Chuyên đề Tình hình về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đầu tư xây dựng và Sản xuất vật liệu Cầu Đuống

Công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng và cần thiết, đó là một nội dung mà không chỉ một doanh nghiệp Nhà nước mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm và chú trọng. Vì biết được tỷ trọng của các chi phí trong tổng số chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá được trình độ quản lý kỹ thuật sản xuất. Biết được kết cấu chi phí sản xuất là tiền đề để kiểm tra giá thành sản phẩm, xác định được phương hướng cụ thể cho việc hạ giá thành sản phẩm, là công cụ để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét, đánh giá hiệu quả của các biện pháp về quản lý tổ chức. Với những lý do đó mà qua thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ĐTXD và SXVL Cầu Đuống, em đã rút ra được kết luận sau: Để quản lý tốt được chi phí sản xuất thì các công ty phải thường xuyên tăng cường công tác quản lý chi phí, chỉ bằng việc xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó tiến hành phân tích chi phí sản xuất để có những biện pháp tích cực về tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Các công ty cần phải phân biệt rõ từng khoản mục chi phí và phân bổ cụ thể định mức nguyên vật liệu ( đối vơí doanh nghiệp sản xuất ) từ đó lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch cho phù hợp.

doc65 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đầu tư xây dựng và Sản xuất vật liệu Cầu Đuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gọn tiền lương. Hai xí nghiệp này được quản lý theo chế độ thủ trưởng dưới sự điều hành của ban giám đốc công ty. - Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng: đây là bộ phận thực hiện sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Xí nghiệp này có nhiệm vụ mở các cửa hàng, đại lý và thực hiện các biện pháp xúc tiến bán hàng. - Xí nghiệp cơ khí xây dựng: đây là xí nghiệp làm nhiệm vụ gia công, lắp đặt, sản xuất gạch cho công ty cũng như bên ngoài khi có đơn vị đặt hàng. 4. Quy trình sản xuất chung của công ty ĐTXD và SXVL Cầu Đuống Các sản phẩm của công ty ĐTXD và SXVL Cầu Đuống được sản xuất trên một dây truyền công nghệ hiện đại, khép kín được nhập từ ITALY. Nguyên vật liệu ban đầu là đất dùng để sản xuất sản phẩm như đất đỏ nâu, đất vàng, đất thịt.... được đưa vào hệ thống máy móc qua các công đoạn khác nhau sẽ thành sản phẩm. Sản phẩm được sản xất ra thường xuyên liên tục với số lượng lớn, cơ cấu sản xuất đa dạng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Đối với các loại gạch ngói không tráng men. Đất sét Cấp liệu thùng Cán thô Cát mịn Nhào lặn Đùn ép chân không Ra lò Nung Tuylen dầu Tạo hình Đối với các loại gạch ngói tráng men. Đất sét Máy cấp liệu thùng Máy cán trục thô Máy cán trục mịn Máy nhào lọc sỏi Đùn ép chân không Ra lò Nung Tuylen dầu Tạo hình Tráng men Ra lò Đối với các sản phẩm mĩ nghệ. Đất sét + phụ gia. Nghiền sơ bộ. Nghiền bi. Bể chứa hồ. Bể khuấy Tạo hình, đổ, rót, in. Ra lò Nung Tuylen dầu Phơi nhà dàn II. tình hình quản lý chi sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm kinh doanh ở công ty đtxd và sxvl cầu đuống. Chi phí sản xuất kinh doanh. Đối tượng tập hợp chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lựa chọn chính xác đối tượng tập hợp chi phí có tác dụng tốt trong việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạch toán kinh tế nội bộ. Xí nghiệp Cầu Đuống là một doanh nghiệp sản xuất có dây truyền sản xuất công nghệ sản xuất phức tạp, chế biến theo kiểu liên tục, gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Sản phẩm trải qua hai giai đoạn chế biến chính quan trọng khác nhau đó là tạo hình và nung đốt. Sản phẩm sản xuất ra thường xuyên liên tục với số lượng lớn. Xuất phát từ đặc điểm trên để đáp ứng được yêu cầu trình độ quản lý và thuận tiện cho công tác hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty được xác định là nhóm sản phẩm và được tập hợp riêng theo từng xí nghiệp thành viên sản xuất sản phẩm. Phương pháp tập hợp chi phí. Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục gồm 6 khoản mục chi phí. - Nguyên liệu trực tiếp - Nguyên vật liệu phụ. - Chi phí nhân công trực tiếp. -Chi phí sản xuất chung. -Chi phí bán hàng. -Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tất cả các chi phí này được theo dõi hàng ngày vào chứng từ sổ sách phù hợp. Sau đây ta hãy xem xét từng khoản mục chi phí. + Nguyên vật liệu chính: ở công ty là đất, than. Do điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất phức tạp nên căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Các xí nghiệp xác định cụ thể số lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho từng loại sản phẩm và lập báo cáo sử dụng cho từng loại sản phẩm và lập báo cáo sử dụng nguyên vật liệu về phòng kế toán công ty. + Nguyên vật liệu phụ: Dầu , củi. Vật liệu phụ ở công ty tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng lại là chi phí cấu thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Vì vậy việc hạch toán chính xác chỉ tiêu này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Để quản lý các loại vật liệu một cách có hiệu quả công ty phải khoán định mức cụ thể. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. ở công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương chính và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Công ty áp dụng hình thức tính lương theo côngthức. Lương cấp bậc (Lương nền * Bậc lương) của 1 = * Số ngày công thực tế người/ tháng Số ngày công chế độ Trong đó: Lương nền: 210.000 Số ngày công theo chế độ: 22 công Ngoài được hưởng lương chính công nhân còn được hưởng lương phụ cấp ăn trưa, ăn ca. Còn các khoản chi về BHXH, BHYT, KPCĐ. Trích theo tỷ lệ quy định là 19% trong đó ( BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% ) trong tổng tiền lương cấp bậc. + Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Cơ bản cũng giống như chi phí nhân công trực tiếp. Khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao mà công ty áp dụng là khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao NGTSCĐ = TSCĐ Số năm sử dụng của 1 năm = NGTSCĐ * Tỷ lệ KHTSCĐ Trong đó: NGTSCĐ: Nguyên giá của TSCĐ KHTSCĐ: Khấu hao TSCĐ Tỷ lệ khấu hao được quy định theo từng loại: Nhà cửa, máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất tỷ lệ chung là 8,78% nguyên giá TSCĐ với tỷ lệ từng loại là: Nhà xưởng 4%, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh 16%, máy móc thiết bị khác 10% và 6% với sân cáng đường bê tông. Ví dụ khấu hao máy móc thiết bị chân không mua năm 1999 nguyên giá 190476000 đồng với thời gian sử dụng 6 năm, tỷ lệ khấu hao 16%. Vậy mức khấu hao máy chân không năm 2001 là: 190.476.000 = = 31.746.000 đồng 6 Việc trích khấu hao TSCĐ thường dựa trên khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định được ban hành kèm theo quyết định số 1062 TC/ QĐ / CSTC ngày 14/ 11/ 1996 của bộ trưởng bộ tài chính trong đó quy định thời gian sử dụng tối thiểu và thời gian sử dụng tối đa. Nếu kết quả kinh doanh tốt doanh nghiệp có thể khấu hao TSCĐ trong thời gian sử dụng tối thiểu nhằm thu hồi vốn nhanh và ngược lại thì doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian khấu hao trong mức thời gian sử dụng tối đa. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Đối tượng tính giá thành. Công ty ĐTXD và SXVL Cầu Đuống là một doanh nghiệp Nhà nước, là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất theo nhiệm vụ Nhà nước giao, hạch toán kính tế độc lập, việc quản lý của công ty theo chế độ thủ trưởng. Quá trình sản xuất của công ty được tập trung tại hai xí nghiệp sản xuất. Đó là: xí nghiệp gốm Cấu Đuống và xí nghiệp gốm Mai Lâm. Cả hai xí nghiệp này có quy trình sản xuất như nhau, sản phẩm đều trải qua hai giai đoạn chế biến là tạo hình và nung đốt. Kết quả quả sản xuất của giai đoạn trước là đối tượng của giai đoạn sau. Vì vậy, đối tượng tính giá thành ở công ty là tính giá thành theo từng xí nghiệp và ở mỗi xí nghiệp đối tượng tính giá thành được xác định theo từng loại sản phẩm dịch vụ hoàn thành, đơn vị tính giá thành là viên. Giá thành sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang của công ty tồn tại ở hai dạng cơ bản - Dở dang dưới bán thành phẩm ở gai đoạn chế biến tạo bán thành phẩm. - Dở dang bán thành phẩm ở giai đoạn nung đốt. Nhưng do đặc điểm riêng của công ty về công tác hạch toán nên công ty tính sản phẩm dở dang với phương pháp theo tỷ lệ chiếm của sản phẩm dở dang trong tổng số sản phẩm sản xuất là 70% trong tổng chi phí phân bổ cho một đơn vị sản phẩm Phương pháp tính. Do đặc điểm sản xuất gạch nên công ty thường xuyên có sản phẩm dở dang đầu kỳ và tồn cuối kỳ. Nên công ty áp dụng công thức sau. + Chi phí dở dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất Tổng chi phí sản phẩm cho một đơn vị = sản phẩm Số lượng sản phẩm i hoàn thành Chi phí sản xuất Chi phí cho Số lượng bán sản phẩm = một đơn vị sản * thành phẩm i * 70% dở dang cuối kỳ phẩm i trong kỳ cuối kỳ Do đặc điểm sản xuất gạch nên công ty thường xuyên có sản phẩm dở dang đầu kỳ và tồn cuối kỳ. Nên công ty áp dụng công thức sau: Giá thành Chi phí sản Chi phí phát Chi phí sản = xuất dở dang + sinh trong - xuất dở dang sản phẩm đầu kỳ kỳ cuối kỳ Giá thành Giá thành công xưởng nhập kho = đơn vị sản phẩm Giá thành thành phẩm i nhập kho 3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VLXD Cấu Đuống. Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh song với sự quản lý trách nhiệm và kinh nghiệm của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã vượt qua và đạt được nhiều kết quả khả quan trong quá trính sản xuất kinh doanh. - Xét về cơ cấu sản xuất của năm 2001 và 2002 ta có: Biểu 1: Cơ cấu sản phẩm sản xuất năm 2001. STT Chỉ tiêu Đơn vị tính (viên) Số lượng Tỷ trọng (%) A Các loại ngói 10000 362 2,45 B Các loại ngói 14412 97,55 1 Gạch 2 lỗ 220 1500 10,153 2 Gạch 2 lỗ 210 1400 9,48 3 Gạch 2 lỗ 200 1300 8,8 4 Gạch 2 lỗ 50 50 0,34 5 Gạch đặc 200 1300 8,8 6 Gạch đặc 220 200 1,35 7 Gạch nem 200 100 0,68 8 Gach nem 250 130 0,88 9 Gạch nem 300 80 0,54 10 Gạch cách nhiệt 100 20 0,135 11 Gạch lá dừa 30 0,2 12 Gạch 4 lỗ cắt dọc 210 30 0,2 ...... .............. ............... ......... ............. .... ............. ............. ......... .......... Tổng sản lượng .......... 14774 100.00 Biểu 2: Cỏ cấu sản phẩm sản xuất năm 2002. STT Chỉ tiêu Đơn vị tính (viên) Số lượng Tỷ trọng (%) A Ngói các loại 10000 300 1,78 B Gạch các loại 16572 98,22 1 Gạch 2 lỗ 220 1800 10,67 2 Gạch 2 lỗ 210 1700 10,07 3 Gạch 2 lỗ 200 1400 8,3 4 Gạch 2 lỗ 50 70 0,41 5 Gạch đặc 200 1500 8,89 6 Gạch đặc 220 200 1,185 7 Gạch nem 200 150 0,889 8 Gạch nem 250 300 1,78 9 Gạch nem 300 60 0,356 10 Gạch cách nhiệt 100 30 0,18 11 Gạch lá dừa 60 0,356 12 Gạch 4 lỗ cắt dọc 210 20 0,12 .... ............. .......... ........... ......... ..... .............. ............. .......... ......... Tổng cộng sản lượng 16872 100.00 Qua biểu 1 và biểu 2 ta thấy cơ cấu sản xuất sản phẩm của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng lên đáng kể. Về sản phẩm là ngói năm 2002 có giảm đi là 62 triệu viên bù lại công ty đã nâng sản lượng gạch lên 2160 triệu viên. Đây là một chiến lược đúng đắn của công ty vì gạch là sản phẩm chủ lực của công ty chiếm đến 98,22%. Với nhiều loại nhiều loại phong phú và đa dạng, chất lượng tốt mà chi phí lại rẻ hơn. Sản phẩm gạch của công ty đã chiếm lĩnh được thị trường và lòng tin của khách hàng. - Xét về quy mô vốn của công ty trong hai năm 2001 và 2002. B iểu 3. Đơn vị tính 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền % A.Tài sản I.TSLĐ II.TSCĐ TổngTSản 12677308 73046032 85723340 14,8 85,2 100 13091033 71769864 84860897 15,42 84,58 100 +413725 -127617 -862443 3,26 -1,75 -1,01 B.N Vốn I.N phải trả II.NVCSH Cộng N V 9680739 76042601 85723340 11,3 88,7 100 8432521 76428376 84860897 9,93 90,07 100 -124822 +385776 -862443 -12,9 0,51 1,006 Qua bảng trên ta thấy, quy mô vốn của công ty là khá lớn. Vì công ty là doanh nghiệp sản xuất vật liệu nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn (hơn 80%). Xét về tài sản: TSCĐ của năm 2002 giảm so với năm 2001 là do công ty đã thanh lý một số tài sản và chuyển thành công cụ dụng cụ. TSLĐ của năm 2002 đã tăng nên 413.725.000 đồng so với năm 2001 là do công ty đã mở rộng thêm hoạt động kinh doanh. Xét về nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2002 đã tăng lên là 385.775.000 , nợ phải trả của công ty giảm xuống 1.248.218.000 đồng. Điều này cho thấy khả năng trả nợ của công ty khá tốt, khả năng mở rộng quy mô sản tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều thuận lợi như công ty có thể huy động thêm vốn bằng việc vay vốn. Với quy mô vốn như vậy, công ty đã không ngừng mở rộng đầu tư sản xuất, tìm tòi nghiên cứu thị trường và đạt được những kết quả to lớn được thể hiện qua những con số sau. Biểu 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty VLXD Cầu Đuống. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 So sánh Chênh lệch 2002/2001 -Nguồn VKD triệu đ 5552500 6121600 569100 110 -GiáT tổngTS triệu đ 14560200 25550000 10989800 175 -Tổng D thu triệu đ 18570200 37262900 18692700 200 -Lợi nhuận triệu đ 600900 1037900 437000 173 -Thu nhập BQ người / tháng 1000 đồng 960 996 46 105 Qua biểu trên ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là rất tốt do công ty đã thích ứng được với tình hình thị trường và các chính sách kinh tế kinh doanh của công ty đưa ra hợp lý dẫn đến năm 2002: doanh thu tiêu thụ năm 2002 tăng 18.692.700 so với năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 75%. Đặc biệt lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về năm 2002 tăng gấp đôi so với năm 2001 từ đó dẫn tới thu nhập bình quân cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty cũng tăng lên, đời sống không ngừng được cải thiện. Về nguồn vốn: Công ty đã đóng góp vào Ngân sách Nhà nước năm 2002 đã tăng lên 52%. Chỉ trong một năm tình hình kết quả kinh doanh của công ty đã có bước phát triển rõ rệt. Tóm lại, xét về mặt sản xuất kinh doanh của công ty là khá tốt. Điều đó chứng tỏ rằng cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất của công ty được sắp xếp, bố trí rất có hiệu quả. Từ đó dẫn tới làm giảm tối thiểu được một lượng chi phí khá lớn về bộ phận quản lý. Thêm vào đó ta cũng khẳng định rằng sự cố gắng của toàn thể cán bộ công ty đã không ngừng đưa công ty phát triển. Tuy nhiên, để có những kết luận chính xác về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì chúng ta phải nghiên cứu kỹ chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp. 4.Tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ hơn về tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong năm qua của công ty thì cần đi sâu nghiên cứu, so sánh, phân tích, đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục giá thành sản phẩm công ty VLXD Cầu Đuống qua hai năm 2001 và 2002. Bảng 5: Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo khoản mục giá thành năm 2001 Đơn vị tính: 10.000 đồng. Chỉ tiêu Đơn vị tính Định mức Đơn giá Số tiền Tỷ trọng (%) 1. NVL chính - Đất m3 120 23.060 2.767.200 44,7 - Than Tấn 68 25.745 1.750.660 28,3 2. NVL phụ - Dầu mỡ lít 43 2.624 112.832 1,82 - Củi Tạ 32 2.530 80.960 1,308 3. CF nhân công trực tiếp - Lương 350.000 5,65 - Các khoản trích theo lương 65.500 1,06 4. CF sản xuất chung - VL, CCDC, phụ tùng TT 88.680 1,43 - NV phân xưởng 68.730 1,11 - KH TSCĐ 340.532 5,5 - Chi phí sửa chữa TSCĐ 72.320 1,17 - Chi phí bằng tiền khác 73.721 1,19 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 82.004 1,32 5. Chi phí bán hàng - Chi phí NV 25.643 0,41 - Chi phí KH TSCĐ 82.180 1,33 - Chi phí DV mua ngoài 15.540 0,25 - Chi phí bằng tiền khác 23.631 0,38 6. CF QLDN - CF Vật liệu quản lý 55.420 0,895 - CF NV quản lý 23.683 0,38 - CF khấu hao TSCĐ 58.059 0,776 - CF thuế, lệ phí, phí 9673 0,156 - CF DV mua ngoài 8963 0,145 - CF bằng tiền khác 18.720 0,3 Tổng cộng 6.188.831 100 Bảng 6: Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo khoản mục giá thành năm 2002 ở công ty VLXD Cầu Đuống Đơn vị tính: 10.000 Chỉ tiêu Đơn vị tính Định mức Đơn giá Số tiền Tỷ trọng (%) 1. NVL chính - Đất m3 120 23.068 2.768.160 44,75 - Than Tấn 68 25.738 1.750.184 28,29 2. NVL phụ - Dầu mỡ lít 42 2.634 110.628 1,788 - Củi Tạ 30 2.546 76.380 1,23 3. CF nhân công trực tiếp - Lương 381.000 6,15 - Các khoản trích theo lương 72.390 1,17 4. CF sản xuất chung - VL, CCDC, phụ tùng TT 85.682 1,38 - NV phân xưởng 68.750 1,11 - KH TSCĐ 340.532 5,5 - Chi phí sửa chữa TSCĐ 72.623 1,173 - Chi phí bằng tiền khác 73.821 1,19 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 70.320 1,133 5. Chi phí bán hàng - Chi phí NV 24.578 0,397 - Chi phí KH TSCĐ 78.790 1,27 - Chi phí DV mua ngoài 13.540 0,218 - Chi phí bằng tiền khác 19.897 0,32 6. CF QLDN - CF Vật liệu quản lý 57.420 0,93 - CF NV quản lý 24.674 0,398 - CF khấu hao TSCĐ 58.059 0,777 - CF thuế, lệ phí, phí 10881 0,176 - CF DV mua ngoài 9542 0,138 - CF bằng tiền khác 18.720 0,3 Tổng cộng 6.187.359 100 Để nắm rõ hơn về tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty có tốt hay không ta phải so sánh chi phí sản xuất kinh doanh thực tế của hai năm 2001 và 2002. Bảng 7: Bảng so sánh chi phí sản xuất kinh doanh năm 2001 và năm 2002. Đơn vị tính: 10.000 Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số tiền % 1. NVL chính - Đất 2.767.200 2.768.160 +960 +0,035 - Than 1.750.660 1.750.184 -476 -0,03 2. NVL phụ - Dầu mỡ 112.832 110.628 -2.204 -1,95 - Củi 80.960 76.380 -4.580 -5,65 3. CF nhân công trực tiếp - Lương 350.000 381.000 +31.000 +8,86 - Các khoản trích theo lương 65.500 72.390 +6.890 +10,52 4. CF sản xuất chung - VL, CCDC, phụ tùng TT 88.680 85.682 -2.998 -3,38 - NV phân xưởng 68.730 68.750 +20 +0,03 - KH TSCĐ 340.532 340.520 0 0 - Chi phí sửa chữa TSCĐ 72.320 72.623 +303 +0,42 - Chi phí bằng tiền khác 73.721 73.821 +100 +0,135 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 82.004 70.320 -11.684 -14,2 5. Chi phí bán hàng - Chi phí NV 25.643 24.578 -1.065 -4,15 - Chi phí KH TSCĐ 82.180 78.790 -3.390 -4,12 - Chi phí DV mua ngoài 15.540 13.540 -2000 -14,8 - Chi phí bằng tiền khác 23.631 19.897 -3.734 -15,8 6. CF QLDN - CF Vật liệu quản lý 55.420 57.420 +2000 +3,61 - CF NV quản lý 23.683 24.674 +991 +2,32 - CF khấu hao TSCĐ 58.059 58.059 0 0 - CF thuế, lệ phí, phí 9673 10881 +1.208 +12,48 - CF DV mua ngoài 8963 9542 -421 -4,69 - CF bằng tiền khác 18.720 18.720 0 0 Tổng cộng 6.188.831 6.187.359 Qua bảng so sánh số 7 trên ta thấy: - Nguyên vật liệu chính: Đây là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trong tổng khoản mục của doanh nghiệp ( chiếm hơn 70%). Năm 2001 tỷ trọng nguyên vật liệu chính là 73% đến năm 2002 là 73,04%. Mặc dù lượng tăng không đáng kể bao nhiêu nhưng đây là thành phần chủ yếu trong doanh nghiệp nên nó quyết định rất lớn đến cơ cấu quản lý chi phí trong doanh nghiệp. Năm 2002 chi phí cho đất đã tăng nên là 960.000 đồng đó là do giá thành của đất đã tăng lên, năm 2001 là 23.060 nhưng sang năm 2002 là 23.068. Vì trong năm công ty đã phải mua đất ở xa hơn từ đó cũng tốn kém thêm chi phí vận chuyển, và cùng với sự phát triển của xã hội nhiều hộ gia đình đã tự mở doanh nghiệp tư nhân sản xuất gạch. Điều đó đã làm cho lượng đất ngày càng ít đi trong khi nhu cầu của xã hội ngày càng nhiều. Do vậy, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến giá đất ngày một tăng cao. Ví dụ: Trước kia doanh nghiệp chủ yếu là dùng than bánh về đốt lò, nay do sự cải tiến về kỹ thuật doanh ngiệp đã có sự chuyển đổi từ than bánh sang than đá. Phương pháp này đã giúp cho doanh nghiệp giảm được tối thiểu chi phí như giá thành rẻ hơn, không tốn nhiều thời gian.Vì vậy, công ty đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí. - Nguyên vật liệu phụ: năm 2002 nguyên vật liệu phụ có sự biến động hầu như không đáng kể nhưng đây cũng là một khoản mục chi phí của doanh nghiệp. Năm 2002 chi phí này giảm xuống là 12.784.000. Đó là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu dầu mỡ đã giảm xuống từ 43 năm 2001 sang năm 2002 là 42. Mặc dù giá thành có tăng lên nhưng tổng chi phí về dầu mỡ cả năm 2002 đã giảm xuống là 2.204.000 đồng. Cùng với sự cải tiến trong khâu đốt lò và tận dụng tối đa nguyên vật liệu phụ thừa, phân phối tỷ lệ củi cụ thể cho loại sản phẩm, từng bộ phận đốt lò. Điều đó giúp cho doanh tiết kiệm được khá nhiều chi phí nguyên vật liệu củi. Nhìn chung, trong năm 2002 công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp là khá tốt, tổng chí phí nguyên vật liệu giảm được là 12.300.000 đồng. Doanh nghiệp nên tiếp tục phấn đấu hạn chế tối đa mức chi phí này càng nhiều càng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo tốt cho chất lượng sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Năm 2001 chi phí nhân công trực tiếp chiếm 6,71% nhưng sang năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên là 7,32%. Ta có thể thấy rằng đời sống của người công nhân đã được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 960.000 đồng/ người/tháng đến năm 2002 đã tăng lên đạt 996.000 đồng/người/tháng. Vào những dịp lễ, tết công nhân đều có tiền thưởng, hàng năm tất cả cán bộ nhân viên đều được đi nghỉ mát với số tiền 400.000 đồng/ người / năm. Đây là sự cố gắng rất lớn của công ty, thực hiện giảm chi phí không cần thiết thay vào đó tăng lương cho công nhân để mọi người tích cực và gắn bó hơn trong công việc. Đó là một chính sách đúng đắn và có hiệu quả trong công tác quản lý chi phí của công ty. - Chi phí sản xuất chung: Đây là khoản chi phí chiếm khá cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, nếu thực hiện tốt ở khâu này sẽ giảm được rất nhiều chi phí vì đây là nơi sản xuất ra các loại sản phẩm, mọi lượng tiêu hao nguyên vật liệu đều diễn ra ở khâu này. Nắm được điều đó công ty đã tổ chức công tác quản lý chi phí hết sức khoa học như các loại phụ tùng thay thế: bóng đèn, khởi động từ, vòng bi, trục quả lò.... được nhà máy tận dụng, bảo dưỡng cẩn thận không phải tốn kém mua cái mới. Các loại công cụ dụng cụ được tận dụng tối đa, năm 2002 chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế đã giảm xuống là 85.682.000 đồng so với 88.680.000 đồng năm 2001. Trong năm 2002 do có sự cải tiến về kỹ thuật, các loại máy móc thiết bị có công suất kém, tiêu tốn nhiều điện năng đã được công ty sửa chữa biến đổi làm cho máy móc có tính sử dụng đa năng hơn mà không tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu. Do vậy, chi phí bằng tiền khác năm 2002 đã giảm đáng kể so với năm 2001 là 11.684.000 đồng. Nhưng doanh nghiệp cũng nên chú ý giảm bớt chi phí bằng tiền khác, mặc dù nhiều lúc không tránh khỏi tình trạng giao dịch, đối ngoại các xí nghiệp nên tổ chức sao cho có khoa học để giảm bớt chi phí vì đây là loại chi phí không thiết thực cho sản xuất. - Chi phí bán hàng: để có kết quả tốt trong kinh doanh mọi doanh nghiệp đều phải cố gắng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Là một doanh nghiệp Nhà nước yêu cầu đòi hỏi đó càng cần thiết do vậy, trong năm 2002 tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở khâu này đã thực hiện khá tốt, hàng loạt các loại chi phí đã được giảm: Chi phí nhân viên giảm 10.650.000 đồng, chi phí khấu hao TSCĐ giảm 33.900.000 đồng, chi phí bằng tiền khác giảm 37.340.000 đồng. Để đạt được kết quả này cũng là sự điều phối, xắp xếp bố trí con người vào công việc có khoa học của cán bộ lãnh đạo như giảm bớt số người trong công tác bán hàng, máy móc cũng được sửa chữa hay thanh lý những loại máy có tính năng chậm từ đó giảm được lượng chi phí khấu hao. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2002 nhiều khoản mục trong chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng lên đáng chú ý nhất là chi phí vật liệu quản lý đã tăng lên là 2.000.000 đồng. Để tăng cường cho bộ máy quản lý của công ty được điều hành tốt hơn, công ty đã thay đổi thêm mới một số máy móc thiết bị như: máy vi tính, máy fax,.... Do vậy, lượng tài sản ở khâu quản lý có chiều hướng tăng lên do đó chi phí khấu hao TS cũng tăng lên. Năm 2002 chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty đã giảm xuống 4.210.000 đồng tuy đây không phải là nhiều nhưng nó cũng phản ánh một phần công tác quản lý chi phí của công ty ở khâu này là tốt. Cùng với sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo công ty và sự cố gắng của đội ngũ công nhân trong năm 2002 đã giúp cho doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn. Điều đó dẫn đến sự đóng góp vào Ngân sách Nhà nước cũng được tăng lên cụ thể: năm 2001 là 96.730.000 đồng sang năm 2002 là 108.810.000 đồng, cùng với đó đời sống của cán bộ quản lý cũng nâng lên từ 236.830.000 đồng năm 2001 tăng lên là 246.740.000 đồng năm 2002. Tóm lại, qua bảng so sánh trên cùng với sự phân tích đánh giá ta có thể rút ra được kết luận sau. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, trình độ quản lý của công ty ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Sự lớn mạnh đó đã tạo điều kiện cho công ty ổn định sản xuất làm ăn có lãi, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, tạo khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 5. Giá thành sản phẩm tại công ty VLXD Cầu Đuống. Để quản lý giá thành, mỗi doanh nghiệp phải xác định kế hoạch giá thành. Nhiệm vụ chủ yếu của xác định giá thành là phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng để giảm bớt chi phí sản xuất, tiêu thụ. Muốn xác định, trước hết phải xác định giá thành đơn vị sản phẩm. Để xem xét tình hình giá thành sản phẩm của công ty có tốt hay không ta hãy so sánh giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm trong hai năm 2001 và 2002. Biểu 8: So sánh giá thành sản xuất đơn vị của công ty VLXD Cầu Đuống năm 2001 và 2002. Chỉ tiêu Năm 2001 ( đồng ) Năm 2002 ( đồng ) 1. Gạch 2 lỗ 200 267,193 263,2 2. Gạch 2 lỗ 210 251,964 251,964 3. Gạch đặc 200 518,792 509,6 4. Gạch nem 200 487,07 477,8 5. Gạch nem 250 974,24 961,3 6. Gạch nem 300 985,1 986,2 7. ....... 8. ........ Giá thành đơn vị bình quân 499,23 489,1 Qua bảng so sánh trên ta thấy, giá thành đơn vị sản xuất năm 2001 cao hơn năm 2002. Năm 2001 giá thành bình quân là 499,23 nhưng sang năm 2002 là 48,1. Qua đó có thể thấy rằng tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là tốt đó là công ty đã giảm các loại chi phí không cần thiết như: chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí kiểm toán... và không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu có chi phí rẻ hơn, tích cực cải tiến máy móc thiết bị để trở lên hiện đại hơn..... Điều này đã giúp cho doanh nghiệp hạ được giá thành sản phẩm từ đó có nhiều điều kiện để hạ giá bán. Tóm lại, trong năm 2002 công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty là tốt. Công ty đã thực hiện được chủ trương kế hoạch đặt ra là tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy trong những năm tới công ty nên duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được. CHƯƠNG III: nhận xét và kiến nghị về tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty đtxd và sxvl cầu đuống Những ưu điểm đạt được trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty ĐTXD và SXVL Cầu Đuống gặp rất nhiều khó khăn trước sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nhưng với năng động của ban giám đốc công ty cùng toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã thực hiện một số chuyển đổi nhằn thích ứng với cơ chế mới, cho đến năy công ty đã khắc phục dần các khó khăn hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Những thành tựi đó được thể hiện qua những mặt sau. Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy trong công ty. Bộ máy quản lý trong công ty được tổ chức khá gọn, tương đối hoàn chỉnh, với độ ngũ cán bộ được đào tạo tương đốid vững vàng đáp ứng được yêu cầu đề ra của công ty, việc phân công trachý nhiệm trong từng phòng ban với các bộ phận khá rõ ràng. ở công ty có hai phói giám đốc, một người chuyên phụ trách về nhân sự còn một người phụ trách về vật tư, giám đốc có quyền quyết định mọi công việc trong công ty còn kế toán trưởng mới có quyền ký thayphiếu thu chi cho gám đốc. Thứ hai: Về việc sử dụng trong công tác quản lý. Công ty đã mạnh dạn vi tính hoá trong công tác quản lý chi phí ở công ty. Việc sử dụng máy vi tính đã nâg cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. Thông qua việc vi tình hoá, khối lượng công việc cho các nhà quản lý được giảm nhẹ về mặt tính toán, ghi chép, tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả công việc lại đạt được kết quả cao, ngoài ra nó còn cung cấp một cách chính xác, đầy đủ các thông tin cho doanh nghiệp. Thứ ba: Về công tác quản lỳ chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở công ty. Công tác quản chi phí và tínhgiá thành sản phẩm ở công ty đã đi vào ổn định, ở một chừng mực nhất định nó phản ánh đúng thực trạng của công ty nói chung và các xí nghiệp sản xuất nói riêng đều đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí mà công ty đã đề ra là đảm bảo sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán và phương pháp quản lý chi phí cho từng khâu. Công ty đã chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do nhà nước quy định, tổ chức quản lý sổ sách hợp lý giúp cho ban giám đốc công ty biết được tình hình sử dụng lao đông, vật tư, vốn trong quá trình sản xuất từ đó đưa ra kiến nghị góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 2. Những tồn tại chủ yếu trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Tồn tại 1: Đối tượng tập hợp chi phí. Đối tượng tật hợp chi phí sản xuất ở công ty hiện năy được xác định là nhóm sản phẩm của cả quy trình công nghệ. Trong điều kiện quy trình công nghệ của công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục gồm hai giai đoạn cộng nghệ chính là tạo hình và nung đốt. Sản phẩm được sản xuất ra thường xuyên liên tục với khối lượng lớn nhưng cùng được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ. Cho nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí theo nhóm ở công ty sẽ làm giảm khả năng chi phí sản xuất chính xác từ đó sẽ dẫn tới việc tính giá thành thiếu chính xác. Tồn tại 2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Ưu điểm lớn nhất ở công ty là đã xây dựng được một hệ thống định mức chi phí tiêu hao cho từng loaị sản phẩm. Tuy nhiên đi sâuvào nghiên cứu em thấy định mức tiêu hao nguyên vật liệu và nhiên liệu ở công ty còn hơi cao, từ lượng đất phân bổ cho tường loại với số lượng sản phẩm hoàn thành là hơi nhiều. Đặc biệt trong điều kiện hiện năy giá đất, than ngày càng đắt. Do vậy, công ty nên điều chỉnh giảm bớt định mức tiêu hao và giao khoán số lượng nguyên vật liệu cụ thể cho từng xí nghiệp để tránh lãng phí. Tồn tại 3: Tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do việc đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở công ty theo nhóm sản phẩm. Do vậy nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp cho cả quy trình công nghệ đã làm giảm tác dụng theo dõi chi tiết, giảm độ chính xác của chỉ tiêu giá thành. Riêng đối với khoản mục động lực chi phí cần theo dõi riêng cụ thể cho từng sản phẩm ở mỗi giai đoạn công nghệ. Tồn tại 4: Về tổ chức giá thành. Kỳ tính giá thành ở công ty hiện nay là không hợp lý, nó ít có tác dụng trong công tác kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả của các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Từ đó việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý dẫn đến chậm. Công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty còn chưa được thể hiện khoa học vì nó tổng hợp cho cả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm do vậy dẫn đến khó nhận biết cụ thể chi phí được phân bổ cho từng đối tượng sử dụng. 3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty ĐTXD và SXVL Cầu Đuống. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh có lãi là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đều hướng tới. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải bám sát một cách có hiệu quả trên cơ sở tổ chức ngày càng hợp lý quá trình quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho các nhà quản lý để các nhà quản lý ra các quyết định một cách tối ưu nhất nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chúng ta biết rằng giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chỉ tiêu giá thành là cơ sở để xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp đồng thời là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm. Kiểm tra tình hình quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là căn cứ để xác định kết qủa kinh doanh từ đó tránh được tình trạng lãi giả, lỗ thật trong một số doanh nghiệp hiện nay. Mặt khác, chất lượng, giá thành sản phẩm luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu. Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ nhận thức trên, sau khi tìm hiểu về tình hình hoạt động quả lý chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn côngtác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm nhứ sau. Thứ 1: Tăng cường công tác quản lý chi phí bằng việc xây dựng cụ thể cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tiến hành phân tích chi phí sản xuất ở mỗi giai đoạn quy trình công nghệ. Điều này cho phép nhà quản lý quản lý chặt chẽ hơn các yếu tố của quá trình sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí và địa điểm phát sinh chi phí và tính đúng chỉ tiêu giá thành. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ cần thết từ đó để tiến hành mọi hoạt động mua bán đầu vào của quá trình sản xuất, là cơ sở để tìm tòi và có các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Việc xây dựng giá thành ở công ty là xuất phát tình hình sản xuất thực tế, từ quan hệ cung cầu trên thị trường nên kế hoạc chi phí sản xuất kinh doanh được lập căn cứ vào các yêú tố sau: - Căn cứ vào giá thành thực tế của năm trước, chi phí thực tế phát sinh của năm đó để phân tích, đánh giá sự tăng giảm của các nhân tố để tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra được những giải pháp đúng đắn để lập ra kế hoạch cho năm tớiđược chính xác. - Căn cứ vào định mức chi phí sản xuất. Việc lập kế hoạc chi phí sản xuất kinh doanh phải dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiền lương, khấu hao máy móc thiết bị. - Căn cứ vào khối lượng sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm cũng như là tổng chi phí phụ thuộc vào rất nhiều khối lượng sản phấm sản xuất.Nếu khối lượng trong năm thì tổng giá thành cũng tăng nên nhưng chưa chắc giá thành đơn vị sản phẩm đã tăng nên. - Căn cứ vào sự biến động của giá cả trênthị trường. Trên cơ sở tính toán các khoản mục chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu bằng tiền để từ đó doanh nghiệp tính toán chi phí trực tiếp trong gía thành sản phẩm dự kiến cho kế hoạch năm sau. - Căn cứ tình hình tổ chức bộ máy quản lý. Đây là chi phí gián tiếp vào giá thành đơn vị sản phẩm. Nếu xắp xếp, bố trí cán bộ quản lý không tốt sẽ làm cho chi phí tăng lên điều đó dẫn đến tổng chi phí trong toàn doanh nghiệp sẽ tăng theo và ngược lại. Vì vậy các doanh nghiệp cố gắng bố trí bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ có khoa học nhất. Từ những chi phí giá thành thực tế năm trước doanh nghiệp kế hoạch giá thành cho năm sau và tình hình thực hiện trong kỳ. Công ty cần tiến hành thường xuyên phân tích tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để có các biện pháp quản lý cụ thể những khoản nào làm tăng, giảm giá thành. Công ty cũng cần so sánh giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch để thấy được mức chênh lệch tăng hay giảm mà từ đó rút ra các kết luận cần thiết cho công tác quản lý giá thành ở công ty. Thứ 2: Các biện pháp quản lý chi phí nguyên vật liệu. - Nguyên nhiên vật liệu: Trong công ty tỷ trọng của nhiên vật liệu chiếm khá lớn hơn 70% vậy quản lý mức tiêu dùng nguyên vật liệu là một nội dung quan trọng. Vì xác định đúng định mức nguyên vật liệu không chỉ là căn cứ để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu mà còn là cơ sở để tính giá thành và là mục tiêu để cán bộ công nhân viên phấn đấu trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Năm 2001 định mức tiêu hao của dầu mỡ là 43 và củi là 32 nhưng sang năm 2002 là 42 và 30 mặc dù có giảm đi nhưng công ty vẫn sử dụng vượt định mức so với kế hoạch đề ra. Do đó, công ty cần phải tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn giữa việc mua vật tư và xuất vật tư đem đi sử dụng để từ đó phát hiện kịp thời các phân xưởng có sử dụng có sử dụng vượt định mức hay không để từ đó có các biện pháp quản lý thích hợp. Đồng thời, cũng phải tìm mọi biện pháp để cải tiến quy trình công nghệ sản xuất sao cho mức tiêu hao nguyên vật liệu ngày càng giảm đi nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, việc hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động để làm giảm một cách có hệ thống tỷ lệ chi phí, điều này chỉ có thể thực hiện dần dần chứ không thể thay đổi đột biến trong cơ cấu chi phí sản xuất. - Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật: Quản lý tốt kỹ thuật sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm tối thiểu được lượng nguyên vật liệu. Đặc biệt trong trường hợp công ty không có nguồn nguyên liệu thay thế do đó tiết kiệm chi phí là vấn đề mà doanh nghiệp tăng lên hàng đầu. Vì vậy để quản lý tốt công tác kỹ thuật thì công ty phải có đủ: + Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm. + Đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm việc nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao. Đứng trước cơ chế thị trường được mở cửa hoà nhập với nền kinh tế trên thế giới công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Do đó khối lượng công việc ngày càng nhiều đòi hỏi cần phải nhiều cán bộ kỹ thuật có trình độ và năng lực. Thế nhưng, ngày nay đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, công ty cần thường xuyên đào tạo và tuyển chọn những người có năng lực và trách nhiệm vào đúng công việc. - Giảm giá mua nguyên vật liệu: Giá mua nguyên vật liệu có tác động rất lớn đến chi phí nguyên vật liệu. Nếu giá thành cao sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu cao và ngược lại đặc biệt trong trường hợp nguyên vật liệu của công ty chiếm đến 72% do đó công ty cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ loại chi phí này. ở công ty nguyên vật liệu để sản xuất là đất và than, nguồn nguyên vật liệu phong phú và đa dạng nhưng không thể thay thế bằng nguyên vật liệu khác. Do đó trước khi mua công ty cần phải cân nhắc và lựa chọn cho hợp lý. - Xác định mức dự trữ hợp lý: Để giải quyết vấn đề này công ty cần tiến hành rà soát lại quá trình nhập xuất nguyên vật liệu nhằm tính đúng, tính đủ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, nhằm loại trừ trong định mức do quản lý mà nguyên vật liệu tăng vượt định mức. Hiện nay ở công ty có đủ bãi kho để dự trữ nguyên vật liệu vào thời gian tháng 7, tháng 8 xây dựng ít nên giá nguyên vật liệu rẻ hơn thì công ty nên tích luỹ nguyên vật liệu, từ tháng 2 đến tháng 5 nhu cầu xây dựng cao, khối lượng sản xuất sẽ tăng lên. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng ngừng sản xuất, tránh được tình trạng làm tăng giá thành sản phẩm. - Tăng cường thu hồi phế liệu: Sau khi sản phẩm ra lò thì có nhiều loại A1, A1H, A2s, A2H, A mộc.... Công ty tiến hành phân loại từng loại một. Những sản phẩm như gạch, ngói vỡ công ty nên gom vào để bán cho những người cần sử dụng mà không nên vứt bỏ đi. Thứ 3: Tăng cường quản lý chi phí tiền lương, tiền công. Hiện nay việc sử dụng lao động ở công ty thực sự chưa có hiệu quả. Tại phân xưởng sản xuất số lượng công nhân còn thiếu trong khi đó ở bộ phận quản lý lại có xu hướng tăng lên như: ở phòng tài vụ của công ty có 4 người trong khi với quy mô của công ty hiện nay chỉ cần có 3 người. Muốn giảm được chi phí tiền lương, tiền công, công ty cần chú ý hơn nữa tới các vấn đề sau: - Ngày càng hoàn thiện hoá tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, Hàng điều phối số lượng công nhân cho hợp lý ví dụ khi đốt lò nên cử hai người chông, sang ngày hôm sau thì nên cử hai người khác hàng năm, thường xuyên tổ chức nhiều hơn cuộc thi tay nghề giỏi để nâng cao trìng độ tay nghề cho công nhân. Do đặc điểm sản xuất của công ty kiểu chế biến liên tục, sản phẩm sản xuất hàng loạt trên một quy trình công nghệ. Do đó, công ty phải có biện pháp xắp xếp số lao động sao cho hợp lý nhằm tối thiểu hoá chi phí tiền lương nhưng đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập cho mỗi công nhân. Công tynên khuyến khích về hưu đối với những trường hợp đã đủ tuổi theo quy định của nhà nước ( nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi). Với những lao động trẻ, công ty nên có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho để đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất mới. Ngoài ra, công ty phải có những biện pháp quan tâm, chăm lo đến sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động. Như khám sức khoẻ theo định kỳ, được nghỉ ngơi theo chế độ 15 ngày trong một nẳm trừ ngày chủ nhật. Công ty cũng nên bồi dưỡn tiền ăn ca với mức 3000 đồng/người/bữa. Trong những năm gần đây, do hoạt động sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh nên thu nhập bình quân của công nhân được tăng nên vào dịp lễ, tết cán bộ công nhân viên đều có tiền thưởng và được đi nghỉ mát với mức trung bình 400.000 đồng/người. Công ty cũng nên quy định rõ tiền thưởng, tiền phạt, với những người loại A, B, C thì mức tiền thưởn phải khác nhau để tránh tình trạng chây lười trong công việc, nghỉ không lý do.... Thứ 4: Tăng cưởng quản lý c hi phí sản xuất chung. Chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sửa chữa tài sản. Từ khi chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hệ thống tài sản cố định của công ty được chú trọng đầu tư mới cho phù hợp. Hệ thống nhà xưởng, nhà kho tuy chưa được say dựng mới nhưng đã được nâng cấp đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ tạo điều kiện cho công nhân làm việc. Công ty đãtận dụng tối đa máy móc đi vào sản xuất còn những loại tài sản có hiệu suất sủ dụng kém hiệu quả công ty đã có biện pháp thanh lý hoặc chuyển thành công cụ dụng cụ. đay là điều kiện thuận lợi của công ty góp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí điện năng .... tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh với các công ty khác. Để đảm bảo cho sản xuất và tiết kiệm chi phí công ty cần có kế hoạc khi mua sắm máy móc thiết bị. Để kinh phí mua sắm công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau: + Trước hêtsuwr dụng từ các nguồn trích khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. +Huy động từ nguồn vốn góp kinh doanh, huy động từ cán bộ công nhân viểntong công ty. +Cuối cùng công ty mới nên sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng hay nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra công ty cũng nên chú ý đến hình thức thuê tài chính TSCĐ. Đây là hình thức khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Với phương pháp này sẽ giúp công ty tiết kiệm được khá nhiều chi phí vì thuê tài chính chỉ thuê trong một thời gian nhất định trong thời gian đó công ty mới phải trả chi phí, hết thời hạn doanh nghiệp có quyền trả tài sản hoặc nếu có nhu cầu thì mua tài sản đó với giá thấp hơn với giá ban đầu. Công ty cũng nên chú ý khi mua tài sản, bởi một loại máy móc có thể do nhiều hãng sản xuất, mỗi hãng có giá cả và chất lượng khác nhau. Do vậy, trước khi mua công ty nên xây dựng phương án, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá hiểu quả của từng phương án và lựa chọn phương án nào cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện có. Hiện nay, công ty đang áp dụng trích khấu hao theo phương pháp bình quân. Việc áp dụng phương pháp này chỉ thích hợp trong điều kiện doanh nghiệp mới đi vào sản xuất khối lượng sản phẩmchưa nhiều. Tuy nhiên, phương pháp này đã bộc lộ khá nhiếu nhược điểm là không phản ánh được chính xác mức độ hao mòn thực tế của tài sanr vào giá thành sản phẩm. Hơn nữa với phương pháp khấu hao này khả năng thu hồi vốn chậm gây bất lợi cho công ty trong quá trình hùn vốn để đầu tư mua máy mới. Do vậy, trong điều kiện nay cơ cấu sản xuất đã đi vào ổn định , khối lượng sản xuất đẫ tăng lên thì công ty nên trích khấu hao theo phương pháp khấu hao giảm dần kết hợp với khấu hao bình quân để khắc phục nhược điểm trên. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty chủyêú là tiền điện, điện thoại. Các khoản chi phí nảy rất rễ lãng phí và sử dụng thiếu ý thức tiết kiệm. Để tăng cường công tác quản lý tiết kiệm tối đa các khoản chi phí này thì công ty cần phải làm tốt công việc sau. + Tăng cường tuyên truyền ý thức lao động với mỗi người công nhân để họ có tinh thần tự giác hơn trong công việc tránh tình trạng để máy chạy trong thời gian đưa nguyên liệu vào máy. + Đề ra nội quy, quy định chặt chẽ trong việc sử dụng điện năng, điện thoại. + Các bộ phận quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng điện năng tại từng phân xưởng. + Sử dụng nghiêm khắc một số trường hợp cố tình vi phạm như cát giảm lương, giảm thưởng, đình chỉ công tác... nhắc nhở, cảnh cáo đối với trường hợp mới vi phạm. Thứ 5: Tăng cường biện pháp quản lý chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng: Mặc dù đây là khoản mục chi phí nhỏ nhất trong tổng chi phí của toàn doanh nghiệp nhưng quản lý không chặt chẽ khoản chi phí này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Do vậy để quản lý tốt tiết kiệm tối đa chi phí này công ty cần phải bố trí hợp lý hơn nữa bộ phận bán hàng ví như mỗi quầy bán hàng chỉ nên sử dụng một nhân viên và các quầy giới thiệu sản phẩm nên ở xa nhau tránh tình trạng cùng một địa bàn xây dựng 2 đến 3 quầy. Xe vận chuyển hàng hoá công ty nên bố trí thành 2 loại xe: một có trọng tải lớn để chuyên trở với số lượng lớn, một loại xe beng nhỏ cơ động để vận chuyển hàng hoá với số lượng nhỏ. Chi phí quản lý doanh nghiệp + Với chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, điện thoại những khoản chi này rất dễ lãng phí. Do đó công ty cần tăng cường các biện pháp quản lý để tiết kiệm các khoản chi trên như nâng cao ý thức tiết kiệm của các nhân viên, kiểm tra, giám sát việc sử dụng các dịch vụ này ở các phòng ban. + Chi phí hành chính: là các khoản chi phí tiếp khách, giao dịch đối ngoại, chi phí về mua sắm văn phòng phẩm, báo chí, .... Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thị trường ngày càng được mở rộng quan hệ kinh tế với các bạn hàng ngày càng phát triển. Hoà nhập với đó, công ty cũng ngày càng tăng cường mối quan hệ với các đối tác kinh doanh thì các khoản chi phí này ngày một tăng lên là tất yếu. Song cũng như chi phí mua ngoài, chi phí này cũng rất dễ rơi vào tình trạng lãng phí, bất hợp lý. Vì vậy, quản lý chi phí hành chính cần có mối quan tâm của các cấp lãnh đạo, trong thu chi phải có hoá đơn cụ thể để tránh gian lận. Hiện nay ở công ty chi phí hành chính vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể, theo tôi để quản lý được chi phí này công ty cần căn cứ vào tình hình kinh doanh để xây dựng định mức chỉ tiêu cho hợp lý. Trên đây là các phương hướng, biện pháp góp phần quản lý tốt chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm ở công ty. Từ đó có thể giúp công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. kết luận Công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng và cần thiết, đó là một nội dung mà không chỉ một doanh nghiệp Nhà nước mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm và chú trọng. Vì biết được tỷ trọng của các chi phí trong tổng số chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá được trình độ quản lý kỹ thuật sản xuất. Biết được kết cấu chi phí sản xuất là tiền đề để kiểm tra giá thành sản phẩm, xác định được phương hướng cụ thể cho việc hạ giá thành sản phẩm, là công cụ để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét, đánh giá hiệu quả của các biện pháp về quản lý tổ chức. Với những lý do đó mà qua thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ĐTXD và SXVL Cầu Đuống, em đã rút ra được kết luận sau: Để quản lý tốt được chi phí sản xuất thì các công ty phải thường xuyên tăng cường công tác quản lý chi phí, chỉ bằng việc xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó tiến hành phân tích chi phí sản xuất để có những biện pháp tích cực về tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Các công ty cần phải phân biệt rõ từng khoản mục chi phí và phân bổ cụ thể định mức nguyên vật liệu ( đối vơí doanh nghiệp sản xuất ) từ đó lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch cho phù hợp. Để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải không ngừng từng bước hoàn thiện và nâng cao bộ phận kỹ thuật và họ hỏi các kinh nghiệm, thành quả đạt được của công ty khác, không ngừng đào tạo và tuyển chọn đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ và năng lực . Các công ty phải thường xuyên kiểm tra các khoản đầu ra và đầu vào để từ đó có những biện pháp quản lý khoa học và hợp lý hơn. Là người nghiên cứu về tình hình chi phí và giá thành sản phẩm, em đã rút ra được bài học cho chính bản thân mình là: Làm tốt công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì việc đầu tiên mà bất cứ một nhà quản lý nào cũng đòi hỏi phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm. Do đó, đối với em thì cần phải ra sức trau rồi kiến thức hơn nữa không chỉ trong sách vở mà còn ở ngoài xã hội và tích cực rèn luyện mình phải có tính kiên trì và sức khoẻ tốt để thực hiện công việc đạt được hiệu quả cao. Lời nhận xét của giáo viên hướng dẫn Lời nhận xét của ban lãnh đạo công ty Mục lục Tiêu đề: trang Lời mở đầu 1 Chương I: Những vấn đề chung về chi phí và tính giá thành 4 I: Chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành trong doanh nghiệp 4 1. chi phí sản xuất kinh doanh 4 1.1. Khái niệm 5 1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7 1.3. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 7 2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 8 2.1. Khái niệm 8 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 9 2.3. Sự cần thiết phải quản lý giá thành 10 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 12 4. các biện pháp cơ bản để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 13. II: Nội dung cơ bản về tình hình hoạt động chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13 1. Nội dung chi phí của doanh nghiệp 14 2. Nội dung của giá thành sản phẩm 16 Chương II: Thực trạng về tình hình sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16 I: Những vấn đề chung 16 1. Vài nét về tình hình phát triển của công ty 18 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 18 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18 2.2. chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 19 3. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 20 4. Quy trình sản xuất chung của công ty 21 II: Tình hình quả lý chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở công ty 25 1. Chi phí sản xuất kinh doanh 25 2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 28 3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 30 4. Tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 35 5. Giá thành sản phẩm tại công ty VLXD Cầu Đuống 45 Chuơng III: Nhận xét và kiến nghị về tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 47 1. Những ưu điểm trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm 47 2 Những tồn tại chủ yếu trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành phẩm 48 3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm 50 Kết luận 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT421.doc
Tài liệu liên quan