Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác hạch toán ở các doanh nghiệp. Chi phí sản xuất gắn liền với hiệu quả sử dụng vật tư, tiền vốn và tài sản trong đơn vị. Vì vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức tối thiểu và tăng mức lợi nhuận tối đa là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp. các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành đúng, đủ, chính xác, kịp thời sẽ là cơ sở cho việc xác định kết quả SXKD kịp thời, chính xác và các quyết định quản trị có hiệu qủa cao nhất. Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ở Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải nhìn chung đã đáp ứng được phần nào cho nhu cầu quản lý của Xí nghiệp . Song nếu Xí nghiệp có những biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa một số mặt còn tồn tại trong công tác kế toán thì hiệu quả sẽ phát huy nhiều hơn. Bài viết này được xây dựng trên những kiến thức cơ sở mà em đã tiếp nhận trong quá trình học tập nghiên cứu tại Trường Đại học dân lập Phương Đông và thời gian thực tế tại Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn còn hạn chế và phạm vi nghiên cứu cũng như thời gian thực tập có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhưng đó là lòng mong mỏi được góp phần nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Xí nghiệp nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo, Ban lãnh đạo và các cô trong phòng kế toán Xí nghiệp để bài viết có giá trị thực tiễn. Em xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hà Thị ngọc Hà và các Cô trong phòng kế toán của xí nghiệp Xây lắp vật tư vận tải đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu về vật liệu thi công, chủ công trình sẽ tiến hành mua vật tư. Cuối tháng nhân viên kinh tế ở đội công trình chuyển các hoá đơn mua hàng, các chứng từ vận chuyển... về phòng kế toán Xí nghiệp để hạch toán. Giá trị thực tế của vật tư sử dụng cho công trình = Giá mua vật tư không có thuế GTGT + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Căn cứ vào các hoá đơn mua hàng (mẫu 2.1 ) và chứng từ vận chuyển kế toán lập tờ kê thanh toán Mẫu 2.1 Hoá đơn ( GTGT) MS 01/GTKT -3LL Liên 2 : (giao cho khách hàng) Ngày 11 tháng 11 năm 2000 số 018758 Đơn vị bán hàng : Công ty Minh Đức. Địa chỉ : Minh tân, Kim môn 710A00081 Điện thoại : MS :0800151304 Họ tên người mua hàng : Anh Tùng Đơn vị : Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải Địa chỉ : 72 An Dương – Tây Hồ – Hà Nội Hình thức thanh toán : TM MS 10001063450011 STT Tên hàng hoá, d.vụ Đ.Vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 01 Xi măng bao PC30 Tấn 60 678.818 40.690.860 Cộng tiền hàng 40.690.860 Thuế xuất GTGT : 10% tiền thuế GTGT 4.069.086 Tổng cộng tiền thanh toán 44.759.946 Số tiền viết bằng chữ Người bán hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Tờ kê thanh toán tháng 12 năm 2000 Công trình : Bưu điện Ba Vì Ngày Diễn giải TK đối ứng Số tiền 2 Cửa pano gỗ de 621 21.790.545 133 2.179.055 06 Vách kính khung nhôm, gạch lát nền 621 26.465.623 133 793.968 11 Xi măng PC30 621 40.690.860 133 4.069.086 30 Lương công nhân sản xuất 334 16.430.000 Cộng 112.419.146 Sau khi lập tờ kê thanh toán, cùng các hoá đơn mua hàng kế toán sẽ tiến hành định khoản và ghi vào Sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 621 ( Mẫu 2.2), sổ cái TK 141, TK 133. Cụ thể với số liệu trên kế toán ghi vào sổ nhật ký chung với các định khoản sau Nợ TK 621: 88.947.037 Nợ TK 133 : 7.042.109 Nợ TK 334 : 16.430.000 Có TK 141 : 112.419.146 Sổ cái TK 621 (trích) Tháng 12 năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 9 31/12 Xuất vật tư công trình: - Bưu điện xã Đỗ Động 141 13.295.531 - Bưu điện Ba Vì 141 88.947.037 ... ... ... 14 K/c CPNVL trực tiếp c.trình - Bưu điện xã Đỗ Động 154 13.295.531 - Bưu điện Bavì 154 88.947.037 ... ... Cộng 123.324.245 123.324.245 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí trực tiếp ở Xí nghiệp. trong điều kiện máy móc thi công còn hạn chế, khoản mục chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành công trình xây dựng. Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác, kịp thời cho người lao động. Thực hiện việc phân bổ lương cho các đối tượng sử dụng lao động một cách hợp lý, góp phần quản lý tốt quỹ tiền lương của Xí nghiệp. Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hai hình thức trả lương là lương khoán sản phẩm và trả lương theo thời gian. Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý của Xí nghiệp, lương khoán là hình thức lương được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công công trình theo khối lượng công trình hoàn thành và khoán gọn công việc. Tại Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải lực lượng lao động trực tiếp của Xí nghiệp bao gồm hai loại : lao động hợp đồng dài hạn và lao động hợp đồng ngắn hạn. Đối với số lao động hợp đồng ngắn hạn Xí nghiệp không tiến hành trích nộp các khoản BHXH, bảo hiểm ytế, KPCĐ, mà đã tính hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động. Do số lao động hợp đồng dài hạn của Xí nghiệp là không nhiều trong khi nhu cầu về nhân công của Xí nghiệp là rất lớn nên Xí nghiệp chủ yếu thuê lao động bên ngoài dưới hình thức hợp đồng lao động ngắn hạn. Đối với lực lượng lao động hợp đồng ngắn hạn các chủ công trình căn cứ vào sự biến động giá cả trên thị trường và điều kiện thi công của từng công trình để lập đơn giá tiền lương cho phù hợp. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán Xí nghiệp sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Không hạch toán vào TK này các khoản trích về BHXH, bảo hiểm ytế, KPCĐ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp mà những khoản này được phản ánh vào TK 627 “ chi phí sản xuất chung”. Căn cứ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các hợp đồng làm khoán (mẫu 3.1). ở các đội công trình, tổ trưởng của các tổ sản xuất sẽ theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ để chấm công cho công nhân vào mặt sau của hợp đồng làm khoán. khi hoàn thành hợp đồng thì nhân viên kỹ thuật của Xí nghiệp cùng chủ công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công và xác nhận các phần việc hoàn thành hợp đồng làm khoán. Căn cứ vào các phần việc hoàn thành trong hợp đồng làm khoán đã được nhân viên kỹ thuật của Xí nghiệp xác nhận, kế toán tiến hành kiểm tra khối lượng, đơn giá lương và chia lương cho từng người, từng tổ sản xuất, từng đội công trình theo số công thực tế. Việc xác định lương cho từng người được tính bằng cách chia số tiền cả tổ sản xuất nhận được khi hoàn thành hợp đồng cho số công (quy ra bậc1) để hoàn thành hợp đồng. Sau đó lấy kết quả nhân với số công và hệ số bậc lương của từng người sẽ ra được lương của họ. Lương của một công nhân = Tổng lương khoán x số công của mỗi công nhân x bậc lương của họ ∑(số công của mỗi công nhân x bậc lương của họ ) Theo hợp đồng làm khoán của tổ xây dựng tổng hợp công trình bưu điện Bavì, giá trị hợp đồng làm khoán của tổ là 3.573.000đ tổng số công thực hiện quy ra bậc 1 là 250 công do đó đơn giá của một công khoán là 3.573.000đ: 250 công = 14.292đ Công nhân Nguyễn Văn Bình trong hợp đồng làm khoán có 25 công với hệ số bậc lương là 1.75 do đó số lương khoán của Ông Bình là 14.292đ x 25 công x 1.75 = 625.275đ Hợp đồng làm khoán (Phần chấm công và chia lương) Stt Họ và tên Ngày trong tháng (30 ngày) Tính lương Tổng số công Hệ số bậc lương đơn giá lương theo bậc 1 Số tiền được lĩnh 1 2 ... 1. Ng văn Bình x x ... 25 1.75 14.292 625.275 2. Lê .v. thắng x x ... 24 1.58 14.292 541.953 ... ... ... ... ... Cộng 3.573.000 Nguời chấm công Kế toán trưởng Mẫu 3.1 Hợp đồng làm khoán Số : _________ Công trình : Bưu Điện Ba vì Mẫu số 7 –CTXL QĐ số 215 ngày 23/9/1974 của TCTK Hạng mục công trình : Tổ xây dựng tổng hợp Họ tên tổ trưởng : Nguyễn Đăng Vinh SH định mức Nội dung công việc đơn vị tính Giao khoán Thực hiện Kỹ thuât xác nhận số lượng, chất lượng công việc Khối lương định mức đơn giá Khối lượng Số tiền Số công thực tế Đổ bê tông dầm mái m3 13.5 50.000 675.000 Lắp dựng cốp pha m3 94.5 5.300 519.000 Xây mái ghạch chỉ m3 28.0 21.000 588.000 ... ... ... ... Tổng 3.573.000 Cuối tháng kế toán sẽ tổng hợp tổng số tiền lương phải trả cho CBCNV của từng công trình, của Xí nghiệp và tiến hành lập bản phân bổ tiền lương.(mẫu 3.3) Mẫu 3.3 Bảng phân bổ tiền lương Quý IV năm 2000 Ghi có TK Ghi nợ các TK 334 I. TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp sx 90.417.100 1. Công trình điện Cẩm Giàng 27.850.000 2. Bưu điện Đỗ Động 8.802.000 3. Bưu điện Bavì 16.430.000 .... II. TK 623 3.153.600 III TK 627 7.074.000 IV TK 642 9.574.200 Cộng 110.218.900 Sau khi lập bảng phân bổ tiền lương, cùng với tờ kê thanh toán (trang 42), kế toán sẽ tiến hành ghi Sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 622 ( mẫu số 3.4) Và Sổ cái các TK liên quan khác. Mẫu 3.4 Sổ cái TK 622 (trích) Tháng 12 năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 10 31/12 Phân bổ lương quý IV/2000 334 90.417.100 15 31/12 K/c chi phí trực tiếp công trình - Bưu điện xã Đỗ Động 154 8.820.000 - Bưu điện Bavì 154 16.430.000 - Công trình Cẩm ràng 154 30.549.100 ... ... ... Cộng 90.417.100 90.417.100 4. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công. Các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất thi công ở Xí nghiệp bao gồm : Ôtô, cần cẩu, máy trộn bê tông... Trong quá trình thi công nếu như máy móc của Xí nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất của đội công trình thì chủ công trình được phép thuê máy thi công, việc thuê máy thi công có thể theo phương thức có hoặc không kèm công nhân điều kiển phục vụ máy, các chi phí khác phục vụ máy thi công được gói gọn trong hợp đồng thuê máy. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí thuê máy thi công là hoá đơn GTGT của bên cho thuê máy và các chứng từ liên quan khác như hợp đồng thuê máy, bảng theo dõi thời gian làm việc của máy, biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy. Căn cứ vào các chứng từ này kế toán ghi Sổ nhật ký chung và Sổ cái các TK liên quan theo bút toán. Nợ TK 623 Nợ TK 133 Có TK 141 Máy thi công thuê sử dụng cho công trình nào, được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của công trình đó. Đối với các máy móc của Xí nghiệp điều động cho các công trình thì phải tiến hành trích khấu hao vào chi phí sử dụng máy thi công, việc trích khấu hao của Xí nghiệp dựa trên thông tư 166 của Bộ tài chính. Cuối mỗi quỹ, kế toán tính ra tổng số khấu hao TSCĐ đã trích trong quý của tất cả các máy móc thiết bị của Xí nghiệp, sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo giá trị sản lượng xây lắp thực hiện trong quý. Đồng thời theo quy định của công ty, Xí nghiệp phải trích trước sửa chữa lớn TSCĐ để nộp cho Công ty, mức trích bằng 50% số trích khấu hao TSCĐ. Xí nghiệp xác định mức trích khấu hao cụ thể cho từng loại máy móc dựa vào nguyên giá và thời gian sử dụng của chúng. Sau khi xác định được mức trích khấu hao kế toán tính ra số tiền khấu hao của mỗi máy phải trích trong năm và trong quý. Mức khấu hao của TSCĐ một năm. = Nguyên giá TSCĐ Tổng số năm sử dụng của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao năm = Mức khấu hao năm của TSCĐ. x 100 Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao quý của TSCĐ. = Mức khấu hao của TSCĐ một năm. 4 Hàng quý, kế toán TSCĐ căn cứ vào tình hình biến động của TSCĐ trong đơn vị để lập bảng tính và phân bổ khấu hao cho các đối tượng chịu chi phí. Hiện nay tất cả khấu hao TSCĐ của Xí nghiệp được tập hợp toàn bộ vào tài khoản 623 “chi phí sử dụng máy thi công”, do đó chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp không có chi phí khấu hao TSCĐ. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Quý IV năm 2000 Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) Nơi sử dụng Toàn DN TK 623 KH sửa chữa lớn Số khấu hao quý trước Số khấu hao tăng quý này. Số khấu hao giảm quý này. Số khấu hao quý này. 7.502.400 7.502.400 3.751.200 - Ôtô tải XanXing 8% 1.746.800 1.746.800 - Máy trộn bê tông 250l 15% 939.000 939.000 ... ... ... ... ... Căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ trong quý, kế toán tiến hành ghi sổ : Nợ TK 623 : 7.502.400 Nợ TK 214 : 7.502.400 Đồng thời ghi số khấu hao cơ bản phải nộp cho công ty : Nợ TK 411 : 7.502.400 Có TK 336 : 7.502.400 Vì nguồn vốn khấu hao cơ bản của Xí nghiệp do công ty quản lý vì vậy không tiến hành ghi bút toán Nợ TK 009. Cuối quý, khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ bằng 50% mức trích khấu hao TSCĐ nộp Công ty, ghi : Nợ TK 623 : 3.751.200 Có TK 335 : 3.751.200 Đồng thời phản ánh số trích trước sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ phải nộp cho công ty, ghi : Nợ TK 335 : 3.751.200 Có TK 336 : 3.751.200 *. Đối với các chi phí nhân công phục vụ máy thi công, kế toán sẽ tiến hành xác định trên cơ sở bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của Xí nghiệp sau đó kế toán lập bảng phân bổ tiền lương như đã trình bày tại phần kế toán tập hợp chi phí nhân công ( mẫu số 3.3 ) để ghi Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK 623 (mẫu số 4.2). *. Đối với các chi phí dịch vụ mua ngoài khác phục vụ máy thi công kế toán cũng căn cứ vào các chứng từ do nhân viên kinh tế ở đội công trình gửi lên, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, sự phù hợp với dự toán công trình để ghi sổ. Cuối quý, chi phí sử dụng máy thi công ( chi phí nhân công sử dụng máy thi công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn ) sẽ được tổng hợp lại và phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức giá trị sản lượng xây lắp thực hiện trong quý. Trong quý IV năm 2000, toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công của Xí nghiệp tập hợp được là 14.407.200 đồng, trong đó: - Chi phí nhân công phục vụ máy thi công : 3.153.600 đồng. - Chi phí khấu hao TSCĐ : 7.502.400 đồng. - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ : 3.751.200 đồng. Giá trị xây lắp thực hiện trong quý IV là : 760.625.490 đồng. Hệ số phân bổ chi phí sử dụng máy thi công được xác định là 14.407.200 : 760.625.490 = 0.02 Với hệ số phân bổ chi phí sử dụng máy thi công là 0.02 kết hợp với giá trị sản lượng xây lắp của công trình Bưu điện Bavì quý IV năm 2000 là 46.819.500 đồng ta xác định được chi phí sử dụng máy thi công của công trình này là : 46.819.500 x 0.02 = 936.390 đồng Việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình khác trong quý của Xí nghiệp cũng được xác định tương tự như vậy. Mẫu 4.2 Sổ cái TK 623 (trích) Tháng 12 năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 10 31/12 Phân bổ lương quý IV/2000 334 3.153.600 11 Trích KHTSCĐ qúy IV/2000 214 7.502.400 Trích trước SCL quý IV/2000 335 3.751.200 16 K/c c.phí sử dụng máy thi công -Công trình Phú xuyên 154 5.042.100 -Công trình Bavì 154 936.390 ... ... ... Cộng 14.407.200 14.407.200 5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Để thi công các công trình, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công. Mỗi công trình còn có các chi phí chung khác. Do Xí nghiệp thực hiện giao khoán gọn toàn bộ công trình cho chủ công trình, vì vậy chi phí sản xuất chung của công trình nào được tập hợp riêng cho công trình ấy. Để tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”. TK này dùng để tập hợp các khoản chi phí của đội công trình như : tiền lương của các chủ công trình, nhân viên quản lý đội, các khoản trích BHXH, bảo hiểm ytế, KPCĐ của công nhân sản xuất, nhân viên quản lý đội và các dịch vụ mua ngoài khác. 5.1. Chi phí nhân viên quản lý công trình : Chi phí này bao gồm lương, các khoản trích BHXH, bảo hiểm ytế, KPCĐ phải trả nhân viên quản lý công trình như chủ công trình, nhân viên kinh tế đội, bảo vệ công trình... Hàng tháng, chỉ huy công trình theo dõi thời gian, xếp loại lao động cho từng nhân viên trên bảng chấm công. Do Xí nghiệp thực hiện khoán gọn cho các đội công trình nên nhân viên quản lý công trình cũng hưởng lương khoán. Việc hưởng lương khoán được căn cứ trên hợp đồng làm khoán, bảng chấm công (mẫu 3.1 phần kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp). Cũng giống như việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, khi nhận được bảng chấm công do nhân viên kinh tế đội gửi lên, kế toán tính ra số tiền lương của nhân viên quản lý đội, đó là căn cứ để lập bảng phân bổ tiền lương ( mẫu 3.3) sau đó tiến hành ghi sổ. Theo đó tổng số tiền lương nhân viên quản lý đội của Xí nghiệp là 7.074.000 đồng, Trong đó của công trình bưu điện Bavì là 1.750.000 đồng. Kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và các sổ cái theo bút toán sau : Nợ TK 627 : 7.074.000 Có TK 334 : 7.074.000 Sau đó dựa trên tổng quỹ lương cơ bản của cán bộ công nhân viên trong biên chế trong Xí nghiệp là 19.801.800 kế toán thực hiện việc trích 20% BHXH, 3% Bảo hiểm ytế. Trong đó 5% BHXH, 1% Bảo hiểm ytế được trừ vào lương, còn 15% BHXH, 2% Bảo hiểm ytế được đưa vào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. Riêng đối với KPCĐ được tính trên 2% của tổng quỹ lương thực hiện và được đưa vào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể mức trích như sau : 5% BHXH, 1% Bảo hiểm ytế trừ vào lương của cán bộ công nhân viên là : 19.801.800 đồng x 6% = 1.188.108 đồng 17% BHXH, Bảo hiểm ytế tính trên lương CBCNV trong danh sách quản lý của doanh nghiệp được đưa vào chi phí là : 19.801.800 đồng x 17% = 3.366.306 đồng 2% KPCĐ tính trên tổng quỹ lương thực hiện đưa vào chi phí là : 110.218.900 đông x 2% = 2.204.378 đồng. Do Xí nghiệp thực hiện giao khoán cho các đội công trình do đó số tiền 6% BHXH, Bảo hiểm ytế kế toán không ghi vào trong bảng thanh toán lương mà sẽ tiến hành thu riêng. Số tiền này khi nộp, kế toán thanh toán viết phiếu thu kèm theo với danh sách thu Bảo hiểm của số công nhân viên trong danh sách quản lý của Xí nghiệp (mẫu số 5.1) Mẫu số 5.1 Danh sách thu 5%Bảo hiểm xã hội, 1% Bảo hiểm ytế Tháng 12 năm 2000 Stt Họ và tên Bậc lương Thành tiền Số tiền bảo hiểm phải nộp 1 Nguyễn ĐứcThuận 2.66 478.800 24.000 2 Phạm Mạnh Toàn 4.1 738.000 37.000 3 Nguyễn Thị Thoa 4.28 770.400 46.000 ... ... ... ... ... Cộng 7.059.600 410.000 Lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Xí nghiệp Cũng theo bảng thanh toán lương trong số 3.366.306 đồng BHXH, Bảo hiểm ytế và 2.204.378 đồng KPCĐ được tính vào chi phí có 2.893.419 đồng BHXH, Bảo hiểm ytế, KPCĐ của chủ công trình và nhân viên quản lý đội vì vậy được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Nợ TK 627 : 2.893.419 Có TK 338 : 2.893.419 5.2. Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng. Đối với các loại công cụ, dụng cụ như giàn giáo, bay, xẻng... Khi mua về được phản ánh ở TK 142 “chi phí trả trước”. Nợ TK 142 Nợ TK 133 Có TK liên quan Định kỳ xuất dùng cho các công trình, đối với các loại công cụ như giàn giáo, đà giáo... trong kỳ sử dụng cho nhiều công trình thì giá trị xuất dùng cho mỗi công trình được phân bổ theo số tiêu hao trong dự toán công trình. Đối với công cụ, dụng cụ xuất một lần với giá trị lớn, được phân bổ cho mỗi kỳ căn cứ vào số lần có thể sử dụng của chúng. Trong trường hợp các loại công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, được sử dụng trong nhiều kỳ và cho nhiều công trình thì sẽ được thực hiện phân bổ cho mỗi kỳ, mỗi công trình căn cứ vào mức phân bổ dần mỗi quý và số tiêu hao trong dự toán của từng công trình. Khi xuất dùng hoặc phân bổ giá trị công cụ xuất dùng cho các công trình, kế toán ghi : Nợ TK 627 Có TK 142 Tuy nhiên Xí nghiệp chỉ thực hiện phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng cho mỗi công trình khi kết quả SXKD cuối kỳ có lãi, còn nếu như lỗ thì các loại dụng cụ thực tế được xuất dùng nhưng không được phân bổ và ghi sổ kế toán. Sổ cái TK 627 (trích) Quý IV năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Tháng 10 4 31/10 Anh Đính hoàn chứng từ 141 300.000 9 Trả bên A 5% 331 16.700.000 Tháng 12 10 13/12 Phân bổ lương quý IV/2000 334 7.074.000 9 31/12 Trích BHXH,BHYT 338 2.899.419 ... ... ... 17 31/12 K/c chi phí SXC công trình -Hưng yên 154 16.700.000 - Bavì 154 897.067 ... ... ... Cộng 36.537.772 36.537.772 Tổng hợp chi phí sản xuất cuối quý. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải như đã trình bày ở trên là cho từng công trình, hạng mục công trình vì vậy chi phí thực tế phát sinh trong quý của công trình nào sẽ được tập hợp riêng cho công trình đó căn cứ vào các tờ kê thanh toán, các hợp đồng làm khoán, bảng phân bổ lương, bảng tính và phân bổ khấu hao... và Sổ cái các TK chi phí. Từ các chứng từ, sổ sách đó kế toán tiến hành tổng hợp chi phí phát sinh cho từng công trình theo các yếu tố chi phí để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành xây lắp (mẫu 6.1 trang ). Trong bảng tổng hợp chi phí sản xuất mỗi công trình được phản ánh trên một dòng với các yếu tố chi phí tương ứng. Cụ thể : Chi phí sản xuất tập hợp được trong quý IV/2000 của Xí nghiệp là : 538.258.622 đồng Trong đó : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được là : 396.816.550 đồng Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp được là : 90.417.100 đồng Chi phí sử dụng máy thi công là : 14.407.200 đồng Chi phí sản xuất chung được tập hợp được là : 36.537.772 đồng Số liệu này được kế toán ghi vào Sổ nhật ký chung ( trang 55) và Sổ cái TK 154 (mẫu 6.2) Sổ nhật ký chung ( trích) trang số 8/12 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Mang sang 918.903.080 918.903.080 ... ... ... ... ... 3 3331 11.666.364 31/12 13 K/c giá trị công trình hoàn thành bàn giao 3 511 1.043.723.472 3 911 1.043.723.472 31/12 14 31/12 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp -công trình phú xuyên 3 154 150.736.749 3 621 150.736.749 - C.trình bưu điện Bavì 3 154 88.947.037 3 621 88.947.037 ... 31/12 15 31/12 K/c chi phí nhân công trực tiếp - C.trình bưu điện Bavì 3 154 16.430.000 3 622 16.430.000 - Công trình Thanh Oai 3 154 17.768.000 3 622 17.768.000 ... ... ... ... ... Cộng Mẫu 6.2 Sổ cái TK 154 (trích) Tháng 12 năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 660.703.513 14 31/12 K/c c.phí vật liệu trực tiếp - Công trình phú xuyên 621 150.736.749 - Công trình bưu điện Bavì 621 88.947.037 ... 15 31/12 K/c c.phí nhân công trưc tiếp - Công trình bưu điện Bavì 622 16.430.000 - Công trình Thanh oai 622 17.768.000 ... 16 31/12 K/c c.phí sử dụng máy t.công - Công trình phú xuyên 623 5.042.100 - Công trình bưu điện Bavì 623 936.390 17 31/12 K/c chi phí sxc - Công trình Phú xuyên 627 2.492.831 - Công trình bưu điện Bavì 627 897.067 ... 18 31/12 K/c giá thành thực tế c.trình - Phú Xuyên 632 606.301.506 -Hưng yên 632 22.795.365 - Bưu điện Bavì 632 109.080.200 ... ... ... Cộng 538.257.422 933.481.974 Số dư cuối kỳ 265.478.961 Đánh giá sản phẩm dở dang tại xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải. Xuất phát từ đặc điểm thi công, các công trình có thời gian thi công dài, khối lượng lớn. Cho nên việc bàn giao, thanh toán khối lượng công tác xây lắp hoàn thành được xác định theo giai đoạn quy ước. Tuỳ theo hợp đồng và tiến độ thi công mà trong quý có thể thực hiện bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành hoặc phần việc xây lắp hoàn thành. Xuất phát từ lý do trên đòi hỏi Xí nghiệp phải xác định được chi phí xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Việc xác định chi phí của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được thực hiện thông qua giá trị khối lượng xây lắp dở dang theo dự toán. Cuối mỗi quý, đại diện phòng kế hoạch kỹ thuật cùng với kỹ thuật viên công trình tiến hành kiểm kê, xác định cụ thể khối lượng xây lắp dở dang của công trình. Sau đó phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ lắp đơn giá dự toán phù hợp với từng hạng mục, phần việc của công trình để tính ra chi phí dự toán của từng khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Giá trị khối lượng xây lắp dở dang của từng công việc = Khối lượng x đơn giá Bảng tổng hợp kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang công trình : Bưu điện Bavì Đến 31/12/2000 TT Tên hạng mục công trình Tổng dự toán Trong đó Vật liệu Nhân công Máy T.công 1 Lát nền 6.132.780 5.090.207 938.315 104.257 2 Dầm mái 7.273.108 6.036.680 1.112.786 123.643 3 Xây tường bao 11 vỉ ruồi 5.746.000 4.596.800 1.051.518 97.682 .. ... ... ... ... ... Cộng 86.003.323 71.382.758 13.158.508 1.462.057 Như vậy tổng chi phí tập hợp được trong bảng tổng hợp kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang là những chi phí phát sinh theo dự toán. do vậy sẽ có sự trênh lệch giữa chi phí theo dự toán trong biên bản này và chi phí thực tế phát sinh về giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Vì vậy chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ x Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ theo dự toán + Chi phí của khối lượng xây lắp dở dạng cuối kỳ theo dự toán Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình, hạng mục công trình sẽ được kế toán phản ánh vào báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý ở cột chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ từ đó tính ra giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý. Cụ thể với việc kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang công trình bưu điện Bavì ta có : Chi phí vật liệu : 71.382.758 đồng Nhân công : 13.158.508 đồng Máy thi công : 1.462.057 đồng Số liệu tập hợp đuợc của công trình Bưu điện Bavì như sau: - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ: 80.650.859 đồng - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ: 107.210.494 đồng - Chi phí dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao: 119.080.000 đồng - chi phí dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: 86.003.323 đồng Vậy: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 80.650.859+107.210.494 x 86.003.323 119.080.000+86.003.323 = 78.781.153 đồng Mẫu 6.1 Bảng tổng hợp Chi phí sản xuất và giá thành xây lắp Quý IV năm 2000 Stt Tên công trình Chi phí sản xuất kỳ báo cáo Chi phí sản xuất xây lắp dở dang Vật liệu Nhân công Sử dụng máy Chi phí trực tiếp khác Công chi phí trực tiếp đầu kỳ Cuối kỳ 1 Bưu điện huyên Bavì 88.947.037 16.430.000 936.390 897.067 107.210.494 80.650.859 78.781.153 2 Bưu điện huyện Thanh oai 34.395.208 17.768.000 1.224.510 1.495.113 54.882.831 54.882.831 3 Đường quốc lộ 1A phú xuyên 150.736.749 5.042.100 2.492.831 158.271.680 457.889.226 9.860.000 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 396.816.550 90.467.100 14.407.200 36.537.772 538.258.622 660.703.513 265.478.961 Công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp. Do các công trình xây lắp có thời gian thi công dài, nên trong quý Xí nghiệp chỉ tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Trong trường hợp này, giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức: Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Theo công thức này, trong quý IV năm 2000 ta có các số liệu sau của công trình Bưu điện Bavì: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ 80.650.859 đồng Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ 107.210.494 đồng Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ 78.781.153 đồng Như vậy Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của công trình bưu điện Bavì là : 80.650.859 đồng + 107.210.494 đồng + 78.781.153 đồng = 109.080.200 đồng Tương tự như trên ta sẽ tính được giá thành của các công trình khác trong quý của Xí nghiệp. phần thứ III : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải. I. Một số nhận xét về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải. Sau quá trình tìm hiểu về công tác quản lý, công tác kế toán và đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải, em nhận thấy Xí nghiệp đã xây dựng được một mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý và có hiệu quả. Các phòng ban chức năng của Xí nghiệp được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của đơn vị. Phòng tài vụ của Xí nghiệp với bộ máy kế toán gọn nhẹ, các kế toán viên đều có trình độ đại học, cao đẳng, có năng lực, trung thực được phân công phụ trách từng phần hành công việc, phù hợp với năng lực của từng người đã thể hiện một trình độ chuyên môn hoá cao, góp phần đắc lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính của Xí nghiệp. Với việc vận dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung đã đảm bảo sự thống nhất tập chung đối với công tác kế toán của Xí nghiệp, đảm bảo cho lãnh đạo Xí nghiệp thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động SXKD. Hệ thống chứng từ, sổ kế toán tương đối đầy đủ đúng theo chế độ kế toán quy định hiện hành, nhất là các hoá đơn, chứng từ thuế GTGT... ngoài ra việc luân chuyển chứng từ ở phòng kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất nói riêng, đảm bảo sự phù hợp với quy mô sản xuất của Xí nghiệp. Cách hạch toán về cơ bản nhìn chung là đúng với phuơng pháp kê khai thường xuyên theo chế độ kế toán bàn hành cho các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nhìn chung đã đi vào nề nếp, việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng công trình, hạng mục công trình theo từng quý là hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất của Xí nghiệp, phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý giá thành và công tác phân tích hoạt động SXKD. Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và trả lương khoán đã đảm bảo việc gắn thu nhập của người lao động với công việc, khuyến khích tinh thần lao động của công nhân, nâng cao năng suất lao động và chất lượng thi công, hoàn thành đúng tiến độ thi công. Tuy nhiên bên cạnh những mặt ưu điểm, công tác kế toán của Xí nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp còn có những tồn tại, hạn chế nhất định. cụ thể như: - Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng của Xí nghiệp vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. - Việc phân bổ khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn cho các đối tượng chịu chi phí chưa hợp lý. - Việc hạch toán chi phí máy thi công còn có những vấn điểm chưa phù hợp với chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp. - ... II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp. Trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải , em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp như sau. 1. Vấn đề phân bổ khấu hao và lập dự toán sửa chữa lớn TSCĐ. Hiện nay toàn bộ khấu hao TSCĐ của Xí nghiệp ( bao gồm khấu hao TSCĐ phục vụ thi công, và TSCĐ phục vụ quản lý doanh nghiệp như Ôtô phục vụ việc đi lại của giám đốc, máy vi tính của phòng kế toán...) đều được đưa vào chi phí sử dụng máy thi công. Việc hạch toán như vậy là không chính xác, làm cho khoản mục khấu hao máy thi công trong TK 623 lớn hơn so với thực tế vì có cả khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý Xí nghiệp, trong khi đó khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp lại không có chi phí khấu hao TSCĐ. Từ đó đẫn đến việc tính giá thành công trình không chính xác. Vì vậy theo em kế toán cần xác định và phân loại một cách cụ thể tài sản nào phục vụ thi công, tài sản nào phục vụ quản lý doanh nghiệp để có sự phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng chịu chi phí một cách phù hợp. Bên cạnh đó việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo quy định của Công ty, với mức trích bằng 50% mức trích khấu hao TSCĐ là chưa hợp lý, mà việc trích trước cần được tiến hành trên cơ sở kế hoạch hoặc dự toán sửa chữa lớn TSCĐ, thông qua kế hoạch hay dự toán sửa chữa lớn được duyệt kế toán sẽ xác định số trích sửa chữa lớn cho phù hợp. Vì vậy theo em Xí nghiệp cần có những kiến nghị với Công ty để có sự điều chỉnh cho hợp lý. Trên cơ sở đó kế toán tiến hành lập bảng phân bổ khấu TSCĐ theo mẫu sau : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Quý IV năm 2000 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) Nơi sử dụng Toàn DN TK 623- C.phí sử dụng máy thi công TK 627 C.phí SXC TK 642 c.phí QLDN TK 241 XDCB TK 142 c.phí trả trước TK 335 c. phí phải trả Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Số khấu hao đã trích quý trước 2 Số khấu hao TSCĐ tăng quý này. 3 - 4 - 5 Số khấu hao TSCĐ giảm quý này. - 6 Số khấu hao phải trích quý này. 7 - Ôtô tải XanXing 8 - Máy trộn bê tông 250l ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng Người lập bảng Lập, ngày ... tháng ... năm... Kế toán trưởng Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao của những máy móc thiết bị phục vụ thi công kế toán hạch toán như sau : Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 214- Hao mòn TSCĐ Đối với những máy móc thiết bị phục vụ quản lý đội công trình căn cứ vào bàng phân bổ kế toán ghi: Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 214- Hao mòn TSCĐ Còn đối với khấu hao của những TSCĐ phục vụ quản lý doanh nghiệp trích trong kỳ được hạch toán như sau: Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214- Hao mòn TSCĐ 2. Hạch toán chi phí thuê máy thi công. Như em đã trình bày trong phần kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công. Để hạch toán chi phí thuê máy thi công kế toán Xí nghiệp sử dụng TK 623. Căn cứ vào các hợp đồng thuê máy, bảng theo dõi thời gian làm việc của máy kế toán hạch toán như sau : Nợ TK 623 ( chi tiết theo từng công trình) Nợ TK 133 Có TK 141 ( chi tiết theo từng công trình) Tuy nhiên việc hạch toán chi phí thuê máy thi công vào tài khoản 623 trong điều kiện SXKD của Xí nghiệp là chưa phù hợp với chế độ kế toán ban hành cho doanh nghiệp xây lắp. Theo chế độ kế toán này toàn bộ chi phí thuê máy thi công được hạch toán vào TK 627. Do đó khi phát sinh chi phí thuê máy thi công ở các đội công trình kế toán ghi : Nợ TK 627 ( chi tiết theo từng công trình) Nợ TK 133 ( nếu có ) Có TK 141 ( chi tiết theo từng công trình) Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí thuê máy thi công sang tài khoản 154 “chi phí SXKD dở dang”để tính giá thành sản phẩm, ghi : Nợ TK 154 ( chi tiết theo từng công trình) Có TK 627 ( chi tiết theo từng công trình) 3. Trích lập dự phòng về bảo hành công trình xây lắp. Để đảm bảo chất lượng công trình cũng như uy tín của doanh nghiệp đối với chủ đầu tư, công trình sau khi hoàn thành cần phải có thời gian bảo hành ( thông thường là từ một đến hai năm). Mọi chi phí phát sinh liên quan đến bảo hành công trình sẽ được hạch toán vào chi phí SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy để tránh những ảnh hưởng tới chi phí và kết quả kinh doanh của kỳ hạch toán sau, cũng như nhằm phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh của mỗi công trình, em kiến nghị Xí nghiệp nên tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình xây lắp. Vấn đề trích trước chi phí bảo hành công trình xây lắp cần được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình, đồng thời việc trích trước cần phải được tiến hành dựa trên quy chế về bảo hành công trình xây dựng và các thoả thuận trong hợp đồng kinh tế giao nhận thầu ký với chủ đầu tư. Việc hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm công trình xây lắp được thực hiện cụ thể như sau : a) khi trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, ghi : Nợ TK 641- Chi phí bán hàng. Có TK 335- Chi phí phải trả. b) Khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, ghi : Nơ TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Nơ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Nơ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công. Nơ TK 627 Chi phí sản xuất chung. Nơ TK 133 (1331)- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,334,338,... c) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến hoạt động bảo hành công trình xây lắp để tập hợp chi phí bảo hành và tính giá thành bảo hành, ghi: Nợ TK 154- Chi phí SXKD đở dang. Có TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công. Có TK 627 Chi phí sản xuất chung. d) Khi công việc sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi : Nợ TK 335- Chi phí phải trả Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng ( số trênh lệch trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh- nếu có) Có TK 154 - Chi phí SXKD đở dang. e) Hết thời hạn bảo hành công trình xây, lắp : Nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước chi phí bảo hành còn lại về thu nhập bất thường, ghi : Nợ TK 335 - Chi phí phải trả. Có TK 721- Các khoản thu nhập bất thường. 4. Hoàn thiện hệ thống sổ, thẻ kế toán chi tiết trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với mục đích tăng cường vai trò của công tác kế toán trong việc quản lý điều hành hoạt động SXKD của Xí nghiệp, để kế toán thực sự là một công cụ quản lý hữu ích cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất của Xí nghiệp một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời cho giám đốc Xí nghiệp, nhằm đưa ra các quyết định quản lý tối ưu. Theo em Xí nghiệp nên thực hiện mở một số loại sổ, thẻ kế toán chi tiết sau : 4.1. Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp. Sổ này được mở cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp trên cơ sở tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đã tập hợp được của mỗi công trình và biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang của chúng... Sổ giá thành công trình xây lắp sẽ cho ta một cái nhìn tổng quát về toàn bộ chi phí phát sinh liên quan tới công trình từ lúc khởi công cho đến cuối kỳ. Đồng thời trên cơ sở các thông tin về giá trị dự toán của khối lượng xây lắp công trình sẽ giúp cho lãnh đạo Xí nghiệp có sự điều chỉnh kịp thời trong tiến độ thi công cũng như tăng cường kiểm tra, kiểm soát để hoàn thành công trình theo đúng mục tiêu đã đề ra. Có thể khái quát mẫu sổ giá thành công trình xây lắp như sau : Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp Tháng ... năm... Tên công trình, hạng mục công trình : .................................................. Địa điểm xây dựng : .................................................. ........................... Phần I : Chi phí sản xuất và giá thành thực tế Chứng từ Diễn giải Chi phí xây lắp trực tiếp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng cộng Z toàn bộ sản phẩm xây lắp Số Ngày Vật liệu Nhân công Máy thi công SX chung Cộng Z SXSP xây lắp 1 2 3 4 5 6 7 8=4+5+6+7 9 10 11=8+9+10 Chi phí xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Cộng số phát sinh trong kỳ Chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm xây lắp kỳ này Luỹ kế Z SPXL từ khởi công đến cuối kỳ này Phần II : Giá trị dự toán Chứng từ Diễn giải Vật liệu Nhân công Máy thi công Chi phí chung Lãi định mức Cộng Số Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giá trị dự toán khối lượng XL dở dang đầu kỳ Giá trị dự toán khối lượng XL thi công trong kỳ Giá trị dự toán khối lượng XL dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán khối lượng XL hoàn thành, bàn giao trong kỳ Luỹ kế giá trị dự toán khối lượng XL hoàn thành, bàn giao từ khởi công đến cuối kỳ Lập, ngày... tháng... năm... Kế toán trưởng 4.2.Bảng theo dõi tình hình sử dụng vật tư, công cụ, dụng cụ. Do đặc điểm sản phẩm sản xuất mà chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm ( thông thường khoảng từ 60% đến 70%) Ví dụ công trình bưu điện huyện Thanh oai - Tỉnh Hà Tây Tổng giá thành : 54.882.831 đồng Trong đó chi phí nguyên vật liệu là : 34.395.208 đồng Chiếm 34.395.208 x 100 = 62.7% 54.882.831 Chính vì vậy mà việc tăng cường quản lý, theo dõi tình hình sử dụng vật tư, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp là một yêu cầu rất cần thiết trong công tác quản lý nhằm hạ giá thành sản phẩm. Có quản lý chặt chẽ được các loại chi phí này thì mới đảm bảo hạ thấp giá thành sản phẩm và có lãi. Từ những lý do trên em kiến nghị Xí nghiệp nên lập bảng theo dõi tình hình sử dụng vật tư, công cụ, dụng cụ theo mẫu sau : Bảng theo dõi tình hình sử dụng vật tư, công cụ, dụng cụ Tháng... năm... Số TT Đối tượng sử dụng (ghi nợ các TK) Vật liệu Chênh lệch Dụng cụ Chênh lệch Dự toán Thực tế Giá trị % Dự toán Thực tế Giá trị % 1 2 3 4 5=4-3 5 7 8 9=8-7 10 1 TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - Công trình A - Công trình B - ... 2 TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công - Công trình A - Công trình B - ... 3 TK 627- chi phí sản xuất chung - Công trình A - Công trình B - ... 4 TK 641- chi phí bán hàng 5 TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp. .......... Cộng Lập, ngày... tháng... năm... Kế toán trưởng Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công. Hiện nay tại Xí nghiệp các máy móc trong kỳ, thi công cho nhiều công trình thì việc phân bổ khấu hao và các chi phí khác liên quan cho mỗi công trình sẽ được căn cứ trên nhật trình máy của mỗi máy thi công. Tuy nhiên khi thực hiện phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Xí nghiệp không lập bảng phân bổ mà tính toán trực tiếp trên cơ sở số giờ máy phục vụ cho mỗi công trình để hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công của công trình đó. Việc tính toán như vậy sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ, cũng như phát sinh những sai sót có thể có trong quá trình tính toán. Vì vậy theo em khi thực hiện phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Xí nghiệp nên lập bảng phân bổ, bảng này sẽ là căn cứ hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công của mỗi công trình, cũng như là cơ sở cho việc kiểm tra đối chiếu khi cần thiết. Mẫu Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công như sau : Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Tháng ... năm ... đơn vị tính : đồng STT Tên xe, máy thi công Tổng số chi phí phân bổ Số ca (giờ máy hoạt động) Số chi phí phân bổ cho một ca (giờ) Công trình A Công trình B ........ Số ca (giờ) Chi phí máy thi công phân bổ Số ca (giờ) Chi phí máy thi công phân bổ 1 2 3 4 5=3:4 6 7=6x5 8 9=8x5 Cộng Lập, ngày... tháng... năm... Người lập bảng Kế toán trưởng 5. Tăng cường công tác quản lý các loại công cụ, dụng cụ của Xí nghiệp. Hiện nay ở Xí nghiệp nhiều loại công cụ dụng cụ như giàn giáo, cốp pha ... trong kỳ thực tế được xuất dùng cho các công trình nhưng không được ghi sổ cũng như không được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí từ đó làm cho công tác quản lý các loại công cụ, dụng cụ gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời việc hạch toán không đầy đủ những chi phí này đã làm cho các khoản mục chi phí bị sai lệch và làm cho lợi nhuận trong kỳ của Xí nghiệp lớn hơn so với thực tế. Vì vậy theo em kế toán Xí nghiệp cần phải phản ánh một cách đầy đủ chính xác sự biến động của các loại công cụ dụng cụ trong kỳ. Từ đó mới đảm bảo vai trò của công tác kế toán trong việc quản lý doanh nghiệp. 6. Vấn đề lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi. Xuất phát từ khái niệm thận trọng của kế toán, khái niệm này chỉ ra rằng “Các giải pháp được lựa chọn phải đảm bảo chắc chắn rằng ảnh hưởng của chúng tới vốn chủ sở hữu là ít nhất, hay nói cách khác, phương án kế toán được lựa chọn là phương pháp đem lại lợi nhuận thấp nhất” (Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tài chính – Nhà xuất bản tài chính) Đồng thời xuất phát từ lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp là hoạt động XDCB, trong đó các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng phát sinh không nhiều trong kỳ nhưng lại có số tiền lớn. Cho nên nếu có một khoản thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ khi đến hạn thanh toán thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình tài chính của Xí nghiệp. Vì vậy để hạn chế những đột biến, những ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ. Xí nghiệp nên thực hiện việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi cũng như việc xử lý xoá nợ cần phải tuân theo các quy định của chế độ kế toán tài chính đã ban hành. 7. áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Do địa bàn hoạt động của đơn vị rộng cho nên việc kiểm tra giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động SXKD bị hạn chế. Việc luân chuyển chứng từ về phòng kế toán chậm cho nên việc cung cấp thông tin kinh tế đã xử lý của kế toán cho lãnh đạo các bộ phận và lãnh đạo Xí nghiệp phần nào chưa được kịp thời gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo sản xuất trong Xí nghiệp. Để đáp ứng được việc cung cấp thông tin kinh tế một cách kịp thời cho lãnh đạo các bộ phận và lãnh đạo Xí nghiệp, giúp cho công tác chỉ đạo sản xuất chỉ đạo sản xuất của Xí nghiệp được tiến hành thuận tiện thì việc sử lý thông tin kế toán phải nhanh, việc luân chuyển chứng từ phải kịp thời. Muốn vậy thì công tác kế toán phải được xử lý trên những phương tiện hiện đại, tuy nhiên hiện nay tại Xí nghiệp công việc kế toán chủ yếu vẫn tiến hành thủ công trong khi máy tính mới chỉ được sử dụng để in các văn bản là chủ yếu. Như vậy trên cơ sở máy vi tính đã có công ty nên cài đặt thêm phầm mềm kế toán từ đó đảm bảo giảm bớt việc ghi chép và tính toán của kế toán, tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cũng như giải quyết những khó khăn, hạn chế trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp... III. một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xây lắp tại Xí nghiệp. 1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong cơ cấu vốn của Xí nghiệp, tỷ trọng của tài sản lưu động trên tổng tài sản là rất lớn ( chiếm từ 80 % đến 90% ). Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào việc tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển vốn. Do vậy Xí nghiệp cần làm tốt các biện pháp sau: Xác định đúng, đủ nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ kinh doanh. Nếu không tính đúng, tính đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, sản xuất bị đình trệ, khả năng thanh toán bị giảm sút. Nhưng nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí và làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm. Đồng thời phải tiến hành đổi mới quản lý sử dụng vốn lưu động ở tất cả các khâu: 1.1. Khâu thu mua vật tư : Trong quá trình tổ chức thu mua vật tư phải đảm bảo hạ giá thành trong khâu thu mua. Như chúng ta biết chi phí vận chuyển, bốc dỡ chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong chi phí nguyên vật liệu do vậy Xí nghiệp cần tìm kiếm những nguồn cung cấp gần công trình thi công để giảm chi phí vận chuyển. Đồng thời phải đảm bảo vật tư mua đến đâu được sử dụng ngay đến đó, tránh tình trạng ứ đọng dẫn đến vật tư kém phẩm chất, gây ứ đọng vốn lưu động. Đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời và đồng bộ cho SXKD, các loại nguyên vật liệu phải đúng quy cách, chủng loại để quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Không ngừng tăng cường công tác quản lý định mức sử dụng, định mức hao hụt, quản lý giá cả ... Nhằm giảm tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. 1.2. Khâu sản xuất : Tiến hành tổ chức lao động hợp lý, sử dụng lao động đúng nghề, đúng bậc. Bằng các hình thức kích thích vật chất, thông qua tiền lương, tiền thưởng và khích thích tinh thần nhằm động viên người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí tiền lương. Tăng cường kỷ luật lao động và các quy định về nghiệm thu số lượng, chất lượng công trình nhằm hạn chế đến mức tối đa các phần việc không đạt yêu cầu. Bố trí công việc xen kẽ, gối đầu để giảm thiểu thời gian chờ việc. Làm tốt công tác chuẩn bị, trước khi thi công cần có phương án tổ chức thi công cụ thể. Tập chung thi công có trọng điểm, thực hành tiết kiệm chi phí. Đồng thời phòng kế hoạch kỹ thuật cần phối hợp tốt với các phòng ban khác làm tốt công tác hồ sơ hoàn công để giúp việc thu hồi vốn nhanh, tránh ứ đọng vốn. 3. Đầu tư chiều sâu vào TSCĐ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh. Với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao vật tư, hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế có chi phí thấp nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, đa số các máy móc thiết bị và công nghệ của Xí nghiệp đã trở nên lạc hậu. Bên cạnh đó tỷ trọng của TSCĐ trên tổng tài sản của Xí nghiệp là rất thấp. Điều này đã làm cho Xí nghiệp gặp phải những khó khăn trong công tác đấu thầu (nhất là đấu thầu những công trình lớn ) và gây ra áp lực đối với công tác thi công của Xí nghiệp. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình cũng như khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác cùng ngành, để đáp ứng nhu cầu thị trường, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Xí nghiệp phải mạnh dạn đầu tư chiều sâu vào TSCĐ, đổi mới, thay thế máy móc, thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu bằng những máy móc, thiết bị mới, hiện đại. Việc đầu tư, đổi mới công nghệ sẽ làm tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản tăng lên, chi phí khấu hao TSCĐ trong tổng giá thành sản phẩm tăng lên, nhưng nhờ tăng năng suất của máy móc, thiết bị, nên tiến độ thi công được rút ngắn, giảm tiêu hao các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp ... Từ đó chất lượng công trình cũng như khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Xí nghiệp được nâng cao, hạ thấp giá thành công trình, tăng lợi nhuận thu được và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. kết luận Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác hạch toán ở các doanh nghiệp. Chi phí sản xuất gắn liền với hiệu quả sử dụng vật tư, tiền vốn và tài sản trong đơn vị. Vì vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức tối thiểu và tăng mức lợi nhuận tối đa là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp. các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành đúng, đủ, chính xác, kịp thời sẽ là cơ sở cho việc xác định kết quả SXKD kịp thời, chính xác và các quyết định quản trị có hiệu qủa cao nhất. Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ở Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải nhìn chung đã đáp ứng được phần nào cho nhu cầu quản lý của Xí nghiệp . Song nếu Xí nghiệp có những biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa một số mặt còn tồn tại trong công tác kế toán thì hiệu quả sẽ phát huy nhiều hơn. Bài viết này được xây dựng trên những kiến thức cơ sở mà em đã tiếp nhận trong quá trình học tập nghiên cứu tại Trường Đại học dân lập Phương Đông và thời gian thực tế tại Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn còn hạn chế và phạm vi nghiên cứu cũng như thời gian thực tập có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhưng đó là lòng mong mỏi được góp phần nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Xí nghiệp nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo, Ban lãnh đạo và các cô trong phòng kế toán Xí nghiệp để bài viết có giá trị thực tiễn. Em xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hà Thị ngọc Hà và các Cô trong phòng kế toán của xí nghiệp Xây lắp vật tư vận tải đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0223.doc
Tài liệu liên quan