Hiện nay công ty đã cổ phần hoá, ngoài việc vay vốn ngân hàng ,công ty có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn hoặc có thể mở rộng liên doanh, liên kết hay sát nhập với các doanh nghiệp khác để thành lập một công ty có quy mô lớn và vốn kinh doanh lớn. Hơn nữa, dự trữ hàng hóa hợp lý, lựa chọn đối tác kinh doanh tránh trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian quá dài, từ đó đẩy nhanh vòng quay của vốn không để tình trạng vốn nhàn rỗi quá nhiều.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long
I.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long
I.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Thăng Long
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thăng Long
Tên quan hệ quốc tế: Thang Long Joint – Stock Company
Tên cơ quan chủ quản: Tổng công ty thương mại Hà Nội
Trụ sở giao dịch: 191 Lạc Long Quân- Cầu Giấy- Hà Nội
Điện thoại: 04.7525299
Fax: 04.8361898
Địa chỉ Email: Vangthanglong@hn.vnn.vn
Địa chỉ trang Web: WWW.vangthanglong.com
Đăng ký kinh doanh số: 0103001012 Ngày 05/09/2002
Mã số thuế:0101275603
I.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long
Công ty cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản phẩm chính mà công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh hiện nay là các loại rượu vang. Đây là một công ty hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về mặt tài chính và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng công ty thương mại Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của công ty qua từng giai đoạn có thể được tóm tắt như sau:
=Giai đoạn 1989-1993:Sản xuất thủ công
Trong giai đoạn này, công ty có tên là xí nghiệp Rượu- Nước giải khát Thăng Long. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 6415/QĐUB Ngày 24/03/1989 của UBND Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc ra đời của xí nghiệp là Xưởng sản xuất rượu và nước giải khát lên men trực thuộc công ty Rượu Hà Nội. Sản phẩm truyền thống của Xưởng là rượu pha chế các loại. Đến những năm đầu của thập kỷ 80, Xưởng mới được đầu tư trang thiết bị và công nghệ sản xuất rượu vang.
Thời gian đầu khi mới thành lập, Xí nghiệp mới chỉ là một đơn vị sản xuất nhỏ với khoảng 50 công nhân, sản xuất hoàn toàn là thủ công, cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu với đại bộ phận nhà xưởng là nhà cấp bốn. Mặc dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng xí nghiệp đã cố gắng vượt qua tất cả để đạt đến các mức sản lượng sản xuất không ngừng tăng lên qua các năm. Với mức sản lượng 106.000 lít /năm (1989), 530.000 lít/năm (1992) và năm 1993 đã tăng lên tới 905.000 lít/năm. Như vậy có thể thấy rằng trong giai đoạn đầu từ năm 1989 đến năm 1993, tuy sản xuất của xí nghiệp hoàn toàn là thủ công nhưng xí nghiệp đã là một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mức nộp ngân sách tăng gần 6 lần từ 337 triệu đồng (1991) đến 1976 triệu đồng (1993). Diện tích nhà xưởng, kho bãi đã được nâng cấp và mở rộng. Đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Sản phẩm mang nhãn hiệu Vang Thăng Long đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường.
=Giai đoạn 1994- 2001: Bán cơ giới hoá và cơ giới hoá
Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty. Lúc này, Xí nghiệp Rượu- Nước giải khát Thăng Long đổi tên thành công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long. Công ty chính thức được thành lập theo quyết định số 301/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội Ngày 16/08/1993. Ngay sau khi được thành lập, công ty đã tích cực đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, triển khai áp dụng thành công mã số, mã vạch cùng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hệ thống phân tích xác định và kiểm soát các điểm nguy hại trọng yếu trong quá trình sản xuất (HACCP). Công ty đã đầu tư 11 tỷ đồng cho các thiết bị, nhà xưởng, môi trường, văn phòng và các công trình phúc lợi… Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2001, công ty đã tập trung rất nhiều vào việc đầu tư cơ sở vật chất tương xứng với những kết quả nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ mới để tiếp tục không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn này, mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 65 %. Sản lượng rượu Vang đã tăng gấp 3 lần từ 1,6 triệu lít (1994) lên 4,8 triệu lít (1997) và đến năm 2002 con số đạt được là 5,3 triệu lít. Sản phẩm Vang Thăng Long có chất lượng cao đã được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng và mến mộ. Liên tục trong 3 năm liền 1999, 2000 và năm 2001, Vang Thăng Long đã giành được “Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.
=Giai đoạn từ 2002 đến nay
Đây là giai đoạn công ty Cổ phần Thăng Long chính thức đi vào hoạt động từ ngày 03/05/2002 sau khoảng thời gian gần một năm kể từ ngày công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long có quyết định cổ phần hoá (tháng 4/2001). Giai đoạn này đánh dấu một trang sử mới trong lịch sử phát triển của công ty với 300 lao động, 400 cổ đông cùng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, dây truyền công nghệ sản xuất được cơ giới hoá, quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, HACCP, TQM và ISO 14000
Kể từ đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã, đang và sẽ ngày một phát triển hơn nữa. Doanh thu của công ty năm 1999 đạt 59 tỷ đồng với sản lượng bán ra là 4,8 triệu lít. Tháng 4/2001, công ty đã hoàn thành việc cổ phần hoá, trong đó cổ phần Nhà nước chiếm 40%. Vốn điều lệ khi thành lập công ty Cổ phần Thăng Long là 11,6 tỷ đồng trong đó vốn của Nhà nước 4,64 tỷ đồng (chiếm 40%). Vốn của các cổ đông là cán bộ công nhân viên và các cổ đông khác là 6,96 tỷ đồng (chiếm 60%). Trong năm 2002, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều vượt năm trước: Doanh thu đạt 65 tỷ đồng vượt 3,6% so với năm 2001; nộp ngân sách 10,756 tỷ đồng vượt 18,6% so với năm 2001.
Với những thành tựu đã đạt được, Công ty Cổ phần Thăng Long đã được Đảng và Nhà nước ta trao tặng nhiều huân, huy chương các loại, tiêu biểu trong số đó là:
01 Danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới
05 Huân chương lao động hạng nhì và hạng ba
Giải thưởng “Bông sen vàng”, 01 Cúp sen vàng, 28 Huy chương vàng trong các lần tham gia hội chợ trong và ngoài nước.
I.2 Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Thăng Long
I.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong công ty cổ phần Thăng Long.
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như: Điều lệ công ty, bầu các thành viên HĐQT, quyết định phương hướng phát triển công ty.
- HĐQT: Là cơ quan quản lí công ty, toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như chiến lược kinh doanh; phương án đầu tư,bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.
- Chủ tịch HĐQT: Là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
- Giám đốc điều hành: Là người có nhiệm vụ trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc điều hành: Là người giúp giám đốc quản lí các nhiệm vụ sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
- Phòng tổ chức: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng và đào tạo lao động, lập kế hoạch tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kế toán: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công tác kế toán tài chính của công ty. Vì vậy nhịêm vụ chính của phòng kế toán là tổ chức hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; ghi chép, tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo kế toán.
- Phòng hành chính: Thực hiện quản lí hành chính; quản lí hồ sơ, văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng, nhà khách và tổ chức thi đua tuyên truyền.
- Phòng cung tiêu: Làm nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận và phân tích các nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng cho quá trình sản xuất đồng thời tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.
-Phòng nghiên cứu đầu tư- phát triển: Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất đồng thời nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
- Phòng quản lý chất lượng: Giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất ra đảm bảo sản phẩm bán ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm
- Phòng công nghệ và xây dựng cơ bản: Thực hiện công tác quản lí kỹ thuật các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và quỹ đất của công ty
- Ban bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, phòng chống bão lụt, trộm cắp và thực hiện kiểm tra hành chính
- Các tổ sản xuất: Trực tiếp thực hiện nhiệm vu sản xuất ra sản phẩm cho công ty
- Các cửa hàng: Thực hiện nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm và thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng
- Phòng thị trường:
* Chức năng
+ Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường
+ Phát triển hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm cho công ty
+ Tiến hành các công tác hỗ trợ: Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các công tác hỗ trợ bán hàng và sau bán hàng như tham gia Hội chợ, Quảng cáo, đề xuất các chương trình khuyến mại quảng bá sản phẩm
*Nhiệm vụ
+ Tiếp nhận đơn hàng, soạn thảo bảng giá, các hợp đồng và các văn bản có liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng theo biểu mẫu có sẵn của công ty
+ Quản lí và bảo mật hồ sơ về giá của công ty
Tiến hành thương lượng các bước giao dịch, báo cáo cho giám đốc để đi đến kết luận hợp đồng theo quy định của công ty
+ Lập kế hoạch mở rộng thị trường mới, thực hiện các chuyến công tác xa khi được chỉ đạo và duyệt của giám đốc
+ Báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh, báo cáo thường xuyên và cập nhật về đối thủ cạnh tranh
+ Báo cáo và hỗ trợ phòng kế toán thu nợ khách hàng theo đúng tiến độ
+ Tham dự các khoá đào tạo nâng cao kiến thức kỹ thuật, chuyên môn do công ty tổ chức hoặc đăng ký tham dự
Phần II: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
II.1 Khái quát về ngành nghề sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh. Vì vậy ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm sau:
Chủ yếu sản xuất các loại đồ uống có cồn và không có cồn
Sản xuất các loại bao bì
Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng, công ty đã tích cực nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, cải tiến mẫu mã sản phẩm… Công ty có các loại sản phẩm cụ thể như sau:
+ Vang Thăng Long Nhãn vàng (Vang truyền thống)
Là loại Vang tổng hợp với hương vị đặc trưng của các loại trái cây Việt Nam như dứa, vải, nho, mơ, mận, dâu và sơn tra; là loại Vang có độ rượu nhẹ do lên men, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống phương Đông với màu nâu ánh đỏ tươi; có vị chua chát, êm dịu
+ Vang Thăng Long 2 năm, Vang Thăng Long 5 năm
Cũng như Vang Nhãn vàng, đây là loại Vang có hương vị đặc trưng của nhiều loại trái cây, với độ rượu nhẹ tạo cảm giác êm dịu nhưng có đặc điểm khác là có thời gian cất trữ lâu trong khoảng thời gian tương ứng là 2 năm và 5 năm
+ Vang Sơn Tra Thăng Long
Là sản phẩm được lên men từ quả Sơn Tra- một vị thuốc dân gian truyền thống của Việt Nam, loại quả này được lấy từ Yên Bái. Với độ rượu nhẹ do lên men, Vang Sơn Tra có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống phương Đông; hương thơm đặc trưng, có vị chua chát, tạo cảm giác hưng phấn êm dịu
+ Vang Nho ngọt Thăng Long
Được làm từ quả nho tím giống ngoại nhập từ Phan Rang; có vị chua chát, ngọt hài hoà, giàu vitamin và có độ rượu nhẹ do lên men
+ Vang Dứa Thăng Long
Là sản phẩm được lên men từ nước Dứa thuần khiết, với độ rượu nhẹ, hương thơm, vị ngọt, chua hài hoà tạo cảm giác hưng phấn êm dịu
+ Vang Nho chát Thăng Long (Vang xuất khẩu)
Được làm từ quả nho tím giống nhập ngoại từ Phan Rang; bằng phương pháp chế biến và lên men hiện đại có vị chua chát hài hoà theo thói quen tiêu dùng quốc tế
+ Vang Vải Thăng Long
Được làm từ quả Vải thiều Thanh Hà- Hải Dương độc đáo. Bằng phương pháp chế biến, lên men hiện đại, Vang Vải có hương vị đặc trưng thuộc dòng vang trắng theo thói quen tiêu dùng quốc tế
+ Vang Nổ Thăng Long
Là sản phẩm được lên men từ hoa quả với độ rượu nhẹ, bọt ga trắng mịn, tạo cảm giác hưng phấn êm dịu vui tươi
+ Rượu Volka
Là sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại của nước ngoài. Đây là loại sản phẩm mới mà công ty cổ phần Thăng Long đưa ra thị trường lần đầu tiên tại Hội chợ Xuân 2005
Ngoài ra công ty còn sản xuất một sản phẩm bổ sung là vỏ hộp Vang các loại nhằm tăng thêm sự trang trọng cho sản phẩm trước con mắt khách hàng đặc biệt là đối với những khách hàng mua với mục đích làm quà biếu. Công ty còn đang có các dự án cải tiến về bao bì như làm chai bằng men sứ, chế tạo những vỏ đựng Vang làm quà biếu hấp dẫn người mua
II.2 Đặc điểm về thị trường của công ty
II.2.1 Đặc điểm về thị trường theo khách hàng
Chúng ta đều thấy rằng, bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào đều phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Khách hàng của công ty cổ phần Thăng Long chính là các nhà đầu tư, các đại lý và các cơ sở nhỏ lẻ khác. Ngoài việc trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng từ cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, công ty còn thông qua một số trung gian để phân phối sản phẩm. Khách hàng lớn cuả công ty chủ yếu là các công ty thương mại. Các khách hàng của công ty có thể được mô tả theo sơ đồ hệ thống kênh phân phối như sau:
Phòng thị trường
Phòng cung tiêu
Đại lý
Bán lẻ
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Nhà đầu tư
Đại lý
Bán lẻ
Người tiêu dùng cuối cùng
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long )
Như vậy, thị trường theo khách hàng của công ty bao gồm những đối tượng bán buôn và bán lẻ nhằm đảm bảo phủ kín thị trương, mở rộng thị trường tiêu thụ, giữ được khách hàng truyền thống và lôi kéo khách hàng tiềm năng.
Trong số các khách hàng của công ty, nhà đầu tư có vai trò quan trọng, nhà đầu tư là khách hàng tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của công ty (thường chiếm 60%-70% doanh thu). Nhà đầu tư cung cấp tín dụng thương mại cho công ty tức là nhà đầu tư ứng trước tiền hàng bù lại họ sẽ được ưu đãi về giá. Hàng năm công ty có khoảng 10 nhà đầu tư chủ yếu vào các tháng mùa vụ, cung cấp khoảng 40 tỷ tiền hàng để trang trải và làm vốn lưu động cho công ty trong thời gian ngắn. Các nhà đầu tư thường lấy hàng vào mùa tiêu thụ (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) hoặc vào những tháng trái vụ lượng hàng tiêu thụ của công ty chủ yếu được thực hiện thông qua mạng lưới các đại lý.
Các đại lý của công ty chủ yếu là các công ty thương mại, lực lượng này có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách định giá, các đại lý thường đòi hỏi giá thấp để chia sẻ lợi nhuận của công ty. Hiện nay công ty có hàng trăm đại lý trải khắp các tỉnh thành trong cả nước. So với những năm trước thì số lượng các đại lý ngày càng gia tăng nhưng nếu so với quy mô lớn như công ty cổ phần Thăng Long thì số lượng đại lý như hiện nay vẫn còn là khiêm tốn.
Một lượng khách hàng khác của công ty là các cơ sở bán lẻ. Đây là lượng khách hàng tiêu thụ khối lượng sản phẩm của công ty chỉ sau các nhà đầu tư. Công ty còn trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình.
II.2.2 Đặc điểm thị trường theo khu vực
Có thể chia thị trường theo khu vực của công ty cổ phần Thăng Long làm 3 khu vực lớn là thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thị trường miền Nam. Trong mỗi miền, thực tế công ty chỉ tập trung tại một số tỉnh nhất định nhưng công coi thị trường miền Bắc là thị trường trọng điểm trong việc phát triển sản phẩm Vang Thăng Long. Có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Số lượng (chai)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (chai)
Tỷ trọng (%)
Miền Bắc
6.698.126
92,0
6.787.246
91,0
Hà Nội
4.617.339
63,42
4.604.885
61,74
Hà Tây
1.151.058
15,81
1.241.826
16,69
Các tỉnh khác
929.729
12,77
937.535
12,57
Miền Trung
502.359
6,9
581.764
7,8
Miền Nam
80.087
1,1
89.502
1,2
Tổng
7.280.572
100
7.458.512
100
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long)
Khu vực tiêu thụ rượu Vang lớn nhất là thị trường miền Bắc chiếm hơn 90% sản lượng bán ra của toàn công ty. Tiếp theo là thị trường miền Trung, sản lượng tiêu thụ chênh lệch khá lớn so với thị trường miền Bắc (chiếm khoảng 7%). Cuối cùng là thị trường miền Nam, đây được coi là thị trường tiềm năng của công ty. Thị trường này mới được công ty quan tâm phát triển nên sản lượng tiêu thụ còn khá ít (khoảng 1%)
Thị trường miền Bắc là thị trường truyền thống của công ty với trung tâm là thủ đô Hà Nội. Khối lượng tiêu thụ ở Hà Nội chiếm trên 60%. Bên cạnh đó là thị trường Hà Tây cũng đóng góp không nhỏ vào sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Bắc với hơn một triệu chai trên một năm. Sản phẩm Vang Thăng Long có mặt tại hầu hết các tỉnh thị trường miền Bắc nhưng có thể coi Hà Nội và Hà Tây là hai thịi trường trọng điểm ở miền Bắc.
Sản lượng tiêu thụ của công ty ở thị trường miền Trung còn khá khiêm tốn (khoảng 7%) tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng. Công ty mới chỉ có 6 đại lý ở thị trường này. Có một đặc điểm của thị trường này là mức sống của người dân ở đây còn thấp nên sản phẩm chỉ được tiêu thụ ở thành phố lớn.
Đối với thị trường miền Nam, công ty coi đây là thị trường mục tiêu trong thời gian tới.
Thị trường quốc tế cũng là định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng công ty đã chuẩn bị cho việc thâm nhập bằng cách tham gia một số Hội chợ ở các nước để giới thiệu sản phẩm Vang Thăng Long. Hiện nay công ty đã có một số sản phẩm Vang xuất khẩu ra nước ngoài như Vang Nho chát xuất khẩu, Vang vải xuất khẩu.
II.2.3 Đặc điểm thị trường theo mùa vụ
Do nhu cầu tiêu dùng rượu Vang hiện nay biến động theo mùa vụ nên thị trường tiêu thụ Vang Thăng Long được tiêu thụ tập trung chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, tức tà tập trung vào những tháng trước Tết Nguyên đán. Trong dịp này, nhiều khách hàng mua với mục đích để biếu, tặng và để thờ cúng. Vì vậy lượng tiêu thụ thường chiếm trên 80% tổng sản lượng tiêu thụ cả năm. Trong những tháng mùa hè, do thời tiết nóng nên việc uống rượu Vang không được ưa chuộng dẫn đến sản lượng tiêu thụ chậm.
Sở dĩ có sự chênh lệch theo mùa vụ là do hiện nay nhu cầu về rượu Vang là loại nhu cầu không thường xuyên. Cầu về rượu Vạng tăng mạnh trong những tháng trước tết còn vào những tháng khác trong năm, nhu cầu này lại thấp.
Nắm bắt kịp thời nhu cầu rượu Vang hiện nay, công ty đã tập trung chủ yếu vào các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ vào những tháng mùa vụ nhằm thu được hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, công tycòn chú ý đến những tháng trái vụ nhằm mở rộng nhu cầu sử dụng rượu Vang hàng ngày của người tiêu dùng.
II.3 Đặc điểm về cạnh tranh
Thị trường rượu Vang ngày càng phong phú và đa dạng. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm cùng loại đang cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm rượu Vang của công ty cổ phần Thăng Long như Vang Gia Lâm, Vang Đà Lạt, Vang Đồng Xuân, Vang Tháp Chàm, Vang Hữu Nghị … Các sản phẩm nước ngoài như Vang Pháp, Vang ý… Tất cả đã, đang và sẽ tạo nên thị trường Vang đầy hấp dẫn và do đó cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Trong những năm tới đối thủ cạnh tranh chính của công ty cổ phần Thăng Long tập trung chủ yếu vào các công ty có sản lượng khá lớn, có doanh thu cao. Đó là những công ty đang dần khẳng định vị thế của mình tại thị trường miền Bắc- thị trường trọng điểm của công ty cổ phần Thăng Long.
II.4 Đặc điểm về lao động
Khi mới thành lập công ty chỉ có 50 lao động hạn chế về trình độ tay nghề, trong đó lại chủ yếu là lao động phổ thông. Hiện nay, tổng số lao động của công ty đã lên đến 315 người, tức là gấp 6,3 lần so với khi bắt đầu. Cụ thể qua số liệu năm 2004 của phòng tổ chức công ty cổ phần Thăng Long như sau:
*CBCNV công ty: 241 người (Nam:136, Nữ: 105)
- CBCNV văn phòng: 90 người (Nam: 53, Nữ: 37)
- Công nhân lao động trực tiếp: 151 người (Nam:83, Nữ: 68)
- Trụ sở của Công ty ở Nghĩa Đô gồm:
+ 08 phòng, 01 ban:
Phòng hành chính: 05 người
Phòng tổ chức: 03 người
Phòng kế toán: 04 người
Phòng cung tiêu: 04 người
Phòng nghiên cứu- đầu tư- phát triển: 07 người
Phòng thị trường : 21 người
Phòng QC : 01 người
Phòng công nghệ- quản lí sản xuất : 11 người
Ban bảo vệ : 11 người
+ 04 Phân xưởng, 14 tổ:
Phân xưởng máy rửa chai, đóng vang: 34 người
Tổ máy rửa chai
Tổ đóng vang 1
Tổ đóng vang 2
Phân xưởng lên men: 15 người
Tổ lên men chính
Tổ lên men phụ
Phân xưởng lọc vang: 12 người
Tổ lọc vang 1
Tổ lọc vang 2
Phân xưởng thành phẩm: 18 người
Tổ đóng thùng
Tổ máy dán nhãn
Tổ kho vận: 08 người
Tổ bốc xếp: 08 người
Tổ xử lí nước thải: 04 người
Tổ sửa chữa: 05 người
Tổ bếp: 10 người
Xưởng Vĩnh Tuy
Tổ quản lí: 04 người
Tổ lên men lọc vang: 08 người
Tổ đóng vang, dán nhãn: 20 người
Tổ kho vận, sửa chữa: 05 người
Tổ bảo vệ: 05 người
* Chi nhánh 74 người
- Chi nhánh Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 07 người (Nữ)
- Chi nhánh cửa hàng Đông Đô 19 người (Nam:05, Nữ:14)
- Chi nhánh xí nghiệp sản xuất hàng nhựa 45 người (Nam:14, Nữ: 31)
- Chi nhánh Thành phố HCM 02 người (Nam)
- Chi nhánh Ninh Thuận 01 (Nam)
* Tuổi bình quân 36.3 tuổi
- Nam giới 36,5 tuổi
- Nữ giới 36.0 tuổi
* Trình độ học vấn
- Thạc sĩ 01 người
- Đại học 79 người
+ Kỹ sư hoá máy 05 người
+ Kỹ sư công nghệ thực phẩm sinh học 25 người
+ Cử nhân kinh tế- luật 35 người
+ Các ngành khác 06 người
- Cao đẳng 12 người
- Trung cấp 31 người
- PTTH 245 người
-Cấp 2 65 người
* Đảng viên 47 người
+ Lí luận chính trị
- Trung cấp 07 người
- Sơ cấp 40 người
II.5 Đặc điểm về công nghệ sản xuất rượu Vang
Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ, ban lãnh đạo công ty đã quyết tâm đưa khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất. Từ năm 1994, công ty xác định mục tiêu của đổi mới công nghệ là: nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng sản xuấtvà đa dạng hoá sản phẩm nhằm thích ứng với tình hình sản xuất kinh doanh và thoả mãn nhu cầu phong phú của người tiêu dùng. Sau quá trình đổi mới công nghệ, chất lượng và sản lượng rượu Vang đã tăng lên rõ rệt, công xuất đạt 5 triệu lít/năm.
Sau đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu Vang:
Nguyên liệu quả
Chọn, rửa, sơ chế
Men giống
ép, trộn đường
Ngâm đường
Lên men chính
Rút cốt quả
Bã
Lên men phụ
Lọc
Chai
Rửa
Chiết chai
Nút
Rửa
Đóng nút
Dán nhãn
Đóng thùng
Nhập kho
Sau khi quả nguyên liệu được thu mua và vận chuyển về nhà máy, công nhân sẽ kiểm tra chất lượng và loại bỏ những quả không đạt yêu cầu. Khi đã có những quả đạt yêu cầu, người ta sẽ thực hiện quá trình rửa và sơ chế. Sau đó thực hiện quá trình ngâm trích ly trực tiếp bằng đường theo tỷ lệ 1:1 (một lớp quả, một lớp đường). Sau một thời gian ngâm trích ly trực tiếp bằng đường (tuỳ thuộc vào loại quả mà thời gian ngâm khác nhau) sẽ thực hiện quá trình rút cốt quả và bắt đầu chuyển sang quá trình lên men chính. Trước đó người ta phải pha chế dịch lên men (bổ sung thêm cồn thực phẩm và các phụ gia khác) rồi thực hiện quá trình lên men chính trong các Tank 5m3 và 10m3. Thời gian lên men chính vào khoảng 90-120h (tuỳ thuộc vào nguyên liệu là loại Siro quả nào mà thời gian lên men khác nhau). Kết thúc quá trình lên men chính thì chuyển sang quá trình lên men phụ. Mỗi chủng loại sản phẩm có thời gian lên men phụ và tàng trữ khác nhau. Chẳng hạn như thời gian lên men tối thiểu đối với Vang Thăng Long truyền thống (Vang Nhãn vàng) là 3 tháng. Khi kết thúc việc lên men phụ, vang đã trong hơn rất nhiều nhưng để đạt được yêu cầu chất lượng thì phải thực hiện quá trình lọc. Vì vậy, Vang được bơm ra Tank riêng để lọc. Quá trình lọc được thực hiện qua hai giai đoạn: Lọc thô và lọc tinh. Hoàn thành việc lọc tinh là lúc ta đã có Vang thành phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật và khi đó ta chuyển sang quá trình chiết chai. Sau khi chiết chai, chai chạy theo băng truyền được công nhân đóng nút nhựa và chuyển sang quá trình dán nhãn, đóng thùng. Cuối cùng, những chai Vang sẽ được chuyển vào kho.
II.6 Tình hình tài chính công ty
Công ty cổ phần Thăng Long có một quy mô vốn kinh doanh khá lớn so với các đơn vị trong cùng ngành. Kể từ khi thành lập đến nay, do làm ăn tương đối ổn định nên tiềm lực tài chính của công ty không ngừng tăng. Nếu như ngày đầu thành lập vốn của công ty chỉ có 861.182.000 đồng thì đến cuối năm 2002 tổng số vốn sản xuất kinh doanh đã lên đến 44.776.229.000 đồng. Nếu phân chia theo kết cấu tài sản, vốn kinh doanh của công ty cổ phần Thăng Long gồm hai bộ phận chính là vốn cố định và vốn lưu động. Để thấy rõ hơn thay đổi trong cơ cấu tài chính của công ty theo cách phân loại này trong những năm gần đây, chúng ta xem xét bảng số liệu sau:
(Đơn vị :Ngàn đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
VLĐ
16.696.663
52,98
23.336.571
59,13
24.046.294
53,7
VCĐ
14.817.691
47,02
16.127.251
40,87
20.729.935
46,3
Tổng NV
31.514.354
100
39.463.822
100
44.776.229
100
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần Thăng Long)
Từ số liệu trên cho thấy từ năm 2000 đến 2002 tổng vốn kinh doanh liên tục tăng, trong đó thể hiện rõ ở vốn cố định cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ cho tài sản cố định của công ty. Cơ cấu vốn cũng được điều chỉnh hợp lí hơn cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.Trước kia trong thời kỳ bao cấp, vốn kinh doanh của công ty cổ phần Thăng Long 100% do ngân sách Nhà nước cấp, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế (lỗ Nhà nước chịu, lãi Nhà nước thu). Tuy nhiên từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, công ty đã phải huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, uy tín của công ty trên thị trường không ngừng tăng lên nên dễ dàng huy động được vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, số vốn vay chiếm hơn 2/3 tổng số vốn hoạt động trong đó vay lưu động là chủ yếu để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thường xuyên của công ty. Hàng năm, các nhà đầu tư cung cấp nguồn vốn chiếm tới 75% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, công ty còn huy động một lượng vốn không nhỏ từ người lao động trong công ty, từ các cổ đông và các tổ chức tín dụng.
Hiện nay khi nền kinh tế đang ngày một phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, sự ra đời của thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Thăng Long luôn tin tưởng vào khả năng phát triển của mình. Phương hướng của công ty trong thời gian tới là mở rộng sản xuất đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài như vay ngân hàng, vốn ứng trước của nhà đầu tư, công ty có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu- hình thức có chi phí và mức độ rủi ro thấp hơn so với các hình thức khác nhằm nâng cao khả năng tự chủ về vốn sản xuất kinh doanh. Để huy động thêm vốn, công ty cổ phần Thăng Long có định hướng liên doanh với các công ty trong và ngoài nước để kinh doanh các loại Vang, Rượu Brandy, rượu đặc chủng, rượu thuốc có lượng quốc tế… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
II.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
II.7.1 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chung trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Sản lượng (1000 lít)
4.816
4.920
5.500
104
2,15
580
11,78
Tổng doanh thu(trđ)
58.399
59.235
65.000
836
1,41
5.765
9,69
Tổng chi phí (trđ)
54.009
54.485
60.200
776
1,42
5.715
9,49
Lợi nhuận trước thuế (trđ)
4.390
4.750
4.800
360
8,20
50
1,05
Nộp ngân sách (trđ)
10.000
10.178
10.657
178
1,78
479
4,71
Tổng quỹ lương (trđ)
2.710
2.924
3.242
214
7,9
318
10,88
Tổng số lao động (người)
292
295
290
3
1.03
-5
-1,69
Thu nhập bình quân (1000đ/th)
1.200
1.400
1.600
200
16,67
200
14,29
NSLĐbq/người
214,21
213,56
225,17
-0,65
-0,30
11,61
5,44
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần Thăng Long)
Bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm cho thấy xu hướng biến động về doanh thu và các chỉ tiêu khác là tương đối tốt. Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua liên tục tăng, điều đó cho thấy mặc dù thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng công ty vẫn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu.
Do liên tục đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Sản lượng công ty liên tục tăng qua các năm so với tốc độ trung bình trên 2%. Năm 2003, sản lượng đạt 5,5 triệu lít, tăng 580.000 lít so với năm 2002, chiếm 11,78% tỷ lệ. Tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 914 triệu đồng, chiếm 0,72%, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế cũng tăng dần theo các năm, năm 2002 so với năm 2001 tăng 360 triệu đồng tương ứng với 8,2% tỷ lệ, năm 2003 so với năm 2002 tăng 50 triệu đồng tương ứng 1,05% tỷ lệ. Do sản lượng doanh thu tăng lên theo các năm cao hơn tổng chi phí do đó lợi nhuận của công ty tăng lên và nộp ngân sách cũng được cao hơn, thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng dần theo các năm. Năm 2001, thu nhập bình quân người lao động trên tháng là 1.200.000 đồng. Năm 2002 là 1.400.000 đồng và năm 2003 là 1.600.000 đồng tăng 200.000 đồng mỗi người trên tháng năm 2002 so với năm 2001 chiếm 16,67% tỷ lệ năm 2003 so với năm 2002 tăng 200.000 đồng tương ứng với 14,29%. Năng suất lao động bình quân giảm tương ứng với số lượng lao động. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 11,61 triệu đồng tương ứng 5,44% tỷ lệ.
Công ty luôn có chế độ ưu đãi và đặc biệt quan tâm đến đời sống người lao động bằng các biện pháp khuyến khích, giúp đỡ, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động nhằm ổn định thu nhập đời sống cán bộ công nhân viên. Điều này được thể hiện qua tổng quỹ lương và mức lương bình quân của người lao động không ngừng tăng qua các năm. Khi đó người lao động sẽ gắn bó với công ty và hiệu suất lao động sẽ tăng cao.
Như vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, cấc chỉ tiêu đều tăng đặc biệt là lợi nhuận, doanh thu, tổng quỹ lương, mức lương bình quân. Tuy nhiên công ty phải không ngừng cải tiến và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên đồng thời phát huy tốt công tác quản trị để sao cho có thể giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận.
II.7.2 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm
II.7.2.1 Theo kết cấu mặt hàng kinh doanh
Đơn vị tính: 1000lít
Tên sản phẩm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Vang Thăng Long
2.634
2.700
3.200
66
2.50
500
18.51
Vang Sơn Tra
568
580
600
12
2.11
20
3.44
Vang Nho
320
340
340
20
6.25
20
5.88
Vang Dứa
456
466
480
10
2.19
16
3.43
Vang 2 năm
400
410
430
10
2.5
20
4.87
Vang 5 năm
420
424
430
4
0.95
6
1.41
Tổng
4.816
4.920
5.500
104
2.15
580
11.78
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy Vang Thăng Long (Vang truyền thống) của công ty cổ phần Thăng Long chiếm 18,51% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng với số lượng là 500.000 lít. Tiếp đó là Vang Nho chiếm 5.88% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng số lượng 20.000 lít. Đứng thứ 3 là Vang 2 năm chiếm 4,87% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng số lượng 20.000 lít. Có thể nói đây là những sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập của người dân, mẫu mã trang nhã, độ cồn nhẹ thích hợp với các cuộc vui liên hoan, phù hợp với các lứa tuổi. Còn một số loại sản phẩm khác có tăng nhưng số lượng không đáng kể như Vang Dứa chiếm tỷ lệ 3,43% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng số lượng 6.000 lít. Vang 2 năm chiếm tỷ lệ 4,87% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng số lượng 20.000 lít. Vang 5 năm chiếm tỷ lệ 1,41% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng số lượng 6.000 lít.Điều này có thể do nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng chưa thích hợp với loại rượu đó. Cũng có thể do khâu xúc tiến quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty không đi sâu sát tới người tiêu dùng khiến cho người tiêu dùng chưa tìm đến sản phẩm của công ty. Nếu công ty có những chiến lược quảng cáo khuyếch trương kịp thời và ban lãnh đạo đưa ra chính sách giá cả hợp với thu nhập của người dân, khơi dậy tâm lí mua hàng của người tiêu dùng, chiến lược kinh doanh được đưa ra một cách hợp lí thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ thu hút được người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.
II.7.2.2 Theo hình thức tiêu thụ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Sosánh 2002/2001
Sosánh 2003/2002
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch (Tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Doanh số bán
58.399
100
59.253
100
65.0
100
0.854
1.46
5.747
9.7
Bán buôn
56.238
96.3
57.771
97.5
63.7
998
1.533
2.73
5.929
10.3
Bán lẻ
2.161
3.7
1.482
2.5
1.3
2
-0.679
-31.42
-0.182
-12.3
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thăng Long)
Nhìn vào biểu đồ tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán hàng ta thấy:
Doanh số năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau:
Năm 2001 doanh số bán là58,399 tỷ đồng tăng lên đến 59,253 tỷ đồng năm 2002 và 65 tỷ đồng năm 2003. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 0,854 tỷ đồng chiếm 1,46%. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 5,747 tỷ đồng chiếm 9,7%. Trong đó: Bán hàng theo phương thức bán buôn đạt kết quả cao hơn phương thức bán lẻ. Phương thức bán buôn tăng theo các năm: Năm 2001 doanh thu là 56.283 tỷ đồng chiếm 96,3% tỷ trọng doanh số bán, đến năm 2002 doanh thu là 57.771 tỷ đồng chiếm 97,5% tỷ trọng doanh số bán, năm 2003 doanh thu là 63 tỷ đồng chiếm 98% tỷ trọng doanh số bán. Mức chênh lệch năm 2002 so với năm 2001 tăng 1,533 tỷ đồng chiếm 2,73%, năm 2003 so với năm 2002 tăng 5,929 tỷ đồng chiếm 10,3%. Do doanh số bán theo phương thức bán buôn tăng dần qua các năm nên doanh số bán của phương thức bán lẻ giảm theo các năm tương ứng với tỷ lệ phần trăm. Năm 2002 so với năm 2001 doanh thu bán lẻ giảm0,679 tỷ đồng ứng với 31,42% tỷ lệ giảm, năm 2003 so với năm 2002 doanh thu bán lẻ giảm 0,182 tỷ đồng tương ứng giảm12,3% tỷ lệ.
Qua đây ta thấy công ty tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là nhờ vào kênh phân phối qua trung gian đại lý. Công ty coi phương thức bán buôn là phương thức tiêu thụ chủ yếu và truyền thống. Trong những năm gần đây, để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường, công ty càng chú trọng đẩy mạnh hoạt động bán buôn thông qua các đại lý. Như vậy, qua phân tích trên ta thấy doanh số bán ra và tỷ trọng của phương thức bán là hoàn toàn hợp lý bởi vì công ty là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh cho nên để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoávà mở rộng thị trường thì công ty phải áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu để tăng vòng quay của vốn kinh doanh, giảm thiểu chi phí…
II.7.3 Phân tích kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường
Các tỉnh
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh tăng giảm 2003/2002
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tỷ lê. (%)
Tỷ trọng (%)
Hà Nội
2720
48.57
2800
76.67
3030
48.1
230
8.2
1.43
Hải Dương
346
6.17
308
6.33
327
5.2
19
6.2
-1.13
Bắc Ninh
297
5.3
320
5.33
343
5.4
23
7.2
0.07
Hà Tây
290
5.17
285
4.75
305
4084
20
7.0
0.09
Vĩnh Phúc
254
4.53
287
4.78
303
4.8
16
5.6
0.02
Nam Hà
293
2.53
242
5.7
353
5.6
11
3.2
-0.1
Quảng Ninh
241
4.3
275
4.58
283
4.5
8
2.9
-0.08
Hải Phòng
227
4.05
240
4.15
252
4
3
1.2
-0.15
Thái Nguyên
214
3.82
220
3.67
232
3.7
12
5.5
0.03
Yên Bái
194
3.53
256
2.27
267
4.2
11
4.3
-0.07
Các tỉnh khác
520
9.3
258
9.77
607
9.66
21
3.6
-0.11
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long)
Qua bảng phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường ta thấy lượng tiêu thụ vang trên thị trường Hà Nội là lớn nhất chiếm tỷ trọng 48,57% (năm 2001) đến năm 2003 chiếm tỷ trọng là 48,1% trong toàn bộ khu vực tiêu thụ của công ty nhưng sản lượng tiêu thụ năm 2003 tăng so với năm 2002 là 230.000 lít, chiếm 8,2% tỷ lệ tương ứng là 1,43% tỷ trọng. Còn một số tỉnh khác số lượng cũng tăng hơn năm trước, đặc biệt năm 2003 đã tăng cao hơn so với năm 2002. Hải Dương tăng19.000 lít, Bắc Ninh tăng 23.000 lít, Hà Tây tăng 20.000 lít… Như vậy, trong thời gian tới công ty sẽ tập trung khai thác triệt để thị trường Hà Nội vì đây là thị trường trọng điểm còn đối với các thị trường tiềm ẩn thì công ty sẽ mở rộng mạng lưới kênh phân phối, đặt thêm nhiều đại lý, đưa ra các sản phẩm phù hợp với các khu vực địa lý đó.
II.7.4 Phân tích kết quả tiêu thụ theo thời gian
Đơn vị tính : 1000 lít
Quý
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Quý I
1.762
1.800
2.160
38
2.15
360
20.00
Quý II
778
790
812
12
1.54
22
2.78
Quý III
861
870
920
9
1.04
50
5.74
Quý IV
1.415
1.460
1.608
45
3.18
148
10.13
Tổng
4.816
4.920
5.500
104
2.15
580
11.78
(Nguồn : Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng Vang Thăng Long của quý I là cao nhất chiếm tỷ lệ 20% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng với số lượng 360.000 lít. Tiếp đó là quý IV chiếm tỷ lệ 10.13% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng với số lượng 148.000 lít.
Do rượu Vang là loại rượu thích hợp với các cuộc vui lễ tết nên sản lượng tiêu thụ tăng đột biến trong quý I và quý IV của năm. Vì vậy công ty có chính sách điều tiết phân phối sản phẩm phân phốisản phẩm cho hợp lý phù hợp với từng quý của năm tránh tình trạng thiếu thừa trong mùa tiêu thụ.Tiếp theo đó là quý III chiếm tỷ lệ 5.74% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng với số lượng 50.000 lít. Tiếp đó là quý II chiếm tỷ lệ 2.78% năm 2003 so với năm 2002 tương ứng với số lượng 22.000 lít.
ở quý II,III sản lượng được tiêu thụ chủ yếu là do các khách hàng quen thuộc như khách sạn, các đại lý lớn. Do vậy để sản lượng tiêu thụ của quý II, III tăng cao, công ty cần tập trung vào chiến lược quảng cáo khuyếch trương sản phẩm của mình để người tiêu dùng hiểu được ích lợi của rựơu vang đối với cơ thể.
II.8 Ưu, nhược điểm của các kết quả đạt được
II.8.1 Ưu điểm
Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2001- 2003, công tác củng cố và mở rộng thị trường của công ty cổ phần Thăng Long đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm và giành được thị phần lớn trên thị trường. Đạt được những thành công như vậy là do công ty đã những thuận lợi nhất định so với các đối thủ cạnh tranh, cụ thể như sau:
Công ty có một cơ sở thường xuyên cung cấp nguyên vật liệu từ Phan Rang, Ninh Thuận có tiềm năng rất lớn đặc biệt là cây nho nên luôn đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời đáp ứng đúng tiến độ sản xuất. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bộ mặt nền kinh tế nước ta đã thay đổi rõ rệt về kinh tế, chính trị và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Chính vì vậy mà nhu cầu của con người sẽ đa dạng hơn, mức độ thoả mãn nhu cầu sẽ lớn hơn cho nên để sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và ưa chuộng. Từ đó công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Kết quả đầu tư khẩn trương vào các khâu kỹ thuật công nghệ đã tạo điều kiện mở rộng quy mô phát triển sản xuất; đầu tư chuyển đổi các thiết bị lên men, chứa đựng bằng sắt thành các thiết bị Inox, có cấu tạo phù hợp với công nghệ hiện đại, có khả năng kiểm soát nhiệt độ lên men; đã đầu tư hiện đại hoá các thiết bị chế biến dịch quả, thiết bị lọc, đã thực hiện bước chuyển đổi kỹ nghệ sản xuất của công ty sang quy trình công nghệ sản xuất Vang tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó công ty còn có một mạng lưới tiêu thụ khá lớn, nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào công ty và chính họ lại đảm bảo đầu ra tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường cho công ty.Ngoài ra, phương thức phân phối sản phẩm hợp lý, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, kịp thời, giảm bớt chi phí khâu trung gian đã góp phần rất lớn vào hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty.
II.8.2 Nhược điểm
Do rượu Vang là loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên không được Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển. Công ty lại có tuổi đời chưa đủ lớn, tiềm năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa cao để có thể cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Hơn nữa, công ty là một đơn vị sản xuất rượu vang hàng đầu ở Việt Nam nhưng mức độ đầu tư và quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của công ty chưa hợp lý. Với đội ngũ nhân viên tiếp thị còn ít, chưa được đầu tư thích đáng nên nhiều người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm Vang Thăng Long chính hiệu. Đây là điểm mấu chốt để các đối thủ cạnh tranh lợi dụng như việc đưa ra các sản phẩm nhái: Vang Bắc Thăng Long, Vang Nam Thăng Long,.
Một thực tế cho thấy vào thời điểm giáp tết Nguyên Đán, nhu cầu về rượu Vang là rất lớn nhưng do công tác dự trữ và vận chuyển chưa hợp lí nên việc tiêu thụ sản phẩm đôi khi gặp khó khăn. Công ty thường phân công cho phòng thị trường tham dự các hội chợ, triển lãm nhưng có những thời điểm hàng hoá cung cấp không kịp thời đã làm cho việc tiêu thụ bị ngừng trễ, thiếu hàng để bán. Với thực trạng này, công ty nên xem xét để khắc phục hạn chế và phải luôn đảm bảo hàng hoá lưu thông nhất là dịp lễ tết, nhu cầu về rượu là rất lớn.
Ngoài ra vốn kinh doanh là một vấn đề mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Công ty cổ phần Thăng Long cũng lâm vào tình trạng như vậy. Để có vốn kinh doanh, công ty phải có các chính sách thu hút các nhà đầu tư. Đây là một khó khăn không nhỏ của công ty cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.
Do công ty liên tục có chính sách đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến công nghệ theo yêu cầu phát triển thị trường trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, công ty đã gặp khó khăn là gánh nặng lãi vay ngân hàng
Cơ cấu thị trường không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thị trường miền Bắc (chiếm khoảng 90%), thị trường miền Nam đã được chú ý phát triển song sản lượng tiêu thụ còn quá khiêm tốn, thị trường xuất khẩu còn rất hạn hẹp.
Hiện tại, công ty còn chưa kiểm soát được mạng lưới phân phối sản phẩm. Công tác tiêu thụ chủ yếu thực hiện thông qua trung gian nên đôi khi công ty chưa nắm rõ tình hình thị trường
Tuy công ty đã có nhiều hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm thông tin tới khách hàng về sản phẩm, về hình ảnh của công ty nhưng hoạt động xúc tiến còn thiếu hiệu quả (quảng cáo truyền thông còn rời rạc, thiếu tính liên tục, chưa đầu tư ngân sách thích hợp cho các hoạt động quảng bá sản phẩm…) đồng thời công tác thị trường chưa được chú trọng.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, để tồn tại và phát triển, vượt qua các đối thủ cạnh tranh, công ty cổ phần Thăng Long cần phải tìm mọi cách để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.
III.1 Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường
Trong những năm qua công ty cổ phần Thăng Long đã quan tâm tới công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường nhưng ở mức độ chưa cao, quy mô còn hạn chế. Công ty chưa tiếp xúc được nhiều với người tiêu dùng cuối cùng mà chủ yếu thông qua các trung gian phân phối. Do vậy hiệu quả của công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường chưa cao. Trong thời gian tới công t y cần tăng cường công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường.
Quản lí chặt chẽ các nguồn thông tin giữa các đại lý, chi nhánh. Công ty phải luôn thu thập thông tin dưới mọi hình thức về thị trường như điều tra qua trung gian phân phối, điều tra trực tiếp người tiêu dùng cuối cùng và phải luôn bám sát vào cách thức ứng xử và hành vi mua sắm của khách hàng. Bên cạnh đó công ty cũng cần gửi các chuyên viên của mình xuống các địa bàn để khảo sát và đánh giá tình hình thực tế nhất là ở các tỉnh phía Nam và đến các thị trường nông thôn.
Công ty cũng cần có sự phân đoạn thị trường, xác định được thị trường trọng điểm để tập trung mọi nỗ lực Marketing nhằm đạt được hiệu quả.Thêm vào đó công ty phải không ngừng mở rộng đại lý ở các tỉnh phía Bắc để tạo điều kiện cho việc xâm nhập thị trường các tỉnh biên giới Trung Quốc.
III.2 Tăng cường hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Quảng cáo là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc giới thiệu, khuyếch trương sản phẩm của công ty nhằm nâng cao doanh số và lợi nhuận. Quảng cáo với phương châm là: “Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại, biến khách hàng hiện tại thành khách hàng truyền thống”.Vì vậy công ty cần tập trung giải quyết tốt hai vấn đề sau trong công tác quảng cáo xúc tiến bán:
+ Nội dung quảng cáo:Công ty cần có bộ phận nghiên cứu nội dung và hình thức quảng cáo để sao cho quảng cáo phải dễ hiểu, xúc tích, hấp dẫn khách hàng.
+ Phương tiện quảng cáo: Không chỉ bó hẹp ở việc truyền đạt thông tin trên tivi, đài báo mà công ty nên chú trọng đến các hình thức quảng cáo trên bao bì để làm sao tạo được hình ảnh sản phẩm trong tâm lý khách hàng.
III.3. Hoàn thiện mạng lưới bán hàng, phát triển hệ thống kênh phân phối
Công ty cần không ngừng mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này làm cho công ty giảm được sự cạnh tranh của các đối thủ ở thị trường thành phố
III.4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định chiến lược cạnh tranh của công ty
Hiện nay, công ty cổ phần Thăng Long không chỉ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía đối thủ cạnh tranh trong nước như Vang Đà Lạt, Vang Hữu Nghị…mà còn có các đối thủ nước ngoài như Vang Pháp, Vang Mỹ… Mỗi đối thủ đều có điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Do vậy, để hiểu được đối thủ và chiến thắng được họ thì công ty cần phải tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về chiến lược, mục tiêu của họ; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó đưa ra chiến lược của mình.
Tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên công ty
III.5.Giải pháp về vốn kinh doanh
Hiện nay công ty đã cổ phần hoá, ngoài việc vay vốn ngân hàng ,công ty có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn hoặc có thể mở rộng liên doanh, liên kết hay sát nhập với các doanh nghiệp khác để thành lập một công ty có quy mô lớn và vốn kinh doanh lớn. Hơn nữa, dự trữ hàng hóa hợp lý, lựa chọn đối tác kinh doanh tránh trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian quá dài, từ đó đẩy nhanh vòng quay của vốn không để tình trạng vốn nhàn rỗi quá nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC058.doc