Chuyên đề Tình hình quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước của xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk năm 2009 – 2010

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và sự tồn tại, phát triển của kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nó bao gồm toàn bộ các khoản, thu chi của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội, là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hóa Năm 1996, Luật Ngân sách nhà nước ra đời đánh dấu 1 bước tiến quan trọng trong phương pháp điều hành tài khóa. Tuy nhiên, trong công tác điều hành, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trên thực tế vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể trong năm 2009, thu ngân sách nhà nước cả năm đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán và chi ngân sách nhà nước ước đạt 533.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với dự toán. Vì vậy số bội chi ngân sách nhà nước là 142.350 tỷ đồng. Với mức bội chi như trên thì dư nợ chính phủ khoảng 40% GDP. Đến thời điểm hiện nay trong một số bộ ngành địa phương vẫn còn tình trạng lãng phí ở một số lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng cơ bản, phúc lợi xã hội, thậm chí có những trường hợp do động cơ tham những dẫn đến các vi phạm về quản lý, kéo theo hậu quả lãng phí ngân sách nhà nước Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: Thất thu thuế nhà nước, đầu tư kém hiệu quả, mức cung tiền của Ngân hàng nhà nước với nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, nhập siêu, Bởi vậy, sử dụng ngân sách như thế nào cho hợp lý là một vấn đề cần được giải quyết. Xã Hòa An là một xã miền núi. Được thành lập sau giải phóng, dân cư chủ yếu là dân miền Trung di dân từ những năm 60 của thế kỷ trước và đồng bào dân tộc tại chỗ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế huyện, nền kinh tế của xã đã có những tiến triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiên rõ rệt, cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển, là sự xuất hiện những bất cập trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn xã làm hạn chế sự phát triển chung nền kinh tế của xã. Cụ thể trong năm 2009, thu ngân sách trên địa bàn là 824.746.405 đồng, chi ngân sách là 3.646.891.911 đồng. Do vậy những khoản thu không đáp ứng được những khoản chi, từ đó dẫn đến tình trạng sử dụng ngân sách nhà nước chưa hợp lý, một số cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân chưa đạt hiệu quả cao. Để góp phần tháo gỡ một phần khó khăn, vướng mắc cho Ủy ban nhân dân xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – Th.s Nguyễn Ngọc Thắng và cô giáo - Th.s Nguyễn Trịnh Thanh Nguyên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Tình hình quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước của xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk năm 2009 – 2010” để làm chuyên đề nghiên cứu của mình. Vì đề tài có phạm vi rộng, với thời gian và trình độ chuyên môn có nhiều hạn chế, mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. - Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong thu chi ngân sách nhà nước ở xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. - Đề xuất giải pháp thu, chi ngân sách nhà nước nhắm nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng ngấn sách nhà nước tại xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng và tình hình sử dụng ngân sách nhà nước tại địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk và các vấn đề liên quan. 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi về thời gian Lấy số liệu trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm của năm 2010 thông qua biên bản thẩm định số liệu quyết toán thu chi của ban tài chính xã. 1.4.2. Phạm vi về không gian Địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN THỨ HAI 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3 2.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước. 3 2.1.2 Các đặc trưng của ngân sách xã. 3 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu chi ngân sách nhà nước 4 2.1.4 Vai trò của ngân sách nhà nước trong cơ chế thị trường. 5 2.1.4.1 Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước . 5 2.1.4.2 Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước. 6 2.1.4.3 Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng xã hội: 6 2.1.4.4 Điều tiết thị trường giá cả và chống lạm phát: 7 2.1.4.5 Điều tiết thu nhập dân cư góp phần thực hiện công bằng xã hội: 8 2.1.5 Các yêu cầu về việc thu chi ngân sách nhà nước cấp xã. 9 2.1.5.1. Thu ngân sách nhà nước cấp xã 9 2.5.2. Chi ngân sách xã 11 2.5.2.1 Chi thường xuyên 12 2.5.2.2 Chi đầu tư phát triển 13 2.2 Cơ sở thực tiễn. 14 2.2.1 Tình hình thu chi ngân sách ở Việt Nam 14 2.2.2 Tình hình thu chi ngân sách ở Đăk Lăk 17 2.2.3 Tình hình thu chi ngân sách ở xã Hòa An 18 PHẦN THỨ BA 19 3.1 Một số nét về tình hình cơ bản của việc quản lý và sử dụng lao động tại xã Hoà An huyện Krông Păk tỉnh Đăklăk 19 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19 3.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội. 22 3.1.3 Nhận xét 27 3.2 Phương pháp nghiên cứu: 27 PHẦN THỨ TƯ 29 4.1 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 29 4.1.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước tại xã Hòa An năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 29 4.1.1.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước tại xã Hòa An năm 2009 29 4.1.1.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An năm 2009 31 4.1.1.3 Dự toán ngân sách năm 2010 34 4.1.2 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An 6 tháng đầu năm 2010. 36 4.1.2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước tại xã Hòa An 6 tháng đầu năm 2010. 36 4.1.1.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An 6 tháng đầu năm 2010 38 4.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu chi ngân sách nhà nước năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2010 tại địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk 39 4.2.1 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2010 tại địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk 39 4.2.1.1 Nguyên nhân đạt được 39 4.2.1.2 Nguyên nhân tác động đến một số khoản thu đạt tỷ lệ thấp. 39 4.2.1.3 Một số hạn chế và tồn tại. 40 4.2.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2010 tại địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk 40 4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhắm thực hiện kế hoạch ngân sách năm 2010 41 PHẦN THỨ NĂM 45 5.1 Kết luận 45 5.2 Kiến nghị 45

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước của xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk năm 2009 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế (BHYT) cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiện hành. - Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: + Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp lệnh dân quân tự vệ + Đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ + Tuyên truyền vận độngvà tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. + Các khoản chi khác theo chế độ quy định - Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý + Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành, chi thăm hỏi gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác. + Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, truyền thông do xã tổ chức. - Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý. - Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế xã. - Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi các công trình hạ tầng cơ sở do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, đài tưởng niệm, cơ sơ thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp thóat nước công cộng...riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi quản lý, sữa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (đối với phường do ngân sách cấp trên chi). - Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã. - Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật Căn cứ vào định mức chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước, Hội đồng nhân dân tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương 2.5.2.2 Chi đầu tư phát triển Nhóm chi đầu tư phát triển là tập hợp các nội dung chi có liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới các công trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của xã như: đường giao thông, kênh mương tưới tiêu nước, trường học, trạm xá, hệ thống truyền tải và cung cấp điện năng... Do vậy các khoản chi đầu tư phát triển thể hiện rõ mục đích tích lũy nên cần phải ưu tiên đầu tư vốn cho nó nhiều hơn. Chi đầu tư phát triển của ngân sách xã hiện nay gồm: - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã hội của xã không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân cho từng dự án nhất định theo qui định pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. - Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. 2.2 Cơ sở thực tiễn. 2.2.1 Tình hình thu chi ngân sách ở Việt Nam Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì ước thu ngân sách nhà nước cả năm 2009 đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỷ đồng), đạt tỷ lệ động viên 23,3% GDP. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đơn vị: Tỷ đồng STT Nội dung Ước thực hiện 2009 A  TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 468,795 I  Thu cân đối ngân sách nhà nước 442,340 1  Thu nội địa 269,656 2  Thu từ dầu thô 60,500 3  Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 105,664 4  Thu viện trợ không hoàn lại 6,520 II  Kết chuyển từ năm trước sang 26,455 B  TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 584,695 1  Chi đầu tư phát triển 179,961 2  Chi trả nợ và viện trợ 64,800 3  Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 320,501 4 Chi bù lỗ kinh cho doanh nghiệp kinh doanh dầu 2,100 5  Chi cải cách tiền lương 6  Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 7  Dự phòng 8  Chi chuyển nguồn 17,233 C  BỘI CHI NSNN -115,900 Tỷ lệ bội chi so GDP -6.9% D  NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NSNN 115,900 1  Vay trong nước 88,520 2  Vay ngoài nước 27,380 THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đơn vị : Tỷ đồng STT Nội dung Ước thực hiện 2009 A   THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ ƯỚC 442,340 I   Thu nội địa 269,656 1   Thu từ doanh nghiệp nhà nước 83,859 2   Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 50,659 3   Thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 47,833 4   Thuế sử dụng đất nông nghiệp 67 5   Thuế thu nhập cá nhân 14,329 6   Lệ phí trước bạ 9,658 7   Thu phí xăng, dầu 8,961 8   Các loại phí, lệ phí 7,658 9   Các khoản thu về nhà, đất 41,712  - Thuế nhà đất và chuyển quyền sử dụng đất 1,464  - Thu tiền thuê đất 2,605  - Thu tiền sử dụng đất 36,274  - Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 1,369 10   Thu khác ngân sách 3,946 11   Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 974 II   Thu từ dầu thô 60,500 III   Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 105,664 1   Tổng số thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 143,664  - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu 77,040  - Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 66,624 2   Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu -38,000 IV   Thu viện trợ 6,520 B   KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC SANG 26,455 C   THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 66,980 D   VAY NƯỚC NGOÀI VỀ CHO VAY LẠI 23,720 TỔNG CỘNG (A+B+C+D) 559,495 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đơn vị : Tỷ đồng STT Nội dung chi Ước thực hiện 2009 A  CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 584,695 I  Chi đầu tư phát triển 179,961  Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản 171,631 II  Chi trả nợ và viện trợ 64,800 1  Trả nợ trong nước 53,630 2  Trả nợ ngoài nước 10,370 3  Chi viện trợ 800 III  Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 320,501   Trong đó: 1   Chi Giáo dục - đào tạo, dạy nghề 78,105 2   Chi Y  tế 27,479 3   Chi Dân số và kế hoạch hoá gia đình 931 4   Chi Khoa học, công nghệ 4,611 5   Chi Văn hoá thông tin 3,200 6   Chi Phát thanh, truyền hình, thông tấn 1,770 7   Chi Thể dục thể thao 1,462 8   Chi lương hưu và bảo đảm xã hội 62,465 9   Chi sự nghiệp kinh tế 26,866 10   Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 5,585 11   Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể 44,903 12   Chi trợ giá mặt hàng chính sách 1,460 IV Chi bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh dầu 2,100 V  Chi dự phòng VI  Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 VII  Chi cải cách tiền lương VIII  Chi chuyển nguồn 17,233 B  CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 66,980 C  VAY NƯỚC NGOÀI VỀ CHO VAY LẠI 23,720 TỔNG CỘNG (A+B+C) 675,395 Chúng ta thấy tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2009 là 468,795 tỷ đồng và chi ngân sách là 584,695. Với mức thu và chi như thế này thì nhà nước ta có thể cân đối ngân sách phù hợp. Trong các khoản thu thì ta thấy ngân sách nhà nước thu từ các doanh nghiệp nhà nước là lớn nhất. Vì các doanh nghiệp nhà nước luôn đóng góp các khoản thuế đầy đủ và chịu sự quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó các công ty nhà nước là các công ty lớn như: Điện lực, dầu mỏ, khoáng sản… nên doanh thu rất cao và phải chịu mức thuế lớn góp phần vào thu ngân sách nhà nước. Các khoản chi về ngân sách có rất nhiều nhưng khoản chi lớn nhất vẫn là: Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính. Trong khi đất nước đang xây dựng để tiến lên xã hội chủ nghĩa thì đây là các khoản chi rẩ cần thiết. Một nền kinh tế muốn phát triển tốt và bền vững thì phải có nền quốc phòng, an ninh ổn định, bên cạnh đó cải cách hành chính khiến cho bộ máy linh hoạt và làm việc có hiệu quả hơn. Trong quá trình hoạt động của đất nước luôn có sự thất thoát và bù lỗ cho các doanh nghiệp xăng dầu và phải có những quỹ dự phòng để phòng trừ những bất trắc xảy ra. 2.2.2 Tình hình thu chi ngân sách ở Đăk Lăk Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị mở rộng lần thứ 27 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và gặp nhiều thiên tai nhưng nền kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn ước đạt 11.406 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 989.000 tấn, vượt 3.800 tấn so với kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.200 tỷ đồng, bằng 112% dự toán Trung ương giao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,9 triệu đồng/năm, tăng 2,3 triệu đồng so với năm 2008. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá tiếp tục được phát triển, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 2.2.3 Tình hình thu chi ngân sách ở xã Hòa An Trong năm 2009 tổng thu ngân sách xã là 824.746.405 đồng, đạt 155% so với dự toán huyện giao, đạt 102% so với Nghị quyết hội đồng nhân dân xã giao, tăng 30% so với năm 2008. Tuy nhiên tổng chi ngân sách là 3.646.981.911 đồng. Xét riêng trong 6 tháng đầu năm 2010 thu ngân sách trên địa bàn là 307.714.215 đồng, đạt 76% so với dự toán huyện giao và đạt 42 % so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao, tăng 105 so với 6 tháng đầu năm năm 2009. Tổng chi ngân sách tính đến hết tháng 6 năm 2010 là 2.115.573.058 đồng. PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Một số nét về tình hình cơ bản của việc quản lý và sử dụng lao động tại xã Hoà An huyện Krông Păk tỉnh Đăklăk 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lý. Xã Hòa An nằm về phía đông của huyện Krông Păk với tổng diện tích tự nhiên là 2356 ha. Phía Bắc giáp với xã Bình Thuận, Huyện Krông Buk, Tỉnh Đăk Lăk. Phía Đông Nam giáp với xã Ea Hiu, Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk. Phía Đông Bắc giáp với xã Ea Phê , Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk. Phía Tây Bắc giáp với xã Ea Yông, Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk lăk. Phía Tây giáp với thị trấn Phước An, Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk. Nằm ở vị trí vừa là đầu mối giao lưu kinh tế của các xã phía Đông Nam (Hòa Tiến, Tân Tiến, Ea Uy và Ea Yiêng), vừa giáp với trung tâm huyện lỵ. Ưu thế này tạo kiện khá thuận lợi trong quá trình hòa nhập với nền kinh tế chung của huyện. 3.1.1.2. Thời tiết – khí hậu. Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn Đăk Lăk các yếu tố khí hậu xã Hòa An như sau: Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ từ 8500 đến 90000C, nhiệt độ trung bình năm: 230C đến 240C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất dưới 200C, vì vậy được đánh giá là vùng có nhiệt độ phong phú so với các vùng khác của tỉnh. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình của khu vực 1400mm đến 1500mm. Là một trong những tiểu vùng có lượng mưa thấp nhất tỉnh, phân bố mưa theo thời gian: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 mỗi tháng có trên 10 ngày mưa với lượng mưa trung bình tháng là 180mmm, lượng mưa vào mùa này chiếm 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10. Mùa khô hạn từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí: Chỉ số độ ẩm(K) là 1.7, được đánh giá khu vực ẩm vừa. Gió: Có 2 hướng gió chính là: Mùa mưa gió chính là gió tây nam , tốc độ gió trung bình 3,28m/s. Mùa khô gió chính là gió đông bắc, tốc độ trung bình 5,8m/s. Ánh sáng : khá dồi dào, số giờ chiếu sáng trung bình là 6 giờ/ngày Số giờ nắng trung bình trong năm là 2473 giờ. Tháng có số giờ cao nhất là tháng 3 (283 giờ). Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 10 (157 giờ). Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa (vụ hè thu và vụ mùa) cây cối xanh tươi phát triển tốt là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ đông xuân) cây cối phát triển kém, khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp ở một số vùng không có lượng nước dự trữ mùa khô rất khó khăn. 3.1.1.3. Địa hình Địa hình xã Hòa An khá bằng phẳng. độ cao trung bình dưới mực nước biển là 450m đến 500m. Nhìn chung địa hình của xã có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn xã cấp độ dốc được phân ra như sau: + Độ dốc cấp I (00 đến 30), diện tích 1283 ha, phân bố ở khu vực trung tâm và một phần ở phía Nam của xã. + Độ dốc cấp II (30 đến 80), diện tích 1073 ha, phân bố ở khu vực phía Nam và Tây Nam của xã. 3.1.1.4. Thổ nhưỡng Theo điều tra của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1978 cho thấy đất đai trên địa bàn xã Hòa An được chia thành các loại sau: + Đất hồ, sông suối (SH): diện tích 10 ha chiếm 0,4% diện tích phân bố các khu vực ven các con suối. + Đất nâu đỏ phát triển đá mẹ bazan (F) đây là loại đất địa bàn xã (77,5%) với diện tích 1827 ha phân bố hầu khắp xã. Đặc điểm của loại đất này là độ pH từ 4 đến 4,5, hàm lượng mùn từ 3% đến 5%, lân dễ tiêu rất ít (dưới 5mg/100g), hàm lượng kali thấp, cơ giới đất thịt nặng đến sét. Đất có kết cấu viên do đó rất tơi xốp, độ xốp từ 50% đến 60%. Sử dụng chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm có giá trị. + Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan (Rk): Diện tích 362 ha, chiếm 15,4% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Nam và một phần nhỏ ở phía Đông. Đặc điểm của loại đất này có phản ứng từ chua đến ít chua, pH từ 4,9 đến 5,5; hữu cơ, đạm, lân tổng số từ trung bình đến khá. Khả năng trao đổi cation lớn từ 28me/100g đất đến 30me/100g đất, độ bão hòa bazơ trên 90% toàn phẩu diện, sử dụng chủ yếu là trồng lúa. + Đất nâu trên đá bazan (Ru): diện tích 93 ha, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên, phân bố phía Đông Nam. Đặc điểm của loại đất này có tầng mỏng, nhiều đá lẫn và đá lẫn đầu, đất có phản ứng ít chua (PHkcl từ 5,6 đến 5,8) lân tổng số và lân dễ tiêu giàu, kali dễ tiêu khá, tổng cation kiềm trao đổi khá, độ bão hòa bazơ cao đến rất cao (từ 67% đến 92%) Đất dốc tụ (D): Diện tích 64 ha, chiếm 2,7% diện tích tự nhiên, phân bố ven sông suối và khu vực phía Tây của xã. Nhìn chung nhóm đất này có tầng đất mịn dày, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng, độ phì từ khá đến tốt, nhưng chua. Địa hình thấp trũng khó thoát nước nên chỉ có thể trồng các loại cây hàng năm như lúa, hoa màu lương thực. 3.1.1.5 Nguồn nước, thủy văn Nguồn nước: Xã Hòa An là nơi đầu nguồn của các con sông suối nên có nguồn nước mặt khá dồi dào. Nhìn chung, các con suối trên địa bàn có hướng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Mật độ sông suối trên địa bàn tương đối cao (từ 0,4 km/km2 đến 0,6 km/km2), chế độ dòng chảy trong năm tương đối khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa. Về nước ngầm: Hiện tại vẫn chưa có số liệu điều tra về nguồn nước ngầm trên địa bàn xã, việc khai thác nguồn nước ngầm chủ yếu của các hộ nông dân trong xã là dùng phương thức giếng đào phục vụ chính cho sinh hoạt. Thủy văn: Mật độ sông suối trên địa bàn tương đối xã tương đối cao khoảng từ 0,4 km/km2 đến 0,6 km/km2. Các đặc trưng dòng chảy đạt cao nhất thường gấp 40 lần nhỏ nhất chứng tỏ khả năng tập trung nước ở khu vực này tương đối nhanh, môduy dòng chảy trung bình năm của toàn khu vực lớn hơn 301/s.km2 . Chế độ dòng chảy trong năm hữu ích là 362 ha, tương đối khác biệt giữa 2 mùa khô và mưa. Là khu vực có rất nhiều công trình thủy lợi nên cần có các biện pháp quản lý và chế độ khai thác thích hợp để có hiệu quả sử dụng nguồn nước mặt cho mùa khô làm giảm nhỏ sự chênh lệnh dòng chảy giữa mùa khô và mùa mưa. Nguồn nước này là nguồn nước chính phục vụ cho việc tước tiêu hơn 794 ha cà phê và hơn 15 ha cây tiêu. 3.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội. 3.1.2.1 Dân số và lao động. Dân số, lao động, việc làm. + Dân số: Tính đến nay dân số toàn xã hiện nay có 13341 khẩu với 2501 hộ trong đó dân tộc thiểu số là 175 hộ (chiếm 7%), với 986 khẩu (chiếm 7,4%) được phân bố ở 18 thôn buôn, trong đó có 1 buôn dân tộc tại chỗ, 1 thôn đồng bào dân tộc Tày, Nùng. + Lao động: Quy mô lao động tính đến nay là 7635 số người trong độ tuổi lao động, trong đó có 3625 người là lao động nam, 4010 người là lao động nữ, 258 người là lao động Nùng, 31 người là lao động Tày, 1 người là lao động Chăm, 276 người là lao động Ê đê. + Thực trạng phát triển các khu dân cư: Hiện tại trên địa bàn xã chia thành 18 thôn buôn, là nơi cư trú của 2525 hộ. các khu dân cư đều gắn liền với các thôn buôn. Tổng diện tích khu dân cư 583,43 ha, chiếm 24,76% tổng diện tích đất tự nhiên. + Hiện trạng đất khu dân cư của xã như sau: Khu dân cư chủ yếu phân bố dọc tỉnh lộ 9 và các tuyến giao thông liên thôn, liên xã ngoài. Các điểm khu dân cư đã được thiết kế chi tiết theo chương trình định canh định cư của Chính phủ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dân di cư tự do đến địa bàn xã tương đối lớn, sống rải rác ở cánh Bắc của xã là khu vực thôn 8, nên việc bố trí sắp xếp lại khu dân cư trong thời gian tới là việc làm cấp bách của xã nhà. 3.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của các ban ngành huyện và phối hợp với các đoàn thể xã cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để xã đạt được những thành tựu như sau: Nông nghiệp: +Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng Loại Diện tích (ha) I. Diện tích trông cây hàng năm 1642 Cây lúa 812 Cây ngô 750 Cây trồng khác 80 II. Diện tích trông cây lâu năm 1040 Cây cà phê 999 Cây hồ tiêu 20 Cây lâu năm khác 21 (Nguồn: Số liệu lấy từ ban kế hoạch xã) Tổng sản lượng thực đạt được 37.769 tấn (trong đó cà phê nhân đạt 12356 tấn). Tổng giá trị trong lĩnh vực gieo trồng trọt ước tính là 373202 tỷ đồng. + Chăn nuôi: Theo số liệu thống kê ước tính đến hết năm 2010 của UBND xã là: Đàn trâu: 86 con. Đàn bò: 947 con. Đàn lợn : 24749 con. Gia cầm: 357290 con. Tổng sản lượng đánh bắt trong năm là 3 tấn. Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ: Nhìn chung tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ, sức mua của người dân có tăng. Hiện nay toàn xã có 58 cơ sở hàn điện cơ khí, xay xát, may mặc và dịch vụ, góp phần giải quyết cho hàng trăm lao động ở nông thôn tạo ra doanh thu mỗi năm khoảng 40 tỷ đồng. 3.1.2.3 Trang bị cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ sở hạ tầng. Giao thông: Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn xã khá phát triển, ngoài 2 tuyến đường chính là quốc lộ 26 và tỉnh lộ 9 đã được trải nhựa còn các tuyến xã, thôn đã thực hiện theo chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong những năm qua xã đã thực hiện 1830m đường có trị giá công trình là 373,5 triệu đồng, trong đó: + Thôn 7 và thôn 1 : 6350m đường đá ong. + Thôn 6A, 6B, 7 và 8 : 3900m đường đất. + Thôn Tân Thành 1200m đường đất. + Thôn Tân Tiến : 200m đường đá ong. Đến nay xã có được 2,81km đường nhựa, 54 km đường đá ong, 12 km đường cấp phối. Với những kết quả đạt được Hòa An đã trở thành xã có mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh. Những năm tới xã huy động nguồn lực tài chính, công lao động trong nhân dân để thi công cứng hóa 20 km đường giao thông nông thôn bằng đường đá ong, bê tông, nhựa đường và làm mới 3km liên xã Hoà An – Ea Hiu. Thủy lợi: Do có vai trò trong quá trình thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng, nên hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã rất được chú trọng. Đến nay hệ thống thủy lợi xã gồm những công trình sau: + Tuyến Bằng Lăng dài 1,5km. + Tuyến kênh cấp II Krông Buk dài 3km + Đập chắn nước ở buôn KmRơng. Đập chắn nước số lượng 3 cái gồm: Đập Ông Cư, đập HTX I Hòa An và đập Bà Ty, với tổng diện tích là 11,3 ha. Kênh mương hồ đập trên địa bàn chỉ đáp ứng tương đối phần diện tích đất canh tác nông nghiệp, trong những năm tới xã cần nâng cấp sửa chữa những công trình hiện có và cần bố trí thêm một số hồ đập để đảm bảo lượng nước dự trữ để đáp ứng đủ nước tưới vào mùa khô. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, quản lý, bảo vệ an toàn 4 hồ đập trên địa bàn, đảm bảo nước tưới cho 150 ha lúa và 50 ha cà phê chiếm 30% diện tích, 40% còn lại do công trình Krông Buk hạ cung cấp nước tưới, 30% do nhân dân chủ động. Nhìn chung hệ thống kênh tuy phát huy hiệu quả, nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu tưới của nhân dân. Giáo dục: Theo số liệu cung cấp của UBND xã, niên khóa 2010 – 2011 với tổng số học sinh là 2082 em, giảm 210 em so với năm học 2008 – 2009. + Mẫu giáo: 388 em. + Tiểu học: 776 em. + Trung học cơ sở: 918 em. + Cán bộ công nhân viên chức 193 người, trong đó có 162 giáo viên, tổng số phòng học là 180 phòng. Chất lượng dạy và học ở các cấp được nâng lên, đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy, phát huy tốt phong trào hiếu học. Xã đã được công nhận phổ cập trung học cơ sở và thi đậu tốt nghiệp 100%. Hàng năm trên 80% trường học được công nhận là trường tiên tiến, năm 2009 có 2 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1 (Trường THCS Võ Thị Sáu và Mẫu giáo Hoa Sen). Y tế: Ngành y tế trong những năm gần đây tích cực chủ động trong công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế gồm 1 trạm xá với diện tích 510 m2, có 1 bác sỹ, 2 y sỹ đa khoa, 2 điều dưỡng và 1 dược sỹ, trong những năm qua trạm đã hoàn thành tốt các chương trình như: Thanh toán bệnh bại liệt, phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, vệ sinh phòng bệnh…với đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nghề, cơ sở vậtc hất được trang bị tốt. Đến năm 2009 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Mạng lưới điện: Năm 1992 Hòa An đã có mạng lưới điện quốc gia, tổng số hộ dùng điện 1811 hộ, chiếm 77,22% tổng số hộ. Đến năm 2010, 100% hộ dân trên địa bàn đều dùng điện. Đến nay hầu hết các hộ đã có dùng điện lưới quốc gia phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tổng số trạm biến áp là 6 trạm và 24km đường dây hạ áp và 6km đường dây trung áp. Tháng 2/2000 xã đã thành lập ban quản lý điện với nhiệm vụ thường xuyên quản lý kiểm tra tình hình sử dụng điện. Nhận xét chung: Qua những điều kiện đã nêu ở trên cho thấy tình hình phát triển trong những năm qua tương đối thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện. Các công trình như trường học, giao thông, điện, chợ... đang được đầu tư cho việc nâng cao dân trí, giao lưu kinh tế và sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân trong xã. Tuy nhiên xã vẫn còn những khó khăn như là: đời sống dân cư ở một số thôn còn thấp, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thật vào sản xuất. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chưa được chú trọng vì vậy việc quy hoạch phát triển kinh tế cần có những định hướng phù hợp nhằm đưa nền kinh tế của xã phát triển hơn. 3.1.2.4 Cơ cấu các ngành sản xuất Theo số liệu mới thu thập được năm 2009 về cơ cấu ngành sản xuất như sau: + Nông nghiệp: 59% + Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 5% + Thương mại dịch vụ: 36%. Nhìn chung Hòa An là một xã nông nghiệp tỉ trọng nông nghiệp chiếm rất lớn trong cơ cấu ngành, trong đó tiểu thủ công nghiệp chiếm rất ít. 3.1.2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh. Năm 2009 sản lượng lương thực quy thóc đạt 45056 tấn, tổng sản lượng cà phê 11246 tấn; phát triển đàn gia súc, gia cầm nâng cao số lượng, đạt chất lượng. Giá trị kinh tế, diện tích sản xuất đủ nước tưới, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 703137 tỷ đồng. + Giá trị tiểu thủ công nghiệp đạt 55,8 tỷ đồng. + Giá trị thương mại, dịch vụ đạt 271 tỷ đồng. + Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản đạt 24 tỷ đồng. Dự tính năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,8%. Lĩnh vực nông nghiệp tăng 5%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 7%; thương mại dịch vụ tăng 9%. Xã Hòa An đang phấn đấu tổng giá trị sản xuất đạt 1.186,4 tỷ đồng, lương thực bình quân đầu người 706 kg/người trở lên, thu nhập bình quân đầu người khoảng 20 triệu đồng. 3.1.3 Nhận xét 3.1.3.1 Thuận lợi Trong 10 năm qua, từ năm 2001 đến năm 2010 dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của UBND xã, nền kinh tế của xã vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân là 12.500.000 đ/người/năm. Cùng với sự ổn định về an ninh chính trị, đảm bảo quốc phòng anh ninh và phát triển về kinh tế. Trên lĩnh vực văn hóa xã hội được thực hiện cố hiệu quả hơn. Đời sống vật chất văn hóa tinh thần nhân dân từng bước được cải thiện. Từ những kết quả đạt được trong những năm qua về kinh tế xã hội làm cho đời sống nhân dân được cải thiện về mọi mặt. 3.1.3.2 Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi thì xã Hòa An còn gặp phải những khó khăn sau: Nông dân tự sản xuất nhà nước hỗ trợ ít, khu vực sản xuất không chủ động được nguồn nước, sản xuất chưa mang tính tập trung. Hợp tác xã kinh doanh chưa hiệu quả phát triển chưa tốt. Diện tích đất đang còn manh mún vì vậy việc đưa máy móc vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Ngân sách chuyển xuống địa phương mang tính dàn chải. Không đáp ứng kịp vào việc đầu tư phát triển. Xã Hòa An là một xã chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp còn lĩnh vực công nghiệp dịch vụ chưa được chú trọng phát triển. Số lượng lao động được đào tạo thấp, một số lao động tại địa phương đang dư thừa, học sinh ra trường chưa có việc làm. Tất cả các điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần tìm ra những hướng để giải quyết việc làm cho lao động 3.2 Phương pháp nghiên cứu: 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp chung sử dụng cho chuyên đề này là là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin. Phương pháp này để nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách khách quan sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu: Những số liệu được thu thập từ nguồn tài liệu có sẵn trong Ủy ban nhân dân xã, từ ban tài chính,… PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 4.1.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước tại xã Hòa An năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 4.1.1.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước tại xã Hòa An năm 2009 Thu ngân sách trên địa bàn năm 2009 là 824.746.405 đồng. Trong đó: + Phí, lệ phí: 64.053.000 đồng; đạt 188% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 100% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Thu khác và thu phạt: 37.210.000 đồng; đạt 93% so với chỉ tiêu huyện giao và nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Lệ phí trước bạ: 41.624.089 đồng; đạt 138,7% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 69% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Thu NDĐG: 302.134.300 đồng; đạt 201% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 84% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Thuế nhà đất: 76.430.600 đồng; đạt 118% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 102% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Các khoản thu phân chia do tỉnh quy định: 182.000.000 đồng; đạt 145% so với chỉ tiêu huyện giao và nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Thuế chuyển quyền sử dụng đất: 4.492.456 đồng. Ngoài ra còn có nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 2.470.390.500 đồng. Trong đó: + Bổ sung cân đối ngân sách: 678.000.000 đồng + Bổ sung có mục tiêu: 1.792.709.500 đồng Dưới đây là kết quả thu ngân sách của 18 thôn, buôn và 7 đơn vị trường học trên toàn xã năm 2009. BẢNG 1: Kết quả thu ngân sách của 18 thôn, buôn và 7 đơn vị trường học trên toàn xã năm 2009. STT Địa chỉ Chỉ tiêu chung (TNĐ + các khoản năm 2009) Thực hiện Năm 2009 So sánh % CT/TH 1 Thôn 1 A 11.403.000 9.643.000 96 2 Thôn 1 B 7.036.000 5.083.000 81 3 Thôn 1 C 6.776.000 5.170.700 86 4 Thôn 2 17.138.000 11.453.500 75 5 Thôn 3 9.086.000 4.995.200 62 6 Thôn 4 13.121.000 8.002.800 69 7 Thôn 6A 10.529.000 7.538.100 82 8 Thôn Thăng Tiến 1 10.840.000 3.762.600 40 9 Thôn 6B 17.113.000 7.054.300 45 10 Thôn Thăng Tiến 2 12.292.000 5.534.500 49 11 Thôn 7 9.324.000 3.346.000 40 12 Thôn Thăng Tiến 3 9.062.000 2.460.500 30 13 Thôn 8 6.840.000 4.688.600 77 14 Buôn Km’Rơng 5.025.000 4.877.400 109 15 Thôn Tân Lập 6.608.000 5.612.000 103 16 Thôn Tân Lập A 9.646.000 5.955.500 70 17 Thôn Tân Tiến 10.234.000 8.323.600 92 18 Thôn Tân Thành 13.555.000 11.116.600 92 19 Trường Võ Thị Sáu 80.325.000 78.495.000 97,7 20 Trường Trần Bình Trọng 30.600.000 34.250.000 119 21 Trường Thăng Trị 11.050.000 11.050.000 100 22 Trường Hòa An 47.775.000 47.775.000 100 23 Trường Trần Phú 29.300.000 25.600.000 87,4 24 Trường MG Hoa Sen 11.900.000 11.450.000 96,2 25 Trường MG Hoa Mai 11.000.000 11.000.000 100 Nguồn: Ban tài chính xã Dựa vào bảng trên ta thấy 3 đơn vị đạt tiêu chuẩn đã đề ra, đó là trường Thăng Trị, trường Hòa An, trường MG Hoa Mai, đơn vị vượt chỉ tiêu đề ra là: Trường Trần Bình Trọng, buôn Km’Rơng, thôn Tân Lập, nguyên nhân đạt được là do các đơn vị đã tích cực trong việc thu và cố gắng để hoàn thành chỉ tiêu và vượt chỉ tiêu. Còn lại 19 đơn vị chưa đạt chỉ tiêu, nguyên nhân là trong năm vừa qua trên địa bàn xã đã xảy ra các trận nắng hạn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp, gây thất thu trong nông nghiệp. Bên cạnh đó trong năm qua thì địa bàn xã cũng trải qua đợt dịch lợn tai xanh nên việc chăn nuôi rất khó khăn. Tuy đã được nhà nước và lãnh đạo xã cố gắng diệt trừ bệnh nhưng vẫn không để cứu được. Từ những nguyên nhân trên khiến người dân gặp nhiều khó khăn và ủy ban nhân dân xã khó thu được ngân sách. 4.1.1.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An năm 2009 a. Chi phí đã qua kho bạc BẢNG 2: Chi phí đã qua kho bạc Chi đầu tư phát triển Số tiền (đồng) Chi trả tiền tư vấn thiết kế vệ sinh 3.160.000 Chi trả tiền xây lắp công trình cổng, hàng rào ủy ban 23.200.000 Chi trả xây lắp trường tiểu học Trần phú 63.200.000 Chi trả tiền tư vấn trường tiểu học Trần Phú 2.200.000 Chi trả tiền tư vấn thiết kế đường thôn 6B 24.600.000 Chi thanh toán công trình nhà làm việc 4 phòng 40.400.000 Chi xây dựng sân, tường rào trạm y tế 150.000.000 Chi trả công trình điện Kmrơng 241.921.000 Chi xây dựng cầu đường Kmrơng 490.000.000 Chi thanh toán công trình láng sân Ủy ban 16.881.000 Chi thanh toán công trình nhà Công An – Xã Đội Chi thanh toán công trình cổng, hàng rào ủy ban Tổng 14.290.000 6.800.000 1.076.562.000 Nguồn: Ban tài chính xã Năm 2007 Ủy ban nhân dân xã được xây dựng lại và chuyển ra địa điểm mới, nhưng tại thời điểm đó chưa có điều kiện để xây dựng nên năm 2009 Ủy ban nhân dân xã quyết định xây dựng cổng, hàng rào, sân ủy ban, nhà công an – xã đội. Nhằm nâng cao đời sống nhân dân buôn Kmrơng, những con đường và những công trình điện ở buôn cũng được ủy ban xã đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng giáo dục và y tế, xã đã xây thêm phòng học cho trường tiểu học Trần Phú và làm sân, tường rào cho trạm y tế xã…. Vì thế mà tổng chi ngân sách nhà nước đã qua kho bạc là :1.076.562.000 đồng. BẢNG 3: Chi phí thường xuyên. Chi thường xuyên Số tiền ( đồng) Chi về công tác An ninh – Quốc phòng 240.624.920 Chi sự nghiệp giáo dục 104.694.000 Chi sự nghiệp dân số, y tế 9.258.000 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, PTTH 29.226.000 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 25.200.000 Chi sự nghiệp kinh tế 545.424.800 Chi sự nghiệp xã hội 302.658.500 Cho hoạt động môi trường 2.110.000 Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể 1.298.226.691 Chi khác 12.907.000 Tổng 2.570.329.911 Nguồn: Ban tài chính xã Nhằm nâng cao chất lượng về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị, ủy ban nhân dân xã đã trích khoản chi thường xuyên là: 2.570.329.911 đồng để chi cho các lĩnh vực như giáo dục, dân số, y tế… Tuy đã trích nhà nhiều nhưng vẫn còn một số bất cập chưa được khác phục. Cụ thể là hệ thống nước tại trạm y tế xã bị hỏng, đây là một vấn đề cần phải giải quyết ngay vì nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyên lên tuyến trên điều trị do trạm xá không có hệ thống nước. b. Chi ngân sách chưa qua kho bạc BẢNG 3: Chi phí chưa qua kho bạc Nhiệm vụ chi của niên độ 2009 Số tiền (đồng) Chi mua 3 bộ máy vi tính 36.000.000 Chi mua 4 bộ máy thu FM 10.800.000 Chi thanh toán công trình thư viện VTS 1 6.000.000 Chi thanh toán công trình 2 phòng học Thăng Trị 23.000.000 Chi thanh toán công trình sân, cổng, hàng rào y tế 36.863.000 Chi thanh toán các nợ công trình Tổng 22.336.000 134.999.000 Nguồn: Ban tài chính xã Ủy ban nhân dân xã đã dùng chính nguồn thu của mình để chi trả cho việc trang bị, nâng cấp một số trang thiết bị, công trình nhẳm nâng cao hiệu quả hoạt động của giáo dục, y tế… tuy số tiền này không lớn so với tổng mức đầu tư ban đầu vào các hạng mục nhưng xã cũng đã tự mình chi trả được một phần, không xin kinh phí 100% từ ngân sách thông qua kho bạc. 4.1.1.3 Dự toán ngân sách năm 2010 a. Dự toán thu ngân sách BẢNG 4: Dự toán thu ngân sách Dự toán thu Số tiền ( đồng) Thu phí lệ phí 60.000.000 Thu hoa lợi công sản 50.000.000 Thu NDĐG 150.000.000 Thu kết dư ngân sách 173.859.000 Thu khác + thu phạt 40.000.000 Thuế nhà đất 85.000.000 Lệ phí trước bạ 40.000.000 Thuế môn bài 160.000.000 Thuế GTGT 80.000.000 Thuế TNCN 36.000.000 Thu BS từ NS cấp trên 2.529.199.000 Thu BS cân đối NS 678.000.000 BSKP XD cầu, đường Buôn Kmrơng 300.000.000 BSKP công trình hội trường UBND 350.000.000 BSKP sửa chữa trường Thăng Trị 150.000.000 BSKP làm sân, cổng, hàng rào VTS 100.000.000 BS các mục tiêu khác 951.199.000 Tổng 3.404.058.000 Nguồn: Ban tài chính xã b. Dự toán chi ngân sách BẢNG 5: Dự toán chi ngân sách Dự toán chi ngân sách Số tiền ( đồng ) Chi công tác an ninh trật tự 268.400.000 Chi sự nghiệp đào tạo 53.000.000 Chi sự nghiệp y tế, dân số 10.000.000 Chi sự nghiệp VHTT PTTH 57.000.000 Chi sự nghiệp TDTT 15.000.000 Chi sự nghiệp kinh tế 274.000.000 Chi sự nghiệp xã hội 42.000.000 Chi sự nghiệp môi trường 20.000.000 Chi Quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 1.598.171.000 Chi khác 30.000.000 Chi thanh toán nợ các công trình 401.187.000 Chi các công trình khởi công mới 600.000.000 Dự phòng ngân sách 35.000.000 Tổng 3.404.058.000 Nguồn: Ban tài chính xã Cuối năm 2009, Hội đồng nhân dân xã đã họp tổng kết tình hình thu chi ngân sách nhà nước của xã trong cả năm. Từ đó, Hội đồng nhân dân xã đã đưa ra dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại địa bàn xã trong năm 2010, giao cho Ủy ban nhân dân xã và các ban ngành cùng thực hiện. Theo dự toán đề ra thì tổng các khoản thu cao hơn so với năm trước nhưng tổng các khoản chi sẽ thấp hơn năm trước. Theo dự kiến thì năm 2010 sẽ có nhiều tiến triển tốt về thời tiết và dịch bệnh nên sẽ hạn chế được những mất mát như năm 2009. Bên cạnh đó trong năm 2009 Ủy ban nhân dân xã đã tiến hành xây các công trình về phòng làm việc, tường rào, đường đi nên trong năm nay sẽ hạn chế các khoản chi lớn 4.1.2 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An 6 tháng đầu năm 2010. 4.1.2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước tại xã Hòa An 6 tháng đầu năm 2010. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đâu năm 2010: 2.103.474.215đ, đạt 61,4% so với Nghị quyết quyết Hội đồng nhân dân xã giao; giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Riêng về nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn: 307.714.215 đ; Đạt 76% so với dự toán huyện giao và đạt 42% so với Nghị quyết hội đồng nhân dẫn xã giao; tăng 10% so với 6 tháng đầu năm 2010. Trong đó + Phí, lệ phí: 29.241.000 đ; đạt 56% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 49% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Thu khác và thu phạt: 12.995.000 đ; đạt 32,5% so với chỉ tiêu huyện giao và nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Lệ phí trước bạ: 15.742.283 đ; đạt 79% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 40% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Thu NDĐG: 23.415.000 đ; đạt 13,7% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. + Thuế nhà đất: 66.086.000 đ; đạt 85% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 78% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao. Các khoản thu phân chia do tỉnh quy định: + Thuế GTGT: 73.037.000đ đạt 46,2% so với chỉ tiêu huyện và Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao + Thuế TNCN: 50.417.932đ đạt 252% so với chỉ tiêu huyện giao và đạt 63% so với nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao Ngoài ra còn có nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 2.470.390.500 đ. Trong đó: + Bổ sung cân đối ngân sách: 282.500.000đ + Bổ sung có mục tiêu: 1.218.000.000đ Dưới đây là kết quả thu ngân sách của 18 thôn, buôn trên toàn xã tính đến 30/06/2010 STT Địa chỉ Chỉ tiêu chung (TNĐ + các khoản năm 2010) Thực hiện đến 30/6/2010 So sánh % CT/TH 1 Thôn 1 A 11.940.000 9.122.000 76 2 Thôn 1 B 8.788.000 6.179.000 70 3 Thôn 1 C 6.971.000 6.161.000 88 4 Thôn 2 19.907.000 14.732.000 74 5 Thôn 3 10.870.000 6.254.000 58 6 Thôn 4 17.175.000 7.937.000 46 7 Thôn 6A 12.963.000 7.426.000 57 8 Thôn Thăng Tiến 1 13.560.000 4.173.000 31 9 Thôn 6B 18.479.000 3.937.000 21 10 Thôn Thăng Tiến 2 14.000.000 3.580.000 26 11 Thôn 7 13.701.000 3.805.000 28 12 Thôn Thăng Tiến 3 12.608.000 2.415.000 19 13 Thôn 8 6.177.000 1.706.000 28 14 Buôn Km’Rơng 4.449.000 3.868.000 87 15 Thôn Tân Lập 6.006.000 4.482.000 75 16 Thôn Tân Lập A 12.119.000 5.753.000 47 17 Thôn Tân Tiến 9.703.000 7.852.000 81 18 Thôn Tân Thành 12.545.000 9.725.000 78 Nguồn: Ban tài chính xã 4.1.1.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước tại xã Hòa An 6 tháng đầu năm 2010 a. Chi phí đã qua kho bạc BẢNG 6: Chi phí đã qua kho bạc Chi đầu tư xây dựng cơ bản Số tiền (đồng) Chi xây dựng cơ bản 715.051.000 Chi xây dựng làm đường giao thông thôn 6B 50.000.000 Chi xây dựng cầu đường Kmrơng 300.000.000 Chi xây dựng hội trường Ủy ban nhân dân xã 350.000.000 Chi làm nhà vệ sinh trường THCS Hòa An 15.051.000 Tổng 715.051.000 Chi thường xuyên Số tiền ( đồng) Chi về công tác An ninh – Quốc phòng 173.162.446 Chi sự nghiệp dân số, y tế 3.174.000 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, PTTH 27.161.500 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 7.850.000 Chi sự nghiệp kinh tế 193.226.000 Chi sự nghiệp xã hội 11.950.000 Cho hoạt động môi trường 11.950.000 Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể 897.048.542 Tổng 1.344.212.558 Nguồn: Ban tài chính xã b. Chi ngân sách chưa qua kho bạc: 56.309.500đ 4.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu chi ngân sách nhà nước năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2010 tại địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk 4.2.1 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2010 tại địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk 4.2.1.1 Nguyên nhân đạt được Thực hiện chỉ thị 07/CT-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk “V/v tăng cường các biện pháp thu ngân sách nhà nước năm 2009”. Năm 2009 là năm mà đại phương gặp phải nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ ngân sách được Ủy ban nhân dân huyện và Hội đông nhân dân xã giao. Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế; mặt khác sản lượng giá cũng như giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực giảm nhiều so với các năm trước. nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Ủy ban nhân dân; cùng với sự nỗ lực của ban tự quản 18 thôn buôn, các đơn vị trường học, các ban ngành đoàn thể. Nêm tình hình thu ngân sách nhà nước năm nay đã hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao. Một số khoản thu đạt tỷ lệ cao như: Thuế môn bài 112%, thuế nhà đất 102%, thu phạt 186%. Thực hiện chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2010 của ủy ban nhân dân huyện Krông Păk “ V/v tập trung thu ngân sách tháng năm 2010”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Ủy ban nhân dân; Cùng với sự phối hợp giữa các ban ngành đàn thể, tổ Ủy nhiệm thu và các cán bộ được phân công phụ trách đôn đốc thu ngân sách. Nên tình hình thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2010 đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu huyện giao. Một số khoản thu đạt tỷ lệ cao như: Thuế môn bài 105%, thuế nhà đất 85%, thuế thu nhập với người có thu nhập cao 252%... 4.2.1.2 Nguyên nhân tác động đến một số khoản thu đạt tỷ lệ thấp. Về khoản lệ phí trước bạ chỉ đạt 69% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao, nguyên nhân chính là do theo quy định mới lệ phí trước bạ phải nộp khi cấp mới hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều được giảm 50% so với các năm trước. Về thuế giá trị gia tăng: Huyện giao 182.000.000đ, nhưng đến 31/12/2009 chỉ thu được 162.084.600đ; đạt 89% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân và chỉ tiêu huyện giao. Nguyên nhân là do một số hộ kinh doanh cà phê, vật liệu xâu dựng chuyển sang nộp thuế bằng phương pháp khấu trừ. Về khoản thu huy động nhân dân đóng góp để làm đường thôn 4 mới đạt được 13,7% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã giao; Ủy ban nhân dân xã đã triển khai cho các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện. Nhưng do thời gian ít nên các ban tự quản phải tập trung thu thuế nhà đất và các khoản đóng góp khác, nên việc vận động nhân dân đóng góp tiền làm đường còn chậm. Về khoản thu hoa lợi công sản: Nghị quyết Hội đồng nhân dân giao 50.000.000đ, nhưng đến 30/6/2010 vẫn chưa thu được. Nguyên nhân là do bên ký kết hợp đồng nhận khoán không thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng. 4.2.1.3 Một số hạn chế và tồn tại. Ban tự quản một số thôn, buôn còn trông chờ, ỷ lại, không tích cực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Dẫn đến tình trạng một số hộ không chịu nộp thuế để nợ nhiều năm liền. Công tác kiểm tra, rà soát các hộ kinh doanh buôn bán chưa kịp thời. Việc đôn đốc thu nợ chưa đạt hiệu quả. 4.2.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2010 tại địa bàn xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk 4.2.2.1 Ưu điểm Trên cơ sở dự toán và phân bổ dự toán năm 2009, Ban tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân xã điều hành chi theo đúng dự toán được duyệt. Thực hiện nội dung hướng dẫn của QĐ số 390/QĐ-TTg ngày 17/04/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện tiết kiệm 10% chỉ tiêu ngân sách về các khoản thu chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổng kết, sơ kết, kỷ niệm ngày thành lập… Thực hiện tiết hiệm tối đa trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại… Khoán chi thường xuyên đến từng ban ngành, đoàn thể; tiếp tục triển khai, thực hiện Luật ban hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng. Tiếp tục hoàn tất các hồ sơ cần thiết để rút vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho những công trình có trong dự toán đầu năm. Phân bổ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả ban nhân dân xã điều hành chi theo đúng dự toán được duyệt. 4.2.2.3 Một số hạn chế và tồn tại Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chi hỗ trợ tiền tết cho hộ nghèo. Công tác quản lý, kiểm tra thiếu chặt chẽ. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng đã và đang được triển khai thực hiện. Nhưng chưa triệt để và hiệu quả chưa cao… Việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng ở một số ban ngành, đoàn thể còn chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác chi ngân sách tại địa phương. 4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhắm thực hiện kế hoạch ngân sách năm 2010 4.3.1 Giải pháp về thu ngân sách Thu ngân sách nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Để thực hiện thắng lợi kế hoạch huyện giao và đảm bảo việc cân đối ngân sách, đáp ứng nhiều nhu cầu chi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và những nhiệm vụ cần thiết phát sinh trong năm. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, rà soát, kiểm tra tất cả các nguồn thu, chồng thất thu, thực hiện công bằng trong công tác lập bộ. Phân công cán bộ phụ trách địa bàn thôn buôn để phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân hoàn thành tốt nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với nhà nước. Ban tài chính, ban ủy nhiệm thu, ban tự quản 18 thôn, buôn cần tổ chức thực hiện tốt việc thu ngân sách năm 2010, phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh theo quy định của pháp luật. Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ đọng, hạn chế việc nợ đọng phát sinh và để nợ đọng thuế kéo dài. Động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Cần có những biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân cố tình không thực hiện nhiệm vụ được giao. Về khoản thu huy động nhân dân đóng góp làm đường thôn 4: Ban tài chính phối hợp với ban vận động ở các thôn Tân Lập, Tân Tiến, Tân Thành, Thôn 2, thôn 3, thôn 4 tiến hành thu theo quy định. Thời gian đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010. Trường hợp số tiền huy động thấp hơn giá trị đầu tư, thì phải tiếp tục huy động hoặc vận động nhân dân tham gia lao động xây dựng công trình đảm bảo theo đúng kế hoạch nguồn vốn đã được duyệt. Trường hợp số tiền huy động lớn hơn giá trị đầu tư, thì được chuyển sang đầu tư các công trình khác, không được sử dụng chi cho hoạt động thường xuyên của ngân sách xã Nguồn thu phí vệ sinh được dùng toàn bộ dể chi hợp đồng quét dọn vệ sinh, mưa sắm xây dựng công trình vệ sinh phục vụ công cộng. Nguồn thu quỹ quản lý trật tự an ninh xã hội, được dành toàn bộ để dành cho công tác giữ gìn an ninh, trật tự, tuần tra xóm làng, mua sắm phương tiện phục vụ công tác giữ gìn trật tự. Nguồn thu phí sử dụng bến bãi, hoa chi, lệ phí tham quan, hoa lợi công sản được dành 50% lập quỹ đầu tư cho xã, dùng để chi các công trình có thu được phí, hoa chi, hoa lợi công sản của xã. Nguồn thu cho thuê mặt bằng chợ, nếu quản lý theo dự án thì quản lý theo dự án được duyệt của cấp có thẩm quyền, trường hợp không quản lý theo dự án thực hiện như nguồn thu phí sử dụng bến bãi, hoa chi, lệ phí tham quan, hoa lợi công sản. Nguồn thi dành một phần hay toàn bộ chi cho đầu tư, sửa chữa nâng cấp. Nguồn thu phạt hành chính được sử dụng 30% chi công tác tuyên truyền vận đọng, chi hội họp, khen thưởng cho các lực lượng trực tiếp tham gia thu phạt và phối hợp, 70% dùng chi mua sắm trang bị cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng các công trình phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý các lĩnh vực chuyên môn liên quan trực tiếp đến đối tượng xử phạt hành chính. 4.3.2 Giải pháp về chi ngân sách Trên cơ sở dự toán và phân bổ sự toán năm 2010. Ban tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã điều hành chi theo đúng dự toán được duyệt. Ban tài chính xã căn cứ nhiệm vụ chi ngân sách phát sinh trong 6 tháng cuối năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện tốt các Thông tư, hướng dẫn của Bộ tài chính việc quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị, chế độ quản lý, điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản sao cho hiệu quả và tiết kiệm. Tiếp tục triển khai, thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng. Tiến hành hoàn tất các hồ sơ để thanh toán nợ xây dựng cơ bản cho những công trình đã hoàn thành nghiệm thu, và những công trình đã có dự toán đầu năm. Phối hợp cùng các tổ chức cá nhân có liên quan để rút vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình có dự toán đầu năm. Trong trường hợp nguồn thu ngân sách chưa tập trung kịp thời so với nhu cầu chi tiêu thường xuyên, thì được sử dụng quỹ điều hòa hoặc vay ngân sách cấp trên để chi và phải đảm bảo trả đủ trong năm ngân sách. Thực hiện tốt công tác công khai tài chính theo quyết định của Thủ tướng chính phủ về công tác công khai tài chính đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Phải đảm bảo chi đúng trong định mức. Nghiêm cấm cho các xã vay mượn các đối tượng khác, chiếm dụng tiền thuế để chi ngân sách. Đối với các khoản chi quản lý chi hành chính phải quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo chế độ chi tiêu và kịp thời, trước tiên là sinh hoạt phí và nghiệp vụ phí, sau đó mới chi mua sắm, sửa chữa. Tất cả các khoản chi của ngân sách phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chuẩn chi những khoản chi mua sắm sửa chữa, đầu tư với số tiền dưới 100 triệu đồng để thực hiện đấu thầu mua sắm. Ưu tiên cho các khoản chi chính sách xã hội với gia đình có công với cách mạng, những người không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người tàn tật, mục đích làm cho cộng đồng xã có cuộc sống công bằng, thân ái PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua phân tích tình hình Quản lý và sử dụng ngân sách tại xã Hòa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk, chúng tôi rút ra những kết luận sau: + Về điều kiện tự nhiên, kinh tế: Xã Hòa An là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Do ở đây có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, có hệ thống thủy lợi tốt, có hồ chứa nước. + Về vị trí địa lý: Xã Hòa An là một xã nằm ở gần trung tâm thị trấn Phước An, nên có điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là vấn đề giao lưu học hỏi, nâng cao dân trí cho nhân dân trong xã. + Về quản lý ngân sách nhà nước: Thực tế tuy công tác thu chi ngân sách nhà nước của xã vẫn còn tồn tại một số hạn chế, nhưng cũng đã đạt được một số thành quả nhất định. + Về thu chi ngân sách nhà nước: Trong thời gian qua ở xã đã tiến hành quản lý thu ngân sách nhà nước trên diện rộng, đúng đối tượng. Và chi ngân sách đã đạt được nhiều kết quả cao. Và chi tiêu vào những việc cần thiết đúng với quy định của Luật ngân sách nhà nước. 5.2 Kiến nghị Đối với tỉnh và huyện Chúng tôi thấy việc thu ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, cụ thể: Thất thu thuế ở một số lĩnh vực như: thuế nhà đất, thuế kinh doanh tại các hộ kinh doanh nhỏ lẻ… Vì vậy tỉnh và huyện cần có những biện pháp thắt chặt công tác thu thuế nhằm tăng thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó việc chi ngân sách nhà nước vẫn chưa hợp lý, nó biểu hiện ở cơ cấu lương chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ công nhân viên chức. Vì vậy cần có biện pháp thu chi ngân sách nhà nước một cách hợp lý. Đối với xã Hòa An Qua thực tế khảo sát tại xã Hòa An chúng tôi thấy một số công trình phúc lợi có mức đầu tư ban đầu lớn nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao cho đời sống nhân dân, vì vậy Ủy ban xã cần chi hợp lý vào những công trình phúc lợi xã hội như: Y tế, giáo dục, giao thông,… nhằm tránh lãng phí và đầu tư có hiệu quả. Ủy ban xã tiếp tục thực hiện thu ngân sách để đạt được kế hoạch đề ra và hoàn thành các công trình đang làm dang dở trong những năm 2010. Kiểm soát các khoản nợ để phù hợp với với tình hình kinh tế tại xã. Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương để tránh thất thoát một số khoản không đáng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnguyen_hien_5409.doc