Chuyên đề Tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý tài chính nói chung, quản lý vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng là một quá trình liên tục, đồng thời là một yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, , XDCB góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình này, do đó, chú trọng nhiều tới đầu tư XDCB cũng chính là đảm bảo cho đất nước một cơ sở hạ tầng vững chắc cho xã hội, cho phát triển kinh tế trong tương lai. Với mục tiêu góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, đề tài nghiên cứu và hệ thống lại những đặc điểm của vốn đầu tư XDCB nói chung, vốn đầu tư XDCB của ngân sách Nhà nước nói riêng; vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, và sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư XDCB ngân sách Nhà nước, sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của ngân sách Nhà nước. Phân tích, đánh giá biến động của nguồn vốn đầu tư XDCB được thực hiện nhìn từ góc độ chi phí trong XDCB, từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm làm tăng giá trị thực hiện nguồn vốn đầu tư XDCB.

doc51 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Vốn đầu tư bị tồn đọng không vận động, không sinh lời do quá trình xây dựng kéo đài. Do đó, điều quan trọng đối với xã hội là phải biết tiền vốn phải bỏ ra lúc nào và trong khoảng thời gian bao lâu, khi nào vốn đầu tư sẽ được hoàn lại. Vấn đề sử dụng hợp lý, nhanh chóng lại vốn đầu tư được giải quyết trên cơ sở xem xét các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư XDCB. Các chỉ tiêu đó rất cần thiết khi xem tính hợp lý của đầu tư XDCB ở các giai đoạn kế hoạch hoá. - Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho XDCB thường đi kèm với những mục tiêu cụ thể như rút ngắn thời hạn thi công, thời hạn thu hồi vốn, thanh toán, quyết toán đúng thời hạn, giảm tối đa mức thất thoát lãng phí… 2) Những vấn đề chung về quản lý và đầu tư XDCB Đầu tư xây dựng cơ bản là đầu tư cho tương lai, chất lượng và hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ phát triển và hiệu quả của nền kinh tế. Xây dựng cơ bản còn là một biện pháp quan trọng trong việc phát triển đồng đều giữa các vùng, miền và ngành kinh tế kỹ thuật. 2.1) Khái niệm, mục đích và yêu cầu của việc quản lý đầu tư và xây dựng. Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong thời gian xác định. Dự án đầu tư là đầu tư và xây dựng mới, hoặc cải tạo, sữa chữa, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng, là đầu tư mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới; là việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn… Dự án đầu tư có đặc điểm rất nổi bật là chi phí đầu tư rất lớn, nó có vai trò quan trọng tạo ra cơ sở vật chất cải thiện đời sống vật chất hoặc tinh thần cho xã hội. Vì vậy mà mục đích và yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng mà Nhà nước đặt ra là: - Đầu tư và xây dựng phải phù hợp với chiến lược về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. - Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí. - Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc đáp ứng yêu cầu bền vững mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình. 2.2) Một số vấn đề cụ thể về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2.2.1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Là giai đoạn mà chi phí có tỷ trọng không lớn so với tổng mức vốn đầu tư của cả dự án hay công trình, nhưng là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định đến nội dung, mục đích, yêu cầu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: - Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư; - Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư; - Tiến hành điều tra, khảo sát và chon địa điểm xây dựng; - Lập dự án đầu tư; - Thẩm định dự án để quyết định đầu tư; Trong đó, việc lập dự án, thẩm định dự án là quan trọng nhất, nó giúp chủ đầu tư, các cấp ra quyết định đầu tư, lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đầu tư mang lại. Quản lý quá trình này phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, quy hoạch phát triển ngành và địa phương trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định, pháp luật và các chính sách hiện hành, lựa chọn phương án khai thác sử dụng có hiệu quả, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuỳ theo nhóm dự án mà lập dự án đầu tư có thể được thực hiện theo hai bước là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi hoặc thực hiện một bước là ngiên cứu khả thi. 2.2.2) Giai đoạn thực hiện đầu tư: Là giai đoạn mà chi phí có tỷ trọng rất lớn so với tổng mức vốn đầu tư của dự án, là giai đoạn quyết định việc thực hiện nội dung, mục đích của dự án đầu tư. Quản lý tốt giai đoạn này sẽ góp phần tiết kiệm được chi phí, chống được lãng phí và thất thoát trong xây dựng đồng thời quyết định đến chất lượng, hiệu quả của cả dự án hoặc công trình đưa vào khai thác, sử dụng. Nội dung của giai đoạn thực hiện dự án đầu tư bao gồm: - Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy đinh của Nhà nước; - Tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; - Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình; - Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình; - Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công công trình; - Xin giấy phép xây dựng ( nếu quy định phải có ) và giấy phép khai thác tài nguyên ( nếu có); - Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án; - Thi công xây lắp công trình; - Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng; - Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác sử dụng; Trong giai đoạn này, việc quản lý chặt chẽ trong các khâu đều có những ý nghĩa rất quan trọng đến việc tiết kiệm vốn đầu tư, hạn chế được lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo được chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật trong XDCB, đem lại hiệu quả trong đầu tư. Trong những năm gần đây, với chủ trương chung của Nhà nước yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm được đầu tư và xây dựng, Chính phủ, các Bộ ban ngành, các địa phương đã có những văn bản pháp luật quy định cụ thể, chi tiết thực hiện quy chế đấu thầu, tuyển chọn tư vấn, khảo sát thiết kế, giám sát kỹ thuật lắp đặt thiết bị và xây dựng, đấu thầu trong mua sắm tài sản, đấu thầu trong mua sắm thiết bị và xây lắp. Trong quá trình thi công xây lắp công trình, việc quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình, việc nghiệm thu công trình thực hiện theo quy chế giám sát chất lượng công trình đã được Bộ Xây Dựng ban hành. Việc cấp vốn và thanh toán phải đảm bảo đúng thành phần nghiệm thu, khối lượng, chất lượng và đơn giá xây lắp hoàn thành thành theo thiết kế, dự toán đã được duyệt, theo hồ sơ dự thầu, theo hợp đồng đã cam kết. Những khối lượng phát sinh không đủ yếu tố đều không được thanh toán và phải loại khỏi giá trị quyết toán của công trình. Cuối cùng là quyết toán vốn đầu tư là thẩm tra và phê duyệt quyết toán, xác định tổng vốn đầu tư cơ cấu vốn đầu tư được thực hiện. 2.2.3) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Là giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí trong giai đoạn này có tỷ trọng rất nhỏ trong tổng mức vốn đầu tư. Nó bao gồm các công việc: - Bàn giao công trình cho người sử dụng, lập và bàn giao hồ sơ hoàn công, đưa vào lưu trữ theo pháp luật về về lưu trữ của Nhà nước; - Kết thúc xây dựng trả lại đất mượn hoặc thuê tạm phục vụ thi công. Nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạn bảo hành công trình; - Bảo hành công trình: Người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát phục vụ thiết kế, xây lắp, nghiệm thu, giám định công trình, chủ nhiệm đề án thiết kế, chủ thầu xây lắp, người cung cấp vật tư thiết bị xây dựng và người giám sát xây dựng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm hoặc kết quả công tác mình thực hiện. Thời hạn bảo hành, quyền, nghĩa vụ về bảo hành của các bên, thủ tục thực hiện và nghĩa vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quy định. - Vận hành dự án: Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ và có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được đề ra trong dự án đầu tư. - Thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư: Là nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn. Tất cả các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước mà chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn hoặc trả nợ vay thì nguồn vốn để thu hồi và trả nợ vay bao gồm toàn bộ khấu hao cơ bản, một phần lợi nhuận và các nguồn vốn khác ( nếu có ). Chương 2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước 1) Các nhân tố Việc thực hiện nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, vấn đề về cơ chế quản lý, chậm giải ngân, chậm tiến độ, không thống nhất cách làm từ trên xuống dưới…là những nguyên nhân dễ thấy làm cho nguồn vốn đầu tư thực hiện bị giảm. Tuy nhiên, đó là những nguyên nhân khá chung chung, thuộc về mặt cơ chế chính sách. Trong bài này sẽ đề cập tới các nhân tố cụ thể ảnh hưởng tới việc thực hiện nguồn vốn đầu tư từ phía chi phí trong xây dựng cơ bản. Thị trường sắt thép gần đây đang biến động lớn, đó là những gì mà các nhà xây dựng quan tâm nhất hiện nay. Sắt thép khan hiếm, giá cả tăng cao, nhiều công trình dở dang vì không mua được sắt thép. Ta sẽ thử xây dựng một mô hình hồi quy, trong đó biến được giải thích là giá trị thực hiện nguồn vốn XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các biến độc lập là các biến giá sắt thép nhập khẩu, chỉ số giá vật liệu xây dựng, tỷ giá VND/USD, trong đó, ta sẽ xoay quanh tác động của giá sắt thép nhập khẩu đến giá trị thực hiện nguồn vốn đầu tư XDCB như thế nào. - Giá sắt thép nhập khẩu: Được dự đoán có quan hệ nghịch biến với giá trị thực hiện NV đầu tư XDCB, vì giá sắt thép càng tăng càng khiến cho việc đáp ứng nhu cầu sắt thép để xây dựng trong nước giảm, đầu tư XDCB càng khó thực hiện. -Chỉ số giá vật liệu xây dựng: Cũng được dự đoán có quan hệ ngược chiều với NV XDCB, lấy năm 2005 làm năm gốc để tính chỉ số giá. - Tỷ giá: là tỷ giá VND/USD, tỷ giá càng tăng, tức là đồng Đô la càng tăng giá thì ta cần nhiều đồng nội tệ hơn để mua một đồng USD để mua nguyên liệu nhập khẩu, tức là nó có quan hệ nghịch biến với NV XDCB. Ta có bảng số liệu sau: Tháng Năm  Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NS NN vật liệu xây dựng Giá Đô la Mỹ Nhập khẩu sắt thép Trị giá Số lượng Giá nhập khẩu (Tỷ đồng) (% so với kỳ gốc năm 2005) (% ) (Triệu USD) (Nghìn tấn) 537 (USD/tấn) 2007 1 6595.4 111.86 16.080 297 537 1296.089 2 5619.6 113.9 16.124 263 458 1533.917 3 8001.7 113.8 16.074 359 638 781.1024 4 7623.5 114.9 16.086 686 686 921.944 5 8507.3 115.9 16.111 686 418 609.0776 6 8390.3 117.5 16.114 522 280 1022.77 7 8646.7 118.32 16.116 611 426 696.0784 8 8747.3 118.5 16.134 715 467 520.4513 9 9838.8 119.01 16.159 579 377 561.6056 10 10166.4 120.81 16.164 724 485 431.5642 11 9850 123.07 16.163 769 520 862.7968 12 10244.5 127.1 16.145 529 780 527 2008 1 6587.6 130.76 16.119 1249 853 682.4 2 6570.6 132.58 16.106 993 715 1605.317 2) Ước lượng mô hình: Ta xây dựng hai mô hình đơn giản: 1) vonxdcb = a + b1.gia + b2.vlxd + b3.tygia + u. 2) log(vonxdcb) = a + b1.log(gia) + b3..log(tygia) + u. Chạy mô hình Eviews đối với các mô hình trên cho ta kết quả: 2.1) Mô hình 1: Dependent Variable: VONXDCB Method: Least Squares Date: 04/05/08 Time: 14:01 Sample: 2007:01 2008:02 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. GIA -1.596380 0.613158 -2.603538 0.0263 VLXD -22.94685 8.304895 -2.763052 0.0200 TYGIA 24351.42 7158.390 3.401801 0.0068 C -380121.3 115438.4 -3.292851 0.0081 R-squared 0.847277 Mean dependent var 8242.121 Adjusted R-squared 0.801460 S.D. dependent var 1491.499 S.E. of regression 664.5804 Akaike info criterion 16.07115 Sum squared resid 4416671. Schwarz criterion 16.25373 Log likelihood -108.4980 F-statistic 18.49262 Durbin-Watson stat 2.032210 Prob(F-statistic) 0.000210 Mô hình 1 có dạng sau: vonxdcb = -380121.3 – 1.596380.gia – 22.94685.vlxd + 24351.42.tygia Các hệ số đều có ý nghĩa, p_value < 0.05. Các hệ số của giá thép và chỉ số giá vật liệu xây dựng đều âm, điều này phản ánh đúng thực tế về giá các loại nguyên liệu này càng thăng thì cũng càng làm tăng chi phí XDCB, dẫn đến các dự án đầu tư không thể thực hiện được như mục tiêu đề ra, tức là nguồn vốn đầu tư XDCB bị giảm theo. Tuy nhiên, khác với dự đoán, hệ số của tỷ giá lại dương, hệ số rất lớn. Trong đó, hệ số chặn lại có ý nghĩa nhất, điều này phản ánh rằng các nguồn vốn đầu tư XDCB bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác không được nhắc đến trong mô hình. * Ta kiểm định mô hình có dạng đúng không: Ramsey RESET Test: F-statistic 1.391989 Probability 0.268314 Log likelihood ratio 2.013350 Probability 0.155921 Test Equation: Dependent Variable: VONXDCB Method: Least Squares Date: 04/05/08 Time: 15:00 Sample: 2007:01 2008:02 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. GIA 2.023099 3.126215 0.647140 0.5337 VLXD 31.95154 47.23872 0.676385 0.5158 TYGIA -41403.30 56173.19 -0.737065 0.4799 C 659374.4 888305.9 0.742283 0.4768 FITTED^2 0.000153 0.000129 1.179826 0.2683 R-squared 0.867734 Mean dependent var 8242.121 Adjusted R-squared 0.808949 S.D. dependent var 1491.499 S.E. of regression 651.9258 Akaike info criterion 16.07019 Sum squared resid 3825065. Schwarz criterion 16.29843 Log likelihood -107.4913 F-statistic 14.76113 Durbin-Watson stat 1.692021 Prob(F-statistic) 0.000546 Sử dụng tiêu chuẩn Ramsay kiểm định: H0: Dạng hàm là đúng H1: Dạng hàm sai. Ta có Fqs = 1.391989 và giá trị p_value của thống kê F là 0.268314 >0.05 => Chấp nhận giả thiết H0 , vậy mô hình có dạng hàm đúng. * Ta kiểm định giả thiết về phân phối của U: H0 : U có phân phối chuẩn H1: U không có phân phố chuẩn. Sử dụng thống kê Jarque-Bera ta có: JB = 0.504715 và có giá trị p-value = 0.776967 > a = 0.05 => không có cơ sở để bác bỏ Ho, tức là U có phân phối chuẩn. * Kiểm định phương sai sai số thay đổi: H0 : Phương sai sai số đồng đều H1 : Phương sai sai số thay đổi. White Heteroskedasticity Test: F-statistic 4.493871 Probability 0.034747 Obs*R-squared 11.11453 Probability 0.084901 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/05/08 Time: 15:13 Sample: 2007:01 2008:02 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -4.19E+10 2.57E+10 -1.632705 0.1465 GIA -2530.179 1555.609 -1.626488 0.1479 GIA^2 1.645647 0.743681 2.212839 0.0625 VLXD -39939.25 49307.64 -0.810001 0.4446 VLXD^2 136.8418 171.3761 0.798489 0.4508 TYGIA 5.20E+09 3.19E+09 1.631856 0.1467 TYGIA^2 -1.61E+08 98819770 -1.630895 0.1469 R-squared 0.793895 Mean dependent var 315476.5 Adjusted R-squared 0.617233 S.D. dependent var 426729.8 S.E. of regression 264009.9 Akaike info criterion 28.11221 Sum squared resid 4.88E+11 Schwarz criterion 28.43174 Log likelihood -189.7855 F-statistic 4.493871 Durbin-Watson stat 1.930866 Prob(F-statistic) 0.034747 Sử dụng kiểm định White ta có thể kết luận: Ta có : c2qs = 11.11453 , p-value = 0.084901 > 0.05. => Chấp nhận giả thiết H0, mô hình có phương sai sai số đồng đều. * Kiểm định tính tự tương quan : Sử dụng tiêu chuẩn BG để kiểm định: H0 : Không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình. H1 : Tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 0.247849 Probability 0.630531 Obs*R-squared 0.375210 Probability 0.540178 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 04/05/08 Time: 14:37 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. GIA -0.077426 0.656298 -0.117974 0.9087 VLXD 1.157830 8.943697 0.129458 0.8998 TYGIA 199.0371 7454.534 0.026700 0.9793 C -3299.233 120223.8 -0.027442 0.9787 RESID(-1) -0.199800 0.401330 -0.497844 0.6305 R-squared 0.026801 Mean dependent var -2.49E-11 Adjusted R-squared -0.405732 S.D. dependent var 582.8756 S.E. of regression 691.0782 Akaike info criterion 16.18684 Sum squared resid 4298301. Schwarz criterion 16.41507 Log likelihood -108.3079 F-statistic 0.061962 Durbin-Watson stat 1.903497 Prob(F-statistic) 0.991653 Ta có Fqs = 0.247849 và giá trị p-value của thống kê F là 0.630531 > 0.05 => không có cơ sở để bác bỏ H0, không tồn tại hiện tượng tự tương quan. 2.2) Mô hình 2 Dependent Variable: LOG(VONXDCB) Method: Least Squares Date: 04/05/08 Time: 15:41 Sample: 2007:01 2008:02 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(GIA) -0.195546 0.079838 -2.449294 0.0343 LOG(VLXD) -0.434527 0.154246 -2.817099 0.0183 LOG(TYGIA) 40.95335 16.73701 2.446873 0.0344 C -101.4635 46.64719 -2.175125 0.0547 R-squared 0.820527 Mean dependent var 9.000961 Adjusted R-squared 0.766685 S.D. dependent var 0.188700 S.E. of regression 0.091147 Akaike info criterion -1.717727 Sum squared resid 0.083078 Schwarz criterion -1.535140 Log likelihood 16.02409 F-statistic 15.23952 Durbin-Watson stat 1.781907 Prob(F-statistic) 0.000465 Mô hình 2 có dạng sau: Log(vonxdcb) = -101.4635 -0.195546.Log(gia) – 0.434527.Log(vlxd) + 40.95335.Log(tygia) Các hệ số có dấu cũng giống như trong mô hình 1. P-value của các hệ số cũng đều > 0.05 , đều có ý nghĩa. Hệ số của tỷ giá vẫn mang dấu dương. * Kiểm định dạng hàm: Ramsey RESET Test: F-statistic 0.039612 Probability 0.846665 Log likelihood ratio 0.061483 Probability 0.804167 Test Equation: Dependent Variable: LOG(VONXDCB) Method: Least Squares Date: 04/05/08 Time: 15:55 Sample: 2007:01 2008:02 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(GIA) 0.597078 3.983381 0.149892 0.8842 LOG(VLXD) 1.326635 8.850347 0.149896 0.8842 LOG(TYGIA) -127.6538 847.3403 -0.150652 0.8836 C 335.1674 2194.376 0.152739 0.8820 FITTED^2 0.226714 1.139114 0.199027 0.8467 R-squared 0.821313 Mean dependent var 9.000961 Adjusted R-squared 0.741897 S.D. dependent var 0.188700 S.E. of regression 0.095867 Akaike info criterion -1.579262 Sum squared resid 0.082714 Schwarz criterion -1.351027 Log likelihood 16.05483 F-statistic 10.34185 Durbin-Watson stat 1.732563 Prob(F-statistic) 0.002024 Sử dụng tiêu chuẩn Ramsay kiểm định: H0: Dạng hàm là đúng H1: Dạng hàm sai. Ta có Fqs = 0.039612 và giá trị p_value của thống kê F là 0.846665 >0.05 => Chấp nhận giả thiết H0 , vậy mô hình có dạng hàm đúng. * Ta kiểm định giả thiết về phân phối của U: H0 : U có phân phối chuẩn H1: U không có phân phố chuẩn. Sử dụng thống kê Jarque-Bera ta có: JB = 1.130754 và có giá trị p-value = 0.568146 > a = 0.05 => không có cơ sở để bác bỏ Ho, tức là U có phân phối chuẩn. * Kiểm định phương sai sai số thay đổi: H0 : Phương sai sai số đồng đều H1 : Phương sai sai số thay đổi. Sử dụng kiểm định White: White Heteroskedasticity Test: F-statistic 2.256719 Probability 0.146521 Obs*R-squared 8.191955 Probability 0.145969 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/05/08 Time: 16:02 Sample: 2007:01 2008:02 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -4.131287 4.186030 -0.986922 0.3526 LOG(GIA) -0.212279 0.198100 -1.071579 0.3152 (LOG(GIA))^2 0.016892 0.014646 1.153296 0.2821 LOG(VLXD) -0.130344 0.748364 -0.174173 0.8661 (LOG(VLXD))^2 0.013235 0.076001 0.174142 0.8661 LOG(TYGIA) 1.841355 1.453074 1.267213 0.2407 R-squared 0.585140 Mean dependent var 0.005934 Adjusted R-squared 0.325852 S.D. dependent var 0.008497 S.E. of regression 0.006977 Akaike info criterion -6.794907 Sum squared resid 0.000389 Schwarz criterion -6.521025 Log likelihood 53.56435 F-statistic 2.256719 Durbin-Watson stat 2.124794 Prob(F-statistic) 0.146521 Ta có : c2qs = 8.191955 , p-value = 0.145969 > 0.05. => Chấp nhận giả thiết H0, mô hình có phương sai sai số đồng đều. * Kiểm định tính tự tương quan : Sử dụng tiêu chuẩn BG để kiểm định: H0 : Không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình. H1 : Tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 0.003186 Probability 0.956222 Obs*R-squared 0.004954 Probability 0.943888 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 04/05/08 Time: 16:05 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(GIA) 0.000849 0.085474 0.009927 0.9923 LOG(VLXD) -0.001728 0.165419 -0.010446 0.9919 LOG(TYGIA) -0.066231 17.67823 -0.003746 0.9971 C 0.186939 49.27320 0.003794 0.9971 RESID(-1) 0.021620 0.383039 0.056443 0.9562 R-squared 0.000354 Mean dependent var 2.33E-14 Adjusted R-squared -0.443933 S.D. dependent var 0.079941 S.E. of regression 0.096060 Akaike info criterion -1.575224 Sum squared resid 0.083049 Schwarz criterion -1.346989 Log likelihood 16.02657 F-statistic 0.000796 Durbin-Watson stat 1.796089 Prob(F-statistic) 0.999998 Fqs = 0.003186 và giá trị p-value của thống kê F là 0.956222 > 0.05 => không có cơ sở để bác bỏ H0, không tồn tại hiện tượng tự tương quan. 2.3) Lựa chọn mô hình: Dựa vào các tiêu chuẩn R2, 2, AIC, SCHWARZ : R2 2 AIC SCHWARZ Mô hình 1 0.847277 0.801460 16.07115 16.25373 Mô hình 2 0.820527 0.766685 -1.717727 -1.535140 Vậy mô hình hồi quy phù hợp nhất là mô hình 1: vonxdcb = -380121.3 – 1.596380.gia – 22.94685.vlxd + 24351.42.tygia a = -380121.3, ta không thể cho rằng khi tất cả các yếu tố bằng không thì nguồn vốn đầu tư XDCB thực hiện được lại là một khoản âm, điều này là không thể vì một khi nguồn vốn ngân sách của Nhà nước được cấp cho XDCB thì chắc chắn nguồn vốn này phải được thực hiện, hoặc trường hợp cùng lắm là bằng không, tức là không có nguồn vốn nào được thực hiện. Điều này chỉ có thể lý giải được là do vẫn còn các biến số bị bỏ sót ngoài mô hình làm cho NV XDCB thực hiện bị giảm. b1 = – 1.596380, có nghĩa là trong điều kiện các biến khác không đổi thì nếu giá sắt thép nhập khẩu tăng lên 1 đơn vị thì giá trị thực hiện NV đầu tư XDCB trung bình sẽ giảm đi một lượng là 1.596380. b2 = – 22.94685, có nghĩa là trong điều kiện các biến khác không đổi thì nếu chỉ số giá vật liệu xây dựng tăng lên 1 đơn vị thì giá trị thực hiện NV đầu tư XDCB trung bình sẽ giảm được một lượng là 22.94685 b3 = 24351.42, có nghĩa là trong điều kiện các biến khác không đổi thì nếu tỷ giá VND/USD tăng lên 1 đơn vị thì giá trị thực hiện NV đầu tư XDCB trung bình sẽ tăng lên một lượng là 24351.42. 2.4) Kết luận và kiến nghị Từ kết quả trên cho ta thấy một số điểm khác xa so với dự đoán ban đầu của chúng ta. Biến mà ta quan tâm nhất là giá sắt thép nhập khẩu lại không gây tác động ngược chiều lớn lắm tới NVXDCB được thực hiện. Điều này cũng được lý giải một phần nào bởi các doanh nghiệp trong nước đã có những động thái tích cực phòng tránh được ảnh hưởng biến động giá sắt thép, cụ thể là trong những tháng cuối năm 2007, đặc biệt là trong tháng 1/2008, dự đoán được trước xu hướng tăng giá thép trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp trong nước ta đã tranh thủ nhập được một lượng lớn phôi thép với giá hợp lý. Theo dự tính, năm 2008 tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép vào khoảng 4.6 triệu tấn, nhưng nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 2 triệu tấn, còn hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập khẩu, lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 1/2008 của cả nước đã lên tới 377 ngàn tấn, tăng 40% so với lượng nhập trong tháng 12/2007, như vậy, các doanh nghiệp thép đã nhập khẩu một lượng phôi thép dự trữ, số này đủ để dùng hết quý I/2008. Biến có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất tới giá trị thực hiện vốn XDCB lại là tỷ giá VND/USD, hệ số của nó dường như ngược lại hoàn toàn so với logic bình thường vốn có. Lẽ ra khi tỷ giá càng tăng, tức là đồng Đô la càng tăng giá, ta càng mất nhiều tiền nội tệ để đổi lấy USD mua sắt thép nhập khẩu, như vậy sẽ càng hạn chế nguồn cung sắt thép do các doanh nghiệp thấy giá tăng sẽ giảm lượng mua xuống. Nhưng thực tế lại ngược lại, tỷ giá tuy có tăng, nhưng tăng quá ít, và tăng không đáng kể so với nhu cầu quá lớn của đầu tư xây dựng cơ bản. Xét về bản chất, ảnh hưởng của lạm phát trong nước chính ra đã làm tỷ giá này bị giảm đi nhiều, có thể so với năm trước tỷ giá có tăng, nhưng nó tăng không đáng kể, lạm phát khiến cho sự thay đổi không đáng kể này lại là một lợi thế đối với việc nhập khẩu sắt thép, bởi trong nhận thức của những nhà nhập khẩu, số tiền mà họ phải bỏ ra để mua sắt thép nhập khẩu xét về giá trị có khi thấp hơn nhiều so với trước kia. Nhất là năm nay, năm 2008, nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với năm 2007 do nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA tăng cao, cần khối lượng thép lớn. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho giá thép càng tănng cao. Tính từ năm 2000 đến nay, về danh nghĩa đồng Việt Nam đã bị mất giá 20% so với USD; nếu so với “rổ tiền tệ” của 19 đông tiền khác ( bao gồm cả USD ) thì đồng Việt Nam đã giảm giá về danh nghĩa tới 22% và giảm khoảng 12% về tỷ giá thực. Chỉ số giá vật liệu xây dựng nói chung cũng có ảnh hưởng tới tăng chi phí dẫn đến giảm giá trị thực hiện NV XDCB, nhưng với tình hình lạm phát tăng quá cao như hiện nay thì có vẻ như số liệu về tăng chỉ số giá vật liệu xây dựng vẫn chưa đủ sức nói lên mức tăng giá thật sự. Gần đây, giá cả một số loại vật liệ xây dựng như gạch, cát… tại Hà Nội và TP HCM hiện cũng bắt đầu tăng thêm 15–20%, trong đó gạch ống tăng lên 1500đồng/viên so với giá 700đồng/viên so với giữa năm ngoái, cát với mức giá hiện nay khoảng 170 nghìn đồng/m3, tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái. - Qua nhận xét, ta thấy tuy giá sắt thép nhập khẩu không ảnh hưởng nhiều tới thực hiện vốn XDCB, xong đó là do có sự chuẩn bị khá tốt của các nhà nhập khẩu, tình hình sẽ xấu đi rất nhiều nếu đến hết quý I/2008 giá thép trên thế giới vẫn tiếp tục tăng giá. Điều này rất có khả năng xảy ra, bởi nhu cầu nhập khẩu sắt thép của các nước khác cũng đang tăng khá mạnh, đặc biệt là một nước lớn như Trung Quốc, sẽ càng đẩy giá lên cao nữa. Ta có tình hình nhập khẩu của một số nước trong tháng 01/2008: Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá nhập khẩu trung bình (USD/tấn) Trung Quốc 118.939 78.116.721 656,78 Ukraine 99.473 57.970.176 582,77 Nga 83.049 49.789.435 599,52 Malaysia 20.853 12.562.349 656,78 Nhật Bản 12.216 7.488.388 613,00 Hồng Kông 6.042 3.715.770 614,99 Thổ Nhĩ Kỳ 2.527 1.452.949 574,97 Nam Phi 1.983 1.130.132 569,91 Hàn Quốc 986 444.982 451,30 ấn Độ 382 233.460 611,15 Tổng 346.450 212.904.361 614,53 Không những thế, ta đã thấy ảnh hưởng của lạm phát gây ra hiệu ứng rất lớn. Tuy các nhà nhập khẩu vẫn nhập về một lượng lớn, xong nhu cầu xây dựng lớn khiến giá sắt thép tăng mạnh, sau đó ảnh hưởng chung của lạm phát lại một lần nữa đẩy giá thép lên cao hơn. Do đó, hiện nay cần phải có biện pháp kịp thời để hạn chế mức tăng giá của sắt thép cũng như các vật liệu xây dựng khác. Cần phải giảm lạm phát là mục tiêu hàng đầu cần giải quyết bởi nếu không, giá các nguyên vật liệu càng tăng càng làm tăng lạm phát do chi phí đẩy, XDCB càng gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu XDCB của nước ta ngày càng lớn phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá đất nước, do đó, nhập khẩu không nên là nguồn cung nguyên vật liệu chủ yếu, dù có phải tốn kém ta cũng nên đầu tư vào các nhà máy sản xuất phôi thép cung cấp cho ngành sản xuất thép trong nước, tốt nhất là có khả năng cung cấp khoảng 3/4 nhu cầu trong nước. Ta cũng phải công nhận những động thái rất tích cực và kịp thời của Bộ Tài Chính khi quyết định giảm thuế nhập khẩu ưu đãi 6 nhóm mặt hàng sắt thép từ mức 5-40% xuống còn 3-20%. Chương 3 Thực trạng sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giải pháp I) Thực trạng Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một tỷ lệ khá lớn trong những năm gần đây ( năm 2007 đầu tư công chiếm hơn 20% GDP). Đầu tư nhiều cho các công trình công cộng là điều đáng hoan nghênh vì cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước, với điều kiện công tác quy hoạch và các dự án đầu tư được chuẩn bị tốt. 1) Chậm giải ngân: Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong phát triển kinh tế 7 tháng qua đó là tình trạng chậm trễ trong việc giải ngân và triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn nhà nước cũng như vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Theo nhận định của Chính phủ, sự chậm trễ này đang tác động nhất định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả đầu tư. Báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ cho thấy, từ đầu năm đến nay, thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội đạt thấp, chỉ khoảng 43% kế hoạch và gần 40% GDP. Khối lượng thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước... đều thấp so với cùng kỳ năm trước. Số vốn giải ngân từ ngân sách nhà nước chỉ bằng 30 % kế hoạch. Nếu loại trừ số giải ngân để thanh toán ứng trước, thanh toán khối lượng phát sinh năm 2006 thì số vốn giải ngân cho khối lượng xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2007 còn thấp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, một số bộ, ngành và địa phương có khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện và giải ngân 6 tháng đầu năm 2007 chỉ đạt dưới 10%. Có nhiều dự án đang chậm tiến độ, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, trong đó nguồn vốn trái phiếu chính phủ là thực hiện chậm nhất. Ví dụ như các dự án như đường Hồ Chí Minh, xây dựng đường quốc lộ ở ĐBSCL, một số tuyến quốc lộ ở miền Tây và phía bắc. Trong lĩnh vực thuỷ lợi, tốc độ triển khai dự án thủy lợi Cửa Đạt và một số dự án thuỷ lợi khác... cũng chậm. Đáng quan tâm là nhiều dự án trọng điểm nhà nước cũng chậm tiến độ, điển hình như Dung Quất, Khí-điện-đạm Cà Mau. Đề cập tới vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc cho rằng, việc chậm tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế lâu dài, đặc biệt là đối với các dự án giao thông và hạ tầng cơ sở quy mô lớn. Cụ thể, theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, nếu việc triển khai các dự án đường từ TPHCM đi cụm cảng Thị Vải - Cái Mép không đúng tiến độ sẽ làm giảm tốc độ xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, từ đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và phát triển kinh tế miền Đông Nam Bộ. Nói rộng ra, các dự án cảng và xây dựng các tuyến đường ở phía bắc nếu chậm cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cả khu vực phía Bắc. Bà Nguyễn Thị Việt Hường, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng việc chậm tiến độ này liên quan trực tiếp tới Bộ GTVT và đó chính là vấn đề mà các bộ, ngành liên quan phải quan tâm để đẩy nhanh tiến độ, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân. Lý giải về tiến độ của các dự án trong ngành giao thông bị chậm, đặc biệt là các dự án ODA bị chững lại, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết, một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độ là do công tác bố trí vốn, phân bổ vốn chưa hợp lý, bên cạnh đó là sự yếu kém của các chủ nhà thầu, các chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng chậm vẫn là nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án trong ngành giao thông khó triển khai. Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, đây cũng chính là khâu cần phải khắc phục đầu tiên trong những tháng cuối năm 2007. Trong phiên họp giao ban Chính phủ 6 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị về thúc đẩy cải cách thủ tục giải ngân các nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, đặc biệt là nguồn trái phiếu chính phủ để đẩy mạnh triển khai trong 6 tháng cuối năm. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải nhanh chóng khắc phục khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, vốn đối ứng trong nước để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ bản, nhất là các dự án hạ tầng qui mô lớn, các công trình mục tiêu quốc gia. Chính phủ sẽ kiên quyết thực hiện việc điều chuyển vốn từ các dự án đã ghi kế hoạch mà không đủ điều kiện thực hiện hoặc xét thấy không có hiệu quả sang cho các dự án khác có nhu cầu cấp thiết, trong đó ưu tiên tập trung cho các dự án ODA và các dự án chuyển tiếp cần phải hoàn thành trong năm 2007 nhưng còn thiếu vốn. Đối với các dự án ODA, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với nhà tài trợ để tìm mọi biện pháp giải ngân đạt tiến độ tốt hơn. Tuy nhiên, lâu nay, khi nhắc đến những công trình đầu tư xây dựng cơ bản, người ta thường nghĩ ngay đến vấn nạn thất thoát vốn Nhà nước. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chính là do sự khép kín trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản - chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát cùng thuộc một cơ quan. 2) Cơ chế quản lý Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khi nền kinh tế đã chuyển sang vận động theo quy luật thị trường thì dường như vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam vẫn đang được quản lý theo cơ chế cũ. Nghĩa là tổng giá trị của một công trình đang được tính toán bằng cách cộng chi phí riêng của từng hạng mục. Cách tính toán này sẽ tạo ra sự gò bó, cứng nhắc. Và đặc biệt, trong khi giá cả thay đổi từng ngày, các loại nguyên vật liệu đa dạng hơn và do đó cũng có nhiều mức giá khác nhau thì cái khó nhất là giữ được dự toán ổn định. Theo kinh nghiệm trên thế giới, khi tiến hành các công trình xây dựng cơ bản thì thay vì chỉ định thầu, các chủ đầu tư sẽ đấu thầu công khai, minh bạch. Sẽ có một cơ quan chuyên trách xác định giá trị trung bình của dự án. Nhà thầu phải tự tính toán các chi phí trên cơ sở đảm bảo yêu cầu thiết kế, chất lượng công trình…Như vậy Nhà nước sẽ nhẹ đi gánh nặng quản lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công việc tính toán giá cả nguyên vật liệu lẽ ra của nhà thầu cũng được các nhà đầu tư “chia sẻ” bấy lâu. Việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đâù tư xây dựng cơ bản, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý trong điều hành và quản lý dự án. Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn vẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa phu hợp với tình hình thực tế, dẫn đến việc áp dụng rất khác nhau, gây khó khăn cho việc hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án: Công tác chỉ định thầu đơn vị tư vấn thực hiện các bước ( giám sát thi công, lập hồ sơ mời thầu, kiểm toán,...) phải thực hiện đúng quy trình của luật, mất nhiều thời gian. Cơ chế về tiền lương, nhân công, ca máy thay đổi liên tục, đã ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án. Ở góc độ quản lý vốn ngân sách Nhà nước, sẽ phát sinh một số trường hợp: Ngân sách sẽ phải chuẩn bị đủ nguồn vốn vay từ đầu năm theo kế hoạch được giao, nhằm đảm bảo nguồn tạm ứng vốn tối đa đến 60-70% tổng giá trị dự án, công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Việc tạm ứng vốn cho nhà thầu không có điều kiện ràng buộc sẽ dễ dàng làm thất thoát ngân sách nếu nhà thầu không thi công, hoặc bỏ trốn (đã xảy ra trường hợp này khi thực hiện dự án xây dựng đường Trần Phú – Thành phố Vũng Tàu ). Công tác điều hoà vốn kế hoạch giữa các dự án thừa vốn sang các dự án thiếu vốn khó thực hiện được. Việc chậm quyết toán sẽ kéo dài hơn khi nhà thầu đã được tạm ứng một số vốn lớn, tạo tâm lý. Thiếu chuyên nghiệp: Theo chỉ đạo của Chính phủ, những công việc cần đẩy mạnh trong 6 tháng cuối năm 2005 là tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; đẩy nhanh tiến độ xây dựng mà chủ yếu là vấn đề giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhóm A như dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, công trình thuỷ lợi đồng bằng Sông Cửu Long… Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là sự thiếu chuyên nghiệp của nhà quản lý. Trên cả nước, hiện có hàng ngàn dự án và hầu hết là do nhà đầu tư tự quản lý thông qua các Ban quản lý. Nhiều ý kiến cho rằng nên thuê tư vấn ngoài đảm nhiệm công việc này thì sẽ hạn chế được những tiêu cực. Tư vấn ngoài rất cần cho công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, song phải cân nhắc về hiệu quả. Trên thực tế, nhiều công ty tư vấn làm việc không hiệu quả do chính hạn chế từ khái niệm “tư vấn”, hơn nữa, tính chuyên nghiệp của dịch vụ tư vấn ở Việt Nam chưa cao. Trên thực tế, có tồn tại hiện tượng thông đồng rút ruột công trình có vốn Nhà nước. Nếu những thất thoát đó là là do cơ chế chính sách chưa hoàn thiện thì còn có thể khắc phục được. Nhưng đáng tiếc những vụ việc thất thoát lớn đã được làm sáng tỏ lại do lỗi cố tình vi phạm của những người thực hiện. Vì vậy, không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm ở từng khâu. Đồng thời, ở các khâu thiết kế, tư vấn, giám sát cũng cần phải được tách bạch và chuyên nghiệp hơn. 3) Tổ chức thực hiện Lâu nay, trong lình vực đầu tư xây dựng cơ bản các công trình hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước việc tạm ứng và quyết toán vốn đầu tư là vấn đề thường gây nên những bất đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu, giữa chủ đầu tư với cơ quan quản lý ngân sách. Tình trạng trên xuất phát từ một số nguyên nhan chủ yếu như: nguồn thu ngân sách trên các địa bàn đầu năm chưa đáp ứng đủ yêu cầu chi đầu tư xây dựng cơ bản; công tác giải phóng mặt bằng chậm ở nhiều khâu. Các chính sách chế độ thay đổi liên tục, ( chỉ trong hai năm 2006 và 2007, Chính phủ đã ban hành tới bốn Nghị định về xây dựng cơ bản); chế độ tiền lương tối thiểu thay đổi, cùng với giá cả nhiều loại vật tư bến động tăng…đã kéo dài thời gian lập, điều chỉnh, trình duyệt, các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, làm chậm tiến độ triển khai các dự án chuẩn bị đầu tư, hoạc khởi công mới. Đối với các dự án đang triển khai, có một số gói thầu thời gian chậm do thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng, giá vật tư và giá nhân công tăng cao hơn so với thời điểm trúng thầu nên nhà thầu thi công cầm chừng chờ điều chỉnh giá. Cũng có trường hợp nhà thầu kéo dài thời gian thi công bởi năng lực tài chính yếu kém hoặc thi công cùng lúc nhiều công trình làm cho nội lực bị phân tán. Việc thực hiện chậm trễ quyết toán các dự án đã hoàn thành là do chủ đầu tư chưa đôn đốc, chưa phối hợp với các đơn vị thi công để hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán công trình đúng thời gian theo quy định. Mặt khác, đối với các dự án có phát sinh, điều chỉnh thiết kế khi triển khai nhưng chủ đầu tư chưa kịp hoàn chỉnh thủ tục, mà thường thực hiện đồng thời công việc này đồng thời với công tác quyết toán nên thời gian quyết toán kéo dài. Ngoài ra, việc quyết toán dự án còn phải qua khâu kiểm toán độc lập, trước khi Sở Tài Chình thẩm tra trình UBND tỉnh phê duyệt cũng là một nguyên nhân làm chậm thời gian quy định. Tại một số thời điểm, việc điều hoà kế hoạch nguồn ngân sách địa phương chưa được kịp thời, nên có một số dự án có khối lượng hoàn thành để thanh toán. II) Giải pháp cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008 Năm 2007, mặc dù các sở, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội . Đặc biệt việc chậm trong tiến độ thực hiện khối lượng xây dựng và tốc độ giải ngân nguồn vốn ngân sach vẫn chưa được cải thiện là mấy. Theo đó, có 3 nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, do sự chỉ đạo điều hành và quản lý thực hiện dự án của các sở, ngành, địa phương, nơi làm tốt nơi làm chưa tốt. Hầu hết các chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng cơ bản, còn phó mặc cho Ban quản lý dự án. Không tổ chức giao ban đôn đốc để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong khi triển khai thực hiện của nhà thầu, đơn vị thi công. Vì vậy xảy ra tình trạng cùng một khung pháp lý như nhau nhưng có đơn vị thì thực hiện giải ngân nhanh, vượt kế hoạch nhưng ở đơn vị khác giải ngân đạt thấp hoặc không giải ngân được. Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán và thiết kế kỹ thuật chậm, chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng. Công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, không xác định đầy đủ các yếu tố liên quan. Do vậy, các dự án được duyệt tính khả thi chưa cao, nhiều dự án phải điều chỉnh thiết kế, tổng dự toán, kéo dài thời gian thi công. Thậm chí một số dự án được bố trí vốn đầu tư nhưng lại chưa có tổng dự toán được duyệt vì vậy đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và tốc độ giải ngân nguồn vốn công trình. Nhiều trường hợp dự án đã có khối lượng thực hiện nhưng thủ tục đầu tư lại chưa hoàn chỉnh nên không đủ cơ sở để giải ngân. Trong khi chủ đầu tư và nhà thầu chậm chạp thì các cấp có thẩm quyền cũng lại chậm xử lý trong việc hướng dẫn điều chỉnh chi phí, định mức đầu tư, có điều chỉnh thì lại không đồng bộ với biến động thị trường do trượt giá vật tư, thay đổi chế độ tiền lương. Theo phản ánh của các chủ đầu tư, nhà thầu thì thủ tục phê duyệt tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá thầu, kết quả trúng thầu hiện quá rườm rà, phức tạp, cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án khởi công mới. Thứ hai, do năng lực đơn vị tư vấn và năng lực nhà thầu thi công yếu. Mặc dù năng lực các nhà thầu, đơn vị tư vấn thời gian qua đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nên mới xảy ra tình trạng dự án phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần, nhà thầu thì không có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật để triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung đã cam kết. Thứ ba, do quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện còn nhiều bất cập. Mặc dù luật, nghị định về đầu tư xây dựng, đấu thầu thanh toán vốn có nhưng văn bản hướng dẫn lại chưa thống nhất và thiếu cụ thể, gây khó khăn cho việc thực hiện ở cơ sở, nhất là văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành các Luật Đầu tư, Xây dựng, Đấu thầu, Đất đai... Nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư và hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý dự án, vừa qua các địa phương đã tiến hành chuyển đổi các Ban thành tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp nhưng do chưa có sự chuẩn bị kịp cả về tổ chức, cán bộ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc nên hầu hết các Ban quản lý dự án sau khi chuyển đổi đều lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện nguồn vốn ngân sách. Điều các chủ đầu tư băn khoăn hiện nay đó là quyết định khung giá để lập dự toán thường bị chậm do việc thông báo giá của các địa phương không đầy đủ và không cập nhật thường xuyên; việc tính trượt giá chưa thống nhất nên gây chậm trễ, lãng phí trong đấu thầu, thời gian lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Còn một nguyên nhân quan trọng khiến rất nhiều dự án công trình trọng điểm bị chậm tiến độ đó là, công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương hiện quá chậm. Để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, tránh tình trạng dồn ép khối lượng thi công và giải ngân vào tháng cuối năm, giảm áp lực đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, cần thực hiện một số giải pháp: Trước mắt các sở, ngành, địa phương cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, xây dựng để phát hiện những điều bất cập không phù hợp với thực tế có đề xuất biện pháp giải quyết. Tăng cường tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư, thanh tra, đánh giá đầu tư để kịp thời chấn chỉnh các việc làm vi phạm về quy định đầu tư. Rà soát lại các công trình, dự án đã được phê duyệt, xác định mức độ cần thiết trước khi bố trí vốn nhằm đảm bảo hiệu quả sau đầu tư; đồng thời tổ chức nghiên cứu phân định trách nhiệm đầu tư dự án, công trình của từng cấp ngân sách. Để chủ động trong cân đối ngân sách và huy động các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn, bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng lãng phí nguồn vốn cần có, ban hành danh mục các công trình dự án đầu tư hạ tầng kinh tế- xã hội giai đoạn 2008 - 2010, nhất là công trình có quy mô lớn nhằm tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn sắp tới. Việc phân bổ ngân sách hàng năm cho đầu tư phát triển phải căn cứ vào danh mục dự án này. Như vậy các địa phương, sở, ngành cần có sự tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện ngay từ đầu năm. Các chủ đầu tư xây dựng công trình cần thường xuyên rà soát và chủ động đề xuất việc điều chuyển vốn của các công trình không có khả năng thực hiện và thanh toán, tránh tình trạng không giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư đã được giao. Những công trình đã có khối lượng hoàn thành chủ đầu tư cùng nhà thầu khẩn trương nghiệm thu lập hồ sơ gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán theo quy định, không để khối lượng đọng chưa được thanh toán dồn ép vào những tháng cuối năm và xin điều chuyển sang năm sau. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thường được triển khai rất chậm, thậm chí một số dự án gần như không thể triển khai được. Để giải quyết vấn đề này, cần có nhiều giải pháp đồng bộ liên quan tới các chính sách về đất đai, giá cả đền bù, tái định cư... cần tập trung vào tổ chức thực hiện cho được Quyết định 1165 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung cơ bản của Quyết định là dự án sau khi được quyết định đầu tư, được chia thành hai tiểu dự án: tiểu dự án xây dựng do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện và tiểu dự án giải phóng mặt bằng đã được giao cho các địa phương toàn quyền chủ động thực hiện từ nguồn vốn kế hoạch. các địa phương cần xây dựng khu tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng. Các địa phương thường làm rất chậm việc này. Muốn làm nhanh, họ phải có chính sách ưu tiên về đất đai, đồng thời ban hành nhanh những quy định về quản lý đầu tư xây dựng đối với công trình tái định cư, trong đó có cả đất đai, điện, nước, hạ tầng xây dựng... Thứ hai là, các địa phương phải xây dựng được chính sách hợp lý về giá đền bù, theo thoả thuận giữa chủ đầu tư và người dân có đất bị giải tỏa, phù hợp với mức giá tại thời điểm đó. Cái khó của vấn đề này là cơ quan nhà nước phải làm rõ giá thị trường và mức thoả thuận, để giải quyết nhanh khâu xác định giá. Thứ ba là việc tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư giải phóng mặt bằng phải có ban quản lý (BQL) chuyên nghiệp để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thay vì cách kiêm nhiệm như hiện nay. Do kiêm nhiệm, có thể nay người này mai người khác kiêm nhiệm, nên áp dụng chính sách ở những thời điểm khác nhau, không nhất quán, gây ra những bất hợp lý và sự không đồng tình của nhân dân. Hiện nay, ngay trong Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã phân cấp rõ ràng, Bộ sẽ thực hiện chức năng làm chủ đầu tư một số dự án lớn, còn lại phân cấp cho các cục, các tổng công ty. Các BQL dự án chưa có đủ điều kiện để bổ sung chức năng tư vấn sẽ được chuyển về cho các cục và các tổng công ty quản lý, để phục vụ ngay cho các đơn vị này. Ngoài ra, cũng cần củng cố ngay nội thân của các BQL dự án, đặc biệt là vấn đề tổ chức và quản lý tài chính. Cần nghiên cứu để đưa ra một hệ số trượt giá như các nước đã làm. Bộ Giao thông đã xây dựng hệ số này và thống nhất ban đầu với Bộ Xây dựng. Sắp tới, nếu được thông qua thì các dự án sẽ áp dụng hệ số trượt giá này, để đẩy nhanh thời gian điều chỉnh tổng dự toán, cũng như tổng mức đầu tư cho dự án. Bên cạnh đó, phải phối hợp để giải quyết những việc sau khi điều chỉnh đơn giá. Nếu giá tăng thì tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình cũng phải tăng, đó là chưa kể tới chính sách cũng thay đổi như tăng lương chẳng hạn. Tuy nhiên, bất cập trong thời gian qua là, quy trình điều chỉnh lại tổng dự toán, tổng mức đầu tư lâu nay được làm rất khó khăn và rất chậm, nhất là đối với những dự án gần như phải làm lại toàn bộ. Thêm vào đó, nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản trong ngân sách nhà nước năm 2008 thấp hơn năm 2007 cũng sẽ là một khó khăn lớn. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, cần dành số vốn này để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn, chuyển các dự án có khả năng thu hồi vốn sang thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng. Như vậy, các cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội bằng các hình thức thích hợp, cần phải được nhanh chóng hoàn thiện. Được biết, Chính phủ đang chuẩn bị 30 dự án giao thông có tính chiến lược đến năm 2020 và đang xây dựng danh mục dự án đầu tư quan trọng của các ngành khác để kêu gọi đầu tư. Vấn đề cấp bách đặt ra là cùng với việc giao kế hoạch sớm, cần khẩn trương thực hiện đồng bộ giải pháp về quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính trong xây dựng..., để khắc phục tình trạng giải ngân chậm, tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã kéo dài trong suốt năm 2007. Rõ ràng để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, đòi hỏi phải tiếp tục có sự nỗ lực lớn từ Trung ương đến địa phương Kết luận Hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý tài chính nói chung, quản lý vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng là một quá trình liên tục, đồng thời là một yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, , XDCB góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình này, do đó, chú trọng nhiều tới đầu tư XDCB cũng chính là đảm bảo cho đất nước một cơ sở hạ tầng vững chắc cho xã hội, cho phát triển kinh tế trong tương lai. Với mục tiêu góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, đề tài nghiên cứu và hệ thống lại những đặc điểm của vốn đầu tư XDCB nói chung, vốn đầu tư XDCB của ngân sách Nhà nước nói riêng; vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, và sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư XDCB ngân sách Nhà nước, sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của ngân sách Nhà nước. Phân tích, đánh giá biến động của nguồn vốn đầu tư XDCB được thực hiện nhìn từ góc độ chi phí trong XDCB, từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm làm tăng giá trị thực hiện nguồn vốn đầu tư XDCB. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33001.doc
Tài liệu liên quan