Trong nền kinh tế thị trường, tài sản cố định ngày càng có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Đó là bộ phận cơ bản trong doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu hình thành và nó thể hiện là cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh.
Sử dụng hợp lý tài sản cố định là nhiệm vụ quan trọng của mỗi một doanh nghiệp theo yêu cầu hạch toán kinh tế, góp phần tăng thêm tích luỹ xã hội và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, nhằm giảm bớt lãng phí trong việc sử dụng tài sản cố định. Tổ chức khoa học và hợp lý công tác hạch toán tài sản cố định là một trong những biện pháp quan trọng không thể thiếu được nhằm thúc đẩy việc quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trong các mặt sử dụng, bảo quản.tài sản cố định.
39 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thưc trạng về tổ chức hoạch toán, quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH Trang Sức Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hữu ích của công tác hoạch toán,quản lý trong công ty và những bất hợp lýcòn tồn tại . Các giải pháp.
Phần 1
Giới thiệu công ty tnhh t rang sức bình minh
1.Qua trình hình thành phát triển của công ty.
Tiền thân của công ty TNHH Trang Sức Bình Minh là một công ty có sản xuất v ùa và nhỏ với vài trăm công nhân , nó được thành lập do UBND Tỉnh Gia Lâm, Thành phố Hà Nội phê duyệt vào ngày 21 tháng 5 năm 1999 số :4345 GP/TLDN.
Đến năm 2000 trụ sở chính được đặt tại tổ 14 Thị trấn sài đồng- gia lâm- hà nội , ĐT:8751659
Phát huy được những thuận lợi của công ty là nhờ có đội ngũ cán bộ quản lý công nhân kỹ thuật có tay nghề cao được tuyển chọn kỹ nên đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến cùng với sự năng động nhạy bén trên thị trường mới. Vì thế năm 2000 công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng gia công lớn trong nước và cả đối với nước ngoài đồng thời có điều kiện phát huy đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và tích luỹ cho công ty.
2. Một số chỉ tiêu kinh tế
Nhân sự của công ty trong 3 năn gần đây:
Do công ty hết sức quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư kỹ thuật cán bộ quản lý giỏi công nhân có tay nghề cao với kỹ thuật chuyên sâu.
Vì vậy cho đến nay công ty đã có những đội ngũ cán bộ giỏi có thể tự quyết định sản phẩm ... Ta có thể xem xét trình độ đội ngũ cán bộ và thống kê nhân sự của tất cả các cán bộ hiện đang làm việc tại công ty thông qua số liệu sau:
Công ty có quy mô về cán bộ công nhân viên là 720 người.
Trong đó có 1 Kỹ sư ,12 Kỹ thuật viên, và 707 công nhân Kỹ thuật bậc 1và bậc 2
Bậc 1 có 438
Bậc 2 có 269
Qua những số liệu trên cho thấy Công ty đã phát huy lợi thế về sự dồi dào nguồn nhân lực. Đồng thời qua các hoạt động liên doanh , liên kết trong và ngoài nước có nhiều thuạn lợi cùng với sự quản lý tốt của công ty đặc biệt trong công tác tổ chức hoạch toán TSCĐ. Công ty đã sử dụng hình thức nhật ký chung dể hoạch toán vì thế đến nay công ty đã có đủ năng lưcj nhận gia công và hoàn thành tốt hợp đồng có quy mô lớn , đến nay dã là một công ty mạnh nhất về sản xuất gia công hàng trang sức mỹ ký.
Hàng năm công ty nộp vào ngân sách nhà nước là 192.991 triệu đồng
Còn về lợi nhuận và sự tăng trưởng và phát triển về tình hình tài chính trong 3 năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm 1999
2000
2001
Tổng tài sản
57,53
62,2
166
Tài sản hiện hành
18,7
20,2
63,9
Tổng tài sản nơ
30
35,2
45
Tái sản nợ hiện hành
6,7
7,2
12,1
Tài sản thực
27,53
27
121
Vốn hoạt động
12
13
51,8
Doanh thu
96,256
105
110,25
phần 2
Cơ sở lý luận của tổ chức hạch toán,
quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp
A. ý nghĩa của TSCĐ với vấn đề hạch toán.
1. Lý luận chung về tổ chức hạch toán, quản lý TSCĐ.
Sản xuất luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: Sức lao động của con người; Tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong tư liệu lao động, TSCĐ là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định.
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. TSCĐ tham gia vào chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hỏng. Trong quá trình hoạt động, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh của sản phẩm làm ra. Khi sản phẩm trên tiêu thụ được thì hao mòn này của TSCĐ sẽ chuyển thành vốn tiền tệ. Vốn hàng này phải tích luỹ lại thành nguồn vốn để tái TSCĐ khi cần thiết. Ngoài ra TSCĐ phải là sản phẩm của lao động, tức là vừa có giá trị, vừa có giá trị sử dụng. Nói cách khác nó phải là hàng hoá và như vậy nó phải được mua bán, chuyển nhượng với nhau trên thị trường tư liệu sản xuất.
TSCĐ gắn liền vói doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.Vậy tăng cường đầu tư TSCĐ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư TSCĐ là một trong những biện pháp hàng đầu để tăng năng suât lao động, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Do vậy cần phải quản lý TSCĐ như một yếu tố sản xuất cơ bản. TSCĐ là một bộ phận của vốn sản xuất nên cũng phải quản lý TSCĐ như một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh cơ bản. Do vậy phải thể hiện TSCĐ về mặt giá trị và theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Trong số nguyên giá phản ánh lượng vốn ban đầu đã bỏ ra để hình thành TSCĐ. Giá trị hao mòn phản ánh phần giá trị đã được chuyển vào giá trị sản phẩm của TSCĐ, nhưng quan trọng vẫn là GTCL của TSCĐ, nó phản ánh phần giá trị của TSCĐ có khả năng luân chuyển vào giá trị sản phẩm hay phần còn lại của TSCĐ có khả năng sinh lợi. Các loại giá trị này phải được phản ánh trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Để quản lý TSCĐ, tất cả TSCĐ đều phải có sự giao nhận giữa các bộ phận có liên quan để xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân và bộ phận quản lý để sử dụng TSCĐ.
Trong quản lý TSCĐ, phải thể hiện quản lý bộ phận tài sản đã tiêu dùng và tiêu hao với tư cách là một chi phí vật chất của kết quả sản xuất kinh doanh.
Do vậy để hạch toán tốt TSCĐ, hệ thống kế toán Việt Nam đã ra đời áp dụng cho các doanh nghiệp (Ban hành theo quyết đinh số 1141- TC/CĐKT ngày 1/11/95 của bộ trưởng Bộ tài chính - đã sửa đổi ) Nó quy định và được sắp xếp như sau:
Trong bảng cân đối tài sản thì được chia thành nhiều loại khác nhau và ký hiệu là
( I,II,...).Trong mỗi nhóm lại được chia ra thành nhiều chỉ tiêu và được ký hiệu là
(1, 2,.....), trong các chỉ tiêu lại được chia thành các chỉ tiêu nhỏ. Do đó mà mỗi nhóm mỗi chỉ tiêu lại có những đặc trương riêng nhất định dễ dàng cho việc quản lý.
Thông qua việc phân loại, TSCĐ sẽ được xác định về số lương, cơ cấu của từng loại hiện có trong từng doanh nghiệp. Tài liệu phân loại TSCĐ được dùng để lâp kế hoach sản xuất, nhập khẩu, kế hoạch sửa chữa lớn và hiện đại hoá TSCĐ, là cơ sở để xác định GTCL và mức khấu hao TSCĐ. Nên việc phân loại chính xác sẽ tạo điều kiện phát huy hết tác dụng của TSCĐ trong quá trình sử dụng, đồng thời phục vụ tốt cho công tác thống kê, kế toán TSCĐ ở các đơn vị cơ sở.
Vì thế mà tuỳ theo mục đích sử dụng của mỗi loại hình doanh nghiệp mà có những cách phân loại như sau:
TSCĐ hữu hình: Nó bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn và thời gian sử dụng ( Hiện nay giá trị ≥5 triệu đồng, thời gian sử dụng≥1 năm)
Nó được phân loại theo kết kấu, theo nguồn hình thành.......và nó bao gồm:
- Nhà cửa, vật liệu kiến trúc.
- Máy móc, thiết bị.
- Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn.
- Thiết bị dụng cụ quản lý .
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
- Tài sản cố định phúc lợi.
- Tài sản cố định khác.
TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, phản ánh một lượng giá trị mà doanh đã thực sự đầu tư. Theo quy định mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có giá trị từ 5 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì coi là TSCĐ vô hình.
Nó được phân loại theo kết cấu, đặc điểm.....và nó bao gồm:
- Chi phí thành lập doanh nghiệp .
- Chi phí nghiên cứu, phát triển.
- Bằng phát minh, sáng chế.
- Lợi thế thương mại.
- Quyền đặc nhượng hay quyền khai thác.
- Quyền thuê nhà.
- Quyền sử dụng đất.
- Bản quyền tác giả.
- Nhãn hiệu .
Tài sản cố định thuê (cho thuê) tài chính: Là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý sử dụng trong hâù hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ. Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng vối khoản lợị nhuận từ đầu tư đó.
Hoạt động thuê (cho thuê) tài chính nó có các điều kiện sau:
- Thứ nhất: Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận.
-Thứ hai: Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được nhận quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
-Thứ ba: Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản.
-Thứ tư: Tổng số tiền huê tài sản phải trả ít nhất phải tương đương giá trị đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
Vậy nó được thoả mãn 1 trong 4 điều kiện trên được coi là thuê dài hạn.
2. Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ.
Mọi trường hợp thì TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và GTCL. Do vậy việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị TSCĐ. Ta có:
Giá trị hao mòn =Nguyên giá - Giá trị hao mòn.
Xác định nguyên giá cho TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:
Khi có TSCĐ nhập về doanh nghiệp kế toán căn cứ vào chứng từ xác định nguyên giá như sau:
-Vối TSCĐ doanh nghiệp mua ngoài:
Nguyên giá = Giá mua trên hoá đơn + Chi phí (gồm vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế nhập khẩu, thuế trước bạ )
- Vối TSCĐ do doanh nghiệp được cấp, được góp.
Nguyên giá = Giá thoả thuận (cấp, góp) + Chi phí (nếu có).
- Vối TSCĐ do doanh nghiệp hoàn thành:
Nguyên giá =Giá quyết toán duyệt (không tính VAT) + Chi phí ( nếu có).
Xác định nguyên giá cho TSCĐ thuê tài chính.
Khi doanh nghiệp có TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê gồm (Tổng tiền thuê phải trả, tiêu chuẩn thuê, lãi thuê nếu có). Để xác định nguyên giá cho TSCĐ thuê đó.
-Vối TSCĐ thuê thuộc điều kiện 1:
+ Trường hợp thuê trả tiền thuê 1 lần khi hết thời hạn thuê. Ta xác định nguyên giá như sau:
Trong đó: FV:Tổng tiền thuê phải trả hợp đồng thuê.
PV: Nguyên giá TSCĐ thuê kỳ đó.
R : Tỷ lệ lãi suất trên 1 đơn vị thời gian thuê.
T : Số đơn vị thồi gian thuê trên hợp đồng.
+ Trường hợp thuê, trả tiền thuê đều hàng kỳ.
hay PV =
Trong đó FV1: là số tiền thuê phải trả đều hàng kỳ.
FV =PV1* t.
Còn PV, FV, r, t được tính như trường hợp trên.
- Vối TSCĐ thuê theo (điêu kiện + điều kiện + điều kiện 4).
Nguyên giá =(Tổng số tiền thuê phải trả của hợp đồng thuê -Tổng lãi thuê phải trả của hợp đồng thuê).
Chú ý: Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ, hoặc lắp đặt thêm ,hoặc tháo bớt.
B - tổ chức hạch toán, quản lý tscđ.
B1- hạch toán chi tiết.
Trong thực tế thì nguyên giá , GTHM, được xác định thế nào...
Vì vậy thẻ TSCĐ dùng để ghi chép kịp thời và đầy đủ chi tiết từng TSCĐ của từng doanh nghiệp , đơn vị về tình hình thay đổi nguyên giá, GTHM đã trích hàng năm của TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập và kế toán trưởng xác nhận.
Căn cứ lập thẻ là : ‘Biên bản giao nhận TSCĐ ‘, ‘Biên bản đánh giá TSCĐ ‘, ‘Bảng tính khấu hao TSCĐ ‘, ‘Biên bản thanh lý TSCĐ ‘ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan. Căn cứ vào tài liệu phát sinh, kế toán TSCĐ phải kịp thời ghi các biến động vào thẻ.
Thẻ TSCĐ lập làm 1 bản để tại phòng kế toán của doanh nghiệp, lập xong thẻ TSCĐ được đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển và cho từng đơn vị, từng xí nghiệp, từng phòng ban mỗi nơi một quyển. Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập trung nhưng chia làm nhiều ngăn theo yêu cầu phân loại của TSCĐ. Mỗi ngăn TSCĐ được chia chi tiết theo đơn vị sử dụng và số liệu tài sản. Căn cứ vào các ngăn thẻ TSCĐ này để tổng hợp giá trị TSCĐ, số khấu hao tăng, giảm hàng tháng trong năm.
Thẻ TSCĐ
Đơn vị ....... Số thẻ ........
Địa chỉ ........ Ngày .....tháng ....năm....
Kế toán trưởng (ký ,họ tên)
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, số....., ngày......, tháng .....,năm ......
Tên, mã, quy cách TSCĐ.......Số hiệu TSCĐ........
Nước sản xuất ........năm 200........
Bộ phận quản lý sử dụng........... năm đưa vào sử dụng............
Công suất (diện tích )thiết kế................
Đình chỉ sử dụng TSCĐ . Ngày.... tháng .....năm 200 ...Lý do đình chỉ..........
Chứng từ
Diễn
Nguyên
Khấu hao
Số hiệu
Ngày tháng năm
giải
giá
Năm
Tỷ lệ KH năm
Mức KH
Hao mòn cộng dồn
B2: hạch toán tổng hợp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mỗi trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ.
Vậy mục đích của hạch toán tổng hợp TSCĐ là ghi chép, phản ánh số lượng, giá trị TSCĐ hiện có tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mơi trong doanh nghiệp, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh, dich vụ. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ và lập dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ kiểm tra việc thực hiện sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa. Qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn và TSCĐ, thể hiện các cân đối cũng như là các căn cứ để tính toán hiệu quả kinh tế .
I. hạch toán biến động tscđ hữu hình.
1). Tài khoản sử dụng:
Là TK: 211-Tài sản cố định hữu hình.
Nó dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
+ Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (mua sắm, xây dựng, cấp phát......).
+ Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán ,.........).
+Dư nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình hiện có .
TK: 211 chi tiết cho 6 tiểu khuản:
*TK: 2112 Nhà cửa, vật liệu kiến trúc.
*TK: 2113 . Máy móc, thiết bị.
*TK: 2114. Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
*TK: 2115. Thiết bị, dụng cụ quản lý.
*TK: 2116 Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
*TK: 2118. Tài sản cố định khác .
TK: 214. Hao mòn TSCĐ.
Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp.
+ Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ (nhượng bán, thanh lý......).
+Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ do (triết khấu, đánh giá tăng...).
+Dư có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có.
TK: 214 phân tích thành:
*TK 2141 :Hao mòn TSCĐ hữu hình.
*TK 2142 :Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
*TK 2143 :Hao mòn TSCĐ vô hình.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK:311,TK:341,TK:111,TK:112......
2). Phương pháp hạch toán.
2.1) Hạch toán biến động tăng.
Khi có TSCĐ nhập về doanh nghiệp thì kế toán căn cứ chứng từ xác định nguyên giá lập thẻ TSCĐ và ghi sổ như sau:
a) Với TSCĐ tăng do được góp.
Nợ TK 211 : Nguyên giá.
Có TK 411 : (ct: góp ) : theo giá thoả thuận.
Nếu chủ doanh nghiệp góp vốn bằng TSCĐ mà trong biên bản ghi rõ: Nguyên giá, hao mòn đã khấu hao của TSCĐ đó thì:
Nợ TK 211 : Nguyên giá trong biên bản.
Có TK 2141 : Hao mòn đã khấu hao trong biên bản.
Có TK 411 : (ct: góp) ; GTCL - vốn góp.
b) Với TSCĐ tăng do doanh nghiệp mua ngoài:
Trước khi doanh nghiệp mua TSCĐ thì kế toán trưởng cần xác định nguồn vốn sử dụng cho việc mua sắm TSCĐ đó.
b1) Nếu tiền mua TSCĐ dùng từ vốn SXKD, các quỹ thì ké toán ghi:
BT1: Phản ánh nguyên giá, thuế VAT, tổng tiền thanh toán của TSCĐ đó.
Nợ TK 211 : Nguyên giá (gồm cả chi phí, không có VAT).
Nợ TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ.
Có TK :111,112,331 : Tổng tiền thanh toán.
BT2: Phản ánh nguồn sử dụng về vốn kinh doanh.
Nợ TK 441 : (ct: góp bổ sung) : Số vốn đã dùng.
Nợ TK 414,415....431 : Số quỹ đã dùng.
Có 411 : (ct: góp bổ sung ): Nguyên giá.
b2) Nếu dùng vốn khấu hao để mua TSCĐ thì kế toán phản ánh
BT1: như ( b1 ) và phản ánh BT2 như sau
Ghi : Có TK 009: Số vốn khấu hao đã dùng để mua TSCĐ.
b3) Nếu dùng tiền vay để mua TSCĐ
BT1:Phản ánh, nguyên giá,VAT tiền vay .
Nợ TK 211 : Nguyên giá.
Nợ TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ.
Có TK 341 :Tiền vay nợ trả trực tiếp.
Khi nào Công ty có tiền trả số tiền vay, khi đó kế toán căn cứ vào nguồn sử dụng trả vay để phản ánh như sau:
BT2: + Nếu dùng quỹ trả vay.
Nợ TK414, 415....431 : (Số quỹ đã dùng)
Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh.
+ Nếu dùng TK 009 trả vay .
Ghi đơn : Có TK 009: Số vốn khấu hao đã dùng để mua TSCĐ.
c) Với TSCĐ tăng do Công ty tự hoàn thành.
BT1: Phản ánh nguyên giá của TSCĐ đó.
Nợ TK 211 : Nguyên giá.
Có TK : 2412 : Giá quyết toán duyệt cộng chi phí (nếu có), không có VAT.
BT2: Kế toán căn cứ vào nguồn sử dụng dùng để XDCB cho TSCĐ trên mà phản ánh giống như:
*BT2 của b1
*BT2 của b2 hoặc BT2 của b3.
d) Với TSCĐ tăng do lượng chuyển từ CCDC.
d1)Công cụ dụng cụ ( CCDC) chưa sử dụng chuyển về TSCĐ.
Nợ TK 211 : Nguyên giá
Có TK 1531 : Giá gốc ghi sổ
Có TK 111, 112, 331 :Chi phí lắp đặt thêm
d2). CCDC đang sử dụng
Nợ TK 211: Nguyên giá.
Có TK 1421 : Giá trị còn lại của CCDC
Có Tk 2141 : giá trị hao mòn đã phân bổ của TSCĐ
Có TK 111, 112, 331: Chi phí lắp đặt thêm
e) Tăng do đánh giá TSCĐ.
BT1: Phần chênh lệch tăng nguyên giá
Nợ TK 211:
Có TK 412:
BT2: Phần trênh lệch tăng hao mòn (nếu có)
Nợ TK 412:
Có TK 214:
i). Phát hiện thừa do kiểm kê.
- Nếu TSCĐ đó đang sử dụng, cần trích bổ sung khấu hao
Nợ các TK liên quan (627, 641, 642)
Có TK 214(2141):
-Nếu TSCĐ là của đơn vị khác thì thông báo cho họ, nếu không biết của đơn vị nào thì trong thời gian chờ sử lý kế toán theo dõi ở TK 3381
Nợ TK 211:Nguyên giá
Có TK 214:Giá trị hao mòn
Có TK3381:Giá trị còn lại
2.2). Hạch toán biến động giảm
Khi doanh nghiệp có TSCĐ giảm thì kế toán căn cứ thẻ TSCĐ, và chứng tư liên quan để ghi như sau:
a) Với TSCĐ giảm do doanh nghiệp thanh lý , nhượng bán
BT1: Phản ánh nguyên giá, hao mòn, GTCL của TSCĐ đó.
Nợ TK 821 : GTCL
Nợ TK 2141 : Hao mòn đã khấu hao
Có TK 211 : Nguyên giá
BT2: Phản ánh chi phí cho thanh lý nhượng bán
Nợ TK 821 : Số chi phí
Có TK 111, 112, 331, 338 : Số chi phí
BT3: Phản ánh số thu về của thanh lý nhượng bán
Nợ TK 111, 112, 131, 1528 : Số thu
Có TK 721 : Giá bán, thu (doanh thu)
Có TK 3331 : Thuế VAT đầu ra.
b) Với TSCĐ giảm do doanh nghiệp xuất, mang góp vốn liên doanh với đơn vị khác,. Dựa vào biên bản góp vốn ghi:
Nợ TK 222(ct) : Giá thoả thuận góp
Nợ TK 2141 : Hao mòn đã khấu hao
Có TK 211 : Nguyên giá
Có (hoặc nợ) TK: 412: Chênh lệch giữa giá thoả thuận với GTCL
-Nếu doanh nghiệp có đất được cấp trước kia nay được phép mang đi góp vốn liên doanh đất đó
Nợ TK 222 (ct) : Giá trị vốn góp của đất
Có TK 411(ct:góp) : Tăng vốn góp.
-Nếu trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh
BT1: Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK (ct: vốn kinh doanh) :GTCL
Nợ TK 214 (2141) : Giá trị hao mòn
Nợ (có) TK:412 : Phần chênh lệch (nêú có)
Có TK 211 : Nguyên giá
BT2: Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại
Nợ TK 411 : (ct:vốn liên doanh)
Có TK 111, 112, 338: Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với GTCL
c). Giảm do chuyển thành CCDC nhỏ
-Nếu GTCL nhỏ, kế toán sẽ phân bổ vào chi phí SXKD.
Nợ TK 214: GTHM luỹ kế
Nợ TK 627 (6273): Tính vào chi phí SXC
Nợ TK 641(6413) : Tính vào chi phí bán hàng
Nợ TK 642(6423) : Tính vào chi phí QLDN
Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ
-Nếu GTCL lớn, đưa vào chi phí trả trước dể phân bổ dần.
Nợ TK 214 : GTHM luỹ kế
Nợ TK :142(1421) : GTCL
Có TK: 211 : Nguyên giá TSCĐ
-Nếu TSCĐ còn mới, chưa sử dụng thì :
Nợ TK 153(1531) Nếu nhập kho
Nợ TK 142(1421): Nếu đem sử dụng
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
d) Thiếu phát hiện qua kiểm kê.
Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết sử lý của Giám đốc doanh nghiệp kế toán ghi:
Nợ TK 214(2141) : GTHM
Nợ TK 3388,334: Giá trị cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 1381 : giá trị thiếu chờ sử lý
Nợ TK 411: Ghi giảm vốn
Nợ TK 821 : tính vào chi phí bất thường
Có TK 211: nguyên giá
II) hạch toán tscđ thuê ngoài và cho thuê.
1). Hạch toán TSCĐ đi thuê (cho thuê) tài chính.
1.1). Tài khoản sử dụng là: TK212- TSCĐ thuê tài chính.
-Bên nợ : Phản ánh nguyên giá TSCĐ di thuê dài hạn tăng thêm.
-Bên có : Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn giảm do giả bên cho thuê hoặc mua lại.
-Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn.
1.2) Phương pháp hạch toán.
* ở đơn vị đi thuê gồm:
a) Khi nhận TSCĐ thuê ngoài căn cứ vào hợp đồng thuê, để xác định nguyên giá, lãi thuê của TSCĐ đó và ghi:
Nợ TK 212 :nguyên giá (PV)
Nợ TK 1421 :lãi thuê (FV-PV)
Có TK 342 :Tổng tiền thuê phải trả (FV)
b) Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng.
Nợ TK 342 (hoặc315) : số tiền thuê phải trả.
Nợ TK 133 (1332) : thuế VAT.
Có TK liên quan (111,112,.......): tổng số đã thanh toán
c) Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyể n(trừ dần )lãi phải trả vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK liên quan (626,641,642):
Có TK 214(2141): số khấu hao phải trích.
Có TK 1421: trừ dần lãi phải trả vào chi phí.
d) Khi kết thúc hợp đồng thuê.
- Nếu trả lạiTSCĐ cho bên thuê.
Nợ TK 1421: Chuyển GTCL chưa khấu hao hết.
Nợ TK 214 (2142) : GTHM.
Có TK 212 : Nguyên giá TSCĐ đi thuê
-Nếu bên đi thuê được quyền sổ hữu hoàn toàn.
BT1: chuyển quyền nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211,213:
Có TK 212: nguyên giá
-BT2: Kết chuyển GTHM luỹ kế
Nợ TK214(2142):
Có TK 214(2131,2143): GTHM
-Nếu bên đi thuê được mua lại
Nợ TK 211,213: giá trị trả thêm (không có VAT)
Nợ TK 133(1332) thuế VAT
Có TK 111,112,342:
* ở đơn vị cho thuê:
a) Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê.
Nợ TK 214 (2141,2143): GTHM (nếu có)
Có TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ cho thuê
Có TK 214: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành cho thuê
b) Định kỳ (tháng, quý, năm), theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê từng kỳ (cả vốn lẫn lãi).
Nợ TK liên quan (111,112,1388....): Tổng số thu
Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ
Có TK 3331(33311): Thuế VAT
Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng thời kỳ.
Nợ TK811:
Có TK 228:
c) Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuể trước khi hết hạn hoặc khi hết hạn cho thuê.
BT1: Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản
Nợ TK liên quan (111,112,131...) : Tổng số thu
Có TK 3331 (33311) Thuế VAT
Có TK 711 : Thu nhập hoạt động tài chính
BT2: Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi
Nợ TK 811.
Có TK228
d) Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại (nếu có) ghi tăng TSCĐ.
Nợ TK 211,213: giá trị đánh giá lại hoặc GTCL
Nợ TK 811 (hoặc có 711): phần chênh lệch giữa GTCL chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại
Có TK228: GTCL chưa thu hồi.
2). Thuê (cho thuê) hoạt động.
2.1) Tại đơn vị thuê.
Căn cứ hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài (vận chuỷển, bốc dỡ...), kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (627,641,6420: Tiền thuê không có VAT và chi phí khác
Nợ TK133 (1331) thuế VAT
Có TK 331(hoặc 3388); số tiền thuê phải trả
Có TK 111,112: các chi phí khác
Vậy khi trả tiền cho đơn vị cho thuê
Nợ TK331(hoặc 3388):
Có TK 111, 112...
2.2) Tại đơn vị cho thuê.
TSCĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nên hàng tháng vẫn trích khấu hao và các chi phí khác có liên quan.
Nợ TK 811: tập hợp chi phí cho thuê
Có TK 214(2141,2143): khấu hao TSCĐ cho thuê.
Có TK liên quan (111,112,.....): các chi phí khác
Khoản thu về cho thuê:
Nợ TK liên quan (111,112,138...) : Tổng số thu
Có TK 333 (3331): Thuế VAT phải nộp
Có TK 711 Số thu về cho thuê (trừ thuế VAT)
III). hạch toán tscđ vô hình.
1. Tài khoản sử dụng :TK-213:TSCĐ vô hình.
- Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm.
- Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ.
- Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có.
Tài khoản 213 có 6 tiểu khoản:
+TK 2131: Quyền sử dụng đất.
+TK 2132: Chi phí thành lập doanh nghiệp.
+TK:2133: Bằng phát minh, sáng chế.
+TK 2134: Chi phí nghiêm cứu phát triển.
+TK 2135: Chi phí lợi thế thương mại.
+TK 2138: TSCĐ vô hình khác.
2) Phương pháp hạch toán.
2.1) Hạch toán biến động tăng.
a) Tăng TSCĐ vô hình trong quá trình thành lập doanh nghiệp, chuẩn bị kinh doanh. Như chi phí thăm dò, khai trương...
Nợ TK241(2412): tập hợp chi phí thực tế (không kể thuế VAT)
Nợ TK133 (1331): thuế VAT được khấu trừ
Có TK liên quan(111,112,331,333):
Khi kết thúc quá trình đầu tư, bước vào kinh doanh
Nợ TK213 (2132):
Có TK 241:
Nếu sử dụng vốn chủ sở hữu ghi:
Nợ TK liên quan (414,431,441):
Có TK 411:
b) Tăng do bỏ tiền mua bằng phát minh, sáng chế,đặc nhượnh, quyền sử dụng đất.
BT1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ tăng thêm.
Nợ TK 213 (2131,2133,2138..): nguyên giá.
Nợ TK 133 (1332): thuế VAT được khấu trừ
Có TK (111,112,311,331...):
BT2: Kết chuyển nguồn vốn tương ứng.
Nợ TK liên quan (414,431,441)
Có TK 411:
c) Tăng TSCĐ do đầu tư nghiêm cứu ,phát triển.
BT1: Tập hợp chi phí.
Nợ TK 241(2412): chi phí thực tế
Nợ TK133 (1331) thuế VAT được khấu trừ
Có TK (111,112,331.....)
BT2: Kết chuyển giá trị đầu tư nghiêm cứu, phát triển.
Nợ TK 213 (2133): nếu được nhà nước công nhận là phát minh, sáng chế
Nợ TK 213 (2134): nếu không được công nhận là phát minh, sáng chế, nhưng được áp dụng ở doanh nghiệp
Nợ TK 627,631,642,1421:nếu dự án thất bại
Có TK 241(2412): kết chuỷên chi phí đầu tư, nghiêm cứu theo từng dự án
BT3: Kết chuyển nguồn vốn.
Nợ TK liên quan (414,431,441):
Có TK 411:
d) Tăng TSCĐ vô hình do phải chi phí về lợi thế thương mại.
BT1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Nợ TK211: nguyên giá TSCĐ hữu hình
Nợ TK 133 (1332): thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111,112,331...)
BT2: kết chuyển nguồn vốn tương ứng
Nợ TK 414,431,441:
Có TK 411:
e) Tăng do nhận vốn góp, vốn cổ phần bằng TSCĐ vô hình.
Nợ TK 213:
Có TK 411:
g) Các trường hợp khác (nhận vốn góp, được cấp...).
Nợ TK 213: nguyên giá tăng
Có TK 222: nhận lại vốn góp
Có TK 411: nhận cấp phát ,biếu tặng
2.2) Hạch toán biến dộng giảm TSCĐ vô hình.
Giảm do nhượng bán và giảm do các trường hợp khác (như : góp vốn liên doanh, trả lại vốn góp liên doanh...)
Phản ánh tương tự TSCĐ hữu hình. Ngoài ra , khi trích đủ khấu hao, phải xoá sổ TSCĐ.
Nợ TK 214 (2143):
Có TK 213:
*Sơ đồ hạch toán tổng quát tăng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình do mua sắm,
Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ
TK 111,112, 341
Thuế VAT được khấu hao
Thanh toán ngay (kế cả phí tổn mới)
TK 111,112,341...
TK 414,431,441...
TK 411
TK 331
TK 1332
Các trường hợp khác
(nhận lại vốn góp liên doanh , đánh giá tăng...
Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu
Nhận cấp phát, tăng thưởng liên doanh
Phải trả người bán
Trả tiền cho người bán
TK 211, 213
*Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ hữu hình,TSCĐ vô hình.
Nguyên giá TSCĐ giảm do nhượng bán thanh lý
TK 111,112,334
TK 821
TK214
TK 211, 213
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
đến thanh toán, thanh lý
Các chi phí khác có liên quan
TK 721
Thuế VAT Phải nộp
TK 111,112,152,131
TK 33311
Các khoản thu liên quan đến nhượng bán thanh lý
Giảm doanh thu
IV. hạch toán khấu hao tscđ.
1)Khái niệm: Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn.
Nó được thể hiện dưới 2 dạng:
+ Hao mòn hữu hình .
+ Hao mòn vô hình.
2). Cách tính khấu hao đều theo thời gian.
Mức khấu hao phải trích bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ bình quân
x
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm
Thông thường kế toán tính khấu hao TSCĐ vào ngày đầu tháng nên.
Mức khấu hao TSCĐ tháng này
=
Mức khấu hao TSCĐ tháng trước
+
Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng trước
-
Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng trước
3. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán.
a. Tài khoản sử dụng.
Là TK 214 "Hao mòn TSCĐ". Ngoài ra ta còn sử dụng TK009 "Nguồn vốn khấu hao cơ bản".
- Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
- Bên có: Phản ánh nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản.
- Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
b. Phương pháp hạch toán.
- Hàng (tháng, quý...) kế toán xác định khấu hao TSCĐ để lập bảng phân bổ và ghi sổ như sau:
Nợ TK 6274 (ct: cho phân xưởng, tổ đội): Mức khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất chung.
Nợ TK 6414 : Mức khấu hao TSCĐ sử dụng trong bán hàng.
Nợ TK 6424 : Mức khấu hao TSCĐ sử dụng trong QLDN.
Nợ TK 241 : Mức khấu hao TSCĐ sử dụng trong xây dựng cơ bản.
Có TK 214 (1, 2, 3) : Tổng mức khấu hao TSCĐ trong toàn doanh nghiệp.
Và ghi đơn Nợ TK 009: Tổng mức khấu hao TSCĐ trong toàn doanh nghiệp.
- Nếu trong tháng doanh nghiệp có TSCĐ giảm thì kế toán căn cứ vào thẻ TSCĐ đó và chứng từ liên quan ghi.
Nợ TK 214 (1, 2, 3) : Hoa mòn đã khấu hao của TSCĐ đó.
Nợ TK liên quan giảm: 821, 128, 222, 411, 153...GTCL.
Có TK 211, 212, 213: Nguyên giá (lấy ở thẻ).
* Sơ đồ hạch toán khấu hao và hao mòn TSCĐ.
TK (211, 212, 213)
TK 2141
TK 214
TK (627, 641, 642)
TK (4313, 466)
Giá trị hao mòn của TSCĐ thanh lý , nhượng bán, điều chuyển
mất mát, thiếu hụt...
Xoá sổ TSCĐ vô hình
khi thu đủ khấu hao
Kết chuyển GTHM của TSCĐ
tự có khi d dược nhận quyền sở hữu TSCĐ thuê ngoài
Trích khấu hao TSCĐ tính vào
chi phí kinh doanh từng kỳ
Xác định hao mòn của TSCĐ
hình thành từ quĩ phúc
lợi và nguồn kinh phí vào
cuối liên độ
V. Hạch toán sửa chữa TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể tự làm hoặc thuê ngoài, và được thực hiện trong hoặc ngoài kế hoạch. Vậy tuỳ theo quy mô, tính chất sửa chữa mà kế toán ghi vào TK thích hợp.
1. Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng.
- Nếu việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm.
Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...).
Có các TK chi phí (111, 112, 214, 334, 338...).
- Trường hợp thuê ngoài.
Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...).
Nợ TK 133 (1331) : Thuế VAT được khấu trừ.
Có TK chi phí (111, 112, 331): Tổng số tiền phải trả.
2. Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính phục hồi hoặc nâng cấp.
a. Tập hợp chi phí sửa chữa.
- Nếu thuê ngoài: Khi hoàn thành công việc sửa chữa, bàn giao, phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng.
Nợ TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ.
Nợ TK 241 (2413) : Chi phí sửa chữa thực tế.
Có TK 331 : Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng.
Trường hợp ứng trước tiền công hoặc thanh toán cho ngươi nhận thầu.
Nợ TK 331.
Có TK liên quan (111, 112, 152, 214, 338...).
b. Kết chuyển giá thành sửa chữa khi hoàn thành.
- Trường hợp sửa chữa nâng cấp, kéo dài tuổi thọ (không phân biệt sửa chữa trong hay ngoài kế hoạch).
Nợ TK 211 : Nguyên giá.,
Có TK 2413 : Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
- Trường hợp sửa chữa mang tính phục hồi, tiến hành theo kế hoạch (kết chuyển vào chi phí phải trả).
Nợ TK 335 : Giá hành thực tế công tác sửa chữa.
Có TK 2413 : Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
- Trường hợp sửa chữa mang tính phục hồi, tiến hành ngoài kế hoạch. Giá thành sửa chữa được kết chuyển vào chi phí trả trước.
Nợ TK 1421 : Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
Có TK 2413: Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
* Sơ đồ hạch toán tổng quát sửa chữa TSCĐ.
TK (111, 112, 152, 334)
TK 331
Tập hợp chi phí sửa chữa lớn
Kết chuyển giá thành sửa chữa
TK 2413
TK 331
Thuê ngoài
Thuế VAT
Tự làm
TK 211
TK 335
TK 1421
TK (627, 641, 642)
Chi phí sửa chữa lặt vặt
Nâng cấp
Trong kế
hoạch
Ngoài kế
hoạch
Phân bổ
dầm
Trích trước
Chi phí sửa chữa lặt vặt
VI. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.
1. Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ.
Sức sản xuất của TSCĐ =
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng nguyên giá của TSCĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu doanh số.
2. Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ.
Sức sinh lợi của TSCĐ =
Chỉ tiêu này cho ta thấy 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng tạo ra được bao đồng lợi nhuận.
3. Chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ.
Suất hao phí TSCĐ =
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh số thì cần phải có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
4. Chỉ tiêu hệ số sử dụng được của TSCĐ.
Hệ số sử dụng được của TSCĐ = 1 - Hệ số hao mòn của TSCĐ.
Hệ số hao mòn và hệ số sử dụng được của TSCĐ do thấy khả năng tiếp tục phục vụ của TSCĐ.
VII. hình thức sổ sách.
Có 4 hình thức ghi sổ là: Hình thức nhật ký sổ cái, hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức nhật ký chứng từ, hình thức nhật ký chung. Hình thức nhật ký chung là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào nhật ký chung lấy một số liệu để ghi vào sổ cái.
Mẫu sổ:
Nhật ký chung
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
TK ghi Nợ
TK ghi Có
Diễn giải
Số tiền ghi Nợ
Số tiền ghi Có
SH
NT
mẫu Sổ cái
Chứng từ
Diễn
Số tiền
Số tiền
SH
NT
giải
ghi Nợ
ghi Có
Phần 3
thực tế về tổ chức hạch toán và quản lý tscđ tại
công ty TNHH trang sức bình minh
Hạch toán tổng hợp.
Song song với công tác hạch toán chi tiết Tài sản cố định. Công ty đã tiến hành hạch toán tổng hợp tài sản cố định để phản ánh biến động về mặt gía trị cụ thể như sau:
Ta trích số liệu của Công ty tại qui I năm 1999)
I. hạch toán biến động TSCĐ.
1. Hạch toán biến động tăng tài sản cố định hữu hình.
Trường hợp này là do doanh nghiệp được cấp (góp), mua ngoài... để đầu tư thêm.
Chẳng hạn:
Ngày 12/01/1999 Công ty có hợp đồng mua xe Mercedes của Công ty liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình, với tổng giá thanh toán là 1.050.000.000đ trong đó thuế VAT 10%. Chi phí vận chuyển, lắp đặt theo hợp đồng bên bán chịu toán bộ.
Ngày 04/02/1999 Công ty sản xuất ô tô đã bàn giao lại chiếc ô tô trên cho Công ty, đồng thời Công ty đã thanh toán toàn bộ tiền mua TSCĐ bằng chuyển khoản. Được biết nguồn vốn Công ty sử dụng để bù đắp lấy từ quĩ đầu tư phát triển là 600.000.000đ, từ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 400.000.000đ, còn lại sử dụng vốn khấu hao cơ bản.
* Vậy kế toán đã ghi như sau:
BT1: Phản ánh nguyên giá, thuế VAT, tổng tiền thanh toán của tài sản cố định đó.
Nợ TK 211 : 945.000.000đ
Nợ TK 133 : 105.000.000đ
Có TK 112 : 1.050.000.000đ
BT2: Kết chuyển nguồn vốn sử dụng về nguồn vốn kinh doanh.
Nợ TK 414 (4141) : 600.000.000đ
Nợ TK 441 : 400.000.000đ
Có Tk 411 : 1.000.000.000đ
BT3: Vì dùng vốn khấu hao để mua tài sản cố định nên ghi đơn.
Có TK 009 : 50.000.000 (còn lại).
* Sau đó kế toán tiến hành ghi:
Nhật ký chung
Chứng từ
TK ghi
TK ghi
Diễn
Số tiền
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
giải
ghi nợ
ghi có
4/02/99
211
112
Mua xe
945.000.000
1.050.000.000
133
411
Mercedes
105.000.000
1.000.000.000
4141
009
Thanh toán bằng tiền gửi
600.000.000
50.000.000
441
Ngân hàng
400.000.000
Sổ cái tài khoản 211
Chứng từ
Diễn
TK
Số tiền
Số tiền
SH
NT
giải
đối ứng
ghi Nợ
ghi Có
Mua xe
945.000.000
Mercedes
133
105.000.000
Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
112
1.050.000.00
2. Hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình.
Trường hợp này doanh nghiệp do thanh lý, nhượng bán... Do việc sử dụng không có hiệu quả hoặc thu hẹp qui mô.
Chẳng hạn:
Đến ngày 01/03/1999 Công ty nhượng bán 1 ô tô 4 chỗ ngồi, nguyên giá 500.000.000. Giá nhượng bán được người mua chấp nhận (gồm cả VAT 10% là 400.000.000đ. Chi phí sửa chữa tân trang trước khi nhượng bán Công ty đã thuê ngoài hết là 5.500.000 (gồm cả thuế VAT 10%0 và đã trả bằng tiền mặt. Biết bằng khi giao ô tô thì Công ty đã được thanh toán bằng chuyển khoản.
* Vậy kế toán đã ghi như sau:
BT1: Phản ánh nguyên giá, hao mòn, và giá trị còn lại của tài sản cố định đó:
Nợ TK 821 : 355.000.000
Nợ TK 2141 : 145.000.000
Có TK 211 : 500.000.000
BT2: Phản ánh chi phí cho thanh lý, nhượng bán.
Nợ TK 821 : 50.000.000
Nợ TK 133 (1331) : 500.000
Có TK 111 : 5.500.000
BT3: Phản ánh số thu về của thanh lý nhượng bán.
Nợ TK 112 : 400.000.000
Có TK 721 : 360.000.000
Có TK 3331 (33311) : 40.000.000
* Sau đó kế toán tiến hành ghi.
Nhật ký chung
Chứng từ
TK ghi
TK ghi
Diễn
Số tiền
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
giải
ghi nợ
ghi có
1/03/99
821
211
Nhượng bán
360.000.000
500.000.000
2141
111
Ô tô thu bằng
145.000.000
5.500.000
1331
721
Chuyển khoản
500.000
360.000.000
112
33311
400.000.000
40.000.000
Sổ cái tài khoản 211
Chứng từ
Diễn
TK
Số tiền
Số tiền
SH
NT
giải
đối ứng
ghi Nợ
ghi Có
Nhượng bán
821
355.000.000
500.000.000
Ô tô
2141
145.000.000
3. Hạch toán biến động tăng tài sản cố định vô hình.
Việc tăng tài sản cố định vô hình có rất nhiều nguyên nhân như: chuẩn bị cho quá trình thành lập Công ty, chuẩn bị kinh doanh, hoặc tiền bỏ ra mua bằng phát minh, sáng chế...
Chẳng hạn:
Vào ngày 15/02/1999 Công ty đã đầu tư 50.000.000 (bao gồm cả VAT 10%), cho việc thuê đất đặt văn phòng và thanh toán bằng chuyển khoản. Công ty đã lấy từ nguồn vốn đầu tư phát triển để bù đắp khoản thanh toán trên.
* Việc hạch toán của kế toán như sau:
BT1: Phản ánh nguyên giá tài sản cố định tăng thêm.
Nợ TK 2131 : 45.000.000
Nợ TK 133 (1332) : 5.000.000
Có TK 112 : 50.000.000
BT2: Kết chuyển nguồn vốn.
Nợ TK 414 : 50.000.000
Có TK : 50.000.000
* Sau đó kế toán tiến hành ghi.
Nhật ký chung
Chứng từ
TK ghi
TK ghi
Diễn
Số tiền
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
giải
ghi nợ
ghi có
12/2/99
431
112
Thuê đất
45.000.000
50.000.000
1332
411
Thanh toán bằng
5.000.000
50.000.000
414
Chuyển khoản
50.000.000
Sổ cái tài khoản 211
Chứng từ
Diễn
TK
Số tiền
Số tiền
SH
NT
giải
đối ứng
ghi Nợ
ghi Có
Tăng tài sản cố định
1332
5.000.000
Vô hình
112
45.000.000
50.000.000
II. hạch toán tài sản cố định thuê (cho thuê) tài chính.
Để tiến hành đầu tư kịp thời, không bỏ nỡ cơ hội trong khi vốn của Công ty còn hạn chế mà phải bỏ ra 1 khoản đầu tư lớn thì Công ty có thể chọn phương án đi thuê tài chính.
Chẳng hạn:
Ngày 04/03/1999 Công ty đã thuê 20 xe vận tải phục vụ cho công việc chuyên chở trong vòng 5 năm (loại chịu thuế). Số tiền thuế phải trả (chưa kể VAT) là 1.000.000.000đ, trong đó việc trả được chia đều cho 10 lần trả, mỗi lần trả cách nhau là 6 tháng. Mỗi lần trả là 1.000.000.000đ cả gốc và lãi (được biết số lãi thuê phải trả mỗi lần bình quân 30.000.000 đ). Công ty đã thanh toán tiền thuê lần đầu vào quý 1 năm 1999 và bằng chuyển khoản là 110.000.000đ, trong đó VAT là 10.000.000đ.
* Kế toán đã ghi như sau:
BT1: Căn cứ vào phiếu thuê và chứng từ liên quan.
Nợ TK 212 : 700.000.000
Nợ TK 142 (1421) : 300.000.000
Có TK 342 : 1.000.000.000
BT2: Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng.
Nợ TK 342 : 100.000.000
Nợ TK 1332 : 10.000.000
Có TK 112 : 110.000.000
BT3: Hàng kỳ trích khấu hao tài sản cố định đi thuê và kết chuyển (trừ dần) lãi phải trả vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK 627 : 100.000.000
Có TK 214 : 70.000.000
Có TK 1421 : 30.000.000
* Sau đó kế toán ghi.
Nhật ký chung
Chứng từ
TK ghi
TK ghi
Diễn
Số tiền
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
giải
ghi nợ
ghi có
4/02/99
212
342
Thuê tài chính
700.000.000
1421
112
thanh toán bằng
300.000.000
110.000.000
342
Chuyển khoản
100.000.000
1.000.000
1332
1421
10.000.000
30.000.000
627
214
110.000.000
70.000.000
Sổ cái tài khoản 212
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền ghi Nợ
Số tiền ghi Có
SH
NT
Đi thuê
1421
300.000.000
tài chính
341
1.000.000.000
700.000.000
iii. hạch toán khấu hao tài sản cố định.
Do việc áp dụng qui định mới về "chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định" theo quyết định số 1062/TC/CSTC của Bộ tài chính nên việc quản lý, sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định tại Công ty có 1 số thay đổi. Tại Công ty đối với tài sản cố định là nhà cửa vật liệu kiến trúc, thì tỷ lệ khấu hao là 4%, còn đối với phương tiện, máy móc thì tỷ lệ khấu hao quy định là 9%, đối với trang thiết bị dụng cụ gia công là 1%, còn tài sản cố định là máy móc văn phòng thì tỷ lệ khấu hao có thể là 15%, hoặc 20% hoặc 30% tuỳ theo từng loại máy móc.
Vì vậy mà ngày 04/02/1999 công ty mua chiếc xe Mercedes với nguyên giá là 1.050.000.000đ.
Nên ta tính được:
+ Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao năm.
Bảng tính khấu hao TSCĐ.
Tên TSCĐ
Nước SX
Nguyên giá
Tỷ lệ KH
KH luỹ kế
TSCĐ tăng 1999
Số KH TSCĐ quỹ 1
Ngày tháng
Nguyên giá
Số tháng
Số KH
Ô tô Mercedes
Nhật
9%
4/02/99
1.050.000.000
1
7.875.000
IV. hạch toán sửa chữa tài sản cố định.
Trong quá trình hoạt động có một số tài sản cố định của công ty bị hư hỏng đòi hỏi phải được sửa chữa. Thông thường sửa chữa tài sản cố định tại Công ty đều do thuê ngoài. Nhưng 1 số trường hợp công ty tự sửa chữa lấy.
Chẳng hạn: Ngày 16/03/1999 công ty tiến hành sửa chữa, nâng cấp văn phòng để kéo dài tuổi thọ, với tổng chi phí là 100.000.000đ và đã chi bằng tiền mặt. Đến ngày 26/03/1999 đã hoàn thành và tiến hành bàn giao.
BT1 : Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh cho việc sửa chữa.
Nợ TK 241 (2413) : 100.000.000
Có TK 111 : 100.000.000
BT2: Kết chuyển giá thành sửa chữa khi hoàn thành.
Nợ TK 211 : 100.000.000
Có TK 2413 : 10.000.000
V. phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty
Để xem xét tình hình trang thiết bị tài sản cố định và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty năm nay so với năm trước ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sau:
1. Chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định.
Như vậy 1 đồng doanh số thì cần phải có 0,076 đồng nguyên giá tài sản cố định. Suất hao phí này tương đối thấp, như vậy tài sản cố định tại Công ty đem lại doanh số khá lớn.
2. Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định.
Sức sinh lợi của TSCĐ =
Năm
1999
2000
Nguyên giá TSCĐ
35.084.157.933
41.508.221.741
Sức sinh lợi
7.562.347.520
8.888.944.793
4,64
4,67
Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định cho thấy một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tạo ra hơn 4,6 đồng lợi nhuận và sức sinh lợi tài sản cố định năm 2000 cao hơn sức sinh lợi của năm 1999. Chứng tỏ công ty có sự tiến triển ngày càng tốt.
3. Chỉ tiêu hệ số sử dụng của tài sản cố định.
Hệ số sử dụng của tài sản cố định = 1 - Hệ số hao mòn TSCĐ.
Năm
1999
2000
Hệ số hao mòn TSCĐ
0,14
0,16
Hệ số sử dụng TSCĐ
0,86
0,84
Hệ số sử dụng qua 2 năm 1999 và 2000 cho ta thấy khả năng tiếp tục phục vụ của tài sản cố định tại công ty vẫn còn dồi dào, tuy nhiên khả năng phục vụ của năm 2000 có giảm hơn so với năm 1999.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy rằng tài sản cố định tại công ty được đổi mới so với số lượng khá lớn vì hệ số hao mòn của tài sản cố định trong năm 1999 và 2000 chỉ có 0,14 có 0,16. Điều đó càng chứng tỏ khả năng phục vụ của tài sản cố định của công ty vẫn còn mạnh, hiệu quả sử dụng cao. Và để có được 1 đồng doanh số chỉ cần đến 0,076 đồng nguyên giá tài sản cố định.
Phần 4
tính hữu ích của công tác hạch toán, quản lý tscd trong công ty và những bất hợp lý còn tồn tại - các giải pháp hoàn thiện.
1. Những ưu điểm, những nhược điểm và hướng hoàn thiện.
* Kế toán là khoa học nghệ thuật quan sát, ghi chép phân loại tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời nó đánh giá hiệu quả của một tổ chức.
Qua thực tế cho thấy, hệ thống kế toán mới đã đáp ứng được đòi hỏi về thống tin và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Có thể khẳng định, hệ thống kế toán đã được thực sự đi vào cuộc sống và được cuộc sống chấp nhận. Nó được ra đời và được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng sử dụng nó.
Hệ thống kế toán mới ra đời nó đã giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế hạch toán, quản lý tài sản tốt hơn, đặc biệt là trong việc quản lý tài sản cố định.
Nhưng bên cạnh đó nó cũng có những điểm bất hợp lý đặt ra từ phía doanh nghiệp và vì thế cần phải có các giải pháp.
* Công ty Bình Minh là một loại hình doanh nghiệp ngoài quôc doanh, trải qua hơn 3 năm hoạt động không ngừng phấn đấu công ty đã có một quy mô khá đồ sộ . Là một công ty phát đạt, hàng năm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đồng thời tích luỹ cho doanh nghiệp mình 1 số vốn đáng kể. Có được như vậy là do công ty đã phát huy được những ưu điểm trong quản lý, hạch toán tài sản nói chung và trong tài sản cố định nói riêng.
- Các ưu điểm được thể hiện như sau:
+ Thứ nhất: Về công tác quản lý.
Tài sản cố định tại công ty được chia thành 4 loại rõ ràng, nó rất phù hợp theo yêu cầu sử dụng: Nhà xưởng, máy móc , Thiết bị , máy móc văn phòng. Như vậy nó sẽ theo dõi được chi tiết tình hình biến động của tài sản cố định ở công ty theo từng thẻ tài sản cố định của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, như vậy nó cũng làm cho kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ phải theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định một cách sát sao, phản ánh vào sổ sách đầy đủ hơn.
+ Thứ 2: Công ty đã tiến hành các quá trình hạch toán tài sản cố định, theo đúng quy định: quá trình tăng, giảm tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định, tài sản cố định thuê ngoài, cho thuê, sửa chữa tài sản cố định và cả quá trình vào sổ. Hạch toán theo từng đơn vị, sang cuối kỳ các đơn vị lại báo cáo lên cho đơn vị mà mình trực thuộc để hạch toán rồi Công ty căn cứ vào đố ra quyết định kinh doanh.
+ Thứ 3: Toàn Công ty đã áp dụng hình thức nhật ký chung và đều sử dụng máy vi tính để thực hành quá trình kế toán. Điều đó rất thuận tiện cho công tác kế toán cho hình thức sổ Nhật ký chung, vì nó đơn giản, gọn nhẹ và thích hợp với kế toán trên máy vi tính.
Đó là những ưu điểm của việc hạch toán, quản lý tài sản cố định tại Công ty, nhưng bên cạnh đó nó còn tồn tại một số nhược điểm sau:
+ Thứ nhất: Về vấn đề đánh giá lại tài sản cố định là máy móc thiết bị.
Đánh giá lại gây khó khăn cho việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp qua những lý do sau:
Đánh giá lại tài sản cố định chưa phù hợp với thực tế:
Vì trong thực tế thường có khuynh hướng xác định chất lượng còn lại cao hơn giá trị thực tế của nó. Nhưng có trường hợp lại đánh giá giảm so với giá trị thực của nó, nên đã mất đi tính chính xác.
Tài sản cố định do nguồn vốn tự cung cấp, tự đánh giá trên cơ sở mua bán , nên rất khó khăn cho việc xác định khấu hao hoặc tính vào chi phí...
Vậy, để ổn định cho việc phát triển thì hàng năm công ty nên không đánh giá lại tài sản cố định vào thời điểm cuối năm, mà sau 1 thời gian nhất định (khoảng 3 năm), mới tiến hành đánh giá lại tài sản cố định. Nếu những lý do của việc đánh giá lại tài sản cố định là không chính xác dẫn đến sai lệch trong vấn đề tính toán, tổ chức đánh giá lại. Để thay cho việc đánh giá lại tài sản cố định ta có thể tính thêm 1 hệ số trượt giá cho phù hợp với phần giá trị còn lại của thiết bị hoặc tăng thuế vốn để bù đắp vào trượt giá.
+ Thứ 2: Vấn đề tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Tại công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều. Phương pháp này đơn giản tiến hành được dễ dàng, nhưng nó có nhược điểm lớn là không phản ánh được thực chất giá trị tài sản cố định chuyển vào chi phí, nên nó cũng không phản ánh đúng thực tế giá trị hao mòn của tài sản cố định.
Vậy theo em Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao luỹ thoái, vì trong những năm đầu lúc này tài sản cố định còn mới khả năng sản xuất còn cao, nên khấu hao tính vào chi phí cũng cao hơn. Càng về sau, năng lực sản xuất của tài sản cố định thấp, nên khấu hao tính vào chi phí thấp hơn. Như vậy nó sẽ phản ánh đúng thực tế giá trị hao mòn của tài sản cố định vào chi phí sản xuất.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp làm ăn có lãi, nên áp dụng cho công ty em thấy rất thuận lợi. Phương pháp tính là:
Mức khấo hao = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao giảm dần.
+ Thứ 3 : Công ty chưa đề cập một cách triệt để về việc đánh giá kết hợp với bảo toàn và phát triển vốn cố định, nên nó không bảo đảm giá trị thực tế của vốn.
Theo em, hàng tháng Công ty nên đánh giá kết hợp với việc bảo toàn và phát triển vốn cố định. Về việc bảo toàn vốn nhằm bảo đảm giá trị thực tế của tiền vốn tại các thời điểm khác nhau khi có trượt giá .
2. Những giải pháp chung.
Xuất phát từ những yêu cầu quản lý nói trên, đòi hỏi công tác hạch toán kế toán cần được nâng cao và hoàn thiện. Việc nâng cao và hoàn thiện trong hạch toán kế toán giúp cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng quản lý, sử dụng một cách hiệu quả tài sản của đơn vị.
Ta biết tài sản cố định là sự thể hiện về tài sản của vốn cố định, là một bộ phận quan trọng quyết định đến sự sống còn của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiệp nói chung, Công ty nói riêng, phải sử dụng tài sản cố định làm sao để tận dụng được tối đa tính năng, công dụng của chúng. Đồng thời luôn sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị hiện có (để tránh hao mòn vô hình ), và kịp thời thay thế máy móc thiết bị lạc hậu, luôn bảo quản, bảo dưỡng tốt máy móc, thiết bị, đồng thời cần tính toán chính xác hao mòn tài sản cố định trong quá trình sử dụng thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng.
Chính vì vậy mà yêu cầu cần thiết đối với Công ty là phải tổ chức hạch toán tài sản cố định một cách khoa học, phải xây dựng đầy đủ và chính xác các chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng tài sản cố định. Tránh tình trạng làm sai lệch con số trong hạch toán để vụ lợi hoặc làm mất đi tính chính xác cuả thông tin. Trên cơ sở đó giúp cho việc quản lý tài sản cố định của công ty có thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời.
Ngoài ra sự có mặt của hệ thống kế toán mới, đặc biệt là từ khi có chế độ áp dụng thuế VAT, đã có nhiều thuận lợi trong công tác tính thuế, nhưng bên cạnh đó nó còn tồn tại những khó khăn không thể tránh khỏi. Đó là nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng sơ hở khi có thuế VAT đã làm sai lệch thông tin để vụ lợi. Do đó cần có sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan kiểm toán, cơ quan nhà nước có chức năng... để việc hạch toán, quản lý tài sản được tốt hơn.
Đối với Công ty, khi áp dụng thuế VAT cần phải giám sát chặt chẽ để việc hạch toán tài sản cố định được chính xác. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc quản lý tài sản cố định, để Công ty ngày càng thành đạt và phát triển hơn nữa.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, tài sản cố định ngày càng có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Đó là bộ phận cơ bản trong doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu hình thành và nó thể hiện là cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh.
Sử dụng hợp lý tài sản cố định là nhiệm vụ quan trọng của mỗi một doanh nghiệp theo yêu cầu hạch toán kinh tế, góp phần tăng thêm tích luỹ xã hội và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, nhằm giảm bớt lãng phí trong việc sử dụng tài sản cố định. Tổ chức khoa học và hợp lý công tác hạch toán tài sản cố định là một trong những biện pháp quan trọng không thể thiếu được nhằm thúc đẩy việc quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trong các mặt sử dụng, bảo quản...tài sản cố định.
Vậy để doanh nghiệp thành đạt và phát triển, thì vấn đề cần quan tâm nhất là phải hạch toán, quản lý tốt tài sản cố định.
Tài liệu tham khảo
1. Kế toán - VAT.
Chủ biên : PTS.Nguyễn Văn Công.
2. Tổ chức hạch toán kế toán.
Chủ biên: PTS. Nguyễn Thị Mai Đông.
3. Kế toán tài chính.
Chủ biên: PTS. Đặng Thị Loan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34425.doc