Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lí kinh tế thông qua việc phản ánh và giám đốc một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản tiền vốn của công ty ở mọi khâu trong quá trình kinh doanh, nhằm cung cấp các thông tin chính xác phục vụ cho điều hành hoạt động kinh doanh thì việc hoàn thiện công tác kế toán ở công ty là một tất yếu, nhất là trong nền kinh tế thị trưòng hiện nay. doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu cần phải được phản ánh chính xác, kịp thời và theo dõi chính xác thì việc tổ chức kế toán doanh thu và xác đinh kết quả kinh doanh đòi hỏi phải cần hoàn thiện hơn.
Trong thời gian thực tập, qua việc nghiên cứu tình hình thực tế về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Thương mại khách sạn Đống Đa, Tôi nhìn thấy những mặt mạnh mà công ty cần phát huy cũng như những tồn tại mà công ty cần khắc phục. Qua đó tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty và mong rằng các ý kiến đó có tác dụng đối với công ty.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước hết cần xác định đúng trị giá vốn hàng bán. Trị giâ vốn hàng bán là toàn bộ chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng, bao gồm trị giá vốn hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trị giá vốn hàng xuất kho để bán:
Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng xuất kho để bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí mua của số hàng đã xuất kho. Việc tính trị giá vốn hàng xuất kho phụ thuộc vào việc doanh nghiệp ghi chép kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá mua thực tế hoặc giá hạch toán.
+ Trường hợp doanh nghiệp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá mua thực tế: trị giá vốn hàng xuất kho được tính theo ba bước:
Bước 1: Tính trị giá mua thực tế hàng xuất kho ( theo các phương pháp như: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân, giá thực tế ).
Bước 2: Tính phân bổ chi phí mua hàng cho hàng xuất kho trong tháng
Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng = xuất bán trong tháng
Chi phí mua phân bổ cho hàng còn đầu kỳ +
Chi phí mua phát sinh
Trị giá x mua hàng xuất trong kỳ
Trị giá mua hàng còn đầu kỳ +
Trị giá mua hàng xuất trong tháng
Bước 3 :
Trị giá vốn hàng xuất bán trong tháng =
Trị giá mua của hàng xuất kho + trong tháng
Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất trong tháng
+Trường hợp doanh nghiệp ghi chép kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá hạch toán gồm 2 bước:
Bước 1 : Tính hệ số trị giá vốn thực tế với trị giá hạch toán của hàng luân chuyển trong tháng
H =
Trị giá vốn hàng luân chuyển trong tháng
Trị giá hạch toán của hàng luân chuyển trong tháng
Bước 2: trị giá vốn hàng xuất kho trong tháng = H x Trị giá hạch toán hàng xuất kho trong tháng.
3. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu
Để phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu bán hàng , kế toán sử dụng các tài khoản dưới đây:
* TK 511 – doanh thu bán hàng
Kết cấu chủ yếu của tài khoản này như sau:
Bên nợ ghi :
Cuối kì kết chuyển các khoản giảm doanh thu bán hàng, giảm giá , hàng bị trả lại.
Thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cuối kì kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911.
Bên có ghi :
Doanh thu hàng hoá theo hoá đơn.
Tài khoản này không có số dư.
* TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Kết cấu chủ yếu của tài khoản này giống như kết cấu của tài khoản 511.
* TK 531 – Hàng bán trả lại
Tài khoản này phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511, 512 để giảm doanh thu bán hàng .
Bên nợ ghi giá hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT.
Bên có kết chuyển trị giá hàng bán bị trả sang TK 511, TK512.
Sau khi kết chuyển tài khoản này không có số dư.
* TK 532- Giảm giá hàng bán .
Tài khoản này phản ánh số tiền giảm giá cho khách hàng và kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511, TK 512 để giảm doanh thu bán hàng .
Kết cấu chủ yếu của tài khoản này như sau:
Bên nợ ghi số tiền giảm giá cho khách hàng theo giá bán.
Bên có kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511, TK 512.
Sau khi kết chuyển tài khoản này không có số dư.
Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng như sau:
Căn cứ vào giấy báo Có , phiếu thu hoặc thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng , kế toán ghi :
Nợ TK 112,111,131
Có TK 511 – doanh thu bán hàng
Có TK 333 (3331)- thuế và các khoản phải nộp (thuế GTGT)
Thuế GTGT phải nộp
Khoản giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại phát sinh trong kỳ, kế toán ghi :
Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại.
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
Hoặc Có TK 111,112
Đối với trường hợp hàng bị trả lại trong kỳ doanh nghiệp phải nhập kho lại số hàng đó theo trị giá vốn , đồng thời phải ghi giảm số thuế GTGT đầu ra.
+ Ghi nghiệp vụ hàng nhập kho
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Có TK 632 – Gía vốn hàng bán.
+ Ghi số tiền thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng với số hàng trả lại:
Nợ TK 333 – thuế và các khoản phải nộp(3331)
Có TK 111,112,131.
Trường hợp hàng bán bị trả lại vào kỳ hạch toán sau trong năm, kỳ trước đã ghi doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, kế toán phản ánh như sau:
+ Phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531 – hàng bán trả lại
Nợ TK 333 (3331) – Thuế và các khoản phải nộp
Có TK 111,112,131.
+ Phản ánh số hàng bị trả lạinhập kho theo trị giá vốn
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Có TK 911.
Cuối kì kinh doanh, kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán hàng bán bị trả lại sang bên nợ TK 511,512 để giảm doanh thu bán hàng đã ghi theo hoá đơn bên có của tài khoản này.
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng ( hoặc 512)
Có TK 531,532.
Trong trường hợp bán hàng đại lý, doanh nghiệp đựoc hưởng hoa hồng và không phải kê khai thuế GTGT. Doanh thu bán hàng là số tiền hoa hồng được hưởng . Khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý, kế toán ghi vào bên nợ TK 003 – Hàng hoá vật tư nhận bán hộ, ký gửi, khi bán hàng thu được tiền hoặc khách hàng đã chấp nhận thanh toán. kế toán ghi :
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511 doanh thu bán hàng.
Có TK 331 phải trả cho nhười bán ( số tiền còn lại)
Đồng thời ghi Có TK 003.
Bán hàng trả góp, kế toán ghi doanh thu số bán thông thường ở TK 511. Số tiền khách hàng trả cao hơn doanh số bán thông thường, khoản chênh lệch đó được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính.
Nợ TK 111,112, ( số tiền thu ngay)
Nợ TK 131 doanh thu bán hàng.
Có TK 511 ( ghi giá bán thông thường theo giá chưa có thuế GTGT).
Có TK 333 ( thuế GTGT tính trên giá thông thường)
Có TK 711 ( ghi phần chênh lệch cao hơn giá thông thường).
Bán hàng theo phương thức đổi hàng, khi doanh nghiệp xuất hàng trao đổi với khách hàng, kế toán phải ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra. Khi nhận hàng của khách hàng , kế toán ghi hàng nhập kho và tính thuế GTGT đầu vào.
+ Khi xuất hàng trao đổi ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131- phải thu của khách hàng
Có TK 511 doanh thu bán hàng.
Có TK 333 thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
+ Khi nhập hàng của khách ghi :
Nợ TK 156
Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 131( hoặc ghi có TK 331)
Nếu ghi có TK 331, cuối kì phải đối chiếu để bù trừ:
Nợ TK 331 phải trả cho người bán
Có TK 131 phải thu của khách hàng.
Trường hợp doanh nghiệp dùng hàng hoá sử dụng nội bộ thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán ghi :
Nợ TK 641,642
Có TK 512.
Đồng thời ghi thuế GTGT
Nợ TK 133
Có TK 333.
Hàng hoá dùng để biếu tặng được trang trải bằng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng kế toán ghi :
Nợ TK 431 – quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 511 doanh thu bán hàng.
Có TK 333 ( 3331)
Hàng hoá bán ra thuộc diện chịu thuế XNK và thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán xác định số thuế XNK , thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ghi :
Nợ TK 511 doanh thu bán hàng.
Có TK 333 ( 3332 và 3333)
Trong quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp bán lẻ so sánh giữa doanh thu bán hàng với số tiền thực nộp, nếu số tiền thực nộp nhỏ hơn doanh thu bán hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 111 tiền mặt, số tiền thực nộp.
Nợ TK 138 doanh thu khác ( số tiền thiếu).
Có TK 511 (doanh thu bán hàng).
Nếu số tiền thực nộp lớn hơn doanh thu bán hàng
kế toán ghi :
Nợ TK 111 ( tiền mặt, số thực nộp)
Có TK 511 doanh thu bán hàng.
Có TK 338 phải trả phải nộp khác( số tiền thừa )
Cuối kỳ xác định doanh thu bán hàng thuần bằng cách lấy doanh thu theo hoá đơn trừ đi thuê XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản giảm giá, hàng bán trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 511 doanh thu bán hàng.
Có TK 911 Xác định kết quả kinh doanh
4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
* Kế toán chi phi bán hàng.
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ như : chi phí quảng cáo, giao dịch , đóng gói, bảo hành sản phẩm...
Kế toán chi phí bán hàng sử dụng TK : 641- chi phí hàng để phản ánh, tập hợp kết chuyển các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá đó.
TK 641 không có số dư cuối lỳ, có 7 tài khoản cấp 2 phản ánh từng loại chi phí bán hàng phát sinh trong quá trình tiêu thụ.
TK 641.1 : chi phí nhân viên bán hàng
TK 641.2 : chi phí vật liệu.
TK 641.3 : chi phí dụng cụ đồ dùng
TK 641.4 : chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 641.5 : chi phí bảo hành .
TK 641.6 : chi phí dịch vụ mua ngoài .
TK 641.7 : chi phí khác bằng tiền.
Trình tự kế toán chi phí bán hàng được thể hiện ở sơ đồ sau:
TK 334 TK 111;112
TK 641
(1) ( 9 )
TK911 TK 338
(2) ( 10 )
TK 142
TK 152
(11a) ( 11b)
(3)
TK 153
(4)
TK 142
TK 214 (8)
( 5 )
TK 111,112
( 6 )
TK 335
(7a)
TK 331 (7b)
( 1) Tiền lương , phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên bảo quản, bốc dỡ vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ.
( 2) Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương nhân viên.
(3) Trị giá vật liệu xuất dùng phục vụ cho khâu bán hàng.
( 4) Trị giá công cụ, dụng cụ tính vào chi phí bán hàng trong kỳ.
(5) Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng.
(6) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khâu bán hàng phát sinh vứi mức không lớn.
(7) Trường hợp có trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ.
Khi trích truớc định kì hàng tháng.
Thực tế phát sinh chi phí TSCĐ
(8) Không có kế hoạch trich trước chi phí sửa chữa TSCĐ.
(9) Khoản giảm chi phí bán hàng thực tế phát sinh ( nếu có)
Cuối kì hạch toán , kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh.
a. Với những chu kì kinh doanh dài , trong kì không có hoặc có ít sản phẩm , hàng hoá tiêu thụ thì cuối kì , kết chuyển toàn bộ hoặc một phần sang “ chi phí chờ kết chuyển” (TK 1422)
b . Đến kì kế toán sau, khi có hàng hoá tiêu thụ sẽ kết chuyển chi phí này để xác định kết quả kinh doanh.
* Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến việc quản lý và phục vụ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Việc tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp được phản ánh trên TK 642. Tài khoản này mở chi tiết theo từng nội dung chi phí và có 8 TK cấp 2.
TK 642.1 – Chi phí nhân viên quản ký.
TK 642.2 – Chi phí vật liệu quản lý.
TK 642.3 – Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK 642.4 – Chi phí khấu hoa TSCĐ.
TK 642.5 – Thuế, phí và lệ phí.
TK 642.6 – Chi phí dự phòng.
TK 642.7 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 642.8 – Chi phí khác bằng tiền.
TK 334,338 TK 642 TK ...
(1) ( 9)
TK 152, 153 TK 911
( 2) (10)
TK 142,335 TK 142
(3) (11) ( 12 )
TK 214
(4)
TK111,112
( 5a)
TK 331 TK133
5b
TK 139, 159
( 6)
TK 131,138
( 7)
TK 333
( 8)
Tiền lương , các khoản trích theo lương cho cán bộ và nhân viên quản lý ở doanh nghiệp .
Trị giá thực tế VL, CCDC xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.
(3a) trị giá CCDC phân bổ cho quản lý doanh nghiệp trong kỳ, loại phân bổ nhiều lần.
( 3b) trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
( 4 ) trích khấu hao TSCĐ dùng chung cho cả doanh nghiệp.
( 5) Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp thanh toán bằng tiền và còn phải thanh toán cho nhà cung cấp.
(6) Cuối niên độ, kế toán trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản thu khó đòi.
(7) Số phải nộp cho cấp trên về chi phí quản lý. Cuối kì phản ánh xoá nợ các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lí doanh nghiệp.
(8) Phản ánh các khoản thuế nhà đất , môn bài, GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, phí, lệ phí tính vào chi phí QLDN
(9) Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí QLDN.
(10) Doanh nghiệp có chu kì sản xuất kinh doanh ngắn, trong kì có doanh thu. Cuối kì , kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh.
(11)Trong kì có doanh thu ít hoặc không có doanh thu vì chu kì sản xuất kinh doanh dài thì kết chuyển sang tài khoản chi phí chờ kết quả. Doanh nghiệp thương mại thì phân bố cho hàng tồn kho.
( 12) Sang kì sau khi có doanh thu, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
5.Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 911 – xác định kết quả kinh doanh.
Nội dung của TK 911 : phản ánh việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kì kế toán.
TK 911 không có số dư cuối kì.
Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng như sau :
Kết chuyển trị giá vốn hàng hoá tiêu thụ trong kì :
Nợ TK 911
Có TK 632
Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần trong kì :
Nợ TK 511, 512
Có TK 911
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp :
Nợ TK 911
Có TK 641, 642
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu bất thường :
Nợ TK 711, 721
Có TK 911
Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường :
Nợ TK 911
Có TK 811,821
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp còn lại của kì trước :
Nợ TK 911
Có TK 142 ( 1422)
Kết chuyển lãi :
Nợ TK 911
Có TK 421 ( 4212)
Nếu lỗ, kết chuyển lỗ :
Nợ TK 421 ( 4212)
Có TK 911
6.Sổ kế toán sử dụng
Tùy theo doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán nào mà doanh nghiệp sử dụng sổ kế toán trong kế toán bán hàng và xác định kết quả cho phù hợp.
Nếu doanh nghiệp tổ chức kế toán theo hình thức NKC, thì tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến bán hàng, xác định kết quả đều ghi vào sổ NKC và các sổ NKCD ( như nhật ký bán hàng) và các sổ , thẻ kế toán chi tiết ( như số chi tiết tiêu thụ ) , theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán các nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ NKCD để ghi vào sổ cái tài khoản 156,511,531,521,532,632,911 theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Nếu doanh nghiệp tổ chức kế toán theo hình thức CTGS thì định kì phải lập CTGS và mở các sổ : sổ ĐKCTGS, sổ cái TK 156, TK 157 , và các sổ chi tiết...
Nếu doanh nghiệp tổ chức kế toán theo hình thức NKCT thì doanh nghiệp phải mở các sổ kế toán sau:
Bảng kê số 5: bảng kê dùng để tập hợp chi phí liên quan đến tiêu thụ : TK 641, TK 642.
Bảng kê số 8 : bảng kê nhập xuất tồn kho hàng hoá.
Bảng kê số 10: hàng gửi đi bán.
Sổ chi tiết bán hàng.
Sổ chi tiết TK 131.
Bảng kê số 11: phải thu của khách hàng.
Nhật lí chứng từ số 8: phản ánh tổng quát tình hình tiêu thu hàng hoá và thanh toán với khách hàng, xác định kết quả kinh doanh.
Sổ cái các TK 156,157,131,511,512,521,531,632,641,642,911.
Phần II.
thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty thương mại khách sạn đống đa.
I Đặc điểm chung của công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa
1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa :
Công ty Thuơng mại Khách Sạn Đống Đa được thành lập theo quyết định số 1417 ngày 23/4/1996 của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhập doanh nghiệp là công ty thương mại Dịch vụ Tổng Hợp Đống Đa và công ty ăn uống Khách Sạn Đống ĐA.
Trong những năm qua, hai doanh nghiệp tiền thân của công ty Thương Mại Khách Sạn đã khẳng định và phát huy được vai trò của thương nghiệp quốc doanh trong cơ cấu kinh tế của quận nói riêng và của cả nước nói chung.
Được thành lập trong bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa đã có những tiền đề thuận lợi to lớn.
Thuận lợi cơ bản trước hết là công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý ,cán bộ nghiệp vụ
năng động dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp , dịch vụ . Chính đội ngũ ,cán bộ đó đã xây dựng nên bề dày thành tích trong việc đáp ứng các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của nhân dân trong quận cũng như của nhân dân cả nước trong những năm qua. Đồng thời trong những năm qua công ty cũng giải quyết tháo gỡ một loạt những khó khăn không kém phần quan trọng để có thể tự đứng vững, tự khẳng định mình và hoàn thành được các nhiệm vụ kinh tế .nhiệm vụ chính trị của bản thân công ty.
Mặt khác công ty có một tiềm năng sẵn có rất lớn về đất đai, nhà xưởng. Công ty quản lý 8000m2 và 9 cửa hàng lớn trải rộng khắp trên địa bàn toàn quận ,hết sức thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu đưa hàng hoá ,dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.
Hiện nay chức năng cơ bản của công ty là bán lẻ hàng hoá ,tổ chức bán buôn các mặt hàng theo lô lớn cho các cơ quan ,các tổ chức cá nhân có nhu cầu đặt hàng cũng như cho các tổ chức kinh tế , cơ quan hành chính sự nghiệp trong và ngoài quận nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Công ty đã từng bước tiến hành xây dựng nâng cấp các cửa hàng kho tàng loại hàng để hoàn thiện kinh doanh, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng, từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng và giữ được uy tín vốn có của công ty. Bên cạnh đó công ty còn đa dạng hoá các mặt hàng và mạng luới kinh doanh để cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy và đặc điểm kinh doanh của công ty
Với những đặc điểm ,chức năng ,nhiệm vụ trên để phát huy thế mạnh ,bộ máy của công ty Thương Mại Khách Đống Đa đựoc tổ chức theo mô hình trực tuyến. Có thể nói rằng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa là một bộ máy quản lý gọn nhẹ , có đủ chức năng quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp .
Cơ cấu tổ chức bô máy quản lý của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Các đơn vị trực thuộc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Cửa hàng Thanh Xuân
Trung tâm TM ASEAN
Cửa hàng Hàng Bột
…..
-Giám đốc : là đại diện cho người lao động trong công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty theo pháp luật hiện hành. Toàn quyền giám sát và quản lý trực tiếp đến việc kinh doanh của các cửa hàng trực thuộc để đề ra các quyết định kịp thời giúp cho sự phát triển của toàn công ty.
-Phó giám đốc : là người chỉ đạo công việc đến các phòng ban tham mưu theo dõi tình hình kinh doanh của công ty rồi báo cáo lên giấm đốc . Phó giám đốc còn là người thay thế giám đốc vắng mặt.
-Phòng tổ chức hành chính : Là phòng có chức nâng giúp công ty quản lý và sấp xếp lao động nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động , xây dựng các phương án quản lí tổ chức nhân sự trong công ty.
-Phòng kế toán : là một trong những phòng quan trọng giúp cho công ty thấy được hoạt động kinh doanh và kết quả ra sao. Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ số vốn của công ty , kiểm tra các số liệu chứng từ làm căn cứ cho việc ghi chép vào sổ sách báo cáo quyết toán , báo cáo tài chính của công ty theo chế độ quy định của bộ tài chính.
-Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Thông báo kịp thời về sự biến động của thị trường hàng ngày nhằm đưa ra những thông tin chính xác cho các phòng ban liên quan để lập kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.
-Các đơn vị trực thuộc bao gồm : Cửa hàng Nguyễn Huệ ,Cửa hàng Nguyễn Trãi, Trung tâm thương mại ASEAN ,trung tâm thương mại Ngã Tư Sở , Của Hàng Thanh Xuân , Cửa hàng Kim Liên , Trung tâm Dịch vụ ăn uống ngã tư sở, Cửa hàng Hàng Bột
3.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, thì tổ chức công tác kế toán đóng vai trò quan trọng , nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận . Kết quả đó đựoc phản ánh qua từng con số cụ thể . Bộ máy kế toán của công ty có chức năng giúp giấm đốc thực hiện chế độ quản lý kinh tế tài chính theo quy định của nhà nước .Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện trả lương cho CBCNV đông thời thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước có liên quan đến tài chính.
3.1 Cơ cấu bộ máy kế toán và hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty
Công Ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập hoạt động sản suất kinh doanh theo đúng pháp luật , đúng chế độ qui định . Công ty tổ chức bộ máy quản lý tài chính theo mô hình của một doanh nghiệp thương mại .Do mạng lưới kinh doanh rộng khấp , kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và nhiều nghành nghề khác nhau. Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán là mô hình vừa tập trung vừa phân tán . Công tác hoạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế của công ty đều được thực hiện tại phòng kế toán .
Toàn bộ công tác kế toán từ khâu kiểm tra hoàn thiện chứng từ đến việc ghi và lập báo cáo tài chính đều thực hiện ở phòng kế toán . Tại cửa hàng chỉ hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế kê khai các bảng kê bán lẻ , cuối kỳ các cửa hàng trực thuộc gửi báo cáo lên phòng kế toán.
Tổ chức bộ máy ké toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán bán hàng
Kế toán TSCĐ và chi phí
Kế toán mua hàng và thanh toán
Kế toán ở các cửa hàng
-Kế toán trưởng : Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về toàn bộ công tác kế toán của công ty . đồng thời thực hiện chức năng giám sát về vấn đề tài chính của công ty . Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Thông qua các báo cáo của nhân viên kế toán , kế toán trưởng sẽ tổng hợp lại và đưa lên báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động công ty . Từ đó xây dựng kế hoạch, tham mưu cho ban giám đốc và lãnh đạo của công ty.
-Kế toán tổng hợp : tổng hợp tất cả các số sách từ các cửa hàng gửi lên , đồng thời là người hỗ trợ cho kế toán trưởng kiểm tra các báo cáo tài chính khi cần thiết.
-Kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng : là người phải xác định được lượng hàng mua vào trong kì về số lượng và giá cả chính xác, theo dõi tình hình biến động của hàng hoá mua vào qua từng lần nhập. Không chỉ theo dõi lượng hàng hoá mua vào kế toán ở bộ phận này còn có nhiệm vụ theo dõi việc chi trả công nợ với các nhà cung cấp , tránh tình trạng nợ quá nhiều gây tổn thất cho doanh nghiêp.
-Kế toán TSCĐ: theo dõi sự biến động của TSCĐ trong kì, lập kế hoạch trích khấu hao tài sản cố dịnh. Đồng thời kế toán ở bộ phận này theo dõi sự biến động của chi phí trong toàn công ty. Trong kì có những khoản chi phí nào phát sinh, tập hợp những chi phí này để từ đó có kết quả kinh doanh chính xác . Tìm hướng giải quyết và điều chỉnh chi phí cho cân đối với doanh thu đạt đựoc nếu chi phí đó quá cao hoặc quá thấp.
Kế toán bán hàng : Có nhiệm vụ theo dõi việc tiêu thụ của hàng hoá, phản ánh chímh xác doanh thu bán hàng và số thuế GTGT đầu ra cũng như việc tính lãi lỗ.
Thủ quỹ: Thực hiện các quan hệ giao dịch với Ngân hàng về vấn đề tiền mặt, đăng ký vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất nhập quỹ và ghi vào sổ quỹ.
Như vậy, phòng kế toán có nhiệm vụ:
+ Giám sát tình hình tài chính của Công ty, lập kế hoạch thu chi tài chính đảm bảo cân đối tài chính.
+ Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực quản lý tài chính, cũng như về khả năng nguồn lực của Công ty.
+ Kiểm tra và sử dụng bảo quản vật tư tiền vốn.
+ Ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác về số lượng, giá trị của các loại tài sản, vật tư, tiền vốn.
+ Hạch toán đầy đủ các chi phí phát sinh trong kỳ và đưa ra các biện pháp quản lý sử dụng có hiệu quả đồng vốn của Công ty.
+ Tổ chức hạch toán ghi sổ theo các mẫu sổ sách và tài khoản kế toán Nhà nước quy định.
+ Tổng hợp các báo cáo tài chính cuối mỗi kỳ theo chế độ quy định của ngành chủ quản, cụ thể theo từng tháng, quý, năm.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
3.2 Hệ thống tài khoản áp dụng:
Hệ thống tài khoản của Công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141TC?QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính.
3.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng trong Công ty
Hình thức sổ sách mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật kí chứng từ.
Chứng từ gốc
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng Kê
.
II. Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa.
Hiện nay công ty kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường như :
Hàng nội thất văn phòng và gia đình, hàng đồ dùng may mặc, lương thực thực phẩm , vật liệu kim khí, xây dựng ..... bên cạnh đó công ty có đủ khả năng đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu hàng định kì, lẻ thường xuyên, nhu cầu tức thời của mọi đối tượng khách hàng. Về giá cả, hàng hoá của công ty luôn có giá thấp hơn so với hàng hoá trên thị trường bán lẻ do công ty có điều kiện liên hệ được nguồn hàng cung cấp từ các đơn vị sản xuất các nhà đại lý chính thức.
Công ty tiến hành cả hai hoạt động bán buôn và bán lẻ, tuy nhiên hoạt động bán lẻ là chủ yếu, thi trường tiêu thụ chính là các khu vực, địa bàn công ty có cơ sở bán lẻ.
Với đặc điểm trên hoạt động kính doanh của doanh nghiệp tương đối đơn giản. Do đó mô hình và công tác kế toán thực hiện tại công ty cũng được đơn giản hoá để phù hợp với đặc điểm của công ty. Điều này được thể hiện ở hệ thống sổ sách kế toán sử dụng và phương pháp hạch toán trên các sổ đó sẽ được trình bày ở dưới đây.
Kế toán bán hàng tại công ty TMKS Đống Đa
Kế toán giá vốn hàng bán:
Tài khoản sử dụng : TK 632 Gía vốn hàng bán.
Chi phí mua hàng trong công ty phát sinh không lớn nên trị giá vốn hàng hoá bán ra trong công ty được tính chỉ bao gồm giá mua hàng. Như vậy trị giá vốn hàng bán chính là giá vốn hàng xuất kho để bán. Trị giá vốn hàng xuát kho để bán được tính theo phương pháp đích danh: căn cứ vào số lượng hàng xuất và giá nhập để tính. Kế toán công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nhưng đến cuối tháng kế toán mới tiến hành kiểm kê hàng tồn để tính giá vốn hàng bán .Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 8 - Nhập, xuất, Tồn của từng cửa hàng để lập bảng kê số 8 của toàn công ty .
Ví dụ : Toàn bộ trị giá vốn hàng xuất bán của cửa hàng Thanh Xuân tháng 6 năm 2002 là: 221.347.909 đồng được thể hiện trên bảng kê số 8 của công ty dòng ghi cửa hàng Thanh Xuân : Nợ TK 632 đối ứng có TK 156 ( Ví dụ bảng số 1)
Nợ TK 632: 221. 347.909
Có TK 156: 221.347.909
1.2 Kế toán doanh thu bán hàng.
ở công ty Thương mại Khách sạn Đống Đa áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Trong công tác cung cấp hàng hoá dịch vụ, công ty sử dụng chứng từ thanh toán là hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng, chứng từ thanh toán …
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 511 doanh thu bán hàng
TK 3331 thuế GTGT
TK 111,112,521,531,532.
Sổ kế toán sử dụng :
Công ty sử dụng sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết của doanh thu theo dõi doanh thu phát sinh theo từng cửa hàng, kết cấu của sổ này bao gồm các cột thứ tự , cột thuế GTGT ( TK 3331), cột ghi có TK 511 , ghi nợ các tài khoản.
Số liệu để ghi lên cột thuế ( 3331) thực chất là số thuế GTGT đầu ra của số hàng đã bán. Số ghi trên cột có TK 511 là tổng số doanh thu từ hàng bán,
Số ghi nợ các tài khoản là doanh thu theo từng hình thức thanh toán. Ví dụ như : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trả chậm
Kế toán cửa hàng tập hợp báo cáo bán hàng để cuối tháng lập báo cáo bán ra của cả cửa hàng nộp cho kế toán công ty. Kế toán công ty căn cứ vào số liệu từ báo cáo để ghi lên sổ chi tiết doanh thu.
Cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp số liệu trên sổ chi tiết doanh thu để ghi lên nhật kí chứng từ số 8 các chỉ tiêu có liên quan.
Ví dụ: trên báo cáo bán ra ngày 30 tháng 6 năm 2002 của cửa hàng Thanh Xuân có số liệu như sau:( Bảng số 2)
Tổng doanh thu bán hàng : 247.500.000
Trong đó thu tiền trực tiếp: 201.971.348 đồng., bán trả chậm : 45.528.652 đồng
Doanh thu 247.500.000 được ghi vào dòng ghi có TK 511 của cửa hàng Thanh Xuân trong sổ chi tiết doanh thu.
Khi thu tiền kế toán ghi : Nợ TK :111
Có TK : 3331.
Có TK : 511
Trường hợp hình thức bán hàng chưa thu tiền, kế toán ghi :
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
Ví dụ tại cửa hàng Thanh Xuân , doanh thu thu tiền là : 201.971.348 đồng.
Thuế GTGT bán ra là : 20.197.152 đồng
Kế toán ghi : Nợ TK 111 : 222.168.500
Có TK 511 : 201.971.348
Có TK 3331: 20.197.152
Ví dụ minh hoạ ở bảng số 3.
Kế toán thanh toán với khách hàng.
Với phương thức kinh doanh là hoạt động bán lẻ và dịch vụ là chủ yếu nên khâu thanh toán được công ty chú trọng và thường áp dụng hình thức thanh toán trực tiếp, nhanh, hình thức trả chậm có nhưng chỉ xuất hiện ở một số cửa hàng lớn và cũng không nhiều . Vì vậy kế toán công ty không thực hiện mở sổ chi tiết thanh toán với người mua và bảng kê số 11- phải thu của khách hàng. Tại các cửa hàng nếu có bán chậm trả thì sẽ lập bảng kê TK 131 cuối kì nộp lên cho kế toán công ty tập hợp lại ghi vào sổ nhật kí chứng từ số 8 phần ghi có.
Theo bảng kê TK 131 tháng 6 năm 2002 của cửa hàng Thanh Xuân thì số tiền bán chưa thu phát sinh trong tháng là : 50.081.500 đồng. Các cửa hàng không phát sinh.( Ví Dụ xem bảng số 4)
Kế toán các khoản giảm doanh thu.
Trong quá trình bán hàng tại công ty có phát sinh các khoản giảm doanh thu sau:
+ Giảm giá hàng bán : Để khuyến khích tiêu thụ hàng hoá của mình , công ty thực hiện bớt giá đối với những khách mua số lượng lớn.
Tài khoản sử dụng để theo dõi ở đây là TK 152.
+ Hàng bán trả lại: hàng hoá tiêu thụ có thể có những thứ bị mất phẩm chất .. khách hàng không chấp nhân và đem trả lại. Nếu có chứng từ hợp lý công ty sẽ chấp nhận là hàng bán trả lại.
TK theo dõi hàng bán trả lại là TK 531
Trong tháng 6 năm 2002 không phát sinh các nghiệp vụ này, nên kế toán công ty không mở sổ theo dõi.
Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng trong công ty bao gồm các khoản:
Chi phí nhân viên bán hàng
Chi phí dụng cụ đồ dùng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền.
Tại công ty thương mại khách sạn ĐốngĐa , để phản ánh và tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh trong kì phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá và quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi tiến hành mở các sổ sau:
+ Bảng kê số 5: Cuối tháng các bộ phận có liên quan chuyển số liệu lấy được từ các chứng từ gốc của bộ phận chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp để tổng hợp vào bảng kê số 5.
Bảng kê số 5 do kế toán chi phí ghi chép và sử dụng để tổng hợp số phát sinh bên có của các tài khoản 142,214,338,334,3337,3338… trong từng tài khoản , kế toán chi tiết các yếu tố và nội dung chi phí như chi phí chi phí nhân viên, chi phí công cụ dụng cụ:
Bảng kê số 5 gồm các cột số thứ tự . các cột dọc phản ánh số phát sinh bên có của các tàikhoản : 142,152,214, 334, 338. Các dòng ngang phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp ( Nợ TK 641, Nợ TK 642) đối ứng với các tài khoản liên quan phản ánh ở các cột dọc.
Cuối tháng kế toán tiến hành khoá sổ và số liệu tổng hợp trên bảng kê số 5 là cơ sở để ghi vào nhật ký chứng từ số 7.
+Nhật ký chứng từ số 7 do kế toán chi phí của công ty ghi chép và được sử dụng để tổng hợp toàn bộ chi phí kinh doanh . Nhật ký chứng từ số 7 phản ánh số phát sinh bên có của các tài khoản 334, 338, 214… và một số tài khoản để phản ánh và ghi nợ TK641, 642 tại từng cửa hàng , kế toán sử dụng phần 2 của nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp (theo yếu tố chi phí )
+ Các sổ cái TK 641,642. Căn cứ để vào sổ này là các số liệu từ nhật ký chứng từ số 7 theo các yếu tố chi phí kế toán tập hợp chi phí phát sinh ở từng bộ phận vào TK 641,642. Ngoài ra kế toán còn sử dụng nhật ký chứng từ số 1,2 bảng tổng hợp chi phí , bảng kê số 5, để kiểm tra đối chiếu xem xét số liệu đã hợp lí chưa. các sổ TK 641,642 của toàn công ty đươc kế toán bộ phận văn phòng công ty tập hợp số liệu từ các bảng tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh từ các cửa hàng gửi lên cùng với sổ cái TK 641,642 của văn phòng. Các sổ cái này làcơ sở cho kế toán lập báo cáo tài chính - khâu cuối cùng của công việc hach toán kế toán. Ví dụ ( bảng số 5, số 6, số 7)
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kế toán xác định kết quả kinh doanh theo công thức:
Kết quả = Kết quả + Kết quả hoạt động + Kết quả
kinh doanh bán hàng tài chính bất thường
Tuy nhiên do Công ty hiện nay chưa tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính nên các khoản doanh thu tài chính có được chỉ đơn thuần là lãi gửi Ngân hàng và không đáng kể còn chi phí hoạt động tài chính thì không phát sinh. Đồng thời các hoạt động mang tính bất thường thì cũng phát sinh ít hoặc không phát sinh. Vì vậy, có thể nói kết quả kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là từ kết quả bán hàng.
TK được sử dụng để hạch toán xác định kết quả kinh doanh là Tk 511, 641, 642, 632, 911, 421.
Sổ kế toán sử dụng : Công ty tiến hành hạch toán xác định kết quả kinh doanh trên sổ NKCT số 8, các sổ cái TK 156 , 641, 642, 632, 511, 911.
Sổ NKCT số 8
Cơ sở để ghi lên sổ NKCT số 8 là kết quả tính giá vốn thực tế của hàng xuất bán , các sổ chi tiết doanh thu, bảng tập hợp chi phí, tập hợp số liệu từ bảng kê TK 131 của các cửa hàng ...
Phương pháp lập NKCT số 8 như sau:
Cột ghi có TK 156, nợ TK 632 dựa vào kết quả tính giá vốn thực tế hàng hoá xuất kho bán để ghi.
Cột ghi có TK 511, nợ các TK 111,112,131 dựa vào số liệu từ sổ chi tiết doanh thu,
Cột ghi có TK 131, nợ các TK 111,112... số liệu được tập hợp từ bảng kê TK 131 của cửa hàng phần thanh toán ghi lên.
Cột ghi có TK 641, 642, 632 Nợ TK 911 số liệu được lấy từ bảng tập hợp chi phí, kết quả tính giá vốn thực tế hàng xuất kho bán để ghi.
Cột ghi có các TK 532, 531 Nợ TK 511 căn cứ vào doanh số hàng bị trả lại trong quý để ghi sang.
Sổ cái các TK 156,511, 641, 642 , 632, 911.
Căc cứ lập: Căn cứ vào các NKCT, sổ cái TK liên quan.
Phương pháp lập:
Số dư đầu năm: Dựa vào sổ cái tài khoản năm trước dòng số dư cuối tháng cộng chuyển sang.
Số dư phát sinh nợ trong tháng: Được phản ánh chi tiết theo từng đối ứng có lấy từ NKCT có liên quan.
Số phát sinh có: Lấy từ dòng cộng của NKCT ghi có các TK này.
Sổ cái được ghi vào cuối tháng sau khi đã đối chiếu số liệu liên quan trên vào các NKCT.
Phần III Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa
1. Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Trong nền kinh tế thị trường , việc tổ chức hạch toán kế toán một cách khoa học là một điều rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp , nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Vì để có thể cùng hoà nhập vào quá trình đổi mới đất nước thì hệ thống kế toán cần phải ngày càng đổi mới và hoàn thiện hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong công tác kế toán việc thực hiện và áp dụng chế độ kế toán của nhà nước được tiến hành một cách kịp thời và triệt để, đúng với yêu cầu và nguyên tắc kế toán đã đề ra. Tuy nhiên, quá trình hạch toán cũng không cứng nhắc dập khuôn mà luôn được cải tiến , cho phù hợp với điều kiện , đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp . Vì vậy nó không ngừng đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu về thông tin của nhà quản lý. Công tác kế toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa đã thực hiện một cáh đầy đủ , chính xác, hiệu quả và kịp thời . Bên cạnh những mặt mạnh còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa áp dụng mô hình phân tán kết hợp tập chung cho nên kế toán đảm bảo được sự chính xác kịp thời trong việc chỉ đạo kinh doanh, áp dụng hình thức này tạo điều kiện giúp Doanh Nghiệp xoá bỏ khoảng cách về không gian và thời gian nơi xảy ra thông tin và nơi thu nhận thông tin làm cho việc thông tin cung cấp kịp thời, bám sát đựoc quá trình kinh doanh và thúc đẩy được quá trình hạch toán nội bộ .
Việc sử dụng hệ thống chứng từ của công ty nói chung đảm bảo kỉ luật tài chính. Chứng từ sử dụng , trình tự luân chuyển chứng từ , trình tự ghi chép đảm bảo có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý. Đây là ưu điểm công ty cần duy trì đảm bảo giám sát cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị. Hệ thống sổ sách kế toán của công ty tương đối đơn giản nhằm phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi của hình thức nhật ký chứng từ trong công tác kế toán ở công ty khi áp dụng hình thức này còn có nhiều hạn chế. Do đặc điểm của hình thức nhật lý chứng từ là số lượng sổ sách nhiều, việc ghi chép theo dõi tương đối phức tạp đòi hỏi cán bộ kế toán phải có chuyên môn vững vàng thì mới có thể hạn chế được những thiếu sót trong quá trình ghi sổ.
Trong điều kiện hiện nay, kỹ thuật tin học phát triển rộng rãi và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Trong khi dó, công ty thương mại khách sạn Đống Đa là một đơn vị kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, số lượng ghi chép nhiều... Công ty đã trang bị cho phòng kế toán máy vi tính nhằm thực hiện điện toán kế toán trong công ty, nhưng phòng kế toán vẫn chưa sử dụng một cách triệt để tính hữu ích của máy vi tính. Vì vậy sử dụng tin học trong công tác kế toán là một yêu cầu cấp thiết nó giúp cho việc tính toán nhanh và tính chính xác cao. Và chỉ sử dụng tin học một cách có hiệu quả thì mới đáp ứng kịp thời những thông tin cho người sử dụng bên trong và bên ngoài công ty.
hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Qua quá trình thực tập tại công ty, trực tiếp theo dõi công tác hạch toán tại đây, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả của công ty như sau:
Về kế toán giá vốn hàng bán: hiện nay, tuy công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nhưng công việc kiểm kê hàng tồn kho để tính giá vốn hàng bán lại chỉ được thực hiện vào cuối tháng. Điều này là không đúng với nguyên tắc kế toán. Vì vậy đề nghị kế toán công ty thực hiện đầy đủ việc kiểm kê cuối ngày như vậy mới đảm bảo được kế toán giá vốn bán hàng được chính xác.
Việc lập báo cáo bán hàng của các cửa hàng trong công ty chỉ được tiến hành vào cuối tháng, kéo theo kế toán công ty cũng chỉ thực hiện ghi sổ chi tiết công ty vào cuối tháng. Cách ghi chép này không đảm bảo ý nghĩa của việc lập sổ chi tiết doanh thu là quản lý một cách thưuờng xuyên chi tiết tình hình doanh thu bán hàng của công ty.
Về việc hạch toán chi tiết doanh thu của công ty mới chỉ chi tiết theo từng cửa hàng. Cách ghi chép này đã giúp cho nhà quản trị biết được kết quả kinh doanh ở từng cửa hàng . qua đó có được định hướng chú trọng đầu tư vào địa điểm nào có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, nếu như công ty muốn nghiên cứu , thúc đẩy kinh doanh một loại hàng hoá nào đó thì cần thiết phải tiến hành kế toán chi tiết doanh thu theo từng loại hàng khác nhau. Như vậy kế toán cần phải mở thêm sổ chi tiét bán hàng. Do lượng hàng hoá kinh doanh tại các cửa hàng của công ty rất đa dạng nên ta chỉ cần hạch toán theo từng nhóm hàng, mỗi nhóm hàng bao gồm những mặt hàng có tính chất tương đồng với nhau. Mẫu sổ chi tiết bán hàng theo từng nhóm hàng có thể được lập như sau: ( sổ này mở theo từng nhóm hàng, tức là mỗi nhóm hàng được lập một sổ riêng để theo dõi )
Cột diễn giải ghi tên cửa hàng, cột tài khoản đối ứng ghi tài khoản đối ứng với TK 511 như TK 111, 112, 131...
Cột doanh thu ghi tổng số doanh thu của nhóm hàng đó.
Cột các khoản giảm trừ: Căn cứ vào số liệu các khoản giảm trừ phát sinh như giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, thuế, lệ phí.
Về việc theo dõi khoản phải thu của khách hàng: Mặc dù hiện nay nợ phải thu không phát sinh nhiều trong công ty nhưng tháng nào cũng có. Nếu kế toán cuối kì chỉ thực hiện tập hợp mà không ghi lại thì khi cần kiểm tra số liệu các kì thì sẽ rất mất nhiều thời gian. Mặt khác trong tương lai khi hình thức bán buôn được đẩy mạnh thì việc mở sổ theo dõi chi tiết khoản thanh toán với người mua là bắt buộc. Vì vậy kế toán công ty cần thiết mở sổ theo dõi khoản nợ phải thu.
Do các nghiệp vụ bán chịu chưa phát sinh nhiều thì ta cũng chưa cần phải mở sổ chi tiết TK 131 và bảng kê số 11 . Ta có thể mở một sổ chi tiết thanh toán với người mua có mẫu giống như bảng kê số 11 để thực hiện tập hợp các khoản phải thu cuối tháng. Cơ sở lập sổ này là các bản kê TK 131 của các cửa hàng.
Về việc hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty nên tiến hành phân bổ một phần chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho kỳ sau nếu lượng hàng tồn cuối kì nhiều. Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ theo hàng còn lại cuối kỳ có thể tính theo công thức sau:
CPBH, CPQLDN Phân bổ cho hàng = còn lại
CPBH, CPQLDN cần phân bổ còn đầu kì
CPBH, CPQLDN cần phân bổ phát sinh
Trị giá hàng
x còn cuối kì
Trị giá hàng + xuất trong kì
Trị giá hàng còn cuối kì
Khi đó chi phí phân bổ cho hàng xuất trong kì sẽ được tính như sau:
CPBH,CPQLDN Phân bổ cho = hàng đã bán trong kỳ
CPBH, CPQLDN cần phân bổ cho hàng còn lại dầu kì
CPBH, CPQLDN
+ phát sinh trong kì
CPBH,CPQLDN
- phân bổ cho hàng còn lại cuối kì
Kế toán sẽ lập định khoản sau:
Nợ TK 911 phân bổ cho hàng tiệu thụ.
Nợ TK 142 (1422) phân bổ cho hàng còn lại cuối kì
Có TK 642,641
đến kì sau chi phí bán hàng, chi phí quản lí daonh nghiệp chờ phân bỏ sẽ được kết chuyển để các định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911
Có TK 142 ( 1422)
Kết luận
Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lí kinh tế thông qua việc phản ánh và giám đốc một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản tiền vốn của công ty ở mọi khâu trong quá trình kinh doanh, nhằm cung cấp các thông tin chính xác phục vụ cho điều hành hoạt động kinh doanh thì việc hoàn thiện công tác kế toán ở công ty là một tất yếu, nhất là trong nền kinh tế thị trưòng hiện nay. doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu cần phải được phản ánh chính xác, kịp thời và theo dõi chính xác thì việc tổ chức kế toán doanh thu và xác đinh kết quả kinh doanh đòi hỏi phải cần hoàn thiện hơn.
Trong thời gian thực tập, qua việc nghiên cứu tình hình thực tế về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Thương mại khách sạn Đống Đa, Tôi nhìn thấy những mặt mạnh mà công ty cần phát huy cũng như những tồn tại mà công ty cần khắc phục. Qua đó tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty và mong rằng các ý kiến đó có tác dụng đối với công ty.
Do thực gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các anh chị trong công ty và của các thầy cô trong khoa để chuyên đề thực tập của tôi hoàn thiện hơn.
Hà nội, tháng 08 năm 2002
Bảng số 1
Bộ, Tổng cục: Sở thương mại Hà Nội
Đơn vị : Công ty Thưong mại Khách sạn Đống Đa
bảng kê số 8 nhập xuất tồn kho
Hàng hoá - TK 156
Tháng 6 năm 2002
Số dư đầu tháng : 1.908.097.211
Đơn vị tính: đồng
Các đơn vị trực thuộc
Ghi nợ TK 156 , ghi có các TK
Ghi có TK 156, ghi nợ các TK
331
111
112
Công nợ TK 156
571
632
Cộng có TK156
Văn phòng công ty
266.000.000
7.320.000
13.000.000
286.320.000
330.710.000
330.710.000
Trung tâm ngã tư sở
117.960.403
19.396.507
132.356.910
111.381.000
111.381.000
Cửa hàng Thanh Xuân
222.452.000
21.460.000
234.442.720
221.347.909
221.347.909
Trung tâm thương mại ASEAN
471.770.706
114.741.944
2.32.832.000
819..344.650
854..219.236
854..219.236
……
…
…..
…..
…..
……
…….
Cộng
1.268.193.109
158.419.171
245.832.000
1.672.444.280
1.917.658.145
1.917.658.145
Số dư cuối kì: 1.662.883.346
Ngày 30 tháng 06 năm 2002
Kế toán ghi sổ
( Ký , họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký họ và tên)
Bảng số 2
Công ty Thưong mại Khách sạn Đống Đa
Cửa hàng Thanh Xuân
Báo cáo bán ra
Tháng 6 năm 2002
Đơn vị tính: đồng
stt
Mặt hàng
Doanh số chưa thuế
Thuế GTGT10%
Tổng tiền thanh toán
Tiền mặt
Tiền gửi
Chưa thu tiền
Giá vốn
1
Bàn văn phòng
51.233.473
5.123.327
56.356.800
6.275.300
50.081.000
45.597.790
2
Ghế văn phòng
31.200.000
3.120.000
34.320.000
34.320.000
27.768.000
3
Tủ tài liệu
28.546.000
2.854.600
31.400.600
31.400.600
25.405.940
4
Bảng viết
17.250.000
1.725.000
18.975.000
18.975.000
15.352.500
…
……
…..
….
…..
…..
…..
Tổng cộng
247.500.000
24.750.000
272.250.000
222.168.500
50.081.000
221.347.909
Người lập biểu
( Ký , họ và tên)
Bảng số 3
Bộ, Tổng cục: Sở thương mại Hà Nội
Đơn vị : Công ty thưong mại khách sạn Đống Đa
sổ chi tiết doanh thu
Tháng 6 năm 2002
Đơn vị tính: đồng
Stt
Đơn vi trực thuộc
Thuế
Ghi nợ TK
Ghi có TK511
111
112
131
1
Văn phòng công ty
36.578.000
365.780.000
402.358.000
2
Trung tâm ngã tư sở
12.252.000
122.520.000
134.772.000
3
Của hàng Thanh Xuân
24.750.000
247.500.000
222.168.500
50.081.500
4
Trung tâm thương mạiASEAN
94.700.000
947.000.000
772.000.000
175.000.000
…
…
…
…
….
Tổng cộng
210.950.000
2.109.500.000
2.095.368.500
175.000.000
50.081.500
Ngày 30 tháng 06 năm 2002
Kế toán ghi sổ
( Ký , họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký họ và tên)
Bảng số 4
Công ty thưong mại khách sạn Đống Đa
Cửa hàng Thanh Xuân
Bảng kê tài khoản 131
Tháng 6 năm 2002
Đơn vị tính: đồng
Tên khách hàng
Số DĐK
Nợ tk131, Có các tài khoản
Có TK131, nợ cácTK
SDCK
N
C
511
3331
Cộng Nợ
111
Cộng Có
N
C
1
Trường đại học Thương Mại
23.291.363
2.329.137
25.620.500
2
Bệnh viện Bạch Mai
22.237.289
2.223.711
24.461.000
Tổng cộng
45.528.652
4.552.848
50.081.500
Người lập biểu
( Ký , họ và tên)
Bảng số 5
Công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa
cửa hàng Thanh Xuân
Bảng kê số 5
Tập hợp : Chi phí Bán Hàng (641)
: Chi phí quản lý doanh nghiệp(642)
Tháng 6/2002
Đơn vị tính : đồng
Các TK ghi có, các TK ghi nợ
TK142
214
3337
3338
334
3382
3383
Cac TK phản ánh ở các NKCT khác
Cộng phát sinh
NKCT số1
NKCT số 2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
TK641-CFBH
800.000
1.200.000
200.000
805.860
3.005.860
Chi phí nhân
viên
CF công cụ , dụng cụ
800.000
800.000
CF khấu hao TSCĐ
1.200.000
1.200.000
CF dịch vụ mua ngoài
CF bằng tiền khác
200.000
805.860
1.005.860
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2
TK642- CFQLDN
700.000
947.440
736..212
700.000
5.084.762
100.847
727.807
43.065
1.217.646
10.257.779
CFnhân viên QL
5.084.762
100.847
727.807
5.913.416
CF công cụ dụng cụ
700.000
700.000
CF khấu hao TSCĐ
947.440
947.440
Thuế phí lệ phí
736.212
700.000
1.436.212
CF dịch vụ mua ngoài
43.065
594.609
637.674
CF bằng tiền khác
623.037
623.037
Cộng
1.500.000
2.147.440
736..212
700.000
5.084.762
100.847
727.807
243.065
2.023.506
13.263.639
Người lập biểu
( Ký , ghi rõ họ tên)
Bảng số ….
Số nợ đầu năm
Nợ
Có
Tk 511
Đơn vị tính : đồng
Ghi có các TK đối ứng nợ với các TK này
Tháng 1
Tháng2
Tháng3
Tháng4
Tháng 5
Tháng6
Tháng7
Tháng8
Tháng9
Tháng10
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
911
1.591.609
1.674.723
2.976.301
1.697.880
1.902.955
1.609.109
11.817.088
1.782.560
2.109.500
cfs
Nợ
1.591.609
1.674.723
2.976.301
1.697.880
1.902.955
1.609.109
11.817.088
1.782.560
2.109.500
Có
1.591.609
1.674.723
2.976.301
1.697.880
1.902.955
1.609.109
11.817.088
1.782.560
2.109.500
Số dư CK
Nợ
Có
Bảng số ….
Số nợ đầu năm
Nợ
Có
TK 632
Đơn vị tính :Nghìn đồng
Ghi có các TK đối ứng nợ với các TK này
Tháng 1
Tháng2
Tháng3
Tháng4
Tháng 5
Tháng6
Tháng7
Tháng8
Tháng9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
156
1.501.609
1.602.614
2.900.696
1.566.946
….
…
…
…
1.917.658.145
cfs
Nợ
1.501.609
1.602.614
2.900.696
1.566.946
….
…
…
…
1.917.658.145
Có
1.501.609
1.602.614
2.900.696
1.566.946
….
…
…
…
1.917.658.145
Số dư CK
Nợ
Có
Bảng số ….
Số nợ đầu năm
Nợ
Có
Tk 641
Đơn vị tính : đồng
Ghi có các TK đối ứng nợ với các TK này
Tháng 1
Tháng2
Tháng3
Tháng4
Tháng 5
Tháng6
Tháng7
Tháng8
Tháng9
Tháng10
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
111
112
142
214
334
cfs
Nợ
Có
Số dư CK
Nợ
Có
Bảng số ….
Số nợ đầu năm
Nợ
Có
Tk642
Đơn vị tính : đồng
Ghi có các TK đối ứng nợ với các TK này
Tháng 1
Tháng2
Tháng3
Tháng4
Tháng 5
Tháng6
Tháng7
Tháng8
Tháng9
Tháng10
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
111
112
142
334
3382
3383
3337
3338
214
3384
3331
cfs
Nợ
Có
Số dư CK
Nợ
Có
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Tk 911
Đơn vị tính : đồng
Ghi có các TK đối ứng nợ với các TK này
Tháng 1
Tháng2
Tháng3
Tháng4
Tháng 5
Tháng6
Tháng7
Tháng8
Tháng9
Tháng10
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
641
642
632
421
cfs
Nợ
Có
Số dư CK
Nợ
Có
BảNG Số : 6
Công ty Thương Mại Khách Sạn Đống Đa
Cửa hàng Thanh Xuân
Nhật ký chứng từ số 7
PhầnII : Chi phí Sản Xuất , kinh doanh tính theo yếu tố
Tháng 6/2002
TT
Tên các TKCFSXKD
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
Công cụ dụng cụ
Thuế
Tiền lương
BHXH
Khấu hao TSCĐ
Chi phí dv mua ngoài
Chi phí bằngtiền khác
Cộng
154
632
142
621
622
627
641
800.000
1.200.000
1.005.860
3.005.860
642
700.000
1.436.212
5.084.762
828.654
947.440
637.674
623.037
10.257.779
Cộng trong tháng
1.500.000
1.436.212
5.084.762
828.654
2.147.440
637.674
1.628.897
13.263.639
Bảng số : 7
bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Tháng 06 năm 2002.
STT
Chỉ tiêu(tổng toàn công ty)
Văn phòng CTy
Trung tâm ngã tư sở
Cửa hàng Thanh Xuân
TT TM ASean
.....
.....
TK 641 - Chi phí bán hàng (80.620.060)
5.660.000
8.839.134
4.292.860
46.674.364
- Chi phí nhân viên
6.649.134
1.287.000
10.989.990
+ Lương biên chế
5.645.934
1.100.000
+ Lương hợp đồng
10.989.990
+ BHXH, KPCĐ
1.053.200
187.000
- Chi phí công cụ đồ dùng
1.800.000
1.127.000
800.000
17.500.000
- Chi phí khấu hao TSCĐ
3.000.000
236.000
1.200.000
10.000.000
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
750.000
5.791.406
- Chi phí bằng tiền khác
860.000
1.005.860
2.392.968
+ Chi phí trả lãi vay
2.392.968
+ Trả công lao động
860.000
+ Chi phí khác bằng tiền
1.005.860
TK 642 - Chi phí QLDN(63.502.785)
12.957.780
3.197.064
10.293.534
19.176.656
- Chi phí nhân viên QL
5.913.417
1.771.000
5.949.171
8.137.490
+ Lương biên chế
5.084.762
5.084.762
514.500
+ Lương hợp đồng
7.622.990
+ BHXH, KPCĐ
828.655
342.500
864.409
87.465
- Chi phí đồ dùng văn phòng
300.000
162.000
700.000
1.571.400
- Chi phí khấu hao TSCĐ
1.947.440
947.440
- Thuế, phí, lệ phí
2.136.212
608.308
1.436.212
550.000
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
637.674
313.256
637.674
4.049.017
- Cáckhoản chi phí khác bằng tiền
2.023.037
623.037
4.780.682
+ Trả lãi tiền vay
2.023.037
+ Trả công lao động
+ Chi phí khác bằng tiền
623.037
Cộng
18.617.780
12.036.198
14.586.394
65.851.018
Người lập biểu Kế toán trưởng
Bảng tổng hợp chiphí sản xuất kinh doanh
Tháng 6 năm 2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34140.doc