Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gạch TuyNel Hoa Sơn

Nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm Phương pháp này phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của nhà máy, khi mà sản phẩm sản xuất trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn không nhập kho, không bán ra ngoài. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn chế biến, còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của qui trình sản xuất. Kết quả tính toán theo phương pháp này là khá chính xác. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi tốn kém nhiều công sức, phát sinh nhiều chi phí.

doc84 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gạch TuyNel Hoa Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phiếu xuất kho thành phẩm; các hợp đồng mua bán; hóa đơn GTGT , Phiếu thu, phiếu chi ...và các chứng từ khác có liên quan chuyển sang phòng tài chính kế toán. Căn cứ vào các chừng từ này là cơ sở để kế toán hạch toán chi phí, hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. * Quan hệ với cơ quan quản lý thuế : Cuối tháng phòng tài chính kế toán lập bảng kê khai thuế GTGT đầu vào, đầu ra, lập báo cáo thuế để nộp cho cơ quan thuế. Sau khi được sự kiểm tra và xác nhận của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiến hành nộp tiền thuế vào kho bạc nhà nước. * Quan hệ với ngân hàng : Định kỳ 6 tháng một lần phòng tài chính kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu công nợ với ngân hàng , xác định và thanh toán các khoản lãi tiền vay phải trả. Hàng năm phải nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng. 2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gạch tuynel hoa sơn 2.1 Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại nhà máy. 2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản xuất. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy là trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, mặt khác quá trình sản xuất cùng sử dụng 1 loại nguyên vật liệu ( Than và Đất ) nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó chi phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Từ những đặc điểm trên, kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả quá trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm riêng biệt. 2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy như trên, kế toán sử dụng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp thông qua phân bổ. Theo phương pháp này, kế toán tập hợp toàn bộ các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ có liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. - Nếu phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tiêu thức phân bổ được chọn là phân bổ theo hệ số tiền lương. Mỗi một loại sản phẩm có một hệ số tiền lương riêng biệt. - Nếu phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ, điện, dầu, chi phí khác thì tiêu thức phân bổ được chọn là phân bổ theo trọng lượng. Mỗi 1 loại sản phẩm được xây dựng một trọng lượng riêng biệt. - Đối với bảo hộ lao động tiêu thức phân bổ được chọn là theo hệ số tiền lương 2.1.3. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại nhà máy. 2.1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để chế tạo sản phẩm bao gồm đất sét và than cám. Đất sét là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chúng được bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ, còn than cám là nguyên vật liệu phụ được sử dụng để nung đốt sản phẩm. Chúng được bỏ vào dần dần theo từng giai đoạn chế tạo sản phẩm. Cụ thể: ở giai đoạn 1 - giai đoạn chế biến tạo hình sử dụng 60%, ở giai đoạn 2 - giai đoạn sấy nung sử dụng 40%. a. Tài khoản sử dụng : Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 '' Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ''. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được tập hợp cho cả quá trình sản xuất, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức định mức tiêu hao. Ngoài TK621, kế toán còn sử dụng TK152 '' Nguyên liệu, vật liệu ''. b. Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Chứng từ kế toán sử dụng : Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho NVL, Bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho. - Hóa đơn GTGT của người bán. - Các bảng kê chi tiết, bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn NVL. * Xác định trị giá thực tế than, đất xuất dùng trong kỳ. Hiện nay Nhà Máy Gạch TuyNel Hoa Sơn đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho là giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và NVL nhập trong kỳ. Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ Số lượng nguyên vật liệu xuất kho Công thức áp dụng : Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho = * Trong đó: đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ được xác định theo công thức sau: Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ + Số lượng NVL tồn đầu kỳ Số lượng NVL nhập trong kỳ = + Để xác định đơn giá bình quân nguyên vật liệu cả kỳ dự trữ ta lập bảng tổng hợp sau: Trích bảng tổng hợp nhập thanm, đất trong kỳ. Bảng tổng hợp nhập than, đất (đvt: VNđồng) (5 tháng đầu năm 2006) STT Đơn vị cung cấp Đất(m3) Than(kg) Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Nguyễn Hồng Tuyến 36,632.0 24,000 879,168,000 4,326,000 430 1,860,180,000 2 Nguyễn Văn Hiền 11,682.5 24,000 280,380,000 3 Nguyễn Bá Chanh 13,469.0 29,000 390,601,000 4 Lương Văn Hậu 12,828.0 11,615 148,997,220 Tổng cộng 74,611.5 1,699,146,220 4,326,000 1,860,180,000 Căn cứ để lập bản tổng hợp nhập than, đất trong ky là số liệu trên phiếu nhập kho trong kỳ. Mục đích lập bảng tổng hợp trên là để xác định tổng số lượng và tổng giá trị thực tế thanh và đất nhập kho trong kỳ. Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập than, đất kế toán tiến hành lập bảng sau: Bảng tổng hợp NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ (5 tháng đầu năm 2006) STT Chủng loại ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Số lựơng Thành tiền(đ) Số lượng Thành tiền(đ) 1 Đất sản xuất M3 18,900.0 516,923,170 74,611.5 1,699,146,220 2 Than sản xuất Kg 480,135.0 165,325,971 4,326,000 1,860,180,000 Tổng cộng 682,249,141 3,559,326,220 Từ bảng tổng hợp nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán ta có thể xác định được đơn giá bình quân nguyên vật liệu xuất kho cả kỳ. Đơn giá bình quân đất xuất kho Đơn giá bình quân than xuất kho Sau khi xác định được đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ ta có thể xác định được trị giá thực tế than, đất xuất kho như sau: Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo kiểu chế biến liên tục, nên thủ kho không thể cân đong đo đếm chính xác số lượng than, đất xuất dùng hàng ngày cho từng ca sản xuất mà chỉ theo dõi sản lượng gạch mộc thực tế sản xuất. Đến cuối kỳ báo cáo ( 6tháng ), căn cứ vào kết quả sản xuất trên báo cáo thống kê, định mức tiêu hao vật tư và đơn giá bình quân gia quyền, kế toán xác định được trị giá than, đất xuất dùng theo định mức cho từng loại sản phẩm và kết quả này được coi là trị giá thực tế than, đất xuất dùng trong kỳ. Trị giá thực tế than, đất xuất dùng trong kỳ được xác định theo bảng sau: Trích bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho 5 tháng đầu năm 2006: Căn cứ vào bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho, kế toán xác định được trị giá thực tế than, đất xuất dùng trong kỳ cho từng loại sản phẩm và cho toàn bộ doanh nghiệp. Từ đó, kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau: Đơn vị tính: VNĐ Nợ TK 621 : 3,141,243,972 - Than : 1,824,541,001 - Đất : 1,316,702,971 Có TK 152 : 3,141,243,972 - Than : 1,824,541,001 - Đất :1,316,702,971 * Trình tự ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo hình thức nhật ký chung. Cuối kỳ báo cáo( 5tháng ), căn cứ vào bảng kê nguyên vật liệu than, đất xuất dùng trong kỳ, kế toán tiến hành ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung như sau : Sổ nhật ký chung TK 621 (5 Tháng đầu năm 2006 ) Đơn vị tính : VNĐ Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi sổ Số Ngày Tháng Nợ Có 31/5/06 1 31/5/06 Xuất kho than cho sản xuất sản phẩm 621 152 1,824,541,001 31/5/06 1 31/5/06 Xuất kho đất, cho sản xuất sản phẩm 621 152 1,316,702,971 Tổng cộng 3,141,243,972 Căn cứ vào sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái TK 621 như sau : Sổ cái TK621 (5 Tháng đầu năm 2006) Đơn vị tính: VNĐ Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Ghi sổ Số Ngày Tháng Nợ Có 31/5/06 31/5/06 1. Số dư đầu kỳ 2. Số phát sinh trong kỳ 31/5/06 1 31/5/06 Xuất kho NVL cho sản xuất sp 152 3,141,243,972 31/5/06 1 31/5/06 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 3,141,243,972 3. Cộng phát sinh 3,141,243,972 3,141,243,972 4. Số dư cuối kỳ 2.1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi chí nhân công trực tiếp của nhà máy bao gồm toàn bộ tiền lương như : ( Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản khác...) phải trả cho công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương cơ bản, trong đó một phần do nhà máy chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng ( 15% ), phần còn lại (5% ) được trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương cơ bản, trong đó một phần do nhà máy chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng ( 2% ), phần còn lại (1% ) được trừ vào lương của người lao động. a. Tài khoản sử dụng : Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng TK622 '' Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ". Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất. Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK334, TK338. b. Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. * Chứng từ kế toán sử dụng. - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương - Bảng tổng hợp thanh toán lương - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. * Trình tự hạch toán : Hàng tháng, căn cứ số lượng sản phẩm hoàn thành của từng bộ phận sản xuất và đơn giá tiền lương đã được xây dựng trên cơ sở xây định mức kinh tế kỹ thuật, kế toán tính ra tổng quỹ lương sản phẩm của từng bộ phận sản xuất theo công thức : Tiền lương trả theo SP hoàn thành trong kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ Đơn giá tiền lương = * Đối với bộ phận chế biến tạo hình và bộ phận chế biến than, tiền lương trả theo sản phẩm căn cứ vào số lượng gạch mộc hoàn thành trong kỳ và đơn giá tiền lương đã quy chuẩn. Tiền lương SP tính cho bộ phận chế biến tạo hình Số lượng gạch mộc hoàn thành trong kỳ Đơn giá tiền lương = * Đối với các bộ phận phơi đảo, vận chuyển gạch mộc, xếp goòng, đốt lò, ra lò, tách nem, vệ sinh công nghiệp, tiền lương trả theo sản phẩm căn cứ vào số lượng thành phẩm hoàn thành quy tiêu chuẩn và đơn giá tiền lương theo định mức. Công thức áp dụng: Tiền lương trả theo sản phẩm hoàn thành trong kỳ Đơn giá tiền lương Số lượng thành phẩm hoàn thành trong kỳ = * Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất còn bao gồm các khoản đóng cho các quỹ BHXH và HBYT. Việc trích lập các quỹ được xác định theo công thức sau : Trích lập quỹ BHXH( phần tính vào CPSX) = 15% Lương cơ bản. Trích lập quỹ BHXH( phần trừ vào lương của người LĐ) = 15% Lương cơ bản. Trích lập quỹ BHYT ( Phần tính vào chi phí sản xuất ) = 2% Lương cơ bản Trích lập quỹ BHYT ( Phần trừ vào lương của người LĐ ) = 2% Lương cơ bản Sau khi đã xác định được tổng số tiền lương và các khoản trích theo lương của từng bộ phận sản xuất, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương. Trích bảng tổng hợp thanh toán lương 5 tháng đầu năm 2006 như sau Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương như sau : Trích bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 5 tháng đầu năm 2006 như sau : Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau : Nợ TK 622 : 1,449,469,500 Có TK 334 : 1,449,469,500 Đồng thời, kế toán phản ánh bút toán trích lập quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định : Nợ TK 622 ( 17% * 161,732,467 ) : 27,494,519 Nợ TK 334 ( 6 % * 161,732,467 ) : 9,703,948 Có TK 338 ( 23 % * 161,732,467 ) : 37,198,467 - TK 3383 ( 20% * 161,732,467 ) : 32,346,493 - TK 3384 ( 3% * 161,732,467 ) : 4,851,974 c. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo hình thức nhật ký chung. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung như sau: Sổ nhật ký chung TK 622 5 Tháng đầu năm 2006 (Đơn vị tính: VNĐ) Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh ghi sổ Số Ngày tháng Nợ Có 31/5/06 31/5/06 Tiền lương phải trả công nhân TTSX 622 334 1,449,469,500 31/5/06 31/5/06 Trích lập quỹ BHXH, BHYT của CNTTSX 622 338 27,494,519 Tổng cộng 1,476,964,019 Từ số liệu trên sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái TK 622 như sau : Sổ cái tài khoản 622 5 Tháng đầu năm 2006 (Đơn vị tính : VNĐ) Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh ghi sổ Số Ngày tháng Nợ Có 1. Số dư đầu kỳ 2. Số phát sinh trong kỳ 31/5/06 31/5/06 Tiền lương phải trả CNTTSX 334 1,449,469,500 31/5/06 31/5/06 Trích lập BHXH, BHYT của CNTTSX 338 27,494,519 31/5/06 31/5/06 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 1,476,964,019 3. Cộng phát sinh 1,476,964,019 1,476,964,019 4. Số dư cuối kỳ 2.1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của nhả máy là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng sản xuất như: Chi phí về tiền lương của công nhân quản lý và phục vụ ở phân xưởng sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bảo hộ lao động, chi phí về tiền điện, tiền dầu và các khoản chi phí khác... - Chi phí nhân viên phân xưởng: Là toàn bộ các khoản chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động bao gồm : Tiền lương cán bộ quản lý, nhân viên cơ điện, bảo vệ, nhân viên phục vụ. - Chi phí bảo hộ lao động: Là toàn bộ các khoản chi phí về quần áo, găng tay, giầy dép, mũ nón cho người lao động. - Chi phí dụng cụ sản xuất: Là toàn bộ các khoản chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng trực tiếp cho phân xưởng sản xuất như: Dầu, mỡ, bu lông, ốc vít, que hàn, dây đai, dây buộc, chổi nan,... và các chi phí CCDC xuất dùng gián tiếp thông qua phân bổ như: Máy mài, máy bơm, máy căt, xe cải tiến, xe thùng, xe bàn,.... - Chi phí khấu khao tài sản cố định: Là toàn bộ các khoản chi phí khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất. Như khấu hao máy móc thiết bị, khấu hao nhà cửa vật kiến trúc,... - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí về tiền điện phục vụ cho quá trình sản xuất và quản lý toàn nhà máy. - Chi phí khác: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí kể trên. * Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng TK 627 " chi phí sản xuất chung ". Tài khoản này cuối kỳ không có số dư, được tập hợp cho cả quá trình sản xuất, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. * Chứng từ kế toán sử dụng : - Phiếu xuất kho - Hóa đơn GTGT của người bán - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng phân bổ công cụ dụng cụ - Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định - Phiếu chi tiền mặt, giấy báo có của ngân hàng. - Các chứng từ kế toán có liên quan khác * Trình tự hạch toán. a. Hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, định mức lương khoán, kế toán tính ra tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng. Sau đó kết quả tính lương sẽ được phản ánh lên bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng tháng và cho cả kỳ báo cáo. Căn cứ vảo bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương đã lập (ở phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp ), kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau: Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng 6 tháng đầu năm 2006 Nợ TK 627 : 257,794,300 Có TK 334 : 257,794,300 Ngoài ra, chi phí nhân viên phân xưởng còn bao gồm các khoản trích theo lương tính theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương cơ bản, trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 6% trừ vào lương của người lao động. Căn cứ vảo bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương đã lập (ở phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp ), kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau: Trích lập quỹ BHXH, BHYT của nhân viên phân xưởng theo tỷ lệ quy định: Nợ TK 627 ( 17% * 56,537,373 ) : 9,611,353 Nợ TK 334 ( 6% * 56,537,373 ) : 3,392,242 Có TK 338 ( 23% * 56,537,373 ) : 13,003,595 - TK 3383 ( 20% * 56,537,373 ) : 11,307,475 - TK 3384 ( 3% * 56,537,373 ) : 1,696,120 Sau khi đã xác định được chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ phân xưởng, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo hệ số. b. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất. Thực hiện theo quyết định số 166 ngày 30/12/1999 thay thế cho quyết định 1062 ngày 14/11/1996 của bộ tài chính, việc trích khấu hao hoặc thôi trích khấu hao được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Điều này có nghĩa là: Những TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao. Những TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi trích khấu hao. Hiện tại nhà máy đang áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. Theo phương pháp này mức khấu hao trung bình hàng năm được xác định theo công thức: Mức khấu hao bình quân năm Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao Tỷ lệ khấu hao bình quân năm = * hoặc Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao bình quân năm Số năm sử dụng = (3) Mức khấu hao bình quân tháng Mức khấu hao bình quân năm 12 Tháng = (4) * Trình tự hạch toán : Hàng tháng, áp dụng công thức (3) và (4), kế toán tính ra mức trích khấu hao TSCĐ ở bộ phân sản xuất cho từng tháng, sau đó tổng hợp của 5 tháng, kế toán xác định được mức trích khấu hao cho cả kỳ báo cáo. Từ kết quả tính toán được, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp TSCĐ. Bảng này thay thế cho bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Trích bảng tổng hợp TSCĐ 5 tháng đầu 2006 tại nhà máy gạch TuyNel Hoa Sơn: Bảng tổng hợp tài sản cố định (5 Tháng đầu năm 2006) Căn cứ vào bảng tổng hợp TSCĐ, kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 627 : 1,124,919,597 Có TK 214 : 1,124,919,597 Sau khi xác định được tổng chi phí khấu hao tài sản cố định trong kỳ, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo hệ số. Trích bảng phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định 5 tháng đầu năm 2006 như sau: c. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Hiện nay công cụ, dụng cụ của nhà máy được chia làm 2 nhóm chính. - Nhóm 1: Bao gồm các CCDC có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài( trên 1năm) như: Máy mài, máy cắt, máy bơm, xe cải tiến, xe thùng,...Để hạch toán chi phí CCDC xuất dùng trong kỳ, ngoài TK627,Tk153, kế toán còn sử dụng TK 242 " Chi phí trả trước dài hạn ". Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí CCDC xuất dùng một lần, sau đó được phân bổ vào chi phí sản xuất cho các kỳ kế toán. Để giảm bớt công việc hạch toán chi phí, cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí thuộc nhóm này vào khoản mục chi phí khác, sau đó tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. - Nhóm 2: Bao gồm các CCDC có giá trị nhỏ, có thời gian sử dụng ngắn ( dưới 1 năm) như: Bảo hộ lao động, dầu sản xuất và các khoản chi phí khác. Đối với các khoản chi phí này, kế toán hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ. Đến cuối kỳ báo cáo, kế toán tiến hành phân bổ chi phí CCDC cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp * Hiện tại nhà máy gạch TuyNel Hoa Sơn đang áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định trị giá CCDC xuất kho theo phương pháp nhập trước. * Trình tự hạch toán: - Đối với chi phí CCDC thuộc nhóm 1. Hàng tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn , kế toán lập bảng phân bổ CCDC cho các bộ phận sản xuất. Trích bảng phân bổ công cụ dụng cụ 5 tháng đầu năm 2006 như sau: Căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 627 : 58,435,287 Có TK 242 : 58,435,287 - Đối với chi phí CCDC thuộc nhóm 2. + Chi phí bảo hộ lao động. Để theo dõi chi phí bảo hộ lao động phát sinh trong kỳ, kế toán vẫn sử dụng TK627 mà không mở Tk kế toán chi tiết. Trình tự hạch toán: Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán ghi vào bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn CCDC. Đến cuối tháng, cuối kỳ báo cáo, tiến hành tổng hợp số liệu, kế toán xác định được tổng số lượng và tổng trị giá CCDC xuất dùng trong kỳ. Trích bảng tổng hợp chi phí Bảo hộ lao động xuất dùng 5 tháng đầu năm2006. Bảng tổng hợp chi phí bảo hộ lao động (5 Tháng năm 2006) Tháng Chi phí bảo hộ lao động (VNĐ) 1 1,584,000 2 952,000 3 1,640,000 4 4,526,000 5 2,613,000 Tổng cộng 11,315,000 Sau khi xác định được tổng chi phí Bảo hộ lao động xuất dùng trong kỳ, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo bảng sau: Trích bảng phân bổ chi phí bảo hộ lao động 5 tháng đầu năm 2006 như sau: Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí bảo hộ lao động, kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 627 : 11,315,000 Có TK 153 : 11,315,000 - Đối với chi phí dầu xuất dùng cho phân xưởng sản xuất. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho dầu, kế toán ghi vào bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn CCDC dầu sản xuất. Trích bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn dầu xuất dùng 5 tháng đầu năm 2006. Bảng tổng hợp nhập xuất tồn CCDC - Dầu 5 Tháng đầu năm 2006 (Đơn vị tính : VNĐ) TT Chủng loại Đơn vị tính Đơn giá Dư đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 Dầu Điezen lít 6,709.0 3,475.0 23,313,775 - - 3,475 23,313,775 - - 2 Dầu 90 lít 21,978.0 213.5 4,692,303 - - 40 879,120 173.50 3,813,183 2 Dầu Extra lít 16,700.0 220.5 3,682,350 - - 166 2,772,200 54.50 910,150 3 Dầu Lạc lít 8,083.4 204.0 1,649,014 - - 6 48,500 198.00 1,600,513 4 DầuThủy Lực lít 18,400.0 71.0 1,306,400 209.0 3,845,600 127 2,336,800 153.00 2,815,200 5 Dầu Diezen1 lít 6,800.0 - - 3,310.0 22,508,000 2,918 19,842,400 392.00 2,665,600 Tổng cộng 34,643,842 26,353,600 49,192,795 11,804,646 Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Dầu được lập cho từng tháng. Cuối kỳ báo cáo( 5tháng) kế toán tiến hành xác định tổng trị giá dầu xuất dùng trong kỳ theo bảng sau: Bảng tổng hợp dầu sản xuất 5 Tháng đầu năm 2006 Tháng Chi phí dầu xuất dùng trong kỳ(vnđ) 1 46,159,187 2 41,438,294 3 50,132,490 4 54,894,528 5 49,192,800 Tổng cộng 241,817,299 Sau khi xác định được tổng chi phí dầu xuất dùng cho sản xuất trong kỳ, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Trích bảng phân bổ dầu sản xuất 5 tháng đầu năm 2006 Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí dầu cho sản xuất, kế toán định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 627 : 241,817,299 Có TK 153 : 241,817,299 d. Hạch toán chi phí dich vụ mua ngoài phân xưởng sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy là khoản chi phí về tiền điện phục vụ cho việc sản xuất và quản lý sản xuất. Hiện nay nhà máy không có các công tơ điện theo dõi riêng cho từng phân xưởng bộ phận sản xuất, do đó tổng chi phí tiền điện toàn nhà máy kế toán tập hợp hết vào chi phí sản xuất chung. Để tập hợp chi phí tiền điện phát sinh trong tháng và cả kỳ báo cáo, kế toán căn cứ vào hóa đơn tiền điện GTGT phát sinh từng tháng. Trích hóa đơn tiền điện GTGT tháng 5 năm 2006 (liên 2: giao khách hàng) Công ty điện lực 1 Kỳ: 01 từ ngày 01/05 đến ngày31/05 Điện lực Bắc Ninh Kýhiệu: A/2006-T Địa chỉ: Số 3- Lê Văn Thịnh - Thị xã Bác Ninh Số: 7797046 Diện thoại: 0241742135 MSTĐL1: 0100100417-024 Mã KH MSTKH: Tên khách hàng: Công ty TNHH Hoa Sơn Địa chỉ khách hàng: KCN Hoàn Sơn - Tiên Du - Bắc Ninh (đvt: kw/h) Chỉ số mới Chỉ số cũ Hệ số nhân Điện năng TT Đơn giá Thành tiền 20,053,337 19,875,463 177,874 850 151,192,900 Ngày TUQ Giám đốc Cộng 151,192,900 Thúê suất GTGT:10%. GTGT: 15,119,290 Tổng cộng tiền thanh toán 166,312,190 Số viết bằng chữ: Một trăm sáu sáu triệu ba trăn mời hai triệu một trăm chín mơi đồng Căn cứ vào hóa đơn tiền điện GTGT, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí tiền điện phát sinh cho cả kỳ báo cáo. Bảng tổng hợp tiền điện 5 Tháng năm 2006 Tháng Chi phí tiền điện xuất dùng trong kỳ(vnđ) 1 143,149,300 2 163,121,000 3 135,996,000 4 149,429,000 5 151,193,000 Tổng cộng 742,888,300 Sau khi xác định được tổng chi phí tiền điện phát sinh trong kỳ, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. Trích bảng phân bổ chi phí tiền điện 5 tháng đầu năm 2006 Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí tiền điện kế toán định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 627 : 742,888,300 Nợ TK 133 : 74,288,830 Có TK 111 : 817,177,130 e. Đối với chi phí khác phát sinh ở phân xưởng sản xuất Chi phí khác của nhà máy là những khoản chi phi khác ngoài những khoản chi phí kể trên. Bao gồm : Chi phí CCDC thuộc nhóm1, Chi phí CCDC và các khoản chi phí bằng tiền khác. Chi phí khác được xác định theo bảng tính sau: Trích bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 5 tháng đầu năm 2006 như sau : Từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán xác định được tổng chi phí khác phát sinh trong kỳ. Từ đó kế toán lập bảng phân bổ chi phí khác cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. Trích Bảng phân bổ chi phí khác 5 tháng đầu năm 2006 như sau : Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí khác, kế toán tiến hành định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 627 : 524,178,933 Có TK 153 : 524,178,933 * Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chung theo hình thức nhật ký chung. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, các bảng phân bổ chi phí bảo hộ lao động, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí CCDC, chi phí tiền điện, tiền dầu và chi phí khác, kế toán ghi sổ nhật ký chung như sau: Sổ nhật ký chung 5 Tháng năm 2006 (Đơn vị tính : VNĐ) NT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh ghi sổ Số Ngày tháng Nợ Có 31/5/06 31/5/06 Tiền lơng phải trả CN QL phân xưởng 627 334 257,794,300 31/5/06 31/5/06 Trích lập quỹ BHXH, BHYT 627 338 9,611,353 31/5/06 31/5/06 Trích khấu hao TSCĐ ở phân xửơng SX 627 214 1,124,919,597 31/5/06 31/5/06 Xuất BHLĐ cho phân xưởng sản xuất 627 153 11,315,000 31/5/06 31/5/06 Phân bổ CCDC vào CPSX kỳ này 627 242 58,435,287 31/5/06 31/5/06 Điện sử dụng ở phân xưởng SX 627 111 742,888,300 31/5/06 31/5/06 Dầu xuất dùng cho phân xưởng SX 627 153 241,817,299 31/5/06 31/5/06 Chi phí khác phát sinh ở phân xưởng SX 627 153 524,178,933 Cộng phát sinh 2,970,960,069 Từ sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái Tk 627. Sổ cái tài khoản 627 5 Tháng đầu năm 2006 (Đơn vị tính : VNĐ) NT Chứng từ Diễn giải Tk Số phát sinh ghi sổ Số Ngày tháng đối ứng Nợ Có 1. Số dư đầu kỳ 2. Số phát sinh trong kỳ 31/5/06 31/5/06 Tiền lương phải trả CN QL phân xưởng 334 257,794,300 31/5/06 31/5/06 Trích lập quỹ BHXH, BHYT 338 9,611,353 31/5/06 31/5/06 Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX 214 1,124,919,597 31/5/06 31/5/06 Xuất BHLĐ cho phân xưởng sản xuất 153 11,315,000 31/5/06 31/5/06 Phân bổ CCDC vào CPSX kỳ này 242 58,435,287 31/5/06 31/5/06 Điện sử dụng ở phân xưởng SX 111 742,888,300 31/5/06 31/5/06 Dầu xuất dùng cho phân xưởng SX 153 241,817,299 31/5/06 31/5/06 Chi phí khác phát sinh ở phân xưởng SX 153 524,178,933 31/5/06 31/5/06 Cuối kỳ kết chuyển CP SXC 154 2,970,960,069 3. Cộng phát sinh 2,970,960,069 2,970,960,069 4. Số dư cuối kỳ 2.2. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm. 2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo kiểu chế biến liên tục, sử dụng 1 loại nguyên vật liệu nhưng tạo ra nhiều sản phẩm có qui cách khác nhau, trong quá trình sản xuất không có bán thành nhập kho hoặc bán ra ngoài mà chỉ là thành phẩm gạch chín ở giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất. Với đặc điểm này nhà máy xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của qui trình sản xuất. 2.2.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang cuối kỳ của nhà máy gạch TuyNel Hoa Sơn là những sản phẩm đang còn tiếp tục chế biến. Nó chưa hoàn thành đến giai đoạn cuối cùng của qui trình sản xuất. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ Số lượng gạch mộc Tồn trên sân Số lượng gạch mộc Tồn lò = * *Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ là việc tính toán xác định chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ chứa trong sản phẩm làm dở cuối kỳ. Do đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ không lớn lắm, còn các chi phí khác như : chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ không nhỏ lắm trong tổng chi phí. Do đó, kế toán đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính cho cả sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm làm dở cuối kỳ. - Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu qui trình công nghệ như: Đất thì được tính theo công thức (1) - Đối với những chi phí bỏ vào dần dần theo mức độ gia công chế biến như: chi phí nguyên vật liệu phụ( Than), chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung thì trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức (2). Trích số liệu trên báo cáo kết quả sản xuất, loại sản phẩm R60 5tháng đầu năm như sau: 1. Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ : 1,117,693 (sản phẩm) 2. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và phát sinh trong kỳ tập hợp được theo bảng sau: Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ 1. Chi phí NVL trực tiếp 73,010,312 1,583,469,081 a. Đất 44,091,854 643,448,406 b. Than 28,918,458 940,020,675 2. Chi phí nhân công trực tiếp 24,856,601 583,631,689 3. BHXH, BHYT, KPCĐ 231,418 11,070,721 4. Chi phí sản xuất chung 71,577,174 1,477,583,518 a. Lơng nhân viên phân xởng 5,863,673 103,801,374 b. BHXH, BHYT, KPCĐ 194,953 3,870,030 c. Bảo hộ lao động - 4,556,007 d. CCDC thuộc nhóm 1 1,641,650 29,635,171 e. khấu hao TSCĐ 29,470,058 570,497,495 f. Điện 17,015,235 376,752,183 g. Dầu 2,665,602 122,636,465 h. Chi phí khác 14,726,003 265,834,793 Tổng cộng 169,675,505 3,655,755,009 3. Trong kỳ hoàn thành nhập kho 15,762,038 sản phẩm, còn lại 1,693,456 sản phẩm làm dở cuối kỳ, mức độ hoàn thành 60%. * Xác định trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương. Chi phí nguyên vật liệu chính = 44,091,854 + 643,448,406 * 1,693,456 = 66,702,161 chứa trong sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 Chi phí NVL phụ than = 28,918,458 + 940,020,675 1,693,456 * 0.6 = 58,678,443 trong sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 Chi phí NCTT trong = 24,856,601 + 583,631,689 1,693,456 * 0.6 = 36,849,730 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 BHXH, BHYT trong = 231,418 + 11,070,721 1,693,456 * 0.6 = 684,452 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 Chi phí SXC trong = 71,577,174 + 1,477,583,518 1,693,456 * 0.6 = 93,271,320 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 Trong đó : Lương NV PX trong = 5,863,673 + 103,801,374 1,693,456 * 0.6 = 6,641,257 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 BHXH, BHYT trong = 194,953 + 3,870,030 1,693,456 * 0.6 = 246,173 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 CP BHLĐ trong = - + 4,556,007 1,693,456 * 0.6 = 275,909 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 CP khấu hao trong = 29,470,058 + 570,497,495 1,693,456 * 0.6 = 36,333,719 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 Chi phí điện trong = 17,015,235 + 376,752,183 1,693,456 * 0.6 = 23,846,347 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 Chi phí Dầu trong = 2,665,602 + 122,636,465 1,693,456 * 0.6 = 7,588,227 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 CP CCDC nhóm1 = 1,641,650 + 29,635,171 1,693,456 * 0.6 = 1,894,108 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 CP khác trong = 14,726,003 + 256,834,793 1,693,456 * 0.6 = 16,445,579 sản phẩm làm dở 15,762,038 + 1,693,456 * 0.6 2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm . * Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm riêng biệt. Để tính giá thành sản phẩm , kế toán sử dụng phương pháp hệ số để phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm . Nhà máy đã xây dựng được hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm . VD như: Phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương và chi phí bảo hộ lao động các sản phẩm có một hệ số riêng. Phân bổ điện , dầu, khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC, chi phí khác các sản phẩm có một hệ số phân bổ riêng. Sau khi tập hợp được chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của từng loại sản phẩm và của toàn doanh nghiệp, kế toán tiến hành kết chuyển sang TK154 để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154 : 7,589,168,060 Có TK 621 : 3,141,243,972 Có TK 622 : 1,476,964,019 Có Tk 627 : 2,970,960,069 Sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cho từng loại sản phẩm, kế toán tính giá thành sản phẩm theo công thức sau: Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất Phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = + - Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ Trong đó : - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, kế toán căn cứ vào số dư đầu kỳ trên TK154. - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ , kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm . - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho từng loại sản phẩm riêng biệt. Hiện nay, nhà máy gạch TuyNel Hoa Sơn đang sản xuất kinh doanh 15 loại sản phẩm khác nhau. Nhưng trong phạm vi chuyên để em chỉ tính giá thành cho 1 loại sản phẩm gạch R60. Đây là sản phẩm chính và được sản xuất nhiều nhất trong kỳ hạch toán. Trích bảng tính giá thành sản phẩm R60 hoàn thành 5 tháng đầu năm 2006 như sau: Chương3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy gạch TuyNel Hoa Sơn 1. Nhận xét, đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy. Qua một thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý, công tác kế toán nói chung, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gạch tuynel Hoa Sơn nói riêng, qua đó có thể thấy rõ phần nào nội dung, trình tự của việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã tìm hiểu được, em xin mạnh dạn đưa ra những nhận xét, đánh giá như sau: 1.1. Những ưu điểm. - Một là hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại nhà máy. Về cơ bản hình thức tổ chức bộ máy kế toán đang áp dụng là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp. Nhà máy tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung đảm bảo sự chỉ đạo thông xuốt, tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà máy. với mô hình này, 1 kế toán viên có thể thực hiện 1 phần hành kế toán, nhưng cũng có thể kiêm nhiều phần hành kế toán. Các thành viên trong nhà máy đoàn kết, tương hỗ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Hai là : Hình thức ghi sổ kế toán đang áp dụng. Với điều kiện hiện nay khi có sự kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán có sự trợ giúp của máy tính thì nhà máy áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung là phù hợp. Hệ thống sổ của nhà máy khá đầy đủ đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị. - Ba là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp nên kế toán không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng giai đoạn chế biến mà tập hợp cho cả quá trình sản xuất, điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thực tế - Bốn là Phương pháp xác định trị giá thực tế than đất xuất kho. Do tính đặc thù của qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm chi phối, kế toán không thể xác định trị giá thực tế than , đất xuất kho một cách thường xuyên liên tục, do đó trị giá thực tế than, đất xuất kho được nhà máy xác định theo phương pháp bình quân gia quyền là hoàn toàn phù hợp. Phương pháp này khá đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. - Năm là khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Hiện nay nhà máy đã xác định được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm khá đầy đủ và chính xác, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm riêng biệt. - Sáu là khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Nhà máy hiện đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất, trả lương theo thời gian đối với công nhân quản lý và phục vụ chung của doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Việc xác định đơn giá tiền lương định mức theo sản phẩm quy chuẩn gắn với kết quả sản xuất và thu nhập của người lao động, qua đó tạo động lực khuyến khích sản xuất tăng năng suất lao động. - Bảy là Khoản mục chi phí sản xuất chung. Nhà máy đã xây dựng được các hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm riêng biệt. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi sản xuất và tính giá thành cho từng loại sản phẩm . 1.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại. a. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Hiện nay chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của nhà máy bao gồm : chi phí nguyên vật liệu chính( than), chi phí nguyên vật liệu phụ ( Đất ) là chưa đầy đủ. Khoản mục này còn thiếu chi phí dầu sản xuất. Bởi vì toàn bộ chi phí dầu phát sinh trong kỳ có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm . - Phương pháp xác định trị giá vật tư xuất kho. Việc xác định trị giá thực tế than, đất xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tuy đơn giản, tiết kiệm chi phí, thời gian công sức. Nhưng về mặt hạch toán phương pháp này cung cấp số liệu chậm ( không kịp thời), công việc kế toán dồn vào kỳ kế toán. Mặt khác than, đất xuất kho tính theo phương pháp này thiếu tính chính xác, không phản ánh đúng trị giá thực tế. - Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu chưa đầy đủ. Nhà máy không mở các tài khoản kế toán chi tiết như TK 1521; TK 1522; TK1523 để theo dõi chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp trong kỳ. Điều này gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp. b. Đối với chi phí nhân công trực tiếp. - Các khoản trích theo lương chưa hạch toán đầy đủ. Ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp, người lao động còn được 1 phần thu nhập khác dưới hình thức kinh phí công đoàn. Nhưng hiện nay nhà máy chưa thực hiện việc trích lập quỹ kinh phí công đoàn. Điều này, một mặt làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, mặt khác chưa phản ánh đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ, chưa phản ánh đúng giá thành sản xuất sản phẩm. - Không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty TNHH Hoa Sơn là một doanh nghiệp có số lượng công nhân trực tiếp sản xuất lớn ( Chiếm khoảng 90%) tổng số cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. nhưng hiện nay công ty vẫn chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Như vậy nếu kỳ nào có số lượng công nhân nghỉ phép nhiều thì việc không trích trước tiến lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ làm đội chi phí sản xuất của kỳ đó, làm cho giá thành sản phẩm không ổn định giữa các kỳ kế toán. c. Khoản mục chi phí sản xuất chung - Đối với chi phí công cụ dụng cụ. Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí CCDC chưa đầy đủ. Nhà máy không mở các tài khoản kế toán chi tiết như TK6273, TK 1531, TK1532, TK1533 để theo dõi chi tiết CCDC xuất dùng trong kỳ. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí về CCDC dễ dẫn đến hạch toán sai sót, hạch toán nhầm. - Đối với chi phí khấu hao TSCĐ. + Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ chưa đầy đủ. Nhà máy chưa mở tài khoản kế toán chi tiết để hạch toán chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ. + Hệ thống sổ sách chưa thật đầy đủ Để theo dõi tình hình biến động TSCĐ trong kỳ kế toán chỉ lập bảng tổng hợp Nhập Xuất - Tồn TSCĐ là chưa thật đầy đủ. - Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài. Hiện nay nhà máy chưa lắp đặt được các công tơ điện cho từng bộ phận sản xuất nên chi phí tiền điện toàn nhà máy được tính hết vào chi phí sản xuất chung trong kỳ. Điều này là chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng đắn địa điểm phát sinh chi phí. d. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Hiện tại nhà máy chưa có bộ phận đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng bộ phận sản xuất nên quy định sản phẩm dở dang của từng bộ phận sản xuất có mức độ hoàn thành như nhau đều bằng 60%. Điều này là chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Bởi vì sản phẩm dở dang ở từng bộ phận sản xuất có mức độ hoàn thành khác nhau. e. Việc hạch toán kế toán thực hiện theo luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán còn nhiều hạn chế và bất cập. f. Về việc phân tích chi phí sản xuất : hiện nay nhà máy chưa thực sự thực hiện phân tích chi phí sản xuất. Do đó, việc nhận biết những nguyên nhân nào, nhân tố cụ thể nào ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cũng như kết quả sản xuất kinh doanh ở nhà máy là rất khó. Vì vậy, để có thể đề ra biện pháp giảm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận cho nhà máy, nhà máy nên tiến hành phân tích chi phí sản xuất. 2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Trên đây là một số nhận xét về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy. Bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục, với nhận thức còn hạn chế của sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Mở thêm một số tài khoản kế toán chi tiết . Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ, ngoài TK621 kế toán cần mở thêm một số tài khoản kế toán chi tiết sau: TK 1521 - Đất TK 1522 – Than TK 1523 – Dầu Việc mở thêm các tài khoản kế toán chi tiết là để hạch toán chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ. Bởi vì đất, than, dầu có định mức tiêu hao khác nhau. - Đưa chi phí dầu vảo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khi đưa chi phí dầu vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cần phải xây dựng định mức tiêu hao chi phí dầu cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. - Xác định trị giá thực tế than, đất xuất kho. Hiện nay kế toán đang xác định trị giá thực tế than, đất xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trong quá trình hạch toán phương pháp này biểu hiện một số hạn chế và bất cập như: Cung cấp thông tin kế toán không kịp thời, công việc hạch toán dồn vào cuối kỳ kế toán, đơn giá nguyên vật liệu xuất kho không sát với giá thực tế trên thị trường… Do đó để khắc phục tình trạng này, kế toán nên sử dụng giá hạch toán. Trị giá NVL tồn đầu kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ Đơn giá hạch toán = Trình tự hạch toán: Hàng ngày căn cứ số lượng gạch mộc sản xuất ra, đơn giá hạch toán và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kế toán xác định được trị gía vật tư xuất dùng theo công thức: Trị giá NVL xuất kho theo giá hạch toán Số lượng gạch Mộc SX trong ngày Định mức tiêu hao NVL Đơn giá hạch toán = * * Sau khi xác định được trị giá nguyên vật liệu xuất dùng theo giá hạch toán, kế toán định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 621 Có TK 152 - TK 1521 - TK 1522 - TK 1523 Đến cuối kỳ kế toán, sau khi xác định được trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho cho cả kỳ theo phương pháp bình quân , kế toán tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa giá hạch toán với giá thực tế theo bảng sau: Bảng điều chỉnh nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong kỳ 5 Tháng năm 2006 STT Chủng loại Theo hạch toán Theo thực tế Chênh Lệch Số lợng Đơn giá Thành tiền Số lợng Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền 1 Đất SX 42,261.5 27,350.432 1,155,870,282 42,261.5 31,156.097 1,316,703,393 3,805.67 160,833,111 2 Than SX 4,329,230 344.388 1,490,934,861 4,329,230 421.447 1,824,540,996 77.06 333,606,135 Cộng 2,646,805,143 3,141,244,389 494,439,246 Trong đó : 516932170 18900 Đơn giá hạch toán đất = = 27,350.432 ( đồng / kg ) 480,135 165,352,971 Đơn giá hạch toán than = = 344,388 (đồng/ kg) * trình tự hạch toán : - Hàng ngày căn cứ số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá hạch toán, kế toán xác định được trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo giá hạch toán. Kế toán định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 621 : 2,646,805,143 - Than : 1,490,934,861 - Đất : 1,155,870,282 Có TK 152 : 2,646,805,143 - TK 1521 : 2,646,805,143 - TK 1522 : 1,490,934,861 Đến cuối kỳ kế toán sau khi xác định được trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, kế toán tiến hành điều chỉnh chênh lệch và định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 621 : 494,439,246 - Đất : 160,833,111 - Than : 333,606,135 Có TK 152 : 494,439,246 - TK 1521 : 160,833,111 - TK 1522 : 333,606,135 b. Đối với chi phí nhân công trực tiếp. - Cần trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. + Đầu kỳ kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 622 Có TK 335 + Khi tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh, kế toán định khoản theo bút toán sau: Nợ TK 335 Có TK 334 - Cần trích lập quỹ kinh phí công đoàn theo công thức: Mức trích lập = 2% * Lương thực tế c. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung. - Cần mở thêm một số tài khoản kế toán chi tiết. Để theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí sản xuất chung trong kỳ, ngoài TK 627, kế toán cần mở thêm một số tài khoản kế toán chi tiết sau: + TK 6211 – Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. + TK 6272 – Chi phí vật liệu. + TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ Trong đó TK 6273 lại được chia thành các tiều khoản TK 62731- CCDC nhóm 1 TK 62732- Bảo hộ lao động TK 62733- CCDC khác + TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 – Chi phi bằng tiền khác - Cần trích lập quỹ kinh phí công đoàn cho nhân viên phân xưởng theo công thức: Mức trích = 2% * lương cơ bản - Cần tách biệt giữa chi phí CCDC và chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng sản xuất. Hiện nay nhà máy đang gộp chi phí vật liệu vào chi phí CCDC ở bộ phận phân xưởng. Điều này là không hợp lý. - Cần lập bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định Để phục vụ cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , ngoài bảng tổng hợp TSCĐ, kế toán cần lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sản xuất. - Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài. Để phục vụ cho việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và phản ánh đúng nơi chi phí tiền điện phát sinh, kế toán cần lắp đặt công tơ điện cho từng bộ phận sản xuất như: Bộ phận sản xuất , bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. d. Cần phải xác định chính xác số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương đòi hỏi việc kiểm kê để xác định số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ không những chính xác kể cả về mặt số lượng mà đòi hỏi phải chính xác cả mức độ hoàn thành. Nên nhà máy cần phải tổ chức công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ một cách kỹ lưỡng , khoa học, chặt chẽ. Nếu nhà máy không thực hiên được điều này, theo tôi nhà máy có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. e. Cần phải phân tích chi phí sản xuất Hiện nay nhà máy chưa tiến hành phân tích chi phí sản xuất, theo tối việc phân tích chi phí sản xuất là vô cùng quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý nhận thức được tình hình biến động của từng khoản mục chi phí theo chiều hướng tốt hay xấu, để từ đó đề ra biện pháp phù hợp cho công tác trong công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm . f. Nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm Phương pháp này phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của nhà máy, khi mà sản phẩm sản xuất trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn không nhập kho, không bán ra ngoài. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn chế biến, còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của qui trình sản xuất. Kết quả tính toán theo phương pháp này là khá chính xác. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi tốn kém nhiều công sức, phát sinh nhiều chi phí. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32667.doc
Tài liệu liên quan