Trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, hợp tác quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển của bất cứ ngành nghề nào. Ngành thuỷ sản Thanh hoá cũng đứng trước nhu cầu hội nhập hoá, hợp tác hoá quốc tế vai trò quan trọng đưa ngành thuỷ sản Thanh Hoá lên ngang tầm với ngành thuỷ sản trong nước và quốc tế. Với một loạt mục tiêu là thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ mới và đào tạo cán bộ chúng ta cần:
+ Chuẩn bị tốt các chương trình, dự án, tổ chức lực lượng, để tranh thủ tối đa các cơ hội hợp tác với nước ngoài. Xây dựng quy chế trách nhiệm và hân cấp cụ thể để các địa phương cơ sở chủ động tìm kiếm các nguồn và phương thức hợp tác, tài trợ theo định hướng chung của ngành, tạo ra nguồn nhân lực rất quan trọng và công nghệ cho sự phát triển của ngành.
+ Tăng cường hợp tác đào tạo và xuất khẩu lao động ngành thuỷ sản với nước ngoài. Được thực hiện thông qua các hiệp định , các hợp đồng có sự hỗ trợ của Chính phủ.
Điều này rất có lợi bởi có thể nâng cao trình độ chuyênn môn của lao động ngành thuỷ sản ở cấp độ quốc tế, có khả năng tiếp thu, nghiên cứu và ứng dụng thành công KH – CN phục vụ phát triển thuỷ sản.Những lao động xuất khẩu trong lĩnh vực thuỷ sản ở nước ngoài thường có những kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp tốt hơn , khoa học hơn, khi họ trở về quê hương tự họ có thể tiếp tục công việc này thông qua các dự án sản xuất kinh doanh thuỷ sản hoặc phục vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở trong và ngoài quốc doanh mà không phải mất công đào tạo trong khi tay nghề tương đối cao.
+ Tăng cường hợp tác sản xuất với nước ngoài thông qua phân công sản xuất chuyên môn hoá để phát huy hết lợi thế so sánh của địa phương.
Như vậy chúng ta phải chủ động tìm kiếm các đối tác nước ngoài ( bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức , cá nhân ) bằng cách giới thiệu các lợi thế về sản phẩm, về uy tín sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh, cho họ thấy hết được các tiềm năng có thể khai thác với chi phí thấp hơn mặt bằng trong và ngoài nước.
+ Để tạo khả năng cạnh tranh quốc tế cao cần phải có những hành lang pháp lý hấp dẫn hơn đối với đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành thuỷ sản như các ưu đãi và thuế sử dụng đất cho đầu tư vào nuôi trồng đặc biệt là vùng đất cát ven biển. Nên ưu đãi cho các xí nghiệp đi tiên phong trong việc phát triển nuôi biển, nuôi tôm công nghiệp và đầu tư vào các ngành yểm trợ cho nuôi công nghiệp.
104 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2003-2004. Còn các bến cá khác là các bến không được xây dựng một cách bài bản cho nên lạc hậu và nhỏ về quy mô.
Bảng 25: Tình hình các cảng, bến cá ở Thanh hoá
Năm
Hạng mục
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1/ Số cảng cá được xây dựng
* Tổng chiều dài cảng cá đã xây
1
70
1
70
1
70
1
70
1
160
2
250
2
250
2/ Số bến cá
2
2
3
3
4
4
4
Nguồn : Sở KH - ĐT Thanh hoá
Bờ biển Thanh hoá dài và có 7 cửa lạch lớn nhỏ là nơi nhiều tàu thuyền của các tỉnh phía Bắc và phía Nam Thanh hoá đến khai thác hải sản và thường xuyên vào neo đậu ở các cửa lạch để bán sản phẩm. Mật độ tàu thuyền vào bến ngày càng đông.
Cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho nghề cá của Thanh hoá tuy được đầu tư nhưng còn rất hạn chế, kể cả hàng hoá, cơ sở đóng sửa tàu thuyền, cơ sở sản xuất dây lưới sợi, dịch vụ xăng dầu phục vụ khai thác hải sản. Các cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển nghề cá.
Bảng 26: Tình hình phát triển cở sở dịch vụ hậu cần ( thời gian 1996 – 2002 )
Năm
Mục
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1/Số cơ sở sx nước đá
*Tổng công suất (tấn/năm)
20
25.000
25
32.000
27
39.000
30
45.000
38
53.000
45
60.000
51
70.000
2/ Số cơ sở dịch vụ xăng dầu
32
38
47
56
58
65
69
3/ Số cơ sở dịch vụ thương mại
150
178
205
230
280
285
297
4/ Số cơ sở sản xuất lưới sợi
24
27
41
47
50
54
68
Nguồn phòng Tổng hợp Sở KH - ĐT Thanh hoá
2.2/ Một số tồn tại và nguyên nhân tồn tại
2.2.1/ Về khai thác hải sản
-Thanh hoá có điều kiện, tiềm năng nguồn lợi hải sản và lao động để phát triển khai thác hải sản gần bờ và xa bờ. Đến nay số lượng tàu thuyền khai thác gần bờ đã phát triển quá lớn vượt quá mức khai thác cho phép của nguồn lợi hải sản. Mặt khác những năm gần đây do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, một số phương tiện đã khai thác những lọai hải sản quý hiếm như tôm he, tôm hùm, cua, cá song... Bằng nhiều hình thức như chất nổ, chất độc, xung điện... làm huỷ diệt nguồn lợi hải sản .
-Khi được quan tâm đầu tư thì các dự án đầu tư khai thác hải sản xa bờ hiệu quả kinh tế còn thấp , không trả được nợ cho nhà nước, thu nhập của người lao động thấp, 6 tháng đầu năm 2001 chỉ có 43,45% số dự án là có lãi số dự án có lãi làm ăn thua lỗ hoặc hoà vốn (năm 98 số dự án làm ăn có lãi càng ít hơn chỉ là 28%)
Bảng 27: Kết quả sản xuất kinh doanh của đội tàu đánh bắt xa bờ (thuộc Chương trình đánh bắt xa bờ được Chính phủ hỗ trợ đầu tư )
TT
Chỉ tiêu
Đv tính
1997
1998
1999
2000
6 t đầu 2001
1.
Sản lượng khai thác
Trong đó: - Tàu xa bờ đầu tư ưu đãi
Tấn
”
689
689
1688
1688
3518
2817
8584
6328
4112
2892
2.
Sản phẩm tiêu thụ
-Xuất khẩu
-Tiêu thụ nội địa
-Thức ăn gia súc
Tấn
”
”
73
531
85
107
1315
266
127
2758
543
390
7313
881
316
3361
435
3.
Kết quả hoạt động
-Tàu có lãi .
*Tỷ lệ ( % )
-Tàu hoà vốn
*tỷ lệ ( % )
-Tàu thua lỗ
*Tỷ lệ ( % )
Tổng số tàu thuyền khai thác
-Tàu phải chuyển đổi
-Đã chuyển đổi
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
4
28,6
4
28,6
6
42,8
14
-
-
10
21,74
10
21,74
26
56,52
46
-
-
62
53,45
22
19
12
27,55
116
-
-
72
49,65
34
23,45
35
26,9
145
-
-
63
43,46
43
19,65
29
26,9
145
30
8
Nguồn phòng Tổng Hợp Sở KH - ĐT Thanh hoá
Tình hình trả nợ đến 30-6-2001
-Đối với quỹ hỗ trợ phát triển:
+Tổng vay 104.494 triệu đồng
+Tổng phải trả đến hạn 35.850 triệu đồng
*Nợ gốc 13.656 triệu đồng
*Nợ lãi 22.194 triệu đồng
Tổng trả được 1.546 triệu đồng đạt tỉ lệ 4,31%
-Đối với ngân hàng công thương
+Tổng vay 13.832 triệu đồng
+Tổng phải trả đến hạn 3.465 triệu đồng
*Nợ gốc 2.315 triệu đồng
*Nợ lãi 1.150 triệu đồng
Tổng trả nợ đạt được 3.150 triệu đồng đạt tỉ lệ 90,9%
Có tình trạng làm ăn thua lỗ , yếu kém và chậm trả nợ (có nhiều khả năng là không trả nợ được) và do tổ chức điều hành quản lý của hợp tác xã buông lỏng, tan ra, còn do trình độ, kinh nghiệm khai thác nắm vững môi trường , việc sử dụng công cụ, thiết bị hiện đại còn nhiều hạn chế. Mặt khác, đa dự án đều thiếu vốn lưu động để sản xuất, chưa có tàu ra khơi bám biển dài ngày nên chi phí quá lớn. Điều kiện bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đi dài ngày chưa tốt làm giảm đi giá trị, trong khi đó giá cả thị trường bấp bênh, công nghệ khai thác chưa hợp lý nên tỷ lệ sản phẩm có giá trị thấp vẫn còn cao (trên dưới 80%) mà khâu xử lý tiêu thụ còn nhiều bất cập.
-Chất lượng lao động khai thác hải sản hiện nay chưa cao. Số thuỷ thủ giỏi chưa nhiều, phần lớn quen sử dụng tàu nhỏ. Số thuyền trưởng, máy trưởng tàu trên 90CV có hơn 200 người là được đào tạo qua thực tế, nhưng do trình độ văn hoá thấp nên quá trình tiếp thu và vận hành trong thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất đặt ra. Ngư dân có thói quen đánh bắt bằng các loại tàu máy nhỏ (công suất từ 6-33CV) khi khai thác tàu máy lớn thì lúng túng, từ việc tìm kiếm ngư trường đến việc sử dụng thiệt bị máy móc, hệ thống thông tin liên lạc trên tàu, cả về thao tác đánh bắt dẫn đến máy móc mới cũng bị hư hỏng, lưới bị rách thường xuyên làm ăn mò mẫn gây nên tình trạng chi phí ngày một tăng. Mặt khác, về đầu tư thuyền nghề đã không tính đúng đặc điểm, thói quen , trình độ nghề nghiệp của ngư dân.
-Chưa đầu tư đồng bộ giữa khai thác và bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Hiện nay việc bảo quản sau thu hoạch, bảo quản trên bờ vẫn còn rất thủ công chủ yếu là ướp đá lạnh chưa sơ chế ướp buồng lạnh, hệ thống kho bãi bảo quản trên bờ rất ít, lạc hậu và không đáp ứng yêu cầu.
-Sản lượng khai thác có tăng nhanh nhưng về cơ cấu khai thác chưa có nhiều thay đổi, sản phẩm dùng cho chế biến xuất khẩu chiếm tỉ lệ thấp dưới 20% giá trị sản phẩm đánh bắt chưa cao và chưa ổn định. Tính khai thác chuyên môn hoá chưa được áp dụng cho nên các sản phẩm khai thác được phải phân loại tốn kém về thời gian và chi phí, giá trị một chuyến ra khơi thấp là nguyên nhân của sự thua lỗ.
2.2.2/ Về nuôi trồng thuỷ sản
Tồn tại cơ bản chung
Nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua tuy đã đạt được những kết qủa đáng kể, xong còn nhiều tồn tại: năng suất, sản lượng còn thấp, chưa tạo được nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu hiệu quả nuôi trồng chưa cao, tính rủi ro nguyên nhân là thiếu quy hoạch cho từng vùng sinh thái, vùng nuôi tập trung, việc đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản còn thấp, hình thức nuôi còn đang ở dạng quảng canh và quảng canh cải tiến. Song nguyên nhân cơ bản là: chưa có được một chiến lược đầu tư đồng bộ để phát triển nuôi trồng trên phạm vi toàn ngành.
Cụ thể:
-Chưa rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cụ thể nuôi trồng thuỷ sản, thiếu quy hoạch cho tiết vùng nuôi, hình thức nuôi.
-Do điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết Thanh hoá diễn biễn phức tạp: đầu vụ rét kéo dài, giữa vụ nắng nóng, cuối vụ lai mưa lớn. Thời vụ sản xuất giống tôm và nuôi tôm thịt lại nằm trong điều kiện khắc nghiệt đó, trong khi chúng ta chưa đủ điều kiện du nhập hay lai tạo các con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên như vậy.
-Vùng biển Thanh hoá không đủ tôm bố mẹ, phải mua từ miền Nam ra nhưng tỉ lệ nuôi sống đạt rất thấp vì vậy hầu hết tôm giống phải di ương từ các tỉnh phía nam ra nhưng lại thiếu kế hoạch cụ thể , chỉ đạo sâu sát, nên đã xuất hiện nhiều tiêu cực trong di ương giống tôm. Trong giai đoạn 1996 – 2002 mỗi năm ngân sách phải trợ giá giống từ 450-600 triệu đồng.
-Nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt đang ở mức độ cầm trừng, chỉ là hình thức sản xuất phụ, mang tính tự cung tự cấp. Chỉ có nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là tạo ra được khối lượng sản phẩm , hàng hoá lớn, có giá trị.
-Chưa có sự quan tâm, nhất quán về chủ trương, chính sách đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản của Nhà nước, đầu tư cơ sở vật chất đồng nuôi còn rất thấp , thiếu đồng bộ, chủ yếu chỉ phù hợp với nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Các vùng nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh chưa được quy hoạch chi tiết. Hệ thống cấp nước mặn, ngọt thiếu , không đồng bộ nên nhân dân chưa quan tâm đến kỹ thật thiết kế đồng – ao nuôi hoặc áp dụng hình thưc nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Việc lãnh đạo chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương chưa được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chuyể dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Một số địa phương thả nổi cho nhân dân tự phát đoà đắp ao , đầm, kỹ thuật nuôi
Về công tác khoa học – công nghệ : Giống thức ăn, phòng dịch bệnh, kiểm soát môi trường... chưa được chú trọng; công nghệ sản xuất giống tôm tại chỗ chưa ổn định và chủ động; lực lượng cán bộ, thiết bị kiême tra chất lượng giống tôm di ương mỏng và thiếu không đáp ứng được nhu cầu kiểm soát, chưa có tổ chức Nhà nước kiểm soát chất lượng thức ăn nuôi tôm ở thị trường Thanh hoá; việc bảo vệ môi trường chưa được quam tâm đúng mức, đặc biệt là việc kiểm tra dư lượng chất độc hại trong môi trường nước; cơ cấu đàn giống thuỷ sản nước ngọt chậm được chuyển đổi và bổ sung theo hướng giảm dần các đối tượng nuôi có giá trị thấp, tăng dần các đối tượng nuôi có giá trị cao để xuất khẩu nhằm tăng nhanh hiệu quả nuôi thuỷ sản nước ngọt.
Việc đào tạo nguồn nhân lực cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật chưa cụ thể không đáp ứng kịp co yêu cầu sản xuất theo hướng hiện đại, ngươid nông dân còn thiếu kiến thức nuôi trồng.
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước ngành thuỷ sản chưa đồng bộ, huyện ven biển không có phòng thuỷ sản và xã không có người trực tiếp theo dõi chỉ đạo nuôi trồng thuỷ sản.
Việc đầu tư nghiên cứu công nghệ giống chưa được quan tâm đúng chú ý cả nguồn nhân lực lẫn trang thiết bị và kinh phí. Tư tưởng ỷ lại trông chờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước phần nào ảnh hưởng đến việc phát huy nội lực cho công tác này.
2.2.3/ Về chế biến thuỷ sản
Chế biến hải sản, nhất là chế biến xuất khẩu tăng chậm, chưa ổn định. Sản phẩm chỉ là hàng hoá thu gom, tản mạn, phụ thuộc chủ yếu các cơ sở và công nghệ lạc hậu, Chưa có khả năng chế biến sản phẩm cao cấp đủ sức cạnh tranh và xuất khẩu trực tiếp. Có những tồn tại trên là do : Các cơ sở chế biến thuỷ sản XK năng lực cán bộ lãnh đạo và quản lý còn hạn chế, trình độ chưa đáp ứng ngững đòi hỏi của thương trường; hơn nữa cơ sở sản xuất vật chất kỹ thuật xuống cấp, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, việc đầu tư nâng cấp chưa được chú trọng, thiếu đồng bộ. Tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh và thua lỗ còn tiếp diễn kéo dài.
Công tác quản lý chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định 86 CP về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá, ngành thuỷ sản Thanh hoá có nhiều lĩnh vực chưa làm được đó là quản lý về chất lượng sản phẩm thực vật động vật thuỷ sản; về chất lượng thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản; hiện tượng dùng phân URÊ ướp đá, đưa một số chất lạ vào tôm XK, nước mắm giả... chưa được phát hiện kịp thời. Lý do cơ bản là chưa có bộ phận chức năng đủ điều kiện về vật chất và con người để thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2.4/ Đối với cơ sở dịch vụ hậu cần:
+Tình trạng chung là nhỏ về quy mô , lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật, thiếu vốn hoạt động .
+Bên cạnh đó kiểu làm ăn theo lối tự phát ảnh hưởng không nhỏ tới giá cả chất lượng đầu vào các ngành khác nhất là các cơ sở dịch vụ xăng đầu , nước ngọt , đá lạnh.
+Thiếu sự đầu tư của Nhà nước để có thể hỗ trợ các hoạt động này nhất là các cơ sở đóng sửa tàu thuyền, các cảng bến cá.
+Chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao không đủ đáp ứng yêu cầu phát triển thuỷ sản .
Chương III : Một số giải pháp về đầu tư phát triển thuỷ sản Thanh hoá trong giai đoạn hiện nay
I- Định hướng đầu tư phát triển Thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn đến năm 2010
1/ Định hướng phát triển Ngành Thuỷ sản Thanh hoá đến năm 2010
1.1 Quan điểm:
Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đại hội Đảng bộ Thanh hoá lần thứ XV tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới của đất nước, đảm bảo cho ngành thuỷ sản hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh và giữ gìn an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia trên biển của đất nước, ngành Thuỷ sản cần phải phát triển theo các quan điểm cơ bản sau:
+ Phát triển kinh tế thuỷ sản trên cơ sở phát huy nội lực của nghề cá nhân dân, lấy hiệu quả kinh tế làm động lực và thước đo thu hút mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế. Đầu tư phát triển nhằm thực hiện CNH – HĐH nghề cá, nhanh chóng bắt kịp với trìng độ phát triển chung của ngành thuỷ sản cả nước, tiến tới hội nhập khu vực và toàn cầu.
+ Phát triển kinh tế thuỷ sản theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Lấy chế biến xuất khẩu thuỷ sản làm mũi nhon đột phá, phát triển cân đối, đồng đều theo quy hoạch, liên hoàn tất cả các khâu tạo thế và lực cho nghề cá phát triển nhanh , ổn định và bền vững
+ Phát triển kinh tế thuỷ sản phải gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng, phát triển văn hoá xã hội ven biển, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng nước xây dựng các làng cá giàu có, văn minh góp phần giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.
+ Phát triển thuỷ sản phải gắn liền với bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuye sản trên tất cả các lĩnh vực khai thác nuôi trồng, chế biến, hậu cần dịch vụ, biến nghè cá Thanh hoá từ một nghề tự phát thủ công lạc hậu thành một nghề cá hiện đại, văn minh.
1.2/ Các mục tiêu
Mục tiêu tổng quát đến năm 2010
+ Số tàu thuyền 2.151 chiếc
Tổng công suất: 103.180 CV
Công suất bình quân: 42CV/ chiếc
+ Khai thác hải sản : 55.000 tấn
+Nuôi trồng thuỷ sản: 33.150 tấn
+ Giá trị kim ngạch xuất khẩu: 62.520.000 USD
trong đó:
- Xuất khẩu hải sản: 21.500.000USD
- Xuất khẩu thuỷ nuôi trồng 42.020.000USD
+ Lao động thuỷ sản 54.364 người
Trong đó:
-Nuôi trồng thuỷ sản: 20.000 người
- Lao động khai thác: 16.255 người
- Lao động chế biến : 8.500 người
- Lao động dịch vụ : 9.609 người
2005 2010 cộng(01-10)
+ Tổng vốn đầu tư : 1.765.659 1.850.190 3.615.849
(Đv: triệu đồng)
Trong đó:
-Đầu tư cho khai thác: 321.920
-Đầu tư cho NTTS : 2.819.959
-Đầu tư cho chế biến: 125.000
-Đầu tư cho cơ khí dịch vụ hậu cần 145.500
-Đầu tư cơ sở hạ tầng: 192.700
1.3/ Phương hướng phát triển thuỷ sản thời kì 2001 - 2010
1.3.1 Khai thác hải sản.
Thời kì 2001 – 2005.
-Đối với vùng xa bờ.
Duy trì và củng cố đội tàu khai thác xa bờ hiện có. Tìm các giải pháp hữu hiệu để nhanh chóng dưa tất cả các tầu đã được đầu tư đi và sản xuất. Những tàu hoạt động không hiệu quả có thể chuyển đổi nghề cho phù hợp
-Vùng giữa lộng giữa khơi đầu tư 400 tầu có công suất từ 45- 82CV dược bố trí ở các huyện: Tĩnh Gia 50 tầu, Quảng Xương 80 tầu , Sầm Sơn 60 tầu , Hoằng Hoá 70 tầu , Hậu Lộc 80 tầu, Nga Sơn 60 trang bị các nghề: Gĩa kéo tôm đơn, chụp mực, mành dắt, lưới rê phù hợp với nguồn lợi đa dạng ở vùng này.
-Vùng gần bờ: Đến năm 2005 giảm 1.000 phương tiện nhỏ công suất từ 6- 10cv và thuyền thủ công, bè, nhằm giảm mật độ tàu khai thác vùng này.
b. Thời Kỳ 2006 – 2010.
vùng xa bờ: đóng mới 52 tầu có công suất từ 90 – 350CV đưa tổng số tầu xa bờ lên 197 chiếc. Làm nghề vây sâu rút chì và kéo giã đôi được phân bổcho các huyện như sau:
Tĩnh Gia: 4 chiếc , Quảng Xương: 6 chiếc, Sầm Sơn: 32 chiếc, Hoằng Hoá: 2 chiếc, Hậu lộc: 8 chiếc .
Vùng giữa lộng và khơi cũng cố đội tầu hiện có, cải tiến đầu tư phát triển phương tiện nghề nghiệp các tầu đang khai thác vùng ven bờ ra khai thác vùng giữa lộng và khơi để cuối năm 2010 có 800 chiếc khai thác vùng này. đảm bảo năng suất, hiệu quả cao và ổn định.
Vùng ven bờ đến năm 2010 giảm 1200 phương tiện công suất nhỏ và thuyền thủ công. Còn lại 1000 phương tiện có công suất từ 6 – 15CV làm nghề câu kết hợp công tác bảo vệ chăm sóc nuôi trồng thuỷ sản.
1.3.2/. Hậu cần dịch vụ nghề cá.
a) Hệ thống bến cảng :
Tập trung vốn, đổi mới chỉ đạo dần dần xây dựng được một hệ thống các cảng , bến cá với trang thiết bị và các bộ phận hỗ trợ khác theo hướng hiện đại
Xây dựng ở mỗi cảng cá có các cơ sở, hệ thống cầu cảng có quy mô hợp lý, đủ và đáp ứng các loại tầu ra vào bán sản phẩm, mua thiết bị vật tư cần thiết phục vụ yêu cầu khai thác ngoài khơi thuận tiện, dễ ràng. Hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ sản xuất , đời sống thuỷ thủ trên tàu. Hệ thống cần cẩu bốc dở hàng hoá và vận tải hàng hoá trong cảng, xây dựng nhà kho, khu sơ chế, chợ cá...và các cở sở vận chuyển, kiến trúc hạ tầng phục vụ cảng.
b) Hệ thống tránh trú bão và công tác cứu hộ cứu nạn:
ở tất cả các huyện thị xây dựng các âu, khu vực trú bão cho tàu thuyền khi bão xảy ra như : Lạch Sung, lạch Bạng, lạch Ghép, lạch Hới.
Công tác cứu hộ, cứu nạn được quan tâm đầu tư phát triển theo hướn hiện đại
c) Cơ khí đóng sửa tàu thuyền:
Trong vài năm tới phải phát triển mạnh các cơ sở đóng sửa tàu thuyền lớn phục vụ đánh bắt xa bờ, giảm cơ sở phục vụ đánh bắt gần bờ. Trong đó cần quan tâm đến các cơ sở đóng tàu của Nhà nước đã khẳng định được uy tín trên thị trường.
Đẩy mạnh phát triển KH – CN trong đóng sửa tàu thuyền, từng bước đóng được tàu vỏ thép có công suất lớn với các trang thiết bị hiện đại phục vụ an toàn cho các cho các chuyến đi biển dài ngày.
Khuyến khích các trung tâm nghề cá trong tỉnh đầu tư cơ sở , âu, đà sửa chữa tàu thuyền có công suất nhỏ tại địa phương.
d) Cở sở dịch vụ xăng dầu, lưới sợi:
Xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần ở các cửa sông , cửa lạch và các trung tâm nghề cá của tỉnh, các cơ sở dịch vụ lưới sợi, xăng dầu, đá lạnh phải được đầu tư nhanh chóng để phục vụ cho các mục tiêu phát triển thuỷ sản.
1.3.3/ Chế biến thuỷ sản
a) Chế biến thuỷ sản nội địa
@ Định hướng sản phẩm và thị trường tiêu thụ:
- Thuỷ sản vẫn là nguồn đạm động vật chủ yếu cuung cấp cho con người. Do phải dành một phần đáng kể cho chế biến xuất khẩu, một phần để sản xuấtcác sản phẩm dùng làm thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản nên giai đoạn 2001 – 2010 bình quân tiêu thụ nguyên liệu thuỷ sản ở nước ta mới đạt 12 – 15 kg/ người / năm.
Do hội nhập, các loại nguyên liệu có thể xuất khẩu ngày càng đa dạng về chủng loại nhưng giá nguyên liệu sẽ còn nhiều biến động. Về cơ cấu sản phẩm, cá tươi, cá ướp đá, hàng khô, mắm các loại, nước mắm, thuỷ sản đông lạnh và sống vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tiêu thụ nội địa. Các sản phẩm chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp ngày càng có nhu cầu lớn, sẽ được sử dụng phổ biến trong thời gian tới. Do du lịch phát triển, nhu cầu xuất khẩu tại chỗ sẽ tăng, mức giá các mặt hàng thuỷ đặc sản sẽ cao ngang giá xuất khẩu. Thị trường vùng đô thị sẽ thay đổi lớn về chủng loại và yêu cầu về chất lượng. Thị trường nông thôn, miền núi và khu công nghiệp chủ yếu vẫn tiêu thụ thuỷ sản khô, mắm nhưng nhu cầu về chất lượng sẽ tăng. Một số mặt hàng truyền thống ( cá khô, nước mắm loại thường...) sẽ có tỷ trọng giảm dần.
Khôi phục phát triển các nghề chế biến truyền thống như : Nước mắm Duy Xuyên – Huyện Tĩnh Gia, nước mắm Quảng Nham – Huyện Quảng Xương, Mắm tôm Hậu Lộc... chú trọng chế biến các sản phẩm thuỷ sản ăn liền như chă cá, xúc xích, Sashimi và các sản phẩm phục vụ chăn nuôi như : bột cá, thức ăn cho tôm...
Đa dạng hoá các sản phẩm chế biến tiêu dùng nội địa, đáp ứng mọi yêu cầu, mọi thời điểm của các loại thị trường trong nước, đặc biệt các tỉnh vùng núi phía Bắc, các siêu thị, khu công nghiệp.
Đầu tư nhập quy trình công nghệ chế biến tiên tiến, nâng cao giá trị sử dụng và chất lượng . Xây dựng các phân xưởng chế biến bột cá, chả cá ở trong các xí nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, vừa khai thác công suất thiết bị, vừa tận dụng nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm.
Sản phẩm hàng hoá nội dịa được mở rộng thị trường bán sản phẩm ở các siêu thị, các khu công nghiệp lớn như : Hà Nội, Thái Nguyên, Thành phố Thanh hoá, Bỉm Son , Nghi Sơn...và các tỉnh miền núi phía Bắc. Xây dựng một hệ thống thu mua sản phẩm từ các chợ cá, cảng cá để chế biến, bán buôn bán lẻ trên thị trường . Cải tiến mẫu mã, bao bì, quy cách đóng gói sản phẩm, vừa thuận tiện cho người tiêu dùng, vừa kích thích thị hiếu người mua.
Tổ chức đào tạo, tiếp thu những người có tay nghề giỏi về kỹ thuật cao trong chế biến, tiép thị quản lý đáp ứng nhu cầu chế biến , tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Đưa đại bộ phận sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch đều được chế biến để tiêu thụ.
Hình thành một lực lượng đông đảo, có đội ngũ kỹ thuật, chuyên gia giỏi phát triển nhiều hình thức chế biến, sử dụng ngày càng có hiệu qủa nguyên liệu hải sản khai thác được.
Chế biến thuỷ sản xuất khẩu
Chế biến xuất khẩu thuỷ sản Thanh hoá cần theo hướng giảm tỷ trọng XK hàng thô xuống 45% vào năm 2010 ( so với 90% năm 2001 ) . Tăng hàng có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lên 25% vào năm 2010 ( So với 10 % năm 2001 ) , tăng hàng tươi sống cao cấp lên 20% năm 2010 bằng các giải pháp nâng cao chất lượng và chủng loại nguyên liệu cho chế biến. Lúc đó xuất khẩu thuỷ sản Thanh hoá sẽ tăng giá bán bình quân 5 $/kg năm 2001 lên 10$/kg năm 2010.
-Tập trung đầu tư hiện đại hoá bảo quản sau thu hoạch, thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn chất lượng trong tất cả các khâu của quả trình sản xuất thuỷ sản xuất khẩu.
Trong giai đoạn trước mắt, ưu tiên các nguyên liệu có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chế biến xuất khẩu . Đến năm 2010 dự kiến cơ cấu của nguyên liệu dùng cho chế biến xuất khẩu như sau :
+Nuôi trồng thuỷ sản 70 – 80% tổng sản lượng nuôi trồng
+Khai thác hải sản 15 – 17% tổng sản lượng khai thác
+Thu hút từ các tỉnh ngoài 5 – 7% tổng sản lượng chế biến xuất khẩu của tỉnh.
Trên cơ sở những nhà máy chế biến thuỷ sản hiện có, đầu tư chiều sâu, nâng cấp điều kiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời phải nhanh chóng đầu tư các cơ sở chế biến xuất khẩu thuỷ sản mới quy trình kỹ thuật công nghệ hiện đại, thực hiện theo HACCAP, đảm bảo sản xuất các sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU.
Về cơ cấu mặt hàng trước mắt từ nay đến 2005 phải tập nhièu hơn con tôm vì con tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nâng cao tỷ lệ tôm nguyên con, tôm võ và tôm cỡ lớn trong cơ cấu hàng tôm đông lạnh hiện nay. Giảm dần tỷ trọng của sản phẩm tôm đông Block 2kg, tăng tỷ trọng tôm đông rời, sản phẩm đông IQF, sản phẩm đóng gói cỡ nhỏ, cải tiến chất lựơng, bao bì , mẫu mã.
Do tiềm năng khai thác và nuôi trồng của tỉnh rất lớn cần đẩy mạnh tốc dộ phát triển xuất khẩu thuỷ sản sống và tươi.
Việc phát triển mạnh khai thác xa bờ của tỉnh sẽ tạo nguồn nguyên liệu có giá trị cao, thời gian sau năm 2010 có thể nghĩ đến việc xây dựng cơ sở chế biến đồ hộp ( Cá Nục , Cá Trích...)
Việc chế biến một số sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng có thể được thực hiện ở các hộ gia đình, ở các HTX...Khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để thực hiện việc trên cần đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ kỹ thuật cao, năng lực Marketing giỏi, đủ sức làm nòng cốt cho xí nghiệp , nhà máy chế biến
1.3.4/ Về nuôi trồng thuỷ sản
+ Phát triển NTTS toàn diện trên cả 3 lĩnh vực : ngọt, mặn, lợ theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi đảm bảo ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhân dân giữ vững thế ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biển. Với phương châm: Tốc độ – Chắc chắn – Hiệu quả - Bền vững.
+ Lấy hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội làm động lực chính cho nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển NTTS gắn liền với phát triển xã hội giải quyết việc làm cho người lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động trong nông nghiệp. Trong đó lấy nuôi thuỷ sản mặn lợ làm trọng tâm, đặc biệt là nuôi tôm sú. Cần tăng nhanh diện tích nuôi bán thâm canh, giảm diện tích nuôi quảng canh đồng thời xây dựng các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô : sản xuất, sản lượng lớn để tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu đóng góp đáng kẻ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế tỉnh nhà.
+Củng cố và đầu tư chiều sâu diện tích nuôi nước lợ đã có, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái và nâng cao hiệu quả sản xuất, Chọn lựa mở rộng diện tích các vùng cao triều, trên triều đang canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp năng suất thấp để phát triển nuôi tôm sú thâm canh.
+ Đầu tư tập trung xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng đồng nuôi, hậu cần dịch vụ, phát triển kinh tế thuỷ sản gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nhằm góp phần vào công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các vùng ven biển. Trên cơ sở phát huy mọi khả năng nội lực và bên ngoài. Khuýên khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
+ Củng cố xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức , đội ngũ cán bộ ngành Thuỷ sản từ tỉnh đến huyện, xã. Trước mắt triển khai nhanh kế hoạch đầo tạo đội ngũ cán bộ quản lý, KH – KT, công nhân kỹ thuật lành nghề có đủ năng lực, trình độ tổ chức, triển khai có hiệu quả đề án phát triển kinh tế thuỷ sản thời kì 2001 – 2010.
2/ Định hướng đầu tư phát triển thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn đến năm 2010.
+ Đầu tư phát triển thuỷ sản phải đảm bảo theo hướng CNH – HĐH nhanh chóng bắt kịp với trình độ phát triển chung của ngành thuỷ sản cả nước tiến tới hội nhập khu vực và toàn cầu .
+ Đầu tư tập trung vào khai thác thế mạnh của tỉnh nhất là nguồn lợi hải sản xa bờ, nguồn nhân lực nghề cá, tùng bước đầu tư cho chế biến thuỷ sản theo hướng xuất khẩu nhất là công nghệ bảo quản nguyên liệu chế biến và dây chuyền sản xuất tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao thoã mãn các nhu cầu của thị trường quốc tế.
+ Đầu tư phát triển thuỷ sản cần phải kết hợp với việc giải quyết các vấn đề : xoá đói giảm nghèo, lợi ích quốc gia, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng về vốn, công nghệ, tài nguyên.
+ Đẩy mạnh đầu tư cho phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực thuỷ sản.
+ Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Đặc biệt quan tâm đầu tư cho các cảng, bến cá, các kho bảo quản; hệ thống dẫn nước, hệ thống đê biển, các cơ sở dóng sửa tàu thuyền, cơ sở sản xuất dụng cụ đánh bắt
3/ Khái quát nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Thanh hoá giai đoạn 2001 – 2010
Trong vòng từ nay đến 2010 nhu cầu vốn đầu tư cho thuỷ sản Thanh hoá rất cao bởi một số nguyên nhân sau:
+Hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá còn rất lạc hậu ( như đã phân tích phần thực trạng ), các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, các cơ sở dịch vụ hậu cần chưa phát triển, nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến phục vụ trong và ngoài nước nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó vài năm tới đây với một cơ chế đầu tư thích hợp thì nhu cầu vốn cho các hoạt động trên đây là rất lớn.
+ Giai đoạn này là giai đoạn tăng tốc của ngành thuỷ sản Thanh hoá bởi vì tỉnh đã xác định Thuỷ sản là ngành mũi nhọn ( cùng với ngành CN VLXD , CN dân dụng và ngành du lịch ) do đó để đạt dược các mục tiêu phát triển này thì nhu cầu vốn phải đặc biệt được quan tâm.
+ Là giai đoạn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có quy mô lớn như : Chương trình khai thác , Chương trình NTTS, Chương trình chế biến xuất khẩu
Dự báo trong giai đoạn này Thuỷ sản Thanh hoá cần một lượng vốn vào khoảng:3.616 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2001 – 2005 là 1737 tỷ đồng ( gấp 4,5 lần tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996 – 2000 ) và giai đoạn 2006 – 2010 là:1879 tỷ đồng
Các dự báo trên được tính kỹ lưỡng và đã được đưa vào Chương trình phát triển thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn 2001 – 2010
Bảng 28: Khái toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển thuỷ sản Thanh hoá (Giai đoạn 2001 – 2010 )
ĐV: tỷ đồng
Stt
Nội dung
2001 - 2005
2006 - 2010
Tổng 2001 - 2010
Tổng vốn đầu tư
1.737
1879
3616
I.
Đầu tư cho khai thác hải sản
Trong đó:
-Vốn NS
-Vốn vay ưu đãi
-Vốn vay ngân hàng
-Vốn tự có
280,18
-
35,3
83,57
89,31
113,14
-
42,8
31,39
38,95
321,32
-
78,1
114,96
128,26
II.
Đầu tư cho NTTS
1.253,2
1565,84
281,96
III.
Đầu tư cho chế biến TS
Trong đó:
-Vốn NS
-Vốn vay NH
-Vốn tự có
57,0
2,4
40,5
14,1
68,0
5,0
51,5
11,5
125,0
7,4
102,0
25.6
IV
Đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần
Trong đó:
-Nguồn Quỹ hỗ trợ PT
-Ngân hàng TM
-Tự có ( dân , tư nhân )
78,5
29,75
21,75
27,0
67,0
28,0
17,0
21,0
145,5
5
7,75
28,75
48,0
Nguồn : Chương trình phát triển Thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn 2001 – 2010
II- Một số giải pháp về đầu tư phát triển Thuỷ sản Thanh hoá trong giai đoạn hiện nay
1./ Giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn cho phát triển thuỷ sản Thanh Hoá:
1.1/ Về thu hút vốn đầu tư:
Như đã phân tích ở phần thực trạng đầu tư cho thuỷ sản Thanh Hoá thì Thanh Hoá đầu tư và thu hút vốn đầu tư chưa tương xứng với vai trò và vị trí của ngành thủy sản nhất là một tỉnh có tiềm năng phát triển như vậy. Tỷ lệ đầu tư cho thủy sản so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ trên dưới 5%, cả thời kỳ 1996-2002 không thu hút được bất cứ một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào. Nguồn vốn trong nước chủ yếu từ 3 nguồn: Ngân sách, tín dụng và huy động của dân. Nguồn vốn ngân sách tăng theo các năm trong khi đó nguồn vốn tín dụng lại giảm, riêng nguồn vốn huy động từ dân và khu vực ngoài quốc doanh tăng nhanh về tốc độ nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong những năm tới, để thu hút nhiều vốn hơn nữa vào đầu tư phát triển ngành cần có các biện pháp sau:
- Trước tiên phải tiến hành xây dựng các chương trình đối với từng lĩnh vực cụ thể. Sở dĩ phải tiến hành xây dựng các chương trình về quá trình khai thác, nuôi trồng thuỷ sản là quá trình lâu dài, đòi hỏi vốn lớn, trình độ công nghệ vừa phù hợp với điều kiện nước ta, vừa không lạc hậu so với mức độ phát triển thuỷ sản của thế giới, kèm theo đó là cơ sở hạ tầng và đội ngũ công nhân lành nghề... Hơn nữa do tính thời vụ, các chương trình phải được xây dựng liên tiếp để đảm bảo tính kế thừa phát huy và tận dụng công suất thiết bị. Cũng như bất cứ ngành nghề nào khác khi đã lên kế hoạch, đảm bảo đủ độ tin cậy với những minh chứng hợp ký thì sẽ thu hút các nguồn vốn đầu tư, ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó tuỳ thuộc vào các chương trình, địa phương thực hiện chương trình mà tiến hành biện pháp khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn như vùng nước lộ có khả năng phát triển và nuôi trồng các loại nhuyễn thể thay cho việc đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống của địa phương đó thì cần có chương trình nuôi trồng cụ thể cùng với lời hứa thu mua với mức giá có lợi sẽ tạo được một lượng vốn đầu tư đáng kể.
- Đối với nguồn vốn trong nước cần phải có các cơ chế, công cụ thu hút vốn linh hoạt và hiệu quả: Cụ thể :
+ Đối với nguồn Ngân sách nhà nước:
Như đã biết nguồn vốn này chủ yếu là để phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án điều tra khảo sát lập quy hoạch phát triển, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, để có thể tranh thủ nguồn vốn này thì cần phải chỉ đạo và lập các dự án thuộc các lĩnh vực mà nguồn ngân sách ưu tiên với tính khả thi cao nhất, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch chiến lược đầu tư, kế hoạch hoá đầu tư để có thể cạnh tranh với các tỉnh khác hay lĩnh vực khác đối với nguồn ngân sách còn hạn chế hiện nay. Cụ thể, cần ưu tiên cho các dự án đầu tư tạo lập hạ tầng hoàn chỉnh và xây dựng khu nuôi công nghiệp để cho thuê ao nuôi, các dự án nhập công nghệ sản xuất giống một số loài thuỷ sản quý hiếm. Bên cạnh đó có chính sách ưu đãi cho việc đào tạo cán bộ có trình độ công nghệ cao, tinh nhuệ trong xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư phát triển. Cần đầu tư phát triển các trung tâm phân tích, phổ biến thông tin và thị trường công nghệ, đẩy mạnh công tác khuyến khích hơn nữa. Cần phải chấm dứt ngay tình trạng đầu tư tràn lan nguồn vốn Ngân sách đang tồn tại hiện nay.
@ Đối với nguồn tín dụng Nhà nước (tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại).
- Với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước:
Trong những năm qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đóng vai trò hết sức to lớn cho sự phát triển của ngành. Nguồn vốn này có mặt ở hầu hết các dự án sản xuất kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác. Đặc điểm của nguồn vốn này có khả năng đáp ứng cao nhưng khả năng quản lý của cơ quan chủ quản chưa được tốt. Do đó luôn bị thất thoát và tình trạng không thu hồi được nợ. Trong vài năm gần đây nguồn vốn này cho ngành thuỷ sản có giảm sút cũng chính vì các lý do ấy. Để tạo được niềm tin của cơ quan chủ quản và thu hút được nguồn vốn này cần phải:
* Xác định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng của chủ đầu tư vay vốn. Việc này đòi hỏi các dự án phải được các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế phải tham gia để bảo đảm tính pháp lý và tạo niềm tin cho cơ quan quản lý vốn.
* Tăng cường công tác tư vấn đầu tư, nhất là các cơ quan chuyên môn đặc thù như: Sở thủy sản, Sở Xây dựng, Sở Khoa học & CN hay các Công ty tư vấn có chuyên môn liên quan.
* Có cơ chế khuyến khích thành lập các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực, với năng lực quản lý, sản xuất, có quy mô phù hợp đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Đây là biện pháp vừa tạo niềm tin cho chủ nợ vừa phát huy tính sáng tạo, tự chủ và mạo hiểm trong sản xuất thủy sản.
- Với nguồn vốn tín dụng thương mại:
Hiện nay nguồn vốn chủ yếu là từ các Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam cung cấp đó là Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, Ngân hàng công thương và Ngân hàng đầu tư & phát triển. Các tổ chức tài chính trung gian quản lý tốt nguồn vốn và khá thận trọng cho nên đứng trước tình hình hoạt động kém hiệu quả như vậy dư nợ của họ thấp hơn nhiều lần so với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn này nên thực hiện một số giải pháp sau:
* Tăng cường phối kết hợp giữa 3 bên là: Ngân hàng - Cơ quan quản lý Nhà nước - Chủ đầu tư. Trong đó đề cao vai trò của Nhà nước trong việc thực thi một số chính sách như bảo lãnh vay vốn theo chương trình, các dự án theo quy hoạch, chính sách hỗ trợ sản xuất để các dự án có thể đứng vững (tìm kiếm thị trường, trợ giá, hỗ trợ tài chính…). Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng có thể dùng mệnh lệnh hành chính để có thể có được sự hỗ trợ vốn của các Ngân hàng thương mại nếu nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi các mục tiêu quan trọng của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng.
* Các Ngân hàng thương mại nên đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tạo nguồn vốn dồi dào, qua đó có thể cho vay với quy mô lớn hơn và lãi suất hạ. Có như vậy các dự án vay hoạt động mới hiệu quả, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm dự án và làm ăn có lãi.
* Khuyến khích các cá nhân và tổ chức mạnh dạn vay vốn đầu tư, các ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước nên đề ra các chương trình, các kế hoạch và các thông báo hỗ trợ, tư vấn về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... để vốn "đến tận tay, vay không còn sợ" như trước đây.
@ Đối với nguồn vốn từ khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Vốn từ khu vực dân cư và tư nhân thời gian qua đóng vai trò còn thấp chưa tương xứng với nhu cầu phát triển, các nguyên nhân gây ra tình trạng này thì có nhiều nhưng quan trọng hơn cả là tiềm lực chưa cao và cơ chế huy động, khuyến khích các cá nhân và tổ chức thực hiện chưa hiệu quả. Để thực hiện đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cần có một số biện pháp sau:
Nhà nước nên thực thi nhiều chính sách khuyến khích đầu tư như :
+ Chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật thông tin và thị trường.
+ Chính sách giảm thuế, phí đặc biệt là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và lĩnh vực sản xuất có tính rủi ro cao.
+ Chính sách trợ giá và bao tiêu sản phẩm.
+ Thực hiện chính sách bảo hiểm rủi ro sản xuất thuỷ sản một cách tốt nhất và triệt để.
Có một cơ chế huy động vốn phù hợp:
+ ở đây nêu lên vai trò chủ đạo của các tổ chức tài chính trung gian huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư thông qua: tăng lãi suất huy động, đa dạng hoá hình thức huy động (trái phiếu, tín phiếu, tiết kiệm quỹ góp, tiết kiệm thông thường…). Việc làm này có thể làm chuyển giao sở hữu vốn của những người không ưu mạo hiểm trong khi vốn lại nhỏ bé song người có đủ tự tin đầu tư lại thiếu vốn.
+ Nên thành lập hệ thống các Công ty cổ phần mà trong đó nguồn vốn ban đầu do Nhà nước đảm nhận. Từ đó có thể huy động vốn trong dân cư và tư nhân thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty. Không những thu hút được vốn mà còn thu hút được lao động có trình độ chuyên môn, tổ chức quản lý có lợi cho sự phát triển thuỷ sản. Bên cạnh đó cũng nên hình thành nhiều hợp các hợp tác xã kiểu mới hay Tổ hợp tác để tận dụng triệt để vốn của cư dân, nông dân sản xuất thuỷ sản.
@ Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để thu hút được nguồn vốn nay chúng ta nên thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau:
- Xây dựng được những quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết có chất lượng: nghiên cứu khảo sát các tiềm năng phát triển để từ đó cho các nhà đầu tư thấy rõ những cơ hội hay thách thức khi bỏ vốn cho các hoạt động đầu tư.
- Có các chính sách đặc biệt khuyến khích đầu tư cho ngành như: miễn giảm thuế sử dụng đất, mặt nước, thuế thu nhập,…
- Tăng cường đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống cấp nước, xử lý nước; các cảng, bến cũ và hệ thống giao thông vận tải.
- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng "một cửa" như một số địa phương đã và đang làm. Từng bước nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhất là kinh tế đối ngoại
- Xây dựng các quy chế hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh như: Hỗ trợ pháp luật, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ các điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2/ Về sử dụng có hiệu quả vốn cho đầu tư phát triển thuỷ sản:
@ Giải pháp chung:
+ Phải xây dựng tốt các quy hoạch kế hoạch phát triển thuỷ sản và các chiến lược, kế hoạch đầu tư cụ thể. Trong đó Nhà nước phải hỗ trợ cung cấp các thông tin đầy đủ: thông tin thị trường, thông tin về cơ chế chính sách, thông tin khoa học - công nghệ, các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan.
+ Phải xác định rõ chức năng và quyền hạn của các bên có liên quan trong hoạt động đầu tư. Cần phát huy tích cực chủ, sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh. Có các cơ chế thưởng phạt thích đáng đối với từng dự án, từng hoạt động đầu tư.
+ Sử dụng đúng hướng đối với từng nguồn vốn. Chẳng hạn vốn ngân sách chủ yếu là dùng cho phát triển hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh hay các hoạt động đầu tư.
+ Từng bước giữ vững thế ổn định và phát triển kinh tế là điều kiện cho các hoạt động đầu tư diễn ra suôn sẻ.
+ Phát triển mạnh mẽ hệ thống tài chính để có thể lưu chuyển và thu hút vốn một cách dễ dàng, tạo ra nguồn vốn dồi dào phát triển sản xuất, tăng quy mô cũng là các biện pháp tăng hiệu quả vốn.
@ Các giải pháp cụ thể đối với từng nguồn vốn
* Đối với vốn Ngân sách Nhà nước.
Về cơ chế quản lý: Đối với nguồn vốn này tính chất "đại khái" thường hiện hữu. Cơ quan quản lý cứ chi, chủ đầu tư cứ dùng một cách thoải mái. Vậy quản lý thế nào?
Thứ nhất. Nâng cao vai trò của các cơ quan giám sát sử dụng. vốn như tài chính, kho bạc, kế hoạch đầu tư, các sở chuyên ngành và Ban thanh tra.
Thứ hai: Dần dần thương mại hoá nguồn vốn này bằng cách ký kết hợp đồng sử dụng vốn theo nguyên tắc "có vay có trả"
Thứ ba: Phải có đội ngũ cán bộ quản lý vốn có trình độ nhất là có trình độ có đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các chuyên ngành chuyên trách, để không thể bị "lừa' hoặc cố tình bị "lừa".
Về sử dụng:
+ Hướng sử dụng:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm nghề cá, cảng cá, bến cá, khu neo đậu, trú bão, tàu dịch vụ hần cần cho các địa phương ven biển và các đảo lớn, đầu tư cho công tác điều tra nguồn lợi hải sản, đầu tư cho phát triển các đội tàu công ích, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
- Đầu tư vào công tác quy hoạch các vùng nuôi cụ thể, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi mục đích sản xuất lúa ven biển sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản... Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đê, kênh cấp và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn. đầu tư xây dựng các Trung tâm giống Quốc gia. đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trại giống để sản xuất các loại giống thuỷ sản có giá trị kinh tế xuất khẩu vơí công nghệ mới về sinh sản nhân tạo. đầu tư xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư:
- Nên thay đổi từ chủ đầu tư thường là cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay sang cho các thành phần kinh tế ngoài quốc danh, dân cư và tư nhân, để họ có thể phát huy hiệu quả vốn. Nếu với các dự án không thể cho họ làm chủ đầu tư thì cần có sự kiểm tra chuyên môn đột xuất, kiểm tra chéo.
- Tăng cường thực hiện nghiêm quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ở cơ sở.
-Có các định chế xử phạt, các tiêu chuẩn thưởng để khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng tốt nguồn vốn này.
* Đối với vốn tín dụng Nhà nước:
- Với nguồn tín dụng thương mại :
+ Tập trung đầu tư vào chế biến TSXK, nuôi trồng con,cây có giá trị kinh tế cao
+ Tăng cường giám sát đầu tư của cán bộ NH, sự hỗ trợ về kỹ thuật của các công ty tư vấn và các cơ quan có chuyên môn với nguồn tín dụng ưu đãi:
+Đầu tư cho khai thác xa bờ nhưng phải có cơ chế quản lý chặt chẽ, tăng tính pháp lý của các hợp đồng vay mượn.
* Đối với nguồn tín dụng dân cư và tư nhân:
Để họ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thì phải tăng cường vai trò của Nhà nước, của khoa học - kỹ thuật; của các cơ quan tài chính. Họ là những người có ít kinh nghiệm, vốn ít do đó có tâm lý “ngại thất bại “.Nhà nước nên thực hiện các dự án khơi mào sau đó thực hiện các dự án đầu tư theo phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm
2/ Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và toàn diện ngành thuỷ sản, đầu tư phát triển công nghệ sẽ tạo những thay đổi cơ bản mang tính quyết định cho sự phát triển của ngành. Chúng ta cần triển khai các dự án nâng cấp các trạm, trại nghiên cứu và sản xuất giống, các trường đào tạo của ngành có trang thiết bị hiện đại, có năng lực nghiên cưú giải quyết những vấn đề kỹ thuật, công nghệ, quản lý nguồn lợi, quản lý môi trường, an toàn vệ sinh. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất giống thuỷ sản, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, cơ khí, dịch vụ... Đẩy mạnh việc nghiên cứu và nhập một số công nghệ tiên tiến của tỉnh ngoài hoặc của nước ngoài, nhất là công nghệ sản xuất giống các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao... thực hiện liên kết cơ sở nghiên cứu với cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc ứng dụng khoa học công nghệ.
Chú trọng phát triển công nghệ sản xuất giống thuỷ sản có giá trị xuất khẩu và phục vụ sản sinh, trong đó tập trung hoàn thiện quy trình nuôi thành thục tôm sú bố, mẹ trong điều kiện nhân tạo, tái tạo nguồn tôm bố, mẹ ở vùng nước tự nhiên và công nghệ sản xuất giống các loại đặc sản có thị trường, áp dụng công nghệ tạo giống tôm sú chất lượng cao.
Tranh thủ và tạo điều kiện thu hút các dự án viện trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế để trang bị thêm thiết bị cho các phòng nghiên cứu và thí nghiệm, tiếp cận với công nghệ hiện đại của các nước, làm tư vấn tốt cho việc đưa các công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, khai thác và chế biến hải sản, cơ điện lạnh... đồng thời tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ để chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển trình độ cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật cần được quan tâm hơn nữa. Cần có một cơ chế khuyến khích lợi ích, cơ chế đào tạo có bài bản các cán bộ trẻ có năng lực và trang bị các điều kiện vật chất phục vụ họ trong quá trình học tập và nghiên cứu. Việc này chỉ có sự hỗ trợ của Nhà nước mới đạt được hiệu quả và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành.
3/ Giải pháp đầu tư cho mở rộng thị trường trong và ngoài nước:
Đối với thị trường trong tỉnh cần được nâng cấp bằng cách đầu tư hình thành và tổ chức mọt số chợ thuỷ hải sản theo phương thức đấu giá nhằm gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến, tăng cường chất lượng nguyên liệu. Giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao tỷ trọng sản phẩm khai thác nuôi trồng và đưa vào chế biến xuất khẩu. Đồng thời hạn chế tình trạng ép giá và đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Đầu tư đại trà các trợ theo hình thức cũ để nông - ngư dân có thể tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng. Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm cũng là một biện pháp để duy trì và mở rộng thị trường, ngành thuỷ sản Thanh Hoá cần đầu tư để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm đông lạnh và đóng hộp bằng cách đầu tư vào hệ thống kiểm định cả ở cấp vĩ mô cả ở cấp độ từng cơ sở bao gồm: đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ và các điều kiện vật chất khác. Tiến tới chúng ta phải đầu tư triển khai việc áp dụng an toàn vệ sinh trong các khâu sản xuất nguyên liệu, cảng cá, chợ cá. Đa dạng hoá các sản phẩm nhờ ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực của các nhà máy chế biến, giúp cho việc cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu được thực hiện một cách liên tục, phong phú và chất lượng cao, quyết định vị trí của ngành trong và ngoài tỉnh.
Để tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh phải không ngừng đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, hội chợ, quảng cáo các sản phẩm, đầu tư mở rộng các đại ký, các cơ quan đại diện thương mại ngoài tỉnh; đầu tư cho hệ thống phân phối sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mọi nơi, mọi lúc đến tận tay người tiêu dùng, để khẳng định các sản phẩm có tiếng của tỉnh để có thể cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế giữa các vùng và quốc tế ngày càng sâu sắc.
Thị trường quốc tế thì hiện nay chúng ta chưa vươn trực tiếp được (chỉ qua uỷ thác xuất khẩu hoặc xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc) đó là điều rất bức xúc hiện nay, nguyên nhân thì có nhiều nhưng điều cốt lõi nhất là chúng ta chưa tạo được uy tín cả về sản phẩm lẫn danh tiếng, sản phẩm đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, chất lượng chưa cao. Do đó, để mở rộng thị trường quốc tế trực tiếp cần phải có được một giải pháp đồng bộ cả từ phía cơ sở lẫn từ phía Nhà nước. Bên cạnh phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cần phải xây dựng danh tiếng (tuy ban đầu rất khó) bằng sự hỗ trợ của tỉnh như: tham gia các cuộc xúc tiến thương mại quốc tế do Chính phủ tổ chức hoặc do tỉnh tổ chức, quảng cáo, quảng bá quốc tế, tham gia hội trợ quốc tế, mở các đại diện tại nước có quan hệ buôn bán. Nâng cao tiềm lực tài chính quốc tế, tiềm lực sản xuất cũng là một giải pháp mở rộng thị trường quốc tế.
4/ Giải pháp đầu tư đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ được công nghệ mới và đào tạo cán bộ.
Trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, hợp tác quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển của bất cứ ngành nghề nào. Ngành thuỷ sản Thanh hoá cũng đứng trước nhu cầu hội nhập hoá, hợp tác hoá quốc tế vai trò quan trọng đưa ngành thuỷ sản Thanh Hoá lên ngang tầm với ngành thuỷ sản trong nước và quốc tế. Với một loạt mục tiêu là thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ mới và đào tạo cán bộ chúng ta cần:
+ Chuẩn bị tốt các chương trình, dự án, tổ chức lực lượng, để tranh thủ tối đa các cơ hội hợp tác với nước ngoài. Xây dựng quy chế trách nhiệm và hân cấp cụ thể để các địa phương cơ sở chủ động tìm kiếm các nguồn và phương thức hợp tác, tài trợ theo định hướng chung của ngành, tạo ra nguồn nhân lực rất quan trọng và công nghệ cho sự phát triển của ngành.
+ Tăng cường hợp tác đào tạo và xuất khẩu lao động ngành thuỷ sản với nước ngoài. Được thực hiện thông qua các hiệp định , các hợp đồng có sự hỗ trợ của Chính phủ.
Điều này rất có lợi bởi có thể nâng cao trình độ chuyênn môn của lao động ngành thuỷ sản ở cấp độ quốc tế, có khả năng tiếp thu, nghiên cứu và ứng dụng thành công KH – CN phục vụ phát triển thuỷ sản.Những lao động xuất khẩu trong lĩnh vực thuỷ sản ở nước ngoài thường có những kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp tốt hơn , khoa học hơn, khi họ trở về quê hương tự họ có thể tiếp tục công việc này thông qua các dự án sản xuất kinh doanh thuỷ sản hoặc phục vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở trong và ngoài quốc doanh mà không phải mất công đào tạo trong khi tay nghề tương đối cao.
+ Tăng cường hợp tác sản xuất với nước ngoài thông qua phân công sản xuất chuyên môn hoá để phát huy hết lợi thế so sánh của địa phương.
Như vậy chúng ta phải chủ động tìm kiếm các đối tác nước ngoài ( bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức , cá nhân ) bằng cách giới thiệu các lợi thế về sản phẩm, về uy tín sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh, cho họ thấy hết được các tiềm năng có thể khai thác với chi phí thấp hơn mặt bằng trong và ngoài nước.
+ Để tạo khả năng cạnh tranh quốc tế cao cần phải có những hành lang pháp lý hấp dẫn hơn đối với đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành thuỷ sản như các ưu đãi và thuế sử dụng đất cho đầu tư vào nuôi trồng đặc biệt là vùng đất cát ven biển. Nên ưu đãi cho các xí nghiệp đi tiên phong trong việc phát triển nuôi biển, nuôi tôm công nghiệp và đầu tư vào các ngành yểm trợ cho nuôi công nghiệp.
Kết luận
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế thuỷ sản nói riêng ta nhận thấy rằng cần có những giải pháp hiệu quả, đồng bộ và khoa học để tháo gỡ các vướng mắc về đầu tư để tăng tối ngành thuỷ sản. Sự phân tích tuy chưa đầy đủ cũng cho thấy có vấn đề trong hoạt động đầu tư cho Thuỷ sản Thanh Hoá - một thực tế mà chúng ta phải thực nhận quan trọng hơn cử là biết được tốt thực trạng sẽ thay đổi được tình hình nếu quyết tâm cao và có sự đồng tình ở các cấp các ngành. Qua nghiên cứu em nhận thức được rằng mình góp phần sức nhỏ bé có ý nghĩa để mong một ngày nào ddó Thanh Hoá sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp chế biến thuỷ sản lớn, có tiềm lực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu cả nước. Dần dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế một cách đầy tự tin.
Đây cũng là điều kiện để em được củng cố các kiến thức đã học ở trường vận dụng vào thực tế để phát hiện ra bản chất của các sự vật hiện tượng từ đó phục vụ thực tiễn một cách tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế đầu tư – GS Nguyễn Ngọc Mai - NXB Thống kê
Lập và quản lý dự án đầu tư. Ts Nguyễn Bạch Nguyệt NXB - Thống kê
- Chương trình phát triển kinh tế thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn 2001- 2010
- Niên giám thống kê Thanh Hoá 1990 - 2000, 2001
Tạp chí thuỷ sản số 1,2,5,7/02,8,10,11/01;1,2/03
Báo Thanh hoá ( các số tháng 1, 2, 3, 4 / 2003 )
Các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2005, 2001 – 2010
Các báo cáo tình hình phát triển thuỷ sản của Sở KH - ĐT Thanh hoá
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37086.doc