Nghiên cứu lịch sử phát triển Nhà nước theo các thời kì , chế độ chính trị kinh tế xã hội khác nhau , chúng ta có nhận định chung là : Dù xã hội nào,có chế độ kinh tế như thế nào thì nhà nước của chế độ , của xã hội đó cũng đều phải có những qui định về chế độ bảo hiểm xã hội. Bởi vì nó là một chính sách quan trọng của mỗi quốc gia vì nó liên quan đến hàng triệu người lao động. Bảo hiểm xã hội đã và đang được phát triển ở hầu khắp các nuớc trên thế giới không chỉ bởi mục đích an sinh xã hội mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển, ổn định nền kinh tế đất nước. Bảo hiểm xã hội có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế quốc dân. Ngày nay không ai phủ nhận vai trò tích cực của bảo hiểm xã hội đối với nền kinh tế. Ngược lại điều kiện kinh tế quyết định các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội. Nền kinh tế quốc dân càng phát triển, đời sống con người càng cao thì hoạt động bảo hiểm xã hội càng phong phú.
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP ngày26/01/1995 kèm theo Điều lệ bảo hiểm xã hội cùng với Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quỹ bảo hiểm xã hội đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Nó là một yếu tố quyết định khả năng hoạt động và tồn tại của ngành bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quỹ bảo hiểm xã hội đã gặp không ít những khó khăn khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội của quỹ. Nhưng quỹ luôn phải đảm bảo vai trò quan trọng của mình, đồng thời cần đổi mới và hoàn thiện quỹ để phát huy tiềm năng vốn có của nó trong việc bảo tồn, tăng trưởng và phát triển quỹ phù hợp với tình hình thực tế và giai đoạn phát triển của đất nước.
80 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về quỹ BHXH ở Việt Nam hiện nay, kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH được lâu dài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
103,844.0
1,337.8
55.4
118,051.2
23,625.6
4,788,607.0
+ NSNN (hàng tháng)
3,442,207.3
655,573.2
10,191.9
133,283.6
23,250.4
1,337.8
55.4
117,493.3
22,064.0
4,405,456.9
+ Quỹ BHXH
197,718.3
3,573.2
14,078.5
5.2
61,811.4
103,844.0
557.9
1,561.6
383,150.1
Trong đó: - Hàng tháng
75,761.7
1,032.7
10,794.1
87,588.5
- 1 lần
121,956.6
2,540.5
3,284.4
5.2
61,811.4
103,844.0
557.9
1,561.6
295,561.6
3.
Năm 1997
4,417,563.8
763,392.5
18,977.3
141,006.4
25,177.3
90,681.7
124,980.1
1,535.7
89.4
144,478.1
28,735.6
5,756,617.9
+ NSNN (hàng tháng)
4,071,355.2
763,392.5
12,812.0
125,882.3
20,507.3
1,535.7
54.5
141,572.3
25,981.0
5,163,092.8
+ Quỹ BHXH
346,208.6
6,165.3
15,124.1
4,670.0
90,681.7
124,980.1
34.9
2,905.8
2,754.6
593,525.1
Trong đó: - Hàng tháng
175,815.6
3,050.7
10,339.1
189,205.4
- 1 lần
170,393.0
3,114.6
4,785.0
4,670.0
90,681.7
124,980.1
34.9
2,905.8
2,905.8
404,470.9
4.
Năm 1998
4,509,748.6
740,012.6
22,877.0
150,044.3
27,042.8
110,866.4
146,231.8
1,493.0
111.1
142,323.7
29,344.3
5,880,095.6
+ NSNN (hàng tháng)
4,060,887.2
740,012.6
13,034.0
128,794.7
21,419.6
1,493.0
53.7
136,943.0
25,828.5
5,128,466.3
+ Quỹ BHXH
448,861.4
9,843.0
21,249.6
5,623.2
110,866.4
146,231.8
57.4
5,380.7
3,515.8
751,629.3
Trong đó: - Hàng tháng
238,302.9
6,012.0
15,658.7
259,973.6
- 1 lần
210,558.5
3,831.0
5,590.9
5,623.2
110,866.4
146,231.8
57.4
4,727.0
4,727.0
492,213.2
5.
Năm 1999
4,614,113.7
710,859.0
24,295.9
150,721.6
27,061.6
95,798.2
158,003.5
1,416.3
81.3
143,642.5
29,977.4
5,955,971.0
+ NSNN (hàng tháng)
3,982,515.2
710,859.0
12,984.5
126,098.4
21,279.8
1,416.3
48.3
135,167.9
25,250.4
5,015,619.8
+ Quỹ BHXH
631,598.5
11,311.4
24,623.2
5,781.8
95,798.2
158,003.5
33.0
8,474.6
4,727.0
940,351.2
Trong đó: - Hàng tháng
392,028.5
7,256.6
18,110.3
417,395.4
- 1 lần
239,570.0
4,054.8
6,512.9
5,781.8
95,798.2
158,003.5
33.0
4,727.0
4,727.0
519,208.2
6.
Năm 2000
5,895,659.0
856,439.0
31,514.0
189,259.6
33,368.4
106,491.0
238,177.6
1,686.5
64.1
183,019.8
37,722.8
7,573,401.8
+ NSNN (hàng tháng)
4,985,116.0
856,439.0
15,216.0
154,335.6
27,058.2
1,686.5
28.3
167,201.3
31,412.6
6,238,493.5
+ Quỹ BHXH
910,543.0
15,298.0
34,924.0
6,310.2
106,491.0
238,177.6
35.8
15,818.5
6,310.2
1,333,908.3
Trong đó: - Hàng tháng
601,409.0
10,748.0
24,758.0
636,915.0
- 1 lần
309,134.0
4,550.0
10,166.0
6,310.2
106,491.0
238,177.6
35.8
15,818.5
6,310.2
696,993.3
7.
Năm 2001
7,076,149.9
973,842.3
40,777.8
224,851.3
43,494.1
138,075.6
302,950.6
1,922.5
65.8
220,539.9
45,967.8
9,068,637.6
+ NSNN (hàng tháng)
5,739,437.0
973,842.3
18,748.5
176,835.3
33,984.5
1,922.5
38.3
194,354.2
36,756.9
7,175,919.5
+ Quỹ BHXH
1,336,712.9
22,029.3
48,016.0
9,509.6
138,075.6
302,950.6
27.5
26,185.7
9,210.9
1,892,718.1
Trong đó: - Hàng tháng
953,853.5
16,165.1
25,456.9
995,475.5
- 1 lần
382,759.4
5,864.2
22,559.1
9,509.6
138,075.6
302,950.6
27.5
26,185.7
9,210.9
897,142.6
8.
Năm 2002
7,313,450.8
929,487.8
44,139.8
228,729.7
47,114.3
293,758.4
326,664.7
1,834.7
94.8
224,317.0
46,823.6
9,456,415.6
+ NSNN (hàng tháng)
5,646,296.0
929,487.8
18,823.5
175,052.5
36,267.2
1,834.7
42.0
189,812.3
35,274.8
7,032,890.8
+ Quỹ BHXH
1,667,154.8
25,316.3
53,677.2
10,847.1
293,758.4
326,664.7
52.8
34,504.7
11,548.8
2,423,524.8
Trong đó: - Hàng tháng
1,255,073.4
- 1 lần
412,081.4
(Số liệu Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Biểu số 8:Số liệu về tuổi chết đối với người đã nghỉ hưu,
Mất sức lao động trước đây
(thực hiện chế độ tử tuất từ 1995 đến 2002)
Tiêu
Tuất hàngtháng
Tuất một lần
Thức
Tuổi nghỉ
Tuổi chết
ĐXCB
ĐXND
Tuổi chết
Tuổi chết
bình quân
bình quân
bình quân
bình quân
bình quân
bình quân
2
4
5
6
7
9
11
Nam
- Hưu
51,18
67,16
1,31
0,0086
71,46
68,67
- MSLĐ
68,26
Nữ
- Hưu
42,21
67,5
1,44
0,71
73,82
69,66
- MSLĐ
67,5
Tổng cộng I+II
50,84
67,26
1,40
0,013
70,68
68,94
(Số liệu thống kê của BHXH Việt Nam)
Với số liệu tổng hợp và thống kê tại các biểu số 6, 7,8 có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Số chi từ ngân sách Nhà nước giảm dần qua các năm, nhưng mức giảm thấp, bình quân giảm 1,26%/năm (đã quy theo mức lương tối thiểu chung); Số chi từ quỹ bảo hiểm xã hội tăng ngày càng nhanh, bình quân tăng 25,2%/năm (đã quy theo mức lương tối thiểu chung).
- Tỷ trọng chi bảo hiểm xã hội cho chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, mất sức lao động và tử tuất chiếm đa số trong tổng số chi bảo hiểm xã hội, năm 2001 chiếm 91,77% (8.495 tỷ đồng/ 9.257 tỷ đồng).
- Về tuổi nghỉ hưu, nếu so với thời kỳ trước 1/1995 bình quân 50,84 tuổi thì sau 1/1995 đã tăng lên bình quân 54,35 tuổi, trong đó bình quân tuổi nghỉ hưu của nam là 57,1; bình quân tuổi nghỉ hưu của nữ là 51,35, nhưng so với tuổi quy định chung (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) thì khi thực hiện còn giảm bình quân đối với nam là 2,9 tuổi, nữ là 3,75 tuổi. Đó là do chính sách quy định một số đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi quy định và các đối tượng do sức khoẻ suy giảm cũng được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định với mức lương hưu thấp hơn. Số nghỉ hưu dưới tuổi quy định chung so với tổng số người nghỉ hưu chiếm tỷ trọng đáng phải lưu ý, qua số liệu thống kê thì tỷ trọng là 52,3% đối với nam và 56,7% đối với nữ. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc cân đối quỹ bảo hiểm xã hội vì thời gian đóng vào cho quỹ bị giảm đi, tương ứng là thời gian chi trả lương hưu từ quỹ tăng lên.
- Về tuổi thọ bình quân của những người nghỉ hưu, theo xu hướng chung của xã hội thì tuổi thọ ngày càng cao, đến thời điểm năm 2001: nam đạt tuổi thọ bình quân là 68,67; nữ đạt tuổi thọ bình quân là 69,66 tuổi. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc cân đối quỹ bảo hiểm xã hội vì tăng thời gian chi trả lương hưu và xu hướng tất yếu này tăng hàng năm.
3. Thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hội:
Theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các khoản thu và chi trả bảo hiểm xã hội kể từ 1/1/1995, nhưng do hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nên thực tế quỹ bảo hiểm xã hội được xác định kể từ 1/7/1995. Qua 6 năm hình thành quỹ bảo hiểm xã hội, tình hình quỹ bảo hiểm xã hội được thể hiện như sau:
- Về số thu cho quỹ bảo hiểm xã hội: hiện tại bao gồm thu bảo hiểm xã hội từ người lao động và người sử dụng lao động; thu lãi đầu tư tăng trưởng từ số tiền thu bảo hiểm xã hội còn nhàn rỗi, chưa có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
- Về chi từ quỹ bảo hiểm xã hội: Ngoài các khoản chi các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định cho các đối tượng hưởng từ 1/1/1995 trở đi, quỹ bảo hiểm xã hội còn chi cho quản lý (chi phí quản lý bộ máy). Những năm 1995, 1996,1997 khoản chi phí này do ngân sách Nhà nước đài thọ, từ năm 1998 trích chi theo định mức từ quỹ bảo hiểm xã hội và các năm sau được xác định theo tỷ lệ phần trăm trên số thực thu bảo hiểm xã hội hàng năm, hiện tại được quy định bằng 4% tổng số thu bảo hiểm xã hội và được trích từ lãi do đầu tư tăng trưởng.
Với tình hình như nêu trên, thực trạng quỹ bảo hiểm xã hội trong các năm qua như sau:
Biểu số 9:Tổng hợp tình hình thu-chi chế độbảo hiểm xã hội
Từ quỹ bảo hiểm xã hội
Năm
Thu BHXH
(triệu đồng)
Chi BHXH
(triệu đồng)
Tỷ lệ chi so với
thu BHXH(%)
1996
2.596.733
383.150
14,76
1997
3.445.611
593.525
17,22
1998
3.875.956
751.629
19,40
1999
4.186.054
940.351
22,46
2000
5.298.221
1.333.908
25,18
2001
6.348.185
1.935.986
30,50
2002
( Số liệu của BHXH Việt Nam)
Biểu số 10: Tổng hợp quỹ bảo hiểm xã hội qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tồn quỹ
năm trước
Chuyển qua
Lãi
từ đầu tư
Số thu
BHXH
Số chi
BHXH
Tồn quỹ
Tính đến
Cuối năm
1995
0
0
788.846
41.954
746.532
1996
746.532
18.151
2.596.733
383.150
2.968.497
1997
2.968.498
191.641
3.445.611
593.525
5.743.163
1998
5.743.163
472.579
3.875.956
751.629
8.887.987
1999
8.887.987
665.714
4.186.054
940.351
12.241.423
2000
12.241.423
824.164
5.298.221
1.333.908
16.285.418
2001
16.285.418
864.992
6.348.185
1.935.986
21.595.177
2002
Tổng
( Số liệu của BHXH Việt Nam)
Qua thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hội trong những năm vừa qua, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Thu bảo hiểm xã hội tăng qua các năm ở mức độ thấp, bình quân tăng 8,2%/năm (Quy theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đ), số tăng thu này tương ứng với số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tăng bình quân hàng năm.
- Tỷ trọng hàng năm số chi bảo hiểm xã hội từ quỹ bảo hiểm xã hội so với số thu bảo hiểm xã hội tăng nhanh, năm 1996 tỷ lệ này là 14,76%, đến năm 2001 đã là 30,5%. Đây là nội dung cần được xem xét đánh giá thường xuyên để có các biện pháp về chính sách đảm bảo cho cân đối quỹ bảo hiểm xã hội lâu dài.
- Về đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội: hiện tại số lãi do đầu tư tăng trưởng được trích 50% bổ sung cho tăng quỹ bảo hiểm xã hội, còn lại được sử dụng chi cho quản lý bộ máy và các đầu tư cơ sở vật chất. Với hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ trong phạm vi cho phép của Chính phủ, chủ yếu sử dụng đầu tư vào mua trái phiếu, tín phiếu Nhà nước, cho các ngân hàng Nhà nước, ngân sách Nhà nước vay… Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội được bắt đầu thực hiện từ năm 1996 và tính đến hết ngày 31/12/2001 số lãi thu được là 3.037,2 tỷ đồng.
- Số chi từ quỹ bảo hiểm xã hội so với số thu vào quỹ bảo hiểm xã hội trong những năm đầu chiếm tỷ trọng không lớn do đối tượng hưởng từ quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chưa nhiều nên số tồn quỹ qua hàng năm luôn được bổ sung thêm và tăng hơn so với năm trước, đến cuối năm 2001 số quỹ tích luỹ được là 21.595,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, với mức độ tăng chi quỹ bảo hiểm xã hội và dự báo tăng số người nghỉ hưu trong các năm tới thì việc mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội tất yếu sẽ xảy ra (tính toán cụ thể nêu ở phần sau của đề tài này).
Vì vậy, để đảm bảo cho quỹ bảo hiểm xã hội cân đối được lâu dài và có đủ khả năng chi trả cho người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, ngoài các biện pháp về cơ chế chính sách cần thiết phải xác định được đảm bảo của ngân sách Nhà nước để chi trả cho các đối tượng là lao động trong khu vực Nhà nước có thời gian công tác trước khi thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội nhưng nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ sau khi thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội; các đối tượng là cán bộ xã có thời gian tham gia công tác trước thời điểm thực hiện Nghị định số 09/CP nhưng nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau thời điểm này và các đối tượng đã nghỉ việc trước khi thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội nhưng được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội theo dạng tồn đọng, kinh phí để chi trả do quỹ bảo hiểm xã hội ứng chi.
4.Phân tích đánh giá về tình hình thực hiện thu chi và quản lý quỹ BHXH:
Trong hơn 8 năm hoạt động BHXH Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Đặc biệt là công tác thu chi BHXH, nghiệp vụ được coi là xương sống của ngành BHXH. BHXH Việt Nam đã thực hiện tốt công việc thu BHXH một cách xuất sắc. Tỷ lệ thu BHXH rất cao luôn lớn hơn 90,00% tổng số phải thu (số liệu bảng3), nên tỷ lệ tồn đọng là rất thấp. Công tác chi trả được kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và an toàn tiền mặt, đáp ứng được yêu cầu của đối tượng tham gia BHXH. Ngoài ra, BHXH còn thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ từ ngân sách Nhà nước cấp. Số đối tượng(giảm dần do chết) và số tiền chi trả như sau:
- Năm 1996 chi trả 4.405,547 tỷ đồng cho 1.748.821 người, tỷ lệ giảm đối tượng so với năm 1995 là 0,67%.
- Năm 1997 chi trả 5.163,093 tỷ đồng cho 1.714.690 người, tỷ lệ giảm đối tượng so với năm 1996 là 1,95%.
- Năm 1998 chi trả 5.128,466 tỷ đồng cho 1.681.258 người, tỷ lệ giảm đối tượng so với năm 1997 là 1,95%.
- Năm 1999 chi trả 5.015,602 tỷ đồng cho 1.649.258 người, tỷ lệ giảm đối tượng so với năm 1998 là 1,90%.
- Năm 2000 chi trả 6.238,493 tỷ đồng cho 1.615.272 người, tỷ lệ giảm đối tượng so với năm 1999 là 2,06%.
- Năm 2001 chi trả 7.321,411 tỷ đồng cho 1.587.198 người,tỷ lệ giảm đối tượng so với năm 2002 là 1,74%.
-Năm 2002 chi trả cho , tỷ lệ giảm đối tượng so với năm 2001 là .
Đối tượng hương từ ngân sách nhà nước trong những năm qua giảm bình quân mỗi năm trên 2% những năm tới số người có độ tuổi cao nhiều sẽ giảm xuống (khoảng 8%/năm) dự tính đến năm 2023 số đối tượng này sẽ không còn.
Tình hình thu chi cho các đối tượng hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH được thể hiện qua trang biểu sau:
Bảng 11: Tình hình thu chi BHXH do BHXH Việt Nam quản lý từ năm 1995 đến năm 2002
Chỉ TIÊU
Đơn vị tính
Năm
1995
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
1. Số người tham gia BHXH
1000 người
2276
2821
3162
3355
3579
3842
2.Số tiền BHXH thu được
Tỷ đồng
778
2569
3445
3875
4186
5215
3.Số tiền chi BHXH
Tỷ đồng
4636
4788
5756
5880
5955
7576
4.Ngân sách Nhà nước cấp
Tỷ đồng
4594
4405
5163
5128
5015
6248
5.Quỹ BHXH
Tỷ đồng
42
383
593
752
940
1328
6.Tỉ lệ chi so với thu của quỹ
%
5
15
17
19
22
25
7.Tỉ lệ quỹ BHXH chi so với NSNN cấp
%
1
9
11
15
19
21
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Đối với chi bảo hiểm xã hội trong 8 năm qua đạt loại khá, chủ yếu chi từ ngân sách Nhà nước như năm 1995 tổng số chi là 4636 tỷ đồng trong đó ngân sách Nhà nước cấp 4594 tỷ đồng còn quỹ bảo hiểm xã hội chỉ chi 42 tỷ đồng chiếm 5% so với số thu bảo hiểm xã hội trong năm. Năm 1996 số chi bảo hiểm xã hội đạt mức 4788 tỷ đồng, quỹ bảo hiểm xã hội chi 383 tỷ đồng chiếm 15 % so với tổng thu trong năm, số còn lại 44085 tỷ đồng do Nhà nước chi trả. Năm 1997 tổng số tiền chi bảo hiểm xã hội là 5756 tỷ đồng, trong đó quỹ bảo hiểm xã hội chi trả 593 tỷ đồng chiếm 17% tổng số thu bảo hiểm xã hội trong năm, còn 5163 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước chi trả. Năm 1998, tổng số tiền chi bảo hiểm xã hội là 5880 tỷ đồng trong đó quỹ bảo hiểm xã hội chi 725 tỷ đồng chiếm 19% so với thu bảo hiểm xã hội trong năm. Năm 1999, tổng số chi BHXH là 5955 tỷ đồng, trong đó quỹ BHXH chỉ có 940 tỷ đạt 22% so với tổng số thu trong năm, Ngân sách Nhà nước vẫn phải cấp 5015 tỷ. Năm 2000 tổng số chi BHXH đã lên tới 7576 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước cấp 6248 tỷ đồng, quỹ BHXH chi là 1328 tỷ đồng chiếm 25%. Đây là tỷ lệ quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cao nhất từ năm 1995 đến năm 2000. Như vậy, Ngân sách Nhà nước cấp cho các chế độ bảo hiểm xã hội có tăng lên từ năm 1995 đến 1998, nhưng nguyên nhân của sự tăng lên đó lại là do có sự tăng lên của mức tiền lương tối thiểu chứ không phải do đối tượng hưởng BHXH tăng lên. Trong khi đó, tỷ lệ quỹ bảo hiểm xã hội chi so với ngân sách Nhà nước cấp lại không ngừng tăng lên. Năm 1995 tỷ lệ này là 1%. Năm 1996 tỷ lệ này tăng lên 9%, đến năm 2000 thì quỹ bảo hiểm xã hội chi so với ngân sách Nhà nước cấp đã tăng lên 21%. Điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ chi bảo hiểm xã hội đang nghiêng dần về phía quỹ. Nguyên do là những đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngân sách Nhà nước (những những người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước 01/01/1995) đang giảm dần, còn những đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ quỹ bảo hiểm xã hội đang tăng dần lên. Theo xu hướng này đến một lúc nào đó quỹ bảo hiểm xã hội sẽ phải chi trả toàn bộ cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà chỉ được sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.
Để đạt được những thành tựu trên trong những năm vừa qua là do một số nguyên nhân sau:
- Sự cố gắng của cán bộ viên chức trong toàn ngành mà trước hết là các cán bộ trực tiếp làm công tác thu, chi bảo hiểm xã hội, sự chỉ đạo tích cực của các cấp uỷ Đảng, và chính quyền các cấp, sự kết hợp hỗ trợ của các cơ quan chức năng như: Cục thuế, Sở Tài chính, các cơ quan kiểm soát và thanh tra Nhà nước... trong việc vận động, kiểm tra, rà soát, nắm đầu mối thu nộp và chi trả bảo hiểm xã hội. Đôn đốc các đơn vị thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Thực hiện nguyên tắc gắn thu nộp với thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng " Có đóng góp thì mới hưởng, ai không đóng góp thì không hưởng", đó chính là biện pháp hữu hiệu nhất để đôn đốc chủ sử dụng lao động thực hiện tốt nghĩa vụ thu nộp bảo hiểm xã hội.
- Công tác cấp phát sổ bảo hiểm xã hội nghiêm túc, đảm bảo chặt chẽ, đã tạo được niềm tin cho người lao động và bước đầu nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng góp bảo hiểm xã hội của người lao động, hạn chế việc khai giảm lao động và quỹ tiền lương của đơn vị sử dụng lao động, tạo điều kiện cho cơ quan bảo hiểm xã hội truy thu một số lượng lớn tiền đóng bảo hiểm xã hội còn nợ đọng từ những năm trước.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức, phổ biến hướng dẫn các chính sách bảo hiểm xã hội và phương thức nộp bảo hiểm xã hội cho chủ sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt là đã tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ thu, chi bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Từ thực tế việc thu chi quỹ BHXH trên, đặt ra vấn đề là phải cân đối thu chi quỹ BHXH để bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH trong tương lai.
Mục tiêu hoạt động của quỹ BHXH là tự cân đối thu, chi do đó quỹ BHXH luôn luôn phải có một lượng tiền tích luỹ để chi cho các chế độ trợ cấp dài hạn như: hưu trí, tử tuất, thương tật. Lượng tiền tồn tích này được Chính phủ cho phép đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Tuy nhiên việc sử dụng quỹ BHXH để đầu tư phải theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, bảo toàn giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội. Để việc quản lý công tác đầu tư BHXH đạt hiệu quả, chúng ta đi tìm hiểu các nguyên tắc trung đầu tư quỹ BHXH.
- An toàn: Đối với việc đầu tư quỹ BHXH điều kiện an toàn là điều kiện đầu tư để cân nhắc đầu tư. Tổ chức BHXH được phép quản lý quỹ BHXH chính là được giao cho quản lý tài sản của nhân dân. Do vậy, những nguyên tắc biện pháp nghiêm ngặt phải được tiến hành đảm bảo an toàn và kiểm soát đầu tư. Trước tiên, việc đầu tư quỹ BHXH phải bảo đảm an toàn hình thức, có nghĩa giá trị danh nghĩa của vốn đầu tư phải được bảo đảm, chi trả lãi suất phải được bảo đảm thường xuyên. Nhưng an toàn hình thức chưa đủ, nói cách khác, duy trì được giá trị thực tế của đầu tư cũng như lợi nhuận càng lâu càng tốt. An toàn thực sự có tầm quan trọng đặc biệt đối với dự trữ kỹ thuật của hệ thống trợ cấp, thậm chí rủi ro mất giá trị có thể xảy ra đối với đầu tư của dự trữ sự cố trong hệ thống trợ cấp ngắn hạn.
- Lợi nhuận: Bất cứ một khoản đầu tư nào được mang đi đầu tư đều cũng muốn đạt được một khoản lợi nhuận nhất định. Biểu hiện ở đây là lãi suất đầu tư, nó cũng rất quan trọng, thậm chí cả trong trường hợp của dự trữ sự cố của trợ cấp ngắn hạn, lãi suất không phải là điều kiện quan trọng nhất vì thực tế là khó xác định chính xác mức độ. Trong mọi trường hợp lãi suất không thể có những ảnh hưởng lớn đến cân đối tài chính của hệ thống. Do đó, đối với đầu tư dự trữ sự cố không cần thiết phải tìm đầu tư với lãi suất cao nhất bởi vì nguyên tắc phải cân bằng khả năng thanh toán. Mặt khác, khi dự trữ kỹ thuật của một hệ thống dài hạn được tính đến thì lãi suất có tầm quan trọng đặc biệt. Tính toán tài chính được dựa trên lãi suất tính toán, nếu không hệ thống sẽ bị thâm hụt tài chính, mà phải bù đắp bằng cách này hay cách khác.
- Khả năng thanh toán: Như đã nói ở trên, dự trữ sự cố của hệ thống chế độ ngắn hạn phải được đầu tư ở những khoản có khả năng thanh toán có nghĩa là dễ dàng chuyển đổi sang tiền để kịp thời chi trả khi cần thiết. Ngược lại, trong dự trữ kỹ thuật của hệ thống chế độ dài hạn tính thanh khoản không đòi hỏi cao lắm, dĩ nhiên cũng cần phải tính đến.
- Lợi ích kinh tế - xã hội: Lợi ích kinh tế ở đây được biểu hiện ở khoản lợi nhuận thu được và các quan hệ kinh tế mới do đầu tư mang lại. BHXH nó mang tính xã hội nên quỹ BHXH được đầu tư theo cách thức nào đó để chúng có thể đóng góp trong việc cải thiện điều kiện sức khoẻ và giáo dục, hoặc mức sống của những người tham gia BHXH. Đầu tư cũng có thể được thực hiện theo phương thức là chúng có thể đóng góp để tạo ra những biện pháp sản xuất mới và cơ hội làm việc mới, như vậy đóng góp vào tăng thu nhập quốc dân và do đó tăng mức sống của toàn dân.
Hiểu biết được tầm quan trọng của công tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH mà Chính phủ cho phép được sử dụng lương tiền nhãn rỗi của quỹ BHXH để đầu tư. Mục 2 Điều 17 Quyết định số 20/1998/QĐ - TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ có quy định.
BHXH Việt Nam được thực hiện các biện pháp đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH như:
+ Mua trái phiếu, tín phiếu của kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại của Nhà nước.
+ Đầu tư vốn vào một số dự án và doanh nghiệp lớn của Nhà nước có nhu cầu về vốn được Thủ tướng Chính phủ cho phép và hỗ trợ.
CHƯƠNGIII
Một Số KIến NGHị nhằm đảm bảo cân đối quỹ bhxh ĐƯợc LÂU Dài
I.Dự tính về cân đối quỹ bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành:
1.Căn cứ để làm cơ sở cho việc tính toán quỹ BHXH:
Bảo hiểm xã hội là một chính sách bao gồm một hệ thống trợ cấp, đặc điểm của các chế độ trợ cấp này là không ổn định và theo một quy luật tăng dần lên vì số người hưởng trợ cấp ngày càng tăng (nhất là chế độ hưu trí). Do đó vấn đề tài chính của Bảo hiểm xã hội là hết sức quan trọng và bất cứ nước nào trên thế giới cũng rất quan tâm, cũng thực hiện nhiều phương pháp nhằm cân đối giữa thu và chi được lâu dài.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn thu do đóng góp bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động; thu từ lãi đầu tư tăng trưởng số tiền nhàn dỗi chưa sử dụng để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội; các khoản hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và các nguồn khác, trong đó chủ yếu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội mà theo quy định hiện hành gồm các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản (có chế độ trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần). Ngoài ra còn sử dụng để chi mua bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng, hưởng trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp hàng tháng, chi cho công tác quản lý bộ máy và các khoản chi khác.
Với các quy định về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành, việc dự tính cân đối quỹ bảo hiểm xã hội xác định cân đối giữa số thu bảo hiểm xã hội và số chi bảo hiểm xã hội hàng năm và lâu dài có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì qua dự tính cân đối quỹ bảo hiểm xã hội có thể xác định tổng thể về tình hình thu- chi bảo hiểm xã hội, từng thời điểm quỹ tồn tích để có kế hoạch đầu tư chính xác (đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn) vừa đảm bảo có hiệu quả vừa không bị động về nguồn chi bảo hiểm xã hội theo quy định cho các đối tượng. Xác định thời điểm mà nguồn thu vào quỹ bắt đầu thấp hơn số chi bảo hiểm xã hội, cũng như thời điểm quỹ bảo hiểm xã hội không còn khả năng chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội vì số thu bảo hiểm xã hội thấp hơn nhiều so với số cần phải chi trả, để từ đó có các biện pháp đảm bảo cân đối mới. Ngoài ra căn cứ vào dự tính cân đối quỹ bảo hiểm xã hội có thể xác định được số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng như số lượng đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội để có kế hoạch bố trí người và phương tiện đủ thực hiện, đảm bảo kịp thời, chính xác.
Việc dự tính cân đối quỹ trong thời gian nhiều năm làm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, nhất là chế độ hưu trí và tử tuất; về tỷ lệ thu bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí; về tuổi nghỉ hưu, đồng thời xây dựng kế hoạch định hướng lâu dài về tổ chức hệ thống Bảo hiểm xã hội. Vì vậy, việc xác định các dữ liệu và các nhân tố làm căn cứ cho tính toán cân đối quỹ lâu dài là cần thiết, phải có độ chính xác cao gồm: Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm, tuổi đời của số người tham gia bảo hiểm xã hội, mức lương làm căc cứ đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ tăng lương tối thiểu, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, số người nghỉ hưu và nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần hàng năm, số người hưởng lương hưu hàng năm, tiền lương hưu và trợ cấp bình quân, tuổi nghỉ hưu, tuổi thọ bình quân của những người hưởng trợ cấp hàng tháng, số người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chết hàng năm, chi phí quản lý, tỷ lệ đầu tư tăng trưởng của quỹ tồn tích.
Cụ thể việc xác định các dữ liệu nêu trên như sau:
- Thời gian tính cân đối quỹ từ năm 2002 trở đi.
- Tuổi bắt đầu tham gia: tính bình quân từ 24 tuổi (đối với công chức-sĩ quan quân đội, tham gia sau khi học xong đại học; lao động trong các doanh nghiệp, tuyển vào nghề bình quân ở tuổi 24).
- Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tăng thêm hàng năm (đã trừ số giảm do nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần, chết) được xác định trên cơ sở nhịp độ tăng bình quân hàng năm qua thống kê từ 1995 đến 2001, theo chính sách bảo hiểm xã hội dự kiến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2003; căn cứ vào chiến lược định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, trong đó xác định đến năm 2002 chuyển dịch 50% cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn sang lao động công nghiệp. Ngoài ra theo tham khảo về tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội so với số người trong độ tuổi lao động của các nước đang phát triển (số lao động xã hội theo số liệu dự tính của Uỷ ban dân số). Với các căn cứ trên, số lao động tăng thêm hàng năm dự kiến tham gia bảo hiểm xã hội được xác định như sau:
+ Năm 2002 tăng 300.000 người (đã trừ số giảm do nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần, chết) theo nhịp độ hiện tại và có tính tăng do việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc trong các cơ sở xã hội hoá theo Nghị định 73/CP.
+ 3 năm 2003-2005, thực hiện theo quy định về sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Bộ Luật lao động, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được mở rộng, dự kiến số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tăng 500.000 ng/năm (đã trừ số giảm do nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần, chết) .
+ Các năm từ năm 2006 trở đi tăng bình quân theo nhịp điệu tăng của nền kinh tế. Ước tính năm 2020 đạt tỷ trọng 30% so với tổng số lao động xã hội.
- Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội trong năm tính bằng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm trước và số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tăng thêm trong năm.
- Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: căn cứ vào thang, bảng lương quy định hiện hành và nâng bậc lương theo quy định; riêng lao động ngoài quốc doanh căn cứ vào mức lương nộp BHXH, có dự tính mỗi năm tăng 2%, so với năm trước và có xét đến tương quan với mức lương tối thiểu. Mức lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được lấy theo số thống kê của những người đang tham gia bảo hiểm xã hội (gồm cả lực lượng vũ trang) với số tính năm 2002 bình quân là 596.750 đ/ng/tháng.
- Tỷ lệ tăng lương tối thiểu: (dự kiến đã được các cơ quan hoạch định chính sách xác định trên cơ sở đánh giá mức trượt giá và mức tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân). Cụ thể là: năm 2002-2005: 14,8% (do năm 2002 chưa có quy định của Nhà nướ về tăng tiền lương tối thiểu, vì vậy dự tính các năm 2003 đến 2005 tăng bình quân mỗi năm là 20%); 2006-2015 tăng bình quân: 5,6%; từ 2016 trở đi tăng 2% năm.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội: bằng 20% tổng quỹ lương, trong đó 15% để chi cho chế độ hưu, tuất và 5% chi cho chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp (riêng khi tính cân đối quỹ chung, 3 chế độ này xác định bằng 4% tổng quỹ lương).
- Số người nghỉ hưu và nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần hàng năm: Căn cứ vào chính sách bảo hiểm xã hội dự kiến giảm bớt đối tượng nghỉ hưởng trợ cấp một lần, chủ yếu thực hiện chế độ hưu trí hàng tháng đối với người lao động khi hết tuổi lao động; căn cứ vào số thống kế về độ tuổi của những người hiện tham gia bảo hiểm xã hội để xác định số hưu nghỉ hàng năm.
- Số người đang hưởng hưu chết hàng năm: tính bình quân mỗi năm bằng 6,82% số người hưởng hưu của năm trước liền kề (như đã nêu tại phần tính toán ngân sách Nhà nước chuyển quỹ). Tuy nhiên trong từng giai đoạn có xác định không giống nhau, nhất là giai đoạn từ năm 2002 đến 2010 do tuổi nghỉ hưu quy định trước đây thấp nên số người đến độ tuổi chết chưa nhiều.
- Tiền lương hưu và trợ cấp một lần bình quân, được xác định qua số thống kê từ năm 1995 đến năm 2001, cụ thể là: lương hưu bình quân/ người/ tháng bằng 2,6 lần mức tiền lương tối thiểu; nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần bình quân 1 người có 8 năm tham gia bảo hiểm xã hội, lương tháng/ người làm căn cứ tính trợ cấp bằng 1,8 lần mức lương tối thiểu (cả trợ cấp lần đầu).
- Tiền tuất được tính bằng 55 tháng lương tối thiểu gồm:
+ Mai táng phí : = 8 tháng
+ Tuất 1 lần: 2,1 triệu/ người/210.000đ/2 người = 5 tháng
+ Tuất tháng: (1,8 ĐX x9,7 năm x 12 tháng x 0,4)/2 ng = 42 tháng
- Về chi cho 3 chế độ: ốm đau, thai sản, Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp:
So với thực tế hiện nay đang thực hiện thì có một số vấn đề xảy ra chưa được tính đến:
* Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện đầu đủ việc theo dõi những ngày nghỉ ốm của cán bộ để hưởng trợ cấp ốm đau (thường vẫn trả lương khi nghỉ ốm).
* Số người hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ năm 1996 đến nay chưa nhiều, số này trong các năm sau này tồn tích ngày tăng nhiều và số tiền chi trả cho trang cấp dụng cụ sinh hoạt phải trả ngày càng tăng.
*Từ tháng 7/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định cho chi chế độ nghỉ ngơi, dưỡng sức là 0,6 quỹ lương.
2.Những dự báo phục vụ cho việc tính toán quỹ BHXH:
Để đảm bảo cho việc tính toán quỹ trong tương lai, cần tính một cách đầy đủ các yếu tố trên, dự kiến tính toán như sau:
Chi cho chế độ ốm đau: Với số liệu năm2000:
+ Tổng quỹ tiền lương: 26.000 tỷ đồng.
+ Tổng số người tham gia BHXH: 4,125 triệu người.
+ Lương ngày bình quân: 22.230 đồng.
+ Lương ngày bình quân thanh toán chế độ :22.230 x 75% = 16.673đ.
Dự tính chi ốm đau cho các năm sau này:
Số ngày bình quân nghỉ ốm được thanh toán chế độ cho 1 người tham gia BHXH là 4,8 ngày/năm, thì số tiền chi cho ốm đau chiếm tỷ lệ so tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội là: 1,27%
Chi cho chế độ thai sản: Với số liệu năm 2000:
+ Tổng quỹ tiền lương: 26.000 tỷ đồng.
+ Tổng số người tham gia BHXH:4,125 triệu người ( nữ: 2,021 triệu người)
+ Lương tháng bình quân của người thai sản: 483.300 đồng,
+ Thời gian nghỉ thai sản bình quân là: 4,7 tháng và 1 tháng tiền lương trợ cấp thai sản một lần.
Dự tính chi ốm đau cho các năm sau này:
Số người bình quân nghỉ thai sản được thanh toán chế độ bằng 7% số nữ tham gia BHXH (năm 2000 là 6,5%).
Tổng số tiền do không thu BHXH trong thời gian nghỉ thai sản là: 0.25% so tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy số tiền chi cho ốm đau chiếm tỷ lệ so tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội là: 1,74%
Chi cho chế độ TNLĐ- BNN: dự tính bằng 0,25% tổng quỹ lương đóng BHXH.
Chi cho nghỉ ngơi, dưỡng sức: bằng 0,6% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội.
Theo tính toán trên thì chi cho 3 chế độ ngắn hạn chiếm 3,86% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội (chưa tính chi phí quản lý).
Như vậy, chi cho 3 chế độ dự kiến 4% tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là vừa đủ, so với quy định thu 5% tổng quỹ tiền lương còn kết dư 1% chuyển sang để thực hiện chi cho chế độ hưu trí và tử tuất vì theo tính toán 2 chế độ này thiếu để chi trả.
- Tuổi nghỉ hưu: theo quy định nam đủ 60, nữ đủ 55, một số đủ 30 năm công tác hưởng hưu ở tuổi 55 đối với nam, 50 đối với nữ (theo NĐ93/CP); sĩ quan quân đội nghỉ hưởng hưu theo Luật sĩ quan Quân đội hoặc theo Điều lệ nghỉ hưởng lương hưu ở tuổi 55. Theo số thống kê từ năm 1995 đến năm 2001 thì tuổi nghỉ hưu bình quân là 54,35 tuổi, tuổi thọ bình quân của những người nghỉ hưu là 69 tuổi, thời gian hưởng lương hưu bình quân là 14,65 năm. Tuy nhiên khi tính cho từng đối cụ thể đề tài xác định thời gian hưởng lương hưu đối với nam là 10 năm, đối với nữ là 15 năm.
- Chi phí quản lý: tính bằng 4% cho 2 năm 2002-2003; 3,5% cho 3 năm 2004-2006; từ 2007 trở đi bằng 3%.
- Tỷ lệ lãi đầu tư tăng trưởng: tính bằng 5% năm.
- Chi bảo hiểm y tế: theo quy định tính bằng 3% tổng số tiền chi lương hưu trong năm.
3.Kết quả tính toán quỹ BHXH:
Từ những căn cứ ở trên và nhờ vào kết quả tính toán trên máy tính ta có kết quả tính toán quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
II. Những kiến nghị nhằm đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội lâu dài:
1.Kiến nghị về chế độ chính sách:
Về lý luận, khi hoạch định chế độ chính sách bảo hiểm xã hội phải dựa trên các cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội và cơ sở khoa học qua việc tính toán để xác định cân đối dài hạn quỹ bảo hiểm xã hội để định ra chế độ thu bảo hiểm xã hội, mức chi phí cho các chế độ bảo hiểm xã hội nhằm vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị trong tình hình cụ thể của nước nhà, đảm bảo tình hình xã hội cũng như quyền lợi thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng, mọi người lao động nói chung. Với việc xác định quỹ bảo hiểm xã hội được cân đối lâu dài, luôn đảm bảo khả năng chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy, đề tài có một số kiến nghị về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội như sau:
- Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội: Quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện chính sách xã hội có chức năng phân phối lại thu nhập do Nhà nước quản lý. Do vậy quỹ bảo hiểm xã hội phải được tính toán, đảm bảo cân đối ổn định lâu dài (đa số các nước trên thế giới đều cân đối từ 50 năm trở lên) để vừa bảo đảm việc trợ cấp được ổn định, vừa bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội, không gây ra những sức ép nặng nề về tài chính có thể dẫn đến khủng hoảng về chính sách xã hội. ở nước ta vấn đề cân đối giữa thu và chi dài hạn của quỹ bảo hiểm xã hội có nhiều khả năng, bởi vì số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội còn chiếm tỷ lệ cao (gần 90%). Do đó, cần sớm có chính sách mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, không chỉ đối với lao động thuộc khu vực Nhà nước, các doanh nghiệp mà cả đối với lao động ở các thành phần kinh tế, có như vậy nguồn thu vào quỹ bảo hiểm xã hội hàng năm được tăng lên, tồn tích của quỹ nhiều, thêm lãi đầu tư, bảo đảm quỹ bảo hiểm xã hội ổn định lâu dài.
- Về thu bảo hiểm xã hội: Cần phải lấy nguyên tắc đảm bảo cân đối lâu dài quỹ bảo hiểm xã hội là một trong những nguyên tắc quan trọng để làm căn cứ trong việc hoàn chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở nguyên tắc này, xác định mức đóng bảo hiểm xã hội hợp lý cho từng thời kỳ, tính toán nâng dần mức thu bảo hiểm xã hội sao cho quỹ bảo hiểm xã hội không bị mất cân đối sớm. Hiện nay theo quy định mức đóng bảo hiểm xã hội là 20% tổng quỹ tiền lương, tỷ lệ này ở một số nước vào khoảng từ 25% đến 40%. Tuy nhiên, ở nước ta trong những năm trước mắt nền kinh tế chưa phát triển và chưa ổn định, việc nâng mức đóng bảo hiểm xã hội là việc hết sức khó khăn vì nó liên quan nhiều đến thu nhập, đời sống của người lao động và chi phí đầu vào của sản phẩm, cho nên giữ nguyên mức đóng bảo hiểm xã hội là 20% so với tổng quỹ tiền lương (qua 6 năm, mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 20% tổng quỹ lương cho thấy các doanh nghiệp chấp nhận được). Sau năm 2010 sẽ nghiên cứu để điều chỉnh tăng dần mức đóng bảo hiểm xã hội lên và trước hết là tăng phần tỷ lệ do người lao động đóng góp tương ứng với việc tăng tiền lương để đảm bảo tỷ lệ tương quan đóng bảo hiểm xã hội giữa người sử dụng lao động với người lao động.
Ngoài mức thu bảo hiểm xã hội là 20% tổng quỹ tiền lương để chi cho 5 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức, chế độ hưu trí và tử tuất như đã nêu trên, nếu có quy định thêm chế độ trợ cấp thì phải quy định thêm mức đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo thực hiện cho chế độ đó. Quy định mức trần về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đảm bảo mức đóng bảo hiểm xã hội không quá cao dẫn đến hưởng bảo hiểm xã hội cao vừa tạo nên chênh lệch về thu nhập từ bảo hiểm xã hội giữa những nhóm người lao động trong xã hội, đồng thời không ảnh hưởng đến cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
- Về chi bảo hiểm xã hội: Khi thực hiện cải cách tiền lương, người lao động được cải thiện về tiền lương và thu nhập hàng tháng, nghiên cứu để điều chỉnh tỷ lệ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cho phù hợp với mức đóng góp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không giảm số tuyệt đối về lương hưu và trợ cấp hàng tháng, đồng thời ngang bằng với việc tăng mức sống. Hiện nay, theo quy định thì người lao động có 30 năm tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện tuổi đời được hưởng tỷ lệ lương hưu là 75% lương bình quân 5 năm cuối. Tỷ lệ này là cao, chưa phù hợp với mức đóng bảo hiểm xã hội, đa số các nước trên thế giới mức hưởng tối đa hiện nay là từ 60% đến 65%.
Về tuổi nghỉ hưu: Trước mắt, giữ nguyên tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động đối với nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi, không giảm tuổi nghỉ hưu với bất cứ loại hình lao động nào để thực hiện đúng mục đích của chế độ lương hưu và ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm xã hội do việc giảm tuổi nghỉ hưu (giảm 5 tuổi thì quỹ bảo hiểm xã hội không thu được 60 tháng, đồng thời phải chi thêm 60 tháng lương hưu, như vậy đã ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm xã hội là 10 năm). Sau đó tuỳ thuộc vào tình hình lao động, việc làm và tuổi thọ chung của xã hội để điều chỉnh tăng dần tuổi nghỉ hưu. Đề tài đề nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu ngay một lần một vài tuổi mà tăng dần mỗi năm 1/2 tuổi đến khi đạt độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là 65 tuổi, đối với nữ là 60 tuổi. Trường hợp cá biệt do giảm biên chế hoặc xắp xếp lại lực lượng lao động mà phải giảm tuổi nghỉ hưu thì cần có chế độ tài chính riêng do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
- Nghiên cứu để có quy định lại về cách tính lương hưu, hiện nay mức tiền lương làm cơ sở để tính lương hưu là mức lương bình quân 5 năm cuối. Điều này không đảm bảo nguyên tắc đóng- hưởng và chênh lệch tăng tiền lương hưu khoảng 40% nếu so với cách tính lương hưu theo tiền lương đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ quá trình tham gia. Đề tài đề nghị từng bước nghiên cứu để điều chỉnh quy định mức tiền lương làm cơ sở để tính lương hưu những đối tượng hiện tại tính bình quân 5 năm thì nghiên cứu trong thời gian tới có thể điều chỉnh bình quân 10 năm và tiến tới bình quân đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ quá trình tham gia.
- Các chế độ trợ cấp khác cũng nên giữ như những quy định hiện hành, trừ một vài khoản trợ cấp cần điều chỉnh lại cho hợp lý nhưng không tăng nhiều kinh phí nhằm bảo đảm cho quỹ không mất cân đối.
- Loại khỏi chính sách bảo hiểm xã hội các nội dung của các chính sách khác như giảm tuổi nghỉ hưu cho lao động nặng nhọc, độc hại, có thời gian công tác ở chiến trường, trợ cấp cho các biện pháp kế hoạch hoá dân số...
2.Kiến nghị về công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội:
Để đảm bảo cho quỹ bảo hiểm xã hội cân đối được lâu dài, ngoài các biện pháp nêu trên thì việc quản lý tốt quỹ bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng. Do nguồn quỹ bảo hiểm xã hội nước ta hiện nay còn nhỏ và yêu cầu quỹ phải đảm bảo thu đủ để chi, nên cần phải tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, chi từ quỹ bảo hiểm xã hội và công tác giám sát tài chính của hệ thống bảo hiểm xã hội cụ thể là:
- Quản lý chặt chẽ về đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội để thu vào quỹ bảo hiểm xã hội đủ về số lượng, nhất là các đối tượng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Quản lý chặt về mức tiền lương và thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
- Thu bảo hiểm xã hội phải kịp thời, đúng theo quy định, tránh hiện tượng đóng bảo hiểm xã hội chậm hoặc nợ đọng kéo dài làm ảnh hưởng đến thu và đầu tư tăng trưởng của quỹ.
- Quản lý chặt chẽ hồ sơ của từng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là các đối tượng có thời gian công tác trước 1/1995 để thực hiện việc ghi thời gian được tính hưởng bảo hiểm xã hội vào sổ bảo hiểm xã hội đầy đủ, chính xác.
- Quản lý chặt chẽ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, nhất là các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng để tránh hiện tượng hưởng nhầm, sai. Thực hiện chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ và thực hiện việc cắt giảm các đối tượng đã thôi hưởng hoặc hết thời hạn hưởng chế độ đầy đủ, kịp thời.
- Tăng cường công tác giám sát tài chính bảo hiểm xã hội thường xuyên trong quá trình huy động, sử dụng các nguồn tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội đối với toàn bộ các hoạt động và thực hiện giám sát cả việc tuân thủ, giám sát hiệu quả và giám sát chất lượng.
Ngoài ra để đảm bảo cho quỹ bảo hiểm xã hội cân đối được lâu dài thì quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung thống nhất trong cả nước và thực hiện thu- chi cho mọi loại hình lao động, loại hình bảo hiểm xã hội (nếu có loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện) như hiện nay đang thực hiện. Có như vậy mới vừa bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các loại hình lao động, vừa có khả năng điều tiết và tích luỹ dài hạn.
Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo cân đối được lâu dài còn phụ thuộc vào một yếu tố cơ bản đó là vấn đề đầu tư tăng trưởng phần quỹ bảo hiểm xã hội nhàn rỗi. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, để hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội đạt hiệu quả, nhằm đảm bảo và tăng trưởng quỹ, đảm bảo sự an toàn và đủ nguồn tài chính kịp thời chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện về cơ chế, chính sách đối với hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, cụ thể ở một số điều sau:
+ Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, Chính phủ cần xem xét việc phân cấp cụ thể quyền quyết định trong việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tạm thời nhàn rỗi để đầu tư đảm bảo bảo tồn và tăng trưởng theo các nội dung: lĩnh vức đầu tư, hình thức đầu tư và lãi suất tối thiểu khi đầu tư vào từng lĩnh vực, từng hình thức, từng dự án cũng như quy trình xây dựng, thẩm định, quyết định phương án đầu tư và quản lý đầu tư.
+ Chính phủ có chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội vào những ngành, những lĩnh vực đảm bảo an toàn quỹ, có lãi suất cao để thực hiện việc bảo tồn và tăng trưởng.
+ Xác định rõ vốn nhàn rỗi từ quỹ bảo hiểm xã hội dùng để đầu tư vào các tài sản tài chính (ngắn hạn, dài hạn) nhằm mang lại lợi nhuận và phục vụ cho việc bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Có thể chia nguồn vốn đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội thành nguồn vốn đầu tư dài hạn và nguồn vốn đầu tư ngắn hạn theo nguyên tắc: nguồn vốn dài hạn được phép đầu tư vào tài sản tài chính dài hạn hoặc ngắn hạn, còn nguồn vốn ngắn hạn chỉ Subject:được đầu tư và các tài sản tài chính ngắn hạn.
+ Quy định rõ danh mục đầu tư và hạn mức đầu tư cho từng danh mục, để thực hiện đầu tư an toàn và có lãi suất cao. Ngoài những danh mục đầu tư theo chỉ định của Chính phủ, cần cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quyền xem xét, lựa chọn những dự án đầu tư thích hợp. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc: an toàn, hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tư; ưu tiên đầu tư trọng nhiều vào các lĩnh vực có lãi suất cao và thu hồi vốn nhanh; mức cho vay hoặc đầu tư đối với từng danh mục không vượt quá tỷ lệ quy định trong tổng nguồn vốn nhàn rỗi từ quỹ bảo hiểm xã hội.
+ Đa dạng hoá các loại hình đầu tư và công cụ đầu tư, bên cạnh các hoạt động đầu tư đã có Chính phủ cần ưu tiên cho quỹ được đầu tư vào các dự án lớn có tầm chiến lược quốc gia theo hình thức liên doanh góp vốn vào các ngành: khai thác, chế biến dầu khí, điện tử viễn thông, công trình sự nghiệp xã hội (xây dựng nhà ở, dự án sản xuất cung cấp điện, nước sinh hoạt). Tuy nhiên, việc đầu tư vào các dự án này thời gian thu hồi vốn dài, nên phần vốn đầu tư phải là khoản nhàn rỗi trong thời gian tương đối dài.
+ Phải có sự phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, tính toán và có so sánh một số phương án đầu tư có tính khả thi, có hiệu quả để chọn phương án tối ưu nhất khi quyết định đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội vào một lĩnh vực, một dự án.
+ Thành lập một tổ chức chuyên trách thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và bao gồm các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực phân tích kinh tế tài chính, toán bảo hiểm, kinh tế đầu tư…
kếT LUậN
Nghiên cứu lịch sử phát triển Nhà nước theo các thời kì , chế độ chính trị kinh tế xã hội khác nhau , chúng ta có nhận định chung là : Dù xã hội nào,có chế độ kinh tế như thế nào thì nhà nước của chế độ , của xã hội đó cũng đều phải có những qui định về chế độ bảo hiểm xã hội. Bởi vì nó là một chính sách quan trọng của mỗi quốc gia vì nó liên quan đến hàng triệu người lao động. Bảo hiểm xã hội đã và đang được phát triển ở hầu khắp các nuớc trên thế giới không chỉ bởi mục đích an sinh xã hội mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển, ổn định nền kinh tế đất nước. Bảo hiểm xã hội có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế quốc dân. Ngày nay không ai phủ nhận vai trò tích cực của bảo hiểm xã hội đối với nền kinh tế. Ngược lại điều kiện kinh tế quyết định các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội. Nền kinh tế quốc dân càng phát triển, đời sống con người càng cao thì hoạt động bảo hiểm xã hội càng phong phú.
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP ngày26/01/1995 kèm theo Điều lệ bảo hiểm xã hội cùng với Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quỹ bảo hiểm xã hội đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Nó là một yếu tố quyết định khả năng hoạt động và tồn tại của ngành bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quỹ bảo hiểm xã hội đã gặp không ít những khó khăn khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội của quỹ. Nhưng quỹ luôn phải đảm bảo vai trò quan trọng của mình, đồng thời cần đổi mới và hoàn thiện quỹ để phát huy tiềm năng vốn có của nó trong việc bảo tồn, tăng trưởng và phát triển quỹ phù hợp với tình hình thực tế và giai đoạn phát triển của đất nước.
Mục lục
Lời mở đầu……………………………………………………...1
Chương I:Lý luận chung về BHXH và quỹ BHXH…………..3
I.Một số vấn đề tổng quan về BHXH……………………………..3
1.Sự cần thiết và tác dụng của BHXH……………………………3
1.1 Sự cần thiết của BHXH………………………………………….3
1.2 Tác dụng của BHXH……………………………………………4
2.Khái niệm và bản chất của BHXH……………………………..5
2.1 Khái niệm BHXH……………………………………………….7
2.2 Bản chất của BHXH…………………………………………….8
3.Nội dung cơ bản của BHXH…………………………………...11
a.Đối tượng của BHXH……………………………………………12
b.Các loại chế độ BHXH…………………………………………..12
c.Mức đóng và mức hưởng………………………………………...12
II.Khái niệm chung về quỹ BHXH……………………………...12
1.Sự cần thiết của quỹ BHXH…………………………………...12
2.Khái niệm về quỹ BHXH………………………………………14
3.Nguồn hình thành quỹ BHXH…………………………………14
4.Phân loại quỹ BHXH…………………………………………...16
5.Quản lý quỹ BHXH…………………………………………….17
III.Tình hình thực hiện BHXH ở một số quốc gia trên thế giới……………………………………………………….18
1.Mỹ……………………………………………………………….18
2.Pháp……………………………………………………………..19
3.ở một số nước Đông á…………………………………………20
CHƯƠNG II:Thực trạng về quỹ BHXH ở Việt Nam………24
I.Sơ qua về BHXH và quỹ BHXH ở Việt Nam………………….24
1.Thời kỳ thực hiện BHXH trước năm 1961……………………24
2.Thời kỳ thực hiện BHXH theo điều lệ tạm thời(1961-1995)…25
3.Thời kỳ thực hiện BHXH theo Bộ luật lao động(1995-2003)...31
II.Thực trạng về thu chi BHXH và quản lý quỹ BHXH từ khi thực hiện điều lệ(1995-2003)……………………………………..35
1Thực trạng về thu BHXH………………………………………35
2.Thực trạng về chi BHXH………………………………………43
3.Thực trạng về quỹ BHXH……………………………………...51
4.Phân tích đánh giá về tình hình thực hiện thu-chi BHXH và quản lý quỹ BHXH……………………………………………….54
CHƯƠNG III:Một số kiến nghị nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH Được lâu dài…………………………………………….60
I.Dự tính cân đối quỹ BHXH theo chính sách hiện hành……...60
1.Căn cứ để làm cơ sở cho việc tính toán quỹ BHXH………….60
2.Những dự báo phục vụ cho việc tính toán quỹ BHXH……….64
3.Kết quả tính toán quỹ BHXH………………………………….66
4.Nhận xét về kết quả tính toán quỹ BHXH……………………69
II.Những kiến nghị nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH được lâu dài…………………………………………………………………70
1.Kiến nghị về chế độ chính sách………………………………..70
2.Kiến nghị về công tác quản lý quỹ BHXH……………………72
Lời cảm ơn
Trong quá trình thực tập và làm chuyên đề này ,được sự giúp đỡ ,hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Hải Đường và thầy Nguyễn Hùng Cường phụ trách phòng chế độ, ban chế độ chính sách BHXH Việt Nam, em đã hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của cơ quan thực tập
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình Kinh tế bảo hiểm –Trường ĐHKTQD Hà Nội
2.Giáo trình Quản trị Kinh doanh bảo hiểm-Trường ĐHKTQD Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36784.doc