Nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể: chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nâng cao thu nhập và đời sống cho đại bộ phận dân cư đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu. Tình hình tiêu thụ nông lâm sản đã có sự cải thiện về cơ bản:
- Sản lượng nông lâm sản ngày một tăng, mẫu mã hàng hóa ngày ột đa dạng, phong phú, chất lượng ngày một cải thiện, đáp ứng về cơ bản nhu cầu ngày càng tăng của mọi tầng lớp nhân dân. Năng lực và công nghệ chế biến trong một số ngành chủ chốt (như chế biến gạo, cà phê, chè, điu, tiêu, lâm sản.) được cải thiện hơn trước góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá.
- Lưu thông hàng hoá ngày càng thông thoáng, nhanh nhạy, cung ứng đến tất cả các vùng trong cả nước, kể cả các vùng cao, vùng sâu, vùng xa (trừ khi có thiên tai nghiêm trọng).
- Kim ngạch xuất khẩu nông sản ngày một tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Một số mặt hàng nông sản của Việt nam (gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su.) chiếm vị thế khá quan trọng trên thị trường thế giới. Nhiều ngành hàng như cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu. có tỷ lệ xuất khẩu các năm gần đây chiếm trên dưới 90% sản lượng sản xuất.
- Dịch vụ phục vụ lưu thông hàng nông sản có nhiều cải thiện. Cơ sở hạ tầng thương mại hàng hoá (kho tàng, cảng biển, bến bãi vận chuyển, chợ.) ngày một thuận tiện hơn.
Những khó khăn, yếu kém:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại không ít khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc tiêu thụ nông lâm sản:
- Mặc dù được Nhà nước quan tâm cải thiện nhiều song vẫn còn có những hạn chế về kết cấu hạ tầng (kể cả hạ tầng thương mại), tổ chức khâu lưu thông, bảo quản, chế biến; hơn nữa, do chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố thời tiết, mùa vụ, biến động giá cả thị trường thế giới. nên việc tiêu thụ nông sản có nơi, có lúc còn gặp khó khăn, giá cả giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của nông dân cũng như hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
58 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO và những định hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn tới.
Về chi phí sản xuất trong nước: nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho ta thấy chi phí sản xuất - chế biến tính bình quân trên 1 tấn cà phê vối nhân khô ở Việt nam vào khoảng 800 USD, trong khi đó chi phí ở ấn Độ là 921 USD, của Inđônexia là 929 USD.
2. Những tồn tại chủ yếu của mặt hàng cà phê nước ta
a. Chủng loại mặt hàng đơn điệu, không phong phú, hấp dẫn
Trước hết là tỷ lệ cà phê Arabica và Robusta chưa hợp lý. Trong khi nước ta có nhiều vùng khí hậu sản xuất được cà phê Arabica có giá trị cao hơn nhưng sản phẩm của ta hầu hết là Robusta giá trị thấp hơn. Vừa qua thế giới khủng hoảng dư thừa cà phê Robusta làm cho chúng ta càng khó khăn hơn.
b. Giá thành cà phê Việt nam còn cao
Mặc dù chúng ta thường nói giá thành cà phê Việt Nam thấp, tạo sức cạnh tranh cao hơn nhiều nước khác là vì hai lẽ: năng suất cây trồng cao và giá nhân công lao động thấp hơn. Tuy nhiên nhiều nông dân ở những vùng cà phê tập trung đã dần dần hình thành một phương thức thâm canh cao độ thông qua bón rất nhiều phân hoá học và tưới nhiều nước trong mùa khô nhằm đạt năng suất cao 4 - 5 tấn/ha. Do đó chi phí cho tưới nước cà phê được nâng lên rất cao trong tổng chi phí vật tư và số lượng nhân công bón phân tưới nước. Giá thành sản xuất cà phê vối bị đẩy lên khá cao, tập trung ở phần diện tích cà phê phát triển sau này ở những nơi đất xấu, xa nguồn nước tưới, xa đường giao thông và nhất là tiền khấu hao tài sản vườn cây trong đó có giá mua đất. Như thế giá thành đã lên đến 8.000 đồng/kg trong khi đó ở những vườn cà phê kinh doanh đã lâu, năng suất cao giá thành không tới 6000đồng/kg. Khi đó tính cạnh tranh sẽ kém vì:
GNT x TGHĐ > GTG
Trong đó: GNT : Giá thành sản phẩm bằng nội tệ
TGHĐ : Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ
GTG : Giá thế giới của sản phẩm cùng loại.
c. Chất lượng cà phê chưa cao
Trước hết phải nói cà phê vốn chất lượng cao vì tuy là cà phê Robusta nhưng phần lớn được trồng ở vùng có độ cao trên 400 m, 500m so với mặt biển, nơi có chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn có lợi cho sự tích luỹ vật chất của thực vật.
Tuy nhiên, chính việc chế biến chưa được coi trọng, làm chưa đúng quy trình đã làm giảm đi nhiều yếu tố chất lượng “trời cho” đó. Những thiếu sót lớn trong khâu thu hái chế biến thể hiện ở một số mặt sau đây:
- Thu hái lẫn lộn cả quả chín quả xanh một lần, gần như “tuốt cả cành” mang về phơi. Một cái được coi là “tiến bộ kỹ thuật” là dùng tấm bạt trải dưới gốc cây, gọi là bạt hái cà phê để hứng tất cả quả cà phê rơi xuống khi “tuốt”. Điều đó dẫn tới cà phê thu hái về lẫn nhiều tạp chất như cành lá khô trên cây rơi xuống và cả đất đá ở gốc cây lẫn vào khi gom cà phê. Như thế gây nhiều khó khăn khi phơi và cũng tạo nhiều điều kiện ô nhiễm sản phẩm.
- Cà phê phơi cả quả trên sàn mà phần lớn là sàn đất, khi gặp mưa cà phê lấm đất bùn, khi nắng thì bụi đất lẫn vào, cà phê thu gom lại nhiều bụi đất và sỏi sạn.
- áp dụng công nghệ chế biến khô nên không có giai đoạn phân loại trong bể nước kiểu để tách sỏi đá, cành lá, quả xanh ra. Tất cả đưa vào máy xay nên cà phê nhiều tạp chất và đặc biệt nơi chế biến bụi bay mù mịt rất ảnh hưởng đến vệ sinh công nghiệp.
- Phơi những lớp cà phê dày nên lâu khô, nhiều hạt cà phê bị ủ có vị lên men và nhân bị đen.
- Hệ thống sàng tuyển, phân loại cà phê vẫn sử dụng lao động thủ công, tay nghề thấp, hơn nữa không lắp đặt đủ máy móc, trang thiết bị nên không tách cà phê cỡ hạt lớn ra được và thường thì người bán thích bán xô hơn.
- Cà phê chế biến xong độ ẩm còn cao, thường lớn hơn 13% ảnh hưởng xấu đến chất lượng. Cà phê cất giữ lâu thì rất dễ bị mốc.
Một số biểu hiện của những thiếu xót trong khâu thu hoạch, chế biến trên mặc dầu chưa nêu hết nhưng cũng là nguyên nhân dẫn tới những yếu tố kém của chất lượng cà phê Việt Nam.
Khách hàng châu Âu thường khiếu nại những nhà xuất khẩu Việt Nam về những điểm sau:
Độ ẩm quá cao
Tạp chất quá nhiều
Không đồng đều giữa các lô hàng và ngay trong cùng một lô hàng.
Như vậy, những chỉ tiêu đánh giá chất lượng rất đơn giản theo hợp đồng chỉ bằng với 3 chỉ tiêu chủ yếu là độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, vỡ và tỷ lệ tạp chất, thì cà phê Việt Nam thật khó có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra phải cộng thêm những thiếu sót trong quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng do trình độ nghiệp vụ non yếu thường hay bị hớ hênh thua thiệt và dẫn đến không ít nhà xuất khẩu Việt Nam làm mất lòng tin của người mua như không chịu giao hàng theo hợp đồng đã ký về khối lượng, chất lượng, kỳ hạn, thậm chí không chịu giao hàng. Như thế trong tình hình khủng hoảng cung cấp dư thừa hiện nay thì những nước có cà phê chất lượng cao hơn và có nhiều kinh nghiệm buôn bán ở một ngành cà phê lâu đời.
c. Cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu qua khâu trung gian
Hàng năm cà phê nước ta đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thực ra chỉ bán trực tiếp cho khoảng một chục hãng buôn có đại diện Việt nam. Có thể nói là ngành cà phê Việt Nam đã xuất khẩu cà phê ngay trên sân nhà mình. Rõ ràng như thế chúng ta đã nhượng lợi ích xuất khẩu cho người khác hưởng.
II. Sức cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu
1. Năng lực sản xuất
Mặc dù có sự phát triển với tốc độ khá cao trong 10 năm qua nhưng so với các nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Inđonêxia và Malayxia thì diện tích, sản lượng cao su còn thấp. Năm 2003, sản lượng cao su của Thái Lan đạt 2.615 ngàn tấn, cao gấp khoảng 8 lần sản lượng cao su Việt Nam. Sản lượng cao su của Inđonêxia năm 2003 cũng đạt khoảng 1.792 ngàn tấn, bằng khoảng 5,7 lần sản lượng cao su Việt Nam. Malayxia đã từng là một nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Năm 1990, sản lượng cao su của Malayxia lên tới 1 triệu tấn. Hiện nay, do những biến động của thị trường cùng với sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, diện tích trồng cây cao su của Malayxia đã giảm xuống đáng kể và sản lượng cao su của Malayxia năm 2003 chỉ còn trên 589,3 ngàn tấn, tuy nhiên vẫn cao gần gấp 2 lần của Việt Nam.
Mặc dù trong những năm gần đây, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục với tốc độ bình quân 1,3%/năm, nhưng so với một số đối thủ cạnh tranh mạnh nằm ngay cạnh chúng ta như Thái Lan, Inđonêxia và Malayxia thì lượng xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Theo số liệu của FAO, năm 2002, kim ngạch xuất khẩu cao su của Thái Lan là 1,41 tỷ USD, gấp khoảng 5,2 lần so với kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Inđonêxia cũng đạt 1,03 tỷ USD (gấp khoảng 3,8 lần so với Việt Nam). Mặc dù có xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cao su sang một số loại khác trong thời gian qua nên sản xuất cao su của Malayxia giảm mạnh, năm 2002 Malayxia xuất khẩu khoảng 0,580 triệu USD, gấp khoảng 2,2 lần so với của Việt Nam.
Như vậy, hiện nay Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 7,1% thị phần của thị trường cao su thiên nhiên trên thế giới. Trong khi đó, 3 nước Thái Lan, Inđonêxia và Malayxia chiếm tới khoảng 80,3% thị phần thế giới (theo FAO, năm 2002). Do hạn chế về năng lực sản xuất, chúng ta vẫn chưa tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định với dung lượng lớn, thường bị động vào thị trường tiêu ngạch mậu biên với Trung Quốc.
2. Giá thành sản xuất
Mặc dù năng suất mủ cao su còn thấp, nhưng do nguồn lực lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cộng việc áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả nên giá thành sản xuất cao su của Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn 2000 - 2001, chi phí sản xuất cao su trung bình của Việt Nam khoảng 650USD/tấn, chỉ bằng khoảng 60% chi phí sản xuất cao su của Malayxia và 70% chi phí sản xuất của Inđonêxia và Thái Lan. Điều này cho thấy Việt Nam cũng là nước có lợi thế tương đối về chi phí giá thành trong việc sản xuất cao su.
Do điều kiện canh tác, đất đai khác nhau nên năng suất cao su Việt Nam còn có sự khác nhau giữa các vùng. Chính vì thế, chi phí sản xuất, chế biến ở một số tỉnh cũng khác nhau tương đối lớn, ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận từ quá trình sản xuất đến chế biến cao su.
Trong toàn bộ Tổng Công ty Cao su Việt Nam, 20 đơn vị thành viên trong khối trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu cao su (gọi chung là khối nông nghiệp) cũng có sự khác biệt rõ trong giá thành sản xuất. (Theo nguồn điều tra Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2003) đơn vị có vườn cây khai thác còn ít như Bình Thuận giá thành 1 tấn mủ đã qua chế biến là hơn 6.721.000 VNĐ, tương đối lớn (18.000 ha) như Phú Riềng là 6.671.000 đồng, Phước Hoà 6.500.000 đồng rất lớn (trên dưới 30.000 ha) như Đồng Nai là 7,9 triệu đồng, Dầu Tiếng 7,36 triệu đồng/tấn. Công ty dẫn đầu về năng suất, diện tích ở Tây Nguyên là Chư Sê, giá thành chỉ 6,4 triệu đồng/tấn. Giá thành sản xuất bình quân của Tổng Công ty Cao su trong cả năm 2003 là 7,5 triệu đồng/tấn (xấp xỉ 500 USD/tấn). So với giai đoạn 2000 - 2001, tính theo đô la Mỹ thì giá thành sản xuất cao su tại Việt Nam đã giảm đáng kể từ mức 650 USD/tấn xuống mức hiện nay chỉ trên dưới 500 USD/tấn. Giá thành sản xuất giảm đã cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu cao su của Việt Nam trên toàn thế giới còn chưa cao (khoảng 3,8% theo giá trị xuất khẩu), uy tín còn hạn chế và cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp nên giá xuất khẩu cao su của Việt Nam còn thấp hơn so với giá cao su trên thị trường thế giới. Cùng một mặt hàng RSS1 nhưng giá cao su của Việt Nam bán cho 4 thị trường thì đều kém Malayxia, Singapor và Mỹ. Thường giá trị cao su của Việt Nam cùng chủng loại và chất lượng nhưng thua hẳn giá tại NewYork từ 150 - 500 USD/tấn, ở Kualalumpur từ 100 - 250USD/tấn, tại Singapor từ 100 - 200 USD/tấn.
Do những biến động mạnh mẽ của thị trường nên dù là nước có lợi thế sản xuất cao su nhưng Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong thời gian vừa qua.
3. Cơ cấu chủng loại mủ cao su
Ngoài ra, cũng phải công nhận một nguyên nhân làm giá cao su Việt Nam thấp là chủng loại cao su tự nhiên chưa đa dạng và không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm khoảng 40 - 50% tổng sản lượng). Sở dĩ Trung Quốc nhập khẩu một khối lượng lớn cao su của Việt Nam là gần 90% sản lượng mủ cao su SVR 3L của ta thích hợp với việc sản xuất săm lốp cao su chất lượng thấp. Còn loại cao su SVR 10,20 có thị trường tiêu thụ khá rộng nhưng Việt Nam lại không có đủ hàng để cung cấp.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia về cao su Việt Nam, thách thức lớn nhất đối với ngành cao su Việt Nam hiện nay chính là cơ cấu sản phẩm cao su. Trước đây là một thành viên khối SEV các sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam được sản xuất để đáp ứng nhu cầu của các nước XHCN ở Đông Âu và Nga. Công nghệ chế tạo săm lốp ô tô ở các nước này sử dụng cao su thiên nhiên dạng mủ cao cấp hay nói cách khác là dưới dạng SVR 3L. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi đến nay hầu hết các nhà máy chế biến mủ cao su ở Việt Nam vẫn chỉ sản xuất mủ cao su ở dưới dạng này. Trong khi đó, theo tài liệu của nhóm nghiên cứu cao su Thế giới, 75% trong tổng số nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới được dùng vào việc sản xuất vỏ xe tức là các loại RSS3, SVR 10,20.
Thực tế, trong vòng 10 năm vừa qua, loại cao su SVR3L đã mất giá trên 10% so với chủng loại tương đương khác. Thậm chí vào cuối quý I năm 2003, mức giá bán của SVR 3L do thừa nên xuống thấp hơn mức giá cao su SVR 20. Chủng loại cao su chủ yếu của Việt Nam hiện nay là SVR 3L chỉ phù hợp với một số ngành công nghiệp giày của Trung Quốc và công nghiệp với những với điều kiện công nghệ cũ. Đây là một trong những lý do mà sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam phần nhiều xuất khẩu sang Trung Quốc trong khi lượng xuất khẩu sang các nước tiêu thụ lớn khác như Mỹ và Nhật Bản còn rất hạn chế. Các thị trường này chỉ mua cao su chủng loại SVR10 và mủ Latex.
Cơ cấu, cung cầu sản phẩm nguyên liệu cao su trên thị trường thế giới, tiêu biểu là ở 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới là Thái Lan, Inđonêxia và Malayxia thì loại SVR3L chỉ chiếm 3%. Trong những năm gần đây, Tổng Công ty cao su Việt Nam đã nỗ lực kéo giảm tỷ trọng mủ cao su từ 80% trong cơ cấu chủng loại xuống còn 63% trong năm 2003. Các sản phẩm khác làm từ mủ cao su như CV 10 - 20 - 50 - 60, mủ kem (latex), mủ tờ và từ mủ tạp như SVR 10, 20 có nhu cầu tiêu thụ này mỗi tăng lên.
Cơ cấu chủng loại cao su một trong những nguyên nhân chính khiến cao su Việt nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trước những khó khăn gần đây trong việc xuất khẩu cao su sang Trung Quốc. Trước những khó khăn gần đây trong việc xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, Bộ Thương Mại đang khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt nam một mặt kiên quyết giữ giá, mặt khác cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể đa dạng hoá thị trường nếu các doanh nghiệp đa dạng hoá chủng loại sản phẩm vì nhiều chủng loại hiện nay chỉ có thể tiêu thụ tốt ở thị trường Trung Quốc. Bài học thành công của Công ty cao su Dầu Tiếng cho thấy, cao su Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập tốt vào thị trường các nước phát triển EU nếu các doanh nghiệp mạnh dạn đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và biết giữ chữ tín trong kinh doanh.
Tóm lại, cao su là một bạn hàng có tiềm năng phát triển nhất định nhưng quy mô sản xuất hiện nay còn hạn chế. Môi trường sinh thái ở một số vùng của Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cao su. Trong điều kiện hiện nay, khả năng cạnh tranh của cao su ở mức trung bình. Trong khi đó, như đã đề cập ở trên khối lượng xuất khẩu cao su Việt Nam còn thấp so với các nước khác, nhất là so với Thái Lan Inđonêxia, Malayxia. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ trong nước cũng rất hạn chế, tỷ trọng sản phẩm cao su chế biến công nghiệp thấp, mới chỉ sử dụng 15% cao su sản xuất. Do vậy, việc phát triển sản xuất các sản phẩm từ cao su tự nhiên cần được chú trọng để phục vụ thị trường trong nước.
iii. Sức cạnh tranh Mặt hàng rau quả xuất khẩu
1. Năng lực sản xuất
Mặc dù có sự phát triển đáng kể trong thời gian qua cả về sản lượng và diện tích gieo trồng, năng lực sản xuất rau quả của Việt nam vẫn còn rất khiêm tốn, đặc biệt là về sản lượng quả nhiệt đới so với các nước khác trong khu vực. Bảng sau đây so sánh về sản lượng của một số loại quả giữa Việt nam với các nước trong khu vực ASEAN
Bảng 18. So sánh năng lực sản xuất của một số loại quả chính năm 2003
Đơn vị: Tấn
Quả có múi
Chuối
Dứa
Xoài
Inđonêxia
733.124
4.311.959
467.395
731.240
Philippin
30.000
5.500.000
1.650.000
890.000
Thái Lan
340.000
1.800.000
1.700.000
1.750.000
Việt Nam
500.000
1.221.300
338.000
305.000
Nguồn: FAO,2003.
Như vậy đối với các loại quả nhiệt đới chính Việt Nam đều có sản lượng thấp hơn hẳn so với 3 nước ASEAN, chỉ trừ đối với quả có múi sản lượng của Việt Nam cao hơn đáng kể so với Philippin và Thái Lan. Nếu chỉ tính riêng 2 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là chuối và dứa thì sản lượng của chúng ta thấp hơn hẳn so các nước thành viên ASEAN. Sản lượng chuối của Thái Lan gấp 1,47 lần, Philipin gấp 4,5 lần, Inđônêxia gấp 3,54 lần và sản lượng dứa của Thái Lan gấp 5,03 lần, Philippin gấp 4,8 lần và Inđônêxia gấp 1,4 lần so với nước ta. Điều đó cho thấy rằng các nước Thái Lan, Inđonêxia và Philippin có năng lực sản xuất các cây ăn quả nhiệt đới lớn hơn Việt Nam nhiều vào thời điểm hiện tại. Trong đó, Thái Lan là nước sản xuất hàng đầu về xoài, dứa bên cạnh Philippin là nước đứng đầu về sản xuất chuối.
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, sự phát triển cây ăn quả ở nước ta trong thời gian qua phần nào mang nặng tính tính tự phát của người dân trước mức lợi nhuận do các cây ăn quả đem lại. Sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam còn rất manh mún, phân tán, chưa có vùng chuyên lớn trồng một số giống trái cây, không có hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ khép kín như HTX chuyên canh, tổ hợp tác kinh tế... Quy mô vườn cây của phần lớn các hộ trồng rau quả còn rất nhỏ, chỉ vài nghìn m2 đối với rau và trên dưới 1 ha đối với cây ăn quả. Hơn nữa, một số vùng trồng cây ăn quả và rau xanh đặc chủng (như các loại rau, quả ôn đới) lại thường ở vùng núi cao, giao thông cách trở, cơ sở hạ tầng điện, nước, chợ chưa phát triển nên hạn chế việc phát huy các tiềm năng và lợi thế của vùng.
Việc cung ứng trái cây cho thị trường và cho công nghiệp chế biến được thực hiện bằng hình thức thu gom. Do đó sản xuất không tạo được khối lượng hàng hoá đủ lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nên khách cần mua lô hàng với khối lượng lớn, ta không đáp ứng được vì không kịp thu gom thời gian ngắn.
Thêm vào đó, năng suất các cây rau quả Việt Nam còn thấp so với mức chuẩn trung bình của khu vực cũng như trên thế giới, như năng suất dứa của Việt Nam chỉ đạt bình quân 13 tấn/ha trong khi đó Thái Lan chỉ đạt mức bình quân 15 - 20 tấn/ha so với mức trung bình trên thế giới là 50 tấn/ha. Mặc dù đây không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng cạnh tranh tuy nhiên với một số nguồn đất đai hạn chế và đông dân như Việt Nam thì để có thể cạnh tranh được chúng ta phải đạt được mức năng suất tương đương với các nước trong khu vực.
2. Cơ cấu chi phí và giá cả
Trái cây Việt Nam thường đắt hơn so với trái cây cùng loại ở nước nhiệt đới khác. Trong tháng 12/2002, khi sầu riêng Mongthon hạt lép của Thái Lan giá 0,5USD/kg, thì sầu riêng trái vụ của ta đến 20.000đồng/kg,đắt gấp 3 lần mà chất lượng so với sầu riêng Thái Lan kém hơn. Giá thành chuối tươi xuất khẩu được ở các tỉnh ĐBSCL thường ở mức 115 - 120USD/tấn chưa kể bao bì và chi phí khác trong khi giá xuất khẩu FOB trong nhiều năm tại các cảng của Philipin cũng ở mức 110 - 115 USD/tấn với khối lượng lớn và đồng đều.
Phân tích sau đây cho thấy khả năng cạnh tranh hạn chế của dứa hộp Việt Nam. Giá thành sản xuất dứa hộp xuất khẩu của Việt Nam ở mức khá cao 8,7 triệu đồng/tấn đối với nhà máy của Tổng Công ty Vegetexco. Có thể dễ dàng nhận thấy trong cơ cấu chi phí sản xuất dứa hộp thì chi phí vỏ hộp là khoản mục lớn nhất, chiếm tới 39,4% tổng chi phí giá thành sản phẩm. Trong khi đó chi phí thu mua dứa nguyên liệu chỉ 2,4 triệu đồng/tấn hay 27,6% của giá thành sản phẩm. Như vậy, chi phí nguyên liệu tổng cộng chiếm 67,1% chi phí tổng cộng.
Các khoản mục chi phí đáng kể là chi phí bán hàng (9,7% của giá thành), chi phí thanh toán lãi vay ngân hàng (7,4%), chi phí sản xuất chung (6,3%), chi phí nhân công (6,1%). Với mức giá thành sản xuất này (khoảng 580USD/tấn) thì mỗi tấn dứa Vegetexco xuất khẩu trong năm 2002 (giá trung bình khoảng 470 - 480USD/tấn) thì bị lỗ khoảng 100 USD.
Theo các chuyên gia của FAO, thì giá xuất khẩu dứa hộp bình quân của các nước châu á trong thập kỷ 90 khoảng 531 USD/tấn. Mức giá giảm xuống mức thấp nhất là vào năm 1993 chỉ có khoảng 450USD/tấn. Khó khăn lớn nhất đối với các nhà máy chế biến của Việt Nam để giảm giá thành sản xuất dứa hộp do chi phí vỏ hộp rất cao (230USD/tấn). Trong khi đó, Việt nam chưa thể sản xuất được kim loại làm vỏ hộp mà phải nhập khẩu do vậy khó có thể tác động để giảm được đáng kể khoản mục chi phí này.
Như vậy, chúng ta chỉ có thể chủ động giảm chi phí sản xuất thông qua việc phi phí mua nguyên liệu mà để giảm bớt chi phí nguyên liệu thì phải buộc hạ giá thu mua dứa nguyên liệu. Trong khi đó, với giá thu mua dứa như hiện nay (800đồng/kg) và năng suất thấp (dưới 20 tấn/ha), người nông dân chưa thật sự thấy lợi nhuận hơn hẳn từ việc trồng dứa. Do vậy, việc giảm giá thu mua chỉ có thể thực hiện được nếu đồng thời kèm theo đó là cải thiện cơ bản năng suất dứa.
Bảng 19. Giá thành hàng xuất khẩu dứa hộp sang Mỹ năm 2002
(Tính chi phí trung bình cho 1 tấn dứa khoanh và dứa khúc)
TT
Khoản mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (1000 đồng)
% giá thành
I
Chi nguyên liệu
5832
67,1
Dứa quả
Kg
3.000
800
2.400
27,6
Đường
“
2
6.000
12
0,1
Vỏ hộp
Cái
1.800
1.900
3.240
39,4
II
Chi phí nhân công
527,2
6,1
III
Chi phí SX chung
544,4
6,3
Khấu hao TSCĐ
200
2,3
Điện nước
140
800
112
1,3
Than
230
645
148,3
1,7
Công cụ dụng cụ
22,8
0,3
Lương nhân viên phân xưởng
33,2
0,4
Chi phí sửa chữa thường xuyên
28,1
0,3
IV
Chi phí bán hàng
846,2
9,7
Hòm Caton
Cái
78
3.600
280,8
3,2
Nhãn
Cái
1.800
150
270
3,1
Chi phí nhân viên bán hàng
85
1
Chi phí giao nhận vận chuyển
115,9
1,3
Chi phí kiểmmẫu, thủ tục HQ
9,5
0,1
Đai nẹp và chi phí khác
85
1,0
V
Chi phí quản lý
297
3,4
VI
Lãi vay
639,3
7,4
VII
Giá thành toàn bộ
8.686
100
Giá thành sản xuất các sản phẩm rau chế biến cũng ở mức cao. Đơn cử do giá mua nguyên liệu cao, chế biến không phù hợp và nhất là trình độ quản lý của các nhà máy chế biến còn kém nên giá thành sản xuất các sản phẩm rau chế biến cao hơn các nước khác trong khu vực khoảng 20 -30%. Giá thành sản xuất nước cà chua cô đặc của Việt Nam khoảng 580 - 600USD/tấn sản phẩm trong khi hiện nay giá bán trên thị trường quốc tế chỉ khoảng dưới 500USD/tấn, sản phẩm cà chua cô đặc của Trung Quốc được chào bán trên thị trường chỉ có 400 USD/tấn.
Hơn nữa, các chi phí dịch vụ cho xuất khẩu, nhất là chi phí vận tải của Việt Nam cũng cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Đơn cử, giá cước vận chuyển tàu thuỷ của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan vì hàng của Việt Nam phải qua cảng trung chuyển thêm phí (nước ta chưa có cảng biển nước sâu, phải bốc hàng bằng tài container nhỏ trung chuyển bằng đường không Việt Nam sang Châu Âu khoảng 2,5USD/tấn trong khi Thái Lan chỉ có 2 USD/tấn.
3. Chất lượng
Hiện nay, chất lượng của nhiều loại rau quả tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu luôn là một vấn đề nổi cộm. Chất lượng của rau quả là hàm số phụ thuộc vào một số chế biến cơ bản gồm giống, phương pháp canh tác - thu hoạch, bảo quản - chế biến và vận chuyển. Dưới đây sẽ phân tích kỹ tác động của từng yếu tố đối với chất lượng các mặt hàng rau quả Việt Nam.
Giống trái cây và kỹ thuật trồng trọt là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất mà đặc biệt là chất lượng quả. Việt Nam tương đối tự hào về các loại giống cây ăn trái bản địa phong phú. Tuy nhiên, sự phong phú này đã không được khai thác phát triển một cách thích hợp. Do vậy, nhiều giống rau quả hiện nay của Việt Nam chỉ phù hợp thị trường trong nước chứ chưa thích hợp cho xuất khẩu thị trườn quốc tế hay để chế biến. Chúng ta chưa phát triển được bộ giống phong phú các loại rau quả để phục vụ thị hiếu đa dạng của thị trường nội địa và xuất khẩu, tiêu dùng tươi hay phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Các giống rau quả của Việt Nam đã không được phát triển và lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Như vậy, chúng ta mới dừng ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chưa chịu khó tìm tòi phát triển những giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị hiếu phức tạp của các loại thị trường khác nhau. Đây chính là một trong những điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam.
Giống vải thiều hiện nay được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, nhất là Bắc Giang, Hưng Yên. Nếu để ăn tươi thì được nhưng khi chế biến thì quả vải đổi màu sau khi đóng hộp 2 - 3 tháng. Với nhãn thì hầu hết các giống đang đựoc trồng ở cả miền Nam và Bắc đều có chất lượng hạn chế so với các nước trồng nhãn khác. Nói chung nhãn có kích thước quả còn nhỏ trong khi kích thước hạt lại lớn do vậy cùi nhãn (thịt nhãn) mỏng.
Giống dứa phổ biến ở Việt Nam là hiện nay giống Queen Vitoria cho quả nhỏ, năng suất thấp (trên dưới 10 tấn/ha) và phù hợp với tiêu dùng tươi hơn là đóng hộp. Diện tích dứa Qeen đến nay vẫn chiếm 90% tổng diện tích trồng dứa trên cả nước. Trong khi đó giống dứa Cayen có năng suất cao hơn có thể đạt 50 - 60tấn/ha, nhiều nước có quả lớn thích hợp với dứa đóng hộp thành dứa khoanh và hoặc nước dứa ép. Mặc dù vậy đến nay diện tích dứa Cayen chỉ chiếm có không quá 10%. Cần lưu ý rằng, thị trường thế giới chủ yếu tiêu thụ dứa ở dạng chế biến như khoanh, cắt lát hoặc nước dứa.
Tương tự như vậy, các giống chuối và cây có múi ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ phù hợp với thị trường trong nước trong khi kích thước, năng suất và các đặc điểm màu sắc , mùi vị đều không phù hợp cho xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
Một khó khăn cơ bản nữa đối với Việt Nam là các giống không thuần chủng, bị lai tạp nhiều do một thực tế là tập quán nhiều vườn cây ăn trái trước đây được trồng bằng hạt do vậy bị thoái hoá. Bên cạnh đó, các giống cây không được chọn lọc kỹ càng thiếu nguồn gốc. Các giống bị lai tạp nhiều không thuần chủng tạo ra những khó khăn cơ bản cho sản phẩm như tính đồng đều, sự ổn định về chất lượng và tiêu chuẩn hoá. Bởi vì trong cùng một vườn các giống khác nhau đến trái cây có mùi vị, kích cỡ màu sắc khác nhau.
Trong việc nhập giống tiến bộ, tuyển chọn giống nội địa tốt mới bắt đầu vài năm trở lại đây. Trong khi Thái Lan đã thực hiện 35 năm nay. Trong một thời gian dài chúng ta tự ru ngủ bản thân bằng sự tự tin là Việt Nam có nhiều loại giống cây ăn quả đặc sản với chất lượng cao. Do vậy, chúng ta dã không cố gắng củng cố các bộ giống trái cây vì vậy dẫn đến hiện tượng nhiều giống bị lai tạp phẩm chất giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực đã bằng cách này hay cách khác lấy giống một số loại quả của Việt Nam như thanh long và họ đã phát triển nhanh hơn chúng ta về việc đa dạng hoá và đưa ra nhiều đặc tính mới cho loại quả về màu sắc, hương vị. Như vậy, chúng ta đã phần nào tự mãn về giống cây ăn quả của mình mà không chịu khó sưu tầm giống mới du nhập từ các nước, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chỉ một vài năm gần đây, Việt Nam mới bắt đầu nhập nhiều giống tiến bộ của các nước đối với một số cây ăn quả nhiệt đới từ Thái Lan và Oxtrâylia, dứa từ Trung Quốc và Thái Lan, hồng từ Đài Loan, nhãn từ Trung Quốc.
Một vấn đề tác động rất lớn đến chất lượng rau quả là dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm do rau quả phần lớn được tiêu dùng ở dưới dạng tươi sống không qua chế biến hay nấu chín. Theo Cục Vệ Sinh An Toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ tính riêng năm 2001 số vụ ngộ độc thực phẩm trên phạm vi cả nước là 220 vụ, số người bị ngộ độc là 4020 và số tử vong lên tới 122. Trong số đó có một tỷ lệ đáng kể do ngộ độc là từ tiêu dùng rau quả. Nhiều người tiêu dùng trong nước hiện nay vẫn từ chối tiêu thụ dưa lê vì e ngại thiếu an toàn thực phẩm. Gần đây, hiện tượng ngộ độc rau muống trên phạm vi cả nước đã đánh một tiếng chuông báo động nghiêm trọng đối với tình hình sử dụng thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng không đúng quy cách.
Sản xuất rau quả ở nước ta là sản xuất nhỏ, phân tán, một bộ phận nhỏ nông dân có phần chạy theo lợi nhuận trước mắt nên ý thức và kiến thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hoá chất khác còn yếu. Nhiều nơi, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu khá bừa bãi, bất chấp hậu quả. Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu vừa quá mức, vừa không đúng kỹ thuật làm cho dư lượng thuốc trừ sâu và hoá chất trong trái cây vượt quá mức quy định. Hơn nữa, một số thuốc quá độ hại cấm nhưng vẫn còn được bán trôi nổi trên thị trường với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nông dân, lại có hiệu lực tức thì với dịch hại nên nông dân vẫn chưa mua sử dụng dù biết được hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng.
Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao đến nông dân. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quản trái cây tươi kéo dài thời gian (1 đến 2 tháng) sau thu hoạch nên ta chỉ có thể xuất khẩu được số lượng ít trái cây tươi bằng tàu thuỷ sang một số nước châu á gần Việt Nam và một số ít trái cây bằng máy bay sang châu Âu. Do những hạn chế về công nghệ bảo quản sau thu haọch đối với rau quả tươi nên đã dẫn đến hiện tượng nhiều loại rauquả bị buộc “bán tống bán tháo” ngay sau khi thu hoạch. Do vậy, giá rau quả trái vụ thường cao hơn rất nhiều lần so với chính vụ.
Một ví dụ điển hình, do hạn chế về công nghệ xử lý sau thu hoạch nên hầu hết trái cây Việt Nam bị ruồi đục quả, một loại dịch hại cây trồng và là đối tượng kiểm dịch của các nước có nhu cầu lớn về trái cây nhiệt đới như Mỹ, Nhật, Oxtraylia, Newzealand, Hàn Quốc... Các nước này bắt buộc trái cây tưới phải xử lý ruồi đục quả bằng công nghệ hiện đại mới cho nhập khẩu. Việt Nam chưa có hệ thống xử lý ruồi đục quả vì chưa có quy trình kỹ thuật thích hợp để xử lý trái cây có tiềm năng xuất khẩu cao như thanh long, mà hiện nay mới đang hợp tác với nước ngoài nghiên cứu. Trong những năm gần đây, vấn đề ruồi đục quả là một trong những nguyên nhân chính làm giảm đáng kể lượng xuất khẩu thanh long tươi sang thị trường các nước Đài Loan và Singapore.
Về vận chuyển, trong nước trái cây phần lớn được chở bằng ghe từ nhà ra chợ, vựa, tuy rẻ nhưng rất chậm. Một số được vận chuyển bằng đường bộ, nhất là trái cây cung cấp cho thị trường phía Bắc và thị trường Trung Quốc thì đường xá vừa thiếu vừa xấu, cách trở cầu phà. Trái cây chịu nhiều mưa nắng , bị dằn sóc dẫn đến tỷ lệ hư hỏng khá cao. Kho lạnh tuy đã có ít nhiều nhưng phần lớn đặc ở những vị trí không thích hợp, bên cạnh đó, các nguyên nhân khác như nguyên liệu đầu vào không tốt lại không có công nghệ bảo quản phù hợp vì vậy không phát huy được hết tác dụng. Hiện nay ở nước ta vẫn còn thiếu các thiết bị vận chuyển lạnh như tàu lạnh hoặc Container cso thiết bị làm lạnh nên đã ảnh hưởng không ít tới khả năng xuất khẩu khối lượng lớn đến các thị trường xa.
Chất lượng của việc đóng gói và nhãn mác cũng là một vấn đề nổi cộm. Sản phẩm bao bì còn đơn điệu, nghèo nàn. Trình độ công nghệ và thiết bị chế biến còn lạc hậu, không đồng bộ. Bên cạnh đó các xưởng chế biến rau quả thủ công của nhân dân vói quy mô nhỏ và thô sơ.
Việc quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào phần lớn các đơn vị chế biến (nhất là cơ sở thủ công) chỉ dừng ở mức độ sơ đẳng, như rửa và loại bỏ vật lạ. Chỉ có một số ít các nhà máy chế biến lớn hiện đại (chủ yếu là phục vụ xuất khẩu) là có công đoạn khử trùng nguyên liệu đầu vào trước khi chế biến. Hơn nữa, việc quản lý chất lượng trong quá trình chế biến thường hạn chế ở việc đảm bảo rằng máy móc và môi trường sạch. Tính đến nay mới chỉ có khoảng 15% các cơ sở chế biến rau quả Việt nam (chủ yếu là các cơ sở chế biến lớn) được cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng rau quả chế biến. Chất lượng rau quả chế biến cũng bị hạn chế phầnnào vì mới chỉ có 3% các đơn vị chế biến sử dụng kho lạnh. Nhiều cơ sở thủ công sử dụng luôn nhà ở làm kho chứa, do vậy chất lượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4. Tính đa dạng của sản phẩm
Với những lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai, lao động và yếu tố “đặc sản” của sản phẩm, Việt nam có lợi thế tương đối về tính đa dạng của sản phẩm. Điều kiện khí hậu cho phép chúng ta phát triển không chỉ các loại quả nhiệt đới phổ biến như dứa, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng mà các loại quả á nhiệt đới như vải cho đến các loại quả ôn đới như mận, đào. Bên cạnh đó, ở các vùng ĐBSH cũng như tại các tỉnh TDMNBB chúng ta còn có thể phát triển được các loại rau vụ đông như dưa chuột, khoai tây, cải bắp. Có thể nói, mỗi miền của đất nước đều có những đặc sản rau quả riêng đặc trưng cho từng vùng. Miền Bắc có vải thiều, mận, rau vụ đông, Miền Trung có thanh long, nho. Miền Nam có dứa, xoài, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm. Gần đây chúng ta cũng đã bắt đầu sản xuất được một số loại rau cao cấp như súp lơ xanh, một số loại cải cao cấp.
iV. Sức cạnh tranh Mặt hàng chè xuất khẩu
Việt Nam tuy được xếp vào hàng thứ 10 về diện tích, nhưng năng suất chè thuộc loại thấp của thế giới, chỉ bằng 52% năng suất bình quân châu á và 50% năng suất thế giới. Hiệu quả sản xuất - xuất khẩu chè hiện nay tuy chưa cao, nhưng do có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với cây chè, có diện tích lớn, đã hình thành các vùng nguyên liệu - chế biến. Một lợi thế cơ bản là cây chè dễ trồng, ít mất mùa, thu hoạch quanh năm, diện tích trồng chè trên thực tế ít có sự tranh chấp với các cây trồng khác, có tác dụng chống xói mòn bảo vệ môi trường tạo việc làm ... (chè được đánh giá là cây trồng có hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường là một cây có tính chiến lược trên vùng đất xấu ở những vùng Trung du - Miền núi). Do vậy, trước hết để nâng cao sức cạnh tranh cần cải tạo giống thay thế dẫn các giống chè cũ, tạo bước "đột phá" trong năng suất và chất lượng. Ngành chè theo đánh giá hiện nay là ngành có sức cạnh tranh trung bình, nhưng một khi đã giải quyết được "lỗ hổng" về năng suất và công nghệ chế biến trong vài năm tới cùng với lợi thế giá tiền công thấp, ngành chè Việt Nam có khả năng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Giá chè của Việt Nam thấp hơn mức giá xuất khẩu của các nước khác từ 20 - 25%, thậm chí có năm thấp hơn 30%. Những năm gần đây khoảng cách này đã được cải thiện, song nhìn chung vẫn còn thua thiệt nhiều về giá. Hiện nay chúng ta đang từng bước đưa một số giống chè có chất lượng cao của Đài Loan, Nhật Bản vào trồng để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Hiện nay giá thành sản xuất chè thấp, chủ yếu nhờ chi phí lao động và thuế đất đồi núi thấp. Đồng thời nhờ vào kinh nghiệm trồng và chăm sóc của nhân dân. Do vậy, với giá mua chè búp tươi (nguyên liệu) 2,0-2,5 ngàn đồng/kg, nông dân có thể chấp nhận. Chi phí chế biến (4 tươi = 1khô) + (cộng với) phí xuất khẩu = 9,50 tr. đồng/tấn chè thành phẩm + (cộng) giá chè nguyên liệu = Giá vốn xuất khẩu khoảng 19,5 - 20,0 tr.đồng/tấn, vậy so với giá xuất (FOB) chè Việt Nam (1550- 1600 USD/tấn) xuất khẩu sẽ có lãi và có khả năng canh tranh trên thị trường.
Những hạn chế trong cạnh tranh xuất khẩu chè
- Vùng sản xuất chè chủ yếu là những nơi đất xấu, đại bộ phận trên các đồi núi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn nhiều yếu kém. Trong các vùng trồng chè phần lớn là đồng bào các dân tộc ít người, đời sống gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn tới khả năng đầu tư thâm canh và đổi mới kỹ thuật canh tác. Năng suất chè Việt Nam còn thấp so với thế giới và các nước trong khu vực, là cản lực lớn nhất đối với nâng cao sức cạnh tranh của ngành chè.
- Sản phẩm chè của Việt nam chưa có thương hiệu. Chưa có thị trường, bạn hàng lớn ổn định và điều kiện tín dụng thuận lợi. Việc thanh toán ở một số thị trường gặp rất nhiều khó khăn, vừa chậm vừa không an toàn do họ thiếu ngoại tệ (Nga ), hoặc bị cấm vận ( Irắc, Libi ) ...
Trên cơ sở phân tích về những lợi thế, (thuận lợi, khó khăn), có thể đánh giá tổng quát: Ngành chè Việt Nam là ngành có khả năng phát triển và có triễn vọng về thị trường, tương lai có khả năng cạnh tranh nâng cao được hiệu quả là ngành có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường. Xoá đói, giảm nghèo, việc làm và cải tạo đất. Tuy vậy cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Tăng cường sản xuất nguyên liệu bằng đầu tư thâm canh, phục hồi vườn chè xấu, giống cũ, đảm bảo thuỷ lợi tưới. Phát triển chè ở những vùng thích hợp và nâng cao mức đầu tư thâm canh chè lên 2500USD/ha. Theo các chuyên gia FAO cho rằng: “nâng cao sản lượng và chất lượng các vườn chè - là yếu tố quyết định tương lai của ngành chè Việt Nam ”
- Tập trung đầu tư vào chế biến chè ngon, chè sạch, chè chữa bệnh, khai thác lợi thế tiểu khí hậu sản xuất chè đặc sản vùng cao, bao bì đẹp hấp dẫn đi vào những thị hiếu và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng hiện nay.
V. Sức cạnh tranh Mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu
1. Lợi thế cạnh tranh
- Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam là nước sản xuất tiêu hàng đầu thế giới. Nông dân ta có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật thâm canh nên năng suất hồ tiêu của nước ta tương đối cao so với các nước trên thế giới. Những vùng sản xuất chính (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc) luôn đạt năng suất từ 2,5 - 3 tấn/ha, có nhiều mô hình cho đến 3,8 - 4 tấn/ha nên sản lượng luôn đứng đầu thế giới, gấp 1,3 lần so với Inđônêxia và 1,7 lần so với ấn Độ.
Biểu 20. Sản lượng tiêu các nước châu á năm 2003
TT
Tên nước
Diện tích
(Ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (Tấn)
1
ấn Độ
215.000
2,4
51.000
2
Inđonêxia
84.000
8,0
67.099
4
Việt Nam
48.800
18,4
90.000
Nguồn: FAO, 2003.
- Do năng suất cao nên giá thành sản xuất của ta tương đối thấp so với các nước trong khu vực (giá thành sản xuất ở Bình Phước là 800 USD/tấn; Bình Thuận: 1.100 - 1.150USD; Phú Quốc - Kiên Giang: 1.100 - 1.150USD; Đồng Nai; Bà Rịa - Vũng Tàu: 1.070USD) so với giá thành ở Inđônêxia và Malayxia trên 1.500 USD/tấn. Đây là yếu tố quan trọng để cây hồ tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập.
- Thị trường đánh giá cao về các tiêu chuẩn cảm quan như mùi vị, màu sắc, độ dầu ... của hồ tiêu Việt Nam, đặc biệt là mùi vị hơn hẳn hồ tiêu của các nước khác như Malaysia, ấn Độ, Inđônêxia, đây thực sự là điểm mạnh của chất lượng đối với sản phẩm gia vị.
2. Các tồn tại
- Giá hồ tiêu xuất khẩu của ta thường thấp hơn các nước khác 200 - 300 USD/tấn (vào những thời điểm giá cao thì chênh lệch từ 500 - 700USD/tấn) là do nguyên nhân về chất lượng tiêu chưa đồng đều, nhiều tạp chất, tỷ lệ hạt lép, hạt chưa chín cao, độ ẩm không đảm bảo v.v... Xu thế tiêu dùng trên thế giới hiện nay là hồ tiêu sạch, có chất lượng cao là tiêu trắng, sản phẩm hạt tiêu nước ta khoảng 90% là tiêu đen, trong khi đó Inđonêxia là nước rất truyền thống sản xuất tiêu trắng, sản lượng khoảng 80% là hạt tiêu trắng, là sản phẩm và gia vị sạch, là nước sản xuất có các nhãn hiệu tin cậy nhất.
- Công nghiệp chế biến sau sơ chế của ấn độ, Inđônêxia rất phát triển. Công nghiệp chế biến sau sơ chế ở Việt Nam còn lạc hậu, giản đơn, chất lượng không cao.
- Trình độ thương mại ở ấn Độ, Inđônêxia cũng rất truyền thống và phát triển, số lượng giao dịch cao và đáng tin cậy. Các doanh nghiệp của ta rất hạn chế trong việc thu thập thông tin chuẩn xác và kịp thời về tình hình thị trường nhập cũng như về các nước sản xuất khác (có nhiều thông tin nhiễu) đã làm cho các đơn vị hoặc không định hướng được chiến lược kinh doanh hoặc đưa ra những nhận định và quyết định sai lệch ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình và đôi khi còn làm ảnh hưởng dây truyền tới hoạt động chung. Xuất khẩu hồ tiêu của nước ta qua khâu trung gian (nước thứ ba) còn chiếm tỷ lệ lớn.
VI. Sức cạnh tranh Mặt hàng điều xuất khẩu
1. Lợi thế và sức cạnh tranh trong sản xuất và giá xuất khẩu điều
- Cho đến hiện nay điều vẫn được coi như cây xoá đói giảm nghèo thích hợp với các vùng đất ít màu mỡ. Do đó mức độ thâm canh còn thấp, chỉ bằng một nửa của cà phê. Theo các chuyên gia của Hiệp hội cây điều Việt Nam đã xuất hiện nhiều hộ nông dân tham canh điều cho năng xuất cao. Sự thay đổi tập quán canh tác trong người sản xuất điều sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần củng cố mức cung nội địa cho các nhà máy chế biến. Hiện tượng này sẽ tạo cho hiệu quả và năng suất điều tăng lên củng cố thế mạnh của Việt Nam trước các nước sản xuất lớn như ấn Độ, Braxin, v.v...
- Khả năng tăng diện tích điều tại Việt Nam còn nhiều và có thể đạt tới 500.000 ha, nhất là khi có chính sách phát triển rừng sản xuất trong chương trình quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sự dụng nguồn lao động dư thừa trong nông thôn.
- Khả năng về chế biến của Việt Nam không những đáp ứng lượng hạt điều thô hiện có mà còn chế biến một lượng lớn hạt thô nhập khẩu từ các nước khác.
- Việc áp dụng giống cây điều mới nhằm thay thế dần những giống đã thoái hoá cũng như vườn cây cằn cỗi sẽ là một cơ hội tốt để Việt Nam nâng cấp chất lượng hạt điều chế biến so với các nước khác như ấn Độ hay Braxin. Đó cũng là dịp tốt để hạ giá thành sản phẩm.
2. Những yếu tố hạn chế lợi thế cạnh tranh của ngành điều
- Giống điều chưa được chọn lọc và lai tạo, công tác khuyến nông, khuyến lâm còn nhiều hạn chế. Nông dân quảng canh là chính (trên 80% diện tích không được đầu tư thâm canh nên chỉ sau 10-15 là thoái hoá). Mức đầu tư thấp (người trồng điều hầu hết là vùng nghèo, người nghèo) nên ít có điều kiện thâm canh do vậy sự suy thoái nhanh chất lượng và năng xuất thấp.
- Công nghiệp chế biến điều còn non trẻ, nhìn chung thủ công từ khâu tách bóc sơi xấy bao bì đóng gói (thủ công chiếm tới 60 - 70%)
- Nhập khẩu điều thô (châu Phi ) để tái chế, hiện đang bị cạnh tranh gay gắt với ấn Độ. Nếu nâng giá mua nguyên liệu điều thô lên, để cạnh tranh, thì các doanh nghiệp Việt Nam rất khó kinh doanh, trong khi đó vốn ngoại tệ thiếu, điều kiện tín dụng không thuận tiện...
Tuy vậy, trên cơ sở phân tích những lợi thế (khó khăn, thuận lợi ) sản xuất và chế biến điều trong nước có thể đánh giá tổng quát: Điều Việt Nam là ngành có khả năng phát triển, có sức cạnh tranh cao và có triễn vọng thị trường, phát triển điều góp phần cải thiện môi trường, nâng cao thu nhập việc làm ... Tuy vậy, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Tăng cường sản xuất nguyên liệu bằng đầu tư thâm canh, phục hồi các vườn điều. Phát triển điều ở những vùng thích hợp và nâng cao mức đầu tư thâm canh điều. “nâng cao sản lượng và chất lượng các vườn điều - là yếu tố có tính quyết định về tương lai của ngành điều Việt Nam “
- Bộ thương mại cần nghiên cứu khả năng trao đổi gạo lấy điều thô Châu Phi, giúp ngành điều tìm kiếm khách hàng chấp nhận phương thức này và cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, nhập khẩu điều thô ở ấn Độ, giúp các doanh nghiệp chế biến điều có thêm thông tin để cạnh tranh thành công.
Phần thứ ba
định hướng phát triển thị trường nông sản
I. Mặt hàng cà phê
Giỏ cà phờ xuất khẩu khả năng sẽ hồi phục, nguyờn nhõn chủ yếu do sản lượng cà phờ cú thể giảm ở một số nước như Việt Nam, Cụlụmbia, Ân Độ v.v... Dự kiến đến năm 2010, diện tích cà phê ổn định ở mức 400.000 - 450.000 ha, sản lượng xuất khẩu khoảng 800 ngàn tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 670 triệu USD đưa Việt Nam vượt qua Colômbia để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Để đạt giá trị cao, nên chú trọng phát triển cà phê chè (Arabica), tự tổ chức hoặc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê rang xay và cà phê hoà tan.
Về thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Singapor và Nhật Bản. Nói chung xuất khẩu sẽ không gặp khó khăn về thị trường nhưng về giá cả sẽ khó ổn định, cơ cấu mặt hàng cú thể sẽ thay đổi do ta tăng sản lượng cà phờ Arabica và cỏc sản phẩm cà phờ chế biến.
II. Mặt hàng nhân điều
Ngành điều đó được Chớnh phủ quyết định cho thực hiện đề ỏn phỏt triển tổng thể đến năm 2010. Theo đú, đến 2010 sản lượng điều toàn quốc đạt 500 nghỡn tấn điều tươi. Ngành điều cũng được Chớnh phủ ban hành một loạt chớnh sỏch ưu đói như: Cỏc doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh điều được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phỏt triển, miễn thuế xuất khẩu, miễn giảm thuế nụng nghiệp, ưu đói đầu tư v.v...
Dự bỏo năm 2010, xuất khẩu nhõn điều của cả nước đạt 170 ngàn tấn về lượng và 630 triệu USD về trị giỏ. Dự báo nhân điều Việt Nam sẽ bị nhân điều ấn Độ và Brazin cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, nhu cầu giá hạt điều thế giới đang vững lên, tốc độ tăng xuất khẩu hạt điều Việt Nam hàng năm khoảng 10%. Các thị trường dự kiến chủ yếu vẫn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Austalia, ASEAN, Nhật Bản.
III. Mặt hàng chè
Trên thế giới có khoảng 100 quốc gia coi trà là nước uống phổ biến. Do chương trỡnh cắt giảm sản lượng của cỏc nước sản xuất chớnh vỡ vậy nguồn cung cấp chố trờn thế giới sẽ hạn hẹp, cỏc nước nhập khẩu chố như Nga, Mỹ, Anh đều tăng nhu cầu, bờn cạnh đú cú thể thị trường Irắc ổn định trở lại, vỡ vậy tình hình xuất khẩu chố Việt Nam trong thời gian tới sẽ được cải thiện. Dự báo từ nay đến năm 2010, sản lượng chè xuất khẩu của ta tăng bình quân 6%/năm đạt 120 ngàn tấn với giá trị kim ngạch là 170 triệu USD. Dự kiến các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Irắc, Nga, EU, Nhật Bản, Đài Loan, ASEAN, Hoa Kỳ...
IV. Mặt hàng Rau quả
Trờn thị trường thế giới về trung hạn, thị trường rau quả nhiệt đới thế giới vẫn tiếp tục phỏt triển, bỡnh quõn tăng 3-4,5%/năm. Lượng nhập khẩu nhiều mặt hàng trờn thế giới như dứa, xoài, đu đủ… sẽ tăng cao. Cả mặt hàng rau quả tươi và chế biến đều được quan tõm, nhưng mặt hàng tươi chiếm tỷ lệ vượt trội.
Trong những năm tới cú thể vẫn khú khăn đối với tình hình xuất khẩu rau quả của ta do thị trường Trung Quốc vẫn chưa ổn định trong khi mở rộng xuất khẩu sang cỏc thị trường khỏc vẫn còn rất hạn chế. Riờng mặt hàng dứa cụ đặc, thị trường Hoa Kỳ vẫn cú nhu cầu cao. Để cú chiến lược phỏt triển và ổn định cơ cấu nguồn hàng xuất khẩu, cần xỏc định rừ cỏc mặt hàng cú khả năng cạnh tranh thực sự.
Đến năm 2010, dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi cả nước là 470 triệu USD. Các thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, ASEAN, Astralia, Nga.
V. Mặt hàng tiêu
Theo dự báo của các Công ty kinh doanh gia vị lớn của Mỹ - Hà Lan và ấn Độ cho rằng nhu cầu tiêu sẽ tăng do thực phẩm chế biến sẵn trong bữa ăn tăng mà tiêu hạt trong các món ăn truyền thống là gia vị chính. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cú thể tăng xuất khẩu do cú lợi thế so sỏnh về điều kiện tự nhiờn hơn cỏc nước khỏc, nhưng cần đầu tư để xuất khẩu cỏc sản phẩm chế biến.
Để tăng hiệu quả cụng tỏc xuất khẩu hạt tiờu trong những năm tới, vừa qua Hiệp hội Hạt tiờu đó tổ chức đoàn cỏn bộ khảo sỏt đến một số thị trường chủ yếu để thăm dũ và tỡm cỏch tiếp cận trực tiếp nhiều nhất là EU và Trung Đụng và đó ký một một số văn bản hợp tỏc buụn bỏn lõu dài, khả năng cú nhiều triển vọng tốt.
Dự kiến năm 2010 xuất khẩu khoảng 100 ngàn tấn, kim ngạch 200 triệu USD.
Cỏc thị trường chớnh về hạt tiờu của Việt Nam vẫn tập trung vào Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU.
VI. Mặt hàng cao su
Hiện nay Chớnh phủ Việt Nam đó thụng qua kế hoạch tăng 10 % diện tớch trồng cao su mỗi năm, từ khoảng 432.000 ha năm 2003 lờn 600.000 ha vào năm 2010.
Do kinh tế thế giới phục hồi nên nhu cầu ô tô sẽ tăng lên, công nghiệp sản xuất săm lốp cũng tăng tương ứng. Dự báo nhu cầu cao su thời kỳ từ nay đến năm 2010 sẽ cao hơn thời kỳ 1996 - 2003. Với Trung Quốc, sẽ tiếp tục chỉ định đầu mối xuất khẩu và áp dụng phương thức đổi hàng để đảm bảo ổn định giá bán, tránh rủi ro. Tiếp tục củng cố mở rộng các thị trường có nhu cầu lớn về cao su nguyên liệu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga... Dự kiến xuất khẩu cao su của nước ta từ nay đến năm 2010 là 420 ngàn tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 340 triệu USD.
Kết luận
Nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể: chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nâng cao thu nhập và đời sống cho đại bộ phận dân cư đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu. Tình hình tiêu thụ nông lâm sản đã có sự cải thiện về cơ bản:
- Sản lượng nông lâm sản ngày một tăng, mẫu mã hàng hóa ngày ột đa dạng, phong phú, chất lượng ngày một cải thiện, đáp ứng về cơ bản nhu cầu ngày càng tăng của mọi tầng lớp nhân dân. Năng lực và công nghệ chế biến trong một số ngành chủ chốt (như chế biến gạo, cà phê, chè, điu, tiêu, lâm sản...) được cải thiện hơn trước góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá.
- Lưu thông hàng hoá ngày càng thông thoáng, nhanh nhạy, cung ứng đến tất cả các vùng trong cả nước, kể cả các vùng cao, vùng sâu, vùng xa (trừ khi có thiên tai nghiêm trọng).
- Kim ngạch xuất khẩu nông sản ngày một tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Một số mặt hàng nông sản của Việt nam (gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su...) chiếm vị thế khá quan trọng trên thị trường thế giới. Nhiều ngành hàng như cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu... có tỷ lệ xuất khẩu các năm gần đây chiếm trên dưới 90% sản lượng sản xuất.
- Dịch vụ phục vụ lưu thông hàng nông sản có nhiều cải thiện. Cơ sở hạ tầng thương mại hàng hoá (kho tàng, cảng biển, bến bãi vận chuyển, chợ...) ngày một thuận tiện hơn.
Những khó khăn, yếu kém:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại không ít khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc tiêu thụ nông lâm sản:
- Mặc dù được Nhà nước quan tâm cải thiện nhiều song vẫn còn có những hạn chế về kết cấu hạ tầng (kể cả hạ tầng thương mại), tổ chức khâu lưu thông, bảo quản, chế biến; hơn nữa, do chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố thời tiết, mùa vụ, biến động giá cả thị trường thế giới... nên việc tiêu thụ nông sản có nơi, có lúc còn gặp khó khăn, giá cả giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của nông dân cũng như hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản nhìn chung chưa theo kịp tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp, chưa tạo được hệ thống đồng bộ, thông suốt từ khâu sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ. Công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, quy mô nhỏ, phân tán, thiếu sự gắn kết giữa cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Chưa phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, hiện nay chủ yếu vẫn là chế biến thô nên chưa tạo được lợi nhuận cao trong kinh doanh hàng hoá nông sản.
- Chất lượng hàng hoá, kể cả nông sản nguyên liệu còn nhiều hạn chế; khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản hàng hoá còn chưa cao, giá thành cao, mẫu mã, chủng loại đơn điệu, chưa theo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Chưa hình thành được hệ thống phân phối, kênh tiêu thụ phù hợp với nền sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại và yêu cầu hội nhập, mở cửa thị trường.
- Hạ tầng dịch vụ phục vụ thương mại hàng nông lâm sản còn thiếu nhiều: hệ thống chợ bán buôn hàng nông sản chưa được quy hoạch và đầu tư phát triển; thiếu các cảng chuyên dụng, chi phí bốc xếp, lưu kho tại cảng cao.
- Năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông lâm sản còn yếu do hạn chế về khả năng tài chính, trang thiết bị, trình độ chuyên môn... do đó khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh và khai thác, chiếm lĩnh thị trường còn yếu, hàng hoá chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao và đòi hỏi khắt khe của nhiều thị trường như EU, Nhật, Mỹ...
- Thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng chưa được thiết lập bền vững do nhiều hiệp hội, doanh nghiệp còn kém năng động, chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh doanh cụ thể. Khối lượng xuất khẩu nhiều loại hàng hoá chưa thực sự ổn định, chất lượng chưa cao và kém đồng đều, giá xuất khẩu thường chịu tác động lớn của sự dao động giá cả trên thị trường thế giới.
Danh mục tàI liệu tham khảo
1. GSTS Bùi Xuân Lưu “ Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
NXB Thống kê 2004
2. PGS TS Nguyễn SinhCúc “ NN-NT Việt Nam thời kỳ đổi mới”
NXB Thống Kê 2003
3. TS Vũ Đình Thắng “Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn”
NXB Thống kê 2002
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0551.doc