Một lần nữa có thể khẳng định kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò quan trọng trong quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị sản xuất kinh doanh quản lý kế toán lao động tiền lương giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh quản lý tốt qũy tiền lương, ngăn ngừa sự thất thoát lãng phí làm thiệt hại tới tài sản doanh nghiệp đồng thời góp phần nâng cao việc sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương, không những phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành, đảm bảo chất lượng sản phẩm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Hiểu rõ được tầm quan trọng đó của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Công ty Bia Thanh Hoá đã tổ chức sắp xếp và đưa công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ngày càng hoàn thiệnhơn góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý cũng như công tác kế toán nói chung và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng thực sự là một công cụ quản lý đắc lực đòi hỏi Công ty phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm kiện toàn và tổ chức công tác kế toán một cách khoa học hơn vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty, vừa đảm bảo đúng theo chế độ kế toán mới ban hành.
"Hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương" là một đề tài khá quen thuộc với các thế hệ sinh viên kế toán doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên không phải vì sự quen thuộc đó mà mất đi sự hấp dẫn vốn có, nhất là trong nền kinh tế thị trường.
57 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty bia Thanh hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ gốc về tiền lương và các khoản trích theo lương để lập chứng từ ghi sổ Kế toán.
Sơ đồ ghi sổ
Bảng cân đối phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 338
Báo cáo tài chính và các báo cáo về lao động, lương
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 334, 338
Sổ thẻ Kế toán chi tiết TK 334, 338
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
áp dụng hình thức Nhật ký- Chứng từ
Tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thốn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng. Kế toán tiền lương lập bảng phân bổ số 1 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 (Ghi có các TK 111, 112, ghi nợ TK 334, 338) dựa trên các chứng từ thanh toán.
Tổng hợp từ các bảng kê và Nhật ký chứng từ để ghi sổ cái tài khoản 334, 338.
Sơ đồ trình tự ghi sổ
Chứng từ gốc bảng phân bổ số 1
Sổ cái TK 334, TK 338
Báo cáo tài chính và báo cáo về lao động tiền lương
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê số 1, số 2, số 4
Sổ thẻ Kế toán chi tiết TK 334, 338
Nhật ký chứng từ số 1, số 7, số 10
Phần II
Tình hình thực tế về tổ chức công tac kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại công ty bia Thanh Hoá.
I-Đặc điểm tình hình chung của công ty bia Thanh Hoá:
Công ty bia thanh hoá là một doanh nghiệp nhà nước,có đầy đủ tư cách pháp nhân,hạch toán kinh tế độc lập,tự chủ về tài chính và hoạt động dưới sự quản lý của Hiệp hội bia rượu-nước giải khát Hà Nội.
Trụ sở chính:Đường quang trung-Phường ngọc trạo-thành phố Thanh Hoá.
Lĩnh vực kinh doanh:Nước ngọt có ga,bia các loại,rượu,nhập khẩu nguyên liệu thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản suất của công ty(theo đăng ký kinh doanh số 110877 ngày 10/06/1996 do UBKH Thanh Hoá cấp).
Hình thức sở hữu vốn:Công ty bia Thanh hoá là DN nhà nước được thành lập theo quyết định số 448tc/UBTH ngày 26/03/1993 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.
Hình thức hoạt động:Sản suất,gia công,tiêu thụ sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn.
1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty bia Thanh Hoá:
Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ IV-1986,nền kinh tế nước ta từng bước đi vào ổn định và phát triển.Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao kéo theo nhu cầu tiêu dùng,đặc biệt là nước giải khát ngày càng tằng.
Trước tình hình đó ngày 10/03/1989 UBND tỉnh Thanh Hoá ra quyết định thành lập nhà máy bia thanh hoá trên cơ sở sát nhập xí nghiệp rượu bia nước ngọt thanh hoá và nhà máy mỳ mật sơn.Nhà máy ra đời có nhiệm vụ sản suất bia,nước ngọt có ga nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh,đồng thời góp phần tăng thu ngân sách.
Khi mới thành lập nhà máy chỉ là một phân xưởng sản suất bia nhỏ với công suất 1.000.000 l/năm với khoang 270 người,với số vốn 500.000.000đ,sản suất thủ công,đơn giản nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Đứng trước thực trạng đó,năm 1990 lãnh đạo nhà máy quyết định vay vốn ngân hàng đầu tư dây chuyền sản suất bia của Đan Mạch và đến năm 1993 hoàn thành dây chuyền với công suất 10.000.000L/năm.
Ngày 26/03/1993,chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ký quyết định số 448TC/UBND thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là Công ty bia ThanhHoá trực thuộc sở công nghiệp thanh hoá.
Để công ty hoạt động hiêu quả hơn,chuyên nghiệp hơn thì sở công nghiệp chuyển giao nhà máy bia thanh hoá làm thành viên của hiệp hôi rượu bia-nước giải khát Hà Nội theo quyết định của bộ công nghiệp số 0348/QĐ-BCN ngày 16/02/2001.
Ra đời trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế,công ty bia thanh hoá phải chịu sự tác động nghiệt ngã của cơ chế thị trường.Tuy vậy tập thể cán bộ trong công ty bia thanh hoá không chùn bước trước khó khăn mà luôn nỗ lưc phấn đấu,từng bước đưa quá trình sản suất kinh doanh của công ty vào thế ổn định và phát triển.Công ty đã bố trí,cải thiên cơ cấu tổ chức sản suất,bộ máy quản lý,đào tạo nâng cao tay nghề công nhân,tạo việc làm thu nhập ổn định cho hơn 600 công nhân viên vì vậy mọi người đều cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm trong việc xây dựng công ty ngày càng phát triển.
Tính đến ngày gia nhập vào hiệp hội bia rượu-nước giải khát Hà Nội 16/02/2001.
* Vốn:60.884.936.496đ
Trong đó:-Vốn cố định: 52.870.748.392đ
+Vốn ngân sách cấp: 50.429.531.248đ
+Vốn tự bổ sung: 2.441.217.144đ
-Vốn lưu động: 8.014.188.104đ
+Vốn ngân sách cấp: 7.842.036.300đ
+Tự bổ sung: 172.151.804đ
* Tài sản cố định: 102.678.781.712đ
Trong đó: -Ngân sách: 50.429.531.248đ
-Tự có: 38.955.880.464đ
-Khác(vay): 13.293.370.000đ
Cho đến ngày 31/12/2002 tổng số cán bộ công nhân viên là 650 người.Riêng năm 2002 công ty làm ăn thu lãi 7.421.735.754đ thu nhập bình quân đầu người 1.020.000đ/tháng.
Trải qua quá trình xây dựng,phấn đấu và trưởng thành công ty bia thanh hoá đã không ngừng nỗ lực và phấn đấu về mọi mặt,công ty đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập,tự cân đối tài chính,coi trọng hiệu quả kinh tế đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.Đến nay công ty đã có dây chuyền công nghệ sản suất hiện đại,máy móc thiết bị tiên tiến có thể sản suất ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thi trường,đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm bia của các tập đoàn liên doanh,các hãng bia lớn trong nước.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng hợp kết qủa sản suất kinh doanh các năm(2000-2003)
Kết quả sản xuất kinh doanh ( từ 2000 - 6 - 2003)
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
6/2003
Sản lượng (lit)
16.217.201
17.179.284
20.397.075
27.320.000
Doanh thu (đ)
90.470.650.750
91.321.452.994
107.237.541.841
121.238.000.000
Nộp ngân sách (đ)
34.491.308.498
32.279.815.000
38.715.338.358
42.798.000.000
Lao động(người)
650
652
650
650
Thu nhập bình quân/người
650.000
948.000
1.020.000
Lợi nhuân(đ)
5.550.301.255
5.780.076.494
7.421.735.754
9.524.000.000
2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản suất ở công ty bia thanh hoá.
2.1-Đặc điểm tổ chức sản suất:
Đối với các doanh nghiệp sản suất công nghiệp việc tổ chức quản lý khoa học quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm là vô cùng quan trọng,nó có quyết định rất lớn đến năng suất chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên việc tổ chức một quy trình công nghệ trong một doanh nghiệp lại tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.Do đặc điểm quy trình công nghệ sản suất bia là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục nên toàn bộ quá trình sản suất bia được công ty tổ chức thành phân xưởng sản xuất chính(trực tiếp sản suất)và các bộ phận phụ trợ sản suất chính như:
-Tổ nghiền -Tổ nồi hơi
-Tổ nấu -Tổ nén khí
-Tổ lọc -Phân xưởng điện lạnh
-Tổ lên men -Phân xưởng cơ điện
-Tổ chiết -Phòng vi sinh
2.2- đặc điểm dây chuyền công nghệ sản suất.
Quy trình công nghệ sản xuất bia là quá tình sản xuất phức tạp kiểu liên tục trong quy trình sản xuất, Công ty Bia Thanh Hoá sử dụng nguyên liệu chính để sản xuất bia là malt, gạo tẻ và houblon. Nếu chỉ dùng malt và houblon làm nguyên liệu chính thì sản phẩm bia sẽ có chất lượng cao. Nhưng do cả hai nguyên liệu này Công ty đều nhập ngoại nên sản phẩm sản xuất ra giá thành sẽ cao. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, có thể sử dụng gạo tẻ thay thế một phần malt chất lượng sản phẩm bia phụ thuộc vào tỷ lệ phối chọn malt và gạo tẻ.
Hiện nay Công ty Bia Thanh Hoá sản xuất ra 3 loại sản phẩm chính là:
- Bia hơi 9 (100).
- Bia chai (110).
- Nước ngọt các loại.
-Rượu
Quy trình công nghệ được khái quát qua sơ đồ sau
sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia
Khu nấu Đường mía Đun hoá houblon Để lắng
Lên men
Thùng lắng
Nồi 3
Lọc
Nồi 2
Nồi 1
Bã malt
Gạo đNghiền malt đNghiền
Khu lên men
Lên men sơ bộ
Gây men
Men
Bia chai
Chiết chai
Bia hơi
TP Bia
Lọc
Lên men phụ
Lên men
Khu chiết chai:
Máy dán
nhãn
Máy thanh trùng
Máy chiết và dập nút chai
Soi chai
Kho bia chai
Máy rửa chai
Chai
3- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bia Thanh Hoá.
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất đồng thời để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, Công ty Bia Thanh Hoá tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng dầu là Giám đốc Công ty - Người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp việc cho Giám đốc là một Phó Giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có các phòng ban khác như:
- Phòng tổ chức - hành chính: Có chức năng thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo các quyền lợi về văn hoá, tinh thần, quyền lợi vật chất và sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên đồng thời có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động trong Công ty.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu, cung cấp thông tin cho Giám đốc về chính sách, chế độ tài chính, thể lệ kế toán của Nhà nước, thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nước.
- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ thi hành các chỉ thị của cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên chất lượng sản phẩm xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngắn hạn và dài hạn, cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động với máy móc thiết bị.
- Phòng kỹ thuật - KCS: Có nhiệm vụ cùng với phòng kế hoạch xây dựng các định mức, kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chịu mọi trách nhiệm sản phẩm của Công ty như đăng ký chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phòng hỗ trợ sản xuất: Thực chất là phòng thiết kế xây dựng cơ bản, chủ yếu quản lý toàn bộ hệ thống thiết bị, thiết kế chế tạo thiết bị, sửa chữa máy móc.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm của Công ty ra ngoài thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại sản phẩm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Bia Thanh Hoá
Ban giám đốc
Xuống
sản
xuất
bia
Phòng kinh
doanh
Phòng hỗ
trợ
sản xuất
Phòng
kỹ
thuật KCS
Phòng
kế
hoạch
Phòng kế
toán
Phòng tổ chức hành chính
* Đặc điểm tổ chức công kế toán toán ở Công ty Bia Thanh Hoá.
Tổ chức hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng và bảo toàn vốn trong Công ty. Để phát huy vai trò quan trọng đó, cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tại Công ty một cách khoa học và hợp lý.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, tổ chức bộ máy theo hình thức kế toán tập trung ở các bộ phận của Công ty, có 14 nhân viên kinh tế có nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ. Định kỳ gửi các chứng từ đã thu thập, kiểm tra xử lý về phòng kế toná tập trung của Công ty.
Với số lượng 10 người, phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện từ việc thu nhận xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp đến việc lập các báo cáo kế toán. Đồng thời phân tích các hoạt động kinh tế và kiểm tra kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty được phân công công tác như sau:
Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán): Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ công tác kế toán của Công ty.
Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng kế toán): Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của các phần hành kế toán, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời cuối quý có nhiệm vụ lập các báo cáo kế toán.
Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho từng loại vật tư.
Kế toán công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập xuất CCDC.
Kế toán tiền mặt và thanh toán: Có nhiệm vụ lập các phiếu thu chi tiền mặt, trên cơ sở đố mở sổ theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền phát sinh hàng ngày ở Công ty, đồng thời theo dõi các khoản thanh toán.
Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản phải thu phải trả.
Kế toán ngân hàng: Theo dõi và phản ánh các khoản tiền vay, tiền gửi.
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ thành phẩm.
Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, việc trích nộp khấu hao tài sản cố định.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thi, chi, bảo quản tiền mặt của Công ty. Tổ chức công tác kế toán của Công ty khái quát theo sơ đồ sau:
sơ đồ tổ chức công tác kế toán
của công ty bia thanh hoá
Quỹ
Kế toán
tài sản
cố định
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán Ngân hàng
Kế toán
công cụ
dụng cụ
Kế toán
công nợ
Kế toán
tiền mặt
và thanh toán
Kế toán
vật tư
Kế toán tổng hợp THCP và tính Z
Trưởng phòng tài vụ
(kế toán trưởng)
II. Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bia thanh hoá.
1-Tình hình chung về lao động tiền lương ở công ty bia thanh hoá.
1.1-Hạch toán số lượng lao động tại công ty bia thanh hoá.
Công ty bia thanh hoá có đội ngũ lao động rồi dào,một cơ cấu lao động hợp lý đáp ứng đủ số lượng lao động cần thiết cho cả đơn vị và mỗi bộ phận khác nhau.Với chất lượng lao động được đánh giá ở trình độ cao.Tỷ lệ lao động hợp lý đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Cụ thể tình hình phân công lao động thể hiện qua sơ đồ sau
Tình hình phân công lao động của các năm 2001-2002
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
SL(người)
Tỷ lệ(%)
SL(người)
Tỷ lệ(%)
I.Tổng số lao động
305
100
652
100
1)LĐ nam
279
55.24
377
57.82
2)LĐ nữ
226
44.76
275
42.18
II.Trình độ LĐ
505
100
625
100
1)Trình độ đại học
64
12.7
90
13.8
2)Trình độ cao đẳng
32
6.3
45
609
3)Trình độ trung cấp
160
31.7
218
33.4
4)CN kỹ thuật
80
15.8
110
16.87
5) LĐ phổ thông
169
33.5
189
29.03
III)Phân công LĐ
505
100
652
100
1)LĐ trưc tiếp
440
87.12
538
82.5
2)LĐ gián tiếp
65
12.88
114
17.5
Trong quá trình phân công lao động được thể hiện như trên ta thấy số lượng người và tỷ lệ phân công lao động có sự biến động qua các năm đặc biệt là đối với bộ phận LĐ gián tiếp từ 65 người năm 2001 đã tăng lên 114 người,đây là bước chuyển đổi căn bản mang tính khoa học và có sự thích nghi lớn.ĐIũu đó cho thấy công ty bia thanh hoá đã có sự hoàn thiện lớn mạnh về bộ máy quản lý.cụ thể sự hoàn thiện đó được cơ cấu hoá tỷ lệ,số lượng được phân bổ ở các bộ phận thuộc lĐ gián tiếp như sau:
-Ban giám đốc: 3 người chiếm tỷ lệ 2,63% trong tổng số lao động gián tiếp
-Phòng kế hoạch vật tư:8 người chiếm tỷ lệ 7,02% trong tổng số lao động gián tiếp.
-Phòng KT tài vụ: 10 người chiếm tỷ lệ 8,77% trong tổng số lao động gián tiếp.
-Phòng bảo vệ: 27 người chiếm tỷ lệ 23,7 người trong tổng số lao động gián tiếp.
-Phòng hỗ trợ sản xuất: 7 người chiếm 6,04% trong tổng số lao động gián tiếp.
Phòng kinh doanh: 15 người chiếm tỷ lệ 13,16% trong tổng số lao động gián tiếp.
_Phòng tổ chức hành chính: 9 người chiếm tỷ lệ 7,89% trong tổng số lao động gián tiếp.
-Phòng KCS: 15 người chiếm tỷ lệ 13,16% trong tổng số lao động gián tiếp
-Phân xưởng sản xuất: 20 người chiếm tỷ lệ 17,63% trong tổng số lao động gián tiếp.
Chỉ tiêu số lượng LĐ của doanh nghiệp được phản ánh trên sổ sách lĐ gồm có lao động dàI hạn và số lao động tạm thời,cả lực lượng lao động trực tiếp,gián tiếp và lao động thuộc lĩnh vực khác ngoàI sản xuất.
Cơ sở để ghi sổ sách lao động là chứng từ ban đầu về tuyển dụng thuyên chuyển công tác,nâng bậc, thôI việcmọi biến động phảI ghi chép kịp thời vào sổ danh sách lao động để làm căn cứ cho việc tính lương phảI trả và các chế độ khác cho người lao động được diễn ra kịp thời.
1.2-Tình hình về công tác quản lý lao động tiền lương.
1.2.1-Hạch toán sử dụng thời gian lao động.
Hạch toán sử dụng lâo động và đảm bẩo ghi chép,phản ánh kịp thời chính xác số ngày công,giờ công làm việc thực tế,hoặc ngừng sản xuất,nghỉ việc của từng ngựời lao động,từng đơn vị sản xuất,từng phòng ban trong doanh nghiệp.
Hạch toán sử dụng thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý thời gian lao động,kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động làm căn cứ tính lương,tính thưởng chính xác cho người lao động.Chứng từ quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công.Mọi thời gian thực tế làm việc,nghỉ việc,vắng mặt của người lao động đều phảI được ghi chép hằng ngày vào bảng chấm công.Danh sách người lao động trong bảng chấm công phảI trùng khớp với danh sách ghi trong sổ lao động của từng bộ phận,Bảng chấm công phảI được ghi chép thường xuyên và công khai.
Đối với trường hợp ngừng việc xảy ra,ngừng việc trong ngày do bất cứ nguyên nhân gì đều được phản ấnh vào biên bản làm việc,trong đó ghi rõ phần thời gian ngừng việc thực tế của mỗi người,nguyên nhân sảy ra ngừng việc và người chịu trách nhiệm để làm căn cứ tính lương và sử lý thiệt hại sảy ra.
Đối với các trường hợp nghỉ vịêc do ốm đau,tai nạn lao động, thai sảnđều phảI có các chứng từ nghỉ việc do các cơ quan có thẩm quyền cấp(như y tế,hội đồng khoa học..)và được ghi vào bảng chấm công theo những ký hịệu quy định.
ĐI đôI với việc hạch toán số liệu và thời gian lao động,việc hạch toán kết qủa lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất.Hạch toán kết quả lao động phảI đảm bảo phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng hoàn thành công việc của từng người,từng bộ phận làm căn cứ tính lương,tính thưởng và kiểm tra phù hợp của tiền lương phảI trả với kết quả lao động thực tế,tính tóan chính xác năng suất lao động,kiểm tra tình định mức lao động được lĩnh thưởng,từng bộ phận trong doanh nghiệp.
Trong đó định mức lao động là lượng lao động cần thiết,hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc nào đó trong đIũu kiện kỹ thuật cho phép và tổ chức hợp lý phân loại.
Định mức lao động theo thời gian là quy định theo thời gian hao phí cần thiết cho người lao động để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng đúng tiêu chuẩn,chất lượng quy định trong đIũu kiện kỹ thuật cho phép và tổ chức hợp lý.
-Định mức sản lượng và quy định ngừng việc thực tế của mỗi người, nguyên nhân xảy ra ngừng việc và người chịu trách nhiệm để làm căn cứ tính lương và sử lý thiệt hại xảy ra.
Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản đều phải có các chứng từ nghỉ việc do các cơ quan có thẩm quyền cấp (như Y tế, hội đồng khoa học) và được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định.
1.2.2. Hạch toán kết quả lao động .
Đi đôi với việc hạch toán số liệu và thời gian lao động, việc hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất. Hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng hoàn thành công việc cuả từng người, từng bộ phận làm căn cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế, tính t oán chính xác năng xuất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động lĩnh thưởng, từng bộ phận trong doanh nghiệp.
Trong đó định mức lao động là lượng lao động cần thiết, hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc nào đó trong điều kiện kỹ thuật cho phép và tổ chức hợp lý phân loại.
- định mức lao động theo thời gian là quy định theo thời gian hao phí cần thiết cho người lao động để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị khối lượng đúng tiêu chuẩn, chất lượng quy định trong điều kiện kỹ thuật cho phép và tổ chức hợp lý.
- định mức sản lượng và quy định khối lượng sản phẩm hoặc công việc thích hợp cho người lao động phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian với tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện kỹ thuật cho phép và tổ chức hợp lý.
- Định mức phục vụ là quy định số lượng côgn cần thiết để thực hiện một quy trình công nghệ và phục vụ một số thiết bị trong điều kiện kỹ thuật cho phép và tổ chức hợp lý.
- Hàng năm đánh giá sét lại các yếu tố chi phí xây dựng hệ thống ổn định mức lao động theo từng loại công việc sản phẩm phù hợp.
- Hiện nay doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động quản lý và sử dụng lao động theo quy định của phápluật lao động do nhà nước ban hành.
- Để hạch toán kết quả lao động trong các doanh nghiệp, sử dụng chứng từ ban đầu tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, các chứng từ đó gồm: phiếu xác nhận sản phẩm hoặc côngviệc hoàn thành, hợp đồng giao khoán Các chứng từ này do người lao động lập và có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan.
- Trong những trường hợp giao khoán công việc thì chứng từ ban đầu là hợp đồng giao khoán. Là bảng ký kết giữa người khoán và ngừoi nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi liên khi thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở thanh toán với người lao động.
Trường hợp khi kiểm tra nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì cán bộ kiểm tra chất lượng cũng với người phụ trách bộ phận lập phiếu hao hỏng để làm căn cứ lập biên bản sử lý.
Tính BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty bia TH
Hiện nay Công ty bia TH tiến hành hạch toán kinh tế các khoản trích nộp theo lương như, BHXH, BHYT, KPCĐ dựa theo nghị định của chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995.
Theo thông tư số 12
- Đóng BHXH từ 1 đến 15 năm trả 30 ngày trong năm = 75% đối với các công việc bình thường.
- Đóng BHXH trên 15 nằm trả 40 ngày trong năm.
- đóng BHXH từ 30 năm trở lên trả 50 ngày trong năm.
.
- Như vậy người lao động trong quá trình tham gia sản xuất được hưởng lương khi họ bị ốm đau tai nạn lao động, họ sẽ được trợ cấp BHXH thay lương trong thời gian nghỉ ốm, tai nạn lao động. Căn cứ vào mức đóng BHXH của từng người theo mức lương cấp bậc cụ thể mà công ty đăng ký với cơ quan BHXH tính từ đầu năm dể xác định mức chi trả BHXH cho người lao động trong thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động.
2. Quỹ thưởng và cac hình thức trả lương tại Công ty bia TH.
2.1. Các hình thức trả lương tại Công ty bia TH.
Căn cứ vào đặc điểm để tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động. Doanh nghiệp quy định chế độ trả lương cụ thể gắn với kết quả cuối cùng của người lao động, từng bộ phận như sau.
Đối với lao động trả lương theo thời gian (viên chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ thừa hành phục vụ và các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán).
Tại quy định đối với hình thức trả lương này Công ty bia TH đã tiến hành trả lương thời gian cho người lao động theo cách sau:
Trả lương cho người lao động vừa theo hệ số mức lương được xếp tại nghị định 26/CP vừa theo kết quả cuối cùng của từng người từng bộ phận.
Công thức như sau:
Ti = T1i + T2i (1)
Trong đó:
ti: Là tiền lương của người thứ i được nhận
T1i: Là tiền lương theo nghị định số 26/CP của người thứ i được tính như sau:
T1i = ni x Ti (2)
Trong đó: Ti: Là xuất lương ngày số 26/CPcủa người thứ i.
ni: là số công thực tế của người thứ i.
T2i: Là tiền lương công việc được giao gắn liền với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi mức độ hoàn thành của công việc và số ngày công thực tế của người thứ i, không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo nghị định số 26/CP.
công thức được tính như sau:
T2i = x nihi ( 3 ) (i ẻ)
Trong đó:
+ Vt: Là quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành của bộ phận làm lương thời gian.
+ Vcd: Là quỹ tiền lương theo nghị định 26/CP của bộ phận làm lương thời gian, được tính theo công thức.
Vcd = T1j (4)
- T1j: Là tiền lương theo nghị định 26/CP của người làm lương thời gian.
- ni: Là số ngày công thực tế của người thứ i.
- hi: Là hệ số tiền lương tương ứng với công việc được giao mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc của người thứ i, được xác định như sau.
hi = x K (5)
Trong đó:
K: Hệ số mức độ hoàn thành được chia làm 2 mức: hoàn thành tốt hệ số 1,2; hoàn thành hệ số 1,0; chưa hoàn thành hệ số 0,7.
đ1i: Là số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhiệm.
đ2i: Là số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhiệm.
Tổng số điểm cao nhất của 2 nhóm yếu tố mức độ phức tạp và trách nhiệm của công việc (đ1i, đ2i) là 100%, thì tỉ trọng điểm cao nhất cảu đ1i là 70% và của đ2i là 30%.
Tỷ trọng điểm được xác định theo bảng sau:
Công việc đòi hỏi trình độ
đ1i (%)
đ2i (%)
từ đại học trở lên
45 - 70
1 - 30
Cao đẳng và trung cấp
20 - 44
1 - 1
Sơ cấp
7 - 19
1 - 7
Không cần đào tạo
1 - 6
1 - 2
Đối với đ1i: Căn cứ vào tính tư duy, chủ động, sáng tạo mức độ hợp tác và thâm niên công việc đòi hỏi doanh nghiệp phân chia tỷ trọng theo cấp trình độ lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể:
Đối với đ2i: Căn cứ vào tình quan trọng của công việc, xét nghiệm quả quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo cấp trình độ lập bảng biểu và đánh gái cho điểm cụ thể. đ1 + đ2: Là tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc giản đơn nhất trong doanh nghiệp.
2.2. Đối với lao động làm lương khoans, lương sản phẩm tập để thì tính trả lương được tính như sau:
Trả lương theo ngày công thực t ế, hệ số mức lương theo nghị định số 26/CP và hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc, công thức tính như sau:
Ti = x ni. ti. hi (i ẻj) (7)
Trong đó: Ti: Là tiền lương của người thứ i nhận được
ni là thời gian thực tế làm việc của người thứ i (tính bằng giờ hoặc ngày)
Vsp: là quỹ tiền lương sản phẩm của tập thể.
m: Số lượng thành viên trong tập thể.
ti: Là hệ mức lương được xếp theo nghị định 26/CP của người thứ i.
hi: Là hệ số mức đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i và được tính theo công thức:
hi = j = 1,n ( i ẻ j) (8)
Trong đó: j là chỉ tiêu đánh giá cho điểm mức độ đóng góp để hoàn thành công việc (có thể từ 2, 3, 4n chỉ tiêu)
đij là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ j theo các chỉ tiêu j.
đij là tổng số điểm đánh giá tổng mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thấp nhất trong tập thể theo các chỉ tiêu j.
Việc phản ánh đánh giá các mức độ đóng góp để hoàn thành công việc cảu người lao động (hi) phải phản ánh được chất lượng, tổng số lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc dân chru quyết định. Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh gaío băng phương pháp cho điểm tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhưng phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
- Những người được hưởng hệ số cao thấp phải là người có trình độ cao, tay đề vững vàng nắm và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, chấp hành sự phân công của người phụ trách. Ngày giờ côgn cao, đạt và được năng xuất cá nhân, đảm bảo an toàn lao động.
- Những người hưởng hệ số thấp là những người không đảm bảo ngày công quyết định, chấp hành chưa nghiêm của người phụ trách không đạt năng xuất cá nhân, chưa chấp hành kỹ thuật an toàn lao động. Ngoài cách tínhhi theo công thức trên có thể hạn trong bảng lập sẵn hệ số hi đang được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp.
Phương án
Loại A
Loại B
Loại C
chênh lệch Max/min (%)
1
2,0
1,5
1
100
2
1,8
1,4
1
80
3
1,7
1,4
1
70
4
1,6
1,4
1
60
5
1,5
1,3
1
50
6
1,4
1,2
1
40
7
1,3
1,2
1
30
8
1,2
1,1
1
20
9
1,1
1,05
1
10
3. Tính lương phải trả BHXH, phải trích cho công nhân viên.
3.1. Tính lương, tính thưởng phải thanh toán cho người lao động.
Công việc tính lương tính thưởng và các khoản phải trả người lao động do phòng kế toán đảm nhiệm. Thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả cho người lao động theo tháng được căn cứ bởi các chứng từ hạch toán thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác liên quan. Tất cả các chứng từ trên phải được kế toán kiểm tra trước khi tính lương tính thưởng và phải đảm bảo được yêu cầu của chứng từ kế toán.
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ gốc có liên quan kế toán tính lương tính thưởng, tính trợ cấp phải trả cho người lao động theo hình thức đang áp dụng tại doanh nghiệp và lập bảng thanh toán tiền lương tiền thưởng. Trong các trường hợp người lao động được thưởng đột xuất kế toán phải lập bảng tính thưởng phù hợp với phương án tính thưởng.
* Hạch toán tiền lương, tiền thưởng phải thanh toán với người lao động.
- Để tiến hành phân bổ tiền lương, tiền thưởng và chi phí kế toán ghi:
Nợ TK 622
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 334
Với các phản ánh vào tài khoản như trên thì tiền lương, tiền thưởng phải trả trong kỳ hạn nào được tính vào chi phí của kỳ đó. Theo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí sản xuất đã kết quả sản xuất, cách làm chỉ thức ứng với những doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động trực tiếp nghỉ phép tương đối đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Trường hợp những doanh nghiệp sản xuất không có điều kiện để bố trí cho lao động nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán thì kế toán phải dự toán tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp để tiến hành trích trước vào chi phí của từng kỳ hạch toán theo số dự toán, điều này không làm cho giá thành sản phẩm bị biến đổi đột ngột. Cách tính khoán tiền lương nghỉ phép năm của công nhân sản xuất trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh như sau:
= x
Tỷ lệ trích trước = x 100%
3.2. Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
3.2.1. Bảo hiểm xã hội.
Là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ xã hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh tế, ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản tuổi già, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết BHXH là một hình tượng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn về đời sống kinh tế của người lao động và gia định.
Hiện nay BHXH tại Việt Nam bao gồm:
+ Trợ capá ốm đau.
+ Trợ cấp thai sản.
+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
+ Trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tàn tật.
Quỹ BHXH luôn đi đôi với quỹ tiền lương, quỹ BHXH dùng đãi thọ cán bộ, công nhân viên có đóng góp vào quỹ trong trường hợp.
- Người lao động mất kảh năng lao động: Hưu trí, trợ cấp thôi việc tiến tuất.
- Người lao động mất khả năng lao động tạm thời: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quỹ BHXH được hình thành 15% doanh nghiệp phải chịu, tính vào chi phí 5% người lao động phải chịu trừ vào lương.
Quỹ BHXH do cơ quan BHXH thống nhất quản lý. Khi các doanh nghiệp trích được BHXH theo quy định phải nộp hết cho cơ quan BHXH. Sau khi nộp, được cơ quan BHXH ứng trước 3% để chi tiêu BHXH trong doanh nghiệp, cuối kỳ tổng hợp chi tiêu BHXH lập báo cáo gửi cơ quan bảo hiểm cấp trện duyệt.
3.2.2. Bảo hiểm y tế.
Là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ phần nào đó trang trải tiền khám, chữa bệnh tiền viện phí thuốc tháng.
Mục đích của Bảo hiểm y tế (BHYT) là tập hợp một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàn cộng đồng, bất kể địa vị xã hội, mức thu thập cao hay thấp. Quỹ BHYT được hình thành trích 3% trên số thu nhập trả cho người lao động, trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh, người lao động nộp 1% trừ voà thu nhập của người lao động.
3.2.3. Kinh phí công đoàn.
Đây là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của công đoàn (trả lương cho công đoàn chuyên trách chi tiêu hội họp)
Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích 2% theo lương thực lĩnh. Khi trích kinh phí công đoàn (KPCĐ) trong kỳ, một nửa doanh nghiệp nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho công tác công đoàn.
* Tính BHXH tại Công ty bia TH.
Việc trích nộp BHXH được tiến hành dựa theo nghị định của chính phủ về việc ban hành theo điều lệ BHXH số 12/CP ngày 26/01/95 căn cứ để lập và tính BHXH là bản năng ký nộp BHXH, BHYT, KPCĐ với các cơ quan chức năng có liên quan.
Cụ thể như sau:
Tính trích nộp BHXH theo lương của ông Phùng Sĩ Hữu chuyên viên phòng kế toán tài vụ có hệ số lương là 2,74
Số tiền BHXH phải nộp = ( lương cơ bản + phụ cấp ) x 205.
Vậy số tiền BHXH phải nộp theo lương của ông Phùng Sĩ hữu là.
[ ( 2,7 x 290) + ( 2,70 x 290 x 6%)] x 20% = 167.720
3.2.1. Hạch toán quỹ BHXH, BHYT và CPCĐ.
Để hạch toán BHXH, BHYT và KPCĐ kế toán phải sản xuất các TK cấp II như sau:
* TK: 3382 "kinh phí công đoàn"
Bên nợ: Chỉ tiêu chi phí CĐ tại doanh nghiệp
Chi phí CĐ đã nộp
Bên có: Trích chi phí CĐ vào CPKD
Số dư liên có: Chi phí CĐ chưa nộp, chưa chi
Số dư liên nợ: Chi phí CĐ vượt chi.
* TK: 3383 "BHXH"
Bên nợ:
+ BHXH phải trả cho người dl
+ BHXH phải trả cho cơ quan quản lý BHXH.
Bên có:
+ Trích BHXH vào chi phí kinh doanh
+ Trích BHXH trừ vào thu nhập của người lao động
Số dư liên có: BHXH chưa nộp
Số dư liên nợ: BHXH vượt chi
* TK: 3384 "BHYT"
Bên nợ: Nộp BHYT
Bên có:
+ Trích BHYT tính vào chi phí kinh doanh
+ Trích BHYt tính trừ vào thu nhập của người lao động
- Số dư liên có: BHYT chưa nộp.
Khi tính trích các khoản BHXH, BHYT, KpCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 622
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Nợ TK 334
Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384)
Có thể khái quát toàn bộ nội dung bằng sơ đồ sau:
Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 334
TK 3382 đ 3384
Quỹ BHXH trả thay lương cho CNV
TK622, 627, 641, 642, 241
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 111,112, 311
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ hoặc quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, tại DN
TK 334
BHYT trừ vào lương CNV
TK 111, 112
KPCĐ chi vược được cấp bù
3.2.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty bia TH
4. Kế toán tiền lương và các khoản trả theo lương thực tế tại Công ty bia TH
4.1. Thực tế tiền lương đối với lao động trả lương theo thời gian.
Việc tính trả lương ở công ty bia TH, kế toán lao động tiền lương phải có trách nhiệm phải tính toán, hoàn tất thủ tục cho lương thanh toán lương cho người lao động kịp thời chính xác theo định kỳ hàng tháng. Hiện nay lương cơ bản của công ty bia TH đang áp dụng đối với lương tối thiểu ở mức 290.000đ.
* Đối với lương thời gian được áp dụng tính trả cho các đơn vị.
Phòng ban theo công văn số 4320/LĐTBXH/ tiền lương ngày 29 tháng 12 năm 1998 của hộ lao động thương bình xã hội.
Kế toán căn cứ vào bảng chấm công và các bảng tính điểm để làm cơ sở cho việc tính lương của từng người trong từng phòng ban.
Cụ thể dựa vào bảng chấm công và các chứng từ có liên quan tính lương của ông Lê Ngọc Tụng chức vụ trưởng phòng Tài vụ. Biết rằng số công hưởng lương thời gian là 24 công, hệ số lương theo chức vụ là 3,82. Tổng quỹ lương của phòng kế toán tài vụ trong tháng 8 năm 2003 là 1107.800.
Do hệ số lương = 3,82 mức lương tối thiểu là 290.000đ nên lương cơ bản của ông Lê Ngọc Tụng là
290.000 x 3,82 = 1.107.800
Vậy lương thời gian theo ngày công thực tế của ông Lê Ngọc Tụng là:
(1.107.800/26 ngày) x 24 ngày = 1.022.584
Mặt khác ta có quỹ lương của phòng kế toán tài vụ theo thời gian (áp dụng công thức 4) là:
(1.107.800/290.000) x 24 ngày +. + ( 725.000/290.000) x 19 ngày = 7.171.055.
Mà tổng quỹ lương thực tế của phòng kế toán tài vụ = tổng lương thời gian và lương phụ trợ.
Nên tổng lương phụ trợ của phòng kế toán tài vụ là:
11.217.659 - 7.171.055 = 4.046.604
áp dụng các công thức ở phần tính lương ta có
= = = 7466đ/điểm
Ta có hệ số quy đổi của ông Lê Ngọc Tụng
x 1,2 x 27 = 76,8
Vậy lương phụ trợ của ông Tụng là : 76,8 x 7466 = 573.388
phụ cấp = 6% lương cơ bản = 1107800 x 65 = 61355
Lương trách nhiệm tính theo quy định của nhà nước đối với doanh nghiệp hạng II:
Trưởng phòng = 0,3 x 290 = 87.000
Nên lương trách nhiệm của ông Tụng là: 0,3 x 290.000 = 87.000
Vậy tổng lương của ông Tụng là:
1.022.584 + 573.388 + 61.355 + 87.000 = 1.713.883
Khi trừ đi phần thu 6% so với lương cơ bản thì số lương được lĩnh của ông Tụng là:
1.713.883 - ( 1.713.883 x 6%) = 1.682.972
Trên đây là các làm lương theo thời của ông Lê Ngọc Tụng trưởng phòng tài vụ dựa vào bảng tính công và bảng điểm.
Sau đây là 1 số chứng từ kèm theo bảng thanh toán lương của từng tổ hưởng theo thời gian.
4.2. Đối với lao động trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán.
* Trả lương theo sản phẩm
kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành quy định cho từng tổ đội có hưởng lương theo sản phẩm và bảng chấm công kế toán tính lương phải trả cho công nhân viên theo đúng như quy định. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên kế toán lao động tiền lương ở Công ty bia TH căn cứ vào bảng chấm công, tính trọng yếu của công việc, trình độ tay nghề mà quy định tiền lương cảu từng lao động trong một ngày khác nhau. Đặc biệt lương sản phẩm trực tiếp sản xuất cũng là lương khoán theo công quy định một ca là một công. Cụ thể dựa vào bảng chấm công và các chứng từ kế toán có liên quan tính lương cho Lê Thị Hồng tổ trưởng tổ vi sinh biêts rằng số lương hưởng theo lương sản phẩm là 26 công với đơn giá tiền lương của một công là 22.961đ hệ số lương 3,82
Cách tính.
Căn cứ vào số ngày công hưởng lương theo thời gian và đơn giá tiền lương theo thời gian ta có lươngng của chị Hồng là
26 x 22.961 = 596.986
Trong tháng doanh nghiệp quy định thêm phần mềm cho tổ vi sinh mỗi người 100.000/ thang tính vào khảon lương khác.
Theo định kỳ hàng tháng tổ vi sinh tiến hành bình bầu xếp loại lao động để lao động trong tổ hưởng thêm tiền xếp loại. Đây cũng là một hình thức khuyến khích người lao động bằng tiền thưởng quy định.
Loại A: Được hưởng thêm 20% so với tổng mức lương.
Loại B: Được hưởng thêm 70% so với tổng mức lương
Chị Hồng loại A nên tiền xếp loại là 1107.800 x 20% = 221.560 (vì mức lương bằng 3,82 x 290.000 = 1.107.800 lương độc hại được tính 1.800 cho một công vậy lương độc hại của chị Hồng là:
1.800 x 26 công = 47.000đ
Phụ cấp 6% so với mức lương 1.107.800 x 60% = 61.355.
Do là tổ trưởng nên chị Hồng được hưởng thêm 100.000 lương trách nhiệm.
Vậy tổng lương chị Hồng được lĩnh trong tháng ( trừ phần thu 6%)
= (596.986 + 100.000 + 221.560 + 47.000 + 61.355) - 61.355 = 1.065.346
Dưới đây là hỏng thanh toán lương của tổ vi sinh vật và một số tổ được hưởng lương sản phẩm được kèm theo các chứng từ gốc fòng công nghệ vi sinh
Bộ phận men vi sinh.
Báo cáo số liệu lọc bia
( tháng 08 năm 2003 )
Số lượng bia chai : 1.618.950.000
Bằng chữ:
Số lượng bia hơi :1.771.840.000
Bằng chữ: .
Người báo cáo Phòng công nghệ vi sinh
Lê Thị Hồng Lê Thị Hồng
4.3. Thực tế tiền lương đối với lao động trả lương theo thời gian.
kế toán căn cứ vào phiếu khoán việc cho từng tổ đội được thanh toán tiền lương bằng lương khoán cộng bảng chấm công kế toán lao động tiền lương tiến hành chi trả lương cho người lao động.
Cụ thể: Tính lương cho chị: Lê Thị Hương, tổ trưởng tổ bán hàng biết rằng đơn giá 1 công tiền lương là 22.961 số công khưởng lương sản phẩm là26 công, hệ số lương là 2,28 phần mền được doanh nghiệp quy định cho tổ, mỗi người là 50.000đ tính vào khảon lương khác. do đó khoản lương khác của chị Hương là 50.000đ
Tiền xếp loại được hưởng theo quy định của chị Hương là (loại A)
661.200 x 20% = 132.240đ
Phụ cấp 65 so với mức lương cơ bản là: 661.200 x 6% = 39.672
Lương trách nhiệm được hưởng là 50.000
Vậy tổng lương của chị Hương trừ phần thu 6% là:
(596.986 + 50.000 + 132.240 + 39.672 + 50.000) - 25.000 = 829.226
trên đây là cách tính lương khoán của một trong những tổ, bộ phận được hưởng tiền lương theo mức lương khoán.
Vậy bảng thanh toán lương của tổ bán hàng và một số tổ lương theo lương khoán. Và bảng thanh toán lương tổng hợp gửi vào Côn ty để được thể hiện cụ thể ở phần sau.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - hạnh phúc
thanh Hoá ngày 01/08/2003
Phiếu khoán việc
Tên đơn vị: Tổ bán hàng
ngày thực hiện 01/08/2003 Ngày kết thúc 30/08/2003
Nội dung công việc
1. Bán bia hơi: 1.771.840.000
2. Bán bia chai:1.618.950.000
3. Vận chuyển bia lên xưởng 7.642 thùng 330ml = dm 90đ/tháng
4. Bốc malt vào kho: 32,1 tấn dm = 8.900đ/tấn
5. Chuyển thành phần từ xưởng xuống kho: 2540 thùng 330ml = dm90đ/thùng.
6. Bốc hàng lên xe ô tô khách: Loại 330 = 1000 thùng = 44,6đ/t loại 2560 = 1390 thùng dm = 87,5đ/thùng
7. Bốc vỏ lan nhôm từ xe xuống kho 16 palít = 112.000 vỏ dm = 760đ/1000 vỏ
8. Xe vỏ chai vào xưởng: Vỏ 450ml = 17.500 vỏ dm = 1,93đ/vỏ
Vỏ 330ml = 8.400 vỏ dm = 1,03đ/vỏ.
phần iii
một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải nộp teo lương tại Công y bia thanh hóa
I. Nhận xét chung
Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển là điều tất yếu mang tính sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty bia thanh Hoá nói riêng. Hiện nay đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, ý thức được điều đó Công ty Bia Thanh Hoá ngày càng hoàn thiện về mọi mặt: Về bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất, về ngành nghề kinh doanh, về các chỉ tiêu kinh tế tài chính bên cạnh đó Công ty Bia Thanh Hoá vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy trong cơ chế quản lý thị trường hiện nay Công ty Bia Thanh Hoá đã chiếm được lòng mến mộ của khách hàng làm tăng thu nhập. Vận dụng đúng chính sách chế độ về quản lý tài khoản của Nhà nước, vận dụng một cách linh hoạt trong điều kiện cụ thể của Công ty. Việc tổ chức công tác kế toán đã phân công nhiệm vụ cho từng người cho từng người phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi nhân viên. Đặc biệt hiện nay Công ty Bia Thanh Hoá đã trang bị những phương tiện hiện đại phục vụ cho nghiệp vụ kế toán. Đây là điều kiện rất thuận lợi giảm việc nhẹ ghi chép mà trước đây công việc này diễn ra rất chậm, giúp cho nhân viên kế toán đẩy mạnh tiến độ làm việc, thu thập dữ liệu chính xác kịp thời hơn.
Qua việc nghiên cứu đánh giá và phân tích tình hình cụ thể về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Bia Thanh Hoá. Tôi nhận thấy nhìn chung công tác này được tiến hành khá chính xác, khoa học và mang tính kịp thời, được diễn ra định kỳ hàng tháng và tương đối hoàn chỉnh, nề nếp.
Công ty đã căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất xác định đối tượng và phân loại để tính trả tiền lương và các khoản trích theo lương một cách đúng đắn. Qua đó giúp cho công ty sử dụng và phân công một cách hợp lý số lượng lao động và tiết kiệm được nguồn lao động.
Mặc khác việc trả lương theo khối lượng công việc và có xét đến hiệu quả kinh doanh đối với bộ phận lao động trực tiếp và trảlương theo thời gian đối với bộ phận bộ lao động gián tiếp. Do vậy đã gắn lợi ích của người lao động với lợi ích toàn Công ty. Điều đó đã khuyến khích tinh thần lao động tăng ý thức trách nhiệm, tiết kiệm trong sản xuất tạo sự ổn định, phát triển nâng cao tay nghề. Đảm bảo cuộc sống của người lao động, đây là thiên hướng tích cực góp phần tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần hành kế toán mang tính quan trọng đặc biệt đối với tất cả các cơ quan đơn vị, quan trọng hơn cả là đối với các doanh nghiệp sản xuất.
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty bia thanh hoá.
Qua một thời gian đi sâu nghiên cứu đề tài khoa học về "Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Bia thanh Hoá" Tôi cảm thấy trong công tác này còn tồn tại một số điểm bất cập càn phải khắc phục để hoàn thiện hơn.
Sau đây là một vài ý kiến đóng góp của cá nhân tôi về công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm hoàn thiện hơn công tác này.
- hiện nay công ty Bia Thanh Hoá đang hạch toán cả tiền lương của công nhân hợp đồng vào chi phí nhân công trực tiếp. Theo tôi khoản này Công ty Bia Thanh Hoá nên hạch toán vào chi phí sản xuất chung, mục chi phí dịch vụ thuê ngoài vì phải tách riêng loại chi phí này thì mới đảm bảo nâng cao nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân viên thuộc danh sách truyền thống của doanh nghiệp, hơn nữa việc tách biệt này còn có tác dụng giúp cho công nhân hợp đồng nghiêm túc trong công việc và chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế định đúng như hợp đồng đã được khả thi.
-Việc trả lương cho bộ phận hưởng lương khoán, hiện nay doanh nghiệp quy định 22961đ/1 ngày công (bộ phận bán hàng,). Theo tôi việc trả lương khoán là chưa hợp lý bởi vì qua việc trả lương này chưa tạo ra được tính trách nhiệm thực sự giữa công nhân bán hàng đối với hàng bán ra và đối với khách hàng.
Nếu trả lương theo mức khoán như trên thì ngày nào người công nhân bán hàng cũng được hưởng 22.961đ (nếu họ đi làm) kể cả ngày bán ít hay bán nhiều. Việc thanh toán lương này nếu vào những ngày "thời vụ" bán được số lượng sản phẩm lớn thì sẽ làm cho người bán hàng rất mệt nhọc nhưng lương lại vẫn ở mức quy định. Hơn nữa lại không tạo ra tính năng động, sáng tạo trong cung cách bán hàng.
Theo tôi nếu trả lương khoán gắn liền với doanh thu tiêu thụ thì đây là biện pháp tích cực tạo hiệu quả cao trong việc thúc đẩy quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm tạo ra cho công nhân bán hàng tính năng động tư duy vì họ phải bằng mọi cách bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Việc làm này thúc đẩy tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đây là vấn đề thiết yếu hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp vì tiêu thụ là quá trình quyết định cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nào.
- Việc tính trả lương cho bộ phận gián tiếp tính theo thời gian và cấp bậc kết hợp với việc khoán khối lượng và chất lươngj lao động với chế độ thưởng phạt căn cứ vào công văn số 4320/LĐTBXH - tiền lương ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội mang lại tính ưu việt rất lớn trong quá trình tính trả lương cho người lao động. Việc áp dụng công văn này làm cho việc tính trả lương được tiến hành khoa học và mang tính chính xác cao phản ánh đúng trình độ năng lực của người lao động. Nếu người lao động làm việc có hiệu quả có thể lương cơ bản rất thấp nhưng khi gắn với tính chất mức độ công việc và năng lực làm việc thì lương được lĩnh của họ nhiều hơn so với người có bằng cấp cao hơn.
Tuy nhiên bên cạnh việc áp dụng trả lương theo công văn số 4320 phải cần đến một chuyên viên kế toán thành thạo, thuần thục về cách tính, phụ trách theo dõi các vấn đề có liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp. Đồng thời kế toán viên này phải kết hợp chặt chẽ với các bộ phận lao động tiền lương tại phòng tổ chức và các thống kê tại các đội để theo dõi thống kê lao động, định mức lao động tiền lương và tính toán chia lương cho từng đội, tổ sản xuất. Bởi vì tính lương theo cách này rất phức tạp và căn cứ vào nhiều thang điểm, loại điểm phụ thuộc vào trình độ, năng lực, chuyên môn của người lao động, ngoài những hiểu biết cơ bản về công tác kế toán lao động tiền lương, người kế toán phải thông minh và kiên trì thì mới tiến hành tính lương đúng, đủ, kịp thời cho người lao động. Vì vậy công ty Bia Thanh Hoá nên thường xuyên tạo điều kiện bồi dưỡng cho kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm trang bị máy móc thiết bị thật đầy đủ cho kế toán ở bộ phận này và đặc biệt phải cố định kế toán lao động tiền lương. Không được chuyển đổi chéo từ công tác kế toán lao động tiền lương sang phần hành kế toán khác (mặc dù việc trao đổi chéo giữa các phần hành kế toán với nhau giúp cho các chuyên viên kế toán thuần thục ở mọi phần hành kế toán) vì tính lương rất phức tạp đòi hỏi sự thành thạo và phải có năng lực mới có thể đảm nhiệm được việc tính trả lương.
việc trả lương kịp thời cho người lao động mang lại tác động tích cực trong lao động sản xuất.
- công ty hiện nay lập bảng phân bổ tiền lương theo định kỳ là hàng quým, xét thấy đây là vấn đề mang tính hợp lý không cao. Bởi vậy Công ty Bia Thanh Hoá nên lập bảng phân bổ tiền lương theo mốc thời gian cố định là hàng tháng. Vì khi lập bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH thì sẽ giúp cho quá trình tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng cho từng đối tượng, tính toán cho các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định đảm bảo tính chính xác cao và tạo ra sự hợp lý trong quá trình trả lương và các khoản trích theo lương.
Mặt khác việc lập bảng phân bổ tiền lưong diễn ra theo quy định, định kỳ hàng tháng mang tính ưu việt bởi vì qua đó sẽ kiểm soát được các chứng từ về lao động, tiền lương có liên quan, tránh tình trạng chứng từ bị thất lạc hoặc bị mất. Do thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ năng lực còn hạn chế, mới dừng lại ở những lý thuyết đã học nên những mô hình đề suất của tôi chỉ ý kiến cá nhân nên có thể không tránh khỏi thiếu sót tôi mong rằng có được những ý kiến quý báu từ phía thầy cô, các bác, cô, chú anh, chị trong phòng kế toán để tôi có thể được lĩnh hội hoàn chỉnh hơn kiến thức của mình cả về lý luận và thực tiễn.
kết luận
Một lần nữa có thể khẳng định kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò quan trọng trong quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị sản xuất kinh doanh quản lý kế toán lao động tiền lương giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh quản lý tốt qũy tiền lương, ngăn ngừa sự thất thoát lãng phí làm thiệt hại tới tài sản doanh nghiệp đồng thời góp phần nâng cao việc sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương, không những phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành, đảm bảo chất lượng sản phẩm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Hiểu rõ được tầm quan trọng đó của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, công ty Bia Thanh Hoá đã tổ chức sắp xếp và đưa công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ngày càng hoàn thiệnhơn góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý cũng như công tác kế toán nói chung và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng thực sự là một công cụ quản lý đắc lực đòi hỏi Công ty phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm kiện toàn và tổ chức công tác kế toán một cách khoa học hơn vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty, vừa đảm bảo đúng theo chế độ kế toán mới ban hành.
"hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương" là một đề tài khá quen thuộc với các thế hệ sinh viên kế toán doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên không phải vì sự quen thuộc đó mà mất đi sự hấp dẫn vốn có, nhất là trong nền kinh tế thị trường.
Là một kế toán tương lai qua thời gian học tập tại trường và đặc biệt là thời gian thực tế tại Công ty Bia Thanh Hoá, tôi nhận thấy: Điều quan trọng thực sự trở thành một cán bộ kế toán có năng lực, không những phải nắm vững về mặt lý luận mà còn phải hiểu biết sâu về thực tế, chỉ khi nào có sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn thì hoạt động mới có hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT492.doc