Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi các quy luật kinh tế diễn ra hết sức gay gắt, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đó là uy tín và chất lượng sản phẩm.
Để tạo ra được uy tín và chất lượng sản phẩm, ngoài trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động thù vẫn chưa đủ mà chúng ta còn cần có dây chuyền công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại. Đối với ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng vấn đề đó có ý nghĩa rất quan trọng và được quan tâm hàng đầu hiện nay: phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, trang bị thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại đảm bảo phục vụ cho công tác sửa chữa chế tạo sản phẩm sao cho sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đó cũng là một chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam.
Để cho TSCĐ phát huy được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ về tình hình tăng giảm và tính toán trích khấu hao TSCĐ một cách chính xác, khoa học và hợp lýý để phản ánh đúng việc sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long qua quá trình đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ tại Công ty em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán và hạch toán TSCĐ ở Công ty đã đạt được một số thành quả tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục từ đó em đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty.
Trong thời gian thực tập chưa nhiều mặt khác trình độ còn nhiều hạn chế nên không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết trong bài luận văn này. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô để hoàn thiện bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn kế toán, đặc biệt là thầy giáo Phạm Thanh Bình và các cán bộ kế toán của Công ty cổ phần may Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
69 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ để xây xí nghiệp may Nam Hải ở Nam Định và đến năm 2001 đầu tư 39 tỷ để xây dựng nhà máy may Hà Nam.
Đầu năm 2004, thực hiện đường lối đổi mới của Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển ngành may mặc và các lĩnh vực kinh doanh khác, công ty đã thực hiện cổ phần hoá. Ngày 30/3/2004 Công ty may Thăng Long chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần may Thăng Long.
Hiện nay, Công ty cổ phần may Thăng Long là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty may Việt Nam, gồm 5 xí nghiệp thành viên nằm tại các khu vực Hà Nội, Nam Định, Hà Nam với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và gần 4000 cán bộ công nhân viên. Tổng nguồn của công ty là 123.586.183.465 VNĐ, trong đó vốn điều lệ 23.306.700.000 VNĐ ( Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là 11.886.400.000 VNĐ, chiếm 51% tổng số vốn điều lệ của công ty), vốn vay tín dụng là 85.726.146.392 VNĐ, còn lại vốn khác là 14.553.337.013 VNĐ.
Với những thành tích đạt được, công ty cổ phần may Thăng Long đã được Nhà nước tặng nhiều huân chương cao quý như: 1 huân chương độc lập hạng Nhì vào năm 2002; 1 huân chương lao động hạng Ba vào năm 1997; 1 huân chương lao động hạng Nhất vào năm 1988; 1 huân chương lao động hạng Nhì năm 1983; 4 huân chương lao động hạng BA vào những năm 1978,1986,2000,2002; 1 huân chương chiến công hạng Nhất năm 2000; 1 huân chương chiến công hạng Nhì năm 1992; 1 huân chương chien công hạng Ba năm 1996. Ngoài ra Công ty còn nhận nhiều bằng khen và giấy khen khác.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về công ty ta xem kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1.Tổng số doanh thu (Triệu đồng)
130 387
160 239
210 603
2. Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
40
44
49
3.Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng)
20 200
39 000
50 468
4. Nộp ngân sách (Triệu đồng)
3 470
3 118
3 654
5. Số người lao động (Người)
3125
2956
2300
6. Thu nhập BQ/người/tháng (1000 đ)
1 100
1 100
1 215
Qua bảng kết quả trên ta thấy công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng trong thời gian tới xu hướng phát triển của công ty cổ phần may Thăng Long là theo 2 mục tiêu chính: hàng xuất khẩu và hàng nội địa. Công ty sẽ tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế và kiếm thị trường mới.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ
2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Hình thức hoạt động của Công ty cổ phần may Thăng Long hiện nay bao gồm: sản xuất- kinh doanh- xuất khẩu trên các lĩnh vực may mặc, nhựa, kho ngoại quan. Trong đó hoạt động chính vẫn là ở lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản như quần áo sơ mi, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em….
Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín (bao gồm: cắt may, là, đóng gói, nhập kho) với các loại máy móc chuyên dụng, số lượng sản xuất tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải. Tính chất sản xuất của các loại hàng trong công ty là sản xuất hàng liên tục phức tạp kiểu, loại hình sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, quy mô sản xuất lớn, mô hình sản xuất của công ty bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên.
Trong đó có 3 xí nghiệp là XN1, XN2, XN3 đóng tại Hà Nội, xí nghiệp may Hà Nam đóng tại Hà Nam, xí nghiệp may Nam Hải đóng tại Nam Định. Các xí nghiệp có cùng mô hình sản xuất với dây chuyền công nghệ chia thành 5 bộ phận khác nhau:
Văn phòng công ty
Tổ cắt
Tổ may
Tổ hoàn thiện
Tổ bảo quản
Ngoài ra công ty còn có xí nghiệp may phụ trợ, gồm một xưởng thêu và một xưởng mài. Còn có một cửa hàng thời trang chuyên để giới thiệu và bán sản phẩm ra thị trường.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua phần phụ lục 04
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm may mặc do đó quy trình công nghệ trong công ty như sau:
Nguyên vật liệu chính là Vải nhận từ kho nguyên vật liệu theo từng chủng loại mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu theo từng mặt hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại đây vải được đánh dấu và được cắt thành bán sản phẩm sau đó chuyển cho bộ phận may trong các xí nghiệp. Tại các tổ may được chia thành nhiều công đoạn: may cổ, may tay, ghép thân….Được tổ chức thành dây chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Các sản phẩm may xong thì sử dụng nguyên vật liệu phụ là: cúc, chỉ….Khi đã hoàn thành các sản phẩm được chuyển xuống bộ phận là và cuối cùng là đóng gói và nhập kho thành phẩm.
Đối với những sản phẩm cần thêu mài thì sẽ được qua phân xưởng thêu và mài sau đó được đưa trở lại quy trình sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất được thể hiện qua phần phụ lục 05
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Công ty cổ phần may Thăng Long trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, tổ chức hạch toán kinh doanh độc lập, thực hiện quản lý theo 2 cấp
* Cấp công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty cổ phần may Thăng Long, được bầu để chỉ đạo quản lý mọi hoạt động của công ty tại kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng của công ty gồm có 07 thành viên, 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1 phó chủ tịch hội đồng quản trị và 05 uỷ viên do đại hội cổ đông bầu hoặc bãi miễn.
Trong ban giám đốc đứng đầu là Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các giám đốc gồm có 03 giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau:
Giám đốc điều hành kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất, thiết kế của công ty
Giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh
Giám đốc điều hành nội chính: Có nhiệm vụ giúp cho Tổng giám đốc về mặt đời sống nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các phòng ban chức năng gồm:
Văn phòng công ty
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kế toán tài vụ
Xí nghiệp đời sống
Cửa hàng thời trang
Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng kinh doanh nội địa
* Cấp xí nghiệp
Trong các xí nghiệp thành viên có Ban giám đốc xí nghiệp, tổ trưởng sản xuất, nhân viên. Dưới các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và nhân viên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ở phần phụ lục 06
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần may Thăng Long
4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Tại Công ty cổ phần may Thăng Long công tác kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán được tập trung ở phòng kế toán công ty. Còn các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê, mọi số liệu sẽ được gửi lên phòng kế toán của Công ty.
Phòng kế toán của Công ty gồm 10 người trong đó có một kế toán trưởng, 2 phó phòng kế toán và các kế toán viên bộ phận, thủ quỹ.
* Kế toán trưởng: Phân công, kiểm tra, đôn đốc công việc của từng kế toán viên trong công ty. Lập kế hoạch tài chính, vốn quỹ năm và dài hạn. Kiểm tra ký hợp đồng và thanh lý. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho đội ngũ kế toán viên. Kiểm tra ký duyệt chứng từ mua hàng, bán hàng, chứng từ thu chi tiền mặt, báo cáo quyết toán. Bảo quản lưu trữ tài liệu.
* Kế toán NVL & CCDC: Mở thẻ kho, sổ chi tiết cho từng loại vật tư có luỹ kế tháng, quý, năm. Kiểm tra lại từng nội dung, tính hợp lệ của từng chứng từ nhập, xuất. Tổng hợp toàn bộ các đơn vị sử dụng vật tư trình lãnh đạo.
* Kế toán TSCĐ & vốn: Có nhiệm vụ hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ của công ty, sử dụng các TK 211, 212, 411, 412…, hàng quý lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, đồng thời quản lý nguồn vốn của Công ty bao gồm nguồn vốn kinh doanh và các quỹ trong công ty.
* Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương cho các cán bộ công nhân viên trong công ty
* Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp từng loại chi phí của các bộ phận kế toán nguyên vật liệu, tiền lương, chuyển sang tiến hành tổng hợp lại tính giá thành cho từng mã hàng.
* Kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc rồi viết phiếu chi, phiếu thu, UNC…theo dõi TK 111- tiền mặt, TK 112- tiền gửi NH. Hàng tháng lập bảng kê, sổ quỹ, nhật ký chứng từ.
* Kế toán công nợ: Có trách nhiệm hạch toán các khoản phải thu, phải trả khách hàng, công nhân viên, nhà nước. Ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng và các sổ nhật ký chứng từ liên quan.
* Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty, thực hiện thu chi tiền mặt, thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt ở công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Thăng Long ở phụ lục 07
4.2. Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại công ty
a. Hệ thống sổ kế toán
Tại công ty cổ phần may Thăng Long áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ bao gồm các loại sổ kế toán sau:
Sổ nhật ký chứng từ
Bảng kê
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Các bảng phân bổ
Trình tự ghi sổ kế toán ở phần phụ lục 08
b. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty
Công ty cổ phần may Thăng Long có quy mô lớn, có trình độ quản lý và kế toán tương đối tốt. Mặc khác công ty thực hiện kế toán thủ công nên công ty đã sử dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Còn các xí nghiệp đều phân công người làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp số liệu để định kỳ gửi lên phòng Kế toán – Tài chính của công ty.
Với sự lựa chọn hình thức tổ chức kế toán tập trung phù hợp với quy mô hoạt động của công tym tạo ra những thuận lợi cho việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với cán bộ kế toán, đồng thời tạo ra những thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất.
c. Niên độ kế toán
áp dụng theo năm, niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12
d. Kỳ lập báo cáo
Công ty tiến hành lập báo cáo theo tháng, quý, năm
e. Kế toán hàng tồn kho
Do đặc điểm tính chất, số lượng chủng loại, vật tư hàng hoá riêng của ngành may mặc và yêu cầu quản lý hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
f. Phương pháp tính thuế GTGT
Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu hao.
II. Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần may Thăng Long
1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại công ty cổ phần may Thăng Long
1.1.Đặc điểm TSCĐ của công ty
Do đặc thù là một công ty sản xuất kinh doanh ngành may mặc xuất khẩu do đó TSCĐ trong công ty chủ yếu là nhà xưởng, nhà văn phòng, máy móc thiết bị, máy may…phục vụ trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. So với các công ty may khác trong cùng ngành may mặc thì TSCĐ của công ty tương đối lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại. Tính đến ngày 31/12/2003 tổng số vốn cố định của công ty xấp xỉ 100 tỷ VNĐ. Trong đó phần lớn là máy móc thiết bị của công ty đều do công ty tự mua trong những năm gần đây và có nguồn gốc(nhập) từ các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới như: Đức, Nhật…
1.2. Phân loại TSCĐ tại công ty
Tại công ty cổ phần may Thăng Long, nhìn chung TSCĐ rất đa dạng vế số lượng, chủng loại và cả chất lượng. Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả thì công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo những chỉ tiêu sau:
* Phân loại theo nguồn hình thành
Nguồn hình thành TSCĐ của Công ty cổ phần may Thăng Long chủ yếu được hình thành từ 3 nguồn cơ bản sau:
TSCĐ hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước: 27.396.164.035
TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ xung: 19.512.307.496
TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay khác: 50.515.690.821
Tổng 97.484.162.352
Với cách phân loại này, Công ty sẽ biết được TSCĐ được hình thành từ nguồn nào chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng vốn cố định. Từ đó công ty sẽ có kế hoạch thanh toán các khoản vay đúng hạn.
* Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
Với cách phân loại này, TSCĐ của Công ty may Thăng Long được chia thành 4 nhóm sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 28.997.695.603
Máy móc thiết bị: 64.019.603.047
Thiết bị truyền dẫn: 2.577.394.705
Phương tiện phục vụ: 1.888.468.997
Tổng 97.484.162.352
Theo cách phân loại này cho ta biết được kết cấu TSCĐ ở công ty theo từng nhóm đặc trưng và tỷ trọng của từng nhóm trong tổng số TSCĐ hiện có.
2. Đánh giá TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long
Việc đánh giá TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý, khai thác TSCĐ đặc biệt là trong công tác hạch toán TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ.
Cũng như các đơn vị khác hoạt động trong nền kinh tế, tại công ty cổ phần may Thăng Long TSCĐ được đánh giá theo 2 cách:
2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
ở công ty cổ phần may Thăng Long thì TSCĐ được hình thành do mua sắm mới. Và việc đánh giá của công ty được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán. Đó là việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại.
Nguyên giá = Gía mua thực tế của TSCĐ + Chi phí vận chuyển, lắp đặt
TSCĐ (Không bao gồm thuế VAT) chạy thử…..(nếu có)
Ví dụ 01 Căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký kết ngày 09/09/2003 giữa công ty cổ phần may Thăng Long và công ty cơ khí Hà Nội- HAMECO về việc công ty cơ khí Hà Nội bán cho công ty cổ phần may Thăng Long 01 máy kiểm tra vải KH:01.0808, bán nguyên chiếc là 35700000 (bao gồm thuế VAT thuế xuất 5%). Và căn cứ vào phiếu chi số 150 ngày 20/09/2003 thanh toán tiền vận chuyển bốc dỡ với số tiền là 500000đ.Kế toán xác định nguyên giá TSCĐ như sau:
Nguyên giá TSCĐ = 34000000 + 500000 = 34500000 đồng
Phần phiếu chi và hoá đơn thuế VAT ổ phần phụ lục 09, 10
2.2. Đánh giá theo giá trị còn lại
Tại công ty cổ phần may Thăng Long giá trị còn lại của TSCĐ sử dụng công thức sau:
Gía trị còn lại của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
-
Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ
Ví dụ 02: Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ chiếc ô tô TOYOTA biển kiểm soát: 90T – 0649
Nguyên giá: 55.000.000 đ
Số khấu hao luỹ kế: 17.678.572 đ
Vậy giá trị còn lại của TSCĐ này là: 55.000.000 – 17.678.572 = 37.321.428 đ
3. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ tại công ty
Công ty hạch toán chi tiết TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long được thực hiện cả ở phòng kế toán tài vụ của công ty và các xí nghiệp thành viên sử dụng TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ.
ở phòng tài vụ trực tiếp quản lý về mặt giá trị: Nguyên giá TSCĐ, số khấu hao giá trị còn lại, nguyên giá TSCĐ tăng do đầu tư nâng cấp, cải tạo, nguyên giá TSCĐ giảm do tháo dỡ bớt các bộ phận….Trong khi đó ở các xí nghiệp thành viên có TSCĐ sử dụng chỉ quản lý TSCĐ về mặt hiện vật nghĩa là quản lý về số lượng, chủng loại của TSCĐ hiện có ở đơn vị mình.
Đối tượng ghi TSCĐ ở công ty hiện nay là ghi theo TK cấp 2, kết hợp với ký hiệu của từng máy móc thiết bị, nhóm loại TSCĐ nên công tác quản lý TSCĐ được thuận tiện.
4. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ tại công ty cổ phần may Thăng Long
4.1. Tài khoản kế toán sử dụng:
Tại công ty kế toán sử dụng TK 211- TSCĐ hữu hình và TK 213- TSCĐ vô hình
- TK 211 và các tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:
+ TK 211.2- Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình xây dựng cơ bản của công ty như: nhà xưởng, nhà kho, văn phòng….
+ TK 211.3- Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như: máy móc chuyên dùng, dây chuyền công nghệ và các loại máy móc khác….
+ TK 211.4- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải và truyền dẫn như hệ thống dẫn điện, dẫn nước…..
+ TK 211.5- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ quản lý như: Máy vi tính, máy fax, máy in….
+ TK 211.8- Tài sản cố định khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐHH khác không nằm trong các loại trên.
- TK 213 và các tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:
+ TK 213.1: Quyền sử dụng đất
+ TK 213.2: Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất
+ TK 213.4: Chi phí nghiên cứu phát triển
+ TK 213.5: Chi phí về lợi thế thương mại
4.2. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
a. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ do mua sắm.
Trong trường hợp này căn cứ vào nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc thiết bị sản xuất của từng xí nghiệp. Ban giám đốc sẽ ra quyết định mua sắm khi đó công ty sẽ đề xuất lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam khi được sự đồng ý công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với bên cung cấp TSCĐ. Sau khi các TSCĐ nói trên đưa bản nghiệm thu và bàn giao MMTB. Đồng thời bên bán sẽ viết hoá đơn làm cơ sở để thanh toán và đây là một trong những căn cứ cùng với chứng nhận chi phí phát sinh có liên quan để cớ thể tính nguyên giá TSCĐ để kế toán ghi vào sổ và thẻ kế toán có liên quan.
Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này gồm:
Hợp đồng kinh tế mua bán TSCĐ
Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ
Hoá đơn GTGT
Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.
Ví dụ 03: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 188 được ký duyệt ngày 02/04/2003 giữa công ty cổ phần may Thăng Long và công ty cơ khí máy Gia Lâm về việc công ty cơ khí máy Gia Lâm bán cho công ty cổ phần may Thăng Long 01 máy tiện T18A. Gía mua của máy này là 29.500.000 đ, thuế GTGT 5%, chi phí lắp đặt và vận chuyển do bên bán chịu. Đã thanh toán bằng tiền mặt và được mua bằng quỹ đầu tư phát triển.
Khi công việc hoàn thành kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan để lập thành hồ sơ bao gồm:
Hợp đồng kinh tế (Phụ lục 11)
Hoá đơn GTGT (Phụ lục 12)
Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ (Phụ lục 13)
Biên bản thanh lý hợp đồng (Phụ lục 14)
Phiếu chi tiền mặt (Phụ lục 15)
Để phản ánh nghiệp vụ trên, căn cứ vào hoá đơn tài chính gia tăng, biên bản giao nhận tài sản, phiếu chi, kế toán hạch toán như sau:
BT1: Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: 29.500.000 đ
Nợ TK 133.2: 1.475.000 đ
Có TK 111: 30.975.000 đ
Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 1(Phụ lục 16) và đến cuối tháng ghi vào sổ cái của TK 211(Phụ lục 18) và các TK có liên quan.
BT2: Đồng thời kết chuyển nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 414: 29.500.000 đ
Có TK 411: 29.500.000 đ
Bút toán này phản ánh trên NKCT số 10 (Phụ lục 17)
b. Kế toán tăng TSCĐ xây dựng cơ bản hoàn thành
Để tiến hành xây dựng mới các công trình thi trước hết công ty phải làm thủ tục xin phép lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Sau khi được chấp nhận Công ty sẽ bỏ thầu(đối với các công trình lớn) rồi ký kết hợp đồng xây lắp với các Công ty xây dựng đảm nhận công việc thi công. Trong quá trình thi công, cùng với đơn vị thi công, công ty sẽ tiến hành giám sát công trình về hạng mục thi công, chất lượng công trình, thời gian thi công….
Sau khi kết thúc quá trình thi công, công ty sẽ lập biên bản nghiệm thu công trình để đánh giá chất lượng thi công, khi công trình đã được tổ giám định chấp nhận về chất lượng của công trình thì hai bên sẽ làm biên bản thanh lý và bàn giao công trình, đồng thời bên nhận thầu sẽ phát hành hoá đơn thanh toán công trình xây dựng hoàn thành và đây sẽ là căn cứ để ghi sổ nghiệp vụ này
Trong trường hợp này thì thủ tục giấy tờ gồm:
Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp
Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình
Biên bản thanh lý hợp đồng xây lắp
Hoá đơn GTGT
Phiếu chi
Ví dụ 04: Ngày 16 tháng 04 năm 2003 công ty đã nhận bàn giao công trình xây dựng hệ thống nhà kho và đưa vào sử dụng với giá trị quyết toán toàn bộ công trình là 370.899.108 đ. Căn cứ vào biên bản quyết toán XDCB hoàn thành, kế toán ghi tăng TSCĐ theo giá trị của công trình như sau:
BT1: Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: 370.899.108
Có TK 241.2: 370.899.108
Bút toán này phản ánh trên sổ cái TK 211(Phụ lục 18) và sổ TSCĐ(Loại TS Nhà xưởng Phụ lục 25)
BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 441: 370.899.108
Có TK 411: 370.899.108
Bút toán này phản ánh trên NKCT số 10 (Phụ lục 17)
4.3. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Hiện nay ở công ty cổ phần may Thăng Long thì hầu hết các TSCĐ giảm do thanh lý hoặc nhượng bán cho đơn vị khác. Những TSCĐ này là những tài sản đã lạc hậu, cũ nát, qua nhiều lần sửa chữa nhưng chúng không đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị hoặc có đem lại hiệu quả kinh tế nhưng thấp hơn các máy móc thiết bị hiện có trên thị trường.
a. Trường hợp giảm do nhượng bán
Tại công ty cổ phần may Thăng Long, việc nhượng bán TSCĐ là công việc không diễn ra thường xuyên do vậy nó được coi là hoạt động bất thường của đơn vị.
Trước khi nhượng bán TSCĐ công ty phải làm đơn đề nghị nhượng bán TSCĐ không cần dùng lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Sau khi được chấp nhận Công ty sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán TSCĐ với bên có nhu cầu mua. Tiếp theo là bàn giao thiết bị cho bên mua. đồng thời công ty sẽ viết hoá đơn thanh toán giao cho bên mua. Đây là căn cứ để lập phiếu thu tiền, sau đó cùng với bên mua Công ty sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế: Cuối cùng kế toán sẽ hạch toán ghi giảm TSCĐ hiện có của công ty và hạch toán phần thu nhập
Chứng từ sử dụng:
Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ
Hoá đơn thanh toán
Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
Ví dụ 05: Căn cứ vào sự phê chuẩn của Tổng công ty Dệt May Việt Nam ngày 21/04/2003. Công ty đã ký kết hợp đồng kinh tế bán thiết bị máy may công nghiệp cho trường đào tạo và dạy nghề công nông nghiệp và vận tải Hà Nam.
Với nguyên giá là 245.718.000 đ, giá trị hao mòn luỹ kế 36.000.000 đ. Gía nhượng bán là 105.000.000 đ (gồm cả thuế GTGT 5%). Chi phí sửa chữa là 4.200.00 đ cả thuế GTGT 5%.
Căn cứ vào các chứng từ kế toán phản ánh vào sổ như sau:
BT1: Xoá sổ TSCĐ nhượng bán
Nợ TK 214: 36.000.000
Nợ TK 811: 209.718.000
Có TK 211: 245.718.000
Bút toán này phản ánh trên NKCT số 9 (Phụ lục 19)
BT2: Phản ánh số tiền thu hồi tư nhượng bán tài sản trên, thu bằng tiền mặt
Nợ TK 111: 105.000.000
Có TK 711:100.750.000
Có TK 333.11: 5.250.000
Bút toán này phản ánh trên bảng kê số 1(Phụ lục 20)
BT3: Chi phí nhượng bán, doanh nghiệp đã chi bằng tiền mặt, kế toán ghi
Nợ TK 811:4.000.000
Nợ TK 133.1: 200.000
Có TK 111: 4.200.000
Bút toán này phản ánh trên NKCT số 1 (Phụ lục 16)
Và ngày 27/10/2003 căn cứ vào phiếu thu tiền do trường Đào tạo nghề nông công nghiệp và vận tải nộp số tiền thanh toán cho TSCĐ đã mua. Kế toán hạch toán.
BT4: Nợ TK 111: 105.000.000
Có TK 131: 105.000.000
b. Trường hợp giảm TSCĐ do thanh lý
Cũng như trường hợp nhượng bán TSCĐ hoạt động thanh lý ở công ty cổ phần may Thăng Long được coi là bất thường.
Để thanh lý 1 TSCĐ công ty phải làm đơn đề nghị thanh lý TSCĐ lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Khi có sự chấp nhận Công ty sẽ thành lập hội đồng thanh lý do Tổng giám đốc làm trưởng ban đánh giá TSCĐ thanh lý nói trên. Từ đó làm cơ sở lập quyết định giá. Sau khi có quyết định giá công ty sẽ bàn giao TSCĐ cho đối tượng có nhu cầu và đồng thời phát hành hoá đơn GTGT để làm cơ sở thanh toán. Căn cứ sổ chi tiết TSCĐ thanh lý, kế toán ghi giảm TSCĐ hiện có tại công ty và hạch toán phần thu nhập và các chi phí phát sinh
Chứng từ sử dụng:
Biên bản xin thanh lý TSCĐ
Quyết định giá
Hoá đơn GTGT
Tại công ty cổ phần may Thăng Long khi có các trường hợp tăng giảm TSCĐ ngoài việc phản ánh trên sổ sách kế toán, thì còn được ghi trên sổ, thẻ TSCĐ phục vụ công tác quản lý, theo dõi riêng cho từng TSCĐ.
5. Kế toán khấu hao TSCĐ
Tại công ty cổ phần may Thăng Long việc trích khấu haoTSCĐ, xác định thời gian và mức tính khấu hao TSCĐ căn cứ vào khung thời gian cho mỗi nhóm loại TSCĐ do Bộ tài chính ban hành.
Hiện tại niên độ kế toán của Công ty áp dụng từ 01/01/N đến 31/12/N của năm dương lịch và kỳ kế toán tạm thời được áp dụng là từng quý trong năm.
Mức khấu hao TSCĐ ở công ty được xác định căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng định mức của từng loại TSCĐ
Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ
= ----------------------------------
TSCĐ bình quân năm Số năm sử dụng định mức
Mức trích khấu hao Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm
= -------------------------------------------------
TSCĐ bình quân quý 4 (quý)
Ví dụ 06: Tại phòng thủ quỹ của công ty đang sử dụng một máy vi tính IBM nguyên giá là 9.853.000 đ với thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm. TSCĐ này được đưa vào sử dụng năm 2002. Công ty đã tiến hành tính khấu hao cho máy IBM này như sau:
Mức khấu hao TB 9.853.000
= --------------------- = 1.970.600
hàng năm 5
Mức khấu hao TB 1.970.600
= ------------------ = 492.650
hàng quý 4
Định kỳ căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tính khấu hao và phân bổ cho các đối tượng sử dụng TSCĐ.
Bảng tính khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ (Phụ lục 21)
Ví dụ 07: Quý IV năm 2003, tổng số khấu hao của công ty là 2.214.746.942 đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 627: 1.986.837.367 đ
Nợ TK 641: 75.269.006 đ
Nợ TK 642: 152.640.509 đ
Có TK 214: 2.214.746.942 đ
Bút toán này phản ánh trên NKCT số 7 (Phụ lục 22), và sổ cái TK 214 (phụ lục 23)
Phạm vi tính khấu hao TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long là toàn bộ TSCĐ chưa hết khấu hao. Đối với TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng, kế toán không thực hiện tính và trích khấu hao những tài sản đó.
6. Kế toán sửa chữa TSCĐ
6.1. Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ
Các TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long có nhu cầu sửa chữa nhỏ chủ yếu là các máy móc thiết bị sử dụng cho công việc văn phòng như: Hệ thống máy vi tính, máy photocoppy, máy in….và các công việc bảo dưỡng thay thế phụ tùng nhỏ. Do vậy toàn bộ chi phí của việc sửa chữa này được tập hợp trực tiếp vào các tài khoản chi phí của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa.
Ví dụ 08: Căn cứ vào phiếu chi tiền ngày 23/04/2003 thanh toán tiền sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ các máy điều hoà nhiệt độ của dãy nhà văn phòng tổng số tiền là 1.000.000 đ
Kế toán ghi sổ
Nợ TK 642: 1.000.000
Có TK 111: 1.000.000
Nghiệp vụ này phản ánh trên NKCT số 1 (Phụ lục 16)
6.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
Tại công ty cổ phần may Thăng Long việc sửa chữa lớn TSCĐ không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn. Do vậy toàn bộ chi phí thực tế sửa chữa lớn được tính trực tiếp vào chi phí trong kỳ hoặc kết chuyển vào TK 142(142.1) rồi phân bổ dần vào các kỳ tiếp theo
Việc sửa chữa lớn TSCĐ thường do Công ty thuê ngoài, để tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ, Công ty tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng với bên sửa chữa. Khi kết thúc quá trình sửa chữa hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.
Ví dụ 09: Ngày 30/4/2003 Công ty cổ phần may Thăng Long đã ký với công ty xây dựng và phát tiênr nông thôn 3- Pháp Vân- Thanh Trì- Hà Nội về việc sửa chữa và cải tạo nhà xưởng của xí nghiệp may 2 với giá dự toán là 47.819.000 đ với các thủ tục chứng từ như sau:
Hợp đồng xây lắp
Biên bản thanh lý hợp đồng
Hoá đơn GTGT
Kế toán hạch toán
Nợ TK 241: 45.542.072
Nợ TK 133 : 2.277.103
Có 111: 47.819.175
7. Công tác kiểm tra và đánh giá lại TSCĐ
Đến cuối năm 2003, Công ty đã tiến hành kiểm kê TSCĐ và thấy rằng TSCĐ trên sổ sách và trên thực tế trùng khớp nhau, không có TSCĐ thừa, thiếu nên không có nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐ.
Chương III:
Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần may thăng long
I. Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty cổ phần may thăng long
Hơn 45 năm phát triển và trưởng thành, công ty luôn duy trì được sản xuất, tạo đủ việc làm và ổn định cuộc sống cho người lao động. Mọi nghĩa vụ với Nhà nước được hoàn thành, chế độ chính sách với người lao động được thực hiện đầy đủ. Trang thiết bị, cơ sở vật chất trong công ty không ngừng được bổ sung và phát triển. Gía trị sản lượng không ngừng tăng qua các năm hoạt động. Chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Đến nay công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Qua quá trình thực tập, được tìm hiểu thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may Thăng Long trong đó có tổ chức hạch toán TSCĐ. Em mạnh dạn đưa ra những nhận xét về công tác kế toán của công ty như sau:
1. Những ưu điểm
- Thứ nhất trong công tác phân loại TSCĐ
+ Theo nguồn hình thành: Giúp công ty có biện pháp khai thác các nguồn vốn kiểm tra theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay nợ đúng hạn. Mặt khác giúp cho kế toán biết chính xác nguồn hình thành của từng loại TSCĐ để hạch toán và trích lập khấu hao được chính xác.
+ Theo đặc trưng kỹ thuật: Với cách phân loại này cho biết kết cấu của TSCĐ sử dụng trong hoạt động SXKD. Số TSCĐ hiện đang sử dụng bao gồm những nhãn TSCĐ nào theo đặc trưng kỹ thuật. Từ đó căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ của SXKD của công ty trong từng thời kỳ có phương hướng đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn, đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình SXKD.
Thông qua cách phân loại này đã giúp cho công tác quản lý TSCĐ ở công ty được chi tiết, chặt chẽ và cụ thể, có biện pháp đầu tư và sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao phục vụ hoạt động SXKD ở công ty.
- Thứ hai trong công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Trong công ty cổ phần may Thăng Long, mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều được thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nước, của ngành, đảm bảo có đầy đủ các chứng từ hợp lý và hợp lệ về mua sắm, nhượng bán, thanh lý TSCĐ….
Các nghiệp vụ phát sinh về tăng, giảm TSCĐ đều được phản ánh kịp thời trên các sổ sách kế toán thích hợp.
- Thứ 3 về công tác quản lý TSCĐ và vốn
Công tác quản lý tài sản và vốn là công tác hết sức phức tạp và khó khăn mặc dù vậy công ty vẫn thực hiện sự bảo toàn vốn trong quá trình hoạt động, không những vậy mà vốn kinh doanh của Công ty không ngừng tăng sau mỗi kỳ hoạt động.
Công tác quản lý TSCĐ ở công ty được thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc do vậy không để xẩy ra hiện tượng mất và thất thoát tài sản.
Đây là thành tích không chỉ riêng của phòng kế toán mà còn có sự đóng góp của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ý thức giữa gìn và bảo quản của công.
2. Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý TSCĐ tại công ty
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong công tác tổ chức và quản lý TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long vẫn còn một số tồn tại và hạn chế sau mà theo em cần khắc phục trong thời gian tới.
- Thứ nhất trong công tác sửa chữa TSCĐ
Thông thường công tác sửa chữa lớn TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long đều được thuê ngoài. Do đó công ty sẽ không thực hiện lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí SXKD trong kỳ nên toàn bộ chi phí sửa chữa lớn này phát sinh ở các kỳ kế toán nào được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa lớn. Do vậy ảnh hưởng đến chi tiêu giá thành sản xuất trong kỳ làm cho giá thành không ổn định giữa các kỳ kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Thứ hai trong công tác quản lý vốn chỉ sử dụng tài khoản ngoài bảng để theo dõi nguồn vốn khấu hao cơ bản, do đó việc theo dõi nguồn vốn này chỉ được thực hiện trên TK 214 do đó việc theo dõi trích lập và sử dụng nó bị hạn chế.
- Thứ ba hiện nay hệ thống cơ sở vật chất cho việc tổ chức công tác kế toán trong công ty là khá hiện đại với giàn máy vi tính mới nhưng công ty vẫn chưa áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán để nâng cao khả năng cung cấp thông tin kịp thời hơn cho nhà quản lý giảm thiểu công tác kế toán đối với một công ty lớn như công ty cổ phần may Thăng Long.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long
- Thứ nhất về tài khoản ngoài bảng công ty nên đăng ký sử dụng các tài khoản ngoại bảng để theo dõi riêng các hoạt động khi phát sinh các nghiệp vụ thuê hoạt động có thể có trong tương lai và mở TK 009 để theo dõi và sử dụng nguồn vốn khấu hao một cách hợp lý.
Khi trích khấu hao ở các bộ phận sử dụng tài sản cố định trong công ty kế toán thực hiện bút toán
Nợ TK 627
Nợ TK 641,642
Có TK 214
Khi thực hiện việc trích khấu hao này công ty đồng thời nên thực hiện việc ghi đơn trên TK 009
Ghi đơn Nợ TK 009
Và khi sử dụng nguồn vốn khấu hao thì đồng thời với bút toán
Nợ TK 214
Có TK liên quan
Kế toán ghi đơn có TK 009
Từ đó có thể theo dõi một cách chi tiết hơn việc trích khấu hao trong công ty và tình hình sử dụng vốn khấu hao.
Ngoài ra công ty cũng nên sử dụng một số tài khoản về dự phòng như TK 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” vì dù cho công ty luôn hoạt động ổn định nhưng đây là do những biến động của thị trường gây ra doanh nghiệp không thể lường trước hết được do đó cần có một khoản dự phòng để tránh tình trạng giá thành sản xuất biến động lớn khi giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động mạnh ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thứ hai: Để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long và hai phương pháp phân loại TSCĐ. Theo nguồn hình thành và theo đặc trưng kĩ thuật của các TSCĐ.
Theo em, công ty nên áp dụng thêm cách phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng. Theo cách phân loại này TSCĐ chia thành
TSCĐ đang dùng
TSCĐ chưa càn dùng
TSCĐ không cần dùng chờ xử lý
Với cách phân loại này công ty sẽ biết chính xác TSCĐ vào đang tham gia vào quá trình hoạt động SXKD, TSCĐ nào chưa dùng có ở kho từ đó có kế hoạch hoạt động sử dụng vào hoạt động SXKD, phát huy hiệu quả kinh tế, đồng thời có biện pháp xử lý những TSCĐ không cần dùng cũ nát nằm tồn trong kho như nhượng bán, thanh lý kịp thời TSCĐ ấy. Từ đó tiết kiệm được chi phí bảo quản và kho không bị ứ đọng vốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn.
- Thứ ba: Về công tác sửa chữa TSCĐ
Việc sửa chữa lớn TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long hiện nay(toàn bộ chi phí sửa chữa lớn đều được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng bộ phận chịu chi phí trong kỳ) điều này ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành sản phẩm
Để khắc phục vấn đề này công ty thực hiện công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ của các bộ phận sử dụng TSCĐ.
Công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có thể được thực hiện sơ đồ sau:
TK 241 (2413)
TK 335
TK 627, 641, 642
Chi phí sửa chữa lớn
TSCĐ phát sinh
Trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ hàng kỳ kế toán
Việc thực hiện công tác trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ được thực hiện dựa trên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ của công ty. Việc trích trước này được thực hiện ở các kỳ kế toán trong 1 niên độ kế toán.
Đến cuối niên độ kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh và số đã trích trước kế toán có nghiệp vụ điều chỉnh cho phù hợp
Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh, kế toán(ghi tăng chi phí) hạch toán toàn bộ hoặc phân bố dần vào chi phí trong kỳ
Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí thực tế phát sinh kế toán sẽ điều chỉnh giảm chi chi phí kinh doanh trong kỳ
Với công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ này sẽ làm ổn định tình hình giá thành sản xuất giữa các kỳ, đảm bảo tính ổn định của hoạt động SXKD
- Thứ tư: Trong giai đoạn hiện nay với máy móc công nghệ phát triển nhanh nên công ty có thể chuyển sang phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh hoặc phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sảm phẩm để có thể phản ánh đúng giá trị hao mòn của TSCĐ đã mất đi để tạo ra sản phẩm trong kỳ và có thể xác định giá trị còn lại của TSCĐ 1 cách hợp lý.
- Thứ năm: Với điều kiện là một công ty có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại công ty có thẻ áp dụng phần mềm kế toán máy để tăng cường công tác quản lý của công ty giúp nhà quản lý nắm bắt kịp thời về biên động của công ty để công ty điều hành quản lý được nâng cao.
Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi các quy luật kinh tế diễn ra hết sức gay gắt, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đó là uy tín và chất lượng sản phẩm.
Để tạo ra được uy tín và chất lượng sản phẩm, ngoài trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động thù vẫn chưa đủ mà chúng ta còn cần có dây chuyền công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại. Đối với ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng vấn đề đó có ý nghĩa rất quan trọng và được quan tâm hàng đầu hiện nay: phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, trang bị thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại đảm bảo phục vụ cho công tác sửa chữa chế tạo sản phẩm sao cho sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đó cũng là một chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam.
Để cho TSCĐ phát huy được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ về tình hình tăng giảm và tính toán trích khấu hao TSCĐ một cách chính xác, khoa học và hợp lý để phản ánh đúng việc sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long qua quá trình đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ tại Công ty em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán và hạch toán TSCĐ ở Công ty đã đạt được một số thành quả tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục từ đó em đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty.
Trong thời gian thực tập chưa nhiều mặt khác trình độ còn nhiều hạn chế nên không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết trong bài luận văn này. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô để hoàn thiện bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn kế toán, đặc biệt là thầy giáo Phạm Thanh Bình và các cán bộ kế toán của Công ty cổ phần may Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Kế toán doanh nghiệp I (PGS.TS. Nguyễn Đình Đỗ; TS. Nguyễn Thế Khải - Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội
2. Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán (NXB. Tài chính).
3. Nguyên lý kế toán Mỹ (Ronal J Thacker - NXB. Thống kê - Hà Nội).
4. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính (PTS. Nguyễn Văn Công - Đại học Kinh tế Quốc dân).
5. Hệ thống văn bản hiện hành - NXB. Thống kê - Hà Nội
6. Quy định về chế độ kế toán của Công ty Cổ phần May Thăng Long.
Mục lục
Trang
Phần phụ lục
Phần phụ lục
Phụ lục 11
Bộ công nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổng công ty máy và Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Công ty cơ khí Hà Nội -------------***-----------
Số: 161/2003 CKHN/TM
Hợp đồng kinh tế
Số: 188/ HĐKT
Căn cứ pháp lệnh HĐKT ngày 25/09/1989 của HĐ Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của HĐBT quy định.
Hôm nay ngày 02/04/2003, chúng tôi gồm:
Bên mua hàng: Công ty cổ phần may Thăng Long(gọi tắt bên A)
Địa chỉ: 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Do ông: Lê Văn Hồng
Chức vụ: Tổng giám đốc làm đại diện
Bên sản xuất: Công ty cơ khí Gia Lâm (bên B)
Địa chỉ: Thị trấn Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội
Do ông: Lương Mạnh Hùng
Chức vụ: Phó giám đốc làm đại diện
Hai bên cùng thoả thuận và ký vào hợp đồng kinh tế gồm các điều khoản sau:
Điều 1: Tên hàng, quy cách, số lượng và giá cả.
Bên B nhận bán cho bên A sản phẩm sau:
TT
Tên sản phẩm và quy cách
Đơn vị tính
Số lượng
Thành tiền
1
Máy tiện T18A
Chiếc
01
29.500.000
Cộng
29.500.000
Tiền thuế GTGT
1.475.000
Tổng tiền thanh toán
30.975.000
Điều 2: Thanh toán và giao nhận hàng
Hình thức thanh toán: Tiền mặt, séc, hoặc uỷ nhiệm chi
Thanh toán: Bên mua kiểm tra chất lượng, chạy thử ngay sau khi nhận máy( Có biên bản nghiệm thu và kiểm tra chất lượng)
Thanh toán 100% giá trị hợp đồng
Thời gian thanh toán: Sau 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng
Điều 3: Trách nhiệm các bên
3.1 Trách nhiệm bên mua:
- Chuẩn bị tốt phần móng máy theo đúng bản vẽ móng máy do bên Bán cấp. Chuẩn bị đường cho xe đưa máy vào vị trí lắp đặt đảm bảo an toàn
- Bố trí đủ người và phương tiện để lắp đặt và vận hành máy. Cử người có đủ trình độ để tiếp thu hướng dẫn vận hành máy.
- Thực hiện các điều khoản về thanh toán theo điều 2
3.2 Trách nhiệm bên bán:
- Vận chuyển máy đến vị trí lắp đặt, cử cán bộ có đủ chuyên môn để hướng dẫn cho bên mua vận hành máy đúng quy trình quy phạm.
- Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao sau khi hoàn thành công việc
Điều 4: Chất lượng và bảo hành
Sản phẩm do bên B thiết kế đảm bảo đúng tiêu chuẩn, máy mới 100%
Bên B bảo hành miễn phí các sản phẩm trên trong vòng 12 tháng kể từ ngày giao hàng.
Điều 5: Điều khoản chung:
Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản ghi trên, mọi thay đổi trong hợp đồng đều phải được hai bên nhất trí thông qua văn bản. Nếu không thống nhất sẽ đưa ra toà án kinh tế Hà Nội mọi quyết định của Toà án hai bên đều phải thực hiện.
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến khi kết thúc hợp đồng
Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.
Hai bên nhất trí ký tên
Đại diện bên A Đại diện bên B
Phụ lục 12
Hoá đơn (gtgt)
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 10 tháng 12 năm 2003
Đơn vị bán hàng: Công ty cơ khí Gia Lâm
Địa chỉ: Thị trấn Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội
Đơn vị mua hàng: Công ty cổ phần may Thăng Long
Địa chỉ: 250 – Minh Khai – Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
Tên hàng hoá, dịch vụ: + Máy tiện T18A
+ Vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn
Số tiền: 29.500.000
Thuế GTGT(Thuế suất VAT 5%): 1.475.000
Tổng cộng số tiền thanh toán: 30.975.000 đ
Phụ lục 13
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
---------------***----------------
Biên bản nghiệm thu và bàn giao sản phẩm
Thành phần:
Đại diện: Công ty cơ khí Gia Lâm
Ông: Trịnh Thanh Sơn Chức vụ: CB hướng dẫn vận hành
Đại diện khách hàng
1. Ông: Vũ Văn Việt Chức vụ: Nhân viên xí nghiệp phụ trợ
Hai bên cùng nhau tiến hành nghiệm thu sản phẩm: Máy tiện T18A theo hợp đồng số 188/2003 CKHN/T ký ngày 02/04/2003
Nội dung nghiệm thu
Căn chỉnh toàn bộ máy
Thao tác vận hành lại toàn bộ máy
Bàn giao máy cho bộ phận sử dụng
Hướng dẫn vận hành máy tiện T18A
Kết luận và kiến nghị
Máy đưa vào vận hành tốt
Trước khi hết thời hạn bảo hành đề nghị quý công ty cho căn chỉnh lại máy
Tài liệu kèm theo
Sách hướng dẫn vận hành máy tiện T18A
Đại diện khách hàng Đại diện Công ty cơ khí Gia Lâm
(Ký tên) (Ký tên)
Phụ lục 14
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
---------------***---------------
Biên bản thanh lý
Hợp đồng kinh tế số: 188/HĐKINH Tế
- Căn cứ vào nội dung hợp đồng kinh tế số 188/HĐKT giữa công ty cổ phần may Thăng Long và Công ty cơ khí Gia Lâm
- Căn cứ vào kết quả thực hiện hợp đồng
Hôm nay là ngày 10 tháng 04 năm 2003, chúng tôi gồm:
Bên A
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần may Thăng Long
Đại diện là: Ông Lê Văn Hồng
Chức vụ: Tổng giám đốc
Bên B
Tên doanh nghiệp: Công ty cơ khí Gia Lâm
Đại diện là: Ông Lương Mạnh Hùng
Chức vụ: Phó giám đốc
Hai bên thống nhất kí biên bản thanh lý hợp đồng số 188/HĐKT với những nội dung sau:
1. Xác nhận kết quả thực hiện hợp đồng: Bên B đã hoàn thành công việc cung cấp máy tiện đúng chủng loại và số lượng như nội dung hợp đồng đã ký kết
- Chất lượng kỹ thuật: Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thời gian và tiến độ: Như đã ghi trong hợp đồng
2. Gía trị hợp đồng và phương thức thanh toán
Bên A đã thanh toán đầy đủ cho bên B theo phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt với số tiền là: 30.975.000 đ
Bằng chữ: Ba mươi triệu chín trăm bảy mươi năm nghìn đồng chẵn./.
Những điều khoản còn tồn tại và trách nhiệm sau khi thanh l hợp đồng.
Bên A: Không
Bên B: Bảo hành thiết bị đã cung cấp theo nội dung hợp đồng
Biên bản này lập thành 04 bản có giá trị pháp l như nhau mỗi bên giữ 02 bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 15
Công ty cổ phần may Thăng Long Mẫu số: 02 – TT
Đc: 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT
Hà Nội Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC
Phiếu chi Quyển số: 05
Ngày 10 tháng 04 năm 2003 Số: 120
Hộ tên người nhận tiền: Nguyễn Hương Giang
Địa chỉ : Phòng Kế toán
Ly do chi : Thanh toán tiền mua máy tiện T18A
Số tiền: 30.975.000đ (Viết bằng chữ: Ba mươi triệu chín trăm bảy lăm ngàn đồng chẵn).
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Đã nhận đủ tiền (Viết bằng chữ: Ba mươi triệu chín trăm bảy lăm ngàn đồng chẵn).
Ngày 10 tháng 04 năm 2003
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 16
Nhật ký chứng từ số 1
Ghi có TK 111 – Tiền mặt
Tháng 04/2003
STT
Ngày
Ghi có TK 111
TK 642
TK 133
TK 211
TK 811
Cộng có TK 111
....
....
....
....
....
....
....
3
02
1.475.000
29.500.000
30.975.000
4
21
200.000
4.000.000
4.200.000
5
23
1.000.000
1.000.000
....
....
....
......
....
....
....
Cộng
Đã ghi sổ cái ngày 30/04/2003
Ngày... tháng....năm 2003
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 17
Nhật Ký chứng từ số 10
Ghi có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Tháng 10/ 2003
Diễn giải
Số dư
Ghi có TK 411, ghi nợ TK khác
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
TK 441
TK 414
Cộng có TK 411
Nợ
Có
Mua máy tiện T18A
29.500.000
29.500.000
Nhận bàn giao hệ thống nhà kho
370.899.108
370.899.108
Cộng
370.899.108
29.500.000
400.399.108
Đã ghi sổ cái ngày 30/04/2003
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 18
Sổ Cái
Tài khoản 211
Năm 2003
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có TK đối ứng Nợ với TK này
Qúy I
Qúy II
Qúy III
Qúy IV
Cộng
TK 111
30.975.000
30.975.000
TK 241.2
370.899.108
370.899.108
Cộng số PS Nợ
Cộng số PS Có
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 22
Nhật Ký chứng từ số 7
Qúy IV năm 2003
STT
Các TK
ghi
có
TK
ghi Nợ
TK ....
TK 214
TK ....
Các TK phản ánh ở các NKCT khác
Tổng các chi phí
NKCT 1
NKCT 2
NKCT ......
NKCT ......
........
627
1.986.837.367
641
75.269.006
642
152.640.809
Cộng
2.214.746.942
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 19
Nhật Ký chứng từ số 9
Ghi Có TK 211 – TSCĐ
Tháng 04/2003
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK 211 – Ghi Nợ các TK
Cộng Có TK 211
Số hiệu
Ngày tháng
TK 214
TK 811
TK
.....
21/04
Thanh l máy may công nghiệp
36.000.000
209.718.000
245.718.000
Cộng
36.000.000
209.718.000
245.718.000
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 24
Sổ tài sản cố định
Loại tài sản: Nhà xưởng
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên, đặc điểm, kí hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
SH
Ngày tháng
Tỷ lệ (%)
khấu hao
Số hiệu
Ngày tháng năm
Lý do giảm TSCĐ
Công trình nhà kho
4/2003
NK1
370.899.108
5%
Cộng
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 20
Bảng kê số 1
Ghi Nợ TK 111 – Tiền mặt
Số dư đầu qúy :
STT
Ngày
Ghi nợ TK 111, Ghi Có các TK
Số dư cuối ngày
TK 112
TK 333
TK 711
TK...
TK....
.....
.....
....
....
....
....
....
7
21/04/03
5.256.000
100.750.00
106.006.000
...
...
.....
Cộng
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 23
Đơn vị : Công ty cổ phần may Thăng Long
Sổ cái
Tài khoản 214
Dư đầu kỳ
Nợ
Có
Ghi Nợ các TK đới ứng Có với TK này
...
Qúy IV/2003
Cộng
627
1.986.837.367
641
75.269.066
642
152.640.509
Cộng phát sinh
Nợ
Có
2.214.747.242
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phụ lục 03
Đơn vị................. Mẫu số : 02 – TSCĐ
Địa chỉ............... Ban hành theo QĐ số : 1141 – TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC
Thẻ tài sản cố định
Số:....................
Ngày.... tháng.....năm......lập thẻ.....
Kế toán trưởng(kí, họ và tên).............
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số............ngày..........tháng........năm......
Tên, kí hiệu mã, quy cách(cấp hạng)TSCĐ........Số hiệu TSCĐ..........................
Nước sản xuất (xây dựng)...................................Năm sản xuất..........................
Bộ phận quản ly, sử dụng.....................................Năm đưa vào sử dụng............
Công suất (diện tích thiết kế)..............................................................................
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày........tháng...........năm..........................................
Lí do đình chỉ.....................................................................................................
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Gía trị hao mòn
Ngày tháng năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Gía trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
Người lập thẻ Kế toán trưởng
Phụ lục 10
Hoá đơn (gtgt)
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 10 tháng 12 năm 2003
Đơn vị bán hàng: Công ty cơ khí Hà Nội
Địa chỉ: 24- Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Đơn vị mua hàng: Công ty cổ phần may Thăng Long
Địa chỉ: 250 – Minh Khai – Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
Tên hàng hoá, dịch vụ: + Máy kiểm tra vải vải KH:01.0808
+ Vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn
Số tiền: 35.700.000
Thuế GTGT(Thuế suất VAT 5%): 1.785.000
Tiền chi phí vận chuyển: 500.000
Tổng cộng số tiền thanh toán: 37.985.000 đ
Phụ lục 21
C.ty cổ phần may Thăng Long
Bảng tính và phân bổ khấu hao TàI SảN Cố ĐịNH
Phòng kế toán
Qúy IV năm 2003
TT
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Khấu hao
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
TK 641 chi phí bán hàng
TK 642 chi phí quản ly doanh nghiệp
XN1
XN2
XN3
XN Nam Hải
XN Hà Nam
XN Phụ trợ
Cộng TK 627
1
Nhà xưởng sx
289.976.960.503,15
361646621,4
43296653,6
31796653,6
19740319,25
45288382,3
40633059,25
18031477,9
198786545,9
60090142,7
102769932,8
Ngân sách
Tự Có
Chờ nguồn
2
Máy móc thiết bị
64.019.603.047,15
1758896162,6
517850955,8
463839020,8
363163280,5
167928024,3
162232779,3
1747111952
11784209
Ngân sách
Tự Có
Chờ nguồn
3
Thiết bị truyền dẫn
2.577.394.705
55782786
8222942,5
8222942,75
8222942,75
2298059,95
2818828,25
1833723,3
31619439,75
Ngân sách
Tự Có
4
Phương tiện phục vụ
188.946.899.7
38421374,65
3106476,6
3106476,6
3106476,6
9319429,8
3394714,9
25707229,95
Cộng
97.484.162.352,2
2214746945,3
572477028,75
506965039,75
394233019,1
215514466,55
205684666,8
19865201,2
1986837367,45
75269067,45
152640509,65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37180.doc