Chuyên đề Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thương mại và Đầu tư giao thông vận tải

Trong cơ chế tt hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn công ty. Trước hết phải kể đến sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế trong đó có công cụ hạch toán kế toán. Những kết quả của công ty đạt được trong thời gian qua đã chứng minh điều đó. Với chương trình đào tạo đúng đắn của Nhà trường, cùng với sự giúp đỡ, quan tâm của Khoa học Kế toán và công ty thương mại và Đầu tư phát triển GTVT đã tạo cơ hội cho em có điều kiện tiếp cận thực tế. Thời gian thực tập đã giúp em vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, củng cố được kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu cách tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác hạch tiền lương bảo hiểm và kinh phí công đoàn nói riêng trong công ty. Đặc biệt, đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, việc thực tập là hết sức cần thiết và quan trọng, thông qua đó, giúp cho sinh viên có được cơ sở vững vàng bước vào nghề nghiệp của mình một cách tự tin, tránh khỏi ngỡ ngàng. Và trong thời gian thực tập em nhận thấy có những điểm mạnh mà công ty nên phát huy, đồng thời vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục, nên em mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhằm hoàn t hiện hơn nữa công tác kế toán.

doc59 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thương mại và Đầu tư giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. BHXH là khoản mà người cán bộ, công nhân viên hay nói rộng ra là những người đóng bảo hiểm được hưởng trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất… Trong các doanh nghiệp đi đôi với quĩ lương là quĩ BHXH: Nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội vì nó là sự phân phối lại tổng thu nhập, có tác dụng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm bớt công troing xã hội. Quỹ BHXH được hình thành từ hai nguồn: một là sử dụng lao động phải nộp và được coi là một khoản chi phí. Hai là người lao động phải đóng coi như khoản đóng góp. Theo chế độ bảo hiểm của Nhà nước thì mức độ đóng góp như sau: Trong doanh nghiệp quỹ bảo hiểm xã hội phải đóng 20% so với tổng quỹ tiền lương cấp bậc cộng phụ cấp (nếu có). Cơ cấu quỹ gồm: 15% tiền lương cấp bậc của toàn bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ do người sử dụng lao động đóng góp và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. - 5% còn lại do người lao động đóng góp thông qua hình thức khấu trừ lương. 3.2. Bảo hiểm y tế (BHYT). BHYT là sự hỗ trợ cho những người tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhằm giúp họ trang trải phần nào đó tiền khám chữa bệnh, tiền viện phí thuốc thang. BHYT có mức đóng góp là 3% lương cấp bậc, trong đó 2% được đưa vào chi phí và 1% được khấu trừ vào lương công nhân. BHYT thuộc quyền quản lý của cơ quan BHYT nhưng việc thực hiện nó lại là hệ thống cá bệnh viên thuộc quản lý của Bộ Y tế. BHYT thực chất là sự hỗ trợ về y tế cho người tham gia đóng góp bảo hiểm với mục đích tạo lập một mạng lưới y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quĩ BHYT được chi cho tiền thuốc, tiền viện phí, tiền khám chữa bệnh… cho những người đóng bảo hiểm khi họ ốm đau. 3.3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kinh phí công đoàn là khoản thu của bộ phận công đoàn, một tổ chức độc lập có tư cách pháp nhân, tự hạch toán thu chi với nhiệm vụ bảo vệ cho người lao động. Kinh phí công đoàn được trích theo quỹ lương thực hiện trong doanh nghiệp, bao gồm 2% đều do người sử dụng lao động đóng. Theoquy định của công đoàn cấp trênthì công đoàn cơ sở phải nộp 2% cho cấp trên sau đó sẽ được cấp lại một lần nữa cho việc chi tiêu của cơ sở. Việc chi tiêu này có thể dành cho việc quan tâm đến cán bộ, công nhân viên như mừng sinh nhật, thăm hỏi khi ốm đau. 4. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.1. Hạch toán chi tiết tiền lương. a. Hạch toán về số lượng lao động. Tổ chức hạch toán về lao động nhằm mục đích cung cấp những thông tin về số lượng, kết cấu lao động trong toàn doanh nghiệp. Số lao động ở đây là số lao động hiện có và đang sử dụng của doanh nghiệp bao gồm cả lao động dài hạn lẫn lao động tạm thời, lao động gián tiếp và lao động trực tiếp… Các thông tin cần cung cấp là tình hình tăng giảm, di chuyển lao động được phân loại theo các tiêu thức phân loại như trình độ thành thạo nghề nghiệp nơi lao động, nghề nghiệp, giới tính. Những thông tin đó là căn cứ để hạch toán lương và thanh toán cho người lao động. Để theo dõi số lượng lao động, các doanh nghiệp thường sử dụng số danh sách lao động do phòng lao động tiền lương của doanh nghiệp lập. Số danh sách lao động được mở cho toàn doanh nghiệp và từng bộ phận lao động nhỏ. Số còn mở cho từng cơ cấu lao động như ngành nghề, trình độ chuyên môn. b. Hạch toán thời gian lao động. Tổ chức thời gian lao động có nhiệm vụ phản ánh kịp thời chính sách số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Công việc tổ chức hạch toán thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ cho việc tính lương tính thưởng chính xác cho người lao động. Nội dung của tổ chức hạch toán thời gian lao động thông thương là tổ chức sử dụng một số chứng từ sổ sách như "Bảng chấm công" dùng để theo dõi thời gian làm việc thực tế, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động. Bảng này được lập chi tiết cho từng bộ phận (phòng, ban…) và được dùng trong một tháng. c. Hạch toán kết quả lao động. Tổ chức kết quả lao động phải đảm bảo đưa ra tính chính xác các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận. Đây là các chỉ tiêu vừa làm căn cứ tính lương, thưởng, vừa kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả và kết quả lao động thực tế, tính toán năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ phận của doanh nghiệp. 4.2. Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp. BHXH, BHYT thuộc quyền quản lý của cơ quan bảo hiểm, còn KPCĐ do công đoàn cấp trên quản lý. Mọi việc chi tiêu, thanh toán với công nhân viên do doanh nghiệp làm dưới sự giám sát của cơ quan cấp trên. Quỹ BHXH do cơ quan quản lý BHXH quản lý toàn bộ, các khoản trích BHXH đều phải nộp lên cơ quan bảo hiểm. Các khoản chi tiêu về bảo hiểm do doanh nghiệp tự chi. Cuối kỳ theo quy định của cơ quan bảo hiểm, kế toán đem chứng từ lên quyết toán với cơ quan bảo hiểm rồi nhận tiền thanh toán. Tổ chức hạch toán chi tiết BHXH bao gồm có hai loại chứng từ là phiếu nghỉ hưởng BHXH và bảng thanh toán BHXH. - Phiếu nghỉ hưởng BHXH là chứng từ xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… của người lao động. Đây là chứng từ căn cứ để tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định. Phiếu nghỉ được lập khi người lao động bị ốm đau hoặc con ốm hay thai sản trên cơ sở chứng nhận của sở y tế (đơn thuốc…). Trên phiếu ghi rõ tên cơ quan y tế khám, ngày tháng khám, lý do xin nghỉ, số ngày nghỉ, chữ ký xác nhận của y, bác sĩ khám. Ngoài ra, trên phiếu còn ghi rõ số ngày thực tế nghỉ theo bảng chấm công và xác nhận của bộ phận phụ trách trực tiếp về số ngày nghỉ thực tế. Sau khi lập xong, kế toán ký và lưu tại phòng kế toán làm cơ sở lập bảng thanh toán BHXH. - Bảng thanh toán BHXH là chứng từ thanh, quyết toán với cơ quan bảo hiểm trên. Bảng thanh toán BHXH do kế toán lao động, tiền lương lập dựa trên cơ sở các chứng từ gốc và phiếu nghỉ hưởng BHXH. Nói chung, bảng thanh toán BHXH có thể coi như một bảng kê từng trường hợp nghỉ thưởng BHXH với số ngày nghỉ và số tiền được hưởng. Bảng thanh toán tiền lương có thể lập cho từng phòng ban hoặc đơn vị. Cuối tháng, sau khi kế toán tổng hợp xong số liệu về ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và toàn đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Ban thanh toán BHXH được lập thành hai liên, một liên lưu lại tại phòng kế toán cùng các chứng từ gốc, một gửi cho cơ quan BHXH cấp trên để tính toán số thực chi. - BHYT và KPCĐ là do cơ quan BHYT quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế và cơ quan chủ quan cấp trên quản lý nên việc hạch toán chi tiết phần hạch toán không có. Bản thân bộ phận y tế của đơn vị hoặc công đoàn phải tự thanh toán, quyết toán với cấp trên. Tại đơn vị chỉ theo dõi việc thu chi và phản ánh vào sổ chi tiết từng tài khoản. Phần hai: Giới thiệu chung về công ty thương mại và đầu tư GTGT, phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị I. quá trình hình thành , chức năng nhiệm vụ và sự phát triển ở Công ty Thương mại và Đầu tư GTVT: 1. Quá trình hình thành của Công ty: Công ty Thương mại và Đầu tư GTVT là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được hạch toán kinh tế độc lập. Trụ sở làm việc tại: 160 Lê Trọng Tấn - Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế : Investment Consulting and Trading Company for Transport Development (viết tắt là :TRADEVICO). Có con dấu riêng. Được mở tài khoản tại các Ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Công ty Thương mại và Đầu tư GTVT hiện nay tiền thân là Ban quản lý dự án vận tải với chức năng, nhiệm vụ chính: quản lý vốn cho các dự án về GTVT. Theo quyết định số 1139QĐ/TCCB ngày 25/7/1986 thành lập Công ty Môi giới Thương mại và Đầu tư phát triển GTVT đây được trên cơ sở chuyển đổi từ Ban quản lý Dự án Vận tải. Theo quyết định 2416/TCCB-LĐ ngày 03/12/1989 Công ty chính thức được thành lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, với chức năng chính: tư vấn, tổ chức liên doanh, liên kết. Theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ vào thông báo đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 21/TB ngày 27/02/1995. Công ty được thành lập lại theo quyết định số 634QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/2/1995. Lúc này Công ty Môi giới thương mại và Đầu tư phát triển GTVT thuộc Tổng công ty Cơ khí GTVT trực thuộc Bộ GTVT. Ngày 19/1/2004 theo QĐ số 174/QĐ-BGTVT của bộ GTVT quyết định cho Công ty môi giới TM và đầu tư PT GTVT đổi tên thành Công ty Thương mại và Đầu tư GTVT. Là một doanh nghiệp Nhà nước còn non trẻ, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là Thương mại, vì thế Công ty coi nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thương mại, chính vì thế Công ty đă thu hút đựơc nhiều đơn đặt hàng và là đơn vị uy tín trong thương mại. Qua thời gian kinh doanh và sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng hiệu quả Công ty đă có nguồn vốn tích luỹ, cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình kinh doanh và phát triển của đơn vị. 2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh: Các nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: - Nghiên cứu các nhu cầu phát triển và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để môi giới tổ chức cho các đơn vị sản xuất trong Bộ GTVT, xuất khẩu lực lượng lao động kỹ thuật, xuất khẩu sản phẩm hàng hoá hoặc nhận thầu xây dựng các công trình giao thông vận tải ở nước ngoài. - Tổ chức liên doanh liên kết giữa các tổ chức kinh tế nước ngoài và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của ngành GTVT, làm tư vấn xây dựng các dự án đầu tư. hồ sơ nghiên cứu khả thi, dịch vụ mở thầu, đấu thầu, chuyển giao công nghệ mới, triển khai thực hiện các công trình bằng vốn đầu tư nước ngoài. - Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng mẫu và thí nghiệm của các dự án đầu tư hợp tác kinh doanh với nước ngoài, các hàng hoá do các hợp đồng thương mại ký kết trực tiếp giữa Công ty với các tổ chức kinh tế nước ngoài. - Thực hiện dịch vụ hàng hoá bằng ngoại tệ hợp pháp do người lao động gửi về. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu hiện nay: - Tư vấn đầu tư hạ tầng cơ sở giao thông vận tải. - Đào tạo và chuyển giao công nghệ GTVT. - Xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng hoá, vật tư, thiết bị tin học và đổi hàng. - Dịch vụ thông tin thương mại hàng quá cảnh và xuất khẩu lao động. - Sản xuất và xuất nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu hàng tiêu dùng. phương tiện vận tải, thiết bị điện, điện lạnh, vật liệu XD, sản phẩm công nông nghiệp, lâm hải sản. - Vận chuyển thu gom hàng hoá phục vụ GTVT. - Sản xuất linh kiện đồ nhựa xe gắn máy. 3. Tổng giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản: Công ty Môi giới thương mại và Đầu tư phát triển GTVT có tổng giá trị tài sản đến cuối năm 2005 là : 26.072.108.277đ. Nguồn hình thành tài sản bao gồm : - Vay ngắn hạn : 6.323.917.524đ. - Phải trả cho người bán : 7.306.179.306đ. - Người mua trả tiền trước : 584.984.589đ. - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước : 292.256.957đ. - Phải trả công nhân viên : 21.933.314đ. - Các khoản phải trả. phải nộp khác : 5.722.255.302đ. - Nguồn vốn chủ sở hữu : 5.820.581.285đ. 4. Thị trường mua, bán hàng hoá: Công ty Thương mại và Đầu tư GTVT là một trong các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn nhìn thẳng vào khó khăn, năng động sáng tạo tìm hướng phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường. Công ty thường xuyên quan tâm tới việc củng cố, hoàn thiện bộ máy hoạt động, sắp xếp lại sao cho luôn thích ứng và phù hợp với cơ chế thị trường biến động. Là Công ty thương mại nên hiện nay đơn vị kinh doanh tất cả các mặt hàng theo nhu cầu khách hàng. Một số mặt hàng và dịch vụ chủ yếu Công ty thường kinh doanh là sắt thép, than, cao su, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, tư vấn đầu tư. Thị trường hoạt động của Công ty đã phát triển tới các trung tâm kinh tế lớn như TPHCM, Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra, Công ty đã mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực như Trung Quốc. Lào. Campuchia.... đặc biệt là Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường Trung Quốc - một thị trường đông dân nhất thế giới. 5. Một số chỉ tiêu tài chính: Qua nhiều năm hoạt động trong một môi trường khó khăn thử thách. với ý trí tự lực tự cường, Công ty đã đạt được những thành tích khả quan, Có thể thấy sự phát triển của Công ty qua một số chỉ tiêu cơ bản sau đây: một số chỉ tiêu chủ yếu (giai đoạn 2003 - 2005) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu năm 2003 Năm 2004 năm 2005 Nguồn vốn kinh doanh Tổng doanh thu Lợi tức trước thuế 5.480.190.617 13.877.114.437 22.705.533 5.104.243.799 20.876.525.925 91.475.480 5.082.581.285 31.102.032.574 155.383.256 các chỉ tiêu về tiền lương (giai đoạn 2003 - 2005) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu năm 2003 năm 2004 năm 2005 Tổng quỹ lương Số CBCNV Thu nhập bq/tháng 454.584.000 52 (người) 728.500 563.917.200 55 (người) 854.420 700.046.712 62 (người) 940.923 6. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động SXKD của công ty, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty: Bộ máy quản lý và điều hành Công ty là nơi điều hành quản lý hoạt động của Công ty, xây dựng kế hoạch, cân đối tài chính, xây dựng các cơ chế quản lý tài chính. xây dựng kế hoạch phát triển. lựa chọn thị trường. phân công chuyên môn hoá từ đó làm cơ sở ra những quyết định, những phương án kinh doanh tối ưu. Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như vậy bộ máy quản lý và điều hành Công ty gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các Trưởng phòng, Giám đốc các chi nhánh. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty, Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Công ty. Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc giao. Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. - Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế hoạch: Lập kế hoạch, xây dựng chương trình sản xuất kinh doanh, tập hợp kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá khi xuất kho và kiểm tra chất lượng vật tư,hàng hoá khi nhập kho. - Chức năng nhiệm vụ của phòng Tài chính Kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo pháp lệch kế toán thống kê. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động kinh tế để phục vụ cho việc kiểm tra, thực hiện kế hoạch của Công ty. Ghi chép phản ánh chính xác và kịp thời có hệ thống sự diễn biến các nguồn vốn. Theo dõi công nợ của Công ty. phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. thực hiện công tác thanh toán nội bộ. thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Thực hiện quyết toán 3, 6, 12 tháng đúng tiến độ, hạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp Giám đốc quản lý vốn. - Chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, đề bạt cán bộ và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Quản lý hồ sơ CBCNV toàn Công ty, giải quyết thủ tục và chế độ tuyển dụng, thôi việc. bổ nhiệm. miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nâng lương..... Xây dựng quy chế trả lương cho CBCNV, hàng tháng tính lương dựa trên quy chế trả lương. - Chức năng nhiệm vụ của Văn phòng: Quản lý công tác sửa chữa, xây dựng cơ bản trụ sở của Công ty, quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu. Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường theo chỉ đạo của Giám đốc. Quản lý công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan và tham gia công tác an ninh quốc phòng với chính quyền địa phương. Chịu trách nhiệm về công tác lễ tân, mua sắm vật rẻ, văn phòng phẩm. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của toàn Công ty. - Chức năng nhiệm vụ của phòng KD XNK và hàng quá cảnh, phòng Kinh doanh tổng hợp, phòng Tư vấn và du lịch: Xây dựng các phương án SXKD của phòng mình theo kế hoạch chung của Công ty để thực hiện các chỉ tiêu. đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức thực hiện các hợp đồng vận tải hàng quá cảnh. Chủ động khai thác thị trường để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng khi được Giám đốc Công ty ủy quyền. Hình thức tổ chức là một doanh nghiệp quốc doanh chịu sự quản lý của Nhà nước, của Bộ GTVT, không thành lập Hội đồng Quản trị, bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, được bố trí sắp xếp hợp lý, khoa học, hoạt động theo chức năng nhiệm vụ cụ thể. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để phù hợp và đáp ứng tốt nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả để Công ty tồn tại và phát triển. Công ty đã thành lập mạng lưới các chi nhánh và đại lý ở trong nước. Công ty có nhiều quan hệ liên doanh liên kết với các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, luôn giữ mối quan hệ hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi theo đúng luật pháp của Nhà nước. Giám đốc Công ty sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Phó giám đốc đơn vi trực thuộc Bộ phận hành chính Bộ phận nghiệp vụ Phòng Tài chính kế toán Phòng KD XNK & Quá cảnh Phòng KD tổng hợp Phòng Tư vấn & Du lịch Phòng Kế hoạch Phòng Tổ chức lao động tiền lương Văn phòng Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh Chi nhánh tại tỉnh Lào Cai Chi nhánh tại TP Hải Phòng 7. Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán của công ty TM và đầu tư GTVT. 7.1. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty: Công ty Thương mại và Đầu tư GTVT thuộc loại doanh nghiệp có quy mô vừa. nhưng Công ty có 3 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố nên Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán. Chức năng của phòng Tài chính Kế toán là thu thập và xử lý thông tin nhằm cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về vật tư, lao động, tiền vốn cùng các hoạt động sản xuất khác của Công ty, thúc đẩy việc thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán. nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 7.1.1. Sơ đồ tổ chức: Kế toán trưởng công ty Kế toán tổng hợp Kế toán theo dõi tiền mặt Kế toán ngân hàng Kế toán vật tư hàng hóa Thủ quỹ Kế toán tại CN TP Hồ Chí Minh Kế toán tại CN TP Hải Phòng Kế toán tại CN tỉnh Lào Cai Bộ phận kế toán tại văn phòng công ty Bộ phận kế toán tại các chi nhánh Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng tài chính kế toán 7.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán trong Cty: *Chức năng nhiệm vụ của Kế toán trưởng: - Tham mưu cho Giám đốc quản lý kinh tế, tài chính, là một khảo sát viên của Nhà nước ở Công ty, là người cán bộ chủ chốt trong Công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính thống kê, thông tin kinh tế của Công ty và các chi nhánh trực thuộc Công ty. - Xác định hình thức kế toán cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phân công công tác cho từng kế toán viên để theo dõi ghi chép và phản ánh kịp thời chính xác và trung thực đầy đủ tình hình tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, - Phổ biến hướng dẫn thi hành các chế độ thể lệ tài chính kế toán, các thông tư chỉ thị mới của Bộ Tài chính, của Nhà nước quy định hoặc bổ sung. *Kế toán tổng hợp: - Có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán hàng hàng hóa, thành phẩm, thu nhập hoạt động tài chính và các hoạt động khác. - Kết chuyển giá vốn hàng bán, doanh thu thuần, thu nhập hoạt động tài chính thuần, thu nhập hoạt động bất thường thuần, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh trong tháng. - Hàng tháng, quý lập báo cáo kế toán của Công ty và tập hợp các báo cáo của chi nhánh, kiểm tra, dà soát và phát hiện những thiếu sót của các báo cáo kế toán của đơn vị phụ thuộc, báo cáo kinh doanh khác của các phòng kinh doanh. *Kế toán tiền mặt: - Theo dõi các khoản thu chi, mở sổ quỹ và thường xuyên đối chiếu với thủ quỹ, kiêm mở sổ theo dõi thanh toán tạm ứng cá nhân. - Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng, phải thu khác, phải thu nội bộ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả trước và theo dõi chi tiết từng yếu tố chi phí cho từng loại mặt hàng. *Kế toán ngân hàng: - Theo dõi thu chi tiền gửi ngân hàng và cập nhật thường xuyên chứng tại các Ngân hàng. - Làm thủ tục mở L/C, thanh toán với khách hàng nước ngoài. - Làm các thủ tục vay vốn kinh doanh, theo dõi các khoản vay vốn. - Theo dõi các khoản phải trả khách hàng, phải trả khác, ký quỹ, ký cược và nhận ký cược ký quỹ. - Tính tiền lương và các khoản trích theo lương, tính giá thành. *Kế toán vật tư hàng hóa: - Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn từng loại hàng hóa vật tư, CCDC. - Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, theo dõi tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh. Thủ quỹ: - Thu, chi tiền mặt chính xác theo các chứng từ đă được cấp trên phê duyệt. - Thường xuyên đối chiếu kiểm kê tiền tồn quỹ, phát hiện thiếu, thừa khi kiểm kê phải báo cáo ngay cho lãnh đạo. - Kiêm mở sỗ theo dõi chi tiết tình hình bán hàng hàng hóa, thành phẩm, theo dõi thuế và các khoản phải nộp ngân sách. Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty bao gồm: 06 người, đã được qua đào tạo và có nhiều năm công tác trong ngành thương mại nên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. ở các Chi nhánh đều có phòng Kế toán theo dõi. hạch toán, lên các báo cáo quyết toán để nộp cho phòng Tài chính Kế toán của Công ty theo định kỳ, dưới sự hướng dẫn của Kế toán trưởng Công ty. Như vậy, cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty khá chặt chẽ, mỗi bộ phận có chức năng. nhiệm vụ quyền hạn riêng của mình và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy toàn bộ công tác kế toán của Công ty luôn phát huy được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình, đảm bảo cho việc quản lý một cách chặt chẽ, linh hoạt và tập hợp nhanh các thông tin kế toán khi cần thiết. 7.2. Tổ chức sổ kế toán tại Công ty: Căn cứ theo Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 25-HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng). Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản pháp quy về kế toán và thống kê khác. chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty như sau: - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 đến 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. - Đối với việc thu chi bằng ngoại tệ thì được hạch toán vào sổ sách theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Ngoại thương công bố. - Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. - Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên giá đánh giá TSCĐ: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: áp dụng theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: Trị giá thực tế = Giá mua + chi phí thu mua. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Về các báo cáo kế toán: Công ty phải lập đầy đủ các báo cáo kế toán theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế. II. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải Trong thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Phát triển toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu. Quy mô của nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành và ngày xuất hiện nhiều phương thức bán hàng khác nhau và đa dạng. Trong quá trình phát triển chung ấy, với các nguồn lực và lợi thế của mình Việt Nam có nhiều khả năng phát triển nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác và buôn bán với các cường quốc kinh tế, đa dạng hóa quan hệ, đa phương hóa trên thị trường, phát triển nền kinh tế đối ngoại với tốc độ cao để có thể xâm nhập, khẳng định và chiếm vị trí cao trên thị trường lớn, ngoài việc khai thác lợi thế của công ty… Thì việc trả lương, BHXH, KPCĐ là một trong những yếu tố quan trọng của công ty, đảm bảo tiền lương cho công nhân viên trong công ty là sự phát triển bền vững. Để thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp thì công tác kế toán nói chung, kế toán tiền lương BHXH, KPCĐ là một công cụ quản lý kinh tế đã được thực hiện như thế nào? làm được gì? Mong muốn tìm được câu trả lời nhằm mục đích nâng cao trình độ lý luận và khả năng nghiên cứu và thực hành của bản thân. Bằng những kiến thức chuyên môn đã được học trong nhà trường, trong quá trình thực tập em đã đi sâu tìm hiểu về phần hành kế toán tiền lương bảo hiểm và kinh phí công đoàn tại công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải. Từ đó em quyết định chọn chuyên đề "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương" tại công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải cho báo cáo thực tập của mình. 1. Những đặc điểm liên quan đến kế toán tiền lương bảo hiểm và kinh phí công đoàn tại công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải. Công ty trả lương cho nhân viên trong công ty theo hình thưc trả lương theo thời gian. - ở công ty ngày công chế độ là 24 ngày. Lương cơ bản x - Các khoản trích nộp Nhà nước thu của công nhân viên. + BHXH = 5% x (lương cơ bản + phụ cấp) + BHYT = 1% (lương cơ bản + phụ cấp). 2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương bảo hiểm và kinh phí công đoàn tại công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải. 2.1. Chứng từ sổ sách kế toán cần sử dụng. - Tài liệu nội bộ - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương BH và KPCĐ - Bảng phân bổ tiền lương BH và KPCĐ - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái TK 334, 338 Bảng chấm công Bảng Thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương BH và KPCĐ Bảng phân bổ tiền lương BH và KPCĐ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 334, 338 Ghi chú Ghi cuối tháng 3. Quy tình luân chuyển chứng từ Diễn giải (1) Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, (2) tài liệu nội bộ kế toán tiền lương lập bảng thanh toán lương, (3) từ bảng thanh toán lương cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán lập bảng phân bổ tiền lương (4) từ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tiền lương tiến hành lập chứng từ ghi sổ, (5) chứng từ ghi sổ ghi kế toán tiền lương tiến hành lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cái các TK 334,338 Đơn vị: Cty thương mại & đầu tư GTVT Bộ phận: Phòng TCKT Bảng chấm công Tháng 12 năm 2005 STT Họ/và tên Hs+pc Ngày trong tháng A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 1 Nguyễn Thị Hiền 2, 26+0,2 L X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 20 2 Nguyễn Thị Hợp 2,02 L X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 21 3 Nghiêm Thu Hà 1.78 L X X X X x X X X X X X X X X X X X X X X X 21 4 Nguyễn Tiến Lợi 1,78 L X X X X X X X X X x X X X X X X X X X X X X 20 5 Trần thị Hoài 1.78 L X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 21 6 Nguyễn Hưu Tuấn 2,02 L X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 20 Người chấm công Ký tên Phụ trách bộ phận Ký tên Chứng từ gốc: Trích bảng chấm công của phòng kế toán A. Tác dụng: Dùng để theo dõi ngày công làm việc thực tế nghỉ việc. Ngừng việc nghỉ bảo hiểm xã hội, số ngày nghỉ không được hưởng lương bão hiểm xã hội nghỉ thay lương cho từng cán bộ công nhân viên trong đơn vị. B. Cơ sở lập: Hàng ngày kế toán tiền lương ở phòng kế toán căn cứ tình hình thực tế ở phòng mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày các cột tương ứng từ cột 4 đến cột 34 theo các ký hiệu tương ứng trong bảng chấm công ngoài ra các căn cứ phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, nghỉ mát và nghỉ không lương. C. Kết luận: bảng chấm công được lập hàng tháng mỗi phòng lập một bảng chấm công. Bảng chấm công có kết cấu như sau Cột A, B: ghi số thứ tự và họ tên từng người trong tổ Cột ghi hệ số lương của từng người trong tổ Ví dụ: bậc lương (hệ số lương) của nhân viên số 3: Nghiêm Thu Hà: 1,78 Từ cột 1 đến cột 31 ghi số ngày trong tháng từ ngày mùng 1 đến cuối tháng của tháng Cột 32: ghi sổ công hưởng lương sản phẩm Cột 33: ghi số công hưởng lương thời gian: Ví dụ Nghiêm Thu Hà 21 ngày công thời gian Cột 34: ghi số nghỉ việc ngừng việc hưởng 100% lương Cột 35: số công nghỉ việc ngừng việc hưởng lương Cột 36: số công hưởng BHXH Cột 37: ký hiệu chấm công. Tài liệu nội bộ Chức vụ Điểm Giám đốc 10 Phó giám đốc 8 Trưởng phòng 1 Đại học 5 Cao đẳng 4 Trung cấp 3.5 Sơ cấp 2,5 Trong tháng 12 năm 2005 những cán bộ nhân viên sau được điểm thưởng: STT Họ và tên Điểm thưởng 1 Nguyễn Thị Hiền 1 2 Nguyễn Thị Hợp 1 3 Nghiêm Thu Hà 0,8 4 Nguyễn Tiến Lợi 0,2 5 Trần Thị Hoài 1 6 Phạm Đức Hiền 0,5 1 điểm = 281.046đ Ghi chú: - x lương thời gian L nghỉ lễ tết - TC tổng cộng lương thời gian Căn cứ bảng chấm công của phòng, bảng thanh toan lương của các phòng, tài liệu nội bộ lập bảng thanh toán lương của toàn công ty. STT Họ và tên Lương CB P/C Lương CB thực lĩnh Thêm giờ BHXH trả thay lương Các khoản khác Tổng cộng Các khoản khấu trừ Thuế thu nhập Tổng thực lĩnh Ngày nghỉ Tỷ lệ (%) BHXH được hưởng Điểm BHXH 5% BHXH 1% 1 2 3 4 4 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Ban giám đốc 1 Nguyễn thế Gôi 1,525,400 1,525,400 10 2,810,460 4,335,860 76,270 15,254 4,244,335 2 Đặng Văn Tùng 1,334,000 1,334,000 8 2,248,368 3,582,368 66,700 13,340 3,502,328 3 Nguyễn Trường Thắng 1,334,000 1,334,000 8 2,248,368 3,582,368 66,700 13,340 3,502,328 Tổng cộng 4,193,400 4,193,400 26 7,307,196 11,500,596 209,670 41,934 11,248,992 Phòng kế toán 1 Nguyễn Thị Hiền 647400 70,000 717400 7 1,967,322 2,680,722 35,670 7,134 2,637,918 2 Nguyễn Thị Hợp 585,800 858,800 6 1,686,276 2,272,076 29,290 5,162 2,37,624 3 Nghiêm Thu Hà 516,200 516,200 5,8 1,630,067 2,146,267 25,810 5,162 2,115,295 4 Nguyễn Tiến Lợi 493,000 493,000 4,2 1,180,393 1,673,393 24,650 4,582 1,644,161 5 Trần Thị Hoài 516,200 516,200 6 1,686,276 2.202.476 25,810 5,162 2,171,504 6 Nguyễn Hưu Tuấn 585,800 585,800 5 1,405,230 1,991,030 29,290 5,858 1,955,882 7 Nguyễn Thị Thu Hằng 353,800 353,800 TS - - - - - Tổng cộng 3,706,200 3,706,200 34 9,555,564 12,965,964 170,520 33,060 12,762,384 …………………... ……… ….. …….. …… ……. ….. ……. ….. ………. …… …….. ……… …… ………. Lái xe 1 Phạm Long Vân 864,200 864,200 3,5 43,210 8,642 - 2 Trần Văn Văn Tâm 667,000 667,000 3,5 33,350 6,670 - Tổng cộng 1,531,200 7 76560 15,312 - Tổng chung 64,607,263 63,337,144 Bảng thanh toán lương của công ty Từ bảng chấm công của các phòng cuối tháng kế toán tiền lương thành lập bảng thanh toán lương của toàn công ty. 4. Bảng thanh toán lương. a. Tác dụng của bảng thanh toán lương: Là chứng từ căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp và các khoản cho người lao động; để kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động ở đơn vị mình. b. Căn cứ: Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương của toàn công ty là căn cứ vào bảng chấm công của từng phòng trong công ty, tài liệu nội bộ để tính ra số tiền lương cho từng người trong công ty. c. Kết cấu: Bảng thanh toán của công ty được lập vào cuối tháng tương ứng với bảng chấm công. Kết cầu bao gồm: Cột 1,2 liệt kê số thứ tự vào họ tên của từng người trong công ty - Cột 3 ghi lương cơ bản của từng người trong công ty. - Cột 4 ghi số tiền phụ cấp của từng người nếu có - Cột 5 ghi số lương cơ bản thực lĩnh của từng người trong công ty - Cột 6 ghi số ngày làm thêm giờ. - Cột 7,8,9 BHXH trả theo lương, cột 7 ghi số ngày nghỉ hưởng BHXH, cột 8 ghi tỉ lệ được hưởng, cột 9 ghi BHXH được hưởng - Cột 10,11 ghi các khoản khác phải trả công nhân viên: + Cột 10 ghi số điểm của từng cán bộ công nhân viên + Cột 11 ghi số tiền được quy ra từ điểm phải trả công nhân viên - Cột 12 ghi tiền tổng cộng bao gồm: lương cơ bản thực lĩnh, BHXH trả thay lương, các khoản khác, tiền làm thêm giờ. - Cột 13,14 ghi các khoản khấu trừ vào lương như: cột 12 ghi BHXH 5%, cột 13 ghi BHYT 1% - Cột 15 số tiền thuế thu nhập - Cột 16 tổng số tiền thực lĩnh: 16 = 12 - 13 - 14 - 15 d. Căn cứ ghi: Để có số liệu ghi vào bảng thanh toán lương của từng phòng trong công ty, trước hết phải căn cứ vào tài liệu nội bộ. Căn cứ vào tài liệu nội bộ ta có 1 điểm được tính tương đương với số tiền là 1 điểm = 281.046đ Căn cứ vào bảng chấm công của phòng kế toán, nhân viên trong công ty được nghỉ thứ 7 và chủ nhật trong một tuần. Doanh nghiệp áp dụng ngày công chế độ tháng 24/ ngày Qua đó ta có thể thấy doanh nghiệp áp dụng ngày công chế độ tháng là 24 ngày là không có lợi. Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ 26 ngày thì số lương thời gian cho 1 ngày sẽ thấp hơn là 24 ngày. Vì vậy doanh nghiệp áp dụng chế độ 24 ngày, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền lương phải cho nhân viên trong công ty lớn hơn tiền lương nếu áp dụng chế độ là 26 ngày. Ví dụ: tính tiền lương phải trả cho một công nhân có hệ số lương 2,5 số ngày hưởng lương thời gian là 18 ngày. + Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ 26 ngày làm việc, khi đó số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động là Số tiền lương =đ Nhưng doanh nghiệp khi áp dụng chế độ ngày công là 24 ngày khi tiền phải trả là. Tiền lương phải trả = đ Rõ ràng doanh nghiệp bị thiệt hơn khi áp dụng chế độ ngày công tháng là 24 ngày. Phương pháp ghi bảng thanh toán tiền lương của công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải. - Cột 1, 2 lần lược ghi số thứ tự và họ tên của nhân viên công ty. Ví dụ số thứ tự 1 là giám đốc Nguyễn Thế Gôi. - Cột 3 ghi lương cơ bản của từng người căn cứ vào bảng chấm công của từng phòng. Lương cơ bản (LCB). LCB = (hệ số lương) x 350.000 Ví dụ lương cơ bản của Nguyễn Thị Hiền là: LCB 1,85 x 350.000 = 647.400đ - Cột 4 ghi số tiền phụ cấp căn cứ vào bảng chấm công. PC = hệ số phụ cấp x 350.000đ PC = hệ số phụ cấp x 350.000đ Ví dụ nhân vien Nguyễn Thị Hiền Pc = 0,2 x 350.000 = 70.000đ (Hệ số lương + Phụ cấp) x Số ngày làm việc thực tế 24 - Cột 5 ghi lương cơ bản thực lĩnh căn cứ vào bảng chấm công. LCB (thực lĩnh) =  Doanh nghiệp áp dụng số ngày làm việc trong tháng là 24 ngày. (HSL+PC)xMLxSố ngày làm thêm xTỷ lệ % được hưởng 24 - Cột 6 ghi số tiền làm thêm giờ, căn cứ ghi căn cứ vào bảng chấm công. TL (làm thêm giờ) = Trong đó: HSL: là hệ số lương PC: là hệ số phụ cấp) Tỷ lệ % được hưởng + Nếu làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường. + Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được hưởng 200% mức lương giờ của ngày làm bình thường. + Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, ngày nghỉ tết hoặc ngày nghỉ phép năm thì được hưởng 300% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương). - Cột: 7, 8, 9 là cột BHXH trả thay lương - Cột: 10, 11 là các khoản khác. - Cột 10 là điểm được bình - Cột 11 số điểm quy đổi. - Cột 11 = cột 10 x 281.046 (đ). Với 1 điểm = 281.046đ - Cột 12 là cột tổng cộng. Cột 12 = cột 5 + cột 6 + cột 9 + cột 11 - Cột 13, 14 là các khoản khấu trừ. + BHXH [ khấu trừ vào lương] (5%) = (LCB + PC) x 5% LCB: Là lương cơ bản PC: là phụ cấp Ví dụ: Khấu trừ BHXH của nhân viên Nguyễn Thị Hiền BHXH [ khấu trừ vào lương] (5%) = (655.400 + 58.000) x 5%=35.670đ + Cột 14 BHYT khấu trừ vào lương của nhân viên. BHYT [ khấu trừ vào lương] (1%) = (LCB + PC)x 1%. BHYT [ khấu trừ vào lương] (1%) = (655.400 + 58.000) x 1% = 7.134đ - Cột 15 thuế thu nhập cá nhân. - Cột 16 = cột 12 - cột 13 - cột 14 - cột 15. Ví dụ nhân viên Nguyễn Thị Hiền Cột 16 = 2.680.722 - 35.0670-7.134-0=2.637.918đ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm Tháng 12 năm 2005 Ghi cos TK Đối tượng sửdụng (ghi cócác TK) TK 334 - phải trả công nhân viên Lương cơ bản Các khoản phụ cấp Các khoản khác Tiền BHXH trả thay lương Công có TK 334 KPCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) Cộng có TK 338 (3382, 3383, 3384) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 241: Ban quản lý 1.242.200 87.203 3.091.506 4.419.706 88.394 199.230 25.172 312.796 642 17.553.700 377.000 35.741.109 53.671.809 1.073.436 2.689.605 365.296 4.128.337 64211:Phòng KDXNK&QC 1.218.000 87.000 1.305.000 26.100 195.750 26.100 247.950 64213: phòng KDXM 3.279.900 145.000 7.575.106 11.000.006 220.000 513.735 79.182 812.917 64214:văn phòng công ty 13.055.800 145.000 26.166.003 41.366.803 827.336 1.980.120 260.014 3.067.470 2 6271: tổ giao nhận & vận tải 1.905.300 58.000 4.522.448 6.515.748 130.315 294.495 39.266 464.076 3 622: lái xe 1.061.110 209.009 1.270.119 Nợ 3383 Nợ 334 1.061.110 209.009 1.270.119 Cộng 64.607.263 1.292.145 4.674.220 696.047 6.662.412 Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm và kinh phí công đoàn a. Tác dụng: là bảng tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trẩ và bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn phải trích trong tháng. b. Kết cấu. - Cột 1 ghi thứ tự - Cột 2 ghi có tài khoản và đối ứng sử dụng (ghi Nợ các tài khoản) cột TK 334 "Phải trả công nhân viên". - Cột 3 ghi lương cơ bản - Cột 4 ghi các khoản phụ cấp - Cột 5 ghi các khoản pải trả khác - Ghi số tiền BHXH trả thay lương - Ghi số tiền tổng cộng. c. Cách ghi. Kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của toàn doanh nghiệp tiến hành tổng hợp và chi tiết theo các cột lương chính, lương phụ và các khoản trên bảng phân bổ theo các dòng phù hợp. Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ tiến hành tính ra tổng số tiền trích BHXH, KPCĐ, BHYT để ghi có TK 338. Tháng 12 năm 2005. Chứng từ ghi sổ Số: 12075 Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Trích yếu Số hiệu các tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có XDCBDD; chi phí khác - nhà LTT 241253 3349 4.419.706 Chi nhân viên phân xưởng 6271 3349 6.515.748 Chi nhân viên quản lý ban lãnh đạo 64211 3349 11.500.596 Chi nhân viên ban quản lý TCHC 64212 3349 14.700.413 Chi nhân viên quản lý phòng KH 64213 3349 2.199.830 Chi nhân viên quản lý phòng kế toán 64214 3349 12.965.964 Chi nhân viên quản lý phòng KDXM 64215 3349 11.000.006 Chi nhân viên quản lý phòng KDXNK&QC 64216 3349 1.305.000 Tổng cộng: 64.607.263 Lập ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người lập (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Chứng từ ghi sổ Số 12076 Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có XDCBDD chi phí khác - Nhà LTT 241253 3382 88.394 XDCBDD chi phí khác - Nhà LTT 241253 3383 199.230 XDDCBDD Chi phí khác - Nhà LTT 241253 3384 25.172 Phải trả công nhân viên (Nợ) 3349 3383 1061.110 Phải trả công nhân viên (Nợ) 3349 3384 209.009 Chi phí nhân công trực tiếp bán hàng trong nước 6211 3383 249.780 Chi phí nhân công trực tiếp hàng trong nước 6211 3384 57.304 Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 3382 130.315 Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 3383 294.495 Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 3384 39.266 Chi phí nhân viên quản lý ban lãnh đạo 64211 3382 230.012 Chi phí nhân viên quản lý ban lãnh đạo 64211 3383 629.010 Chi phí nhân viên quản lý ban lãnh đạo 64211 3383 83.868 Chi nhân viên quản lý - Phòng TCHC 64212 3382 294.948 Chi nhân viên quản lý - Phòng TCHC 64212 3383 720.360 Chi nhân viên quản lý phòng TCHC 64212 3384 95.526 Chi phí nhân viên quản lý phòng kế hoạch 64213 3382 43.057 Chi phí nhân viên quản lý phòng kế hoạch 64213 3383 119.190 Chi phí nhân viên quản lý phòng kế hoạch 64213 3384 14.500 Chi phí nhân viên quản lý phòng kế toán 64214 3382 259.319 Chi phí nhân viên quản lý phòng kế toán 64214 3383 511.560 Chi phí nhân viên phòng kế toán 64214 3384 66.120 ... ... ... ... Chi phí nhân viên quản lý phòng KDXNK&QC 64215 3382 26.100 Chi phí nhân viên quản lý phòng KDXNK&QC 64215 3383 195.750 Chi phí nhân viên quản lý phòng KDXNK&QC 64215 3384 26.100 Tổng: Lập ngày 31 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số tiền Số hiệu Ngày tháng 102075 31/12/2005 Chi lương cho nhân viên công ty 64.607.263 12076 31/12/2005 Trích đóng bảo hiểm và KPCĐ 6.662.412 Sổ cái TK 334 Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên Từ ngày: 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Số dư đầu kỳ: 61.565.153 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK/đối ứng Số tiền Ngày Số PS Nợ PS Có 31/12 12085 Trích lươngVPCT, Ban QLDA tháng 12/2005 241253 4.419.706 31/12 12075 Trích lương nhân viên phân xưởng 6271 6.515.748 31/12 12075 Trích lương nhân viên quản lý ban lãnh đạo 64211 11.500 31/12 12075 Trích lương nhân viên quản lý phòng TCHC 64212 596 31/12 12075 Trích lương nhân viên quản lý Phòng kế hoạch 64213 14.700.413 31/12 12075 Trích lương nhân viên quản lý phòng kế toán 64214 413 31/12 12075 Trích lương nhân viên quản lý phòng KDXM 64215 2.199.830 31/12 12075 Trích lương nhân viên phòng XNK&QC 64216 12.965.964 Khấu trừ vào lương tháng 12/2004 1.061.110 11.000.006 31/12 12076 Trích BHXH, YT, KPCĐ của VPCT, Ban QLDA, khấu trừ lương tháng 12/2004 3384 209.009 1.305.000 01/01 Tổng cộng tháng 12 76.735.272 64.607.263 Dư cuối tháng 12 Sổ cái TK 338 Tài khoản 338 phải trả khác Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 dư có cuối kỳ Dư có kỳ: 0 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK/đối ứng Số tiền Ngày Số PS Nợ PS Có 31/12 12076 Trích KPCĐ ban QLDA 241253 88.394 31/12 12076 Trích BHXH ban QLDA 241253 199.230 31/12 12076 Trích BHYT ban QLDA 241253 25172 31/12 12076 Trích BHXH nhân công trực tiếp 6221 429.780 31/12 12076 Trích BHXH 6221 57.304 31/12 12076 Trích KPCĐ cho nhân viên phân xưởng 6271 130.315 31/12 12076 Trích BHXH cho nhân viên phân xưởng 6271 294.495 31/12 12076 Trích BHYT cho nhân viên phân xưởng 6271 39.266 … … ... ... ... ... 31/12 12076 Trích KPCĐ cho phòng KDXNK&QC 64216 26100 31/12 12076 Trích BHXH cho nhân viên phân xưởng 64216 195.750 31/12 12076 Trích BHYT cho nhân viên phân xưởng 64216 26.100 Tổng phát sinh tháng 12 0 6.662.412 Dư cuối tháng 12 6.662.412 Phần ba: Nhận xét đánh giá và một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiCông ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải I. Nhận xét chung Qua quá trình thực tập tại công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải và qua chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình em nhận thấy rằng: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với sự quản lý của nhà nước t hì ngành thương mại bán hàng không ngừng đầu tư phát triển các hình thức bán hàng và hoàn thiện quản lý để đáp ứng yêu cầu mua bán ngày càng tốt hơn, ngày càng bán được nhiều hàng hóa hơn doanh thu ngày càng nhiều hơn. Do đó ngày càng được sự tín nhiệm của khách hàng và ổn định công việc làm mang lại thu nhập càng cao cho cán bộ công nhân viên. Để đạt được những thành công như ngày hôm nay đó là nhờ sự phối hợp, đoàn kết phấn đấu và tinh thần trách nhiệm của toàn bộ công nhân viên của các phòng ban, sự điều hành và đường lối quản lý của ban giám đốc. Với những thành công đạt được và nỗ lực của tập thể sẽ làm nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Góp phần nên sự thành công đó phải nói đến công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tiền lương kinh phí công đoàn và bảo hiểm xã hội nói riêng được thực hiện đúng quy định, đúng các chuẩn mực kế toán của nhà nước, khoa học và hợp lý. Điều này giúp cho công ty có thể đề ra những biện pháp cụ thể trong tiền lương - một trong những quan tâm hàng đầu của công ty góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong cơ chế hiện nay. Về công tác hạch toán tiền lương bảo hiểm và kinh phí công đoàn nhìn chung phù hợp với đặc điểm tổ chức và yêu cầu của bộ máy quản lý. Tuy nhiên bên cạnh những yêu điểm thì vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần nghiên cứu và hoàn thiện. 1. Ưu điểm: Phòng Kế toán tài vụ với đội ngũ kế toán viên có năng lực, giàu kinh nghiệm được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ của từng cán bộ; Với hệ thống sổ sách của công ty khá đầy đủ, chi tiết, việc ghi chép và mở sổ đúng quy định. Do vậy các phần hành kế toán được thực hiện một cách trôi chảy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiền lương được thực hiện một cách khoa học, chính xác, kịp thời, luôn bám sát và phản ánh thực tế. Trong đó có những đặc điểm nổi bật sau: - Với đặc điểm là công ty thương mại kinh doanh nhiều mặt hàng, công ty đã lựa chọn phương pháp trả lương theo thời gian như vậy là hợp lý. - Các bảng chấm công tại các đơn phong đều chấm công một cách đầy đủ và chính xác, được phỏng tổ chức tiền lương xây dựng quy chế trả lương. - Công tác trả lương hợp lý chính xác kịp thời và đầy đủ. 2. Tồn tại: Bên cạnh những yêu điểm nói trên, công tác hạch toán tiền lương BHXH, KPCĐ ở công ty có một số vấn đề tồn tại như: - Cách tính điểm thưởng dựa vào bằng cấp và chức vụ vì vậy chưa hợp lý theo không khuyến khích được người ld mà còn nặng về bằng cấp. - Số tiền trên điểm thưởng còn căn cứ vào doanh thu vì vậy cơ cấu tiền lương của công nhân viên không ổn định, tháng tiêu thụ được nhiều thì tiền lương nhiều, tháng tiêu thụ được ít thì tiền lương ít. Vì vậy tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty không ổn định. II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải Qua trên ta có thể thấy thực trạng công tác chi trả tiền lương tại công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải vẫn còn một số điểm chưa hoàn toàn hợp lý. Công ty cần có biện pháp hoàn thiện hơn nữa về công tác hạch toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng. Để đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi khi chúng ta phải dựa trên một số nguyên tắc sau: - Căn cứ vào chế độ kế toán: mỗi nước phải đều xây dựng cho mình một chế độ kế toán riêng phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế đất nước và cơ chế tài chính của đất nước mình. Trên cơ sở đó các đơn vị vận dụng vào tình hình thực tế tại đơn vị mình. Do đó giải pháp hoàn thiện công tác kế toán phải dựa trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính kế toán. - Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị: Các doanh nghiệp không thể dập khuôn áp đặt một cách máy móc chế độ tài chính kế toán vào công tác kế toán tịa đơn vị mình, mà phải biết vận dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình và đặc điểm tại doanh nghiệp. - Giải pháp hoàn thiện yêu cầu từ việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của người quản lý. Trên cơ sở thực trạng của kế toán tiền lương và trước yêu cầu hoàn thiện công tác này ở công ty em xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1. Để công tác hạch toán kế toán ở Công ty được thực hiện tốt hơn nữa công ty nên tổ chức phối hợp giữa các phòng ban một cách nhịp nhàng hơn như: + Phối hợp chặt chẽ giữa Phòng tổ chức tiền lương và phòng Tài chính kế toán trong khâu thanh toán lương cho nhân viên. + Phối hợp giữa phòng tổ chức và phòng kế toán trong việc tính lương cũng như các khoản phụ cấp cho người lao động... 2. Công ty nên quy định 10 ngày các phòng, các bộ phận khác chuyển hóa đơn chứng từ lên phòng kế toán để công viên được dàn đều tránh tình trạng quá bận rộn vào một thời điểm. 3. Về công tác trả lương với sự pt của ngân hàng hiện nay công ty nên xây dựng kế hoạch tra lương thông qua ngân hàng bằng việc thanh toán tự động qua thẻ rút tiền tự động, xây dựng được cơ chế trả lương này làm tiết kiệm được thời gian cho kế toán tiền lương, thanh toán tiền một cách nhanh chóng cho công nhân viên. Kết luận Trong cơ chế tt hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn công ty. Trước hết phải kể đến sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế trong đó có công cụ hạch toán kế toán. Những kết quả của công ty đạt được trong thời gian qua đã chứng minh điều đó. Với chương trình đào tạo đúng đắn của Nhà trường, cùng với sự giúp đỡ, quan tâm của Khoa học Kế toán và công ty thương mại và Đầu tư phát triển GTVT đã tạo cơ hội cho em có điều kiện tiếp cận thực tế. Thời gian thực tập đã giúp em vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, củng cố được kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu cách tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác hạch tiền lương bảo hiểm và kinh phí công đoàn nói riêng trong công ty. Đặc biệt, đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, việc thực tập là hết sức cần thiết và quan trọng, thông qua đó, giúp cho sinh viên có được cơ sở vững vàng bước vào nghề nghiệp của mình một cách tự tin, tránh khỏi ngỡ ngàng. Và trong thời gian thực tập em nhận thấy có những điểm mạnh mà công ty nên phát huy, đồng thời vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục, nên em mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhằm hoàn t hiện hơn nữa công tác kế toán. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kế toán trường Đại học lao động và xã hội, các anh chị phòng tài chính kế toán Công ty thương mại và Đầu tư phát triển GTGT, cô giáo hướng dẫn Lê Thị Thanh hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày….. tháng…… năm 2006 Sinh viên thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Ngày ....tháng....năm 2006 Nhận xét của đơn vị thực tập Ngày ....tháng....năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32536.doc
Tài liệu liên quan