Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại tổng công ty thép Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010

Qua quá trình phân tích đánh giá tình hình đầu tư ngành thép trong những năm qua và các giải pháp định hướng đầu tư đến năm 2010 ta thấy: ngành thép là ngành không thể thiếu được trong nền kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay bởi nó là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển . Trong giai đoạn 1991-2002, toàn ngành nói chung và Tổng công ty thép nói riêng đã có những bước phát triển quan trọng làm tiền đề cho các giai đoạn sau. Tuy nhiên để có được một ngành kỹ thuật cao thực sự phát triển là điều không dễ dàng. Việc xác định đúng phương hướng mục đích bước đi cho ngành trong từng giai đoạn sao cho phù hợp là điều rất quan trọng. Chúng ta phải có những bước đi cho riêng mình, không thể áp dụng máy móc bất kỳ một mô hình kinh tế nào vì mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên , địa lý khác nhau, phong tục tôn giáo của mỗi nước khác nhau, chúng ta chỉ có thể học hỏi những kinh nghiệm thực tế để có thể áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện thực tế Việt nam.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại tổng công ty thép Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lượng như sau: - Công ty Gang thép Thái Nguyên: có công suất 250000 tấn/năm. - Công ty thép Miền Nam: có công suất 500000 tấn/năm. - Nhà máy thép Đà Nẵng: có công suất 60000 tấn/năm. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm thép, sản lượng thép, hoạt động đầu tư chủ yếu tại các công ty này là hoạt động cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá từng phần các dây chuyền sản xuất hiện có nhằm khai thác tối đa công suất các cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có. Cho đến năm 2000, Tổng công ty đã đầu tư cho lĩnh vực này tổng số vốn là 576.222 triệu đồng cụ thể phân phối cho từng khu vực như sau: Công ty Gang thép Thái Nguyên: - Mua và lắp đặt cụm cán dây 8-10 tiếp theo sau máy cán 650 nhằm tăng sản lượng thép cuộn dày 6-8 mm. Công ty còn lắp đặt cụm máy cán dây dày f6, f8 ở nhà máy thép Gia Sàng nhằm mở rộng mặt hàng cán thép sau khi nâng công suất máy lên 100000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư cho việc lắp đặt nàylà 9 tỷ đồng trong đó 6 tỷ đồng là vay tín dụng còn 3 tỷ đồng là vốn khấu hao để lại. Ngoài ra công ty Gang thép Thái Nguyên còn đầu tư mở rộng khai thác than nguyên liệu ở một số mỏ: Mỏ lộ thiên Bắc Làng Cẩm, Cánh Chìm Phấn Mễ, Hầm lò Làng Cẩm, đầu tư khôi phục lò cao số 3, lò luyện cốc, thiết bị sản xuất ô xy ở Lưu Xá và Gia Sàng. Như vậy trong giai đoạn vừa qua, công ty đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị mới đưa công suất lên 240000 tấn thép một năm, đưa sản lượng thép cán từ 5 vạn tấn/năm lên đến 10 vạn tấn/năm. Để nâng cao chất lượng và công suất sản xuất phôi thép, công ty đã đầu tư mua mới một lò điện hồ quang 30 tấn/mẻ và 1 máy đúc liên tục 4 dòng lắp đặt tại nhà máy luyện thép Lưu Xá với tổng vốn đầu tư là 26385,69 nghìn USD. Trong đó vốn cho đầu tư xây dựng công trình là 3377,7 nghìn USD, vốn cho mua sắm máy móc thiết bị là 20638,1 nghìn USD và các khoản chi khác là 2369,68 nghìn USD. Ngoài ra công ty còn tự thiết kế chế tạo và lắp đặt các máy cán nhỏ 20000 tấn/năm để tạo thêm việc làm cho người lao động. Công ty cũng đã tận dụng, cải tạo, mở rộng và nâng cấp các thiết bị nhằm cạnh tranh về giá cả và công ty cũng luôn coi trọng khâu tiêu thụ, quản lý, đẩy mạnh tiếp thi bán hàng. Vì vậy, sản lượng, doanh thu tăng lên đáng kể trong các năm. Sản lượng và doanh thu của công ty qua các giai đoạn. Năm 1990 1996 1997 Sản lượng (Tấn) 57000 170000 175000 Doanh thu (Tỷ đồng) 118,6 880 920 Nhờ các hoạt động đầu tư nên sản lượng cũng như doanh thu hàng năm của công ty tăng lên rất nhanh. Nếu như vào năm 1990 công ty Gang thép Thái Nguyên mới chỉ sản xuất được 57000 tấn thì đến năm 1996 con số đó là 170000 tấn và doanh thu cũng đã tăng gấp 7 lần so với thời điểm năm 1990. Ngoài hoạt động sản xuất, công ty còn góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài tại Haỉi Phòng, Thanh Hoá để lắp đặt lò điện 6 tấn/mẻ, dây chuyền cán mini với vốn đầu tư bằng vốn tín dụng và tự bổ sung là 5570 triệu đồng. Như vậy, tổng vốn đầu tư đã được thực hiện cho đến năm 2000 khoảng 235620 triệu đồng chiếm 40,89% so với tổng vốn đầu tư của toàn Tổng công ty. Công ty thép Miền Nam. Thực hiện mục tiêu nâng sản lượng thép lên 500000 năm thì trong giai đoạn 1996-2000 công ty thép Miền Nam tiếp tục thi công lắp đặt các công trình chuyển tiếp từ giai đoạn 1991-1995 theo kế hoạch đầu tư chiều sâu các nhà máy đã trình các Bộ và Thủ tướng và các công trình đầu tư mới sau : - Các hạng mục chuyển tiếp: Nhà máy thép Biên Hoà: Mua và lắp đặt máy cán liên tục công suất 150000 tấn/năm sản xuất thép tròn, thép thanh và thép dây, đưa công suất nhà máy lên 200000 tấn/năm với tổng số vốn 63129 nghìn USD. Cũng trong năm 1996-1997 tại nhà máy thép Nhà Bè đã được đầu tư mua và lắp đặt máy cán liên tục công suất 120000 tấn/năm và máy đúc liên tục công suất 70000 tấn/năm đưa tổng công suất của cả nhà máy lên 140000 tấn/năm. Ngoài ra nhà máy hợp kim sắt Nhà Bè được lắp đặt máy cán mini công suất 30000 tấn/năm bằng thiết bị chế tạo trong nước, nhà máy thép Thủ Đức hoàn thiện máy đúc liên tục, máy cán liên tục đã lắp đặt công suất 140000 tấn/năm. - Các hạng mục mới đầu tư bằng vốn vay: Di chuyển và xây dựng mới nhà máy lưới thép Bình Tây ở Thủ Đức làm tăng sản lượng thép chế phẩm kim loại lên 40000-50000 tấn/năm vào năm 2005. Mua thiết bị công nghệ, áp dụng công nghệ tinh luyện ngoài lò. Mua thiết bị sản xuất trục cán. Như vậy, trong giai đoạn này, công ty thép Miền Nam đã thực hiện đầu tư chiều sâu nhằm mục đích tăng sản lượng với tổng số vốn là316602 triệu đồng trong đó vốn chuyển tiếp từ giai đoạn trước chuyển sang khoảng 219133 triệu đồng. Các nhà máy thép tại khu vực Đà Nẵng: Trong giai đoạn này, mục tiêu của các hoạt động đầu tư tại khu vực Đà Nẵng là nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản lượng thép cán lên 40000 tấn/năm, sản lượng thép thỏi lên 45000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư là 15 tỷ đồng. Đồng thời còn đầu tư xây dựng thêm một dây chuyền cán thép thanh công suất 2 vạn tấn/năm tại công ty Kim khí miền Trung với tổng vốn đầu tư là 9 tỷ đồng. Vốn đầu tư đã thực hiện trong giai đoạn 1996-2000 Triệu đồng Đơn vị Vốn đầu tư thực hiện Tỷ lệ(%) Gang thép Thái Nguyên 235620 40,89 Cong ty thép Miền Nam 316602 54,94 Công ty thép Đà Nẵng 15000 2,61 Công ty Kim khí miền Trung 9000 1,56 Tổng 576222 100 Qua bảng tổng kết trên cho ta thấy trong giai đoạn này, vốn đầu tư được tập trung chủ yếu cho khu vực miền Bắc và miền Nam còn miền Trung do thị trường còn nhỏ hẹp, nhu cầu chưa lớn(do có sự phát triển chậm hơn miền Bắc và miền Nam) thì số vốn đầu tư còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong giai đoạn này, hoạt động đầu tư chiều sâu phần lớn tập trung cho khâu đúc liên tục và cán thép nhằm tăng sản lượng thép cán đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Tuy nhiên một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất thép nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức đó là sẩn xuất phôi thép. Phôi thép là nguyên liệu để sản xuất ra thép thành phẩm tuy nhiên các nhà máy sản xuất phôi thép của Việt Nam sản xuất không đủ cung cấp cho quá trình sản xuất thép do vậy hàng năm ngành thép phải nhập khối lượng khá lớn phôi thép gây lãng phí một nguồn ngoại tệ lớn. Dẫn đến tình trạng như vậy một phần là do vốn đầu tư vào các nhà máy sản xuất phôi quá lớn, nguồn thép phế đã cạn và do chi phí sản xuất trong nước quá cao dẫn đến giá thành cao hơn so với phôi thép nhập khẩu. Tuy vậy, do đây là một khâu rất quan trọng nên trong tương lai cần có hướng đầu tư đúng đắn để chúng ta có thể sản xuất phôi trong nước đủ để cung cấp cho ngành thép từ đó tạo ra một ngành thép hiện đại, có thể bảo đảm được đầy đủ tất cả các khâu. Tuy vậy, trong giai đoạn này, các hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty đã thu được những thành công đáng kể. Năng lực sản xuất của toàn Tổng công ty tăng lên, sản lượng qua các năm ngày càng tăng qua đó góp phần làm tăng năng lực sản xuất, sản lượng của toàn ngành lên rõ rệt. Sản lượng thép của toàn ngành trong giai đoạn 1996-2000. Đơn vị : tấn Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Sản lượng 704760 883000 1052970 1302050 1626620 Qua bảng trên ta thấy, sản lượng thép trong toàn ngành cũng tăng lên nhanh chóng : năm 1997 tăng 25,3% so với 1996, năm 1998 tăng 19,3% so với năm 1997, năm 1999 tăng 23,6%, năm 2000 tăng 25% so với năm 1999. Như vậy tốc độ tăng sản lượng bình quân của toàn ngành trong giai đoạn nay là 23,3% đạt chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này, có sự đầu tư ồ ạt của các khu vực kinh tế khác ( khu vực tư nhân, 100% vốn nước ngoài…) làm tăng sản lượng một cách nhanh chóng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, các sản phẩm có chất lượng cao hơn, chủng loại mặt hàng ngày càng đa dạng. Do được đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại nên các doanh nghiệp mới này cũng nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và cho đến cuối năm 2000 thị phần của Tổng công ty thép Việt Nam chỉ còn chiếm 33 %. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành thép, nó tạo động lực thúc đẩy ngành thép đi lên. 2.2 Tình hình đầu tư trong các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Cho đến năm 1996, Tổng công ty thép Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tham gia góp vốn trong 13 liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có 12 liên doanh sản xuất và gia công chế biến thép. Trong giai đoạn này, Tổng công ty Thép Việt Nam đã góp vốn với các công ty nước ngoài tạo thành 3 liên doanh mới là: Trung tâm thương mại quốc tê(IBC) chuyên kinh doanh cho thuê văn phòng, khách sạn cửa hàng, công tygia công thép Vinanic chuyên cất thép lá từ cuộn cán nguội nặng 10 tấn dày 0,3-2,3 mm và cảng quốc tế Thị Vải. Công ty gia công thép Vinanic là công ty liên doanh giữa Tổng công ty thép Việt Nam và SMPC Metal; NISSHOEIWAI có thời hạn 20 năm trong đó VSC đóng góp 50% vốn(2934000 USD). Bên cạnh đó các thành viên của VSC cũng tham gia góp vốn liên doanh với các công ty của nước ngoài như : - Công ty Gang thép Thái Nguyên góp vốn với các công ty nước ngoài thành lập 2 liên doanh là Natsteel và Vinausteel từ giai đoạn 1991-1995 sang giai đoạn này tiếp tục đầu tư chuyển tiếp. - Công ty thép Miền Nam ngoài việc tiếp tục thực hiện đầu tư chuyển tiếp với các liên doanh từ các giai đoạn trước chuyển sang còn tham gia vào 3 liên doanh mới : công ty tôn Phương Namchuyên sản xuất tôn mạ kẽm, mạ màu dạng cuộn và rời bằng máy liên tục; Công ty Vingal Industries sản xuất ống mạ, tôn mạ với công suất 40000 tấn /năm; Công ty gia công dịch vụ Sài Gòn chuyên gia công va kinh doanh các sản phẩm thép. Mặc dù trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng xấu của các cuộc khủng hoảng trong khu vực nhưng trong giai đoạn này tổng số vốn đầu tư nước ngoài tăng so với giai đoạn trước. Tính đến cuối năm 1999, tổng số vốn đầu tư cho liên doanh của Tổng công ty thép Việt Nam là 150875735 USD tăng 10,4% so với giai đoạn 1991-1995. Tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam trong các liên doanh cũng ngày càng cao hơn. Không chỉ có Tổng công ty mà các đơn vị thành viên của Tổng côngty cũng tham gia vào liên doanh. Trước đây các đối tác liên doanh với Việt Nam chủ yếu là các công ty đến từ các nước trong khu vực châu á nhưng nay thì đã mở rộng hợp tác với các nước phát triển khác như Mĩ, úc . . . nhằm có thể tranh thủ được tiềm năng về tài chính cũng như khoa học công nghệ của các nước này. Các liên doanh ra đời được trang bị những máy móc thiết bị, những dây chuyền công nghệ hiện đại nhưng hầu hết các nhà máy lại chưa sử dụng hết công suất thiết kế gây lãng phí rất lớn về công nghệ. Công suất thực tế ở một số liên doanh Đơn vị sản xuất Công suất thiết kế (Tấn/năm) Công suất thực tế (Tấn/năm) % Công suất thực tế so với thiết kế VPS 200.000 170.000 85 VINAKYOEI 240.000 220.000 91,6 VINAUSTEEL 180.000 80.000 44 NATSTEELVINA 110.000 70.000 63,6 Cán thép Tây Đô 120.000 50.000 41,6 Qua bảng trên cho ta thấy hầu hết các liên doanh không phát huy hết công suất do vậy gây lãng phí lớn về công nghệ. Trong các liên doanh trên chỉ có Vinakyoei và VPS là đạt được hiệu quả về sử dụng công suất còn các liên doanh khác thì đạt được tỷ lệ rất thấp. Dẫn đến tình trạng như trên là do trong quá trình lập dự án đã không đánh giá hết các khía cạnh nghiên cứu về thị trường, nhu cầu tiêu thụ, thị hiếu với sản phẩm sản xuất ra do vậy sản phẩm sản xuất quá lớn so với mức cầu. 3. Giai đoạn 2000-2002. Giai đoạn 2000-2002 là những năm đầu của kế hoạch 5 năm(2001-2005) và chiến lược kinh tế xã hội của Đảng và các chương trình kinh tế, các mục tiêu phát triển cho đến năm 2002 đã đạt được những thành tựu quan trọng tác động tích cực đến sự tăng trưởng của các ngành kinh tế, tạo điều kiện cho các nguồn lực trong xã hội được huy động vào sản xuất. Giai đoạn này tuy chỉ có 2 năm nhưng nền kinh tế có dấu hiệu của sự phát triển mạnh, đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng đều tăng lên tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất trong tất cả các ngành . Cũng như nhiều ngành khác, ngành thép cũng chủ trương mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới sản xuất và tăng sản lượng các mặt hàng đang phải nhập khẩu để giảm bớt khối lượng hàng nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Trong giai đoạn này, năng lực sản xuất của Tổng công ty Thép Việt Nam được tăng cường do các dự án đầu tư chiều sâu, chiều rộng tại các đơn vị thành viên trong các giai đoạn trước đã cơ bản hoàn thành và phát huy hiệu quả. Năm 2002, thị trường thép Việt Nam có dấu hiệu phục hồi về giá. Mặc dù có sự điều chỉnh về chính sách thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước của các nước có sản lượng thép lớn như Trung Quốc, Mĩ nhưng sự phục hồi tại các khu vực khác và các sự cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất thép trên thế giới đã khiến cho nguồn hàng nhập khẩu vào Việt Nam trở nên khan hiếm, giá phôi thép nhập khẩu liên tục tăng cao, tỷ giá ngoại tệ biến động thấp. Những nhân tố trên có tác động không thuận lợi đến khu vực sản xuất. Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi trên, Tổng công ty Thép đã đề ra 5 giải pháp công tác lớn và tập trung chỉ đạo thực hiện đó là : - Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển. - Nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững thị phần kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Xắp xếp đổi mới doanh nghiệp. - Xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển ngành. Trong 5 nhiệm vụ trên thì công tác đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển được đặt lên hàng đầu. Quán triệt tư tưởng trên, Tổng công ty đã đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nhanh chóng phát triển ngành, các dự án được triển khai rộng khắp từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên. Hơn nữa do áp lực của việc gia nhập AFTA (Việt Nam mới chỉ gia nhập từng phần vào AFTA tức là vẫn được bảo hộ một số mặt hàng ) nên toàn ngành cũng như Tổng công ty cần có chiến lược phát triển nhanh chóng để có thể đứng vững khi hàng rào thuế quan hoàn toàn được phá bỏ, hàng hoá từ nước ngoài được nhập khẩu tự do Trong giai đoạn này toàn Tổng công ty đã thực hiện 59 dự án lớn nhỏ ở các mức độ khác nhau cụ thể là : Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 6 dự án thuộc nhóm A, B; thực hiện đầu tư 53 dự án( trong đó có 3 dự án nhóm A, 5 dự án nhóm B) và đã hoàn thành 26 dự án trong năm 2002. Số dự án được thực hiện trong giai đoạn này nhiều hơn hẳn các giai đoạn trước, tổng vốn đầu tư cũng lớn hơn nhiều lần ví dụ năm 2001 tổng vốn đầu tư đã lớn hơn tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn 1996-2000. Các dự án được thực hiện trong giai đoạn này đều là các dự án lớn, mang tính chiến lược phát triển của ngành như : 2 dự án nhà máy thép cán nóng, cán nguội Phú Mĩ, dự án nhà máy cán thép Tuyên Quang, dự án cải tạo và mở rộng công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn 1… có thời gian thực hiện dài. Tổng vốn đầu tư của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2001-2002. Đơn vị : triệu đồng. Năm 2001 2002 Chỉ tiêu Vốn Tỷ lệ % Vốn Tỷ lệ % Tổng 1.427.286 100 6.094.900 100 Vốn NSNN 13.395 0,94 10.328 0,17 Vốn vay 886.646 62,12 5.565.117 91,31 Vốn KHCB 50.241 3,52 52.132 0,86 Vốn khác 477.004 33,42 467.323 7,67 Như vậy trong giai đoạn này, vốn đầu tư lớn hơn các giai đoạn trước. Tổng đầu tư trong giai đoạn này là 7.522.186 triệu đồng trong khi tổng vốn đầu tư của giai đoạn 1996-2000 là 576.222 triệu đồng. Sự so sánh trên cho ta thấy tính chất quan trọng, chiến lược của giai đoạn này : phát triển toàn diện ngành thép, đưa ngành thép trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, hiện đại; trong tương lai, sản phẩm thép sẽ là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tổng vốn đầu tư được phân bổ cho các đơn vị thành viên của VSC cụ thể như sau : Tổng vốn đầu tư vào các đơn vị thành viên của VSC. Đơn vị : Triệu VNĐ STT Năm 2001 Năm 2002 1 Công ty Gang 810.373,92 545.873,50 Thép Thái Nguyên 2 Công ty Thép Miền Nam 18.576,00 2.141.264,00 3 Công ty Kim khí & 884,97 3.946,91 VT tổng hợp Mtrung 4 Công ty Kinh doanh 550,14 16.249,73 Thép & Thiết bị CN 5 Công ty Thép ĐNẵng 413.358,00 6 Công ty Kim khí 31.124,16 Thành phố HCM 7 Công ty Kim khí HP 368,03 8 Công ty KKhí HN 495.970,60 9 Công ty Vật liệu chịu 100.645,00 3.950,00 lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn 10 Công ty Kinh doanh 761,30 Thép và vật t HN 11 Công ty Cơ điện 1.458,60 599,05 Luyện kim Bắc Thái 12 Công ty Kim khí 273,00 Bắc Thái 13 Ban QL nhà máy thép 1.878.837,91 Cán nguội Phú Mỹ 14 Văn phòng Tổng 494.595,35  562.057,58 công ty Thép VN 15 Trường đào tạo nghề 539,90 cơ điện luyện kim Thái Nguyên Trong giai đoạn này, công tác đầu tư phát triển đã thực hiện tốt, tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ trong các năm tới. Các dự án trong giai đoạn này đều là các dự án có tính chất quan trọng, sản phẩm đều là các sản phẩm có chất lượng cao, thị trường tiêu thụ đang thiếu ví dụ như sản phẩm cán nguội, sản phẩm cán nóng. Nhìn chung trong giai đoạn này các dự án đều mang tính khả thi cao, được nghiên cứu kỹ càng trên mọi khía cạnh đặc biệt là khía cạnh thị trường. Các dự án trên đã và sẽ đưa ra thị trường các loại sản phẩm mà nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên mà sản xuất trong nước lại chưa đủ đáp ứng như các sản phẩm cán nóng, cán nguội, các sản phẩm dẹt... Các dự án trên khi đi vào hoạt động sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước với nước ngoài, góp phần đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Dưới đây là các dự án có tính chất quan trọng được đầu tư thực hiện vào năm 2002. Danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B năm 2002. Triệu đồng STT Tên dự án Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện năm 2002 1 Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ 1878910 110000 2 Nhà máy thép Phú Mỹ 2038500 137506 3 Dự án cải tạo, mở rộng giai đoạn I 694000 251439 4 Nhà máy cán thép 300.000 tấn/năm 469957 20962 5 Nhà máy cán thép 250.000 tấn/năm 401725 300 6 Nhà máy thép lá mạ kẽm, mạ màu phía Bắc 314000 300 7 Nhà máy thép lá mạ kẽm, mạ màu phía Nam 550000 400 8 Nhà máy gạch men 2 triệu m2/năm 94967 56497 9 Dự án cải tạo nhà máy thép Biên Hoà 51700 3552 Như vậy trong năm 2002, tổng vốn được thực hiện chỉ đạt 18% so với tổng vốn đầu tư và đạt được 34% kế hoạch vốn đăng ký. Tỷ lệ giải ngân vốn đạt thấp như vậy là do quá trình lập kế hoạch không sát, không lường hết các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư do vậy trong hầu hết các dự án đều phải dãn tiến độ giải ngân vốn sang năm 2003. Như vậy, trong giai đoạn này, do chiến lược đầu tư phát triển toàn diện ngành nên năng lực sản xuất của Tổng công ty đã tăng lên nhiều lần, chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần tiêu thụ, qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn ngành. Hai năm vừa qua các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu về lượng và giá trị của Tổng công ty đều vượt mức kế hoạch 10% trở lên và năm 2002 tăng bình quân so với năm 2001 khoảng 17%. Năm 2002, ước sản lượng thép cả nước sản xuất 2.182.000 tấn, trong đó Tổng công ty bao gồm cả liên doanh sản xuất 1.677.260 tấn chiếm khoảng 76,8%. Ước tổng tổng lượng thép tiêu thụ trên thị trường 2.093.000 tấn, trong đó Tổng công ty bao gồm cả liên doanh tham gia 1.645.000 tấn chiếm 78,6%. Hai năm qua cùng với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm, các đơn vị sản xuất đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao. Các chỉ tiêu kế hoạch như giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu sản xuất công nghiệp, sản lượng thép cán, lượng thép tiêu thụ, lợi nhuận, nộp ngân sách...đều thực hiện vượt kế hoạch 12% đến 15% và tăng bình quân khoảng 20%. Cho đến nay công tác chuẩn bị vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất tương đối tốt. Chủ động cân đối đủ phôi thép, thép phế, vật tư đảm bảo sản xuất ổn định, liên tục. Công tác thị trường đã được chú trọng. Nhiều đơn vị đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác tiếp thị, quảng cáo, tổ chức thêm nhiều chi nhánh, cửa hàng, khuyến mại. Các đơn vị không ngừng đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Kết luận. Nhìn chung trong giai đoạn 1991-2002, Tổng công ty thép Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần đưa ngành thép trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn có trình độ kỹ thuật cao. Với xuất phát điểm thấp, sản xuất cầm chừng, thị trường xuất khẩu không có, Nhà nước phải bảo hộ sản xuất nhưng trải qua hơn 10 năm phát triển, Tổng công ty thép Việt Nam đã có thể sản xuất được hàng triệu tấn mỗi năm, sản phẩm có chất lượng cao, cơ cấu mặt hàng đa dạng, được sản xuất từ những dây chuyền công nghệ hiện đại và bước đầu đã xuất khẩu ( tuy có khối lượng nhỏ ). Hơn nữa là một doanh nghiệp chủ chốt của ngành, Tổng công ty đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngành thép, tạo việc làm cho trên 2 vạn lao động trực tiếp, 4 vạn lao động gián tiếp, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và hàng năm đóng góp vào Ngân sánh Nhà nước một khoản đáng kể. V. Đánh giá hoạt động đầu tư trong Tổng công ty thép Việt Nam. Để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, người ta thường dùng mô hình Harrod- Domar để đo hiệu quả đầu tư: K Kt k = ắắắ = ắắắắ Y Yt+1 - Yt Trong đó: Kt: Mức gia tăng vốn đầu tư năm t. Yt: Sản lượng năm t. Yt+1: Sản lượng năm t +1. Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động đầu tư tại Tổng công ty thép Việt Nam là có nhiều dự án, đầu tư dàn trải, thời gian thực hiện dài( có khi đến 4-5 năm ) và hiệu quả đầu tư phải xét đến lâu dài do vậy ta khó có thể dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả để đánh giá trong từng dự án nên ta có thể định lượng hiệu quả đầu tư bằng hệ số hiệu quả như sau: Tổng doanh thu E = ắắắắắắắắắắ Tổng số vốn kinh doanh Hệ số E được tính theo từng năm và được tính bằng tỷ lệ doanh thu thu được chia cho tổng số vốn kinh doanh đã bỏ ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của VSC qua các năm. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn KD 1.295 1.312 1.337 1.358 1.381 1.401 1.426 Doanh thu 5.122 5.010 5.445 5.841 6.492 6.975 8.404 E 3,95 3,80 4,00 4,30 4,70 4,97 5,90 Như vậy qua các năm thì hệ số hiệu quả đã tăng dần lên và phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư đã tăng lên. Điều đó có thể thấy rõ : năm 1996 với số vốn 1295 000 triệu đồng thì doanh thu đạt 5122 tỷ đồng nhưng sang năm 2002 thì với số vốn kinh doanh là 1426000 triệu đồng thì doanh thu đạt tới 8404 tỷ đồng. Đó là do trong giai đoạn đầu 1991-1996 của 12 năm, Tổng công ty thực hiện chủ trương đầu tư thực hiện các dự án có khối lượng vốn ít, thời gian thực hiện ngắn nhằm nhanh chóng tăng sản lượng để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong nước nên đã mua những công nghệ kém hiện đại do vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng của sản phẩm thép trong các giai đoạn sau. Từ các giai đoạn sau trở đi do chủ trương đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nên đã đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp và áp dụng các công nghệ tiên tiến nên hiệu quả hoạt động đầu tư tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hệ số E vẫn chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vì : hệ số hiệu quả cho ta biết doanh thu thu được trên một đồng vốn kinh doanh nhưng tổng vốn kinh doanh bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định tạo nên tài sản cố định mà qua các năm thì tài sản cố định phát huy hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn như trong giai đoạn chiếm lĩnh thị trường thì lượng sản phẩm tiêu thụ thấp nên dây chuyền không được sử dụng hết công suất. Còn trong giai đoạn sản phẩm đang được ưa chuông thì công suất thực tế sử dụng lớn hơn so với giai đoạn trước. Như vậy qua các năm thì hệ số E lại khác nhau do nhiều yếu tố tác động cho nên hệ số hiệu quả theo từng năm chỉ phản ánh được một phần hiệu quả của hoạt động đầu tư. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển một cách chi tiết, chính xác người ta thường đánh giá theo từng dự án và dùng một hệ thống các chỉ tiêu là : NPV, NFV, T…. Về mặt xã hội , hoạt động đầu tư phát triển cũng mang lại hiệu quả cao : tạo việc làm cho hơn hai vạn lao động trực tiếp làm việc tại các công ty thành viên của VSC, nộp Ngân sách một khoản đáng kể. Trong năm 2002 mức lương thấp nhất trong tổng công ty là: 900.000 đ/người tháng, mức lương cao nhất thì đạt tới mức 3 triệu đồng/ ngườitháng. Trong năm 2001, toàn Tổng công ty nộp ngân sách nhà nước 25.211 triệu đồng và năm 2002 là 423.917 triệu đồng. Như vậy, hoạt động đầu tư đã tạo nên một diện mạo mới cho ngành thép Việt nam . Kết quả của đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, lắp đặt các thiết bị mới cho các nhà máy sản xuất trong nhiều năm qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các nhà máy sản xuất thép đã bắt đầu sản xuất đủ số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời do máy móc thiết bị mới được lắp đặt đã giúp cho việc sản xuất thép có hiệu quả hơn, giảm được tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, tiết kiệm được nguyên liệu nhờ sử dụng được loại thép phế thải. Cũng nhờ đổi mới công nghệ , đầu tư máy móc thiết bị không chỉ làm tăng khối lượng đơn thuần sản phẩm mà còn làm đa dạng hoá sản phâmr đáp ứng nhu cầu thị trường: từ chỗ chỉ sản xuất được các loại thường đến nay đã sản xuất được các loại thép khác: thép ống, thép hình, lá mạ… Đầu tư chiều sâu còn làm năng các nhà máy sản xuất tăng lên nhờ lắp đặt các máy cán liên tục, lò cao… VI. Những khó khăn trong hoạt động đầu tư. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành thép vẫn còn một số tồn tại như: chưa sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao, cơ cấu sản phẩm còn hạn hẹp do đó vẫn phải nhập khẩu một số loai như: thép tấm, thép cán nóng, thép hình cỡ lớn… Một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp, trình độ công nghệ còn thấp để có thể áp dụng có hiệu quả các dây chuyền công nghệ tiên tiến do đó mức sản xuất còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Mặt khác do nhu cầu vốn đầu tư cho ngành rất lớn nên trong giai đoạn đầu ngành thép thường chọn thiết bị đầu tư công suất nhỏ, với tính năng kĩ thuật thấp do đó khả năng đáp ứng về chất lượng, chủng loại còn hạn chế, sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực trong các giai đoạn sau ngay khi có sự bảo hộ của Nhà nước. Một vấn đề còn tồn tại nữa là chưa đáp ứng được phôi thép cho sản xuất trong nước( chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu ) do đó, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu một lượng phôi thép khá lớn để phục vụ cho sản xuất trong nước gây lãng phí một nguồn ngoại tệ lớn của đất nước. Nguyên nhân chính là do nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án sản xuất phôi quá lớn nên khâu này chưa được đầu tư một cách thoả đáng mà chỉ chú ý đến sản xuất thép cán và dịch vụ sau cán, do vậy gây cơ cấu đầu tư mất cân đối. . Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta tuy sẵn có với khối lượng lớn nhưng chúng ta lại không đủ điều kiện khai thác do cơ sở hạ tầng của các địa phương và toàn ngành còn thấp kém do vậy lĩnh vực này cần được đầu tư thích đáng để có thể khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên ( chất lượng tài nguyên cao, chi phí khai thác giảm). Chương III Phương hướng đầu tư phát triển và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2002-2010. I. Những căn cứ xác định phương hướng đầu tư. 1. Tình hình tài nguyên phục vụ ngành thép. a. Quặng sắt: Quặng sắt là nguyên liệu cho quá trình luyện ra gang thép, đây là loại khoáng sản có vị rí đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia vì nó có liên quan đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau. ở Việt nam, có trữ lượng quặng tiềm năng khoang 1,4 tỷ tấn trong trữ lượng thăm dò đạt 737 triệu tấn, trữ lượng có thể khai thác là 676 triệu tấn. Trong đó trữ lượng quặng sắt đã thăm dò có đến 70-80% quặng manhêtit và 20-30% quặng lômnit. Sự phân bố các mỏ quặng chủ yếu tập trung ở các vùng Thái Nguyên(47 triệu tấn), Cao Bằng (40 triệu tấn), Hà Giang ( 70 triệu tấn), Lào Cai( 315 triệu tấn), Hà Tĩnh (568 triệu tấn) riêng mỏ Thạch Khê của Hà Tĩnh đạt 544 triệu tấn. Với trữ lượng như trên thì tài nguyên quặng sắtcủa Việt Nam được coi là đáng kể với thế giới tuy nhiên do phần lớn các mỏ quặng sắt phân bố ở các vùng có cơ sở hạ tầng kém, trữ lượng mỏ có quy mô nhỏ và vừa, chất lượng quặng lại không cao nên việc khai thác và sử dụng gặp nhiều khó khăn. b. Than: Than là nhiên liệu chủ yếu sử dụng cho quá trình luyện gang thép. ở Việt Nam, tài nguyên than rất phong phú về chủng loại với trữ lượng rất lớn, có chất lượng cao và phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam rất thuận tiện cho việc khai thác và sản xuất tuy nhiên trữ lượng lớn hơn cả tập trung ở miền Bắc. Than nhiên liệu cực kỳ quan trọng được sử dụng trong ngành luyện kim nói chung và trong ngành thép nói riêng. Than mỡ là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong công nghệ luyện gang bằng lò cao, than atraxit thì không thể thiếu trong quá trình luyện kim phi cốc. Phần lớn than sử dụng được cung cấp chủ yếu từ các mỏ than thuộc Tổng công ty ngoài ra còn được cung cấp bởi các mỏ than thuộc ngành than. Phần lớn than của Việt nam là than antraxit với tổng khối lượng có thể khai thác khoảng 3,5 tỷ tấn. Với trữ lượng này thì nước ta được đánh giá là nước có tiềm năng lớn về than, có thể cung cấp cho tất cả các ngành kinh tế trong một thời gian nữa. Năm 1996, sản lượng than khai thác là 9 triệu tấn. Nhu cầu hàng năm đòi hỏi phải tăng sản lượng từ 2-3 triệu tấn/năm, do vậy hàng năm để khai thác cần đầu tư khoảng 2-3 triệu USD. Trong tương lai cần đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ khai thác để nâng cao sản lượng đạt mục tiêu 17triệu tấn/năm. c. Nguồn thép phế. Làm nguyên liệu cho quá trình luyện thép. Đây là nguồn tuy có khối lượng nhỏ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng : giúp tái chế lại các sản phẩm mới, bảo vệ môi trường ( vì các sản phẩm của thép có thời gian phân huỷ rất dài )…. Hơn nữa, nguồn thép phế có tác dụng bổ sung vào nguồn nguyên liệu cho quá trình luyện gang, thép làm giảm bớt sức ép cho nguồn tài nguyên. Hiện nay, nguồn trữ lượng thép phế trong nước rất nhỏ bé, thép phế từ trong chiến tranh đã cạn, thép phế từ sản xuất, từ trong sinh hoạt còn ít do đời sống của người dân còn thấp, cho nên khả năng thu gom rất hạn chế, bình quân chỉ thu gom được 300.000tấn/năm. Nếu tăng sản lượng phôi thép sản xuất bằng lò điện thì phải tìm nguồn nguyên liệu khác hoặc phải nhập khẩu thép phế. d. Dầu mỏ, khí thiên nhiên: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn năng lượng quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, đối với Việt Nam ngành này vẫn chưa được phát triển xứng đáng với tiềm năng ( Việt Nam là quốc gia nằm trong túi dầu Thái Bình Dương do đó có trữ lượng khai thác dồi dào ) do vậy cần phải tập trung cố gắng đến mức cao nhất có thể để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí thành một ngành kinh tế phát triển quan trọng của đất nước trong chiến lược phát triển kinh tế. Trữ lượng có thể khai thác trong nước ước đạt 250tỷ m3 được đánh giá là có trữ lượng lớn trong khu vực. Hiện nay dầu khí mới chỉ được khai thác ở phần Đông Nam trong khi các mỏ phân bố đều ở cả 3 miền Bắc Trung Nam do vậy trong thời gian tới đây cần có kế hoạch đầu tư khai thác nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Khí thiên nhiên cũng là một nhiên liệu quan trọng trong công nghệ Midrex. Khí thiên nhiên là phần bên trên của dầu mỏ ( trong giếng dầu ), do vậy khi khai thác dầu chúng ta phải đốt bỏ khối lượng rất lớn mà chưa thể xử lý được. Trong tương lai cần có các biện pháp, công nghệ để có thể thu hồi và sử dụng các loại khí này. e. Các nguyên liệu trợ dụng khác: Các nguyên liệu này có vai trò xúc tác thúc đẩy quá trình luyện gang thép diễn ra nhanh hơn, ngoài ra nó còn là điều kiện, môi trường cho quá trình luyện xảy ra tốt hơn, bổ sung những đặc tính tốt làm nâng cao chất lượng của các sản phẩm thép. Nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào đủ để thoả mãn nhu cầu sản xuất trong nước tuy nhiên một số vật liêu cao cấp như Ferro, gạch chịu lửa… sẽ phải nhập khẩu. 2. Dự báo các nhu cầu trong tương lai: Nhu cầu tiêu thụ của thị trường: Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu về thép cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế ngày càng cao đặc biệt là xây dựng và cơ khí chế tạo. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thép của thị trường ngày càng tăng cao cả về chủng loại sản phẩm, khối lượng và chất lượng sản phẩm. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép theo chủng loại sản phẩm Chủng loại Năm 2005 Năm 2010 Khối lượng (1000 tấn) Tỉ lệ Khối lượng (1000 tấn) Tỉ lệ 1. Tổng nhu cầu 3900 100% 6000 100% 2. Sản phẩm dài 2140 55% 3000 50% - Thép thanh tròn vằn 1050 27% 1500 25% -Thép dây cuộn 625 16% 780 13% -Thép hình 465 12% 720 12% 3.Sản phẩm dẹt 1767 45% 3000 50% - Thép tấm 270 7% 480 8% - Thép lá cán nóng 390 10% 780 13% - Thép lá cán nguội 350 9% 600 10% - Tôn mạ các loại 430 11% 660 11% - ống hàn, hình uốn 320 8% 480 8% b. Nhu cầu vốn đầu tư: - Trong 3 năm từ 2003-2005 dự kiến cần 1120 triệu USD. Trong đó dự kiến cần 300 triệu USD vốn đầu tư từ nước ngoài còn 820 triệu USD thì do Tổng công ty tự đầu tư ( vốn Ngân sách cấp, vốn tái đầu tư của VSC, vốn đi vay… ). - Thời kỳ 2006 - 2010 : dự kiến đầu tư tiếp 5 dự án trọng điểm, trọng tâm là nhà máy liên hợp và mỏ Thạch Khê, nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2010 là 2190 triệu USD, trong đó vốn đầu tư do tổng công ty và nhà nước thu xếp là 2610 triệu USD, còn lại là vốn liên doanh và các khu vực khác. Nếu tìm được đối tác mở rộng liên doanh thì có thể giảm bớt nguồn vốn . Tuy nhiên đây là lĩnh vực ít được các đối tác nước ngoài quan tâm do vốn lớn, hiệu quả đầu tư không cao, thời gian trả nợ dài .. .. Một giải pháp tốt nhất là Tổng công ty thép Việt Nam tự thu xếp vốn đầu tư đối với các dự án chưa có các đối tác liên doanh. Một trong những phương thức đó là vay vốn mua thiết bị trả chậm của nước ngoài. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2003-2010: Triệu USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 330 400 390 150 350 660 700 800 Tự đầu tư 230 300 290 150 350 660 700 800 Liên doanh 100 100 100 - - - - - Có thể thấy rằng, vốn đầu tư cho các liên doanh trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng nhỏ và các năm sau từ 2006 trở đi không còn khu vực này trong Tổng công ty ( đầu tư mới ) là do chính sách phát huy nội lực của Tổng công ty cũng như trong toàn ngành. c. Nhu cầu nhân lực: Tổng lao động trực tiếp trong tổng công ty Thép Việt nam hiện nay khoảng hơn 2 vạn lao động. Dự kiến đến năm 2010 tổng lao động trong toàn ngành cũng như tổng công ty sẽ không tăng vì số lao động tăng thêm ở các nhà máy mới hiện đại không lớn khoảng 8000 lao động sẽ cân bằng với số lao động cần tinh giảm ở các nhà máy cũ. Tuy nhiên số lao động được tuyển mới sẽ cần trình độ cao hơn chủ yếu là lao động trẻ đã được đào tạo chu đáo. Ngành thép hiện đại có đặc điểm trình độ tự động hoá cao, năng suất lao động rất cao, cần ít công nhân vận hành , cơ cấu lao động cũng biến đổi theo hướng cần nhiều kỹ sư và kỹ thuật viên. Cơ cấu lao động cần trong năm 2010. Công nhân chưa lành nghề: 2900 ( 37%) Công nhân lành nghề: 3600 (45%) Kỹ thuật viên: 1000 (14,5%) Kỹ sư: 460 (5%) Trên đại học : 40 (0,5%). d. Nhu cầu hạ tầng cơ sở: - Nhu cầu lưới điện: đến năm 2010 ngành thép có nhu cầu khoảng 2000 triệu Kwh cho sản xuất lò điện , cán thép, tráng mạ kim loại. Cần được cung cấp từ mạng điện quốc gia, đặc biệt là các nhà máy luyện thép bằng lò điện, hồ quang có dung lượng tiêu thụ diện rất lớn. - Nhu cầu nước công nghiệp: trong năm 2003 sẽ cần khoảng 13 triệu m3, được cấp từ hệ thống cấp nước của các dịa phương. - Nhu cầu vận tải: nhu cầu nhập khẩu quặng sắt, phôi thép, thép phế, vật liệu phụ .. của ngành thép rất lớn, đến năm 2010 dự kiến hàng nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn/năm. Các nhà máy thép phần lớn đặt ở ven biển gần các cảng nước sâu đã được nhà nước thông qua quy hoạch tổng thể trong đó sẽ xây dựng mới 3 cảng chuyên dụng. Ngoài ra để phục vụ mỏ Quý Xa, Nhà nước cần có kế hoạch sớm đầu tư cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, nâng năng lực thông qua ít nhất 2-3 triệu tấn/năm. e. Nhu cầu máy móc thiết bị. Trong giai đoạn này, các dự án đầu tư mới phần lớn sử dụng các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, chưa từng có ở Việt Nam. Trong khi đó, khả năng sản xuất các máy móc thiết bị ở trong nước gặp nhiều khó khăn ( rất khó thực hiện ) nên hướng chủ yếu sẽ là nhập khẩu các dây chuyền công nghệ của nước ngoài, chú trọng mua thiết bị của các nước G7 để đảm bảo chất lượng cao, sức cạnh tranh lâu dài, điều kiện vay vốn và chuyển giao công nghệ được thuận lợi hơn. II. Phương hướng đầu tư phát triển và các mục tiêu cho đến năm 2010. Căn cứ vào định hướng phát triển mà bộ chính trị đề ra cho ngành thép và Tổng công ty thép Việt Nam ( giữ vai trò chủ đạo trong ngành), ngành thép và Tổng công ty thép Việt Nam đã đề ra một số định hướng và mục tiêu phấn đấu dến năm 2010 như sau: Thứ nhất: Phát triển nhanh ngành thép Việt nam, từng bước hiện đại hoá, tiến lên sản xuất lớn và có công nghệ khép kín hàon chỉnh, đồng bộ từ khâu hạ nguồn đến khâu thượng nguồn để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất nước. Thứ hai: Mở rộng mặt hàng sản xuất, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước. Thứ ba: Trước mắt ưu tiên phát triển các nhà máy cán thép tấm đồng thời đẩy mạnh sản xuất phôi thép vuông bằng lò điện để thay thế phần lớn phôi thép nhập khẩu( dùng nguyên liệu thép phế, thép xốp). Thứ tư: Phấn đấu đến năm 2010 có sản lượng thép thô khoảng 2 triệu tấn/năm và thép cán khoảng 4,5 triệu tấn/năm với mặt hàng tương đối đầy đủ các chủng loại, quy cách và thép chất lượng cao. Thứ năm: chuyển sang lĩnh vực vay vốn tự đầu tư là chủ yếu, ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngoài các dự án đầu tư khâu thượng nguồn và sản xuất nguyên liệu( khai thác mỏ, sản xuất sắt xốp, phá dỡ tầu cũ…). Thứ sáu: xậy dựng VSC thành tập đoàn kinh tế vững mạnh của nhà nước, đủ giữ vai trò chủ đạo trong toàn ngành. Thứ bảy: đẩy mạnh hiện đại hoá sản xuất thép, nhập và sử dụng các thiết bị hiện đại có áp dụng công nghệ tiên tiến, tự động hoá cao, công suất tương đối lớn. Thứ tám: chú trọng phát triển sản xuất thép chất lượng cao trong các nhà máy hiện có, tiến tới xây dựng nhà máy thép đặc biệt để phục vụ cơ khí và quốc phòng. Từ những định hướng trên, Tổng công ty cụ thể hoá thành các mục tiêu sau : 1. Về sản lượng: Phấn đấu đến năm 2010 tự túc được 55 - 60% nhu cầu phôi thép. Về cán thép thông dụng các loại phấn đấu đáp ứng được 85-90% nhu cầu xã hội vào năm 2010. 2. Về chủng loại sản phẩm: Năm 2010 đáp ứng nhu cầu cơ bản của nền kinh tế với những chủng loại sản phẩm và quy cách sản phẩm thông dụng nhất. Sau năm 2010 sẽ cung cấp cho thị trường các sản phẩm cán ống. Riêng về thép chế tạo cơ khí, thép đặc biệt cho quốc phòng : sẽ tập trung phát triển một số chủng loại có nhu cầu tương đối lớn và ổn định, động thời, đồng thời nhập khẩu các loại khác trong nước chưa sản xuất được. 3. Về trình độ công nghệ sản xuất: Phấn đấu đến năm 2010 trình độ sản xuất chung của ngành đạt mức tiến trong khu vựcvới thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả. 4. Về đảm bảo tài nguyên: Cuối kỳ kế hoạch 2001-2005 bắt đầu xây dựng triển khai mỏ sắt Quý Xa để cung cấp quặng cho nhà máy Gang thép Thái Nguyênmở rộng đợt 2. Phấn đấu trước năm 2010 khởi công xây dựng mỏ sắt Thạch Khê để cung cấp quặng sắt cho nhà máy thép liên hợp khép kín quy mô lớn đi vào hoạt động vào năm 2014-2015. 5. Về thị trường: Mục tiêu chính về thị trường mà ngành thép phải đạt là từng bước thay thế hàng nhập khẩu, chiếm lĩnh thị trường trong nước về các loại thép thông dụng đồng thời chú trọng xuất khẩu( trước hết là Lào và Campuchia). 6. Phấn đấu phát triển Tổng công ty thép Việt Nam thực sự trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo trong ngành thép, nắm giữ phần lớn cơ sở vật chất, thị trường tiêu thụ trong nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư vào sản xuất thép, đảm bảo bình ổn thị trường. 7. Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng hiệu quả của các nguồn ngoại lực ( trước hết là vốn và công nghệ ) trong đó nội lực là cơ bản, là quan trọng. Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập. Tự chủ nhưng không có nghĩa là bỏ qua các cơ hội có được nhờ xu thế hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành. 8. Phát triển cân đối giữa luyện thép, cán thép, gia công và khâu sản xuất phôi thép tiến tới cơ bản đáp ứng được nguồn phôi cho sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu. III Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư. 1. Các giải pháp về phía Chính phủ: 1.1 Cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư cũng như quyết định đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Môi trường đầu tư có thông thoáng thì mới có thể hấp dẫn các nhà đầu tư qua đó thu hút thêm vốn, công nghệ tham gia sản xuất thúc đẩy ngành phát triển. Do đặc điểm của ngành thép là ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, khối lượng vốn đầu tư lớn, độ mạo hiểm cao, thời gian thu hồi vốn dài nên Nhà nước càng phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư để họ có thể yên tâm với đồng vốn bỏ ra. 1.2 Chính sách phát triển công nghiệp: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia, đó là ngành trung tâm của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của tất cảc các nước trên thế giới. Trong lịch sử kinh tế thế giới, mỗi một quốc gia muốn phát triển mạnh thì luôn phải phát triển ngành công nghiệp trước vì ngành công nghiệp đóng vai trò hiện đại hoá các ngành sản xuất khác chẳng hạn : sản xuất các máy móc chuyên dụng, các dây chuyền sản xuất mới làm tăng năng suất ở các ngành khác, sản xuất ô tô, xe máy… Trong cơ cấu của nên kinh tế phát triển, giá trị sản lượng của ngành này luôn chiếm 30-50% sản lượng của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp đảm bảo sự ổn định và vững chắc của nền kinh tế. Để định hướng phát triển ngành công nghiệp Nhà nước không chỉ cần xem xét những dự báo ngắn hạn mà còn phải dựa trên nhưng dự báo dài hạn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là ngành thép có vai trò quan trọng là ngành cơ sở của ngành công nghiệp khác, nó liên quan đến nhiều ngành sản xuất khác cho nên cần có chiến lược phát triển dài hạn nhằm từng bước thúc đẩy sự phát triển của ngành này qua đó kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Ngoài ra Nhà nước phải có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cảng biển, giao thông, những nhà máy xử lý rác thải và cung cấp năng lượng cho các công trình thép lớn làm giảm bớt nhu cầu vốn đầu tư, giảm bớt giá thành sản phẩm. 1.3 Chính sách về tài chính và tiền tệ: Chính sách này có tác động không nhỏ đến quá trình sản xuất thép cũng như tiêu thụ thép. Chẳng hạn như một sự biến động về tỷ giá của đồng nội tệ với ngoại tệ làm thay đổi giá phôi thép nhập khẩu qua đó làm giảm giá phôi thép nhập khẩu dẫn đến các dự án sản xuất phôi thép sẽ không khả thi vì sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu do vậy sữ không cạnh tranh được. Với tầm quan trọng như vậy nên Nhà nước phải có chính sách ưu tiên cho ngành thép để có thể đầu tư cho công trình lớn. - Nhà nước cấp vốn cho các dự án đầu tư - Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các dự án thông qua quỹ hỗ trợ phát triển. - Cho phép được dùng giá trị sử dụng đất để góp vốn pháp địnhvà thu hồi vốn khi liên doanh có lãi còn trong thời gian chưa trả được nợ cho Nhà nước thì phải chịu số thuế như thuế vốn. - Cho phép toàn quyền sử dụng khấu hao cơ bản, được phép trích khấu hao nhanh với các dự án thời gian thực hiện ngắn, có thể thu hồi vốn nhanh mà vẫn đảm bảo có lãi. - Sử dụng lãi suất ưu tiên cho các dự án có khối lượng vốn đầu tư lớn. 1.4 Chính sách thuế: Thuế là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm do thuế được tính trực tiếp vao giá thành của sản phẩm. Do vậy đây là công cụ để Nhà nước bảo hộ những ngành sản xuất trong nước còn non kém trước sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu. Ngành thép Việt Nam mới thực sự phát triển từ hơn 10 năm qua do vậy vẫn còn lạc hậu nhiều so với các nước trong khu vực năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn thấp nếu như không có sự bảo hộ của Nhà nước thì sẽ không thể đứng vững do đó Nhà nước cần phải có chính sách thuế hợp lí, có hiệu lực nhằm giúp ngành thép phát triển và bảo hộ ngành thép trước sự cạnh tranh của nước ngoài. - Giảm thuế lợi tức 50% cho đến khi công trình trả hết nợ - Giảm thuế doanh thu trong những năm đầu khi sản xuất chưa có lãi. - Đánh thuế những sản phẩm nhập khẩu mà trong nước đã sản xuất được nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Với những sản phẩm trong nước đã sản xuất đủ đáp ứng thì Nhà nước nên cấm nhập khẩu. 2. Các giải pháp về phía tổng công ty: 2.1 Về vốn đầu tư: - Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn nhưng vốn đầu tư từ lợi nhuận để lại sẽ là nguồn cơ bản trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước( vốn từ ngân sách, vốn hỗ trợ phát triển), vốn vay, vốn từ các tổ chức phi chính phủ khác . - Có thể huy động và thu hút tối đa vốn từ nước ngoài, đề nghị Nhà nước đứng ra bảo lãnhvà cho phép thế chấp tài sản để được vay vốn đầu tư mặt khác đề nghị Nhà nước tạo điều kiện cho Tổng công ty được huy động vốn dưới nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, huy động vốn cổ phần, tạo điều kiện được tăng vốn tích luỹ nội bộ bằng chính sách để lại khấu hao cơ bản, lợi nhuận trước thuế để tái đầu tư. - Vốn pháp định thành lập các liên doanh sẽ xin vay các ngân hàng trong nước hoặc xin Nhà nước cho phép góp bằng giá trị quyền sử dụng đất trong một số năm. 2.2 Giải pháp về thị trường: - Trong vòng 10 năm tới sẽ chú trọng trước hết là thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu đồng thời từng bước vươn ra thị trường nước ngoài bắt đầu từ các nước trong khu vực. - Chỉ đầu tư khi có thị trường chắc chắn và nhu cầu lớn hơn công suất dự kiến. - Chọn các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đang có nhu cầu cấp bách, mở rộng cơ cấu mặt hàng. - Thiết lập hệ thống tiêu thụ rộng khắp tạo điều kiện cho việc tiêu thụ dễ dàng. - Từng bước tìm thị trường nước ngoài để cân đối ngoại tệ. - Khi các nhà máy mới đi vào sản xuất thì phải coi xuất khẩu là nội dung quan trọng của chiến lược thị trường. 2.3 Giải pháp về công nghệ và mua sắm máy móc thiết bị: - Để tránh đầu tư tràn lan Tổng công ty chỉ đổi mới công nghệ ở các cơ sở có khả năng cạnh tranh trong tương lai, trình độ công nghệ ở mức hiện đại so với các doanh nghiệp ở ngoài Tổng công ty và ở trình độ tiên tiến so với khu vực. Mục đích là để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường. - Ưu tiên đấu thầu mua các thiết bị trong nước đã sản xuất được đạt yêu cầu kỹ thuật của dự án. - Đảm bảo các thiết bị đồng bộ hiện đại đạt trình độ chung của thế giới, giá cả hợp lý, kèm theo chuyển giao công nghệ đầy đủ, dễ nắm bắt sử dụng. - Có thể nhập khẩu một số thiết bị đã qua sử dụng theo đúng quy định của bộ Khoa học và môi trường để tiết kiệm vốn đầu tư song vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường. 2.4 Giải pháp về hội nhập quốc tế: Từ năm 2006 Việt Nam sẽ gia nhập đầy đủ vào AFTA (tức là không còn các điều kiện ưu đãi như hiện nay) tiếp đó là gia nhập WTO, vì vậy sức ép cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu là rất lớn. Muốn tồn tại và phát triển ngành thép nói chung và Tổng công ty thép nói riêng cần gấp rút đưa ra và áp dụng các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường trong nước. - áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, thực hiện lộ trình giảm thuế để có sự thích nghi dần dần. - Đối với các nhà máy mới xây dựng phải đạt năng suất cao trình độ công nghệ tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Sắp xếp lại hoặc chuyển hướng các cơ sở kém hiệu quả, đình hoãn triển khai các dự án nếu chưa đủ sức cạnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hậu so với các nước trong khu vực. - Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ học hỏi về những tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của các nước phát triển. 2.5 Giải pháp về xây dựng: Trừ các dự án đầu tư chiều sâu, còn lại các dự án mới có quy mô lớn sẽ áp dụng hình thức xây dựng qua đấu thầu tư vấn thiết kế, đấu thầu xây lắp. Cấu kiện và vật liệu xây dựng chủ yếu sẽ do trong nước cung cấp. 2.6 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực: - Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân kỹ thuật của Tổng công ty. Ngoài ra, phải coi trọng hình thức đưa đi đào tạo, kèm cặp ở nước ngoài, mời chuyên gia đào tạo bổ túc tại nhà máy nhằm nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, có thể sử dụng được các máy móc thiết bị hiện đại. - Ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo có bài bản, có chuyên môn cao để phục vụ cho ngành thép. Tóm lại, để có sự phát triển bền vững thì cần có sự nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp, ngoài ra cần có sự phối hợp giúp đỡ của các ngành các cấp trong mọi mặt nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Sự giúp đỡ này không phải là tạm thời, là chung chung mà cần có sự phối kết hợp, có sự cụ thể hoá trong từng giai đoạn của sự phát triển. Kết luận Qua quá trình phân tích đánh giá tình hình đầu tư ngành thép trong những năm qua và các giải pháp định hướng đầu tư đến năm 2010 ta thấy: ngành thép là ngành không thể thiếu được trong nền kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay bởi nó là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển . Trong giai đoạn 1991-2002, toàn ngành nói chung và Tổng công ty thép nói riêng đã có những bước phát triển quan trọng làm tiền đề cho các giai đoạn sau. Tuy nhiên để có được một ngành kỹ thuật cao thực sự phát triển là điều không dễ dàng. Việc xác định đúng phương hướng mục đích bước đi cho ngành trong từng giai đoạn sao cho phù hợp là điều rất quan trọng. Chúng ta phải có những bước đi cho riêng mình, không thể áp dụng máy móc bất kỳ một mô hình kinh tế nào vì mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên , địa lý khác nhau, phong tục tôn giáo của mỗi nước khác nhau, chúng ta chỉ có thể học hỏi những kinh nghiệm thực tế để có thể áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện thực tế Việt nam. MụC lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29712.doc
Tài liệu liên quan