Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 6

Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 6 có địa bàn hoạt động rộng, số lượng công trình mà Công ty thi công trong cùng một thời gian là rất nhiều, rải rác và phân tán. Do đó, việc luân chuyển chứng từ gốc ban đầu lên phòng kế toán Công ty thường không kịp thời. Để đảm bảo cho việc nhập dữ liệu vào sổ sách kế toán theo đúng tính chất của hình thức Nhật ký chung, phòng kế toán cần quy định về thời gian nộp chứng từ thanh toán kịp thời chuyển về phòng kế toán để có số liệu phản ánh kịp thời trong sổ sách kế toán, tránh trường hợp chi phí phát sinh kỳ này, kỳ sau mới được ghi sổ. Muốn vậy, trưởng phòng Tài chính kế toán cần xây dựng lịch trình cho các đội, các xí nghiệp thi hành nếu sai phạm sẽ tiến hành xử phạt. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ đắc lực của Ban giám đốc công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Đối với những công trình ở xa, Công ty cần cử nhân viên kế toán của phòng tài chính kế toán tới tận công trình hỗ trợ cho việc ghi chép, cập nhật số liệu chi tiết để đảm bảo cho công việc được tiến hành nhanh gọn và chính xác.

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp), khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội. Kế toán chi phí sản xuất chung cần tôn trọng những quy định sau: - Phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng công trình, hạng mục công trình, đồng thời phải chi tiết theo các điều khoản quy định. - Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí sản xuất chung và các khoản giảm chi phí sản xuất chung. - Khi thực hiện khoán chi phí sản xuất chung cho các đội xây dựng thì phải quản lý tốt theo định mức đã giao khoán, từ chối không thanh toán cho các đội nhận khoán số chi phí sản xuất chung ngoài định mức, bất hợp lý. - Trường hợp chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp khác nhau, kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn hợp lý như: Chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí sản xuất chung định mức. *TK sử dụng: TK 627 - Chi phí sản xuất chung Bên nợ: Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang bên nợ TK 631 TK này không có số dư và có 06 TK cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên đội sản xuất + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. TK này được mở chi tiết cho từng đội xây lắp, công trình, hạng mục công trình. * Phương pháp kế toán - Khi tính tiền lương, tiền công , các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên đội xây dựng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội, của công nhân xây dựng ghi: Nợ TK 627 (6271) - Chi phí sản xuất chung Có TK 334 - Phải trả công nhân viên - Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ % theo quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội, ghi: Nợ TK 627 (6271) Có TK 338 - Tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán nội bộ (trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng) khi bản quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt, ghi: Nợ TK 627 Có TK 141 - Khi xuất dùng vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý ở đội xây dựng, kế toán tính theo giá thực tế, ghi: Nợ TK 627 (6272, 6273) Có TK 152 (142, 242) - Khấu hao TSCĐ dùng trong công tác quản lý ở đội xây dựng, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6274) Có TK 214 - Chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả như: Điện, nước, sửa chữa TSCĐ... ghi: Nợ TK 627 (6277) Nợ TK 133 Có TK 331, 111, 112 - Các chi phí bằng tiền khác như: Tiếp khách, công tác phí, văn phòng phẩm... ghi: Nợ TK 627 (6278) Có TK 111, 112 - Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi: Nợ TK 111,112,131,152 Có TK 627 - Cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho công trình, hạng mục công trình, ghi: Theo phương pháp kê khai thường xuyên Nợ TK 154 Có TK 627 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Nợ TK 631 Có TK 627 III. Giá thành công trình xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí (chi phí về lao động sống và lao động vật hoá) được tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây dựng theo quy định. Trong xây dựng cơ bản thì tính giá thành sản phẩm cuối cùng của công trình xây dựng chính là tổng hạng mục công trình và các công trình hoàn thành toàn bộ bàn giao. 2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 2.1. Giá thành dự toán: Giá thành dự toán sản phẩm xây dựng là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây dựng dự toán Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động vật tư ... cho từng loại công trình hoặc công việc nhất định. 2.2. Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của một doanh nghiệp xây dựng trong một kỳ kế hoạch nhất định. Căn cứ vào giá thành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xây dựng theo công thức sau: Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Lãi do hạ giá thành + - Chênh lệch so với dự toán 2.3. Giá thành thực tế Giá thành thực tế là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí trực tiếp thực tế mà doanh nghiệp xây dựng đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định và được xác định theo số liệu mà kế toán cung cấp. IV. Tổ chức CôNG tác tính giá thành sản phẩm xây lắp 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiền trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Trong sản xuất XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư. 2. Phương pháp kế toán giá thành sản phẩm xây lắp 2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đối với sản phẩm xây lắp: Sản phẩm dở dang doanh nghiệp xây dựng có thể là công trình hay hạng mục công trình chưa hoàn thành khối lượng công tác xây lắp trong kỳ và chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là một phần tính toán xác định chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ trong nguyên tắc nhất định. Muốn đánh giá sản phẩm dở dang được một cách chính xác trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng công tác xây dựng hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm so với khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành theo quy ước của từng giai đoạn thi công để xác định khối lượng công tác xây dựng dở dang, phát hiện tổn thất trong quá trình thi công. Đặc điểm của xây dựng cơ bản là có kết cấu phức tạp, do đó việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó rất khó. Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác. Căn cứ vào phương thức giao nhận thầu giữa chủ đầu tư và đơn vị xây dựng, có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: - Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, tổng cộng chi phí từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là chi phí sản xuất dở dang thực tế. - Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành theo các bước sau: Giá thành dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn = Giá thành dự toán của từng giai đoạn x Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn Hệ số phân bổ chi phí thực tế cho giai đoạn dở dang = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Giá thành dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ + Tổng giá thành dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của các giai đoạn Chi phí sản xuất thực tế dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn = Giá thành dự toán khối lượng dở dang của từng giai đoạn x Hệ số phân bổ - Trường hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ như sau: Giá thành dự toán của từng khối lượng dở dang = Khối lượng dở dang x Đơn giá dự toán x Tỷ lệ hoàn thành Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ x Giá thành dự toán của khối lượng dở dang cuối kỳ Giá thành dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ + Tổng giá thành dự toán của các khối lượng dở dang cuối kỳ * TK sử dụng: - Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Bên nợ: - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ. - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác. - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. Bên có: - Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn bộ, hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ) - Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán - Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho Số dư bên nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ (sản xuất xây lắp, công nghiệp, dịch vụ) - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán TK này có 4 TK cấp 2 TK 1541 - Xây lắp TK 1542 - Sản phẩm khác TK 1543 - Dịch vụ TK 1544 - Chi phí bảo hành xây lắp - Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Bên nợ: - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Bên có: - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ sang bên nợ TK 154 - Kết chuyển giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ sang bên nợ TK 632 TK 154, 631 được mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (đội sản xuất, công trường, phân xưởng...) theo từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục công trình, chi tiết cho từng loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ khác nhau. * Phương pháp kế toán: Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi: Nợ TK 154 (1541) Có TK 621, 622, 623, 627 - Kế toán giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ: + Căn cứ giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính nhưng chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 154 (1541) Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 + Khi khối lượng xây lắp do nhà thầu thực hiện được xác định là tiêu thụ, ghi: Nợ TK 632 Có TK 154 (1541) + Đối với giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ ngày trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 632 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 - Các khoản thiệt hại phát sinh trong quá trình thi công xây lắp bắt người chịu trách nhiệm phải bồi thường hay phế liệu thu hồi được trừ vào giá thành xây lắp, ghi: Nợ TK 111, 138 Có TK 154 (1541) - Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ (xây dựng nhà để bán như nhà chung cư) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành để phản ánh nhập kho sản phẩm chờ tiêu thụ, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 154 (1541) Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ (xây dựng nhà để bán như nhà chung cư) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành để phản ánh nhập kho sản phẩm chờ tiêu thụ, ghi: Nợ TK 155 - Thành phần Có TK 154 (1541) - Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán nhưng chỉ hạch toán đến giá thành xây lắp, bàn giao sản phẩm xây lắp cho nhà thầu chính, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có TK 154 (1541) - Trường hợp doanh nghiệp xây lắp xây dựng công trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ có nguồn vốn đầu tư riêng, khi hoàn thành công trình này ghi: Nợ TK 241 (2412) - Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 154 (1541) - Trường hợp xây lắp thực hiện khối lượng xây lắp liên quan đến việc bảo hành công trình xây lắp, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Nợ TK 641 (6415) Có TK 154 (1541) Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Đầu kỳ kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang Nợ TK 631 Có TK 154 - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung Nợ TK 631 Có TK 621, 622, 623, 627 - Kế toán giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ: Căn cứ giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính nhưng chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 631 Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 - Các khoản thiệt hại phát sinh trong quá trình thi công xây lắp bắt người chịu trách nhiệm phải bồi thường hay phế liệu thu hồi được trừ vào giá thành xây lắp, ghi: Nợ TK 111, 138 Có TK 631 - Trường hợp cuối kỳ, sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ hoặc công trình xây dựng hoàn thành nhưng chưa bàn giao, phản ánh nhập kho sản phẩm chờ tiêu thụ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 631 - Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán nhưng chỉ hạch toán đến giá thành xây dựng, bàn giao công trình xây dựng cho nhà thầu chính, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có TK 631 - Trường hợp doanh nghiệp xây dựng công trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ có nguồn vốn đầu tư riêng, khi hoàn thành công trình này ghi: Nợ TK 241 (2412) - Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 631 - Trường hợp xây lắp thực hiện khối lượng xây lắp liên quan đến việc bảo hành công trình xây lắp, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Nợ TK 641 (6415) Có TK 631 - Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: Nợ TK 154 Có TK 631 2.2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp Do đặc điểm sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp, thời gian thi công dài nên việc bàn giao thanh toán cũng đa dạng: có thể là công trình hay hạng mục công trình đã xây lắp hoàn thành, có thể là các giai đoạn công nghệ, bộ phận công việc hoàn thành theo giai đoạn quy ước. Trong kỳ, khi có khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao, kế toán xác định giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo công thức: Giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Chương II Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CôNG ty xây dựng vinaconex số 6 I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm kế toán tại CôNG ty xây dựng vinaconex số 6 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: - Tên Công ty: Công ty cổ phần Vinacoex 6 là thành viên của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam – VINACONEX thuộc Bộ Xây Dựng được thành lập ngày 20 tháng 11 năm 1995 theo quyết định số 992/BXD-TCLĐ. Tên ban đầu của Công ty là Công ty Xây dựng số 6 . Đến ngày 30 tháng 6 năm 2000 theo quyết định số 890/QĐ-BXD Công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần VINACONEX 6 tên giao dịch : VINACONEX6 Joint Stock Company. - Trụ sở chính của Công ty: Nhà H10 – Thanh Xuân Nam – Quận Thanh Xuân TP Hà Nội. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 6.500.000.000,đồng. Trong đó: - Vốn Nhà nước là : 3.346.200.000,đồng. - Vốn các cổ đông là : 3.153.800.000,đồng. Đến năm 2004 vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 15.000.000.000,đồng. - Vốn Nhà nước là : 7.650.000.000,đồng. - Vốn các cổ đông là : 7.350.000.000,đồng. - Tổng số cán bộ công nhân viên là 950 người trong đó 154 cán bộ kỹ sư, kỹ thuật có trình độ đại học, trên đại học cùng với hệ thống máy móc chuyên dùng hiện đại Công ty Cổ phần VINACONEX 6 là một doanh nghiệp nhà nước có giấy phép kinh doanh số : 010300087 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/10/2000 và thay đổi ngày 05/12/2004. - Công ty có những lĩnh vực kinh doanh chính sau: + Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng các khu đô thị và khu Công nghiệp, thi công các nền móng, công trình có qui mô lớn,các công trình đường giao thông, cầu đường bộ, thuỷ lợi qui mô vừa(kênh, mương, đê, kè, ống, trạm bơm ). + Xây dựng đường dây và trạm biến thếđến 35KV,lắp đặt kết cấu thép,các thiết bị cơ điện ,nước,điều không thông tin tín hiệu, trang trí nội ngoại thất. + Xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản. + Dịch vụ tư vấn, quản lý dự án công trình . + Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá . + Xuất khẩu lao động. Xuất khẩu Xây dựng. + Kinh doanh bất động sản. Từ khi chuyển đổi sang Công ty cổ phần, Công ty hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của đơn vị. Công ty đã tự đứng ra ký kết hợp đồng, tiến hành nhận thầu xây dựng công trình, mua bán với các tổ chức kinh tế. Công ty mở tài khoản ở các ngân hàng sau : 1- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 2- Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Hà Nội. 3- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây. 4- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cầu giấy Hà Nội. 2 - Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh - Đại hội cổ đông : là tổ chức cao nhất, tổ chức này bầu ra hội đồng quản trị, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. - Hội đồng quản trị: bầu ra chủ tịch kiêm giám đốc quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Công ty giúp việc cho giám đốc điều hành tổ chức các phòng ban chức năng sau : + Giám đốc Công ty: là người đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành mọi hoạt động của Công ty. + Phó giám đốc Công ty: là người tham mưu, phối hợp với giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao, là người được uỷ quyền khi giám đốc vắng mặt. + Các phòng ban nghiệp vụ : - Phòng tổ chức hành chính: là phòng có nhiệm vụ làm công tác về nhân sự, đào tạo, các chế độ với công nhân viên chức, quản lý hồ sơ, con dấu. - Phòng kế hoạch kỹ thuật và quản lý dự án: là bộ phận tham mưu tổng hợp cho giám đốc Công ty về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, tiếp thị và làm đấu thầu các dự án, hợp đồng kinh tế, phụ trách và triển khai công tác an toàn lao động trong Công ty. - Phòng Tài Chính kế toán: có chức năng tham mưu với Giám đốc Công ty trong quản lý điều hành quá trình sử dụng vốn của Công ty, theo dõi và báo cáo với giám đốc tình hình sử dụng vốn của Công ty, cung cấp kịp thời, chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tham mưu với ban giám đốc xử lý kịp thời trong quá trình điều hành sản xuất. - Phòng kinh doanh xuất khẩu lao động: có chức năng tham mưu cho giám đốc về thị trường xuất khẩu lao động, tham mưu tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu đặc biệt là thị trường xuất khẩu lao động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xuất nhập khẩu tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động. - Phòng đầu tư : Tham mưu cho giám đốc Công ty về tổ chức biện pháp thực hiện các dự án. Theo dõi và báo cáo giám đốc Công ty tình hình thực hiện các dự án đầu tư của Công ty. Trong công tác đầu tư chiều sâu phục vụ sản xuất kinh doanh và lập phương án kinh doanh bất động sản. Thực hiện kinh doanh bất động sản. Dưới các phòng ban còn có và các đội thi công các công trình trực thuộc: Xưởng gia công cơ khí và bảo quản thiết bị: Thực hiện nhiệm vụ gia công lắp đặt phục vụ cho công tác doanh của Công ty. Sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc, phương tiện thi công và giàn giáo cốp pha thuộc quyền quản lý của Công ty. Quản lý, bảo quản tài sản,công cụ và điều động đến các công trình theo quyết định của ban giám đốc. Cho thuê, thực hiện việc mua sắm trang thiết bị theo sự phân công của Giám đốc Công ty. Đội thi công các công trình trực thuộc là bộ phận trực tiếp thực hiện công việc thi công được công ty giao, giao khoán mở rộng và tìm kiếm công trình để phát triển. Hiện nay Công ty đang trực tiếp quản lý 18 đội thi công . Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Công ty Phó giám đốc Phòng tài chính - Kế toán Phòng KHKT &QLDA Phòng hành chính Phòng đầu tư Phòng xuất nhập khẩu Chỉ huy công trường kiêm kỹ thuật Xưởng gia công cơ khí Đội thi công số 1 Đội thi công số 17 Đội thi công số 18 Đội thi công số 2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua . Trong những năm đầu mới thành lập Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn, xong Công ty đã mạnh dạn tham gia vào các công trình hợp doanh. Công ty đã nhận xây lắp và bàn giao nhiều công trình lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, Công ty đã khẳng định vị trí đáng tin cậy của mình trên thị trường xây dựng và đã đạt nhiều huy chương vàng cho các công trình ví dụ như: Trung tâm báo chí 37 Hùng Vương …... Đây cũng chính là yếu tố quyết định để Bộ xây dựng, Tổng Công ty chọn Công ty 6 là Công ty cổ phần hoá đợt thí điểm đầu tiên trong ngành Xây dựng. Công ty xây dựng Vinaconex 6 thực sự trở thành Công ty cổ phần bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2000. Đây là bước ngoặt lớn của Công ty, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Công ty đã khá linh hoạt và đúng đắn trong việc đưa ra chiến lược mở rộng kinh doanh đa ngành nghề, mở rộng thị trường. Bên cạch lĩnh vực truyền thống là xây lắp, Công ty cổ phần Vinaconex6 đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh khác như xuất khẩu lao động và trong lĩnh vực mới mẻ này, Công ty đã có thành công bước đầu, Công ty đã ký hợp đồng nguyên tắc với đối tác nước ngoài về việc xuất khẩu lao động nữ sang Đài Loan, Hàn Quốc ... Trong lĩnh vực phát triển dự án Công ty đang có bước phát triển mới thông qua việc xúc tiến khai thác triển khai các dự án như dự án nhà làm việc của Công ty, dự án xây dựng biệt thự nhà vườn Vinaconex6 - Đại Lải ... Từ những năm Công ty cổ phần Vinaconex 6 hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức Công ty cổ phần. Đây cũng là những năm thị trường có sự chuyển biến mạnh mẽ nên công ty vừa phải hoàn thiện mọi mặt để phát triển sản xuất kinh doanh vừa phải điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh mới cùng với sự giúp đỡ của Tổng Công ty trong những năm đầu của cổ phần hoá Công ty đã nhận được một số Công trình có qui mô lớn như công trình nhà chung cư cao tầng 17T3, nhà 17T7, khu đô thị mới Trung Hoà Nhân Chính, một số công trình dự án khu công nghiệp Bắc Thăng Long và một số công trình khác ... Công tác đầu tư xây dựng các dự án còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thị trường vật liệu, nhân công lại biến động mạnh nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm qua, nhưng Công ty vẫn luôn thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho Công ty. Công ty luôn khẳng định vị trí của mình trên thị trường xây dựng, đến năm 2003 Công ty chính thức được chứng nhận ISO 9000 .Từ đó đến nay, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra, cụ thể một số chỉ tiêu dưới đây phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần trong những năm qua: (Trích báo cáo tình hình thực hiện 5 năm) Đơn vị tính : nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 - Giá trị sản lượng 57.893.660 92.525.000 130.000.000 150.244.000 2 - Doanh thu 35.010.579 54.719.727 100.912.108 110.407.207 3 - Lợi nhuận sau thuế 510.349 1.345.028 580.142 2.652.707 4 - Nộp Ngân sách 1.485.412 2.236.946 5.205.853 7.034.278 5 - Thu nhập bình quân 950 1.100 1.250 1.780 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ đặc điểm của công tác quản lý và qui mô kinh doanh. Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Tức là toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành tập trung tại phòng Kế toán-Tài chính của Công ty, còn dưới các đội công trình có chủ nhiệm công trình chịu trách nhiệm tâp hợp chứng từ về phòng kế toán. Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán : Kế toán trưởng Kế toán vật tư, tài sản cố định,công cụ Kế toán lao động, tiền lương, BHXH,nguồn vốn thanh toán công nợ, vốn bằng tiền Kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sẩn phẩm, theo dõi thanh toán với CT Kế toán Thanh toán, Ngân hàng Và thuế VAT Bộ phận tổng hợp kế toán tài chính, phân tích đánh giá tình hình tài chính Kế toán đội công trình (Chủ nhiệm công trình) 3.1. Hình thức kế toán và hệ thống chứng từ - Hình thức kế toán áp dụng: Hiện nay Công ty đang thực hiện hình thức kế toán ghi sổ Nhật ký chung, Công tác kế toán được tiến hành trên phần mềm kế toán. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm dương lịch. Cùng với hình thức kế toán, Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. -Hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp theo quyết định 1864/1998QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài Chính bao gồm các chứng từ: Lao động tiền Lương Tài sản cố định Bảng chấm công Biên bản giao nhận TSCĐ Bảng thanh toán tiền lương Thẻ tài sản cố định Bảng thanh toán BHXH Biên bản thanh lý TSCĐ Bảng thanh toán tiền thưởng Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Hợp đồng giao khoán Tiền tệ Hàng tồn kho Phiếu thu Phiếu nhập kho Phiếu chi Phiếu xuất kho Giấy thanh toán tiền tạm ứng Bán hàng Bảng kiểm kê quỹ Phiếu kê mua hàng Biên lai thu tiền Hoá đơn giá trị gia tăng Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm : Sổ Nhật ký chung, sổ Cái và sổ chi tiết( khoản mục) các TK : TK 331, TK 154, TK 631, TK 214, TK 334, TK 338, TK621, TK 622, TK 627, TK 632... 3.2. Kế toán trên máy vi tính của Công ty. Quy trình xử lý số liệu của chương trình kế toán như sau : Nghiệp vụ kế toán phát sinh Lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán Cập nhật chứng từ hàng ngày Xử lí tự động theo chương trình đã cài đặt Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán tổng hợp (sổ NKC, sổ cái) Các báo cáo kế toán II. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Vinaconex số 6 1.Tập hợp chi phí 1.1. Đặc điểm và phân loại chi phí tại công ty Chi phí sản xuất tại công ty Vinaconex 6 bao gồm toàn bộ những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình xây dựng và lắp đặt. Chi phí sản xuất tại công ty rất đa dạng và phức tạp. Để giảm bớt khó khăn trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty phân loại chi phí trong giá thành xây dựng cơ bản, theo cách này, chi phí sản xuất bao gồm những khoản mục sau đâu: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí máy thi công + Chi phí sản xuất chung. 1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí tại công ty: * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là công trình và các hạng mục công trình. * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Đối với những chi phí có thể tập hợp riêng cho từng đối tượng, sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp: chi phí phát sinh của công trình, hạng mục nào tập hợp cho công trình, hạng mục đó. Đối với những chi phí theo dõi chung cho một nhóm đối tượng, kế toán tập hợp cho từng nhóm đối tượng. Cuối kỳ, kế toán tiến phân bổ theo từng tiêu thức hợp lý (thường là phân bổ theo giá trị sản lượng công trình) 1.3 Nội dung và trình tự hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất ở công ty Công ty xây dựng Vinaconex số 6 đã và đang thi công nhiều công trình trong cả nước. Tuy nhiên, để phân tích được cụ thể việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, trong giới hạn chuyên đề này, em chỉ đề cập đến việc hạch toán chi phí cho sản xuất và tính giá thành sản phẩm của dự án “ xây dựng nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá” a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm sản phẩm xây lắp của công ty phân bổ rải rác nên để thuận lợi cho việc thi công và hạn chế trong vận chuyển, công ty đã xây dựng các kho vật liệu phân tán. Tuy nhiên, không phải trong kho vật liệu nào cũng có thể cung ứng đủ về số lượng và chủng loại phục vụ thi công, do vậy đối với những loại vật liệu không có sẵn trong kho của công ty thì sẽ phải mua ngoài. Hầu hết, công ty cung cấp nguyên vật liệu theo hình thức nhập thẳng đến tận công trình. Khi công ty trúng thầu hoặc được tổng công ty giao thầu một công trình, công ty sẽ tiến hành bàn giao khối lượng công việc cho các xí nghiệp, đội thi công. Căn cứ vào khối lượng công việc theo thiết kế toán ban đầu, các tổ đội phải bóc tách khối lượng vật tư, lập bảng dự trù mua vật tư trình giám đốc. Sau khi trình giám đốc phê duyệt, đội trưởng đội thi công sẽ lập tờ trình xin mua vật tư phục vụ thi công. Cán bộ cung ứng trình giấy đề nghị tạm ứng để mua hàng. Sau khi mua vật liệu, cán bộ cung ứng trình hóa đơn GTGT để tiến hành thanh toán. Phiếu nhập kho theo hình thức nhập - xuất thẳng phiếu xuất thẳng coi như vừa là phiếu nhập vừa là phiếu xuất. Trong trờng hợp xuất cho công trình sử dụng những NVL đã có sẵn trong kho thì thủ kho lập phiếu xuất kho. Vật tư sử dụng cho công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình đó theo giá thực tế. Giá thực tế bao gồm: Giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ không bao gồm thuế GTGT đầu vào. Bằng phương pháp thủ công kế toán tại công trình theo dõi trực tiếp quá trình nhập xuất vật tư sử dụng thực tế cho công trình tiến hành ghi sổ phản ánh chính xác các loại vật tư đã nhập - xuất tại kho công trình. Sau khi các chứng từ gốc được xác minh là hợp lý, hợp lệ sẽ là căn cứ để kế toán công trình vào sổ chi tiết vật tư. Định kỳ, kế toán công trình tập hợp các chứng từ gốc và các sổ kế toán có liên quan gửi lên phòng kế toán công ty để kế toán công ty nhập số liệu vào máy tính. Cuối kỳ, kế toán công ty lập bảng kê phiếu xuất vật tư, bảng tổng hợp vật tư được dùng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư cho thi công từng công trình. Bảng này lập xong phải được đối chiếu khớp đúng với sổ chi tiết vật tư. Giá xuất vật tư áp dụng theo giá thực tế đích danh. Bảng kê tổng hợp nguyên vật liệu CT : Nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá Ngày tháng Số hoá đơn Nội dung Doanh Số chưa VAT Thuế VAT Thành tiền 02/01/2006 017508 Gạch đặc A1 1.350.000 135.000 1.485.000 10/01/2006 024966 Xi Măng 59.334.562 5.933.438 65.268.000 14/03/2006 003384 Thép 20.679.400 1.033.970 21.713.370 ……. …….. Cộng 145.952.134 10.032.182 155.984.316 Ngày 31tháng 03 năm 2006 Người lập biểu Khi bắt đầu tiến hành theo dõi chi phí cho công trình cải tạo nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá, kế toán tiến hành nhập công trình trong phần mềm kế toán với mã công trình là ‘42151’ và tên công trình là “Cải tạo nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá”. Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá, kế toán in sổ chi tiết công trình Sổ theo dõi chi tiết công trình, hợp đồng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Từ tháng 01/2006 đến tháng 03/2006 42151 - Công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá Số hiệu Diễn giải Tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư Ngày Số CT Nợ Có 02/01/2006 000211 Hoàn ứng công trình cải tạo nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá 3311 1.485.000 10/01/2006 000211 Mua vật t công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá 1111 21.713.370 14/03/2006 000212 Xuất vật tư công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá 152 21.713.370 ....... 31/03/2006 KC621 Kết chuyển TK 621 sang TK 631 631 145.952.134 Tổng cộng 145.952.134 145.952.134 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Khi có một công trình mới, chủ nhiệm công trình căn cứ vào dự toán khối lượng và tiến độ công việc lập tờ trình xin chuyển nhân công. Giám đốc công ty căn cứ vào tờ trình viết lệnh điều chuyển công nhân theo nhu cầu của công trình. Trong trường hợp số công nhân không đủ đáp ứng nhu cầu của công trình, công ty sẽ tiến hành đi thuê công nhân ở ngoài. Việc tính và thanh toán tiền lương khoán của đội thi công công trình là do kế toán đội thực hiện có sự theo dõi của phòng tổ chức, phòng kế toán của công ty( khi thanh toán chứng từ ). Khối lượng công việc của mỗi công trình được bóc tách và phân công cho mỗi tổ, đội đảm trách một phần việc. Các tổ trưởng, đội trưởng hàng ngày chấm công cho công nhân khi công việc hoàn thành hoặc đến kỳ thanh toán sẽ tiến hành trả lương trên cơ sở quỹ tiền lương được giao khoán. Các chứng từ về hạch toán là hợp đồng làm khoán, bảng chấm công, biên bản thanh lý hợp đồng làm khoán và một số chứng từ liên quan. Hợp đồng làm khoán do chỉ huy công trình, kế toán công trình và tổ trưởng các tổ nhận khoán tiến hành lập khi giao khoán công việc. Trong hợp đồng làm khoán ghi rõ khối lượng công việc làm khoán, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá làm khoán( đơn giá này được điều chỉnh tùy theo tính chất phức tạp và điều kiện thi công ở từng nơi) Kế toán công trình tổng hợp lao động tại các tổ căn cứ vào bảng chấm công và lập bảng tính lương cho mỗi tổ đối với lao động trực tiếp thuê ngoài. Sau khi thỏa thuận về đơn giá, chỉ huy công trình và đại diện của tổ cho thuê khoán cùng nhau thống nhất ký kết hợp đồng thuê khoán. Hình thức trả lương là khoán gọn theo từng phần việc (tức là khoán thẳng cho đội công nhân thuê ngoài một khối lượng công việc cụ thể với thời gian nhất định trên cơ sở công ty cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu). Khi kết thúc công việc kế toán lập bảng thanh toán tiền lương với công nhân thuê ngoài trên cơ sở định mức tiền lương khoán đã được thỏa thuận theo yêu cầu đã lập. Người chỉ huy đội công nhân đó sẽ đại diện nhận tiền từ công ty về thanh toán cho công nhân của mình. bảng tổng hợp lương toàn công ty Tháng 03 năm 2006 Đối tượng sử dụng Lương chính Lương phụ Phụ cấp Khoản khác Cộng lương 1. Công nhân trực tiếp sản xuất .......... .......... .......... .......... .......... .......... ........... .......... .......... .......... .......... .......... Công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá 22.500.000 5.680.000 2.520.000 30.700.000 ........... .......... .......... .......... .......... .......... Cộng .......... .......... .......... .......... .......... II. Nhân viên quản lý đội ....... .......... .......... .......... .......... ......... Cộng .......... .......... .......... .......... .......... III. Các phòng ban quản lý doanh nghiệp .......... .......... .......... .......... .......... Sổ theo dõi chi tiết công trình, hợp đồng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Từ tháng 01/2006 đến tháng 03/2006 42151 - Công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá Số hiệu Diễn giải Tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có Số d Ngày Số CT Nợ Có 02/01/2006 363gs Kết chuyển lương 2005 sang chi phí 3311 258.479.997 10/01/2006 Kc622 Kết chuyển từ TK 622 sang TK 631 631 258.479.997 Tổng cộng 258.479.997 258.479.997 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu c. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung phát sinh cho công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình đó theo chi phí thực tế phát sinh như : Chi phí nhân viên quản lý đội, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí khấu hao máy móc trong thời gian thi công công trình. Còn với các chi phí phát sinh chung cho toàn bộ công ty thì được phân bổ vào chi phí chung cho từng công trình theo công thức: - Chi phí nhân viên quản lý đội và công trình Chứng từ ban đầu để hạch toán lương của nhân viên quản lý đội và công trình là các bảng chấm công. Hình thức trả lương là hình thức trả lương theo thời gian. Tiền lương phải trả trong tháng = (Lương cơ bản x Hệ số lương x Số công thực tế trong tháng)/ 26 + Phụ cấp Người lập bảng chấm công là kế toán công trình. Căn cứ vào số công trên bảng chấm công, kế toán công trình lập bảng tính lương cho ban quản lý công trình. - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ : Hạch toán loại chi phí này phải căn cứ vào chứng từ ban đầu về vật liệu, công cụ dụng cụ do kế toán đội thanh toán lúc cuối kỳ, lập bảng kê dụng cụ xuất dùng bảng kê CôNG cụ, dụng cụ xuất dùng Công trình: nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá STT Tên công cụ, dụng cụ Đơn vị tính Số lượng Thành tiền ....... Cộng - Chi phí khấu hao TSCĐ: Hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã quy định kế toán Công ty tính ra mức khấu hao cho toàn bộ TSCĐ trong Công ty, sau đó tổng hợp theo từng quý cho từng đơn vị qua bảng kê khấu hao TSCĐ bảng kê khấu hao tscđ Công trình: nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá Quý I năm 2006 Stt Tên TSKĐ Mức KH ......... ......... Cộng - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Cuối kỳ, kế toán lập bảng kê chi phí bằng tiền khác cho từng công trình bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoàI Công trình: nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá Quý I năm 2006 STT Nội dung Số tiền ................. ................. Cộng Định kỳ, kế toán đội tập hợp các chứng từ liên quan đến các chi phí sản xuất chung của công trình lên phòng kế toán của Công ty. Trên cơ sở đó, kế toán công ty tập hợp dữ liệu vào nhật ký chung và lên sổ cái các tài khoản chi phí. Sổ theo dõi chi tiết công trình, hợp đồng TK 627- chi phí sản xuất chung Từ tháng 01/2006 đến tháng 03/2006 42151 - Công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá Số hiệu Diễn giải Tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư Ngày Số CT Nợ Có 26/01/2006 01gs Hoàn chứng từ 3311 8.503.842 26/01/1006 01gs Hoàn chứng từ 1421 7.640.000 Tổng cộng 16.143.842 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu 2. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng tại Công ty được tiến hành vào cuối môĩ quý hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ, trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ chi phí vật liệu chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định. Việc tổng hợp chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định. Việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi phí đã được quy định. Giá thành thực Tổng các chi phí tế công trình Chi phí thực tế phát sinh Chi phí hạng mục công = dở dang + trong kỳ để thi công - dở dang trình hoàn đầu kỳ công trình, hạng cuối kỳ thành trong kỳ mục công trình 1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của doanh nghiệp Đối với công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá, hai bên tiến hành bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ. Công trình khởi công tháng 07/2005 đến tháng 03/2006 hoàn thành. Tháng 12/2005 chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của công trình được xác định bằng tổng cộng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến tháng 12/2005. Tháng 03/2006 công trình hoàn thành nên công trình không có giá trị dở dang cuối kỳ Cuối kỳ, ban kỹ thuật của BÊN A và BÊN B tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành của công trình trên cơ sở đó lập biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành để xác định giá thành công trình hoàn thành trong kỳ và tiến hành thanh toán. Tổng chi phí cho công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá xác định theo chi phí thực tế phát sinh được nghiệm thu là: 1.410.555.973 đ 2. Phương pháp kế toán - TK sử dụng: Để tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang từ TK 154 sang TK 631 Nợ TK 631(công trình nhà nghỉ Sầm Sơn) 989.980.000 Có TK 154 (công trình nhà nghỉ Sầm Sơn) 989.980.000 Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí đã được tập hợp trên sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627 chi tiết theo từng công trình để tính giá thành cho mỗi công trình Công trình cải tạo nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá khởi công ngày 15/07/2005 và hoàn thành bàn giao ngày 31/03/2006, cuối quý tiến hành các bút toán kết chuyển chi phí tính giá thành Nợ TK 631 (công trình nhà nghỉ Sầm Sơn) 420.575.973 Có TK 621 (công trình nhà nghỉ Sầm Sơn) 145.952.134 Có TK 622 (công trình nhà nghỉ Sầm Sơn) 258.479.997 Có TK 627 (công trình nhà nghỉ Sầm Sơn) 16.143.842 Sổ theo dõi chi tiết công trình, hợp đồng TK 631- Giá thành sản xuất Từ tháng 01/2006 đến tháng 03/2006 42151 - Công trình nhà nghỉ Sầm Sơn Thanh Hoá Số hiệu Diễn giải Tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư Ngày Số CT Nợ Có 31/03/2006 Kc621 Kết chuyển TK 621 sang TK 631 621 145.952.134 31/03/2006 K622 Kết chuyển TK 622 sang TK 631 622 258.479.997 31/03/2006 Kc627 Kết chuyển TK 627 sang TK 631 627 16.143.842 Tổng cộng 420.575.973 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Toàn bộ giá thành của công trình được xác định theo bảng sau: Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 6 Địa chỉ: H 10 - Thanh Xuân Nam - Hà Nội bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng Tháng 03/2006 Mã công trình Tên công trình Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí máy thi công Chi phí sản xuất chung Cộng Giá trị dở dang Giá thành sản xuất Đầu kỳ Cuối kỳ ......... ......... ......... 42151 Nhà nghỉ Sầm Sơn 145.952.134 258.479.997 16.143.842 420.575.973 989.980.000 0 1.410.555.973 ......... ......... ......... ......... ......... ......... Tổng cộng Ngày 31/03/2006 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CôNG ty cổ phần xây dựng vinaconex số 6 I. sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý kinh tế. Với cơ chế thị trường mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã trở thành điều kiện không thể thiếu được trong hạch toán kinh tế tại các doanh nghiệp bởi chi phí sản xuất và giá thành là tấm gương phản chiếu của mỗi doanh nghiệp. Với chức năng tính toán, ghi chép, phản ánh hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, từ đó có biện pháp quản lý có hiệu quả, nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, đạt lợi nhuân tối đa. Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tin cho việc điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, cần phải cải tiến, đổi mới, hoàn thiện hệ thống kế toán. Là một bộ phận quan trọng trong công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cũng đòi hỏi đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với tình hình tổ chức quản lý hiện nay. II. Đánh giá tình hình kế toán chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm tại CôNG ty cổ phần xây dựng vinaconex số 6 Trong quá trình thực tập về chuyên ngành kế toán tại Công ty dưới góc độ là một sinh viên, em đã tìm hiểu, tham khảo quá trình hạch toán tại Công ty. Trong khuôn khổ bài viết này, em xin mạnh dạn đưa ra một số đánh giá chủ quan về những ưu điểm và những tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty như sau : 1. Những ưu điểm của kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 6 - Bộ máy kế toán ở Công ty gồm 5 người, được tổ chức khoa học, hợp lý, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về toàn bộ thông tin kế toán trong Công ty. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình và trung thực. Phòng tài chính - kế toán Công ty xây dựng hệ thống sổ sách kế toán ghi chép khoa học, hợp lý, giảm bớt được khối lượng ghi sổ, tổ chức kế toán tài chính rõ ràng khoa học. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ đắc lực cho công tác phân tích, công tác quản lý kinh tế. - Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. + Đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản. + Xác định phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm của Công ty. + Công ty sử dụng hình thức khoán cho các công trường nên giảm chi phí, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng công nhân. Việc sử dụng công nhân chủ yếu theo hợp đồng ngắn hạn giúp Công ty điều chính sổ công nhân phù hợp không lãng phí công nhân. + Giá thành sản phẩm xây dựng được xác định theo từng khoản, mục, yếu tố chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành. Những ưu điểm về công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi mà chế độ kế toán cũng như quy chế của các Công ty cổ phẩn còn đang trong quá trình hoàn thiện thì những thiếu sót là không thể tránh khỏi. 2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 6. - Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mặc dù vật liệu sử dụng cho các Công ty xây dựng gồm nhiều chủng loại đa dạng, Công ty chỉ hạch toán vật liệu vào TK cấp 1 (TK 152) mà không mở sổ chi tiết vật liệu chính, vật liệu phụ... Kế toán công ty nên mở chi tiết TK 152 để theo dõi nguyên vật liệu. 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính 1522: Vật liệu phụ 1523: Nhiên liệu 1524: Phụ tùng thay thế 1526: Thiết bị xây dựng cơ bản 1528: Vật liệu khác 3. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 6 Kiến nghị 1: Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ. Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 6 có địa bàn hoạt động rộng, số lượng công trình mà Công ty thi công trong cùng một thời gian là rất nhiều, rải rác và phân tán. Do đó, việc luân chuyển chứng từ gốc ban đầu lên phòng kế toán Công ty thường không kịp thời. Để đảm bảo cho việc nhập dữ liệu vào sổ sách kế toán theo đúng tính chất của hình thức Nhật ký chung, phòng kế toán cần quy định về thời gian nộp chứng từ thanh toán kịp thời chuyển về phòng kế toán để có số liệu phản ánh kịp thời trong sổ sách kế toán, tránh trường hợp chi phí phát sinh kỳ này, kỳ sau mới được ghi sổ. Muốn vậy, trưởng phòng Tài chính kế toán cần xây dựng lịch trình cho các đội, các xí nghiệp thi hành nếu sai phạm sẽ tiến hành xử phạt. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ đắc lực của Ban giám đốc công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Đối với những công trình ở xa, Công ty cần cử nhân viên kế toán của phòng tài chính kế toán tới tận công trình hỗ trợ cho việc ghi chép, cập nhật số liệu chi tiết để đảm bảo cho công việc được tiến hành nhanh gọn và chính xác. Kiến nghị 2: Điều chỉnh công tác tính giá vật liệu nhập kho. Giá vật liệu nhập kho cần phải tính cả chi phí vận chuyển , bốc dỡ. Kiến nghị 3: Về việc quản lý nguyên vật liệu. Nếu thực hiện cơ chế khoán gọn, công ty cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình mua vật tư của các đội để đảm bảo giá vật tư hợp lý với giá thị trường. kết luận Thời gian thực tập tốt nghiệp là quá trình tốt nhất để mỗi sinh viên vận dụng những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập trong nhà trường vào thực tiễn công việc. Việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn giúp cho sinh viên hiểu sâu sắc hơn về nghiệp vụ, chuyên môn của mình. Sau thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Vinaconex 6, em đã hiểu rõ hơn kiến thức đã học ở trường và nhận thức được công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nói chung, kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng nói riêng. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của các cô, các chị trong phòng kế toán Công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng “. Trong báo cáo này em đã cố gắng trình bày những kiến thức của mình cả lý luận và thực tiễn về công tác kế toán chi phí và giá thành đã tích lũy được trong quá trình học tập ở nhà trường và quá trình thực tập tại Công ty. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và tầm hiểu biết nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, các cô và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để bài viết của mình được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Đình Đỗ, các cô và các chị trong phòng tài chính kế toán của Công ty xây dựng Vinaconex 6 đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2006 Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Lan Tài liệu tham khảo - Kế toán doanh nghiệp -NXB Thống kê Hà Nội - 2003 - Tác giả: PGS-TS Ngô Thế Chi, TS Trương Thị Thuỷ - Kế toán xây dựng cơ bản và kế toán đơn vị chủ đầu tư - 2003 - NXB Tài chính - Tác giả: TS Võ Văn Nhị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32402.doc
Tài liệu liên quan