Sau một thời gian tìm hiểu tình hình thực tế của công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giải quyết những tồn tại trong hoạt động tổ chức và sử dụng vốn của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biện pháp một : Tăng cường công tác thu hồi vốn trong thanh toán.
Các khoản phải thu của công ty tại thời điểm 31/12/2009 là 4.633.777.479 đồng, trong đó khoản phải thu của khách hàng lên đến 1.959.655.152 đồng. Đây là một con số khá lớn so với tổng số vốn sản xuất kinh doanh, làm giảm đáng kể vốn bằng tiền và ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động.
Để giải quyết vấn đề này, công ty cần phải thống kê các trường hợp khách hàng còn nợ tiền và xác định đối tượng để có cách thức thu tiền nợ cho hợp lý.
- Đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên với công ty, công ty có thể gia hạn nợ với một thời gian nhất định phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và uy tín của khách hàng đó trong quan hệ làm ăn với công ty.
- Đối với những khách hàng mà trước đây chưa có hoặc không có quan hệ làm ăn, công ty cần phải có những biện pháp nhằm xúc tiến việc thu hồi các khoản nợ phải thu, tránh tình trạng nợ dài ngày, gây mất vốn.
- Đối với những đối tượng có tính trốn tránh không trả các khoản nợ, công ty cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý thích hợp.
Sau khi đã giải quyết các công việc trên công ty cần đánh giá lại toàn bộ số nợ đọng còn lại nằm trong tình trạng không thể thu hồi, nếu số nợ này đạt tới một giá trị nhất định thì công ty làm căn cứ xin trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập này nhằm giới hạn tổn thất do khách hàng không chịu thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Mặt khác, ngay từ khi kí kết hợp đồng với khách hàng, công ty phải vừa nắm bắt được những thông tin chính xác về khách hàng, khả năng thanh toán của họ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó công ty nên áp dụng những phương thức thanh toán khuyến khích như : thực hiện chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với những khác hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán nhanh. Theo đó, tỉ lệ chiết khấu phải được quy định phù hợp với lãi suất huy động vốn của ngân hàng. Có như vậy doanh nghiệp mới tránh được tình trạng phải huy động vốn từ bên ngoài, đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biện pháp hai : Giải pháp cho hàng tồn kho.
Trong năm 2009, lượng hàng tồn kho của công ty tăng 19.275.860.042 đồng và chiếm 75,17% tổng số vốn lưu động, chủ yếu do nguyên liệu, vật liệu tăng chiếm 61,4 % trong tổng số hàng tồn kho. Đối với việc nguyên vật liệu tồn chiếm tỷ lệ cao như vậy trong hàng tồn kho thì việc sử dụng tiết kiện và có kế hoạch dự trữ linh hoạt hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Để đảm bảo cho nguyên vật liệu của công ty được sử dụng tiết kiệm, hợp lý trước hết công ty cần xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu và giảm được địn mức này mà không làm thay đổi cất lượng sản phẩm. Đồng thời, tùy theo kế hoạch để dự trữ nguyên vật liệu sao cho vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, vừa không gây ứ động vốn do dự trữ quá nhiều.
Trên cơ sở số nguyên vật liệu cần sử dụng công ty nên tiến hành triển khai tìm kiếm nguồn cung cấp ổn định, giá rẻ và khi gặp nguồn nguyên liệu thích hợp thì phải mua ngay không nên bỏ lỡ. Muốn vậy công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
Đối với nguyên vật liệu nhập ngoại công ty cần có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng, chủng loại cần liên hệ với nhiều nguồn cung cấp, tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm và tiếp cận thị trường đầu vào thông qua các khách hàng của công ty hay qua mạng internet để tìm kiếm nguồn cung cấp thuận lợi hơn, thường xuyên hơn với giá cả phải chăng hơn.
56 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u:
Chỉ tiêu
So sánh năm 2008 với 2007
So sánh năm 2009 với 2008
Số tuyệt đối đồng )
( Số tương đối (%)
Số tuyệt đối đồng )
( Số tương đối ( % )
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
9.163.572.004
22,57
- 351.285.950
- 0,7
2. Các khoản giảm trừ doanh thu.
-
-
5.640.388
-
3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
9.163.572.004
22,57
- 356.926.338
- 0.7
4. Giá vốn hàng bán.
7.300.865.823
21,38
1.248.070.759
3
5. LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
1.862.706.181
28,87
- 1.604.997.097
- 19,3
6. Doanh thu hoạt động tài chính.
4.317.370
15
2.826.139
8,5
7. Chi phí tài chính.
- 176.404.115
- 34,9
522.904.910
159
8. Chi phí bán hàng.
- 3.429.012
- 4
6.946.653
9
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
457.946.907
14
47.430.358
1,3
10. LNT từ hoạt động kinh doanh.
1.588.729.762
59,3
- 2.179.443.879
- 5,1
11. Thu nhập khác.
15.493.651
3,08
199.161.319
38,4
12. Chi phí khác.
1.674.427
1,95
83.085.262
94,8
13. Lợi nhuận khác
13.819.224
3,3
116.076.057
26,95
14. Tổng LN kế toán trước thuế
1.602.548.986
51,77
-2.063.367.822
- 44
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành.
123.831.442
28,57
- 295.291.345
-53
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
-
-
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
1.378.192.127
51,8
-1.775.836.385
- 44
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu.
252
9,8
- 1585
- 56
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cho ta thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 3 năm gần đây có khá nhiều biến động. Lợi nhuận sau thuế của năm 2008 tăng 1.378.192.127 đồng so với năm 2007 ( tương ứng với 51.8% ) nhưng sang năm 2009 lợi nhuận sau thuế của công ty lại giảm đáng kể so với năm 2008, cụ thể giảm 1.775.836.385đ, khoảng 44%, nguyên nhân chính là do chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay của năm 2009 tăng quá nhiều (tăng 522.904.910đ, khoảng 159%). Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 9.163.572.004 đồng ( tăng 22.57%) và đến năm 2009 chỉ tiêu này cũng giảm một lượng nhỏ, giảm 351.285.950đ , xấp xỉ 0,7%. Một yếu tố nữa cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty năm 2009 đó là sự phát sinh của các khoản giảm trừ doanh thu ( phát sinh 5.640.3880đ ) làm doanh thu thuần cũng giảm xuống. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 1.248.070.759đ ( khoảng 3%) làm lợi nhuận gộp giảm xuống. Bảng trên còn cho thấy sự thay đổi của doanh thu tài chính qua các năm, cụ thể năm 2008 tăng 4.317.370 đồng so với năm 2007 ( tăng 15% ), năm 2009 tăng 2.826.139 đồng ( tăng 8,5% ), lượng tăng không đáng kể hay nói cách khác nó tăng quá ít so với lượng tăng vế chi phí tài chính. Năm 2008, chi phí bán hàng giảm so với năm 2007 là 3.429.012 đồng ( giảm 4% ) còn chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng hơn 457.946.907 đồng ( tăng 14% ) nhưng sang năm 2009 cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, cụ thể chi phí bán hàng tăng 6.946.653, khoảng 9% còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 47.430.358đ ,khoảng 1,3%. Năm 2009, tuy hai loại chi phí này tăng không đáng kể nhưng trong tình hình kinh doanh khó khăn và bất lợi, mọi sự tăng lên đều đang chú ý và cần xem xét.
Do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm mà các chi phí đều tăng, nhất là chi phí tài chính tăng quá nhiều nên lợi nhuận thuần giảm khá nhiều (giảm 2.179.443.879, khoảng 5,1% ). Và vì lợi nhuận khác tăng không đáng kể nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 vẫn giảm so với năm 2008 khá lớn ( 2.063.367.822đ , khoảng 44%). Do áp dụng các chính sách thuế mà nhà nước mới ban hành nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của hai năm 2008 và 2009 được giảm 50% và được giảm theo thông tư số 03/2009/TT-BTC, ngày 13/01/2009. Cụ thể, thu nhập chịu thuế năm 2007 là 1.602.548.986 đồng và thuế phải nộp được giảm 50% nên số thuế còn phải nộp là : 224.356.859 đồng và thu nhập chịu thuế năm 2008 là 4.697.685.772 đồng, thuế phải nộp là 1.315.352.016 đồng nhưng do được giảm 50% thuế sau 2 năm được miễn thuế do bắt đầu kinh doanh có lãi và thuế quý 4 năm 2008 được giảm tiếp 30% theo thông tư ngày 13/01/2009 nên số thuế mà doanh nghiệp còn phải nộp là 557.150.592 đồng. Còn năm 2009, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 2.634.317.950 đồng cộng thêm các khoản điều chỉnh tăng ( giảm ) lợi nhuận kế toán mà đó chính là các chi phí không có chứng từ hợp lệ là 37.715.180 đồng nên tổng thu nhập chịu thuế là 2.672.033.130 đồng. Năm 2009, doanh nghiệp được giảm 50% thuế và được giảm tiếp 30% số thuế phải nộp nên năm 2009 doanh nghiệp chỉ còn phải nộp 261.859.247 đồng. Năm 2009 lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng giảm 1585 đồng.
Qua bảng trên ta thấy được việc sử dụng vốn vay của doanh ngiệp khá nghiêm trọng. Doanh nghiệp vay nhiều nhưng sử dụng không hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận lại giảm đáng kể. Doanh nghiệp cần đề ra những biện pháp cấp bách để sử dụng vốn vay hiệu quả hơn, đồng thời xem xét và giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho phù hợp, tránh lãng phí, không hợp lý. Bên cạnh đó tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng nhân công hợp lý để giảm giá vốn hàng bán để thu được lợi nhuận cao hơn.
2.4. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.
Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục được mọi rủi ro trong kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Cơ cấu vốn lưu động của công ty.
Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết ta phân tích kết cấu vốn lưu động. Bởi vì thông qua việc phân tích đó sẽ giúp cho người quản lý thấy được tình hình phân bố vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Dưới đây là cơ cấu vốn lưu động trong công ty ( trích bảng cân đối kế toán 31/12/2008 và bảng cân đối kế toán 31/12/ 2009 ).
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Tỷ lệ (%)
Năm 2008
Tỷ lệ (%)
Năm 2009
Tỷ lệ (%)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền.
1.750.632.443
20,4
2.646.276.768
25,7
1.017.023.407
3
1. Tiền mặt.
613.852.478
35
206.048.948
7,7
215.795.725
21,22
2. Tiền gửi ngân hàng.
1.136.779.965
65
2.440.227.820
92,3
801.227.682
78,78
II. Các khoản phải thu ngắn hạn.
2.638.715.634
30,76
727.582.424
7,06
4.633.777.479
13,67
1. Phải thu của khách hàng.
1.350.184.205
51,17
514.583.157
70,7
1.959.655.152
42,3
2. Trả trước cho người bán.
824.756.134
31,25
65.201.000
8,96
762.118.448
16,45
3. Các khoản phải thu khác.
463.775.295
17,58
147.798.267
20,34
1.912.003.879
41,25
III. Hàng tồn kho.
3.176.084.125
37
6.203.452.045
60,23
25.479.312.087
75,15
1. Hàng mua đang đi đường.
213.482.169
6,7
-
-
7.179.188.200
28,17
2. Nguyên liệu. vật liệu.
1.750.864.152
55,12
3.742.504.656
60,33
15.645.368.734
61,4
3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
482.174.361
15,18
1.284.940.710
20,7
2.226.274.751
8,73
4. Thành phẩm.
549.872.105
17,3
1.176.006.679
18,97
165.523.968
0,65
5. Hàng gửi đi bán.
179.691.438
5,7
-
-
262.956.434
1,05
IV. Tài sản ngắn hạn khác.
1.011.411.049
11,84
720.974.936
7,01
2.770.988.176
8,18
1. Thuế GTGT được khấu trừ.
873.158.253
86,33
693.976.601
96,25
2.762.200..663
99,68
2. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước.
_
_
12.644.713
1,75
_
_
3. Tài sản ngắn hạn khác.
138.252.796
13,67
14.535.622
2
8.787.513
0,32
Tổng TSNH.
8.576.843.251
100
10.298.286.173
100
33.901.101.149
100
Dựa vào bảng trên ta có thể so sánh để thấy được sự thay đổi vốn lưu động qua các năm như sau :
Chỉ Tiêu
So sánh năm 2008 với năm 2007
So sánh năm 2009 với năm 2008
Số tuyệt đối (đ)
Số tương đối (%)
Số tuyệt đối (đ)
Số tương đối (%)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền.
895.644.325
51,2
- 1.629.253.361
- 61,56
1. Tiền mặt.
- 407.803.530
- 66,4
9.746.777
4,7
2. Tiền gửi ngân hàng.
1.303.447.855
114,7
- 1.693.000.138
- 67,16
II. Các khoản phải thu ngắn hạn.
- 1.911.133.210
- 72,4
3.906.195.055
536,87
1. Phải thu của khách hàng.
- 835.601.048
- 61,9
1.445.071.995
281
2. Trả trước cho người bán.
- 759.555.134
- 92,1
696.917.448
1.069
3. Các khoản phải thu khác.
- 315.977.028
- 68,1
1.764.205.612
1.194
III. Hàng tồn kho.
3.027.367.920
95,3
19.275.860.042
310,7
1. Hàng mua đang đi đường.
- 213.482.169
-100
7.179.188.200
-
2. Nguyên liệu, vật liệu.
1.991.640.504
113,75
11.902.864.078
3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
802.766.349
166,5
941.334.041
73,26
4. Thành phẩm.
626.134.574
1.138
- 1.010.482.711
- 85,9
5. Hàng gửi đi bán.
- 179.691.438
-100
262.956.434
-
IV. Tài sản ngắn hạn khác.
- 619.563.887
- 61,25
2.050.013.240
285,3
1. Thuế GTGT được khấu trừ.
- 179.181.652
- 20,5
2.068.224.062
298
2. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước.
12.644.713
-
- 12.644.713
-100
3. Tài sản ngắn hạn khác.
- 123.717.174
- 89.5
- 5.748.109
- 39,5
Tổng TSNH
1.721.442.922
20
23.602.814.976
229,2
Trước tiên, ta so sánh hai năm 2007 và 2008 : Vốn lưu động năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.721.442.922 đồng với tỉ lệ tăng 20%. Qua bảng số liệu ta thấy được:
- Tiền và các khoản tương đương tiền ở thời điểm 31/12/2008 tăng so với cùng kì năm 2007 là 895.644.325 đồng ( tăng 51,2% ). Trong đó, tiền mặt giảm 407.803.530 đồng, tương ứng với 66,4 % còn tiền gửi ngân hàng lại tăng 1.303.447.855 đồng với 114,7 %.
- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1.911.133.210 đồng ( giảm 72,4% ). Trong đó khoản phải thu của khách hàng giảm 835.601.048 đồng ( giảm 61,9% ). Khoản trả trước cho người bán giảm 759.555.134 đồng, tương ứng với tỉ lệ 92,1% và các khoản phải thu khác cũng giảm đáng kể là 315.977.028 đồng ( giảm 68,1% ).
- Hàng tồn kho của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.027.367.920 đồng ( tăng 95,3% ). Trong đó đáng chú ý nhất vẫn là nguyên vật liệu tồn kho, năm 2008 tăng 1.991.640.504 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 113,75%.
- Tài sản ngắn hạn khác năm 2008 giảm so với năm 2007 là 619.563.887 đồng ( giảm 61.25% ). Cụ thể thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm 179.181.652 đồng tương ứng giảm 20,5%, năm 2008 thuế và các khoản khác phải thu nhà nước lại phát sinh thêm 12.644.713 và tài sản ngắn hạn khác lại giảm 123.717.174 đồng ( giảm 89,5% ).
So sánh hai năm 2008 và 2009 để thấy rõ hơn sự biến động của tài sản lưu động : tại thời điểm 31/12/2009, vốn lưu động của công ty là : 33.901.101.149 đồng, so với cùng thời điểm này năm 2008 vốn lưu động đã tăng lên 23.602.814.976 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 229,2%.
Qua số liệu bảng trên ta thấy được:
- Tiền và các khoản tương đương tiền ở thời điểm 31/12/2009 đã giảm so với cùng kỳ năm 2008 là 1.629.253.361 đồng ( giảm 61,56% ). Cụ thể tiền mặt tại quỹ tăng 9.746.777 đồng, tương ứng tăng 4,7% và tiền gửi ngân hàng giảm 1.693.000.138 đồng, tương ứng giảm 67,16%.
- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng khá nhiều so với năm 2008, từ 727.582.424 đồng lên 4.633.777.479 đồng, với số tăng tuyệt đối là 3.906.195.055 đồng, tăng 536,87%. Trong đó khoản phải thu khách hàng năm 2009 tăng 1.445.071.995 đồng ( chiếm 281% ) so với năm 2008. Còn khoản trả trước cho người bán năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là : 696.917.448 đồng, tăng 1069%. Các khoản phải thu khác cũng tăng đáng kể, tăng 1.764.205.612 đồng ( tăng 1194%). Với các con số vừa tính được, ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng rất nhiều so với năm 2008, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khác và khoản phải trả cho người bán. Lý do là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, gay gắt quyết liệt, để có thể tồn tại và phát triển thì công ty phải đưa ra một số hình thức ưu đãi trong thanh toán với người mua nên số vốn chưa thu về được từ khách hàng quá lớn.
- Nhìn vào bảng cơ cấu vốn lưu động ta thấy đáng chú ý nhất là hàng tồn kho năm 2009. Nó chiếm 75,16% tổng vốn lưu động năm 2009 và tăng 19.275.860.042 đồng so với năm 2008 ( tăng 310,7%).Trong đó năm 2009 phát sinh hàng mua đang đi đường là 7.179.188.200 đồng, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 941.334.041 đồng, hàng gửi đi bán phát sinh 262.956.434 đồng và đặc biệt nguyên liệu vật liệu tăng 11.902.864.078 đồng, duy chỉ có thành phẩm tồn kho là giảm 1.010.482.711 đồng. Điều này chứng tỏ năm 2009 công ty đã ký được nhiều hợp đồng sản xuất, giành được sự tin cậy của khách hàng, tên tuổi cũng như uy tín của công ty đã được nâng lên một tầm cao mới.Tuy nhiên, nguyên liệu vật liệu còn tồn kho quá nhiều, công ty huy động một lượng lớn vốn để mua nguyên vật liệu mà không sử dụng đến thì gây lãng phí cho công ty vì chi phí lãi vay quá lớn, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty.
- Tài sản ngắn hạn khác của năm 2009 cũng tăng đáng kể so với năm 2008. Cụ thể tăng 2.050.013.240 đồng ( tăng 285,3% ). Trong đó thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng 2.068.224.062 đồng ( tăng 298% ) , còn tài sản ngắn hạn khác thì giảm 5.748.109 đồng ( giảm 39,5%).
Bảng trên cho ta thấy sự thay đổi quá lớn cũng như sự nhảy vọt của tài sản lưu động, chỉ sau một năm mà số tài sản lưu động đã tăng 229.2%,năm 2009 tăng gấp 3.29 lần năm 2008. Tuy đã nỗ lực trong việc huy động vốn nhưng công ty vẫn chưa tận dụng được tối đa nguồn vốn đó tức là hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, hàng tồn kho mà chủ yếu là nguyên liệu vật liệu còn tồn quá nhiều.
Năm 2009, tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm hơn so với năm 2008. Doanh nghiệp không nên dự trữ quá nhiều tiền mặt điều này sẽ làm cho tiền đi vào tích trữ mà không sinh lời, doanh nghiệp chỉ nên dự trữ một lượng vừa phải , không nên ít quá để phục vụ cho việc thanh toán nhanh của công ty được thuận lợi, giữ uy tín với đối tác trên thương trường.
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008, lý do chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác tăng mạnh. Điều này gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều, vốn đi vay phải chịu lãi suất cao nhưng không được đi vào lưu thông trong doanh nghiệp mà lại nằm trong doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp phải tìm các biện pháp để thu hồi nợ nhanh nhất như liên tục thông báo đòi nợ, cử một số nhân viên nhất định đi thu hồi nợ,… để thu hồi vốn phục vụ cho việc quay vòng vốn sản xuất kinh doanh.
* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ta có :
VLĐ bình quân năm = ( VLĐ bình quân đầu năm + VLĐ bình quân cuối năm ) : 2
VLĐ bình quân năm 2007 = ( 5.923.852.149+ 8.576.843.251 ) : 2
= 7.250.347.700
VLĐ bình quân năm 2008 = ( 8.576.843.251 + 10.298.286.173 ) : 2
= 9.437.564.712
VLĐ bình quân năm 2009 = (10.298.286.173 + 33.901.101.149) : 2
= 22.099.693.661
Trích bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009:
ĐVT: đồng.
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Nợ phải trả
10.693.438.751
13.648.431.572
36.297.235.121
Nợ ngắn hạn
3.168.546.752
5.295.225.069
25.873.395.947
Nợ dài hạn
7.524.891.999
8.353.206.503
10.423.839.174
Từ các số liệu đã có, ta tính toán được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động sau:
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Doanh thu thuần
40.593.825.106
49.757.397.110
49.400.470.772
2. Vốn lưu động bình quân
7.250.347.700
9.437.564.712
22.099.693.661
3. Giá trị tổng sản lượng
40.934.256.170
50.933.403.789
49.571.635.128
4. Tổng lợi nhuận trước thuế
3.095.136.786
4.697.685.772
2.634.317.950
5.Tổng tài sản ngắn hạn.
8.576.843.251
10.298.286.173
33.901.101.149
6. Nợ ngắn hạn
3.168.546.752
5.295.225.069
25.873.395.947
7.Hàng tồn kho
3.176.084.125
6.203.452.045
25.479.312.087
a. Số vòng quay vốn lưu động (1:2)
5,6
5,3
2,2
b.kì luân chuyển (360:a)
64
68
164
c. Hệ số đảm nhiệm (2:1)
0,18
0,19
0,45
d. Sức sản xuất của vốn lưu động(3:2)
5,64
5,4
2,24
e. Sức sinh lời của vốn lưu động (4:2)
0,43
0,5
0,12
f. Hệ số thanh toán hiện thời (5:6)
2,7
1,94
1,31
g. Hệ số thanh toán nhanh ((5-7):6)
1,7
0,77
0,33
+ Số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển: Theo bảng số liệu trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động giảm dần trong 3 năm. Số vòng quay vốn lưu động năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 nhưng không đáng kể nhưng đến năm 2009 thì số vòng quay này lại giảm khá rõ rệt, cụ thể đã giảm 3,1 vòng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng giảm xuống, số vòng quay vốn lưu động trong một năm giảm chứng tỏ vốn không được luân chuyển mà bị ứ đọng, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, lợi nhuận cũng bị giảm xuống. Nếu năm 2007 doanh nghiệp chỉ cần 7.250.347.700 đồng vốn lưu động để thu được 40.593.825.106 đồng thì đến năm 2008 doanh nghiệp phải có 9.437.564.712 đồng để có được 49.757.397.110 đồng doanh thu thuần và đến năm 2009 doanh nghiệp phải bỏ ra 22.099.693.661 đồng mà doanh thu thuần chỉ có 49.400.470.772 đồng. Như ta đã phân tích ở trên, ta thấy doanh thu thuần qua 2 năm 2008 và 2009 biến đổi không đáng kể nhưng do sự biến động lớn về vốn lưu động nên tình hình kinh doanh mới giảm sút đáng kể như vậy. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề này ta phân tích hai chỉ tiêu chính tác động tới mức giảm của số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty là doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân.
So sánh 2 năm 2007 và 2008 ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2008 tăng khá nhiều so với năm 2007, cụ thể tăng 9.507.049.410 đồng, với 23,4%. Và vốn lưu động cũng tăng 2.187.217.012 đồng. Do cả hai chỉ tiêu này đều tăng nên số vòng quay vốn lưu động giảm nhẹ tương ứng với số ngày luân chuyển tăng 4 ngày/vòng so với năm 2007. So sánh tiếp hai năm 2008 và 2009 ta thấy: doanh thu thuần của công ty từ năm 2008 đến năm 2009 giảm nhẹ, giảm 356.926.338đồng ở mức 0,7% trong khi đó vốn lưu động lại tăng nhanh 229,2%. Do vậy mà số vòng quay lưu động của năm 2008 do vậy mà số vòng quay vốn lưu động của năm 2009 giảm 3 vòng và kỳ luân chuyển kéo dài hơn 96 ngày/vòng so với năm 2008. Chúng ta đã biết số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và chỉ tiêu kỳ luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Ta thấy rõ tác động của doanh thu thuần (DTT) và vốn lưu động bình quân (VLĐBQ) tới vòng quay vốn lưu động như sau:
* Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần tới vòng quay vốn lưu động ( 2 năm 2007 và 2008) như sau:
Số vòng quay VLĐ = Số vòng quay VLĐ 2008 - ( DTT 2007 :VLĐbq 2008 )
= 5,6 – 4,3
= 1,3.
* Mức ảnh hưởng VLĐbq tới vòng quay VLĐ ( 2năm 2007 và 2008 ):
( DTT 2008 : VLĐbq 2008) – ( DTT 2008 :VLĐbq 2007)
= 5,6 - 6,8
= - 1,2.
Tổng hợp cả 2 nhân tố ảnh hưởng : 1,3 + (- 1.2) = 0,1.
Như vậy doanh thu thuần tăng lên làm vòng quay vốn lưu động tăng 1,3 vòng, sự tác động của vốn lưu động bình quân tăng làm vòng quay vốn lưu động giảm 1,2 vòng.
* Mức độ ảnh hưởng của DTT đến vòng quay vốn lưu động ( năm 2008 và 2009 )
Số vòng quay VLĐ = Số vòng quay VLĐ 2009 – (DTT 2008 : VLĐbq 2009)
= 2,2 - 2,25
= - 0,05.
* Mức độ ảnh hưởng của VLĐ bình quân đến vòng quay VLĐ (năm 2008 và 2009).
Số vòng quay VLĐ 2009 - ( DTT 2009 : VLĐ bq 2008 )
= 2,2 - 5,2
= - 3.
* Tổng hợp cả 2 nhân tố ảnh hưởng : - 0,05 + (-3 ) = - 3,05.
Như vậy, DTT năm 2009 giảm đi làm cho vòng quay vốn lưu động giảm 0,05 vòng, sự tác động của vốn lưu động bình quân làm vòng quay VLĐ giảm 3 vòng. Kết quả này là do năm 2009 vốn lưu động của công ty tăng cao mà không làm cho doanh thu thuần tăng một cách tương ứng.
+ Hệ số đảm nhiệm và sức sản xuất của vốn lưu động.
Như đã trình bày ở phần trước, hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động nói lên rằng để có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. So với năm 2007, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đã tăng 0,1đ. Như vậy có nghĩa là để có một dồng doanh thu thuần trong năm 2008 thì công ty phải bỏ ra nhiều đồng vốn lưu động hơn năm 2007 và năm 2009 thì hệ số này tăng hơn so với năm 2008 là 0.26đ ( tăng 136,84% ). Cũng dễ hiểu vì như phần trên đã phân tích vốn lưu động bình quân của công ty trong năm 2009 tăng 229.2% so với năm 2008 trong khi đó doanh thu thuần lại giảm 0,7%. Do vậy mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động có chiều hướng giảm sút.
Sức sản xuất của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Song khác với hệ số đảm nhiệm, hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Theo số liệu của bảng “ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động “ ta thấy hệ số sức sản xuất vốn lưu động của công ty giảm dần. Năm 2007, hệ số sức sản xuất đạt 5,64 nhưng đến năm 2008 giảm xuống là 5,4 và đến năm 2009 thì hệ số này chỉ còn 2,24, tức là một đồng vốn lưu động năm 2007 đem lại nhiều đồng giá trị sản lượng hơn năm 2008 ( nhiều hơn 0,24đ ) và năm 2008 hơn năm 2009 là 3,16đ do vốn lưu động bình quân tăng quá nhanh còn giá trị tổng sản lượng lại giảm xuống (giảm 1.361.768.661đ tương ứng với 2,74% ). Qua đó ta thấy vốn lưu động sử dụng bình quân có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với sức sản xuất vốn lưu động, công ty cần phải tìm mọi biện pháp để giảm vốn lưu động bình quân hay nói cách khác là tiết kiệm tối đa vốn lưu động cần sử dụng mà vẫn thu được kết quả mong muốn.
+ Sức sinh lời của vốn lưu động – Hệ số thanh toán hiện thời và Hệ số thanh toán nhanh.
Trước hết ta xem xét đến hệ số sức sinh lời của vốn lưu động của công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH. Nhìn vào bảng “ Chỉ tiêu đánh giá iệu quả sử dụng vốn lưu động “ ta thấy hệ số này có nhiều biến động. Năm 2007, sức sinh lời của công ty là 0,43đ, sang năm 2008 thì hệ số này là 0,5 so với năm 2007 thì một đồng vốn lưu động năm 2008 của công ty làm ra nhiều đồng lợi nhuận hơn ( hơn 0,07 ) nhưng hệ số sinh lời năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn 0,12 ( tức là giảm 0,38 so với năm 2008). Những con số này cho ta thấy được năm 2009 công ty đã sử dụng vốn lưu động không hợp lý nên không mang lại hiệu quả. Để nắm bắt được sự biến động cụ thể của sức sinh lời vốn lưu động ta đi sâu vào phân tích yếu tố liên quan có tác động tích cực tới chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động này của công ty là tổng lợi nhuận trước thuế.
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 1.602.548.986đ, đến năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm xuống 2.063.367.822đ tương ứng vơi 43,9%. Có kết quả như trên là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008 là 2.179.443.879đ ( giảm 51% ) và lợi nhuận khác tăng 116.076.057đ ( tăng 27% ). Tuy nhiên mức tăng này cũng không đáng kể so với sự giảm mạnh của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Như đã phân tích ở phần trên thì nguyên nhân chủ yếu tác động làm giảm lợi nhuận trước thuế là chi phí lãi vay tăng quá nhanh, bên cạnh đó các chi phí khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng lên.
Hệ số thanh toán hiện thời : Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số thanh toán hiện thời được thể hiện trên bảng “ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động “ cho ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm dần theo các năm. Năm 2007, hệ số thanh toán hiện thời của công ty là 2,7, sang năm 2008 hệ số này chỉ còn 1,94 và đến năm 2009 thì giảm xuống còn 1,31. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bị giảm xuống mà nhân tố chính tác động tới hệ số thanh toán hiện thời là tổng tài sản lưu động, trong đó hàng tồn kho chiếm quá nhiều và tăng mạnh qua mỗi năm, đặc biệt là nguyên liệu, vật liệu tồn lại làm ứ đọng và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Một nhân tố khác cũng tác động đến hệ số này là nợ ngắn hạn tăng nhanh, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.126.678.317đ ( tăng 67% ) và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 20.578.170.878đ ( tăng 388% ). Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều tăng nhanh qua các năm nhưng tỉ lệ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tài sản lưu động nên hệ số thanh toán hiện thời giảm dần.
Hệ số thanh toán nhanh : đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của công ty. Trên bảng số liệu đánh giá các chỉ tiêu ta có thể thấy rằng hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2007 là 1,7 và đến năm 2008 hệ số này chỉ còn 0,77 ( giảm 54,7% ) do hàng tồn kho tăng 3.027.367.920đ ( tăng 95,3% ) và nợ ngắn hạn cũng tăng 67%. Năm 2009 hệ số này còn giảm xuống còn 0,33 ( giảm 57% ) vì hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng quá nhanh.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty, đặc biệt là tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty còn nhiều hạn chế, đòi hỏi công ty phải tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đặc biệt công ty cần chú ý tới việc dự trữ vốn bằng tiền, giải phóng hàng tồn kho mà nhiều nhất là nguyên liệu, vật liệu và giảm lượng vốn lưu động bình quân.
2.5. Một số vấn đề tồn tại trong việc huy động và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.
2.5.1. Về việc huy động vốn.
- Qua phân tích ta thấy năm 2009 vốn lưu động của công ty tăng nhanh mà doanh thu thuần lại giảm nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao chứng tỏ công ty chưa huy động vốn tốt, gây lãng phí ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Công ty cũng chưa làm tốt công tác lập kế hoạch huy động vốn và kế hoạch sản xuất nên dẫn đến tình trạng mua nguyên liệu, vật liệu quá nhiều và kết quả là bị ứ đọng. Mặt khác, huy động nhiều vốn nên chi phí lãi vay tăng quá nhanh làm giảm lợi nhuận của công ty.
- Công ty phải xem xét việc huy động vốn sao cho phù hợp để có thể tự trang trải được vốn mà có lãi ở mức hợp lý.Tất nhiên trong kinh doanh có vay mượn và chiếm dụng được vốn thì khả năng thu được lợi nhuận cao là lớn nhưng không nên mạo hiểm khi mình chưa có kế hoạch để sử dụng hiệu quả đồng vốn đó.
2.5.2. Về việc sử dụng vốn.
- Hàng tồn kho của công ty quá nhiều nhất là nguyên liệu, vật liệu. Cụ thể năm 2007 nguyên liệu vật liệu tồn chiếm 55% hàng tồn kho, năm 2008 chiếm 60,3% hàng tồn kho, năm 2009 chiếm 61,4% hàng tồn kho vì vậy đã làm ứ đọng vốn, gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh và làm mất cơ hội kinh doanh.
- Nợ phải thu ngắn hạn của công ty cũng tăng dần và tăng mạnh trong năm 2009, tăng 3.906.195.055 đồng, tương ứng với 536,8%. Điều này làm cho vốn của công ty bị chiếm dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu của khách hàng và khoản phải thu khác chiếm tỉ lệ cao trong các khoản phải thu, doanh nghiệp phải tìm cách thu hồi vốn càng nhanh càng tốt.
Trên đây là một số tồn tại chủ yếu trong công ty TNHH Quảng Cáo Và Công Nghệ Thái Bình, yêu cầu đặt ra hiện nay là công ty cần nhanh chóng đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, tăng tích lũy mở rộng sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG.
Qua thực tế xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Quảng Cáo Và Công Nghệ Thái Bình trong năm vừa qua có thể thấy rằng mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng được sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nên công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ : hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt ra về sản lượng cũng như doanh thu, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, tăng tích lũy nội bộ, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích tình hình thực tế của công ty cho thấy : bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như công tác tổ chức và sử dụng vốn còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại, đòi hỏi phải đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục, hạn chế những vấn đề tồn tại trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Từ thực tế trên, với mong muốn góp phần vào công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, em xin đưa ra một số đề xuất sau:
3.1. Đối với việc huy động vốn:
Để công tác tổ chức đảm bảo vốn kinh doanh mang lại hiệu quả cao, theo em khi lập kế hoạch huy động công ty cần chú trọng những vấn đề sau:
Một là, xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng thừa, gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hai là, trên cơ sở nhu cầu vốn theo kế hoạch đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động. Xác định khả năng hiện có, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ phù hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế khả năng rủi ro và tạo cho công ty một cơ cấu linh hoạt.
Ba là, huy động vốn phải đi liền với sử dụng có hiệu quả số vốn đã huy động. Lấy tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công y.
Bốn là, phải đón bắt được chu kì khoa học và công nghệ mới. Đây là nguyên tắc mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm, bởi hiện tại trình độ trang bị máy móc, thiết bị sản xuất của công ty rất hạn chế, việc đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất là yêu cầu khách quan đặt ra với công ty.
Năm là, tự trang trải và có lãi ở mức hợp lý. Việc huy động vốn của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó bài toán đặt ra với công ty không chỉ hoàn trả được lãi và vốn mà còn tạo thu nhập, trả công cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước….
3.2. Đối với việc sử dụng vốn :
Sau một thời gian tìm hiểu tình hình thực tế của công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giải quyết những tồn tại trong hoạt động tổ chức và sử dụng vốn của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biện pháp một : Tăng cường công tác thu hồi vốn trong thanh toán.
Các khoản phải thu của công ty tại thời điểm 31/12/2009 là 4.633.777.479 đồng, trong đó khoản phải thu của khách hàng lên đến 1.959.655.152 đồng. Đây là một con số khá lớn so với tổng số vốn sản xuất kinh doanh, làm giảm đáng kể vốn bằng tiền và ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động.
Để giải quyết vấn đề này, công ty cần phải thống kê các trường hợp khách hàng còn nợ tiền và xác định đối tượng để có cách thức thu tiền nợ cho hợp lý.
- Đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên với công ty, công ty có thể gia hạn nợ với một thời gian nhất định phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và uy tín của khách hàng đó trong quan hệ làm ăn với công ty.
- Đối với những khách hàng mà trước đây chưa có hoặc không có quan hệ làm ăn, công ty cần phải có những biện pháp nhằm xúc tiến việc thu hồi các khoản nợ phải thu, tránh tình trạng nợ dài ngày, gây mất vốn.
- Đối với những đối tượng có tính trốn tránh không trả các khoản nợ, công ty cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý thích hợp.
Sau khi đã giải quyết các công việc trên công ty cần đánh giá lại toàn bộ số nợ đọng còn lại nằm trong tình trạng không thể thu hồi, nếu số nợ này đạt tới một giá trị nhất định thì công ty làm căn cứ xin trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập này nhằm giới hạn tổn thất do khách hàng không chịu thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Mặt khác, ngay từ khi kí kết hợp đồng với khách hàng, công ty phải vừa nắm bắt được những thông tin chính xác về khách hàng, khả năng thanh toán của họ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó công ty nên áp dụng những phương thức thanh toán khuyến khích như : thực hiện chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với những khác hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán nhanh. Theo đó, tỉ lệ chiết khấu phải được quy định phù hợp với lãi suất huy động vốn của ngân hàng. Có như vậy doanh nghiệp mới tránh được tình trạng phải huy động vốn từ bên ngoài, đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biện pháp hai : Giải pháp cho hàng tồn kho.
Trong năm 2009, lượng hàng tồn kho của công ty tăng 19.275.860.042 đồng và chiếm 75,17% tổng số vốn lưu động, chủ yếu do nguyên liệu, vật liệu tăng chiếm 61,4 % trong tổng số hàng tồn kho. Đối với việc nguyên vật liệu tồn chiếm tỷ lệ cao như vậy trong hàng tồn kho thì việc sử dụng tiết kiện và có kế hoạch dự trữ linh hoạt hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Để đảm bảo cho nguyên vật liệu của công ty được sử dụng tiết kiệm, hợp lý trước hết công ty cần xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu và giảm được địn mức này mà không làm thay đổi cất lượng sản phẩm. Đồng thời, tùy theo kế hoạch để dự trữ nguyên vật liệu sao cho vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, vừa không gây ứ động vốn do dự trữ quá nhiều.
Trên cơ sở số nguyên vật liệu cần sử dụng công ty nên tiến hành triển khai tìm kiếm nguồn cung cấp ổn định, giá rẻ và khi gặp nguồn nguyên liệu thích hợp thì phải mua ngay không nên bỏ lỡ. Muốn vậy công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
Đối với nguyên vật liệu nhập ngoại công ty cần có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng, chủng loại…cần liên hệ với nhiều nguồn cung cấp, tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm và tiếp cận thị trường đầu vào thông qua các khách hàng của công ty hay qua mạng internet để tìm kiếm nguồn cung cấp thuận lợi hơn, thường xuyên hơn với giá cả phải chăng hơn.
Tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để giảm chi phí vận chuyển, tuế nhập khẩu…qua đó giảm được giá vốn hàng bán và lợi nhuận cho công ty, giảm lượng dự trữ nguyên vật liệu nhằm tránh ứ đọng vốn và tiết kiệm chi phí bảo quản.
Đối với thành phẩm tồn kho năm 2009, tuy lượng tồn giảm hơn so với năm 2008 nhưng nếu công ty nâng cao được chất lượng sản phẩm và mẫu mã sản phẩm tạo ấn tượng và uy tín tốt trên thị trường thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. Để làm được điều này công ty cần đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất đồng thời công ty cần tiếp tục tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao và ổn định.
Công ty còn cần phải chú trọng tới việc mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng và biết được những ưu, nhược điểm sản phẩm của mình, mở rộng quan hệ làm ăn.
Bên cạnh đó công ty phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm : để thực hiện được điều này, công ty cần đầu tư mua sắm máy móc thiết bị để rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, sắp xếp lao động hợp lý tránh tình trạng thừa thiếu nhân lực gây khó khăn trong công tác phân công lao động, bố trí các khâu sản xuất hợp lý hạn chế sự lãng phí nguyên nhiên vật liệu.
Cuối cùng, doanh nghiệp nên sử dụng biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng đó chính là quảng cáo. Thông qua quảng cáo tuyên truyền khách hàng có thể nắm rõ được và hiễu rõ hơn về công ty và sản phẩm của công ty.
Biện pháp ba: Thực hiện liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác.
Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với lợi thế sẵn có về thị trường, uy tín, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân kĩ thuật, công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình có thể thực hiện liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để tháo gỡ khó khăn về vốn. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này thâm nhập vào thị trường nước ta ngày càng nhiều thì việc liên doanh với họ để tận dụng ưu thế về vốn, công nghệ sản xuất và trình độ quản lý là rất cần thiết và dễ thực hiện. Công ty có thể thực hiện liên doanh từng phần, từng bộ phận hoặc sản xuất từng loại sản phẩm.
Biện pháp bốn: Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, nguyên vật liệu, tiền vốn, lao động trong quá trình sản xuất. Nó cũng phản ánh tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kĩ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, việc hạ thấp giá thành sản phẩm đồng nghĩa với giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Với những ý nghĩa cơ bản nêu trên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh mọi yêu cầu khách quan đặt ra đối với công ty là phải quan tâm, tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện điều đó, công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình cần làm tốt một số vấn đề sau:
- Sắp xếp lao động một cách hợp lý nhằm loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy. Chú ý nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên, có chính sách động viên khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
- Bố trí các khâu, các công đoạn hợp lý. Hạn chế đến mức thấp nhất thời gian gián đoạn giữa các công đoạn sản xuất.
- Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để mua sắm vật tư hàng hóa. Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng mát mát hay thiếu vật tư, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty.
Việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm pải đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi sản phẩm chỉ được khách hàng chấp nhận khi có giá cả hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Biện pháp năm : Mở rộng các loại hình sản xuất kinh doanh.
Trong năm hoạt động kinh doanh máy móc của công ty phát triển tốt, đạt sản lượng cao, tuy nhiên hiệu quả chưa được cao. Vì vậy công ty cần tìm ra những vướng mắc để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn như : đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Vì trong nền kinh tế thị trường, với sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế thì rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi và vì thế việc đảm bảo an toàn phòng ngừa rủi ro bất trắc về vốn đã trở thành một nguyên tắc quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc này, bên cạnh việc doanh nghiệp lập dự phòng, quỹ dự trữ tài chính, mua bảo hiểm… thì sự đa dạng hóa các hình thức đầu tư là một giải pháp vô cùng thiết thực.
Biện pháp sáu : giải pháp cần sự giúp đỡ từ các cơ quan có liên quan.
Thực tế hiện nay cho thấy có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về khả năng tài chính. Thậm chí nếu cho kiểm toán năm về tài chính thì đã có nhiều doanh nghiệp thua lỗ và đi đến phá sản. Công ty TNH quảng cáo và công nghệ Thái Bình tuy còn nhiều khó khăn nhưng công ty đã tự khẳng định được vị trí cũng như uy tín trên thị trường. Nhưng công ty cũng không nằm ngoài sự khó khăn chung của các công ty khác vì số lượng doanh nghiệp làm về lình vực quảng cáo và công nghệ ngày càng nhiều hơn cho nên sự cạnh tranh giành được hợp đồng là rất khó khăn. Nếu không giành được hợp đồng thì công nhân không có việc, theo sau đó là bao nhiêu vấn đề xã hội phát sinh. Muốn giành được hợp đồng thì thì phải chào với giá thấp, thậm chí còn phải thấp hơn giá chuẩn niều thì mới có việc cho công nhân sống tạm thời với đồng lương ít ỏi, và còn có điều kiện vay hoặc trả dần nợ cho ngân hàng ( giành hợp đồng với bất cứ giá nào để sống ngoắc ngoải còn hơn là chết ngay tức phá sản ). Muốn vốn được bảo tồn và phát triển thì không có cách nào khác là các doanh nghiệp phải liên doanh, liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển trên mức giá hợp lý nhất.
Có thể những biện pháp trên đây chưa thật sâu sắc nhưng em thiết nghĩ nếu năm nay công ty thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp đã trình bày ở trên thì hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn lưu động của công ty sẽ được nâng cao.
KẾT LUẬN
Việc huy động và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với doanh ngiệp đặc biệt trong điều kện thiếu vốn để phát triển kinh tế như ở nước ta hiện nay. Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm, có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng khả năng tích lũy, giúp doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên…
Là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường, đòi hỏi công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn lưu động, duy trì và phát triển nhịp độ kinh doanh, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong năm qua công ty đã có nhiều cố gắng tích cực phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, từng bước tổ chức và nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động vẫn còn ở mức thấp.
Xuất phát từ lý do trên, sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cũng như các cô chú trong phòng tài chính – kế toán và các phòng ban có liên quan em đã mạnh dạn đóng góp một số ý kiến với hy vọng phần nào giúp công ty khắc phục những tồn tại trong công tác huy động và sử dụng vốn lưu động của công ty.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên trong đề tài của em không thể tránh được các sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin cám ơn cô giáo hướng dẫn là ThS – NGƯT Nguyễn Thị Lân và ban lãnh đạo, các cô chú trong phòng tài chính – kế toán của công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Hưng Yên, ngày 28 tháng 4 năm 2010
Sinh viên : Đặng Thị Hà
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đề cương bài giảng Tài Chính Doanh Nghiệp – Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh.
Đề cương bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp.
Phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh tế trong doan nghiệp.
Quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp.
Kế toán tài chính.
Báo cáo tài chính và một số tài liệu của công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình.
Tạp chí và thời báo kinh tế.
Internet…
MỤC LỤC :
LỜI NÓI ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG.
Vốn lưu động trong nền kinh tế thị trường………………………………..... 3
Khái niệm vốn lưu động……………………………………………………. 3
Đặc điểm vốn lưu động…………………………………………………….. 3
Vai trò vốn lưu động...................................................................................... 4
Phân loại vốn lưu động.................................................................................. 4
Những vấn đề ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn lưu động......... 6
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường........ 6
Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động......................................... 12
Khái niệm và ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............................. 12
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động............................. 14
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn mang tính pháp lý................................................................................................................... 16
Các chính sách kinh tế của nhà nước....................................................... 16
Môi trường kinh tế vi mô......................................................................... 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.................................................... 17
2.2. Mô hình tổ cức bộ máy tại công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình.......................................................................................................................... 18
2.3. Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm 2007,2008,2009.......................... 20
2.4. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty.................... 25
2.5. Một số vấn đề tồn tại trong việc uy động và sử dụng vốn lưu động tại công ty............................................................................................................................... 36
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG.
3.1. Đối với việc huy động vốn............................................................................... 38
3.2. Đối với việc sử dụng vốn.................................................................................. 39
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 50
DANH MỤC THAM KHẢO................................................................................. 51
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
NHẬN XÉT CỦA NƠI THỰC TẬP
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25844.doc