Chuyên đề Tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank

1.1:Quá trình hình thành và định hướng phát triển 1.1.1:Quá trình hình thành: Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập ba Hợp tác xã tín dụng Tân Bình- Thành Công – Lữ Gia. Khởi đầu từ số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven, phạm vi kinh doanh đơn điệu, Sacombank đã thực hiện những quyết sách đúng đắn, tạo điều kiện phát triển cho những giai đoạn sau. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2001, vốn điều lệ của Sacombank tăng từ 71 tỷ đồng lên 190 tỷ đồng, trụ sở được xây dựng khang trang cùng với việc nâng cấp các chi nhánh, mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm, xác lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên khắp thế giới. Đồng thời, trong năm 2001 Sacombank đã xây dựng chiến lược phát triển dài hạn giai đoạn 2001-2010.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1:Quá trình hình thành và định hướng phát triển 1.1.1:Quá trình hình thành: Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập ba Hợp tác xã tín dụng Tân Bình- Thành Công – Lữ Gia. Khởi đầu từ số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven, phạm vi kinh doanh đơn điệu, Sacombank đã thực hiện những quyết sách đúng đắn, tạo điều kiện phát triển cho những giai đoạn sau. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2001, vốn điều lệ của Sacombank tăng từ 71 tỷ đồng lên 190 tỷ đồng, trụ sở được xây dựng khang trang cùng với việc nâng cấp các chi nhánh, mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm, xác lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên khắp thế giới. Đồng thời, trong năm 2001 Sacombank đã xây dựng chiến lược phát triển dài hạn giai đoạn 2001-2010. Năm 2002, vốn điều lệ của Sacombank tăng cao khi được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đầu tư vốn. Đây là sự kiện quan trọng đối với Sacombank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung vì lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nhận được sự đầu tư vốn từ một công ty tài chính quốc tế với tỷ lệ 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Ngày 8/8/2005, Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của Sacombank.Ngoài 3 cổ đông nước ngoài trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 9.000 cổ đông. Sau 15 năm hình thành và phát triển (1991-2006), Sacombank đã đạt được những thành tựu khả quan và nổi bật mà không phải bất cứ ngân hàng nào cũng có thể đạt được: mức vốn điều lệ tăng trên 2.089 tỷ đồng, và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay. Mạng lưới hoạt động của Sacombank có mặt từ Bắc tới Nam với 163 chi nhánh và phòng giao dịch với gần 4.000 nhân viên trên toàn quốc. Hệ thống đại lý quốc tế rộng khắp với 8900 đại lý tại 222 ngân hàng của 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời luôn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân. Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất với mong muốn trở thành một trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần hàng đầu và là Ngân Hàng bán lẻ hiện đại đa năng nhất tại Việt Nam. Sacombank cam kết sẽ phục vụ khách hàng một cách tận tâm, tất cả vì khách hàng, các cổ đông và các đối tác của mình với uy tín và chất lượng cao. Hầu như tất cả các chỉ tiêu kinh tế và các mục tiêu phát triển đề ra trong giai đoạn 2001-2005 đều đã hoàn thành vượt mức. Đặc biệt, Sacombank đã triển khai thành công chiến lược đi  tắt đón đầu để hội nhập thông qua việc thu hút 3 cổ đông nước ngoài là các định chế tài chính- ngân hàng mạnh trên thế giới và trong khu vực để qua đó tiếp cận – học tập – nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và chia sẻ kinh  nghiệm về quản trị điều hành ngân hàng. Mặt khác, bước đầu Sacombank cũng đã phát triển được các mô hình hợp tác liên kết thông qua việc thành lập Công ty liên doanh quản lý quỹ, Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm và liên kết với một số ngân hàng và các công ty bảo hiểm trên địa bàn để bán chéo sản phẩm, đồng thời qua đó phát huy sức mạnh hợp tác, liên kết nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong thời kỳ tới, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn và sẽ có nhiều thay đổi khi các hiệp định, cam kết song phương, đa phương có hiệu lực thi hành. Trong lĩnh vực tài chính, giai đoạn ngân hàng độc quyền về thu hút vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, xã hội và dân cư của hệ thống ngân hàng trong nước sẽ không còn. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cùng với các định chế tài chính khác đang giành giật thị phần, chia xẻ thị trường với hệ thống ngân hàng. Do vậy, giai đoạn tới chắc hẳn sự cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn hiện nay, nhất là khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam thì sự cạnh tranh không cân sức sẽ là một thách thức lớn đối với toàn hệ thống ngân hàng và cả Sacombank.  1.1.2: Định hướng phát triển Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nói riêng đang phấn đấu thực hiện hiệu quả các mục tiêu chính sách tiền tệ của nhà nước, không ngừng nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh của mình, thể hiện tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh đã đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển lành mạnh. Ngoài ra ngân hàng Sài Gòn Thương Tín còn được sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của hội đồng quản trị cùng sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao đã góp phần cho ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Trong năm 2007, với những kỳ vọng và hoài bão lớn mà các cổ đông dành cho Sacombank, Ngân hàng đã đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tối thiểu đạt 1.200 tỷ đồng; phân phối cổ tức năm 2007 bằng cổ phiếu theo tỉ lệ 14%/vốn cổ phần; đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn tối đa không quá 2%/tổng dư nợ cho vay; tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là 3,07%, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 31,56% và tỷ lệ an toàn vốn 12,38%; mở thêm 14 chi nhánh cùng 50 phòng giao dịch. Ngân hàng cũng sẽ xúc tiến các thủ tục thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Campuchia, Lào và Trung Quốc trong điều kiện cho phép nhằm đưa thương hiệu Sacombank vươn ra thị trường quốc tế và hoàn chỉnh hệ thống các công ty con như quản lý nợ và khai thác tài sản, địa ốc, kiều hối, thẻ, cho thuê tài chính, chứng khoán, vàng bạc, bảo hiểm, xây dựng trung tâm đào tạo... Bảng 1.1: Các chỉ tiêu 2007 - Tổng nguồn vốn huy động 33.309 tỷ đồng - Tổng dư nợ cho vay 23.340 tỷ đồng - Tổng tài sản Trên 40.000 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng - Phân phối cổ tức 2007 bằng CP (theo mệnh giá) 14%/vốn cổ phần Nguồn : Sacombank Đồng thời phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng như sau: Bảng 1.2: Các chỉ tiêu chất lượng Tỷ lệ nợ quá hạn Tối đa 2%/tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ sinh lời trong tổng tài sản bình quân 3,07% Tỷ lệ sinh lời trong vốn điều lệ bình quân 31,56% Tỷ lệ an toàn vốn 12,38% Nguồn: Sacombank Thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ và sử dụng vốn tự có năm 2007, Sacombank đã có phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2007 từ 2.089 tỷ đồng lên 4.450 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm 100% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phần được quyền mua thêm 1 cổ phần với 1,5 lần mệnh giá). Bên cạnh đó, nhằm thu hút nguồn nhân tài cống hiến hết sức mình cho Sacombank, đại hội cũng đã quyết định sẽ phát hành quyền mua cổ phiếu ưu đãi cho một số cán bộ quản trị cốt cán với giá 1,5 lần mệnh giá HĐQT thành lập công ty liên doanh thẻ với ngân hàng ANZ trong năm 2007, nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường thẻ Sacombank nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, Sacombank cũng sẽ khảo sát lập phương án xin thành lập công ty đầu tư tài chính – bảo hiểm, vàng bạc đá quý dưới hình thức cổ phần hoặc liên doanh. Với phương châm "nhân lực là sức mạnh phát triển", Sacombank sẽ lập phương án liên kết thành lập trường đại học Sacombank với mục đích đào tạo được nguồn nhân sự có chuyên môn cao và thành thạo các kỹ năng ngân hàng nhằm phục vụ không chỉ cho Sacombank mà còn cho sự phát triển chung của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Chủ trương của Sacombank phát triển trong tương lai là đa sở hữu một số công ty trực thuộc, trong đó có việc chuyển thể công ty TNHH chứng khoán SBS một thành viên thành công ty cổ phần nhằm độc lập, tự chủ trong kinh doanh và phát triển kịp thời cùng với tình hình kinh tế chung toàn đất nước. Chiến lược phát triển của Sacombank trong thời gian tới là tập trung dồn sức nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng. Đi đôi với việc này Sacombank tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa ngân hàng, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Sacombank cũng sẽ đưa ra những sản phẩm huy động vốn mới nhằm thu hút tiền gửi từ cá nhân và tổ chức kinh tế. Đồng thời Sacombank cũng đã điều chỉnh mục tiêu phát triển đến 2010 Bảng 1.3: Mục tiêu đến 2010 Mục tiêu Năm 2010 Vốn tự có ( tăng bình quân 60 - 64%/ năm) 16.000 - 16.500 tỷ đồng Trong đó, vốn điều lệ 11.500 - 12.000 tỷ đồng Số dư nguồn vốn huy động (tăng bình quân 60 - 65%/năm) 135.000 - 140.000 tỷ đồng Trong đó, số dư nguồn vốn có lãi suất thấp chiếm tỷ trọng 35% Tổng dư nợ cho vay (tăng bình quân 55-60%/năm) 82.000 – 85.000 tỷ đồng Trong đó, nợ quá hạn phải dưới 2% Tổng tài sản (tăng bình quân 60-65%/ năm) 155.000 - 160.000 tỷ đồng Thu nhập tín dụng 32- 35%/tổng thu nhập của NH Lợi nhuận trước thuế (tăng bình quân 55 - 60%/năm) 3.250 tỷ đồng Cổ tức hằng năm/ vốn cổ phần trả bằng cổ phiếu 14 - 16% Thu nhập bình quân của CBNV 500 USD/tháng/người Mạng lưới trong nước 320 điểm giao dịch Mạng lưới tại nước ngoài Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Campuchia, Lào, Trung Quốc Mỹ, Châu Úc, Châu Âu Số lượng cán bộ nhân viên 5.800 người Nguồn: Sacombank 1.2:Cơ Cấu Tổ Chức 1.3: Sơ Đồ Tổ Chức 1.4: Nguồn Vốn: 1.4.1:Vốn điều lệ: Tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo phát triển an toàn bền vững được NHTMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank) thực hiện liên tục trong những năm gần đây. Kết thúc năm tài chính 2006, Sacombank đã có vốn điều lệ 2.089,4 tỷ đồng, tăng 67% so với đầu năm. (đây là số vốn điều lệ lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần). 1.4.2:Vốn chủ sở hữu: Các loại quỹ dự trữ theo quy định pháp luật như Quỹ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính được trích lập đầy đủ, đúng quy định. Các loại quỹ khác như Quỹ đầu tư phát triển, Lợi nhuận không chia cũng được trích lập ở mức hợp lý, vừa đảm bảo lợi ích của cổ đông vừa có tích luỹ, góp phần tạo nên sức mạnh tài chính, an toàn trong hoạt động ngân hàng. Cuối năm tài chính 2006, tổng giá trị các quỹ là 185.474 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ và các quỹ (vốn chủ sở hữu) là 2407.4 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 9.7% trên tổng nguồn vốn. Đến cuối quý I năm 2007, vốn chủ sở hữu đã tăng lên 2515 tỷ đồng. -Việc sử dụng vốn điều lệ và các quỹ tuân thủ nghiêm túc các quy định có liên quan. Đầu tư tài sản cố định: văn phòng, máy móc thiết bị, công nghệ… nhằm xây dựng nền tảng, cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đựơc tính toán, cân nhắc nhằm tạo bộ mặt khang trang cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo trong giới hạn quy định của pháp luật. Hoạt động đầu tư bằng vốn tự có: góp vốn liên doanh, mua cổ phần được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ. Các dự án, công ty mà ngân hàng đầu tư được đánh giá, thẩm định kỹ lưỡng nhằm cân bằng giữa nhu cầu lợi ích kinh tế và yêu cầu đảm bảo vốn. Các tỷ lệ đầu tư trong từng công ty, tổng mức đầu tư trên vốn tự có luôn được tuân thủ nghiêm túc. 1.4.3: Vốn huy động: trong tổng nguồn huy động, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỷ trọng đa số 93,2% trong tổng huy động, tăng 74,9% so với đầu năm. Nguồn vốn liên ngân hàng chiếm tỷ trọng 4,3%, tăng 37,1% so với đầu năm. Nguồn vốn uỷ thác nhận từ các định chế tài chính quốc tế được Ngân hàng quan tâm khai thác qua việc tham gia nhiều dự án do ngân hàng nhà nước và các định chế tài chính khác làm đầu mối. Đến cuối năm 2006, tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng huy động là 1.74%, tăng 129% so với đầu năm ( đầu 2006 là 163,63 tỷ đồng, cuối 2006 là 374,668 tỷ đồng) Tổng vốn huy động của ngân hàng thời điểm 31/12/2006 là 21.484 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 86,7% trong tổng nguồn vốn, tăng 74,9% so với đầu năm. Nguồn ( Báo cáo tài chính từ 2002 đến 2006) 1.5: Tài Sản Cơ cấu tổng tài sản được cấu trúc hài hoà nhằm đảm bảo tính sinh lời cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Trong tổng tài sản, tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng 83.4%. Đến cuối năm 2006 tổng tài sản hơn 24.777 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm; tổng vốn huy động được 21.484 tỷ đồng, tăng 74,9%, đây cũng là số vốn huy động lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần; Sacombank được đánh giá là một trong những ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất 1.6:Kết quả kinh doanh: - Khả năng sinh lợi được hỗ trợ bởi các biên lợi nhuận cao từ hoạt động cho vay bán lẻ đáng kể. Tóm tắt: Doanh thu của Sacombank tăng cao trong những năm gần đây nhờ sự tăng trưởng rất mạnh của các tài sản tạo thu nhập. Các biên lợi nhuận rất đáng kể nhờ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tập trung vào cho vay trong khi thu nhập từ phí cũng tốt trong hoàn cảnh nhu cầu còn tương đối thấp đối với các dịch vụ ngân hàng thu phí tại Việt Nam. -Thu nhập lãi ròng: Sacombank đạt các biên lợi nhuận tốt với thu nhập lãi ròng ở mức 3,5% của tài sản, nhờ tỷ lệ cho vay tương đối đáng kể xét theo tiêu chuẩn Việt Nam (58% của tài sản) và dựa vào các phân khúc người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ và vừa đem lại lợi tức cao hơn. Trong những năm gần đây, biên lợi nhuận đã tăng tiến nhờ lãi suất cao hơn, cụ thể trong hoạt động cho vay bằng USD đa lên đến 19% tổng cho vay, tăng gần ba lần so với năm 2005, cũng như việc dỡ bỏ các hạn mức lãi suất cho vay vào khoảng hai năm trước, cho phép Sacombank và các ngân hàng khác tính lãi suất cao hơn đối với người vay có nhiều rủi ro hơn, mặc dù trong hoàn cảnh còn nhiều hạn chế do áp lực cạnh tranh rất mạnh. Hướng đến tương lai, các biên lợi nhuận có lẽ không thay đổi nhiều so với mức hiện tại Mặc dù có những quan tâm lớn đến vấn đề chất lượng tài sản, nhưng hiện nay cả khả năng vốn hóa lẫn khả năng sinh lãi đều tạm ổn. Sự trợ giúp cần thiết từ Công ty Tài chính Quốc tế (có 8% cổ phần) trong những năm qua, và hiện nay là ANZ đảm bảo tốt cho Sacombank phát triển. Kết quả hoạt động kinh doanh quý I năm 2007 và triển vọng: Tính đến hết ngày 31/3/2007, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã đạt được mức lợi nhuận trước thuế lũy kế từ đầu năm trên 302 tỷ đồng (tăng 188% so với cùng kỳ năm trước), tổng tài sản cũng gia tăng khá nhanh với hơn 30.000 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm và đạt 168% so với quý I/2006. Hướng tới tương lai, triển vọng về khả năng sinh lợi của Sacombank nhìn chung là ổn định, mặc dù chi phí tín dụng có thể gia tăng so với mức rất thấp gần đây. 1.7:Các Cổ Đông Ngân hàng có ba cổ đông chiến lược là ANZ, IFC và Dragon Financial Holdings (một công ty quản lý tài sản vốn của Anh Quốc, có trụ sở chính tại Việt Nam). Bảng 1.4: Cơ cấu sở hữu Sacombank Đvt: % Australia and New Zealand Banking Group (ANZ) 9,9 Dragon Financial Holding Ltd 8,8 International Finance Corporation (IFC) 7,7 Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh 5,7 Nhân Viên 1 4,5 Ban lãnh đạo2 34,4 Cổ đông khác3 29.0 Tổng 100.0 1 Do nhân viên Sacombank nắm giữ 2 Do hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban lãnh đạo nắm giữ 3 Bao gồm một số lớn cá nhân và công ty, mỗi cổ đông nắm giữ dưới 5% (Nguồn: Sacombank) Quyền sở hữu của Sacombank đa dạng với các cổ đông không ai nắm quyền kiểm soát. Sacombank được Dragon Financial Holdings (công ty quản lý quỹ đầu tư của Anh quốc có trụ sở tại Việt Nam) và IFC (công ty con của Ngân hàng Thế giới) đầu tư. Tháng 3 năm 2005, ANZ trở thành cổ đông nước ngoài thứ ba với 9,9% vốn cổ phần - sát mức tối đa 10% được phép đối với một nhà đầu tư nước ngoài). Gộp chung, sở hữu nước ngoài của Sacombank hiện nay chiếm 26% ngay sát bên dưới mức cho phép 30%. Hội đồng quản trị gồm 9 thành viên với IFC và ANZ mỗi bên có một đại diện. Trong khi chưa có các thành viên thực sự độc lập (do pháp luật quy định rằng tất cả các thành viên hội đồng quản trị phải là cổ đông), tính đa dạng về thành phần cổ đông và thành viên hội đồng quản trị đảm bảo cho các sự kiểm tra đầy đủ và cân bằng giúp công tác quản trị ngân hàng đạt hiệu quả. 1.8: Sản phẩm dịch vụ Khách hàng cá nhân Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Dịch vụ hỗ trợ du học Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt Dịch vụ phone banking Thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit Thẻ tín dụng Sacombank Thẻ đồng thương hiệu VNPAY Thẻ Sacompassport Thẻ tín dụng quốc tế SacombankVisa/ Cho vay cầm cố sổ tiền gửi Mastercard Cho vay nông nghiệp Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay tiểu thương Cho vay cấn trừ bất động sản Tài khoản Âu cơ Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam Cho vay tiêu dùng Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài Cho vay bất động sản Chuyển tiền bằng bankdraft Tiền gửi bậc thang Chuyển tiền nhanh tận nhà Tiết kiệm bậc thang Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Chuyển tiền trong nước Tiết kiệm tích luỹ và các dịch vụ hỗ trợ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tài khoản tiền gửi thanh toán Khách hàng doanh nghiệp Dịch vụ thu chi hộ Dịch vụ chi trả hộ lương cho CB-CNV Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Tiền gửi có kỳ hạn Dịch vụ thanh toán quốc tế Tiền gửi bậc thang Dịch vụ thấu chi tài khoản Tiền gửi thanh toán Cho vay sản xuất kinh doanh Tiết kiệm tích luỹ thưởng Bao thanh toán nội địa Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời luôn chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất. Với mong muốn trở thành một trong những Ngân hàng thương mại mạnh tại Việt Nam, được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, Sacombank cam kết sẽ cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, các cổ đông và đối tác với chất lượng cao và uy tín. Hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quôc tế; huy động vốn từ nước ngoài và các sản phẩm dịch vụ khác (kinh doanh ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ, chi trả hộ lương nhân viên…) 1.9: Thị phần và khả năng cạnh tranh: Bảng 1.5: Thị phần Đvt: % Năm 2004 Năm 2005 Thị phần huy động vốn 1,59 1,62 Thị phần dư nợ tín dụng 1,29 1,57 Thị phần tổng tài sản 1,41 1,66 (Nguồn: Tổng hợp số liệu của Sacombank và Báo cáo của NHNN) Khả năng cạnh tranh: Sacombank là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay (2.089 tỷ đồng). Về định mức tín nhiệm, Sacombank còn là một trong hai ngân hàng TMCP ở Việt nam được tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings xếp hạng. Mức xếp hạng của Fitch Ratings dành cho Sacombank trong năm 2006 là hạng D, hạng cao nhất trong xếp loại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.  1.10: Giới Thiệu Về Đơn Vị Thực Tập: 1.10.1: Giới thiệu: Với lợi thế là nằm ở trung tâm quận 8, Sacombank phòng giao dịch Xóm Củi địa chỉ 409 – 411 Tùng Thiện Vương được đông đảo khách hàng ở khu vực quận 8 và các quận lân cận biết đến và tín nhiệm. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh của ngành ngân hàng hiện nay, phòng giao dịch Xóm Củi cũng gặp phải một số khó khăn như: làm sao để thu hút khách hàng về phía mình bởi có khá nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng khác cũng được đặt trong địa bàn này. Mặc dù ở trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt như vậy, nhưng với phương châm : “Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình và yêu nghề, được đào tạo bài bản, luôn chủ động tìm kiếm khách hàng và làm hài lòng khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ tốt nhất, nên phòng giao dịch Xóm Củi vẫn luôn giữ được một lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và có xu hướng ngày càng tăng lên. 1.10.2: Sơ đồ tổ chức của phòng giao dịch Xóm Củi Trưởng phòng Tín dụng Kế toán Ngân quỹ Kiểm soát 1.10.3: Các sản phẩm dịch vụ: Khách hàng cá nhân Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Thẻ tín dụng Sacombank Thẻ Sacompassport Cho vay cầm cố sổ tiền gửi Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay nông nghiệp Cho vay cấn trừ bất động sản Cho vay tiểu thương Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam Cho vay tiêu dùng Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài Chuyển tiền trong nước Cho vay bất động sản Tiền gửi bậc thang Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tài khoản tiền gửi thanh toán Khách hàng doanh nghiệp Dịch vụ thu chi hộ Tiết kiệm tích luỹ thưởng Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Tiền gửi có kỳ hạn Dịch vụ chi trả hộ lương cho CB-CNV Tiền gửi bậc thang Dịch vụ thấu chi tài khoản Tiền gửi thanh toán Cho vay sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG I GIOI THIEU SO LUOC VE SACOMBANK XONG.doc
  • docchuong III.doc
  • docCHƯƠNG II TINH HINH TD VA RRTD.doc
Tài liệu liên quan