MỤC LỤC
Chương 1. Giới thiệu chung về Chi nhánh Eximbank Bình Phú1
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Eximbank2
1.2. Phạm vi và chức năng hoạt động3
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua3
1.4. Tổng quan về EIB Bình Phú7
1.4.1. Bộ máy tổ chức7
1.4.1.1. Sơ đồ các phòng ban8
1.4.1.2. Nhiệm vụ của các phòng ban9
1.4.3. Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới10
Chương 2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNN&V tại EIB Bình Phú11
2.1. Cơ sở lý luận12
2.1.1. Tín dụng NH trong nền kinh tế thị trường12
2.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng NH trong nền kinh tế thị trường.12
2.1.1.2. Các hình thức tín dụng NH12
2.1.2. Vai trò của tín dụng NH đối với sự phát triển của DNN&V12
2.1.2.1. Những vấn đề chung về DNN&V trong nền kinh tế thị trường12
2.1.2.2. Vai trò của tín dụng NH dối với việc phát triền DNN&V14
2.1.3. Kinh nghiệm một số nước trong việc hỗ trợ vốn tín dụng cho DNN&V14
2.1.3.1. Kinh nghiệm một số nước14
a) Kinh nghiệm của Đài Loan14
b) Kinh nghiệm của Nhật Bản15
c) Kinh nghiệm của Đức 16
2.1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam17
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNN&V tại EIB Bình Phú19
2.2.1. Thực trạng DNN&V ở Việt Nam hiện nay19
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNN&V tại EIB Bình Phú21
2.2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động của các DNN&V có quan hệ tín dụng với EIB Bình Phú21
a) Tổng quan về các DNN&V có quan hệ tín dụng với EIB Bình Phú.21
b) Một số khó khăn về vốn và tín dụng của các DNN&V có quan hệ tín dụng với EIB Bình Phú23
2.2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNN&V tại EIB Bình Phú25
a) Tình hình tín dụng đối với các DNN&V qua các năm25
b) Tình hình tín dụng đối với các DNN&V tại EIB Bình Phú28
2.2.2.3. Những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại về hoạt động tín dụng đối với DNN&V tại EIB Bình Phú31
a) Những kết quả đạt được31
b) Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân33
Chương 3. Những giải pháp và kiến nghị về hoạt động tín dụng nhằm phát triển DN vừa và nhỏ tại EIB Bình Phú37
3.1. Phương hướng hoạt động tín dụng NH đối với DNV & N38
3.1.1. Chủ trương phát triển DNN&V của Nhà nước38
3.1.2. Định hướng đầu tư tín dụng cho các DNN&V của EIB Bình Phú39
3.2. Giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNN&V tại EIB Bình Phú41
3.2.1. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng đối với DNN&V41
3.2.1.1. Đa dạng hoá về loại hình tín dụng đối với DNN&V41
3.2.1.2. Đa dạng hoá hình thức tín dụng đối với DNN&V42
3.2.1.3. Đa dạng hoá phương thức cho vay:43
3.2.2. Xây dựng một cơ chế lãi suất hợp lý cho DNN&V44
3.2.3. Xây dựng chiến lược Marking45
3.2.4. Tăng cường hoạt động tư vấn đối với DNN&V46
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNN&V.47
3.2.5.1. Về thu thập thông tin47
3.2.5.2. Về phân tích và đánh giá khách hàng47
3.2.6. Tổ chức tốt công tá c huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn48
3.2.7. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với DNN&V tại EIB Bình Phú50
3.2.8. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng51
3.3. Một số kiến nghị53
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước53
3.3.2. Về phía EIB Bình Phú56
3.3.3. Kiến nghị đối với các DNN&V56
Kết luận
Tài liệu tham khảo
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh EXIMBANK Bình Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ CHI NHÁNH EXIMBANK BÌNH PHÚ
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Eximbank
1.2. Phạm vi và chức năng hoạt động
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua
1.4. Chi nhánh Eximbank Bình Phú
1.4.1. Tổng quan về EIB Bình Phú
1.4.2. Bộ máy tổ chức
1.4.3. Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Eximbank
Vào ngày 24/05/1989, theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, Eximbank được thành lập với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng (NH) thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. NH đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990.
Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép NH hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến 30/09/2008 vốn điều lệ của Eximbank đạt 4.249 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Với câu khẩu hiệu “Eximbank luôn sát cánh cùng bạn từ ý tưởng đến hành động”, trong 20 năm qua, Eximbank đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Nổi bật nhất là đạt danh hiệu “Thương Hiệu mạnh Việt Nam” trong cả năm 2005 lẫn năm 2007. Tháng 2/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trên cả nước và được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế, cùng rất nhiều danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do các tổ chức trong và ngoài nước bình chọn.
Biểu đồ 1: Mạng lưới chi nhánh của Eximbank
Eximbank hiện là một trong những NH có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NH TMCP tại Việt Nam. NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 111 điểm giao dịch bao gồm các Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 735 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới
Phạm vi và chức năng của EIB
Eximbank là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của EIB là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là chủ yếu. Phạm vi hoạt động là địa bàn có trụ sở hoặc chi nhánh hoạt động. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh là những thành phố lớn của Việt Nam, có dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tập trung đầy đủ các ngành nghề đặc biệt phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ...
Với phạm vi và nội dung hoạt động như trên EIB có vai trò to lớn trong việc thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng một khối lượng lớn nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách Nhà nước. Góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công cuộc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng nói riêng.
Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua
Năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Theo Báo cáo công tác quản trị điều hành của EIB 2008, mặc dù trong thời gian qua, một số chỉ tiêu kế hoạch chưa đạt được, nhưng về cơ bản, EIB đã đạt được những thành tựu to lớn mang tính chiến lược và thời cơ. Cụ thể là EIB đà hoàn tất việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ đồng lên 7.220 tỷ đồng, tổng vốn và các quỹ tăng từ 6.295 tỷ đồng lên 12.844 tỷ đồng trong tình hình thị trường chứng khoán đình đốn, chỉ số giá chứng khoán sụt giảm ngoài dự đoán. Ngoài ra, giá trị tồng tài sản của Eximbank liên tục tăng qua các năm. Năm 2003 giá trị tổng tài sản là 6.401 tỷ đồng, và đến 2008 đã tăng lên đến 40.240 tỷ đồng. Mức tăng ấn tượng nhất là từ năm 2007 đến 2008, giá trị tổng tài sản tăng 19,37% trong khi nền kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động tài chính ngân hàng. Điều này chứng tỏ Eximbank đã thực hiện một đường lối chiến lược hết sức hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái.
Biểu đồ 2: Tình hình vốn điều lệ của Eximbank qua các năm
Biểu đồ 3: Tình hình tổng tài sản của Eximbank qua các năm.
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính đạt được trong năm 2008
Đơn vị tính: tỷ đồng
Các chỉ tiêu chính
31/12/2008
Mức hoàn thành so với kế hoạch
Kế hoạch
Kế hoạch
Thực hiện
năm 2009
Tổng tài sản
52.000
48.248
93%
63.300
Tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư
32.000
32.331
101%
45.300
Tổng dư nợ cho vay
24.000
21.232
88%
34.000
Lợi nhuận trước thuế
1.300
969,2
74,6%
Vốn điều lệ
7.220
7.220
100%
8.800
Tỷ lệ cổ tức
16%
12%
75%
12%
(Nguồn: Báo cáo công tác quản trị điều hành EIB 2008)
Để đạt được kết quả trên là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên EIB trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ. Với đặc điểm của NH là đi vay để cho vay nên huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu, quan trọng của NH, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NH. Từ đó NH đã chủ động, tích cực khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp.
Theo số liệu bảng 1 ta thấy: nguồn vốn huy động năm 2008 là 32.331 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2007 là 22.915 tỷ đồng. Năm 2009 này, Ban quản trị NH đưa ra chỉ tiêu huy động vốn là 45.300 tỷ đồng, cao hơn 42% so với 2008. Điều này cho thấy trong những năm qua EIB ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn, uy tín của EIB ngày càng nâng lên. Trong đó cơ cấu vốn của NH chủ yếu là các khách hàng dân cư, tiền gửi của DN chiếm tỉ trọng rất nhỏ, và biến động không liên tục. Đó là do công tác quản lý tiền gửi dân cư được EIB thực hiện thường xuyên, nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức. Qua đó, kịp thời chỉ đạo các quỹ tiết kiệm thực hiện đúng quy trình, chế độ nghiệp vụ, khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư nâng cao uy tín của NH với khách hàng.
Mặt khác, trong tổng nguồn vốn huy động của NH, lượng tiền gửi không kì hạn chiếm tỉ trọng rất nhỏ mà chủ yếu là lượng tiền gửi có kì hạn. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì đối tượng khách hàng là dân cư thì chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Như vậy ta cũng thấy được tính ổn định và chủ động của nguồn tiền gửi NH, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh NH, tuy nhiên NH lại không có lợi thế về chi phí huy động vốn. NH cần cân đối nguồn vốn, tăng tiền gửi không kỳ hạn để khai thác mọi lợi thế.
Thấy được những bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn EIB đã có những cố gắng rất lớn trong công tác huy động vốn bằng cách đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt cho tiền gửi không kì hạn EIB đã áp dụng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi không kì hạn bằng VND.Theo đánh giá thì EIB là một trong các NH có lãi suất tiền gửi cao. Mặc khác, NH còn là nơi nhận lệnh giao dịch vàng cho nhà đầu tư, đây cũng là một kênh huy động vốn lớn nhưng có một hạn chế là nguồn vốn này không ổn định. Bên cạnh đó NH thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng như thực hiện ưu đãi lãi suất tiền gửi, thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng bằng máy móc thiết bị mới, hiện đại. Với trụ sở khang trang thuận tiện cho khách hàng giao dịch, thái độ phục vụ của nhân viên tận tình, hòa nhã, lịch sự và có những biện pháp quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và một số biện pháp khác. Do vậy, nguồn vốn huy động của EIB không những tăng đều mà còn nhanh, đảm bảo được cân đối cung cầu, tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh tín dụng của.
Theo ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cho biết nợ quá hạn của EIB là 1.361 tỉ đồng, chiếm 6,09% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 619 tỉ đồng. Trong số nợ xấu trên, giá trị nợ có khả năng bị mất là 200 tỉ đồng. Dư nợ bất động sản của Eximbank hiện nay là 4.000 tỉ đồng, chiếm 18,2% tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay bất động sản trên vừa được định giá lại theo giá thị trường là gần 6.000 tỉ đồng.
Đối với các khoản đầu tư tài chính, danh mục đầu tư của Eximbank là hơn 8.600 tỉ đồng, trong đó 87% là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, 3% đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, và 10% đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế Mỹ và thế giới thời gian vừa qua, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, vấn đề cạnh tranh càng căng thẳng hơn, EIB đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc, giảm tỉ lệ nợ quá hạn.
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến 31/12/2008 đạt 21.232 tỉ đồng, tăng 2.780 tỉ đồng, tương đương tăng 15% so với 31/12/2007 là 18.452 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, đặc biệt cho vay trung hạn và dài hạn ngày càng được mở rộng và tốc độ tăng rất nhanh. Tín dụng trung và dài hạn tăng, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật để chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mới nhưng cũng đầy những khó khăn thách thức đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tự khẳng định mình trong hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chi nhánh EIB Bình Phú
Tổng quan về EIB Bình Phú
Cuối năm 2008, trong khi nền kinh tế thế gới suy giảm trầm trọng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhiều ngân hàng, trong đó có Eximbank. Trước tình hình đó, Eximbank vẫn chú trọng quan tâm đến việc phát triển, mở rộng mạng lưới giao dịch nhằm mở rộng thị trường, khách hàng, phù hợp với chiến lược phát triển của Exim bank. Hội đồng quản trị ra Quyết định số 313/2008/EIB – HĐQT ngày 26/08/2008 thành lập Chi nhánh Eximbank Bình Phú, EIB Bình Phú chính thức ra đời và đi vào hoạt động vào ngày 14/11/2008, làm cho mạng lưới Eximbank ngày càng rộng khắp. Mặc dù ra đời trong thời kỳ đầy khó khăn, Chi nhánh lại nằm ngay khu vực có các phòng giao dịch của các Ngân hàng lớn như phòng giao dịch của Sacombank, Techcombank, ACB,… Càng làm cho môi trường cạnh tranh trở nên sôi động hơn. Tuy vậy, cùng với sự nỗ lực hết mình, hoạt động của Chi nhánh ngày càng có nhiều bước phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình hình lợi nhuận của NH liên tục tăng qua 3 tháng đầu năm 2009 đi vào hoạt động như sau:
Bảng 2: Tình hình lợi nhuận của EIB Bình Phú trong 3 tháng đầu năm 2009
Thời gian
Chỉ tiêu
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tổng lợi nhuận trước thuế
212,456
463,457
516,920
(Nguồn: Báo cáo phòng kế toán)
NH cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, tiền tệ như sau:
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học.
Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking
Bộ máy tổ chức
Sơ đồ các phòng ban
Hiện nay, bộ máy nhân sự của EIB Bình Phú gồm 26 người, trong đó 94% là các nhân viên có trình độ đại học và trên đại học và được phân bổ các phòng ban được thể hiện trên sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Dịch vụ khách hàng- Ngân quỹ
Tín dụng tổng hợp
Kinh doanh
-Hành chính
Thanh toán
quốc tế
Bộ phận
kinh doanh vàng
Bộ phận thẻ
Bộ phận kế toán
Bộ phận hành chính
Tín dụng doanh nghiệp
Tín dụng cá nhân
Kiểm soát viên
giao dịch
Nhân viên giao dịch
Bộ phận ngân quỹ
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức hoạt động của Chi nhánh Eximbank Bình Phú
Nhiệm vụ của các phòng ban
Ban quản trị: Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc. Ban quản trị trực tiếp tiếp xúc với nhân viên hàng ngày, giao công việc cho nhân viên, kiểm tra, đôn đốc nhân viên làm việc. Ban quản trị có vai trò rất lớn trong quan hệ điều hành, duy trì một không khí làm việc thuận lợi, bố trí công việc hợp lý, kèm cập nhân viên, chuyển giao kinh nghiệm cho nhân viên.
Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ,…và tư vấn cho khách hàng khi khách hàng muốn tìm hiểu hoặc có thắc mắc. Bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó ngoài kỹ năng chuyên môn ra, nhân viên bộ phận này cần có khả năng giao tiếp tốt.
Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền, tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu, chiết khấu chứng từ hàng xuất,…
Phòng kinh doanh: Thực hiện việc mua bán ngoại tệ, vàng với khách hàng.
Phòng tín dụng tổng hợp: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay VNĐ, ngoại tệ, vàng cho các thành phần kinh tế, dân cư theo lãi suất thỏa thuận với mục đích sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, sinh hoạt tiêu dùng, xây dựng sữa chữa hoặc du học,…
Phòng hành chính – ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ,…
Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới
Tình hình kinh tế thế giới năm 2009 được dự đoán là chưa thoát khoải khủng hoảng, mặc dù Chính phủ các nước đã thực hiện các biện pháp kích thích nền kinh tế của họ rất mạnh mẽ. Việt Nam là nước có nền kinh tế hướng vầ xuất khẩu, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 70% GDP cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn của sự khùng hoảng này. Tình hình suy thoái kinh tế hiện nay sẽ tác động mạnh và trực tiếp lên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vốn là những lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế vĩ mô Do vậy, năm 2009 được xác định là năm có nhiều khó khăn đối với ngành Ngân hàng nói chung, Eximbank nói riêng. Trong bối cảnh đó, Eximbank xác định phương hướng nhiệm vụ trong 2009 như sau:
Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính: đẩy nhanh tốc độ gia tăng tổng tích sản một cách vững chắc thông qua việc tăng huy động vốn và thực hiện các phương án sử dụng vốn có hiệu quả.
Triển khai các dự án đầu tư hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ, ngân hàng hiện đại, mang tính công nghệ cao, góp phần hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý.
Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để sắp xếp lại bố trí lại vị trí đội ngũ cán bộ nhằm phát huy hết năng lực của đội ngũ cán bộ, tăng hiệu quả công việc.
Củng cố hệ thống quản lý, phát huy hiệu quả hệ thống kiểm tra kiểm soát, nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro, đặc biệt là rùi ro tín dụng trong tình hình kinh tế đình đốn và rủi ro thị trường trong điều kiện khủng hoảng tài chính tiền tệ; và nâng cao năng lực quản lý tài sản nợ, tài sản có có hiệu quả.
Thực hiện chính sách tiếp thị, chính sách khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao thương hiệu, năng lực cạnh tranh.
Quản trị lãi suất hiệu quả và nâng cao chất lượng tài sản có trên cơ sở đảm bảo thanh khoản.