Nền kinh tế thị trường đã mang lại các cơ hội trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải nói chung và công ty vận tải thuỷ I nói riêng. Với sự cạnh chanh gay gắt, mong muốn có một chỗ đứng, một vị trí trên thị trường buộc công ty phải linh hoạt và nhạy bén với cơ chế quản lý mới. Với chức năng là một trong những công cụ quản lý đặc biệt, kế toán ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc giám sát trong mọi hoạt động kinh doanh phải giúp cho lãnh đạo công ty lắm được trọng điểm và mục tiêu quản lý. Thông tin được coi trọng nhất trong lĩnh vực kế toán là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Bởi nó gắn liền với việc sử dụng nhân tài, vật lực của công ty. Hơn nữa việc tính đúng, tính đủ giá thành để tạo điều kiện để xác định đúng hiệu quả tài chính trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tăng tốc độ và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
81 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải ở Công ty vận tải thuỷ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiiếp theo từng khoản đối ứng.
- Quy trình ghi sổ:
- Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ xuất nhiên liệu phục vụ cho chạy tàu thì kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho( mẫu số 1) để nhập số liệu vào máy vi tính, cụ thể là nhập vào mục “Chứng từ vật tư” trong phần “cập nhật chứng từ” theo định khoản:
Nợ TK 621.công ty
Có TK 152.01
- Và máy tính sẽ chuyển số liệu vào sổ chi tiết và sổ cái TK 621.
- Đối với chi phí nhiên liệu, vật liệu phụ tùng mua ngoài dùng trực tiếp cho hoạt động vận tải và sửa chữa đột xuất trong quá trình vận chuyển thì kế toán căn cứ vào hoá đơn mua nhiên liệu, vật liệu phụ tùng để nhập số liệu vào máy tính.
Nếu mua vật tư trả bằng tiền mặt thì kế toán nhập số liệu vào phần “Chứng từ tiền mặt” trong phần “Cập nhật chứng từ” theo định khoản:
Nợ TK 621. Công ty
Nợ TK 133(1)
Có TK 1111. 10
Mẫu số 1
Phiếu xuất kho
Mẫu số 02-VT
Đơn vị: Công ty vận tải thuỷ I Ngày 10/3/2001 QĐ số 1141/ tài chính/QĐ/CĐKT
Ngày 00/01/1995 của Bộ tài chính
Họ tên người mua hàng : Nguyễn Văn Mở
Địa chỉ : Đ41/5
Lý do xuất kho : Vận chuyển than
Xuất tại kho :K2
Số TT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượg
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Dầu diezel
Lít
2.500
2.500
Cộng
2.500
2.5000
- Nếu mua vật tư bằng tiền ứng trước hoặc trưa trả cho người bán thì kế toán nhập số liệu vào mục “chứng từ chung” trong phần “cập nhật chứng từ” theo định khoản:
Nợ TK 621.Cty
Nợ TK133 (1)
Có TK141.10, 331.01
Và máy sẽ tự chuyển đi các sổ chi tiết và sổ cái TK 621.
Trường hợp đội tầu không thực hiện tốt công tác bảo quản hàng hoá dẫn đến hàng hoá bị mất mát, hao hụt hoặc làm đắm tàu thì đội tàu phải chịu tiền phạt. Kế toán căn cứ vào phiếu thu tiền mặt để nhập số liệu vào mục “Chúng từ tiền mặt” trong phần “cập nhật chứng từ” theo định khoản:
Nợ TK 621.Cty
Có TK1111.10
Và máy sẽ tự chuyển đi các sổ chi tiết TK 621 (mẫu số 2) và sổ cái TK 621(mẫu số 3).
Cuối tháng, kế toán xác định số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế của từng loại nguyên vật liệu. Sau đó, kế toán lập chứng từ ghi sổ để hạch toán chênh lệch:
Nếu chênh lệch tăng, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621.Cty
Có TK 152.01
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán nhập số liệu vào mục “chứng từ chung” trong phần “cập nhật chứng từ”.
Cuối tháng, sau khi cân đối nhập-xuất vật tư, kế toán vào mục “kết chuyển TK 621 sang TK 637” trong phần “tổng hợp” và máy sẽ tự động thực hiện định khoản:
Nợ TK 632.Cty
Có TK 621.Cty
Mẫu số 2
Số chi tiết tài khoản
Sổ cái TK 622.Cty
Tháng 3 năm 2002
Dư nợ đầu tháng: Dư có đầu tháng:
Phát sinh nợ: 652.807.583 Phát sinh có: 652.807.583
Dư nợ cuối tháng: Dư có cuối tháng:
Tài khoản: 622.Cty: Chi phí nhân công trực tiếp – Cty
Số C. Từ
Ngày
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
31/02
Kết chuyển TK 621 vào TK 632
632. cty
585.124.800
01
01/03
Xuất diezel cho Thành TĐ 39Đ2
152.01
3.200.000
03
01/03
Xuất diezel cho Khải 153Đ2
152.01
1.485.000
01
02/03
Xuất diezel cho Ân K177 Đ1
152.01
6.236.800
04
03/03
Xuất mỡ MU2 cho Thanh TĐ62
152.01
50.000
05
03/03
Hằng nộp bồi thường
1111.10
650.500
08
04/03
Quý mua chổi than
1111.10
20.000
01
04/03
Xuất dầu nhờn cho Khoa TĐ10
152.01
253.000
24
31/03
Chênh lệch giá hạch toán và giá thự tế
152.01
18.956.600
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động vận tải.
Tổ chức chứng từ và hạch toán chứng từ ban đầu.
- Kế toán không sử dụng chứng từ gốc để hạch toán chi phí tiền lương phân bổ công nhân trực tiếp ma kế toán sử dụng chứng từ ghi sổ để hạch toán.
- Việc tính toán, phân bổ tiền lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào hạot động vận tải do phòng Tổ chức – LĐTL thực hiện vào cuối tháng chuyển sang cho phòng kế toán. Trên cơ sở đó phòng kế toán lập chứng từ ghi sổ để hạch toán và nhập số liệu vào máy tính.
Tài khoản sử dụng
- Để tập hợp chi phí về tiền lương, tiền cong và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 -chi phí nhân công trực tiếp.
- Sổ kế toán: bao gồm Sổ chi tiết dùng để phản ánh chi tiết cacá nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp theo trình tự thời gian.
- Sổ cái TK 622: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phat sinh liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp theo từng khoản đối ứng.
- Phương phap tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn công ty, cho nên công ty sử dụng tập hợp chi phí trực tiếp. Tức là chi phí nhân công trực tiếp phát sinh được hạch toán trực tiếp trên TK 622.
Quy trình ghi sổ
- Việc tính toán, phân bổ tiền lương, tièn công va các khoản trích theo lương được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương đượcphép chi trả cho khối vận tải.
Quỹ tiền lương thực tế = doanh thu thực hiện x đơn giá tiền lương / 1000đồng doanh thu
- Công ty căn cứ vào mức doanh thu từng tháng và đơn giá tiền lương được duyệt để tính ra mức tiền lương được phép chi cho khối vận tải theo công thức:
Hình thức trả lương
Trả lương khoán thu nhập cho từng đoàn tàu: Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian quay vòng (Tqv) của tưng chuyến hàng.
Căn cứ vào thời gian quay vòng của từng chuyến hàng, Công ty sẽ trả lương cho đoàn tàu. Từ tổng số thu nhập của từng đoàn tàu Công ty xác định được mức lương cụ thể của tưng thuyền viê theo hệ số công việc
Đối với những chuyến hàng đủ điều kiện trả lương khoán thu nhập nhưng do nguyên nhân khách quan dẫn đến thời gian quay vòng vượt qúa biểu định mức khoán dẫn đến lương trong chuyến hàng thấp hơn lương khoán quy định, sẽ được bù đủ như sau:
Đoàn tàu đẩy 800Tấn: 124.000đ/ngày
Đoàn tàu kéo 600-800tấn: 144.000đ/ngày
Trả lương theo thời gian:
Nhưng ngày làm việc không áp dụng hình thức trả lương khoán thì trả lương thời gian:
+ Mức 130%: thuyền viêc trên các tàu thực hiện lệnh sản xuất.
+ Mức 110%: thuyền viên trên các tàu tốt
+ Mức 100%: những ngày nghỉ phép năm, lễ tết nghỉ việc theo luật lao đông, những ngày được cử đi học, đi họp không quá 5 ngày trong một đợt, chờ tổ chức, bố trí việc làm, những ngày chồ sửa chữa ( kể cả đột xuất định kỳ).
+ Mức 65%: những ngày ngừng việc do thiên tai, bão lụt, tai nạn giao thông, mất điện, chờ vật tư.
+ Những ngày không được hưởng lương: Làm việc ẩu, không chấp hành quy trình sản xuất gây hậu quả nghiêm trọng phải ngừng việc để giải quyết hậu quả, thiếu trách nhiệm trong công tác bảo quản, bảo dưỡng máy móc, không đảm báo chất lượng gây ngừng sản xuất.
Thuyền viên được hưởng lương thời gian trong những ngày không chạy tàu và tiền lương được hưởng xác định theo công thức:
TL = TLMIN x (HCB + HPC)
Trong đó: TL mức lương thờig gian được hưởng
TLMIN Là mức lương tối thiểu
HCB Hệ số cấp bậc
HPC Hệ số phụ cấp
Công ty tính trích BHXH, BHYT trên tiền lương cơ bản và trích KPCĐ trên tiền lương thực tế và chi phí sản xuất trong kỳ.
Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành theo trình tự sau: Cuối tháng, căn cứ vào mức doanh thu thực hiện của khối vận tải và đơn giá tiền lương đựơc duyệt, phòng tổ chức – LĐTL tính toán, phân bổ mức lương được trả và chuyển sang phòng kế toán. Phòng kế toán lập chứng từ ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 622. Cty
Có TK334.01
Có TK338.01
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán nhập số liệu vào máy tính mục “chứng từ chung” trong phần “cập nhật chứng từ” và máy sẽ chuyển đi các sổ chi tiết TK 622 (mẫu số 4) và sổ cái TK622 (mẫu số 5).
Ngoài ra, Công ty còn tính vào chi phí nhân công trực tiếp khoản tiền công trả cho việc thuê ngoài bốc xếp và bảo quản hàng hoá.
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu chi (tập hợp nhiều chứng từ), kế toán nhập số liệu vào mục “chứng từ tiền mặt” trong phần “cập nhật chứng từ” theo định khoản:
Nợ TK 622. Cty
Có TK 1111.10
Và máy sẽ tự chuyển đi sổ chi tiết và sổ cái TK622.
Cuối tháng, kế toán vào mục “kết chuyển TK 622 sang TK 632” trong phần “tổng hợp” và máy sẽ tự kết chuyển TK 622 sang TK 632 để tính giá thành theo định khoản:
Nợ TK 632.Cty
Có TK 622.Cty
Mẫu số 4
Số chi tiết tài khoản
(Sổ cái TK 627.Cty)
Tháng 3 năm 2002
Dư nợ đầu tháng : Dư có đầu tháng:
Phát sinh nợ : 652.807.583 Phát sinh có: 652.807.583
Dư nợ cuối tháng : Dư có cuối tháng:
Tài khoản: 622.Cty: Chi phí nhân công trực tiếp – Cty
Số C.từ
Ngày
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
31/02
Kết chuyển TK 622 vào TK 632
632.Cty
645.460.280
15
01/03
Thanh bảo quản hàng
1111.10
16.008.900
15
03/03
Hùng bảo quản hàng
1111.10
3.231.000
16
05/03
Hoàng thuê gom vét cát
1111.10
1.236.800
17
06/03
Tú bồi dưỡng bốc xếp
1111.10
358.000
19
07/03
Thuỷ bốc hàng
1111.10
1.200.000
50
31/03
Phân bổ lương tháng 3
334.01
444.131.100
50
31/03
Phân bổ BHXH tháng 3
3382.01
61.746.300
50
31/03
Phân bổ BHXH tháng 3
3383.01
8.230.125
50
31/03
Phân bổ KPCĐ tháng 3
3384.01
8.232.840
Mẫu số 5
Tổng hợp phát sinh theo đối ứng một TK
(Sổ cái TK 622.Cty)
Tháng 3 năm 2002
Dư nợ đầu tháng: Dư có đầu tháng:
Phát sinh nợ: 652.807.583 Phát sinh có: 652.807.583
Dư nợ cuối tháng: Dư có cuối tháng:
Tài khoản: 622.Cty: Chi phí nhân công trực tiếp – Cty
TKĐƯ
Tên tài khoản đối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
1111.10
Tiền mặt- công ty
130.467.218
7.350.018
334.01
Phải trả công nhân viên- công ty
444.131.100
3382.01
BHXH- công ty
61.746.300
3383.01
BHYT-công ty
8.230.125
3384.01
KPCĐ- công ty
8.232.840
632.cty
Giá vốn hàng bán – công ty
645.457.565
Người lập Kế toán trưởng
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc quản lý, phục vụ cho hoạt động vận tải ở công ty. Chi phí này bao gồm các khoản sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các chi phí trả cho nhân viên quản lý, phục vụ cho hoạt đọng vận tải bao gồm: chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân lái cẩu, lái tàu hút, thủ kho và nhân viên bảo vệ.
- Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng để sửa chữa thường xuyên phương tiện vận tải và chi phí cho việc suửa chữa lớn phương tiện vận tải.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm số tiền trích khấu hao của phương tiện vận tải.
Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán và hạch toán ban đầu.
Để hạch toán chi phí sản xuất chung công ty sử dụng các chứng từ bắt buộc như:
+ Phiếu xuất kho( đối với vật liệu, phụ tùng).
+ Bản quyết toán giá thành sản phẩm (sửa chữa).
+ TK 627.1- chi phí vật liệu.
+ TK627.2- chi phí phải trả.
+ TK 627.3 – chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Mặc dù nơi phát sinh chi phí quản lý phân xưởng ở địa điểm xa công ty nhưng công tác hạch toán chi phí sản xuất chung vẫn đựoc tập hợp và hạch toán tại công ty.
- Đối với chi phí nhân viên phân xưởng và chi phí khấu hao tài sản cố định thì kế toán viên phụ trách từng phần hành đó sẽ căn cứ vào chứng từ gốc tập hợp được để hạch toán và nhập số liệu vào máy tính.
- Đối với chi phí vật liệu, đây là chi phí công ty phải trả cho các xí nghiệp thành viên về sửa chữa lớn phương tiện vận tải thì việc hạch toán các chi phí để cấu thành lên giá thành sản phẩm sửa chữa do các xí nghiệp thành viên thực hiện vàa cuối tháng khi kết thúc công việc sửa chữa lớn, Công ty sẽ căn cứ vào bản quyết toán “giá thành sản phẩm (sửa chữa)” do các xí nghiệp thành viên gửi lên để hạch toán và nhập vào máy tính.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung.
- Do công ty x ác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn công ty cho nên chi phí sản xuất chung là chi phí trực tiếp và được kết chuyển vào TK 627 theo từng khoản mục chi phí.
Sổ kế toán sử dụng
Đối với chi phí nhân viên phân xưởng: Kế toán mở sổ cái TK 627.1 (mẫu số 6)
Đối với chi phí vật liệu: Kế toán mở sổ chi tiết (mẫu số 7) và sổ cái TK 627.2 (mẫu số 8).
Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định: kế toán mở sổ cái TK 627.4 (mẫu số 9)
Chi phí sản xuất chung hàng tháng được tập hợp như sau:
Để tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng, kế toán mở TK cấp 2 – TK 627.1- chi phí nhân viên phân xưởng.
Căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt và doanh thu thựchiện của khối vận tải, kế toán xác định qũy tiền lương được phép chi trả cho nhân viên phân xưởng.
Quỹ tiền lương thực tế = doanh thu thực hiện x đơn giá tiền lương
Các khoản trích BHYT, BHXH, và KPCĐ trích theo lương cơ bản ciủa nhân viên phân xưởng như sau:
BHXH = 15% x số lao động x tiền lương tối thiểu x hệ số cấp bậc bình quân
BHYT = 2% x số lao động x tiền lương tối thiểu x hệ số cấp bậc bình quân.
KPCĐ = 2% x số lao động x lương cấp bình quân (trong đó lương cấp bậc bình quân được xác định là 450.000đ).
Tiền lương của nhân viên phân xưởng đươc trả theo thời gian cũng được xác định như tiền lương của công nhân trực tiếp.
Quy trình hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng như sau:
Cuối tháng, căn cứ vào mức phân bổ tiền lương cho nhân viên phân xưởng do phòng tổ chức- lao động tiền lương tính toán, kế toán lập chứng từ ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627.1
Có TK 334.01
- Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán nhập số liệu vào máy tính mục “ chứng từ chung” trong phần “cập nhật chứng từ” và máy sẽ chuyển số liệu tới sổ chi tiết và sổ cái TK 627.1( mẫu số 6).
Mẫu số 6
Tổng hợp phát sinh theo đối ứng một TK
(Sổ cái TK 627.Cty)
Tháng 3 năm 2001
Dư nợ đầu tháng: Dư có đầu tháng:
Phát sinh nợ: 55.084.600 phát sinh có: 55.084.600
Dư nợ cuối tháng: Dư có cuối tháng:
Tài khoản: 627.cty: chi phí nhân viên phân xưởng- công ty.
TKĐƯ
Tên TKĐƯ
Phat sinh nợ
Phát sinh có
334.01
Phải trả CNV- Cty
46.388.200
3382.01
Bảo hiểm xã hội-công ty
6.854.300
3383.01
Báo hiểm Y tế - công ty
914.500
3384.01
Kinh phí công đoàn – Công ty
927.600
632.cty
Gia vốn hàng bán – Công ty
55.084.600
Người lập Kế toán trưởng
Mẫu số 7
Sổ chi tiết tài khoản
(Sổ cái TK 627.Cty)
Tháng 3 năm 2001
Dư nợ đầu tháng : Dư có đầu tháng :
Phát sinh nợ :550.302.962 Phát sinh có :550.302.962
Dư nợ cuối tháng : Dư có cuối tháng :
Tài khoản : 627.2.cty: Chi phí vật liệu
Số C.Từ
Ngày
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
31/03
Kết chuyển TK 622 vào TK 632
632.cty
16
05/03
Tố lĩnh vật tư
152.01
107.212
550.302.962
15
10/03
Vượng lĩnh vật tư
152.01
15.250
09
18/03
Chung chạy máy phát dầ
152.01
180.500
49
31/03
Căn cứ kế hoạch sửa chữa 2001 trích sửa chữa
335.01
550.000.000
Mẫu số 8
Tổng hợp phát sinh theo đối ứng một TK
(Sổ cái TK 627.2.cty)
Tháng 3 năm 2001
Dư nợ đầu tháng : Dư có đầu tháng :
Phát sinh nợ :550.302.962 Phát sinh có :550.302.962
Dư nợ cuối tháng : Dư có cuối tháng :
Tài khoản :627.2.cty: chi phí vật liệu – Công ty
TK ĐƯ
Tên TK ĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
152.01
Nguyên vật liệu – Công ty
302.962
335.01
Chi phí phải trả - Công ty
550.000.000
632.cty
Giá vốn hàng bán – Công ty
550.302.962
Cuối tháng, kế toán vào mục “kết chuyển TK 627.1 sang TK 632” trong phần “tổng hợp” để xác định giá thành sản phẩm theo định khoản:
Nợ TK 632.Cty
Có TK 627.1
Quy trình hạch toán vật liệu.
- Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu sử dụng cho sửa chữa đột xuất phương tiện vận tải, kế toán nhập số liệu vào mục “chứng từ vật tư” trong phần “cập nhật chứng từ” theo định khoản:
Nợ TK 627.2
Có TK 152.01
- Cuối tháng, căn cứ vào kế hoặch sửa chữa lớn phương tiện vận tải trong năm, kế toán tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn và lập chứng từ ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627.2
Có TK 335.01
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán nhập số liệu “chứng từ chung” trong phần “cập nhật chứng từ”.
Đồng thời, kế toán thực hiện but toán kết chuyển:
Nợ TK 632.Cty
Có TK 625.7.Cty
- Hạch toán khấu hao tài sản cố định.
- Định ký cuối tháng, kế toán vào mục “trích khấu hao TSCĐ” trong phần “tổng hợp” để nhập tỷ lệ trích khấu hao của tưng phương tiện vậntải vàa máy tính sẽ tự động tính chi phí khấu hao trong tháng:
Nợ TK 627.4.Cty
Có TK 214.2.Cty
Đồng thời, kế toán vào mục “kết chuyển TK 627.4 sang TK 632” để tính giá thành. Máy sẽ tự động thực hiện định khoản
Nợ TK 632.Cty
Có TK 627.4.Cty
Mẫu số 9
Tổng hợp phát sinh theo đối ứng một tài khoản
(Sổ cái TK 627.4.Cty)
Tháng 3 năm 2001
Dư nợ đầu tháng: Dư có đầu tháng:
Phát sinh nợ: 261.152.142 phát sinh có: 261.152.142
Dư nợ cuối tháng: Dư có cuối tháng:
Tài khoản: 627.4.cty: chi phí khấu hao TSCĐ - Công ty
TK ĐƯ
Tên TK ĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
2141.11
Hao mòn TSCĐ hữu hình – công ty
- Ngân sách
70.511.078
21.41.12
Hao mòn TSCĐ hữu hình – công ty
- Tự có
169.748.892
21.41.13
Hao mòn TSCĐ hưu hình – Công ty
- Cổ phần
20.892.172
632.Cty
Giá vốn
261.152.142
3. Thực trạng về kế toán tính giá thành vận tải
Đối tượng tính giá thành.
Trong vận tải thuỷ, do tính chất đặc biệt của ngành vận tải, sản phẩm của quá trình kinh doanh là sự kết hợp giữa khối lượng hàng hoá vận chuyển và khoảng cachs vận chuyển. Mặt khác, kinh doanh vận tải là một ngành kinh doanh dịch vụ cho nên quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, nên cuối quá trình kinh doanh không có sản phẩm dở dang.
Phương pháp tính giá thành
Với đối tượng tính giá thành là khối lượng hàng hoá vận chuyển và đặc điểm riêng có của ngành vận tải là quá trình sản xuất trùng với quá trình tiêu thụ, Công ty đã vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn.
Việc vận dụng phương pháp tính gía thành giản đơn giúp cho việc tính toán đơn giản nhanh chóng và phù hợp với đối tượng tính giá thành đã xác định.
Theo phương pháp này thì tổng giá thành sản phẩm vận tải tính được theo công thức sau:
Tổng Chi phí nhiên liệu Chi phí vận tải Chi phí nhiên liệu
giá = (còn ở phương tiện + phát sinh + (còn ở phương
thành đầu kỳ) trong kỳ tiện cuối kỳ)
ở Công ty vận tải thuỷ I, chi phí nhiên liệu được thanh toán theo định mức có nghĩa là các độ tàu chỉ được cấp nhiên liệu theo định mức của công ty đã tính toán và các độ tàu phải tự quản lý và sử dụng số nhiên liệu đó trong chạy tàu. Nếu sau quá trình vận chuyển mà nhiên liệu đa hết thì công ty không cấp thêm mà đội tàu phải tự bỏ tiền ra mua, chính vì thế mà công ty không có nhiên liệu tồn đầu kỳ và cuối kỳ, chi phí vận tải phát sịnh bao nhiêu thì đó là giá thành sản phẩm vận tải, tức là: Tổng giá thành sản phẩm vận tải = chi phí vận tải phat sịnh trong kỳ
Quy trình hạch toán và tính giá thành sản phẩm
Cuối tháng, kế toán thực hiện khoá sổ kế toán. Trước khi thực hiện khoá sổ kế toán, kế toán vào phần “tổng hợp”mục “cân đối nhập xuất vật tư” “cân đối TSCĐ” để cân đối lại, sau đó kế toán vào phần “kết chuyển TK 631, 622,ang TK 632” để tính giá thành.
- Khi nhận được lệnh, méy sẽ tự kết chuyển sang ô chi tiết và sổ cái TK 632 để tính giá thành sản phẩm vận tải.
- ở công ty vận tải thuỷ I, do đặc thù riêng của ngành vận tải không có sản phẩm dở dang nên công ty không sử dụng TK 154, tất cả các TK 621, 622, 627 cuối tháng đều được kết chuyển thẳng sang TK 632 để sác định giá thành.
Mẫu số 10
Sổ chi tiết tài khoản
Dư nợ đầu tháng: Dư có đầu tháng:
Phát sinh nợ: 2.101.369.152 Phát sinh có: 2.101.369.152
Dư nợ cuối tháng: Dư có cuối tháng:
Tài khoản: 632.cty: giá vốn hàng bán
Số ngày
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
31/03
Kết chuyển TK 621 vào TK
621 – Cty
585.134.800
31/03
Kết chuyển TK 622 vào TK
622 – Cty
645.460.280
31/03
Kết chuyển TK 627.1 vào TK
627 – Cty
55.158.768
31/03
Kết chuyển TK 621.2 vào TK
627 – Cty
554.463.162
31/03
Kết chuyển TK 621.4 vào TK
627 – Cty
261.152.142
31/03
Kết chuyển TK 632 vào TK
921 – Cty
2.101.368.152
Mẫu số 11
Tổng hợp phát sinh theo đối ứng – một tài khoản
(Sổ cái TK 632.Cty)
Dư nợ đầu tháng: Dư có đầu tháng:
Phát sinh nợ: 2.101.369.152 Phát sinh có: 2.101.369.152
Dư nợ cuối tháng: Dư có cuối tháng:
Tài khoản: 632.cty: giá vốn hàng bán
TK ĐƯ
Tên TK đối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
621 - Cty
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Công ty
585.134.800
622 - Cty
Chi phí nhân công trực tiếp – Công ty
645.460.280
627 - Cty
Chi phí nhân viên phân xưởng – Công ty
55.158.768
627 - Cty
Chi phí vật liệu – Công ty
554.463.162
627 - Cty
Chi phí khấu hao TSCĐ – Công ty
261.152.142
921 – Cty
Xác định kết quả kinh doanh – công ty
2.101.368.152
Phần III
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải
ở công ty vận tải thuỷ I
1. Đánh giá công tác tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải của Công ty Vận tải thuỷ I.
Ưu điểm
- Về hạch toán ban đầu : Các chứng từ kế toán được sử dụng đầy đủ hợp lý, đúng với từng nội dung kế toán phát sinh. Chứng từ dùng trong Công ty vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa đúng với chế độ chứng từ kế toán do Nhà nước ban hành.
- Nội dung các khoản mục chi phí vận tải và khoản mục tính giá thành vận tải ở Công ty được xác định hợp lý, phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế của Công ty.
- Mọi tài khoản chi phí vận tải phát sinh đều được tập hợp đầy đủ vào đối tượng tập hợp chi phí vận tải.
- Các tài khoản sử dụng cho việc tập hợp chi phí vận tải được xây dựng là chính xác, phù hợp với hoạt động vận tải của Công ty và chế độ nhà nước quy định .
- Phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải được lựa chọn và áp dụng ở Công ty phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, quy mô hoạt động, trình độ kế toán, trình độ quản lý của Công ty.
- Việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phù hợp với yêu cầu Công ty đặt ra là đảm bảo tính thống nhất với nhau. Việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế gữa kế toán với các bộ phận có liên quan cũng như nội dung của công tác kế toán đảm bảo các số liệu được phản ánh một các trung thực, hợp lý và dễ hiều.
- Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ và sử dụng máy vi tính để thực hiện quá trình kế toán. Điều đó rất thuận lợi cho công tác kế toán, vì hình thức chứng từ ghi sổ có ưu điểm là chi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, thống nhất cách thiết kế sổ Nhật ký và sổ cái, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm cơ sở ghi sổ : Trước hết ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ cái đồng thời vào sổ và thẻ chi tiết. Vào cuối mỗi tháng căn cứ vào số liệu đó phản ánh vào Bảng tổng hợp chi tiết, để cuối quý, cuối năm cùng số liệu trên Sổ cái lập bảng cân đối tài khoản, lập báo cáo tài chính.
- Công ty tiến hành hạch toán trực tiếp chi phí sử dụng vào tài khoản theo quy định, thuận lợi cho việc tính toán hoạt động kinh doanh của Công ty. Mặt khác giúp cho các nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình sử dụng chi phí trong quá trình vận tải.
- Việc tập hợp chi phí hàng tháng, hàng quý để tính giá thành vận tải thích ứng được với biến động thi trường, linh hoạt, luôn bám chắc thị trường, giữ thị trường. Đồng thời có thể thấy rõ giá thành tháng này, quý này so với tháng trước, quý trước, thấy được sự tăng giảm của giá thành tìm nguyên nhân khắc phục. Nếu do chi phí tăng thì phải trả lời được câu hỏi : Tại sao chi phí lại tăng ? Từ đó phân tích để giảm chi phí tới mức hợp lý.
Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải, khó khăn tồn đọng vẫn còn, đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục và hoàn thiện. Cụ thể là :
- Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải ở Công ty là chưa hợp lý : Hiện nay Công ty xác định như vây, chỉ giúp lãnh đạo công ty nắm được tình hình chung. Còn tình hình hoạt động cụ thể như thế nào thì ban lãnh đạo chỉ nhìn nhận được vấn đề trên góc độ mang tính khái quát, sơ lược, chưa đanh giá được chất lượng hoạt động cụ thể, chưa thấy rõ được những ưu điểm đã đạt được mà những nhược điểm còn mắc phải, để qua đó có biện pháp khuyến khích hay xử lý kịp thời.
Và như ta đã biết, kết quả hoạt động vận tải chung toàn Công ty đạt kết quả tốt khi mà các kết quả hoạt động của từng tuyến đường, từng đoàn tàu, từng hợp đồng đạt chất lượng cao. Muốn vậy, Công ty phải tổ chức quản lý chặt chẽ, giám sát cụ thể đến từng tuyến đường, từng đoàn tàu, từng hợp đồng, phải hạch toán đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra và tính được kết quả thu về. Qua đó tìm ra những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến kết quả đã đạt được và có biện pháp cụ thể, thích hợp để phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế tiêu cực.
- Công tác kế toán còn tập trung quá nhiều ở Công ty : Công ty hoạt động trên địa bàn rộng lớn dẫn đến việc kiểm tra khó khăn. Bộ máy kế toán tập trung với khối lượng công việc nhiều, việc thu thập, ghi chép, xử lý thông tin còn gặp nhiều khó khăn, thông tin chưa được cập nhật hàng ngày. Bên cạnh đó, việc luân chuyển chứng từ từ các bộ phận, chi nhánh, trạm.... còn chậm trễ, chưa hợp lý do nằm xa trung tâm công ty, nhiều khi chứng từ được luân chuyển dồn dập trong ngày cuối niên độ, cuối quý, có khi vài ngày chứng từ được tập hợp. Như vậy, chưa kịp thời đưa biện pháp tiết kiệm được chi phí vận tải.
Đặc biệt do phân công lao động kế toán theo từng vụ việc kinh tế phát sinh, dẫn tới một nhân viên kế toán chỉ đi sâu nghiên cứu và hoàn thành phần công việc của mình. Khi làm thay cho phần kế toán khác thì rất lúng túng, không nắm được cụ thể.
2. Cơ sở của giải pháp
2.1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sông đến năm 2020
2.1.1. Quy hoạch phát triển vận tải (năm 2004- năm 2020)
Thoả mãn nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, khối lượng hàng hoá, hành khách vận tải thuỷ nội địa phải đảm nhận trong tương lai :
Chỉ tiêu
2004
2010
2020
Hàng hoá (106 Tấn)
35-29,5
80-62
160-120
Hành khách (106 HK)
152
280
480
Tốc độ vận chuyển bình quân :
Loại tàu
2004
2020
Đội sà lan kéo đẩy (km/h)
Tàu tự hành (km/h)
Tàu khách thường (km/h)
Tàu khách nhanh (km/h)
8
15
20
>35
10
20
30
> 45
Năng suất phương tiện :
Tàu hàng : 39 + 40 T/ Tấn phương tiện - năm
Hành khách : 600 lượt khách / ghế - vào năm 2010 và 1.000 lượt khách chủ yếu ở các tuyến đường tại ba khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Đảm bảo phương tiện vận tải hợp lý ở các cùng, tránh tình trạng sử dụng phương tiện bất hợp lý.
2.1.2. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường sông
- Tiếp tục thực hiện các dự án đang dở dang, tăng cường công tác duy tư, bảo dưỡng, nạo vét duy trì tuyến hiện tại, đặt báo hiệu cho các tuyến mới đưa vào khai thác, đủ đúng cấp quản lý. Nhanh chóng quy hoạch lại hệ thống cảng bến, từng bước đầu tư chiều sâu cho các cảng đầu mối.
- Nâng cấp các tuyến vận tải chính để đưa vào đúng cấp kỹ thuật cần thiết (bao gồm cả thời chạy tàu trong ngày).
- Mở một số tuyến mới (hoặc kéo dài) đến trung du miền núi và các tuyến ra đảo. Xây dựng mới hoặc mới hoặc cải tạo công trình bến, kho, bãi, cơ giới hoá từ 70% đến 100% khâu bốc xếp ở các cảng đầu mối để nâng khả năng thông qua của cảng lên 2000T/m dài bến - năm.
- Từng bước hiện đại hoá ngành vận tải thuỷ nội địa bao gồm : kênh hoá những đoạn sông qua các thành phố lớn, trước nhất là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, xây dựng âu tàu giải quyết kỹ thuật trên một số tuyến sông khi có nhu cầu vận tải lớn. Điện khí hoá phao tiêu, biển báo chỉ luồng, hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc, cơ giới hoá và tự động hoá điều hành ở các cảng.
2.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp đóng mới, sửa chữa ngành đường sông
Các cơ sở sửa chữa đóng mới của ngành giao thông vận tải và tư nhân hiện nay có năng lực tương đối lớn. Vì vậy, ngành đường sông tập trung nâng cấp và đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở chuyên ngành ở hai vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ để tương lai giai đoạn 2010 - 2020 cơ khí đường sông Việt Nam đảm nhận được :
Đóng mới phần vỏ tàu sông và sà lan các loại.
Sản xuất một số thiết bị nhỏ như neo, xích, một số loại bơm.
Còn lại :
Nhập ngoại toàn bộ máy cho đóng mới.
Nhập ngoại các loại phụ tùng quan trọng.
Và dự kiến nâng cấp, phát triển các cơ sở sửa chữa của ngành đường sông như sau :
Nâng cấp, mở rộng đầu tư chiều sâu cho các nhà máy sửa chữa đóng mới hiện có ở ba miền : Bắc, Trung, Nam.
Xây dựng mới nhà máy đóng mới sửa chữa ở những khu vực chưa có như Cần Thơ, vùng hồ sông Đà. Có thể gọi vốn liên doanh xây dựng một nhà máy lắp ráp, sản xuất phụ tùng và tiến tới sản xuất máy giai đoạn từ nay tới năm 2005.
2.1.4. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư được tính toán trên cơ sở các hạng mục quy hoạch theo từng giai đoạn ( từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.3 ).
Biểu tổng hợp nhu cầu vốn đâù tư ngành đường sông
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
Tên công trình
Tổng số
Trong đó
Ghi chú
2003-2004
2004-2006
2006-2020
1
Luồng tuyến
-
Xây dựng cơ bản
3.194
325
1.349
2.240
-
Duy tu quản lý thường xuyên và điều tra cơ bản
5.809
252
1.028
4.529
2
Cảng sông
1.455
55
345
1.055
DN và tư nhân
3
Phương tiện vận tải
5.452,3
380,6
1.258,5
3.81 3,2
4
Xưởng sửa chữa và đóng mới phương tiện
380
0
85
295
NS cấp
và DN
5
Trục vớt cứu hộ và các cơ sở hạ tầng khác
900
70
130
700
NS cấp
Tổng cộng
17.910,3
1.082,6
4.195,5
12.632,2
Phân theo khu vực
miền Bắc
7.137,7
414
1.493,5
5.230,2
miền Trung
1.873
63
350
1.460
miền Nam
8.899,6
605,6
2.352
5.942
2.2. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Bước vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2002 Công ty đứng trong bối cảnh những thách thức và khó khăn chung của đất nước, những bất cập trong quản lý điều hành, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ dẫn đến suy thoái kinh tế trong khu vực, có thể còn tác động lâu dài ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta làm cho sản phẩm của nhiều ngành bị ứ đọng, sản xuất có phần bị chững lại, trong đó có những bạn hàng truyền thống của Công ty như xi măng, đặc biệt là ngành sản xuất phân đạm giảm sản lượng gần một nửa. Hàng hoá giảm trong lúc phương tiện dư thừa, các lực lượng vận tải tranh giành hàng của nhau, nhiều chủ hàng nhân cơ hội này tìm cách ép giá, nên giá thực tế thu chỉ bằng khoảng 70% giá cước quy định, trong khi nhà nước ban hành luật thuế giá trị gia tăng, một số đơn giá đầu vào biến động, giao thông vận tải thuỷ vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn. Đồng thời điều kiện thời tiết diễn biến khá phức tạp, không lường trước được. Năm 2001 do lượng mưa quá ít, hạn hán kéo dài, mực nước trên các sông hồ xuống thấp dưới mức trung bình nhiều năm nên tình trạng khan hạn sớm hơn cùng thời điểm hàng năm, đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động chạy tàu và năng suất của vận tải thuỷ. Luồng lạch thay đổi gây khó khăn cho công tác quản lý và an toàn trong hành trình của các phương tiện thuỷ. Vì vậy Công ty phải thường xuyên bám sát thị trường, nắm bắt và chớp thời cơ phát huy cao độ những tiềm năng sẵn có, khắc phục những tồn tại yếu kém, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh những năm tới.
2.2.1. Về sản xuất kinh doanh vận tải.
Ngoài việc tranh thủ thực hiện các chỉ tiêu vận tải được Tổng công ty phân bổ và tiếp tục duy trì quan hệ tốt với các khách hàng quen thuộc, phải tập trung khai thác thêm các luồng tuyến mới, các mặt hàng mới, các chủ hàng mới.
- Phát huy lợi thế về năng lực vận tải, bốc xếp của Công ty để nhận thầu trọn gói từ kho tới kho, nhất là cung ứng vật liệu xây dựng đến tận chân công trình và vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.
- Hoàn chỉnh hoán cải sà lan tại khu vực phía Nam để tích cực khai thác vận chuyển đồng thời đẩy mạnh công tác dịch vụ đại lý vận chuyển hàng hoá Bắc- Nam.
- Có cơ chế giá cước, giá kinh doanh vật liệu xây dựng thật linh hoạt cho từng thời điểm, loại hàng, chủ hàng để thực sự thu hút khách hàng, ổn định sản lượng vận chuyển.
2.2.2. Về phương tiện vận tải.
Việc duy trì cải tiến và phát triển đội tàu có ý nghĩa chiến lược rất lớn, nên mặc dù khó khăn về tài chính Công ty vẫn phải tiếp tục các chương trình nâng cao chất lượng sửa chữa và đổi mới cơ cấu đội tàu trong điều kiện kinh tế cho phép. Số lượng tàu và sà lan được sửa chữa phải đảm bảo đúng yêu cầu cần thiết và phải được thực hiện các chương trình khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sửa chữa mà Công ty đã đề ra.
2.2.3. Về thu nhập của CBCNV.
- ở khối công nghiệp : Mặc dù công việc sửa chữa của Công ty ít đi nhưng phải cố gắng phấn đấu, phát huy thành tích về việc tự tìm thêm công ăn việc làm để ổn định mức thu nhập bình quân hàng năm.
- ở khối vận tải : Phải phấn đấu tăng thu nhập cho thuyền viên, trên cơ sở phải tăng năng suất, tăng khối lượng vận chuyển và tiết kiệm các khoản chi phí quản lý.
2.2.4. Về tài chính
Để chiếm lĩnh những thị trường mới, ngay từ đầu năm Công ty phải huy động thêm vốn. Việc xin nhà nước bổ sung vốn lưu động hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi là rất khó khăn, nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng để kịp thời hoạt động.
- Nghiên cứu quy chế góp vốn của cán bộ CNCV đối với hoạt động SXKD của Công ty, nhằm đảm bảo công việc làm đồng thời tạo tiền đề cho chương trình cổ phần hoá sau này.
- Khi sử dụng vốn, Công ty phải hết sức tiết kiệm, mọi yêu cầu về đầu tư tài sản, xây dựng cơ bản của các bộ phận cũng như của Công ty đều phải được tập hợp, xem xét cân đối chung trong toàn Công ty và chỉ được phép thực hiện sau khi có quyết định đúng đắn, các định mức kinh tế kỹ thuật phải được thực hiện nghiêm chỉnh, phải điều tra khả năng thanh toán của khách hàng trước khi ký hợp đồng. Công ty phải tổ chức theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng vốn một cách thường xuyên để kịp thời rút kinh nghiệm cho việc sử dụng vốn được tiết kiệm hơn.
2.3. Căn cứ vào chế độ chính sách, văn bản của Nhà nước
- Nghị định 59/CP ngày 03-10-1996 của Chính Phủ về quy chế tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước
- Nghị định của Chính Phủ số 27/1999 ngày 20-04-1999 về sửa đổi bổ sung quy chế tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Quyết định 1141 Ban hành chế độ kế toán thống nhất cho các doanh nghiệp ngày 01-11-1995 và được áp dụng thống nhất vào ngày 01-01-1996.
Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định số 166/1999 ngày 30-12-1999 áp dụng ngày 01-01-2000.
Những thông tư :
Số 62 – Sử dụng vốn, tài sản
Số 63 - Quản lý doanh thu, chi phí, giá thành
Số 64 – Phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý quỹ doanh nghiệp
Số 65 – Hướng dẫn công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Số 66 – Xây dựng, sửa đổi quy chế tài chính của tổng công ty nhà nước
2.4. Căn cứ vào những tồn tại chính của Công ty trong kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải của Công ty là chưa hợp lý
Công tác kế toán còn tập trung quá nhiều ở Công ty
Công tác kế toán chưa được hiện đại hoá (sử dụng công cụ tính hợp lý)
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải ở Công ty
Trong điều kiện hiện nay, công ty đang từ bao cấp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Do vậy việc tính đúng, đủ chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ vận tải là một vấn đề nóng bỏng, qua đó giúp Công ty đánh giá được hiệu quả kinh doanh của mình.
Để cạnh tranh trên thị trường, Công ty cần lưu ý tới khâu tổ chức, thông tin quảng cáo, nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời và xử lý linh hoạt các thông tin, sự biến động của thị trường giúp cho lãnh đạo có biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh.
Đồng thời quy số liệu phản ánh hàng tháng theo từng tuyến đường, từng đoàn tàu, từng hợp đồng vận chuyển, các thành viên trong công ty sẽ thấy được sức lao động của họ bỏ ra và kết quả lao động từ các họat động vận chuyển, từ đó sẽ có tác dụng kích thích họ tăng năng suất lao động, tăng thu nhập của họ cũng như toàn Công ty.
Hiện nay hình thức kế toán áp dụng ở Công ty là hình thức kế toán tập trung, nên có điều kiện áp dụng những công cụ tính hiện đại, cơ cấu bộ máy kế toán gọn nhẹ, hợp lý, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán tương đối đồng đều.
Để công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải một cách đầy đủ, hợp lý, kế toán cần làm một số nội dung cụ thể sau :
3.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Để theo dõi chi phí vận tải phát sinh trong kỳ kinh doanh, ngoài việc kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho toàn Công ty, kế toán nên xác định cụ thể đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành theo từng đơn đặt hàng hay từng hợp đồng cụ thể. Từ đó phát hiện chi phí của hợp đồng nào là quá lớn, chưa phù hợp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng hợp đồng vân chuyển cũng là một căn cứ xác định kết quả kinh doanh, điều này giúp công ty rút kinh nghiệm trong những bản hợp đồng kế tiếp, ký kết hợp đồng và quản lý sản xuất vận tải nhằm đem lại kết quả cao.
Kế toán có thể mở bảng tính giá thành cho từng hợp đồng vận chuyển theo mẫu sau.
Bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng
( Hợp đồng số 5)
Sản lượng ..... Tấn.km
Tháng
Đoàn tàu
Chi phí nhiên liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng
10/N
Đoàn tàu 1
Đoàn tàu 2
................
................
..................
.................
.................
...............
...............
................
.............
.............
..............
..............
..............
.............
............
Tổng giá thành
................
............
..........
.............
Giá thành đơn vị
............
..........
..........
...........
Sau đó tổng hợp thành từng tuyến vận chuyển.
3.2. Phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng hợp đồng cho phù hợp
Hiện nay Công ty đang tiến hành công tác tập hợp chi phí và tính giá thành cho toàn Công ty nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung là không cần thiết. Thế nhưng, nếu Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng hợp đồng theo tiêu thức phân bổ nào là rất cần thiết để phân bổ chi phí chung cho những hợp đồng sau này, đồng thời xác định được hợp đồng nào chi phí cao nhất từ đó có biện pháp giảm bớt chi phí tiêu hao. Kế toán có thể áp dụng công thức phân bổ như sau :
Phương án 1 :
Chi phí chung Tổng chi phí chung cần phân bổ Chi phí
phân bổ cho = x trực tiếp từng
từng hợp đồng Tổng chi phí trực tiếp hợp đồng
(CF nhân công + CF nhiên liêu)
Phương án 2 :
Chi phí chung Tổng chi phí chung cần phân bổ Doanh thu
phân bổ cho = x vận tải từng
từng hợp đồng Doanh thu vận tải hợp đồng
Đối với Công ty, nên lựa chọn phương án 1 nghĩa là tiêu thức phân bổ theo tổng chi phí trực tiếp. Như vậy sẽ đảm bảo tính đúng, tính chính xác giá thành vì các khoản chi phí này là trực tiếp chi ra cho hợp đồng vận chuyển.
3.3. Phân cấp công tác kế toán cho các bộ phận trực tiếp thuộc Công ty
Công ty thực hiện công tác hạch toán tập trung, chứng từ tập hợp liền một lúc làm khối lượng công việc nhiều, công tác kiểm tra khó. Để giảm bớt khối lượng công việc, dễ dàng trong kiểm tra, Công ty nên phân cấp quản lý cho các đội (trạm) hay nói cách khác Công ty nên trao một số quyền nhất định cho các đơn vị trực thuộc, công việc của họ có thể dừng lại ở bảng cân đối tài khoản. Phân cấp quản lý một mặt vừa giảm khối lượng công việc cho kế toán, mặt khác giúp cho tinh thần làm việc của kế toán thoải mái, tránh căng thẳng do phải giải quyết khối lượng công việc quá nhiều ở cuối kỳ kế toán và kế toán Công ty đi sâu vào công tác kiểm tra, kiểm soát.
3.4. Vi tính hóa công tác kế toán
Kinh nghiệm của các nhà doanh nghiệp áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán cho thấy chất lượng công tác kế toán tốt hơn, thời gian nhanh hơn, báo cáo rõ ràng đáp ứng với yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin, đảm bảo mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp va kế toán chi tiết.
Việc hệ thống kế toán bằng thủ công hay trên máy đều phải đáp ứng yêu cầu cơ bản của kế toán là : trung thực, khách quan, thống nhất, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, dễ hiểu. Đảm bảo các phần hành kế toán có thể kiểm soát lẫn nhau, đảm bảo thuận tiện việc sửa đổi, chữa sổ kế toán khi ghi sai một số liệu. Chương trình phải có hệ thống quản lý mật khẩu chống người không liên quan khai thác theo nguyên tắc : đơn giản, dễ nhớ, dễ khai thác trên máy và bí mật.
Việc nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật của đội ngũ kế toán cũng như nâng cao hiệu quả ứng dụng máy vi tính vào kế toán là ngày càng cần thiết đặc biệt trong quản lý thuế VAT và khi thị trường chứng khoán ra đời.
Tuy vậy Công ty rất cần có sự giúp đỡ của ngành Đường sông Việt Nam để có một chương trình phần mềm mẫu cho các đơn vị trong ngành nhằm thống nhất và nối mạng vị tính cho toàn ngành đồng thời làm giảm chi phí đầu tư ban đầu.
Hiện nay, Công ty đã đưa tin học ứng dụng vào hệ thống kế toán cùng với việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này có ưu điểm trong công tác hạch toán nhưng lại có nhược điểm lớn là việc ghi chép bị trùng lặp nhiều, nên việc lập báo cáo đễ bị chậm trễ. Theo em công ty có thể thay đổi hình thức kế toán hiện hành bằng hình thức “ Nhật ký chung”. Đây là hình thức kế toán đơn giản gọn nhẹ nhưng chi tiết, chứng từ cập nhật, tiên cho việc theo dõi, nắm bắt tài liệu cụ thể, chính xác. hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký chung, đồng thời ghi vào số thể hạch toán chi tiết, căn cứ vào đó kế toán lấy số liệu để ghi vào Sổ cái. Cuối các tháng, kế toán phản ánh vào bảng tổng hợp chi tiết để cuối quý, cuối năm lập báo cáo tài chính.
Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung
Nhật ký chuyên dùng
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái
Nhật ký chung
Số (thẻ)
hạch toán chi tiết
Chứng từ gốc
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi định kỳ (5,7 ngày)
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối ứng
Mẫu : Nhật ký chung
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu tài khoản
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
......................
Cộng
Mẫu : Sổ cái
Năm ......
Tài khoản.......... Số hiệu........
Ngày vào sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
Tài khoản đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Trang
dòng
Nợ
Có
153
157
01/08/N
10/09/N
Số dư đầu kỳ
..........
Trả tiền mua vật tư
331
Cộng sang trang số dư cuối kỳ
........
........
..................
.......
.......
Tóm lại, để giải quyết những vấn đề trên Công ty cần tổ chức hạch toán đúng, đủ chi phí và tính giá thành vận tải chính xác. Làm được vấn đề này mới đảm bảo phản ánh đầy đủ các chi phí vận tải phát sinh trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó việc tính giá thành mới thực sự đầy đủ, cung cấp kịp thời những thông tin kinh tế cần thiết về toàn bộ tình hình kinh doanh của Công ty, giúp cho người quản lý điều hành và quản lý hoạt động vận tải đạt hiệu quả cao. đồng thời căn cứ vào những thông tin đó, người quản lý có thể ra quyết định hợp lý, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, nhằm nâng có chất lượng vân chuyển hàng hoá
3.5 Một số biện pháp khác
Cùng với việc nâng có nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải, để đảm bảo nguyên tắc “tính đủ, tính đúng” Công ty còn phải có những biện pháp khác nhằm giảm chi phí bằng chá ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc phương tiện hiện đại, tuyển dụng các thuyền viên có tay nghề, các cán bộ quản lý có trình độ cao để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Việc đầu tư cho phương tiện sẽ gián tiếp làm giảm chi phí ngành cho sửa chữa, nâng cao năng suất hoạt động của máy. Đây cũng là một biện pháp tích cực trong việc hạ giá thành tại Công ty.
Bên cạnh đó, để thực hiện việc tiết kiệm, chống lãng phí chi phí, Công ty phải tiếp tục thực hiện chương trình rà soát lại toàn bộ các chi tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật. Tiến hành phân tích kinh tế từng quý nhằm xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh, khắc phục kịp thời yếu kém trong sản xuất. Cố gắng tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực cho các khâu sản xuất của Công ty trước hết là các công tác thương vụ vận tải, đồng thời tiếp tục nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức định biên các phòng ban ở Công ty, tinh giảm biên chế gián tiếp, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ và có hiệu quả. Vận động công nhân viên đủ điều kiện về nghỉ chế độ để chuyển đổi tuyển dụng lớp công nhân viên trẻ đào tạo, bồi dưỡng kế cận.
Kết Luận
Nền kinh tế thị trường đã mang lại các cơ hội trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải nói chung và công ty vận tải thuỷ I nói riêng. Với sự cạnh chanh gay gắt, mong muốn có một chỗ đứng, một vị trí trên thị trường buộc công ty phải linh hoạt và nhạy bén với cơ chế quản lý mới. Với chức năng là một trong những công cụ quản lý đặc biệt, kế toán ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc giám sát trong mọi hoạt động kinh doanh phải giúp cho lãnh đạo công ty lắm được trọng điểm và mục tiêu quản lý. Thông tin được coi trọng nhất trong lĩnh vực kế toán là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Bởi nó gắn liền với việc sử dụng nhân tài, vật lực của công ty. Hơn nữa việc tính đúng, tính đủ giá thành để tạo điều kiện để xác định đúng hiệu quả tài chính trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tăng tốc độ và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Chính vì vậy, theo hướng đổi mới và hoàn thiện công tác hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành, nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bài viết của tôi đã đề cập tới các vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải trong các doanh nghiệp vận tải.
- Khảo sát thực trạng công tác hạch toán chi phí và tính giá thành vận tải tại công ty vận tải thuỷ 1.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công toán hạch toán chi phí giá thành vận tải tại công ty vận tải thuỷ 1.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí giá thành vận tải tại Công ty vận tải thuỷ 1.
Qua thời gian thực tập ở Công ty Vận tải Thuỷ I, được sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Lời cùng các anh chị em phòng kế toán của Công ty.Em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình,với sự hiểu biết còn non kém của một sinh viên do đó chuyên đề này còn thiếu sót và hạn chế về cả lý thuyết lẫn thực hành.vì vậy em mong rằng được sự chỉ bảo của cô nhằm hoàn thiện hơn nữa về chuyên đề cũng như khả năng nghiệp vụ của bản thân .
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cô Nguyễn Thị Lời và phòng kế toán của Công ty Vận tải Thuỷ I trong thời gian thực tập và nghiên cứu./.
Mục Lục
Lời mở đầu
Phần I:Cơ sở lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành vận tảI tại công ty vận tảI thuỷ I
1. Đặc điểm của ngành vận tải
2 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kinh doanh vận tải
2.1 Chi phí sản xuất
2.2 Giá thành vận tải
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành vận tải
4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải
5. Trình tự kế toán sản xuất
5.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
6. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
6.1 Phương pháp kê khai thường xuyên
6.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phần II: thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành vận tảI tại công ty vận tảI thuỷ I
1. Khái quát chung
1.1 Đặc điểm hoạt động của Công ty
1.1.1 Lich sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1.3 Cơ cấu tổ chức
1.1.4 Đặc điểm hệ thống báo cáo của Công ty
1.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh
Đặc điểm công tác kế toán của công ty
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
1.3.2 Đặc điểm về phân công lao động
1.3.3 Hình thức tổ chức công tác kế toán
2. Thực trang về kế toán chi phí sản xuất
2.1 Kế toán tập hợp chi phí vận tải
2.2 Kế toán các khoản mục chi phí
3. Thực trạng về kế toán giá thành sản phẩm
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải ở công ty vận tải thuỷ I
1. Đánh giá công tác tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải của Công ty Vận tải thuỷ I.
1.1 Ưu điểm
1.2 Nhược điểm
2. Cơ sở của giải pháp
2.1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải thuỷ I đến năm 2020
2.1.1. Quy hoạch phát triển vận tải (năm 2003- năm 2020)
2.1.2. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường sông
2.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp đóng mới, sửa chữa ngành đường sông.
2.1.4. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
2.2. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
2.2.1. Về sản xuất kinh doanh vận tải.
2.2.1. Về sản xuất kinh doanh vận tải.
2.2.2. Về phương tiện vận tải.
2.2.3. Về thu nhập của CBCNV.
2.2.4. Về tài chính
2.3. Căn cứ vào chế độ chính sách, văn bản của Nhà nước
2.4. Căn cứ vào những tồn tại chính của Công ty trong kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải.
3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải ở Công ty.
3.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
3.2. phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng hợp đồng cho phù hợp
3.3. Phân cấp công tác kế toán cho các bộ phận trực tiếp thuộc Công ty
3.4. Vi tính hóa công tác kế toán
3.5 Một số biện pháp khác
Kết luận
Trường đại học kinh tế quốc dân
Khoa kế toán
*****************************
đề cương chuyên đề thực tập
Đề tài
hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty vận tải thuỷ I
Giáo viên hướng dẫn : Tiến sĩ. Nguyễn thị Lời
Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Thương
Lớp : Kế toán 5 - K32
Hà Nội, năm 2004
Trung tâm cơ khí
XN khai thác vận tải vật tư
XN sửa chữa tàu sông tượng trà
XN sửa chữa tàu sông Mạo khê
XN sửa chữa tàu sông Hà nội
Các trạm và chi nhánh
Ban chấp hành đội vận tải
Đội cơ giới
Ban đại lý xi măng
P
bảo vệ quân sự
P
điều độ vận tải
P hành chính
P
vật tư
P
kỹ thuật
P khoa học công nghệ
P
tài vụ
P
tổ chức lao động tiền lương
P pháp chế
PGĐ
Vận doanh
PGĐ
Kỹ thuật
Tổ chức hoạt động của Công ty
Giám đốc
PGĐ
kd-xi măng
Các đơn vị dịch vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1366.doc