Để làm được điều đó không phải là việc đơn giản, không phải ngày một ngày hai có thể làm được. Công ty sẽ phải thực hiện dần từng bước, tạo đà cho sự phát triển sau này.
+ Tổ chức mua sắm trang bị phần cứng, phần mềm phù hợp với khả năng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh , quy mô của công ty.
+ Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu biết sâu rộng về kế toán và sử dụng thành thạo máy vi tính.
+ Tổ chức việc nhập số liệu, tổ chức lại hệ thống chứng từ cho phù hợp, nhập dữ liệu vào từng phân hệ liên quan đến từng nội dung công tác kế toán:phan hệ vật tư , phân hệ tiền lương.
+ Xây dựng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết với kết cấu đơn giản ít cột , nhiều dòng phù hợp với việc tổng hợp số liệu và in trên máy. Hình thức sổ kế toán thích hợp đối với Công ty khi xử lý công tác trên máy có thể là hình thức Nhật ký chung hoặc hình thức chứng từ ghi sổ.
+ Tổ chức chương trình thực hiện trên máy , in ra các sổ kế toán , báo cáo tài chính. theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Việc thực hiện từng bước cơ giới hoá công tác kế toán, tiến tới xử lý hoàn toàn công tác kế toán trên máy vi tính đảm bảo tính thống nhất đồng bộ và hệ thống không chỉ ở bộ phận kế toán mà ở cả các bộ phậnquản lý chức năng khác trong công ty. Đây là một yêu cầu mới, cấp bách đặt ra trong điều kiện hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin một cách chính xác, khách quan và kịp thời.
48 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TK6428- Chi phí khác bằng tiền: các khảon chi khác bằng tiền phát sinh ngoài các khảon đã kể trên đây: chi phí hội nghị , tiếp khách , công tác phí , chi đào tạo cán bộ , trả lãi tiền vay .
Nội dung và kết cấu các tài khoản được các doanh nghiệp sử dụng theo đúng như tinh thần của quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính ban hành ngày 1/11/1995
TK 632
TK 911
TK 911
TK 511
TK 641.642
TK 512
TK 142 (2)
TK 421 (2)
Kết chuyển trị giá vốn Kết chuyển doanh thu thuần
Hàng bán trong kỳ Bán hàng bên ngoài
Kết chuyển CPBH, CPQLDN Kết chuyển doanh thu thuần
p.bổ cho số hàng bán trong kỳ hàng bán nội bộ
K.chuyển CPBH, CPQLDN Kết chuyển lỗ của hoạt
Còn lại của kỳ trước để xác động bán hàng
Kết quả kỳ này
1.6.3.3 Hệ thống sổ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng-xác định bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất và trình tự luân chuyển chứng từ.
Để phản ánh được áp dụng các loại sổ kế toán tổng hợp để ghi chép, phản ánh. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, qui mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ cán bộ kế toán cũng như trang bị phương tiện kỹ thuật, tính toán xử lý thông tin mà lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ sách kế toán nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Cũng như vậy, tổ chức kế toán doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán hàng cũng phải phụ thuộc vào việc vận dụng hình thức kế toán của doanh nghiệp mà hệ thống sổ kế toán có sự khác nhau giữa các hình thức kế toán. Từ đó, quá trình luân chuyển số liệu giữa các sổ sách kế toán phản ánh doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán hàng cũng phải khác nhau.
Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng các hỉnh thức kế toán:
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán nhật ký chứng từ
- Hình thức kế toán nhật ký chung
- Hình thức kế toán nhật ký sổ cái
Chương II
Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dệt trí nhân hà tây
2.1 Đặc điểm chung về công ty dệt Trí Nhân Hà Tây .
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây
Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây (tên giao dịch: HADOTEX ) được ra đời trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Công ty là một doanh nghiệp trực thuộc Sở công nghiệp Hà Tây quản lý. Tiền thân của công ty là các cơ sở tư nhân được hợp nhất lại với nhau bao gồm: Việt Thắng, Hoà Bình, Hồ Tây và thành lập cuối năm 1990 lúc đó lấy tên là xí nghiệp Trí Nhân Hà Tây. Theo quyết định số 3218/QĐUB ngày 15 tháng 12 năm 1992 của UBND của Tỉnh Hà Tây.
Trong những ngày đầu thành lập, Công ty có một số cơ sở ở Vạn Phúc Hà Tây. Lúc này, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp là làm gia công cho nhà nước, phục vụ thời kỳ xây dựng CNXH của đất nước. Sản ohẩm chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải Kaki, Phin kẻ, Karo, khăn mặt. Sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng từ 10 đến 15%. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty sau này là dệt vải bạt các loại.
Năm 1995, Công ty được phê duyệt luận chứng kinh tế và xây dựng cơ sở mới ở Chương Mỹ Hà Tây. Khu vục này có diện tích mặt bằng là 1,5ha. Quá trình xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1995 đến 1997 thì hoàn thành và đi vào hoạt động. Cũng trong thời gian này Công ty đầu tư thêm nhiều máy dệt của Tiệp Khắc và thực hiện việc tuyển dụng lao động mới, đưa tổng số CBCNV lên 700 người. Văn phòng giao dịch 88 Trần Phú Hà Đông - Hà Tây
* Giai đoạn hiện nay:
Đây là giai đoạn cả nước đang thực hiện chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất đối với xí nghiệp. Công ty đã gặp phải không ít những khó khăn, thử thách, bỡ ngỡ trong cơ chế mới. Tuy vậy, sau nhiều gian lao vất vả, xí nghiệp đã tự khẳng định được mình trong phong cách làm ăn mới và từng bước rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.
Trong giai đoạn này Công ty đã có nhiều đột phá mới đáng kể ngày càng tạo đà cho sự đi lên. Công ty đã được cấp trên đầu tư thêm vốn, máy móc thiết bị hiện đại, kêu gọi vốn từ bên ngoài, tham gia liên doanh liên kết với một Công ty của Ucraina...tuyển dụng thêm nhiều lao động mới trình độ lao động cao... Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty đã và đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường: chất lượng cao giá bán ưu đãi... Doanh thu tiêu thụ hàng năm tăng dần, cải thiện đáng kể đời sống tinh thần và đời sống vật chất cho toàn bộ CBCNV trong Công ty. Có thể nói, trong giai đoạn mới Công ty đã có những bước tiến rất mạnh mẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Hà Tây ngày một phát triển.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của Công ty
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, phụ trách và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của Công ty trước tất cả người lao động và trước cơ quan quản lý nhà nước.
Một phó giám đốc đầu tư nội chính: phụ trách về quản lý tài sản cố định của Công ty ( bao gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng, đồ dùng ... ) lên kế hoạch thực hiện đàu tư XDCB ( đầu tư mới và cải tạo lại ) để dưa vào sản xuất. Do vậy phó giám đốc đầu tư tài chính chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, máy móc thiết bị.
- Một phó giám đốc sản xuất và vật tư: là người phụ trách về hoạt động sản xuất của công ty. Phó giám đốc sản xuất và vật tư phối hợp cùng với phòng kế hoạch để lên phương án kế hoạch sản xuất hàng tháng, cùng phòng vật tư có kế hoạch và tính toán nhu cầu về vật tư, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuát. Phó giám đốc sản xuất và vật tư là người tổ chức và phối hợp cùng với phòng ban liên quan thực hiện một cách thống nhất.
- Một phó giám đốc tài chính: Có chức năng bao quát toàn bộ hệ thống, thống kê kế toán trong doanh nghiệp, chỉ đạo tình hình và theo dõi, kiểm tra là người lo tìm nguồn vốn cung cấp cho các hoạt động của công ty, nhắc nhở cùng phòng kế toán tài chính đôn đốc các khoản nợ của khách hàng.
* Các phòng ban trong Công ty bao gồm:
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện, quy chế bảo toàn hệ thống điện, hoàn thành các biểu mẫu, sổ sách quản lý thiết bị, vật tư, tiếp nhận thiết bị, cải tạo máy. Phòng phải lên kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị các loại, nội dung các dạng sửa chữa cũng như qui định về định mức tiền công các dạng sửa chữa...
- Phòng hành chính bảo vệ: Phục vụ việc chuẩn bị giấy tờcông văn tài liệu cho các cuộc họp, hội nghị... Phòng phụ trách bộ phận văn thư của doanh nghiệp ( bao gồm các loại công văn đến và đi ) Và có trách nhiệm trang bị công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an ninh, an toàn của công ty, tăng cường hoạt đông kiểm tra kiểm soát, giám sát...
- Phòng y tế đời sống: Chăm lo tốt, chu đáo các bữa ăn giữa ca cho công nhân và cán bộ hành chính đảm bảo đúng thời gian qui định, đảm bảo nước uống cho công nhân viên hàng ngày đầy đủ. Các khu vực vệ sinh công cộng nơi làm việc phải được sạch sẽ. Phòng theo dõi tình hình sức khoẻ của người lao động xây dựng phương án nâng cao sức khoẻ cho người lao độngvà có kế hoạch khi cần thiết.
- Phòng kế toán tài chính: Xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày, làm quyết toán hàng tháng, quí, năm, đối chiếu và xử lý, kiểm kê, chuẩn bị số liệu để phân tích kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với các năm trước, đưa ra các kết luận phù hợp cho quản lý.
- Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm đôn đốc nợ với khách hàng, chuẩn bị tiền vốn cho sản xuất, đồng thời thực hiên kiểm tra, giám sát việc thu chi tài chính, hạch toán các chi phí sản xuất...
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Bám sát kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch thị trường để làm công tác điều độ sản xuất. Phòng có nhiệm vụ phân tích để đưa ra các định mức vật tư, năng xuất lao động, tổ chức nghiên cứu sản xuất, chế thử sản phẩm mới để đưa vào sản xuất sau khi kết quả được nghiệm thu. Đồng thời phòng kết hợp với phân xưởng dệt phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng, chất lượng sản xuất và tình hình sử dụng vật tư để kịp thời có các biện pháp khắc phục nếu cần...
- Phòng vât tư: Làm công tác quản lý vật tư, cung ứng vật tư, phụ tùng... đúng với số lượng, chất lượng, chủng loại, kịp thời theo đúng kế hoạch sản xuất. Phòng phối hợp với thủ kho mở sổ sách thẻ kho, thực hiện công tác kiểm kê, báo cáo, có các đề xuất hướng giải quyết và xử lý chênh lệch, quyết toán các hoá đơn, hợp đồng mua bán. Hàng tháng phòng phải báo cáo tình hình thực hiện sử dụng thực tế so với kế hoạch đề ra.
- Phòng lao động tiền lương: Hàng tháng tổng kết, đánh giá việc thực hiện các qui chế của công ty với người lao động. Phòng phối hợp cùng văn phòng tài chính kế toán duyệt đơn giá tiền lương sản phẩm, tiền thưởng, thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động trong doanh nghiệp. Phòng xây dựng tiêu chuẩn thi đua hàng tháng và cả năm, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kế hoạch thị trường: Là nơi ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khách hàng. Phòng có nhiệm vụ phải thường xuyên bám sát nhu cầu của khách hàng để lên kế hoạch sản xuất, đảm bảo mẫu mã, chất lượng theo yêu cầu giao hàng theo hợp đồng đã ký kết. Phòng phối hợp với phòng tài vụ đôn đốc công nợ của khách hàng, củng cố toàn bộ sổ sách thực hiển đầy đủ các công việc đối chiếu với thủ kho theo qui định của công ty. Phòng phải mở sổ theo dõi bán thành phẩm và thành phẩm một cách có khoa học, hợp lý, tổ chức các hoạt động bán hàng, chào hàng, tổ chức hội nghị khách hàng... Mặt khác phòng có trách nhiêm cùng với những bộ phận liên quan tổ chức hội nghị công nhân viên ở các cấp.
* Tổ chức bộ máy phân xưởng:
- Quản đốc phân xưởng.
- Phó quản đốc phân xưởng.
- Trưởng ca.
- Các tổ sản xuất từ đầu đến cuối dây chuyền.
Giám đốc
Phó giám đốc đầu tư nội chính
Phó giám đốc sản xuất vật tư
Phó giám đốc tài chính
Phòng hành chính bảo vệ
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng vật tư
Phòng kỹ thuật công nghệ
phòng tài vụ
Phòng y tế
Phân xưởng nhuộm
Phân xưởng dệt
Phân xưởng hoàn thành
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng tổ chức lao động
Sơ đồ bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất của Công ty.
2.1.3 Đặc điểm sản xuất, chế tạo sản phẩm của công ty.
Từ năm 1990 hoạt động sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất vải bạt các loại, vải phin và vải bảo hộ lao động. Từ năm 1995 công ty bắt đầu chuyển sang sản xuất khăn mặt xuất khẩu. Ngoài ra, công ty còn gia công sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng như: Vải lọc đường, vải Kaki, vải bò...
Khác với các công ty khác trong cùng một nhóm nghành, công ty dệtTrí Nhân Hà Tây có công đoạn sản xuất từ bông sang sợi. Dây chuyền sản xuất của công ty chỉ có từ lúc đưa sợi vào dệt và dệt ra thành vải. Như vậy nguyên vật liệu chính của công ty là sợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình sản xuất dây chuyền hàng loạt lớn. Theo dây chuyền nước chảy, sản phẩm làm ra của khâu trước là nguyên liệu, đầu vào của khâu sau:
Sợi lọc đậu se mắc xâu ( nối )
Dệt
Sợi ngang đậu se suốt tự động
Nhập kho đóng gói bán vải mộc đo ( gấp ) Kcs Soạn vải
Nhuộm
Kcs đo ( gấp ) đóng gói Nhập kho
( Sơ đồ dây chuyền công nghệ dệt của công ty dệt Trí Nhân Hà Tây )
Sản phẩm của phân xưởng dệt là các loại vải bọc. Vải bạt các loại này di chuyển sang phân xưởng hoàn thành để tiến hành sửa lỗi, kiểm tra, phân loại và đo gấp, đóng gói. Nếu cần nhuộm vải thì chuyển sang phân xương tẩy nhuộm.
* Đặc điểm về mặt hàng sản xuất của công ty.
Công ty sản xuất vải bạt truyền thống: Các loại vải bạt nhẹ, trung bình và các loại vải bạt nặng. Các loại vải bạt này dùng để sản xuất giày vải, giường, ghế gấp, các loại túi ba lô, cặp, trang bị bảo hộ lao động...
Các loại vải lọc công nghiệp dùng cho sản xuất hàng thuỷ tinh, sành sứ, lọc đường, lọc bia...Vải bạt của công ty đã nhiều lần được tặng huân chương vàng tại hội chợ triển lãm kinh tế toàn quốc.
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây là một công ty lớn. Công ty có một phòng tài chính kế toán áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, có bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên...
Phòng kế toán có chức năng thu thập, sử lý và cung cấp các thông tin kế toán tài chính, phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó thực hiện việc kiểm tra tình hình kế hoạch, giám đốc bằng đồng tiền việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, thúc đẩy tốt việc thực hiện đúng chính sách chế độ, hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một vài nét khái quát về nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán của công ty:
Với tình hình hiện tại của công ty, với yêu cầu quản lý thực tế trình độ của đội ngũ cán bộ mà biên chế nhân sự của phòng tài chính kế toán được bố trí sao cho phù hợp, khoa học, đảm bảo được hiệu quả tốt nhất, phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh chính.
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, nghiên cứu việc chấp hành chính sách, chế độ, báo cáo thống kê định kỳ, tham gia ký kết các hợp đồng mua bán hàng, phân tích các hợp đồng kinh tế, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu theo chế độ lưu trữ. Kế toán trưởng phải biết đúc rút kinh nghiệm, vận dụng, sáng tạo, cải tiến, hình thức và phương pháp kế toán sao cho ngày càng hợp lý, chặt chẽ phù hợp với điều kiện của công ty.
- Phó phòng tài chính kế toán: Phụ trách theo dõi tài sản cố định, các nguồn. Các khoản gia công cho các đơn vị và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham gia ký các hoá đơn, ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu, tình hình tăng giảm tài sản, tình hình trích khấu hao cho các đối tượng tập hợp chi phí... tình hình trích lập và sử dụng các nguồn vốn của công ty.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư và thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, đi giao dịch với ngân hàng, ngoài ra còn có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm.
- Thủ quĩ kiêm theo dõi công nợ với ngưòi bán: Có trách nhiệm vụ cùng với kế toán vốn bằng tiền tiến hành thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi và tồn quĩ tiền mặt tại công ty, đồng thời theo dõi công nợ với khách hàng bán hàng cho công ty.
- Kế toán tiền lương, vật tư, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phân xưởng, phòng ban gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác tính toán tiền lương cùng các khoản trích theo lương, khoản phụ cấp... của cán bộ, công nhân viên. Kế toán tiền lương còn kiêm kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình mua bán, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho, tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các đối tượng tập hợp chi phí.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ kết hợp với kế toán tiền lương, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán vốn bằng tiền... cùng nhau xác định, tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ. Từ đó kế toán sẽ được tính giá thành cho sản phẩm. Kế toán này còn kiêm nhiệm vụ xác định kết quả kinh doanh và theo dõi các khoản thu của khách hàng.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận. Việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty phải căn cứ vào tình hình tổ chức công tác kế toán, vào đặc điểm tổ chức và qui mô sản xuất kinh doanh của công ty... vào hình thức phân cấp quản lý, khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ tài chính kế toán...
Như đã nói ở trên, công ty dệt Trí Nhân Hà Tây áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức công tác kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của công ty được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, ở các đơn vị, các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhập kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tài chính tập trung của doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán tiền lương,vật tư, công cụ dụng cụ
Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư và thành phẩm
Kế toán giá thành và khoản phải thu của khách hàng
Thủ quỹ kiêm theo dõi công nợ với người bán
Nhân viên kinh tế tại các đơn vị bộ phận trực thuộc
2.1.5 Hình thức kế toán của công ty
Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây là một công ty có quy mô tương đối lớn. Công ty có một phòng tài chính kế toán áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
+ Công việc hàng ngày: Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, đối chiếu lấy số liệu ghi trực tiếp vào Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan.
Đối với các chứng từ phản ánh các chi phí phát sinh nhiều lần trong tháng: vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương thì được tập hợp, phân loại riêng và cuối tháng lập các bảng phân bổ, lấy số liệu ghi vào các nhật ký chứng từ và các bảng kê có liên quan.
+ Công việc cuối tháng:
- Cộng các bảng kê, bảng phân bổ, lấy số liệu ghi vào nhật ký chứng từ.
- Cộng các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các nhật ký chứng từ có liên quan, sau đó lấy số liệu lập các bảng tổng hợp số liệu chi tiết sau đó đối chiếu với sổ cái.
- Cuối cùng lấy số liệu ở sổ cái, nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập các báo cáo kế toán.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.2 Tổ chức doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh bán hàng tại công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây:
Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây là một doanh nghiệp sản xuất vải công nghiệp các loại. Sản phẩm của công ty dùng để sản xuất giày vải, găng tay, túi, lều bạt cho bộ đội, vải lọc đường, lọc bia...Chính vì vậy mà khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty sản xuất giày vải, nhà máy bia... trên mọi miền đất nước. Trong những năm gần đây, các sản phẩm giầy vải của thị trường Việt Nam rất đa dạng, phong phú, mẫu mã được cải tiên phù hợp, do vậy mà vải của công ty đã có sức hút mạnh, chiếm lĩnh thị trường lớn, chất lượng sản phẩm cao, giá bán ưu đãi... Chính vì thế mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng ngày càng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó , ban lãnh đạo Công ty cùng các phòng ban: Phòng kỹ thuật sản xuất, phòng kế hoạch thị trường... đã đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu, giá thành sản xuất sản phẩm hạ, lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Công ty luôn luôn hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản thuế.
Năm 2001
Năm 2000
Chỉ tiêu
So sánh
%
Doanh thu tiêu thụ SP ( VNĐ )
33.210.560.597
41.599.535.399
+ 8.388.976.820
+ 25,3
Giá vốn hàng xuất bán ( VNĐ )
29.463.854.698
36.907.905.094
+ 7.444.050.396
+ 25,3
Lãi gộp ( VNĐ )
3.746.702.899
4.691.630.305
+ 944.927.406
+ 25,2
CP bán hàng + CP QLDN ( VNĐ )
3.284.325.780
4.005.061.808
+ 720.736.028
+ 21,9
Tỷ lệ % CP thời kỳ trên liên doanh
9,88%
9,62%
- 0,26
LN trước thuế hoạt động tiêu thụ
462.377.119
686.568.497
+ 224.191.378
+ 48,5
Qua các chỉ tiêu trong bảng phân tích ta thấy, doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là: 8.388.974.802 đ tương ứng với tăng 25,3%. Mặc dù chi phí thời kỳ của năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là: 730.726.028 đ tương ứng với tăng 21,9%. Nhưng khi xét đến tỷ lệ % giữa chi phí thời kỳ và doanh thu bán hàng thì tỷ lệ chi phí thời kỳ trên doanh thu bán hàng năm 2001 ( 9,62% ) thấp hơn năm 2000 ( 9,88% ). Như vậy quy mô của doanh thu bán hàng năm 2001 lớn hơn năm 2000. Công ty đang từng bước giảm các chi phí thời kỳ, tăng lợi nhuận trước thuế từ 462.377.119đ lên 686.568.497 đ.
2.2.1 Các chứng từ được sử dụng để hạch toán ban đầu
Mọi hoạt động bán hàng của Công ty đều phải được lập các chứng từ đầy đủ, kịp thời. Đây là khâu hạch toán ban đầu của nghiệp vụ bán hàng để làm căn cứ xác định doanh thu bán hàng. Khi xuất kho thành phẩm đem bán, phòng kế hoạch - thị trường phải lập hoá đơn GTGT ( Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây sản xuất sản phẩm thuộc diện chịu thuế GTGT, thuế suất GTGT là 10% ). Hoá đơn GTGT là chứng từ của Công ty xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá, số tiền bán sản phẩm cho người mua. Hoá đơn GTGT là căn cứ để Công ty ghi sổ chi tiết doanh thu bán hàng và các sổ kế toán liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng trên đường, ghi sổ kế toán của khách hàng.
Hoá đơn GTGT được phòng kế hoạch - thị trường lập thành 03 liên, sau đó chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt, đóng dấu. Trong trường hợp khách hàng thanh toán ngay tiền hàng thì hoá đơn GTGT được chuyển đến cho thủ quỹ để làm thủ tục thu tiền mặt hoặc thu séc.
Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch - thị trường.
Liên 2: Hoá đơn đỏ giao cho người mua.
Liên 3: Thủ kho giữ lại, ghi vào thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán ghi sổ kế toán, làm thủ tục thanh toán.
Nếu khách hàng chưa thể thanh toán tiền ngay cho Công ty thì khách hàng sẽ trả tiền qua tài khoản tại ngân hàng bằng các chứng từ hợp lệ như: Giấy uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản...
2.2.2 Tổ chức kế toán chi tiết doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây:
2.2.2.1 Tổ chức kế toán chi tiết doanh thu bán hàng:
Tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây, kế toán chịu trách nhiệm theo dõi doanh thu bán hàng chỉ phải theo dõi doanh thu bán hàng ra bên ngoài, không phải theo dõi doanh thu bán hàng trong nội bộ. Sở dĩ như vậy là vì: Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây là một đơn vị kinh tế độc lập, đầu vào của dây chuyền sản xuất chủ yếu là sợi, bông các loại, sản phẩm đầu ra là các loại vải công nghiệp. Do vậy mà tại Công ty không có sự tiêu dùng nội bộ về sản phẩm do chính Công ty sản xuất ra phục vụ cho bất kỳ một loại hoạt động nào. Nhân viên kế toán của Công ty còn phải theo dõi doanh thu của từng loại vải theo qui định phân loại của Công ty. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào phương thức bán hàng mà kế toán còn phải theo dõi cả doanh thu bán hàng trả tiền ngay và doanh thu bán hàng chịu.
Từ những hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT phòng kế toán tổng hợp số liệu của các loại vải mà khách hàng mua trong tháng để vào sổ chi tiết bán hàng. Sổ chi tiết bán hàng theo dõi doanh thu của từng loại vải bán ra: Vải mộc, vải lọc, vải gia công... Trong sổ chi tiết bán hàng này, kế toán còn phải theo dõi cả doanh thu bán hàng trả tiền ngay và doanh thu bán hàng chịu.
Sau khi vào sổ chi tiết bán hàng, phần doanh thu bán hàng chịu sẽ được tổng hợp để ghi vào sổ chi tiết TK 131 “ Phải thu của khách hàng ” theo dõi doanh thu bán chịu và theo dõi tình hình của khách hàng.
Ngoài ra, hàng tháng kế toán của Công ty còn lập các báo cáo: Báo cáo theo đối tượng mua hàng, báo cáo tiêu thụ theo mặt hàng, báo cáo tình hình khách hàng nhằm phân tích hoạt động tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Công ty, tăng cường khả năng thu tiền của khách.
2.2.2.2 Tổ chức kế toán chi tiết xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây:
Tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây, việc tổ chức kế toán chi tiết xác định kết quả bán hàng được chia riêng theo từng loại vải, theo cách phân loại riêng của Công ty: Vải mộc, vải màu, vải lọc...
Việc tổ chức kế toán chi tiết xác định kết quả bán hàng cũng được theo dõi, tổ chức cùng với tổ chức kế toán chi tiết doanh th bán hàng, xác định giá trị vốn hàng xuất bán, việc tập hợp, phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh mghiệp cho từng loại vải.
Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây là một loại hình doanh nghiệp sản xuất có tần xuất nhập - xuất tồn thành phẩm lớn. Kế toán của Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán ( giá thành sản xuất thực tế ) theo phương pháp bình quân gia quyền ( bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ )
Đơn giá
bình quân Giá thành thực tế TP tồn đầu kỳ + Giá thành thực tế TP nhập trong kỳ
(giá thành =
đơn vị thực Sản lượng thực tế TP tồn đầu kỳ + Sản lượng thực tế TP nhập trong kỳ
tế bình quân)
Để tính được đơn giá bình quân của thành phẩm xuất kho đem bán, kế toán căn cứ vào bảng nhập kho thành phẩm trong kỳ, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn thành phẩm đã tổng hợp của kỳ trước. Khi đó tính trị giá vốn hàng xuất bán sẽ phải căn cứ vào đơn giá bình quân và sản lượng thực tế thành phẩm xuất bán trong kỳ: sản lượng thực tế thành phẩm xuất bán trong kỳ sẽ được biểu hiện trên bảng tổng hợp thành phẩm xuất kho đem bán.
Việc tập hợp các chi phí thời kỳ: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được theo dõi trên sổ chi tiết TK 641 và TK 642. Khi tập hợp được kế toán sẽ tiến hành phân bổ và kết chuyển toàn bộ cho từng loại vải bán ra để xác định được kết quả bán hàng trong kỳ ( tháng ).
Tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại vải bán ra theo doanh thu bán hàng thuần. Nghĩa là:
CPBH ( CP Tổng CPBH ( CPQLDN ) x DT bán hàng thuần của vải mộc
QLDN ) phân =
bổ vải mộc Tổng doanh thu bán hàng thuần các loại vải
Tương tự cho các loại vải màu, vải lọc... cũng vậy.
Để tổ chức kế toán chi tiết xác định kết quả bán hàng, kế toán của Công ty đã sử dụng sổ chi tiết tiêu thụ - kết quả nhằm xác định kết quả bán hàng cho từng loại vải.
2.2.3 Tổ chức kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây.
2.2.3.1 Tổ chức kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng tại Công ty:
2.2.3.1.1 Các TK được sử dụng để hạch toán:
Để hạch toán được doanh thu bán hàng trong kỳ, kế toán của Công ty đã sử dụng TK kế toán như sau:
+ TK 511 - Doanh thu bán hàng.
+ TK 531 - Hàng bán bị trả lại.
+ TK 532 - Giảm giá hàng bán.
+ TK 131; TK 111; TK 112...
+ TK 333 ( 1 ) - Thuế GTGT đầu ra. Vì sản phẩm sản xuất ra của Công ty là loại vải công nghiệp. Đây là loại mặt hàng chịu thuế GTGT, với thuế suất thuế là 10%. Công ty áp dụng phương pháp tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Nghĩa là:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
+ Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế GTGT vải bán ra x Thuế suất ( Giá tính thuế chính là doanh thu bán vải chưa có thuế GTGT ).
+ Thuế GTGT đầu vào là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào của NVL chịu thuế GTGT đầu vào.
Nội dung kết cấu của các TK kể trên đều được kế toán của Công ty áp dụng và chấp hành theo đúng như quyết định số: 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính về tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thóng TK kế toán của doanh nghiệp.
2.2.3.1.2 Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng.
Hoạt động bán hàng của Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây chủ yếu bằng phương thức bán buôn tại kho và phương thức bán lẻ cho các khách hàng nhỏ, ít phát sinh. Theo phương pháp bán hàng lẻ, các khách hàng sẽ thanh toán ngay bằng tiền mặt cho Công ty khi nhận đủ số hàng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ do khách hàng thanh toán.
1. Khi xuất kho vải bán cho các đơn vị mua lẻ, căn cứ vào giấy nộp tiền (phiếu thu tiền mặt) kế toán sẽ ghi nhận doanh thu bán hàng. Phần trị giá vốn hàng xuất bán sẽ được phản ánh và lấy số liệu từ bảng tổng hợp xuất kho thành phẩm.
a.Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán.
Nợ TK 632 213.848.132 đ
Có TK 155 213.848.132 đ b.Phản ánh doanh thu bán vải :
Nợ TK 111 255.792.240 đ Có TK 511 232.538.400 đ Có TK 333(1) 23.253.840 đ
2.Khi xuất kho vải bán buôn cho khách hàng, kế toán phản ánh doanh thu căn cứ vào phiếu thu (giấy nộp tiền) trong trường hợp khách hàng thanh toán ngay, giấy báo có của ngân hàng (UNC khách hàng lập, séc chuyển khoản ...) trong trường hợp khách hàng thanh toán qua ngân hàng, hoặc giấy thông báo chấp nhận trả tiển trong trường hợp khách hàng mua chịu. Phần trị giá vốn hàng xuất bán sẽ căn cứ vào bảng tổng hợp xuất kho để phản ánh.
a.Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán.
Nợ TK 632 432.572.499đ
Có TK 155 432.572.499đ
b.Phản ánh doanh thu bán hàng. Nợ TK 131 502.200.050 đ CóTK 511 456.545.500 đ Có TK 333(1) 45.654.550 đ
Trong trường hợp Công ty thanh toán hộ khách hàng các phát sinh như chi phí vận chuyển, bốc dỡ..., kế toán căn cứ vào hợp đồng vận chuyển hoặc hoá đơn GTGT do công ty dịch vụ vận tải gửi đến để phản ánh : Nợ TK 138(1383) - Phải thu khác Có TK 111, 112 - Tiền mặt, TGNH Khi khách hàng thanh toán về chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho công ty, kế toán căn cứ vào phiếu thu tiền mặt hoặc giấy báo Có của ngân hàng gửi đến để phản ánh : Nợ TK 111,112. Có TK 138 (1388). Trên thực tế khi khách hàng mua hàng, khách hàng đều có phương tiện vận chuyển, bốc dỡ... do họ chuyển tới. Công ty chỉ giao vải lên xe cho khách hàng theo đúng số lượng, trọng lượng, chất lượng đã thoả thuận. Mọi chi phí kèm theo khách hàng tự chịu và thanh toán.
3. Để giới thiệu sản phẩm của mình và chào bán sản phẩm của Công ty với khách hàng, Công ty thường xuất mẫu vải để khách hàng xem xét, tìm hiểu và đi đến quyết định giao dịch mua bán với Công ty. Trong trường hợp này, phòng kế hoạch cũng phải lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn này gửi cho kế toán để phản ánh ghi chép.
Nợ TK 641 55.650 đ Có TK 511 55.650 đ
đồng thời kế toán phản ánh thuế GTGT:
Nợ TK 133 5.565đ
Có TK 333 ( 1 ) 5.565đ
4. Vì một lý do nào đó: chất lượng không đảm bảo yêu cầu , hàng đến chậm ... mà khách hàng trả lại 1 phần hoặc toàn bộ số hàng đã mua, kế toán phải căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm để phản ánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại ; căn cứ vào phiếu chi tiền mặt (nếu khách hàng đã trả tiền) ; Uỷ nhiệm chi do kế toán Công ty lập (nếu trả qua ngân hàng ) hoặc tự động ghi giảm khoản phải thu(nếu khách hàng mua chịu ).
a. Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531
Nợ TK 333(1)
Có TK 111;112;131.
b. Phản ánh thành phần nhập lại kho theo giá vốn:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 632 - Giá vốn hàng xuất bán
5. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại, ghi giảm doanh thu bán hàng trong kỳ.
Nợ TK 511
Có TK 531
Đồng thời kế toán phải căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng và sổ chi tiết TK 131 - Phải thu của khách hàng, mà kế toán đã lập để vào bảng kê số 1, bảng kê số 2, phần đối ứng với TK 511 và bảng kê 11 - theo dõi khoản thu của khách hàng. Doanh thu bán hàng của Công ty chủ yếu được xem xét trên bảng kê số 11 ( chiếm tỷ trọng lớn ).
Nội dung và kết chuyển của bảng kê số 11 được kê toán áp dụng theo đúng như chế độ kế toán đã quy định. Kế toán của Công ty căn cứ vào số liệu tổng cộng cuối tháng của sổ chi tiết TK 131 - Phải thu của khách hàng mở chi tiết cho từng đơn vị, khách hàng để ghi vào bảng kê số 11.
Cũng như vậy, căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng, kế toán của Công ty tiến hành lập bảng kê khai thuế GTGT đầu vào. Kế toán phải kê khai chi tiết cho từng hoá đơn, chi tiết phần ghi Có TK333 ( 1 ) đối ứng Nợ với các TK 131,111, 112, 133 ( xuất mẫu chào hàng ).
6. Cuối tháng kế toán tiến hành xác định doanh thu thuần của hoạt động bán hàng.
Nợ TK 511 689.139.550đ
Có TK 911 689.139.550đ
2.2.3.2. Tổ chức kế toán tổng hợp xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt 19-5 Hà Nội:
2.2.3.2.1 Các TK được sử dụng để hạch toán:
+ TK 421: Lãi chưa phân phối ( TK 4212 )
+ TK 642: Chi phí bán hàng
+ TK 642: Chi phí QLDN
+ TK 632: Tri giá vốn hàng xuất bán
+ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
+ Và một số TK khác có liên quan đến quá trình hạch toán.
2.2.3.2.2 Phương pháp kế toán:
Việc xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây được tiến hành vào cuối tháng. Cuối mỗitháng, kế toán của Công ty căn cứ vào các số liệu tổng hợp các sổ kế toán chi tiết TK liên quan và một số sổ sách kế toán khác để tiến hành các bút toán kết chuyển, xác định được kết quả bán hàng trong tháng.
1. Kết chuyển tri giá vốn vải đã bán trong tháng:
Nợ TK 911 646.471.915đ
Có TK 632 646.471.915đ
2. Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần trong tháng
Nợ TK 511 689.139.550đ
Có TK 911 689.139.550đ
3. Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN trong tháng
a. Nợ TK 911 11.300.000đ
Có TK 641 11.300.000đ
b. Nợ TK 911 12.600.000đ
Có TK 642 12.600.000đ
4. Trên cơ sở xác định vốn hàng bán trong tháng, kế toán kết chuyển số lãi của hoạt động bán hàng
Nợ TK 911 18.767.635đ
Có TK 421 ( 4212 ) 18.767.635đ
Từ các bảng kê vừa lập, số liệu đó sẽ là căn cứ để ghi NKCT số 8, NKCT số 8 dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 531; 632; 641; 642; 911...
+ Căn cứ vào bảng kê số 11 số liệu của phần ghi Có để ghi vào cột ghi Có TK 131.
+ Căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng dùng cho TK 511 lấy số liệu ở cột TK 511 để ghi vào cột ghi Có TK 511
+ Căn cứ vào sổ chi tiết của các TK 531, 641, 642, 632 và TK 911 phần ghi Có để ghi vào cột ghi Có TK 531, 632, 641, 642, 911.
Cuối tháng, kế toán của Công ty sẽ tiến hành công luỹ kế để xác định tổng số phát sinh Có của các TK 131, 511, 532, 641, 632, 642, 911 đối ứng Nợ với các TK liên quan lấy số tổng cộng của NKCT số 8 để ghi sổ cái các khoản liên quan.
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết các TK 531,...
Sổ chi tiết theo dõi khách hàng
Bảng kê số 11
NKCT số 8
Báo cáo Tài chính
Sổ cái TK 511, 911,...
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Biểu số:
Mẫu số: 02 / GTGT
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra
( Kèm theo tờ khai thuế GTGT )
( Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng )
Tháng 12 năm 2001
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây
Mã số:
Địa chỉ: 88 Trần Phú - Hà Đông - Hà Tây
Chứng từ
Tên khách hàng
Doanh số bán ( chưa có thuế )
(VND)
Thuế giá trị gia tăng
(VND)
Ghi chú
Số
Ngày
1
2
3
4
5
6
007153
15/12
Công ty giầy Thụy Khuê
456.545.500
45.654.550
071595
25/12
Công ty giầy Thượng Đình
232.538.400
23.253.840
071960
26/12
Xuất mẫu vải đem chào hàng
55.650
5.565
Tổng cộng
689.139.550
68.913.955
Hà Tây ngày..... tháng 12 năm 2001
Người lập biểu
( Ký ghi rõ họ tên )
Kế toán trưởng
( Ký ghi rõ họ tên )
Biểu số 12
Bộ, tổng cục...............
Đơn vị: Công ty Trí Nhân Hà Tây
Sổ cái
Tài khoản:632
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng1
Tháng 2
Tháng 3
.....
Tháng12
Cộng
TK 155
646.471.915
Cộng số PS
Nợ
Có
646.471.915
Dư cuối tháng
Nợ
646.471.915
Có
Ngày..... tháng 12 năm 2001
Kế toán trưởng
( Ký ghi rõ họ, tên )
Kế toán ghi sổ
( Ký ghi rõ họ, tên )
Chương III
Một số nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dệt Trí Nhân Hà Tây.
3.1 Nhận xét về công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây
3.1.1. Đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán của Công ty.
Để đánh giá một cách toàn diện, chính xác về công tác tổ chức kế toán của Công ty, chúng ta cần phải có quan điểm toàn diện về hệ thống, phải có sự hiểu biết đầy đủ lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề này. Với thời gian tìm hiểu thực tế về toàn bộ công tác tổ chức kế toán nói chung của Công ty cũng như công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng không được lâu, do vậy mà những nhận xét của tôi dưới đây chỉ là những ý kiến, nhận xét nêu ra mang tính cá nhân, chỉ là so sánh đối chiếu giữa kiến thức lý thuyết đã học tại trường với những kiến thức thực tế đã tìm hiểu. Muốn hiểu được rõ nét vấn đề, đòi hỏi phải có sự tìm hiểu sâu, rộng hơn nữa, đòi hỏi phải có thời gian dài nghiên cứu tìm tòi...
- Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây là một loại hình doanh nghiệp tư nhân có quy mô vốn tương đối lớn , tập trung tại một điểm duy nhất. Công ty có điều kiện để áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Mọi công việc hạch toán đều được tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Do vâỵ, việc cung cấp thông tin về hoạt tài chính kế toán của Công ty cho các cấp lãnh đạo luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời.
- Về hình thức kế toán: Công ty đã và đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. đây là hình thức kế toán phù hợp với quy mô kinh doanh khối lượng công việc hạch toán kế toán... của Công ty. Hình thức kế toán này đã kết hợp chặt chẽ giữa việc ghi chép theo thời gian và ghi chép theo hệ thống, giữa hạch toán kế toán tổng hợp và hạch toán kế toán chi tiết , thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu...
- Về công tác kiểm tra kế toán: Công tác kiểm tra kế toán, kiểm tra quá trình hạch toán kế toán, kiểm tra các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh.... được tiến hành ngay tại phòng kế toán của Công ty. Các nhân viên kế toán thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình ghi chép, ghi sổ, chuyển sổ... Trong quá trình đó, các nhân viên kế toán phải tiến hành đối chiếu, so sánh phát hiện các sai sót về số liệu, về quá trình hạch toán kế toán.
- Bên cạnh đó bộ máy quản lý của Công ty vừa mới hình thành nên phòng kiểm toán nội bộ. Công việc kiểm toán do kiểm toán viên nội bộ thực hiện. Kiểm toán viên có nhiệm vụ kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm toán tình hinh chấp hành về luật pháp, chính sách chế độ, thể lệ về kế toán tài chính... Kiểm toán viên có thể phát hiện ra các sai sót, kịp thời uốn nắn sửa chữa, đề xuất những biện pháp giúp ban lãnh đạo, giúp phòng kế toán làm tốt công việc quản lý cũng như công việc hạch toán kế toán, rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý...
3.1.2. Đánh giá công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây.
Qua thời gian nghiên cứu thực tế về công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây, tôi thấy: Công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán hàng đã đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần phải có những nhận xét một cách khách quan toàn diện mà phải đưa ra được những ưu nhược điểm về vấn đề nghiên cứu:
3.1.2.1. Những ưu điểm trong công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả.
- Cán bộ trong phòng kế toán đã tổ chức vận dụng đúng đắn, nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán tài chính của nhà nước trong công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Do vậy mà công tác kế toán đạt được hiệu quả cao. Các thông tin về doanh thu bán hàng, tình hình lãi lỗ trong hoạt động bán hàng được cung cấp kịp thời nhanh chóng, tạo được cho ban lãnh đạo Công ty đề ra các phương án sản xuất kinh doanh kịp thời, giúp cho hoạt quản lý kinh tế đạt hiệu quả cao.
- Công tác tổ chức nhân viên kế toán chịu trách nnhiệm về kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng là rất hợp lý , phù hợp với yêu cầu quản lý . Nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi mảng kế toán này có trình độ hiểu biết cao, thực hiện đúng, nghiêm chỉnh các chính sách chế độ về kế toán tài chính do nhà nước ban hành. Bên cạnh đó họ có tính chịu khó sáng tạo, tự chịu trách nhiệm cao trong công việc. Do vậy mà họ luôn hoàn thành được các nhiệm vụ, kế hoạch được giao trong khi Công ty chưa có điều kiện áp dụng được sự tiến bộ về các phần hành kế toán có sử dụng máy vi tính.
3.1.2.2. Nhược điểm về công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác về tổ chức kế toán doanh thu hán hàng và xác định kết quả bán hàng còn bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, chưa mang tính khoa học cao vẫn còn một số điểm còn xa rời chính sách, chế độ, thể lệ kế toán của nhà nước.
- Với tình hình thực tế như hiện nay trên thị trường có nhiều biến đông, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về sản phẩm giầy vải các loại của hàng loạt các Công ty trong cả nước. Với phương thức bán hàng hiện tại của Công ty, Công ty bán hàng chủ yếu là bán buôn cho khách, khách hàng trả chậm tiền, tình hình thu nợ của công ty còn gặp nhiều khó khăn, chưa có phương án hữu hiệu để thu hồi các khoản nợ mà khách hàng mua chịu... Cùng với một số lý do khác ( thực tế đã có những khoản nợ quá hạn, nợ lâu năm, tình hình tài chính của khách hàng đã bộc lộ rõ sự khó khăn...) chính vì các lý do như vậy mà Công ty phải tìm ra các phương án giải quyết. Phương án giải quyết hiện nay trước mắt là phải lập dự phòng các khoản thu khó đòi. Điều này Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây vẫn chưa tiến hành thực hiện .Như vậy, công tác tổ chức kế toán của công ty nói chung và công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng phần nào đó còn xa rời chính sách, chế độ của nhà nước ban hành. Bởi vì, việc hạch toán kế toán khoản phải thu của khách hàng có đúng đắn đầy đủ ,chính xác... thì mới phản ánh được rõ nét kết quả thực của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đối với việc xuất vải cho phòng KH - TT để phòng này đem xuất mẫu, chào hàng... Đây cũngcó thể coi là hoạt động xuất vải cho việc dùng vào hoạt động bán hàng hay hoạt động quản lý của công ty. Theo đúng chính sách chế độ thì doanh thu của hoạt động nàychỉ tương ứng với chi phí sản xuất hặc giá vốn hàng bán để ghi vào chi phí bán hàng. Còn phần thuế GTGT phải phản ánh đúng, chính sác theo giá bán của cùng loại vải tại cùng thời điểm. ở đây, kế toán của công ty chưa phản ánh theo đúng chính sách chế độ. Như vậy, kế toán được hạch toán phần thuế GTGT dựa vào doanh thu bán hàng của hoạt động xuất mẫu, chào hàng nhân với thuế suất thuế GTGT.
3.2. Một vài ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây.
Như đã nói ở trên đây, để nhận xét và đưa ra một vài nhận định, ý kiến về một vấn đề nào đó chúng ta phải có quan điểm khách quan , toàn diện, có sự hiểu biết sâu , rộng về tình hình thực tế của vấn đề đó . Các ý kiến của tôi ở đây về việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây chỉ là những ý kiến của riêng cá nhân không nằm ngoài sự so sánh giữa kiến thức lý thuyết đã học tại trường, giữa sự tìm hiểu về chính sách chế độ, thể lệ kế toán hiện hành và những kiến thức thực tế đã tìm hiểu tại công ty về công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi mong rằng: những ý kiến của mình sẽ được quý công ty lưu tâm, xem xét và đồng ý chấp nhận để bài viết thêm phần giá trị.
Trước hết, để hoàn thiện côngtác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng cán bộ kế toán của công ty sẽ phải khắc phục những nhược điểm, những thiếu sót mà mình chưa làm được, chưa giải quyết thấu đáo.
Thứ nhất: Vào cuối mỗi niên độ kế toán , trước khi lập các báo cáo tài chính , kế toán phải tiến hành lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Mức lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi và việc xử lý , xoá nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp.
Để hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK 139 -dự phòng phải thu khó đòi, cùng một số TK khác : TK642, TK 004 - nợ khó đòi đã sử lý.
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ liên quan :
1. Vào cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức dự phòng phải thu khó đòiđã xác định kế toán ghi :
Nợ TK 642 -chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 -dự phòng phải thu khó đòi
Mức lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31\12 hàng năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ ( thông tư số 64TC/TCDN ngày 15\9\1997 )
2. Trong niên độ tiếp theo, nếu có các khoản nợ không đòi được thực tế xảy ra, kế toán ghi bút toán xoá sổ các khoản nợ khó đòi :
Nợ TK 139 -dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 131 -phải thu của khách hàng.
Có TK 138 - phải thu khác.
Đồng ghi đơn Nợ TK 004 - nợ khó đòi đã sử lý.
Sau này nếu công ty thu hồi được khoản nợ này thì coi như một khoản thu nhập bất thường của kỳ thu được nợ, kế toán ghi :
Nợ TK 111 ,112 ...
Có TK 721 -thu nhập bất thường
Ghi đơn Có TK 004-nợ khó đòi đã sử lý
3. Cuối niên độ tiếp theo , kế toán ghi bút toán hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi theo đúng số đã lập :
Nợ TK 139 - dự phòng phải thu khó đòi.
Có TK 721 - thu nhập bất thường.
Thứ hai: Để cho việc hạch toán đúng chế độ chính sách hiện hành, khi xuất mẫu hàng cho khách nhằm mục đích quảng cáo, tiếp thị , chào hàng... cho công ty , khi phòng kế hoạch thị trường lập đủ chứng từ hợp lệ gửi sang cho phòng tài vụ, kế toán phản ánh như sau :
1. Nợ TK 641 51.284đ
Có TK 511 51.284đ
2. Nợ TK 133 5.565đ
Có TK 3331(33311) 5.565đ
Thứ ba : Trong tình hình thực tế hiện nay, mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty đang ngày càng diễn ra rất mạnh mẽ, phức tạp hơn , khối lượng sử lý công việc rất lớn. Với tình trạng hiện tại , phòng tài vụ của công ty , mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vẫn được sử lý bằng những công cụ truyền thống như ;máy tính điện tử, hàng loạt các sổ sách kế toán mẫu biểu...mà việc nhập số liệu chủ yếu vẫn bằng con đường thủ công. Chính vì vậy tiến độ thực thi công việc chưa thể đáp ứng được so với kế hoạch đặt ra, việc cung cấp các thông tin nhanh, cấp thiết vẫn chưa thể thực hiện. Do vậy , việc áp dụng sự tiến bộ của máy tính vào các phần hành kế toán của công ty là rất cần thiết, là một đòi hỏi khách quan, đặt ra cho sự phát triển của công ty. Khi sử dụng máy vi tính vào phần hành kế toán của mình, kế toán chỉ việc nhập các số liệu cần thiết vào các mẫu biểu đã có sẵn trong máy. Cuối tháng , kế toán làm bút toán kết chuyển để xác định được doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng . Khi ban lãnh đạo yêu cầu cung cấp thông tin, kế toán chỉ cần thông báo cho máy bằng những lệnh cần thiết, máy sẽ cho ra những thông tin như yêu cầu.
Để làm được điều đó không phải là việc đơn giản, không phải ngày một ngày hai có thể làm được. Công ty sẽ phải thực hiện dần từng bước, tạo đà cho sự phát triển sau này.
+ Tổ chức mua sắm trang bị phần cứng, phần mềm phù hợp với khả năng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh , quy mô của công ty.
+ Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu biết sâu rộng về kế toán và sử dụng thành thạo máy vi tính.
+ Tổ chức việc nhập số liệu, tổ chức lại hệ thống chứng từ cho phù hợp, nhập dữ liệu vào từng phân hệ liên quan đến từng nội dung công tác kế toán:phan hệ vật tư , phân hệ tiền lương...
+ Xây dựng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết với kết cấu đơn giản ít cột , nhiều dòng phù hợp với việc tổng hợp số liệu và in trên máy. Hình thức sổ kế toán thích hợp đối với Công ty khi xử lý công tác trên máy có thể là hình thức Nhật ký chung hoặc hình thức chứng từ ghi sổ.
+ Tổ chức chương trình thực hiện trên máy , in ra các sổ kế toán , báo cáo tài chính... theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Việc thực hiện từng bước cơ giới hoá công tác kế toán, tiến tới xử lý hoàn toàn công tác kế toán trên máy vi tính đảm bảo tính thống nhất đồng bộ và hệ thống không chỉ ở bộ phận kế toán mà ở cả các bộ phậnquản lý chức năng khác trong công ty. Đây là một yêu cầu mới, cấp bách đặt ra trong điều kiện hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin một cách chính xác, khách quan và kịp thời.
kết luận
Qua một thời gian nghiên cứu về công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân, ta có thể thấy rõ nét về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Sau khi đi sâu xem xét vấn đề cần nghiên cứu theo yêu cầu của đề tài, người viết có thể thấy được những công việc chủ yếu, cơ bản của vấn đề nghiên cứu và cũng đã nêu ra được những ưu nhược điểm, những nhận xét góp ý nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Mục đích chủ yếu cũng không nằm ngoài yêu cầu cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo, phục vụ cho công tác quản lý trong đơn vị đạt được hiệu quả cao. Qua đó, một lần nữa người viết có thể khẳng định rằng :công tác tổ chức kế doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cao. Đây là một công việc quan trọng, cần thiết, góp phần tích cực tham gia công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và tại Công ty Dệt Trí Nhân.
Qua đây người viết xin gửi lời cảm ơn tới Thầy giáo Nguyễn Văn Dậu Học viện Tài Chính Kế toán và các Anh Chị trong phòng tài vụ của công ty đã tận tình giúp đỡ để người viết hoàn thành được bài viết của mình. Tôi mong rằng sẽ nhận được sự góp ý , nhận xét của các Thầy Cô giáo trong bộ môn và các Anh Chị trong phòng kế toán của công ty để bài viết được tốt hơn, và có giá trị như một tài liệu tham khảo.
Hà Tây, ngày 28 tháng 10 năm 2002 Sinh viên thực hiện.
Đinh Ngọc Phương
tài liệu tham khảo
1/ Lý thuyết hạch toán kế toán - ĐHTCKTHN, Nhà xuất bản tài chính 1999. Chủ biên: PGS.PTS. Nguyễn Hữu Ba
2/ Kế toán tài chính - ĐHTCKTHN, Nhà xuất bản tài chính 1999
Đồng chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi
TS. Nguyễn Đình Đỗ
3/ Kế toán doanh nghiệp 1-2, Tác giả Phạm Huyên , Nhà xuất bản thống kê 1999
4/ Điều lệ hoạt động của Công ty Dệt Trí Nhân
mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Một số vấn đề chung về kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại các doanh nghiệp sản xuất. 3
1.1 Khái niệm về doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng 3
1.2 Điều kiện để ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng 4
1.3 Thời điểm xác định doanh thu bán hàng 4
1.4 Phương pháp xác định một số khoản doanh thu bán hàng đặc thù và phương pháp xác định kết quả bán hàng. 5
1.5 Vai trò của xác định doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng 6
1.6 Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán hàng. 7
Chương II: Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dệt Trí Nhân Hà Tây 17
2.1 Đặc điểm chung về công ty dệt Trí Nhân Hà Tây . 17
2.2 Tổ chức doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh bán hàng tại công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây: 26
Chương III: Một số nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dệt Trí Nhân Hà Tây. 39
3.1 Nhận xét về công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây 39
3.2. Một vài ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Dệt Trí Nhân Hà Tây 42
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28186.doc