Hoàn tất việc giao đất Nông nghiệp cho các hộ nông dân theo luật đất đai năm 1993 quy định và nghị định số 64/cp của thủ tướng chính phủ, sẽ giúp các hộ nông dân yên tâm đầu tư, tổ chức sản xuất, khai thác tiềm năng đất đai củam huyện phục vụ cho các nục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyênj đã đề ra. Do đó cùng với các giải pháp trên cần chú ý đến các giải pháp về ruộng đất, có vậy mới tạo môi trương thuận lợi để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của huyện.
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, vật nuôi và vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn và các xã thuộc khu vực III miền núi , nên giá trị sản lượng ngành dịch vụ ở vùng phía bắc tăng nhanh hơn vùng phía nam. Giá trị sản lượng ngành dịch vụ nông nghiệp vùng phía Bắc đạt được năm 2000 gấp 1,7 lần so với năm 1998, trong khi đó vùng phía nam chỉ gấp 1,2 lần.
Về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thì tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ở vùng phía nam có xu hướng tăng, so với toàn huyện tăng từ 54,2% năm 1998 lên 54,4% năm 2000. Vùng phía Bắc có xu hướng giảm đi từ 45,8% năm 1998 xuống còn 45.8% năm 2000.
Đối với ngành trồng trọt, tỷ trọng giá trị sản phẩm so với toàn huyện ở vùng phía nam tăng từ 54,4% (1998) lên 54,7(2000). Tỷ trọng ở vùng phía nam tăng lên là do tỷ trọng tăng so với toàn huyện của nhóm cây lương thực từ 52,3% (1998) lên 52,6% (2000), tỷ trọng cây công nghiệp tăng từ 85,4% lên 85,9 năm 2000.
Về cơ cấu chăn nuôi nhìn chung không có sự chuyển dịch đáng kể. Riêng chăn nuôi gia súc có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ở vùng phía Bắc v à giảm tỷ trọng ở vùng phía nam. ậ vùng phía bắc tăng từ 46,5% (1998) lên 46,9% (2000), còn ở vùng phía nam giảm từ 53,5% (1998) xuống còn 53,1% (2000).
Đối với dich vụ nông nghiệp tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành dịch vụ vùng phía Bắc tăng đáng kể từ 37,7% (1998) lên 45,8% (2000) so với toàn huyện còn vùng phía Nam giảm trong những năm gần đây.
Biểu 12: Diễn biến cơ cấu nông nghiệp theo vùng lãnh thổ huyện Hàm Yên năm 1998-2000.
( Đơn vị tính % ).
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 2000
Phía Bắc
Phía nam
Phía Bắc
Phía Nam
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
45,8
54,2
45,5
54,4
- Ngành trồng trọt
45,6
54,4
45,3
54,7
- Ngành chăn nuôi
46,5
53,5
46,5
53,3
- Ngành dịch vụ nông nghiệp
37,7
62,3
45,8
54,2
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Hàm Yên .
thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của từng vùng lãnh thổ.
Vùng phía Bắc Hàm Yên:
Cũng như chung của cả huyện, cơ cấu nông nghiệp ở vùng phía nam Hàm Yên có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành tròng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Song chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở vùng diễn ra mạnh mẽ hơn, sở dĩ như vậy vì thời gian qua thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã thuộc khu vực III miên núi và các xã đặc biệt khó khăn, huyện đã đầu tư cho các xã này, đắc biệt là vẫn đề phát triển kinh tế hộ và dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh so với trung của huyện.
Biểu 13: Diễn biến cơ cấu ngành nông nghiệp vùng phía bắc Hàm Yên .
( đơn vị tính %).
Chr tiêu
1998
2000
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
100
100
- ngành trồng trọt
77,63
75,05
- Ngành chăn nuôi
22,02
24,46
- Ngành dịch vụ nông nghiệp
0,35
0,49
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyên Hàm Yên.
Cơ cấu nội bộ ngành trông trọt của vùng thì tỷ trọng giá trị sản phẩm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nhiệp. Tỷ trọng cây lương thực giảm từ 76,15 (1998) xuống còn 72,69% (2000), tỷ trọng cây thực phẩm từ 5,0% (1998) xuông còn 3,4% (2000), tỷ trọng cây công nghiệp tăng từ 12 15% (1998) lên 16,07% (2000) và tỷ trọng cây ăn quả tăng từ 3,58 lên 4,06% năm 2000.
So với vùng phía nam thì sự chuyển dịch tỷ trọng cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả của vùng phía Bắc diễn ra nhanh hơn.
Tuy nhiên tỷ trọng cây lương thực còn chiếm quá lớn 72,69%. Trong khi đó ở vùng phía nam tỷ trọng cây lương thực chỉ có 66,88%.
Điều này cho thấy trông trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung ở vùng này ở mức thấp, tuy phát triển nhưng vẫn tập trung vào sản xuất lương thực, để đảm bảo giải quyết an ninh lương thực là chính, còn các loại cây khác chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng , tỷ trọng các loại cây thế mạnhcủa vùng cò thấp như cây ăn quả mới chiếm 4,06%.
Tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệpcủa vùng cao hơn tỷ trọng của toàn huyện . cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi hiện nay thì 69,21% là chăn nuôi gia súc , 22,62% chăn nuôi gia cầm và 8,17% là chăn nuôi khác . Năm 2000 so với năm 1998 thì tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi tăng 2,44%. Trong đó sự chuyển dịch tỷ trọng chăn nuôi gia súc không đáng kể , chủ yếu là do tỷ trọng chăn nuôi gia cầm từ 20,05% (1998) tăng hơn 22,62% năm 2000.
Vùng phía nam Hàm Yên :
Nằm trong bối cảnh chung của nền sản xuất nước ta cà ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Hàm Yên nói chung nên cơ cấu nông nghiệp hiện nay ở vùng phía nam vẫn trong tình trạng là tỷ trọng ngành trồng trọt còn chiếm tỷ lệ cao, tỷ trọng ngành cchăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp.
Theo tính toán năm 2000 giá trị sản phẩm ngành trồng trọt chiếm 75,91% so với giá trị của ngành nông nghiệp của vùng, tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm 23,61% và dịch vụ nông nghiệp 0,48%. Sở dĩ như vậy vì điều kện trồng trọt ở vùng này thuận lợi hơn phía bắc.
Cũng như vùng phía bắc, sụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng phía nam trong những năm qua theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Biểu 14: Diễn biến cơ cấu nông nghiệp vùng phía nam .
(đơn vị tính %)
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 2000
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
100
100
- Ngành trồng trọt
78,16
75,91
- Ngành chăn nuôi
21,36
23,61
- Ngành dịch vụ nông nghiệp
0,48
0,48
Nguồn: Số liệu phòng thốnh kê huyện Hàm Yên .
Đối với ngành trồng trọt, cơ cấu giá trị sản phẩm theo nhóm cây trồng hiện nay cây lương thực vẫn chếm tỷ trọng cao nhất 66,88% tuy nhiên thấp hơn nhiều so với vùng phía Bắc. Cây ăn quả chiếm 2,44% so với vùng phía Bắc thì tỷ trọng cây thực phẩm cây và cây công nghiệp so với giá trị nôi bộ ngành trồng trọt ở vùng này cao hơn, tỷ trọng cây công nghiệp là 20,33% ( vùng phía Bắc là 16,07%). Điều này một lần nữa cho thấy vùng phía Nam phát triển các cây trồng hàng hoá khá hơn vùng phía Bắc vì điều kiện kinh tế ở vùng này phát triển hơn gần thị trường tiêu thụ hơn.
Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt của vùng phía Nam cũng có sự chuyển dịch theo xu thế chung là giảm tỷ trọng cây lươnmg thực, tăn tỷ trọng các loại cây trồng hàng hoá . Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch tôt hơn phía Bắc là.
_Tỷ trọng cây lương thực từ 69,96% xuống còn 66,88%.
_ Tỷ trọng cây công nghiệp từ 18,72% tăng lên 20,33%.
_ Tỷ trọng cây ăn quả từ 2,0% lên 2,44%>
Sở dĩ tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt của vùng chậm hơn vùng phía Bắc vì sản xuất ở vùng này tại thời điểm gốc ( 1998) Đã phát triển hơn so với vùng phía Bắc nên tốc độ phát triển thấp hơn.
Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi của vùng hiện nay tỷ trọng giá trị sản phẩm đàn gia súc chiếm 68,13%, chăn nuôi gia cầm là 23,82% và chăn nuôi khác 8,05%. Về chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi ở vùng nay theo xu thế giảm tỷ trọng chăn nuội gia súc từ 69,2% (1998) xuống còn 68,82%(2000), tỷ trọng chăn nuôi gia cầm tăng dần từ 21,68% năm 1998 lên 23,82% năm 2000. Tỷ trọng chăn nuôi khác giảm từ 9,12% xuống còn 8,05% năm 2000.
Tóm lại: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ huyên Hàm Yên trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả, cơ cấu kinh tế dần được thay đổi cho phù hợp với từng vùng do đó giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp tăng nhanh ( qua biêủ 4 ) tạo cho đời sống nhân dân được nâng lên, phúc lợi xã hội được cải thiện, có được kết quả nêu trên là dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương đã đi sâu, đi sát trong việc chỉ đạo thực hiện phương trâm của Nhà nước là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tiến đến công nghiệp hoá- Hiện đại hoá để tạo đà phát triển kinh tế của cả nước.
V. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế.
Qúa trình chuyển đổi chung của Nhà Nước về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đã tác động lớn đến lĩnh vực nông nghiệp, từ chỗ chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể với cơ chế quản lý, tập trung quan liêu bao cấp, bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tợ chủ đã tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế là một hướng đi mới và đã toạ ra được những kết quả ban đầu tốt đẹp bởi vì mỗi thành phần kinh tế đều phát huy thế mạnh riêng của mình mà cơ chế cũ đã kìm hãm không phát triển được.
Tuy nhiên bước đầu cơ cấu nông nghiệp ở huyện Hàm Yên có bước phát triển theo đúng quy luật. Song cơ cấu nông nghiệp của huyện chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển mạnh, thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế cá thể, tư nhân phát triển khá nhưng chiếm tỷ trọng còn quá thấp, kinh tế tập thể tuy vừa qua được khuyến khích phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng còn ở mức thấp.
Theo niên giám thống kê huyện Hàm Yên về cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế của huyện năm 2000 cho thấy: Giá trị sản xuất ở khu vực kinh tế quốc doanh đạt 121255 triệu đồng ( giá so sánh năm 1994), chiếm tỷ trọng 3,71% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân 14,2%/ năm. ở khu kinh tế tập thể đạt 110693,68 triệu đồng, chiếm 91,29%, tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5%/ năm và ở khu vực cá thể, tư nhân đạt 6062,75 triệu đồng chiếm 5.0%, tốc đọ tăng trưởng đạt 16,5%/năm (biểu 15).
Biểu 15: Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế huyện Hàm Yên.
( theo giá so sánh năm 1994)
Đơn vị tính:triệu đồng,%
Chỉ tuêu
1997
1998
1999
2000
Giátrị sản xuất nông nghiệp (tr.đ).
88417
98615
116788
121255
-Kinh tế quốc doanh
2785,13
2790,80
2604,37
4498,56
-kinh tế tập thể
82095,18
92550,17
108344,22
110693,68
-Kinh tế cá thể
3536,68
3944,6
5839,4
6062,75
Cơ cấu ( % )
100
100
100
100
-Kinh tế quốc doanh
3,15
2,83
2,23
3,71
-kinh tế tập thể
92,85
93,17
92,77
91,29
Kinh tế cá thể
4,00
4,00
5,00
5,00
Nguồn Niên giám thống kê huyện Hàm Yên.
Như vây hiện nay ở huyện Hàm Yên kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, mặc dù tốc độ phát triển về giá trị tuyệt đối thời kỳ 1997-2000 chỉ bằng khoảng 50-60% so với tốc độ phát triển của kinh tế quốc doanh và kinh tế cá thể.
Do tác động của chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần và do sự đổi mới quản lý và tăng cường đầu tư cho công trường của huyện trong những năm qua, nên từ năm 1997-2000 thành phần kinh tế quốc doanh nông nghiệp và kinh tế cá thể có tốc độ phát triển khá cao trong sản xuất nông nghiệp. Song do ở điểm xuất phát thấp, nên hiện nay tỷ trọng của hai thành phần kinh tế trên mới chiếm dưới 10% tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp.
Với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Hàm Yên như trên đã làm cho cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế ở huyện trong thời kỳ 1997-2000 có sự chuyển dịch đáng kể.
Tỷ trọng kinh tế quốc doanh từ 3,15% năm 1997 tăng lên 3,71% năm 2000.
Tỷ trọng kinh tế cá thể từ 4,0% tăng lên 5.0% năm 2000.
Tỷ trọng kinh tế tập thể từ 92,85% năm 1997 gỉam xuống còn 91,29% năm 2000.
Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế như vậy là khá nhanh. Sở dĩ kinh tế quốc doanh và kinh tế cá thể ngày càng chiếm tỷ trọng cao là do trong những năm qua huyện Hàm Yên đã tập trung chỉ đạo đổi mới quản lý của hệ thống dnn Nhà nước trong nông nghiệp và tăng cường các chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân.
Đối với thành phần kinh tế cá thể tư nhân: đi đôi với việc đầu tư hỗ trợ, khuyến khích kinh tế hộ gia đình gắn với phát triển kinh tế hợp tác xã tronh những năm qua thực hiện chủ trương khuyến khích thành phần kinh tế cá thể của nhà nước, huyện Hàm Yên đã chú trọng đến việc khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, tư nhân trong sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Đặc biệt là trong việc khuyến khích thành phần kinh tế cá thể, tư nhân đầu tư phát triển các loại giống mới có hiệu quả kinh tế, khai thác tốt đất trông đồi núi trọc để sây dựng trang trại trồng cây dài ngày và chăn nuôi theo phương thức nông lâm kết hợp. Do đó việc sử dụng giống cây trồng, vật nuôi mới ở địa bàm Hàm Yên vừa qua đã được phát triển khá, một và trang trại nông lâm kết hợp đã được hình thành và đi vào sản xuất ổn định. Những kết quả này đã góp phần tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp nói trung và giá trị sản phẩm nông nghiệp cuả kinh tế cá thể, tư nhân nói riêng làm cho tỷ trọng giá trị sản phẩm, thành phần kinh tế cá thể trong nông nghiệp tăng ( từ 4,0% năm 1997 lên 5.0% năm 2000) tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện theo thành phần kinh tế phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Thực trạng cơ cấu và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế ở Hàm Yên được trình bày (biểu 15) là kết q8ả của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng vào điều kiện cụ thể của Hàm Yên.
VI. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Hàm Yên.
Những thành tựu:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang từng bước thay đỏi chuyển từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá, có sự thay đỏi về tỷ trọng trong nội bộ ngành nông nghiệp, đó là ngành chăn nuôi ngày càng phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng tăng dần lên so với ngành trồng trọt, gia súc, gia cầm phát triển đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện. Do đó mà đời sống của nhân dân nông thôn được nâng lên, bộ mặt xã hội của nông thôn thay đổi.
Trong ngành trồng trọt đã đạt được tốc độ phát triển cao chính là nhờ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, một cơ cấu hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật...Tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa ngành đa sản phẩm hàng hoá, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Từ việc chuyển dịch cơ cấu mà thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năng suất các loại cây trồng tăng, giả quyết được một lượng lao động thiếu việc làm.
Chuyển dịch cơ cấu, đổi mới cơ cấu kinh tế và các chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế và cải thiện đời sống, qua đó phúc lợi xã hội cũng được nâng lên: Giáo dục, Ytế...
Chuyển dịch cơ cấu đã tạo ra sản phẩm hàng hoá đa dạng, số lượng và chất lượng được nâng lên từ đó thị trường tiêu thụ cũng được vươn rộng từ phạm vi xã, huỷện cho tới toàn huyện, tỉnh và ngoài tỉnh.
Những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân:
a.Những tồn tại yếu kém:
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm chạp, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh, chưa khai thác được những lợi thế sản xuất nông nghiệp của huyện.
Chư hình thành tiểu vùng chuyên môn hoá sản xuất của các vung và tiểu vùng rất phức tạp và phân tán.
Sản xuất nông nghiệp còn phụ nhiều vào điều kiện tự nhiên, ruộng đất còn manh mún, mương máng hoạt động chưa hiệu quả làm năng suất cây trông, vật nuôi và năng suất lao động đều thấp.
Các sản phẩm của nông nghiệp chủ yếu vẫn là sản phẩm thô. Do vậy mà lúc thời vụ thì ế thừa mà trái vụ lại thiếu hụt, mặt khác không có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chăn nuôi là thế mạnh song phát triển chưa tương xứng, vẫn trồng trọt vẫn chỉ là chăn nuôi theo kiểu tận dụng của ngành trồng trọt còn trồng trọt là tận dụng của chăn nuôi do đó không có sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho thị trường.
b. Nguyên nhân:
Thiếu vốn đầu tư và phát triển sản xuất đặc biệt là đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản
Tình trạng lao động thiếu việc làm còn nhiều làm cho thu nhập của xã hội giảm, bên cạnh đó tỷ lệ sinh còn cao, đội ngũ cán bộ còn thiếu và trình độ năng lực còn thấp, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá.
Thị trường tiêu thụ thành phố và các tỉnh lân cận còn nhỏ bé, nhu cầu nông sản phẩm qua chế biến có nhưng không đáp ứng được, các thông tin đến người sản xuất còn chậm do đó có lúc không đáp được và có lúc lại quá nhiều cùng một thời điểm.
Thị trường nông nghiệp kém phát triển đang là yếu tố cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá bởi vì thị trường đầu vào và đầu ra hoạt động chưa nhịp nhàng do đó kém hiệu quả.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất còn gặp nhiều trở ngại như: Ruộng đất manh mún, đồi núi do đó sức mua tiêu dùng thấp ảnh hưởng đến dung lượng tiêu thụ của thị trường.
Khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất nhưng máy thiết bị lại cũ và lạc hậu... dẫn đến năng suất thấp, nhiều xã do địa hình phức tạp khó khăn vì lao động chủ yếu vẫn là chân tay và gia súc.
Thu nhập của dân cư nông thôn còn thấp, do đó sức mua tiêu dùng thấp, chưa thể hiện được vai trò vừa là thị trường tiêu thụ vừa là thị trường sản xuất.
Chương III phương hướng và những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang
Những quan điỉem về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện:
Chyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo hướng công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
Công nghiệp hoá trong nông nghiệp là quá trình biến đổi sâu sắc nền sản xuất, nội dung cơ bản là phát triển mạnh mẽ các hoạt đôngj kinh tế, đổi mới và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đổi mới tổ chức và quản lý sản xuất trong nông nghiệp ...hiện đại hoá trong nông nghiệp là quá trình nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của các ngành sản xuất trong nông nghiệp nhằm cải biến và hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ của nền sản xuất nông nghiệp.
Đây là hai quá trình có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, nó làm biến đổi tính chất, loại hình hoạt động, quy mô, hiệu quả và sự quản lý đối với các hoạt động kinh tế trong nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường gắn liền với việc hình thành và phát triển của thị trấn, thị tứ...và đi đôi với việc hình thành thị trấn, thị tứ là việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ,đó là điều kiện tối thiểu cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn đề cần đặt ra ở đây là Nhà nước cần có định hướng chung như thế nào ?
để tạo quá trình chuyển dịch an toàn và có hiệu quả, tránh được rủi do cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Theo quan điểm nêu trên phương hướng chính là phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông lâm thuỷ sản, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ có tính chất công nghiệp trực tiếp phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc sử dụng nguyên liệu của ngành này.
Do vậy, để phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao mức sống của người dân, huyện Hàm Yên cần phải gắn chặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Hàm Yên với quá trình công nghiệp hoá- Hiện đại hoá các ngành kinh tế nông nghiệp, có như vậy mới thúc đẩy phát triển kinh tế trong nông nghiệp Hàm Yên.
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hoá.
Kinh tế hàng hoá có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nó thể hiện trước hết ở chỗ nó đò hỏi mỗi người sản xuất không ngừng nâng cao hiêu7j quả sản xuất kinh doanh bằng cách giảm hao phí lao động cá biệt sao cho phù hợp với lao động xã hội cần thiết, nhờ đó hiệu quả sản xuất xã hội nâng cao. Mặt khác kinh tế hàng hoá còn thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động xã hội, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất tạo điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý các nguồn lực để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và nâng cao thu nhập của xã hội.
Trong nền kinh tế hàng hoá, các quan hệ kinh tế đều được biểu hiện thông qua quan hệ tiền tệ, hang hoá và được thực hiện thông qua quan hệ thị trường do đó ta phải lấy thị trương làm gốc, làm điể xuất phát cho các dự án và đề án phát triển nông nghiệp hàng hoá, chính vì lẽ đó khi sản xuất hướng voà thị trường một cách thực sự phải được thực hiện trên các phương diện sau:
-
Sản xuất phải nhằm để bán, mục tiêu để bán sẽ chi phối toàn bộ tính toán và hành động của người sản xuất, trong thực tế mục têu này ít được tính đến ngoại trừ một số đơn vị quốc doanh những hộ có kinh nghiệm.
Sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu thị hiếu, sở thích và trà lưu tiêu dung, đây là điểm maaux chốt quyết định xu hương chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh, không chỉ dừng lại ở cơ cấu nghề tổng quát mà còn chi tiết vào từng sản phẩm cây trông , vật nuôi.
Trên cơ sở của một nguồn từ đó ta rễ dàng lý giải vì sao số nông sản của ta không thiếu nhưng ngươì tiêu dùng vẫn thích các sản phẩm của nước ngoài cùng loại.
Hướng nền sản xuất nông nghiệp theo thị trường còn bao hàm cả khả năng "biết cạnh tranh" ở cả thị trường trong nước. Mặt khác trong kinh tế thị trường để sản xuất và kinh doanh có hiêu quả ngoài việc xác định các yếu tố tác động đến người sản xuất thì người chủ daonh nghiệp đòi hỏi phải trả lời đúng ba câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào ( chất lượng, mẫu mã...) khối lượng bao nhiêu, xs cho ai và bán ở đâu?..
Từ nhận thức đó, Hàm Yên cần quán triệt quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở xây dựng hệ thống kinh tế mở, tạo điều kiện giao lưu trao dổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các huyện, tỉnh khác và với nước ngoài khắc phục tình trạng tự cung tự cấp khép kín, và gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến đẩy mạnh sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực, coi lương thực là sản phẩm có sức cần cứng rắn. Phát triển chè, mía đảm bả cung cấp đủ nguyên liệu cho nhu cầu của các nhà máy. Mở rộng diện tích cà fe, đậu tương cả cây ăn quả và diện tích rau xanh thực phẩm. Đây nlà hướng phát triển kinh tế hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp ở Hàm Yên, phát triển hàng hoá như vậy sẽ tăng nhanh được giá trị sản loượng các sản phẩm hàng hoá và tăng tỷ suất hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là lợi thế so sánh với bảo vệ môi trương sinh thái.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo mục đích tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả, đảm bảo cho kinh tế nông nghiệp và phát triển một cách ổn định và bền vững. Muốn vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với việc khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên với bảo vệ môi trương sinh thái. Vì vây, quan điểm này cần quán triệt sâu sắc trong nhân dân. Mặt khác, xuất phát từ nguồn tài nguyên thỉên nhiên ( đất,rừng,nước,khí hâu...) của Hàm Yên phong phú, đa dạng, chưa được khai thác hợp lý. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên cũng như nguồn lực khác (lao động , vốn..) có hạn, khan hiếm trong khi nhu cầu của co người ngày càng được đòi hỏi nhiều hơn, do vậy yêu cầu khách quan đặt ra là phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực lại thoả dụng được tố đa nhu cầu con người, điều này chỉ đạt được khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm vào mục đích khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội. Cơ chế thi trường chỉ chấp nhận những sản phẩm hàng hoá có giá thành thâp, chất lượng cao, do đó để phát triển sản xuất hàng hoá, các chủ doanh nghiệp phải biết sử dụng triệt để các lợi thế mà mình có để phát huy những sản phẩm cho xã hội. Vì vậy Vì vậy, cùng với yêu cầu về hiệu quả kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp còn phải đam bảo hiệu quả về mặt xã hội. Taọ việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của dân cư… đặc biệt là bảo vệ và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một yêu cầu cấp thiết do tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường đã đến mức biến động. Tình hình trên không chỉ ảnh hưởng sấu đến môi trường sống của con người mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Do vậy để phát triển kinh tế Nông nghiệp một cách bền vững và tạo ra môi trường sinh thái tốt thì cùng với các biện pháp khác, cần phải có một cơ cấu kinh tế Nông nghiệp có tác động tích cực trong việc chặn đứng việc suy thoái môi trường hạn chế tối đa hoá sự ô nhiễm môi trường do con người gây ra, đồng thời từng bước cải thiện và xác lập lại môi trường sinh thái.
4. chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp phải phát huy dược vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế trong sản xuất Nông nghiệp.
Đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta đã được xác định từ đại hội VI của Đảng. Theo chủ trương của đảng và nhà nước từ sau đại hội VII đến nay, đã khảng định các thành phần kinh tế nói chung và Nông nghiệp nói riêng đều được hưởng các điều kiện của sản xuất kinh doanh và được thực hiện nghĩa vụ như nhau đối với xã hội.
Kinh tế hộ và trang trại đang là những thành phần kinh tế thu hút sự chú ý lớn trong quá trình phát triển kinh tế Nông nghiệp hàng hoá ở nước ta. Song theo quan điểm của tôi vai trò của kinh tế hộ cũng chỉ có giới hạn nếu thiếu sự định hướng của kinh tế nhà nước. ở nước ta hiện nay, mỗi thành phần kinh tế đều có vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế nói chung và kinh tế Nông nghiệp nói riêng mà không thành phần kinh tế nào khác có thể thay thế được cụ thể là:
- Kinh tế quốc doanh (bao gồm các quốc doanh nông-lâm nghiệp-dịch vụ…) là lực lượng chính trong phát triển sản xuất Nông nghiệp. Nhà nước thông qua lực lượng kinh tế quốc doanh để định hướng và tạo ra những điều kiện vật chất để thúc đẩy sản xuất Nông nghiệp phát triển.
-Kinh tế tập thể của các hộ trên cơ sở tự nguyệ cùng có lợi, đây làm lực lượng kinh tế lớn, tạo ra đại bộ phận khố lượng sản phẩm dịch vụ trong khu vực sản xuất Nông nghiệp.
-Kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng tích cực trong khu vực sản xuất Nông nghiệp, là thành phần kinh tế năng động, nhạy bén với nhu cầu thị trường và cón quyết định nhanh nhất trong sản xuất và dịch vụ. Bên cạnh đó biết khai thác các nguồn tài nguyên chưa được sử dụngđâydn đủ, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển chính mình ngày càng hiệu quả.
Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của huyện Hàm Yên cần phải quán triệt hơn nữa đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của đảng và nhà nước nhằm phát huy vai trò và tác dụngtích cực của các thànhn phần kinh tế Nông nghiệp. Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp phải bao hàm cả việc biến đổi cơ cấu các thành phần kinh tế sao cho chúng có mỗi quan hệ tương tác một cách biện chứng và phát huy được vai trò, tác dụng tích cực của mỗi thành phần kinh tế, đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc giải phóng năng lực sản xuất Nông nghiệp ở nước ta nói chung và huyện hàm Yên nói riêng.
5. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn sự tác động và điều tiết của nhà nước có ý ngiã quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp.
Như đã khảng định ở trên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nước ta nói chung và huyện Hàm Yên nói riêng còn ngheò nàn lạc hậu, tự cung, tự cấp, thuần nông sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển với một cơ cấu kinh tế cân đối và hiệu quả là một quá trình lâu dài khó klhăn đòi hỏi đầu tư vật chất to lớn. Vì vậy quá trình trên chỉ có thể được hoàn thiện nhờ sự can thiẹp tích cực và sự quản lý của nhà nước. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, sự tác động điều tiết vĩ mô của nhà nước tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp được thực hiện thông qua các chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn của nhà nước để định hướng phát triển kinh tế Nông nghiệp trong từng thời kỳ, thông qua các chính sách kinh tế để tạo động lực cho các ngành kinh tế Nông nghiệp phát triển, qua pháp luật kinh doanh để tạo hành lang, khuôn khổ và chỗ dựa cho các chủ thể kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh…
Sự hướng dẫn chỉ đạo giúp đỡ của nhà nước đó là tiền đề hết sức cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, ổn định và phát triển kinh tế. Sự giúp đỡ của nhà nước bên cạnh tạo ra các trung tâm, các tụ điểm kinh tế mũi nhọn của vùng, truyênf bá thông tin thị trường và kinh doanh, giúp đỡ và hỗ trợ trong việc tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, vì vậy sự giúp đỡ của nhà nước lại càng hết sớc quan trọng và bức thiết, và sự giúp đỡ đó phải được cụ thể hoá bằng các phương án có tính khả thi.
II. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của huyện Hàm Yên.
1. Phương hướng và mục tiêu phát triển Nông nghiệp ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010.
Với đặc điiểm huyện miền núi có độ dốc lớn kinh tế xã hội chậm phát triển, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kẽm… là những thách thức lớn trong quá trình phát triển, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải từng bước vững trắc, lấy sản xuất nhất là sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế đầu tư để làm cơ sở so sánh đánh giá, giải quyết những bức súc về xã hội, cải thiện một bước đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ.
Để đạt được mục tiêu tổng quát đó, trên cơ sở tổng hợp số liệu thống kê của huyện và nghị quyết đại hội đảng bộ lần thớ XVII, cũng như đã khảo sát thực tế về các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cùng với các tiềm năng phát triển và thực trạng cơ cấu kinh tế Nông nghiệp ở huện Hàm Yên. Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cụ thể là đoàn quy hoạch I đã đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế là đẩy mạnh sản xuất phấn đấu đến 2010 GDP bình quân đầu người đạt 3,8 triệu đồng ( tăng 4,7 lần so với năm 1998), giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2005 còn 1,5-1,67%, đến năm 2010 còn khoảng 1,38-1,4%.
Từ nay đến năm 2010 Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của huyện. Nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong huyện phát triển một nền Nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tăng tích luỹ từ Nông nghiệp, tăng việc làm và tăng thu nhập, phấn đấu đến năm 2010 không còn hộ đói giảm hộ nghèo xuống dưới 8%, hình thành mỗi quan hệ hữu cơ chặt chẽ vơi công nghiệp và dịch vụ…Để tăng nhanh giá trị sản lượng, và giá trị sản lượng hàng hoá Nông nghiệp phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo lương thực sản xuất, tổng sản lượng quy thóc 500000tấn trở lên so với năm 2000 làm tăng lên 16000 tấn lương thực /đầu người, bình quân đạt 450kg/ người/năm, tốc độ trăng trưởng giá trị sản phẩm Nông nghiệp thời kỳ 2000-2010 đạt bình quân là 3% năm.
Xây dựng vùng cây công nghiệp, cây ăn quả chuyên canh tập trung với trình độ kỹ thuật cao, phát triển mạnh các loại cây: Chè, Cam, Quýt, Vải, Nhãn, Quế, Lạc, Đậu tương…Với diện tích tập trung trồng cây ăn quả là 5000 ha, cây công nghiệp 900 ha, và đặc biệt chú ý đến chuyên canh cây đặc sản ( Quế.. ) để làm cơ sở kinh tế của huyện.
Phát triển chăn nuôi toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập gia đình. Trọng tâm là chăn nuôi trâu, Bò, Gia cầm. Đổi mới hệ thống co giống cho năng suất cao và chất lượng tốt. Đến năm 2010 sản lượng các loại của huyện tăeng gấp hai lần so với hiện nay, tốc độ tăng trưởng đàn trâu,Bò đạt bình quân 2,0 % năm, Gia cầm tăng 4,2% năm. Đi đôi với phát triển trông trọt, chăn nuôi cần đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ Nông nghiệp nhằm tạo thêm việc làm, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn trên cơ sở phát triển tổng hợpngành Nông nghiệp, tăng nhanh giá trị sản lượng Nông nghiệp.
Coi việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, các tiến bộ về công nghệ sinh học từng bước thực hiện nền Nông nghiệp sạch bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp ở huyện Hàm Yên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ nay đến năm 2010 Nông nghiệp của huyện phát triển thoe hướng tận dụng hợp lý các nguồn lực của huyện để phát triển Nông nghiệp toàn diện, hướng và đảm bảo an toàn lương thực, tập trung sây dựng một nền Nông nghiệp hàng hoá với giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá và hiệu quả sản xuất cao hơn.
Biểu 16: Mục tiêu phát triển cụ thể kinh tế Nông nghiệp Hàm Yên đến 2010.
Chỉ tiêu
đvt
Hiện trạng
Dự kiến
tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2000-2010
1.Đất Nông nghiệp
tr-đ
11752
17182
2,6
2.Diện tích gieo trồng
ha
13922
20607
3,7
3.Giá trị sản xuất/ đầu người
ha
121255
256657
13
4.Bình quân giá trị sản xuất /đầu người
tr-đ
1,78
5.Cơ cấu giá trị sản xuất
%
100
100
- trồng trọt
-
75,5
77,7
-
- Chăn nuôi
-
23,8
21,3
-
- Dịch vụ
-
0,6
1,0
-
6.Sản lượng lương thực
tấn
34400
52818
6,9
7.Bình quân lương thực
kg/
người
338,7
450
-
8.Sản lượng các loại
tấn
1093
2150
5.8
9.Số lượng trâu bò
con
20838
24817
2,0
10.Số lượng lợn
con
41159
55264
1,5
11.Số lượng gia cầm
con
325071
503000
4,4
Nguồn: Viện quy hoach và thiết kế Nông nghiệp.
2. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp huyện Hàm Yên đến năm 2010.
Trên cơ sở thợc trạng cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của huyện Hàm Yên hiện tại và căn cứ, cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp như: Điều kiện tự nhiên ở các vùng lãnh thổ, hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm, nhu cầu thị trường, quan điiể và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế Nông nghiệp đã trình bày ở trên. phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp ở Hàm Yên đến năm 2010 như sau:
a. phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo ngành và nội bộ ngành.
Chuyển dịch Nông nghiệp hiện tại là tự cấp, tự túc, độc canh cây lương thực sang nền Nông nghiệp hàng hoá, một nền nguyên liệu và thực phẩm, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu Nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt, tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ Nông nghiệp, trong điều kiện giá trị tuyệt đối của ngành tròng trọt vẫn ăng qua các năm.
Trong cơ cấu ngành tròng trọt chủ trương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển một phần diện tích hoa màu, cây lương thực có năng suất thấp sang phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả tạo ra giá trị sản lượng lớn / 1ha/năm. Cây chè và cây ăn quả là cây trồng mũi nhọn cung cấp sản phẩm hàng hoá chiếnn lược của huyện trước mắt cũng như lâu dài.
Để tăng giá trị sản phẩm hàng hoá và tăng tỷ trọng các loại cây có lợi thế so sánh của huyện trong ngành trồng trọt, dự kiến đến năm 2010 diịen tích các loạim cây trồng này tăng hớno với năm 2000 là.
- Cây lương thực tăng 3227 ha với tốc độ tăng trưởng là 2,7% năm
-Cây công nghiệp tăng 2437 ha với tốc độ tăng trưởng là 9,7% năm
-Cây ăn quả tăng 1396 ha với tốc độ tăng trưởng là 7,4% năm
- cây thực phẩm ăng 499 ha với tốc độ tăng trưởng là 4,8% năm
Biểu 17: Mục tiêu cụ thể chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng huỵen Hàm Yên đến năm 2010.
Chỉ tiêu
Hiện trạng 2000
Dự kiến 2010
tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2000-2010
1. Diện tích ( ha) tổng diện tích gieo trồng
13922
21623
3,7
- Cây lương thực
8779
12006
2,7
- Cây thực phẩm
881
1381
`4,8
- Cây công nghiệp
1339
3776
9,7
- Cây ăn quả
2556
3952
7,4
- cây khác
367
614
7,1
2. Cơ cấu diện tích
Tổng số
100
100
-
- Cây lương thực
63,05
56,41
-
- Cây thực phẩm
6,32
7,0
- Cây công nghiệp
9,61
11,74
-
- Cây ăn quả
18,35
22,13
-
- cây khác
2,63
2,72
-
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hàm Yên.
Cùng với phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện Hàm Yên như vậy, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện sẽ có sự chuyển dịch như sau:
Biểu 18: Mục tiêu cụ thể chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nfành trồng trọt huyện Hàm Yên đến năm 2010.
Chỉ tiêu
ĐVT
hiện trạng năm 2000
Dự kién 2010
1.Giá trị sản xuất
tr-đ
91556
253330
-lúa
49256
72301
-Cây lương thực khác
10482
36733
-Cây công nghiệp
9901
40634
-Cây ăn quả
15304
83194
-Rau dậu+Gia vị
3518
10386
-Cây khác và sản phẩm phụ
3095
10082
2. cơ cấu giá trị sản xuất
%
-lúa
53,8
28,54
-Cây lương thực khác
11,44
14,5
-Cây công nghiệp
10,81
16,04
-Cây ăn quả
16,71
32,84
-Rau dậu+Gia vị
3,84
4,1
-Cây khác và sản phẩm phụ
3,38
3,98
Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp.
Trong ngành chăn nuôi tập trung phát triển đàn trâu, bò, lợn… theo hướng có hàng hoá. đoòng thời chăn nuôi toàn diện gia súc khác và gia cầm để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm tại chỗm của nhân dân.
Đưa giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi đến năm 2010 đạt năm 53750 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 22834 triệu đồng.
Đàn trâu giữ tốc độ tăng bình quân khoiảng 3% đẩm bảo sức kéo và sinh sản, bù đắp vào số trâu, bò loại thải hàng năm vầ có thể đấp ứng phần sức kéo cho các vùng còn thiếu và vùng xuôi. Đàn trâu từ 19304 con năm 2000 lên 21086 côn năm 2010.
Đàn bò vẫn tiếp tục tăng với tốc độ 4-6% hướng chính là nuôi bò lấy thịt, da…Tăng nhanh tỷ trọng thịt bò trong tiêu dùng của xã hội tiến tới xuất thịt Bò cho khu công nghiệp lớn của trung ưng và thủ đô Hà Nội. Sinh hoá đàn Bò để tăng tỷ trọng và tăng chất lượng thịt đạt hiệu quả cao đàn bò năm 2000 là 1534 con đến năm 2010 là 19180.
Đàn lợn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng bình quân từ 3- 3,5% năm, song chuyển hướng sang chăn nuôi lợn t5rong chuồng, lợn hướng nạc để phù hợp với hướng tiêu dùng của thị trường trong nội bộ huyện, tỉnh và suất khẩu.
Đàn lợn năm 2000 có 41159 con đến năm 2010 có 46191 con, tăng lên 5032 con, sản lượng xuất chuồng khoảng 2400 tấn.
Đàn gia cầm cũng vậy năm 2000 có 325071 con đến năm 2010 có 435071 con tăng lên 110000 con.
Biểu 19: Mục tiêu cụ thể phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Hàm Yên đến 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Hiện trạng năm 2000
Dự kiến năm 2010
1. Số lượng gia súc gia cầm
Con
-
-
- Trâu
-
19304
21086
- Bò
-
1534
1918
- Lợn
-
41159
46191
- Gia cầm
-
325071
435071
2.Giá trị sản xuất
tr- đ
30916
53750
- Gia súc
-
21078
40692
- Gia cầm
-
7692
9397
- Chăn nuôi khác
-
2146
3661
3.Cơ cấu giá trị sản xuất
%
100
100
- Gia súc
-
68,18
75,7
- Gia cầm
-
24,87
17,48
- Chăn nuôi khác
-
6,94
6,81
Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp.
b. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo vùng lãnh thổ.
Về góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo vùng lãnh thổ thì vùng phía Bắc bố trí nhiều diện tích trồng sả, Cam, Quýt và chăn nuôi châu bò, cơ cấu những loại sản phẩm này ở vùng phía Bắc chiếm tỷ lệ cao hơn so với vùng phía nam. diện tích sả ở vùng này chiếm khoảng 90% diện tích trồng sả của huyện, 80 - 95 % diện tích, Cam, Quýt, đàn trâu bò chiếm khoảng 50 - 60% đàn trâu bò của huyện.
Đối với vùng phía nam thì cây lương thực nhất là cây lúa và một số cây như mía, chè, cà fê và chăn nuôi gia súc, gia cầm được bố trí phát triển nhiều hơn và tỷ trọng các loại sản phẩm này ở vùng phía nam chiếm ưu thế hơn so với vùng phía bắc. Dự kiến diện tích cà fê của vùng chiếm khoảng 60% diện tích cà fê của huyện, diện tích mía chiếm khoảng 71%, diện tích chè chiếm khoảng 85%, sản lượng lương thực chiếm khoảng 65%.
Trên các vùng phía bắc và phía nam của huyện sẽ hình thành nhiều tiểu vùng chuyên môn hoa sản xuất cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
Như vậy, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp ở Hàm Yên theo vùng lãnh thổ sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân, đồng thời còn phát huy tốt các tiềm lực của huyện và sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn tiềm lực đó, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao dân trí đưa nền kinh tế của huyện lên tầm cao mới.
c. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo thành phần kinh tế.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển ở nông thôn. Trên cơ sở củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông trường quốc doanôc sản xuất chè trên địa bàn huyện và các doanh nghiệp làm công tác dịch vụ cung ứng gippngs vật tư kỹ thuật, phục vụ tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và các công tác thú y…Để từng bước làm tốt vai trò là trung tâm công nghiệp dịch vụ, trung tâm khoa học kỹ thuật trong Nông nghiệp, tăng gía trị sản lượng của kinh tế quốc doanh trong tổng giá trị sản lượng củan thành phần kinh tế cá thể, tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp ở Hàm Yên.
Khuyến khích kinh tế hộ phát triển theo hướng chuyên canh dịch vụ Nông nghiệp phát triển kinh tế trang trại để dưa dần tỷ trọng giá trị sản lượng của thành phần kinh tế cá thể, tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm Nông nghiệp.
Với phương thức phát triển kinh tế theo các thành phần kinh tế như trên. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hàm Yên thoe thành phần kinh tế từ nay đến năm 2010 sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm của thành phần kinh tế tập thể, trong khi đó giá tri tuyệt đối của thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể sáng tạo ra vẫn năm sau cao hơn năm trước.
III. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp ở huyện Hàm Yên.
1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất Nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá.Quy hoach Nông nghiệp là cơ sở để hoach định chiến lược phát triển và xây dựng kế hoach đầu tư phát triển Nông nghiệp của huyện, giúp cho việc xác định cơ cấu kinh tế Nông nghiệp phù hợp có căn cứ khoa học. Do đó đây là giải pháp đầu tiên cần được tập trung giải quyết để thực hiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh nói chung và huyện Hàm Yên nói riêng.
Sản xuất nông nghiểp Hàm Yên trong những năm qua cho thấy do yêu cầu của thị trườngvà thực tế sản xuất trên địa bàn, huyện đã hình thành các trang trại sản xuất một số cây trồng, vật nuôi hàng hoá và trước đây chưa được đề cập đến trong các phương án quy hoạch như: cây mía, cây vải, cây nhãn, bò thịt.
Mặt khác trong những năm qua có nhiều tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi và các mô hình đa dạng hoá cay trồng. Những vẫn đề này có tác động lớn đến sản xuất Nông nghiệp, nhưng ở phương án quy hoạch cũ chưa được đề cập. Do đó cần phải rà soát hoàn chỉnh quy hoạch nông nghiệp.
Vừa qua bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa chủ trương tiến hành rà soát bổ xung quy hoạch Nông nghiệp của các huyên, các tỉnh trong cả nước. Thực hiện chủ trương trên và để góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của huyện Hàm Yên như phần phương hướng ddã đề cập. Trong những năm tới cần tiến hành điều tra, bổ xung nẵm vững các nguồn lực có liên quan đến sản xuất Nông nghiệp và quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất Nông nghiệp, trong đó tập trung quy hoạch các vùng sản xuất cây trồng , vật nuôi có tính chiến lược của huyện theo hướng tập trung, chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá như:
Quy hoạch bố trí trồng tập trung hình thành vùng chè lớn thuộc các xã phía namcủa huyện bao gồm: xã thái hoà, xã thành long,Đức Ninh, Hùng đức..
Bên cạnh cây chè là cây quế vừa là cây công nghiệp vừa là cây dược liệuquý có quả cao, nên quy hoạch vùng trông quế tập trung ở các xã như: Bằng cốc, Thái sơn, Bình xa…Đặc biệthy có điều kiện phát triển cây dài ngày nhất là cây ăn quả có múi, những cây đã khảng định là cây cam sành, quýt, ngoài ra còn có khả năng phát triển tốt cây nhãn cây vải thiều. Quỹ đất để phát triển những cây này có nhiều, nhất là vườn hộ, vườn đồi (vườn tạp), đất trống đồi núi trọc có tầng dày, độ dốc thấp có thể đưa vào sử dụng.Đây là giải pháp quan trọng nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực của huyện, đặc biệt là tài nguyên đất Nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực này, tránh tình trạng quy hoạch không phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế ở từng vùng lãnh thổ của huyện hạn chế tới hiệu quả đầu tư.
2. Giải pháp về thị trường:
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, tất nhiên thị trường phải là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Vì vậy phải mở rộng và phát triển thị trường, đẩy nhanh việc têu thụ hàng hoá, nói tới thị trường là nói tới " đầu vào" và "đầu ra", nếu không giải quyết được "đầu ra" thì việc đầu tư cho "đầu vào" cũng không có ý nghĩa.
Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của huyện Hàm Yên đến năm 2010 các cây trồng, vật nuôi mang tĩnh sản xuất hàng hoá cao có sự gia tăng đáng kể, yêu cầu thị trường tiêu thụ nông sản của huyện phải được mở rộng, do đó cần có giải pháp về thị trường, nhất là khi các loại sản phẩm hàng hoá đi vào sản xuất ổn định, đạt sản lượng quy hoạch, nếu không giải quyết được thị trường tiêu thũe dẫn đến sản xuất không có hiệu qủa, lúc này giải pháp về thị trường lại càng trở nên cấp thiết hơn.
Để thực hiện được giải pháp về thị trường đối với điều kiện cụ thể của huyện Hàm Yên cần phải:
* Nhà nước thông qua các cơ chế của mình để tổ chức tốt các thông tin về thị trường, nhất là khâu dự báo cung cầu thị trường, khối thông tin này đối với người sản xuất thông qua nhiều kênh, trong đó có hệ thống khuyến nông là một hệ thống đáng khuýến khích, mặt khác đưa ra những thông tin về thị trường, tập quán, sở thích của người tiêu dùng qua đó thị trường không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều sâu.
* Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước, quan hệ với các cơ quan làm tư vẫn cho địa phương dể đổi mới, đa dạng hoá sản xuất và ổn định việc tiêu thụ sản phẩm. Để làm được như vậy thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp gắn liền với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
* Tạo điều kiện cho các trung gian kinh tế, nhất là trung gian thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, đảm bảo khâu tiêu thụ cho nông dân, hình thành cơ chễ gắn bó giữa người sản xuất và người tiêu thụ. các trung gian thường có thể do những người sản xuất tự nguyện lạp ra dưới hình thức hiệp hội, cũng có thể do tổ chức kinh tế Nhà nước thực hiện, nhất là những nơi mà năng lực típ thị của người sản xuất còn yếu hay do nhu cầu chuyên môn hoá trong sản xuất hàng hoá và lưu thông yêu cầu.
* Tuyên truyền Khuyến khích thay đổi tập quán tiêu dùng của nhân dân. Trước kia chúng ta chỉ chú ý tới ăn về số lượng, ăn cho no bụng chứ chưa nghĩ tới ăn phải ngon, ăn có chất lượng. Thay đổi nhận thức đó tức là thay đổi sinh hoạt, cách tiêu dung…nâng cao sức mua của dân cư, qua đó tác động đến thị trường.
* Ngoài việc thích ứng để khai thqác thị trường Hàm Yên còn phải chú trọng đến các thị trường khác ở trong nước. từng bước phân tích tìm kiếm thị trường ngoài nước thông qua xuất khẩu và xuát khẩu tại chỗ.
3. Giải pháp về vốn:
Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội của huyện, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thì yêu cầu phải đầu tư cho sản xuất kể cả cơ sở hạ tầng. Chúng ta phải thừa nhận rằng sản xuất Nông nghiệp cần đầu tư vốn nhiều để thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, thực hiện cư giới hoá, điện khí hoá và thỷ lợi hoá…Mặt khác chu kỳ sản xuất trong Nông nghiệp thường kéo dài, thời gian quay vòng vốn chậm. Vì vậy nhu cầu về vốn không chỉ đặt ra với huyện Hàm Yên mà còn trong cả nước, việc nâng cao khả năng khai thác các nguồn vốn vào mục đích đầu tư, cải tiến cơ cấu kinh tế luôn là vẫn đề nóng bỏng không chỉ riêng đối với Nông nghiệp mà cả mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Nói đến vốn là nói đến hai vẫn đề: Thu hút và cho vay vốn, môi8x vẫn đề phải có phương pháp giải quyết khác nhau, có các chính sách khác nhau thì mới đạt hiệu quả đối với người đi vay và người cho vay. Với nhu cầu vốn lớn nên để đảm bảo đủ vốn cho phát triển Nông nghiệp ở Hàm Yên cần có những giải pháp thực hiện như sau:
* Huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống tài chính ngân hàng đây là nguồn vốn lớn còn đọng lại chưa được khai thác triệt để, đó chính là điểm yếu vì chính sách tài chính tín dụng của nhà nước nói chung và ngân hàng ở huyện Hàm Yên nói riêng cjưa hợp lý . Nếu có chính sách hợp lý thì sẽ huy động được nhiều hơn để đầu tư cho Nông nghiệp bởi vì đứng trên góc độ lợi ích chung thì ngân hàng nhà nước nói chung và ngân hàng ở huyện Hàm Yên nói riêng có thể bù lỗ do chênh lệch về mặt lãi suất giữa tỷ lệ huy động và tỷ lệ lãi suất cho vay song nó có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất Nông nghiệp. Việc huy động đã khó nhưng vẫn đề vay vốn cũng là vẫn đề nan giải vì chúng ta thiếu đồng bộ trong hệ thống chỉ đạo và các quy chế, luật lệ cho vay nên hệ thống ngân hàng chưa mạnh dạn mở rộng tín dụng nông thôn sợ thiếu an toàn và sợ mất vốn.
Củng cố phát triển thị trường vốn ngắn hạn truyền thống ở nông thôn đã được nhân dân chấp thuận, mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng tới các cụm xã, liên xã gắn liền với các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh hình thức huy động và tiết kiệm gắn với cơ chế tái đầu tư ch nhân dân, tạo điều kiện mở rộng dịch vụ thanh toán đến từng người dân nhămd xây dựngmỗi quan hệ mới giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các hộ gia đình trong khu vực Nông nghiệp.
* phát huy tốt vai trò của các quý tín dụng nhân dân, của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ…của các hiệp hội: Nông dân, Cựu chiến binh, hộ làm vườn…trong đó hỗ trự sản xuất tạo công ăn việc là, mặt khác phải phố hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp , các hiệp hội…Tạo mọi điều kiện và môi trường pháp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay.
* Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách chi cho mục tiêu phát triển kinh tế sẽ là đòn bẩy thay đổi nhanh chóng cục diện cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, tạo nên sức bật mới về kinh tế nguồn vốn.
* Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Nông -Lâm -Ngư nghiệp.
Nói chung vẫn đề vốn không chỉ đòi hỏi với riêng huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang mà là đối với cả nước vẫn là bài toán khó đang đi tìm cách giải. song chúng ta phải từng bước giả quyết một cách hài hoà, không nóng vội, nếu không sẽ gây hiệu quả cả về kinh tế chính trị xã hội.
4. Giải pháp về ruộng đất:
Hoàn tất việc giao đất Nông nghiệp cho các hộ nông dân theo luật đất đai năm 1993 quy định và nghị định số 64/cp của thủ tướng chính phủ, sẽ giúp các hộ nông dân yên tâm đầu tư, tổ chức sản xuất, khai thác tiềm năng đất đai củam huyện phục vụ cho các nục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyênj đã đề ra. Do đó cùng với các giải pháp trên cần chú ý đến các giải pháp về ruộng đất, có vậy mới tạo môi trương thuận lợi để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của huyện.
Trong những năm qua, cùng với cả nước
c
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33590.doc