Chuyên đề Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội

Xây dựng và ban hành các chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng đối với các cán bộ y bác sĩ làm công tác chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng người có công. Hàng năm cần có các khoá học nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho các cán bộ y bác sĩ để công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công ngày càng có chất lượng cao. a, Về số lượng Để đáp ứng nhu cầu về số lượng y bác sĩ, hàng năm cần bổ sung y bác sĩ để đảm bảo tỷ lệ trung bình 1 cán bộ/10 bệnh nhân. Do vậy phải phát triển đội ngũ y bác sĩ bằng nhiều nguồn, có các chính sách thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. b, Về chất lượng Bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ, thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chăm sóc sức khỏe theo chu kỳ. Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chăm sóc mới và nâng cao trình độ kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe để có thể áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc điều dưỡng. Các Bộ, Ngành, Địa phương, trung tâm điều dưỡng chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ y bác sĩ và kỹ thuật viên để nâng cao kỹ năng, tiếp cận với trang thiết bị hiện đại.

doc84 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 22.498 triệu đồng cho thấy nhà nước đặc biệt quan tâm tới các đối tượng người có công trong năm nay. Do vậy, các năm tiếp theo đã có cơ sở vật chất được xây dựng từ năm 2004 nên chỉ tập trung đầu tư cải tạo và mở rộng thêm. Tỷ lệ vốn đầu tư đã cấp so với kế hoạch vốn đầu tư thì vốn đầu tư kế hoạch luôn luôn lớn hơn vốn đầu tư được cấp, vốn đầu tư được cấp chiếm trung bình là 26.71 % so với vốn đầu tư kế hoạch. Riêng chỉ có năm 2004 là vốn đầu tư được cấp chiếm tới 71.3% so với vốn đầu tư kế hoạch, điều này càng khẳng định rõ sự quan tâm của Bộ cho công tác này trong năm 2004. 1.2.3.3.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giai đoạn 2004-2008 Bảng 1.10: Đầu tư cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác Đơn vị: triệu đồng Năm Tên trung tâm Tổng mức đầu tư Xây lắp Thiết bị KTCB khác 2004 Khu điều dưỡng thương binh Nam Hà 6505.633 5283.916 803 418.717 Trung tâm điều dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng 3577.672 2400.929 652.6 199.143 Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố Hải Phòng 5922 3721.829 1478.061 722.11 Trung tâm điều dưỡng người có công Thái Nguyên 7260 5376.169 1540.853 351.978 Khu an dưỡng lao động thương binh xã hội Thái Bình 1700 1675.5 24.5 Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Nghệ An 6905 4430.469 1480.5 366.055 Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công Lai Châu 8775 6941.511 789.3 529.127 Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố Hải Phòng 6793 4752.548 1310 730.452 Khu điều dưỡng thương binh Long Đất 20 309 16 080.169 3100 1128.831 2005 Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi Hòa Bình 6932.777 4992.777 957 493 Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công Điện Biên 10750 8675.568 1150.754 660.636 Trung tâm điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Cạn 13685 10813.191 1780.391 1091.418 Trung tâm điều dưỡng người có công Lâm Đồng 7509 4777.408 1345.6 406.489 Nhà điều dưỡng người có công Tam Đảo Vĩnh Phúc 12 065.612 9 467.386 1 484.769 113.457 Trung tâm Bảo trợ xã hội Phú Yên 3 645 2 963.606 477 204.394 2006 Trung tâm điều dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng 82 895 42 128.107 29 241 3 990.23 Nhà điều dưỡng người có công Tam Đảo Vĩnh Phúc 7287.7 5314 710.5 600 Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Ngãi 6997 5974.028 765.896 Trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Thuận 8384.267 5947.036 604.394 Trung tâm điều dưỡng người có công và đối tượng xã hội Quảng Bình 6089 4785.375 885.232 Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bảng 14759.241 11994.329 904.25 1025.233 2007 Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành 14 941.4 11 163.1 803.7 1 025.7 Trung tâm chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội Bình Thuận 8 004.834 6 113.7 778.1 2008 Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Ngãi 7 740.026 6336.026 694 Trung tâm điều dưỡng người có công Tam Đảo 11 250 9435.755 1290.858 53.885 Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội Giai đoạn này có 19 trung tâm được đầu tư, bao gồm các trung tâm ở cả ba miền trên cả nước. Tất cả các trung tâm đều được đầu tư cải tạo nâng cấp và mở rộng. Trung tâm được đầu tư nhiều nhất là trung tâm phụng dưỡng người có công cách mạng - Thành phố Đà Nẵng với tổng mức đầu tư là 82 895 triệu đồng, thấp nhất là Khu an dưỡng lao động thương binh xã hội - Thái Bình với tổng mức đầu tư là 1700 triệu đồng. Năm 2004 có 9 trung tâm điều dưỡng người có công được đầu tư, trong đó có 6 trung tâm ở khu vực phía bắc, 2 trung tâm ở khu vực miền trung và 1 trung tâm ở miền nam với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là 7 527.48 triệu đồng. Trong đó có trung tâm Long Đất do là trung tâm được đầu tư mới nên được chú trọng vào việc rót vốn vào đầu tư với tổng vốn đầu tư được cấp là 20309 triệu đồng. Trung tâm được đầu tư ít nhất là khu an dưỡng thương binh tỉnh Thái Bình với tổng vốn đầu tư được cấp là 1 700 triệu đồng. Năm 2005 có 6 trung tâm được cấp vốn đầu tư, trong đó có 4 trung tâm ở miền Bắc còn lại là miền trung với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là 9 098 triệu đồng. Vốn đầu tư tập trung vào 2 trung tâm là Trung tâm ở tỉnh Vĩnh Phúc và trung tâm ở tỉnh Bắc Cạn vì 2 trung tâm này có chức năng điều dưỡng một số lượng lớn những đối tượng người có công ở phía bắc. Năm 2006 Bộ đầu tư cho 6 trung tâm điều dưỡng, trong đó vốn đầu tư chủ yếu dành cho trung tâm ở tỉnh Đà Nẵng với tổng số vốn lên tới 82 895 triệu đồng chiếm tới 65.6% tổng vốn đầu tư của Bộ dành cho việc đầu tư xây dựng các trung tâm điều dưỡng trong năm. Trung bình mỗi trung tâm điều dưỡng được bộ đầu tư là 21 068.7 triệu đồng. Trong năm 2007 có 2 trung tâm được đầu tư với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là 11 473.12 triệu đồng. Năm 2008 cũng có 2 trung tâm được đầu tư với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là 9 495 triệu đồng. Qua các năm ta thấy năm 2006 là năm được bộ chú trọng đầu tư với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là lớn nhất 21 068.7 triệu đồng. Còn lại các năm số vốn đầu tư trung bình khoảng 9000 triệu đồng cho mỗi trung tâm điều dưỡng. 1.2.3.3.3. Đầu tư cho con người: cán bộ làm công tác điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công Các cán bộ làm công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng người là các bác sĩ, y sĩ và các kỹ thuật viên tham gia vầo công tác chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các đối tượng ở trong trung tâm. Hàng năm, các cán bộ này đều được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và tuyển thêm cán bộ nhằm nâng cao chất lượng cho công tác điều dưỡng. Điều dưỡng là một bộ phận trong hệ thống y tế xã hội thống nhất của cả nước có nhiệm vụ là chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho các đối tượng người có công. Chính vì thế mà nó phải đáp ứng được các yêu cầu đó là: - Phải thực hiện được đầy đủ và thường xuyên đổi mới về phương pháp và nội dung điều trị cho các đối tượng người có công. - Phải tăng về quy mô, đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khỏe để đáp ứng được nhu cầu về điều dưỡng và nuôi dưỡng những đối tượng chính sách, thực hiện được mục tiêu và chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Để giải quyết những vấn đề cấp bách trên, một trong những yếu tố chính có tính chất quyết định là đầu tư cho cán bộ làm công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công. Bảng dưới đây cho biết số lượng các y bác sĩ và các kỹ thuật viên ở các trung tâm điều dưỡng người có công mà Bộ trực tiếp đầu tư. Bảng 1.11: Số lượng các y bác sĩ làm công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng được Bộ trực tiếp đầu tư: Đơn vị tính: người Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 661 683 705 717 748 Tăng định gốc - 22 44 56 87 Tăng liên hoàn - 22 22 12 31 Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội Số lượng các cán bộ làm công tác y tế của các trung tâm điều dưỡng người có công tăng dần qua các năm, và trung bình mỗi năm là 700 người, trung bình mỗi trung tâm có 22 cán bộ. Việc đầu tư cho các cán bộ y bác sĩ là công tác đầu tư theo chiều sâu, hình thức là việc mở ra các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ, các lớp tập huấn ngắn và dài hạn cho các cán bộ này. Hàng năm các trung tâm điều dưỡng đều nhận thêm các cán bộ làm công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng để đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách. Chính vì thế mà số lượng các cán bộ này tăng dần so với năm 2004 và tăng hơn so với năm kế tiếp trước đó. Tốc độ tăng liên hoàn tăng trung bình là 22 cán bộ y bác sĩ và kỹ thuật viên sau 1 năm. Bảng 1.12: Tình hình đầu tư cho các cán bộ làm công tác điều dưỡng Đơn vị tính: người Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số cán bộ được tập huấn 645 667 680 704 715 Tăng định gốc 22 35 59 70 Tăng liên hoàn 22 13 24 11 Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội Qua bảng trên cho thấy hàng năm các cán bộ làm công tác điều dưỡng đều được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng người có công. Số các cán bộ được tập huấn chiếm trung bình tới 95% tổng số cán bộ làm công tác điều dưỡng, và số lượng các cán bộ được đào tạo ngày càng tăng lên. Số các cán bộ được tập huấn tăng lên gần bằng so với số cán bộ được tuyển thêm trong một năm. Ví dụ như năm 2006 có 22 cán bộ tăng thêm so với năm 2005 thì có tới 13 cán bộ được tập huấn tăng thêm. Điều này chứng tỏ việc quan tâm của Bộ tới công tác đầu tư cho chiều sâu chính là đầu tư cho các cán bộ y bác sĩ kỹ thuật viên chăm sóc sức khỏe để nâng cao chất lượng công tác này. 1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG CỦA BỘ 1.3.1. Những kết quả đạt được 1.3.1.1 Tăng số giường bệnh điều trị Hàng năm, các trung tâm được đầu tư mở rộng nâng cấp nên đã mở rộng thêm diện tích các khu nuôi dưỡng và điều dưỡng luân phiên cho các đối tượng người có công. Bảng 1.13: Số giường bệnh tăng thêm Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số giường bệnh tăng thêm (cái) 1.000 835 862 897 915 Số đối tượng được phục vụ tăng thêm (người) 35.000 20.200 21.450 22.700 23.950 Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội Năm 2004 là năm được Bộ đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư mở rộng các trung tâm điều dưỡng, vì thế mà số giường bệnh tăng lên đáng kể là 1000 chiếc do đó mà đối tượng chính sách được điều dưỡng luân phiên và nuôi dưỡng tại các trung tâm cũng tăng ấn tượng là 35000 lượt người. Các năm tiếp theo, số giường bệnh cũng tăng lên, trung bình mỗi năm tăng thêm trung bình là 877 giường bệnh, số đối tượng được phục vụ tăng lên trung bình là 22.075 lượt người. Theo quy định hiện hành thì hàng năm Nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện chế độ điều dưỡng cho khoảng 90.000 người có công, trong tổng số người có công được hưởng chế độ điều dưỡng có khoảng 40.000 người do sức khoẻ, bệnh tật không đi điều dưỡng tại cơ sở mà thực hiện chế độ điều dưỡng tại nhà; còn lại khoảng 50.000 người có nhu cầu điều dưỡng tại cơ sở. Thực tế hiện nay, các cơ sở điều dưỡng người có công nêu trên cũng đáp ứng được khoảng 35.000 lượt người điều dưỡng hàng năm. Đến nay, cả nước có 45 ngàn mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, trong đó có 7.000 mẹ còn sống, 100% các mẹ được các cơ quan, đơn vị, cá nhân nhận phụng dưỡng đến cuối đời với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trên 60.000 thân nhân liệt sĩ được các cơ quan nhận chăm sóc, trong đó đỡ đầu 10.500 con thương binh, con liệt sĩ. Cũng trong 10 năm qua, đã có hàng vạn thương binh nặng ở các trung tâm nuôi dưỡng được các địa phương và gia đình đón về nuôi dưỡng, như các tỉnh Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội, Phú Thọ,... Các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh nặng đã từng bước được nâng cấp, bảo đảm việc chăm sóc ngày càng tốt hơn, với tinh thần phục vụ chu đáo, tiêu biểu như Trung tâm Dưỡng lão Hà Nội, Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công Liêm Cần (Hà Nam) đã được tuyên dương đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Có thể thấy được điều này qua một số trung tâm điều dưỡng người có công như: Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh là nơi chăm sóc các thương binh loại 1, có tỷ lệ thương tật từ 80% trở lên. Trong số 110 thương binh nặng, có tới 107 thương binh ngồi xe lăn do bị thương ở cột sống, 3 thương binh bị cụt cả 2 tay. Đa số các thương binh đều là những người bị thương nặng trong kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới và kháng chiến chống Pháp. Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Hà Nội có chức năng là nơi tập trung, nuôi dưỡng, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe Người có công, gia đình chính sách và người già hưu trí cô đơn của TP. Hà Nội. Có nhiệm vụ đón tiếp, tổ chức nuôi dưỡng, điều dưỡng Người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa, bố mẹ, vợ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, những cán bộ hoạt động kháng chiến và người già hưu trí cô đơn của TP. Hà Nội. Từ ngày thành lập đến nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền TP. Hà Nội, Trung tâm đã nuôi dưỡng được 227 cụ thuộc các đối tượng chính sách. Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng 35 cụ (gồm 1 cán bộ lão thành cách mạng, 1 cán bộ Tiền khởi nghĩa, 12 mẹ và vợ liệt sĩ, 2 thương binh, 19 cán bộ kháng chiến hưu trí). Tuổi trung bình của các cụ là 86 tuổi, trong đó người cao tuổi nhất là 101 tuổi. Tất cả các cụ đêù được Trung tâm phục vụ chu đáo về vật chất và tinh thần, được sống trong phòng riêng có đầy đủ trang thiết bị sinh hoạt hàng ngày, được hưởng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, được phục vụ chăm sóc sức khoẻ hàng ngày với các loại thuốc bổ, thuốc chữa bệnh phù hợp...Khi các cụ qua đời, Trung tâm tổ chức tang lễ theo đúng ý nguyện của các cụ và được thờ cúng tại Nhà Tưởng niệm của Trung tâm. Cùng với công tác nuôi dưỡng, từ năm 1993, Trung tâm được giao thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng Người có công với cách mạng của TP. Hà Nội và Trung ương uỷ nhiệm. Từ đó đến nay, đã có 30.629 đối tượng chính sách đến điều dưỡng tại đây. Trung tâm đã thực hiện qui trình điều dưỡng khép kín với các hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, độ tuổi chênh lệch, nhu cầu hưởng thụ khác nhau cả về tinh thần và vật chất. Nhìn chung sức khoẻ của các cụ được nuôi dưỡng và điều dưỡng ở Trung tâm đều rất tốt và luôn yên tâm, tin tưởng vào chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước. Với những nỗ lực hoạt động như vậy, Trung tâm đã được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" và nhiều phần thưởng cao quí của Đảng và Nhà nước. Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên được thành lập tháng vào tháng 6/1957 và hiện đang quản lý và chăm sóc 63 thương bệnh binh đến từ 18 tỉnh, thành ở khu vực phía Bắc, trong đó có 3 đồng chí đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, còn là các đồng chí tham gia kháng chiến chống Mỹ và Chiến tranh Biên giới phía Bắc. Hầu hết các anh chị em ở đây đều là thương bệnh binh nặng, hạng 1 (tỷ lệ thương tật 81% trở lên), một nửa trong số đó phải ngồi trên xe lăn do bị thương cột sống, teo cơ… số còn lại mang trên mình những vết thương tổng hợp liên quan chủ yếu đến tay, chân và mắt. Trung tâm điều dưỡng phục vụ người có công với cách mạng tại xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Trung tâm được xây dựng với diện tích hơn 900m2, bao gồm 60 phòng ở, khu điều dưỡng luân phiên; khu hành chính, khu đa năng tập luyện điều trị thể chất, khu nhà ăn, sân vườn... với tổng kinh phí đầu tư xây dựng trên 14 tỷ đồng. Khi đưa vào hoạt động, khu điều dưỡng này tiếp nhận từ 2.000 - 2.500 người có công với cách mạng. Được biết, hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có trên 10.000 người là đối tượng chính sách và người có công với cách mạng. Trung tâm điều dưỡng người có công tại TP. Đà Lạt. Trung tâm được xây dựng theo dạng nhà biệt thự trên diện tích 3,6 ha với các hạng mục như: nhà nghỉ dưỡng, nhà sinh hoạt tập thể, khu tập dưỡng sinh, tổng vốn đầu tư gần 13 tỷ đồng. Trung tâm có hơn 120 giường và có nhiệm vụ đón nhận, điều dưỡng cho người có công ở Lâm Đồng và các tỉnh lân cận. Trung tâm gồm 5 khối nhà (mỗi khối khoảng 150 m2), trong đó có 1 khối nhà dành cho người tàn tật. Quy mô của Trung tâm gồm 60 giường điều dưỡng, phòng tập thể dục phục hồi chức năng… Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Lạng Giang đang quản lý và chăm sóc 82 thương, bệnh binh đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó 3 đồng chí là thương binh nặng, hạng 1/4 bị mù hai mắt, cụt chi dưới, 78 đồng chí là bệnh binh hạng 1/3 bị lao phổi mãn tính, đái tháo đường giai đoạn cuối, viêm cầu thận... Trung tâm Điều dưỡng Thương bệnh binh nặng - Người có công Quảng Nam hiện có 32 cán bộ, nhân viên; trong đó có 10 hộ lý, 4 cấp dưỡng, 1 y sĩ và 2 y tá. Trung tâm đang điều dưỡng thường xuyên cho 24 thương bệnh binh nặng, người có công, tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà mỗi người có chế độ chăm sóc riêng. Năm 2008 trung tâm đã tiếp nhận 23 đợt điều dưỡng luân phiên với 2.060 lượt người. Với cơ sở vật chất hiện có, mỗi đợt điều dưỡng trung tâm đáp ứng được tối đa khoảng 112 người. 1.3.1.2 Tăng mật độ các trung tâm điều dưỡng Về quy hoạch các trung tâm điều dưỡng người có công và số lượng các vùng miền: Các tỉnh miền Bắc đã có 1 trung tâm trực thuộc Bộ (Trung tâm phục hội sức khoẻ người có công Sầm Sơn); các trung tâm thuộc các tỉnh gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội (tự đầu tư), Thái Nguyên, Thái Bình, và Thanh Hoá, riêng trung tâm Hà Nam (Liêm Cần) kết hợp giữa điều dưỡng người có công và nuôi dưỡng thương bệnh binh. Ngoài ra Bộ đã cho chủ trương hỗ trợ đầu tư 2 trung tâm ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo) và Hoà Bình (Kim Bôi). Với tổng số đối tượng thuộc các tỉnh miền Bắc khoảng 35.762 người thì quy hoạch số Trung tâm điều dưỡng người có công nêu trên đã cơ bản đáp ứng nhu cầu. Các tỉnh miền trung đã có 4 trung tâm điều dưỡng người có công gồm Nghệ An (Cửa Lò), Đà Nẵng, Quảng Nam (Hội An), Khánh Hoà, 4 cơ sở này ngoài nhiệm vụ điều dưỡng cho người có công của tỉnh đã tiếp nhận điều dưỡng cho các tỉnh lân cận. Ngoài ra ở 3 tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bộ đã có quyết định hỗ trợ phân khu điều dưỡng người có công (kết hợp điều dưỡng) gắn trung tâm Bảo trợ xã hội. Các tỉnh miền Nam đã có 4 cơ sở điều dưỡng người có công gồm 2 cơ sở trực thuộc Bộ là cơ sở 168 Hai Bà Trưng Thành phố Hồ Chí Minh, Khu điều dưỡng thương binh Long Đất Bà Rịa Vũng Tàu và 2 cơ sở do địa phương quản lý là Trung tâm điều dưỡng người có công Bà Rịa Vũng Tàu và trung tâm điều dưỡng người có công Lâm Đồng. 1.3.1.3 Các cán bộ làm công tác điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao Hàng năm các cán bộ làm công tác điều dưỡng người có công đều được đầu tư đào tạo nâng cao trình độ tay nghề. Tỷ lệ Bác sĩ chiếm tới gần 10% tổng số cán bộ y bác sĩ, y tá chiếm 60% và còn lại là các cán bộ làm công tác kỹ thuật chiếm tói 30% tổng số cán bộ. Các cán bộ này do có trình độ chuyên môn và tay nghề nên đã trực tiếp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng người có công. Bảng 1.14: Trình độ chuyên môn của các cán bộ điều dưỡng Đơn vị: người Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số bác sĩ 101 105 115 120 140 Số y tá 164 173 176 182 188 Kỹ thuật viên 396 405 414 415 420 Nguồn: Cục người có công – Bộ lao động Thương binh và Xã hội Số lượng các bác sĩ, y tá và các kỹ thuật viên tăng lên hàng năm. Chính điều này làm tăng chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng người có công. Trung bình một năm có 116 bác sĩ, 177 y tá và 410 kỹ thuật viên tại các trung tâm điều dưỡng được bộ đầu tư. 1.3.1.4. Thiết bị khám chữa bệnh tăng về số lượng và chất lượng Song song với việc đầu tư xây dựng mở rộng và cải tạo các trung tâm điều dưỡng, Bộ cũng đầu tư để mua sắm máy móc, thiết bị, dụng cụ hiện đại để phục vụ cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công. Các thiết bị, dụng cụ và máy móc đã cũ và lạc hậu không còn thuận tiện cho việc khám chữa bệnh đã được đổi mới bằng những thiết bị mới hiện đại hơn. Bên cạnh việc đổi mới các thiết bị dụng cụ và máy móc đã cũ, Bộ còn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc và dụng cụ mới để trang bị thêm cho các phòng khám chữa bệnh đã được đầu tư xây dựng mở rộng và xây mới thêm. 1.3.1.5. Tăng số lượng y bác sĩ và kỹ thuật viên điều dưỡng Hàng năm các trung tâm điều dưỡng đều tuyển thêm các cán bộ làm công tác chăm sóc và khám chữa bệnh cho người có công nhằm đảm bảo việc nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân. Bảng 1.15: Số lượng cán bộ điều dưỡng tăng lên hàng năm Đơn vị: người Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số cán bộ điều dưỡng tăng thêm 80 22 44 56 87 Số bệnh nhân/cán bộ điều dưỡng 35/1 30/1 28/1 25/1 15/1 Nguồn: Cục người có công Bộ lao động thương binh và xã hội Hàng năm số lượng cán bộ điều dưỡng đều tăng hơn so với năm trước đó, lượng tăng trung bình hàng năm là 58 cán bộ. Do lượng cán bộ điều dưỡng tăng lên nên số bệnh nhân mà một cán bộ chăm sóc sẽ ngày càng giảm. Số bệnh nhân trên một cán bộ điều dưỡng trung bình một năm là 26 bệnh nhân. Một cán bộ điều dưỡng chăm sóc cho ngày càng ít bệnh nhân sẽ nâng cao được chất lượng của việc điều dưỡng. 1.3.2. Những tồn tại 1.3.2.1. Sự phân bố và sự phân bổ vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng chưa đồng đều Sự đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trên 3 miền chưa đồng đều. Trong giai đoạn 2004-2008, nếu ở miền Bắc có tới 10 trung tâm được Bộ đầu tư với số tiền đầu tư là 86 927.363 triệu đồng, miền Trung có 6 trung tâm với số tiền đầu tư là 388 850.026 triệu đồng thì miền Nam chỉ có 3 trung tâm được đầu tư với tổng vốn đầu tư là 33 513.834 triệu đồng. Các trung tâm được xây dựng phân bổ không đồng đều, các trung tâm tập trung nhiều ở miền Bắc, rải rác ở miền Trung và Nam, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ chưa có trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công nào. 1.3.2.2. Số lượng các trung tâm điều dưỡng chưa đáp ứng hết nhu cầu điều dưỡng của các đối tượng người có công trên cả nước Với tổng số đối tượng thuộc các tỉnh miền Trung khoảng 38.984 người thì số lượng các cơ sở ở miền trung tổng cộng là 7 trung tâm là quá mỏng, chưa đáp ứng nhu cầu điều dưỡng người có công của khu vực. Với số lượng đối tượng hiện nay ở các tỉnh miền Nam khoảng 19.144 người thì số cơ sở điều dưỡng ở khu vực này tổng cộng là 4 trung tâm nên chưa đáp ứng được nhu cầu điều dưỡng trong khu vực, nhất là khu vực Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long. 1.3.2.3. Thiếu cán bộ làm công tác điều dưỡng chăm sóc sức khỏe Số cán bộ làm công tác điều dưỡng còn thiếu so với nhu cầu hiện tại. Ví dụ như ở Trung tâm điều dưỡng người có công Long Đất, tại khoa điều trị và nuôi dưỡng cho thương bệnh binh tâm thần, công tác phục vụ và điều trị tại đây có nhiều khó khăn bởi chỉ có 1 bác sĩ và 4 y sĩ, 1 kỹ thuật viên chăm sóc cho 29 bệnh nhân với các mức độ bệnh khác nhau, những người không còn nhận thức được gì nhiều lúc còn phát bệnh rất nguy hiểm. Chính vì vậy mà công tác chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho các đối tượng người có công gặp nhiều khó khăn trở ngại. 1.3.3. Nguyên nhân Sự đầu tư không đồng đều là do mỗi vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Những tỉnh nào có điều kiện kinh tế phát triển, có tiềm lực về tài chính sẽ tự đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công trong phạm vi của tỉnh mình. Còn những các trung tâm còn lại sẽ được nhà nước hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc xây mới. Nhưng nguồn ngân sách nhà nước là có hạn mà nhu cầu cần đầu tư là rất lớn, chính vì thế nhà nước sẽ lên danh mục các trung tâm cần đầu tư và cấp vốn lần lượt cho từng trung tâm trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo đầu tư có hiệu quả và không dàn trải. Số trung tâm được xây dựng phân bố không đồng đều là do các đối tượng người có công không phân bố đều trên cả nước. Mặt khác, điều kiện giao thông ở những nơi khác nhau là khác nhau, có nơi thuận tiện, nơi lại khó khăn vì thế mà không thể xây dựng các trung tâm điều dưỡng phân bố đồng đều được. Đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác điều dưỡng còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu cần được chăm sóc do số lượng còn hạn chế. Đó là do vấn đề về lương bổng và chế độ đãi ngộ của nhà nước. 1.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP VÀ MỞ RỘNG KHU ĐIỀU DƯỠNG THƯƠNG BINH LONG ĐẤT 1.4.1. Sự hình thành và phát triển Trung tâm điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất Là một trong những trung tâm điều dưỡng thương binh lớn nhất của cả nước, Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) (sau đây gọi là Trung tâm Long Đất) có chức năng tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho thương, bệnh binh (T-BB) nặng, T-BB tâm thần nặng, mãn tính… Trung tâm Long Đất có diện tích 4 ha và tọa lạc ngay vị trí có không gian rất thích hợp cho việc an dưỡng và điều trị bệnh bởi một bên là núi cao và một bên là biển Long Hải. Hiện tại, Trung tâm (TT) Long Đất đang điều trị cho 85 T-BB. Đó là các trường hợp TB 1/4 có thương, bệnh tật nặng như vừa liệt, vừa tâm thần, bị cụt từ 2 chi trở lên, mù 2 mắt hoặc là T-BB không có điều kiện sống ở gia đình (từ Quảng Trị trở vào Nam). Mỗi người chiến đấu ở những chiến trường khác nhau, thời kỳ chiến tranh khác nhau nhưng bom đạn thì tàn phá cơ thể họ nặng nề như nhau. Đây có thể xem là ngôi nhà chung của các T-BB bởi với những mất mát về thân thể, họ rất khó hội nhập với cộng đồng và khó có thể sống bình thường như bao người khác. Và năm 2002, Long Đất được cải tạo toàn bộ thành từng khu riêng biệt với những trang bị khá đầy đủ, bảo đảm cho công tác điều dưỡng T-BB được hoàn thiện hơn. Trong đó, trung tâm có 3 bác sĩ, 12 y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chăm sóc, có phòng xét nghiệm sinh, hóa, có đủ dụng cụ đáp ứng những trường hợp phẫu thuật nhỏ, có các dụng cụ tập luyện, phục hồi chức năng với những xe chuyên dụng… Đặc biệt nhất là dãy nhà dành cho T-BB, mỗi căn có diện tích 50m2 với đầy đủ các vật dụng thiết yếu, các phương tiện phục vụ đời sống tinh thần hàng ngày như radio, ti vi có đầu thu kỹ thuật số… Trung tâm còn có tủ sách, thư viện với nhiều loại sách, báo tạp chí xuất bản hàng ngày. Một khu vực khá “đặc biệt” tại trung tâm, đó chính là khoa 1 (khoa điều trị và nuôi dưỡng cho T-BB tâm thần). Hiện tại khoa có 29 bệnh nhân với các mức độ bệnh khác nhau. Công tác phục vụ và điều trị tại đây có nhiều khó khăn hơn bởi chỉ có 1 bác sĩ và 4 y sĩ, 1 kỹ thuật viên chăm sóc cho ngần ấy bệnh nhân, những người không còn nhận thức được gì và lắm lúc phát bệnh rất nguy hiểm. Từ việc khám sức khỏe, cho ăn, cho uống thuốc đến phục hồi dần trí nhớ là cả một quá trình rất vất vả của đội ngũ y, bác sĩ tại khoa. Lý do khiến bác sĩ Nguyễn Văn Tương, bác sĩ duy nhất của khoa gắn bó với công việc tại đây từ khi khoa mới thành lập vào năm 2003 là “Khi sinh ra, họ cũng bình thường như bao người khác nhưng vì chiến tranh, vì tự do của đấtnước đã khiến họ trở thành những bệnh nhân tâm thần, đấy là những mất mát không gì bù đắp nổi. Việc phục hồi cho người tâm thần là rất khó nên chủ yếu vẫn là làm thế nào để hoạt động của họ ngày một khá dần hơn, đó chính là nỗ lực cũng là niềm vui của chúng tôi khi những T-BB nào có biểu hiện tốt”. Dẫn chúng tôi đi một vòng thăm các phòng, điều khá ấn tượng là các bệnh nhân rất quý và nghe lời bác sĩ Tương. Hai người trong số các bệnh nhân có diễn biến bệnh khá hơn đã đàn và hát tặng chúng tôi trước lúc tạm biệt, họ còn dặn dò chúng tôi là “nhớ gửi một tấm hình cho bọn tôi” và chào bằng một nụ cười khác hẳn nụ cười của bệnh nhân tâm thần. Đấy có thể nói là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu thương và sức lực của đội ngũ y, bác sĩ tại khoa cũng như của trung tâm. Ngoài khu vực dành cho T-BB, trung tâm Long Đất còn một khu vực điều dưỡng dành cho người có công với những phòng ở đạt tiêu chuẩn. Những người có công (khu vực phía Nam) cần được an dưỡng sẽ đến TT và được chăm sóc luân phiên trong 10 ngày với mỗi phần ăn 65.000 đồng/ngày. Đấy là một chương trình rất có ý nghĩa mà Đảng và Nhà nước dành cho những người có công với cách mạng và thể hiện truyền thống “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta. 1.4.2. Tình hình thực hiện đầu tư của dự án 1.4.2.1. Mục tiêu và cơ sở pháp lý của dự án Mục tiêu của dự án nhằm cải tạo, mở rộng và sắp xểp lại cơ sở vật chất để điều dưỡng thương binh nặng, điều dưỡng luân phiên cho người có công và điều dưỡng thương binh bị tâm thần nặng khu vực các tỉnh Nam Bộ. Dự án được lập nên căn cứ vào: Nghị định số 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính Phủ về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động thương binh và xã hội; Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ; Quyết định số 990/ QĐ-LĐXH ngày 29/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc cho phép chuẩn bị đầu tư dự án; Theo tờ trình số 11/TT ngày 20/9/2001 của Chủ đầu tư dự án, kèm theo dự án khả thi do Trường Đại học Kiến trúc lập tháng 9/2001; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, cục Thương binh Liệt sĩ và người có công. 1.4.2.2. Mô tả chi tiết dự án Tên dự án: Khu điều dưỡng thương binh Long Đất. Chủ đầu tư và chủ tài khoản: Giám đốc Khu điều dưỡng thương binh Long Đất. Hình thức đầu tư: Nâng cấp và mở rộng. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Địa điểm xây dựng: Long Hải - Long Đất – Bà Rịa Vũng Tàu (địa điểm hiện nay của trung tâm). Mục tiêu đầu tư: Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về quy mô và chất lượng nuôi dưỡng thương binh và điều dưỡng luân phiên cho người có công. Quy mô đầu tư: Nuôi dưỡng khoảng 30 thương binh liệt, 120 thương binh tâm thần và 54 giường điều dưỡng luân phiên. Khối lượng đầu tư chính: + Xây mới nhà thương binh tâm thần nam : 2.205 m2 sàn + Xây mới nhà thương binh tâm thần nữ : 242 m2 sàn + Nhà thương binh liệt cải tạo : 774 m2, xây mới 574 m2 sàn + Nhà điều dưỡng luân phiên cải tạo : 1.291 m2, xây mới 827 m2 sàn + Cải tạo nhà hành chính : 1.195 m2 sàn + Cải tạo nhà an, bếp : 333 m2 sàn + Hành lang cầu cải tạo : 204 m2, xây mới 285 m2 sàn Cải tạo, nâng cấp kỹ thuật hạ tầng: Cấp điện, cấp thoát nước, sân đường nội bộ, san nền, cổng hàng rào, phòng chống cháy, vườn hoa cây xanh. Một số trang thiết bị phục vụ điều trị, điều dưỡng đồng bộ. Cấp công trình: công trình cấp 2, độ chịu lửa bậc 2, khung, sàn bê tông cốt thép, tường gạch bao che. Kinh phí chuẩn bị đầu tư : 20 triệu đồng (hai mươi triệu động chẵn). Thời gian chuẩn bị đầu tư : năm 2001 Thời gian thực hiện đầu tư : Khởi công năm 2002, kết thúc năm 2005. Tổng mức đầu tư : 20.309.000.000 đ (hai mươi tỷ, ba trăm linh chín triệu đồng), trong đó: - Xây lắp : 16.080.169.000 đ - Thiết bị : 3.100.000.000 đ - Kiến thiết cơ bản khác : 1.128.831.000 đ trong đó có 10% dự phòng cho các khối lượng chưa thực hiện. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước cấp qua Bộ Lao động thương binh và xã hội. Thiết kế: Thiết kế 1 bước thiết kế kỹ thuật thi công. Phương thức thực hiện: theo quy định hiện hành. Chi tiết về các khoản mục chi phí được thể hiện ở các bảng dưới đây: Bảng 1.16: Danh mục các chi phí khác STT Khoản mục Chi phí (đồng) I Xây lắp (có 10% dự phòng) 4.406.538.000 II Kiến thiết cơ bản khác: 732.612.000 1 Lập dự án khả thi 54.237.000 2 Lệ phí thẩm định dự án khả thi 3.820.000 3 Khảo sát đo vẽ bản độ địa hình, địa chính 31.279.000 4 Khảo sát địa chất công trình 27.130.000 5 Thiết kế phí 247.629.000 6 Thẩm định thiết kế, dự toán 26.590.000 7 Quy hoạch phân lô đưa về an dưỡng gia đình và tái định cư 44.000.000 8 Chi lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp 24.392.000 9 Giám sát kỹ thuật 128.770.000 10 Chi phí quản lý 99.885.000 11 Bảo hiểm công trình (0.35% xây lắp) 35.000.000 12 Thẩm định tổng quyết toán 9.880.000 III Tổng số 5.139.150.000 Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội Tất cả các chi phí đều được kê chi tiết và được đưa vào kế hoạch từ chi phí thiết kế, chi phí quản lý, chi phí giám sát cho tới chi phí bảo hiểm...để đảm bảo công trình được hoàn thành với chất lượng cao nhất. Bảng 1.17: Danh mục chi phí xây lắp STT Khoản mục Chi phí (đồng) I Giá trị khối lượng thực hiện 5.379.802.000 1 Nhà thương binh tâm thần nam, nữ 4.505.894.000 - Đã thực hiện theo giá trúng thầu 4.225.000.000 - Điều chỉnh, bổ sung khối lượng 280.894.000 2 Cổng hàng rào 823.908.000 3 Cây xanh, vườn hoa 50.000.000 II Giá trị khối lượng phê duyệt tiếp 10.700.367.000 1 Nhà điều dưỡng luân phiên (B1) 2.894.049.000 2 Nhà thương binh liệt (A2, A3) 3.050.522.000 3 Nhà hành chính 622.294.000 4 Nhà ăn và nhà bếp 393.474.000 5 Nhà thường trực bảo vệ 35.122.000 6 Hành lang cầu 391.875.000 7 Kỹ thuật hà tầng 2.340.270.000 - San nền 753.139.000 - Bể nước ngầm 59.663.000 - Hồ nước 78.290.000 - Sân đường nội bộ 602.813.000 - Điện ngoài nhà 84.455.000 - Cấp nước và phòng chữa cháy ngoài nhà 94.643.000 - Thoát nước ngoài nhà 667.267.000 8 Dự phòng 10% 972.761.000 III Tổng cộng 16.080.169.000 Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội Các công trình được xây dựng lên được đảm bảo cả về nội thất và ngoại thất hợp lý. Nhà được xây dựng lên sẽ được cung cấp các trang thiết bị bên trong và cảnh quan bên ngoài như đường đi, vườn hoa... cũng được cải tạo. Bảng 18: Danh mục chi phí thiết bị STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng Chi phí (đồng) A Giá trị khối lượng đã thực hiện 579.200.000 I Thiết bị khu nuôi dưỡng thương binh tâm thần 579.200.001 1 Giường bệnh nhân Inox chiếc 120 238.800.000 2 Ghế 4 chân Inox cái 120 42.000.000 3 Ghế 4 chân Inox, tựa và ngồi có đệm cái 25 8.000.000 4 Xe đẩy thức ăn Inox 2 tầng cái 4 7.600.000 5 Tủ thuốc phòng khám Inox bộ 3 12.000.000 6 Giường khám bệnh Model VQ-BKB1 bộ 3 6.600.000 7 Ống nghe, huyết áp kế bộ 3 750.000 8 Máy huỷ kim tiêm - Việt Nam chiếc 3 3.600.000 9 Bộ khám ngũ quan Recto - Đức bộ 3 18.000.000 10 Bộ đèn CRO - Đức cái 1 6.000.000 11 Ghế khám tai mũi họng bộ 1 4.500.000 12 Bộ tiểu phẫu - Trung Quốc cái 2 3.000.000 13 Tủ lạnh phòng khám 180 lít - 220V cái 3 13.500.000 14 Tủ lạnh phòng khám 240 lít - 220V cái 2 16.000.000 15 Máy tập 10 chức năng - Đài Loan cái 2 9.000.000 16 Máy tập 10 chức năng - Mỹ cái 2 11.000.000 17 Xe đạp phục hồi chức năng cái 2 5.000.000 18 Bộ đồ ăn uống bộ 120 9.600.000 19 Bếp nấu Inox cái 2 12.000.000 20 Chậu rửa bộ 4 2.000.000 21 Bàn gia công, chia thức ăn cái 2 12.000.000 22 Tủ hấp cơm nấu bằng gas cái 1 6.500.000 23 Tủ đựng bát đũa cái 3 10.500.000 24 Dụng cụ nhà bếp tập thể cái 1 24.000.000 25 Quạt hút gió cái 6 2.100.000 26 Chăn đơn, gối, màn, chiếu bộ 120 42.000.000 27 Xô chậu cái 30 3.000.000 28 Giường ngủ gỗ cái 10 12.000.000 29 Tủ gỗ đựng quần áo cái 8 9.600.000 30 Quạt cây sải cánh cái 3 1.050.000 31 Bàn họp giao ban cái 4 6.000.000 32 Salon tiếp khách phòng chủ nhiệm khoa bộ 1 4.500.000 33 Thảm trải phòng đa năng m2 130 13.000.000 34 Máy bơm điện Kamar cái 4 4.000.000 B Giá trị khối lượng phê duyệt tiếp 2.520.800.000 I Thiết bị khu nuôi dưỡng thương binh tổng hợp 157.500.000 1 Giường ngủ gỗ cái 30 36.000.000 2 Tủ gỗ đựng quần áo cái 30 54.000.000 3 Bàn gỗ, mặt kính bộ 30 60.000.000 4 Quạt bàn sải cánh cái 30 7.500.000 II Thiết bị khối điều dưỡng luân phiên và người có công 1.216.850.000 1 Giường ngủ gỗ cái 72 86.400.000 2 Đệm liên doanh hiệu Nghi Gia cái 72 43.200.000 3 chăn đơn, gối đơn, khăn phủ gối, ga trải giường, màn bộ 72 25.200.000 4 Tủ gỗ đựng quần áo cái 36 64.800.000 5 Bàn gỗ, mặt kính, ghế salon gỗ bộ 36 54.000.000 6 Tủ gỗ để ti vi cái 36 19.800.000 7 phích nước, bộ ấm chén, cốc thuỷ tinh, đôi dép nhựa, thùng đựng rác bộ 36 5.400.000 8 Mắc áo cây bằng Inox cái 36 9.000.000 9 Giá Inox phơi quần áo cái 36 6.300.000 10 Ti vi màu 15 inch cái 36 104.000.000 11 Máy điều hoà cái 36 504.000.000 12 đồng hồ điện tử treo tường cái 40 4.000.000 13 Quạt hút gió phòng ngủ cái 36 9.000.000 14 Quạt hút gió nhà ăn, bếp cái 2 3.000.000 15 Quầy lễ tân gỗ cái 1 6.500.000 16 Tủ tường gỗ treo chìa khoá, trưng bày lễ tân cái 1 6.000.000 17 Quầy bar phục vụ cái 1 6.000.000 18 Ghế quay bằng sắt đệm mút lễ tân, quầy bar cái 12 4.200.000 19 Tủ quầy bar cái 1 6.000.000 20 Tủ gỗ để ti vi cái 2 1.500.000 21 Ti vi màu 29 inch cái 3 54.000.000 22 Dàn âm thanh, đầu đĩa ghi hình cái 1 40.000.000 23 Quạt cây sải cánh cái 16 7.200.000 24 Bàn ghế ngồi phòng đa năng, nhà ăn bộ 24 72.000.000 25 Ri đô cửa đi, cửa sổ m2 2250 38.250.000 26 Két sắt cái 1 2.500.000 27 Chậu rửa lớn nhà bếp bộ 2 9.000.000 28 Bàn gia công thức ăn cái 2 8.200.000 29 Bếp nấu tập thể bộ 1 10.000.000 30 Tủ đựng bát đũa cái 1 7.000.000 III Thiết bị khối y tế 365.650.000 1 Tủ thuốc phòng khám Inox bộ 2 8.000.000 2 Ống nghe, huyết áp kế bộ 2 500.000 3 Máy huỷ kim tiêm - Việt Nam chiếc 2 2.400.000 4 Ghế khám tai mũi họng bộ 1 4.500.000 5 Bộ đèn CRO - Đức cái 1 6.000.000 6 Giường khám bệnh Model VQ-BKB1 bộ 2 4.400.000 7 Tủ lạnh phòng khám 180 lít - 220V cái 2 7.000.000 8 Máy sinh hoá nước tiểu chiếc 1 25.000.000 9 Máy tạo ôxy Mỹ chiếc 1 22.000.000 10 Máy sinh hoá bán tự động 90 thông số chiếc 1 87.000.000 11 Máy hút đờm Mỹ (loại 1 bình) chiếc 1 4.000.000 12 Xe đẩy bệnh nhân cái 4 6.600.000 13 Ghế 4 chân Inox, tựa và ngồi có đệm cái 30 10.500.000 14 Bàn khám Inox bộ 4 9.000.000 15 Bàn làm việc cái 8 11.200.000 16 Máy điều hoà cái 9 126.000.000 17 Tủ gỗ đựng hồ sơ bộ 15 18.000.000 18 Giường ngủ gỗ cái 4 4.800.000 19 chăn đơn, gối đơn, khăn phủ gối, ga trải giường, màn bộ 4 1.200.000 20 Quạt cây sải cánh cái 10 4.500.000 21 Quạt hút gió cái 9 3.150.000 IV Thiết bị khối hành chính, phục vụ 431.660.000 1 Bàn làm việc bộ 18 37.800.000 2 Tủ gỗ đựng hồ sơ cái 18 32.760.000 3 Salon tiếp khách bộ 5 40.000.000 4 Quạt cây sải cánh cái 18 8.100.000 5 Máy điều hoà cái 6 84.000.000 6 Máy giặt công nghiệp 18 đến 23 kg cái 1 180.000.000 7 Máy bơm 3 pha 3,5 KW cái 2 23.000.000 8 Bàn bi a bộ 2 20.000.000 9 Bàn bóng bàn bộ 2 6.000.000 V Dự phòng 348.840.000 Tổng cộng 3.100.000.000 Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội 1.4.3. Kết quả đầu tư vào trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất Có 2 khu nhà được xây dựng mới đó là nhà thương binh tâm thần nam và nhà thương binh tâm thần nữ với tổng diện tích xây mới là 2.447 m2. Có 5 công trình được cải tạo, mở rộng đó là nhà thương binh liệt, nhà điều dưỡng luân phiên, nhà hành chính, nhà ăn và hành lang cầu với tổng diện tích cải tạo là 3.797 m2 và tổng diện tích xây mới là 1552 m2. Bên cạnh đó, kỹ thuật hạ tầng như hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, sân đường bộ, san nền, cổng hàng rào, hệ thống phòng cháy cháy, vườn hoa cây xanh cũng được nâng cấp. Các trang thiết bị phục vụ điều trị, điều dưỡng được đầu tư mua sắm đồng bộ với số lượng được cung cấp ở Bảng 12. Bảng 1.19: Cơ cấu chi phí đầu tư cho trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất Chi phí tổng giá trị chiếm tỉ lệ(%) Kiến thiết cơ bản khác 1.128.831.000 5.56 Thiết bị 3.100.000.000 15.26 Xây lắp 16.080.169.000 79.18 Tổng mức đầu tư 20.309.000.000 100 Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực của trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất cũng giống như cơ cấu đầu tư chung của Bộ lao động thương binh và xã hội. Đó là tỷ trọng đầu tư vào xây lắp lớn chiếm tới 79.18% tổng mức đầu tư, còn lại là đầu tư mua sắm trang thiết bị và kiến thiết cơ bản khác. CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG CỦA BỘ LĐTB & XH TRONG THỜI GIAN TỚI 2.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ 2.1.1. Quan điểm chỉ đạo về điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của các thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ... dù hoàn cảnh khó khăn vẫn không ngừng vươn lên trong học tập, lao động, ổn định cuộc sống, nhiều người làm kinh tế giỏi. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: "Đất nước được rạng rỡ như hôm nay là nhờ sự hy sinh của các Anh hùng, Liệt sỹ, đồng chí, đồng bào ta trong trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại. Để báo đáp công ơn ấy và kế thừa truyền thống đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng cây", Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là bổn phận và trách nhiệm cao cả. Với thân nhân các liệt sỹ và anh chị em thương binh, đặc biệt là thương binh nặng, tôi hiểu dù cuộc sống vật chất có đầy đủ đến đâu cũng không thể bù đắp những mất mát, hy sinh của các đồng chí. Chỉ có tình yêu thương và đạo nghĩa mới đem lại niềm vui và sức mạnh để mọi người Việt Nam chúng ta vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, vươn lên, tiến về phía trước". Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cùng đồng bào và chiến sỹ cả nước hãy biểu thị mạnh mẽ hơn nữa lòng biết ơn bằng nhiều hành động cụ thể, sao cho lòng biết hơn hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc nhằm tiếp tục tri ân các Anh hùng Liệt sỹ, thương, bệnh binh và gia đình có công với nước. Trong đó, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đối tượng chính sách tiếp cận và được hưởng các dịch vụ xã hội về học tập, dạy nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhằm giúp các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Chủ tịch nước cũng khẳng định quyết tâm của cả nước vượt qua những khó khăn hiện nay để đưa nền kinh tế tiếp tục phát triển, đây cũng chính là cách đền ơn đáp nghĩa thiết thực nhất đối với các thương binh, liệt sỹ - những người đã sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Người đứng đầu Nhà nước yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đối tượng chính sách tiếp cận và được hưởng các dịch vụ xã hội về học tập, dạy nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe..., giúp các gia đình chính sách khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết yêu cầu các ngành chức năng tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho Trung tâm điều dưỡng thương binh, các đơn vị có chức năng chăm sóc người có công trên địa bàn cả nước. 2.1.2. Mục tiêu đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công thời gian tới Căn cứ vào số lượng đối tượng điều dưỡng người có công và mạng lưới các cơ sở điều dưỡng tại khu vực thì quy hoạch các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh phía Bắc đã cơ bản đáp ứng nhu cầu, từ nay đến năm 2015 tạm ngừng không đưa thêm danh mục đầu tư cho mục tiêu này. Theo đánh giá nêu trên, miền Trung nằm trên dải đất địa lý kéo dài, vừa ít cơ sở lại phân bố không đều. Bộ có chủ trương đầu tư cho 2 cơ sở điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Bình và Quảng Ngãi trong kế hoạch 2009-2010. Quảng Ngãi là tỉnh có đông đối tượng (3.697 người, đứng thứ 7 cả nước), điều kiện kinh tế khó khăn. Quảng Bình là địa phương chịu nhiều tàn phá trong chiến tranh, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, từ năm 1987 Bộ đã đưa vào quy hoạch trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Bình, tỉnh vẫn giữ đất từ đó đến nay và giao thêm nhiệm vụ cho trung tâm Bảo trợ xã họi làm chức năng điều dưỡng người có công (1 đơn vị 2 địa điểm). Sau khi tập trung hỗ trợ đầu tư cho 2 trung tâm của Quảng Bình và Quảng Ngãi, có thể cân nhắc để hỗ trợ đầu tư thêm cho 2-3 cơ sở điều dưỡng người có công phía Nam để đảm bảo quy hoạch chung, thời gian dự kiến trong kế hoạch 2009-2011. 2.2. GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG 2.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác điều dưỡng người có công Bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống chính sách tạo cơ sở để cải tạo và mở rộng các trung tâm điều dưỡng người có công trên khắp cả nước. Tập trung nghiên cứu đổi mới về cơ chế kế hoạch, tài chính, chính sách đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, cán bộ y bác sĩ phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng người có công. Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các trung tâm điều dưỡng người có công: Bộ, Ngành và các địa phương chủ động triển khai thực hiện quyết định của Chính phủ về quy hoạch mạng lưới các trung tâm điều dưỡng người có công giai đoạn 2010-2015. Mạng lưới trung tâm điều dưỡng người có công phải đáp ứng dược nhu cầu điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công theo cơ cấu từng vùng. 2.2.2. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ công tác điều dưỡng Bộ tập trung đầu tư xây dựng hệ thống các trung tâm điều dưỡng người có công chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của đối tượng này hiện nay. Tiếp tục cải tạo, mở rộng các trung tâm điều dưỡng trên cả nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ trang thiết bị cho các trung tâm, đặc biệt là các trung tâm dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn. Khuyến khích địa phương tự đầu tư cho các trung tâm, phát huy khả năng của từng địa phương. Hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đưa các hoạt động điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công đạt yêu cầu. 2.2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y bác sĩ Xây dựng và ban hành các chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng đối với các cán bộ y bác sĩ làm công tác chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng người có công. Hàng năm cần có các khoá học nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho các cán bộ y bác sĩ để công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công ngày càng có chất lượng cao. a, Về số lượng Để đáp ứng nhu cầu về số lượng y bác sĩ, hàng năm cần bổ sung y bác sĩ để đảm bảo tỷ lệ trung bình 1 cán bộ/10 bệnh nhân. Do vậy phải phát triển đội ngũ y bác sĩ bằng nhiều nguồn, có các chính sách thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. b, Về chất lượng Bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ, thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chăm sóc sức khỏe theo chu kỳ. Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chăm sóc mới và nâng cao trình độ kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe để có thể áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc điều dưỡng. Các Bộ, Ngành, Địa phương, trung tâm điều dưỡng chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ y bác sĩ và kỹ thuật viên để nâng cao kỹ năng, tiếp cận với trang thiết bị hiện đại. KẾT LUẬN Điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công là một trong những việc làm có ý nghĩa trong phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã hy sinh tuổi trẻ, hy sinh người thân, những người đã để lại một phần xương máu và cả những người đã hy sinh những người thân của mình trên khắp các chiến trường trên cả nước. Đất nước có được như ngày nay không thể thiếu họ, vì vậy chúng ta những người của thế hệ được lớn lên trong hoà bình cần phải nhớ ơn tới những người đã khuất và những người vẫn còn sống mà năm xưa đã chiến đấu quên mình để đất nước được như ngày nay. Đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công để tạo cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cho việc chăm sóc sức khoẻ cho những người có công, góp phần quan trọng trong công tác đền ơn đáp nghĩa mà Đảng và Chính Phủ đã đề ra. Qua quá trình thực tập tại Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, trên cơ sở nghiên cứu những lý luận đã học ở trường và thực tế, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị ái Liên và các cô, chú trong Vụ, em đã nắm được những lý luận cơ bản cũng như thực trạng đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công ở Việt Nam thời gian qua: - Thứ nhất, thấy được vai trò của điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công từ đó thấy sự cần hiết phải tăng cường đầu tư cho hệ thống các trung tâm điều dưỡng người có công. - Thứ hai, thấy được chính sách của nhà nước cho điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công, các khoản chi của nhà nước cho người có công, thực trạng đầu tư của Bộ cho các trung tâm điều dưỡng trên cả nước, từ đó thấy được các yếu tố chính ảnh hưởng tới công tác đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công: sự phân bố các trung tâm điều dưỡng; cơ sở vật chất; và độ ngũ y bác sĩ trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng người có công trong các trung tâm điều dưỡng... còn nhiều tồn tại và bất cập. - Thứ ba, định hướng đầu tư và một số giải pháp đầu tư nhằm cải tạo, mở rộng các trung tâm điều dưỡng người có công. Thông qua bản chuyên đề này, em hi vọng có thể đóng góp được một phần nào đó trong công cuộc đầu tư cho hệ thống các trung tâm điều dưỡng người có công. Tuy nhiên, do trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế không nhiều, bản thân em tự nhận thấy rằng mình còn nhiều sai sót trong việc nhận định về quá trình đầu tư cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công, em rất mong được sự phê bình, góp ý của thầy cô giáo và các cô, chú trong Vụ kế hoạch - Tài chính để bản chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cô giáo Th.S. Nguyễn Thị ái Liên và các cô, chú trong Vụ Kế Hoạch - Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh va Xã hội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế đầu tư - PGS.PTS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương - Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 2007. 2. Tạp chí Lao động - Xã hội các số 9-13/2009 3. Báo đầu tư số 46/2008 4. 5. 6. 7. Thông tư liên tịch số 84/2005/TTLT/BTC-BLĐTBXH 8. Nghị định số 54/2006/NĐ-CP 9. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang 1.1 Danh sách các trung tâm điều dưỡng 33 1.2 Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ 35 1.3 Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công 36 1.4 Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theo miền giai đoạn 2004-2008 38 1.5 Phân bổ vốn năm 2005 40 1.6 Phân bổ vốn năm 2006 41 1.7 Phân bổ vốn năm 2007 42 1.8 Phân bổ vốn năm 2008 43 1.9 Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng 45 1.10 Đầu tư cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác 46 1.11 Số lượng các y bác sĩ làm công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng được Bộ trực tiếp đầu tư 50 1.12 Tình hình đầu tư cho các cán bộ làm công tác điều dưỡng 51 1.13 Số giường bệnh tăng thêm 52 1.14 Trình độ chuyên môn của các cán bộ điều dưỡng 58 1.15 Số lượng cán bộ điều dưỡng tăng lên hàng năm 59 1.16 Danh mục các chi phí khác 66 1.17 Danh mục chi phí xây lắp 67 1.18 Danh mục chi phí thiết bị 68 1.19 Cơ cấu chi phí đầu tư cho trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất 72 DANH MỤC BẢNG HÌNH Biểu đồ Nội dung Trang 1.1 Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động thương binh và xã hội 8 1.2 Sự tăng giảm vốn đầu tư giai đoạn 2004-2008 37 1.3 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực 44 1.4 Sự biến đối vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng qua các năm 45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21681.doc
Tài liệu liên quan