Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội đã không ngừng tạo dựng cho mình một thương hiệu để đứng vững trên thị trường Đầu tư xây lắp. Thành quả đã cho thấy đó chính là tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước, nộp cho ngân sách nhiều tỷ đồng. Đi từ doanh nghiệp hạng III lên Doanh nghiệp hạng I, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng III. Đã góp một phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế và công cuộc xây dựng Đất nước.
53 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư tại Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về kế hoạch này.
+ Theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty chỉ đạo các Ban quản lý dự án soạn thảo các hợp đồng về mua bán: Nhà đất có hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở
giá thống nhất trong Ban Giám đốc Công ty hoặc được Hội đồng quản trị định giá công ty lập tại phương án kinh doanh của dự án.
+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty về hoạt động của các Ban quản lý dự án trong: Quản lý quy hoạch,
quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản…đối với chủ đầu tư thứ phát. Đề nghị Giám đốc xác nhận các thủ tục pháp lý về quyền sở hữu công trình, sở hữu đất có hạ tầng kỹ thuật thuộc phân cấp quản lý của công ty.
+ Tổng hợp báo cáo và báo cáo trước Giám đốc Công ty, Hội đồng quản trị Công ty, Tổng Công ty về các hoạt động dự án được giao.
+ Chịu trách nhiệm soạn thảo và ra các văn bản có liên quan đến việc quản lý dự án, lưu giữ hồ sơ số liệu các dự án tham gia quản lý theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000.
- Quản lý đầu tư kinh doanh nhà và đô thị:
+ Khai thác, lập dự án, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Thành phố, Tổng Công ty và Công ty.
+ Khai thác, lập phương án kinh doanh nhà.
+ Chỉ đạo tư vấn về đất và nhà ở.
+ Chỉ đạo thực hiện tư vấn xây dựng và giám sát thi công xây dựng dân dụng.
+ Chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng.
+ Khai thác và tư vấn quản lý đô thị và chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.
+ Lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch Công ty và Tổng Công ty giao.
Tổng hợp báo cáo hoạt động về kế hoạch Đầu tư kinh doanh nhà và Quản lý Đô thị báo cáo Giám đốc Công ty theo định kỳ hoặc thường xuyên.
+ Chịu trách nhiệm soạn thảo và ra các văn bản liên quan đến công tác đầu tư kinh doanh nhà và quản lý Đô thị.
Ngoài ra được uỷ quyền của giám đốc tham gia các hội nghị, hội thảo, giao ban các cấp hoặc điều hành Công ty khi giám đốc yêu cầu.
Được Giám đốc Công ty uỷ quyền điều hành hoạt động của Công ty khi Giám đốc Công ty đi vắng 3 ngày trở lên.
b3. Phó giám đốc Phụ trách nội chính:
Được Ban Giám đốc phân công giúp giám đốc Công ty quản lý Nhà nước về mặt hoạt động nội chính trong Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, HĐQT Công ty và liên đới chịu trách nhiệm trước Nhà nước, UBND Thành phố, Tổng Công ty về các việc mà mình phụ trách.
* Trách nhiệm và quyền hạn:
- Về quản lý Nhà nước quản lý hành chính:
+ Xây dựng và chỉ đạo các Phòng quản lý chức năng, trưởng các đơn vị trực thuộc thực hiện theo đúng quy chế Quản lý hành chính và các quy định nội bộ của Công ty .
+ Chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo tinh thần điều lệ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh phát tiển nhà và Đô thị Hà nội.
+ Chịu trách nhiệm về quản lý:
Lực lượng cán bộ công nhân viên trong giờ làm việc
Toàn bộ cơ sở vật chất như vật tư, thiết bị, nhà cửa, kho tàng, ô tô, máy văn phòng.
Trật tự an ninh, nội vụ trong và ngoài công ty.
An toàn lao động trong công ty và ngoài công trường.
Quản lý về giao tiếp đối nội, đối ngoại….
Về phòng chống thiên tai, cháy nổ khi xảy ra.
Bảo đảm mọi quyền lợi và nghĩa vụ của CBCNV.
- Về quản lý tài chính nội bộ:
+ Tham gia quản lý tài chính của Công ty trong các lĩnh vực: Chi phí hội nghị, Hội thảo, giao ban, phát động các phong trào…Chi phí nghỉ chế độ, dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ, tham quan nghỉ mát, nghỉ phép và các ngày lễ tết,…Chi phí trong thi đua khen thưởng, Đề xuất quyết định các chi phí sửa chữa lớn: như trụ sở công ty, sân vườn, nhà gara ôtô, xe máy, đường đi nội bộ…. Thay thế phụ tùng ôtô và sửa chữa nhỏ.
+ Mua sắm vật tư văn phòng và thiết bị văn phòng trang bị phục vụ công tác quản lý, SXKD của Công ty.
- Tổng hợp báo cáo và báo cáo Giám đốc Công ty định kỳ về biến động nội vụ, tài sản thiết bị của Công ty.
- Thừa uỷ quyền của Giám đốc Công ty tham gia các buổi giao ban, hội nghị, hội thảo các cấp…khi Giám đốc Công ty yêu cầu.
* Ban Giám đốc Công ty là một khối thống nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty có quan hệ mật thiết với Ban chấp Hành Đảng Uỷ, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành đoàn thanh niên.
Công ty cổ phần Kinh doanh Phát triền nhà và Đô thị Hà nội là thành viên của Tổng Công ty đầu tư và Phát triển Nhà Hà hội. Do đó công ty chịu sự hướng dẫn và kiểm tra về mặt nghiệp vụ của các Phòng, Ban của Tổng Công ty. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính theo quy định tại luật Danh nghiệp song không chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Tổng Công ty.
3.4. Quy chế hoạt động của các phòng ban chức năng.
a. Phòng hành chính - quản trị:
Trưởng phòng
* Sơ đồ tổ chức:
Phụ trách công tác
HC-QT
Văn thư
Tạp vụ
Bảo vệ
Nhà ăn
Lái xe
Y tế
* Chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng:
+ Tham mưu giúp giám đốc công ty theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động chung, hoạt động hành chính, kinh tế – xã hội của toàn Công ty và các đơn vị trực thuộc theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần, theo đúng pháp luật và thủ tục hành chính Nhà nước.
- Nhiệm vụ:
+ Theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động Hành chính và sản xuất kinh doanh, kinh tế – xã hội ở các đơn vị, phòng, ban trực thuộc Công ty. Báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo để có chủ trương chỉ đạo quản lý, kiểm tra đôn đốc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chỉ thị, nghị quyết của Thành phố, Tổng Công ty, Công ty đến các đơn vị thành viên.
+ Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy định của công ty.
+ Phối hợp với các phòng, ban thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện hệ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISo 9001-2000 mà công ty đã xây dựng.
+ Quản lý con đấu của cơ quan (kể cả dấu chức danh), đồng thời với việc giải quyết các thủ tục hành chính pháp lý và sử dụng con dấu.
+ Đặt tiếp nhận bao, tạp chí và các loại công văn, giấy tờ đến cơ quan sau đó phân loại, vào sổ trình lãnh đạo và chuyển giao theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty.
+ Quản lý hồ sơ lưu trữ theo số danh mục dễ tìm; xây dựng quy chế quản lý, vận hành máy văn phòng: Máy tính, máy in, máy photocopy, máy fax, điện thoại.
+ Trực tiếp làm việc với lãnh đạo lập và thông báo kế hoạch hàng tuần của toàn Công ty.
+ Mua sắm vật tư, trang thiết bị văn phòng theo kế hoạch được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt.
+ Theo dõi phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc tổ chức phát động sơ kết các đợt thi đua, khen thưởng kịp thời. Đề xuất với Giám đốc các biện pháp xem xét, sử lý các vụ việc vi phạm kỷ luật.
+ Phối hợp với các phòng, ban theo dõi công tác an toàn lao động, an ninh trật tự, lập biên bản sử lý các vụ việc vi phạm và đề ra quy chế sử lý.
* Công tác quản trị:
+ Bố trí, sắp xếp hợp lý phòng làm việc của các Phòng, Ban trong công ty.
+ Quản lý, điểu hành đội xe, điều động xe đúng quy chế.
+ Lập kế hoạch duy tu, bảo trì bảo dưỡng và phối hợp với các phòng liên quan để bảo đảm có xe thường xuyên phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh và ngoại giao.
+ Tham gia quản lý tài sản tại chỗ cho cơ quan: Phòng có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nhà nước, quán triệt tới từng thành viên trong tổ bảo vệ, nghiên cứu đề xuất phương án bảo vệ tài sản, phòng chống cháy nổ và các tệ nạn xã hội khác.
* Công tác phục vụ:
+ Phục vụ hội nghị, hội thảo theo lịch, dọn dẹp hội trường, phòng họp.
+ Phục vụ ăn uống, điện nước.
+ Lễ tân, tiếp khách, giao dịch tạp vụ, vệ sinh môi trường, cờ hoa khẩu hiệu…..
b. Phòng kế hoạch tổng hợp:
* Sơ đồ phòng kế hoạch tổng hợp:
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Chuyên viên 6
Chuyên viên 5
Chuyên viên 4
Chuyên viên 3
Chuyên viên 2
Chuyên viên 1
* Chức năng:
+ Tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
+ Lập kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra thực hiện, tổng hợp đánh giá kết qủa thực hiện, căn cứ vào nghị quyết về sản xuất kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông và các văn bản điều hành của Giám đốc Công ty.
+ Quản lý thực hiện đầu tư dự án, công trình xây lắp về chất lượng, kỹ thuật xây lắp.
+ Đầu tư và quản lý công nghệ.
* Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, lãnh đạo Công ty, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những nhiệm vụ được giao sau:
- Về kế hoạch:
+ Định hướng lập kế hoạch đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với tất cả các dự án, công trình do công ty làm chủ đầu tư.
+ Tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, đánh giá hiệu qủa thực hiện kế hoạch.
+Đề xuất, điều chỉnh bổ sung các nguồn lực và cơ sở pháp lý cho Ban Giám đốc Công ty để chỉ đạo thực hiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể của Công ty và tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng của Công ty.
+ Chuẩn bị hồ sơ giao các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc.
+ Cấp phát hồ sơ năng lực công ty.
+ Lập và phê duyệt kế hoạch đầu tư, áp dụng công nghệ mới.
+ Tổng hợp, kiểm tra hồ sơ quyết toán đầu tư xây lắp và hoạt động sau dự án đã đầu tư.
+ Hoạt động tư vấn và dịch vụ.
+ Lập và phổ biến các quy trình, quy phạm mới.
- Quản lý hoạt đọng xây lắp:
+ Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị trực thuộc trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh trên cơ sở mục tiêu kế hoạch của Công ty và khả năng thực hiện của các đơn vị.
+ Xây dựng và áp dụng các quy định quản lý chất lượng công trình xây lắp phù hợp với quy định quản lý của Nhà nước và từng giai đoạn phát triển của Công ty.
+ Lập hồ sơ giao thầu, đấu thầu công trình xây lắp thuộc Công ty làm chủ đầu tư.
+ Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra tiến độ, chất lượng, kỹ thuật thi công công trình.
+ Trang thiết bị thi công, ứng dụng công nghệ mới trong thi công.
+ Tổng hợp kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức thi công xây lắp.
+ Nghiệm thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng… thực hiện đầu tư.
- Quản lý vật tư, thiết bị:
+ Lập kế hoạch đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ theo tốc độ phát triển của Công ty.
+ Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức kiểm tra định kỳ đánh giá lại chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị mà công ty có. Báo cáo và đề xuất kiến nghị kịp thời các tình huống phát sinh.
+ Các Phòng, Ban đơn vị trực thuộc có nhu cầu đầu tư tài sản cố định phải có ý kiến bằng văn bản của Trưởng phòng kế hoạch Tổng hợp xác nhận tài sản đó cần thiết phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của công việc và tiến độ kế hoạch trực tiếp hoặc đột xuất do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc Giám đốc giao. Phối hợp với các Phòng, Ban chức năng thẩm định phương án đầu tư, phương án kinh doanh và kiểm tra, đánh giá hiệu qủa đầu tư, kinh doanh của Công ty. Báo cáo thường xuyên và định kỳ với các cấp theo yêu cầu và các quy định hiện hành
c. Phòng tài chính kế toán:
* Sơ đồ tổ chức hoạt động:
Trưởng phòng
Phó phòng Tổng hợp BCTC
NV 5
Thủ quỹ công ty, kiêm thủ quỹ từ 1đến 2 dự án, kiêm văn thư, lưu trữ công văn đi đến…
NV 4
Kế toán các dự án, lập và theo dõi thực hiện các báo cáo quản trị
NV 3
KT doanh thu, KT thuế, KT vật tư, KT kinh phí CT, theo dõi 2 đến 3 đơn vị trực thuộc
NV 2
Kế toán NH,TSCĐ kế toán 2 đến 3 DA, theo dõi 2 đến 3 đơn vị trực thuộc
NV 1
Kế toán quỹ TM, KT công nợ, KT1 đến 2 DA, theo dõi 2 đến 3 đơn vị trực thuộc
* Chức năng: Tham mưu giúp giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính của Công ty gồm:
+ Quản lý vốn và sử dụng vốn
+ Quản lý tài sản, sử dụng tài sản.
+ Quản lý doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Quản lý sử dụng và phân phối lợi nhuận.
+ Lập, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán.
+ Theo dõi kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế trong toàn Công ty với Nhà nước.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Pháp luật Nhà nước về công tác quản lý của mình.
* Nhiệm vụ:
- Quản lý vốn và sử dụng vốn điều lệ công ty:
+ Thường xuyên cập nhật và báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty về biến động của vốn: tăng, giảm…Đồng thời đề xuất, tham mưu, xử lý tình huống quản lý vốn và điều chỉnh vốn cho phù hợp với quá trình phát triển của Công ty trong từng thời kỳ.
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý, sử dụng vốn nhà nước giao, các loại vốn khác, các quỹ có do hoạt động xản xuất kinh doanh có và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về bảo toàn, phát triển vốn theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính hiện hành.
+ Kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn tại các đơn vị trực thuộc
- Huy động vốn: Căn cứ vào yêu cầu thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch được giao, chủ trương đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc:
+ Căn cứ quy chế tài chính hiện hành.
+ Lập kế hoạch tài chính.
+ Cân đối các nguồn huy động
+ Hiệu quả các nguồn vốn huy động
- Quản lý các khoản nợ phải trả: Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ và thông tin đầy đủ, kịp thời cho giám đốc các khoản nợ.
+ Công ty nợ cấp trên, nợ vay ngoài của tổ chức, cá nhân.
+ Các đơn vị, tổ chức, cá nhân nợ Công ty.
+ Đánh giá khả năng trả và thu hồi nợ.
- Bảo toàn và phát triển vốn:
+ Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, các quy chế quản lý tài chính khác trình Công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Xây dựng quy chế kiểm toán và tổ chức thực hiện theo quy định của Pháp luật.
+ Thường xuyên báo cáo những tổn thất về tài sản, nợ khó đòi và trích lập các quỹ dự phòng theo quy định.
+ Hiệu quả của vốn đầu tư: Liên doanh, liên kết, mua trái phiếu, lãi vay, lãi gửi…
- Quản lý và sử dụng tài sản:
+ Cân đối các nguồn tài chính đối với đầu tư dự án, công trình, đánh giá hiệu quả báo cáo cho Giám đốc Công ty.
+ Tham gia xây dựng quy chế quản lý tài sản cố định và đầu tư tài sản, khấu hao và tỷ lệ trích nộp khấu hao.
+ Quy định cho thuê và thế chấp tài sản đối với công ty và các đơn vị trực thuộc công ty.
+ Thanh lý, nhượng bán tài sản, sử lý tài sản thất thoát, tồn kho…
+ Định kỳ kiểm kê và báo cáo để Giám đốc Công ty sử lý.
- Quản lý doanh thu, chi phí, và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy chế quản lý tài chính.
+ Danh thu: Doanh thu trong hoạt động kinh doanh dự án, công trình, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.
+ Chi phí: Chi phí sản xuất kimh doanh dự án, công trình, chi phí khác.
Định kỳ tổ chức báo cáo, phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, đánh giá các yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí giá thành, biện pháp khắc phục.
Xây dựng, triển khai và hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính, hoạt động tài chính đối với các đơn vị trực thuộc và các Phòng ban quản lý của Công ty.
d. Phòng tổ chức lao động:
* Sơ đồ tổ chức lao động:
Trưởng phòng
Trưởng phòng
Phó phòng đào tạo tuyển dụng
Chuyên viên
Phụ trách lao động tiền lương
Chuyên viên
Phụ trách chế độ chính sách
Chuyên viên
Phụ trách bảo hộ lao động
* Chức năng: Tham mưu giúp hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty quản lý Nhà nước về các mặt:
+ Công tác tổ chức cán bộ
+ Công tác quản lý lao động, tiền lương.
+ Quản lý thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
+ Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các đơn thư tố cáo, khiếu nại, công tác quân sự, bảo vệ an ninh nội bộ. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty những công việc được giao.
* Nhiệm vụ:
- Công tác tổ chức cán bộ:
+ Đề xuất với Giám đốc công tác sắp xếp lại các phòng quản lý điều hành Công ty, các Xí nghiệp, phòng, ban đơn vị trực thuộc phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty theo các phương án cổ phần hoá được duyệt.
+ Đề xuất, tuyển chọn, bố trí phân công công tác đối với cán bộ trong Công ty với Giám đốc và Hội đồng Quản trị.
+ Tổ chức việc thực hiện quản lý, sử dụng và phân công, phân cấp quản lý cán bộ.
+ Thực hiện việc lập quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận, thay thế.
+ Làm thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ theo công việc và yêu cầu của Giám đốc Công ty.
+ Tổ chức, thực hiện công tác nhận xét đánh giá cán bộ hàng năm, lập báo cáo gửi cấp quản lý.
+ Thực hiện các chế độ, chính sách cán bộ khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
+ Thực hiện kiểm tra công tác cán bộ, giải quyết các khiếu nại, tố cáo cán bộ.
- Công tác quản lý lao động và tiền lương:
+ Đề xuất xây dựng chức danh công việc và định biên lao động cho các phòng quản lý, các đơn vị trực thuộc phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty cổ phần.
+ Bố trí sắp xếp lao động, điều động, luân chuyển lao động theo yêu cầu SXKD
+ Quản lý công tác đào tạo, tuyển dụng thi tay nghề nội bộ, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện trên cơ sở pháp lệnh lao động.
+ Xây dựng quy chế quản lý lao động, quản lý tiền lương trong Công ty.
+ Thống kê, báo cáo thường xuyên với Giám đốc Công ty.
+ Xây dựng quy chế thu hút nhân tài, khen thưởng cho người lao động có tay nghề cao.
- Quản lý thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động
- Quản lý công tác thanh tra – quân sự – bảo vệ an ninh nội bộ.
Ngoài ra phòng TCLĐ thực hiện các nhiệm vụ như: Trực văn phòng Đảng uỷ, Công đoàn và đoàn thanh niên. Tham gia hội thảo, nhiệm thu đánh giá kết quả SXKD và định hướng phát triển Công ty, kiểm tra đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO khi Giám đốc yêu cầu.
e. Phòng quản lý dự án:
* Sơ đồ tổ chức hoạt động:
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Chuyên viên 4
Chuyên viên 2
Chuyên viên 5
Chuyên viên 3
Chuyên viên 1
* Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong các hoạt động chuẩn bị đầu tư, kinh doanh, khai thác phát triển dự án. Đầu tư kinh doanh nhà và đô thị; Thường trực hội đồng thẩm định công ty.
* Nhiệm vụ:
+ Đôn đốc, tổ chức triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra thủ tục pháp lý liên quan của các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Kết hợp với các phòng, ban liên quan kiểm tra qúa trình thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư.
+ Thường xuyên đánh giá hiệu quả đầu tư và định hướng khai thác sau đầu tư của các dự án.
+ Tổ chức kiểm tra, trình thẩm định tất cả các dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các công trình, các hạng mục trong dự án để chuyển hội đồng thẩm định phê duyệt.
+ Cùng với Hội đồng giải phóng mặt bằng, BQL và chính quyền các địa phương có liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng.
+ Lên kế hoạch tìm kiếm, khai thác các nguồn dự án về đầu tư về nhà ở, đất ở, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu đô thị.
+ Cùng với các phòng ban liên quan thuộc Công ty trong việc: điều hành, quản lý các hoạt động của các Ban quản lý dự án.
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty việc lựa chọn đơn vị tư vấn, thiết kế, khảo sát, lập dự án, soạn thảo, quản lý, theo dõi hợp đồng kinh tế giữa các bên liên quan đến khi thanh lý hợp đồng.
+ Lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư trong việc triển khai kinh doanh các dự án, Ban quản lý dự án, đơn vị đầu tư lên kế hoạch, tiến độ triển khai các dự án.
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo các Ban quản lý dự án chuẩn bị các điều kiện soạn thảo hợp đồng kinh tế về bán nhà, bán hạ tầng trên cơ sở giá được Ban lãnh đạo Công ty phê duyệt, trình Giám đốc Công ty ký kết hợp đồng. Kiểm tra theo dõi hoạt động của các Ban quản lý dự án trực thuộc Công ty.
3.5. Quy chế hoạt động của các ban quản lý dự án:
a. Ban quản lý dự án xây dựng công trình:
*Sơ đồ tổ chức hoạt động:
Trưởng ban QLDA
Phó Trưởng ban
Bảo vệ
Lưu giữ hồ sơ
Kỹ thuật BQL
Kế toán tài chính huy động vốn
* Chức năng: Thay mặt chủ đầu tư quản lý việc tổ chức các hoạt động đầu tư, thi công dự án xây dựng công trình, từng giai đoạn chuẩn bị đến bàn giao kết thúc dự án.
+ Quản lý chất lượng xây dựng theo các quy định, nghị định về quản lý chất lượng.
+ Quản lý tiến độ xây dựng.
+ Quản lý khối lượng thi công
+ Quản lý an toàn lao động
+ Quản lý môi trường xây dựng
+ Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và liên dới trước Pháp luật về nhiệm vụ được giao.
* Nhiệm vụ:
- Quản lý chất lượng: Căn cứ vào các tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và Quốc tế thông qua giám sát hoặc tư vấn giám sát, kiểm tra xác nhận theo hệ thống ISO của Công ty.
- Quản lý tiến độ thi công:
+ Lập tiến độ kế hoạch phù hợp với tổng tiến độ dự án phê duyệt.
+ Lập và thực hiện kiểm tra tiến độ theo tuần, tháng, quý cho từng hạng mục công việc.
+ Cùng nhà thầu và tư vấn giám sát kiểm tra, theo dõi giám sát quá trình thực hiện và điều chỉnh phù hợp với tiến độ toàn dự án.
+ Thường xuyên báo cáo chủ đầu tư về quá trình triển khai.
+ Xử lý các vi phạm tiến độ thông qua các biên bản đề nghị thưởng phạt hoặc bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ.
- Quản lý khối lượng:
+ Thực hiện khối lượng theo thiết kế được duyệt
+ Phối hợp với nhà thầu, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế tính thực tế tại công trường đối chiếu với thiết kế xác nhận làm cơ sở nghiệm thu thanh quyết toán theo hợp đồng
- Quản lý an toàn lao động:
+ Cùng với nhà thầu lập các biện pháp an toàn lao động cho con người, cho máy móc, thiết bị và cho toàn công trình.
+ Kiểm tra việc đào tạo, hướng dẫn phổ biến các biện pháp làm việc an toàn, quy định về an toàn lao động.
+ Phối hợp với nhà thầu giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện
+ Xử lý sự cố theo quy định hiện hành khi có tai nạn xẩy ra.
- Quản lý môi trường xây dựng
+ Phối hợp với các nhà thầu thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trên công trình và môi trường xung quanh: chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn công trình.
- Quản lý chung:
+ Theo dõi công tác kế toán, tập hợp chi phí, xác định kết quả kinh doanh dự án.
+ Thường xuyên tổng hợp báo cáo chủ đầu tư các bước triển khai và tiến độ thực hiện, các tình huống phát sinh và xử lý.
b. Ban quản lý dự án Đầu tư kinh doanh đô thị:
* Chức năng: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng đô thị trực thuộc Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà nội có chức năng giúp Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty công tác thực hiện dự án: tổ chức nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý đầu tư, khai thác và phát triển dự án theo đúng quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Thành phố Hà nội; Chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
* Nhiệm vụ:
- Chuẩn bị đầu tư:
+ Lập kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện các công việc của chủ đầu tư trong quản lý đầu tư dự án, khai thác và phát triển dự án theo đúng quy hoạch được phê duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước, Thành phố về quản lý sử dụng đất, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà.
+ Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan tới dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: giao nhận đất, giấy phép đầu tư xây dựng, mặt bằng….
+ Thực hiện lập báo cáo đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các hạng mục công trình theo quy hoạch toàn dự án, chuyển cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện đầu tư:
+ Kết hợp với đối tác và các Phòng, Ban quản lý chức năng của Công ty xây dựng kế hoạch đầu tư, phương án kinh doanh và triển khai thực hiện khi được duyệt theo đúng quy chế quản lý của Công ty và các quy định hiện hành của Thành phố Hà Nội.
+ Căn cứ vào các văn bản pháp lý được duyệt: Ban quản lý dự án phối hợp với hội đồng giải phóng mặt bằng, chính quyền địa phương. cơ quan có liên quan tổ chức tốt công tác đền bù theo quy định.
+ Phối kết hợp với các Phòng, Ban quản lý chức năng Công ty lập kế hoạch, tiến độ triển khai công tác thi công xây lắp các hạng mục công trình đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kiến trúc xã hội và nhà ở theo quy hoạch. Đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tiến độ, kỹ thuật, mỹ thuật và tuyệt đối an toàn về máy móc, thiết bị, con người và công trình theo quy định quản lý về xây lắp của Công ty.
+ Phối kết hợp tổ chức giám sát kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu theo giai đoạn hoặc hạng mục công trình và toàn bộ dự án.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát của các phòng, Ban quản lý trong Công ty về kế hoạch, tiến độ, chất lượng công trình, vốn và sử dụng vốn, thiết bị…
+ Tổng hợp và thường xuyên báo cáo về Công ty những diến biến tiến độ thực hiện, các khó khăn, thuận lợi đồng thời đề xuất hướng xử lý, chỉ đạo.
+ Tổ chức quản lý các hoạt động chính trị, xã hội theo phân cấp quản lý, giữ nghiêm kỷ luật lao động, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, nâng cao uy tín của Công ty trong và ngoài dự án.
- Sau khi dự án hoàn thành:
+ Tổng hợp chi phí, xác định hiệu quả kinh doanh của dự án.
+ Hoàn chỉnh các hồ sơ pháp lý, thủ tục liên quan, tổ chức bàn giao đưa vào khai thác sử dụng theo quy chế của Công ty và Thành phố phê duyệt.
+ Phối hợp với các Phòng, Ban quản lý Công ty lên phương án quản lý sau dự án (nếu có)
II. Thực trạng đầu tư tại công ty
A. Sự cần thiết phải đầu tư
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết qủa
đó là sự tăng thêm các khả năng tài chính, tài sản vật chất và các nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã
hội. Những kết quả đó có vai trò quan trọng không chỉ với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Hay nói cách khác: Đầu tư là những hoạt động
sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được những kết quả đó.
- Đầu tư có vai trò quyết định, nó là chìa khoá của sự tăng trưởng.
+ Đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước: Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu, đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Khi đầu tư của nền kinh tế tăng lên sẽ làm tăng sản lượng của nền kinh tế và tăng giá cả của nền kinh tế. Sau khi đầu tư, các dự án ra đời và vận hành tạo ra những sản phẩm cho xã hội đồng nghĩa với cung của nề kinh tế tăng, giá trị sản lượng tăng.
+ Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước: Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của Đất nước. Muốn phát triển công nghệ thì phải tự nghiên cứu hoặc phải mua công nghệ từ nước ngoài. Cả hai cách trên đều cần đến đầu tư.
+ Đầu tư gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu là số lượng tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận tham gia trong một thực
thể nhất định. Cơ cấu kinh tế là số lượng tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận tham gia trong nền kinh tế. Một cơ cấu kinh tế tối ưu là cơ cấu sử dụng tối ưu các nguồn lực trong nền kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh của nền kinh tế. Một cơ cấu kinh tế có thể phù hợp trong thời điểm hiện tại nhưng phông phù hợp trong tương lai. Khi một cơ cấu không phù hợp người ta tiến hành cải biến cơ cấu(chuyển dịch cơ cấu). Chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi số lượng tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận trong nền kinh tế theo hướng phù hợp hơn với thực trạng phát triển của nền kinh tế . Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải đầu tư. Khi đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải tính hiệu quả do việc đầu tư đó tạo ra. Tăng cường đầu tư ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Phát huy tối đa những lợi thế so sánh
về tự nhiên, địa thế, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển.
+ Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và ổn định phát triển kinh tế. Như ta đã biết khi đầu tư tăng lên, khi nhu cầu tăng sẽ làm cho sản xuất tăng lên từ đó thúc đẩy sự phát triển của nề kinh tế đây được coi là tác động duy trì sự ổn định của đầu tư. Tuy nhiên đầu tư cũng có thể làm phá vỡ sự ổn định kinh tế. Đầu tư tăng lên làm nhu cầu tăng lên trong điều kiện nguồn cung không thay đổi dẫn đến tình trạng giá tăng lên (lạm phát), khi lạm phát mức sống của nhân dân nói chung giảm đi dẫn tới giảm sản xuất và nền kinh tế bị chậm phát triển. Rõ ràng việc tăng đầu tư sẽ dấn tới hoặc nền kinh tế phát triển lên hoặc bị trì trệ. Trong từng thời điểm Nhà nước cần điều tiết Đầu tư thế nào cho hợp lý. Ví dụ: nước Trung Quốc khi nền kinh tế phát triển quá nóng, quá nhiều doanh nghiệp tiến hành đầu tư dẫn tới giá cả tăng mạnh trong ngắn hạn, mặt khác lượng cầu tăng lên không nhiều so với lượng cung trong tương lai. Nhà nước điều tiết bằng cách: giảm đầu tư trên cơ sở tăng lãi suất ngân hàng.
+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở đó. Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của cơ sở vật chất vừa được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động Đầu tư.
+ Do đòi hỏi của xã hội về nhu cầu nhà ở, mở rộng giao thông đô thị, đầu tư nâng cấp, các công trình kiến trúc của Thành phố đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Hoạt động đầu tư kinh doanh nhà luôn đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, thời gian thực hiện kéo dài,
nhiều biến động, thời gian thu hồi vốn nhiều năm do đó không tránh khỏi những tác động từ nhiều phía như những biến đổi về tự nhiên, xã hội, chính trị và kinh tế.
Trong nhiều năm vừa qua, bằng những nỗ lực của mình Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội chuyên xây dựng nhà ở, kinh doanh nhà, lập dự án, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư, tổng thầu xây dựng, tư vấn xây dựng, nhà đất. Đã góp một phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế và công cuộc xây dựng đất nước.
B. Thực trạng đầu tư:
Trong những năm gần đây Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà nội đã không ngừng lớn mạnh, đã đi từ doanh nghiệp hạng III trở thành doanh nghiệp hạnh I. Đã có rất nhiều dự án đã và đang thực hiện có tổng số vốn đầu tư lớn như công trình: Chung cư 15 tầng Dự án Đại Kim - Định Công, Trung tâm Dịch vụ thương mại Thanh Trì - 9 tầng, chung cư Nam Trung Yên – 17 tầng, chung cư 9, 11 tầng khu Mỹ Đình….với mức
sản lượng trên 100 tỷ đồng và doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ 20% đến 30%.
1. Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2000-2005 của Công ty kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà nội.
Bảng 1 : Tổng mức vốn đầu tư:
STT
Năm
Tổng VĐT ( triệu đồng)
Giá trị tăng tuyệt đối (trđ)
Tốc độ tăng định gốc(%)
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
1
2001
144.091
-
100,0
100,0
2
2002
172.910
28.819
120,0
120,0
3
2003
246.930
74.020
171,4
142,8
4
2004
333.610
86.680
231,5
135,1
5
2005
373.643
40.033
259,3
112,0
T.cộng
1.271.184
229.552
Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán công ty
Qua biểu trên ta thấy Tổng mức vốn đầu tư cho các năm đều tăng cao và đều. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 28.819 trđ hay tăng 20%. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 74.000 trđ hay tăng 42%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 86.680 trđ hay tăng 35%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 40.033 trđ hay tăng 12%. Như vậy sau 5 năm : 2005 so với 2001 tăng 229.552 trđ tương đương gấp 2,5 lần.
Như vậy, vốn đầu tư là rất lớn, điều đó chứng minh rằng Công ty có nhu cầu vốn ngày càng cao.
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư tại công ty.
STT
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Trđ
%
Trđ
%
Trđ
%
1
Tổng số
172.910
100
246.930
100
333.610
100
2
Vốn chủ sở hữu
13.395
7,7
16.865
6,8
20.697
6,2
- Ngân sách cấp
5.415
40,4
7624
45,2
19958
96,4
- Tự bổ sung
7980
59,6
9241
54,8
739
3,6
3
Vốn vay
88.500
51,2
125.350
50,7
168.800
50,6
4
Vốn KHCB
12.300
7,1
17.220
7,0
23.310
7,0
5
Vốn khác
58.715
34,0
87.495
35,5
120.803
36,2
Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán công ty
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Nguồn vốn vay của doanh nghiệp là rất lớn, chiếm 50% trong tổng số vốn, vốn khấu hao chiếm 7%, vốn khác chiếm từ 34-36%. Năm 2002 tổng số vốn là 172.910 trđ đến năm 2003 là 246.930 trđ tăng 43,9%, năm 2004 tổng số vốn là 333.610 trđ tăng 35,1%. Nguồn vốn vay năm 2002 là 88.500 trđ nhưng đến năm 2004 là 168.800 trđ tăng 80.300 trđ hay tăng 90,7%. Vốn khấu hao cơ bản năm 2002 là 12.300 trđ, năm 2004 là 23.310 trđ tăng so với năm 2002 là 6.090 trđ hay tăng 89,5%.
* Hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội hoạt động nhiều lĩnh vực như: xây dựng nhà ở, kinh doanh
nhà, lập dự án, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư, tổng thầu các công trình hạ tầng kỹ thuật, tư vấn xây dựng nhà đất, trang trí nội ngoại thất.
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư xét theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2003-2005
STT
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Trđ
%/2003
Trđ
%/2003
Trđ
%/2004
1
Vốn ĐT dự án
49.226
100,0
73.840
115,0
88.608
120,0
2
Vốn nhận thầu xây lắp
29.031
100,0
36.289
125,0
48.990
135,0
3
VĐT: Máy móc TB
22.511
100,0
27.013
120,0
40.520
150,0
4
VĐT cho đào tạo
866
100,0
887
110,0
1.020
115,0
5
VĐT cho CT QL
595
100,0
684
115,0
890
130,0
Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán công ty
Nhìn vào bảng số liệu trên thấy rõ từ khi Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần vốn đầu tư cho công tác nhận thầu xây lắp tăng 35%, MMTB tăng 50% so với năm 2004. Tổng số vốn Đầu tư dự án năm 2003 là 49.226
trđ, năm 2004 là 73.780 trđ tăng 15% so với năm 2004, tổng vốn đầu tư dự án năm 2005 là 88.608 trđ tăng 20% so với năm 2004. Vốn nhận thầu xây
lắp năm 2003 là 29.031 trđ, năm 2004 là 36.298 trđ tăng 25 % so với năm 2003. Vốn nhận thầu xây lắp năm 2005 là 48.890 trđ tăng so với năm 2004
là 35%. Đầu tư cho Máy móc thiết bị năm 2003 là 22.511 trđ, năm 2004 là 27013 trđ tăng 20 % so với năm 2003. Năm 2005 là 40.520 trđ tăng 50% so với năm 2004. Vốn đầu tư cho công tác đào tạo năm 2003 là 866 trđ, năm 2004 là 887 trđ tăng 10% so với năm 2003. Năm 2005 là 1.020 trđ tăng
15% so với năm 2004. Vốn đầu tư cho công tác quản lý, năm 2003 là 595trđ, năm 2004 là 684 trđ tăng 15% so với năm 2004. Năm 2005 là 890 trđ tăng 30 % so với năm 2004.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng – nhận thầu xây lắp theo cơ cấu kỹ thuật công ty giai đoạn 2003-2005.
STT
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Trđ
%
Trđ
%
Trđ
%
1
Tổng số
29.031
100,0
36.289
100,,0
48.990
100,0
2
Vốn nhận thầu xây lắp
16.354
56,3
20.193
55,6
26.495
54,0
3
VĐT: Máy móc TB
10.612
36,6
13.770
38,0
15.678
32,0
4
Vốn khác
2065
7,1
2.326
6,4
6.817
14,0
Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán công ty
Nhìn vào biểu trên ta thấy tổng số vốn đầu tư xây dựng nhận thầu xây lắp năm 2003 là 29.031 trđ, năm 2004 là 36.289 trđ tăng 25% so với năm 2003. Năm 2005 là 48.990 trđ tăng 35% so với năm 2004.
Trong đó vốn nhận thầu xây lắp năm 2003 là 16.354 trđ chiếm 56,3%, năm 2004 là 20.193 trđ chiếm 55,6%, năm 2005 là 26.495 chiếm 54,0%. Vốn
đầu tư máy móc thiết bị năm 2003 là 10.612 trđ chiếm 36,.6%, năm 2004 là 13.770 trđ chiếm 38,0%, năm 2005 là 15.678 trđ chiếm 32,0% do năm 2004 đầu tư tương đối nhiều nên năm 2005 đầu tư có giảm đi chút ít. Vốn khác năm 2003 là 2.065 trđ chiếm 7,1%, năm 2004 là 2.326 trđ chiếm 6,4%, năm 2005 là 6.817 trđ chiếm 14,0%
2. Đánh giá thực trạng đầu tư:
Công ty đã và đang thực hiện rất nhiều dự án lớn có cơ cấu kỹ thuật phức tạp như: Chung cư 15 tầng dự án Đại kim - Định công, Trung tâm thương mại Thanh trì - 9 tầng, chung cư Nam trung Yên – 17 tầng, chung cư 9,11 tầng khu Mỹ Đình….
2.1 Các kết quả đạt được giai đoạn 2001-2005
Bảng 5: Các kết quả đạt được
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Giá trị sản lượng
Trđ
85.800
113.000
178.000
204.000
219.000
Doanh thu
Trđ
98.342
106.934
133.343
133.350
143.660
Tốc độ tăng liên hoàn
%
100,0
108,7
124,7
100,0
107,7
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
2.045
2.460
3.354
3.410
3.495
Tốc độ tăng liên hoàn
%
100,0
120,3
136,3
101,7
102,5
Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán công ty
Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị sản lượng năm sau cao hơn năm trước tăng cả về giá trị tương đối và tuyệt đối. Năm 2001 là 85.800trđ,
năm 2002 là 113.000 trđ tăng 27.200 trđ so với năm 2001 hay tăng 31,7%. Năm 2003 là 178.000 trđ tăng 65.000 trđ so với năm 2002 hay tăng 57,5%.
Năm 2004 là 204.000 trđ tăng 26.000 trđ so với năm 2003 hay tăng 14,6%. Năm 2005 là 219.000 trđ tăng 15.000 trđ so với năm 2004 hay tăng 7,3%.
Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 8.592 trđ hay tăng 8,7%. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 26.409 trđ tăng 24,7%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 7,7%.
Lợi nhuận năm 2001 là 2.045 trđ , năm 2002 là 2.460 trđ tăng 415 trđ hay tăng 20,3% so với năm 2001. Năm 2003 là 3.354 trđ tăng 894 trđ hay 36,3% so với năm 2002. Năm 2004 là 3.410 trđ tăng 54 trđ so với năm 2003. Năm 2005 là 3.495 trđ tăng 85 trđ hay 2,5% so với năm 2004.
Doanh nghiệp hết sức nỗ lực, đã 5 năm liền doanh thu và lợi nhuận luôn tăng, như vậy tiềm năng của doanh nghiệp là rất lớn.
Bảng 6: Hiệu quả kinh tế xã hội của Công ty giai đoạn 2001-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
3,0
4,380
7,0
13,0
17,5
Tốc độ tăng liên hoàn
%
100,0
146,0
159,8
185,7
134,6
Thu nhập BQ đầu người
1000đ
1000
1400
1400
1500
1500
Tốc độ tăng liên hoàn
%
100,0
140,0
100,0
107,1
100,0
Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán công ty
Tốc độ tăng tương đối ổn định và bền vững- Chỉ tiêu tuyệt đối tăng lên đáng kể.
Qua bảng trên ta thấy năm 2001 nộp ngân sách 3 tỷ đồng, năm 2002 nộp ngân sách là 4,380 tỷ đồng so với năm 2001 tăng 46,0% giá trị tuyệt đối là 1,38 tỷ đồng. Năm 2003 nộp ngân sách là 7 tỷ đồng so với năm 2003 tăng 2,62 tỷ hay tăng 59,8%. Năm 2004 nộp ngân sách là 13 tỷ đồng, giá trị rất lớn so với năm 2003 đã tăng gần gấp đôi là 6 tỷ đồng, tăng 85,7%.
Năm 2005 nộp ngân sách là 17,5 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 4,5 tỷ đồng hay tăng 34,6%.
Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2001 là 1.000.000đ đến năm 2005 là 1.500.000đ, mức thu nhập như vậy đã đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân viên để yên tâm công tác, cống hiến tài năng và trí tuệ của mình cho Công ty góp một phần không nhỏ vào công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện Đại hoá đất nước.
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân:
* Hạn chế:
- Tình hình khai thác và sử dụng vốn sản xuất:
+ Tỷ trọng vốn vay lớn và chi phí vốn cao, đặc điểm của doanh nghiệp nhu cầu về vốn lớn tồn đọng trong thời gian dài, khả năng thu hồi vốn chậm.
- Đội ngũ cán bộ xí nghiệp, đơn vị còn mỏng, trình độ cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao.
- Tiến độ thi công và thu hồi vốn một số công trình, dự án chưa đạt kế hoạch đề ra.
- Công tác thanh quyết toán còn để kéo dài làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Công tác phê duyệt các thủ tục, hồ sơ đầu tư theo quy định cho các dự án còn quá chậm chưa đáp ứng được tiến độ triển khai của doanh nghiệp.
- Cơ chế chính sách đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập nhất là việc giải quyết công ăn việc làm cho người sử dụng đất bị thu hồi, nhà đất tái định cư, việc đóng góp cơ sở hạ tầng cho địa phương…chưa được cụ thể hoá, các thủ tục Đầu tư vận dụng khác nhau làm tiến độ thực hiện các dự án bị chậm.
* Nguyên nhân:
- Do đặc điểm tính chất công việc là Đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình hạ tầng lớn thời gian kéo dài. Do đó không tránh khỏi những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực như tác động của điều kiện tự nhiên, khí hậu, chính trị, có thể làm chậm tiến độ và những biến động thị trường, cơ chế chính sách thay đổi.
Chương II
Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư tại công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị hà nội.
I. Phương hướng phát triển công ty
Công ty với chưc năng nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng nhà ở, kinh doanh nhà.
- Lập dự án, quản lý và thực hiện các dự án Đầu tư
- Tổng thầu xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dân dụng..
- Tư vấn xây dựng, nhà đất.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất.
Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có bước phát triển lớn. Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, lợi nhuận luôn đạt giá trị cao, đời sống công nhân viên được ổn định. Toàn thể cán bộ công nhân viên đoàn kết một lòng điều đó đã làm cho Công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững. Hàng năm nộp cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng Đất nước. Ngoài ra Công ty còn làm công tác từ thiện như: chăm sóc bà mẹ Việt nam anh hùng, thường xuyên tặng quà cho các cháu trường trẻ khuyết tật….
Công ty luôn duy trì danh hiệu là Doanh nghiệp hạng I.
- Thị trường: Thị trường công tác nhận thầu xây lắp của các xí nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Công ty không chỉ tập trung tại địa phương mà
từng bước mở rộng ra các khu vực lân cận như Hà Tây, Hưng Yên, Hải Phòng và các địa phương khác. Doanh nghiệp đã mở chi nhánh tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Nhằm từng bước mở rộng thị trường, quy mô hiện nay là hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.
- Công ty tiếp tục Đầu tư chiều sâu, trang bị máy móc thiết bị thi công hiện đại như cần cẩu, máy trộn….
- Tổ chức quản lý và chỉ đạo thi công xây lắp đúng tiến độ và kỹ thuật.
- Tiến hành sông song vừa đầu tư xây dựng công trình, lập dự án vừa tiến hành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu của thị trường.
Tư vấn thiết kế công trình, tư vấn nhà đất làm tốt công tác dịch vụ tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.
- Súc tiến quảng bá thương hiệu Công ty, nâng cao uy tín trên thị trường cạnh tranh để tiêu thụ tốt những sản phẩm mà Công ty làm ra.
- Ngoài những dự án lớn như Trung tâm thương mại dịch vụ Thanh trì, các khu Đô thị mới các công trình kiến trúc của Nhà nước như trụ sở làm việc, trường học, các xí nghiệp còn tổng thầu xây dựng các công trình kiến trúc của các hộ tư nhân nhằm tăng thêm uy tín thương hiệu, năng lực của mình trên thị trường xây dựng.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ ccán bộ, kỹ sư, công nhân viên trong toàn Công ty.
- Tuyể dụng những kỹ sư, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, nhạy bén với công việc, làm việc có hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao, luôn đi đầu trong mọi công việc.
II. Một số giải pháp
Giải pháp về huy động vốn
Để tiến hành đầu tư có thể huy động vốn rất nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ: Một doanh nghiệp tiến hành đầu tư có thể huy động vốn từ các nguồn tự có, vốn vay từ các tổ chức tín dụng ( Vay nhắn hạn, vay dài hạn) nguồn ngân sách cấp, nguồn do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, liên kết, nguồn vốn viện trợ, quà tặng của các tổ chức. Huy động vốn từ nhà cung cấp (mua trả chậm, thuê mua tài chính…). Huy động vốn từ khách hàng như đặt cọc, ứng tiền trước.
Trong các hình thức trên có hai nguồn quan trọng nhất là nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay.
Xác định lại nhu cầuvốn đàu tư xem có thể tiết kiệm được khoản vốn nào không.
Xác định thứ tự ưu tiên đầu tư những hạng mục nào cần phải đầu tư sớm nên đầu tư trước, những hạng mục nào chưa cần thiết nên đầu tư muộn hơn (phương thức lấy ngắn nuôi dài).
Thu hẹp quy mô dự án, trong trường hợp này phải xác định lại hiệu quả đầu tư vì thường một dự án có quy mô tối ưu khi thu hẹp quy mô dồng nghĩa với việc phá vỡ quy mô đó.
Thực tế cho thấy Công ty kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà nội cần có những biện pháp cụ thể sau:
- Một là: Tăng cường huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Giải pháp này được đưa ra dựa trên cơ sở:
+ Nhu cầu vốn của Công ty trong giai đoạn tới và khả năng đáp ứng về vốn từ các nguồn hiện nay của Công ty.
+ Hiện nay, hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại rất phát triển đối với các doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh.
+ Công ty hiện nay là một doanh nghiệp có quy mô lớn trong lĩnh vực xây dựng.
- Hai là: Tăng cường huy động vốn thông qua hoạt động cổ phần hoá của Công ty với các biện pháp.
- Ba là: Phát hành trái phiếu Công ty.
Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để phát hành trái phiếu.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, lợi nhuận cao, tình hình tài chính lành mạnh và triển vọng phát triển rõ ràng.
+ Công ty làm ăn nghiêm túc, không vi phạm pháp luật Nhà nước và các kỷ luật tài chính.
+ Có kinh nghiệm trên thị trường, được ngân hàng và các nhà Đầu tư tín nhiệm, tin tưởng.
- Bốn là: Tăng cường huy động vốn từ nguồn vốn tự bổ sung của Công ty.
2. Nâng cao chất lượng thi công công trình:
Hiện nay, chất lượng công trình xây dựng đang được Nhà nước và Bộ ngành xây dựng đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều công trình kiến trúc xây dựng, nhà ở đang bị suống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến tính mạng con người cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Đất nước.
Công ty Kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội đã họp Cán bộ Đảng viên cũng như họp toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty để quán triệt về vấn đề này và Công ty luôn đặt chất lượng thi công công trình lên hàng đầu. Vì chỉ có nâng cao chất lượng công trình thì mới thu hút được các nhà đầu tư cũng như người trực tiếp sử dụng công trình đó.
- Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, không ngừng tuyên truyền phổ biến các kiến thức về chất lượng tới cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên những yêu cầu về kỹ thuật.
- Công ty phải đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng công trình theo quy định đã ban hành.
- Xác định chất lượng công trình là mục tiêu sống còn đối với sự tồn tại của Công ty nếu chất lượng công trình không đảm bảo, chưa hết thời gian bảo hành đã bị suống cấp do rất nhiều nguyên nhân như: rút lõi công trình, bớt nguyên vật liệu, thi công không đúng với bản thiết kế cũng như yêu cầu kỹ thuật gây ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng công trình đó, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người và ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước về công tác xây dựng .
3. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ trang thiết bị kỹ thuật:
- Trong việc đầu tư Máy móc thiết bị, trước tiên Công ty phải tìm cho mình các nhà cung cấp phù hợp. Các công ty có uy tín và có kinh nghiệm
trong lĩnh vực của mình. Sau khi xác định được nhóm các nhà cung cấp, Công ty cần xác định lại chi phí của mình để lựa chọn ra nhà cung cấp phù hợp nhất. Tuy nhiên đó mới chỉ là yếu tố bên ngoài, yếu tố quan trọng hơn cả là khả năng vận hành, sử dụng tối đa công suất công nghệ mà Công ty nhập về, tránh tình trạng lãng phí không cần thiết, máy móc mua về công nhân không sử dụng được, do đó đi kèm với nó là việc đào tạo có bài bản cho đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề.
- Công ty liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại cả về chiều rộng lẫn chiều sâu vì yếu tố công nghệ là yếu tố quyết định đến chất lượng công trình.
Hiện nay, Công ty đã đầu tư đáng kể cho Máy móc thiết bị điều đó rất có lợi cho Công ty. Do đó những năm tới, Công ty nên tiếp tục Đầu tư cho công nghệ, máy móc thiết bị góp phần nâng cao tỷ lệ đồng bộ hóa trong Công ty.
Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà nội luôn đầu tư vào các công trình có kết cấu kỹ thuật cao và phức tạp do đó việc đầu tư những máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại là việc rất cần thiết đòi hỏi những thiết bị đó cũng như người sử dụng những máy móc thiết bị đó phải phát huy đối đa hiệu qủa, tránh tình trạng lãng phí mua, nhập thiết bị có khi từ nước ngoài về lại không sử dụng được hoặc sử dụng không hết công suất.
Nâng cao tay nghề cho các kỹ sư lành nghề để họ có thể sử dụng hiệu qủa nhưng máy móc công nghệ hiện đại đó.
4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Thực hiện đào tạo và tái đào tạo cho người lao động: Công ty có thể tiến hành đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều phương pháp khác nhau trên cơ sở sắp xếp phâp loại cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo sơ bộ, đào tạo nâng bậc cho công nhân.
+ Đào tạo tại chỗ
+ Cử người lao động đi học các lớp huấn luyện tại các trường đại học như: Bách khoa, Kinh tế, Xây dựng, Kiến trúc.
+ Khuyến khích người lao động tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm.
- Xây dựng quỹ dành cho hoạt động đầu tư, phát triển nguồn nhân lực.
- Tạo môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kiến trúc sư có tay nghề cao phát huy được năng lực của mình.
- Thực hiện chính sách nhân sự nhằm đảm bảo cho nhân viên được hưởng một chế độ thù lao phù hợp với khả năng của người lao động.
- Xây dựng quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng:
+ Tiến hành xem xét kỹ lưỡng thực tế số lượng cũng như chất lượng lao động hiện có của Công ty để làm cơ sở xây dựng chiến lược, kế hoạch tuyển dụng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
+ Tuyển dụng trên cơ sở một cách khách quan yêu cầu của công việc tuyển dụng, tránh tình trạng quan liêu, lạm quyền lãng phí.
Kết luận
Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội đã không ngừng tạo dựng cho mình một thương hiệu để đứng vững trên thị trường Đầu tư xây lắp. Thành quả đã cho thấy đó chính là tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước, nộp cho ngân sách nhiều tỷ đồng. Đi từ doanh nghiệp hạng III lên Doanh nghiệp hạng I, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng III. Đã góp một phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế và công cuộc xây dựng Đất nước.
Tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân viên Công ty không ngừng phấn đấu, cống hiến công sức của mình để Công ty ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Đất nước.
Do đó, Đảng và Nhà nước ta cần sớm hoàn thiện đổi mới cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty ngày càng hoạt động tốt hơn trên thị trường cạnh tranh hiện nay.
Mục lục
Chương I: Thực trạng đầu tư tại công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị hà nội
I. Khái quát chung về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Công ty
II. Thực trạng đầu tư tại công ty
A. Sự cần thiết phải đầu tư
B. Thực trạng đầu tư
1. Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2000-2005
2. Đánh giá thực trạng đầu tư
2.1 Các kết quả đạt được
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư tại công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị hà nội
I. Phương hướng phát triển công ty
II. Một số giải pháp
- Kết luận
Trang
3
3
3
5
33
33
35
36
40
40
42
44
44
46
51
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32791.doc