Khuyến nông có vai trò rất lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, đi cùng với công tác khuyến nông là phải nâng cao trình dộ của chủ hộ cả về kiến thức sản xuất và kiến thức quản lý .
Phải phát huy thực sự vai trò của công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho hộ nông dân.
Khuyến nông địa phương cũng không ngừng nghiên cứu để chuyển giao khoa học kĩ thuật đến với sản xuất của hộ nông dân.
Một hình thức mà vai trò của khuyến nông cũng có thể tổ chức được đó là giới thiệu cho gặp gỡ giao lưu giữa các hộ sản xuất tiên tiến và những hộ chưa có kinh nghiệm để trao đổi học hỏi nhau, giúp đỡ nhau trong ứng dụng giống mới vào sản xuất trên thực tiễn.
70 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng lên tuyệt đối so với năm 2005 và nếu so sánh với năm 2004 thì năm 2006 doanh số cho vay tăng 256,248 triệu đồng tốc độ tăng đạt 62,1 %, một con số khá lớn. Qua đây cũng có thể khẳng định rằng nhu cầu vay vốn trên địa bàn thị xã còn tăng mạnh trong những năm tới do nhu cầu vay vốn của kinh tế hộ để phát triển sản xuất tăng cao và số lượng doanh nghiệp cũng tăng lên.
Trong tổng doanh số cho vay hàng năm thì tỉ trọng cho các thành phần kinh tế vay là tương đương nhau, cụ thể năm 2004 cho vay hộ chiếm 30,06 %, cho vay doanh nghiệp ( doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ) chiếm 33 %, công ty cổ phần và TNHH chiếm 36,94 %. Năm 2005 cho vay hộ 27,3 % tuy giảm về số tương đối so với năm 2004 nhưng nó vẫn tăng về số tuyệt đối bằng 32,247 triệu đồng, cho vay doanh nghiệp chiếm 36,3 %, công ty TNHH chiếm 36,4 %. Đến năm 2006 cho vay hộ chiếm 23,5 % giảm tương đối nhưng tăng lên tuyệt đối so với năm 2005 bằng 881 triệu đồng, doanh nghiệp chiếm 11,9 %, công ty TNHH chiếm 64,4 % có thể thấy với xu hướng cổ phần hóa và ngày càng có nhiều thành phần tham gia vào làm kinh tế nên năm 2006 tuy doanh nghiệp nhà nước tỷ trong giảm và công ty TNHH thì tăng rất mạnh nhưng doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng mạnh có nghĩa là tuy giảm về số lượng nhưng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vẫn tăng.
Trong tổng doanh số cho vay của NHNo & PTNT Thị xã thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỉ trọng lớn tăng cả tuyệt đối và tương đối, năm 2005 cho vay ngắn hạn tăng so với năm 2004 là 145,033 triệu đồng tốc độ đạt 48,5 %, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 83,997 triệu đồng tốc độ tăng đạt 19,3 %. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay tăng lên số tuyệt đối nhưng lại giảm đi về số tương đối. Điều này có thể thấy nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh là nhiều , vay với mục đích đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất lớn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Dư nợ hàng năm của ngân hàng đều tăng lên, thể hiện năm 2005 so với năm 2004 tăng là 46,909 triệu đồng tốc độ đạt 17,7 % , năm 2006 tăng so với năm 2005 là 99,037 triệu đồng tốc độ tăng đạt 31,8 %. Như vậy đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với toàn đơn vị nói chung và cho mỗi cán bộ tín dụng nói riêng. Trong đó dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm một tỉ trọng cao trong tổng dư nợ hàng năm của ngân hàng, thể hiện năm 2005 dư nợ ngắn hạn tăng so với năm 2004 là 34,169 triệu đồng với tốc độ đạt 15,7 %, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 88,654 triệu đồng với tốc độ là 35,3 %.
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng có thể nói nó là thước đo để đánh giá hiệu quả của nguồn vốn tín dụng. Trong thời gian qua thì nợ quá hạn ở NHNo & PTNT Thị xã chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và giảm dần qua các năm, điều này có nghĩa là hiệu quả nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đến với khách hàng là tương đối cao và ngân hàng đảm bảo an toàn về nguồn vốn, cụ thể năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,478 %, năm 2005 giảm còn 0,473 % và đến năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,423 %.
2.2. Tình hình cho vay phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thị xã.
Hộ là một đối tượng khách hàng quan trọng của ngân hàng, hàng năm số lượng hộ đến quan hệ giao dịch với ngân hàng là tương đối lớn, các hộ vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số dịch vụ trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã. Về phía ngân hàng thời gian qua thông qua nhiều hình thức, phương tiện để thông báo đến các hộ các chủ trương chính sách về vốn tín dụng, hay qua các tổ chức hội, cùng với đó là các biện pháp nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng trực tiếp giao vốn và hướng dẫn khách hàng sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất do vậy số hộ đến giao dich với ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng 13: Vốn cho phát triển kinh tế hộ.
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
1. Tổng vốn vay hộ
124,023
100
156,270
100
157,151
100
Ngắn hạn
110,586
89,2
136,463
87,3
143,563
91,3
T – DH
13,437
10,8
19,807
12,7
13,588
8,7
Vốn vay BQ 1 hộ
9,64
11,2
10,5
2. Dư nợ
76,588
100
93,231
100
110,919
100
Ngắn hạn
64,615
84,4
79,026
84,7
99,416
89,6
T – DH
11,973
15,6
14,205
15,3
11,503
10,4
Dư nợ BQ 1 hộ
5,9
6,7
7,4
Nguồn : NHNo & PTNT Thị xã
Doanh số cho vay và dư nợ là 2 chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư sử dụng vốn tín dụng của kinh tế hộ vào sản xuất, doanh số cho vay nó thể hiện quan hệ tín dụng hàng năm giữa hộ với ngân hàng, dư nợ nó phản ánh thực trạng tín dụng của ngân hàng với hộ hay phản ánh số tiền ngân hàng còn ở trong các hộ , dư nợ bằng doanh số cho vay năm nay cộng với dư nợ năm trước trừ đi doanh số thu nợ năm nay.
Ta thấy doanh số cho vay của NHNo & PTNT Thị xã đối với kinh tế hộ tăng qua các năm, thực tế hộ rất cần đến vốn tín dụng của ngân hàng để mở rộng phát triển sản xuất nhưng ngược lại kinh tế hộ cũng là một thị trường tiềm năng đối với ngân hàng , chính sự tương tác hỗ trợ qua lại của mối quan hệ này sẽ làm cho kinh tế hộ phát triển và ngân hàng thì đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của mình. Trong thời gian qua mối quan hệ này ở NHNo & PTNT Thị xã được giải quyết khá tốt, cụ thể doanh số cho vay kinh tế hộ không ngừng tăng lên, năm 2005 doanh số cho vay hộ đạt 156,270 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 32,247 triệu đồng tốc độ tăng bằng 26 %, năm 2006 doanh số cho vay hộ là 157,151 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 881 triệu đồng tốc độ tăng đạt 0,56 %, tuy so với năm 2005 cho vay kinh tế hộ tăng không đáng kể nhưng do năm 2005 là một năm có nhiều thay đổi trong hoạt động của ngân hàng nên doanh số cho vay nói chung của năm này khá cao, hơn nữa so với năm 2004 thì doanh số cho vay năm 2006 là tương đối tăng 33,128 triệu đồng đạt tốc độ 26,7 %.
Trong tổng doanh số cho vay của hộ thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 25,877 triệu đồng tốc độ đạt 23,4 %. Năm 2006 doanh số cho vay hộ ngắn hạn bằng 143,563 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 7,100 triệu đồng đạt tốc độ 5,2 %, tuy so với năm 2005 thì doanh số cho vay ngắn hạn tăng không nhiều so với năm 2005 do năm 2005 có nhiều thay đổi trong hoạt động của NHNo & PTNT Thị xã đối với toàn bộ khách hàng nói chung và kinh tế hộ nói riêng tạo những thuận lợi cho họ như trong thủ tục vay nên doanh số cho vay năm 2005 đạt là khá cao, hơn nữa nếu so sánh với năm 2004 thì doanh số cho vay hộ ngắn hạn năm 2006 đạt được là không nhỏ biểu hiện tăng 32,977 triệu đồng đạt tốc độ 29,8 % so với năm 2004. Đồng thời tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay năm 2006 chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm qua cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng 91,3 %, năm 2005 là 87,3 % và năm 2004 là 89,2 %.Qua đây có thể thấy nhu cầu vay vốn của hộ chủ yếu dành cho mua sắm phục vụ sản xuất, nuôi trồng các loại giống ngắn ngày và đầu tư cho cơ sở vật chất là chưa nhiều, điều này về lâu dài để phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất nói riêng của hộ thì cần phải điều chỉnh để chênh lệch giữa vay ngắn hạn và vay trung dài hạn là ở một tỉ lệ hợp lý nhằm đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, hiện tại doanh số cho vay trung dài hạn cho hộ tại NHNo & PTNT Thị xã mới chỉ đạt 11,503 triệu đồng ( năm 2006), 14,205 triệu đồng ( 2005 ), 11,973 triệu đồng (2004).
Doanh số cho vay bình quân trên một hộ là khá cao và tăng qua các năm, biểu hiện 11,2 triệu đồng năm 2005 tăng lên 1,56 triệu đồng so với năm 2004 tốc độ đạt 16,2 %, năm 2006 doanh số cho vay bình quân hộ đạt 10,5 triệu đồng tuy so với năm 2005 thì giảm nhưng vẫn cao hơn mức củ năm 2004. Như vậy lượng vốn cho vay hộ ngày càng tăng điều này có thể thấy nhu cầu vay vốn đê mở rộng sản xuất của hộ là ngày càng tăng có nghĩa là hộ ngày càng tăng qui mô sản xuất của mình lên.
Dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng nói chung, mỗi ngân hàng muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm, nó phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng trong một năm, cũng như mọi hệ thống ngân hàng NHNo & PTNT Thị xã luôn tìm mọi biện pháp để tăng dư nơ của mình lên cả về số lượng và chất lượng. Sự nỗ lực của toàn đơn vị nói chung và của mỗi cán bộ nói riêng là hết sức đáng ghi nhận, kết quả là dư nợ của hộ tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2005 dư nợ hộ bằng 93,231 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 16,643 triệu đồng tốc độ đạt 21,73 %, năm 2006 dư nợ đạt 110,919 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 34,331 triệu đồng tốc độ tăng đạt 44,8 %. Trong đó dư nợ ngắn hạn hộ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và tăng lên qua các năm, với dư nợ năm 2005 là 79,026 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 14,411 triệu đồng tốc độ tăng 23,3 %, năm 2006 dư nợ đạt 99,416 triệu đồng tăng so với năm 2005 bằng 20,390 triệu đồng đạt tốc độ 25,8 % như vậy dư nợ ngắn hạn tăng lên với tốc độ rất đêu, tuy nhiên có điều chưa hợp lý lắm khi mà tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn còn thấp đây là vấn đề ngân hàng cần nghiên cứu trong thời gian tới để tăng dư nợ trung và dài hạn đáp ứng mục tiêu phát triển lâu dài.
Dư nợ bình quân trên một hộ cũng tăng đều qua các năm với 5,9 triệu đồng / 1 hộ năm 2004 , 6,7 triệu đồng / hộ năm 2005 và đến năm 2006 con số này là 7,4 triệu đồng / hộ.
2.3. Số hộ được vay vốn.
Ngân hàng luôn tạo điều kiện để cho hộ có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, tuy nhiên vì ngân hàng luôn có những qui định, nguyên tắc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình .Dựa trên những qui định chung về qui chế cho vay đối với khách hàng , với phương châm đem đến sự thuận lợi nhất cho khách hàng và hiệu quả cảu đồng vốn sử dụng, trong thời gian qua NHNo & PTNT Thị xã đã thực hiện cho vay vốn đến với nhiều hộ kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, có hộ vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiêu dùng. Các điều kiện vay vốn sau đây :
Trước hết để vay vốn hộ phải có điều kiện sau :
- Có phương án sản xuất kinh doanh.
- Phải có tài sản thế chấp.
- Có hộ khẩu thường trú hoặc làm việc tại địa bàn, nơi khác thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Có quyền năng lực và hành vi dân sự.
- Chủ hộ có khả năng lao động, chủ hộ là người đứng ra vay vốn.
- Không có nợ quá hạn với ngân hàng.
Khi có đủ các điều kiện trên thì tiến hành làm các thủ tục vay vốn.
Tuy không phải tất cả có nhu cầu vay vốn đều được thỏa mãn do nhiều nguyên nhân và nhìn chung những đồng vốn sau khi đến với hộ được sử dụng đem lại hiệu quả cao. Số hộ có nhu cầu vay vốn không ngừng tăng lên. Để biết thấy được số hộ được vay vốn trên địa bàn với các mục đích khác nhau thể hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 14: Số hộ được vay vốn sản xuất hàng năm.
Đơn vị tính : Hộ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Hộ
%
Hộ
%
Hộ
%
Tổng hộ được vay
12,865
100
13,835
100
14,986
100
Trồng trọt
4,374
34
4,469
32,3
4,870
32,5
Chăn nuôi
4,657
36,2
5,119
37
5,515
36,8
NTTS
772
6
896
7,2
1,108
7,4
CN –TTCN
1,312
10,2
1,425
10,3
1,573
10,5
Dịch vụ
1,183
9,2
1,314
9,5
1,526
10,2
Ngành khác
567
4,4
512
3,7
394
2,6
Nguồn : NHNo & PTNT Thị xã
Số hộ được sử dụng vốn tín dụng của NHNo & PTNT Thị xã là tương đối cao và tăng lên qua các năm đối với các hộ hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2005 số hộ được vay vốn là 13,835 hộ tang so với năm 2004 là 970 hộ, trong đó hộ trồng trọt chiếm một tỷ trọng lớn với 4469 hộ năm 2005 tang so với năm 2004 là 95 hộ, hộ chăn nuôi cũng chiếm một tỷ trọng lớn 36,2% năm 2004 37 % năm 2005, với 5119 hộ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 462 hộ. Đến năm 2006 thì hộ chăn nuôi có là 5515 hộ tăng 858 hộ so với năm 2005 tuy tăng lên nhưng tỷ trọng thì giảm xuống. Ta cũng có thể thấy số hộ được vay vốn trong nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn tuy nhiên cùng với sự chuyển dich cơ cấu kinh tế và trong nông nghiệp thì số hộ được vay vốn trong nông nghiệp giảm về tương đối. Chăn nuôi của các hộ rất đa dạng có rất nhiều chương trình được được áp dụng vào lĩnh vực chăn nuôi cũng như trồng trọt, thuỷ sản được chuyển giao đạt kết quả như sau :
Bảng 15:Một số kết quả ứng dụng và chuyển giao KHHT về nông nghiệp và thuỷ sản qua các năm.
Số TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Bò lai sind
Con
159
267
480
2
Diện tích nuôi tôm sú
Ha
24
171
175
3
Diện tích nuôi Ba ba
Ha
4,03
5,03
5,05
4
Diện tích nuôi ếch lồng
Ha
0,5
0,8
5
DT cấy lúa kết hợp nuôi cá
Ha
32
44
46
6
DT lúa lai trung quốc
Ha
386
404
352
7
DT lạc cao sản L14
Ha
20
150
8
DT lúa chất lượng cao
Ha
61
101
118
9
Đào nhật tân trồng và sử dụng làm cảnh
Cây
3900
5000
6900
10
Ưng dụng bếp Biôg trong chăn nuôi
Cái
7
14
30
Nguồn : Sở thống kê thị xã hà tĩnh.
Có thể thấy việc ứng dụng chuyển giao KHKT mới vào sản xuất đem lại kết quả rất cao và đã được áp dụng trên phạm vi tương đối lớn vào sản xuất, đây là hướng để các hộ đầu tư vào sản xuất để đem lại giá trị sản xuất hàng háo cao, đặc biệt dưới sự cạnh tranh ngày càng cao về hàng hoá trên thị trường như hiện nay.
Số hộ hạt động trong lĩnh vực CN – XD và trong các ngành dịch vụ tăng lên qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Điều này có nghĩa là có rất nhiều hộ chuyển dich vào hoạt động trong lĩnh vực CN –XD và dịch vụ đây hoàn toàn là hướng cần phải khuyến khích bởi Thị xã Hà tĩnh là một tĩnh đang phát triển có rất nhiều tiềm năng và cùng vơi nhu cầu về cơ sở hạ tầng cũng như quá trình đô thị hoá thì nhu cầu về xây dựng đang tăng mạnh. Năm 2005 có 1425 hộ tăng so với năm 2004 là 113 hộ đến năm 2006 con số này là 1573 hộ.
Về nuôi trồng thuỷ sản thì cũng tăng lên tuy nhiên không đáng kể bởi nuôi trồng thuỷ sản không phải là thế mạnh của Thị xã, do tuy cũng có nhiều ao hồ tự nhiên nhưng hầu hết để nuôi trồng thuỷ sản thì hộ phải đầu tư cải tạo nhân tạo để nuôi trồng. Năm 2005 có 896 hộ tăng so với năm 2004 là 124 hộ, đến năm 2006 số hộ có là 1108 hộ.
2.4. Thời hạn vay.
Thời hạn vay là khoảng thời gian thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng mà tại cuối mỗi thời điểm thoả thuận đó thì khách hàng phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho khách hàng. Trong đó cần chú ý 2 khái niệm là thời gian ân hạn và thời gian thu hồi nợ. Thời gian ân hạn là khoảng thời gian từ khi phát tiền vay đến khi hoàn thành công việc xây lắp của công trình đi vào sử dụng, trong thời gian ân hạn thì ngân hàng không thu nợ. Thời gian thu nợ là khoảng thời gian công trình đưa vào sử dụng đến khi thu hết nợ gốc và lãi.
Thời hạn vay nó gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh của chủ thể, thông qua đó khách hàng có thể chọn lựa cho mình một thời hạn vay phù hợp nhất và hiệu quả nhất. Cũng như tất cả các ngân hàng khác NHN o & PTNT Thị xã luôn tạo mọi điều kiện để khách hàng có thể lựa chon các thời hạn vay cho phù hợp với nhu cầu của mình, đặc biệt đối với các hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản, vì trong nông nghiệp có tính sinh học và đối với mỗi đối tượng khác nhau thì chu kì sản xuất lại khác nhau thì cần phải xác định rõ nhu cầu riêng của mình, có như vậy thì đồng vốn tín dụng mới đem lại hiệu quả giúp cho khách hàng có kết quả trong sản xuất kinh doanh còn về phía ngân hàng thì bảo đảm an toàn về đồng vốn và có lãi. Chính vì vậy thời hạn vay được áp dụng ở NHNo & PTNT Thị xã là rất đầy đủ có cả 3 loại: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Biểu hiện cụ thể bằng số liệu qua 3 năm sau đây:
Bảng 16:Cho vay kinh tế hộ theo thời hạn vay qua các năm.
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Tổng vốn vay hộ
124,023
100
156,270
100
157,151
100
Ngắn hạn
110,586
89,2
136,463
87,3
143,563
91,3
TH – DH
13,437
10,8
19,807
12,7
13,588
8,7
Nguồn số liệu : NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh.
Trong tổng số vốn vay của hộ thì nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn và tăng lên qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối, năm 2004 chiếm tỷ trọng 89,2 % , năm 2005 là 87,3 % đến năm 2006 thì lên đến 91,3 %. Trong khi đó nguồn vốn vay trung và dài hạn thì giảm dần, điều này là do hộ sản xuất vay vốn theo nhu cầu thời vụ, chỉ vay với mục đích phục vụ những nhu cầu trong sản xuất như mua giống, phân bón, thức ăn gia súc,… và đến cuối chu kì sản xuất ( cuối thời vụ ) thu hoạch thì hộ bán sản phẩm trả tiền cho ngân hàng.
Trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp trên địa bàn thị xã hà tĩnh nói riêng thì phát triển sản xuất hàng hoá với chất lượng và giá trị cao đòi hỏi có sự đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng để tăng qui mô sản xuất đưa sản xuất lên sản xuất hàng hoá thì nguồn vốn trung và dài hạn cần phải được cả ngân hàng và hộ chú ý nó đem lại tác dụng rất lớn vì sự phát triển lâu dài.
2.5. Lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay khoản mà người đi vay phải trả cho người cho vay vì quyền sử dụng vốn.
Lãi suất vay nó phụ thuộc vào thời hạn các khoản vay, với các thời hạn vay khác nhau thì có mức lãi vay khác nhau.
Trên hồ sơ tín dụng thì lãi suất là lãi suất danh nghĩa, với mức lãi suất này thì ngân hàng còn phải trừ đi nhiều khoản thì mới ra khoản thu của ngân hàng. Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lãi suất huy động - tỷ lệ lạm phát.
Đối với cả 2 bên khách hàng và ngân hàng thì lãi suất luôn là một vấn đề được quan tâm, NHNo & PTNT Thị xã cũng như các ngân hàng khác luôn tìm mọi cách để đảm bảo mức lãi suất cho phù hợp với khách hàng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình . Khách hàng đăc biệt hộ luôn mong muốncó được mức lãi suất thấp nhất để giảm tối đa chi phí nhưng một thực tế mà NHNo & PTNT Thị xã đã xác định đó là mức lãi suất hầu như là cái không thể điều chỉnh xuống nhất là trong tình trạng lam phát ngân hàng luôn tính toán với mức lãi suất phù hợp nhất, chỉ có một vấn đề có thể khắc phục là giúp hộ nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn tín dụng đảm bảo có lợi nhuận và hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng.
Một thực tế hiện nay đó là việc cho vay ưu đãi qua các chương trình dự án, với loại này thì có mức lãi suất áp dụng là thấp hơn, nếu được sử dụng nguồn vốn này thì rất tốt , tuy nhiên nguồn vốn này thứ nhất không phải đối tượng nào cũng được cấp, thứ hai vì nó có hạn hơn nữa lại đầu tư dàn trải ra nên lượng vốn đến các đối tượng là rất nhỏ, hầu như không đủ để mở rộng sản xuất, hơn nữa loại vốn này xuất hiện bài toán về quản lý phân phối vốn đến đúng đối tượng. Vì vậy nguồn vốn tín dụng lâu dài vẫn là nguồn vốn phù hợp, hiệu quả nhất.
2.6. Hình thức tổ chức cho vay.
Là cách thức giao vốn đến tay khách hàng, khách hàng có thể đến giao dịch trực tiếp hoặc có thể thông qua các tổ chức xã hội để vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. NHNo & PTNT Thị xã trong thời gian qua đã thực hiện cấp vốn cho hộ qua cả 2 hình thức đó là trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh,…Sau đây là kết quả cho vay qua tổ của NHNo & PTNT Thị xã trong thời gian qua :
Bảng17: Tình hình cho vay qua tổ của NHNo & PTNT Thị xã .
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Tổng số vốn vay
124,023
100
156,270
100
157,151
100
Cho vay trực tiếp
74,414
60
89,386
57,2
83,761
53,3
Cho vay qua tổ
40
42,8
46,7
-Hội nông dân
25,425
20,5
35,160
22,5
39,759
25,3
-Hội phụ nữ
12,402
10
18,752
12
21,215
13,5
-Cựu chiến binh
3,100
2,5
4,688
3
3,614
2,3
-Hội khác
8,682
7
8,284
5,3
8,772
5,6
Nguồn : Số liệu NHNo & PTNT Thị xã .
Qua bảng ta thấy hầu hết các hộ đều đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng để vay vốn, doanh số cho vay trực tiếp luôn chiếm một tỉ trọng lớn với 60% tổng doanh số cho vay năm 2004, năm 2005 là 57,2% đến năm 2006 là 53,3 %. Như vậy có thể thấy một điều là hầu hết các hộ rất cẩn thận và luôn muốn tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng vì tâm lí an toàn hơn nữa để có thể nhận được những lời tư vấn từ phía cán bộ tín dụng cho phương ấn sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy tỷ trọng cho vay qua tổ thấp hơn cho vay trực tiếp, chiếm 40 % trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2004, chiếm 42,8 % năm 2005 đến năm 2006 thì tỷ trọng tăng lên 46,7 %. Như vậy hộ ngày càng có xu hướng giao dịch qua tổ, họ cảm thấy yên tâm và thuận tiện cho bản thân họ khi mà có thể thông qua các tổ chức hội ngay tại địa phương mà chất lượng cũng rất tốt, giảm được các chi phí đi lại, giảm thời gian chờ đợi tại ngân hàng vì lượng giao dich lớn, về phía ngân hàng thông qua tổ chức hội ngay tại địa phương có thể giảm được lượng giao dịch tại trung tâm để phục vụ được khách hàng được tốt hơn, đồng thời là các tổ chức xã hội tại địa phương nên họ rất hiểu được tình hình kinh tế tại địa phương cũng như của các hộ sản xuất đóng trên địa bàn góp phần đảm bảo an toàn về vốn.
Trong cơ cấu các tổ chức hội tham gia cấp vốn thì hội nông dân là hội chiếm tỷ trọng cấp vốn cho hộ lớn nhất và tăng lên qua các năm bởi hội nông dân tập hợp những người có cùng lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp họ truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất rất quý báu, hộ nông dân vay vốn qua hội nông dân sẽ nhận được những góp ý rất thiết thực cho phương án sản xuất của mình, do vậy cho vay qua hội nông dân tăng lên là một xu hướng hợp lý và đem lại hiệu quả cao. Năm 2004 cho vay qua hội nông dân của NHNo & PTNT Thị xã chiếm tỷ trọng 20,5 %, năm 2005 chiếm 22,5 % đến năm 2006 tỷ trọng này là 25,3 %. Bên cạnh hội nông dân thì hội phụ nữ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong cấp vốn cho hộ nông dân , hằng năm doanh số cho vay qua hội phụ nữ cũng tăng lên cụ thể năm 2004 doanh số cho vay chiếm 10%, năm 2005 chiếm 12 %, đến năm 2006 đạt 13,5 %. Ngoài ra NHNo & PTNT Thị xã còn cho vay thông qua hội khác như hội cựu chiến binh tuy nhiên những hội này chiếm một tỷ trọng nhỏ.
3. Dư nợ tín dụng phát triển kinh tế hộ.
Với doanh số cho vay và dư nợ chung như trên thì quá trình sử dụng vốn tín dụng từ NHNo & PTNT Thị xã của hộ vào sản xuất là với nhiều mục đích khác nhau trên rất nhiều lĩnh vự như nông nghiệp , công nghiệp - dịch vụ,… Đây cũng là một xu hướng chuyển dịch chung và kinh tế hộ cũng nắm bắt để thay đổi cho phù hợp, hình thành sự chuyên môn hoá hhộ nào hoạt động trong lĩnh vực nào thì phải đầu tư hoàn thiện để đem lại kết quả cao nhất, trong thời gian qua vốn của hộ ở ngân hàng thị xã được sử dụng cụ thể vào các lĩnh vực như sau :
Bảng 18: Dư nợ theo đối tượng SXKD của hộ.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Tổng dư nợ
76,588
100
93,231
100
110,919
100
Nông nghiệp
49,782
65
61,998
66,5
66,773
60,2
CN – DV
20,678
27
27,503
29,5
38,267
34,5
Đối tượng khác
6,128
8
3,729
4
5,879
5,3
Nguồn : NHNo & PTNT Thị xã hà Tĩnh.
Qua cơ cấu dư nợ hay là vào mục đích sản xuất kinh doanh có thể thấy 2 vấn đề thứ nhất cơ cấu kinh tế của thị xã đang chuyển dịch theo hướng hợp lý và hướng kinh doanh của hộ là đúng theo qui luật phát triển giảm số tương đối trong nông nghiệp nhưng tăng lên về tuyệt đối với một chất lượng cao, cụ thể dư nợ cho much đích sản xuất nông nghiệpgiảm dần về số tương đối trong cơ cấu nhưng tăng lên về số tuyệt đối năm 2005 dư nợ là 61,998 triệu đồng tăng so với năm 2004 là12,216 triệu đồng, chiểm tỷ trọng 66,5 % , đến năm 2006 dư nợ bằng 66,773 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 4,775 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,2 %. Còn CN – DV tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối năm 2005 dư nợ là 27,503 triệu đồng tăng 6,825 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,503 %, năm 2006 dư nợ bằng 38,267 triệu đồng tăng 10,764 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,5 %.
Với thực trạng của hộ và sự đáp ứng vốn tín dụng của NHNo & PTNT Thị xã trong thời gian qua thì ta có một số kết quả phát triển của kinh tế hộ như sau .
III. Sự phát triển của kinh tế hộ trong nông nghiệp tại thị xã Hà Tĩnh.
1. Hộ sản xuất hàng hoá hàng năm tăng.
Việc đầu tư của hộ bằng nguồn vốn tín dụng để mở rộng qui mô tiến tới sản xuất hàng hoá như việc đầu tư áp dụng các giống mới vào sản xuất, mua sắm các công cụ trang thiết bị,… đã đạt được nhiều kết quả nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất của mình. Chính sự định hướng sản xuất theo sản xuất hàng hoá của nghành nông nghiệp nói chung và của Đảng bộ chính quyền Hà tĩnh nói riêng, với các chính sách ưu đãi hộ phát triển các mo hình nông nghiệp hiệu quả cao, khuyến khích chuyển giao khoa học – kĩ thuật vào sản xuất thì nông nghiệp thị xã hay là kinh tế hộ trong nông nghiệp đã đạt được một số thành tựu sau :
Bảng 19: giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã.
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Số TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Toàn thị
49334
70508
67805
I
Trồng trọt
22405
35161
32875
Cây lương thực
17714
27058
24535
- Thực phẩm
991
1642
1365
- Công nghiệp
2124
4275
4532
- Lâu năm
963
1257
1584
- SP phụ trồng trọt
613
929
859
II
Chăn nuôi
25483
34108
33680
Trâu, bò
307
602
3637
Lợn
13424
19800
18072
Gia cầm
732
1339
989
Chăn nuôi khác
6736
5870
4166
Sản phẩm phụ chăn nuôi
4284
5497
6816
III
Dịch vụ nông nghiệp
1446
1239
1250
Nguồn : Sở thống kê Thị xã Hà Tĩnh.
Có thế nói giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên qua các năm, năm 2004 đạt 70,208 triệu đồng tăng 21,174 triệu đồng với tốc độ 43 %, năm 2006 đạt 67,805 triệu đồng tuy giảm so với năm 2005 nhưng nếu so với năm 2004 thì tăng tương đối tăng 18,471 triệu đồng. Trong đó trồng trọt và chăn nuôi đều tăng qua các năm, để biết cụ thể sự tăng lên của giá trị sản xuất nông nghiệp ta có sản lượng qua các năm một số loại sau đây :
Bảng 20: Sản lượng một số loại cây con chính những năm qua.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
I. Trồng Trọt
Sản lượng Lúa
Tấn
10201
15733,6
14216,9
Sản lượng khoai
Tấn
2196,1
2919
3092,4
Sản lượng rau
Tấn
254,4
144,6
151,9
Sản lượng đậu
Tấn
64
140,6
110,8
Sản lượng Lạc
Tấn
653,6
1310,1
1400,9
II. Chăn Nuôi
Trâu, bò
Con
2613
5312
6256
Lợn
Con
16348
21408
18234
III. Từ Rừng Trồng
Gỗ Tròn
M3
Củi
Ste
6099
10533
18648
Tre
1000 cây
180
256
189
Lá Cọ
1000 lá
1882
3040
1989
Nguồn : Phòng thống kê Thị xã Hà Tĩnh.
Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá thời gian qua của hộ, bằng việc sử dụng vốn tín dụng hay là cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay của ngân hàng cho kinh tế hộ, thì đã có sự chuyển biến rõ rệt trong kết quả sản xuất, sản lượng các loại cây trồng chính đều tăng qua các năm, cụ thể sản lượng lúa năm 2004 đạt 15733,6 tấn tăng so với năm 2003 là 5532,6 tấn với tốc độ 54,2 % một con số tương đối lớn, đên năm 2005 sản lương lúa tuy so với năm 2004 giảm nhưng so với năm 2003 thì vẫn tăng rất nhiều với 4015,9 tấn tốc độ bằng 39,4 %, bên cạnh đó khoai và lạc cũng là 2 loại có sản lượng tương đối lớn và đều tăng lên qua các năm..
Về chăn nuôi số lượng một số vật nuôi chính như trâu bò, lợn tăng lên , biểu hiện năm 2004 tổng đàn trâu bò là 5312 con tăng so với năm 2003 là 2699 con tốc độ đạt 103 %, năm 2005 tổng đàn trâu bò là 6256 tăng so với năm 2004 là 68,6 % . Như vậy tốc độ tăng lên của đàn trầu bò là rất lớn. Sử dụng với mục dích chủ yếu là lấy thịt và làm sức kéo trong sản xuất. Bên cạnh đó đàn lợn cũng tăng rất mạnh qua các năm đem lại gía trị kinh tế cao cho hộ đặc biệt việc đưa vào nuôi các giống mới đem lại hiệu quả rất cao.
Về lâm nghiệp chủ yếu là trồng các loại phục vụ thủ công nghiệp các ngành nghề truyền thống như lá cọ tre, bên cạnh đó trồng các loại cây lấy củi thủ nghiệm để trồng cây cung cấp cho sản xuất gỗ ép đem lại hiệu quả cao đặc biệt khi mà càng ngày gỗ tự nhiên trở nên khan hiếm.
2. Mức thu nhập của Hộ trên địa bàn thị xã.
Với sự đầu tư phát triển chung của nền kinh tế, sự chăm lo phát triển kinh tế nông thôn mà hộ nông dân là nhân tố cơ bản thời gian qua đã từng bước nâng cao đời sống của hộ nông dân, phản ánh qua kết qủa sau đây :
Bảng 21 :Thu nhập của hộ trên địa bàn thời gian qua
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Thu nhập BQ 1 nhân khẩu
n. đ/người/tháng
356
405
468
2. Tỷ lệ hộ giàu nghèo
%
Tỷ lệ hộ giàu
%
62,5
68
72,2
Tỷ lệ hộ trung bình
%
25
21,1
17,8
Tỷ lệ hộ nghèo
%
12,5
10,9
9,93
Nguồn : Phòng thống kê Thị xã Hà Tĩnh.
Tuy nằm trong một Tỉnh nghèo có mức thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Tuy nhiên thời gian qua nhờ quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TU của BTV Tỉnh uỷ và Đảng bộ và nhân dân thị xã đi vào thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3 và lên thành phố trực thuộc tỉnh. Tình hình kinh tế - xã hội của thị xã tiếp tục phát triển ổn định đời sống nhân dân được nâng lên. Thu nhập bình quân tháng nhân khẩu không ngừng tăng lên : Đạt 405 n. đ/ người năm 2005 đến năm 2006 là 468 n. đ/ người. Cùng với đó là tỷ lệ hộ giàu tăng lên và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo còn 9,93% trong năm đã xoá được 618 hộ nghèo giải quyết việc làm mới cho 3.042 người, năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo là 10,9 % và 12,5 % năm 2004. Qua đây có thể thấy một nỗ lực rất lớn của toàn thị xã trong đó có sự đóng góp rất lớn của nguồn vốn tín dụng NHNo & PTNT Thị xã khi mà doanh số cho vay và dư nợ đối với hộ đều tăng lên qua các năm.
Sản xuất phát triển đời sống cảu hộ được cải thiện một cách đáng kể, có điều kiện mua sắm các thiết bị phục vụ cho đời sống như ti vi, quạt điện, tủ lạnh,… hiện 100% có điện sinh hoạt và có nước sạch dùng, số máy điện thoại không ngừng tăng lên,…
IV. Đánh giá những tồn tại về tín dụng phát triển kinh tế hộ thời gian qua.
Với phương châm hoạt động bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, muốn vậy phải đem lại những điều tôt nhất cho khách hàng, cuối cùng vấn đề cả ngân hàng và khách hàng luôn qua tâm đó là hiệu quả nguồn vốn tín dụng được cấp, vì vậy NHNo & PTNT Thị xã thời gian qua luôn tìm mọi biện pháp để đồng vốn đến tay hộ dược xử dụng đúng mục đích đem lại hiệu quả cao, song vẫn còn những tồn tại sau đây :
1. Tồn tại từ phía Hộ.
- Đại đa số Hộ nhận thức được vai trò của nguồn vốn tín dụng từ phía ngân hàng nên tìm đến với ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất nhưng có một bộ phân vì không nhận thức được hay là không muốn phải làm những thủ tục từ phía ngân hàng nên đã tìm đến những hình thức cho vay vốn tiêu cực ở địa phương, làm cho hiệu quả sản xuất thấp, gây mất ổn định tại địa phương.
- Về sử dụng vốn tín dụng : Một số hạn chế phát sinh từ trình độ của chủ Hộ, hầu hết chủ hộ vừ thiếu trình độ lại thiếu kinh nghiệm nên khó khăn trong việc tổ chức quản lý sản xuất và phân bổ đồng vốn vay cho hợp lý.
Một số hộ sử dụng vốn không dúng mục đích như trong hồ sơ vay vốn, hay khi thấy khó khăn thì tự chuyển hướng sản xuất giữa chừng làm cho kết quả thu được không cao thậm chí gây ra tình trạng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thực hiện không đúng việc phân bổ vốn vào từng khâu sản xuất gây ra sự gián đoạn và không phát huy được hiệu quả của từng khâu.
Một hiện tượng là hộ khi đến ngân hàng chỉ biết đến để vay vốn chứ không có tinh thần tìm hiểu những quy chế vay vốn của ngân hàng, từ đó không nắm được những quyền và nghĩa vụ của mình.
- Về thị trường hầu như các hộ chưa nhận thức năm bắt được thị trường, đặc biệt một thị trường nhạy cảm như thị trường nông sản. Hộ còn sản xuất theo phong trào thấy năm nay thị trường có loại gì tiêu thụ được thì sản xuất không có hướng sản xuất lâu dài cho mình, gây ra hiện tượng nông sản ssản xuất ra khi thì thiếu , khi thì thừa khó khăn trong tiêu thụ.
2. Tồn tại về phía ngân hàng.
- Dù đã cố gắng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nhưng không phải nhu cầu nào cũng được thoả mãn, vì bản thân ngân hàng cũng đang còn những khó khăn như chịu sự cạnh tranh trong huy động vốn, nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn.
- Số hộ đến vay vốn của ngân hàng nhiều khi chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong sản xuất nông nghịêp nên số hộ tập trung mọt lúc rất đông, mặc dù đã tạo ra mạng lưới các ngân hàng cấp III để giao dịch nhưng vẫn còn tình trạng khách hàng phải chờ đợi lâu.
- Việc cấp vốn trung và dài hạn cho hộ còn ở một tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay phát triển hộ, như vậy về sự đầu tư cho phát triển kinh tế hộ lâu dài là không đảm bảo.
- Việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của ngân hàng đã được chú ý do đòi hỏi tất yếu đặc biệt là về tin học, tuy nhiên số lượng và chất lượng máy chưa đủ để đáp ứng hết yêu cầu của công việc gây ra những hiện tượng như chậm trễ trong giao dich buộc khách hàng phải chờ đợi lâu.
- Về trình độ cán bộ, thì cán bộ già chiếm một tỷ trọng khá lớn và được đào tạo trước đây nên kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế nên việc tư vấn cho khách hàng còn có nhiều hạn chế. Hơn nữa do nhu cầu đòi hỏi của công việc buộc phải sử dụng tin học hay ngoại ngữ nhưng lại bị hạn chế do tiếp thu cái mới do đó chưa phát huy hết tác dụng của thiết bị.
- Một số cán bộ thái độ phục vụ đối với khách hàng còn chưa tốt còn làm cho khách hàng có tâm lý bực dọc hay e sợ.Một số cán bộ tín năng động sáng tạo trong công việc cụ thể còn hạn chế, một số khác thao tác nghiệp vụ chậm, thời gian làm việc kéo dài, một số cán bộ tín dụng chưa mạnh dạn cho vay dự án lớn, tâm lý sợ nợ quá hạn.
Còn những tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau đây :
- Hầu hết các hộ đều có tâm lý sản xuất nhỏ do không có kiến thức về sản xuất hàng hoá và tâm lý lo sợ rủi ro nên nguồn vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn để phục vụ nhu cầu trong chu kì sản xuất chư chưa đầu tư về lâu dài cho cơ sở vật chất bằng nguồn vốn trung và dài hạn. Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, rủi ro lớn vì thế vẫn còn hiện tượng nợ quá hạn.
- Cũng phải nói tới công tác khuyến nông một bộ phận rất quan trọng, tuy đã quan tâm đến việc phổ biến kiến thức cho họ nông dân nhưng không phải ai cũng được tiếp nhận mà hầu như hộ nông dân chủ yếu sản xuất bằng kinh nghiệm của mình.
- Hộ nông dân còn gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hộ phải tự tìm nơi tiêu thụ như : Chợ, ven đường, hoặc phải bán ép giá cho tư thương,…
- Về phía ngân hàng d thời gian gần đây chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng đóng trên địa bàn.
- Cán bộ tín dụng còn thụ động trong việc cho vay, nghĩa là hầu như ai có nhu cầu vay vốn thì đến vay chứ cán bộ tín dụng chưa tự tìm hiểu ở cơ sở để nắm bắt nhu cầu của hộ, và còn có tâm lý sợ nợ quá hạn nên quá cẩn thận trong việc giải quyết cho vay.
Chương III : PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÍN DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT THỊ XÃ HÀ TĨNH.
I. Phương hướng chung.
1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh.
Trong phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, thì đảng bộ chính quyền Tỉnh Hà Tĩnh cũng đề ra chiến lược phát triển phát triển kinh tế hộ trong thời gian tới như sau :
1.1. Gắn sự phát triển kinh tế hộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.
Thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn là một xu hướng tất yếu tuy nhiên để làm được thì gặp rất nhiều khó khăn, chuyển nền nông nghiệp chiếm ưu thế sang phát triển công nghiệp dịch vụ, giải phóng sức lao động trong nông nghiệp chuyển lao động nông nghiệp sang các ngàng khác, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá giá trị cao.
Kinh tế hộ trong nông nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn vì thế quá trình phát triển kinh tế hộ sẽ là nền móng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, muốn vậy phải phát triển đa dạng hoá các loại hình hộ, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm phát triển hộ theo hướng sản xuất hàng hoá, giải phóng lao động trong kinh tế hộ trong nông nghiệp sang các ngành công nghiệp dịch vụ.
1.2. Khuyến khích phát triển ngành nghề, giải quyêt việc làm , tăng thu nhập cho kinh tế hộ.
Cùng với quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn thì cần phải chú trọng phát triển các ngành nghề khác trong nông nghiệp nông thôn nhất là các ngành nghề truyền thốn của địa phương.
Phát triển ngành nghề truyền thống phải kết hợp với phát triển các ngành nghề mới mà thị trường có nhu cầu, như các ngành về dịch vụ trong nông nghiệp.
Việc phát triển các ngành nghề trong nông thôn là hết sức cần thiết để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho hộ , nhưng cần hết sức chú ý việc phát triển ngành nghề này cần phải có kế hoạch phát triển một cách tổng thể, tránh tình trạng tự phát thì hiệu quả đem lại là không cao thậm chí còn phản tác dụng.
1.3. Đẩy mạnh sự liên kết theo hướng đa dạng hoá trên cơ sở tự nguyện của hộ.
Sự cạnh tranh khốc liệt là một qui luật của nền kinh tế thị trường, ai mạnh thì người đó tất yếu có thị phần lớn, tuy nhiên nó cũng có rất nhiều mặt trái ngay bản thân từ cạnh tranh, một hiện tượng dễ thấy là các tổ chức kinh tế lớn thường chiếm ưu thế lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ nhất là các hộ đơn lẻ hoạt động độc lập, nhất là khi chúng ta đã gia nhập vào WTO thì có rất nhiều tổ chức kinh tế mạnh trên tất cả các lĩnh vực sẽ cạnh tranh , vì vậy một chiến lược là liên kết các hộ kinh tế đơn lẻ với nhau cùng sản xuất, từ đó có thể giúp đỡ hỗ trợ nhau cùng phát triển hỗ trợ trong kinh nghiệm sản xuất, trong ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất,…
2. Phương hướng hoạt động tín dụng của NHN0 & PTNT Thị xã Hà Tĩnh.
NHNo & PTNT Thị xã đã có những chiến lược phát triển lâu dài để tăng trưởng cho đơn vị và góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn nói chung phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp nói riêng. Trong thời gian tới thì NHNo & PTNT Thị xã có hướng tín dụng đối với phát triển kinh tế hộ như sau :
2.1. Tăng cường vốn tín dụng cho kinh tế hộ mở rộng sản xuất.
Sự mở rộng phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá là một con đường tất yếu của phát triển kinh tế hộ. Nhằm hỗ trợ sự phát triển của hộ trên địa bàn thị xã trong thời gian tới NHN0 & PTNT Thị xã quyết định ưu tiên nguồn vốn huy động được cho phát triển sản xuất của hộ, đặc biệt là tăng doanh số cho vay trung và dài hạn để giúp hộ mạnh dạn đầu tư phát triển cho lâu dài như xây dựng chuồng trại, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất giải phóng sức lao động tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra cả về số lượng và chất lượng.
2.2. Tăng cường cán bộ xuống cơ sở để nắm tình hình sản xuất của hộ.
Trước đây khi hộ sản xuất có nhu cầu thì đến ngân hàng để xin cấp vốn, ngân hàng chỉ xem xét để có nên cấp vốn cho phương án của hộ hay không, như vậy thì ngân hàng biết thông tin về hộ một cách rất thụ động và hạn chế trong việc nắm bắt những bức xúc trong phát triển của hộ dẫn đến hạn chế trong việc tư vấn cho hộ về những hướng sản xuất cũng như sử dụng vốn thế nào cho hiệu quả. Mặt khác quá trình tiếp xúc với hộ có thể giúp hộ hiểu nhiều hơn về cơ chế cho vay của ngân hàng.
2.3. Tăng cường cho vay qua các tổ chức xã hội.
Thời gian qua dư nợ cho vay qua tổ của NHNo & PTNT Thị xã là khá cao, nhận thấy những hiệu quả mang lại cho cả hộ và ngân hàng khi cấp vốn qua tổ, phương hướng cấp vốn tín dụng trong thời gian tới của NHNo & PTNT Thị xã là tăng cường cấp vốn tín dụng cho hộ thông qua các tổ tại địa phương, đặc biệt các tổ như hội nông dân, hội phụ nữ và kết hợp với cán bộ tín dụng để xem xét những phương án tốt và có thể cấp vốn vượt mức qua tổ.
II. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh.
1. Các giải pháp để huy động vốn.
Tăng cường nguồn vốn huy động luôn là một mục tiêu hoạt động lớn của ngân hàng, để tăng nguồn vốn huy động trong thời gian tới thì cần thực hiện một số giải pháp sau đây :
- Cần phải mở rộng hơn nữa địa bàn cho sát với dân, cải tiến tác phong giao dịch, đặc biệt đối với những khu dân cư có nhu cầu giao dịch lớn nhằm tạo điều kiện để họ có thể giao dịch với ngân hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Đây chính là điểm bứt phá của mỗi ngân hàng trong huy động vốn. Ngân hàng cần nắm bắt các nhu cầu của khách hàng để đưa ra các thời hạn gửi phù hợp đồng thời tính toán mức lãi suất phù hợp.. Huy động tiền gửi với các thời hạn như không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 12 – 24 tháng, trên 24 tháng.
Đa dạng hoá các công cụ huy động như phát hành các kỳ phiếu với các thời hạn khác nhau như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 24 tháng với các mức lãi suất khác nhau kỳ hạn càng dài thì lãi suất huy động càng cao.
- Mở rộng nguồn vốn thông qua kêu gọi nguồn vốn từ các dự án đầu tư nước ngoài.
- Có các hình thức khuyến khích gửi tiền như quay số trúng thưởng hàng kỳ cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng ( dự thưởng tiết kiệm )
- Ngân hàng cần đầu tư vào trang thiết bị đặc biệt là tin học để có thể thực hiện các dịch vụ của ngân hàng một cách tốt nhất như mở tài khoản, chuyển tiền,… nhằm tạo ra một nguồn huy động hiệu quả.
- Huy động các nguồn vốn trung và dài hạn bằng cách bảo đảm bằng các khoản như bảo đảm bằng vàng, ngoại tệ mạnh, để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển lâu dài
- Thực hiện lãi suất phù hợp và đa dạng hoá các hình thức trả lãi, khách hàng có lượng tiền nhàn rỗi tìm đến ngân hàng với mục đích an toàn nhưng đồng thời cũng là vì khoản tiền mà khách hàng sẽ thu được hàng tháng do vậy đa dạng hoá được các hình thức trả lãi sẽ khuyến khích được khách hàng trong việc gửi tiền tại ngân hàng.
2. Các giải pháp tín dụng vốn.
2.1. Tăng lượng vốn cho vay.
- Ngân hàng cần phải hoàn thiện một cơ chế chính sách cho vay đối với hộ : Hiện nay thủ tục cho vay của ngân hàng đã có nhiều thay đổi tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thủ tục rườm rà gây chậm cho khách hàng ảnh hưởng đến thời gian sản xuất, trong thời gian tới để tăng doanh số cho vay đối với hộ thì ngân hàng cần phải đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục vay vốn .
Một thực trạng hiện nay là hầu hết các ngân hàng thì sợ mất an toàn đồng vốn, còn cán bộ tín dụng thì sợ nợ quá hạn nên thường chú ý nhiều đến tài sản thế chấp hơn là đến hiệu quả của phương án sản xuất mà hộ trình bày,vì vậy trong thời gian tới nên có những thay đổi như xem xét một cách thật kĩ nội dung tính khả thi của dự án và khả năng uy tín của chủ hộ, nên chăng ngân hàng cũng nên có tí mạo hiểm với những phương án kinh doanh tốt, điều này một số ngân hàng trên thế giới đã làm họ quan tâm nhiều tới năng lực uy tín của chủ hộ hơn là tài sản thế chấp.
- Đa dạng hoá các phương thức cho vay : Hiện nay phương thức cho vay chung là cho vay một lần, nghĩa là mỗi lần có nhu cầu vay vốn thì hộ phải làm hồ sơ vay cùng với các thủ tục vay khi trả hết nợ cũ thì mới tiếp tục được vay và như vậy hộ trong nông nghiệp sau khi thu hoạch sản phẩm bán đị thì mới có tiền trả nợ và khi đó muốn đầu tư mới thì lại phải làm thủ tục mới chờ xét duyệt mà sản xuất trong nông nhgiệp có tính thời vụ cho nên việc chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất, vì vậy ngân hàng nên xem xét phương án cho vay khi chưa kịp trả nợ cũ như vậy sẽ đảm bảo cho chu kì sản xuất tiếp theo của hộ không bị gián đoạn tuy nhiên đây là một phương án cần phải có sự tính toán cẩn thận vì an toàn và lợi nhuận của ngân hàng cũng như sự phát triển bền vững của hộ trong nông nghiêp.
2.2. Thời hạn cho vay.
Thời hạn vay rất quan trọng, hiện nay ngân hàng đã có nhiều thời hạn vay khác nhau, nhưng hầu như chỉ tập trung vào vay ngắn hạn, nguồn vốn vay này chỉ đủ đáp ứng nhu cầu vay trong một chu kì sản xuất ngắn và qui mô sản xuất nhỏ, hộ chỉ mua những yếu tố sản xuất như giống, thức ăn, phân bón,… chứ chưa chú ý đầu tư cho phát triển lâu dài như xây dựng chuồng trại , mua máy móc,…Do vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường tiếp xúc với hộ tại địa bàn để nghiên cứu điều chỉnh thời hạn vay theo kế hoạch sản xuất đặc biệt chú ý đến cho vay trung và dài hạn để phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất về lâu dài.
2.3. Lãi suất cho vay.
Lãi suất vay có tác động rất lớn đến đầu tư của kinh tế hộ, để họ có thể mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất thời gian qua ngân hàng luôn chú ý đến mức lãi suất cho phù hợp, mức lãi suất tối thiểu tuy nhiên khó khăn của ngân hàng trong thời gian qua là chịu sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn nên mức lãi suất huy động luôn phải bằng hoặc thấp hơn các ngân hàng khác trên địa bàn, nên việc cho vay với một mức lãi suất thấp là rất khó, có chăng thì ngân hàng phải tập trung vào huy động những nguồn vốn trung và dài hạn để có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này cho vay lâu dài có như vậy ngân hàng mới có điều kiện để điều chỉnh mức lãi suất cho vay phù hợp.
2.4. Hình thức cho vay.
Hộ sản xuất trong nông nghiệp là đối tượng phân bố rộng khắp trên địa bàn và có nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ do sản xuất nhỏ, vay để mua các yếu tố phục vụ sản xuất. Do vậy cần có các hình thức cho vay phù hợp với đối tượng này. Sau đây là một số giải pháp về hình thức cho vay đối với hộ :
Để giảm bớt lượng đến giao dịch tại trung tâm thì cần phải mở rộng hình thức cho vay gián tiếp qua các tổ chức xã hội tại địa phương.
Đối với những khách hàng giao dịch theo hình thức trực tiếp thì cần phải chia ra theo nhu cầu vay vốn để có cách thức giao dịch thẩm định cho vay phù hợp nhanh chóng hiệu quả nhất.
3. Các giải pháp về sử dụng hợp lý vốn của kinh tế hộ.
3.1 Phát triển sản xuất.
Hộ cần phải có kế hoạch phát triển sản xuất mang tính dài hơi, tức là phải qui hoạch phát triển vùng sản xuất của mình, lập phương án sản xuất cụ thể, từ đó chia ra các hạng mục công trình cần phải đầu tư ngay và những hạng mục nào có thể bổ sung sau này tất nhiên là không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, từ đó có xác định nhu cầu vay vốn cần thiết. Phải đầu tư phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá đi lên từ sản xuất hàng hoá nhỏ.
3.2 Sử dụng vốn đúng mục đích.
Sử dụng vốn đúng mục đích có vai trò quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Có rất nhiều hộ khi vay vốn về thì sử dụng không đúng mục đích gây ra hiện tượng nợ quá hạn do làm ăn không hiệu quả.
Về phía ngân hàng cần phải cử cán bộ giám át thường xuyên quá trình sử dụng vốn vào sản xuất của hộ tránh tình trạng hộ sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Bản thân hộ phải nhận thức được sử dụng vốn đúng mục đích đem lại lợi ích cho mình, muốn vậy cần phải có một phương án sản xuất cụ thể trước khi vay vốn, sau đó chia ra các khoản cụ thể cần phải mua, mua ở thời gian nào mua ở đâu,… để các khoản tiền vay vốn đó có thể phát huy được hiệu của cao nhất ở từng khâu của quá trình sản xuất.
4. Các giải pháp khác.
4.1 Giải pháp phát triển cơ sở hạn tầng nông thôn.
Cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nó có mối quan hệ biện chứng, đặc biệt hạ tầng cho phát triển nông thôn do đặc thù của địa hình ở nông thôn. Để phát triển nông thôn nói chung và kinh tế hộ trong nông nghiệp nói riêng thì cần thực hiện một số giải pháp sau:
Cần thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm, nghĩa là cần phải chia ra các khoản mục cần xây dựng, tức là công trình lớn thì nhà nước đảm nhận còn những công trình nhỏ mà nhân dân có thể làm được thì nhà nước phải khuyến khích huy động nhân dân tham gia.
Cụ thể cần chia ra công trình theo tính chất như công trình giao thông nội đồng và công trình giao thông liên xã chẳng hạn, với công trình giao thông nội đồng có thể phân theo khu vực để các hộ sản xuất ở khu vực đó đảm nhận.
Về nguồn ngân sách thì chính quyền địa phương cần phải dành một tỉ lệ nhất định từ ngân sách địa phương cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trên cơ sở có qui hoạch phát triển lâu dài đây là nguồn thường xuyên để phát triển hạ tầng nông thôn. Đồng thời cần tranh thủ nguồn hỗ trợ từ nước ngoài thông qua các chương trình dự án phat triển nông thôn.
4.2 Giải pháp về thị trường.
Thị trường luôn là một bài toán đối với các nhà sản xuất nói chung, với thị trường nông nghiệp nó bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra cho sản xuất.
Chính quyền cần phải qui hoạch xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản để hộ nông dân có địa điểm để tiêu thụ nông sản của mình một cách nhanh nhất.
Cần tổ chức cho các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn tiếp xúc với hộ nông dân có thể là tổ chức các buổi giao lưu để, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nơi cung cấp nguồn nguyên liệu còn hộ nông dân có thể qua đó giới thiệu sản phẩm của mình. Đây là cách thức không chỉ tổ chức trong tỉnh mà có thể qua các dịa phương khác để giới thiệu sản phẩm của mình.
Các hộ cũng có thể tự tìm nơi tiêu thụ của mình bằng cách ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng về sản phẩm sạch chất lượng cao.
Tự tổ chức các cữa hàng vừa giới thiệu vừa bán sản phẩm nông nghiệp sạch của mình.
Hộ không ngừng tìm kiếm các thị trường mới, trước hết là thị trường các tỉnh lân cận, sau đó tiến tới các thị trường xa hơn thậm chí là xuất khẩu khi sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, qui mô sản xuất mở rộng.
Không ngừng xâm nhập đưa hàng hoá của mình voà các hệ thống siêu thị.
4.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng ngân hàng.
Phải đào tạo cán bộ không chỉ nâng cao trình độ nghiệp vụ mà cần phải đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp để có thể hướng dẫn tư vấn cho hộ một cách sát thực và hiệu quả. Thông qua việc tập huấn liên kết với sở nông nghệp.
Phổ cập thường xuyên cho cán bộ tín dụng về sự biến đổi của nền kinh tế thị trường cũng như sự thay đổi của kinh tế thế giới về tất cả các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp.
Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng về tin học, ngoại ngữ để có thể làm phương tiện tiếp thu những thông tin mới về ngân hàng, sản xuất, thị trường.
Sau mỗi đợt đào tạo và đào tạo lại cần phải có kiểm tra đánh giá chất lượng ( Làm bài thu hoạch )
Cần phải tiếp thu những nguyện, ý kiến của mỗi người đưa ra để có những quyết định chính xác.
Đồng thời có những ưu đãi để cán bộ tín dụng thường xuyên xuống địa bàn để tiếp xúc với điều kiện tại địa phương, với hộ tại địa bàn.
4.4 Công tác khuyến nông phát triển kinh tế hộ.
Khuyến nông có vai trò rất lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, đi cùng với công tác khuyến nông là phải nâng cao trình dộ của chủ hộ cả về kiến thức sản xuất và kiến thức quản lý .
Phải phát huy thực sự vai trò của công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho hộ nông dân.
Khuyến nông địa phương cũng không ngừng nghiên cứu để chuyển giao khoa học kĩ thuật đến với sản xuất của hộ nông dân.
Một hình thức mà vai trò của khuyến nông cũng có thể tổ chức được đó là giới thiệu cho gặp gỡ giao lưu giữa các hộ sản xuất tiên tiến và những hộ chưa có kinh nghiệm để trao đổi học hỏi nhau, giúp đỡ nhau trong ứng dụng giống mới vào sản xuất trên thực tiễn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32098.doc