3%). Năm 2008 cũng là năm có tốc độ thu tăng cao và là năm có số thu tuyệt đối cao nhất: tăng 3.640.423.610 so với năm 2007. Nhìn chung, tốc độ tăng liên hoàn giữa các năm luôn đạt một tỷ lệ khá cao, như: năm 2005 so với năm 2004 đạt 48,10% - là năm có tốc độ tăng cao nhất. Riêng năm 2007, có mức tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn giảm so với năm 2006, kéo theo đó là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn đạt ở mức thấp nhất trong thời gian qua, đạt 17,67% (năm 2007 cũng là năm có số tiền nợ đóng BHXH trên địa bàn cao nhất - theo số liệu của Bảng 6 được trình bày ở phần dưới). Nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, bước sang năm 2008, BHXH Thị xã đã đạt lại tốc độ tăng trưởng cao: 36,42%. Như vậy, kết quả thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn từ năm 2004 đến hết năm 2008 đạt 43.748.692.555 đồng, đây là một số tiền không nhỏ đã góp phần đảm bảo khả năng chi trả các chế độ cho NLĐ trong địa bàn Thị xã trong thời gian qua và là cơ sở tạo tiền đề vững chắc cho công việc thực hiện chính sách BHXH trong thời gian tới. Đạt được những kết quả trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Qua mỗi năm số đối tượng ngày được mở rộng và số đối tượng tham gia ngày càng đông hơn. - Sự điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của Nhà nước thay đổi qua các năm nhằm mục đích nâng cao đời sống cho người dân. - Đối với khối Doanh nghiệp nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì lao động làm việc càng lâu năm thì mức lương càng tăng dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng theo. Theo số liệu Bảng 1 cho thấy, mặc dù số thu BHXH đều tăng qua các năm, với năm sau cao hơn năm trước, nhưng lượng tăng (giảm) liên hoàn tuyệt đối và tốc độ tăng (giảm) liên hoàn không đồng đều giữa các năm. Chẳng hạn như, năm 2005 so với năm 2004 thì số thu tăng 2.254.685.684 và tương ứng với tốc độ tăng liên hoàn 48,10% là một tỷ lệ khá cao; nhưng năm 2008 so với 2007, mặc dù có lượng tăng (giảm) liên hoàn tuyệt đối khá cao: 3.640.423.610 nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở một mức 36,42%. Về tình hình triển khai kế hoạch đóng BHXH cũng được cơ quan chú trọng và quan tâm. Dưới đây là bảng số liệu thống kê tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn qua các năm: Bảng 2: Kế hoạch thực hiện kế hoạch thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn (2004 -2008) Năm Kế hoạch thu (đồng) Kết quả thực hiện (đồng) Tỷ lệ hoàn thành (%) 2004 4.371.214.781 4.687.579.861 107,24 2005 7.040.213.542 6.942.265.545 98,61 2006 7.659.800.366 8.494.948.610 110,90 2007 10.094.492.884 9.996.237.460 99,03 2008 13.623.815.444 13.636.661.079 100,09 (Nguồn:Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm sơn từ 2004-2008) Theo Bảng 2, số tiền thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn dự toán tăng dần qua các năm và kết quả thực hiện thu BHXH của cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn từ năm 2004 đến hết năm 2008 nhìn chung luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Công tác thu BHXH qua 5 năm (2004 -2008) đã đạt những kết quả tương đối khả quan, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng hoàn thành 100% kế hoạch hàng năm đề ra. Trong đó có những năm đã đạt tỷ lệ hoàn thành về số thu so với kế hoạch đặt ra rất cao như năm 2004 có tỷ lệ hoàn thành là 107,24%, Mặc dù, năm 2005 và năm 2007 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chỉ đạt 98,61% và 99,03% nhưng đây vẫn là tỷ lệ khá cao. Qua đó, có thể thấy rằng, công tác thu luôn được cơ quan chú trọng quan tâm để thực hiện, chính vì vậy, mà tổng thu BHXH của Thị xã liên tục tăng qua các năm. Điều này cũng chứng tỏ số người, số đơn vị tham gia BHXH luôn tăng lên từ năm 2004 đến năm 2008. Bảng số liệu dưới đây thể hiện tình hình tham gia BHXH của các khối trên địa bàn Thị xã. Tính đến hết năm 2008, cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn quản lý 131 đơn vị với tổng số lao động là 2.935 lao động, các đối tượng này thuộc các khối: DNNN, DNNQD, HCSN, Đảng, đoàn thể, khối SXKD, dịch vụ của các cơ quan HCSN, khối NCL, khối phường xã, HTX, ngoài ra còn có các đối tượng chỉ tham gia BHYT. Bảng 3: Tình hình tham gia BHXH của các khối tại thị xã Sầm Sơn từ năm 2004 -2008: STT Năm Khối 2004 2005 2006 2007 2008 Số đơn vị Số LĐ Số đơn vị Số LĐ Số đơn vị Số LĐ Số đơn vị Số LĐ Số Đơn vị Số LĐ 1 DNNN 4 70 4 80 5 94 4 89 4 96 2 DNNQD 14 207 15 230 15 252 19 253 23 311 3 HCSN 47 1.625 47 1.711 47 1.724 50 1.817 76 1.954 4 NCL 2 94 2 103 2 122 2 140 8 183 5 HTX 1 8 1 9 2 13 1 5 6 KPX 5 80 5 79 5 82 5 83 5 86 7 SXKD DV của HCSN 10 234 10 220 12 250 12 276 14 300 Tổng 82 2.310 84 2.331 87 2.513 94 2.671 131 2.935 Theo Bảng 3, số đơn vị và số lao động tham gia BHXH của Thị xã Sầm Sơn liên tục tăng qua các năm: Nếu như năm 2004 chỉ có 2.310 lao động tham gia thì con số này đã tăng lên 2.935 vào năm 2008, tăng gấp 1,62 lần. Số đơn vị tăng lên không đáng kể nhưng ngược lại số lao động lại tăng lên khá nhanh. Năm 2004, chỉ có 82 đơn vị , đến năm 2005 thì chỉ tăng lên có 2 đơn vị (thuộc khối DNNQD và HTX) là 84 đơn vị, tăng 21 lao động; năm 2006, số đơn vị tham gia là 87, tăng 3 đơn vị, với số lao động tăng tương ứng là 952 so với năm 2005; năm 2007 có thêm 9 đơn vị và 132 lao động tham gia; năm 2008 là năm có sự tăng trưởng cao nhất với 131 đơn vị, tăng 37 đơn vị, số lao động là 2.935, tăng 286 lao động. Mặc dù sự tăng trưởng không đều giữa các năm, nhưng nhìn chung, tốc độ tăng cũng khá nhanh qua các năm. Điều này do Luật BHXH có hiệu lực từ năm 2007 đã mở rộng đối tượng tham gia đến nhiều bộ phận NLĐ và NSDLĐ hơn. Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy, sự gia tăng lao động tham gia qua các năm chủ yếu từ khối HCSN, khối NCL và từ các đối tượng chỉ tham gia đóng BHYT, còn các khối khác sự gia tăng đó không đáng kể. Lý do của thực trạng này là: địa bàn Thị xã Sầm Sơn khá nhỏ và khối HCSN chiếm một tỷ trọng khá lớn. Bên cạnh đó, đây là những khối có số lượng lao động bắt buộc tham gia BHXH và mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cao. Kết quả thực hiện thu của các khối được thể hiện qua Bảng 4: Bảng 4: Kết quả thu BHXH của các khối ở Thị xã Sầm Sơn từ 2004 - 2008 Năm Khối 2004 2005 2006 2007 2008 DNNN 141.759.526 421.062.174 321.177.771 370.955.202 470.833.745 DNNQD 497.043.303 856.261.618 704.319.911 663.266.296 845.230.366 HCSN 3.229.754.320 4.714.711.990 6.080.952.733 7.179.266.811 8.386.147.094 NCL 165.195.396 151.091.691 245.811.600 308.294.600 530.598.302 HTX 8.764.000 12.100.000 4.350.000 7.804.000 SXKD của HCSN 465.648.016 606.794.308 800.823.558 1.050.263.835 1.302.429.371 PX 98.539.316 153.870.902 173.025.237 226.947.016 282.728.801 Tổng 4.660.939.877 6.913.556.683 8.338.760.790 9.806.536.160 10.483.659.380 (Nguồn:Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH của BHXH Sầm sơn từ năm 2004 – 2008) Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy: số thu BHXH của các khối trong Thị xã Sầm Sơn có mức gia tăng khác nhau qua các năm. Các khối: HCSN, NCL, khối SXKD của cơ quan HCSN và các đối tượng chỉ đóng BHYT (3%) là các khối có số thu BHXH tăng đều qua các năm, đặc biệt là khối HCSN và các đơn vị liên quan chiếm một tỷ trọng lớn về số thu BHXH trong Quỹ BHXH. Các khối còn lại thì mức tăng trưởng không đồng đều, khi giảm, khi tăng. 2.2.4. Đánh giá kết quả thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh hoá: 2.2.4.1. Thành tựu đạt được: Qua số liệu và sự phân tích của công tác thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn giai đọan 2004 -2008 ở trên, có thể nhận thấy rằng: BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng để hoàn thành kế hoạch thu được giao một cách tốt nhất, và kết quả là trong giai đoạn này, số thu của BHXH Thị xã Sầm Sơn đạt được ở những mức khá cao, thấp nhất cũng là 98,61% (năm 2005), có những năm còn vượt kế hoạch đặt ra, như năm 2006 đạt 110,9% , năm 2008 đạt 100,09%...Thực hiện theo đúng quy định của Luật BHXH, cơ quan BHXH Thị xã luôn phấn đấu thu đúng đối đượng và thu đủ. Mặt khác, từ năm 2003 trở đi, Quỹ BHXH còn bao gồm cả số thu BHYT, chính vì vậy mà số thu BHXH không ngừng gia tăng qua các năm, và năm sau thường cao hơn năm trước, góp phần không nhỏ vào việc ổn định và tăng trưởng Quỹ BHXH nói chung. Số lao động và đơn vị tham gia BHXH tại Thị xã Sầm Sơn liên tục tăng lên hàng năm với năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, chỉ có 86 đơn vị và 2.553 lao động thì đến năm 2008 đã có 131 đơn vị và 2.938 lao động (đều tăng gấp 1,62 lần). Chính sự gia tăng của đối tượng tham gia trong nhưng năm qua đã góp phần to lớn vào việc tăng trưởng của số thu BHXH. Có thể nói, các văn bản sửa đổi, bổ sung, những quy định bắt buộc tham gia BHXH và đặc biệt là Luật BHXH được ban hành năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã tạo cơ sở cho việc tham gia rộng rãi cho các đối tượng. Bên cạnh đó, là việc Nhà nước liên tục tăng lương tối thiểu: từ ngày 10/2004 là 290.000 đồng, ngày 01/10/2005 là 350.000 đồng, ngày 01/10/2006 là 450.000 đồng, ngày 01/01/2008 là 540.000 đồng và từ ngày 01/05/2009 là 650.000 đồng (dự kiến trong thời gian tới lương tối thiểu sẽ tiếp tục tăng lên), điều này đã tạo điều kiện cho NLĐ tham gia BHXH nhiều hơn và cơ sở cho sự liên tục tăng số thu qua các năm. Mà, trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn khối cơ quan HCSN chiếm một tỷ lệ lớn, tính đến hết năm 2008 có 76 cơ quan – chủ yếu là cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước – là những đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Bên cạnh việc đạt được nhiều kết quả khả quan về số thu BHXH và số lao động tham gia BHXH trong những năm qua, còn phải kể đến nỗ lực của các cán bộ thu của BHXH Thị xã Sầm Sơn. Do địa bàn của Thị xã Sầm Sơn tương đối nhỏ, với sự tham gia chủ yếu của các cơ quan HCSN, nên việc cán bộ thu nắm chắc đối tượng tham gia BHXH khá dễ dàng, điều này đã tạo điều kiện cho việc tiến hành thu được thuận lợi. Trong những năm qua, Nhà nước liên tục sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về chế độ, về quy trình đăng ký tham gia, quy trình về cấp sổ, cấp thẻ...nhưng các cán bộ của BHXH Thị xã Sầm Sơn đã cố gắng cập nhật, học hỏi các quy định mới một cách nhanh nhất để có thể theo kịp sự thay đổi, và trên thực tế, hiện nay các cán bộ, công chức của BHXH Thị xã Sầm Sơn đã nắm chắc Luật và các văn bản liên quan. Trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn, số lượng các DNNQD, DNNN, hợp tác xã,... chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, và số lao động tại các doanh nghiệp này cũng ít nên tình trạng nợ đọng không cao, có thì cũng chỉ là chậm đóng, còn tình trạng nợ đóng kéo dài qua nhiều năm hay trốn đóng hầu như không có. Ở các DNNQD xảy ra tình trạng nợ đóng BHXH là do quá trình sản xuất gặp khó khăn, còn đối với cơ quan HCSN là do tiền lương mà các cán bộ nhận được thường bị chậm, không đúng tháng, kéo theo đó là việc chậm đóng. Mặt khác, do địa bàn hẹp cộng với số lượng các doanh nghiệp ít, nên việc đôn đốc nộp BHXH cũng không khó khăn gì; và đối với các doanh nghiệp có sử dụng lao động đa phần đã nhận thức được vai trò của BHXH nên việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH khá đầy đủ. Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp tình trạng nợ đóng BHXH của các đơn vi trên địa bàn Thị xã từ năm 2004 đến hết năm 2008: Bảng 6: Tình trạng nợ đọng BHXH tại Thị xã Sầm Sơn (2004 -2008) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số tiền nợ đọng (đồng) 180.318.843 160.786.637 178.226.500 308.050.841 169.329.416 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH của BHXH thị xã Sầm sơn từ 2004 – 2008) Như đã nói ở trên, mặc dù là địa bàn nhỏ, đối tượng thu tập trung chủ yếu ở khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước, song tình trạng nợ đọng tiền BHXH vẫn xảy ra. Tình trạng nợ đọng tiền BHXH không chỉ xảy ra ở riêng địa phương nào mà đang trở thành hiện tượng phổ biến trong cả nước. Qua số liệu của Bảng 6, nhận thấy rằng: tình trạng nợ đọng tiền BHXH trên địa bàn thị xã Sầm Sơn chưa có gì đáng nghiêm trọng. Số tiền nợ đóng BHXH chủ yếu tập trung ở các đơn vị sản xuất kinh doanh Nhà nước, chiếm khoảng 90% tổng số nợ của các đơn vị trên địa bàn thị xã. Số tiền nợ đọng qua các năm không có biến động gì đáng kể, luôn giữ ở một mức nhất định, vẫn có thể kiểm soát được; riêng năm 2007, số tiền này đột nhiên tăng vọt: 308.050.841 đồng, tăng gần gấp đôi so năm 2006: 178.226.500 đồng. Nhận thức được vấn đề trên, BHXH thị xã Sầm Sơn trong năm 2008 đã đẩy mạnh công tác quản lý thu BHXH hơn nữa, làm cho số nợ đọng đó giảm xuống nhanh chóng, và chỉ còn 169.329.416 đồng (giảm gần một nửa), là mức nợ đọng thấp thứ hai trong vòng 5 năm qua. Chính sách BHXH trong những năm qua luôn được các cấp Đảng uỷ, UBND thường xuyên quan tâm đúng mức, điều này đã góp phần khích lệ, động viên hoạt động của cơ quan, là động lực to lớn để toàn thể cán bộ, viên chức trong cơ quan nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự nghiệp chung. Hoạt động của cơ quan ngày càng có hiệu quả do trình độ của cán bộ trong cơ quan càng ngày được nâng cao. Trình độ Đại học của trong cơ quan là 5/8 cán bộ. 2.2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân: - Tồn tại: Bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong quá trình hoạt động của BHXH Thị Sầm Sơn nói chung và trong quá tình thực hiện công tác thu BHXH nói riêng cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém, cần phải có những biện pháp để khắc phục kịp thời. Như đã trình bày ở trên, trong giai đoạn 2004 – 2008 này, cả số lao động và số thu BHXH qua các năm đều tăng, nhưng thực chất lại chưa có năm nào có một sự gia tăng đột biến. Về công tác tổ chức cán bộ: với số lượng chỉ có 8 cán bộ trong cả cơ quan và chỉ có hai kế toán thu, phải đảm nhận một khối lượng công việc khá lớn nên cũng đã gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Mặt khác, còn phải nói đến trình độ chuyên môn của các cán bộ trong BHXH Thị xã Sầm Sơn: đại đa số các cán bộ của BHXH Thị xã Sầm Sơn không được đào tạo đúng chuyên ngành, mà chủ yếu là làm trái ngành sau đó trong quá trình làm việc được cơ quan cử đi học thêm các nghiệp vụ; do vậy, trình độ nghiệp vụ chưa được cao, nên đã dẫn đến một số bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện, như: số liệu tổng kết cuối năm không khớp với số liệu từng quý, việc quản lý quỹ hay bị sai lệch…. Về công tác thông tin, tuyên truyền: Công tác này thực sự chưa được BHXH Thị xã Sầm Sơn chú trọng và đầu tư trong thời gian qua, chính vì vậy việc tiếp cận các loại hình bảo hiểm của người dân chưa cao, đặc biệt là sự tiếp cận các loại hình bảo hiểm: BHXH tự nguyện và BHTN mới được ban hành cùng với Luật BHXH. Thị xã Sầm Sơn từ lâu đã nổi tiếng trong cả nước vì là một địa điểm du lịch, nghỉ mát hấp dẫn, do đó, người dân của Thị xã chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ và các ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản. Tuy nhiên, quy mô lại chưa đủ để hình thành nên một công ty, doanh nghiệp. Các hoạt động dịch vụ: nhà nghỉ, khách sạn,… và ngay cả các ngành nghề nuôi trồng thuỷ, hải sản đều do gia đình tự đứng ra làm (lao động chủ yếu là các con em trong gia đình ) – đây thực sự là một “nguồn đối tượng” dồi dào để tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện, nhưng do công tác thông tin, tuyên truyên để phổ biến các quy định, quyền và lợi ích khi tham gia … cho người dân còn nhiều hạn chế: chưa rộng rãi, không thường xuyên nên trong những năm gần đây số lượng tham gia không đáng kể, chưa cao, chưa xứng với lực lượng có sẵn. Về công tác đôn đốc thu nộp: các cán bộ chuyên thu khi thực hiện công tác đôn đốc thu nộp BHXH vẫn chưa kiên quyết đối với các trường hợp NSDLĐ khất nộp, chậm nộp. Nhiều cán bộ còn e dè, nể nang do có quen biết từ trước hoặc do NSDLĐ là chỗ thân quen của mình nên thường né tránh sự va chạm, đôn đốc thu nộp,… Công tác thu BHXH chưa đảm bảo đúng tiến độ theo đúng quy định, số thu BHXH thường tập trung vào những tháng cuối năm. -Nguyên nhân: + Số thu BHXH chưa có sự gia tăng đột biến bới lẽ: như đã nêu, do khối HCSN chiếm tỷ lệ lớn, mà việc tuyển cán bộ, viên chức tại các cơ quan Nhà nước không phải diễn ra một cách tuỳ tiện, nó phải tuân theo sự chỉ đạo của UBND nên không có sự biến động về lao động tham gia; mặt khác sự hình thành các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn còn rất thấp, chủ yếu vẫn là kinh doanh theo kiểu gia đình …tất cả những diều trên đã làm cho số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc không có biến động gì đáng kể, vì vậy đã dẫn đến việc số thu BHXH có tăng qua các năm nhưng không có sự đột biến. + Thực tế, BHXH Thị xã Sầm Sơn chưa có nhiều hình thức để thu hút cán bộ, tình trạng con em trong ngành thay thế người nhà khi đến tuổi nghỉ hưu là hiện tượng phổ biến thường diễn ra trong việc tuyển dụng cán bộ cho ngành… chính những điều này đã làm cho trình độ nghiệp vụ của các cán bộ BHXH Thị xã Sầm Sơn thường chênh lệch và không cao. + Cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn chưa xây dựng được một mạng lưới tuyên tuyền rộng rãi, cụ thể, cũng như những tuyên truyền viên có kiến thức sâu rộng đến từng cơ quan, đơn vị, từng cơ sở về BHXH, do vậy dẫn đến việc tiếp cận các các chính sách, chế độ BHXH của người dân trong địa bàn Thị xã không cao. + Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu, đóng BHXH ở các đơn vị trên địa bàn còn chưa được thực hiện thường xuyên và việc thực hiện còn thiếu nghiêm túc. Trên đây là những thành tựu đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại của BHXH Thị xã Sầm Sơn. Trong thời gian tới, BHXH Thị xã Sầm Sơn cần phải tiếp tục phát huy những thành tựu đó và phải có những kế hoạch cụ thể để giải quyết được các tình trạng trên. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: Thị xã Sầm Sơn là thị xã đồng bằng ven biển Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh hoá 16 km về phía đông nam theo đường quốc lộ 47, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau đây: phía Nam giáp huyện Quảng xương, phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Quảng Xương. Sầm Sơn có đường bờ biển dài gần 9km, trong đó có 5km làm bãi tắm, bãi cát mịn, nước trong, sóng vừa phải nên rất thích hợp cho du lịch tắm biển. Thị xã Sầm Sơn gồm có 5 đơn vị hành chính, gồm: 3 phường (phường Trung Sơn, phường Bắc Sơn, phường Trường Sơn ) và 2 xã (xã Quảng Tiến, xã Quảng Cư ); tổng diện tích tự nhiên của Thị xã Sầm Sơn là 1.788,83 ha (khoảng 12 km²); dân số là 61.900 người, lao động là 43.271 người, trong đó: - Lao động dịch vụ: 21.910 người - Lao động công nghiệp – xây dựng :3.050 người - Lao động ngư nghiệp: 6.420 người - Lao động nông – lâm nghiệp : 10.937 người - Lao động khu vực Nhà nước : 1.954 nguời Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,85%, tổng sản phẩm xã hội của toàn Thị xã đạt 1.037 tỷ đồng (giá hiện hành), bình quân thu nhập 16,8 triệu đồng/người/năm, cơ cấu kinh tế của Thị xã Sầm Sơn là ngành dịch vụ chiếm 70%, ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 17,5%, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thủ công chiếm 12,5%; với cơ cấu trên, chủ trương phát triển kinh tế của Thị xã trong những năm trước và cả trong thời gian tới là lấy ngành dịch vụ làm trọng tâm đặc biệt là ngành du lịch. Đặc điểm về địa lý, dân số… của Thị xã Sầm Sơn như đã nêu ở trên đã tác động không nhỏ đến hoạt động của BHXH Thị xã nói chung và đến công tác thu BHXH nói riêng. -Thuận lợi: + Với diện tích chỉ khoảng 12 km², Sầm Sơn có địa bàn khá nhỏ, cộng với việc số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (chủ yếu là từ lao động khu vực Nhà nước) cũng thấp đã làm cho công tác thu BHXH của BHXH thị xã khá thuận tiện, + Thị xã Sầm Sơn với ưu thế của mình là 1 trong những trung tâm kinh tế - xã hội của Tỉnh Thanh Hoá, nên ngày từ khi mới thành lập (Thị xã Sầm Sơn chính thức được thành lập từ ngày 18/12/1981 theo Quyết định 157/QĐ/HĐBT) đã được sự quan tâm về mọi mặt của của các cấp chính quyền, cơ quan BHXH cũng không nằm ngoài điều đó: BHXH Thị xã Sầm Sơn thường xuyên nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các phòng ban nghiệp vụ của BHXH tỉnh Thanh Hoá, sự giúp đỡ của Thị uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân và các đơn vị sự nghiệp khác của Thị xã Sầm Sơn, chính điều này đã góp phần khích lệ sự hoạt động của BHXH Thị xã Sầm Sơn. + Việc tiếp cận các văn bản pháp quy về BHXH tại BHXH Thị xã khá nhanh chóng. + Các cán bộ công chức luôn nêu cao tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệp để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, có ý chí tiến thủ, khắc phục khó khăn để đạt được những thành tích cao nhất. + Cơ sở vật chất cho hoạt động của quan khá đầy đủ, như: địa điểm đặt cơ quan rộng rãi tạo điều kiện cho việc tiếp dân, giải quyết các chế độ cho người dân được thoải mái, thuận tiện; nằm ở trung tâm Thị xã, gần các cơ quan sự nghiệp khác (đặt cạnh UBND Thị), các cán bộ được trang bị các máy tính cá nhân đầy đủ,… + Luật BHXH ra đời tạo cơ sở cho sự nhận thức về việc tham gia BHXH của NSDLĐ và NLĐ dần được nâng cao, họ đã thấy rõ được vai trò quan trọng của chính sách BHXH trong đời sống NLĐ và trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã. -Khó khăn: + Lực lượng cán bộ của cơ quan BHXH Sầm Sơn có trình độ chuyên môn chưa cao và còn khá mỏng, như: cán bộ giám định BHYT, chỉ có 1 cán bộ mà phải thường trực tại 4 cơ sở KCB,… + Việc đầu tư công nghệ thông tin trong hoạt động của BHXH Thị xã chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức, như việc áp dụng một số phần mềm quản lý một số nghiệp vụ thu BHXH, kế toán… bước đầu chưa được thành thục +Thu nhập bình quân của NLĐ ở Thị xã Sầm Sơn chỉ là 16,8 triệu đồng/ người/năm, đây là một mức thu nhập thấp. Lao động của thị xã chủ yếu tập trung trong ngành dịch vụ (du lịch), những cơ sở kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ,… đa phần là do gia đình đứng ra làm và lao động là chủ yếu là con em trong gia đình, mả việc kinh doanh du lịch chỉ kéo dài trong thời gian 3 tháng hè, thời gian còn lại hầu hết người dân không có việc làm, nên không có thu nhập… chính điều này đã làm giảm khả năng tham gia BHXH của NLĐ. +Việc thông tin tuyền tới những NLĐ thuộc khu vực phu chính thức về tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, và chưa được cơ quan BHXH chú trọng, quan tâm. + Một số chính sách về BHXH, BHYT của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chẳng những ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan BHXH mà còn tới niềm tin của các bên tham gia. Để khắc phục những khó khăn và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn, trong thời gian tới BHXH Thị xã Sầm Sơn còn phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải tiếp tục có sự quan tâm, chỉ đạo hơn nữa vì đây chính là cơ quan thực hiện quyền lợi và lợi ích cho NLĐ. 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: *Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường thu và quản lý thu: - Quản lý đối tượng tham gia: Quản lý đối tượng tham gia là một trong những nội dung quan trọng trong công tác thu và quản lý thu BHXH; là công việc có ý nghĩa quyết định tới chất lượng hoạt động, chất lượng quản lý, đến sự chính xác của thu BHXH. Do đó, công tác thu cần phải được hoàn chỉnh từng bước bằng việc theo dõi danh sách đối tượng tham gia BHXH, biến động của đối tượng và mức đóng góp. Mặc dù, đối tượng tham gia BHXH của Thị xã Sầm Sơn trong những năm qua chưa có biến động đáng kể nào nhưng việc quản lý đối tượng tham gia vẫn phải được chú trọng. Để thực hiện tốt công việc này, cần phải có những biện pháp cụ thể như: + Tăng cường công tác phân công cán bộ chuyên quản, trực tiếp đối với các đơn vị sử dụng lao động, nắm chắc tình hình biến động lao động, tình hình biến động quỹ lương,… có như vậy mới quản lý tốt quỹ tiền lương trích nộp BHXH; + Tăng cường công tác tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH cho NSDLĐ, NLĐ; công khai hoá mức tham gia BHXH cho NLĐ biết bằng cách hàng năm phải để NLĐ kiểm tra sổ BHXH của mình một lần; + Phối hợp với thanh tra lao động và liên đoàn lao động, thanh tra Nhà nước để kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản pháp luật tại các đơn vị sử dụng lao động. Thực hiện xử phạt nghiêm minh đối với các chủ sử dụng lao động cố tình gian lận trong việc khai báo lao động và quỹ tiền lương trích nộp. +Có các chương trình phối hợp thực hiện chính sách BHXH với các ban ngành liên quan trên địa bàn Thị xã để nắm bắt các thông tin về tăng giảm các đầu mối phải tham gia, tình hình lao động, quỹ lương,… Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là nội dung cơ bản của quản lý thu, trong đó mở rộng, phát triển đối tượng tham gia được đặc biệt quan tâm. Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn Thị xã Sầm sơn có khoảng 43.271 lao động, nhưng tính đến hết năm 2008 thì số đối tượng tham gia BHXH mới chỉ là 2.935 người, chỉ chiếm khoảng 6,78% - một tỷ lệ nhỏ so với lực lượng vốn có. Vì vậy, nếu tiến hành BHXH ở tất cả các đối tượng thì số lượng lao động tham gia BHXH sẽ rất lớn, tạo nguồn thu không nhỏ cho quỹ BHXH. Đặc biệt, khi BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành, đây là một lọai hình bảo hiểm khá ưu việt, do vậy, BHXH Thị xã Sầm Sơn cần phải có những biện pháp để triển khai thực hiện, đặc biệt là cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân lao động. - Đôn đốc thực hiện việc trích nộp và quản lý tiền thu BHXH: Công tác quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH là cơ sở để đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH. Trên cơ sở quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH cần đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thực hiện nộp BHXH. + Phân công cán bộ chuyên quản thường xuyên bám các chủ sử dụng lao động để đôn đốc đóng BHXH. Các cán bộ thực hiện công việc này cần phải thực sự chủ động, tránh tình trạng nể nang để các chủ sử dụng lao động lợi dụng kéo dài thời gian đóng BHXH; + Định kỳ hàng quý cần phải tiến hành thông báo tình trang nợ ở các đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH lớn cho giám đốc, chủ tịch công đoàn cơ sở,… để có sự phối hợp kịp thời gải quyết triệt để tình trạng trên, tránh dây dưa kéo dài; + Tăng cường công tác thanh kiểm tra ở các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là ở khối DNNQD; xử lý nghiêm những đơn vị cố tình dây dưa nợ đọng tiền BHXH. Về quản lý tiền thu BHXH, hệ thống các tài khoản “chuyên thu” cần phải được quản lý chặt chẽ. Nguồn tiền của các cơ sở thu phải được nộp vào tài khoản “chuyên thu” trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các cơ sở phải thu và nộp ngay số tiền thu BHXH cho tài khoản của cơ quan BHXH Việt Nam để hình thành nên quỹ BHXH tập trung, không được sử dụng nguồn thu này cho bất kì một công tác chi nào khác. Do đó, phải có những chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, công chức, các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở thực hiện tốt. Ngược lại, cũng phải có những biện pháp xử phạt, kỷ luật thật nghiêm khắc đối với những cán bộ, công chức vi phạm những quy định của pháp luật của Nhà nước nói chung và của ngành BHXH nói riêng. -Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp: Theo quy định hiện hành, phí thu BHXH được tính theo phần trăm tổng quỹ lương tháng của NLĐ cho nên việc quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp sẽ giúp cho thu nộp BHXH được đầy đủ, tránh các hiện tượng thất thu. Mặt khác, quản lý tốt quỹ lương của các đơn vị, doanh nghiệp sẽ giúp cho công tác lập kế hoạch thu được chính xác và thuận tiện hơn. * Đảm bảo những điều kiện cần thiết để thực hiện những biện pháp trên: - Nâng cao trình độ cán bộ: Trình độ cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt chế độ BHXH. Để thực tốt các giải pháp tăng cường thực hiện chế độ BHXH cần tập trung đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý và cán bộ chuyên môn trên mọi phương diện, cung cấp các trang bị, phương tiện làm việc thích hợp với tính phức tạp về chuyên môn, bao gồm: + Nghiệp vụ cơ bản trong công tác BHXH; + Những nghiệp cơ bản trong công tác quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, các đơn vị HCSN; những nghiệp vụ cơ bản trong phân tích hoạt động kinh tế, phân tích tình hình tài chính các đơn vị sử dụng lao động; + Quản lý Quỹ BHXH; + Cơ sở khoa học của việc hoạch định chinh sách BHXH; + Công nghệ thông tin: các kỹ năng phần mềm cơ bản, các kỹ năng trong việc sử dụng các chương trình liên quan đến BHXH. Sự nghiệp BHXH đòi hỏi một đội ngũ nhân viên thông thạo nghiệp vụ, nắm vững các quy định pháp luật về BHXH và các pháp luật liên quan, cởi mở tiếp xúc với người dân, có quan hệ chặt chẽ đối với cơ sở sử dụng lao động, hợp tác tốt với các bộ phận cùng cơ quan và cơ quan khác. Bên cạnh đó, lãnh đạo của cơ quan BHXH phải có chương trình, kế hoạch cụ thể trong công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về nghiệp vụ, nguyên tắc trong công tác quản lý BHXH. Đồng thời phải tiến hành rà soát và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp với năng lực chuyên môn và yêu cầu của công việc. Ngoài ra, cơ quan cũng cần phải: +Tuyển dụng mới và có những chính sách thích hợp để thu hút và đãi ngộ được những cán bộ theo hướng giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt;… +Xây dựng, chuẩn hoá các tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ, công chức, viên chức sao cho phù hợp với những yêu cầu công tác của ngành. +Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành trên cơ sở phân phối thu nhập hợp lý, công bằng làm cho thu nhập của các cán bộ công nhân viên trong ngành trở thành động lực và mục tiêu phấn đấu của họ; đầu tư các phương tiện đi lại; thực hiện thanh toán công tác phí theo chế độ riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể,… - Đầu tư cở sở vật chất phục vụ công tác quản lý BHXH: Hiện tại, có thể nói rằng BHXH Thị xã Sầm Sơn căn bản đã có một hệ thống cơ sở vật chất khá tốt, như: cơ sở làm việc, các trang thiết bị cần thiết,… tuy nhiên, trong thời gian tới, cơ quan cần tiếp tục đầu tư để nâng cao hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất đó, như xây dựng hạ tầng cơ sở tin học toàn đơn vị, toàn ngành, đầu tư xã phương tiện đi lại,… - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là đối với BHXH cấp trên, các cấp uỷ chính quyền địa phương: Hàng tháng phải kịp thời thông báo tình hình thực hiện công tác BHXH cho cấp uỷ, chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Đối với những đơn vị nợ đọng tiền BHXH cần phải thông qua công đoàn cơ sở, các cấp chính quyền để thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên. Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về công tác thu BHXH của các cơ quan BHXH khác trong tỉnh và với các tỉnh khác. *Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền: Công tác thông tin tuyên truyền trong thời gian qua chưa được cơ quan BHXH chú trọng và quan tâm đúng mức, vì vậy, trong thời gian tới, công tác này phải được đẩy mạnh hơn nữa. Để thực hiện tốt công tác này cần phải thực hiện tốt những biện pháp cụ thể sau đây: - Đưa ra những hình thức tuyên truyền hiệu quả, như: thông qua các tạp chí, ấn phẩm của BHXH, tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, phấn đấu mỗi cán bộ của cơ quan BHXH là một tuyên truyền viên, vì hơn ai hết họ là những người hiểu rõ bản chất, mục đích, tác dụng và cách thức thực hiện chính sách BHXH,… - Xây dựng một đội ngũ đông đảo tuyên truyền viên và cộng tác viên; - Ngoài việc thực hiện tuyên tuyền về các chính sách, chế độ, pháp luật BHXH, thực hiện giải đáp các thắc mắc các vấn đề xung quanh BHXH, cần phải tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo và nhân văn của BHXH. Nếu làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của người dân là bắt buộc đóng BHXH, từ đó hình thành được thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm đóng BHXH Việc Luật BHXH ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 cùng với sự ra đời của BHXH tự nguyện, BHTN được coi là một bước ngoặt cơ bản trong quá trình phát triển của BHXH Việt Nam. BHXH tự nguyện được coi là một loại hình bảo hiểm ưu việt, trong thời gian đầu đi vào hoạt động, mục tiêu chính đó là cần phải mở rộng đối tượng tham gia. Để góp phần vào lộ trình chung của BHXH Việt Nam, BHXH Thị xã Sầm Sơn cũng có vai trò không nhỏ. Đặc biệt hơn nữa, đối tượng mà loại bảo hiểm này hướng tới, ở Thị xã Sầm sơn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nếu thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, thì sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển loại hình bảo hiểm này. Đây là một hoạt động lâu dài, cần nhiều thời gian, vì vậy cần phải được cơ quan quan tâm đầu tư hơn nữa. * Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo của Thị xã Sầm Sơn nói riêng và của Tỉnh Thanh Hóa nói chung phải có những chính sách việc làm cụ thể để khuyến khích sự ra đời và phát triển của các loại hình doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, để tạo nhiều việc làm mới, thu hút lao động, góp phần tăng thu nhập cho NLĐ trên địa bàn Thị xã, đồng thời để quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Thị xã có quy củ và có tổ chức hơn. Đây cũng là một trong những biện pháp để tạo điều kiện cho NLĐ tham gia các loại hình bảo hiểm, đặc biệt là BHXH tự nguyện. BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy, HĐND, UBND, Thị uỷ cần phải có trách nhiệm đưa công tác BHXH vào công tác chung của toàn Thị xã, có chương trình thi đua khen thưởng hợp lý nhằm động viên, khích lệ kịp thời những cán bộ, công chức có thành tích trong hoạt động chung cua ngành. Mặt khác, cần tạo điều kiện hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan BHXH Thị xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm trên địa bàn. Kết luận: BHXH Việt Nam từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Với bản chất của mình, BHXH có ý nghĩa quan trọng và liên quan tực tiếp đến việc chăm lo đời sống cho NLĐ và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuổi già…cũng như sự ổn định trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, chính vì vậy, từ khi dược thành lập đến nay, sau một con đường dài phát triển, mặc dù gặp gặp nhiều khó khăn nhưng BHXH Việt Nam đã thực hiên tốt chính sách BHXH, tạo được niềm tin cho mọi tầng lớp NLĐ trong xã hội. Trong cơ chế hiện nay, nhiệm vụ trung tâm và quan trọng trong việc tổ chức hoạt động BHXH là khai thác tốt các đối tượng thuộc diện tham gia các loại hình BHXH; quản lý tốt nguồn thu BHXH,…BHXH Thị xã Sầm Sơn là BHXH cấp huyện, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH Tỉnh Thanh Hoá, là đơn vị thực hiện thu trực tiếp từ NLĐ, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch được giao, luôn bám sát các văn bản pháp quy, thực hiện đúng các chế độ chính sách và các nguyên tắc trong quản lý tài chính của Nhà nước. Trong thời gian tới, ngoài việc phải phát huy được những thành tựu đạt được, cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn cần phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn và tồn tại trên đây. Với kết cấu 3 chương, chuyên đề đã nêu lên những vấn đề cơ bản trong tình hình thực hiện công tác thu của cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn và bản thân cơ quan; tiến hành phân tích thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn Thị xã và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH của Thị xã Sầm Sơn. Hi vọng rằng, với những ý kiến đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần trong việc cung cấp những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác thu BHXH trong thời gian tới. Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài. Để có được những kết quả đó, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Chính, Giám đốc BHXH Thị xã Sầm Sơn và các anh chị, cô chú trong cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn đã hướng dẫn và cung cấp số liệu cho em trong quá trình viết bài. Do thời gian và trình độ còn hạn chế vì vậy chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 30 tháng 11 năm 2009 Sinh viên thực hiện Dương Thị Hằng Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội. 2. BHXH - Những điều cần biết, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 3. Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn từ năm 2004 đến năm 2008. 3. Quy chế hoạt động của BHXH Thị xã Sầm Sơn 4. Tạp chí BHXH. 5. Một số website: . 6. Một số văn bản quy phạm pháp luật: Luật BHXH, Quyết định 902/QĐ – BHXH,… Danh mục những từ viết tắt: ASXH An sinh xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HCSN Hành chính sự nghiệp HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức lao động quốc tế KCB Khám chữa bệnh. KPX Khối phường, xã NCL Ngoài công lập NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Uỷ ban nhân dân MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31279.doc
Tài liệu liên quan